Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

KHảO ST KHẢ NĂNG TANG TRƯỞNG CỦA CÁ TRA DẦU (PANGASIANODON GIGAS CHEVEY, 1930) TRONG ĐIỀU KIỆN NUÔI AO ĐẤT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.59 MB, 75 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA THỦY SẢN

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI :

KHẢO SÁT KHẢ NĂNG TĂNG TRƯỞNG
CỦA CÁ TRA DẦU
(PANGASIANODON GIGAS CHEVEY, 1930)
TRONG ĐIỀU KIỆN NUÔI AO ĐẤT

NGÀNH
: NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
NIÊN KHÓA
: 2002 -2006
SINH VIÊN THỰC HIỆN : NGUYỄN THẾ TRIỀU

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
THÁNG 09/2006


KHẢO SÁT KHẢ NĂNG TĂNG TRƯỞNG CỦA CÁ TRA
DẦU
(PANGASIANODON GIGAS CHEVEY, 1930) TRONG ĐIỀU
KIỆN NUÔI AO ĐẤT
Thực hiện bởi

Nguyễn Thế Triều

Luận văn được đệ trình để hoàn tất yêu cầu cấp bằng Kỹ Sư Nuôi Trồng Thủy Sản



Giáo viên hướng dẫn: Ngô Văn Ngọc

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
THÁNG 09/2006


TÓM TẮT
Cá tra dầu là loài cá nước ngọt đặc hữu của sông Mekong có kích thước và tốc
độ tăng trưởng nhanh nhất trong các loài cá nước ngọt. Tuy nhiên, theo tổ chức bảo
tồn thiên nhiên thế giới cá tra dầu đáng đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.
Đề tài “Khảo Sát Khả Năng Tăng Trưởng của Cá Tra Dầu (Pangasianodon
gigas) Trong Điều Kiện Nuôi Ao Đất” nhằm tìm hiểu khả năng tăng trưởng của cá tra
dầu trong ao đất và sự ảnh hưởng của hai loại thức ăn công nghiệp Greenfeed lên sự
tăng trưởng của cá tra dầu từ một tháng tuổi đến tám tháng tuổi trong điều kiện nuôi
ao đất.
Đề tài được thực hiện tại Trại Thực Nghiệm Thủy Sản Trường Đại Học Nông
Lâm Tp HCM từ 22/09/2005 đến 22/04/2006.
Kết quả nghiên cứu cho thấy:
Cá tra dầu có khả năng nuôi được trong ao đất với mật độ cao như cá tra nuôi
hiện nay.
Cá tra dầu là loài cá hiền, ăn phiêu sinh thực vật và tảo bám. Trong điều kiện
nuôi ao đất chúng cũng có thể ăn được thức ăn viên công nghiệp.
Hai loại thức ăn công nghiệp được chế biến bởi công ty thức ăn gia súc thủy
sản Greenfeed với tỷ lệ phối trộn của các loại nguyên liệu là như nhau, độ đạm 30%.
Chỉ khác nhau một yếu tố duy nhất là cá tươi (thức ăn của NT I) và bột cá (thức ăn
của NT II). Thức ăn có cá tươi cho tốc độ tăng trưởng tốt hơn thức ăn được làm từ bột
cá.
Hệ số thức ăn của NT I và NT II lần lượt là 1,38 và 1,43.
Tỷ lệ sống ở hai nghiệm thức lần lượt là 92,98% (NT) và 95,54%(NT II)



ABSTRACT
Pangasianodon gigas (Chevey, 1930) is native species of Mekong delta. They
are the best growth and the biggest size in freshwater.
A study was carried out from 9/2005 to 4/2006 at Experiment Farm for
Aquaculture, Noâng Laâm University in order to find out the growth of the fish in
earthen pond.
The result of the study showed that:
-

Pangasianodon gigas is able to be cultured with high stocking density.

-

Pangasianodon gigas is omnivorous species, eating phytoplankton and
peri-phytoplankton. In cultured condition, they completely eat pellet or
made-man feed.

-

Growth of NT I is better than that of NT II. FCR was 1.38 and 1.43
respectively.

-

Survival rate was 92.98 and 95.54% respectively.


