Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

Dịch vụ công tác xã hội đối với người khiếm thị từ thực tiễn thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (946.13 KB, 97 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

TRẦN QUỐC DŨNG

DỊCH VỤ CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƯỜI KHIẾM THỊ
TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Chuyên ngành : Công tác xã hội
Mã số : 60. 90. 01. 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. BÙI THỊ XUÂN MAI

HÀ NỘI - 2016


LỜI CẢM ƠN
Xin chân thành cám ơn Ban chủ nhiệm khoa Công tác xã hội – Học
viện Khoa học xã hội Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi cũng như những kiến
thức mà quý Thầy, Cô đã truyền đạt cho tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Bùi Thị Xuân Mai, người
đã tận tình hướng dẫn và truyền đạt cho tôi những kiến thức, kỹ năng và kinh
nghiệm quý báu trong suốt quá trình nghiên cứu luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo các cấp chính quyền địa phương,
Ban lãnh đạo của các cơ sở bảo trợ xã hội ngoài công lập đang chăm sóc, nuôi
dưỡng người khiếm thị đã nhiệt tình giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.
Xin trân trọng cảm ơn những anh/chị người khiếm thị đã nhiệt tình hợp


tác với tôi trong quá trình nghiên cứu đề tài.
Một lần nữa xin chân thành cảm ơn!


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi, được
thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS Bùi Thị Xuân Mai. Các số
liệu và kết quả nghiên cứu trong khóa luận là trung thực, được các đồng tác
giả cho phép sử dụng và chưa từng được công bố trong bất kì công trình
nghiên cứu nào khác.
Xin chân thành cảm ơn!


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ............................................................................................................................ 1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DỊCH VỤ CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI
VỚI NGƯỜI KHIẾM THỊ .......................................................................................... 8
1.1. Một số khái niệm liên quan đến đề tài nghiên cứu ................................ 8
1.2. Dịch vụ công tác xã hội với người khiếm thị tại Thành phố Hồ Chí
Minh ................................................................................................................ 14
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến dịch vụ công tác xã hội đối với người
khiếm thị .......................................................................................................... 17
1.4 Tình hình về người khiếm thị, Pháp luật và Chính sách liên quan đến
CTXH đối với người khiếm thị ....................................................................... 18
Chương 2: THỰC TRẠNG DỊCH VỤ CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI
NGƯỜI KHIẾM THỊ TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH .23
2.1. Khái quát về tình hình kinh tế, xã hội Thành phố Hồ Chí Minh ......... 23
2.2. Thực trạng dịch vụ công tác xã hội với người khiếm thị tại Thành phố
Hồ Chí Minh.................................................................................................... 24
2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến dịch vụ công tác xã hội với người khiếm thị

tại Thành phố Hồ Chí Minh ............................................................................ 56
Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM DỊCH VỤ
CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƯỜI KHIẾM THỊ TỪ THỰC TIỄN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ................................................................................ 60
3.1. Định hướng về phát triển Công tác xã hội với người khiếm thị tại
TPHCM ........................................................................................................... 60
3.2. Giải pháp .............................................................................................. 62
3.3. Khuyến nghị ......................................................................................... 64
KẾT LUẬN ..................................................................................................................... 69
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 70
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CTXH

Công tác xã hội

DVCTXH

Dịch vụ công tác xã hội

NĐ – CP

Nghị định - Chính phủ

NGOs

Tiếng việt “Tổ chức phi chính phủ”,
tiếng anh “Non-Governmental Organizations”


NVCTXH

Nhân viên công tác xã hội

NXB

Nhà xuất bản

TPHCM

Thành phố Hồ Chí Minh

UBND

Ủy ban nhân dân


DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU
Bảng 2.1. Điểm mạnh các hoạt động/dịch vụ hỗ trợ cho người khiếm thị tại
TPHCM ........................................................................................................... 24
Bảng 2.2. Trình độ học vấn của người khiếm thị............................................ 25
Bảng 2.3. Cảm xúc của người khiếm thị trước tình trạng khiếm khuyết........ 26
Bảng 2.4. Thái độ của gia đình đối với người khiếm thị ................................ 27
Bảng 2.5. Thái độ của bà con, hàng xóm đối với người khiếm thị ................. 28
Bảng 2.6. Nhu cầu của người khiếm thị.......................................................... 30
Bảng 2.7. Các hoạt động/dịch vụ CTXH cá nhân được cơ quan/đơn vị cung
cấp cho người khiếm thị .................................................................................. 33
Bảng 2.8. Loại hình dịch vụ cá nhân/tổ chức cung cấp cho người khiếm thị. 35
Bảng 2.9. Đánh giá của người khiếm thị về tính hữu ích của các hoạt

động/dịch vụ CTXH họ đã được nhận ............................................................ 37
Bảng 2.10. Các hoạt động được thực hiện trong quy trình trợ giúp/quản lý ca
......................................................................................................................... 39
Bảng 2.11. Các hoạt động/dịch vụ CTXH nhóm với người khiếm thị .......... 39
Bảng 2.12. Cá nhân/tổ chức giúp đỡ người khiếm thị .................................... 48
Bảng 2.13. Một số hạn chế của hoạt động/dịch vụ hỗ trợ với người khiếm thị
trên địa bàn Tp.HCM ...................................................................................... 49
Bảng 2.14. Chuyên ngành đào tạo của cán bộ/nhân viên ............................... 52
Bảng 2.15. Các khóa tập huấn/bồi dưỡng nghiệp vụ CTXH cho cán bộ, nhân
viên .................................................................................................................. 54
Bảng 2.16. Mong muốn của cán bộ, nhân viên tham gia khóa đào tạo/bồi
dưỡng ............................................................................................................... 55
Biểu 2.1. Trình độ học vấn của cán bộ, nhân viên .......................................... 52
Biểu 2.2. Sự phù hợp chuyên ngành đào tạo và công việc ............................. 53
Biểu 2.3. Gia đình của người khiếm thị thuộc diện chính sách ...................... 56


