Tải bản đầy đủ (.doc) (101 trang)

Kiểm sát điều tra vụ án hình sự các tội phạm về ma túy từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (353.26 KB, 101 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Một trong những chức năng, nhiệm vụ của Viện kiểm sát là hoạt động
kiểm sát điều tra các loại tội phạm được quy định tại Hiến pháp 2013 sửa đổi
bổ sung và Bộ luật Tố tụng hình sự. Công tác kiểm sát điều tra có vai trò, ý
nghĩa rất quan trọng trong cả quá trình tiến hành tố tụng hình sự, nhằm đảm
bảo cho quá trình chứng minh tội phạm và người phạm tội được Cơ quan điều
tra thực hiện khách quan, toàn diện và đầy đủ, đồng thời đáp ứng mục đích
chung của tố tụng hình sự là nhằm góp phần bảo đảm pháp luật được chấp
hành nghiêm chỉnh và thống nhất (Hiến pháp tr57).
Điều 23 Bộ luật Tố tụng hình sự quy định: “Viện kiểm sát thực hành
quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự,
nhằm bảo đảm mọi hành vi phạm tội đều phải được xử lý kịp thời; việc khởi
tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án đúng người, đúng tội, đúng pháp luật,
không để lọt tội phạm và người phạm tội, không làm oan người vô tội”.
Nhằm đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm trong tình hình
mới Chỉ thị số 06/CT–VKSTC ngày 06/12/2013 của Viện trưởng Viện kiểm
sát nhân nhân tối cao xác định: “Viện kiểm sát các cấp chủ động phối hợp
chặt chẽ với cơ quan điều tra ngay từ khi phát hiện tội phạm và trong suốt
quá trình điều tra; giải quyết kịp thời những khó khăn vướng mắc phát sinh;
phát hiện và yêu cầu cơ quan điều tra khắc phục những thiếu xót, vi phạm;
đảm bảo việc xử lý vụ án có căn cứ, đúng pháp luật”.
Kiểm sát điều tra các tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất
ma túy là một trong những công tác đòi hỏi nhiều tập trung và chú trọng của
Viện kiểm sát. Vì từ thực tiễn Việt Nam cho thấy, tội phạm ma túy không
những không thuyên giảm mà còn có diễn biến hết sức phức tạp, có chiều
hướng gia tăng về số vụ, số người phạm tội, với tính chất, mức độ, thủ đoạn
1


phạm tội ngày càng nguy hiểm và hậu quả gây ra ngày càng nghiêm trọng, đặt


ra nhiều thách thức cho xã hội, đặc biệt là đối với các cơ quan bảo vệ pháp
luật. Mặt khác đấu tranh với loại tội phạm này rất khó khăn do lợi nhuận từ
ma túy đem lại là rất cao, diễn biến trên địa bàn rộng lớn, có nhiều trường hợp
là xuyên quốc gia. Tội phạm này thường hoạt động có tổ chức với nhiều
người tham gia, với nhiều phương thức thủ đoạn tinh vi xảo quyệt, khi bị phát
hiện các đối tượng phạm tội sẽ chống cự quyết liệt và không loại trừ cả việc
tấn công lại lực lượng thực thi pháp luật bằng các loại vũ khí hiện đại. Do vậy
nghiên cứu nhằm làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn kiểm sát điều
tra các tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy là vô cùng cần
thiết, góp phần nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng chống tội phạm ma túy ở
Việt Nam nói chung và tại thành phố Hồ Chí Minh nói riêng.
Thời gian qua, trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh thực tiễn đấu tranh
với loại tội phạm về ma túy rất kiên quyết, áp dụng những hình phạt nghiêm
khắc, góp phần cùng các ngành, các cấp và chính quyền thành phố tuyên
truyền giáo dục, đồng thời trấn áp tội phạm nhằm ổn định tình hình chính trị
tại địa phương cũng như phòng ngừa tội phạm chung trong xã hội. Chính vì
thế có thể nói, những năm qua hoạt động phòng ngừa tội phạm nói chung và
tội phạm về ma túy nói riêng trên địa bàn Thành phố đã đạt được những thành
tích đáng khích lệ. Tuy nhiên, với những diễn biến phức tạp của tình hình tội
phạm, cũng như trong một số họat động đấu tranh phòng ngừa đôi lúc còn
mang tính hình thức, phong trào nên hiệu quả không lâu dài, chưa góp phần
kéo giảm đáng kể về tội phạm, nhất là tội phạm về ma túy. Một số vụ án ma
túy lớn không đấu tranh làm rõ được hết các đối tượng liên quan trong vụ án
hoặc phải chuyển tội danh… do quá trình điều tra còn nhiều sai sót, chứng cứ
thu thập còn mỏng, yếu, thiếu chưa đáp ứng được yêu cầu của việc buộc tội.
Do đó việc truy tố, xét xử các tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất
2


ma túy còn gặp nhiều khó khăn, đôi khi còn dẫn đến oan sai hoặc bỏ lọt tội

phạm. Nhận thấy việc nghiên cứu lý luận và thực tiễn đối với công tác kiểm
sát điều tra các tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy để qua
đó có thể xác định chính xác thực trạng, tìm ra được những nguyên nhân, giải
pháp nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả của hoạt động kiểm sát điều tra, góp
phần thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ mà pháp luật đã trao cho ngành Kiểm
sát nhân dân. Nắm chắc những đặc điểm của các tội phạm này không chỉ giúp
cho các các cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng có phương
pháp phù hợp trong việc áp dụng các quy định của Bộ luật hình sự vào việc
điều tra, truy tố, xét xử các vụ án về ma tuý, mà còn có tác dụng vận động
nhân dân tham gia vào cuộc đấu tranh phòng chống tệ nạn ma tuý trong tình
hình hiện nay, góp phần chặn đứng và đẩy lùi tệ nạn này. Đó là lý do cơ bản
làm cơ sở cho tác giả chọn đề tài: “Kiểm sát điều tra các tội tàng trữ, vận
chuyển, mua bán trái phép chất ma túy theo pháp luật tố tụng hình sự Việt
Nam từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh” làm luận văn tốt nghiệp.
2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
Trước đây tại một số trường đại học trong nước cũng đã có một vài
công trình nghiên cứu ở bậc thạc sĩ về các đề tài liên quan đến tổ chức, hoạt
động của Viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng hình sự như đề tài về: Thực
hành quyền công tố của Viện kiểm sát nhân dân; Chức năng pháp lý của Viện
kiểm sát nhân dân trong tố tụng hình sự; Mối quan hệ giữa cơ quan điều tra và
Viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng hình sự; Chức năng của Viện kiểm sát
nhân dân trong giai đoạn xét xử… Đồng thời cũng có nhiều bài viết về chức
năng kiểm sát điều tra của Viện kiểm sát nhân dân trong các vụ án hình sự nói
chung và trong các vụ án ma túy nói riêng được đăng trên các tạp chí chuyên
ngành như: Tạp chí kiểm sát; Tạp chí pháp luật; Tạp chí Toà án của một số tác
giả.
3


