Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG CÁC MÔ HÌNH NUÔI CÁ TRA AO THÂM CANH Ở AN GIANG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.63 MB, 75 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA THỦY SẢN
[\

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:

KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG CÁC MÔ HÌNH
NUÔI CÁ TRA AO THÂM CANH
Ở AN GIANG

NGÀNH:
KHÓA:
SINH VIÊN THỰC HIỆN:

THỦY SẢN
2002 – 2006
LÊ NGỌC HOAN

Thành Phố Hồ Chí Minh
9/2006


KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG CÁC MÔ HÌNH
NUÔI CÁ TRA AO THÂM CANH Ở AN GIANG

Thực hiện bởi

Lê Ngọc Hoan


Luận văn được đệ trình để hoàn tất yêu cầu cấp bằng Kỹ Sư Thủy Sản

Giáo viên hướng dẫn: Vũ Cẩm Lương

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 9/2006


TÓM TẮT
Đề tài: “ Khảo sát hiện trạng các mô hình nuôi cá tra thâm canh trong ao, hầm
ở An Giang” được tiến hành từ tháng 3 đến tháng 7/2006. Thông qua phiếu điều tra 12
hộ nuôi cá tra theo mô hình nuôi sạch (MHI) và 23 hộ nuôi cá tra theo mô hình nuôi
truyền thống (MHII), chúng tôi tiến hành phân tích các yếu tố kỹ thuật, hiệu quả kinh
tế của một vụ nuôi và đánh giá hiện trạng mô hình nuôi cá sạch.
Kết quả điều tra thu được như sau:
Diện tích nuôi của các hộ trong MHI từ 0,5 – 1 ha (42%) và trên 1ha (58%).
Trong MHII diện tích nuôi dưới 0,5 ha (48%), từ 0,5 – 1 ha (48%).
Về kỹ thuật nuôi:


Các hộ nuôi trong hai mô hình chưa thực hiện tốt qui trình cải tạo ao.


Chất lượng cá giống có vai trò quan trọng trong các mô hình nuôi. Qua
điều tra, trại sản xuất giống cung cấp 58,3% (MHI) và 34,8% (MHII). Thương lái cung
cấp chiếm tỷ lệ cao hơn 41,7% (MHI), 65,2% (MHII).

và 79%).

Thức ăn chiếm tỷ lệ rất lớn trong chi phí sản xuất của hai mô hình (78%


Về mặt quản lý chất lượng nước trong quá trình nuôi bao gồm đo chỉ tiêu chất
lượng nước, hút bùn đáy ao và thay nước. Việc sử dụng thuốc và hoá chất còn có
khoảng cách giữa khuyến cáo và thực tế sử dụng.
Hiệu quả kinh tế, mặc dù hình thức nuôi sạch đạt năng suất cao hơn nhưng tỷ
suất lợi nhuận thấp hơn so với hình thức nuôi truyền thống.

-ii-


ABSTRACT
The survery of “ The current state of intensive tra catfish pond culture in An
Giang province” was carried out from Mach to July, 2006. The survery included 12
households with hygienic culture systems (Model I) and 23 households with traditional
pond sysyems (Model II).
The main results of technical – economic aspects are as follows:
The average pond area in model I was 0.5 – 1 ha ( 42%) and more than 1 ha
(58%). In modea II the range is less than 0,5 ha (48%) and 0,5 -1 ha is 48%.
On techinical issues:


Most of them on two models haven’t done improving pond process

well.
• The fingerling quality is major (important) in models. On the results
of survey, the hatcheries applly 58,3% (Modes I) and 34,8% (Model II). Asfor sellers,
they appply fingerling with high ratio: 44,7% (Model I) and 65,2% (Model II).


Feed apporpriate high ratio in spending product of two models (78%


and 79%).
On control quality of water the rising process includes: Test facrors of water,
get out of the mud in bottom and water. From using chemical and tablet to treat
deseases, there was a distance between recommend od fishing associate and using.
Results of economic: although the stable culture model has higher productive
than the creneral culture model, the rate of benefit is lower.

-iii-


CẢM TẠ

Tôi xin chân thành cảm ơn:
- Ban Giám Hiệu trường Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh. Cùng toàn thể
quý Thầy Cô trong Khoa Thủy Sản đã tận tình truyền đạt những kiến thức khoa học
trong suốt những năm qua.
- Các cán bộ công nhân viên ở Trung tâm khuyến ngư, Chi cục bảo vệ nguồn lợi
thuỷ sản tỉnh An Giang đã giúp đỡ cho tôi hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp.
Lòng biết ơn sâu sắc gởi đến:
Thầy Vũ Cẩm Lương đã tận tình hướng dẫn và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi
hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
Xin cảm ơn các bạn sinh viên trong lớp đã động viên, giúp đỡ tôi trong quá trình
học tập cũng như trong thời gian thực hiện luận văn tốt nghiệp.
Do hạn chế về mặt thời gian cũng như về kiến thức nên luận văn này không thể
tránh khỏi những thiếu sót, tôi xin đón nhận những ý kiến đóng góp của quý thầy cô và
các bạn.

-iv-



MỤC LỤC
ĐỀ MỤC

TRANG
TÊN ĐỀ TÀI
TÓM TẮT TIẾNG VIỆT
TÓM TẮT TIẾNG ANH
CẢM TẠ
MỤC LỤC
DANH SÁCH CÁC BẢNG VÀ ĐỒ THỊ
DANH SÁCH CÁC HÌNH ẢNH

ii
iii
iv
v
viii
x

I.

GIỚI THIỆU

1

1.1
1.2
1.2.1
1.2.2


Đặt Vấn Đề
Mục Tiêu Đề Tài
Mục tiêu chung
Mục tiêu cụ thể

1
1
1
1

II.

TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2

2.1
2.1.1
2.1.2
2.1.3
2.1.4
2.1.5
2.2
2.2.1
2.2.2
2.2.3
2.2.4
2.2.5
2.2.6

2.3
2..3.1
2.3.2
2.3.3
2.3.4
2.3.5
2.3.6
2.3.7

Tình Hình Nuôi Cá Tra Ở An Giang
Lòch sử nuôi cá tra ở An Giang
Vò trí đòa lý tỉnh An Giang
Diện tích nuôi cá tra và sản lượng
Kim ngạch xuất khẩu thủy sản
Các hiệp hội nuôi cá sạch
Đặc Điểm Sinh Học Cá Tra
Phân loại
Phân bố
Đặc điểm hình thái
Điều kiện môi trường sống
Đặc điểm dinh dưỡng
Đặc điển sinh trưởng – sinh sản
Kỹ thuật nuôi cá tra trong ao (theo tiêu chuẩn GAP)
Thiết kế và xây dựng ao
Chuẩn bò ao
Thả cá giống
Mùa vụ nuôi
Thức ăn
Quản lý và chăm sóc
Thu hoạch


-v-

3
3
3
4
4
6
6
6
6
6
7
8
8
9
9
10
10
11
11
12
14


2.3.8
2.3.9

Thò trường xuất khẩu

Trở ngại

14
15

III.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

16

3.1
3.2
3.2.1
3.2.2
3.3
3.3.1
3.3.2

Thời Gian và Đòa Điểm
Nội Dung và Phương Pháp Thực Hiện
Nội dung khảo sát
Phương pháp thực hiện
Phương Pháp Thu Thập và Xử Lý Số Liệu
Phương pháp thu thập số liệu
Phương pháp xử lý số liệu

16
16
16

16
16
16
16

IV.

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

17

4.1

Thông Tin Chung về Các Nông Hộ Khảo Sát Trên Đòa Bàn
Tỉnh An Giang
Kinh nghiệm của các hộ nuôi cá tra
Độ tuổi
Lực lực lao động ở các nông hộ
Tình hình tham gia các lớp tập huấn về cá tra ở các nông hộ
Hiện Trạng Kỹ Thuật và Quản Lý Ao Nuôi Của Nông Hộ
Các mô hình nuôi cá tra hầm
Diện tích và độ sâu ao nuôi
Cải tạo ao
Cá tra giống
Thức ăn
Quản lý chất lượng nước
Xử lý bùn đáy ao
Thay nước
Tình hình sử dụng thuốc và hoá chất


17

4.1.1
4.1.2
4.1.3
4.1.4
4.2
4.2.1
4.2.2
4.2.3
4.2.4
4.2.5
4.2.6
4.2.7
4.2.8
4.2.9

4.3

4.3.1
4.3.2
4.4
4.4.1
4.4.2
4.4.3
4.4.4
4.4.5

17
17

18
18
19
19
19
20
23
24
28
30
32
34

Hiệu Quả Kinh Tế

36

Chi phí sản xuất
Lợi nhuận
Đánh Giá Hiện Trạng Mô Hình Nuôi Cá Tra Sạch Trong
Ao, Hầm ở An Giang
Cải tạo ao
Cá tra giống
Thức ăn
Quản lý chất lượng nước
Thuốc và hoá chất

36
38
39


-vi-

39
39
40
40
40


V.

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

41

5.1
5.2

Kết Luận
Đề Nghò

41
41

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC
Phụ lục 1
Phụ lục 2

Phụ lục 3
Phụ lục 4
Phụ lục 5
Phụ lục 6
Phụ lục 7
Phụ lục 8

Phiếu điều tra nông hộ nuôi cá tra ao
Thông tin cơ bản về nông hộ
Qui trình cải tạo ao
Thông tin về con giống
Thức ăn sử dụng trong qui trình nuôi
Quản lý chất lượng nước trong quá trình nuôi
Lượng nước và tần số thay nước trong ao nuôi
Hiệu quả kinh tế của một vụ nuôi/ha

-vii-


DANH SÁCH CÁC BẢNG
BẢNG
Bảng 2.1
Bảng 4.1
Bảng 4.2
Bảng 4.3
Bảng 4.4
Bảng 4.5
Bảng 4.6
Bảng 4.7
Bảng 4.8

Bảng 4.9
Bảng 4.10
Bảng 4.11
Bảng 4.12
Bảng 4.13
Bảng 4.14
Bảng 4.15
Bảng 4.16
Bảng 4.17

NỘI DUNG

TRANG

Thành phần thức ăn trong ruột cá tra ngoài tự nhiên
Kinh nghiệm nuôi cá tra ao
Cơ cấu tuổi của các nông hộ khảo sát
Lực lượng lao động thuê mướn ở các nông hộ
Tình hình tham gia các lớp tập huấn về cá tra ở nông hộ
Phân bố hộ nuôi trong hai mô hình
Diện tích và độ sâu của ao nuôi
Các bước cải tạo ao trong quá trình nuôi
Nguồn cung cấp cá tra giống
Mật độ thả cá giống
Xử lý cá tra giống trước khi thả
Thức ăn sử dụng trong qui trình nuôi
Đo các chỉ tiêu chất lượng nước (CLN)
Hút bùn đáy ao trong mỗi vụ nuôi
Tần số và tỷ lệ nước thay trong giai đoạn cá còn nhỏ
Tỷ lệ nước thay trong giai đoạn còn lại của vụ nuôi

Hiệu quả lợi nhuận của mô hình nuôi cá tra
Các mức cải thiện trong khâu quản lý, kỹ thuật của
mô hình nuôi cá sạch

-viii-

8
17
18
18
19
19
20
22
23
24
24
27
28
30
32
33
38
39


DANH SÁCH CÁC ĐỒ THỊ
Đồ thò 2.1
Đồ thò 2.2
Đồ thò 4.1:

Đồ thò 4.2
Đồ thò 4.3

Xuất khẩu cá tra, basa của Việt Nam tháng 1 – 4/2006
Các thò trường khẩu cá tra, basa của Việt Nam tháng 1 – 4/2006
Biến động DO (mg/l) ngày và đêm trong ao nuôi
Cơ cấu chi phí nuôi cá tra trong MH II
Cơ cấu chi phí nuôi cá tra trong MHI

-ix-

14
15
30
36
37


DANH SÁCH CÁC HÌNH ẢNH
HÌNH
Hình 2.1
Hình 2.2
Hình 4.1
Hình 4.2
Hình 4.3
Hình 4.4
Hình 4.5
Hình 4.6
Hình 4.7


NỘI DUNG

TRANG

Cá tạp dùng để chế biến thức ăn cho cá tra
Khu nực nuôi cá sạch của hiên hợp sản xuất cá sạch Agifish
Nạo vét bùn đáy ao sau vụ nuôi
Kênh cấp nước vào ao nuôi
Thức ăn tự chế
Cho cá ăn.
Thức ăn viên sử dụng trong qui trình nuôi
Máy hút bùn đáy ao
Thay nước ao trong vụ nuôi

-x-

5
12
21
22
26
26
27
31
33


I.