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thành phố Hồ Chí Minh mặc dù giữ vị trí trung tâm kinh tế, tài chính,
thương mại, dịch vụ của cả nước, là hạt nhân của vùng kinh tế trọng điểm
phía Nam với tốc độ tăng trưởng duy trì ổn định, có khả năng thu hút mạnh
mẽ các nguồn lực trong và ngoài nước, nhưng Thành phố Hồ Chí Minh cũng
đồng thời đối mặt với nhiều trở ngại hơn cả khi số lượng người khiếm thị tại
chỗ chiếm tỷ lệ khá cao so với nhiều đô thị khác và ngày càng có xu hướng
gia tăng cùng với số lượng dân nhập cư đến thành phố làm việc, học tập và
sinh sống.
Ngày thị giác thế giới 2011, Thứ trưởng Nguyễn Thị Xuyên cho biết
Việt Nam hiện có khoảng 2 triệu người mù lòa nhưng 1/3 trong số đó là người
nghèo không có tiền điều trị mang lại ánh sáng. Trong số các nguyên nhân

gây nên thì đục tinh thể là nguyên nhân chủ yếu gây ra mù (chiếm tỷ lệ
66,1%), tiếp theo là các bệnh như bán phần sau nhãn cầu, bệnh glôcôm, sẹo
giác mạc, teo nhãn cầu, tật khúc xạ và mắt hột, ...
Theo báo cáo của Hội Người Mù Thành phố Hồ Chí Minh (2015),
Thành phố hiện nay có khoảng 3.700 người khiếm thị [11]. Tuy số lượng
người khiếm thị tại Thành phố nhận được nhiều hoạt động/dịch vụ xã hội
nhưng người khiếm thị vẫn còn nhiều hạn chế và thiệt thòi trong việc chăm
sóc sức khỏe, vật chất và tinh thần, quyền lợi của người khiếm thị khi tiếp cận
các dịch vụ xã hội. Song trên thực tế chúng ta thấy số lượng người khiếm thị
có xu hướng gia tăng, từ đó đặt ra cho các cấp, các ngành, các tổ chức đoàn
thể, các cơ sở cung cấp dịch vụ và địa phương cần có hệ thống hoạt động/dịch
vụ xã hội trợ giúp chuyên nghiệp cho cá nhân, nhóm và cộng đồng người
khiếm thị trên địa bàn Thành phố.

1


Mặt khác trên địa bàn Thành phố rất ít công trình nghiên cứu quan tâm
đến người khiếm thị. Đặc biệt nghiên cứu về dịch vụ công tác xã hội với
người khiếm thị hầu như chưa có. Với những lý do đã trình bày, chúng tôi
quyết định chọn nghiên cứu đề tài: “Dịch vụ công tác xã hội đối với người
khiếm thị từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh”.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Người khiếm thị là một trong những nhóm đối tượng yếu thế nhận
được sự quan tâm đặc biệt của các nhà khoa học, nhà nghiên cứu, các chuyên
gia, học giả trong và ngoài nước, những người làm công tác xã hội. Trong
phạm vi các công trình có liên quan đến đề tài, tác giả lựa chọn và phân tích
một số công trình nghiên cứu và bài viết tiêu biểu:
Theo kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở (2009), có khoảng 12,1
triệu người khuyết tật từ mức “khó khăn”, chiếm 15,5% dân số từ 5 tuổi trở

lên. Trong đó, có 574.000 người khuyết tật loại đặc biệt nặng (không thể nhìn,
nghe, vận động hoặc ghi nhớ) chiếm 0,7% dân số từ 5 tuổi trở lên.
Kết quả nghiên cứu của Phan Thị Xuân về “Các điều kiện tổ chức giáo
dục hòa nhập cho học sinh khiếm thị bậc tiểu học” và “Các điều kiện tổ chức
giáo dục hòa nhập cho học sinh khiếm thị bậc trung học cơ sở” kết quả đã nêu
được các điều kiện cần thiết khi tổ chức giáo dục hòa nhập ở bậc tiểu học và
trung học cơ sở tại TPHCM. Tuy nhiên, nghiên cứu chưa nói được những khó
khăn cụ thể của học sinh khiếm thị và giáo viên cũng như vai trò quản lý học
sinh của Ban Giám hiệu trường khi thực hiện chương trình hòa nhập [21, 22].
Hà Thanh Vân (2006), với đề tài “Một số biện pháp quản lý giáo dục
hòa nhập học sinh khiếm thị của hiệu trưởng các trường tiểu học ở TPHCM”.
Kết quả đưa ra được một số phương pháp hữu hiệu để quản lý học sinh khiếm
thị cho hiệu trưởng các trường tiểu học có chương trình hòa nhập. Tuy nhiên,

2


đề tài chưa đề cập đến thuận lợi và khó khăn của mô hình học hòa nhập ở cấp
tiểu học [20].
Nguyễn Thị Kim Chi (2002), với đề tài “Tìm hiểu những khó khăn của
giáo viên và trẻ khiếm thị trong quá trình dạy và học hội nhập ở lớp 5 - bậc
tiểu học tại TPHCM”. Kết quả đã nêu được những khó khăn chung về khiếm
khuyết thị giác của học sinh mang lại, sự khó khăn của giáo viên khi dạy hòa
nhập và những nguyên nhân dẫn đến những khó khăn trên. Tuy nhiên, đề tài
cũng chưa nêu được những khó khăn một cách cụ thể về việc học hòa nhập ở
lớp 5 dành cho các học sinh khiếm thị [4].
Bùi Thị Xuân Mai (2012), với đề tài “Thực trạng nhu cầu đào tạo cho
cán bộ làm việc với người khuyết tật trong các Trung tâm bảo trợ xã hội thuộc
Ngành Lao động - Thương binh và Xã hội”. Nghiên cứu đã đưa ra một số
nhận định: Cán bộ làm việc với người khuyết tật trong các Trung tâm bảo trợ

