Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Đề cương ôn tập kinh doanh quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (62.16 KB, 12 trang )

Đề cương ôn tập kinh doanh quốc tế
Chương 1 : Toàn cầu hóa
- Toàn cầu hóa là sự thay đổi theo hướng hội nhập và phụ thuộc lẫn nhau nhiều
hơn của nền kinh tế thế giới.
- Toàn cầu hóa đang diễn ra rất mạnh mẽ và nhanh chóng.
- Một số quốc gia lại đi ngược với toàn cầu hóa như Anh, Mĩ, bằng việc họ đặt
ra các thuế sắt, nhôm, thép ….
* Về toàn cầu hóa thị trường : Việc nói về “ Thị trường Đức , hay thị trường
Mĩ” đã không còn ý nghĩa mà thay vào đó là “ Thị trường toàn cầu ”
+ Việc dỡ bỏ các rào cản thương mại làm cho hoạt động mua bán quốc
tế trở nên dễ dàng hơn
+ Thị hiếu và sở thích của người tiêu dùng bắt đầu hội tụ theo một số
tiêu chuẩn toàn cầu
+ Các doanh nghiệp góp phần tạo nên xu hướng này bằng việc cung
cấp các sản phẩm cơ bản tương tự nhau
* Về toàn cầu hóa sản xuất : Là xu hướng cảu những công ty riêng lẻ tiến hành
phân tán các bộ phận trong quy trình sản xuất tới nhiều địa điểm khác nhau trên
toàn thế giới để khai thác lợi thế do sự khác biệt chi phí và chất lượng của các
yếu tố sản xuất
+ Qua đó các doah nghiệp có thể
 Hạ thấp toàn diện cơ cấu chi phí
 Cải tiến chất lượng hoặc tính năng sản phẩm
* Các định chế toàn cầu : Các tổ chức
 Hiệp định chung về Thuế quan và Mậu dịch (GATT) và cơ quan kế tục
là Tổ chức thương mại Thế giới (WTO) chịu trách nhiệm chính về chính
sách của hệ thống thương mại thế giới và làm cho các quốc gia và vùng


lãnh thổ tuân thủ luật chơi quy định trong các hiệp định thương mại đã
được kí kết giữa các thành viên của tổ chức WTO.
 Quỹ tiền tệ quốc tế và ngân hàng thế giới (IMF) : được thành lập vào


năm 1944 bởi 44 quốc gia tham dự hội nghị tại Bretton Woods, New
Hampshire.IMF được thiết lập để duy trì trật tự trong hệ thống tiền tệ
quốc tế, Ngân hàng Thế giới được thiết lập để thúc đẩy phát triển kinh tế.
 Liên Hợp Quốc (UN) : Thành lập năm 1945 bởi sự cam kết của 51 quốc
gia để gìn giữ hòa bình thông qua hợp tác quốc tế và an ninh tập thể .Ngày
nay mọi quốc gia trên thế giới đều liên quan tới Liên hợp quốc ,tổng số
thành vien hiện tại là 193 quốc gia.
 G20 : là diễn đàn của 20 nền kinh tế lớn gồm 19 quốc gia có nền kinh tế
lớn nhất (tính theo GDP (PPP)) và Liên minh châu Âu (EU).Thành lập từ
năm 1999 và hiện chiếm 85% nền kinh tế thế giới, G20 bao gồm nhóm 7
nước công nghiệp phát triển (G7) là Hoa Kỳ, Đức, Nhật Bản, Pháp, Anh,
Ý và Canada cùng một số thành viên khác như Liên minh châu Âu (EU)
và các nước Argentina, Úc, Brasil, Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia,
México, Nga, Ả Rập Xê Út, Nam Phi, Hàn Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ.
Năm 1990, Toàn cầu hóa được diễn ra mạnh mẽ mà nhanh chóng : Liên Xô- Đông
Âu sụp đỗ, Các quốc gia kết hợp với nhau.
- Động lực của Toàn cầu hóa :
-Việc cắt giảm các rào cản đối với dòng chảy tự do của
hàng hóa, dịch vụ và vốn.
- Sự thay đổi công nghệ .
* Kết quả của toàn cầu hóa :
 Sự thống trị tuyệt đối của Mĩ trong những năm 1960
 Sự suy giảm vai trò của các cường quốc công nghiệp cũ
 Sự nổi lên của các nền kinh tế Đông Á và các nước đang phát triển : Sự nổi
lên 4 con rồng châu Á : Đài Loan, Hàn Quốc, Hồng Kông, Singapore. Từ G7
trở thành G20 ( 19 quốc gia và Liên Minh EU )