CẢM TẠ

Chúng tôi chân thành cảm tạ:
Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Nông Lâm Tp. HCM;
Ban Chủ Nhiệm Khoa Thuỷ Sản;
Q Thầy Cô Khoa Thủy Sản đã tận tình giảng dạy chúng tôi trong những năm
học tại Trường Đại Học Nông Lâm Tp. HCM.
Lòng biết ơn sâu sắc xin gởi đến Thầy Ngô Văn Ngọc đã tận tình hướng dẫn,
tạo mọi điều kiện thuận lợi cho chúng tôi hoàn thành đề tài này.
Chúng tôi chân thành cảm ơn Cô Lê Hoàng Yến đã tận tình hướng dẫn chúng
tôi trong việc đònh danh cá tra dầu.
Chân thành cảm ơn các anh nhân viên Trại Thực Nghiệm Thủy Sản đã tận
tình giúp đỡ chúng tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài.
Ban Giám Đốc Công ty TNHH Greenfeed Việt Nam đã tạo điều kiện giúp đỡ
con giống và thức ăn cho chúng tôi thực hiện đề tài này.
Chân thành cảm ơn tập thể sinh viên lớp NTTS 28 đã động viên và giúp đỡ
chúng tôi trong những năm học vừa qua.
Mặc dù đã cố gắng hết sức nhưng sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, chúng tôi rất
mong nhận được những đóng góp ý kiến của q thầy cô và bạn bè.


MỤC LỤC
ĐỀ MỤC

TRANG

TÊN ĐỀ TÀI
TÓM TẮT TIẾNG VIỆT
TÓM TẮT TIẾNG ANH
CẢM TẠ
MỤC LỤC
PHỤ LỤC

DANH SÁCH CÁC BẢNG
DANH SÁCH ĐỒ THỊ
DANH SÁCH HÌNH ẢNH

i
ii
iii
iv
v
vii
viii
ix
x

I.

GIỚI THIỆU

1

1.1
1.2

Đặt Vấn Đề
Mục Tiêu Đề Tài

1
1

II.


TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2

2.1
2.2
2.2.1
2.2.2
2.2.3
2.2.4
2.2.5
2.2.6
2.2.7
2.2.8
2.2.9
2.3
2.3.1
2.3.2

Một Số Thông Tin Về Cá Tra Dầu
Đặc Điểm Sinh Học Cá Tra Dầu
Phân loại
Phân bố
Kết cấu đàn
Nơi cư trú quan trọng
Vòng đời
Đặc điểm hình thái
Đặc điểm dinh dưỡng
Đặc điểm sinh trưởng

Đặc điểm sinh sản
Cơ Sở Lý Thuyết về Thức Ăn Tôm Cá
Nhu cầu năng lượng
Nhu cầu dinh dưỡng

2
4
4
5
5
7
7
7
8
8
8
9
9
10

III

VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM

13

3.1
3.2
3.3
3.4


Thời Gian và Đòa Điểm Thực Hiện Đề Tài
Đối Tượng Nghiên Cứu
Vật Liệu và Trang Thiết Bò Nghiên Cứu
Bố Trí Thí Nghiệm

13
13
13
13


3.5
3.6
3.6.1
3.6.2
3.7
3.7.1
3.7.2
3.7.3
3.8
3.8.1
3.8.2
3.9

Chuẩn Bò Thức n
Chăm Sóc Và Cho n
Cho ăn và phòng trừ đòch hại
Khảo sát một số yếu tố chất lượng nước
Các Chỉ Tiêu Theo Dõi

Về tăng trưởng
Tỷ lệ sống
Hệ số thức ăn
Phương Pháp Nghiên Cứu Đặc Điểm Phân Loại
Phương pháp mô ta
Phương pháp đo đếm
Phương Pháp Xử Lý Thống Kê

14
14
14

14
15
15
16

16
16
16
17
17

IV. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

18

4.1
4.1.1
4.1.2

4.1.3
4.1.4
4.2
4.2.1
4.2.2
4.3
4.3.1
4.3.2
4.3.3
4.4
4.5

18
18
19
19
19
20
20
23
26
26
31
42
43
43

Điều Kiện Môi Trường Ao Thí Nghiệm
Nhiệt độ
Độ pH

Hàm lượng oxy hoà tan (DO)
Hàm lượng NH3
Các Yếu Tố Cơ Bản Đònh Danh Cá Tra Dầu
Hình thái ngoài
Hình thái bên trong
Sự Tăng Trưởng của Cá Tra Dầu
Sự tăng trưởng về trọng lượng
Sự tăng trưởng về chiều dài
Mối tương quan giữa chiều dài và trọng lượng của cá tra dầu
Tỷ Lệ Sống Của Cá Tra Dầu
Hệ Số Thức n ( FCR)

V. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

45

5.1
5.2

45
45

Kết luận.
Đề nghò


PHỤ LỤC
Phụ lục 1
Phụ lục 2


Phụ lục 3

Các yếu tố môi trường nước qua các lần đo ở NT I
Các yếu tố môi trường nước qua các lần đo ở NT II
Chiều dài và trọng lượng của cá tra dầu lúc bố trí thí nghiệm (một
tháng tuổi)
Chiều dài và trọng lượng của cá tra dầu sau một tháng nuôi (hai tháng
tuổi) ở hai NT
Chiều dài và trọng lượng của cá tra dầu sau hai tháng nuôi (ba tháng
tuổi) ở hai NT
Chiều dài và trọng lượng của cá tra dầu sau ba tháng nuôi (bốn tháng
tuổi) ở hai NT
Chiều dài và trọng lượng của cá tra dầu sau bốn tháng nuôi (năm tháng
tuổi) ở hai NT
Chiều dài và trọng lượng của cá tra dầu sau năm tháng nuôi (sáu tháng
tuổi) ở hai NT
Chiều dài và trọng lượng của cá tra dầu sau sáu tháng nuôi (bảy tháng
tuổi) ở hai NT
Chiều dài và trọng lượng của cá tra dầu sau bảy tháng nuôi (tám tháng
tuổi) ở hai NT
Kết quả xử lý thống kê về trọng lượng
Kết quả xử lý thống kê về chiều dài


DANH SÁCH CÁC BẢNG
BẢNG

NỘI DUNG

TRANG


Bảng 4.1a
Bảng 4.1b
Bảng 4.2
Bảng 4.3
Bảng 4.4
Bảng 4.5
Bảng 4.6
Bảng 4.7
Bảng 4.8
Bảng 4.9

Các yếu tố môi trường nước trong NT I
Các yếu tố môi trường nước trong NT II
kết quả đo đếm các chỉ tiếu của các tra dầu
23
Trọng lượng trung bình (g) của cá tra dầu qua các lần kiểm tra
Tăng trọng tương đối (%) của cá tra dầu
Tăng trọng tuyệt đối (g/ngày) của cá tra dầu
Chiều dài trung bình (cm) của cá tra dầu
Tỷ lệ tăng chiều dài tương đối (%) của cá tra dầu
Tỷ lệ sống của cá tra dầu sau khi kết thúc thí nghiệm
Hệ số thức ăn (FCR) của cá tra dầu sau bảy tháng nuôi

18
18
26
28
29
31

32
43
43


SANH SÁCH CÁC ĐỒ THỊ
ĐỒ THỊ

NỘI DUNG

Đồ thò 4.1
Đồ thò 4.2
Đồ thò 4.3
Đồ thò 4.4
Đồ thò 4.5
Đồ thò 4.6
Đồ thò 4.7

Trọng lượng trung bình của cá tra dầu qua các tháng nuôi
Tăng trọng tương đối của cá tra dầu
Tăng trọng tuyệt đối của cá tra dầu
Tăng chiều dài trung bình của cá tra dầu ở hai NT
Chiều dài tương đối của cá tra dầu ở hai NT
Tương quan chiều dài và trọng lượng của cá tra dầu ở NT I
Tương quan chiều dài và trọng lượng của cá tra dầu ở NT II

TRANG
27
29
20

32
33
42
42


DANH SÁCH CÁC HÌNH ẢNH
HÌNH

NỘI DUNG

TRANG

Hình 2.1
Hình 2.2
Hình 2.3
Hình 4.1
Hình 4.2
Hình 4.3
Hình 4.4
Hình 4.5
Hình 4.6
Hình 4.7
Hình 4.8
Hình 4.9
Hình 4.10
Hình 4.11
Hình 4.12
Hình 4.13
Hình 4.14

Hình 4.15
Hình 4.16
Hình 4.17
Hình 4.18
Hình 4.19
Hinh 4.20
Hình 4.21
Hình 4.22

Cá tra dầu được đánh bắt trên sông Mekong
Bảng đồ bốn nước thuộc hạ lưu sông Mekong
Bảng đồ phân bố và di cư của cá tra dầu
Đầu của cá tra dầu (tám tháng tuổi)
Vây đuôi của cá tra dầu
Vây bụng và vây hậu môn
Vây lưng và vây ngực
Xương cung mang thứ nhất của cá tra dầu
Vò trí và hình dạng bong bóng của cá tra dầu
Cấu tạo trong của bong bóng cá tra dầu
Cá tra dầu lúc bố trí thí nghiệm (một tháng tuổi)
Cá tra dầu sau một tháng nuôi (hai tháng tuổi) của NT I
Cá tra dầu sau một tháng nuôi (hai tháng tuổi) của NT II
Cá tra dầu sau hai tháng nuôi (ba tháng tuổi) của NT I
Cá tra dầu sau hai ttháng nuôi (ba tháng tuổi) của NT II
Cá tra dầu sau ba tháng nuôi (bốn tháng tuổi) của NT I
Cá tra dầu sau ba tháng nuôi (bốn tháng tuổi) của NT II
Cá tra dầu sau bốn tháng nuôi (năm tháng tuổi) của NT I
Cá tra dầu sau bốn tháng nuôi (năm tháng tuổi) của NT II 38
Cá tra dầu sau năm tháng nuôi (sáu tháng tuổi) của NT I
Cá tra dầu sau năm tháng nuôi (sau tháng tuổi) của NT II

