Tải bản đầy đủ (.doc) (90 trang)

luận văn thạc sĩ Áp dụng pháp luật trong hoạt động kiểm sát điều tra vụ án hình sự của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bắc Giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (449.85 KB, 90 trang )

mục lục
Trang
mở đầu
1
Chơng 1: cơ sở lý luận về áp dụng pháp luật trong hoạt
động kiểm sát điều tra các vụ án hình sự
8
1.1. Khái niệm, đặc điểm, yêu cầu áp dụng pháp luật trong kiểm sát
điều tra các vụ án hình sự 8
1.2. Quy trình và nội dung áp dụng pháp luật trong hoạt động kiểm sát
điều tra các vụ án hình sự 18
1.3. Các yếu tố bảo đảm hoạt động áp dụng pháp luật trong kiểm sát
điều tra các vụ án hình sự 44
Chơng 2: thực trạng áp dụng pháp luật trong hoạt động
kiểm sát điều tra các vụ án hình sự của viện
kiểm sát nhân dân tỉnh bắc giang giai đoạn 2005
- 2009
49
2.1. Kết quả hoạt động áp dụng pháp luật trong kiểm sát điều tra các
vụ án hình sự của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bắc Giang 50
2.2. Đánh giá chung về áp dụng pháp luật trong hoạt động kiểm sát điều
tra các vụ án hình sự tại Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bắc Giang 65
Chơng 3: phơng hớng và giải pháp bảo đảm áp dụng pháp
luật trong hoạt động kiểm sát điều tra các
vụ án hình sự tại Viện kiểm sát nhân dân tỉnh
Bắc Giang
71
3.1. Phơng hớng bảo đảm áp dụng pháp luật trong hoạt động kiểm sát
điều tra các vụ án hình sự tại Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bắc Giang 71
3.2. Các giải pháp bảo đảm áp dụng pháp luật trong hoạt động kiểm sát
điều tra các vụ án hình sự tại Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bắc Giang 73


kết luận
101
danh mục tài liệu tham khảo
103
danh mục các chữ viết tắt trong luận văn
Adpl : áp dụng pháp luật
BLHS : Bộ luật Hình sự
BLTTHS : Bộ luật Tố tụng Hình sự
CQĐT : Kiểm sát điều tra
KSV : Kiểm sát viên
TTHS : Tố tụng hình sự
VKS : Viện kiểm sát
VKSND : Viện kiểm sát nhân dân
VKSNSTC : Viện kiểm sát nhân dân tối cao
XHCN : Xã hội chủ nghĩa
TANDTC : Toà án nhân dân tối cao
danh mục các bảng
Trang
Bảng 2.1: Số vụ án, bị can thụ lý kiểm sát điều tra 51
Bảng 2.2: Số vụ án, bị can Viện kiểm sát đã xử lý 54
Bảng 2.3: Số liệu kiểm sát việc tạm giữ 57
Bảng 2.4: Số liệu kiểm sát việc tạm giam 57
Bảng 2.5: Số lvụ án, bị can đình chỉ và tạm đình chỉ tại Cơ quan điều tra 60
Bảng 2.6: Số lợng đình chỉ, tạm đình chỉ tại Viện kiểm sát 61
Bảng 2.7: Số vụ Viện kiểm sát trả hồ sơ để điều tra bổ sung 62
Bảng 2.8: Số vụ Tòa án trả hồ sơ để Viện kiểm sát bổ sung 63

Mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài
Theo quy định của Bộ luật Hình sự (BLHS) và Bộ luật Tố tụng Hình sự

(BLTTHS) Việt Nam thì điều tra là một trong những hoạt t pháp quan trọng
của Nhà nớc, nhằm đảm bảo mọi hành vi vi phạm pháp luật có tính chất nguy
hiểm cho xã hội, có dấu hiệu tội phạm phải đợc điều tra làm rõ. Trong đó hoạt
động kiểm sát điều tra các vụ án hình sự là một trong những hoạt động trong
quá trình giải quyết các vụ án hình sự của Viện kiểm sát nhân dân (VKSND)
nhằm duy trì chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo
pháp luật trong hoạt động t pháp của VKSND, vừa bảo đảm hoạt động điều tra
chống tội phạm hình sự đạt hiệu quả và đúng pháp luật, vừa bảo đảm quyền và
lợi ích hợp pháp của công dân. Nhận thức rõ tầm quan trọng của hoạt động
này, trong thời gian qua, Đảng và Nhà nớc đã xây dựng và hoàn thiện các chủ
trơng, chính sách cũng nh nhiều quy định pháp luật có liên quan. Với một cơ
sở pháp lý ngày càng hoàn thiện, hoạt động kiểm sát điều tra (KSĐT) của
VKSND đã đạt đợc nhiều thành tựu đáng ghi nhận, góp phần không nhỏ vào
việc thực hiện quyền lực nhà nớc trong lĩnh vực t pháp, góp phần giữ vững ổn
định chính trị xã hội, tăng cờng pháp chế xã hội chủ nghĩa (XHCN).
Trớc những đòi hỏi, yêu cầu của công cuộc đấu tranh phòng chống tội
phạm hiện nay, việc nâng cao chất lợng hoạt động kiểm sát điều tra của Viện
kiểm sát nhân dân là một trong những nội dung quan trọng đợc thể hiện ở
nhiều nghị quyết của Đảng trong thời gian qua.
Với mục đích đó để có những chuyển biến mạnh mẽ trong công tác t
pháp, thực hiện xây dựng Nhà nớc pháp quyền Việt Nam XHCN, Nghị quyết
08-NQ/TW ngày 02 tháng 01 năm 2002 của Bộ Chính trị và Nghị quyết số
49/NQ-TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lợc cải cách t pháp đến
năm 2020.
Là một trong những cơ quan trọng yếu trong bộ máy các cơ quan t
pháp. Viện kiểm sát nhân dân với vị trí, vai trò là cơ quan bảo đảm cho nền
pháp chế đợc thực hiện nghiêm chỉnh và thống nhất, cũng phải thực hiện sự
đổi mới cả về tổ chức và hoạt động thì mới hoàn thành đợc nhiệm vụ của
mình, trớc những yêu cầu của tình hình và nhiệm vụ mới. Việc đổi mới tổ
chức và hoạt động của VKSND đã đợc Nghị quyết số 08 của Bộ Chính trị xác

định:
1
Viện kiểm sát các cấp thực hiện tốt chức năng công tố và kiểm sát việc
tuân theo pháp luật trong hoạt động t pháp. Hoạt động công tố phải đợc thục
hiện ngay từ khi khởi tố vụ án, trong suốt quá trình tố tụng nhằm bảo đảm
không bỏ lọt tội phạm, không làm oan ngời vô tội, xử lý kịp thời những trờng
hợp sai phạm của những ngời tiến hành tố tụng khi thi hành nhiệm vụ[8].
Trớc mắt, Viện kiểm sát nhân dân giữ nguyên chức năng nh hiện nay là
thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động t pháp, Viện kiểm sát nhân đ-
ợc tổ chức phù hợp với hệ thống tổ chức của Toà án nhân dân. Nghiên cứu việc
chuyển đổi Viện kiểm sát thành Viện công tố, tăng cờng trách nhiệm của công
tố trong hoạt động điều tra [10].
Thực tiễn trong những năm qua cho thấy, cơ quan VKSND đã thực
hiện tơng đối tốt hoạt động KSĐT và kiểm sát các hoạt động t pháp trong tố
tụng hình sự, góp phần tích cực vào đấu tranh chống tội phạm, bảo vệ lợi ích
của xã hội, quyền tự do dân chủ của công dân. Tuy nhiên bên cạnh những kết
quả đạt đợc, hoạt động của VKSND trong lĩnh vực này vẫn còn những hạn
chế nhất định cha đáp ứng đợc yêu cầu của xã hội và công cuộc cải cách t
pháp hiện nay. Một trong những nguyên nhân là do chính sách hình sự, các
quy định pháp luật về tố tụng hình sự có nhiều bất cập, chậm đợc sửa đổi bổ
sung. Do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan, hoạt động KSĐT các
vụ án hình sự cũng còn bộc lộ những yếu kém, hạn chế nhất định, nhiều
Kiểm sát viên (KSV), nhiều đơn vị kiểm sát không thực hiện đợc công tác
KSĐT ngay từ giai đoạn đầu, làm thay một số thao tác của Điều tra viên hoặc
bỏ mặc cho Điều tra viên tiến hành điều tra, dẫn đến nhiều vụ án còn bị kéo
dài, có vụ đã vi phạm pháp luật tố tụng hình sự (TTHS), thậm chí còn làm
oan ngời vô tội, đã ảnh hởng nhất định đến quá trình đấu tranh phòng, chống
tội phạm tại địa phơng.
Xuất phát từ thực tế và từ nhận thức áp dụng pháp luật (ADPL) trong
hoạt động KSĐT các vụ án hình sự là một trong những vấn đề cần quan tâm