* Các cuộc tranh về Toàn cầu hóa
Toàn cầu hóa và việc làm, thu nhập

Phản đối

Ủng hộ

Người lao động ở các nước phát triển Đúng, nhưng vì vậy chúng ta mua
mất việc làm vào tay người lao động được hàng hóa rẻ hơn, và lợi ích cho
từ các nước đang phát triển
toàn xã hội lớn hơn tổn thất
Mức sống của lao động phổ thông ở
các nước phát triển đã giảm đi

Không, mức sống của họ có tăng,tuy
giảm chậm hơn mức sống của những
người lao động có trình độ,khiến
khoảng cách thu nhập tăng
Công nghệ phát triển khiến người lao
động phổ thông mất việc ,không phải
toàn cầu hóa.

Toàn cầu hóa, chính sách lao động và môi trường
Phản đối
Các công dịch chuyển nhà máy từ
các nước phát triển đến các nước
nghèo để lợi dụng pháp luật lỏng
lẻo,gây ô nhiễm môi trường và vi
phạm luật lao động

Lượng khí thải CO2 vẫn tăng lên khi
các nước giàu lên


Ủng hộ
Việc các công ty dời nhà máy tới các
nước nghèo khiến kinh tế các quốc
gia này phát triển và có số liệu chứng
tỏ khi kinh tế càng phát triển mức độ
ô nhiễm càng giảm xuống,các quốc
gia chú ý hơn đến người lao động
Đó không phải hệ quả của toàn cầu
hóa, đó là do các nước theo đuổi lợi
ích của riêng mình và không thỏa
thuận được với nhau về việc cắt giảm
lượng khí thải


Toàn cầu hóa và chủ quyền quốc gia
Phản đối
Các tổ chức toàn cầu (WTO,UN) áp
đặt các phán quyết lân các quốc
gia,làm suy giảm chủ quyền của các
quốc gia

Ủng hộ
Việc tham gia các tổ chức toàn cầu
mang lại rất nhiều lợi ích, và hoàn
toàn mang tính tự nguyện.Các quốc
gia đã hiểu rỗ luật chơi trước khi
tham gia và có quyền rời bỏ tổ chức
nếu muốn.

Toàn cầu hóa và đói nghèo

Phản đối
Ủng hộ
Toàn cầu hóa làm gia tăng khoảng
Toàn cầu hóa đã giúp rất nhiều quốc
cách giàu nghèo ( từ 1870 đến 1990, gia thoát nghèo ( các nước Đông Á )
khoảng cách thu nhập của 17 nước
giàu nhất và phần còn lại của thế giới
đã tăng từ 2.8 lền lên 4.5 lần )
Các nước nghèo ( đặc biệt ở Châu
Phi )vẫn tiếp tục nghèo là do những
vấn đề của đất nước họ (Tham
nhũng, nợ nước ngoài cao, thảm họa
tự nhiên,…) chứ không phải do toàn
cầu hóa

Chương 2 :Sự khác biệt về kinh tế chính trị giữa các quốc gia
* Chủ nghĩa tập thể :
- Hệ thống chính trị ưu tiên quyền lợi tập thể so với lợi ích tự do cá nhân
- Quyền của cá nhân có thể bị giới hạn để đạt được lợi ích của xã hội
- Chủ nghĩa xã hội của C.Marx
+ Chủ nghĩa cộng sản
+ Chủ nghĩa dân chủ


- Rất nhiều quốc gia theo chủ nghĩa tập thể là những quốc gia thịnh vượng, nơi
chế độ an sinh xã hội rất tốt biến các nước này thành các quốc gia đáng sống nhất
trên thế giới : Canada, các nước Bắc Âu, Pháp…
- Tuy nhiên việc nhà nước can thiệp sâu vào nền kinh tế cũng gây nhiều vấn đề,đặc
biệt là sự kém hiệu quả của các công ty nhà nước. Vì lẽ đó nhiều quốc gia đã từ bỏ
con đường Dân chủ - Xã hội : Thụy Sĩ, Anh