Cá tra dầu sau sáu tháng nuôi (bảy tháng tuổi) của NT I
Cá tra dầu sau sáu tháng nuôi (bảy tháng tuổi) của NT II
Cá tra dầu sau bảy tháng nuôi (tám tháng tuổi) của NT I
Cá tra dầu sau bảy tháng nuôi (tám tháng tuổi) của NT II

2
3
6
20
21
22
22
24
25
25
34
35
35
36
36
37
37
38
39
39
40
40
41
41



I.
1.1

GIỚI THIỆU

Đặt Vấn Đề

Trong nuôi thủy sản việc đa dạng hoá đối tượng nuôi luôn được quan tâm
nhằm tạo ra những sản phẩm mới có chất lượng tốt và được đông đảo người tiêu dùng
ưa thích là mục tiêu hàng đầu của những người nuôi thủy sản.
Bên cạnh việc tạo ra những sản phẩm mới có chất lượng tốt thì giá thành sản
xuất và lợi nhuận luôn được người nuôi quan tâm. Do đó, đi đôi với việc đa dạng hoá
đối tượng nuôi là tạo ra những loại thức ăn thích hợp, chất lượng tốt, giá thành thấp
để đem lại hiệu qủa cao nhất cho người nuôi.
Cá tra dầu (Pangasianodon gigas Chevey, 1930) là loài cá có kích thước lớn
nhất và nỗi tiếng nhất của sông Mekong. Chúng là một trong những loài cá có tốc độ
sinh trưởng nhanh nhất trên thế giới, đã được ghi vào sách kỷ lục (Guinness Book of
Records) như là loài cá nước ngọt lớn nhất thế giới (Ủy hội sông Mekong, 2005).
Từ những đặc điểm đó cho thấy cá tra dầu là một đối tượng nuôi đầy tiềm
năng, hứa hẹn sẽ đem lại nhiều lợi ích cho người nuôi. Tuy nhiên, do chúng là loài cá
qúi nên đã bò lạm thác quá mức, nên những năm gần đây hầu như chúng ta không còn
gặp chúng ngoài tự nhiên, và được sách đỏ của Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới
(IUCN – Intemational Union of Conservation of Nature and Natural resources) liệt
vào những loài cá bò đe doạ tuyệt chủng.
Trong những năm gần đây, có rất nhiều nhà khoa học, nhất là các nhà khoa
học của Thái Lan đã nghiên cứu loài cá này và họ đã thành công trong việc cho sinh
sản nhân tạo loài cá tra dầu q hiếm này.
Từ thực tiễn trên đây, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “KHẢO SÁT
KHẢ NĂNG TĂNG TRƯỞNG CỦA CÁ TRA DẦU (PANGASIANODON

GIGAS) TRONG ĐIỀU KIỆN NUÔI AO ĐẤT”.
1.2

Mục Tiêu Đề Tài
-

Tìm hiểu tốc độ tăng trưởng của cá tra dầu trong điều kiện nuôi ao đất.

-

So sánh sự ảnh hưởng của hai loại thức ăn Greenfeed lên sự tăng trưởng
của cá tra dầu.

-

Tìm hiểu mối tương quan giữa khối lượng và chiều dài của cá tra dầu.

-

Đưa ra một số chỉ tiêu phân loại cá tra dầu.


