Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

Tính giá thành sản phẩm tiếp giáp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (176.3 KB, 29 trang )

TIỂU LUẬN
Tính giá thành sản phẩm tiếp giáp


I. Đặt vấn đề.
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Bất kỳ một doanh nghiệp nào, để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh
đều phải có đầy đủ 3 yếu tố cơ bản, đó là: Sức lao động, tư liệu lao động và đối
tượng lao động. Trong quá trình sản xuất kinh doanh phải tiêu hao 3 yếu tố trên để
làm ra sản phẩm vật chất và dịch vụ, đồng thời tạo ra chi phí tương ứng đó là chi
phí về lao động sống, chi phí về tư liệu lao động và chi phí về đối tượng lao động.
Các loại chi phí này phát sinh thường xuyên và liên tục thay đổi. Phân loại và sử
dụng tiết kiệm chi phí góp phần hạ thấp giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận là một
trong những điều kiện quan trọng để tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là các chỉ tiêu quan trọng trong hệ
thống các chỉ tiêu kinh tế, phục vụ công tác quản lý doanh nghiệp và có ảnh hưởng
trực tiếp tới kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Nó là nhân tố chủ yếu quyết
định đến giá cả của sản phẩm, hàng hóa. Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá
thành sản phẩm giữ vai trò quan trọng trong công tác kế toán tại doanh nghiệp. Để
hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả thì nhà quản trị cần xây dựng kế hoạch,
tính toán mọi chi phí sao cho đạt lợi nhuận cao nhất với chi phí thấp nhất.
Phần lớn các công ty đều sản xuất và bán nhiều hơn một loại sản phẩm. Các
công ty có thể tổ chức các quy trình sản xuất đa chức năng để chế tạo ra nhiều loại
sản phẩm khác nhau và cũng có những công ty tổ chức một quy trình sản xuất
riêng lẻ để sản xuất đồng thời các loại sản phẩm khác nhau. Đối với những công ty
sản xuất hai hay nhiều hơn các sản phẩm từ một quy trình sản xuất riêng lẻ thì chi
phí và giá thành có phần phức tạp hơn, do nó bao gồm nhiều phân đoạn khác nhau
trong một quy trình với nhiều hơn một sản phẩm đầu ra. Quy trình đó được gọi là
quy trình tiếp giáp. Sản phẩm chủ yếu của quy trình tiếp giáp, có khả năng tạo ra
doanh thu riêng gọi là sản phẩm tiếp giáp. Việc xác định giá thành cho sản phẩm
tiếp giáp đòi hỏi sự tập hợp và phân bổ chi phí một cách phức tạp cho nhiều loại




sản phẩm trong quy trình. Tuy nhiên, nó lại có ý nghĩa quan trọng giúp doanh
nghiệp có thể biết chính xác chi phí cho từng công đoạn, từng sản phẩm để có thể
đưa ra những quyết định phù hợp: có nên tiếp tục sử dụng nguồn lực cho quy trình
tiếp giáp không? Có nên tiếp tục kéo dài quy trình sản xuất không? Quyết định
phân loại sản phẩm đầu ra của quy trình tiếp giáp như thế nào? Việc phân loại sản
phẩm tiếp giáp trong quy trình và tập hợp chi phí, tính giá thành cho từng loại sản
phẩm một cách kịp thời, chính xác sẽ là một căn cứ quan trọng đảm bảo cho hoạt
động sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao nhất, thể hiện năng lực quản lý và tầm
nhìn chiến lược trong các quyết định của nhà quản trị. Nhận thức được tầm quan
trọng đó, nhóm em đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “ Tính giá thành sản phẩm tiếp
giáp ”.
2. Mục tiêu của bài tiểu luận.
- Góp phần hệ thống hóa về cơ sở lý luận của công tác xác định chi phí và
tính giá thành của sản phẩm, đặc biệt là sản phẩm tiếp giáp, làm rõ những khái
niệm cơ bản về quy trình tiếp giáp, sản phẩm tiếp giáp,…
- Hệ thống các phương pháp xác định chi phí và tính giá thành sản phẩm
tiếp giáp.
- Thực tế công việc tập hợp, phân bổ chi phí và tính giá thành sản phẩm tiếp
giáp tại một doanh nghiệp cụ thể.
3. Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp thu thập số liệu
+ Số liệu sơ cấp
+ Số liệu thứ cấp
- Phương pháp xử lý số liệu
+ Xử lý trên máy tính


+ Xử lý bằng tay.


II. Kết quả nghiên cứu.
1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu.
1.1. Quy trình sản xuất sản phẩm
Sản xuất là hoạt động chủ yếu trong các hoạt động kinh tế của con người.
Sản xuất là quá trình làm ra sản phẩm để sử dụng hay để trao đổi trong thương
mại. Quyết định sản xuất dựa vào những vấn đề chính sau: Sản xuất cái gì? Sản
xuất như thế nào? Sản xuất cho ai? Giá thành sản xuất và làm thế nào để tối ưu
hóa việc sử dụng và khai thác các nguồn lực cần thiết để làm ra sản phẩm.
Sản xuất theo quy trình là sản xuất với số lượng sản phẩm lớn trong một
quy trình liên tục và qua nhiều khâu sản xuất khác nhau. Nó có nghĩa là sản phẩm
di chuyển qua một loạt các bộ phận nối tiếp nhau. Như vậy, kết quả cuối cùng của
quy trình sản xuất là tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh cần thiết để bán ra trên thị
trường.
Có hai loại quy trình sản xuất:
- Sản xuất tập trung vào sản phẩm: Chỉ tốt nhất khi sản xuất ít sản phẩm
và đã được chuẩn hóa.
- Sản xuất tập trung vào quy trình: Chỉ tốt nhất khi sản xuất ra nhiều loại
sản phẩm và với số lượng nhỏ.
Việc xác định rõ các khâu sản xuất trong một quy trình là rất quan trọng đối
với các doanh nghiệp tổ chức hoạt động theo quy trình bởi vì đó là điều cốt yếu
trong xác định chi phí. Cùng với sự tiến bộ trong công nghệ sản xuất chế biến, các
hoạt động sử dụng máy móc và tự động hóa trong kiểm soát chất lượng và giảm
các chi phí sản xuất đang có xu hướng ngày càng tăng. Đây là dấu hiệu của sự liên
kết các khâu trong sản xuất lại với nhau để hình thành nên một quy trình sản xuất
nhất định.