Tại Học viện Khoa học xã hội cũng có một vài luận văn cao học nghiên

cứu công tác đấu tranh phòng chống tội phạm về ma túy như luận văn cao học
“Đấu tranh phòng chống tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma
túy trên địa bàn thành phố Cần Thơ” của thạc sĩ Nguyễn Thúy Hằng năm
2012 ; luận văn cao học “Đấu tranh phòng chống các tội phạm về ma túy trên
đại bàn quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng” của thạc sĩ Đào Thị Huệ năm
2011. Tuy nhiên đều dừng lại ở mức độ khái quát chung và chỉ tập trung
nghiên cứu sâu vào công tác phòng chống đối với tội phạm về ma túy, mà
chưa có sự đánh giá nghiên cứu về hoạt động kiểm sát điều tra đối với loại tội
phạm này. Mặt khác các đề tài nghiên cứu tình hình tội phạm ma túy tại các
địa phương khác chứ không phải tại thành phố Hồ Chí Minh với những đặc
điểm đặc thù riêng biệt. Đề tài “Kiểm sát điều tra các tội tàng trữ, vận
chuyển, mua bán trái phép chất ma túy theo pháp luật tố tụng hình sự Việt
Nam từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh” là một nghiên cứu chuyên sâu ở
bậc cao học về một công tác kiểm sát cụ thể trong điều kiện địa lý, điều kiện
kinh tế - xã hội của một địa bàn cụ thể, đó là thành phố Hồ Chí Minh.
3. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
Luận văn tập trung nghiên cứu về hoạt động kiểm sát điều tra đối với
các tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy theo một trình tự
có hệ thống, nhìn nhận đánh giá với góc độ là một quan hệ xã hội, một quan
hệ pháp luật tại một thành phố lớn của cả nước với nhiều đặc điểm đặc thù
riêng, để từ đó nêu bật được những cơ sở pháp lý đã được pháp luật quy định,
xác định nghiêm túc về thực trạng của hoạt động kiểm sát này trong thực tế
hiện nay. Qua đó, đề xuất giải pháp khắc phục những nhược điểm, hạn chế và
phát huy những ưu điểm đã đạt được nhằm góp phần hiệu quả nhất cho công
tác kiểm sát điều tra, thực hiện tốt chức năng chung của ngành Kiểm sát trong
công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm.
4


4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Luận văn nghiên cứu về hoạt động kiểm sát điều tra các tội tàng trữ,
vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy trong phạm vi là các hoạt động
kiểm sát của Viện kiểm sát nhân dân đối với hoạt động điều tra vụ án hình sự
về ma tuý do Cơ quan cảnh sát điều tra của lực lượng Công an nhân dân tiến
hành. Địa bàn luận văn nghiên cứu là thành phố Hồ Chí Minh với những đặc
điểm riêng của nó như: một trung tâm kinh tế, văn hóa lớn của cả nước,
nhưng cũng là một điểm nóng của tội phạm với những đặc điểm riêng. Thông
qua việc nghiên cứu có thể khái quát ở mức độ nhất định đặc điểm chung của
hoạt động kiểm sát điều tra tại nước ta hiện nay. Thời gian nghiên cứu của
luận văn được giới hạn từ năm 2011 – 2015 nhằm đảm bảo tính thời sự, giá trị
thực tiễn cho kết quả nghiên cứu của luận văn.
5. PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Luận văn sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lênin; Tư
tưởng Hồ Chí Minh; Các quan điểm, chính sách của Đảng, pháp luật Hình sự,
Tố tụng hình sự của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về nhiệm
vụ đấu tranh phòng, chống tội phạm ở nước ta trong giai đoạn hiện nay làm
cơ sở nghiên cứu. Mặt khác, luận văn còn sử dụng tổng hợp các phương pháp
nghiên cứu khoa học khác hiện nay như phương pháp thống kê, phân tích, so
sánh nhằm làm sáng tỏ các vấn đề về lý luận và thực tiễn của đề tài.
6. Ý NGHĨA LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA LUẬN VĂN
Kết quả nghiên cứu của luận văn đề tài: “Kiểm sát điều tra các tội tàng
trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy theo pháp luật tố tụng hình
sự Việt Nam từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh” sẽ làm rõ được những cơ
sở khoa học, cơ sở lý luận của hoạt động kiểm sát điều tra các tội tàng trữ,
vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy; thông qua đó để đánh giá thực
trạng của hoạt động này trong tực tiễn thành phố Hồ Chí Minh để có thể đề
5


xuất những kiến nghị, giải pháp hoàn thiện về quy định của Bộ luật Tố tụng

hình sự đối với hoạt động của Viện kiểm sát ở giai đoạn điều tra nói chung và
kiểm sát điều tra đối với các tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất
ma túy nói riêng. Với hy vọng không nhỏ rằng đây sẽ là tài liệu tương đối đầy
đủ và hữu ích cho sinh viên tham khảo khi nghiên cứu tìm hiểu về chức năng
nhiệm vụ của ngành Kiểm sát.
7. CƠ CẤU CỦA LUẬN VĂN
Luận văn ngoài phần mở đầu, gồm có 03 chương:
CHƯƠNG 1: Những vấn đề lý luận và pháp luật về kiểm sát điều tra
các tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy.
CHƯƠNG 2: Thực trạng kiểm sát điều tra các tội tàng trữ, vận chuyển,
mua bán trái phép chất ma túy tại thành phố Hồ Chí Minh.
CHƯƠNG 3: Các giải pháp nâng cao hiệu quả kiểm sát điều tra các tội
tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy.
CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SÁT ĐIỀU
TRA CÁC TỘI TÀNG TRỮ, VẬN CHUYỂN, MUA BÁN TRÁI PHÉP
CHẤT MA TÚY
1.1. Khái quát về các tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép
chất ma túy theo pháp luật hình sự Việt Nam
1.1.1. Khái niệm các chất ma túy
Ma tuý là hiểm họa lớn cho toàn xã hội, gây tác hại cho sức khoẻ, làm
suy thoái nòi giống, phẩm giá con người, phá hoại hạnh phúc gia đình, gây
ảnh hưởng nghiêm trọng đến trật tự an toàn xã hội và an ninh quốc gia. Tệ
nạn ma tuý là tình trạng nghiện ma tuý, tàng trữ, vận chuyển, mua bán và các
hành vi trái phép khác về ma tuý. Hiện nay có rất nhiều quan điểm khác nhau,
định nghĩa khác nhau về ma túy. Một số tác giả cho rằng: “Ma túy là những
6


