Tải bản đầy đủ (.pdf) (50 trang)

KHẢO SÁT THÀNH PHẦN LOÀI LUÂNTRÙNG PHÂN BỐ TRONG AO CỦA TRẠI THỰC NGHIỆM THỦY SẢN VÀ NGHIÊN CỨU KỸ THUẬT GÂY NUÔI LUÂN TRÙNG NƯỚC NGỌT (Brachionus plicatilis)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.23 MB, 50 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA THỦY SẢN

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:

KHẢO SÁT THÀNH PHẦN LOÀI
LUÂNTRÙNG PHÂN BỐ TRONG AO CỦA
TRẠI THỰC NGHIỆM THỦY SẢN VÀ
NGHIÊN CỨU KỸ THUẬT GÂY NUÔI LUÂN
TRÙNG NƯỚC NGỌT (Brachionus plicatilis)

Ngành: NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
Khóa: 2002 – 2006
Sinh Viên Thực Hiện: HÀ TÂN

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-2006-


KHẢO SÁT THÀNH PHẦN LOÀI LUÂN TRÙNG
PHÂN BỐ TRONG AO CỦA TRẠI THỰC NGHIỆM THỦY
SẢN VÀ NGHIÊN CỨU KỸ THUẬT GÂY NUÔI
LUÂN TRÙNG NƯỚC NGỌT (Brachionus plicatilis)

Thực hiện bởi

HÀ TÂN

Luận văn được đệ trình để hoàn tất yêu cầu cấp bằng Kỹ Sư Thủy Sản



Giáo viên hướng dẫn: Lê Thò Bình

Thành Phố Hồ Chí Minh
- 2006-


TÓM TẮT
Với sự phát triển không ngừng của ngành thủy sản trong giai đoạn hiện nay,
nguồn thức ăn tươi sống thu từ tự nhiên không còn đáp ứng được yêu cầu sản xuất,
đặc biệt là sản xuất giống các loài có giá trò kinh tế cao. Việc khảo sát và ương nuôi
sinh khối luân trùng nhằm chủ động cung cấp thức ăn cho ấu trùng tôm cá đã đáp ứng
nhu cầu thực tiễn sản xuất.
Để góp phần trong việc lựa chọn giống luân trùng nuôi thích hợp, đề tài:
“ Khảo sát thành phần luân trùng phân bố trong ao của Trại Thực Nghiệm Thủy Sản,
và nghiên cứu kỹ thuật gây nuôi luân trùng nước ngọt (Brachionus plicatilis)”.
Khảo sát thành phần loài luân trùng có trong ao của Trại Thực Nghiệm Thủy
Sản. Kết quả là có 15 loài luân trùng với 4 giống khác nhau là Brachionus, Filinia,
Keratella, Tetramastix, trong đó giống Brachionus chiếm ưu thế.
Nuôi thử nghiệm loại luân trùng có mật độ cao nhất trong ao. Bằng ba loại
thức ăn với ba nghiệm thức khác nhau tảo Chlorella, Chlorella bổ sung men bánh mì
và men bánh mì. Sau 6 ngày thí nghiệm, bước đầu chỉ có nghiệm thức cho ăn men
thành công. Sau khi bố trí thí nghiệm mật độ luân trùng trung bình đạt cao nhất vào
ngày thứ ba (19,77 ct/mL).

i


ABSTRACT
In order to select the approriate Rotifera, we carried out a thesis: “To servey

the composition of species Rotifera in the Experimantal farm of the faculty of
Fisheries, Nong Lam University, and trial raising a prevalent species fresh water
(Brachionus plicatilis)”. The result showed that:
There were about 15 species Rotifera with 4 different stocks as Brachionus,
Keratella, Filinia, Tetramastix. Among stocks, Brachionus is popular.
The species of Rotifera, Brachionus plicatilis, was chosen to raising. Three
kind of food used to experiment with 3 different trial were Chlorella, Chlorella
adding yeast-bread and yeast-bread. After 6 day, the trial yeast-bread was a best
result. The density of Rotifera was a highest on third day (19,77).

ii


CẢM TẠ
Chúng tôi xin chân thành cảm tạ:
Ban Giám Hiệu Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh.
Ban Chủ Nhiệm Khoa Thuỷ Sản.
Cùng toàn thể quý Thầy Cô, đặc biệt là quý Thầy Cô Khoa Thuỷ Sản đã hết
lòng tận tình giảng dạy và hướng dẫn chúng tôi trong suốt thời gian học tập tại
trường.
Xin gởi lòng tri ân sâu sắc đến cô Lê Thò Bình đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ
chúng tôi trong suốt thời gian qua để thực hiện và hoàn thành tốt đề tài.
Đồng thời tôi cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô quản lý phòng thí
nghiệm và trại thực nghiệm đã tạo điều kiện cho chúng tôi trong suốt quá trình thực
hiện đề tài.
Sau cùng, xin cảm ơn tất cả các bạn sinh viên cùng khoá đã nhiệt tình giúp đỡ
tôi trong thời gian thực hiện đề tài.
Do thời gian, điều kiện có hạn và bước đầu làm quen với công tác nghiên cứu,
nên chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Vì thế, rất mong nhận được sự
đóng góp ý kiến của quý Thầy Cô cùng các bạn.


iii


MỤC LỤC

ĐỀ MỤC

TRANG

TRANG TỰA
TÓM TẮT
ABSTRACT
CẢM TẠ
MỤC LỤC
DANH SÁCH BẢNG BIỂU
DANH SÁCH CÁC ẢNH VÀ HÌNH

i
ii
iii
iv
v
vii
vii

GIỚI THIỆU
1.1
1.2


Đặt Vấn Đề
Mục Tiêu Đề Tài

1
2

TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1
2.1.1
2.1.2
2.2
2.3
2.4
2.5
2.5.1
2.5.2
2.6
2.7
2.7.1
2.7.2

Đặc Điểm Hình Thái của Luân Trùng
Cấu tạo ngoài
Cấu tạo trong
Phân Bố
Đặc Điểm Dinh Dưỡng
Đặc Điểm Sinh Sản và Vòng Đời của Luân Trùng
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng đến Sự Phát Triển của Luân Trùng
Các yếu tố vô sinh
Các yếu tố hữu sinh

Vai Trò của Luân Trùng trong Nguồn Thức Ăn Tự Nhiên
Tình Hình Nghiên Cứu Luân Trùng trên Thế Giới Và Việt Nam
Trên Thế Giới
Ở Việt Nam

3
3
4
5
5
6
8
8
9
10
11
11
14

VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1
3.2
3.2.1
3.2.2
3.2.3
3.3

Thời Gian và Đòa Điểm
Vật Liệu và Trang Thiết Bò dùng trong Thí Nghiệm
Dụng cụ trang thiết bò

