Tải bản đầy đủ (.doc) (65 trang)

Hoàn thiện kế toán tiêu thụ hàng may mặc tại tổng công ty cp dệt may hòa thọ (luận văn năm 2012)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (527.69 KB, 65 trang )

Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Nguyễn Thu Hoài

LỜI MỞ ĐẦU..........................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN.........................................................................................................ii
MỤC LỤC.............................................................................................................iii
DANH MỤC VIẾT TẮT......................................................................................iiii
DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU.....................................................................iiiii
PHẦN I. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VẦ KẾ TOÁN TIÊU THỤ
TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI.................................1
I.

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KẾ TOÁN TIÊU THỤ TRONG
DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI................................1

1. Một số khái niệm liên quan đến tiêu thụ trong DN.......................................1
2. Vai trò và ý nghĩa của tiêu thụ trong DN......................................................1
3. Nhiệm vụ kế toán tiêu thụ trong DN.............................................................2
4. Nguyên tắc hạch toán tiêu thụ......................................................................2
5. Phương pháp tính giá hàng xuất kho............................................................3
II.

NỘI DUNG KẾ TOÁN TIÊU THỤ.....................................................4

1. Đối tượng và phương thức tiêu thụ...............................................................4
2. Các phương thức thanh toán.........................................................................7
3. Phạm vi và thời điểm ghi chép nghiệp vụ.....................................................8
III.

HẠCH TOÁN TIÊU THỤ THÀNH PHẨM TRONG DN..................9



1. Hạch toán tiêu thụ..........................................................................................9
2. Hạch toán chi phí bán hàng..........................................................................17
PHẦN II. THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TIÊU THỤ HÀNG MAY MẶC TẠI
TỔNG CÔNG TY CP DỆT MAY HÒA THỌ..............................................23
I.

GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ TỔNG CÔNG TY CP DỆT MAY HÒA
THỌ.....................................................................................................23

1. Qúa trình hình thành và phát triển..............................................................23
2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của TCT....................................................30
3. Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán và hình thức kế toán của TCT...................42

SVTH: Lê Minh Giang – HK6B

Trang 1


Khóa luận tốt nghiệp
II.

GVHD: ThS. Nguyễn Thu Hoài

THỰC TRẠNG VỀ HẠCH TOÁN TIÊU THỤ TẠI TỔNG CÔNG TY
CP DỆT MAY HÒA THỌ...................................................................49

1. Đặc điểm mặt hàng SX KD của TCT.........................................................49
2. Thực tế công tác kế toán tiêu thụ tại TCT...................................................52
PHẦN III. CÁC KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN KẾ

TOÁN TIÊU THỤ HÀNG MAY MẶC TẠI TỔNG CÔNG TY CP DỆT MAY
HÒA THỌ.......................................................................................................55
I.

Nhận xét chung về tình hình hoạt động và tổ chức công tác kế toán tại TCT
..............................................................................................................55

II.

Nhận xét chung về thực trạng công tác kế toán tiêu thụ tại TCT...........57

III.

Phương hướng hoàn thiện.....................................................................59

IV.

Giải pháp hoàn thiện.............................................................................61

V.

Triển vọng phát triển.............................................................................64

KẾT LUẬN.....................................................................................................68

SVTH: Lê Minh Giang – HK6B

Trang 2



Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Nguyễn Thu Hoài
PHẦN I

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KẾ TOÁN TIÊU THỤ TRONG
DOANH NGHIỆP
I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KẾ TOÁN TIÊU THỤ TRONG DOANH
NGHIỆP SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI
1. Một số khái niệm liên quan đến tiêu thụ trong doanh nghiệp
1.1. Tiêu thụ
Tiêu thụ là quá trình trao đổi thực hiện giá trị của thành phẩm hàng hoá tức là
chuyển hoá vốn của doanh nghiệp từ hình thái hiện vật sang hình thái tiền tệ.
1.2. Tiêu thụ sản phẩm
Tiêu thụ sản phẩm là khâu lưu thông, là cầu nối trung gian giữa một bên là sản
phẩm phân phối, một bên là tiêu dùng.
1.3. Tiêu thụ thành phẩm
Tiêu thụ thành phẩm là giai đoạn tiếp theo của quá trình sản xuất. Để thực hiện giá
trị sản phẩm hàng hoá, lao vụ, dịch vụ, doanh nghiệp phải chuyển giao hàng hoá dịch
vụ cho khách hàng khi đựơc chấp nhận thanh toán.
1.4. Doanh thu
Doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu
được trong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường
cúa doanh nghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu.
2. Vai trò, ý nghĩa của tiêu thụ trong doanh nghiệp
2.1. Vai trò của tiêu thụ
Tiêu thụ là lĩnh vực hoạt động trong lưu thông. Quá trình sản xuất xã hội gồm 3
khâu: sản xuất, lưu thông và tiêu dùng. Đặc trưng lớn nhất của sản xuất hàng hoá là
sản phẩm được sản xuất ra để bán nhằm thực hiện những mục tiêu đã quy định trong
chương trình hoạt động của người sản xuất, của mỗi doanh nghiệp. Do đó, tiêu thụ

thành phẩm là một trong những khâu quan trọng của tái sản xuất xã hội, quá trình tiêu
thụ chỉ kết thúc khi quá trình thanh toán giữa người bán và người mua đã diễn ra và
quyền sở hữu về sản phẩm, hàng hoá đã thay đổi, nó là giai đoạn cuối của quá trình
kinh doanh và yếu tố quyết định đến sự tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp.
2.2. Ý nghĩa của tiêu thụ
SVTH: Lê Minh Giang – HK6B

Trang 3


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Nguyễn Thu Hoài

Thông qua quá trình tiêu thụ doanh nghiệp mới thực hiện được việc quay vòng
vốn đã bỏ ra trong quá trình sản xuất nhằm mục đích sinh lợi. Nhờ vậy doanh nghiệp
mới có khả năng thực hiện tái sản xuất và tái sản xuất mở rộng.
Quá trình tiêu thụ là cơ sở để đảm bảo cho sự tồn tại và tiếp tục hoạt động của
doanh nghiệp. Chỉ qua tiêu thụ tính chất hữu ích của sản phẩm hàng hoá mới được
xác định rõ. Doanh nghiệp tiêu thụ càng nhanh thì tốc độ quay vòng vốn càng lớn, lợi
nhuận doanh nghiệp thu được càng cao.
Mặt khác, tiêu thụ là quá trình đưa sản phẩm của doanh nghiệp sản xuất ra đến tay
người tiêu dùng, góp phần thoả mãn nhu cầu xã hội.
3. Nhiệm vụ của kế toán tiêu thụ trong doanh nghiệp
Phản ánh kịp thời, chính xác tình hình tiêu thụ sản phẩm hàng hoá, cung cấp dịch
vụ. Tính chính xác các khoản giảm trừ doanh thu.
Hạch toán chính xác giá vốn hàng bán, dịch vụ đã cung cấp.
Theo dõi tình hình tiêu thụ các loại hàng hoá một cách chính xác theo hai chỉ tiêu
hiện vật, giá trị và tình hình thanh toán với khách hàng.
Theo dõi các chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp và giám sát chặt chẽ