- Đặt thuế má cao
* Chủ nghĩa cá nhân :Đặc biệt là MĨ
- Ngược lại với quan điểm chính trị về ưu tiên lợi ích tập thể, chủ nghĩa các nhân
đặt lợi ích cá nhân lên hàng đầu
- Giới lãnh đạo các quốc gia này quan niệm : Sở hữu tư nhân hiệu quả hơn và nó sẽ
kích thích tiến bộ xã hội
- Chủ nghĩa cá nhân thể hiện ở 2 vấn đề :
+ Tự do các nhân và tự thể hiện
+ Lợi ích xã hội chỉ đạt được tốt nhất khi cho phép các cá nhân tự theo đuổi
lợi ích kinh tế của mình
- Với sự rời bỏ chủ nghĩa tập thể của một số quốc gia như Anh, Thụy Sĩ,… chủ
nghĩa cá nhân đang chiếm ưu thế trên nền chính trị thế giới
* Dân chủ và chuyên chế :
 Dân chủ : chính phủ vì người dân và được bởi người dân hoặc thông qua đại
cử tri.Hoạt động theo nguyên tắc Tam quyền phân lập,các nhánh có sự kiểm
soát lẫn nhau để khống chế quyền lực.Bảo đảm những quyền cơ bản của
công dân.
 Chuyên chế : Một người hoặc một đảng chính trị nắm quyền, đảng đối lập bị
cấm hoạt động. ( Độc tài )
 Có quyền lực thông qua áp đặt
 Thiếu sự đảm bảo từ hiến pháp
 Sự tham gia hạn chế của người dân
* Hệ thống kinh tế : Gồm 3 hệ thống kinh tế chính :
 Kinh tế thị trường ( Cá nhân )
 Kinh tế tập trung (Triều tiên, Cu ba )
 Kinh tế hỗn hợp ( Tập thể )

* Hệ thống luật



 Thông luật : Là hệ thống dựa vào án lệ , lịch sử pháp lý và áp dụng vào từng
tình huống cụ thể
 Thẩm phán có thể áp dụng các qui định pháp lý cho từng tình
huống cụ thể
 Các phán xét này trở thành án lệ cho các phán xét tiếp theo
 Luật có thể thay đổi dựa trên các án lệ này
 Dân luật : là hệ thống dựa vào các điều khoản luật qui định chi tiết trong các
bộ luật.Các quốc gia theo hệ thống luật này: Pháp và các nước thuộc địa
Đức,Bắc Âu
 Thẩm phán phán quyết dựa trên qui định của luật
Thông luật
Nguồn luật đồ sộ ( Các tiền lệ án liên
quan )
Có tính linh hoạt cao
Thẩm phán và luật sư có vai trò diễn
giải và tạo ra luật

* Sức hấp dẫn tổng thể của thị trường
- Lợi ích :
+ Quy mô nền kinh tế
+ Mức độ giàu có
+ Tốc độ tăng trưởng
- Chi phí :
+ Tham nhũng
+ Thiếu cơ sở hạ tầng
+Chi phí luật pháp
- Rủi ro :

Dân luật
Nguồn luật ngắn gọn hơn so với thông

luật
Cố định trong khuôn khổ
Thẩm phán và luật sư thi hành luật


+ Rủi ro chính trị
+ Rủi ro kinh tế
+ Rủi ro luật pháp

Chương 3 : Sự khác biệt về văn hóa giữa các quốc gia
- Văn hóa là hệ thống các giá trị và chuẩn mực được chia sẻ giữa một nhóm người
và khi kết hợp lại thì nó cấu thành nên cách sống
- Giá trị và chuẩn mực :
+ Giá trị cung cấp ngữ cảnh mà theo đó chuẩn mực xã hội hình thành ,điều
chỉnh và tạo thành nền tảng của văn hóa
+Chuẩn mực bao gồm :
 Lề thói : các quy ước thông thường của cuộc sống hàng ngày
 Tập tục : Những chuẩn mực được xem như là tâm điểm vận
hành xã hội và các hoạt động xã hội
- Văn hóa và nơi làm việc theo Hofstede :
Các khía cạnh theo Hofstede :
1.Khoảng cách quyền lực : Cách thức một xã hội đối mặt với thực tế rằng mọi
người là bất bình đẳng về khả năng thể chất và trí tuệ
2.Chủ nghĩa cá nhân và chủ nghĩa tập thể - mối quan hệ giữa cá nhân và đồng loại
3.Né tránh rủi ro – mức độ mà các thành viên của các nền văn hóa khác nhau thích
nghi với những tình huống không rõ ràng và chấp nhận các yếu tố không chắc chắn
4. Nam tính và nữ tính – Mối quan hệ giữa giới tính và vị trí công việc
5. Định hướng dài hạn