để nâng cao hơn nữa hiệu quả của công tác KSĐT các vụ án hình sự tại
VKSND, học viên lựa chọn đề tài: "p dng phỏp lut trong hot ng kim
sỏt iu tra cỏc v ỏn hỡnh s ca Vin kim sỏt nhõn dõn tnh Bc
Giang, làm luận văn tốt nghiệp cao học của mình.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
2
Hiện nay đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về ADPL trong hoạt
động t pháp nói chung và ADPL trong KSĐT các vụ án hình sự nói riêng. Các
nghiên cứu này đã đợc thể hiện trong nhiều công trình khoa học đợc công bố
trên sách, báo, tạp chí chuyên ngành và các luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ,
một số giáo trình giảng dạy môn pháp luật, phần lớn đã tập trung làm rõ đợc
các vấn đề lý luận và pháp lý có liên quan. Có thể nêu ra nh sau:
Sổ tay kiểm sát viên hình sự của Viện Khoa học hình sự Viện kiểm sát
nhân dân tối cao (VKSNDTC), Nxb Văn hóa dân tộc, 2006.
Giáo trình Luật Tố tụng hình sự của Đại học Luật Hà Nội.
Bình luận khoa học Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2003, Nxb Chính trị
quốc gia Hà Nội, 2004.
Nguyễn Đức Thanh: "áp dụng pháp luật trong kiểm sát việc sử dụng
các biện pháp ngăn chặn của Cơ quan điều tra trong tố tụng hình sự Việt
Nam", luận văn Thạc sĩ Luật học, 2004.
Nguyễn Văn Đồng: "Tăng cờng pháp chế xã hội chủ nghĩa trong thực
hiện quyền công tố và kiểm sát hoạt động t pháp của Viện kiểm sát nhân dân
Thành phố Hà Nội", luận văn Thạc sĩ Luật học, 2003.
Vũ Viết Tuấn: "Nâng cao chất lợng áp dụng pháp luật trong kiểm sát
điều tra các vụ án hình sự của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bắc Ninh", luận
văn Thạc sĩ Luật học, 2006.
Bùi Mạnh Cờng: "áp dụng pháp luật trong điều tra, truy tố các vụ án
ma túy theo yêu cầu cải cách t pháp ở Việt Nam hiện nay", luận văn Thạc sĩ
Luật học, 2007.
Nguyễn Minh Đồng: "áp dụng pháp luật trong xét xử sơ thẩm đối với

ngời cha thành niên phạm tội của Tòa án nhân dân tỉnh Bắc Ninh", luận văn
Thạc sĩ Luật học, 2007.
Tạ Văn Hồ: "áp dụng pháp luật trong xét xử hình sự đối với các tội
phạm về chức vụ ở Việt Nam hiện nay", luận văn Thạc sĩ Luật học, 2007.
Hà Văn Khanh: "áp dụng pháp luật trong quản lý hành chính nhà nớc
về đất đai ở Thành phố Hà Nội", luận văn Thạc sĩ Luật học, 2007.
Trần Minh Tạo: "áp dụng pháp luật trong kiểm sát điều tra các vụ án
hình sự tại Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bạc Liêu", luận văn Thạc sĩ Luật học,
2008.
Đỗ Văn Chính: "Một số vấn đề cần lu ý khi áp dụng pháp luật trong
công tác xét xử ", Tạp chí Tòa án, tháng 3/2000.
3
Thái Văn Đoàn: "Để nâng cao chất lợng phê chuẩn tạm giam", Tạp chí
Kiểm sát, tháng 12/2002.
Trần Văn Thuận: "Nhiệm vụ quyền hạn của các cơ quan khác đợc giao
nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra", Tạp chí Kiểm sát, tháng 9/2003.
Trần Quang Tiệp: " Một số vấn đề lý luận về biện pháp ngăn chặn trong
tố tụng hình sự", Tạp chí Kiểm sát, tháng 4/2005.
Nguyễn Văn Nhật: "Khám nghiệm hiện trờng trong hoạt động kiểm sát
điều tra hình sự", Tạp chí Kiểm sát, tháng 4/2005.
Kỹ năng thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật
trong tố tụng hình sự , Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2006.
Chu Thị Trang Vân: "Đặc trng của áp dụng pháp luật hình sự", Tạp chí
Nhà nớc và pháp luật, số 3/2006.
Tuy nhiên, cha có công trình nào nghiên cứu, khảo sát về hoạt động
ADPL trong hoạt động KSĐT các vụ án hình sự về cải cách t pháp theo tinh
thần Nghị quyết số 49/ NQ-TW của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ơng
Đảng, luận văn này là công trình nghiên cứu đầu tiên về vấn đề này tại
VKSND tỉnh Bắc Giang ở cấp độ luận văn thạc sĩ. Các công trình nghiên cứu
đã đợc thực hiện là nguồn t liệu phong phú cho học viên thực hiện luận văn tốt

nghiệp của mình.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
- Mục đích của luận văn:
Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực trạng ADPL trong
hoạt động KSĐT các vụ án hình sự, luận văn đề xuất các phơng hớng và giải
pháp nhằm bảo đảm ADPL đúng đắn, trong hoạt động KSĐT các vụ án hình
sự của VKSND tỉnh Bắc Giang, đáp ứng yêu cầu cải cách t pháp, nhằm bảo vệ
tốt hơn lợi ích của Nhà nớc, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
- Nhiệm vụ của luận văn:
Để thực hiện tốt mục đích nêu trên, luận văn có những nhiệm vụ sau:
+ Phân tích cơ sở lý luận của ADPL trong hoạt động KSĐT các vụ án
hình sự.
+ Phân tích, đánh giá thực trạng ADPL trong hoạt động KSĐT các vụ án
hình sự của VKSND tỉnh Bắc Giang, bao gồm thực trạng về chủ thể, kết quả và
nguyên nhân tồn tại, hạn chế của ADPL trong hoạt động KSĐT các vụ án hình sự.
4
+ Phân tích và đề xuất các phơng hớng, giải pháp bảo đảm ADPL đúng
đắn trong hoạt động KSĐT các vụ án hình sự của VKSND tỉnh Bắc Giang
trong thời gian tới.
4. Đối tợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
- Đối tợng nghiên cứu
+ Những vấn đề lý luận về ADPL trong hoạt động KSĐT các vụ án hình sự.
+ Thực tiễn ADPL trong hoạt động KSĐT của VKSND tỉnh Bắc Giang
đối với hoạt động KSĐT của Cơ quan điều tra ở địa phơng.
+ Những nguyên nhân tồn tại, hạn chế khi ADPL trong quá trình điều
tra và KSĐT các vụ án hình sự.
+ Những phơng hớng và giải pháp bảo đảm hiệu quả ADPL trong hoạt
động KSĐT các vụ án hình sự.
- Phạm vi nghiên cứu
Hoạt động KSĐT là hoạt động đợc tiến hành bởi các VKSND, cơ sở

pháp lý của hoạt động KSĐT các vụ án hình sự chính là các quy định pháp
luật đợc ghi nhận trong Hiến pháp, trong Luật tổ chức VKSND, Bộ luật Hình
sự (BLHS), Bộ luật Tố tụng Hình sự (BLTTHS), Pháp lệnh kiểm sát viên, Pháp
lệnh tổ chức điều tra hình sự, Luật Công an nhân dân
Theo đó, cơ sở pháp lý của hoạt động KSĐT các vụ án hình sự thời gian
qua có nhiều thay đổi. Cụ thể:
- Năm 2001, Quốc hội ban hành Nghị quyết số 51/2001/ QH10 sửa đổi,
bổ sung một số điều của Hiến pháp nớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
- Năm1992 quy định một số thay đổi trong chức năng hoạt động của
VKSND và Viện kiểm sát quân sự các cấp.
- Năm 2002 sửa đổi, bổ sung Luật tổ chức VKSND.
- Năm 2003 sửa đổi, bổ sung BLTTHS.
- Năm 2004 Uỷ ban thờng vụ Quốc hội ban hành Pháp lệnh tổ chức
điều tra hình sự số 23/2004 thay thế Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự ngày
04/4/1989.
- Năm 2005 Quốc hội ban hành Luật Công an nhân dân.
Xuất phát từ nhận thức về những đổi mới trong cơ sở pháp lý của hoạt
động KSĐT, luận văn xác định phạm vi nghiên cứu nh sau:
- Tập trung nghiên cứu, khảo sát hoạt động ADPL trong KSĐT các vụ
án hình sự của tỉnh Bắc Giang.
- Thời điểm nghiên cứu, khảo sát: Từ năm 2005 đến tháng 6/2009.
- Địa bàn khảo sát: tỉnh Bắc Giang.
5
5. Cơ sở lý luận và phơng pháp nghiên cứu của luận văn
- Cơ sở lý luận: Luận văn đợc nghiên cứu trên cơ sở lý luận của chủ
nghĩa Mác-Lênin, t tởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt
Nam, khoa học lý luận về lịch sử Nhà nớc và pháp luật nói chung, lý luận và
lịch sử về ADPL nói riêng. Nhất là các quan điểm chỉ đạo của Đảng về cải
cách t pháp trong Nghị quyết số 49/ NQ-TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị:
" về Chiến lợc cải cách t pháp đến năm 2020".