xã hội khá lớn. Tuy nhiên, tình trạng về chuyên môn công tác xã hội còn hạn
chế. Do đó, họ có nhu cầu đào tạo về công tác xã hội [14].
Trần Hậu, Đoàn Minh Huấn (2012), với đề tài “Phát triển dịch vụ công
tác xã hội ở nước ta đến 2020”, chỉ ra rằng dịch vụ công tác xã hội là những
dịch vụ đáp ứng nhu cầu cộng đồng và cá nhân nhằm phát triển xã hội, có vai
trò đảm bảo hạnh phúc, phúc lợi và công bằng xã hội, đề cao tính nhân văn vì
con người. Đây là hoạt động mang bản chất kinh tế - xã hội, do nhà nước, thị
trường hoặc xã hội dân sự cung ứng [9].
Nguyễn Mạnh Hùng (2013), với đề tài “Khó khăn tâm lý của các cặp
vợ chồng khiếm thị ở Thành phố Hồ Chí Minh”. Kết quả đã phân tích được
những khó khăn tâm lý của các cặp vợ chồng khiếm thị trong đời sống gia
đình cũng như đề ra các giải pháp khắc phục những khó khăn tâm lý đó [12].
Bùi Thị Xuân Mai (2014), với đề tài “Phát triển dịch vụ công tác xã hội
và mạng lưới nhân viên công tác xã hội”. Kết quả chỉ ra rằng để phát triển
3


dịch vụ công tác xã hội và mạng lưới nhân viên công tác xã hội cần quan tâm
đến việc xây dựng thể chế chính sách cũng như sự hoạt động đồng bộ của hệ
thống dịch vụ trong một mạng lưới đảm bảo pháp luật và tính chuyên môn
[15].
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, tổ chức UNICEF, báo cáo đánh
giá kết quả triển khai Đề án phát triển nghề công tác xã hội tại Thành phố Hồ
Chí Minh giai đoạn 2011-2015 và khuyến nghị định hướng cho giai đoạn
2016-2020. Kết quả đánh giá cho thấy trên địa bàn TPHCM hiện có khá nhiều
mô hình cung cấp dịch vụ CTXH công lập và ngoài công lập.
Qua các nghiên cứu nêu trên đã đưa ra: tổ chức giáo dục hòa nhập cho
học sinh khiếm thị bậc tiểu học và trung học cơ sở; khó khăn của gáo viên khi
dạy học cho học sinh khiếm thị; khó khăn tâm lý của các cặp vợ chồng khiếm
thị trong đời sống gia đình và giải pháp khắc phục; phát triển dịch vụ xã hội

và mạng lưới nhân viên xã hội ở nước ta đến năm 2020. Các nghiên cứu cũng
chưa đề cấp đến các hoạt động/dịch vụ công tác xã hội đối với người khiếm
thị một cách toàn diện. Do đó tôi chọn đề tài: “Dịch vụ công tác xã hội đối
với người khiếm thị từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh” để nghiên cứu.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở lý luận về dịch vụ, dịch vụ công tác xã hội,
DVCTXH cho người khiếm thị và đánh giá thực trạng dịch vụ công tác xã hội
đối với người khiếm thị tại TPHCM. Từ đó đưa ra một số định hướng, giải
pháp cho việc cung cấp dịch vụ công tác xã hội đối với người khiếm thị.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích trên luận văn có các nhiệm vụ cụ thể như sau:

4


- Nghiên cứu cơ sở lý luận về người khiếm thị và CTXH với người
khiếm thị, chính sách pháp luật của Việt Nam đối với cộng đồng người khiếm
thị.
- Đánh giá thực trạng dịch vụ công tác xã hội đối với người khiếm thị
tại Thành phố Hồ Chí Minh.
- Đề xuất phương hướng và giải pháp nâng cao chất lượng cung cấp
dịch vụ công tác xã hội trợ giúp đối với người khiếm thị nhằm nâng cao năng
lực cho người khiếm thị trong việc tham gia, phát triển bình đẳng các hoạt
động xã hội.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Dịch vụ công tác xã hội cho người khiếm thị từ thực tiễn Thành phố Hồ
Chí Minh.
4.2. Phạm vi nghiên cứu

4.2.1. Không gian
Do điều kiện hạn chế và khuôn khổ của luận văn Thạc sĩ nên đề tài tập
trung nghiên cứu một số cơ sở cung cấp dịch vụ CTXH tại Thành phố Hồ Chí
Minh hiện nay.
4.2.2. Khách thể nghiên cứu
Trong đề tài nghiên cứu này, chúng tôi tiến hành nghiên cứu trên các
đối tượng là người khiếm thị, cán bộ/nhân viên làm việc với người khiếm thị
tại Thành phố Hồ Chí Minh. Sau khi khảo sát Sở/ngành, Quận/huyện, Hội
Người Mù Thành phố, cùng với 4 Cơ sở bảo trợ xã hội ngoài công lập chăm
sóc cho người khiếm thị, chúng tôi đã chọn 40 người khiếm thị và 30 cán
bộ/nhân viên làm khách thể nghiên cứu gồm: Đại diện Sở/ngành,
Quận/huyện, Trung tâm bảo trợ khiếm thị Nhật Hồng, Cơ sở khiếm thị Huynh