1.2. Cách nhìn nhận về chi phí và tính giá thành sản phẩm hiện nay.
Hiện nay, cùng với chất lượng và mẫu mã sản phẩm, giá thành sản phẩm

luôn được coi là mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp. Phấn đấu cải tiến
mẫu mã, hạ giá thành và nâng cao chất lượng sản phẩm là nhân tố quyết định nâng
cao sức cạnh tranh của hàng hoá trên thị trường và thông qua đó nâng cáo hiệu quả
sản xuất kinh doanh (SXKD) của doanh nghiệp. Vì vậy hơn bao giờ hết, các doanh
nghiệp phải nắm bắt được thông tin một cách chính xác về chi phí sản xuất và giá
thành sản phẩm. Việc xác định chi phí là một yêu cầu quan trọng, tất yếu của
doanh nghiệp nói chung và bộ phận kế toán nói riêng. Xác định sao cho chính xác
đòi hỏi các doanh nghiệp phải xây dựng quy trình sản xuất hợp lý và phương pháp
tập hợp chi phí phù hợp để từ đó tính được giá thành sản phẩm có tính cạnh tranh
nhất trên thị trường.
Kế toán các khoản chi phí phát sinh không chỉ là việc tổ chức ghi chép,
phản ánh một cách đầy đủ trung thực về lượng hao phí mà cả việc tính toán giá trị
thực tế chi phí ở thời điểm phát sinh chi phí. Kế toán chính xác chi phí đòi hỏi
phải tổ chức việc ghi chép tính toán và phản ánh từng loại chi phí theo đúng địa
điểm phát sinh chi phí và đối tượng chịu chi phí.
Giá thành là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh chất lượng hoạt động sản
xuất kinh doanh của từng doanh nghiệp. Tính đúng giá thành là tính toán chính
xác và hạch toán đúng nội dung kinh tế của chi phí đã hao phí để sản xuất ra sản
phẩm. Muốn vậy phải xác định đúng đối tượng tính giá thành, vận dụng phương
pháp tính giá thành hợp lý và giá thành tính trên cơ sở số liệu kế toán tập hợp
CPSX một cách chính xác. Tính đủ giá thành là tính toán đầy đủ mọi hao phí đã bỏ
ra trên tinh thần hạch toán kinh doanh, loại bỏ mọi yếu tố bao cấp để tính đủ đầu
vào theo đúng chế độ quy định. Tính đủ cũng đòi hỏi phải loại bỏ những chi phí
không liên quan đến giá thành sản phẩm như các loại chi phí mang tính chất tiêu
cực, lãng phí không hợp lý, những khoản thiệt hại được quy trách nhiệm rõ ràng.
Chính từ ý nghĩa đó mà nhiệm vụ đặt ra cho công tác hạch toán CPSX và
tính giá thành sản phẩm là:


- Căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất, đặc điểm của quy trình công nghệ

sản xuất sản phẩm để xác định đúng đắn đối tượng tập hợp CPSX và đối tượng
tính giá thành.
- Tính toán tập hợp phân bổ từng loại CPSX theo đúng đối tượng tập hợp
chi phí đã xác định bằng phương pháp thích hợp, cung cấp kịp thời thông tin về
CPSX và xác định chính xác chi phí cho sản phẩm làm dở cuối kỳ.
Việc tập hợp CPSX phải được tiến hành theo một trình tự hợp lý, khoa học
thì mới có thể tính giá thành sản phẩm một cách chính xác, kịp thời. Ta có thể khái
quát chung việc tập hợp CPSX qua các bước sau:
+ Bước 1: Tập hợp chi phí cơ bản có liên quan trực tiếp cho từng đối tượng sử
dụng.
+ Bước 2: Tính toán và phân bổ lao vụ của các ngành sản xuất kinh doanh phụ
cho từng đối tượng sử dụng trên cơ sở khối lượng lao vụ phục vụ và giá thành đơn
vị lao vụ.
+ Bước 3: Tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung cho các loại sản phẩm có
liên quan.
+ Bước 4: Xác định chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ, tính ra tổng giá thành và giá
thành đơn vị sản phẩm.
Tuỳ theo từng phương pháp hạch toán hàng tồn kho áp dụng trong doanh
nghiệp mà nội dung, cách thức hạch toán chi phí sản xuất có những điểm khác
nhau.