- Phơng pháp nghiên cứu: Luận văn đợc thực hiện trên phơng pháp
nghiên cứu của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử
trong triết học Mác-Lênin. Ngoài ra, luận văn còn sử dụng các phơng pháp
nghiên cứu phân tích, tổng hợp, lịch sử cụ thể ; Đồng thời, kết hợp với các ph-
ơng pháp nghiên cứu khác nh thống kê, so sánh.
6. Những đóng góp khoa học của luận văn
Luận văn là công trình khảo sát đầu tiên nghiên cứu một cách tơng đối
có hệ thống và toàn diện ở cấp độ luận văn thạc sĩ luật về hoạt động ADPL nói
chung và ADPL trong hoạt động KSĐT các vụ án hình sự của VKSND tỉnh Bắc
Giang nói riêng, luận văn có những đóng góp khoa học mới, cụ thể nh sau:
Về phơng diện lý luận: Làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận liên quan đến
hoạt động ADPL nói chung và ADPL trong hoạt động KSĐT các vụ án hình sự
nói riêng, trong đó xác định những vấn đề lý luận của ADPL trong hoạt động
KSĐT các vụ án hình sự trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.
- Về phơng diện thực tiễn: luận văn đánh giá khách quan, khoa học về
thực trạng chỉ rõ nguyên nhân của u điểm và hạn chế, đồng thời đề ra những
phơng hớng và giải pháp, nhằm thực hiện có hiệu quả hơn hoạt động ADPL
trong KSĐT các vụ án hình sự của VKSND tỉnh Bắc Giang.
7. Kết luận của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
đợc kết cấu gồm 3 chơng, 7 tiết.
Chơng 1
Cơ sở lý luận về áp dụng pháp luật
trong hoạt động kiểm sát điều tra các vụ án hình sự
1.1. Khái niệm, đặc điểm, yêu cầu áp dụng pháp luật trong
kiểm sát điều tra các vụ án hình sự
6
1.1.1. Khái niệm áp dụng pháp luật trong kiểm sát điều tra các vụ
án hình sự
1.1.1.1. Khái niệm áp dụng pháp luật

Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, pháp luật là công cụ sắc bén
để thực hiện quyền lực nhà nớc, duy trì và bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị,
pháp luật XHCN là hệ thống các quy tắc xử sự, thể hiện ý trí của giai cấp công
nhân và nhân dân lao động dới sự lẫnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, pháp
luật do Nhà nớc ban hành và bảo đảm thực hiện bằng sức mạnh cỡng chế của
Nhà nớc, trên cơ sở giáo dục thuyết phục mọi ngời tôn trọng và thực hiện, nhằm
điều chỉnh các quan hệ xã hội theo định hớng XHCN.
Pháp luật XHCN có vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống xã hội.
Xét về bản chất, nó là phơng tiện để Nhà nớc thể chế hóa đờng lối, chủ chơng
chính sách của Đảng, bảo đảm cho sự lãnh đạo của Đảng đợc triển khai thực
hiện có hiệu quả trên quy mô toàn xã hội, là điều kiện để nhân dân thực hiện
quyền dân chủ, các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
Tuy nhiên, điều đó có đạt đợc trong thực tế hay không còn phụ thuộc
vào việc tổ chức thực hiện pháp luật, đa pháp luật đi vào cuộc sống, nếu không
thì pháp luật chỉ nằm trên giấy.
Pháp luật chỉ có thể thực sự phát huy có hiệu quả khi các quy định của
pháp luật đợc các cơ quan nhà nớc, tổ chức xã hội, các cán bộ công chức và
công dân thực hiện một cách chính xác, nghiêm chỉnh và thống nhất. Do đó,
vấn đề đặt ra là không phải chỉ có đủ các văn bản pháp luật mà điều quan
trọng hơn ở chỗ pháp luật đó có đợc thực hiện không, những yêu cầu của pháp
luật có trở thành hiện thực trong cuộc sống hay không.
Về lý luận, thực hiện pháp luật là một quá trình hoạt động có chủ định
của con ngời phù hợp với những yêu cầu, quy định của pháp luật.
Thực hiện pháp luật có thể là hành vi của chính cá nhân con ngời nhng
cũng có thể là hành động của các cơ quan nhà nớc, các tổ chức xã hội, là một
hiện tợng xã hội mang tính pháp lý: là một quá trình hoạt động có mục đích
làm cho các quy định của pháp luật đi vào cuộc sống trở thành hành vi thực tế,
hợp pháp của các chủ thể pháp luật " [32, tr. 445].
Các quy định của pháp luật đợc Nhà nớc ban hành dới rất nhiều hình
thức, cho nên hình thức và cách thức thực hiện cũng rất phong phú và khác

nhau. Căn cứ vào tính chất của hoạt động thực hiện pháp luật, khoa học pháp
lý đã khái quát thành những hình thức thực hiện pháp luật nh sau:
7
- Tuân theo pháp luật là một hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các
chủ thể tự kiềm chế không thực hiện những hành động mà pháp luật ngăn cấm
nh không đợc vi phạm an toàn giao thông, không đợc chiếm đoạt tài sản của
ngời khác, không đợc phá huỷ công trình, phơng tiện công cộng của Nhà n-
ớc
- Thi hành pháp luật là một hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các
chủ thể xử sự một cách tích cực thực hiện nghĩa vụ pháp lý của mình nh kinh
doanh thì phải nộp thuế theo quy định của pháp luật, thanh niên trong độ tuổi
phải chấp hành Luật nghĩa vụ quân sự.
- Sử dụng pháp luật là một hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các
chủ thể thực hiện các quyền năng pháp lý của mình để bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp theo quy định pháp luật. Hình thức này khác với các hình thức trên ở
chỗ chủ thể có thể thực hiện hoặc không thực hiện quyền đợc pháp luật cho
phép theo ý chí của mình, chứ không bị bắt buộc phải thực hiện. Đó là quyền
khiếu nại, tố cáo, quyền tự bào chữa hoặc nhờ ngời khác bào chữa, quyền
kháng cáo
- áp dụng pháp luật là một hình thức thực hiện pháp luật, trong đó Nhà
nớc thông qua các cơ quan nhà nớc có thẩm quyền hoặc các tổ chức xã hội, cá
nhân đợc Nhà nớc trao quyền căn cứ vào các quy định pháp luật để ra quyết
định làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt một quan hệ pháp luật cụ thể.
Tuân thủ pháp luật, thi hành pháp luật và sử dụng pháp luật là những
hình thức phổ biến mà mọi chủ thể pháp luật đều có thể thực hiện thì ADPL là
hình thức đặc thù bởi luôn có sự tham gia của Nhà nớc, thông qua các cơ quan
nhà nớc, các tổ chức xã hội hoặc các nhà chức trách có thẩm quyền, thông qua
việc áp dụng pháp luật ý chí của Nhà nớc đợc trở thành hiện thực. Nhà nớc
thực hiện chức năng tổ chức, quản lý các lĩnh vực của đời sống xã hội, bảo
đảm cho việc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nớc, các công chức nhà n-

ớc trong khuôn khổ pháp luật. Điều này có lý do bởi trong nhiều trờng hợp,
các quy định của pháp luật không thể thực hiện nếu chỉ bằng các hình thức
tuân theo pháp luật, thi hành pháp luật hoặc sử dụng pháp luật. Lý do có thể
các chủ thể không muốn thực hiện hoặc không đủ khả năng thực hiện nếu
thiếu sự thông qua của các cơ quan nhà nớc có thẩm quyền. Sự ADPL cần phải
đợc tiến hành qua các trờng hợp sau:
8
- Khi cần truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với những chủ thể vi phạm
pháp luật hoặc cần áp dụng các biện pháp cỡng chế của Nhà nớc đối với
những chủ thể có hành vi vi phạm pháp luật. Ví dụ, công dân B có hành vi lợi
dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản do cơ quan nhà nớc giao cho quản
lý, hành vi đó đã có đủ yếu tố cấu thành tội tham ô tài sản đợc quy định tại
Điều 278 BLHS năm 1999. Không phải ngay sau đó trách nhiệm hình sự tự
động phát sinh và ngời vi phạm tự giác chấp hành các biện pháp chế tài tơng
xứng theo BLHS quy định. Vì vậy, cần có hoạt động của cơ quan bảo vệ pháp
luật và những ngời có thẩm quyền điều tra, truy tố, xét xử để quyết định trách
nhiệm hình sự đối với ngời đã thực hiện hành vi phạm tội và buộc B phải chấp
hành hình phạt đó.
- Trong trờng hợp khi các quyền và nghĩa vụ pháp lý của các chủ thể
không mặc nhiên phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt nếu thiếu sự can thiệp của
Nhà nớc. Ví dụ, một vụ tranh chấp về tài sản, khi hai bên không tự giải quyết
đợc thì có thể kiện ra trớc Toà án để xác định quyền và nghĩa vụ của mỗi bên;
Công dân có quyền tự do kinh doanh, nhng khi kinh doanh phải đăng ký với
cơ quan nhà nớc có thẩm quyền và phải chịu trách nhiệm đóng thuế cho Nhà
nớc.
- Trong một số quan hệ pháp luật mà Nhà nớc thấy cần thiết phải tham
gia để giám sát, kiểm tra hoạt động của các bên tham gia vào quan hệ đó.
Hoặc Nhà nớc xác định sự tồn tại hay không tồn tại của một số việc, sự kiện
thực tế. Ví dụ, chứng nhận kết hôn, xác nhận di chúc, chứng sinh, chứng tử
cho ngời nào đó