5


Đệ Như Nghĩa, Cơ sở khiếm thị Thiên Ân, Cơ sở bảo trợ khiếm thị Bừng
Sáng.
4.2.3. Nội dung nghiên cứu
Đề tài tập trung vào nghiên cứu các loại hình DVCTXH (cá nhân,
nhóm) đối với người khiếm thị và một số yếu tố ảnh hưởng đến DVCTH đối
với người khiếm thị.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận (phương pháp tiếp cận)
Nghiên cứu trên cơ sở duy vật biện chứng: từ những đánh giá thực
trạng về hoạt động cung cấp dịch vụ cho người khiếm thị, thuận lợi và khó
khăn của người khiếm thị trong việc tiếp cận các hoạt động cung cấp dịch vụ
trên cơ sở thực tiễn để rút thành lý luận và những đề xuất thực tiễn, chính
sách pháp luật.
Nghiên cứu vấn đề trong hệ thống: hệ thống những lý thuyết có liên

quan, hệ thống các yếu tố có liên quan gồm hoạt động trợ giúp, hệ thống
chính sách, khả năng của những người khiếm thị…
5.2. Các phương pháp thu thập thông tin (các phương pháp nghiên
cứu cụ thể)
- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi.
- Phương pháp phỏng vấn sâu: Trong phỏng vấn sâu 04 người khiếm
thị và 02 nhân viên (Soeur) làm việc với người khiếm thị yêu cầu không đưa
họ tên thật, cũng như không đưa tên Trung tâm, cơ sở khi trả lời phỏng vấn
sâu vào luận văn nghiên cứu. Do đó, trong trích dẫn phỏng vấn sâu của người
khiếm thị và các nhân viên tác giả không sử dụng tên thật mà thay thế tên giả
định.
- Phương pháp thảo luận nhóm.
- Phương pháp chuyên gia.
6


5.3. Phương pháp xử lý thông tin
Phương pháp toán thống kê.
6. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn
6.1. Ý nghĩa lý luận
Kết quả nghiên cứu sẽ cung cấp thêm những lý luận về dịch vụ công
tác xã hội đối với người khiếm thị.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Thông qua nghiên cứu, khảo sát thực tại Thành phố Hồ Chí Minh, đề
tài đề xuất những phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao năng lực của
các cấp, tổ chức… và nâng cao năng lực đối với người khiếm thị.
7. Kết cấu nội dung Luận văn
Ngoài các phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo thì nội
dung của đề tài gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về Dịch vụ công tác xã hội đối với người

khiếm thị.
Chương 2: Thực trạng dịch vụ công tác xã hội đối với người khiếm thị
từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh.
Chương 3: Định hướng và giải pháp bảo đảm dịch vụ công tác xã hội
đối với người khiếm thị từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh.

7


Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DỊCH VỤ CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI
NGƯỜI KHIẾM THỊ
1.1. Một số khái niệm liên quan đến đề tài nghiên cứu
1.1.1. Khái niệm về người khiếm thị và đặc điểm của người khiếm thị
tại Thành phố Hồ Chí Minh
Khái niệm
- “Người khiếm thị”, “người nhược thị”, hay “người mù” là cách gọi
khác nhau về những người không có khả năng nhìn thấy các sự vật, hiện
tượng đang xảy ra xung quanh mình. Theo khái niệm của WHO năm 1992,
một người được gọi là khiếm thị khi chức năng thị giác của người đó bị giảm
nặng, thậm chí ngay cả khi đã được điều trị và điều chỉnh tật khúc xạ tốt nhất
nhưng thị lực ở mắt tốt chỉ ở mức dưới 6/18 (0,33) cho đến còn phân biệt
sáng tối và thị trường bị thu hẹp dưới 10 độ kể từ điểm định thị.
- Bách khoa toàn thư mở Wikipedia cho rằng: Người khiếm thị là người
sau khi được điều trị và /hoặc điều chỉnh khúc xạ mà thị lực bên mắt tốt vẫn
còn từ dưới 3/10 đến trên mức không nhận thức được sáng tối, và bệnh nhân
vẫn còn khả năng tận dụng thị lực này để lên kế hoạch và thực thi các hoạt
động hàng ngày.
- Theo Từ điển tiếng Việt, “Người khiếm thị là người có khiếm khuyết
về thị giác, mất khả năng nhìn hoặc chỉ nhìn được rất kém, không rõ ràng”.

Còn người mù là những người hoàn toàn không có khả năng nhận thức hay
phân biệt được sáng, tối. Như vậy khái niệm “người mù” và khái niệm
“người khiếm thị” là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau.
Tuy nhiên xu hướng trên thế giới ngày nay, người ta sử dụng thuật ngữ
người khiếm thị bao gồm:
- Người khiếm thị nhìn kém (nhìn thấy rất ít).
8


- Người khiếm thị không nhìn thấy.
Do đó, nghiên cứu này chúng tôi nghiêng theo quan điểm này.
Đặc điểm tâm lý của người khiếm thị
- Mất hoặc giảm khả năng bắt chước những cử động, biểu hiện của nét
mặt cũng như khả năng biểu đạt bằng cử chỉ, điệu bộ. Vì thế người khiếm thị
không biết kết hợp ngôn ngữ nói với ngôn ngữ cử chỉ điệu bộ.
- Khó định hướng trong giao tiếp, khó tham gia vào các hoạt động
trong giao tiếp, nhất là những hoạt động đòi hỏi phải có sự định hướng, di
chuyển trong không gian.
- Đời sống tình cảm, nội tâm của người khiếm thị rất phức tạp. Xuất
hiện tâm lý mặc cảm, tự ti, ngại giao tiếp. Những người sáng mắt thường áp
đặt thế giới của mình đối với thế giới riêng của người khiếm thị [10].
1.1.2. Khái niệm về công tác xã hội, công tác xã hội với người khiếm
thị
Hiệp hội CTXH quốc tế và các trường đào tạo CTXH quốc tế (2011)
thống nhất một định nghĩa về CTXH như sau: Công tác xã hội là nghề nghiệp
tham gia vào giải quyết vấn đề liên quan tới mối quan hệ của con người và
thúc đẩy sự thay đổi xã hội, tăng cường sự trao đổi quyền và giải phóng
quyền lực nhằm nâng cao chất lượng sống của con người. CTXH sử dụng các
học thuyết về hành vi con người và lý luận về hệ thống xã hội vào can thiệp
sự tương tác của con người với môi trường sống.