1.1


GIỚI THIỆU

Đặt Vấn Đề

Đối với cá tra, trong cả năm 2005, tổng xuất khẩu cá tra, basa của Việt Nam
đã đạt 141.000 tấn, trò giá 328 triệu USD. So với cùng kỳ năm 2005, xuất khẩu cá
tra, basa của Việt Nam (tất cả các chủng loại) trong bốn tháng đầu năm 2006 tăng
hơn 150% về khối lượng, đạt 83.000 tấn về giá trò tăng 140%, đạt 200 triệu USD,
đánh dấu một xu hướng tăng tốc mới trong xuất khẩu thủy sản của Việt Nam,
(www.fistenet.gov.vn). Thứ trưởng Bộ Thủy Sản - Nguyễn Hồng Minh cho biết
Việt Nam dự kiến sẽ thu về 4 tỷ USD vào năm 2010 và 4,5 – 5 tỷ USD vào năm
2020. Từ những số liệu trên cho thấy thủy sản hiện đóng vai trò rất quan trọng
trong kim ngạch xuất khẩu của cả nước, là một ngành kinh tế mũi nhọn. Riêng với
cá tra đã trở thành loài nuôi chính, là đối tượng chủ lực cùng với tôm sú trong quá
trình phát triển của ngành thủy sản.
Riêng với Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL), theo thống kê hiện nay,
toàn vùng có 3.548 ha nuôi cá tra hầm. Đến cuối năm 2005, sản lượng cá tra toàn
vùng đạt 390 ngàn tấn, lợi nhuận đạt hơn 400 tỷ đồng/năm. Theo Thạc só Nguyễn
Phú Son (Viện Nghiên cứu phát triển ĐBSCL) cho biết, năm 2005, toàn vùng
ĐBSCL xuất khẩu 116 ngàn tấn cá tra philê. Theo báo cáo của Hiệp Hội nuôi và
chế biến thủy sản tỉnh An Giang, năm tháng đầu năm 2006, kim ngạch xuất khẩu
thủy sản của tỉnh đạt 73,4 triệu đôla Mỹ, tăng so với cùng kỳ 66% về lượng và
66,4% về kim ngạch.
Tuy nhiên trong vài năm gần đây, vấn đề về chất lượng, giá cả, thương hiệu
cá tra đã đưa chúng ta đối mặt với nhiều biến cố, đặc biệt là về vấn đề vệ sinh an
toàn thực phẩm. Kết quả kiểm soát dư lượng các chất độc hại trong sản phẩm thủy
sản nuôi tháng 5/2006: Phát hiện dư lượng Malachite Green (MG), Leucomalachite
Green (LMG) trong các mẫu cá tra thu tại Châu Đốc – An Giang (2,19ppb) và Thốt
Nốt – Cần Thơ (2,37ppb), phát hiện dư lượng kháng sinh hạn chế sử dụng nhóm

Flourquinolonene (Ciprofloxacine, Enrofloxacine, Sarafloxacine, Flumequine)
trong các mẫu cá tra, tôm sú thu từ các vùng nuôi An Giang, Cần Thơ, Đồng Tháp,
Trà Vinh, Vónh Long. Còn trong tháng 6, có một mẫu cá tra thu từ vùng nuôi Châu
Thành – Đồng Tháp có dư lượng Enrofloxacine vượt quá giới hạn cho phép
(119,2ppb). Đối với các thò trường xuất khẩu EU: Tháng 1/2005 đến tháng 8/2005
đã có 32 lô hàng cá tra, basa bò cảnh báo nhiễm hoá chất Malachite Green (MG) và
Leucomalachite Green (LMG) và 19 lô hàng thủy sản Việt Nam bò cảnh báo nhiễm
vi sinh vật gây bệnh Listeria monocytoenenes trong các sản phẩm cá tra và basa. Ba
bang của Hoa Kỳ gồm Alabama, Mississippi và Louisiana đã ra lệnh ngưng bán cá
tra philê nhập khẩu từ Việt Nam để kiểm tra an toàn thực phẩm vì cho rằng cá tra
philê Việt Nam có chất kháng sinh bò cấm, chất kháng sinh được tìm thấy trong cá
là fluorquinolone.


-2Theo Phạm Thò Thu Hồng – Chi Cục Thủy Sản Tỉnh Vónh Long: “chất
lượng, an toàn vệ sinh là thách thức lớn của nghề nuôi cá tra”. Ông Bửu Huy (Phó
giám đốc công ty Afiex) khẳng đònh:“Thực chất khó khăn lớn nhất của xuất khẩu
thủy sản Việt Nam nói chung, cá tra và basa nói riêng là vấn đề chất lượng chứ
không phải là chuyện phá giá và không có thò trường”. Từ đó các hiệp hội, các mô
hình nuôi cá sạch ra đời. Các tiêu chuẩn để đánh giá chất lượng sản phẩm cũng
được đặt ra với các qui đònh chặt chẽ từ các công ty nhập khẩu thủy sản. Vào giữa
năm 2002, UBND tỉnh An Giang đã có cuộc hội thảo với tổ chức SGS Việt Nam về
xây dựng chương trình nuôi thủy sản sạch và bền vững theo tiêu chuẩn SQF –
1000CM – tiêu chuẩn an toàn và chất lượng áp dụng cho nông hộ. Ngày 29/9/2005,
công ty Agifish ra mắt Liên hợp sản xuất cá sạch. Đến tháng 12/2005, hiệp hội sản
xuất cá sạch Nam Việt Navico ra đời.
Qua ba năm phát triển, mô hình nuôi cá sạch cùng với những tiêu chuẩn
đánh giá chất lượng đã giúp cho con cá tra Việt Nam chiếm lónh những thò trường
lớn, khắt khe. Thò trường xuất khẩu cá tra từ đó ổn đònh và phát triển, giúp người
nông dân không phải lo mất giá, yên tâm phát triển nghề nuôi.