Hóa chất
Vật liệu nghiên cứu
Phương Pháp Nghiên Cứu

iv

15
15
15
15
15
16


3.3.1
3.3.2
3.3.3
3.3.4
3.4

Phương pháp thu mẫu
Phương pháp phân tích mẫu
Phương pháp bố trí thí nghiệm
Phương pháp theo dõi sự tăng sinh khối của quần thể luân trùng.
Phương pháp xử lý thống kê

16
17
18
20

21

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1

Thành Phần Luân Trùng Phân Bố trong Ao Nuôi Cá tại Trại Thực
Nghiệm Thủy Sản
4.2
Một Số Yếu Tố về Môi Trường Nước trong Quá Trình Khảo Sát và Nuôi
Thử Nghiệm
4.1.1 Nhiệt độ
4.1.2 pH, DO và NH3
4.3
Thử Nghiệm Nuôi Luân Trùng

31
32
32

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

37

5.1
Kết Luận
5.1.1 Thành phân loài luân trùng trong
5.1.2 Nuôi luân trùng bằng men bánh mì
5.2
Đề nghò
TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

37
37
37
37

v

22
31


DANH SÁCH BẢNG BIỂU VÀ HÌNH ẢNH
DANH SÁCH BẢNG BIỂU
ĐỀ MỤC

TRANG

Bảng 4.1 Thành phần giống loài luân trùng phân bố trong ao nuôi cá của Trại
Thực Nghiệm Thủy Sản
Bảng 4.2 Thành phần loài luân trùng xuất hiện thường xuyên trong quá trình
khảo sát
Bảng 4.3 Kết quả một số yếu tố thủy lý hóa của môi trường ao và trong nuôi thử
nghiệm luân trùng
Bảng 4.4 Diễn biến mật độ luân trùng trung bình theo ngày (lần thứ I)
Bảng 4.5 Diễn biến mật độ luân trùng trung bình theo ngày (lần II và lần III)

22
23

31
33
34

DANH SÁCH HÌNH ẢNH
ĐỀ MỤC

TRANG

Ảnh 3.1 Lưới thu phiêu sinh động và nơi thu mẫu
Ảnh 3.2 Bố trí nuôi tảo tại phòng thí nghiệm.
Ảnh 3.3 Luân trùng được nuôi bằng men bánh mì ở thể tích 1 lít tại phòng thí
nghiệm.
Ảnh 4.1 Brachionus plicatilis O.F. Muller
Ảnh 4.2 Brachionus rubens
Ảnh 4.3 Branchionus Angularis Gosse var. bidens Plates.
Ảnh 4.4 Brachionus urceus Linneus.
Ảnh 4.5 Brachionus quadridentatus Hermann
Ảnh 4.6 Brachionus donneri bifurcus Wu.
Ảnh 4.7 Brachionus calyciflorus Pallas.
Ảnh 4.8 Brachionus forficula Wierzejski.
Ảnh 4.9 Brachionus caudatus
Ảnh 4.10 Brachionus diversicornis Daday.
Ảnh 4.11 Brachionus falocatus Zacharias (theo Shirota là Brachionus falcatus)
Ảnh 4.12 Keratella valga Ehrenberg.
Ảnh 4.13 Filinia longiseta Ehrenberg
Ảnh 4.14 Filinia brachiata Rousselet
Ảnh 4.15 Tetramastix opoliensis Zacarias.
Ảnh 4.16 Ảnh minh họa Brachionus plicatilis thu mẫu tại ao của trại


vi

16
18
20
23
24
24
25
25
26
26
27
27
28
28
29
29
30
30
33


Hình 2.1 Hình dạng kiểu mẫu của luân trùng Brachionus plicatilis đực và cái
theo Koste,1980
Hình 2.2 Chu kỳ sinh sản đơn tính và hữu tính của luân trùng Brachionus
plicatilis (đã sửa đổi từ tài liệu của Hoff và Snell, 1987; trích bởi Patrick Lavens
and Patrick Sorgeloos, 1996).
Hình 4.1 Diễn biến mật độ luân trùng ở nghiệm thức nuôi bằng men bánh mì
theo ngày (lần thứ I)

Hình 4.2 Diễn biến mật độ luân trùng ở nghiệm thức nuôi bằng men bánh mì
theo ngày (lần thứ II)
Hình 4.3 Diễn biến mật độ luân trùng ở nghiệm thức nuôi bằng men bánh mì
theo ngày (lần thứ III)

vii

5
7
34
35
35


I. GIỚI THIỆU
1.1.

Đặt Vấn Đề

Trong tình hình dân số thế giới ngày càng gia tăng, sản lượng lương thực thực
phẩm thu được từ tự nhiên ngày càng giảm sút, việc nâng cao sản lượng trong nuôi
trồng thủy sản nói riêng và trong lónh vực nông lâm ngư nghiệp nói chung đang là
điều cấp thiết. Một trong những yếu tố góp phần quan trọng nhất để nâng cao sản
lượng của nuôi trồng thủy sản là nâng cao chất lượng, tỉ lệ sống của con giống mà
trong đó không thể không nói đến vai trò nguồn thức ăn tự nhiên tươi sống. Với ưu
điểm vượt trội hơn các loại thức ăn nhân tạo, chúng phù hợp với tập tính ăn, cỡ miệng
của ấu trùng mới nở, ít làm ô nhiễm nguồn nước, thức ăn có chất lượng cao. Tuy
nhiên thức, ăn tươi cũng có một vài điểm bất lợi đó là chi phí dành cho sản xuất khá
cao và đòi hỏi kỹ thuật nuôi tương đối hiện đại (Trương Sỹ Kỳ, 2004).
Như chúng ta đã biết, luân trùng là một mắt xích quan trọng chuỗi thức ăn của

thủy vực, thuộc nhóm động vật đa bào có kích thước nhỏ, chúng là một trong những
loại thức ăn tự nhiên có giá trò dinh dưỡng cao, tốc độ bơi chậm nên rất thích hợp cho
giai đoạn phát triển ban đầu (ấu trùng) của các loài thủy sản, đặc biệt là cá biển và
giáp xác.
Nagata (1989; trích bởi Wendy, 1991) Brachionus plicatilis được sử dụng rất
rộng rãi trên thế giới trong ương nuôi ấu trùng của trên 60 loài cá biển và 18 loài giáp
xác. Zheng và ctv. (1994) nghiên cứu về khả năng tiêu hóa, hấp thụ và sử dụng các
thức ăn khác nhau gồm Brachionus plicatilis và Platymonas subcordiformis của tôm
he Nhật Bản và tác giả đưa ra nhận xét Brachionus plicatilis là một trong những loại
thức ăn thích hợp nhất cho ấu trùng tôm he giai đoạn Mysis 3.
Luân trùng đã được coi là sinh vật nuôi có nhiều triển vọng với tính chất nổi
bật về mức chòu đựng ở phạm vi rộng các điều kiện môi trường, tốc độ sinh sản cao (1
con cái sinh được 0,7 – 1,4 con/ngày). Theo Hirata (1979; trích bởi Patrick Lavens
and Patrick Sorgeloos) thì tiềm năng lớn nhất đối với việc nuôi luân trùng là có thể
nuôi động vật này ở mật độ rất cao (2000 con/mL nước biển).
Ở trong thủy vực nước ngọt việc nuôi luân trùng làm thức ăn cũng đã được
tiến hành. Brachionus plicatilis và Brachionus rubens đã được nuôi thành công bằng
các vi tảo Scenedesmus costato – granulatus, Kirchneriella contorta, Chlorella, …
(1996; trích bởi Patrick Lavens and Patrick Sorgeloos).
Ở nước ta đã có nhiều cơ quan nghiên cứu về luân trùng ở các lónh vực như:
Kỹ thuật nuôi, nuôi tăng sinh khối, làm giàu luân trùng với những qui mô khác nhau,
chẳng hạn như Viện Nghiên Cứu NTTS II, viện nghiên cứu NTTS III, trường Đại