Nh vậy ADPL là hình thức thực hiện pháp luật đặc thù, do cơ quan Nhà
nớc, công chức nhà nớc đợc trao quyền tiến hành theo một thủ tục do Nhà nớc
quy định; thực hiện các biện pháp cỡng chế khi có hành vi vi phạm pháp luật
và tội phạm; khi giải quyết các tranh chấp về quyền và các nghĩa vụ pháp lý
có liên quan giữa các chủ thể trong một quan hệ pháp luật nhất định hoặc khi
Nhà nớc thấy cần thiết phải can thiệp, cần phải tham gia để bảo đảm pháp luật
đợc thực hiện trên thực tế, trong đời sống xã hội.
1.1.1.2. Khái niệm áp dụng pháp luật trong kiểm sát điều tra các vụ
án hình sự
áp dụng pháp luật trong KSĐT các vụ án hình sự là một dạng của ADPL
nói chung. ADPL trong KSĐT các vụ án hình sự thuộc trờng hợp ADPL khi
Nhà nớc thấy cần thiết phải tham gia bằng hình thức giám sát hoạt động trong
9
các quan hệ điều tra các vụ án hình sự. Cơ sở phát sinh hoạt động ADPL của
VKSND đó là các quyết định của CQĐT, các hành vi của những ngời tiến
hành tố tụng trong hoạt động TTHS. Các quyết định, các hành vi đó có thể đợc
ban hành, thực hiện đúng hoặc không đúng quy định của pháp luật. Khi đó
Nhà nớc thông qua hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật của VKSND
kịp thời phát hiện những vi phạm, đề ra các yêu cầu, kiến nghị khắc phục, sửa
chữa; đảm bảo cho việc giải quyết các vụ án hình sự đợc tuân thủ theo đúng
quy định của pháp luật.
áp dụng pháp luật trong KSĐT các vụ án hình sự là hoạt động mang
tính quyền lực nhà nớc của VKSND nhằm cá biệt hoá các quy định của pháp
luật, các quy phạm pháp luật nói chung và các quy phạm TTHS nói riêng đối
với các chủ thể trong quá trình giải quyết các vụ án hình sự, nhằm bảo đảm cho
toàn bộ hoạt động điều tra các vụ án hình sự của CQĐT và hoạt động kiểm sát
việc tuân theo pháp luật đợc tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật.
1.1.2. Đặc điểm áp dụng pháp luật trong hoạt động kiểm sát điều
tra các vụ án hình sự
1.1.2.1. Đặc điểm áp dụng pháp luật

Thứ nhất, ADPL mang tính tổ chức, thực hiện quyền lực của Nhà nớc
trong thực tế:
- Hoạt động ADPL chỉ do những cơ quan Nhà nớc có thẩm quyền hoặc
nhà chức trách có thẩm quyền, tiến hành thông qua cán bộ, công chức và thực
hiện trong phạm vi thẩm quyền đợc giao ở một số hoạt động ADPL nhất định.
Trong quá trình ADPL các cơ quan tiến hành tố tụng phải tính đến mọi khía
cạnh, mọi chi tiết và phải xem xét thận trọng, dựa trên những cơ sở quy định,
yêu cầu của pháp luật đã đợc xác định để ra quyết định cụ thể. Nh vậy, pháp
luật là cơ sở xuất phát điểm để cho cơ quan Nhà nớc có thẩm quyền ADPL
thực hiện chức năng của mình.
Việc ADPL đợc xem là sự tiếp tục khẳng định ý trí của Nhà nớc đã thể
hiện trong pháp luật. Do vậy, việc ADPL phải phù hợp với luật hiện hành.
Trong lĩnh vực t pháp, ADPL đợc các cán bộ, công chức nhà nớc có chức danh
pháp lý nh Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phántiến hành, khi tiến hành
xác minh, điều tra thu thập chứng cứ cần làm rõ một cách thận trọng các tình
tiết khách quan của vụ án, từ đó quyết định việc truy cứu trách nhiệm hình sự
nh khởi tố bị can, bắt tạm giam, truy tố, xét xử
10
áp dụng pháp luật có tính bắt buộc đối với các chủ thể bị ADPL, với tổ
chức và cá nhân có liên quan. Trong những trờng hợp cần thiết, quyết định
ADPL đợc bảo đảm bằng quyền lực của nhà nớc.
Thứ hai, việc ban hành một số quyết định ADPL phải đợc thực hiện
thông qua các hình thức, thủ tục nhất định. Các hình thức, thủ tục để ban hành
quyết định trong hoạt động ADPL đợc pháp luật quy định rất chặt chẽ và đòi
hỏi các chủ thể phải tuân thủ một cách nghiêm chỉnh. Bởi tính chất nghiêm
trọng của ADPL, chủ thể ADPL có thể đợc hởng các quyền và lợi ích rất lớn
nhng cũng có thể phải chịu những hậu quả bất lợi rất nghiêm trọng, vì thế nên
trong pháp luật luôn có sự xác định rõ ràng về trình tự, thủ tục, cơ sở, điều
kiện, quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong ADPL. Tính đơn giản hay phức
tạp của các thủ tục này phụ thuộc vào tính chất nội dung sự việc cần phải

ADPL, áp dụng các quy phạm pháp luật giản đơn nh việc xử phạt vi phạm
hành chính tại chỗ thì các thủ tục đặt ra cũng đơn giản và nhanh chóng. Ví dụ,
cảnh sát giao thông phạt ngời điều khiển ngồi trên xe gắn máy không đội mũ
bảo hiểm. Để áp dụng quy phạm pháp luật phức tạp, thì cần phải xác minh,
điều tra, đánh giá kỹ những tình tiết sự việc, xác định một ngời có phạm tội
hay không phạm tội đòi hỏi phải có một quá trình tiến hành tố tụng của các cơ
quan Công an, Viện kiểm sát, Toà án.
Thứ ba, nếu quy phạm pháp luật là khuôn mẫu chung, là những tiêu
chuẩn chung cho việc xử sự giữa ngời với ngời trong mối quan hệ xã hội, thì
hoạt động ADPL luôn mang tính cụ thể: Tính cụ thể của hoạt động ADPL thể
hiện ở chỗ các quan hệ xã hội, các chủ thể bị ADPL đợc xác định chính xác;
gồm cả con ngời, sự việc, thời gian, không gian, địa diểm các quy định ADPL
đợc ban hành mang tính cá biệt, cụ thể đối với các quan hệ xã hội xác định. Ví
dụ, trong một vụ án về hình sự đợc khởi tố thì các quyết định khởi tố cho từng
bị can riêng biệt, không thể sử dụng một quyết định khởi tố bị can cho nhiều
bị can.
Thứ t, ADPL là hoạt động đòi hỏi mang tính sáng tạo. Khi ADPL, ngời
có thẩm quyền phải nghiên cứu kỹ vụ việc cần làm sáng tỏ vụ án, các yếu tố
cấu thành pháp lý của nó để từ đó lựa chọn quy phạm pháp luật, ra văn bản
ADPL và tổ chức thi hành một cách đúng đắn. Để đạt đợc điều đó đòi hỏi các
nhà chức trách phải có kiến thức pháp luật cao, có tri thức tổng hợp và có kinh
nghiệm phong phú.
11
ở nớc ta, trong điều kiện xây dựng Nhà nớc pháp quyền hiện nay, đòi
hỏi phải đề cao vai trò ADPL, đặc biệt là ADPL của các cơ quan tiến hành tố
tụng nhất là trong hoạt động điều tra, truy tố và xét xử các vụ án hình sự,
nhằm bảo đảm quyền tranh luận của các chủ thể pháp luật, đợc thực hiện tranh
luận công khai, dân chủ, xử lý đúng ngời, đúng tội, đúng pháp luật, đồng thời
bảo vệ quyền tự do dân chủ của công dân và tiến bộ xã hội.
1.1.2.2. Đặc điểm áp dụng pháp luật trong hoạt động kiểm sát điều