các chi phí đó. Mặt khác kế toán phải phân bổ chính xác hai chỉ tiêu về chi phí cho
từng loại hàng hoá được bán.
4. Nguyên tắc hạch toán kế toán tiêu thụ trong doanh nghiệp
Tuỳ thuộc vào phương pháp tính thuế GTGT, nếu doanh nghiệp tính thuế theo
phương pháp khấu trừ thì doanh thu bán hàng là giá bán chưa có thuế GTGT, ngược
lại nếu doanhnghiệp tính thuế theo phương pháp trực tiếp thì doanh thu bao gồm cả
thuế GTGT, thuế xuất khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt.
Kế toán tiêu thụ chỉ phản ánh doanh thu khi khách hàng thanh toán hoặc chấp
nhận thanh toán số hàng hoá mà doanh nghiệp đã chuyển giao.
Những sản phẩm, hàng hoá được xác định là đã bán nhưng vì lý do về chất lượng,
về quy cách, kỹ thuật… người mua từ chối thanh toán, gửi trả lại người bán hoặc yêu
cầu giảm giá và được doanh nghiệp chấp thuận, người mua hàng với khối lượng lớn
được chiết khấu thương mại thì các khoản giảm trừ doanh thu bán hàng này được
theo dõi riêng trên các tài khoản 521 “ chiết khấu thương mại”, TK 531 “ giảm giá

SVTH: Lê Minh Giang – HK6B

Trang 4


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Nguyễn Thu Hoài

hàng bán”, Tk 532 “ hàng bán bị trả lại”. Cuối kỳ, kết chuyển vào TK 511 để tính
doanh thu thuần.
Kế toán tiêu thụ không xác định được doanh thu trong trường hợp sản phẩm, hàng
hoá xuất giao cho bên ngoài gia công chế biến, sản phẩm hàng hoá đang gửi bán đã
cung cấp cho khách hàng nhưng chưa xác định là đã bán, sản phẩm hàng hoá gửi bán
theo phương thức gửi bán đại lý, ký gửi chưa được xác định là đã bán, doanh thu hoạt

động tài chính và các khoản thu nhập khác cũng không được coi là doanh thu bán
hàng và cung cấp dịch vụ.
5. Phương pháp tính giá hàng xuất kho
5.1. Phương pháp bình quân gia quyền
Theo phương pháp này trước hết cần phải tính đơn giá mua bình quân cho từng
mặt hàng, nhóm hàng theo công thức:
- Đơn giá bình quân cả kỳ dự trữ:
Đơn giá
mua bình
quân cả kỳ
dự trữ

=

Trị giá mua
hàng tồn kho
đầu kỳ

Trị giá mua
hàng nhập kho
trong kỳ

+

Số lượng tồn
kho đầu kỳ

+

Số lượng nhập

kho trong kỳ

- Đơn giá bình quân cuối kỳ trước:
Đơn giá mua bình
Trị giá mua hàng tồn kho đầu kỳ (hoặc cuối kỳ)
=
quân cuối kỳ trước
Số lượng tồnkho đầu kỳ (hoặc cuối kỳ)
- Đơn giá bình quân sau mỗi lần nhập:
Đơn giá
mua bình
quân sau
mỗi lần
nhập

=

Trị giá mua hàng tồn
kho sau mỗi lần nhập
Số lượng tồn kho
sau mỗi lần nhập

Sau đó tính trị giá mua của hàng xuất bán :
Trị giá mua hàng = Số lượng hàng
Đơn giá mua
x
xuất bán trong kỳ
xuất bán
bình quân
Tổng hợp trị giá mua của từng mặt hàng hay từng nhóm hàng bán ra ta có thể tính

được giá mua của toàn bộ hàng hoá bán ra.
5.2. Phương pháp tính theo giá thực tế đích danh
SVTH: Lê Minh Giang – HK6B

Trang 5


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Nguyễn Thu Hoài

Theo phương pháp này khi xuất hàng đi bán, đơn giá mua của hàng bán ra cũng
chính là đơn giá mua thực tế của hàng hoá đó khi mua vào. Vì vậy cần phải nhận diện
hàng hoá nhập kho theo từng mặt hàng, nhóm hàng, từng lần mua hàng nhập kho với
giá mua ghi trên sổ chi tiết. Phương pháp này được áp dụng cho những doanh nghiệp
kinh doanh hàng hoá có giá trị cao, số lần nhập xuất ít.
5.3. Phương pháp nhập trước xuất trước (FIFO)
Theo phương pháp này hàng tồn kho đầu kỳ được giả định là xuất bán trước tiên,
số hàng xuất thêm sau đó được xuất theo đúng thứ tự như chúng mua vào nhập kho.
Như vậy giá trị mua của hàng xuất kho được tính theo đơn giá của hàng mua vào nhập
kho tại các thời điểm đầu, giá trị mua của hàng mua sau cùng được tính cho hàng tồn
kho cuối kỳ
5.4. Phương pháp nhập sau, xuất trước (LIFO)
Theo phương pháp này, trị giá mua của hàng xuất kho sẽ căn cứ vào đơn giá của
hàng nhập kho gần lần xuất nhất, tức là đơn giá của hàng xuất kho là đơn giá mua của
hàng nhập kho sau cùng và đơn giá mua của hàng tồn kho là giá mua của hàng nhập
kho trước.
II. NỘI DUNG KẾ TOÁN TIÊU THỤ
1. Đối tượng và phương thức tiêu thụ
1.1. Đối tượng bán hàng

- Bán lẻ cho người tiêu dùng
- Bán cho sản xuất
- Xuất khẩu ra nước ngoài
- Bán buôn trong hệ thống thương mại
- Bán cho các đối tượng khác
1.2. Phương thức tiêu thụ
1.2.1. Đối với hàng tiêu thụ trong nước
a. Phương thức bán buôn
Là việc bán hàng cho doanh nghiệp sản xuất hay doanh nghiệp thương mại. Kết
thúc quá trình này hàng hoá vẫn nằm trong lĩnh vực lưu thông. Đặc điểm của phương
thức này là bán số lượng một lần lớn nên doanh nghiệp thường lập chứng từ cho từng
lần bán và kế toán tiến hành ghi sổ sau mỗi nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
SVTH: Lê Minh Giang – HK6B

Trang 6


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Nguyễn Thu Hoài

Thông thường phương thức bán buôn được thực hiện theo các phương thức sau:
- Phương thức bán hàng qua kho: Phương thức này hàng hoá, thành phẩm nhập
kho rồi mới xuất bán và được thực hiện theo hai hình thức:
+ Hình thức chuyển hàng: Đối với hình thức này doanh nghiệp chuyển hàng cho
bên mua theo địa điểm ghi trên hợp đồng. Hàng hoá được xác định tiêu thụ khi doanh
nghiệp giao hàng xong cho người mua và người mua ký vào chứng từ mua hàng. Mọi
tổn thất trong quá trình chuyển hàng đến người mua doanh nghiệp phải chịu trách
nhiệm.
+ Hình thức nhận hàng: Đối với phương thức này bên mua cử cán bộ nghiệp vụ