Theo tác giả Bùi Thị Xuân Mai (2010): CTXH là một nghề, một hoạt
động chuyên nghiệp nhằm trợ giúp cá nhân, gia đình và cộng đồng nâng cao
năng lực và đáp ứng nhu cầu và tăng cường chức năng xã hội, đồng thời thúc
đẩy môi trường xã hội về chính sách, nguồn lực và dịch vụ nhằm giúp cá
nhân, gia đình và cộng đồng giải quyết và phòng ngừa các vấn đề xã hội góp
phần đảm bảo an sinh xã hội [13].
9


Từ các khái niệm trên, tôi đưa ra công tác xã hội với người khiếm thị
như sau: Công tác xã hội với người khiếm thị là những hoạt động nhằm trợ
giúp cá nhân, gia đình và cộng đồng người khiếm thị nâng cao năng lực và
đáp ứng nhu cầu và tăng cường chức năng xã hội của họ, đồng thời thúc đẩy
môi trường xã hội về chính sách, nguồn lực và dịch vụ nhằm giúp cá nhân,
gia đình và cộng đồng người khiếm thị giải quyết và phòng ngừa các vấn đề
xã hội góp phần đảm bảo cuộc sống.
CTXH là một khoa học, một hoạt động chuyên môn bao gồm hệ thống
kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ và những quy định chuẩn mực đạo đức nghề
nghiệp khi thực hành loại ngành nghề này.
Hướng trọng tâm của CTXH là tác động đến con người như một tổng
thể, tác động đến con người trong môi trường của họ.
Mục đích của CTXH là hướng đến giúp đỡ cá nhân, gia đình và cộng
đồng phục hồi hay nâng cao năng lực để tăng cường chức năng xã hội, tạo ra
những thay đổi về vai trò, vị trí của cá nhân, gia đình, cộng đồng từ đó giúp
họ hòa nhập xã hội. Một mặt công tác xã hội giúp cá nhân tăng cường năng
lực để hòa nhập xã hội, mặt khác công tác xã hội thúc đẩy các điều kiện xã
hội để cá nhân, gia đình tiếp cận được với chính sách, nguồn lực xã hội nhằm
đáp ứng nhu cầu cơ bản.
Vấn đề mà cá nhân, gia đình hay cộng đồng gặp phải và cần tới sự can
thiệp của CTXH là những vấn đề có thể xuất phát từ yếu tố chủ quan cá nhân

như sự hạn chế về thể chất, sức khỏe, tinh thần, thiếu việc làm, không được
đào tạo chuyên môn, nghèo đói, quan hệ xã hội suy giảm.
Từ những khái niệm và phân tích trên, chúng tôi đưa ra khái niệm như
sau: CTXH là một nghề khoa học, một hoạt động chuyên nghiệp nhằm trợ
giúp các cá nhân, nhóm, cộng đồng yếu thế nâng cao năng lực, tăng cường

10


các chức năng xã hội nhằm ứng phó với những vấn đề xã hội tiêu cực xảy ra
từ đó hướng đến mục tiêu phát triển bền vững.
Công tác xã hội hướng tới tạo ra “thay đổi” tích cực trong xã hội, nhằm
nâng cao chất lượng cuộc sống cho tất cả mọi người đặc biệt là những nhóm
người yếu thế. Công tác xã hội thúc đẩy sự biến đổi xã hội, tăng cường các
mối tương tác hài hòa giữa cá nhân, gia đình và xã hội hướng tới tiến bộ và
công bằng xã hội. Hoạt động nghề nghiệp công tác xã hội hướng tới hai mục
đích cơ bản sau:
- Một là, nâng cao năng lực cho các nhóm đối tượng như cá nhân, gia
đình và cộng đồng có hoàn cảnh khó khăn.
- Hai là, cải thiện môi trường xã hội để hỗ trợ cá nhân, gia đình và cộng
đồng thực hiện các chức năng, vai trò của họ có hiệu quả.
Đối tượng tác động của CTXH là cá nhân, gia đình, nhóm và cộng
đồng, đặc biệt là nhóm người yếu thế trong xã hội như trẻ em, phụ nữ, gia
đình nghèo, người già, người khiếm thị, những người có hoàn cảnh khó khăn
nên khó hòa nhập xã hội và chức năng xã hội bị suy giảm.
Các phương pháp đặc thù trong công tác xã hội như phương pháp
CTXH cá nhân, phương pháp CTXH nhóm và phát triển công đồng.
Nguyên tắc của CTXH trong tiến trình trợ giúp đối tượng như:
- Chấp nhận thân chủ.
- Tạo điều kiện để thân chủ tham gia giải quyết vấn đề.

- Tông trọng quyền tự quyết của thân chủ.
- Đảm bảo tính cá nhân hóa.
- Đảm bảo tính riêng tư, kín đáo các thông tin về trường hợp của thân
chủ.
- Tự ý thức về bản thân.
- Đảm bảo mối quan hệ nghề nghiệp.
11


1.1.3. Khái niệm dịch vụ, dịch vũ xã hội, dịch vụ công tác xã hội
Khái niệm dịch vụ
Dịch vụ được hiểu theo nhiều cách khác nhau và gắn liền với quá trình
phát triển xã hội. Theo Đại từ điển tiếng Việt: dịch vụ là công việc phục vụ
cho đông đảo dân chúng (Nguyễn Như Ý, 1999, tr.537, NXB Văn hóa, Đại từ
điển tiếng Việt). Tác giả Trần Hậu, Đoàn Minh Huấn (2012) cho rằng dịch vụ
là những hoạt động lao động mang tính xã hội tạo ra các sản phẩm hàng hóa
tồn tại dưới hình thái vô hình nhằm thỏa mãn các nhu cầu sản xuất và đời
sống của con người [9].
Khái niệm dịch vụ xã hội
Theo Alfred Kahn (1973) dịch vụ xã hội (DVXH) là các dịch vụ nhằm
trợ giúp, thúc đẩy, hay phục hồi chức năng của cá nhân hay gia đình, cung
cấp những điều kiện đảm bảo cho sự phát triển xã hội hóa của họ. Các dịch
vụ xã hội có thể do cá nhân hay cơ quan tổ chức cung cấp, nó không chỉ có
chức năng phục vụ cho cá nhân, gia đình mà cho cả những nhóm xã hội, tham
gia vào giải quyết các vấn đề, đáp ứng nhu cầu của xã hội. Dịch vụ xã hội
gắn liền với nhiệm vụ chức năng là phục vụ xã hội, thỏa mãn nhu cầu của
nguời dân trong cộng đồng xã hội.
Tác giả Trần Hậu, Đoàn Minh Huấn (2012) cũng xem DVXH là những
dịch vụ đáp ứng nhu cầu cộng đồng và cá nhân nhằm phát triển xã hội, có vai
trò đảm bảo hạnh phúc, phúc lợi và công bằng xã hội, đề cao tính nhân văn,