-1-


Học Cần Thơ, Đại Học Thủy Sản Nha Trang, …. Tuy nhiên, việc nuôi luân trùng nước
ngọt tại Việt Nam vẫn chưa được quan tâm đánh giá đúng mức, cần có những nghiên
cứu khảo sát sâu hơn để chọn lựa loài luân trùng nuôi thích hợp nhất nhằm phục vụ
sản xuất.

Hiện nay, việc sản xuất chủ động thức ăn tự nhiên nói riêng và luân trùng nói
chung đang rất cần thiết, đặc biệt là trong sản xuất giống cá. Một số loài cá nước
ngọt, trong đó có cá cảnh với thời gian tiêu hết noãn hoàng ngắn, kích cỡ cá nhỏ đòi
hỏi các loại thức ăn vừa cỡ miệng, đầy đủ về thành phần dinh dưỡng (protein,
vitamin, acid béo), thức ăn thuần khiết không mang mầm bệnh, chủ động về nguồn
cung cấp, giảm thiểu tỉ lệ chết của ấu trùng. Luân trùng là một trong số ít loài đạt
những yêu cầu trên, do đó việc nuôi sinh khối luân trùng đạt kết quả cao có ý nghóa
thiết thực.
Xuất phát từ những mục tiêu trên, được sự phân công của Khoa Thủy Sản
Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh chúng tôi tiến hành nghiên cứu
đề tài “Khảo sát thành phần luân trùng phân bố trong ao của Trại Thực Nghiệm Thủy
Sản và nghiên cứu kỹ thuật nuôi gây luân trùng nước ngọt (Brachionus plicatilis)”.
1.2

Mục Tiêu Đề Tài:

Khảo sát thành phần loài luân trùng có trong ao nuôi cá ở Trại Thực Nghiệm
Thủy Sản, Khoa Thủy Sản trường Đại Học Nông Lâm, Tp Hồ Chí Minh.
Theo dõi một số chỉ tiêu về môi trường sinh sống của luân trùng trong các ao
thu mẫu.
Nghiên cứu nuôi thử nghiệm Brachionus plicatilis nước ngọt.
Từ đó rút ra nhận đònh về việc nuôi luân trùng trong nước ngọt để ứng dụng
vào thực tế sản xuất của trại nhằm chủ động cung cấp nguồn thức ăn tự nhiên, nâng
cao tỉ lệ sống của các loài thủy sản có giá trò kinh tế ở giai đoạn còn nhỏ.

II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
-2-


2.1


Đặc Điểm Hình Thái của Luân Trùng

2.1.1 Cấu tạo ngoài
Luân trùng còn được gọi là trùng bánh xe.
Theo Đặng Ngọc Thanh (1980), hình dạng trùng bánh xe rất khác nhau, các
dạng sống trôi nổi thường có dạng hình túi, hình cầu còn các dạng sống bám có hình
phễu. Chúng có kích thước hiển vi thường từ 100 – 200 µ. Cơ thể luân trùng chia làm
ba phần:
-

Phần Đầu (phần trước)

Bộ máy tiêm mao là cơ quan vận chuyển và tạo dòng nước đưa thức ăn vào
miệng. Đây là đặc điểm riêng biệt của trùng bánh xe.
-

Phần thân

Bao bên ngoài cơ thể là lớp vỏ không thấm nước cuticula, chỉ bò phân hủy khi
chết. Chỉ một số ít loài vỏ tiêu giảm hoặc không có. Trên vỏ có thể có những gai
động hoặc bất động làm cho hình dạng vỏ rất khác nhau nhất là nbững loài ở vùng
nhiệt đới. Hình dạng của vỏ, số lượng và cách sắp xếp gai trên vỏ có ý nghóa rất quan
trọng khi phân loại trùng bánh xe.
Phần thân chứa ống tiêu hóa, hệ thống bài tiết và cơ quan sinh dục. Các nội
quan bên trong được bao bọc bởi lớp vỏ giáp gọi là lorica.
-

Phần chân (phần tận cùng)


Phía sau vỏ có lỗ chân, chân có thể phân đốt hoặc không phân đốt, tận cùng
bằng vuốt. Chân có vỏ cuticula bọc ngoài, tất cả các loài trùng bánh xe có một tuyến
chân. Một số loài sống trôi nổi tuyến chân có thể tiêu giảm hoặc không có. Một số
loài sống bám tuyến chân tiết chất nhầy giúp con vật bám vào giá thể.
Hình dạng, cấu tạo của chân, ngón và vuốt là đặc điểm phân loại quan trọng
của loài và giống.

2.1.2 Cấu tạo trong

-3-


Cấu tạo bên trong của luân trùng giống như một cơ thể sinh vật sống bậc cao
bao gồm đầy đủ các nội quan: hệ tiêu hóa, hệ sinh dục, hệ bài tiết, hệ tuần hoàn, hệ
hô hấp hệ thần kinh và cơ quan cảm giác.
Trong số nội quan có liên quan nhiều đến sự đònh loại trùng bánh xe là hệ tiêu
hóa và hệ sinh dục (Đặng Ngọc Thanh, 1980).
-

Hệ tiêu hóa:

Luân trùng có miệng nằm ở mặt bụng, được bao quanh bởi các tiêm mao. Từ
xoang miệng vào hầu cơ hay còn gọi là bộ máy nghiền (mastax), hầu cơ có những
răng kitin, giống như một cái cối xay nghiền nát thức ăn. Nhờ có hệ cơ vân phức tạp
nên bộ máy nghiền hoạt động rất linh hoạt. Tiếp theo hầu cơ là thực quản ngắn có
tiêm mao hoặc có thể được bao phủ bởi lớp cuticun do lớp biểu bì tiết ra. Nối với thực
quản là dạ dày. Ruột có thể tách biệt hay không tách biệt với dạ dày, có tiêm mao.
Tận cùng của ruột là lỗ ruột mở ra ở phía lưng, ở vò trí gốc chân (Pennak, 1961; trích
bởi Võ Thò Thanh Tâm, 1996).
-