chất mà người dùng nó một thời gian sẽ gây ra trạng thái nghiện hay nói một

cách khác là trạng thái phụ thuộc vào thuốc” [Nguyễn Xuân Yêm, Trần Văn
Luyện - Hiểm hoạ ma tuý và cuộc chiến mới - NXB CAND - Hà Nội/2001,
tr.30]. Tác giả khác nhấn mạnh hơn về khả năng dễ bị lạm dụng của ma túy
đối với người sử dụng: “Chất ma túy là chất có độc tính gây nghiện, có khả
năng bị lạm dụng, sự nghiện ngập chính là biểu hiện của trạng thái bị ngộ độc
mãn tính do các chất ma túy gây nên cho người sử dụng chúng”, “Nếu lạm
dụng ma túy, con người sẽ lệ thuộc vào nó, khi đó gây tổn thương và nguy hại
cho người sử dụng, cho gia đình và cộng đồng”. Các định nghĩa này chỉ mới
nêu được một thuộc tính đặc thù của ma túy là hệ quả việc sử dụng ma túy sau
một thời gian: đó là người sử dụng ma túy sẽ bị lệ thuộc vào ma túy hay khả
năng dễ bị lạm dụng của bản thân người sử dụng, nhưng ma túy là gì thì chưa
được làm rõ.
Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã được Tổ chức
Văn hoá giáo dục của Liên hiệp quốc công nhận thì “Ma tuý là chất khi đưa
vào cơ thể sẽ làm thay đổi chức năng của cơ thể”, Tổ chức Y tế thế giới đã
phát triển định nghĩa sau: “Ma tuý theo nghĩa rộng nhất là mọi thực thể hoá
học hoặc là những thực thể hỗn hợp, khác với tất cả những cái được đòi hỏi
để duy trì một sức khoẻ bình thường, việc sử dụng những cái đó sẽ làm biến
đổi chức năng sinh học và có thể cả cấu trúc của vật”. Trong cách hiểu đơn
giản, điều đó có nghĩa là mọi vật chất khi đưa vào trong cơ thể người sẽ thay
đổi chức năng sinh lý học hoặc tâm lý học ngoại trừ thực phẩm, nước và ôxy.
Cho đến nay, trên thế giới không có một khái niệm thống nhất về “ma túy”
(drugs) hay “chất ma túy” (narcotic drugs). Công ước thống nhất về các chất
ma túy năm 1961 không đưa ra khái niệm “chất ma túy” mà thay vào đó áp
dụng phương pháp liệt kê để xác định trực tiếp danh mục các chất ma túy bị
kiểm soát. Về khoa học pháp lý, chất ma túy là những chất được quy định
7


trong các công ước quốc tế về kiểm soát ma túy như Công ước thống nhất về

các chất ma túy năm 1961, Công ước về các chất hướng thần năm 1971, Công
ước về chống buôn bán, vận chuyển trái phép các chất ma túy, tiền chất năm
1988. Theo quy định của các công ước này danh mục chất ma túy cần kiểm
soát gồm 249 chất trong đó có 227 chất ma túy, 22 tiền chất là những hóa chất
có thể sản xuất ra chất ma túy và có trong thành phần của các chất ma túy.
Công ước năm 1961 quy định: Các quốc gia thành viên có trách nhiệm coi
danh mục chất ma túy do Liên hiệp quốc quy định là danh mục chất ma túy
cần kiểm soát của nước mình. Trường hợp muốn đưa thêm một chất nào đó
vào danh mục các chất ma túy cần kiểm soát thì phải có văn bản gửi Uỷ ban
kiểm soát ma túy của Liên hiệp quốc, sau khi được Uỷ ban thông qua và trả
lời bằng văn bản thì mới được bổ sung thêm chất đó vào danh mục chất ma
túy. Theo Điều 3 của Công ước năm 1988 về chống buôn bán các chất ma tuý,
hướng thần quy định: “Tội phạm về ma túy là hành vi cố ý sản xuất, chiết
xuất, pha chế, chào hàng, phân phối, mua bán, trao đổi, tàng trữ ma túy dưới
bất kỳ hình thức nào, trồng và tàng trữ các loại cây có chất ma tuý hoặc
hướng thần một cách trái phép, tổ chức, chỉ đạo hoặc tài trợ cho những hành
vi phạm tội đó, chuyển đổi hoặc chuyển giao tài sản khi biết rằng tài sản đó
thu được từ những hành vi phạm tội”.
Ma tuý là từ Hán Việt, với nghĩa: “ma” là tê mê, “túy” là say sưa. Như
vậy ma túy là chất đưa đến sự say sưa, mê mẩn. Đây cũng là từ tiếng Việt
dùng để dịch chữ nước ngoài khi chỉ các chất gây nghiện thuộc loại nguy
hiểm nhất: thuốc phiện, morphine, heroin, cocain, cần sa và một số thuốc tổng
hợp có tác dụng tương tự morphine được sử dụng trong điều trị y tế. Như vậy,
có thể gọi nôm na, ma tuý là chất đưa đến sự say sưa và mê mẩn, hay nói cách
khác ma tuý là chất gây nghiện. Mặc dù từ giữa thế kỷ XVII thuốc phiện đã
xâm nhập vào Việt Nam và dưới triều vua Minh Mạng, vua Tự Đức có một số
8


đạo luật đầu tiên về cấm trồng, hút và buôn lậu thuốc phiện đã đựơc ban hành

(Phòng chống ma túy trong nhà trường, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội năm
1997, tr.121) nhưng trong luật pháp Việt Nam cụm từ “chất ma túy” xuất hiện
khá muộn. Mãi sau khi đất nước thống nhất, vẫn chỉ duy nhất thuốc phiện bị
đặt dưới sự kiểm soát, các chất ma túy khác như cần sa, cocain vẫn chưa được
pháp luật điều chỉnh. Cụm từ “chất ma túy” chỉ được chính thức sử dụng lần
đầu tiên trong pháp luật Việt Nam tại Bộ luật Hình sự năm 1985 với việc quy
định tội danh “Tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy” (Điều 203). Sau khi
được Bộ luật Hình sự năm 1985 sử dụng, cụm từ này tiếp tục được dùng rộng
rãi trong các văn bản pháp luật khác như Luật Bảo vệ sức khỏe nhân dân năm
1989, Nghị định số 141/HĐBT năm 1991 về xử phạt vi phạm hành chính. Tuy
nhiên, điều đáng chú ý là trong các văn bản pháp luật này, cụm từ “chất ma
túy” không được định nghĩa. Để tháo gỡ các vướng mắc trong việc thi hành
Bộ luật Hình sự năm 1985, Bộ Nội vụ, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Tòa
án nhân dân tối cao đã ban hành một số thông tư hướng dẫn; nhưng các thông
tư này cũng không đưa ra khái niệm “chất ma túy” mà áp dụng biện pháp liệt
kê để chỉ ra các chất thuộc phạm vi điều chỉnh của luật pháp. Điều đáng tiếc
là các chất ma túy được liệt kê trong các văn bản này thiếu khoa học và không
đầy đủ nên phải liên tục bổ sung.
Việt Nam chính thức tham gia cả 3 công ước quốc tế về kiểm soát ma
túy và ban hành Luật phòng, chống ma túy năm 2000. Năm 2001, Nghị định
67/CP quy định số danh mục chất ma túy cần kiểm soát ở Việt Nam gồm 249
chất, trong đó có 227 chất ma túy và 22 tiền chất, được chia làm 4 loại (4
bảng) với mức độ gây nghiện khác nhau và chế độ quản lý, kiểm soát cũng
khác nhau. Luật Phòng, chống ma túy năm 2000 đánh dấu một bước tiến rõ
nét trong pháp luật Việt Nam về phòng, chống ma túy nói chung và khái niệm
“chất ma túy” nói riêng. Lần đầu tiên khái niệm “chất ma túy” và các khái
9