- Văn hóa biến chuyển theo thời gian



- Sự bất ổn xã hội – một kết quả tất yếu của sự thay đổi văn hóa : khi các quốc gia
trở nên mạnh hơn về kinh tế sẽ khuyến khích sự dịch chuyển từ chủ nghĩa tập thể
sang chủ nghĩa cá nhân.Toàn cầu hóa cũng mang lại sự thay đổi văn hóa

Chương 5 : Vai trò của chính phủ trong thương mại quốc tế
* Biện pháp thực thi chính sách thương mại của chính phủ
1.Thuế
- Thuế đánh vào hàng hóa nhập khẩu làm tăng chi phí hàng hóa nhập khẩu so với
hàng nội địa
 Thuế tuyệt đối : áp dụng một mức thuế cố định trên mỗi đơn vị hàng nhập
khẩu
 Thuế theo giá trị : áp dụng dưới dạng tỉ lệ phần trăm trên giá trị hàng nhập
khẩu
- Thuế làm tăng nguồn thu của chính phủ
- Làm người tiêu dùng phải trả chi phí cao hơn cho một số hàng nhập khẩu
- Hỗ trợ nhà sản xuất, chống lại người tiêu dùng
- Hạn chế hiệu quả chung của nền kinh tế thế giới
2.Tài trợ
- Là khoản trợ cấp của chính phủ dành cho nhà sản xuất nội địa
 Trợ cấp giúp các nhà sản xuất nội địa cạnh tranh với hàng ngoại nhập và
giành lợi thế trên trường xuất khẩu
 Trợ cấp có được từ nguồn thu thuế đánh vào cá nhân và doanh nghiệp

3.Hạn ngạch nhập khẩu :


- Hạn chế số lượng một loại hàng hóa có thể nhập khẩu vào một nước
 Thuế theo hạn ngạch : một mức thuế được áp dụng cho hàng nhập khẩu nằm

trong hạn ngạch sẽ thấp hơn mức thuế cho hàng nhập khẩu vượt hạn ngạch
 Lợi tức từ hạn ngạch : phần lợi tức có thêm khi nguồn cung bị hạn chế giả
tạo bởi hạn ngạch nhập khẩu.
4.Hạn chế xuất khẩu tự nguyện
- Hạn ngạch thương mại được đặt ra bởi nước xuất khẩu , thường theo yêu cầu của
nước nhập khẩu
- Hạn ngạch nhập khẩu và hạn chế XK tự nguyện
 Đem lại lợi ích cho nhà sản xuất nội địa
 Tăng giá nội địa hàng nhập khẩu
5.Yêu cầu về hàm lượng nội địa hóa
- Yêu cầu về một tỉ lệ nhất định hàng hóa phải được sản xuất trong nước
 Mang lại lợi ích cho nhà sản xuất nội địa
 Tăng giá hàng cho người tiêu dùng
6.Các biện pháp hành chính :
- Quy định hành chính được dựng lên nhằm gây khó khăn cho hàng hóa nhập khẩu
vào một quốc gia
- Hạn chế sự lựa chọn các mặt hàng nhập khẩu tốt của người tiêu dùng
7.Chính sách chống bán phá giá :
- Thuế chống trợ cấp – trừng phạt các doanh nghiệp nước ngoài tham gia vào việc
bán phá giá và bảo vệ các nhà sản xuất nội địa khỏi sự cạnh tranh thiếu công bằng
của phía nước ngoài

- Bán phá giá : bán hàng ở nước ngoài thấp hơn chi phí sản xuất hoặc dưới mức giá
trị thị trường “ hợp lý ”