Được sự phân công của Khoa Thủy Sản, Trường Đại Học Nông Lâm Thành
Phố Hồ Chí Minh chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “Khảo Sát Hiện Trạng các
Mô Hình Nuôi Cá Tra Ao Thâm Canh ở An Giang”
1.2

Mục Tiêu Đề Tài

1.2.1

Mục tiêu chung

Mục tiêu chung của đề tài nhằm khảo sát hiện trạng các mô hình nuôi cá tra
ao có và không có tham gia nuôi sạch ở An Giang.
1.2.2

Mục tiêu cụ thể

Khảo sát hiện trạng kỹ thuật của các hộ nuôi cá tra ao có và không có tham
gia mô hình nuôi sạch ở An Giang.
Đánh giá hiệu quả kinh tế của các nông hộ nuôi cá tra ao.
Đánh giá hiện trạng mô hình nuôi cá tra sạch ở An Giang.


-3-

Các vùng nuôi cá tra, basa tỉnh An Giang năm 2005
(Nguồn Chi Cục Thủy Sản Tỉnh An Giang)


-4II.


2.1

TỔNG QUAN TÀI LIỆU

Tình Hình Nuôi Cá Tra Ở An Giang

2.1.1 Lòch sử nuôi cá tra ở An Giang
Từ nửa đầu thế kỷ 20, nuôi cá trong ao mới bắt đầu xuất hiện ở đồng bằng
Nam bộ, hầu như nhà nào cũng có một vài ao lớn nhỏ và đối tượng nuôi chính là cá
tra. Việc phát triển nuôi cá tra ở Nam bộ đã góp phần duy trì nguồn thực phẩm
chính yếu và có mặt trên thò trưởng quanh năm. Tài liệu thống kê của tỉnh An
Giang cho thấy năm 1985 có hơn 90% diện tích ao nuôi cá ở nông thôn (của tỉnh
lúc bấy giờ) là nuôi cá tra. Có lẽ do An Giang là một trong hai tỉnh (cùng với Đồng
Tháp) có nguồn cá tra giống phong phú vớt trên sông và nghề cá tra giống phát
triển nhất trong cả nước.
Từ những năm 1970 về trước khi nghề cá còn hạn chế về kỹ thuật nuôi, về
con giống và tập quán nuôi cá thì nghề nuôi cá còn mang tính đơn điệu với đối
tượng nuôi chủ yếu là cá tra còn các đối tượng khác thì rất ít. Do đặc tính chòu đựng
được môi trường khắc nghiệt nên người nuôi cá tra không cần phải đào ao lớn mà
nuôi vẫn có kết qủa (VINAFIS). Đến năm 2002, đã có hơn 9000 hộ nuôi cá tra với
diện tích trên 900 ha và gần 1200 hộ nuôi cá tra, basa bè. Từ năm 2005 đến 2010
dự kiến tập trung chủ yếu phát triển nuôi cá tra ao, nuôi bè phát triển chậm và đi
vào ổn đònh, (Theo AngiangWeb).
Tóm lại, nuôi cá tra và basa đã đem lại hiệu quả thiết thực cho nông dân và
phong trào nuôi cá được đông đảo nông dân hưởng ứng. Từ lợi nhuận thu nhập từ
con cá có thể giải quyết được những vấn đề về kinh tế – xã hội, nâng cao mức sống
dân cư và phát triển nông thôn.
2.1.2


Vò trí đòa lý tỉnh An Giang

An Giang là một tỉnh thuộc Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL), nằm giữa
sông Tiền, Sông Hậu và dọc theo hữu ngạn sông Hậu thuộc hệ thống sông Mêkông.
Phía đông bắc giáp tỉnh Đồng Tháp, phía Tây Bắc giáp Campuchia với đường biên
giới dài gần 100km, phía Tây Nam giáp tỉnh Kiên Giang và phía Đông Nam giáp
tỉnh Cần Thơ.
Tỉnh An Giang có 11 đơn vò hành chính trực thuộc bao gồm thành phố Long
Xuyên, thò xã Châu Đốc và 09 huyện là An Phú, Châu Phú, Châu Thành, Chợ Mới,
Phú Tân, Thoại Sơn, Tri Tôn, Tònh Biên, Tân Châu, với 142 đơn vò xã phường, thò
trấn.


-5Dân số hơn 2,1 triệu người, thành thò chiếm 21,5%, nông thôn chiếm78,5%.
dân cư An Giang gồm 4 dân tôïc chủ yếu Kinh, Hoa, Khmer và Chăm, dân tộc Kinh
đông nhất chiếm khoảng 91%, còn lại là dân tộc Hoa, Khmer, Chăm chiếm 9%.
Có diện tích tự nhiên là 3.406 km2, trong đó: diện tích nông nghiệp
2.566km2, đất lâm nghiệp 144 km2, diện tích còn lại là đất ở, chuyên dùng… An
Giang là tỉnh đồng bằng có núi, là nơi có nhiều nguồn lực phát triển: nông nghiệp,
thủy sản, công nghiệp thương mại, dòch vụ và du lòch. Có hệ thống các đường giao
thông thủy bộ khá thuận tiện.
2.1.3