vì con người, là hoạt động mang bản chất kinh tế-xã hội, do Nhà nước, thị
trường hoặc xã hội dân sự cung ứng tùy theo tính chất thuần công, không
thuần công hay tư của từng lĩnh vực dịch vụ, bao gồm các lĩnh vực giáo dục,
đào tạo, y tế, khoa học, công nghệ, văn hóa, thông tin, thể dục thể thao và các
trợ giúp xã hội khác. Theo các tác giả, dịch vụ xã hội có đặc điểm sau:

12


- Là loại dịch vụ nhằm mục tiêu phát triển xã hội có tính chất xã hội.
Dịch vụ xã hội tồn tại nhằm đảm bảo giá trị chuẩn mực xã hội, hỗ trợ cho các
thành viên trong xã hội phòng ngừa rủi ro, hạn chế rủi ro.
- Do cơ quan nhà nước, thị trường hoặc xã hội thực hiện.
- Luôn bị điều tiết bởi giá trị đạo đức, giá trị văn hóa, nhân sinh, trách
nhiệm xã hội của Nhà nước, doanh nghiệp hoặc tư nhân.
- Mọi người dân đều có quyền hưởng dịch vụ không tính việc đóng
thuế bao nhiêu.
- Là dịch vụ thiết yếu với người dân.
- Dịch vụ xã hội có loại dịch vụ công hay dịch vụ tư nhân. Nếu là dịch
vụ công thì tất cả mọi người đều có quyền được hưởng. Nếu là loại dịch vụ
không thuần công (dịch vụ tư) thì tùy thuộc vào nhu cầu và khả năng chi trả
của cá nhân [9].
Khái niệm dịch vụ công tác xã hội
Trong một số tài liệu chúng ta còn thường gặp một thuật ngữ là dịch vụ
công tác xã hội. Có thể hiểu DVCTXH cũng là dịch vụ xã hội, tuy nhiên nó
hướng nhiều tới các hoạt động hay dịch vụ trợ giúp xã hội cho những người
có vấn đề xã hội, đặc biệt nhóm đối tượng có hoàn cảnh khó khăn như người
khiếm thị, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, người cao tuổi/ người già cô đơn,
không nơi nương tựa, người có HIV/AIDS hay ảnh hưởng bởi HIV/AIDS,
người bị bạo lực gia đình, người nghiện ma túy, người có vấn đề tâm thần,

người nghèo...
Dịch vụ xã hội bao hàm cả dịch vụ công tác xã hội. Trong nghiên cứu
này chúng tôi sử dụng thuật ngữ dịch vụ xã hội dùng chung thuật ngữ dịch vụ
CTXH, trợ giúp xã hội…
Xét về loại hình quản lý, các dịch vụ xã hội được cung cấp bởi các cơ
sở cung cấp dịch vụ xã hội, đó có thể là một cơ sở, trung tâm của Nhà nước,
13


của tư nhân, của các tổ chức phi chính phủ hay của các tổ chức tôn giáo và tổ
chức xã hội khác.
Dịch vụ công được cung cấp bởi các cơ sở của Nhà nước, dịch vụ tư
nhân hay bán công là do các cơ sở xã hội có thể là tư nhân, nhóm tình nguyện
hay tổ chức xã hội cung cấp. Tuy nhiên các cơ sở dù là của Nhà nước hay phi
nhà nước đều tham gia vào hoạt động cung ứng những trợ giúp xã hội hay
những hoạt động giúp cá nhân, gia đình và cộng đồng đáp ứng nhu cầu của
mình đảm bảo cho nền an sinh xã hội. Dịch vụ xã hội có ý nghĩa hết sức quan
trọng đối với thực tiễn công tác xã hội bởi nó tạo ra những điều kiện thuận lợi
để cho cá nhân và gia đình hay cộng đồng yếu thế có sự trợ giúp cần thiết để
vượt qua những khó khăn và vươn lên để hoà nhập cộng đồng. Một trong
những nhiệm vụ quan trọng của NVCTXH là triển khai những chương trình
và cung cấp các dịch vụ xã hội tới các nhóm đối tượng của công tác xã hội.
1.2. Dịch vụ công tác xã hội với người khiếm thị tại Thành phố Hồ
Chí Minh
1.2.1. Khái niệm dịch vụ CTXH với người khiếm thị
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về các khái niệm: dịch vụ, dịch vụ xã
hội, DVCTXH với người khiếm thị, tôi đưa ra khái niệm về DVCTXH với
người khiếm thị như sau:
DVCTXH với người khiếm thị là những dịch vụ, hoạt động nhằm trợ
giúp, thúc đẩy, hay phục hồi chức năng của người khiếm thị, cũng cố những

điều kiện đảm bảo cho sự phát triển và hòa nhập xã hội của người khiếm thị.
1.2.2. Đặc điểm DVCTXH với người khiếm thị
- Mục đích của dịch vụ CTXH với người khiếm thị được thực hiện là
nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống cho cá nhân, gia đình và cộng đồng
người khiếm thị, đảm bảo công bằng và tiến bộ xã hội. Từ đó, họ có thể xây