1.3 Sản phẩm tiếp giáp và quy trình tiếp giáp.
a) Sản phẩm tiếp giáp
Sản phẩm tiếp giáp là các sản phẩm chủ yếu của một quy trình tiếp giáp,
mỗi sản phẩm tiếp giáp có khả năng doanh thu riêng. Các sản phẩm tiếp giáp là
nguyên nhân chủ yếu mà quản lý xem xét quy trình sản xuất để gia tăng chúng.
Các sản phẩm tiếp giáp không nhất thiết phải khác nhau hoàn toàn, khái niệm sản


phẩm tiếp giáp đã được mở rộng bao gồm các sản phẩm tương tự khác nhau được

sản xuất từ một quy trình. Chẳng hạn, một quy trình lọc dầu chế biến dầu thô
thành xăng, tất cả các sản phẩm đầu ra đều được làm từ dầu thô nhưng khác nhau
về mức độ Oóc-tan và các đặc điểm khác dựa trên quy mô và chủng loại chế biến
thêm.
Một công ty có thể thay đổi phân loại sản phẩm theo thời gian vì công nghệ
thay đổi, nhu cầu tiêu dùng hay các yếu tố sinh thái. Một số sản phẩm ban đầu
được coi như là một sản phẩm phụ về sau lại được nhìn nhận như là các sản phẩm
tiếp giáp, trái lại một số sản phẩm tiếp giáp bị giảm giá trị trở thành sản phẩm phụ.
Vì vậy, tùy thuộc quan điểm của từng công ty và từng thời điểm khác nhau mà sản
phẩm từ quy trình được nhìn nhận là sản phẩm tiếp giáp hay sản phẩm phụ.
Phân loại sản phẩm đầu ra của quy trình tiếp giáp được dựa trên quyết định
của người quản lý công ty, thường là sau khi cân nhắc giá trị bán của các sản phẩm
liên quan. Mỗi công ty có thể có thể có cách phân loại riêng của mình trong quy
trình sản xuất.
b) Quy trình tiếp giáp và chi phí tiếp giáp.


Quy trình tiếp giáp:

Một quy trình sản xuất riêng lẻ mà đồng thời tạo ra hai hoặc nhiều hơn các
loại sản phẩm được biết đến như là một quy trình tiếp giáp (Joint process). Các
quy trình này thường phổ biến trong các lĩnh vực khai khoáng, nông nghiệp, thực
phẩm, chế biến hóa chất,…
Các sản phẩm tiếp giáp được sản xuất điển hình trong các công ty sử dụng
các quy trình sản xuất hàng loạt. Do đó, kế toán xác định chi phí và tính giá thành
sản phẩm tiếp giáp sử dụng hình thức kế toán theo quy trình.
Trong quy trình tiếp giáp, tồn tại điểm mà tại đó các sản phẩm đầu ra của
quy trình tiếp giáp lần đầu tiên có thể được nhận diện như là những sản phẩm
riêng biệt được gọi là điểm phân chia (split-off point). Một quy trình tiếp giáp có
thể có một hoặc nhiều hơn các điểm phân chia, tùy thuộc vào chủng loại và số

lượng đẩu ra được sản xuất. Đầu ra có thể được bán ngay tại điểm phân chia nếu


có thị trường tiêu thụ cho những sản phẩm trong điều kiện đó hoặc có thể được
chế biến tiếp trở thành một sản phẩm mới.


Chi phí tiếp giáp:

Chi phí tiếp giáp bao gồm tất cả các chi phí phát sinh cho đến điểm phân
chia về các loại nguyên liệu trực tiếp, lao động trực tiếp. Chi phí tiếp giáp được
phân bổ tại điểm phân chia chỉ cho các sản phẩm tiếp giáp bởi vì những sản phẩm
này là nguyên do mà quản lý quan tâm đến quy trình sản phẩm. Mặc dù rất cần
thiết cho mục đích đánh giá các báo cáo tài chính nhưng phân bổ chi phí tiếp giáp
cho sản phẩm tiếp giáp không liên quan đến việc ra quyết định. Một khi đến điểm
phân chia, chi phí tiếp giáp đã phát sinh từ trươc đó và đó là chi phí chìm không
thể thay đổi bất luận những hoạt động gì xảy ra sau đó đối với sản phẩm tiếp giáp.
Nếu bất cứ đầu ra nào của quy trình tiếp giáp được chế biến tiếp, nó sẽ làm phát
sinh thêm các chi phí sau điểm phân chia. Các chi phí phát sinh sau điểm phân
chia của sản phẩm nào sẽ được tính riêng cho sản phẩm đó.
1.4. Các phương pháp phân bổ chi phí tiếp giáp để tính giá thành sản
phẩm tiếp giáp.
Các sản phẩm tiếp giáp được sản xuất theo hình thức quy trình sản xuất sản
phẩm hàng loạt. Do đó, công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm được
thực hiện theo hình thức kế toán theo quy trình. Tuy nhiên, để tính được giá thành
của từng loại sản phẩm được sản xuất từ cùng một quy trình thì cần phải xác định
rõ chi phí tiếp giáp phân bổ cho các loại sản phẩm như thế nào? Có thể sử dụng
thước đo hiện vật hoặc thước đo giá trị để phân bổ chi phí cho phù hợp với đặc
điểm của sản phẩm và quy trình sản xuất.
a) Phân bổ chi phí tiếp giáp theo thước đo hiện vật:

Phân bổ chi phí tiếp giáp theo thước đo hiện vật sử dụng một đặc tính vật lý
chung của các sản phẩm tiếp giáp để làm cơ sở để phân chia. Tất cả các sản phẩm


tiếp giáp phải được đo lường bởi một đặc tính giống nhau, như: tấn quặng trong
ngành công nghiệp khai khoáng, mét dài trong ngành chế biến gỗ, thùng lọc dầu
trong ngành lọc dầu, mét khối đá trong công nghiệp khai thác và sản xuất đá xây
dựng,… Phân bổ theo thước đo hiện vật coi mỗi đơn vị sản phẩm đầu ra là như
nhau và tính toán chi phí cho mỗi đơn vị sản phẩm là giống nhau, bất kể đó là loại
sản phẩm nào. Thước đo này cần thiết trong các ngành mà các loại sản phẩm có
những biến động rất lớn về giá và các ngành mà giá bán được xác định theo chi
phí.
Chi phí tiếp giáp phân bổ = Tổng số chi phí tiếp giáp/ Tổng khối lượng các loại
được sản xuất.