tra các vụ án hình sự
Thứ nhất, ADPL trong KSĐT các vụ án hình sự là hoạt động chỉ do
VKSND tiến hành theo pháp luật quy định.
Theo quy định của Hiến pháp thì VKSND các cấp là cơ quan có chức
năng thực hiện quyền công tố và kiểm sát các hoạt động t pháp. Thông qua
việc thực hiện chức năng này VKSND thực hiện quyền lực Nhà nớc trong lĩnh
vực t pháp, góp phần bảo vệ pháp chế XHCN, bảo vệ chế độ XHCN, bảo vệ
quyền làm chủ của nhân dân, bảo vệ tài sản của Nhà nớc, bảo vệ tài sản, sức
khoẻ, danh dự nhân phẩm của công dân. Bảo đảm mọi hành vi xâm phạm tới
lợi ích của Nhà nớc, của tập thể và lợi ích hợp pháp của công dân phải đợc xử
lý nghiêm minh trớc pháp luật.
Quyền hạn KSĐT các vụ án hình sự đợc quy định tại các Điều 12, 13,
14, Luật tổ chức VKSND năm 2002 và tập trung nhất ở các Điều 112, 113
BLTTHS năm 2003.
Điều 112 BLTTHS quy định VKSND có quyền quyết định khởi tố các
vụ án, khởi tố bị can, đề ra yêu cầu điều tra và trong trờng hợp cần thiết thì
trực tiếp tiến hành một số hoạt động điều tra, có quyền quyết định, thay đổi,
huỷ bỏ biện pháp ngăn chặn, quyết định phê chuẩn hoặc không phê chuẩn,
huỷ bỏ các quyết định không có căn cứ và trái pháp luật của CQĐT, quyết
định đình chỉ, tạm đình chỉ vụ án, quyết định truy tố bị can ra trớc Toà án.
Điều 113 BLTTHS quy định khi tiến hành KSĐT, VKSND có nhiệm vụ quyền
hạn kiểm sát việc khởi tố vụ án, kiểm sát hoạt động điều tra và việc lập hồ sơ
vụ án của CQĐT, áp dụng mọi biện pháp do BLTTHS quy định để loại trừ vi
phạm pháp luật của CQĐT, của Điều tra viên, có quyền yêu cầu CQĐT cung
cấp tài liệu cần thiết về vi phạm pháp luật của Điều tra viên và yêu cầu Thủ tr-
ởng CQĐT xử lý nghiêm minh Điều tra viên đã vi phạm pháp luật trong khi
tiến hành điều tra và khi có dấu hiệu phạm tội thì truy cứu trách nhiệm hình sự
đối với Điều tra viên.
12
Với những quy định của pháp luật nh trên thì VKSND có quyền áp

dụng mọi biện pháp cần thiết trong hoạt động KSĐT nhằm bảo đảm cho hoạt
động điều tra các vụ án hình sự đợc khách quan, toàn diện, đầy đủ, bảo đảm
việc truy tố đúng ngời, đúng tội, đúng pháp luật.
Thứ hai, ADPL trong KSĐT các vụ án hình sự của VKSND phải tuân
thủ những quy định về trình tự, thủ tục do pháp luật quy định.
Pháp luật tố tụng hình sự quy định rất chặt chẽ việc ADPL trong hoạt
động KSĐT các vụ án hình sự về trình tự thủ tục của hoạt động điều tra, khởi
tố vụ án, khởi tố bị can, các biện pháp điều tra thu thập chứng cứ, các biện
pháp ngăn chặn, đình chỉ, tạm đình chỉ vụ án, thời hiệu điều traTóm lại, tất
cả các bớc trong quá trình điều tra các vụ án hình sự, hoạt động kiểm sát việc
tuân theo pháp luật của VKSND đều đợc quy định chặt chẽ theo các trình tự
thủ tục do pháp luật TTHS quy định.
Thứ ba, quyết định ADPL trong KSĐT của VKSND đợc pháp luật bảo
đảm thi hành; các quyết định ADPL của VKSND đợc bảo đảm thi hành trong
quá trình giải quyết các vụ án hình sự, bảo đảm cho pháp luật đợc thực hiện
nghiêm chỉnh và thống nhất, tại khoản 2 Điều 23 BLTTHS năm 2003 quy định:
VKSND kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự, có
trách nhiệm phát hiện kịp thời vi phạm pháp luật của các cơ quan tiến hành tố
tụng và ngời tham gia tố tụng, áp dụng những biện pháp do Bộ luật này quy
định để loại trừ việc vi phạm pháp luật của cơ quan hoặc cá nhân.
Điều 114 BLTTHS còn khẳng định trách nhiệm của CQĐT phải thực
hiện các yêu cầu của VKSND, ngay cả khi không nhất trí, CQĐT vẫn phải
chấp hành và có quyền kiến nghị với VKSND cấp trên trực tiếp.
1.1.3. Yêu cầu áp dụng pháp luật trong hoạt động kiểm sát điều tra
các vụ án hình sự
Yêu cầu ADPL trong hoạt động KSĐT các vụ án hình sự của VKSND là
bảo đảm cho mọi hành vi vi phạm và tội phạm phải đợc phát hiện, xử lý kịp
thời, chính xác theo các quy định của pháp luật hiện hành, bảo đảm không bỏ
lọt tội phạm và không làm oan ngời vô tội.
Trên cơ sở quan điểm chỉ đạo của Đảng tại Nghị quyết số 08/NQ-TW

ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm về cải cách t
pháp trong giai đoạn tới và Nghị quyết số 49/NQ-TW ngày 20/6/2005 của Bộ
Chính trị về Chiến lợc cải cách t pháp đến năm 2020, xác định yêu cầu cơ bản
đối với ADPL trong KSĐT các vụ án hình sự của VKSND nh sau:
* Yêu cầu về tính hợp pháp:
13
Đây là yêu cầu cơ bản của quá trình ADPL trong KSĐT các vụ án hình
sự của VKSND. Yêu cầu này đòi hỏi khi ADPL phải phù hợp, đúng thẩm
quyền, đúng trình tự, thủ tục, đúng quy định của BLTTHS năm 2003.
Tính hợp pháp của việc ADPL trong hoạt động KSĐT các vụ án hình sự
của VKS thể hiện ở chỗ, VKS có thực hiện theo đúng thẩm quyền hay không,
thẩm quyền ADPL của VKS theo lãnh thổ và theo cấp ra quyết định đợc quy
định rất chặt chẽ. Cấp huyện đợc giải quyết các vụ án có khung hình phạt đến
7 năm tù, đối với những nơi cấp huyện đã đợc tăng thẩm quyền theo lộ trình
cải cách t pháp thì đến 15 năm tù. Cấp tỉnh đợc sử lý những vụ án không thuộc
thẩm quyền cấp huyện hoặc thuộc thẩm quyền nhng cần thiết rút lên để xử lý.
Tính hợp pháp của ADPL trong KSĐT các vụ án hình sự còn thể hiện ở
việc các quyết định ADPL phải đợc ban hành theo đúng trình tự, thủ tục và th-
ời hạn quy định. VKSND phải kiểm tra tính có căn cứ và tính hợp pháp, trình
tự ban hành các quyết định của CQĐT nh khởi tố vụ án, khởi tố bị can, quyết
định tạm giamVKS khi ban hành các quyết định phê chuẩn các quyết định
của CQĐT, thì VKS cũng phải theo đúng trình tự, thủ tục, thời hạn do pháp
luật quy định trong BLTTHS.
Nh vậy, ADPL phù hợp, đúng thẩm quyền, đúng trình tự, thủ tục, thời
gian do pháp luật quy định là tất yếu và bắt buộc không thể thiếu đợc của việc
ADPL trong hoạt động KSĐT các vụ án hình sự của VKSND.
* Yêu cầu về tính chính xác, khách quan:
Tính chính xác, khách quan khi ADPL trong hoạt động KSĐT các vụ án
hình sự thể hiện ở chỗ, KSV đợc phân công KSĐT vụ án cần phải nghiên cứu,
đánh giá các tài liệu, chứng cứ thu thập đợc có trong hồ sơ vụ án một cách

khách quan và toàn diện; xem xét các tình tiết của vụ án một cách nghiêm túc
cả chứng cứ buộc tội và cả chứng cứ gỡ tội; không đợc áp đặt ý chí chủ quan
của mình hoặc nhìn nhận sự việc một cách sơ sài, phiến diện.
Tính chính xác, khách quan của ADPL trong hoạt động KSĐT các vụ án
hình sự còn đợc thể hiện bằng việc vận dụng đúng nội dung quy định pháp
luật, đòi hỏi KSV, Phó Viện trởng, Viện trởng là ngời có thẩm quyền khi ra
quyết định phải đánh giá phân tích kỹ những quy phạm pháp luật cần áp dụng;
những tình tiết, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án đã thoả mãn đầy đủ nội dung
quy phạm pháp luật cần điều chỉnh hay cha.
* Yêu cầu về tính khả thi:
14
Theo BLTTHS các quyết định, yêu cầu, kiến nghị của VKSND phải đợc
chấp hành, thực hiện trong quá trình điều tra vụ án hình sự. Tính khả thi đòi
hỏi các quyết định ADPL trong hoạt động KSĐT vụ án hình sự phải đợc thi
hành trên thực tế. Các quyết định phê chuẩn khởi tố bị can, phê chuẩn lệnh
tạm giam của VKS phải đợc thi hành ngay; Các quyết định trả hồ sơ để điều
tra bổ sung, ngoài yếu tố mang tính mệnh lệnh, KSV còn phải tính tới khả
năng thực hiện; hoặc phê chuẩn lệnh tạm giam, tạm giam bao nhiêu ngày khi
đó phải tính đến tính chất nghiêm trọng của tội phạm, mức độ phức tạp của vụ
án, khả năng kết thúc điều tra vụ án của CQĐT nói chung và khả năng của
Điều tra viên nói riêng, để có đủ thời gian làm rõ các tình tiết phạm tội của bị
can cũng nh của toàn bộ vụ án.
Nh vậy, yêu cầu về tính hợp pháp, tính chính xác, khách quan và tính khả
thi là những yêu cầu cơ bản của việc ADPL trong KSĐT các vụ án hình sự của
VKSND. Thực hiện tốt các yêu cầu này thì việc ADPL của VKSND trong
KSĐT vụ án hình sự sẽ đạt hiệu quả cao, đảm bảo cho việc điều tra các vụ án
hình sự đợc theo đúng quy định của pháp luật.
1.2. Quy trình và nội dung áp dụng pháp luật trong hoạt
động kiểm sát điều tra các vụ án hình sự
1.2.1. Quy trình áp dụng pháp luật trong hoạt động kiểm sát điều tra