Hệ sinh dục:

Theo Đặng Ngọc Thanh (1980), trùng bánh xe phân tính. Đực cái sai khác
nhau rõ rệt. Con cái thường lớn hơn con đực. Cơ quan cảm giác và bộ máy tiêm mao
của con đực rất phát triển, cơ quan sinh dục phát triển chiếm phần lớn xoang cơ thể ,
nhưng cơ quan tiêu hóa, đặc biệt là bộ máy nghiền, bóng đái, vỏ và chân rất tiêu
giảm hoặc không có. Tuyến tinh có hình dạng giống quả lê, ống dẫn tinh có thể ngắn
hoặc dài. Con đực thường xuất hiện với số lượng lớn trong thời gian sinh sản hữu tính,
đời sống rất ngắn chỉ vài ngày hay vài giờ, sau khi giao cấu con đực sẽ chết. Do
những con đực chỉ tồn tại làm nhiệm vụ sinh sản, nên cho tới nay chỉ biết khoảng
10% số con đực của trùng bánh xe đã được đònh loại.
Cơ quan sinh dục của con cái phức tạp hơn con đực gồm một hoặc hai noãn
sào, noãn sào thông với lỗ huyệt bằng một ống dẫn trứng

-4-


.

Hình 2.1 Hình dạng kiểu mẫu của luân trùng Brachionus plicatilis đực và cái theo
Koste,1980
2.2

Phân Bố

Luân trùng phân bố rộng khắp trên thế giới, chủ yếu ở vùng nhiệt đới và cận
nhiệt đới. Đa số luân trùng sống ở nước ngọt, khoảng 5% trong số 1.700 loài sống ở
nước lợ và nước mặn, có hai loài sống ở biển Đại Tây Dương (Pennak, 1961; trích bởi
Võ Thò Thanh Tâm, 1996). Chúng sống phiêu sinh, có thể ở những nơi rất sâu trong

các hồ lớn, trong đất ẩm ướt, rong rêu, trong các khe hở giữa các bãi cát ướt. Hầu hết
bọn sống phiêu sinh có mật độ trung bình khoảng 40 – 500 cá thể/lít nước, có khi đạt
1.000 cá thể/lít. Tuy nhiên đôi lúc mật độ chỉ đạt 20 cá thể/lít nước, đặc biệt là những
tháng lạnh (Pennak, 1940; trích bởi Võ Thò Thanh Tâm, 1996). Một số khác luân
trùng sống ký sinh ở mang các loài giáp xác nhỏ, bên trong ruột và xoang cơ thể giun
ít tơ nước ngọt, ốc, … (Đặng Ngọc Thanh, 1980).
2.3

Đặc Điểm Dinh Dưỡng
Luân trùng dinh dưỡng theo hai hình thức: ăn lọc và ăn động vật

Walker (1981; trích bởi Phạm Đinh Thanh Nhàn và Hoàng Thanh Phương
2005) đã tổng kết một số nghiên cứu từ những năm đầu thập kỷ 60, hầu hết các tác
giả đều khẳng đònh: trong số các động vật ăn lọc phù du. Luân trùng là loài có đặc
điểm ăn tạp không chọn lọc. Phổ thức ăn của chúng bao gồm các loài tảo lục, tảo đỏ,

-5-


tảo nâu, vi khuẩn và các loài nấm. Walker cũng cho rằng theo các nghiên cứu bố trí
trong phòng thí nghiệm, luân trùng có xu hướng lựa chọn các tế bào cỡ bé (12 – 15
µm). Hino và Hirano (1980; trích bởi Phạm Đinh Thanh Nhàn và Hoàng Thanh
Phương, 2005) phát hiện có mối tương quan thuận giữa kích thước luân trùng và kích
thước lớn nhất của các phần tử thức ăn được lựa chọn, nhưng mối tương quan này yếu
hoặc không có đối với những phần tử thức ăn có kích thước bé. Theo Lubzens (1987),
trong môi trường có hai loại tảo Clamydomonas và Olisthodiscus thì luân trùng có xu
hướng chọn lọc Chlamydomonas.
Trong điều kiện sống tối ưu, ở nhiệt độ 22 0C , mật độ tảo 2,3*106 tb/mL.
Luân trùng có thể tiêu thụ khoảng 200 tb/cá thể/phút (Lubzens, 1987). Ở nhiệt độ cao
tốc độ lọc thức ăn nhanh, trong khi ở độ mặn cao tốc độ này lại giảm xuống.

Mật độ thức ăn cũng ảnh hưởng tới tốc độ lọc thức ăn. Hirayama và Ogawa
(1972; trích bởi Phạm Đinh Thanh Nhàn và Hoàng Thanh Phương, 2005) xác nhận:
tốc độ lọc của Brachionus plicatilis giảm khi mật độ tảo Chlorella lớn hơn 2*106, mặc
dù lượng tiêu thụ không đổi. Nguyễn Văn Quyền và ctv. (1988; trích bởi Võ Văn
Nha, 2000) đã sử dụng tảo Chlorella sp. với mật độ 10 – 15*106 tb/mL và đã kết luận
rằng loài tảo Chlorella sp. là loại thức ăn thích hợp cho luân trùng, sau đó đến
Chlorella sp. cộng men bánh mì, tiếp đến là men và cuối cùng là dòch chiết từ cám
gạo.
2.4

Đặc Điểm Sinh Sản và Vòng Đời của Luân Trùng

Tuổi đời của luân trùng khoảng 3,4 – 4,4 ngày ở nhiệt độ 25 0C. Sau 0,5 – 1,5
ngày ấu trùng phát triển thành cá thể trưởng thành và sau đó con cái 4 giờ đẻ trứng
một lần. Các con cái có thể sinh sản 10 thế hệ con trước khi chết (Patrick Lavens and
Patrick Sorgeloos, 1996)
Theo Pandian và Marian (1991; trích bởi Milagros Dela Pena, 1995) luân
trùng có hai hình thức sinh sản là sinh sản đơn tính và sinh sản hữu tính luân phiên
xen kẽ nhau có tính chất chu kỳ. Khi điều kiện sống thuận lợi thì sinh sản đơn tính
xảy ra. Khi điều kiện sống bất lợi, nhiệt độ cao, độ mặn cao, thiếu thức ăn, thời tiết
bất thường, … chúng sẽ chuyển sang hình thức sinh sản hữu tính.
Khi sinh sản đơn tính, con cái vô phối đơn tính (amictic) giảm phân cho ra
trứng vô phối đơn tính amictic (2n). Những trứng này sẽ phát triển thành con cái
amictic và sự sinh sản đơn tính sẽ tiếp nối qua các thế hệ trong những điều kiện thuận
lợi.
Môi trường sống bất lợi con cái vô phối lưỡng tính (mictic) xuất hiện, những
con cái mictic và amictic có đặc điểm hình thái hoàn toàn giống nhau. Các con cái vô
phối lưỡng tính sẽ sinh sản ra những trứng đơn bội (có bộ nhiễm sắc thể n) và các ấu

-6-



trùng nở từ các trứng không thụ tinh này sẽ phát triển thành con đực có kích thước rất
nhỏ. Những con đực này sẽ thụ tinh với các con cái có trứng đơn bội (n) để sản sinh ra
các trứng nghỉ (2n) có vỏ dày, có thể chòu được điều kiện khắc nghiệt. Khi điều kiện
môi trường thuận lợi trở lại, những trứng nghỉ này sẽ nở thành con cái amictic
(Walker, 1981; Dhert, 1997; trích bởi Phạm Đinh Thanh Nhàn và Hoàng Thanh
Phương, 1996).