đến nhận hàng tại kho hàng của doanh nghiệp. Hàng hoá được xác định tiêu thụ khi
bên mua nhận hàng xong và ký vào chứng từ bán hàng, lúc này mọi tổn thất trong quá
trình vận chuyển hàng người mua phải chịu trách nhiệm.
- Phương thức bán hàng vận chuyển thẳng: Phương thức này thì hàng hoá không
về nhập kho mà chuyển bán thẳng cho người mua, được thực hiện theo hai hình thức
sau:
+ Vận chuyển thẳng có tham gia thanh toán:
Là hình thức doanh nghiệp mua hàng từ nhà cung cấp và vận chuyển hàng đến bán
thẳng cho người mua, về mặt thanh toán doanh nghiệp vẫn phải trả tiền mua hàng cho
nhà cung cấp và đồng thời thu tiền hàng đã bán cho người mua.
+ Vận chuyển thẳng không tham gia thanh toán:
Là hình thức doanh nghiệp mua hàng hoá sau đó chuyển thẳng cho bên mua do
người mua đến nhận hàng về, về mặt thanh toán doanh nghiệp không làm nhiệm vụ
thanh toán với nhà cung cấp và thu tiền của đơn vị mua mà tuỳ theo từng hợp đồng
doanh nghiệp sẽ được hưởng một tỷ lệ thủ tục phí nhất định do bên mua hoặc bên
cung cấp trả.
b. Phương thức bán lẻ
Là phương thức áp dụng cho việc bán hàng ở các địa điểm nhất định nhằm phục
vụ cho nhu cầu tiêu dùng của dân cư và được tiến hành theo các hình thức sau:
- Bán lẻ thu tiền trực tiếp:
Theo hình thức này nhân viên bán hàng vừa là người trực tiếp thu tiền, giao hàng
cho khách và ghi hàng đã bán vào thẻ quầy hàng. Cuối ngày hoặc cuối ca, nhân viên
SVTH: Lê Minh Giang – HK6B

Trang 7


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Nguyễn Thu Hoài


phải kiểm tiền, nộp tiền cho thủ quỹ hoặc nộp thẳng vào ngân hàng, đồng thời kiểm
kê hàng hoá, xác định lượng hàng đã bán và lập bảng kê bán lẻ hàng hoá dịch vụ
- Bán lẻ thu tiền tập trung:
Theo hình thức này hai nghiệp vụ bán hàng và mua hàng tách rời nhau nên cần
phải có hai nhân viên đó là nhân viên thu tiền có nhiệm vụ viết hoá đơn hay phiếu thu
rồi giao cho khách hàng đi nhận hàng và nhân viên bán hàng có nhiệm vụ giao hàng
cho khách theo hoá đơn hoặc phiếu thu và lập bảng kê bán hàng lẻ hàng hoá. Cuối
ngày hoặc cuối ca nhân viên thu tiền tổng hợp số tiền đã bán đối chiếu với bảng kê
bán lẻ của nhân viên bán hàng để xác định tiền hàng đã bán.
c. Bán hàng qua đại lý
Để mở rộng mạng lưới kinh doanh và tăng doanh thu, các doanh nghiệp ngoài việc
bán hàng của doanh nghiệp mình còn thực hiện bán hàng thông qua hệ thống các đại
lý. Sau khi kết thúc hợp đồng bán hàng doanh nghiệp sẽ trả cho các đại lý một khoản
thù lao vào việc bán hàng gọi là hoa hồng đại lý. Mặc khác, doanh nghiệp cũng có thể
làm đại lý cho các doanh nghiệp khác để hưởng hoa hồng.
d. Bán hàng trả góp
Hình thức này được áp dụng đối với hàng hoá có giá trị tương đối cao. Khi mua
khách hàng có thể thanh toán một phần số tiền hàng theo thoả thuận với người bán, số
tiền còn lại sẽ được trả dần và chịu một lãi suất nhất định.
e. Các phương thức tiêu thụ khác
* Hàng đổi hàng
* Tiêu thụ nội bộ
1.2.2. Đối với hàng tiêu thụ nước ngoài
- Phương thức xuất khẩu trực tiếp:
Là phương thức mà các đơn vị xuất khẩu trực tiếp đàm phán, ký kết hợp đồng kinh
tế giao hàng và thanh toán tiền hàng với người nhập khẩu. Ở phương thức này đơn vị
tự chủ về mặt hàng, giá cả, thị trường tiêu thụ và có nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước
về các khoản nộp như thuế xuất khẩu.
- Phương thức xuất khẩu uỷ thác:

Là phương thức được sử dụng khi một số doanh nghiệp mặc dù được cấp giấy
phép xuất khẩu hàng hoá nhưng do chưa đủ điều kiện xuất khẩu trực tiếp nên chưa đủ
SVTH: Lê Minh Giang – HK6B

Trang 8


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Nguyễn Thu Hoài

đàm phán ký kết hợp đồng kinh tế hay tổ chức lưu thông hàng hoá trong nước và
nước ngoài mà uỷ thác xuất khẩu hàng hoá cho đơn vị khác xuất khẩu hộ hàng hoá
của mình. Về nguyên tắc đơn vị có giấy phép xuất khẩu được tính doanh số xuất khẩu
đó là tổng doanh thu của hàng xuất khẩu. Đơn vị nhận ủy thác xuất khẩu là đại lý bán
hàng và hưởng hoa hồng. Khi uỷ thác hai bên phải ký kết hợp đồng ủy thác xuất khẩu
phân định trách nhiệm và chi phí phải chiu cho mỗi bên, cũng như tỷ lệ hoa hồng tính
trên doanh số dành cho bên ủy thác.
2. Các phương thức thanh toán
2.1. Đối với hàng tiêu thụ trong nước
Việc thanh toán có thể bằng tiền mặt, chuyển tiền hay chuyển khoản, thanh toán
bằng sec hoặc trả sau.
2.2. Đối với hàng tiêu thụ nước ngoài
Việc thanh toán được thực hiện bằng các phương thức sau:
- Phương thức chuyển tiền:
Là phương thức trong đó khách hàng (người trả tiền) yêu cầu ngân hàng của mình
chuyển một số tiền nhất định cho người khác (người hưởng lợi) ở một địa điểm nhất
định bằng phương thức chuyển tiền do khách hàng yêu cầu. Phương thức thanh toán
được sử dụng trong phương thức này gồm có chuyển tiền bằng điện và chuyển tiền
bằng thư.

- Phương thức ghi sổ:
Phương thức này được thực hiện bằng cách người xuất khẩu mở một tài khoản
trên đó có ghi các khoản tiền mà người nhập khẩu nợ về tiền mua hàng hoá hay các
chi phí liên quan đến việc mua hàng. Người nhập khẩu định kỳ thanh toán nợ hình
thành trên tài khoản cho người xuất khẩu. Phương thức này chỉ áp dụng trong thanh
toán giữa hai đơn vị có quan hệ mua bán thường xuyên và tin tưởng lẫn nhau.
- Phương thức nhờ thu:
Là phương thức mà sau khi giao hàng người bán ký phát hối phiếu đòi tiền ở
người mua, chuyển đến ngân hàng nhờ thu hộ số tiền trên hối phiếu đó. Phương thức
này chia làm hai loại: Nhờ thu phiếu trơn và nhờ thu kèm chứng từ.
- Phương thức tín dụng chứng từ:

SVTH: Lê Minh Giang – HK6B

Trang 9


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Nguyễn Thu Hoài

Phương thức này là một sự thỏa thuận trong đó một ngân hàng (ngân hàng mở thư
tín dụng) theo yêu cầu của khách hàng sẽ trả một số tiền nhất định cho người khác
hoặc chấp nhận hối phiếu do người này ký phát trong phạm vi số tiền đó khi người
này xuất trình cho ngân hàng bộ chứng từ thanh toán phù hợp với những quy định để
ra trong thư tín dụng.
3. Phạm vi, thời điểm ghi chép nghiệp vụ
3.1. Phạm vi hàng tiêu thụ
* Hàng hoá được coi là tiêu thụ phải thoả mãn các điều kiện sau đây:
- Phải thông qua phương thức mua bán và thanh toán tiền hàng giữa các bên thoả

thuận.
- Bên bán mất quyền sở hữu về hàng hoá và nhận quyền sở hữu về tiền hoặc được
quyền thu tiền.
- Hàng hoá, thành phẩm bán ra là do doanh nghiệp sản xuất ra hoặc trước đây mua
về để bán hoặc gia công chế biến ra để bán.
* Tuy nhiên trong thực tế có những trường hợp tuy không đủ điều kiện trên nhưng
vẫn được coi là hàng bán:
- Hàng nhờ bán hộ sau khi đã bán được.
- Hàng xuất để đổi lấy hàng hoá, vật tư khác.
- Hàng hao hụt tổn thất trong quá trình vận chuyển hàng bán ra theo quy định bên
mua chịu.
- Hàng hoá, thành phẩm xuất biếu tặng.
- Hàng hoá, thành phẩm xuất thanh toán tiền lương cho người lao động.
* Những trường hợp sau đây không được coi là hàng bán:
- Hàng xuất làm mẫu
- Hàng xuất cho gia công
- Hàng tổn thất, thiếu hụt trong quá trình vận chuyển theo quy định bên bán chịu
- Hàng xuất dùng trong nội bộ doanh nghiệp
3.2. Thời điểm ghi chép nghiệp vụ
Là thời điểm người bán mất quyền sở hữu về hàng hoá nhưng có quyền sở hữu về
tiền hoặc được quyền thu tiền.
III. HẠCH TOÁN TIÊU THỤ THÀNH PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP
SVTH: Lê Minh Giang – HK6B

Trang 10


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Nguyễn Thu Hoài


1. Hạch toán tiêu thụ trong doanh nghiệp
1.1. Hạch toán doanh thu tiêu thụ
1.1.1. Chứng từ sử dụng
Chứng từ được sử dụng để hạch toán doanh thu là hoá đơn giá trị gia tăng.
Khi tiêu thụ hàng hoá doanh nghiệp phải lập hoá đơn bán hàng hợp pháp và giao
cho khách hàng liên 2. Hoá đơn phải ghi đầy đủ các chỉ tiêu nội dung theo quy định
và phải nguyên vẹn, không rách hoặc nhàu nát. Số liệu, chữ viết đánh máy hoặc viết
tay trên hoá đơn phải ghi đầy đủ, rõ ràng, trung thực, chính xác, không bị tẩy xoá, sửa
chữa. Trường hợp bán lẻ hàng hoá cho người tiêu dùng có giá trị thấp dưới mức quy
định thì không phải lập hoá đơn nhưng phải lập bảng kê bán lẻ hàng hoá theo qui định
hiện hành.
- Nếu doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thì doanh nghiệp
phải lập hoá đơn GTGT, trên đó ghi rõ giá bán chưa thuế, thuế suất GTGT (% theo
từng mặt hàng), tiền thuế đầu ra phải nộp và tổng giá thanh toán.
- Nếu doanh nghiệp không thuộc đối tượng chịu thuế hoặc nộp thuế GTGT theo
phương pháp trực tiếp thì doanh nghiệp lập hoá đơn bán hàng trên đó ghi rõ giá thanh
toán là giá đã có thuế.
Kế toán căn cứ vào hoá đơn GTGT hoặc hoá đơn bán hàng thông thường để hạch
toán doanh thu tiêu thụ và thuế GTGT đầu ra phải nộp (đối với phương pháp khấu
trừ).
1.1.2. Hạch toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
TK 511 – doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
a. Nội dung: là tổng giá trị được thực hiện do cung cấp sản phẩm, hàng hoá, cung cấp
lao vụ, dịch vụ cho khách hàng.
b. Công dụng: TK này dùng để ghi chép, phản ánh doanh thu bán hàng và cung cấp
dịch vụ của doanh nghiệp làm căn cứ kết chuyển các khoản doanh thu tiêu thụ hàng
hoá, sản phẩm làm cơ sở để xác định kết quả kinh doanh.
c. Kết cấu tài khoản 511
Bên nợ:

- Thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, thuế GTGT phải nộp theo phương pháp
trực tiếp.
SVTH: Lê Minh Giang – HK6B

Trang 11


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Nguyễn Thu Hoài

- Kết chuyển chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, doanh thu hàng bán trả
lại.
- Kết chuyển doanh thu thuần vào tài khoản xác định kết quả kinh doanh.
Bên có:
- Doanh thu bán sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ thực hiện trong kỳ.
* Tài khoản 511 không có số dư, có 5 tài khoản cấp 2:
- TK 5111 : doanh thu bán hàng hoá
- TK 5112 : doanh thu bán các thành phẩm
- TK 5113 : doanh thu cung cấp dịch vụ
- TK 5114 : doanh thu trợ cấp, trợ giá
- TK 5117 : doanh thu kinh doanh bất động sản
d. Sơ đồ hạch toán
111,112
Nộp thuế
xuất khẩu

511

111,112,131

DT bán hàng
3331

DT bán
hàng
Thuế XK
XK
phải nộp

3333

Thuế
GTGT
Hoa hồng được
hưởng khi nhận đại

Giá bán trả tiền
515 ngay 3387

521,531,531
Kết chuyển CKTM,
GGHB,HBBTL

Lãi hàng
kỳ

911
Kết chuyển DT thuần

1.1.3. Hạch toán doanh thu nội bộ


Lãi trả
chậm

111,112
Thu
tiền
131

3331

Thuế GTGT
PP khấu trừ

Còn
phải thu
131

TK 512 – doanh thu nội bộ
a. Nội dung: là tổng giá trị thực hiện được do cung cấp sản phẩm, hàng hoá, lao vụ,
dịch vụ cho nội bộ.
b. Công dụng: TK này dùng để ghi chép, phản ánh doanh thu nội bộ giữa các đơn vị
trực thuộc cùng một công ty, tổng công ty.
c. Kết cấu
SVTH: Lê Minh Giang – HK6B

Trang 12


Khóa luận tốt nghiệp


GVHD: ThS. Nguyễn Thu Hoài

Bên nợ:
- Thuế bán hàng đặc biệt phải nộp
- Trị giá hàng bán bị trả lại, các khoản giảm giá, chiết khấu thương mại
-

Kết chuyển doanh thu thuần sang TK 911 để xác định kết quả kinh doanh

Bên có:
- Tổng doanh thu nội bộ trong kỳ
* Tài khoản 512 không có số dư, có 3 tài khoản cấp 2:
- TK 5121: doanh thu bán hàng hoá
- TK 5122: doanh thu bán thành phẩm
- TK 5123: doanh cung cấp dịch vụ
d. Sơ dồ hạch toán
TK512

TK111,112,136
Ghi DT bán hàng nội bộ
Ngay khi xuất giao hàng
TK333(33311)
Thuế GTGT