Diện tích nuôi cá tra và sản lượng

Theo số liệu thống kê, tính đến thời điểm cuối tháng 6 năm 2006, diện tích
nuôi cá tra ao hầm trong toàn tỉnh là 1.164 ha tăng 4 ha so với thời điểm đầu năm
2006, (Theo AngiangWeb).
Sản lượng cá tra, basa thu hoạch trong 2 q năm 2006 khoảng 40.000 tấn
tăng gần 3.000 tấn so với q 1/2006 (Theo AngiangWeb). Riêng với cá tra sạch,

theo Hiệp hội nghề cá tỉnh An Giang cho biết năm 2006, sản lượng nuôi cá tra,
basa sạch của tỉnh dự kiến đạt trên 100.000 tấn, của Cần Thơ khoảng 40.000 tấn và
Đồng Tháp là 50.000 tấn, gấp 2,5 lần so với năm 2005.
2.1.4 Kim ngạch xuất khẩu thủy sản
Theo báo cáo của Hiệp hội nghề nuôi và Chế biến thủy sản tỉnh An Giang,
năm tháng đầu năm 2006 kim ngạch xuất khẩu của tỉnh đạt 73,4 triệu USD tăng so
với cùng kỳ 66% về lượng và 66,4% về kim ngạch. Đây là con số rất khả quan và
chắc chắn trong năm này, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của tỉnh sẽ tăng cao so với
kế hoạch đề ra.
2.1.5 Các hiệp hội nuôi cá sạch
2.1.5.1 Liên hợp sản xuất cá sạch Agifish
Trước những rào cản kỹ thuật ngày càng tăng và những yêu cầu đỏi hỏi khắt
khe của thò trường, đồng thời phải có những bước đi thật vũng chắc tạo thế ổn đònh
bền vững cho ngành sản xuất cá tra, basa. Ngày 29 tháng 9 năm 2005 công ty cổ
phần xuất nhập khẩu An Giang đã chính thức ra mắt liên hợp sản xuất cá sạch
Agifish (Tên giao dòch Agifish bio – Pangasius Union, tên viết tắt: ABPU).
Mục tiêu của ABPU:
- Giúp nghề nuôi cá ổn đònh và phát triển bền vững, người nuôi cá yên
tâm sản xuất, doanh nghiệp chế biến chủ động được sản lượng và chất lượng


-6nguyên liệu, góp phần cân đối cung cầu thông qua điều tiết sản lượng, cơ cấu cá
nuôi phù hợp nhu cầu thò trường, hạn chế bớt khủng hoảng thừa – thiếu, gây biến
động giá.
- Hướng dẫn và tạo điều kiện cho người nuôi ứng dụng quy trình nuôi cá
sạch theo tiêu chuẩn SQF 1000 và các tiêu chuẩn khác cao hơn (như Eurep GAP,
BAP,…) nhằn sản xuất ra cá chất lượng cao, ổn đònh, đáp ứng nhu cầu về chất lượng
và an toàn vệ sinh thực phẩm ngày càng cao của thò trường.
- Hỗ trợ ngư dân tiếp nhận công nghệ tiên tiến, ứng dụng kỹ thuật mới
vào nghề nuôi, phòng trò bệnh và thu hoạch cá, tạo điều kiện cho ngøi nuôi trao

đổi kinh nghiệm, hoàn thiện quy trình nuôi nhằm đạt chỉ tiêu chất lượng cao, giảm
giá thành, đảm bảo thu được lợi nhuận hợp lý.
- Góp phần chủ động và tích cực bảo vệ môi trường nước vùng nuôi, đảm
bảo các tiêu chuẩn về lợi ích xã hội của cộng đồng ngư dân, góp phần xây dựng và
quảng bá hình ảnh tốt đẹp của cá nước ngọt Việt Nam trên thò trường quốc tế.
Thành phần của liên hợp là những thành viên đã thức hiện hệ thốnbg quản
lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế đã được công nhận ( SQF 1000, SQF 2000,
GMP, ISO…) bao gồm:
-

Nhà sản xuất giống.
Người nuôi.
Nhà cung cấp thuốc thú y thủy sản.
Nhà cung cấp thức ăn.
Nhà chế biến.

Hình 2.1 Khu vực nuôi cá sạch của hiên hợp sản xuất cá sạch Agifish
Tại hội thảo, Hội đồng quản lý của liên hợp đã chính thức đổi tên của liên
hợp ABPU (Agifish bio Pangasius Union) thành APPU (Agifish Pure Pangasius


-7Union). APPU đã có 29 hộ nuôi với cơ sở nuôi cho từ 200 tấn cá nguyên liệu/năm
quản lý theo tiêu chuẩn SQF.
2.1.5.2 Hiệp hội nuôi cá tra sạch Afiex
Sau Agifish, Công ty Afiex của An Giang cũng thành lập hội nuôi cá tra
sạch. Công ty sẽ tổ chức cho 28 hộ nuôi cá tra, basa tại khu vực đồng bằng sông
Cửu Long tìm hiểu và học tập quy trình nuôi cá sạch theo tiêu chuẩn SQF 1000.
Sau đó công ty sẽ nhờ một tổ chức của Thụy Sỹ đánh giá vùng nuôi của các hộ này
và cấp giấy chứng nhận cho những hộ nuôi đạt yêu cầu.
Hội nuôi cá sạch của Afiex khi đi vào hoạt động sẽ thông tin đầy đủ cho ngư

dân về các chính sách khuyến ngư, thò trường, kỹ thuật nuôi, chuyển giao khoa học
công nghệ tiên tiến để có thể ứng dụng vào nghề nuôi cá tại đòa phương.
2.2.5.3 Hiệp hội nuôi cá sạch Nam Việt Navico
Hội nuôi cá sạch Nam Việt Navico với sự tham gia của các hộ nuôi có sản
lượng từ 100 tấn trở lên tự nguyên cam kết nuôi cá sạch theo tiêu chuẩn quốc tế
SQF. 25 hộ nuôi đầu tiên sẽ được đào tạo, hoàn thiện quy trình nuôi qua sự hỗ trợ
của độ ngũ kỹ thuật của Navico, Sở Nông Nghiệp, công ty Greenfeed. Từ 25 hộ
ban đầu này mô hình sẽ tiếp tục nhân rộng…
2.2

Đặc Điểm Sinh Học Cá Tra

2.2.1 Phân loại
Tài liệu phân loại gần đây nhất của tác giả W.Rainboth xếp cá tra nằm
trong giống cá tra dầu.
Bộ: Siluriformes
Họ: Pangasiidae
Giống: Pangasianodon
Loài: Pangasianodon hypophthalmus (Sauvage, 1878).
2.2.2

Phân Bố

Cá tra phân bố ở lưu vực sông Mê Kông, có mặt ở cả bốn nước Lào, Việt
Nam, Campucia và Thái Lan. Ở Thái Lan còn gặp cá tra ở lưu vực sông Mekloong
và Chao Phraray, nhiều nhất là ở Đồng bằng sông Cửu Long Việt Nam (VINAFIS,
2004).
Cá trưởng thành chỉ thấy trong ao nuôi, rất ít khi tìm thấy trong tự nhiên
(Phạm Văn Khánh, 1996; trích bởi Dương Thu Cúc, 2004).