14


dựng cuộc sống tốt đẹp hơn bằng sự độc lập về kinh tế, sự khẳng định quyền
con người được hòa nhập và tham gia vào các hoạt động cộng đồng, xã hội.
- Các loại hình DVCTXH với người khiếm thị
Dịch vụ CTXH với người khiếm thị được triển khai thông qua hình
thức: các hoạt động, dịch vụ CTXH cá nhân với người khiếm thị hay các hoạt
động, dịch vụ CTXH nhóm với người khiếm thị.
DVCTXH cá nhân với người khiếm thị bao gồm các dịch vụ: tham vấn,
tư vấn; quản lý trường hợp; hỗ trợ can thiệp khủng hoảng; hỗ trợ xử lý stress.
DVCTXH nhóm với người khiếm thị bao gồm các dịch vụ: nhóm hỗ
trợ; nhóm giáo dục; nhóm phát triển; nhóm tham vấn-trị liệu; nhóm giải trí.
- Nguyên tắc cung cấp DVCTXH cho người khiếm thị bao gồm các
nguyên tắc sau: nguyên tắc chấp nhận thân chủ; nguyên tắc tôn trọng quyền tự
quyết của thân chủ; nguyên tắc đảm bảo tính cá nhân hóa; nguyên tắc cùng
tham gia giải quyết vấn đề của thân chủ.
1.2.3. Các cơ quan cung cấp DVCTXH cho người khiếm thị
- Các cơ quan nhà nước bao gồm: Sở, ngành, Tổ chức chính trị-xã hội,
Phòng LĐTBXH, Trường học cung cấp DVCTXH cho người khiếm thị các
chính sách như: Trợ cấp chế độ bảo trợ hàng tháng, giáo dục, y tế, tiếp nhận
và chuyển gửi, truyền thông các chính sách...
- Trung tâm Bảo trợ xã hội công lập thuộc nhà nước cung cấp
DVCTXH cho người khiếm thị như: chăm sóc, nuôi dưỡng, y tế là chủ yếu. Số

lượng người khiếm thị sống trong các Trung tâm BTXH không nhiều, chủ yếu
là các nhóm đối tượng như trẻ em, người già cô đơn, người bệnh tâm thần...
- Các cơ sở bảo trợ xã hội ngoài công lập (Trung tâm, cơ sở, mái ấm)
thuộc các cá nhân, tổ chức tông giáo, tổ chức NGOs cung cấp DVCTXH cho
người khiếm thị khá phong phú và đa dạng như: chăm sóc, nuôi dưỡng, chăm

15


sóc sức khỏe về y tế, giáo dục hòa nhập, tư vấn/tham vấn, kỹ năng sống, phục
hồi, can thiệp trị liệu, hướng nghiệp và giới thiệu việc làm, vui chơi-giải trí...
1.2.4. Yêu cầu về chuyên môn của nhân viên xã hội trong cung cấp
dịch vụ công tác xã hội với người khiếm thị
Nhân viên CTXH là người thường đóng nhiều vai trò khác nhau trong
hoạt động của họ. Do vậy, nhân viên CTXH khi làm việc với người khiếm thị
cần có đầy đủ kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp:
- Về kiến thức: nhân viên CTXH cần có những kiến thức cơ bản như:
kiến thức về chính sách và dịch vụ trợ cấp xã hội liên quan đến người khiếm
thị; kiến thức hành vi ứng xử với người khiếm thị và môi trường xã hội sống
của họ, bao gồm kiến thức về phát triển con người mà đặc biệt là người khiếm
thị, phát triển nhân cách của họ; nhân viên CTXH cần phải hiểu được giá trị
của họ và tiêu chuẩn văn hóa của họ, cũng như quá trình hòa nhập cho người
khiếm thị. Nhân viên CTXH nắm vững chắc các phương pháp CTXH để có
sự can thiệp trong khi làm việc với cá nhân, làm việc nhóm và tổ chức cộng
đồng đối với người khiếm thị; kiến thức về nghiên cứu, cách thức quản lý và
các kiến thức chung về kinh tế - xã hội, pháp luật...
- Về kỹ năng: nhân viên CTXH cần có những kỹ năng khi làm việc với
người khiếm thị như: kỹ năng lắng nghe tích cực; kỹ năng thu thập thông tin,
phân tích thông tin; kỹ năng nhận xét, đánh giá; kỹ năng thiết lập mối quan hệ
với người khiếm thị; kỹ năng quan sát; kỹ năng giúp đối tượng tìm hiểu

nguyên nhân và đưa ra các giải pháp để có hiệu quả; kỹ năng kiểm soát cảm
xúc như giữ được bình tĩnh, tự tin chính mình trước mọi tình huống; kỹ năng
làm việc với nhiều tổ chức khác nhau, kể cả những tổ chức Chính phủ, phi
Chính phủ và các tổ chức tôn giáo... kỹ năng biện bộ cho nhu cầu của đối
tượng; kỹ năng giao tiếp và tư vấn/tham vấn.

16


- Về thái độ: nhân viên CTXH cần có những thái độ khi làm việc với
người khiếm thị như: tôn trọng và chấp nhận đối tượng; Nhân viên CTXH
phải biết cảm thông và tình yêu thương đới với người khiếm thị, sẵn sàng
giúp đỡ họ. Khi làm việc với người khiếm thị, nhân viên CTXH cần có thái
độ cởi mở, bởi đó là yếu tố tiên quyết tạo nên niềm tin và sự chia sẻ từ phía
đối tượng với nhân viên CTXH. Ngoài ra, còn có sự trung thực, không dối trá,
gian lận trong hoạt động trợ giúp với người khiếm thị.
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến dịch vụ công tác xã hội đối với
người khiếm thị
- Yếu tố chính sách đối với người khiếm thị
Hiện nay, mặc dù đã có rất nhiều chính sách của nhà nước hỗ trợ dành
cho người khiếm thị, nhưng trên thực tế người khiếm thị đang gặp phải rất
nhiều rào cản, điển hình là sự phận biệt đối xử trong giáo dục, việc làm, sự kỳ
thị của xã hội, các chính sách dành cho người khiếm thị còn hạn chế; hơn nữa,
số đông người khiếm thị chưa biết hoặc chưa có điều kiện, khả năng tiếp cận,
hiểu biết về những chính sách ưu đãi dành cho họ..., điều đó đã dẫn đến khả
năng hòa nhập và phát triển của người khiếm thị bị hạn chế.
- Yếu tố kinh tế xã hội của người khiếm thị
Môi trường sống là yếu tố quyết định đến sự phát triển của người
khiếm thị. Nếu môi trường gia đình và cộng đồng có điều kiện kinh tế xã hội
tốt thì các dịch vụ hỗ trợ người khiếm thị cũng tốt; và ngược lại, nếu điều kiện