1.1.4. Hạch toán các khoản giảm trừ doanh thu
a. Chiết khấu thương mại
TK 521 – chiết khấu thương mại
* Nội dung: chiết khấu thương mại là khoản tiền mà doanh nghiệp đã giảm trừ
hoặc đã thanh toán cho người mua hàng do người mua đã mua hàng hoá, dịch vụ với

khối lượng lớn theo thoả thuận về chiết khấu thương mại đã ghi trên hợp đồng kinh tế
mua bán hoặc các cam kết mua bán hàng.
* Kết cấu:
Bên nợ: - Số chiết khấu thương mại đã chấp nhận thanh toán cho khách hàng
Bên có: - Kết chuyển toàn bộ số chiết khấu thương mại sang TK 511 để xác định
doanh thu thuần của kỳ hạch toán.
* Tài khoản 521 không có số dư, có 3 tài khoẩn cấp 2:
- TK 5211: chiết khấu hàng hoá

SVTH: Lê Minh Giang – HK6B

Trang 13


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Nguyễn Thu Hoài

- TK 5212: chiết khấu thành phẩm
- TK 5213: chiết khấu dịch vụ
* Sơ đồ hạch toán
111,112,131

521

chiết khấu thương mại(có cả thuế
GTGT) của đơn vị áp dụng PPTT

511


chiết khấu
thương mại(Đơn
vị áp dụng
PPKT)

Cuối kỳ kết chuyển số chiết
khấu thương mại phát sinh
trong kỳ

Giá bán
(không có thuế
GTGT)
333(33311)
Thuế GTGT

b. Hàng bán bị trả lại
TK 531 – Hàng bán bị trả lại
* Nội dung: là giá trị khối lượng hàng bán đã xác định là tiêu thụ bị khách hàng trả
lại và từ chối thanh toán do vi phạm các điều kiện đã cam kết trong hợp đồng kinh tế
như: hàng kém phẩm chất, sai quy cách, chủng loại.
* Kết cấu:
Bên nợ: - Trị giá hàng bán bị trả lại phát sinh trong kỳ
Bên có: - Kết chuyển giá trị hàng bán bị trả lại sang TK 511 để xác định doanh thu
thuần của kỳ hạch toán.
* Tài khoản 531 không có số dư
* Sơ đồ hạch toán
111,112,131

DT hàng bán bị trả lại(có cả thuế
GTGT) của đơn vị áp dụng PPTT


531

511
Cuối kỳ kết chuyển DT của
hàng bán bị trả lại phát sinh
trong kỳ

Hàng bán bị trả lại DT hàng bán bị
(Đơn vị áp dụng trả lại (không có
thuế GTGT)
PPKT)
333(33311
Thuế GTGT )
111,112
c. Giảm giá hàng bán

Chi phí phát sinh liên quan đến
hàng bán bị trả lại
SVTH: Lê Minh Giang – HK6B

641
Trang 14


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Nguyễn Thu Hoài

TK 532 – giảm giá hàng bán

* Nội dung: là khoản giảm trừ được bên bán chấp thuận một cách đặc biệt trên giá
đã thoả thuận trong hợp đồng vì lý do hàng bán bị kém phẩm chất, không đúng quy
cách hoặc không đúng thời hạn đã ghi trong hợp đồng.
* Kết cấu:
Bên nợ: - Các khoản giảm giá đã chấp thuận cho người mua phát sinh trong kỳ
Bên có: - Kết chuyển toàn bộ số giảm giá hàng bán sang TK 511 để xác định doanh
thu thuần của kỳ hạch toán
* Tài khoản 532 không có số dư.
* Sơ đồ hạch toán
111,112,131
DT do GGHB có cả thuế GTGT
của đơn vị áp dụng PPTT

511

532

Cuối kỳ, kết chuyển tổng số
GGHB phát sinh trong kỳ

GGHB(đơn vị
DT không có
áp dụng
thuế GTGT
333(33311)
phương pháp
Thuế
GTGT
KT)
1.1.5 Hạch toán giá vốn hàng bán

a. Nội dung: là giá thực tế xuất kho của một số sản phẩm đã bán được hoặc là giá
thực tế lao vụ, dịch vụ hoàn thành đã được xác định là tiêu thụ và các khoản khác
được tính vào giá vốn để xác định kết quả kinh doanh trong kỳ.
b. Tài khoản, chứng từ sử dụng
* Tài khoản sử dụng: TK 632 – giá vốn hàng bán
* Chứng từ sử dụng:
Tuỳ theo mục đích xuất kho hàng hoá, kế toán sử dụng các chứng từ sau:
Phiếu xuất kho: Chứng từ này nhằm theo dõi số lượng vật tư, thành phẩm, hàng
hoá xuất kho cho các bộ phận sử dụng trong doanh nghiệp, làm căn cứ để hạch toán.
Tuỳ theo từng đơn vị mà mỗi đơn vị thường xây dựng một qui trình đề nghị cấp, xuất
kho, xét duyệt tại các bộ phận có liên quan để đảm bảo xuất dùng cho đúng các đối
tượng. Phiếu xuất kho thường lập thành 3 liên: Liên 1 lưu ở bộ phận lập phiếu, liên 2
để ghi vào thẻ kho rồi chuyển cho bộ phận kế toán, liên 3 do người nhận hàng hoá, vật
tư giữ để theo dõi ở bộ phận sử dụng.

SVTH: Lê Minh Giang – HK6B

Trang 15


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Nguyễn Thu Hoài

Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ: Sử dụng khi vận chuyển hàng hoá từ
doanh nghiệp đến các đơn vị phụ thuộc, các chi nhánh, các đại lý… Nó cũng được lập
làm 3 liên: liên 1 dùng để lưu, liên 2 dùng để vận chuyển, liên 3 sử dụng trong nội bộ.
Phiếu xuất kho hàng gởi đại lý: Đối với hàng gởi đại lý có thể sử dụng phiếu xuất
kho hàng gởi đại lý.
Hoá đơn (GTGT) hoặc hóa đơn bán hàng thông thường: Chứng từ này được sử

dụng khi doanh nghiệp xuất kho hàng hoá để bán.
c. Kết cấu tài khoản và công dụng
Bên nợ:
- Giá vốn của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã tiêu thụ trong kỳ
- Giá trị hàng tồn kho hao hụt, mất mát sau khi trừ bồi thường
- Lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho (Số chênh lệch giữa số phải lập lớn hơn số
cần hoàn nhập)
- Thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ
Bên có:
- Giá vốn hàng bán trả lại
- Hoàn nhập giảm giá hàng tồn kho cuối năm tài chính (chênh lệch giữa số cần lập
nhỏ hơn số cần hoàn nhập).
- Kết chuyển giá vốn của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã tiêu thụ trong kỳ.
* Tài khoản 632 không có số dư.
*Công dụng: tài khoản dùng để theo dõi trị giá vốn hàng hóa, thành phẩm, lao dụ,
dịch vụ cung cấp hoặc trị giá mua thực tế hàng hóa tiêu thụ.
d. Hạch toán giá vốn hàng bán theo phương pháp kê khai thường xuyên
Phương pháp này theo dõi và phản ánh thường xuyên, liên tục có hệ thống tình
hình nhập, xuất, tồn vật tư, hàng hoá trên sổ kế toán, khi sử dụng phương pháp này
các tài khoản hàng tồn kho dùng để phản ánh tình hình hiện có, tình hình biến động
tăng, giảm vật tư hàng hoá do đó giá trị hàng tồn kho vật tư, hàng hoá được xác định
ở bất cứ thời điểm nào trên sổ kế toán.
Phương pháp này áp dụng cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh những mặt
hàng có giá trị lớn .
* Sơ đồ hạch toán (TRANG SAU)
SVTH: Lê Minh Giang – HK6B