niệm liên quan, như “tiền chất”, “chất gây nghiện”, “chất hướng thần”, “thuốc

gây nghiện” và “thuốc hướng thần” được chính thức định nghĩa.
Khoản 1 Điều 2 Luật phòng, chống ma tuý quy định:
“1. Chất ma tuý là các chất gây nghiện, chất hướng thần được quy định
trong các danh mục do Chính phủ ban hành.
2. Chất gây nghiện là chất kích thích hoặc ức chế thần kinh, dễ gây tình
trạng nghiện đối với người sử dụng.
3. Chất hướng thần là chất kích thích, ức chế thần kinh hoặc gây ảo
giác, nếu sử dụng nhiều lần có thể dẫn tới tình trạng nghiện đối với người sử
dụng.
4. Tiền chất là các hoá chất không thể thiếu được trong quá trình điều
chế, sản xuất chất ma tuý, được quy định trong danh mục do Chính phủ ban
hành.
5. Thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần là các loại thuốc chữa bệnh
được quy định trong các danh mục do Bộ Y tế ban hành, có chứa các chất quy
định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.
6. Cây có chứa chất ma tuý bao gồm cây thuốc phiện (cây anh túc), cây
cô ca, cây cần sa hoặc cây khác có chứa chất ma tuý do Chính phủ quy định.”
Đây là những thành công đáng kể về mặt lập pháp, chất ma tuý là các
chất gây nghiện, chất hướng thần được quy định trong các danh mục do chính
phủ ban hành. Định nghĩa này cũng giống như định nghĩa ở trên là dựa vào
thuộc tính đặc thù của ma túy nhưng đã làm rõ hơn là không phải bất kỳ chất
gây nghiện hay chất hướng thần nào cũng là ma túy mà chỉ những chất gây
nghiện, chất hướng thần được nhà nước quy định chính thức trong văn bản
của Chính phủ mới là ma túy.
Theo Bộ luật Hình sự năm 2009 ma tuý bao gồm nhựa thuốc phiện,
nhựa cần sa, cao côca; lá, hoa, quả cây cần sa, lá cây côca; quả thuốc phiện
10


khô; quả thuốc phiện tươi; heroin, cocain; các chất ma túy khác ở thể lỏng;

các chất ma túy khác ở thể rắn.
Từ các khái niệm trên có thể đưa ra khái niệm: “Ma túy là các chất có
nguồn gốc tự nhiên hoặc tổng hợp, khi được đưa vào cơ thể con người, nó có
tác dụng làm thay đổi trạng thái ý thức và sinh lý của người đó. Nếu lạm
dụng ma túy con người sẽ lệ thuộc vào nó, khi đó gây tổn thương và nguy hại
cho người sử dụng và cộng đồng.”
Do là chất gây nghiện nguy hiểm nên nhà nước độc quyền và thống
nhất quản lý các chất ma túy với những quy định rất nghiêm ngặt. Vi phạm
các quy định thuộc chế độ quản lý các chất ma túy không chỉ gây khó khăn
cho việc kiểm soát chất ma túy của nhà nước mà còn góp phần tạo ra một lớp
người nghiện, đe dọa nghiêm trọng đến an toàn, trật tự công cộng, sức khỏe
và sự phát triển lành mạnh của nòi giống cũng như ảnh hưởng xấu đến nhiều
mặt của đời sống xã hội.
1.1.2. Khái niệm các tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép
chất ma túy
Bộ luật Hình sự năm 1999 được sửa đổi, bổ sung năm 2009 (gọi tắt là
BLHS 1999), nội dung của chương XVIII cho thấy các nhà lập pháp Việt
Nam về cơ bản đã tiếp thu tinh thần của Điều 3 Công ước 1988. Tuy nhiên
cũng có một số khác biệt nhất định. Chẳng hạn, hành vi chuyển đổi hoặc
chuyển giao tài sản thu được từ hành vi phạm tội về ma tuý không được quy
định trong chương XVIII của BLHS 1999. Ở khía cạnh thực tiễn, việc phân
loại tội phạm của BLHS 1999 làm xuất hiện những yêu cầu nhất định đối với
tổ chức, hoạt động của Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát, nhằm đáp ứng yêu
cầu chuyên môn hoá, đạt hiệu quả cao trong quá trình hoạt động TTHS đối
với từng loại tội phạm. Sự tồn tại của các nhóm tội khác nhau trong BLHS
1999 đòi hỏi khách quan phải có sự khác nhau về cách thức tổ chức, hoạt
11


động của các cơ quan có nhiệm vụ điều tra, truy tố tội phạm để có thể thực

hiện chức năng của mình và nhiệm vụ TTHS có hiệu quả. Điều này được
phản ánh trong tổ chức CQĐT ở nước ta.
Các tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy được quy
định tại chương XVIII BLHS 1999.
Điều 194: Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt
chất ma túy.
“1. Người nào tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt
chất ma tuý, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ
bảy năm đến mười lăm năm:
a) Có tổ chức;
b) Phạm tội nhiều lần;
c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
d) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
đ) Vận chuyển, mua bán qua biên giới;
e) Sử dụng trẻ em vào việc phạm tội hoặc bán ma tuý cho trẻ em;
g) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có trọng lượng từ năm
trăm gam đến dưới một kilôgam;
h) Hêrôin hoặc côcain có trọng lượng từ năm gam đến dưới ba mươi
gam;
i) Lá, hoa, quả cây cần sa hoặc lá cây côca có trọng lượng từ mười
kilôgam đến dưới hai mươi lăm kilôgam;
k) Quả thuốc phiện khô có trọng lượng từ năm mươi kilôgam đến dưới
hai trăm kilôgam;
l) Quả thuốc phiện tươi có trọng lượng từ mười kilôgam đến dưới năm
mươi kilôgam;
12


m) Các chất ma tuý khác ở thể rắn có trọng lượng từ hai mươi gam đến

dưới một trăm gam;
n) Các chất ma tuý khác ở thể lỏng từ một trăm mililít đến dưới hai
trăm năm mươi mililít;
o) Có từ hai chất ma tuý trở lên mà tổng số lượng của các chất đó tương
đương với số lượng chất ma tuý quy định tại một trong các điểm từ điểm g
đến điểm n khoản 2 Điều này;
p) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ
mười lăm năm đến hai mươi năm:
a) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có trọng lượng từ một
kilôgam đến dưới năm kilôgam;
b) Hêrôin hoặc côcain có trọng lượng từ ba mươi gam đến dưới một
trăm gam;
c) Lá, hoa, quả cây cần sa hoặc lá cây côca có trọng lượng từ hai mươi
lăm kilôgam đến dưới bảy mươi lăm kilôgam;
d) Quả thuốc phiện khô có trọng lượng từ hai trăm kilôgam đến dưới
sáu trăm kilôgam;
đ) Quả thuốc phiện tươi có trọng lượng từ năm mươi kilôgam đến dưới
một trăm năm mươi kilôgam;
e) Các chất ma tuý khác ở thể rắn có trọng lượng từ một trăm gam đến
dưới ba trăm gam;
g) Các chất ma tuý khác ở thể lỏng từ hai trăm năm mươi mililít đến
dưới bảy trăm năm mươi mililít;
h) Có từ hai chất ma tuý trở lên mà tổng số lượng của các chất đó tương
đương với số lượng chất ma tuý quy định tại một trong các điểm từ điểm a
đến điểm g khoản 3 Điều này.
13