các vụ án hình sự
Quy trình ADPL trong hoạt động KSĐT các vụ án hình sự, VKSND phải
tuân theo trình tự nh sau:
- Nghiên cứu, xem xét, đánh giá các tình tiết, chứng cứ có liên quan đến
sự kiện pháp lý, đối tợng và quyết định do Cơ quan điều tra cung cấp.
- Đây là khâu đầu tiên, có ý nghĩa quan trọng của ADPL trong hoạt động
KSĐT các vụ án hình sự. VKSND nghiên cứu xem xét đánh giá các tài liệu,
chứng cứ và thủ tục tố tụng nhằm xác định tính có căn cứ của vấn đề đang đặt
ra: có hành vi phạm tội hay không, ai là ngời thực hiện, xảy ra ở đâu, khi nào,
tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội, hoàn cảnh, điều kiện phạm tội, công cụ,
phơng tiện phạm tội, nhân thân, năng lực chịu trách nhiệm hình sự, mức độ thiệt
hạitức là phải xem xét đánh giá các tình tiết, các yếu tố cấu thành tội phạm và
việc thu thập tài liệu chứng cứ đó có hợp pháp hay không. Từ đó, có cơ sở để
VKSND chấp nhận hay không chấp nhận đối với những tài liệu, chứng cứ, quyết
15
định của CQĐT, phê chuẩn hay không phê chuẩn quyết định khởi tố bị can,
quyết định bắt tạm giam hoặc áp dụng các biện pháp ngăn chặn khác
Có thể nói rằng, việc nghiên cứu hồ sơ, tài liệu trong vụ án hình sự có
một ý nghĩa hết sức quan trọng nhằm góp phần bảo đảm cho việc giải quyết
vụ án hình sự đợc chính xác, đúng theo quy định của pháp luật.
Nếu trớc đó CQĐT thu thập tài liệu chứng cứ không đúng trình tự, thủ
tục hoặc không đầy đủ, không toàn diện thì việc xem xét đánh giá của
VKSND sẽ gặp khó khăn, dễ dẫn đến sai lầm khi ra văn bản ADPL. Do đó,
phạm vi thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động t pháp của
VKSND trong lĩnh vực hình sự phải đợc bắt đầu từ khâu tiếp nhận, xử lý tin
báo liên quan tới tội phạm (khoản 4 Điều 103 BLTTHS).
- Lựa chọn các quy phạm pháp luật phù hợp để áp dụng trong hoạt động
kiểm sát điều tra các vụ án hình sự
Theo quy định của pháp luật TTHS thì KSV đợc giao nhiệm vụ KSĐT vụ
án hình sự cần phải xem xét, đánh giá đầy đủ sự kiện pháp lý đã xảy ra; những

công việc CQĐT đã xử lý, yêu cầu và đề nghị trong tiến trình giải quyết vụ án;
từ đó xác định nội dung và phạm vi quy phạm pháp luật đợc lựa chọn để áp
dụng trong hoạt động KSĐT vụ án hình sự.
Muốn làm đợc điều đó, đòi hỏi KSV phải tiến hành nghiên cứu, làm sáng
tỏ t tởng, nội dung và ý nghĩa của quy phạm pháp luật đợc lựa chọn; đối chiếu
với nội dung tình tiết của sự kiện pháp lý để có sự lựa chọn đúng đắn. Có lựa
chọn quy phạm pháp luật đúng thì ra quyết định ADPL mới chính xác. Tóm
lại, giai đoạn ADPL này đòi hỏi phải lựa chọn đúng quy phạm pháp luật cho
từng trờng hợp cụ thể, phải là quy phạm pháp luật đang có hiệu lực pháp luật
và không mâu thuẫn với văn bản quy phạm pháp luật có giá trị pháp lý cao
hơn.
- Ban hành văn bản ADPL:
Ban hành văn bản ADPL trong KSĐT các vụ án hình sự là việc VKSND
ra quyết định. Đây là giai đoạn quan trọng nhất của quá trình KSĐT các vụ án
hình sự. Quyết định của VKSND đợc ban hành sau khi đã xem xét, đối chiếu
một cách thận trọng, khách quan với toàn bộ những tài liệu, chứng cứ đã đợc
thu thập trong hồ sơ vụ án.
Quyết định của VKSND luôn tác động trực tiếp đến kết quả điều tra vụ
án, đến quyền tự do thân thể của công dân và đến an ninh trật tự trên địa bàn
nên đòi hỏi KSV và những ngời có thẩm quyền ra quyết định phải tổng hợp,
16
đánh giá các tình tiết vụ án, đồng thời phải có kỹ năng soạn thảo văn bản, bảo
đảm chất lợng kỹ thuật văn bản và tuân thủ nghiêm ngặt trình tự, thủ tục quy
định của pháp luật TTHS hiện hành.
- Tổ chức thực hiện văn bản ADPL:
Đây là giai đoạn cuối cùng của quá trình ADPL. Văn bản ADPL của
VKSND trong KSĐT các vụ án hình sự có thể là lệnh, quyết định, bao gồm cả
quyết định phê chuẩn và quyết định không phê chuẩn, buộc CQĐT phải thi
hành và tổ chức thực hiện. Giám sát chặt chẽ và đầy đủ việc thực hiện các văn
bản ADPL của VKSND trong KSĐT các vụ án hình sự vừa là chức năng, vừa

là nhiệm vụ của Viện kiểm sát nhân dân do pháp luật quy định. Đó là một
trong những bảo đảm quan trọng để quyết định của VKSND đợc tổ chức, thực
hiện một cách nghiêm chỉnh.
1.2.2. Khái niệm kiểm sát điều tra
Từ khi ra đời, Nhà nớc ta đứng trớc những yêu cầu của quá trình xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc, trong đó việc tuân thủ pháp luật của các cơ quan Nhà
nớc và mọi công dân là một trong những yêu cầu cấp bách cần phải thực hiện.
Muốn đáp ứng đợc yêu cầu đó cần tổ chức thành lập một cơ quan nhà nớc có
chức năng kiểm tra và giám sát các hoạt động áp dụng pháp luật của các cơ
quan nhà nớc và mọi công dân nhằm bảo đảm cho pháp luật đợc chấp hành
nghiêm chỉnh và thống nhất.
Lênin là ngời đầu tiên có quan điểm về tổ chức cơ quan kiểm tra, giám
sát, quan điểm đó đợc thể hiện trong tác phẩm bàn về " Song trùng, trực thuộc
và pháp chế". Lênin xuất phát từ một vấn đề có tính quy luật là: Trong quá
trình xây dựng chủ nghĩa xã hội cần phải thiết lập một nền pháp chế thống
nhất, điều mà Lênin gọi "pháp chế chỉ có một" với ba yêu cầu "phải có sự
thống nhất về pháp chế trong toàn nớc cộng hoà"; "phải có luật duy nhất trong
toàn nớc cộng hoà" và " phải có sự áp dụng thực hiện và tuân theo pháp luật
một cách thống nhất". Lênin cho rằng, để bảo đảm sự thắng lợi của cách mạng
xã hội chủ nghĩa trong quá trình xây dựng xã hội chủ nghĩa cần phải thiết lập
một nền pháp chế thống nhất, trật tự kỷ cơng phép nớc phải nghiêm minh.
Vậy, muốn có pháp chế thống nhất không thể không thành lập cơ quan Viện
kiểm sát.
Vận dụng t tởng của Lênin vào thực tiễn xây dựng, tổ chức bộ máy nhà
nớc ta, Đảng và Nhà nớc đã nhận định rằng để bảo đảm cho pháp luật do Nhà
nớc ban hành, đợc thực hiện một cách nghiêm chỉnh và thống nhất, thì việc tổ
17
chức một cơ quan có chức năng kiểm tra và giám sát hoạt động áp dụng pháp
luật của các cơ quan nhà nớc và công dân là một đòi hỏi mang tính khách
quan, nên đã quyết định thành lập cơ quan Viện kiểm sát. Quan điểm trên đã