II.
2.1

TỔNG QUAN TÀI LIỆU

Một Số Thông Tin về Cá Tra Dầu

Tra dầu là loài đặc chủng của sông Mekong. Theo thông tấn xã Việt Nam, cá

tra dầu là biểu trưng cho sự nguyên trạng về sinh thái của con sông này.
Theo Ủy hội sông Mekong, cá tra dầu là loài cá nước ngọt lớn nhất thế giới.
Chúng có tập tính di cư xuyên biên giới, được tìm thấy tại Camphuchia, Lào, Thái
Lan, và ở vùng hạ lưu sông Mekong thuộc Việt Nam (rất ít gặp).
Tuy là loài đặc chủng của sông Mekong nhưng hiện nay loài này đang có
nguy cơ tuyệt chủng rất cao và được Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới (IUCN)
liệt vào sách đỏ. Do vậy, IUCN đang phối hợp với Chương trình Bảo tồn đa dạng sinh
học và sử dụng bền vững đất ngập nước lưu vực sông Mekong (MWBP – Mekong
Wetlands Biodiversity Programme) gồm bốn nước thuộc hạ lưu sông Mekong: Thái
Lan, Lào, Camphuchia, Việt Nam chỉ ra tình trạng nguy hiểm đặc biệt nghiêm trọng
của cá tra dầu và tìm biện pháp bảo tồn loài cá q này.
Theo các chuyên gia sinh học, nguyên nhân về sự thay đổi môi trường ở lưu
vực sông này là nguyên nhân trực tiếp tác động tới sự suy giảm của loài cá này.
Ngày 30/03/1971 trên sông Mekong tại Ban Na Long một ngư dân đòa phương
đã đánh bắt được một một con cá tra dầu có chiều dài tổng cộng 220cm. Theo
Yasuhiko Taki, 1974.
Theo www.fishbase.org, lòch sử nghề cá sông Mekong đã từng đánh bắt được
cá tra dầu nặng 350kg và dài tới 300cm.

Hình 2.1 Cá tra dầu được đánh bắt trên sông Mekông
(Nguồn: Theo y hội sông Mekong)


Hình 2.2 Bản đồ bốn nước thuộc hạ lưu sông Mekong
(Nguồn: Theo Ủy hội sông Mekông)


2.3

Đặc Điểm Sinh Học Cá Tra Dầu


2.3.1 Phân loại
Tra dầu đã được rất nhiều người nghiên cứu và đònh danh, trong đó có những
tác giả đã công bố tên khoa học của cá tra dầu như sau:
Năm 1878, Sauvage đã đònh danh tên khoa học của cá tra dầu là:
Helicophagus hypophthalamus
Năm 1931, Chevey cho rằng cá tra dầu có tên khoa học là:
Pangasianodon gigas hoặc Pangasius gigas.
Năm 1949, Fang và Chaux lại đònh danh tên khoa học của tra dầu là:
Pangasius paucidens.
Tuy nhiên, theo nhiều tài liệu về cá tra dầu đã được công bố thì các nhà khoa
học nghiên cứu về cá tra dầu đã sử dụng tên Pangasianodon gigas như là một tên
chính thức để chỉ loài cá này.
Do vậy cá tra dầu được phân loại như sau:
Lớp cá xương: Osteichthyes
Lớp phụ cá vây tia: Actinoptergii
Tổng Bộ cá dạng chép: Cyprinomorpha
Bộ cá nheo, Da trơn: Siluriformes
Họ: Pangasiidae
Giống: Pangasianodon
Tên khoa học: Pangasianodon gigas Chevey, 1930
Tên tiếng Anh: Giant Mekong catfish
Tên tiếng Lào: Pa beuk
Tên tiếng Thái: Pla beuk
Tên tiếng Khơ-me: Trey reach
Tên tiếng Việt: Cá tra dầu, cá hát


2.2.2


Phân bố
Là loài đặc hữu của sông Mekong (Kottelat, 1985).

Trước đây phân bố rộng khắp trên khu vực sông Mekong kể cả phần sông trên
lãnh thổ Trung Quốc. Hiện nay ở tất cả mọi nơi đều hiếm, chỉ phát hiện thấy ở tầng
giữa đến tầng đáy trên dòng chính sông Mekong (Ủy hội sông Mekong, 2005).
Tuy nhiên, Chevey tuyên bố rằng cá tra dầu không hiện diện từ đầu nguồn
sông Mekong.
2.2.3 Kết cấu đàn
Theo Ủy hội sông Mekong (2005) thì: Hiện nay không rõ loài này chỉ có một
đàn phân bố trên toàn lưu vực hay hai đàn riêng biệt, một ở hạ lưu hay một ở thượng
lưu.
Có thể chúng ta sẽ không bao giờ biết được vì chúng đã trở nên quá hiếm.
Trong toàn lưu vực thực tế chỉ có một kiểu di cư sinh sản đã được khẳng đònh (ở đoạn
thượng lưu gần Bo-keo – Chiềng Không) nên có thể giả thiết chỉ có một đàn tồn tại.
Tuy nhiên, đẻ trứng có thể xảy ra ở phía Bắc Campuchia (giữa đoạn Kra-chê và
Stung Treng), nơi thỉnh thoảng phát hiện thấy nó.