Hình 2.2 Chu kỳ sinh sản đơn tính và hữu tính của luân trùng Brachionus plicatilis (đã
sửa đổi từ tài liệu của Hoff và Snell, 1987; trích bởi Patrick Lavens and Patrick
Sorgeloos, 1996).

-7-


2.5

Các Yếu Tố Ảnh Hưởng đến Sự Phát Triển của Luân Trùng

2.5.1 Các yếu tố vô sinh
2.5.1.1 Độ mặn
Đối với loài Brachionus plicatilis có thể chòu đựng biên độ mặn rộng từ 1 –
97 ppt, nhưng sinh sản tối ưu chỉ có thể xảy ra ở độ mặn thấp hơn 35 ppt (Lubzens,
1987). Tuy nhiên nếu các luân trùng được dùng làm thức ăn cho những sinh vật ăn
mồi sống được nuôi ở độ mặn khác (± 5 ppt) thì việc làm cho luân trùng thích nghi là
an toàn vì những sốc độ mặn đột ngột có thể ức chế hoạt động bơi của các luân trùng
hoặc thậm chí làm cho chúng chết ( Patrick Lavens and Patrick Sorgeloos, 1996).
Kết quả nghiên cứu của hai tác giả Wang yu và Liang Yaquan (1980, trích bởi
Võ Văn Nha, 2000) cho rằng luân trùng có thể sinh sản và lớn lên trong độ mặn là 1 50‰, nhưng thích hợp hơn trong phạm vi 10 – 30‰, và khoảng độ mặn tốt nhất là từ

15 – 25‰.
2.5.1.2 Nhiệt độ
Nhiệt độ tối ưu cho sự phát triển của luân trùng phụ thuộc vào kiểu hình thái
hay dòng nuôi. Dòng có kích thước lớn (L - strain) từ 130 – 340 µm, trung bình là
238,9 µm nhiệt độ tối ưu là từ 18 – 250C. Dòng có kích thước nhỏ (S - strain) từ 100
– 210 µm, trung bình là 160,3ø µm nhiệt độ tối ưu là 28 – 350C (Patrick Lavens and
Patrick Sorgeloos, 1996).
Theo I Chiu Liao, Huei Meei Su và Jaw Huralin (1991, trích bởi Võ Văn Nha
2000) thì luân trùng dòng nhỏ (S - strain) là loại rộng nhiệt, ở nhiệt độ 150C chúng
vẫn sinh trưởng nhưng không sinh sản. Ở nhiệt độ 15 - 350C, tốc độ sinh trưởng của
luân trùng tăng với nhiệt độ. Nhiệt độ tối ưu cho sinh trưởng của chúng là 22 – 300C.
Olsen và ctv. (1993b; trích bởi Phạm Đinh Thanh Nhàn và Hoàng Thanh
Phương, 2005) đã kết luận trong điều kiện nhiệt độ thấp (5 – 80C). Luân trùng có thể
tồn tại không cần cung cấp thức ăn mà không ảnh hưởng đến tỉ lệ sống và thành phần
dinh dưỡng. Đây là phương pháp lưu trữ lạnh khi dư thừa luân trùng.
Scott và Bayner (1978) trong điều kiện nuôi ở nhiệt độ thấp luân trùng tiêu
thụ thức ăn chậm, tốc độ phát triển quần đàn chậm nhưng lại duy trì được hàm lượng
Lipid và cacbohydrate trong thời gian khá lâu, còn khi nuôi ở điều kiện nhiệt độ cao
thì thành phần sinh hóa biến đổi rất nhanh, đặc biệt là khi biến động thức ăn.
Trần Thanh Xuân (1993) cho rằng tuổi thọ của luân trùng tùy thuộc vào nhiệt
độ nuôi. Nguyễn Văn Quyền (1988; trích bởi Võ Văn Nha, 2000) khi nghiên cứu ảnh

-8-


hưởng của nhiệt độ lên sinh trưởng và phát triển của luân trùng dòng nhỏ (S-strain)
cho biết nhiệt độ thích hợp nhất cho sự phát triển của luân trùng là 25 ± 20C. Và theo
Hirayama và Kusano (1972; trích bởi Phạm Đinh Thanh Nhàn và Hoàng Thanh
Phương, 2005) thì nhiệt độ thích hợp nhất cho sự gia tăng mật độ luân trùng có thể là
270C.

2.5.1.3 Hàm lượng oxi hoà tan DO
Luân trùng có thể sống sót trong nước có oxy hoà tan ở mức thấp dưới 2 ppm.
Oxy hoà tan trong nước nuôi phụ thuộc nhiệt độ, độ mặn và mật độ luân trùng.
2.5.1.4 Độ pH
Luân trùng sống ở pH trên 6,6 trong môi trường tự nhiên. Mặc dầu trong điều
kiện nuôi đã thu được kết quả tốt nhất ở độ pH trên 7,5.
2.5.1.5 Hàm lượng amonia
Hàm lượng NH3 dưới mức 1 mg/L được cho là an toàn với luân trùng. Nếu
nồng độ NH3 quá cao sẽ gây độc với luân trùng. Tỷ lệ NH3/NH4+ bò ảnh hưởng bởi
nhiệt độ và pH của thủy vực.
2.5.2

Các yếu tố hữu sinh

Trong tự nhiên cũng như khi nuôi sinh khối luân trùng người ta nhận thấy rằng
chúng có mối quan hệ hữu cơ với các vi khuẩn và nguyên sinh động vật.
Nhóm nguyên sinh động vật chẳng hạn các trùng lông tơ Halotrica và
Hypotrica như Uronema sp. và Euplotes sp. là những loài không mong muốn trong
nuôi thâm canh luân trùng vì chúng cạnh tranh thức ăn. Tác động của trùng tiêm mao
được đánh giá trên hai mặt: mặt có hại là chúng cạnh tranh thức ăn, oxy hoà tan và
tăng sản phẩm phụ là NO2-N, NH3-N, … theo Reguera và ctv. (1992; 1984 trích bởi
Võ Văn Nha, 2000) khi nghiên cứu về sự ảnh hưởng của trùng tiêm mao trong bể
nuôi sinh khối luân trùng đã phát hiện ra rằng ở mức nhiễm nặng, trùng tiêm mao
làm giảm sinh khối luân trùng. Mặt khác, ở mức độ vừa phải nó lại có vai trò góp
phần làm sạch môi trường do chúng có thể ăn các tế bào vi khuẩn, các vụn hữu cơ.
Trong môi trường nuôi cấy, vi khuẩn không chỉ là thức ăn mà chúng còn là
nguồn cung cấp vitamin B12 được coi là chất rất cần cho sự sinh trưởng của luân
trùng. Hầu hết các vi khuẩn có trong bể nuôi luân trùng đều không gây bệnh cho luân
trùng nhưng chúng có thể tham gia vào chuỗi thức ăn và tạo ảnh hưởng có lợi cho
sinh vật cạnh tranh với luân trùng (như trùng tiêm mao) (Gast, 1985), hơn nữa chúng