Trang 16



Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Nguyễn Thu Hoài

632

154,154,151…
Giá vốn của thành
phẩm phẩm,hàng hoá
xuất bán

155,156
Thành phẩm,
hàng hoá bị trả
lại nhập kho

138,152,153
phần hao hụt, mất mát được
tính vào giá vốn
217

bất động sản đầu tư

159
Hoàn nhập dự
phòng giảm giá
hàng tồn kho
Trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho

214


627

911

Trích
khấu hao

kết chuyển giá vốn
hàng bán



Chi phí sản xuất cố định
không được phân bổ ghi
vào giá vốn hàng bán trong
kỳ
e. Hạch toán giá vốn hàng bán theo phương pháp kiểm kê định kỳ
Phương pháp này không theo dõi một cách thường xuyên, có hệ thống tình hình
nhập, xuất, tồn vật tư hàng hoá. Giá trị của hàng hoá mua vào và nhập kho trong kỳ
được theo dõi phản ánh trên tài khoản riêng (tài khoản mua hàng) mà không được
theo dõi trên các tài khoản hàng tồn kho. Như vậy khi áp dụng phương pháp KKĐK
các tài khoản hàng tồn kho chi sử dụng ở đầu kỳ và cuối kỳ kế toán để phản ánh giá
trị hàng tồn kho đầu kỳ và cuối kỳ.
Theo phương pháp này, cuối kỳ doanh nghiệp tiến hành kiểm kê vật tư, hàng hoá
để xác định giá trị hàng tồn kho thực tế cuối kỳ làm căn cứ ghi sổ kế toán và tính giá
trị vật tư hàng hoá xuất trong kỳ. Chính vì vậy mà giá trị hàng hoá tồn kho trên các
báo cáo kế toán luôn là số tồn kho thực tế tại thời điểm lập báo cáo.

SVTH: Lê Minh Giang – HK6B


Trang 17


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Nguyễn Thu Hoài

* Sơ đồ hạch toán
632

155,157

155,156

Giá vốn của thành
phẩm phẩm,hàng hoá
xuất bán

Thành phẩm,
hàng hoá bị trả
lại nhập kho

phần hao hụt, mất mát được
tính vào giá vốn

Hoàn nhập dự
phòng giảm giá
hàng tồn kho


631

159

Dự phòng giảm giá hàng tồn kho
911
kết chuyển giá vốn
hàng bán

2. Hạch toán chi phí bán hàng
2.1 Hạch toán chi phí bán hàng
2.1.1 Nội dung
Chi phí bán hàng là các chi phí phát sinh trong quá trình tiêu thụ các loại sản phẩm
hàng hoá hay cung cấp dịch vụ như tiền lương cho nhân viên bán hàng, tiếp thị, đóng
gói vận chuyển ...
Trong quá trình hạch toán, chi phí bán hàng phải được theo dõi chi tiết theo yếu tố
chi phí.Về nguyên tắc, chi phí bán hàng phát sinh trong kỳ được tính hết vào giá thành
toàn bộ của những sản phẩm đã tiêu thụ trong kỳ để xác định kết quả kinh doanh.Tuy
nhiên trong trường hợp doanh nghiệp có chu kỳ kinh doanh dài, trong kỳ không có
hoặc có ít sản phẩm tiêu thụ thì cuối kỳ kế toán phải kết chuyển toàn bộ hoặc một
phần chi phí bán hàng phát sinh trong kỳ sang kỳ sau theo những chi phí thực tế đã
chi ở kỳ này nhưng liên quan đến những sản phẩm sẽ được tiêu thụ ở kì sau.
2.1.2 Tài khoản sử dụng
TK 641- Chi phí bán hàng
a. Công dụng: Dùng để phản ánh các chi phí thực tế phát sinh trong quá trình bán sản
phẩm, hàng hoá, cung cấp dịch vụ bao gồm chi phí chào hàng, giới thiệu sản phẩm,
quảng cáo sản phẩm, hoa hồng bán hàng, chi phí bảo hành …

SVTH: Lê Minh Giang – HK6B


Trang 18


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Nguyễn Thu Hoài

b. Kết cấu
Bên Nợ:
- Chi phí bán hàng thực tế phát sinh trong kì.
Bên Có:
- Các khoản ghi giảm chi phí bán hàng.
- Kết chuyển chi phí bán hàng để xác định kết quả kinh doanh trong kỳ hoặc phân
bổ chi phí bán hàng cho những sản phẩm sẽ tiêu thụ ở kì sau.
Tài khoản 641 không có số dư cuối kì, có 7 tài khoản cấp 2:
-Tài khoản 6411: Chi phí nhân viên
-Tài khoản 6412: Chi phí vật liệu bao bì
-Tài khoản 6413: Chi phí dụng cụ, đồ dùng
-Tài khoản 6414: Chi phí khấu hao TSCĐ
-Tài khoản 6415: Chi phí bảo hành
-Tài khoản 6417: Chi phí dịch vụ mua ngoài
-Tài khoản 6418: Chi phí bằng tiền khác
2.1.3 Sơ đồ hạch toán
TK 334,338

TK 641

TK 111,112,152

Chi phí tiền lương và các khoản Các khoản thu giảm chi

trích theo lương
TK 152
TK 911
Giá trị NVL mua phục vụ
cuối kỳ kết chuyển chi
bán hàng
phí BH các định kết quả
kinh doanh
153,142,242
TK 352
Giá trị CCDC phân bổ cho bộ
Hoàn nhập dự phòng
phận bán hàng
về chi phí bảo hành sản
phẩm , hàng hoá
TK 214
Khấu hao tài sản cố định
TK 111,112,331
Chi phí dịch vụ mua ngoài
TK 352
Dự phòng phải trả ,chi phí bảo
hành sản phẩm
SVTH: Lê Minh Giang – HK6B

Trang 19


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Nguyễn Thu Hoài


PHẦN II
THỰC TRẠNG VỀ HẠCH TOÁN TIÊU THỤ THÀNH PHẨM MAY MẶC TẠI
TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY HOÀ THỌ
A. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ TỔNG CÔNG TY CP DỆT MAY HOÀ THỌ

I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
Tổng Công ty Cổ phần Dệt May Hoà Thọ là đơn vị thành viên của Tập đoàn
Dệt May Việt Nam (VINATEX) và Hiệp Hội Dệt May Việt Nam (VITAX) thuộc Bộ
Công thương được thành lập từ năm 1962, tiền thân có tên là Nhà máy Dệt Hoà Thọ
(SICOVINA) thuộc Công ty Kỹ nghệ Bông vải Việt Nam. Năm 1975, khi thành phố
Đà Nẵng được giải phóng, Nhà máy Dệt Hoà Thọ được chính quyền tiếp quản và đi
vào hoạt động trở lại vào ngày 21/04/1975.
Năm 1993, đổi tên thành lập doanh nghiệp Nhà nước: Công ty Dệt Hoà Thọ theo
quyết định thành lập số 241/TCLĐ ngày 24/03/1993 của Bộ Công nghiệp nhẹ.
Năm 1997, đổi tên thành : Công ty Dệt May Hoà Thọ theo quyết định số 433/QĐTCLĐ của Tổng Công ty Dệt May Việt Nam.Đến năm 2005 chuyển thành Công ty
TNHH Nhà nước một thành viên Dệt May Hoà Thọ theo quyết định số 200/2005/QĐTTg ngày 08/08/2005 của Thủ tướng Chính phủ.
Ngày 15/11/2006 chuyển thành Tổng Công ty Cổ phần Dệt May Hoà Thọ theo
quyết định số 3252/QĐ-BCN của Bộ Công nghiệp, và chính thức đi vào hoạt động
vào ngày 01 tháng 02 năm 2007.