4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù hai

mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:
a) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có trọng lượng từ năm
kilôgam trở lên;
b) Hêrôin hoặc côcain có trọng lượng từ một trăm gam trở lên;
c) Lá, hoa, quả cây cần sa hoặc lá cây côca có trọng lượng từ bảy mươi
lăm kilôgam trở lên;
d) Quả thuốc phiện khô có trọng lượng từ sáu trăm kilôgam trở lên;
đ) Quả thuốc phiện tươi có trọng lượng từ một trăm năm mươi kilôgam
trở lên;
e) Các chất ma tuý khác ở thể rắn có trọng lượng từ ba trăm gam trở
lên;
g) Các chất ma tuý khác ở thể lỏng từ bảy trăm năm mươi mililít trở
lên;
h) Có từ hai chất ma tuý trở lên mà tổng số lượng của các chất đó tương
đương với số lượng chất ma tuý quy định tại một trong các điểm từ điểm a
đến điểm g khoản 4 Điều này.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm
trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, cấm đảm nhiệm chức
vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm”
Từ các quy định của Điều 194 chương XVIII BLHS 1999, có thể định
nghĩa các tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy như sau:
“Các tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy là hành vi cất
giữ, chuyển dịch, bán hay mua để bán lại, là những hành vi nguy hiểm cho xã
hội, được quy định tại Điều 194 Chương “Các tội phạm về ma tuý” trong Bộ
luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố
ý, xâm phạm chế độ quản lý độc quyền các chất ma túy của Nhà nước, gây
14


hậu quả nghiêm trọng đến nhiều mặt của đời sống kinh tế, trật tự xã hội, đạo

đức, sức khỏe của con người”.
Đối với các vụ án vận chuyển, mua bán trái phép chất ma tuý với quy
mô lớn, thường được người phạm tội tổ chức rất chặt chẽ thành những đường
dây xuyên quốc gia, thậm chí từ nước ngoài vào Việt Nam nhưng lại không
được tổ chức như các vụ án có tổ chức khác, không có người cầm đầu, chỉ
huy mọi hoạt động của các đồng phạm khác, có vụ có rất đông người tham gia
vào đường dây vận chuyển, mua bán ma tuý nhưng thông thường chỉ người
thứ nhất biết người thứ hai chứ không biết người thứ ba. Cũng chính vì đặc
điểm này mà việc điều tra, khám phá các đường dây ma tuý rất khó khăn,
không ít những vụ án sau khi xét xử mới phát hiện trong đường dây vận
chuyển, mua bán ma tuý còn có nhiều người phạm tội khác, cá biệt có trường
hợp trước khi thi hành án tử hình người bị kết án tử hình mới khai ra đồng
phạm.
Một đặc điểm thường thấy trong các vụ án ma tuý lớn, người phạm tội
thường móc nối với một số cán bộ trong các lực lượng chống ma tuý để vận
chuyển, mua bán ma tuý trót lọt khó bị phát hiện và nếu có bị phát hiện thì
chúng hy vọng sự bao che của các lực lượng này.
Đối với những hành vi mua bán có tính chất tiêu thụ, người phạm tội
thường chia ma tuý thành những gói nhỏ (tép, chỉ...) mỗi gói là một liều để
bán cho các con nghiện. Việc tổ chức tiêu thụ ma tuý cũng rất tinh vi, chúng
thường sử dụng những địa điểm thuận lợi, có phân công người canh gác, khi
các lực lượng chống ma tuý phát hiện thì chúng tẩu thoát dễ dàng.
Thực tiễn đấu tranh phòng chống các tội phạm về ma tuý trong thời
gian qua còn cho thấy: Người có hành vi tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái
phép chất ma tuý ít khi bị bắt quả tang, nếu có bị bắt quả tang cũng chỉ bị bắt
với trọng lượng chất ma tuý rất ít, còn chủ yếu là bắt được người sử dụng ma
15


tuý và từ lời khai của người sử dụng ma tuý nên cơ quan điều tra mới xác

minh truy tìm người bán chất ma tuý. Khi người mua chất ma tuý sử dụng bị
bắt thì lập tức người bán chất ma tuý đã kịp tẩu tán chất ma tuý hoặc bỏ trốn
nếu có nguy cơ bị lộ. Nhiều trường hợp, người mua chất ma tuý khai ra người
bán chất ma tuý cho mình, nhưng nếu chỉ có lời khai của người mua chất ma
tuý mà không có các nguồn chứng cứ khác mà người bán chất ma tuý không
nhận tội thì cũng không kết luận được.
Mặc dù Chương XVIII Bộ luật hình sự quy định nhiều tội danh về ma
tuý, nhưng thực tiễn xét xử trong thời gian qua ở nước ta mới phát hiện một
số hành vi tập trung vào một số tội như: Tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái
phép chất ma tuý. Đối với các hành vi khác ít xảy ra, thậm chí chưa phát hiện
được trường hợp phạm tội nào như: hành vi tàng trữ, vận chuyển, mua bán
hoặc chiếm đoạt tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma tuý hoặc
hành vi tàng trữ, vận chuyển, mua bán các phương tiện, dụng cụ dùng vào
việc sản xuất trái phép chất ma tuý.
1.1.3. Đặc điểm pháp lý (cấu thành tội phạm) của các tội tàng trữ,
vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy
1.1.3.1. Khách thể của tội phạm
Khách thể loại của các tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất
ma túy chính là quan hệ xã hội bị xâm hại, đó là chế độ quản lý độc quyền các
chất ma túy của Nhà nước ở các khâu khác nhau của quá trình quản lý bị vi
phạm.
Đối tượng tác động của các tội này là các chất ma túy. Các chất ma túy
chính là các chất gây nghiện, chất hướng thần được quy định trong danh mục
do Chính phủ ban hành. Có 235 chất ma tuý và 42 tiền chất có tên trong 4
danh mục quy định tại: Nghị định 67/2001/NĐ–CP ngày 01/10/2001 của
Chính phủ ban hành danh mục các chất ma tuý và tiền chất; Nghị định số
16