-8-

2.2.3

Đặc điểm hình thái

Cá tra có hình dạng thon dài, phần sau dẹp bên, thân màu hơi xanh ở phần
lưng, bụng màu trắng bạc, vây đuôi hơi đỏ, tỷ lệ giữa chiều dài và chiều rộng của
đầu cá tra lớn hơn cá basa. Đầu dẹp bằng. Có hai đôi râu, râu mép ngắn kéo dài
chưa đến gốc vây ngực. Theo Robert và ctv (1991) số tia vi bụng của cá tra V= 8 –
9. Vây hậu môn A = 31 – 33, lược mang từ 29 – 38, bóng hơi chỉ có một ngăn nằm
duỗi thẳng trong xoan bụng (Phạm Văn Khánh, 1996; trích bởi Dương Thu Cúc,
2004).
2.2.4

Điều kiện môi trường sống

Cá tra sống được ở thủy vực nước chảy và nước tónh. Cá sống chủ yếu
trong thủy vực nước ngọt, cũng có thể sống được trong thủy vực nước lợ với
nồng độ muối thấp.
2.2.4.1 Oxygen hòa tan
Cá tra có số lượng hồng cầu trong máu nhiều hơn các loài cá khác. Có cơ
quan hô hấp phụ và còn có thể hô hấp bằng bóng khí và da nên chòu đựng được môi
trường nước thiếu oxy hòa tan. Hàm lượng oxy hòa tan tối ưu cho cá là 3 – 6 mg/L
(Dương Tấn Lộc, 2004).

2.2.4.2

Nhiệt độ


Cá tra là loài chòu lạnh kém vì cá tra là một trong những loài cá đặc trưng
phân bố trong vùng nhiệt đới. Ở nhiệt độ 150C thì cường độ bắt mồi của cá giảm
nhưng cá vẫn sống. Ở nhiệt độ 390C cá sẽ bơi lội không bình thường. Nhiệt độ tối
ưu cho cá tra là 26 – 300C. (Nguyễn Tuần, 2000; trích bởi Dương Thu Cúc, 2004).
2.2.4.3 Độ pH
Sự biến động pH có tác động rất lớn đến cường độ trao đổi chất cũng như
tốc độ tăng trưởng của cá. Khi pH xuống thấp cá sẽ tăng cường tiết nhớt trên bề
mặt mang gây trở ngại cho quá trình trao đổi khí và các ion qua mang. pH = 5 cá có
biểu hiện mất nhớt, các đôi râu teo dần cá hoạt động chậm chạp. Trong môi trường
có pH = 11 cá sẽ hoạt động lờ đờ có biểu hiện mất nhớt. pH tối ưu cho cá tra là 6,5
– 8 (Dương Tấn Lộc, 2004).


-92.2.4.4 Độ mặn
Cá tra sống chủ yếu trong nước ngọt, không sống được trong nước mặn.
Nhưng có khả năng sống được trong các vùng nước lợ. Độ mặn mà cá có thể chòu
được là 8 – 10o/oo (Nguyễn Duy Khoát, 2004).
2.2.5

Đặc điểm dinh dưỡng

Cá tra sau khi hết noãn hoàng thì thích ăn mồi tươi sống, vì vậy chúng có
thể ăn thòt lẫn nhau ngay trong bể ấp và trong quá trình ương nếu không được cho
ăn đầy đủ. Trong quá trình ương nuôi thành cá giống trong ao, chúng ăn các loại
phù du động vật có kích thước vừa cỡ miệng của chúng và các thức ăn nhân tạo.
Khi cá lớn, cá thể hiện tính ăn rộng, ăn đáy và ăn tạp thiên về động vật nhưng dễ
chuyển đổi loại thức ăn. Trong điều kiện thiếu thức ăn, cá có thể sử dụng các loại
thức ăn bắt buộc khác như mùn bã hữu cơ, thức ăn có nguồn gốc thực vật. Trong ao
nuôi, cá tra có khả năng thích nghi với nhiều loại thức ăn khác nhau như cám, rau,

động vật đáy,… (VINAFIS, 2004).
Khi phân tích thức ăn trong ruột cá đánh bắt ngoài tự nhiên, cho thấy thành
phần thức ăn đa dạng.
Bảng 2.1: Thành phần thức ăn trong ruột cá tra ngoài tự nhiên (theo M.D.
Menon và P.L.Cheko, 1955), trích bởi VINAFIS, 2004).
Thành phần
Nhuyễn thể
Cá nhỏ
Côn trùng
Thực vật thượng đẳng
Thực vật đa bào
Giáp xác

Tỉ lệ (%)
35,4
31,8
18,2
10,7
1,6
2,3

Trong tự nhiên tỷ lệ chiều dài ruột và chiều dài thân cá tra từ 1,04 – 1,12
(Dương Tấn Lộc, 2004).
2.2.6

Đặc điển sinh trưởng – sinh sản

2.2.6.1 Sinh trưởng
Cá tra có tốc độ tăng trưởng tương đối nhanh, cá còn nhỏ tăng nhanh về
chiều dài. Cá ương trong ao sau 2 tháng đã đạt chiều dài 10 –12 cm (14 – 15 g).