Ưu điểm của phương pháp phân bổ chi phí theo thước đo hiện vật đó

là đơn giản, dễ xác định, khách quan trong phân bổ chi phí tiếp giáp theo tỷ lệ tại
điểm phân chia.


Hạn chế cơ bản của phương pháp này là này bỏ qua khả năng doanh

thu phát sinh của từng loại sản phẩm tiếp giáp. Các sản phẩm có trọng lượng lớn
hay được sản xuất với số lượng lớn sẽ phải chịu tỷ lệ phân bổ chi phí tiếp giáp cao
nhất. Phương pháp này giả định rằng số lượng của tất cả các sản phẩm tiếp giáp có
thể được thể hiện bằng cách sử dụng một đơn vị vật lý phổ biến mà thực tế không
phải luôn luôn như vậy. Ví dụ, dầu thô là một chất lỏng, trong khi khí tự nhiên là
dạng khí và khối lượng của chất lỏng và chất khí không thường được đo trong

cùng một đơn vị.
b) Phân bổ chi phí tiếp giáp theo thước đo giá trị (thước đo tiền tệ):


Các bước dùng để phân chia chi phí tiếp giáp cho các sản phẩm tiếp

giáp trong phân bổ theo thước đo tiền tệ:
- Chọn tiêu thức phân bổ tiền tệ.


- Xác định các chi phí giá trị được dung để làm tiêu thức cho mỗi sản phẩm
tiếp giáp.
- Cộng các giá trị ở bước 2 để có tổng giá trị đã xác định.
- Chia các giá trị ở bước 2 cho tổng giá trị ở bước 3 để tính tỷ lệ phân bổ
chi phí cho mỗi sản phẩm tiếp giáp. Tổng các tỷ lệ này sẽ là 1 hoặc 100%.
- Nhân chi phí tiếp giáp với mỗi tỷ lệ phân bổ để xác định lượng chi phí
tiếp giáp được phân bổ cho từng sản phẩm.
- Chia chi phí tiếp giáp được phân bổ cho từng sản phẩm cho số lượng đơn
vị tương đương của sản phẩm đó để tính chi phí bình quân cho mỗi sản phẩm
tương đương cho các mục đích đánh giá.


Ưu điểm lớn nhất của thước đo tiền tệ so với thước đo hiện vật là nó

thừa nhận khả năng mang lại lợi nhuận của từng sản phẩm có liên quan khi bán đi.
Do đó, phân bổ chi phí theo thước đo tiền tệ chính xác hơn cho từng đối tượng sản
phẩm.


Nhược điểm: phức tạp hơn phương pháp phân bổ chi phí theo thước


đo hiện vật.


Một số cách tính theo thước đo tiền tệ dùng để phân bổ chi phí cho

sản phẩm tiếp giáp, đó là: giá trị bán tại điểm phân chia, giá trị thuần có thể thực
hiện tại điểm phân chia, giá trị thuần xấp xỉ có thể thực hiện được tại điểm phân
chia.
- Giá trị bán tại điểm phân chia: Cách này tính chi phí tiếp giáp cho các
sản phẩm có liên quan tại điểm phân chia. Vì vậy, để sử dụng phương pháp này tất
cả các sản phẩm tiếp giáp phải có thể bán được tại điểm phân chia. Cách tính này
phân bổ dựa trên cả số lượng sản xuất và giá bán của sản phẩm. Nếu có thể thiết
lập một mức giá thị trường cho các sản phẩm thu được tại điểm phân chia thì chi


phí chung có thể được phân bổ theo tỷ lệ tương ứng với doanh thu bán hàng của
các loại sản phẩm tiếp giáp tại điểm phân chia.
- Giá trị thuần có thể thực hiện (NRV) tại điểm phân chia: Phương
pháp phân bổ theo giá trị thuần có thể thực hiện tại điểm phân chia tính chi phí
tiếp giáp dựa trên tỷ trọng giá trị thuần có thể thực hiện của các sản phẩm tiếp giáp
trong tổng số giá trị thuần của tất cả các sản phẩm tiếp giáp tại điểm phân chia.
Giá trị thuần có thể thực hiện (NRV) bằng giá trị bán sản phẩm tại điểm
phân chia trừ đi các chi phí cần thiết để chuẩn bị và sản xuất của sản phẩm.
Phương pháp này đòi hỏi tất cả các sản phẩm tiếp giáp có thể bán tại điểm
phân chia và nó xem xét các chi phí tăng thêm phải loại bỏ ra tại điểm phân chia
để xác định được doanh thu tiêu thụ ước lượng. Nếu các sản phẩm tiếp giáp được
bán tại điểm phân chia mà không cần chế biến thêm, giá trị thuần có thể thực hiện
của mỗi sản phẩm được tính bằng doanh thu tại điểm phân chia trừ đi chi phí tại
điểm phân chia. Phương pháp giá trị thuần có thể thực hiện tại điểm phân chia cho

biết chi phí đơn vị sản phẩm phân bổ nếu sản phẩm đó được bán tại điểm phân
chia.
Giá trị thuần có thể thực hiện của sản phẩm tiếp giáp tại điểm phân chia =
tổng khối lượng sản phẩm tiếp tại điểm phân chia x giá trị thuần có thể thực hiện
của một đơn vị khối lượng sản phẩm tiếp tại điểm phân chia.
-

Giá trị thuần xấp xỉ có thể thực hiện (NRV) tại điểm phân chia:

Thông thường một số hay tất cả các sản phẩm tiếp giáp không thể bán tại
điểm phân chia. Với các sản phẩm này để bán được cần phải tiếp tục được sản
xuất sau điểm phân chia và làm phát sinh thêm một lượng chi phí. Vì vậy không
thể sử dụng phương pháp giá trị bán tại điểm phân chia hay giá trị thuần có thể
thực hiện tại điểm phân chia trong trường hợp này.