SVTH: Lê Minh Giang – HK6B

Trang 20


Khóa luận tốt nghiệp
-

GVHD: ThS. Nguyễn Thu Hoài


Năm 1975 thành lập Nhà máy sợi Hòa Thọ ( nay là Công ty sợi Hòa Thọ). Địa
chỉ: 36-ông Ích Đường- Cẩm Lệ- TP. Đà Nẵng. Với diện tích 24.000m2 được
trang bị thiết bị chuyên dùng hiện đại gồm dây chuyền kéo sợi đồng bộ 52.000
cọc sợi do các nươc Ý, Nhật, Đức sản xuất. Chuyên sản xuất các loại sợi cotton
chải thô: CD30, CD20, CD32, chải kỹ, sợi pha thổ cẩm, sợi polyester chỉ số từ
Ne10 đến Ne46, sợi se dùng cho thị trường nội địa và xuất khẩu. Sản lượng
8.500 tấn/năm (chỉ số trung bình Ne32).

-

Năm 1997 thành lập Nhà máy may Hòa Thọ 1. Địa chỉ: 36-Ông Ích ĐườngCẩm Lệ- TP.Đà Nẵng với diện tích 4000m2 có 10 dây chuyền sản xuất gồm
710 máy các loại. Chuyên sản xuất Jacket, quần áo bảo hộ lao động, quần tây
(chống nhăn) cho các khách hàng SNICKERS EUROPE AB-Thụy Điển,
SUPPEME INTERNATIONAL, HAGGAR. Sản lượng hàng năm 1.900.000sp.

-

Năm 1999 thành lập Nhà máy may Hòa Thọ 2. Địa chỉ: 36-ông Ích ĐườngCẩm Lệ- TP. Đà Nẵng. Với diện tích nhà xưởng 6.684m2 có 11 dây chuyền sản
xuất gồm 1.176 máy móc các loại. Chuyên sản xuất quần tây, quần áo thể
thao. Các nhãn hiệu chính đã và đang sản xuất: HAGGAR, PERRY ELLIS,
NIKE. Sản lượng hàng năm 2.160.000sp.

-

Năm 2001 thành lập Công ty may Hòa Thọ Điện Bàn. Địa chỉ: Điện Thắng –
Điện Bàn- Quảng Nam. Với diện tích 25.310m2 có 14 chuyền gồm 762 máy
móc các loại. Chuyên sản xuất quần áo bảo hộ lao động, đồng phục xuất khẩu
cho các khách hàng chính như: SNICKERS EUROPE AB- Thụy Điển, SUS.
Sản lượng hàng năm 680.000sp.


-

Năm 2002 thành lập Nhà máy may Hòa Thọ 3, đến tháng 05/2010 sáp nhập
vào Nhà máy may Hòa Thọ 2.

-

Năm 2002 thành lập Công ty CP dệt may Hòa Thọ Quảng Nam. Địa chỉ: Thị
trấn Hà Lam, Thăng Bình, Quảng Nam với diện tích 7580m2 có 12 chuyền sản
xuất, 50 máy/chuyền. Chuyên sản xuất quần áo bảo hộ lao động xuất khẩu sang
thị trường Nhật, Mỹ, khách hàng chính: MARUBENI CORPORATION-Nhật,
FISHMAN. Đến ngày 30/03/2010 tiến hành cổ phần hóa và trở thành Công ty
con của TCT.

SVTH: Lê Minh Giang – HK6B

Trang 21


Khóa luận tốt nghiệp
-

GVHD: ThS. Nguyễn Thu Hoài

Năm 2003 thành lập Nhà máy may Hội An. Địa chỉ: 26 Nguyễn Tất Thành,
Tân An, Hội An, Quảng Nam với diện tích 22.754m2 có 9 chuyền sản xuất 475
máy móc các loại. Chuyên sản xuất quần áo thể thao xuất khẩu, áo Jacket các
nhãn hiệu đang sản xuất là KAPPA, NAUTICA, RUSSELL, JANTZEN,
GRAND SLAM, PING. Sản lượng hàng năm 420.000sp.


-

Năm 2007 đầu tư mới 2 công ty:

+ Công ty may Hòa Thọ Duy Xuyên. Địa chỉ: KCN Gò Dỗi, Nam Phước, Duy
Xuyên, Quảng Nam với quy mô là 5 chuyền sản xuất, 307 máy móc thiết bị các
loại, chuyên sản suát quần tây. Sản lượng hàng năm 490.000sp. Tổng vốn đầu tư là
9 tỷ đồng.
+ Công ty may Hòa Thọ Đông Hà. Địa chỉ: KCN Đông Hà, thị xã Đông Hà,
Quảng Trị với quy mô 20 chuyền sản xuất 826 máy móc thiết bị, chuyên sản xuất
quần áo bảo hộ lao động, áo jacket. Sản lượng hàng năm 1.468.000sp. Tổng vốn
đầu tư 30 tỷ đồng.
-

Ngày 10/08/2009 thành lập Công ty CP thời trang Hòa Thọ. Địa chỉ: 31 Phan
Chu Trinh, Hải Châu, TP. Đà Nẵng với số vốn điều lệ 2 tỷ đồng, TCT góp 1,29
tỷ đồng. Chuyên sản xuất và kinh doanh các hàng thời trang mang nhãn hiệu “
HOA THO”

-

Năm 2011 đầu tư xây dựng Nhà máy May Veston với công suất 400.000
bộ/năm, tổng kinh phí gần 85 tỷ đồng.