Hình 2.3 Bản đồ phân bố và di cư của cá tra dầu


2.2.4

Nơi cư trú quan trọng

Theo Ủy hội sông Mekong (2005): Cá đẻ trứng ở dòng chính sông Mekong, nhưng đích
thực bãi đẻ nằm ở đâu vẫn chưa biết. Cá trưởng thành bắt được khi đi đẻ vào tháng 4-5 ở thượng
lưu sông Mekong nên người ta đoán rằng chúng đẻ nơi nước sâu đáy đá phía trên thượng nguồn.
Cá nhỏ kiếm ăn ở vùng ngập liên hệ với hệ thống Biển Hồ và Đồng bằng sông Cửu Long

ở Việt Nam. Cũng có thể ở nơi khác trên lưu vực.
Cá thể lớn sống qua mùa khô ở vực sâu, như đoạn dọc khe Kra-che – Stung Treng ở
Campuchia và đoạn Xay-a-bu-ry ở Lào (Poulsen, 2001; trích bởi Ủy hội sông Mekong).
2.2.7

Vòng đời

Theo Ủy hội sông Mekong (2005), phần lớn cuộc sống của loài cá này vẫn chưa rõ.
Không thu được mẫu vật cá con ngoài tự nhiên. Tuy nhiên chỉ có cá non thu được ở Biển Hồ của
Campuchia. Nơi đẻ trứng trong lưu vực chưa được xác đònh rõ rệt. Người ta cho rằng cá tra dầu
đẻ trứng vào cuối mùa khô (tháng 4-5) còn cá con thì trôi theo dòng nước vào nơi cư trú vùng
ngập liên quan tới hệ thống sông Tonle Sap – Biển Hồ của Campuchia. Di cư sinh sản đã được
biết đến từ lâu nhưng chỉ hạn chế ở vùng sông thượng nguồn gần Viêng Chăn.
Theo Chevey (1931), cá tra dầu có thể đạt kích thước 300cm và nặng 350kg, nhưng tuổi
thọ của loài cá này người ta vẫn chưa xác đònh được.
2.2.8

Đặc điểm hình thái

Cá tra dầu là cá da trơn, không vảy, miệng rộng, thân thon dài, phần sau hơi dẹp bên.
Mặt lưng của đầu và thân có màu xám xanh và nhạt dần xuống bụng, bụng có màu trắng bạc.
Hai đôi râu ngắn; hai đôi mũi nằm sát hai mép, mũi trước và mũi sau gần nhau; hai mắt nằm
dọc theo hai mép miệng.
Theo Yasuhiko (1974) cá tra dầu có miệng rộng, hàm dưới hơi lồi, cặp râu nhỏ hàm trên,
thiếu cặp râu hàm dưới, không có răng hàm trên, mắt nhỏ.
Các tia vây lưng cứng (tổng cộng): 2 – 2; các vây lưng mềm (tổng cộng): 7 – 8; tia mềm
vây hậu môn: 35; động vật có xương sống: 48 (theo www.fishbase.org).


2.2.9


Đặc điểm dinh dưỡng

Chưa bao giờ người ta thu được cá bột của tra dầu, nên không thể biết chính xác sau khi
tiêu hết noãn hoàng có ăn thòt lẫn nhau như cá tra (Pangasius hypophthalmus) hay không.
Người ta chỉ thu được cá non hoặc cá lớn và qua khảo sát thành phần thức ăn có trong dạ
dày của chúng đã cho thấy cá tra dầu là một loài cá hiền, mặt dù chúng có kích thước rất lớn.
Theo Ủy hội sông Mekong (2005), tra dầu ăn thực vật phù du chủ yếu là tảo.
Theo www.fishbase.org ngoài thức ăn là tảo thì thức ăn của tra dầu còn có sinh vật bám
và sinh vật đáy.
Theo Smith (1945) phần lớn thức ăn của cá tra dầu là tảo và sinh vật bám trên đá ở đáy
thủy vực và ven bờ. Trong dạ dày và ruột của cá tra dầu thường xuyên có đá, đó là sự minh
chứng cho giả thuyết chúng thiếu thận trọng khi nuốt một cách cố gắng tảo bám trên đá.
Tuy nhiên, nếu tập từ khi cá còn non thì chúng vẫn ăn được những loại thức ăn nhân tạo
như thức ăn phối trộn hoặc thức ăn viên.
2.2.10 Đặc điểm sinh trưởng
Sinh trưởng là sự lớn lên của cơ thể về mặt kích thước và trọng lượng. Cho đến nay người
ta vẫn chưa biết được các giai đoạn sinh trưởng của cá tra dầu. Nhưng giai đoạn từ dưới bốn
tháng tuổi, tra dầu phát triển bình thường như cá tra (Pangasius hypophthalmus), nhưng sau giai
đoạn này tốc độ tăng trưởng của tra dầu nhanh hơn.