-9-


cũng ảnh hưởng đến các điều kiện sinh lý học của ấu trùng động vật biển khi dùng
luân trùng làm thức ăn (trích bởi Võ Văn Nha, 2000). Theo kết luận của Yu (1990);
Chang (1993; trích bởi Phạm Đinh Thanh Nhàn và Hoàng Thanh Phương, 2005) loài
Vibrio alinolyticus, Flavobateria có thể kiềm hãm sự sinh trưởng của luân trùng, thậm
chí có thể giết chết chúng.
Ngoài những yếu tố trên người ta còn đề cập đến virus, virus thường gặp nhất
là Rotifer birnavircus nó có ảnh hưởng xấu trong việc nuôi sinh khối luân trùng
(Trương Sỹ Kỳ, 2004).
2.6

Vai Trò của Luân Trùng trong Nguồn Thức Ăn Tự Nhiên

Nhiều nghiên cứu cho thấy thức ăn tự nhiên là một bộ phận không thể tách rời
khẩu phần ăn của cá và để có lợi lượng thức ăn tự nhiên phải chiếm một tỉ lệ càng
cao càng tốt. Kiriya (1957; trích bởi Lê Thò Mỹ Hạnh, 1991) cho rằng hiệu quả tăng
trưởng của cá con nuôi bằng thức ăn tự nhiên tốt hơn 10 lần so với thức ăn nhân tạo.
Các loài tôm cá sau khi phát triển đến giai đoạn ấu trùng chúng phải trải qua
nhiều giai đoạn biến thái khác nhau, tập tính ăn thay đổi khác nhau qua từng giai
đoạn. Tuy nhiên, hầu hết các loài cá đều phải trải qua một thời kỳ nhất đònh sau khi
nở từ trứng ra đều phải ăn chung một loại thức ăn là động vật phù du, những sinh vật
nhỏ nhưng có giá trò dinh dưỡng cao (Trần Văn Vó, 1982).
Thức ăn tự nhiên còn đóng một vai trò quan trọng trong nghề nuôi cá biển như
các loại cá chẽm, bống, mú, hồng, măng, …. Kích thước cá bột ở các đối tượng này rất
nhỏ nên Rotifer là đối tượng được chú ý nhiều nhất trong nghề nuôi cá biển ở các
nước Đông Nam Á như Thái Lan, Philipines và các nước Châu Âu khác. Nguồn thức
ăn sống này được sử dụng cho hơn 60 loài cá biển và 18 loài giáp xác (Nataga,1989;

trích bởi Trần Thanh Xuân, 1993).
Ở trong vực nước, luân trùng di động kích thích tập tính ăn mồi, không bơi
ngược dòng nước được nên di chuyển thụ động dễ bò bắt. Ngoài ra, theo Trần Thanh
Xuân (1993) có thể lợi dụng cơ thể luân trùng như một cái túi chứa vitamin quan
trọng, kháng sinh, acid béo để đưa vào cơ thể cá bột.
Theo Pasoodee và Sirikul (1983; trích bởi Võ Thò Thanh Tâm, 1996) qua quá
trình nghiên cứu các tác giả cho rằng cá bột của cá bống tượng sau khi tiêu hết noãn
hoàng thì sử dụng Microplankton như là Ciliates và Rotifers.
Do những vai trò quan trọng của luân trùng trong chuỗi thức ăn của các loài
thủy sản nên đã có nhiều công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước
nhằm nâng cao sinh khối và chất lượng dinh dưỡng của luân trùng phục vụ nuôi trồng

- 10 -


thủy sản, phát triển kinh tế quốc gia nói riêng và góp phần cung cấp nguồn lương
thực cho thế giới.
2.7

Tình Hình Nghiên Cứu Luân Trùng trên Thế Giới Và Việt Nam

2.7.1 Trên Thế Giới
Hiện nay trên thế giới có rất nhiều công trình nghiên cứu xung quanh nguồn
thức ăn tự nhiên phục vụ cho nuôi trồng thủy sản đã được báo cáo, nhất là lónh vực
nuôi thu sinh khối phiêu sinh động làm thức ăn tươi sống cho động vật thủy sản.
Năm 1973, Seto (trích bởi Phạm Đinh Thanh Nhàn và Hoàng Thanh Phương,
2005) đưa ra quy trình nuôi chuyển đổi bể, với quy trình này Brachionus plicatilis
nuôi trong bể 0.5m3, lúc đầu các bể này nuôi tảo Chlorella, khi mật độ tảo đạt 10*106
- 20*106 tế bào/mL thì cấy Brachionus plicatilis vào với mật độ 10 – 20 cá thể/mL.
Khi dòch tảo trong bể sử dụng hết thì cho ăn bổ sung men bánh mì mỗi ngày 2 lần

với tỷ lệ 1g/106 cá thể Brachionus plicatilis. Khi mật độ luân trùng đạt hơn 100 cá
thể/mL thì thu hoạch một phần và chuyển sang bể khác một phần. Tuy nhiên, nhược
điểm của quy trình này là cần nhiều hệ thống bể, quy mô không lớn và tốn sức.
Nhằm khắc phục nhược điểm đó, Fkusho (1976) và Kurecha (1977) đưa ra quy
trình nuôi bể ngoài trời. Sau khi mật độ luân trùng đạt 120 – 150 cá thể /mL thì thu
hoạch 20 – 30% và chuyển phần còn lại sang bể khác. Quy trình này cũng giống như
quy trình nuôi chuyển đổi bể hàng ngày nhưng có ưu điểm là nuôi với quy mô lớn
trong bể bê tông đặt ngoài trời.
Lubzens (1987) và Hino (1993; trích bởi Phạm Đinh Thanh Nhàn và Hoàng
Thanh Phương, 2005) cho rằng có hai phương pháp nuôi sinh khối Brachionus
plicatilis chính được dùng phổ biến trong những năm gần đây là phương pháp nuôi
thu hoạch toàn phần và phương pháp nuôi thu hoạch một phần.