133/2003/NĐ–CP ngày 06/11/2003 của Chính phủ bổ sung một số chất vào

danh mục các chất ma tuý và tiền chất; Nghị định số 163/2007/NĐ–CP ngày
12/11/2007 của Chính phủ về sửa tên, bổ sung, chuyển loại một số chất thuộc
danh mục các chất ma tuý; Nghị định số 17/2011/NĐ–CP ngày 22/02/2011
của Chính phủ về sửa tên, bổ sung, chuyển loại một số chất thuộc danh mục
các chất ma tuý và tiền chất ma tuý.
Căn cứ vào nguồn gốc các chất ma túy có thể được chia ra làm hai dạng
là: Chất ma túy có nguồn gốc tự nhiên như: chiết xuất từ cần sa, anh túc… và
chất ma túy được tổng hợp từ hóa chất như các loại ma túy tổng hợp Katemin,
Metaphetamine… Theo quy định của Bộ luật hình sự thì chất ma túy có các
dạng sau: Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa, cao côca (cô đặc cây côca); Heroin
(tinh chế từ nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa), cocain (tinh chất từ cao côca);
Lá, hoa, quả cây cần sa, lá cây côca, quả thuốc phiện khô hoặc tươi; Các chất
ma túy khác ở thể rắn (viên nén, viên con nhộng); Các chất ma túy khác ở thể
lỏng. Đối với các chất ma túy này bao giờ cũng phải có kết luận giám định
của cơ quan có thẩm quyền, mà thông thường là kết luận giám định của phòng
khoa học hình sự Công an tỉnh, thành phố, với định lượng đối với từng loại để
truy cứu trách nhiệm hình sự.
1.1.3.2. Chủ thể của tội phạm
Cũng như chủ thể của các tội phạm khác, chủ thể của tội tàng trữ, vận
chuyển, mua bán trái phép chất ma túy cũng phải đảm bảo các yếu tố (điều
kiện) cần và đủ như: độ tuổi, năng lực trách nhiệm hình sự quy định tại các
Điều 12, 13 Bộ luật hình sự. Tuy nhiên, đối với tội tàng trữ, vận chuyển, mua
bán trái phép chất ma túy, chỉ những người sau đây mới có thể là chủ thể của
tội phạm này:
Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi không phải chịu trách nhiệm hình
sự về tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy quy định tại
17


khoản 1 Điều 194 Bộ luật hình sự, vì khoản 1 Điều 194 Bộ luật hình sự là tội

phạm nghiêm trọng và theo quy định tại Điều 12 Bộ luật hình sự thì người từ
đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất
nghiêm trọng do cố ý và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Chỉ người đủ 16 tuổi
trở lên mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội tàng trữ, vận chuyển, mua
bán trái phép chất ma túy theo khoản 1 Điều 194 Bộ luật hình sự. Tuy nhiên,
nếu người từ đủ 16 tuổi trở lên sử dụng người dưới 16 tuổi vào việc phạm tội
thì người dưới 16 tuổi vẫn không bị truy cứu trách nhiệm hình sự mà người sử
dụng người dưới 16 tuổi vào việc phạm tội còn bị truy cứu trách nhiệm hình
sự về tình tiết “sử dụng trẻ em vào việc phạm tội”
Người từ đủ 14 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về tội tàng
trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy thuộc trường hợp quy định tại
khoản 2, khoản 3 và khoản 4 của Điều 194 Bộ luật hình sự, vì các trường hợp
phạm tội này là tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm
trọng.
1.1.3.3. Mặt chủ quan của tội phạm
Người phạm tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma tuý
thực hiện hành vi phạm tội của mình do cố ý, tức là nhận thức rõ hành vi của
mình bị pháp luật cấm, thấy trước được tác hại của hành vi tàng trữ, vận
chuyển, mua bán trái phép chất ma tuý nhưng vẫn thực hiện. Như vậy, đối với
hành vi tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma tuý chỉ có thể được
thực hiện do cố ý trực tiếp. Không có trường hợp nào do cố ý gián tiếp. Động
cơ và mục đích phạm tội cũng giống như hậu quả đều không phải là dấu hiệu
bắt buộc của các tội này.
1.1.3.4. Mặt khách quan của tội phạm
a. Hành vi khách quan
* Hành vi tàng trữ:
18


Tàng trữ trái phép chất ma tuý là cất giữ bất hợp pháp chất ma tuý ở bất

cứ nơi nào như: Trong nhà ở; phòng làm việc; trụ sở cơ quan, tổ chức;
phương tiện giao thông; trong túi quần áo, túi xách... mà không nhằm mục
đích mua bán hay sản xuất trái phép chất ma tuý khác hoặc vận chuyển từ này
đến nơi khác.
Thực tiễn cho thấy, nhiều trường hợp người phạm tội cất giấu ma tuý
trên phương tiện giao thông nhưng lại không có mục đích vận chuyển từ nơi
này đến nơi khác, mặc dù trên thực tế phương tiện giao thông đó di chuyển từ
nơi này đến nơi khác thì người phạm tội vẫn chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình
sự về tội tàng trữ trái phép chất ma tuý mà không bị truy cứu trách nhiệm hình
sự về tội vận chuyển trái phép chất ma tuý. Ngược lại, có trường hợp chất ma
tuý được cất giấu một nơi cố định, nhưng người phạm tội vẫn bị truy cứu
trách nhiệm hình sự về tội vận chuyển trái phép chất ma tuý.
Thời gian cất giữ dài hay ngắn không có ý nghĩa xác định người phạm
tội có tàng trữ trái phép chất ma tuý hay không. Có nhiều trường hợp khó xác
định người phạm tội có hành vi tàng trữ trái phép chất ma tuý hay không, bởi
lẽ đặc điểm chung của các tội phạm về ma tuý là người phạm tội không bao
giờ chịu nhận hành vi thật của mình nếu cơ quan tiến hành tố tụng không có
bằng chứng. Nếu chỉ căn cứ vào nơi cất giấu ma tuý thì dễ cho rằng người
phạm tội không có hành vi tàng trữ, nhưng nếu căn cứ vào các tình tiết khác
của vụ án thì vẫn xác định được hành vi tàng trữ của người phạm tội.
Nếu tàng trữ trái phép chất ma tuý cho người khác mà biết rõ người này
mua bán trái phép chất ma tuý đó thì hành vi cất giữ ma tuý không phải là
hành vi tàng trữ trái phép chất ma tuý mà là hành vi giúp sức người mua bán
trái phép chất ma tuý và bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội mua bán trái
phép chất ma tuý với vai trò đồng phạm. Tuy nhiên, hành vi mua bán, vận
chuyển đã được quy định trong cùng một điều luật nên việc xác định chính
19