Khi cá đạt kích cỡ 2,5 kg trở lên, mức tăng trọng lượng nhanh hơn so với tăng chiều
dài cơ thể. Tất nhiên tốc độ tăng trưởng của cá tùy thuộc rất nhiều vào mật độ,
chất lượng và số lượng thức ăn được cung cấp (Trần Thanh Xuân, 1994, trích bởi


- 10 Trần Thò Thuỳ Dương, 2005). Cá đực lớn nhanh hơn cá cái (Nguyễn Duy Khoát,
2004).
Theo Tyson và Chavalit (1991), cá tra nuôi trong ao có thể đạt 7 – 8 kg với
chiều dài 60 cm. Cá bắt được trong tự nhiên đạt chiều dài 1,3m và nặng 15,5 kg.
Theo Nguyễn Tường Anh và Nguyễn Tiến Hùng (1989), cá tra ở Việt Nam có thể
đạt chiều dài tới 1,5 m. cá lớn nhất đã bắt được trên sông nặng 18 kg (trích bởi
Phạm Văn Khánh, 1996; Dương Thu Cúc, 2004).
2.2.6.2 Sinh sản
Trong tự nhiên cá tra không sinh sản ở Việt Nam. Đến mùa sinh sản chúng
di cư ngược dòng Mekông đến bãi đẻ nằm trên sông Mekông từ Sombo trở lên ở
Campuchia (Theo Kratia, trích bởi Phạm Văn Khánh, 1996; trích bởi Dương Thu
Cúc, 2004).
Mùa vụ thành thục của cá trong tự nhiên bắt đầu từ tháng 5 – 6 dương lòch,
cá có tập tính di cư đẻ tự nhiên trên những khúc sông có điều kiện sinh thái phù hợp
thuộc đòa phận Campuchia và Thái Lan, không đẻ tự nhiên ở phần sông của Việt
Nam. (VINAFIS, 2004).
Sức sinh sản tương đối của cá cái có trọng lượng 3,2 kg là 139 trứng/1 gam
thể trọng (Dương Tấn Lộc, 2004). Cá đẻ trứng dính, trứng sắp đẻ có đường kính
1mm, sau khi trương nước có thể tới 1,5 – 1,6 mm. (VINAFIS, 2004).
2.2.7

Kỹ thuật nuôi cá tra trong ao (theo tiêu chuẩn GAP)

2.3.1


Thiết kế và xây dựng ao

2.3.1.1 Lựa chọn vò trí
Ao được xây dựng gần sông, kênh mương lớn.
Nước sông nơi xây dựng ao không ảnh hưởng trực tiếp nước phèn, không bò
ô nhiễm.
Ngoài ra, ao nuôi cá nên xây dựng gần nguồn cung cấp thực phẩm nuôi cá,
vò trí thuận tiện giao lưu, gần các trục lộ giao thông thủy bộ để việc vận chuyển
thức ăn, cá giống, và buôn bán cá thòt được dễ dàng thuận lợi. Khi chọn vò trí xây
dựng ao, chất lượng nước và nguồn nguyên liệu thức ăn là những yếu tố quan trọng
hàng đầu.
Nguồn nước không nhiễm các mầm bệnh Virus, thuốc trừ sâu và hóa chất
độc hại.


- 11 2.3.1.2 Xây dựng ao
Ao nuôi cá tra có diện tích từ 500m2 trở lên, thường từ 0.1 – 1 ha, có độ sâu
từ 1,5-3 m, bờ ao chắc chắn và cao hơn mực nước cao nhất trong năm khoảng 0,5
m. Thiết kế cống để chủ động cấp thoát nước dễ dàng cho ao.
2.3.2

Chuẩn bò ao

Chuẩn vò ao nuôi hợp lý sẽ đảm bảo môi trường nuôi cá thích hợp, không
nhiễm mầm bệnh và điều kiện nước tốt. Chuẩn bò ao nuôi đòi hỏi phải thiết lập nền
đáy ao ổn đònh với khối lượng chất thải hữu cơ và các chất khí độc hòa tan (H2S,
NH3,… ) thấp nhất.
Trước khi thả cá phải thực hiện các bước chuẩn bò ao như sau:
• Tháo cạn hoặc tát cạn ao, diệt sạch cá tạp.
• Dọn sạch bờ ao.

• Vét bớt bùn ao để lại lớp bùn đáy ao dày 0,2 - 0,3 m
• Dùng vôi bột rải khắp đáy ao và bờ ao, 7 - 10 kg/100 m2 để điều
chỉnh pH thích hợp, đồng thời vôi còn có tác dụng diệt các mầm bệnh còn tồn lưu ở
đáy ao.
• Phơi đáy ao 2 - 3 ngày.
Sau cùng cho nước từ từ vào ao qua cống có chắn lưới lọc để ngăn cá dữ và
đòch hại lọt vào ao.
2.3.3

Thả cá giống

Hiện nay giống cá tra đã hoàn toàn chủ động từ nguồn sinh sản nhân tạo. Cá
thả nuôi phải được kiểm tra cẩn thận đảm bảo phẩm chất giống để cá tăng trưởng
tốt trong quá trình nuôi. Cá phải khỏe mạnh, không nhiễm bệnh, đều cỡ, không bò
sây sát, nhiều nhớt, bơi lội nhanh nhẹn. Cá giống mới đưa về, trước khi thả xuống
ao nên tắm bằng nước muối 2 - 3% trong 5 - 6 phút để loại trừ hết các ký sinh và
chống nhiễm trùng các vết thương hoặc vết sây xát trên cá.
Kích cỡ cá thả : 10 - 12 cm (15 - 17g/con)
Mật độ thả nuôi : 15 - 20 con/m2


- 12 2.3.4 Mùa vụ nuôi
Hiện nay chúng ta đã chủ động được con giống sinh sản nhân tạo nên mùa
vụ thả giống có thể tiến hành nuôi quanh năm.
2.3.5

Thức ăn

Thức ăn cho cá nuôi hiện nay có hai loại thức ăn chủ yếu là thức ăn viên và
thức ăn tự chế biến.