kinh tế xã hội kém thì dịch vụ hỗ trợ cũng thiếu điều kiện để phát triển.
- Yếu tố về bản thân người khiếm thị
Khuyết tật là nguyên nhân chính gây ra nhiều khó khăn cho người
khiếm thị trong việc thực hiện các công việc sinh hoạt hàng ngày, trong giáo
dục, việc làm, khó khăn trong việc tiếp cận các dịch vụ xã hội như: dịch vụ y
tế, giao thông, kết hôn, sinh con và tham gia các hoạt động xã hội khác.
17


- Vấn đề trình độ chuyên môn
Phần lớn số cán bộ, công chức, viên chức và nhân viên đang trợ giúp
trực tiếp hay gián tiếp cho người khiếm thị tại các cơ quan nhà nước, các tổ
chức chính trị-xã hội, Trung tâm BTXH và tổ chức tôn giáo được đào tạo từ
nhiều ngành học khác nhau, mà chưa chuyên sâu về ngành CTXH. Điều này
ảnh hưởng trực tiếp đến việc hỗ trợ, cung cấp dịch vụ CTXH cho người
khiếm thị cách chuyên nghiệp. Nhìn chung, họ còn thiếu kiến thức và kỹ năng
làm việc với người khiếm thị cũng như chưa biết kết nối đối tượng với các
nguồn lực, các dịch vụ CTXH hiện có trong cộng đồng cách bài bản.
1.4. Tình hình về người khiếm thị, Pháp luật và Chính sách liên
quan đến CTXH đối với người khiếm thị
1.4.1. Khái quát về tình hình người khiếm thị ở thế giới và Việt Nam
hiện nay
Trên thế giới
Theo nguồn thông tin của Bách khoa toàn thư mở Wikipedia: thống kê
trên thế giới vào năm 2002 cho thấy ước tính hiện nay có khoảng 161 triệu
người mù lòa, trong đó có 124 triệu người khiếm thị và 37 triệu người mù,
90% trong số đó đang sống ở các nước đang phát triển (11,6 triệu người ở khu
vực Đông Nam Á, 9,3 triệu người ở khu vực Tây Thái Bình Dương, 6,8 triệu
người ở Châu Phi), 1,4 triệu trẻ em dưới 15 tuổi bị mù... Ngoài ra trên thế giới
còn có hàng triệu người khác bị mù chức năng vì tật khúc xạ (cận thị,viễn thị,

loạn thị), 80% người mù trên 50 tuổi. Cứ 5 giây trôi qua lại có thêm một
người bị mù và cứ một phút trôi qua lại có một đứa trẻ vĩnh viễn không nhìn
thấy ánh sáng. Hàng năm cả thế giới phải tiêu tốn hơn 42 tỷ đôla Mỹ cho việc
chữa trị các bệnh về mắt. Khoảng 75% trong số các bệnh gây mù có thể tránh
được bằng các phương pháp điều trị hoặc phòng ngừa. Thống kê riêng ở Anh
về tuổi khởi phát bệnh mù lòa cho thấy 31% người trả lời nói rằng bắt đầu
18


mắc bệnh khi còn ở độ tuổi lao động (từ 17 đến 59 tuổi), nhưng 56% cho rằng
bệnh khởi phát từ khi 60 tuổi trở về sau. Chỉ có 8% bắt đầu bị bệnh khi mới
dưới 16 tuổi.
Năm 2011 Tổ chức Y tế thế giới WHO đã công bố tỷ lệ người suy giảm
thị lực trên thế giới khoảng 285 triệu người trong số đó có 246 triệu người có
thị lực kém ở mức độ vừa phải đến mức độ nặng và 39 triệu người mù trong
đó có 82 số người mù ở độ tuổi trên 50. 73% số người bị suy giảm thị lực ở
mức độ trung bình và nặng và 58% số người mù lòa sống ở khu vực Đông
Nam Á và Tây Thái Bình Dương. Trong tổng số 285 triệu người mù và khiếm
thị này có đến 90% người sống ở các quốc gia nghèo nhất thế giới. Việt Nam
được xếp vào trong nhóm các nước này.
Ở Việt Nam
Tại Việt Nam, chưa có một một công trình nghiên cứu điều tra nào có
quy mô toàn quốc và toàn diện về người khiếm thị để có những số liệu chính
xác, mang tính tổng thể về số lượng người khiếm thị, những dạng khiếm thị,
độ tuổi, giới tính, nguyên nhân, tâm lý, nhu cầu các dạng dịch vụ và sản phẩm
dịch vụ mà những người khiếm được tiếp cận... Vì vậy, các con số sau chỉ
mang tính thống kê, cục bộ. Theo kết quả điều tra vào năm 2002 của Viện mắt
Trung ương có khoảng 900.000 người khiếm thị trong đó có khoảng hơn
600.000 người thuộc đối tượng mù chiếm 1,2% dân số cả nước.
Chính vì vậy, Đảng và Nhà nước ta đã rất quan tâm đến những người

khuyết tật nói chung và người khiếm thị nói riêng về mọi mặt không chỉ trong
việc đảm bảo sức khoẻ, cuộc sống vật chất mà cả những vấn đề về văn hoá,
tinh thần, quyền lợi tiếp cận các dịch vụ. Gần đây, hàng loạt các văn bản
mang tính pháp quy đã được ra đời như: “Luật Người khuyết tật” (năm 2010)
và các văn bản khác liên quan đến quyền người khuyết tật. Thực hiện sự chỉ
đạo của Đảng và Nhà nước, nhiều lĩnh vực hoạt động của xã hội, trong đó có
19


×