Phương pháp phân bổ theo giá trị thuần xấp xỉ có thể thực hiện được tại
điểm phân chia đòi hỏi phải tính được giá trị thuần xấp xỉ của một đơn vị sản
phẩm tiếp giáp tại điểm phân chia. Các chi phí riêng tăng thêm được coi là toàn bộ
chi phí phát sinh tính từ sau điểm phân chia đến khi sản phẩm được bán. Giá trị
thuần xấp xỉ có thể thực hiện được sau đó được dùng để phân chia chi phí tiếp giáp
theo tỉ lệ tương ứng. Một giả định cơ bản của phương pháp này đó là doanh thu
tăng thêm của việc kéo dài sản xuất phải bằng hoặc lớn hơn chi phí tăng thêm.
Trong trường hợp quy trình tiếp giáp có sản phẩm được quyết định đưa vào
sản xuất tiếp tại điểm phân chia nhưng cũng có những sản phẩm không được sản
xuất tiếp tại điểm phân chia thì cơ sở giá trị sử dụng để phân bổ chi phí tiếp giáp
sẽ là hỗn hợp giữa NRV và NRV xấp xỉ tại điểm phân chia. Những sản phẩm
không sản xuất tiếp thì giá trị thuần có thể thực hiện của chúng sẽ được xác định
tại điểm phân chia; những sản phẩm mà được sản xuất tiếp thì giá trị thuần xấp xỉ
có thể thực hiện sẽ được xác định tại điểm phân chia.

Với hầu hết các công ty, phương pháp giá trị thuần xấp xỉ có thể thực hiện
được tại điểm phân chia cung cấp cách phân bổ chi phí tiếp giáp tốt nhất. Phương
pháp này rất linh hoạt và nó không yêu cầu các thước đo hiện vật tương tự hay khả
năng bán thực tế tại điểm phân chia nhưng nó cũng phức tạp hơn so với các
phương pháp khác bởi các ước lượng phải dựa trên chi phí sản xuất tăng thêm và
doanh thu bán tiềm năng.
Tuy nhiên, việc lựa chọn cách tính như thế nào để phân bổ chi phí còn tùy
thuộc vào điều kiện và trường hợp quy trình sản xuất cụ thể với từng doanh nghiệp
để có thể lựa chon phương pháp phân bổ chi phí thích hợp và hiệu quả nhất cho
việc tính giá thành sản phẩm sản xuất của doanh nghiệp mình.

2. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm: Thực tế công tác tính giá thành
sản phẩm tiếp giáp tại cơ sở khai thác và sản xuất đá xây dựng Hoa Vỹ.


2.1. Khái quát chung về doanh nghiệp tư nhân Hoa Vỹ:
Doanh nghiệp tư nhân Hoa Vỹ được thành lập từ tháng 10/2007, chuyên
khai thác, sản xuất đá phục vụ cho hoạt động xây dựng. Địa chỉ tại: số 23, khu 5,
thị trấn Na Sầm, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn.
Đây là một doanh nghiệp quy mô nhỏ, mới được thành lập do vậy cơ cấu
bộ máy doanh nghiệp còn đơn giản:
GIÁM ĐỐC
DOANH NGHIỆP

GIÁM ĐỐC
ĐIỀU HÀNH MỎ

KẾ TOÁN
KIÊM THỦ QUỸ


TỔ TRƯỞNG
SẢN XUẤT

TỔ
KHAI THÁC

SẢN
XUẤT

TỔ
VẬN
TẢI

Bộ máy nhân sự:
- Bộ phận hành chính:


Giám đốc doanh nghiệp: Nông Triệu Vỹ



Giám đốc điều hành mỏ: Vũ Văn Khuất



Kế toán kiêm thủ quỹ: Nông Thu Hòa

TỔ
HẬU
CẦN





Thủ kho hỗ trợ kế toán: Nông Thanh Yên

- Bộ phận sản xuất:


Nhân viên kỹ thuật: 2 thợ khoan nổ mìn.



Công nhân vận hành máy khoan: 1 người.



Công nhân lái máy xúc: 1 người.



Công nhân lái ô tô trong mỏ: 1 người.



Công nhân vận hành máy nghiền sàng: 2 người.



Công nhân: 17 người.


Doanh nghiệp chuyên khai thác và sản xuất các loại đá xây dựng như: đá
hộc, đá 1×2, đá 2×4, đá 4×6,... cung cấp nguyên liệu cho các công trình xây dựng
như: làm nhà, làm đường, xây đê, kè, ...
2.2. Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
tiếp giáp tại doanh nghiệp tư nhân Hoa Vỹ.
2.2.1. Quy trình khai thác, sản xuất sản phẩm.

MỎ ĐÁ
Nổ mìn
Đá hộc (SP tiếp giáp)

Nhập kho bán


Khoan, nghiền, sàng

Đá
1×2

Đá
2×4

Đá
4×6

Khu vực mỏ đá được bóc tầng phủ, sau đó tiến hành khoan nổ mìn sẽ cho ra
các sản phẩm đá hộc với nhiều kích cỡ khác nhau. Đối với lượng đá có kích cỡ
quá lớn sinh ra trong quá trình nổ sẽ được khoan đập làm nhỏ kích thước. Một
phần đá hộc sau khi được phá dùng máy xúc và ô tô vận chuyển đến kho chờ bán.