2.2.9

Đặc điểm sinh sản

Theo Ủy hội sông Mekong (2005), mùa vụ sinh sản của tra dầu ngoài tự nhiên có thể bắt
đầu vào tháng 4 – 5.
Theo Smith (1945) trước mùa lũ, cá còn ở gần hạ lưu sông Mekong và được đánh bắt ở
vùng Pnom-Penh. Sau cuối mùa mực và khi nước lũ rút xuống cá bắt đầu di cư ngược dòng để
đẻ trứng.

Theo Pavie (1904) (Trích bởi Smith, 1945) cá tra dầu đẻ trứng ở hồ Tali, sau mùa sinh
sản cá xuôi dòng xuống vùng hạ sông Mekong và bò đánh bắt vào tháng sáu.
Người Thái đã nuôi vỗ tái thành thục trong ao đất. Hiện nay, ở Thái Lan người ta đã cho
sinh sản nhân tạo thành công loài cá tra dầu q hiếm này và chính phủ Thái Lan đang khuyến
khích ngưới dân nuôi loại cá này nhằm tăng nhanh đàn cá để có thể tiến tới sản xuất đại trà.


Từ năm 2005 đến nay, một số công ty kinh doanh thủy sản ở nước ta đã nhập giống tra
dầu từ Thái Lan về nuôi thử nghiệm, bước đầu cho thấy loài cá này thích nghi tốt với môi trường
ở Việt Nam. Và đấy cũng là đàn cá hậu bò để chúng ta nghiên cứu về đặc điểm sinh sản của
chúng trong tương lai.
2.3 Cơ Sở Lý Thuyết về Thức Ăn Tôm Cá
Theo Nguyễn Văn Thoa và Bạch Thò Quỳnh Mai (1996):
Thành phần hóa học của thức ăn tôm cá gồm ba nhóm chất hữu cơ cơ bản là: protid,
lipid, glucid và các chất vô cơ tức là tro, ngoài ra là vitamin.
Ngày nay người ta đã biết khoảng 60 chất dinh dưỡng mà cơ thể tôm cá có thể sử dụng
được, trong đó có khoảng 40 chất cần thiết tuyệt đối: 10 acid amin, 1 – 2 đường đơn, 3 – 4 acid
béo chưa no, hơn 13 yếu tố khoáng và hơn 15 sinh tố.
Dinh dưỡng là vấn đề quan trọng hàng đầu trong nuôi thủy sản, giá trò thức ăn có thể
chiếm đến 60% gía thành sản xuất. Do vậy, dinh dưỡng thức ăn là một trong những yếu tố quan
trọng nhất để đánh giá hệ số thức ăn của tôm cá qua đó cho thấy hiệu quả kinh tế của quá trình
nuôi
2.3.1

Nhu cầu năng lượng

Trong thức ăn tôm cá glucid và lipid là nguồn năng lượng chính, nguồn năng lượng khác
là protid. Đơn vò năng lượng là kílô calo (Kcal) = 1000 calo. Theo lý thuyết 1g glucid cho 4,1
Kcal, 1g lipid cho 9,1 Kcal, 1g protid cho 5,65 Kcal.
Theo Nguyễn Văn Thoa và Bạch Thò Quỳnh Mai (1996):

Năng lượng tiêu hao hằng ngày bao gồm năng lượng tiêu hao cho chuyển hoá cơ bản,
cho tiêu hoá hấp thu thức ăn và cho các hoạt động cơ.
Năng lượng cho chuyển hoá cơ bản là năng lượng để duy trì sự sống của tôm cá, để duy
trì các chức phận sinh lý cơ bản như tuần hoàn, hấp thu, hoạt động các tuyến nội tiết và duy trì
thân nhiệt. Nhu cầu năng lượng chuyển hoá cơ bản vào khoảng 230Kcal/kg thể trọng đối với cá
đang lớn và 68Kcal/kg thể trọng đối với tôm cá đã hết lớn ở cuối giai đoạn thương phẩm.
Thức ăn có tác dụng là động lực đặc hiệu làm tăng chuyển hoá cơ bản, trung bình là 10%
vì nó cần thiết cho tiêu hoá hấp thu, tiết dòch và bài tiết.
Năng lượng cho các hoạt động cơ hội bình thường hằng ngày vào khoảng 25% so với
năng lượmg chuyển hoá cơ bản.


