Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

bai bao kh hiepdinh chong ban pha gia

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (80.13 KB, 5 trang )

Học viên: Lư Huy Toàn
MSHV: M3416028
Mã học phần: KL01
Nhóm: KLK610
SĐT: 0987 969 029
NHỮNG MẶT THUẬN LỢI VÀ BẤT LỢI CỦA DOANH
NGHIỆP VIỆT NAM KHI THỰC HIỆN HIỆP ĐỊNH CHỐNG BÁN
PHÁ GIÁ TRONG KHUÔN KHỔ WTO
Trong những năm qua, Việt Nam đã tích cực tham gia hội nhập kinh tế
quốc tế trên tất cả các phương diện song phương, khu vực và đa phương, Việt
Nam đã tham gia đàm pháp một số Hiệp định quan trọng như: Hiệp định về
các Biện pháp Đầu tư liên quan đến Thương mại (TRIMS), Hiệp định về
Hàng Dệt may (ATC), Hiệp định về Chống bán Phá giá (ADP), Hiệp định Đối
tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP), Hiệp định Thương mại
tự do giữa Việt Nam và Liên Minh Kinh tế Á – Âu, Hiệp định Thương mại tự
do Việt Nam – Liên minh Châu Âu…Trong nền kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế, doanh nghiệp có vị trí đặc biệt
quan trọng. Sự phát triển của doanh nghiệp có ý nghĩa quyết định trong việc
thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Cho đến nay,
nước ta đã thu hút được một số lượng lớn các nhà đầu tư nước ngoài, các
doanh nghiệp nhà nước cũng đạt được nhiều kết quả trong quá trình tái cơ
cấu, chuyển đổi loại hình hoạt động, khu vực doanh nghiệp dân doanh không
ngừng mở rộng và phát triển vượt bậc, các khu công nghiệp không ngừng
được xây dựng, mở rộng. Trong khuôn khổ WTO, Việt Nam mà phần lớn là
các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam nhận được những mặt thuận lợi và
cũng như đối mặt với khó khăn thách thức khi thực hiện Hiệp định chống bán
phá giá.
1. Các quy định của WTO về bán phá giá
Theo Hiệp định về chống bán phá giá của WTO (ADP) bán phá giá là
việc bán một hàng hoá nào đó với giá thấp hơn giá của nó trên thị trường nội
địa của nước xuất khẩu. Nói một cách đơn giản, để xác định hành động bán


phá giá ta phải so sánh giá cả ở hai thị trường. Tuy nhiên trên thực tế, việc xác
định giá hàng hoá ở thị trường nước xuất khẩu (giá trị bình thường) và giá ở
thị trường nước nhập khẩu (giá xuất khẩu) để tạo ra cơ sở chính xác cho sự so
sánh giá trên hai thị trường là khá phức tạp.
2. Cơ hội và lợi ích
Hiệp định về chống bán phá giá của WTO ra đời và có hiệu lực bắt
buộc đối với tất cả các nước thành viên. Hiệp định này quy định các biện
pháp chống bán phá giá chỉ được thực hiện trong những hoàn cảnh nhất định
và phải đáp ứng được bốn điều kiện: Thứ nhất, sản phẩm đang bán phá giá.