xác hành vi tàng trữ, hành vi vận chuyển hay hành vi mua bán chỉ có ý nghĩa

trong việc định tội theo hành vi (một hoặc một số hành vi hay định tội theo
hành vi đầy đủ).
Theo hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số 17 ngày 24/12/2007 của Bộ
Công an, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Toà án nhân dân tối cao, Bộ Tư
pháp thì người nào tàng trữ, vận chuyển trái phép dưới 1 gam nhựa thuốc
phiện, nhựa cần sa hoặc cao cô ca; dưới 0,1 gam Hêrôin hoặc côcain; dưới 1
kilôgam lá, hoa, quả cây cần sa hoặc lá cây cô ca; dưới 5 kilôgam quả thuốc
phiện khô; dưới 1 kilôgam quả thuốc phiện tươi; dưới 2 gam các chất ma tuý
ở thể rắn; dưới 5 mililit các chất ma tuý ở thể lỏng thì chưa tới mức bị truy
cứu trách nhiệm hình sự mà chỉ bị xử lý hành chính. Tuy nhiên, cũng có quan
điểm cho rằng, hướng dẫn trên là trái với quy định của Bộ luật hình sự, vì
điều luật không quy định tàng trữ bao nhiêu chất ma tuý mới cấu thành tội
phạm. Nếu xét ở một khía cạnh khác, hướng dẫn trên là cần thiết vì trong thực
tiễn, có nhiều trường hợp người phạm tội lấy lý do rằng số ma tuý bắt được là
do họ cất giấu để sử dụng dần vì họ là con nghiện, nếu không quy định một
lượng ma tuý nhất định để làm căn cứ xác định trách nhiệm hình sự đối với
người có hành vi tàng tữ trái phép thì có thể dẫn đến tình trạng không phân
định được hành vi tàng trữ hay sử dụng trái phép chất ma túy, từ đó truy cứu
trách nhiệm hình sự về tội tàng trữ trái phép chất ma tuý cả người sử dụng trái
phép chất ma tuý.
Do Bộ luật hình sự năm 1999 quy định hành vi tàng trữ, hành vi vận
chuyển và hành vi mua bán cùng trong một điều luật thì việc xác định hành vi
tàng trữ, vận chuyển hay mua bán cũng rất cần thiết nhưng nếu khó xác định
thì cũng không ảnh hưởng lớn đến việc áp dụng hình phạt. Tuy nhiên, theo Bộ
luật Hình sự năm 2015 (có hiệu lực pháp luật từ ngày 01/7/2016) quy định
riêng hành vi tàng trữ với hành vi vận chuyển, hành vi mua bán trái phép chất
20


ma tuý và hình phạt đối với hành vi vận chuyển, mua bán trái phép chất ma

tuý bao giờ cũng nặng hơn hành vi tàng trữ nên thực tiễn có không ít trường
hợp người phạm tội bị bắt quả tang tàng trữ ma tuý, mặc dù người phạm tội
đang định mua bán trái phép chất ma tuý đó nhưng chỉ nhận là mình tàng trữ,
thậm chí còn không nhận biết đó là chất ma tuý. Nếu không căn cứ vào các
chứng cứ khác thì khó có thể xác định người phạm tội tàng trữ, vận chuyển
hay mua bán trái phép chất ma tuý.
* Hành vi vận chuyển:
Hành vi vận chuyển trái phép chất ma tuý là hành vi chuyển dịch bất
hợp pháp chất ma tuý từ nơi này đến nơi khác, từ vị trí này sang vị trí khác, từ
người này sang người khác, từ quốc gia này sang quốc gia khác... bằng bất kỳ
phương thức nào (trừ hình thức chiếm đoạt), nhưng đều không nhằm mục
đích mua bán.
Như vậy, khái niệm vận chuyển trái phép chất ma tuý được dùng ở đây
có nội hàm rộng hơn khái niệm vận chuyển hàng hoá thông thường. Vận
chuyển trái phép chất ma tuý có thể giống với vận chuyển hàng hoá từ nơi này
đến nơi khác có một cự ly nhất định như: dùng ôtô, xe đạp, xe máy, tàu thuỷ,
máy bay... nhưng cũng có thể chỉ là hành vi chuyển dịch từ vị trí này sang vị
trí khác trong một không gian chật hẹp như từ gầm giường sang giá sách, từ
túi người này sang túi người khác trong một phòng, thậm chí từ túi này sang
túi khác của cùng một người. Ví dụ: A là bạn của B, trong lúc A đang ở nhà B
chơi thì bị Công an đến khám nhà B, B nhờ A cất dùm mấy gói Hêrôin vào túi
quần, sau đó A giả vờ xin phép đi về thì bị Công an khám xét thu giữ ma túy
trong người A. Hành vi của A, nếu chỉ căn cứ vào không gian, địa điểm thì dễ
cho rằng A chỉ có hành vi tàng trữ trái phép chất ma tuý, nhưng nếu căn cứ
vào mục đích cũng như hành vi cụ thể của A thì hành vi của A là hành vi vận
chuyển trái phép chất ma tuý.
21


Nếu vận chuyển ma tuý hộ cho người khác mà biết rõ mục đích mua

bán ma tuý của người mà mình nhận vận chuyển hộ thì người có hành vi vận
chuyển ma tuý bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội mua bán trái phép chất
ma tuý với vai trò giúp sức.
Khi xác định hành vi vận chuyển trái phép chất ma tuý cũng như hành
vi tàng trữ trái phép chất ma tuý như đã nêu trên, phải căn cứ vào từng trường
hợp cụ thể, trong một không gian, thời gian nhất định để phân biệt đâu là hành
vi tràng trữ, đâu là hành vi vận chuyển.
* Hành vi mua bán:
Hành vi mua bán trái phép chất ma tuý là bán hay mua để bán lại; vận
chuyển ma tuý để bán cho người khác; tàng trữ để bán lại hoặc để sản xuất ra
chất ma tuý khác để bán lại trái phép; hoặc dùng ma tuý để đổi lấy hàng hoá
hay dùng hàng hoá để đổi lấy ma tuý.
Bán trái phép chất ma tuý cho người khác là dùng ma tuý mà mình có
dưới bất kỳ hình thức nào như: mua được, xin được, nhặt được, người khác
gửi hoặc chiếm đoạt được để bán cho người khác lấy tiền hoặc lấy tài sản.
Mua chất ma tuý nhằm bán trái phép cho người khác là dùng tiền hoặc
tài sản để đổi lấy chất ma tuý và dùng chất ma tuý đó bán cho người khác lấy
tiền hoặc tài sản. Khi xác định hành vi mua chất ma tuý nhằm bán trái phép
cho người khác cần chú ý: Chỉ khi nào xác định rõ mục đích của người phạm
tội mua chất ma tuý đó là nhằm bán lại thì mới truy cứu trách nhiệm hình sự
về tội mua bán trái phép chất ma tuý. Việc xác định này, là trách nhiệm của cơ
quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng, căn cứ vào các tình tiết của
vụ án.
Tuy nhiên, việc xác định mục đích của người mua trái phép chất ma tuý
có nhằm bán trái phép cho người khác hay không, chỉ phức tạp trong một số
trường hợp chất ma tuý có trọng lượng ít và người phạm tội thường khai rằng
22