-

Ngoài ra TCT còn liên kết với một số công ty liên kết sau: Công ty CP thêu
Thiên Tín, Công Ty TNHH may Tuấn Đạt, Công ty CP bao bì Hòa Thọ-Quảng
Đà. Và Đầu tư tài chính vào một số công ty trong ngành sau:

+ Công ty CP Kinh doanh thời trang Vinatex-Hòa Thọ
+ Công ty CP bao bì Quảng Đà
+ Công ty CP dệt may Phú Hòa An
+ Công ty Thương mại Chọn
+Công ty CP may Hòa Thọ Thăng Bình

Đặc điểm hoạt động kinh doanh của TCT CP dệt may Hòa Thọ
Được thành lập từ trước năm 1975, khi đất nước vẫn còn chia cắt, nhưng chỉ từ
sau ngày thống nhất đất nước, đặc biệt từ khi Đà Nẵng tách ra thành đô thị loại I trực
SVTH: Lê Minh Giang – HK6B

Trang 22


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Nguyễn Thu Hoài

thuộc Trung ương, Hòa Thọ Corp mới được nhiều người biết đến và đã có bước tiến
dài, thể hiện nội lực tăng trưởng, trở thành “đầu tàu” và là “động lực” cho cả khối DN
khu vực miền Trung - Tây Nguyên. Trong những năm cuối thập kỷ 90, Hòa Thọ vẫn
là đơn vị sản xuất nhỏ với hai mặt hàng chính: kéo sợi chi số thấp và dệt vải mộc, hầu
hết thiết bị cũ kỹ lạc hậu, xuống cấp. Sản phẩm sợi làm ra chất lượng thấp, chỉ bán
cho các cơ sở dệt thủ công và sản phẩm dệt đơn thuần là vải mộc, thu nhập thấp và
không ổn định khiến đời sống của người lao động gặp rất nhiều khó khăn.
Trước thực trạng đó, Ban lãnh đạo TCT đã ngày đêm trăn trở, suy nghĩ làm thế nào
tìm ra lối thoát, đưa DN từng bước đi lên. Nhờ sự đoàn kết đồng lòng, tinh thần vượt
khó, dám nghĩ dám làm, tổng công ty đã mạnh dạn đổi mới công tác quản lý, đề ra
những quyết sách đúng đắn, tổ chức lại sản xuất và đầu tư thêm máy móc thiết bị,
nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. TCT đã mở rộng phát triển SXKD bằng

việc chủ động đứng ra thành lập chuỗi liên kết gồm 10 đơn vị sản xuất may tại khu
vực miền Trung, Hòa Thọ cũng đã góp vốn thành lập 4 Cty CP chuyên SXKD bao bì,
bông, may mặc. Thông qua chuỗi liên kết 10 đơn vị đó, Dệt may Hòa Thọ đã tăng
cường khả năng ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, làm tăng tính cạnh tranh
của sản phẩm khi hội nhập kinh tế quốc tế. Mỗi năm, Dệt may Hòa Thọ đã tạo ra 9
triệu sản phẩm may mặc. triển khai thực hiện quản lý chất lượng sản phẩm theo tiêu
chuẩn ISO 9001: 2008, quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001: 2004 và thực
hiện trách nhiệm xã hội đối với người lao động theo tiêu chuẩn SA 8000.
Những năm qua, nhờ định hướng đúng đắn và cách làm hiệu quả mà doanh số tiêu thụ
của Hòa Thọ Corp tăng lên không ngừng. Từ 42,8 tỷ đồng năm 1998 tăng lên gấp 23
lần và đạt 963 tỷ đồng vào năm 2009. Riêng quý I/2010, mặc dù không còn được
hưởng các chính sách kích cầu của Chính phủ và chi phí đầu vào liên tục tăng cao,
nhưng TCT vẫn có mức tăng trưởng mạnh mẽ và đạt mức doanh thu hơn 258 tỷ đồng,
tăng 41% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó riêng doanh thu sợi tăng 182%, doanh
thu may tăng 16%, so với cùng kỳ năm 2009.
Dệt may Hòa Thọ đã tạo dựng được uy tín trên thương trường quốc tế. Hằng
năm, DN xuất khẩu vào thị trường Mỹ chiếm 50% sản lượng. Số còn lại là thị trường
EU, Nhật Bản và một số nước châu Á”. Mỗi năm, Dệt may Hòa Thọ đạt doanh số bán
hàng tăng từ 14% trở lên, có thời điểm tăng đến 52%. Doanh số bán hằng năm 1998
SVTH: Lê Minh Giang – HK6B

Trang 23


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Nguyễn Thu Hoài

đạt 42,8 tỷ đồng thì đã tăng lên 930 tỷ đồng vào năm 2008. Hằng năm, kim ngạch
xuất khẩu đạt khoảng 60 -70 triệu USD”... Từ một đơn vị ở bên bờ vực phá sản Hòa

Thọ đã vươn lên trở thành một trong những đơn vị dẫn đầu đạt mức tăng trưởng cao
nhất của Tập đoàn Dệt May VN. Hiện với hơn 6.000 lao động, Hòa Thọ Corp trở
thành DN dệt may trực tiếp quản lý người lao động lớn nhất trong các đơn vị trực
thuộc Tập đoàn Dệt May VN.
Bên cạnh việc quan tâm chăm lo đến đời sống vật chất tinh thần cho người lao
động, Hòa Thọ Corp còn là đơn vị luôn đi đầu trong công tác xã hội từ thiện. Chỉ tính
riêng năm 2009, Tổng Cty đã chi hơn 300 triệu đồng cho công tác xã hội như: phụng
dưỡng Mẹ VN anh hùng, ủng hộ tỉnh Quảng Trị, xây nhà tình nghĩa cho người nghèo
tại Cù Lao Chàm, hỗ trợ xây nhà tình thương ở quận Cẩm Lệ, hỗ trợ nạn nhân chất
độc da cam, ủng hộ xây nhà cho người nghèo bị thiệt hại do cơn bão số 9. tặng phần
thưởng cho học sinh nghèo vượt khó tại Đà Nẵng và Quảng Nam...
Như vậy, trải qua gần 50 năm hoạt động (1962 -2012) kể từ ngày thành lập,
cùng với sự phát triển chung của nền kinh tế Hòa Thọ Corp ngày càng lớn mạnh, trở
thành một đơn vị hàng đầu trong ngành may mặc trên địa phương và trên cả nước.
II. CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA TỔNG CÔNG TY
1.Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý tại Tổng công ty
Ban lãnh đạo Công ty đã lựa chọn cơ cấu tổ chức “Trực tuyến-Chức năng” là cơ
cấu tổ chức kết hợp, đảm bảo sự lãnh đạo thống nhất từ trên xuống dưới và phát huy
năng lực chuyên môn của các phòng ban chức năng và nhằm nâng cao hiệu quả sản
xuất các đơn vị trực thuộc Công ty.
Sơ đồ: ( trang sau)
2. Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận phòng ban
2.1. Hội đồng quản trị
Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý cao nhất của Công ty do đại diện Chủ sở hữu
bổ nhiệm và chịu trách nhiệm trước đại diện Chủ sở hữu. Hội đồng quản trị có toàn
quyền nhân danh Công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi
của Công ty trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền, trách nhiệm của đại diện Chủ sở
hữu; chịu trách nhiệm trước đại diện Chủ sở hữu, trước pháp luật về mọi họat động
của Công ty, về định hướng và mục tiêu, nhiệm vụ do đại diện Chủ sở hữu giao.
SVTH: Lê Minh Giang – HK6B


Trang 24


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Nguyễn Thu Hoài

Sơ đồ 2: Sơ đồ tổ chức quản lý của Tổng Công ty CP dệt may Hòa Thọ
Ghi chú:
Quan hệ trực tuyến
Quan hệ chức năng

2.2. Tổng giám đốc
Hội đồng quản trị bổ nhiệm có thời hạn Tổng giám đốc (có thể là một thành viên
Hội đồng quản trị).
Tổng giám đốc chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và pháp luật về điều hành
hoạt động hàng ngày của Công ty, là người đại diện theo pháp luật của Tổng công ty.
SVTH: Lê Minh Giang – HK6B

Trang 25


×