2
Thứ hai, có thiệt hại vật chất do hành động bán phá giá gây ra hoặc đe dọa
doanh nghiệp nội địa đang sản xuất sản phẩm tương tự sản phẩm bán phá giá,
hoặc gây ra sự trì trệ đối với quá trình thành lập một ngành công nghiệp trong
nước. Thứ ba, có mối quan hệ nhân quả giữa bán phá giá và thiệt hại vật chất
(hoặc đe dọa gây thiệt hại vật chất) do chính hành động bán phá giá đó gây ra.
Thứ tư, tác động của bán phá giá phải có tính bao trùm, ảnh hưởng tới cộng
đồng rộng lớn.
Theo quy định của WTO, các quốc gia có quyền tự do trong việc xây
dựng các thủ tục để xác định hiện tượng bán phá giá và áp dụng biện pháp
CBPG đối với hàng hóa nhập khẩu vào nước mình, miễn là không mâu thuẫn
với các hiệp định và quy định của WTO. Tình trạng này là nguyên nhân chủ
yếu để nhiều nước áp dụng luật chống bán phá giá như là công cụ thực hiện
chính sách bảo hộ thái quá thị trường nội địa.
Khi ưu thế cạnh tranh của các nhà sản xuất nội địa giảm sút, thị phần
của họ bị suy giảm, họ có thể sử dụng mọi biện pháp có thể để ngăn cản hàng
nhập khẩu; khi đó, chống bán phá giá là một trong các biện pháp mà người
sản xuất nội địa có thể sử dụng.
3. Khó khăn và thách thức

Các vụ kiện chống bán phá giá là hiện tượng đang diễn ra ngày càng
phổ biến trong thực tiễn thương mại quốc tế, nguy cơ hàng nước ngoài nhập
khẩu bán phá giá vào Việt Nam gây thiệt hại cho sản xuất nội địa cũng từ đó
tăng lên. Hàng hoá Việt Nam phải đối mặt với những khó khăn trong đẩy
mạnh xuất khẩu, đang dần trở thành đối tượng của các vụ kiện chống bán phá
giá ở nhiều thị trường. Các vụ kiện chống bán phá giá là một thách thức có
thực trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, tiếp cận thị trường nước ngoài
và nâng cao năng lực sản xuất - xuất khẩu của doanh nghiệp Việt Nam; do đó,
cần rất nhiều nỗ lực từ các doanh nghiệp, hiệp hội và các cơ quan có thẩm
quyền để có thể vượt qua thách thức này và tận dụng các cơ hội mà quá trình
hội nhập đem lại, để bảo hộ sản xuất trong nước.
Quy định về nội dung cụ thể của các phương pháp tính giá thông
thường trong điều tra chống bán phá giá: thiếu các quy định về việc xác định
điều kiện và cách thức tính giá thông thường của từng phương pháp… theo
Điều 2 Hiệp định chống bán phá giá (ADA);
Quy định về nội dung cụ thể của phương pháp xác định thiệt hại do
việc nhập khẩu hàng hóa bán phá giá gây ra cho ngành sản xuất nội địa: thiếu
quy định về việc xác định thiệt hại của ngành sản xuất vùng, về nghĩa vụ bắt
buộc1 phải xem xét các yếu tố khác cùng gây ra thiệt hại ngoài việc hàng nhập
khẩu bán phá giá.
1

Theo quy định hiện tại ở Điều 28.2 Nghị định 90/2005/NĐ-CP ngày 11/7/2005 của Chính phủ
hướng dẫn PLCBPG thì việc xem xét này chỉ được thực hiện “trong trường hợp cần thiết” và không
bắt buộc (Cơ quan điều tra “có thể”…).


3
Các quy định hiện hành chưa giải thích chi tiết về việc xác định giá bán
trong các giao dịch xuất khẩu không đáng tin cậy, về quan hệ liên kết giữa