Phương pháp nuôi thu hoạch một phần:

Bể nuôi thường là 10 – 40 m3. Khi tảo Chlorella đạt mật độ từ 10*106 –
15*106 tế bào/mL thì bố trí luân trùng vào với mật độ ban đầu từ 20 – 50 cá thể/mL.
Khi mật độ luân trùng cao hơn 300 cá thể/mL thì thu hoạch một phần và thêm dòch
tảo Chlorella vào, sao cho mật độ luân trùng còn trong bể khoảng 100 – 110 cá
thể/mL. Mật độ này duy trì suốt thời gian nuôi bằng cách thu hoạch hằng ngày.
Phương pháp này còn gọi là phương pháp nuôi bán liên tục (Semicontinuous culture
method).

- 11 -


Ở phương pháp này sau một số ngày thu hoạch thì sức sinh sản của luân trùng
giảm đi do sự dư thừa chất thải và thức ăn trong bể nuôi khi đó luân trùng có thể được
thu hoạch làm thức ăn cho ấu trùng thủy sản hoặc cấy sang bể mới.

Theo Fujita(1979); Witt và ctv. (1981); Wantanabe (1982); Jame và ctv.
(1983), nếu sử dụng hệ thống lọc sinh học thì có thể duy trì thời gian thu hoạch dài
hơn (khoảng 2 – 3 tháng) (trích bởi Võ Văn Nha, 2000).


Phương pháp nuôi thu hoạch toàn phần:

Thể tích thường dùng là 0,5 – 1 m3. Cách cho ăn và chế độ chăm sóc giống
như phương pháp nuôi thu hoạch một phần. Khi mật độ luân trùng đạt 300 – 350
ct/mL thì tiến hành thu hoạch toàn bộ, chỉ để lại một phần nhỏ làm giống. Đây là
phương pháp nuôi thu 1 lần (Batch culture method).
Cả hai phương pháp trên, trong quá trình nuôi đều có bổ sung men bánh mì từ
1 – 2 gam/106 ct/ngày nếu thiếu nguồn tảo.
Ngoài hai phương pháp trên người ta còn đề cập đến phương pháp nuôi luân
trùng trong hệ thống tuần hoàn (feedback system), phương pháp này đã được phát
triển từ năm 1985 tại phòng thí nghiệm của Hirata ở trường Đại Học Kagoshima tại
Nhật, với phương pháp này nước được chảy tuần hoàn 20 lần/ngày và cứ 500 lít thể
tích nước nuôi cần 150 lít nươc xử lý, thời gian nuôi tối thiểu là 20 ngày (trích bởi Võ
Văn Nha, 2000).
Bên cạnh những nghiên cứu về phương pháp nuôi, hàng loạt nghiên cứu loại
thức ăn thích hợp cho luân trùng đã được đề cập.
Hitara và Mou (1967) đã sử dụng tảo Chlorella và Dunaliella làm thức ăn cho
Brachionus plicatilis và thấy tảo Chlorella là thức ăn thích hợp nhất. Ferrm-Lerufet
(1975) lại khẳng đònh Tetraselmis suenica là thức ăn thích hợp hơn cả Chlorella. Điều
này ngược lại với kết quả nghiên cứu của Tamaru (1993) cho rằng Chlorella làm thức
ăn thì sản lượng Brachionus plicatilis cao hơn khi dùng Tetraselmis (trích bởi Phạm
Đinh Thanh Nhàn và Hoàng Thanh Phương, 2005)
Watanabe (1983) và With (1984) đã khẳng đònh rằng vi tảo nước mặn nói
chung là nguồn thức ăn thích hợp cho Brachionus plicatilis.
Năm 1994, Olsen cho rằng các vi tảo nước mặn sử dụng làm thức ăn cho luân

trùng là: Chlorella sp., Tetraselmis sp., Isochorysis galbana và Pavlova lutheri.
Trong nuôi thu sinh khối Brachionus plicatilis quy mô lớn, nhu cầu thức ăn
cao, nếu gây nuôi tảo làm thức ăn phải có đầy đủ trang thiết bò, tốn nhiều công sức,

- 12 -


nên từ năm 1967, Hirata và Mori đã so sánh các loại thức ăn là tảo Chlorella, men
bánh mì, mùn xác hữu cơ. Trong đó, thức ăn tốt nhất là Chlorella rồi đến men bánh
mì.
Yu và Tgk. (1989) cho rằng việc bổ sung vitamin đặc biệt là vitamin B12 là
điều thiết yếu trong nuôi luân trùng (Patrick Lavens and Patrick Sorgeloos, 1996).
Theo nhiều tác giả, nếu dùng men bánh mì làm thức ăn duy nhất cho luân
trùng thì sau một thời gian, ở thế hệ con non sẽ có hiện tượng dò hình ngày càng tăng.
Nguyên do là men bánh mì không cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng, chủ yếu là
các acid béo chưa no eicozapentanenoic (EPA) và docoxahexaenoic (DHA), kết quả
làm giảm chất lượng luân trùng và không đáp ứng về mặt dinh dưỡng của đối tượng
nuôi (Scoot, 1981; Hyrayama, 1983; Hyrayama 1987; Hino 1993). Mặt khác tính tiêu
hóa kém của men cũng là một nguyên nhân khá quan trọng vì men cần có vi khuẩn
mới tiêu hóa được.
Để khắc phục tình trạng này, Watanabe (1983) và Hino (1993) đã dùng hỗn
hợp của men bánh mì trộn với 10 – 25% dầu gan cá, kết quả đảm bảo lượng acid béo
chư a no thiết yếu (n-3) cho luân trùng phát triển.
Olsen (1994) đã thí nghiệm nuôi luân trùng bằng tảo đơn bào nước mặn (gồm
Isochorysis galbana, Tetraselmis sp., và Pavlova lutheri) so sánh với nuôi luân trùng
bằng men bánh mì có trộn dầu cá theo tỷ lệ tương ứng 10:1 về trọng lượng khô. Kết
quả cho thấy luân trùng sử dụng men bánh mì trộn dầu gan cá có hàm lượng glucide
và lipid cao hơn so với tảo.
Dhert (1993) đã nghiên cứu dùng nhiều loại thức ăn khác nhau làm tăng hàm
lượng DHA trong luân trùng, vì DHA là một loại acid béo cung cấp năng lượng rất

hiệu quả cho cá biển ở giai đoạn còn non. Như vậy, vai trò của luân trùng là ở chỗ nó
được dùng như vật trung gian tích luỹ các acid béo chưa no cần thiết khác và chuyển
chúng vào đối tượng nuôi.
Ngoài ra, theo Yaruda và Taga (1986) cho rằng vi khuẩn cũng là một loại thức
ăn tốt làm tăng sinh trưởng quần thể luân trùng. Bởi vì vai trò lớn nhất của vi khuẩn
là sản xuất Vitamin B12, một loại vitamin rất cần thiết cho sinh trưởng của luân trùng
luôn đòi hỏi ở mức độ cao.
Ngoài ra, các nghiên cứu ứng dụng luân trùng trong nuôi thủy sản đã được đề
cập.
Battaglene và Fielder (1997; trích bởi Phạm Đinh Thanh Nhàn và Hoàng
Thanh Phương, 2005) đã báo cáo về kỹ thuật nuôi cá bột của các loài cá nước mặn
bằng luân trùng tại Australia, …