Thức ăn viên công nghiệp là thức ăn khô ép viên do các nhà máy chế biến
theo dây chuyền công nghiệp. Thức ăn viên được tính toán và phối trộn hợp lý các
thành phần dinh dưỡng phù hợp cho từng đối tượng nuôi. Sử dụng thức ăn công
nghiệp đảm bảo vệ sinh môi trường và giúp cá tăng trưởng nhanh. Ngoài ra việc
vận chuyển, bảo quản và cho cá ăn cũng dễ dàng, ít tốn công lao động cho khâu
chế biến thức ăn và cho cá ăn.
Nếu dùng thức ăn công nghiệp, cung cấp cho cá ăn như sau:




Trong 2 tháng đầu mới thả nuôi, cho cá ăn có hàm lượng đạm từ 28 32%
Các tháng tiếp theo giảm dần hàm lượng đạm trong thức ăn xuống
26 -28%
Hai tháng cuối cùng sử dụng thức ăn có hàm lượng đạm 20 - 22%

Thức ăn hỗn hợp tự chế biến: sử dụng nguyên liệu có sẵn tại đòa phương để
phối hợp và chế biến cho cá ăn. Các nguyên liệu cần được tính toán hợp lý đảm
bảo hàm lượng dinh dưỡng, quan trọng nhất là đạm có đủ theo yêu cầu. Các
nguyên liệu được xay nhuyễn, trộn đều nấu chín cùng chất kết dính để hạn chế việc
tan ra nhanh của thức ăn.


- 13 -

Hình 2.2 Cá tạp dùng để chế biến thức ăn cho cá tra
Cách cho ăn





2.3.6

Rải từ từ cho cá ăn từng ít một cho đến khi hết thức ăn.
Mỗi ngày cho cá ăn 2 lần sáng và chiều, sáng từ 6 - 10h, chiều từ 16 18h.
Khẩu phần thức ăn 5 - 7% trọng lượng thân (thức ăn chế biến ) và từ
2 - 2,5%(thức ăn công nghiệp).

Quản lý và chăm sóc

Hàng ngày thường xuyên quan sát, kiểm tra ao để kòp thời phát hiện và xử
lý các hiện tượng bất thường như: bờ ao bò sạt lở, cống bọng bò rò rỉ, hư hỏng,…
2.3.6.1 Quản lý chất thải và môi trường
Mặc dù cá tra chòu đựng rất tốt trong điều kiện khắc nghiệt của môi trường
nuôi, nhưng khi nuôi thâm canh thả cá mật độ cao, thức ăn cho cá nhiều và chất
thải thải ra cũng lớn làm cho môi trường ao nuôi bò nhiễm bẩn rất nhanh. Do đó cần
phải thường xuyên thay nước, mỗi lần thay từ 25 - 30% lượng nước trong ao, để ao
nuôi luôn sạch, phòng cho cá không bò nhiễm bệnh.
Các chất thải của sinh hoạt, bọc nylông, tro trấu, thuốc, hoá chất,… không
được thải ra ao gây nguy hại đến môi trường ao nuôi.
Nước thải ra từ ao nuôi phải được xử lý trước khi thải ra sông để tránh làm ô
nhiễm môi trường xung quanh và ảnh hưởng đến sức khỏe của cộng đồng.


- 14 -

2.3.6.2 Quản lý chất hóa học
Không dùng thuốc và hóa chất trong danh sách cấm sử dụng của ngành thủy
sản, người nuôi cần phải cập nhật thông tin thường xuyên về thuốc và hóa chất sử
dụng trong ngành thủy sản qua đào tạo hoặc qua những tờ bướm thông tin.

Nên theo hướng dẫn trên nhãn sản phẩm thuốc, hóa chất để sử dụng hợp lý
về liều dùng, nơi cất giữ, hạn sử dụng.
Không sử dụng sản phẩm thuốc, hóa chất không rõ nguồn gốc hay hết hạn
sử dụng.
2.3.6.3 Quản lý dòch bệnh
Hàng tháng kiểm tra tăng trưởng của cá một lần.
Khi có hiện tượng cá nổi đầu khác với bình thường hoặc quan sát thấy tôm
tép nhảy quanh bờ, nhanh chóng xác đònh nguyên nhân và có biện pháp xử lý. Nếu
xác đònh cá bệnh thì phải tìm đúng bệnh để có biện pháp chữa trò đúng và kòp thời.
Để phòng bệnh cho cá và khử trùng nước ao, dùng vôi bột hòa nước tạt đều
khắp ao với liều lượng 1,5 - 2 kg/100m3 nước ao. Có thể dùng các loại chế phẩm
sinh học hoặc formon để xử lý và khử trùng nước ao nuôi.
Tuyệt đối không sử dụng thuốc và hóa chất đã bò cấm.
™ Các bệnh không truyền nhiễm
Bệnh do môi trường gây ra do những biến đổi của môi trường, do đó vào các
tháng 1 - 2, khi nhiệt độ hạ thấp đột ngột, làm cho cá kém ăn hoặc bỏ ăn dẫn đến
suy dinh dưỡng và dễ nhiễm bệnh. Vào tháng 4 – 5, nhiệt độ lên cao (có ngày tới
31 – 32oC) cũng dễ làm cho cá nhiễm bệnh, đặc biệt xuất huyết đường ruột gây
chết hàng loạt. Cá có thể chết do nước có nhiều khí độc như H2S, CH4, NH3,… hoặc
CO2 quá cao, nước nhiễm phèn,…
Ngoài ra thức ăn và vấn đề cho ăn cũng ảnh hưởng đến sức khỏe của cá.
Nếu nguyên liệu chế biến thức ăn để quá lâu (như bột cá để quá lâu sẽ hư, mốc và
nấm độc phát triển, cá tạp ươn thối, cám gạo bò mốc,…) sẽ có nguy cơ gây độc cho
cá. Thức ăn không đủ hàm lượng đạm sẽ làm tăng trưởng chậm và dễ nhiễm bệnh.
Thiếu vitamin sẽ làm sức tăng trưởng giảm, cá bò co giật.


×