đợc thể chế hoá trong các Hiến pháp, từ Hiến pháp năm 1959 đến Hiến pháp
1992 (sửa đổi).
Điều 137 Hiến pháp năm 1992 sửa đổi trong đó có sự điều chỉnh chức
năng của cơ quan Viện kiểm sát với quy định " Viện kiểm sát nhân dân thực
hiện chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động t pháp theo
quy định của Hiến pháp và pháp luật " [23, tr.78]. Trong lĩnh vực t pháp, Luật
tổ chức VKSND năm 2002 đã cụ thể hoá nội dung trên, với quy định rõ Viện
kiểm sát thực hiện chủ yếu hai chức năng đó là thực hành quyền công tố và
kiểm sát các hoạt động t pháp theo quy định của Hiến pháp và pháp luật. Sự
điều chỉnh đã đa ra tiền đề cho việc nghiên cứu làm rõ chức năng KSĐT của
Viện kiểm sát nhân dân.
Thuật ngữ "KSĐT các vụ án hình sự" chỉ xuất hiện trong Luật tổ chức
Viện kiểm sát nhân dân. Tuy nhiên, nhà lập pháp nớc ta cha đa ra một định
nghĩa pháp lý chung nhất của khái niệm "KSĐT các vụ án hình sự" nên dẫn
đến nhiều quan điểm nhận thức, cách hiểu khác nhau về khái niệm này. Theo
cách hiểu thông thờng thì KSĐT chỉ bao gồm nội dung kiểm sát các hoạt động
tố tụng trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự, mà giai đoạn điều tra đợc tính
từ khi khởi tố. Tuy nhiên, khoa học pháp lý đã xác định KSĐT bao gồm cả
kiểm sát hoạt động khởi tố và KSĐT các vụ án hình sự. Luật tổ chức VKSND
quy định nhiệm vụ và quyền hạn của VKSND khi thực hiện công tác KSĐT
nh: Kiểm sát việc khởi tố, kiểm sát các hoạt động điều tra và việc lập hồ sơ vụ
án của Cơ quan điều tra Hoạt động giám sát quá trình điều tra vụ án hình sự
là sự thể hiện chức năng kiểm sát các hoạt động t pháp trong giai đoạn điều
tra, một trong những chức năng cơ bản của VKSND nhằm bảo đảm cho các
hoạt động điều tra của Cơ quan điều tra đợc khách quan, toàn diện, việc áp
dụng các biện pháp điều tra theo luật định có căn cứ và hợp pháp.
Pháp luật tố tụng hình sự nớc ta quy định Cơ quan điều tra phải áp dụng
mọi biện pháp hợp pháp để xác định sự thật của vụ án một cách khách quan,
toàn diện và đầy đủ, làm rõ những chứng cứ xác định có tội và chứng cứ xác
định vô tội, những tình tiết tăng nặng và những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm

hình sự của bị can. Các biện pháp hợp pháp mà Cơ quan điều tra đợc áp dụng
18
trong giai đoạn điều tra rất nhiều, tuy nhiên tựu chung lại có thể phân chia
thành hai nhóm sau:
Thứ nhất, các biện pháp tố tụng nhằm thu thập và kiểm tra chứng cứ gồm:
hỏi cung bị can, lấy lời khai ngời làm chứng, lấy lời khai ngời bị hại, đối chất,
khám nghiệm hiện trờng, khám nghiệm tử thi, khám xét, thu giữ, giám định,
nhận dạngViệc áp dụng các biện pháp tố tụng hình sự để tiến hành điều tra vụ
án hình sự của Cơ quan điều tra đợc gọi là các hoạt động điều tra.
Thứ hai, các biện pháp nhằm thực hiện các quyết định tố tụng quan trọng
của các cơ quan tiến hành tố tụng nh: quyết định khởi tố bị can, áp dụng, thay
đổi hoặc huỷ bỏ các biện pháp ngăn chặn (bắt, tạm giữ, tạm giam).
Các biện pháp nói trên khi đợc áp dụng đều liên quan trực tiếp tới các
quyền cơ bản của công dân nói chung, quyền trẻ em nói riêng nên đòi hỏi việc
áp dụng phải tuân thủ đúng về trình tự cũng nh thủ tục do BLTTHS đã quy
định. Do đó, việc giám sát chặt chẽ bảo đảm quá trình điều tra vụ án hình sự
đợc thực hiện theo đúng quy định của BLTTHS là trách nhiệm của VKSND.
KSĐT các vụ án hình sự của VKSND thực chất là kiểm sát việc tuân theo pháp
luật các hoạt động t pháp của Cơ quan điều tra và các cơ quan khác đợc giao
tiến hành một số hoạt động điều tra trong quá trình giải quyết vụ án hình sự.
Hoạt động t pháp của Cơ quan điều tra đợc hiểu là các hoạt động trong giai
đoạn khởi tố và điều tra, gọi chung là giai đoạn điều tra. Hoạt động KSĐT với
tính chất là một chức năng của VKSND thì hoạt động đó có bản chất pháp lý
là kiểm tra tính có căn cứ và tính hợp pháp các hoạt động tố tụng, đợc thực
hiện bởi Cơ quan điều tra và các cơ quan khác đợc giao tiến hành một số hoạt
động điều tra trong giai đoạn điều tra các vụ án hình sự nhằm bảo đảm việc
khởi tố, điều tra đúng ngời, đúng tội, đúng pháp luật, không để lọt tội phạm
đồng thời cũng không làm oan ngời vô tội.
Từ bản chất pháp lý đó chúng ta cần xem xét đối tợng và phạm vi của
hoạt động KSĐT các vụ án hình sự. Theo tác giả, đối tợng của KSĐT các vụ

án hình sự chính là việc chấp hành pháp luật của các cơ quan tiến hành tố
tụng, ngời tiến hành tố tụng và ngời tham gia tố tụng trong giai đoạn điều tra
vụ án hình sự. Khi tiến hành hoạt động kiểm sát VKSND, BLHS, BLTTHS và
các văn bản pháp luật khác có liên quan để theo dõi, xem xét bảo đảm việc
tuân theo pháp luật, cũng nh bảo đảm tính có căn cứ và hợp pháp của các hoạt
động tố tụng mà Cơ quan điều tra đã tiến hành trong quá trình điều tra vụ án
hình sự.
19
Về phạm vi của KSĐT các vụ án hình sự từ trớc đến nay còn nhiều quan
điểm khác nhau. Tuy nhiên, về mặt lý luận, tác giả cho rằng phạm vi của
KSĐT bắt đầu từ khi có tội phạm xảy ra, theo đó các cơ quan t pháp có thẩm
quyền có trách nhiệm tiến hành các hoạt động khởi tố, điều tra để truy cứu
trách nhiệm hình sự đối với ngời thực hiện hành vi phạm tội. Nhằm bảo đảm
cho các hoạt động tố tụng thực hiện theo quy định của pháp luật, đòi hỏi phải
có sự giám sát chặt chẽ của VKSND thông qua hoạt động kiểm sát việc tuân
theo pháp luật. Vì vậy, phạm vi của hoạt động KSĐT các vụ án hình sự đợc
xác định bắt đầu từ khi có tội phạm xảy ra hoặc phát hiện đợc dấu hiệu của
tội phạm cho tới khi vụ án đợc kết thúc điều tra bằng bản kết luận điều tra
của cơ quan có thẩm quyền chuyển cho VKSND đề nghị truy tố hoặc khi
Cơ quan điều tra ra quyết định đình chỉ điều tra vụ án. Việc xác định phạm
vi nh vậy là thể hiện tính đầy đủ, toàn diện của hoạt động KSĐT các vụ án
hình sự của VKSND, cũng nh thể hiện đầy đủ bản chất pháp lý của hoạt
động kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong khởi tố, điều tra các vụ án
hình sự đó là kiểm tra tính có căn cứ và tính hợp pháp trong hoạt động tố
tụng của cơ quan tiến hành tố tụng trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự.
Từ những nội dung nêu trên, có thể đa ra định nghĩa về KSĐT các vụ án
hình sự nh sau: KSĐT các vụ án hình sự là chức năng hiến định của VKSND,
có nội dung là giám sát trực tiếp mọi hoạt động tố tụng của cơ quan tiến hành
tố tụng, ngời tiến hành tố tụng trong quá trình khởi tố, điều tra các vụ án hình
sự, nhằm bảo đảm cho pháp luật tố tụng hình sự đợc thực hiện một cách

nghiêm chỉnh và thống nhất.
Xuất phát từ khái niệm đã nêu ở trên và trên cơ sở nghiên cứu các quy
định của pháp luật, liên quan đến hoạt động KSĐT các vụ án hình sự, cho
phép rút ra một số đặc điểm chung của nó nh sau:
Thứ nhất, KSĐT các vụ án hình sự là chức năng hiến định của VKSND,
có phạm vi xác định thời điểm bắt đầu từ khi có dấu hiệu của tội phạm xảy ra
và thời điểm kết thúc khi cơ quan tiến hành tố tụng kết thúc điều tra vụ án,
chuyển hồ sơ vụ án cùng bản kết luận điều tra cho VKSND đề nghị truy tố
hoặc vụ án đợc đình chỉ điều tra.
Thứ hai, nội dung của KSĐT chính là việc giám sát trực tiếp mọi hoạt
động tố tụng của cơ quan tiến hành tố tụng, ngời tiến hành tố tụng trong quá
trình khởi tố, điều tra các vụ án hình sự.
20
Thứ ba, KSĐT các vụ án hình sự là nhằm mục đích bảo đảm cho pháp
luật tố tụng hình sự đợc thực hiện nghiêm chỉnh và thống nhất.
1.2.3. Nội dung áp dụng pháp luật trong kiểm sát điều tra các vụ án
hình sự
Kiểm sát điều tra là một hoạt động quan trọng mà ngành kiểm sát nhân
dân phải thực hiện. Nội dung hoạt động KSĐT có phạm vi rộng lớn, xuyên
suốt từ khi phát hiện dấu hiệu của hành vi phạm tội đến việc điều tra làm rõ
hành vi, tính chất, mức độ, hậu quả, nhân thân ngời phạm tội, những thiệt hại
đã xảy ra, đến việc truy tố ngời phạm tội ra trớc Toà án.
1.2.3.1. áp dụng pháp luật trong kiểm sát việc tiếp nhận giải quyết tin
báo, tố giác tội phạm và khởi tố vụ án hình sự của Cơ quan điều tra
- Khởi tố vụ án hình sự là một quyết định mang tính pháp lý của cơ quan
tiến hành tố tụng. Khi đó dấu hiệu tội phạm thì CQĐT phải ra quyết định khởi
tố vụ án hình sự.
Hành vi phạm tội có thể xảy ra bất kể thời gian nào và ở bất cứ đâu.
Thông qua nguồn tin báo, tố giác về tội phạm, CQĐT và VKS nắm bắt đợc các
sự kiện phạm tội đã xảy ra.