- 13 -


Cũng vào năm 1997, tại Israel, Lubzens và ctv. đã tổng kết kết quả và hướng
dẫn phương pháp nuôi luân trùng làm thức ăn cho ấu trùng cá biển tại trại nuôi cá
nước mặn .
Ngoài ra, còn nhiều tác giả khác nghiên cứu về khả năng di truyền cũng như
khả năng sinh sản của luân trùng; cách bảo quản trứng nghỉ của Brachionus plicatilis
(Balompapulug, Hagiwara, Nozaki và Hirayama, 1997; trích bởi Phạm Đinh Thanh
Nhàn và Hoàng Thanh Phương, 2005); điều kiện nhiệt độ ảnh hưởng đến việc đẻ
trứng nghỉ của Brachionus plicatilis (Kogane, Hagiwara và Imaizami, 1997). Dahril
(1997) nghiên cứu kỹ thuật nuôi luân trùng sống ở nước ngọt Brachionus calyciflorus
ở Pekanbara, Raiu, Indonesia, …
Brachionus calyciflorus và Brahionus rubens là những luân trùng được nuôi
phổ biến nhất trong sinh khối nước ngọt (Patrick Lavens and Patrick Sorgeloos,
1996).
2.7.2 Ở Việt Nam

Vấn đề nuôi luân trùng làm thức ăn cho một số loài cá cũng đã được công bố.
Chẳng hạn, Nguyễn Văn Hảo và ctv.. (1994, 1995) nghiên cứu giải quyết thức ăn của
ấu trùng cá bống tượng (Oxyeleotic mamoratus Bluker); Trần Thanh Xuân (1993) đã
làm thí nghiệm gây nuôi luân trùng để làm thức ăn cho ấu trùng tôm càng xanh, …
Viện Nghiên Cứu Hải Sản (1977 – 1985) đã thử nghiệm nuôi sinh khối luân
trùng làm thức ăn cho tôm he bằng phương pháp hệ thống tuần hoàn có cải tiến
(Trích bởi Phạm Đinh Thanh Nhàn và Hoàng Thanh Phương, 2005).
Nguyễn Văn Quyền và cộng tác viên (1988; trích bởi Võ Văn Nha, 2000) thí
nghiệm ảnh hưởng của các loại thức ăn khác nhau đến sự sinh trưởng của quần thể
luân trùng, tác giả đã sắp xếp mức độ tối ưu của các loại thức ăn là tảo Chlorella sp.,
sau đó là Chlorella sp., kết hợp với men bánh mì, dòch chiết từ cám gạo. Đồng thời đề
nghò có thể dùng men bánh mì làm thức ăn bổ sung khi thiếu hụt tảo.
Võ Thò Hương (1985) thí nghiệm các loại thức ăn gồm phân gà và nấm men,
hỗn hợp phân gà và tảo, hỗn hợp phân gà – nấm men – tảo lục; thì hỗn hợp phân gà
– nấm men – tảo lục thích hợp với luân trùng hơn các loại thức ăn còn lại.

III. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- 14 -


3.1

Thời Gian và Đòa Điểm

Đề tài được thực hiện từ tháng 03 năm 2006 đến tháng 08 năm 2006. Tại
phòng thí nghiệm và trại thực nghiệm của Khoa Thủy Sản Trường Đại Học Nông
Lâm Thành phố Hồ Chí Minh.
Thời gian thu mẫu vào buổi sáng từ 6h00 – 7h30, thu mẫu theo đònh kỳ một
tháng hai lần vào đầu và giữa mỗi tháng tại ao nuôi của trại thực nghiệm của Khoa
Thủy Sản.

3.2

Vật Liệu và Trang Thiết Bò dùng trong Thí Nghiệm

3.2.1 Dụng cụ trang thiết bò
Bình tam giác 1 lít, bình nhựa 5 lít
Đèn huỳnh quang, máy sục khí
Buồng đếm hồng cầu, buồng đếm phiêu sinh động vật, kính hiển vi.
Máy đo độ mặn, cân điện tử bốn số lẻ, nhiệt kế, các loại hóa chất dùng để
chuẩn độ NH3, DO, pH.
Lưới lọc phiêu sinh có mắt lưới 50 µm, 75 µm, 100 µm, 150µ, 200 µm, 300
µm, 350 µm, 500 µm.
3.2.2 Hóa chất
Môi trường dinh dưỡng nuôi tảo: Môi trường Guillard, Jaworski và một vài
môi trường khác.
Formol dùng để cố đònh mẫu
3.2.4

Vật liệu nghiên cứu

Tảo giống Chlorella nước mặn được cung cấp từ trường Đại Học Cần Thơ và
Chlorella nước ngọt được cung cấp từ Cty TNHH Thiên Tảo Quận I. Men bánh mì
được mua ở quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh.
Luân trùng Brachionus plicatilis được vớt trực tiếp tại trại thực nghiệm Khoa
Thủy Sản Trường Đại Học Nông Lâm Tp Hồ Chí Minh.

- 15 -


3.3


Phương Pháp Nghiên Cứu

3.3.1 Phương pháp thu mẫu
3.3.1.1 Mẫu phiêu sinh động vật
Thu mẫu đònh tính: Dùng vợt phiêu sinh, có dạng nón, cho vợt cắt ngang mặt
nước sâu khoảng từ 15 – 20 cm để thu mẫu. Nhấc vợt lên không để phiêu sinh bám
vào thành lưới, cẩn thận rửa lưới vài lần để phiêu sinh được thu hết vào ống thu ở đáy
vợt. Sau khi thu, mẫu được cho vào hai lọ: một lọ cố đònh bằng formol 5%, một lọ thì
không cố đònh để lọc Rotifera sống.

Ảnh 3.1 Lưới thu phiêu sinh động và nơi thu mẫu
Thu mẫu đònh lượng: Dùng xô đã biết trước thể tích để lấy nước từ ao lọc qua
lưới thu mẫu phiêu sinh. Mỗi lần lọc 40 – 50 lít nước ao, cô đặc lại còn 120 mL. Sau
khi thu, mẫu được cố đònh tại chỗ bằng formol 5%.
3.3.1.2 Mẫu nước
Nhiệt độ và pH được đo ngay tại ao. Mẫu DO được thu cho vào lọ và cố đònh
tại ao, sau đó đó đưa về phòng thí nghiệm phân tích.
Mẫu phân tích NH3, nước được thu đầy lọ tránh ánh sáng và không khí vào,
bảo quản lạnh mang về phòng thí nghiệm phân tích.

- 16 -


×