Trường hợp có đơn đặt hàng của khách hàng, có thể vận chuyển trực tiếp từ mỏ
đến nơi tiêu thụ. Một phần khác sẽ được chuyển đến khu chế biến để chế biến
thành đá thành phẩm (đá 1×2, đá 2×4, đá 4×6...). Sau đó, đá thành phẩm được đưa
vào kho bãi hoặc vận chuyển đến nơi tiêu thụ.
2.2.2. Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tiếp giáp.
Doanh nghiệp sử dụng hình thức ghi sổ nhật ký – sổ cái, kế toán tại công ty
sử dụng đầy đủ các chứng từ, bảng kê, sổ cái theo quy định hiện nay trong kế toán
chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
Đặc điểm chi phí sản xuất tại công ty
Chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao động
sống và lao động vật hoá mà doanh nghiệp đã bỏ ra có liên quan đến hoạt động sản
xuất kinh doanh trong một kỳ nhất định. Tại Công ty, chi phí sản xuất bao gồm chi
phí về nguyên vật liệu, chi phí về nhân công, chi phí về khấu hao TSCĐ, chi phí
dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác... Kỳ tập hợp chi phí ở Công ty là hàng
tháng, các khoản mục chi phí phát sinh tại công ty sẽ được tính và phân bổ theo


tháng, cuối tháng kế toán căn cứ vào các bảng phân bổ của từng tháng để tập hợp
lập thành các bảng phân bổ chi phí cho cả tháng để tiến hành tính giá thành.
Các chi phí sản xuất của doanh nghiệp được tập hợp theo 3 khoản mục
chính:
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
- Chi phí nhân công trực tiếp
- Chi phí sản xuất chung
Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất
Việc xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất thực chất là việc xác định
nội dung chi phí và giới hạn tập hợp chi phí. Việc tập hợp chi phí và tính giá thành
sản phẩm của công ty được thực hiện ở từng tổ khai thác và sản xuất, sau đó kế
toán căn cứ vào chi phí phát sinh thực tế ở từng tổ trong tháng để phân bổ và tính
giá thành sản phẩm nhập kho.

a) Tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm đá hộc.
Trình tự hạch toán chi phí sản xuất
- Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:
Các loại nguyên vật liệu trực tiếp gồm:


Thuốc nổ AD 1 Ø32



Kíp nổ điện K8



Dây điện mìn



Kíp đốt nổ



Dây cháy chậm



Dầu diesel




Komát

Để theo dõi tình hình nhập, xuất, tồn nguyên vật liệu, kế toán sử dụng TK
152 – nguyên liệu, vật liệu.


Việc tính toán giá thành thực tế vật liệu xuất dùng hàng tháng được kế toán
thực hiện trên bảng kê.
DNTN HOA VỸ

BẢNG TỔNG HỢP CHI PHÍ NVLTT
Tháng 6/2010
ĐVT: Đồng
Tên vật liệu
Thuốc nổ AD 1 Ø32

ĐVT
Kg

Số lượng

2

Kíp nổ điện K8

3

Dây điện mìn

4


Kíp đốt nổ

5

STT
1

108

Đơn giá
42.500

Thành tiền
4.590.000

Chiếc

58

4.728

274.224

M

240

450


108.000

Chiếc

58

1.271

73.718

Dây cháy chậm

M

240

2.939

705.360

6

Dầu diesel

Lít

226

14.550


3.288.300

7

Komát

-

-

8

Tổng

-

9.039.602

- Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp:
Chi phí nhân công trực tiếp là những khoản tiền phải trả cho công nhân trực
tiếp sản xuất sản phẩm cùng với các khoản phải nộp theo lương khác được tính
vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ như: bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo
hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn.
* Tiền lương công nhân trực tiếp sản xuất:
Tại công ty, việc tính trả lương cho công nhân trực tiếp sản xuất được thực
hiện dưới hình thức trả lương theo ngày công lao động. Và được tính theo công
thức:
Tiền lương phải trả = (Số ngày làm việc trong tháng) × (mức lương ngày)
Hàng tháng, kế toán căn cứ vào bảng chấm công của các tổ khai thác và sản
xuất để tiến hành lập bảng thanh toán lương, bảng thanh toán BHXH, BHYT cho



công nhân trực tiếp sản xuất. Kế toán theo dõi trên cơ sở bảng chi lương tiến hành
lập bảng phân bổ tiền lương và BHXH cho khu vực sản xuất trên cơ sở ngày công
sản xuất.
Việc tính toán chi phí nhân công trực tiếp, thanh toán lương được tập hợp
trên bảng:

BẢNG TỔNG HỢP LƯƠNG TỔ KHAI THÁC
Tháng 6/2010
Đvt: đồng.
S

Lương

T
T
1
2
3
4
5
6
7
8
9
1

Họ tên


3
1
4
1
5

Số tiền

lương (BHXH,

Số còn phải
trả

Bế Văn Đại
Bế Văn Thuận
Hoàng Văn Lân
Hà Văn Huy
Bế Văn Tân
Lã Văn Nga
Đào Quốc Cường
Phạm Văn Bắc
Hà Văn Huấn

20
22
22
22
20
21
22

22
21

2.000.000
2.200.000
2.200.000
2.200.000
2.000.000
2.100.000
2.200.000
2.200.000
2.100.000

BHYT, BHTN)
170.000
187.000
187.000
187.000
170.000
178.500
187.000
187.000
178.500

Lăng Minh Thêm

22

2.200.000


187.000

2.013.000

20

2.000.000

170.000

1.830.000

Nguyễn Văn Hiếu

21

2.100.000

178.500

1.921.500

Lăng Văn Thức

22

2.200.000

187.000


2.013.000

Nguyễn Duy Đức

22

2.200.000

187.000

2.013.000

Hoàng Mạnh Hà

22

2.200.000

187.000

2.013.000

Cộng

321

32.100.000

2.728.500


29.371.500

0
11 Nông Văn Hội
1
2
1

Ngày công

Các khoản trừ vào

* Các khoản trích theo lương:

1.830.000
2.013.000
2.013.000
2.013.000
1.830.000
1.921.500
2.013.000
2.013.000
1.921.500


Công ty thực hiện trích các khoản trích theo lương theo chế độ hiện hành,
tính vào chi phí kinh doanh. Việc trích lập BHXH được thực hiện hàng tháng theo
tỷ lệ 16% trên quỹ tiền lương cơ bản của công nhân sản xuất trong tháng. BHYT ở
công ty được trích vào chi phí sản xuất hàng tháng theo tỷ lệ quy định là 3% trên
quỹ lương cơ bản. BHTN trích theo tỉ lệ 1%. KPCĐ được trích hàng tháng theo

quy định là 2% trên tổng thu nhập thực tế của công nhân sản xuất trong tháng.