doanh nghiệp xuất khẩu nước ngoài và nhà nhập khẩu Việt Nam, chưa đưa ra
phương pháp sẽ áp dụng phương pháp nào để tính biên độ phá giá (có cho
hoặc không cho phép sử dụng phương pháp Zeroing)…
Các ngành sản xuất của Việt Nam có thể đáp ứng đầy đủ các yêu cầu để
có thể nộp đơn khởi kiện thành công ở trong nước vẫn còn rất mơ hồ,áp lực
về chi phí tiến hành điều tra và xử lý vụ việc, chi phí tham gia vụ kiện có thể
tạo ra những khó khăn cho việc áp dụng pháp luật chống bán phá giá; công
tác thống kê, lưu trữ số liệu hàng hóa nhập khẩu cũng như những thống kê
toàn cảnh về thực trạng sản xuất trong nước, những thiệt hại đã và đang phải
chịu từ việc hàng hóa nước ngoài nhập khẩu bán phá giá và thậm chí cả kiến
thức chung về chống bán phá giá ở các doanh nghiệp, hiệp hội còn hạn chế.
4. Khuyến nghị
Cùng với sự phát triển ngày càng nhanh trong lĩnh vực xuất nhập khẩu,
những mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam đã và đang bị đặt trong tình trạng có
nguy cơ tiềm ẩn bị kiện bán phá giá. Đặc biệt, thời gian vừa qua các vụ kiện
nổi bật tại Hoa Kỳ (mặt hàng cá tra, basa, tôm) và Liên minh Châu Âu (mặt
hàng da giày) đã gây rất nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp xuất khẩu của
Việt Nam. Chính vì vậy, điều quan trọng và cần thiết đối với các doanh
nghiệp xuất khẩu và ngành sản xuất của Việt Nam là học hỏi không chỉ từ
những vụ kiện mà Việt Nam tham gia với tư cách bị đơn, mà còn từ những vụ
kiện liên quan đến các quốc gia khác. Bởi, rút ra bài học kinh nghiệm từ
những quốc gia khác cũng như nhận biết và hiểu rõ những vấn đề mà các
quốc gia khác đã gặp phải sẽ là “vũ khí” rất hữu ích cho Việt Nam khi phải
đương đầu với những vụ kiện chống bán phá giá có quy mô lớn và phức tạp.
5. Giải pháp
Cần xây dựng sự nhất quán trong Chính phủ và trong nội bộ Bộ Tư
pháp về tầm quan trọng của việc phòng ngừa, tránh và giảm thiểu các tranh
chấp liên quan đến bán phá giá. Tuy vậy, khi phát sinh tranh chấp thì phải tìm
mọi cách để dàn xếp ổn thỏa qua con đường thương lượng. Nếu thương lượng
không thành thì phải chủ động, tích cực tham gia vào các cơ chế giải quyết

tranh chấp với một quyết tâm cao nhất. Để thực hiện tốt yêu cầu đó, cần có sự
quan tâm thường xuyên của Ban cán sự và lãnh đạo Bộ Tư pháp. Về phía lãnh
đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước cần có văn bản trực tiếp về vấn đề Việt
Nam tham gia giải quyết tranh chấp chống bán phá giá và có phân công rõ
ràng cơ quan chủ trì, điều phối và cơ quan phối hợp.
Các doanh nghiệp Việt Nam cần thực hiện đồng bộ hai nhóm biện
pháp: nhóm biện pháp mang tính chính sách để hạn chế, nhận biết và ứng phó
với nguy cơ kịp thời và nhóm biện pháp mang tính kỹ thuật để tính toán và
chứng minh biên độ phá giá thấp nhất có thể.


4
Nhóm biện pháp mang tính chính sách
Thứ nhất, cần nhận biết về sự tồn tại của nguy cơ bị kiện tại các thị
trường xuất khẩu và cơ chế vận hành của chúng, nhóm thị trường và loại mặt
hàng thường bị kiện;
Thứ hai, cần tính đến khả năng bị kiện khi xây dựng chiến lược xuất
khẩu để có kế hoạch chủ động phòng ngừa và xử lý khi không phòng ngừa
được (ví dụ đa dạng hoá thị trường xuất khẩu, tránh phát triển quá nóng một
thị trường, tăng cường cạnh tranh bằng chất lượng và giảm dần việc cạnh
tranh bằng giá rẻ,.v.v.);
Thứ ba, cần phối hợp, liên kết với các doanh nghiệp có cùng mặt hàng
xuất khẩu để có chương trình, kế hoạch đối phó chung đối với các vụ kiện có
thể xảy ra. Đồng thời cũng cần liên kết với các nhà nhập khẩu để cập nhật
thông tin tại thị trường xuất khẩu;
Thứ tư, sử dụng chuyên gia tư vấn và luật sư trong những tình huống
cần thiết ở mức độ thích hợp và phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan để
được hướng dẫn và có thông tin cần thiết.
Nhóm biện pháp mang tính kỹ thuật
Thứ nhất, các doanh nghiệp cần đảm bảo chế độ ghi chép kế toán rõ