Theo Điều 100 BLTTHS năm 2003, việc xác định dấu hiệu tội phạm dựa
trên những cơ sở nh: tố giác của công dân, tin báo của cơ quan, tổ chức, tin
báo trên các phơng tiện thông tin đại chúng hoặc ngời phạm tội tự thú
Tố giác tội phạm là việc ngời dân báo cho các cơ quan, tổ chức về tội
phạm mà họ biết. Tin báo, tố giác về tội phạm có thể đợc phản ánh bằng
miệng, bằng đơn th, bằng điện thoại, bằng th tín Công dân có thể tố giác
tội phạm với CQĐT, VKS, Toà án hoặc với các cơ quan tổ chức khác; các cơ
quan, tổ chức này khi nhận đợc tin báo, tố giác tội phạm phải báo ngay cho
CQĐT.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 103 BLTTHS năm 2003 thì trong thời
hạn 20 ngày, CQĐT phải tiến hành kiểm tra, xác minh nguồn chứng cứ, xác
định vụ việc để giải quyết khởi tố hay không khởi tố vụ án hình sự. VKSND
có trách nhiệm kiểm sát việc giải quyết của CQĐT đối với việc tiếp nhận và
xử lý tin báo, tố giác về tội phạm.
Ngời phạm tội tự thú là ngời tự nguyện đến khai báo với CQĐT, VKS,
Toà án hoặc với cơ quan tổ chức khác về hành vi phạm tội của chính mình,
mặc dù cha bị các cơ quan bảo vệ pháp luật phát hiện. Việc tự nguyện này có
thể là do sự ăn năn hối cải, có thể là do sự tác động của gia đình, ngời thân
21
nên ngời phạm tội đã ra tự thú để tránh cuộc sống lẩn trốn, chui lủi, luôn trong
tâm trạng hoang mang, lo sợ và mong nhận đợc sự khoan hồng của Nhà nớc,
của pháp luật.
Khi nhận đợc tin báo, tố giác về tội phạm thì CQĐT phải sử dụng các
biện pháp thao tác nghiệp vụ theo quy định của pháp luật để tiến hành điều
tra, xác minh nh: ghi lời khai ngời tố giác, khám nghiệm hiện trờng, khám
nghiệm tử thi, lấy lời khai ngời bị tạm giữ, xem xét dấu vết trên cơ thể
CQĐT trong phạm vi trách nhiệm của mình, sau khi đã xác minh các nguồn
tin để đi đến quyết định khởi tố vụ án hình sự hay không khởi tố vụ án hình
sự. Theo quy định tại Điều 104 BLTTHS năm 2003 khi xác đinh có dấu hiệu
phạm tội thì CQĐT phải ra quyết định khởi tố vụ án hình sự.

Mục đích của việc khởi tố vụ án hình sự là việc xác nhận về mặt pháp lý
một vụ việc xảy ra có dấu hiệu tội phạm để tiến hành điều tra theo quy định
của pháp luật. Do đó khi xác định không có dấu hiệu tội phạm xảy ra thì
không đợc khởi tố vụ án hình sự.
Theo quy định tại Điều 107 BLTTHS năm 2003 thì những căn cứ sau đây
không đợc khởi tố vụ án hình sự: không có sự phạm tội, không có hành vi cấu
thành tội phạm, ngời thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội cha đến tuổi
chịu trách nhiệm hình sự, ngời mà hành vi phạm tội của họ đã có bản án hoặc
quyết định đình chỉ vụ án có hiệu lực pháp luật, đã hết thời hiệu truy cứu trách
nhiệm hình sự, tội phạm đợc đại xá, ngời thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã
hội đã chết (trừ trờng hợp tái thẩm đối với ngời khác).
Theo quy định tại Điều 104 và 108 BLTTHS thì CQĐT phải gửi quyết
định khởi tố vụ án hình sự hoặc quyết định không khởi tố. Do đó, khi đợc
phân công kiểm sát việc khởi tố vụ án hình sự, KSV phải kiểm sát chặt chẽ và
kịp thời việc quyết định khởi tố, quyết định không khởi tố vụ án hình sự của
CQĐT, tránh tình trạng vụ án đã đợc khởi tố nhng CQĐT không gửi kịp thời
cho VKS hoặc có sự kiện phạm tội xảy ra nhng không đợc CQĐT khởi tố vụ
án. Khi nhận đợc tài liệu, hồ sơ và quyết định khởi tố vụ án, quyết định không
khởi tố vụ án hình sự của CQĐT, KSV phải kiểm sát tính có căn cứ và tính hợp
pháp của các quyết định đó: có hay không có sự kiện phạm tội xảy ra trên thực
tế, các tài liệu, chứng cứ chứng minh dấu hiệu phạm tội, thuộc điều khoản,
nào của BLHS.
- Theo quy định thì khi đã đủ căn cứ xác định có dấu hiệu của tội phạm
thì cơ quan có thẩm quyền phải ra quyết định khởi tố vụ án hình sự để tiến
hành các hoạt động điều tra. Tuy nhiên, do yêu cầu của sự hài hoà giữa mục
22
tiêu của cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm; lợi ích, nguyện vọng của ngời
bị hại nên khoản 1 Điều 105 của BLTTHS năm 2003 quy định một số tội
phạm cụ thể chỉ đợc khởi tố vụ án hình sự khi có yêu cầu của ngời bị hại.
Đó là các tội đợc quy định tại BLHS: khoản 1 Điều 104 tội cố ý gây th-

ơng tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của ngời khác, khoản 1 Điều 105 tội
cố ý gây thơng tích hoặc gây tổn hại sức khoả của ngời khác trong trạng thái
tinh thần bị kích động mạnh, khoản 1 Điều 106 tội cố ý gây thơng tích hoặc
gây tổn hại sức khoẻ của ngời khác do vợt qúa giới hạn phòng vệ chính đáng,
khoản 1 Điều 108 tội cố ý gây thơng tích hoặc gây tổn hại sức khoẻ của ng-
ời khác, khoản 1 Điều 109 tội cố ý gây thơng tích hoặc gây tổn hại sức
khoẻ của ngời khác do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành
chính, khoản 1 Điều 111 tội hiếp dâm, khoản 1 Điều 113 tội cỡng dâm,
khoản 1 Điều 121 tội làm nhục ngời khác, khoản 1 Điều 122 tội vu khống,
khoản 1 Điều 131 tội xâm phạm quyền tác giả, khoản 1 Điều 171 tội xâm
phạm quyền sở hữu công nghiệp. Các tội ở điều khoản trên chỉ đợc khởi tố
khi có yêu cầu của ngời bị hại hoặc ngời đại diện hợp pháp của ngời bị hại,
là ngời cha thành niên, ngời có nhợc điểm về tâm thần hoặc thể chất
Viện kiểm sát thực hiện quyền công tố, kiểm sát việc tuân theo pháp luật
trong hoạt động KSĐT các vụ án hình sự, bảo đảm việc khởi tố vụ án hình sự
có căn cứ và hợp pháp, làm cơ sở cho việc điều tra, giải quyết vụ án đợc khách
quan và đúng pháp luật.
1.2.3.2. Kiểm sát việc khởi tố bị can
- Điều 126 của BLTTHS năm 2003 quy định khởi tố bị can, là việc
CQĐT xác định một ngời cụ thể đã thực hiện hành vi phạm tội cụ thể; để bắt
đầu tiến hành tố tụng đối với một ngời với t cách là bị can. Kiểm sát việc khởi
tố bị can là hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật của CQĐT trong việc
ra quyết định khởi tố bị can nhằm bảo đảm các quyết định đó có căn cứ, đúng
ngời, đúng tội và đúng quy định của pháp luật. Đây là hoạt động rất quan
trọng, chỉ khi có đủ căn cứ xác định một ngời là bị can trong vụ án hình sự,
các cơ quan tiến hành tố tụng mới có thể tiến hành các bớc điều tra tiếp theo
đối với bị can nh áp dụng lệnh tạm giam, điều tra, khám xét
- Quyết định khởi tố bị can có ý nghĩa và ảnh hởng sâu sắc tới sinh mạng
chính trị của bị can trong cuộc sống xã hội, tới tâm lý, tình cảm của họ và ng-
ời thân. Do đó, theo quy định của khoản 4 Điều 126 BLTTHS 2003 giao quyền

phê chuẩn khởi tố bị can cho VKS, cũng là quyền quyết định cuối cùng của
VKS đối với việc có khởi tố hay không khởi tố một công dân. Đây là một
23

×