mua để sử dụng, còn đối với những trường hợp người phạm tội mua một

lượng ma tuý lớn thì cho dù người phạm tội có lấy lý do rằng mua để dùng thì
việc xác định mục đích bán ma tuý đối với người phạm tội đơn giản hơn;
không ai mua hàng kilôgam thuốc phiện hay 100 gam Hêrôin để sử dụng dần.
Xin chất ma tuý nhằm bán trái phép cho người khác là bằng lời nói
hoặc hành động để người khác cho mình chất ma tuý rồi dùng chất ma tuý đó
đem bán cho người khác lấy tiền hoặc tài sản. Việc xin chất ma tuý nhằm bán
lại cho người khác trong thực tế rất ít xảy ra, nhưng trong một số trường hợp
vẫn có thể xảy ra. Nếu xin được ma tuý mà bán ngay cho người khác thì hành
vi của người phạm tội là hành vi mua bán trái phép chất ma tuý, nhưng nếu
xin được chất ma tuý rồi đem cất giữ sau đó mới bán cho người khác thì phải
định tội là tàng trữ, mua bán trái phép chất ma tuý.
Tàng trữ chất ma tuý nhằm bán trái phép cho người khác là hành vi cất
giữ trái phép chất ma tuý sau đó đem bán chất ma tuý đó cho người khác.
Hành vi tàng trữ chất ma tuý hoàn toàn giống như hành vi tàng trữ trái phép
chất ma tuý đã nêu ở trên, chỉ khác ở chỗ nếu chỉ tàng trữ mà không đem bán
hoặc không chứng minh được mục đích nhằm bán trái phép chất ma tuý đó thì
người phạm tội chỉ phạm tội tàng trữ trái phép chất ma tuý còn nếu đem bán
chất ma tuý đó hoặc chứng minh được người phạm tội có mục đích nhằm bán
trái phép chất ma tuý đó thì phạm tội tàng trữ, mua bán trái phép chất ma tuý.
Vận chuyển chất ma tuý để bán trái phép cho người khác cũng giống
như hành vi vận chuyển trái phép chất ma tuý như đã giới thiệu ở trên, chỉ
khác hành vi vận chuyển trái phép chất ma tuý ở chỗ người phạm tội không
chỉ vận chuyển mà còn bán chất ma tuý mà mình vận chuyển cho người khác.
Việc chứng minh người phạm tội có mục đích bán chất ma tuý mà mình vận
chuyển cho người khác hay không thuộc trách nhiệm của các cơ quan tiến
hành tố tụng và người tiến hành tố tụng.
23


Nếu không chứng minh được người phạm tội có mục đích bán chất ma

tuý mà họ vận chuyển cho người khác thì chỉ định tội là “vận chuyển trái
phép chất ma tuý”, còn nếu chứng minh được người phạm tội có mục đích
bán chất ma tuý mà họ vận chuyển trái phép thì định tội là “vận chuyển, mua
bán trái phép chất ma tuý”.
Nếu hành vi vận chuyển chất ma tuý không trái phép và người vận
chuyển chất ma tuý đó lại bán cho người khác một cách trái phép thì phải
định tội là “chiếm đoạt, mua bán trái phép chất ma tuý”.
Cũng coi là hành vi mua bán trái phép chất ma tuý nếu dùng chất ma
tuý để trao đổi, để thanh toán trái phép hoặc dùng tài sản (không phải là tiền)
đem trao đổi, thanh toán lấy chất ma tuý để bán lại trái phép cho người khác.
Khi xác định hành vi mua bán trái phép chất ma tuý cần chú ý một số
vấn đề sau:
Chất ma tuý mà người phạm tội có để bán cho người khác không phụ
thuộc vào nguồn gốc chất ma tuý do đâu mà có; không phụ thuộc vào chất ma
tuý đó là thật hay giả, có hàm lượng cao hay thấp.
Việc xác minh người phạm tội có mục đích bán chất ma tuý cho người
khác hay không, là trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến
hành tố tụng. Trong trường hợp không chứng minh được mục đích bán trái
phép chất ma tuý của họ, thì tuỳ từng trường hợp cụ thể mà định tội là "tàng
trữ trái phép chất ma tuý" hay tội "vận chuyển trái phép chất ma tuý" hoặc
“tàng trữ, vận chuyển trái phép chất ma tuý”. Trường hợp người phạm tội vừa
có hành vi mua bán trái phép chất ma tuý và kèm theo các hành vi khác như
tàng trữ, vận chuyển hoặc chiếm đoạt chất ma tuý thì tuỳ từng trường hợp cụ
thể mà định tội là “ tàng trữ, mua bán trái phép chất ma tuý”; “vận chuyển,
mua bán trái phép chất ma tuý”; hay tội danh đầy đủ là “tàng trữ, vận chụyển,
mua bán trái phép chất ma tuý”.
24


b. Hậu quả

Hậu quả của các tội phạm về ma tuý nói chung và hậu quả của tội tàng
trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma tuý nói riêng không phải là yếu tố
bắt buộc để định tội. Những thiệt hại do hành vi tàng trữ, vận chuyển, mua
bán trái phép chất ma tuý gây ra cho xã hội chính là những thiệt hại phi vật
chất (chính sách quản lý của Nhà nước đối với các chất ma tuý).
Tuy nhiên, trong một số trường hợp, nếu hành vi tàng trữ, vận chuyển,
mua bán trái phép chất ma tuý lại gây ra những thiệt hại về tính mạng, sức
khoẻ, nhân phẩm, danh dự hoặc thiệt hại về tài sản thì người phạm tội còn bị
truy cứu trách nhiệm hình sự về các tội danh tương ứng với những thiệt hại
mà mình gây ra. Đây cũng là đặc điểm khác với hành vi quy định tại Chương
các tội xâm phạm sở hữu (Chương XIV). Đối với các tội xâm phạm sở hữu
hậu quả có thể là yếu tố định tội hoặc định khung hình phạt tùy từng trường
hợp cụ thể.
Số lượng chất ma tuý mà người phạm tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán
trái phép chất ma tuý cũng được coi là hậu quả của tội phạm nhưng hậu quả
này chỉ là những thiệt hại gián tiếp cho xã hội và đã là yếu tố định tội hoặc
định khung hình phạt, số lượng càng lớn thì thiệt hại cho xã hội càng nhiều và
người phạm tội bị phạt càng nặng.
1.1.4. Đặc điểm xã hội của các tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán
trái phép chất ma túy
1.1.4.1. Đặc điểm tội phạm học
a. Tính tổ chức cao:
Đặc trưng nổi bật của các tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép
chất ma túy thể hiện ở tính tổ chức cao, với những liên kết chặt chẽ. Đây là
loại tội phạm có tổ chức khép kín và rất tinh vi, hoạt động bí mật, phần lớn
không để vật chứng lại hiện trường. Vì vậy thường ít thông tin và dấu vết nên
25



×