ràng, tuân thủ các tiêu chuẩn kế toán quốc tế để các số liệu của doanh nghiệp
được cơ quan điều tra chấp nhận sử dụng khi tính toán biên phá giá; đồng thời
cần lưu giữ tất cả các số liệu, tài liệu có thể làm bằng chứng chứng minh
không bán phá giá;
Thứ hai, có thể tự yêu cầu được tham gia, hợp tác với cơ quan điều tra
và chủ động thực hiện các quyền và nghĩa vụ tố tụng trong quá trình điều tra
để được tính biên độ phá giá riêng phản ánh đúng hơn thực tế hoạt động kinh
doanh của mình;
Thứ ba, có quỹ dự phòng đảm bảo các chi phí theo kiện tại nước ngoài;
Cuối cùng và không kém phần quan trọng, đó là không gian lận trong và sau
cuộc điều tra chống bán phá giá để tránh bị trừng phạt bởi những mức thuế
chống bán phá giá rất cao.
Hệ thống pháp luật Việt Nam hiện hành về chống bán phá giá, các
ngành sản xuất của Việt Nam hoàn toàn có thể sử dụng việc khởi kiện yêu cầu
áp dụng các biện pháp chống bán phá giá để đối phó với hiện tượng hàng hóa
nước ngoài nhập khẩu bán phá giá tại Việt Nam gây thiệt hại. Để sử dụng
công cụ này có hiệu quả, các doanh nghiệp cần lưu ý các điểm sau đây:
Thứ nhất, tập hợp và chuẩn bị sẵn sàng các số liệu, bằng chứng về việc
hàng hóa nước ngoài BPG (theo công thức tính toán quy định) và về thiệt hại
do hiện tượng bán phá giá đó gây ra cho ngành sản xuất của mình (với các
yếu tố chứng minh thiệt hại theo quy định) để đảm bảo đơn kiện được chấp
thuận;


5
Thứ hai, chuẩn bị đầy đủ về nguồn lực tài chính, con người cần thiết
cho việc theo kiện bởi một vụ kiện thường kéo dài, với những đòi hỏi cao về
bằng chứng, lập luận.
Tài liệu tham khảo:
1. WTO Training Manual

Antidumping, chapter 10.

(Second

Edition,

October

2001),

2. Bộ Thương mại, Chống bán phá giá - mặt trái của tự do hoá thương
mại, 2003.
3. Vũ Kim Dũng, Bán phá giá và hoạt động xuất nhập khẩu của Việt
Nam, Tạp chí Kinh tế và Phát triển, số 94, 2005.
4. Đinh Thị Mỹ Loan, Cam kết giá theo pháp luật chống bán phá giá
của EU, Tạp chí Thương mại, số 1+2, 2006.
5. Đoàn Tất Thắng, Những giải pháp giúp các doanh nghiệp Việt Nam
đối phó với các vụ kiện chống bán phá giá, Tạp chí Thương mại, số
10, 2005.
6. Trung tâm Thương mại quốc tế (ITC): Hướng dẫn về các Biện pháp
Phòng vệ Thương mại tại Hoa Kỳ - Pháp luật, Thực tiễn và Thủ tục
vụ kiện chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ".
7. VCCI: Kiện chống bán phá giá – Các biện pháp khắc phục thương
mại
8. ThS.Nguyễn Trung Đông: Bán phá giá, chống bán phá giá: Mục
tiêu và bản chất
9. PGS.TS Hoàng Phước Hiệp: Nghiên cứu vai trò của Bộ Tư pháp
trong việc giải quyết các tranh chấp quốc tế liên quan đến thực thi các cam kết
với WTO




×