BẢNG TÍNH CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG CÔNG NHÂN
TỔ KHAI THÁC
Tháng 6/2010
Đvt: đồng.
ST
T
1

Bộ phận

Tiền lương

BHXH

BHYT

BHTN

KPCĐ

(16%)

(3%)

(1%)

(2%)


963.000

321.000

642.000

Tổ khai thác 32.100.000 5.136.000

Tổng các
khoản
trích
7.062.000

- Hạch toán chi phí sản xuất chung:
Chi phí sản xuất chung là những chi phí cần thiết còn lại để sản xuất sản
phẩm sau chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp. Đây là
những chi phí phát sinh trong phạm vi các tổ sản xuất của doanh nghiệp.
Chi phí sản xuất chung bao gồm: chi phí tiền lương nhân viên kỹ thuật, chi
phí khấu hao tài sản cố định, chi phí thuế tài nguyên, phí bảo vệ môi trường.
 Chi phí tiền lương nhân viên kỹ thuật được tập hợp theo bảng sau:

BẢNG TỔNG HỢP LƯƠNG NHÂN VIÊN KỸ THUẬT TỔ KHAI
THÁC
Tháng 6/2010


ĐVT: đồng.
Chức vụ

S

T
T

Họ tên

3

Nguyễn Văn
Nam
Hoàng Trọng
Hùng
Lê Tiến Đoàn

4

Nguyễn Văn Sơn

1
2

Lương

Các khoản trừ
vào lương
(BHXH,
BHYT, BHTN)
(8,5%)

Số còn
phải trả


Ngày
công

Số tiền

Tổ trưởng

22

2.640.000

224.400

2.415.600

Thợ mìn

22

2.640.000

224.400

2.415.600

Thợ khoan
Lái máy
xúc


20

2.400.000

204.000

2.196.000

22

2.640.000

224.400

2.415.600

86

10.320.000

877.200

9.442.800

Cộng

BẢNG TỔNG HỢP CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG NHÂN
VIÊN KỸ THUẬT TỔ KHAI THÁC
Tháng 6/2011
ĐVT: đồng.

STT
1

Bộ phận

Tiền lương

BHXH

BHYT

BHTN

KPCĐ

(16%)

(3%)

(1%)

(2%)

Tổ sản xuất 10.320.000 1.651.200 309.600 103.200 206.400



Tổng các
khoản
trích

2.270.400

Doanh nghiệp trích chi phí khấu hao TSCĐ cho tổ khai thác trong

tháng 6 là 5.106.333 VNĐ.

Chi phí thuế tài nguyên:


- Xác định giá tính thuế: 42.562 đồng/ m 3 ( biên bản xác định giá tính thuế
tài nguyên phần phụ lục cuối tiểu luận).
Trong tháng 6 doanh nghiệp khai thác được 1510 m3 đá hộc.
- Chi phí thuế tài nguyên = giá tính thuế × thuế suất (6%) × sản lượng.
= 42.562×6%×1510 = 3.856.117 VNĐ.
-

Phí bảo vệ môi trường = 1.000 VNĐ/m3 đá.

Phí bảo vệ môi trường = 1510 × 1000 = 1.510.000 VNĐ.

BẢNG TỔNG HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT CHUNG
Tháng 6/2011
Đvt: đồng.

Chỉ tiêu
1. Chi phí nhân công
2. Khấu hao TSCĐ
3. Thuế tài nguyên
4. Phí bảo vệ môi trường
Cộng


Số tiền
11.713.200
5.106.333
3.856.117
1.510.000
22.185.650

- Tính giá thành đơn vị sản phẩm đá hộc.
Tập hợp chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ:

Chi phí NVLTT: 9.039.602 đồng.

Chi phí LĐTT: 36.433.500 đồng.

Chi phí SXC: 22.185.650 đồng.
Trong tháng 6 doanh nghiệp sản xuất được 1510m3 đá hộc thành phẩm.
Do đặc điểm riêng của quy trình khai thác, sản xuất đá xây dựng để đơn
giản tính toán doanh nghiệp không để sản phẩm dở dang cuối kỳ ( dở dang cuối kỳ
bằng 0).
DNTN HOA VỸ

BẢNG TÍNH GIÁ THÀNH SẢN XUẤT.
Tháng 6/ 2010
Sản phẩm : Đá hộc.

ĐVT : đồng.


STT


Khoản mục

CPSX trong kỳ

1

CP NVLTT

9.039.602

Sản lượng
(m3)
1510

2

CP LĐTT

36.433.500

1510

24.128

3

CPSXC

22.185.650


1510

14.692

4

Cộng

67.658.752

Z đơn vị
5.986

44.806

=> Vậy giá thành sản xuất tại mỏ của đá hộc thành phẩm là : 44.806
VNĐ/m3.
Đá hộc sau khi được khai thác tùy theo đơn đặt hàng, doanh nghiệp sẽ vận
chuyển trực tiếp đến cho khách hàng hoặc nhập kho, hoặc sẽ vận chuyển trực tiếp
đến khu sản xuất tiếp theo để sản xuất thành đá 1×2, đá 2×4, đá 4×6.
b, Tập hợp phân bổ và tính giá thành các loại đá 1×2, đá 2×4, đá 4×6.
Do đặc điểm của dây chuyền sản xuất đá xây dựng từ một loại nguyên vật
liệu chính, qua một dây chuyền sản xuất cho ra nhiều loại đá thành phẩm khác
nhau nên toàn bộ chi phí sẽ được tập hợp chung và sau đó phân bổ chi phí cho
từng loại đá theo phương pháp hệ số (doanh nghiệp xây dựng các hệ số dựa trên
tình hình sản xuất thực tế của mình). Doanh nghiệp sử dụng thước đo hiện vật để
phân bổ chi phí tại điểm phân chia và có sự điểu chỉnh của hệ số cho phù hợp
thực tế.