 Giúp doanh nghiệp xả hàng dư thừa ở thị trường nước ngoài
 Có thể là hành vi thôn tính
- Có 2 lập luận chính biện hộ cho sự can thiệp của chính phủ :
1.Lập luận chính trị : bảo vệ lợi ích của một nhóm trong nước ( thường là các

nhà sản xuất ) trong khi hi sinh lợi ích của nhóm khác ( thường là người tiêu
dùng )
2.Lập luận kinh tế : thúc đẩy sự giàu có của quốc gia ,làm lợi cho cả nhà sản
xuất và người tiêu dùng.
* Các lập luận về chính trị
1. Bảo vệ việc làm và ngành công nghiệp : lý do chính trị phổ biến nhất đối với
hạn chế thương mại
2. Bảo vệ các ngành công nghiệp có vai trò quan trọng với an ninh quốc gia :
các ngành công nghiệp liên quan đến quốc phòng
3. Biện pháp trả đũa đối với sự cạnh tranh thiếu công bằng từ phía nước
ngoài:Khi chính phủ sử dụng hoặc đe dọa sử dụng biện pháp trả đũa sẽ giúp
mở cửa thị trường nước ngoài
4. Bảo vệ người tiêu dùng khỏi những sản phẩm không an toàn – Hạn chế /
cấm nhập khẩu
5. Thúc đẩy mục tiêu của các chính sách đối ngoại: trao các điều kiện thương
mại ưu đãi cho quốc gia mà họ muốn xây dựng quan hệ chặt chẽ
6. Bảo vệ nhân quyền ở nước xuất khẩu
7. Bảo vệ môi trường : thương mại quốc tế đi kèm với sự xuống cấp về chất
lượng môi trường
Chương 6 : Đầu tư trực tiếp nước ngoài

- Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI : là việc doanh nghiệp đầu tư trực tiếp vào một
cơ sở mới để sản xuất hay buôn bán tại nước ngoài


+ Doanh nghiệp sẽ trở thành doanh nghiệp đa quốc gia
- FDI có thể diễn ra dưới các hình thức :
+ Đầu tư mới : Thành lập một hoạt động hoàn toàn mới ở nước ngoài
+ Mua lại hoặc sáp nhập với các doanh nghiệp hiện có ở nước ngoài
- Các khuynh hướng của FDI :

 Các dòng vốn và tổng vốn tích lũy cả FDI đều tăng trong 30 năm
qua
 Phần lớn FDI vẫn là dòng vốn đầu tư vào các nước phát triển ( Hoa
Kỳ, Nhật Bản và EU
 Tuy nhiền còn nhiều điểm đến đang nổi lên : Nam Á , Đông Á,
Đông Nam Á và đặc biệt là Trung Quốc.
- FDI chuyển dịch sang các nước đang phát triển bởi lẽ ở các nước này có nguồn
tài nguyên thiên nhiên dồi dào, lao động giá rẻ
Bây giờ mới khái thác bởi vì :
+ Chính trị :trước những năm 90 của thế kỉ XX các quốc gia thù địch, sau đó mới
hợp tác xích lại, môi trường thân thiện ,.. các quốc gia khác mới tìm đến , trước
đây chưa có luật đầu tư , sau hội nhập thay đổi để phù hợp với việc hợp tác kinh tế
- Đầu tư ở VN là đầu tư mới bởi vì mua lại và xác nhập không dễ dàng, muốn sử
dụng bí quyết công nghệ trong khi VN ko nắm được nhiều bí quyết về công nghệ
Câu 2: Hãy nêu lên những vấn đề tích cực và tiêu cực của vấn đề toàn cầu hóa:
Tác động tích cực:
-Mở rộng sản xuất dẫn đến hiệu quả kinh tế theo quy mô
-Tiếp cận và khai thác nguồn lực
-Tạo khả năng hạ thấp giá cả
-Tạo sự tăng trưởng kinh tế
-Tạo công ăn việc làm


§Tác động tiêu cực:
-Tạo nên sự thất nghiệp tại các nước đang phát triển
-Làm giảm tiền lương thực tế của lao động không có kỹ năng
-Sự không an toàn trong công việc ngay cả lao động có kỹ năng
-Né tránh sự kiểm soát của chính phủ
-Tình trạng mất tự chủ quốc gia
-Tàn phá môi trường

-Sự bất công, bất bình đẳng giữa các quốc gia
-Vấn đề khủng hoảng toàn cầu, suy thoái đạo đức, ...
§Các nhân tố làm giới hạn toàn cầu hóa:
-Sự khác biệt về văn hóa
-Khác biệt về điều kiện kinh tế
-Khác biệt về trình độ phát triển sản xuất
-Các rào cản về mậu dịch và đầu tư
-Sự bất ổn về chính trị
-Sự khác biệt về chiến lược của các công ty
-Sự khác biệt về nhu cầu, hành vi tiêu dùng, cơ chế quản lý nhà nước
---The end ---

Nguyễn Viết Hoàng



×