BẢNG HỆ SỐ PHÂN BỔ CHI PHÍ
(Tính cho 1m3 đá thành phẩm)
Chỉ tiêu
CP Nguyên vật
liệu
CP Sản xuất chung

Đá 4×6

Đá 2×4

Đá 1×2

1

1,05

1,15

1

1,1

1,2

Trong tháng 6/2010, doanh nghiệp đưa vào sản xuất và thu được các loại đá
với sản lượng như sau :


Đá 4x6 : 259,2 m3.





Đá 2x4 : 236,9 m3.



Đá 1x2 : 75,7 m3.



Tập hợp và phân bổ CPNVL :

Nguyên liệu đưa vào sản xuất : 630 m3 đá hộc.
Tổng chi phí nguyên vật liệu đưa vào sản xuất :
∑ CP NVL = 630 × 44.806 = 28.227.780 VNĐ
BẢNG PHÂN BỔ CHI PHÍ NVL ( tháng 6/2010).
Đvt : VNĐ

Chỉ tiêu

Tổng chi phí

Nguyên vật
liệu

28.227.780




Đá 4x6
12.296.875

Đá 2x4

Đá 1x2

11.800.873

4.130.032

Tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung :

Chi phí sản xuất chung trong tháng 6 gồm :
- Chi phí vận chuyển nguyên liệu từ mỏ đến khu sản xuất (chi phí lái xe,
dầu diezel) .
- Chi phí công nhân vận hành dây chuyền và nhân công phục vụ (lương và
các khoản trích theo lương tính vào chi phí).
- Chi phí khấu hao TSCĐ.
- Chi phí tiền điện, dầu tra máy, mỡ bôi trơn.
Từ bảng tính lương và các khoản trích theo lương tập hợp chi phí nhân
công tổ sản xuất đá thành phẩm gồm:
BẢNG TỔNG HỢP CHI PHÍ NHÂN CÔNG TỔ SẢN XUẤT
Tháng 6/2010
ĐVT: đồng.

Họ tên

Chức vụ


Tổng lương

Các khoản
trích theo
lương trừ

Số còn phải
trả

Các khoản
trích theo
lương tính


vào lương
Hà Văn
Nam
Nguyễn
Văn Hiếu
Nông Văn

Phạm Văn
Thắng
Nông Văn
Thu

vào chi phí

CN vận

hành dây
chuyền
nghiền
sàng

3.000.000

255.000

2.745.000

660.000

Lái xe

2.400.000

204.000

2.196.000

528.000

2.000.000

170.000

1.830.000

440.000


2.000.000

170.000

1.830.000

440.000

2.400.000

204.000

2.196.000

528.000

11.800.000

1.003.000

10.797.000

2.596.000

Công nhân
phục vụ
Công nhân
phục vụ
Trông coi

dây
chuyền

Cộng

Dựa vào phiếu xuất kho, hóa đơn GTGT và các chứng từ khác kế toán tập
hợp các chi phí vào bảng để phân bổ.
DNTN HOA VỸ

BẢNG TỔNG HỢP CHI PHÍ SXC ĐÁ THÀNH PHẨM
Tháng 6/2010
Chỉ tiêu
CP nhân công
Khấu hao TSCĐ

Số tiền
13.393.000
10.587.300

Tiền điện
Dầu diezel
Dầu,mỡ bôi trơn
Cộng

2.187.600
1.296.000
300.000
27.763.900

∑ CP SXC = 27.763.900 VNĐ


BẢNG PHÂN BỔ CHI PHÍ SXC ĐÁ THÀNH PHẨM
Tháng 6/2010
ĐVT: đồng.


Chỉ tiêu

Tổng chi phí

Đá 4x6

Đá 2x4

Đá 1x2

Sản xuất
chung

27.763.900

11.330.063

12.463.069

3.970.768

*Tính giá thành đá thành phẩm:
DNTN HOA VỸ


BẢNG TÍNH GIÁ THÀNH SẢN XUẤT.
Tháng 6/ 2010
Sản phẩm : Đá 4x6.
ĐVT : đồng.
STT

Khoản mục

CPSX trong kỳ

Sản lượng (m3)

Z đơn vị

1

CP NVL

12.296.875

259,2

47.441

2

CPSXC

11.330.063


259,2

43.712

3

Cộng

23.626.938

91.153

DNTN HOA VỸ

BẢNG TÍNH GIÁ THÀNH SẢN XUẤT.
Tháng 6/ 2010
Sản phẩm : Đá 2x4.
ĐVT : đồng.
STT

Khoản mục

CPSX trong kỳ

Sản lượng (m3)

Z đơn vị

1


CP NVLTT

11.800.873

236,9

49.814

2

CPSXC

12.463.069

236,9

52.609

3

Cộng

24.263.942

102.423

DNTN HOA VỸ

BẢNG TÍNH GIÁ THÀNH SẢN XUẤT.
Tháng 6/ 2010

Sản phẩm : Đá 1x2.
ĐVT : đồng.
STT

Khoản mục

CPSX trong kỳ

Sản lượng (m3)

Z đơn vị

CP NVLTT

4.130.032

75,7

54.558


×