Năng lượng cho một số hoạt động bất thường vào khoảng 20% so với năng lượng chuyển
hoá cơ bản.Vì vậy năng lượng tiêu hao tổng thể cả ngày khoảng 145% năng lượng chuyển hoá
cơ bản.
2.3.2

Nhu cầu dinh dưỡng

Dinh dưỡng là nguồn cung cấp năng lượng cho các hoạt động của tôm cá. Dinh dưỡng
tôm cá bao gồm 5 nhóm chính là protid, lipid, glucid, vitamin, khoáng chất.
2.3.2.1 Protid
Protid là yếu tố quan trọng hàng đầu trong chất lượng của thức ăn tôm cá, thức ăn có hàm
lượng protein càng cao thì khả năng tiêu hoá thức ăn đối với tôm cá càng cao. Protid, đặc biệt là
bột cá là những chất kích thích tôm cá ăn ngon ( Nguyễn Văn Thoa và Bạch Thò Quỳnh mai).
Sản phẩm thủy phân cuối cùng của protid là các acid amin. Các nguyên tố trong thành
phần protid gồm N (trung bình 16%), C (50 – 55%), H (6 – 7%), O (11 – 24%), S (0 – 4%) và
đôi khi có các nguyên tố khác như P, Ca, Mg, Cr, I, Zn,…
Với những liên kết khác nhau của các acid amin tạo ra các protid khác nhau về thành
phần và tính chất. Giá trò dinh dưỡng của mỗi loại protid khác nhau là ở số lượng và chất lượng

các acid amin tạo thành.
Một số acid amin khi thiếu thì tôm cá sẽ ngừng lớn, và phát sinh bệnh tật mặc dù các
thành phần khác vẫn đầy đủ. Các acid amin đó được gọi là các acid amin thiết yếu mà cơ thể
không thể tổng hợp được. Các acid amin này cần phải được bổ sung đầy đủ qua con đường thức
ăn. Những acid amin thiết yếu là: tryptophane, lysine, leucine, isoleucine, methionine,
phenylalanine, threonine, valine, histidine và arginine.
Protein được phân hủy thành các acid amin trong quá trình tiêu hoá rồi thấm qua thành
ruột chuyển vào các tổ chức cơ thể. Tại đây, các chất này được cơ thể sử dụng để tổng hợp
protein cho cơ thể.


2.3.2.2 Nhu cầu lipid
Theo Nguyễn Văn Thoa và Bạch Thò Quỳnh Mai (1996):
Chất béo gây hương vò hấp dẫn cho thức ăn tôm cá, thuộc nhóm chất chính, là nguồn
năng lượng quan trọng (gấp 2,25 lần glucid hay protid)
Phần chính của lipid là các acid béo (trên 90%) do đó phần quyết đònh của lipid thuộc về
các acid béo. Hoạt tính sinh học của acid béo càng cao khi công thức cấu tạo của nó có càng
nhiều nối đôi trở lên. Trong mỡ cá và động vật ở biển có nhiều acid béo có nhiều nối đôi nên
giá trò thực phẩm cao hơn.
Nhu cầu acid beo thiết yếu đối với tôm cá còn nhỏ cao hơn tôm cá đã trưởng thành cho
nên bổ sung thêm mỡ cá hay dầu gan cá (nguồn acid arachidonic) vào thức ăn tôm cá nuôi ở giai
đoạn đầu là rất cần thiết.
Photpholipid (lexitin) rất cần thiết, không thể thiếu trong thức ăn tôm cá. Nó ảnh hưởng
tích cực trong cơ chế chuyển hoá chất béo, đẩy nhanh sự tăng trưởng tôm cá từ khi nhỏ đến khi
thành thục.
2.3.2.3 Nhu cầu glucid
Theo Nguyễn Văn Thoa và Bạch Thò Quỳnh Mai, 1996:
Trong dinh dưỡng tôm cá, vai trò chính của glucid là sinh năng lượng. Ngoài ra, ở một
mức nhất đònh, glucid có cả vai trò tạo hình vì có mặt trong tế bào và tổ chức thòt tôm cá
(glycogen). Cung cấp đủ glucid trong thức ăn sẽ làm giảm phân hủy protid đến mức tối thiểu.

Cenlulose là một glucid thường có mặt bên cạnh tinh bột trong các nguồn nguyên liệu
chứa tinh bột. Vai trò của cenlulose không phải ở chỗ sinh năng lượng mà là khả năng điều hoà
bài tiết và kích thích các hệ vi khuẩn có ích ở ruột, tạo điều kiện tốt nhất cho chức phận tổng
hợp chúng.
2.3.2.4 Nhu cầu vitamin
Vitamin có vai trò hết sức quan trọng, cần thiết cho sự chuyển hoá của cơ thể. Phần lớn
vitamin không được tổng hợp bởi cơ thể mà được cung cấp qua thức ăn. Nhu cầu vitamin của
tôm cá rất ít, chỉ vài chục mg/kg thể trọng mỗi ngày. Tuy ít nhưng thiếu một vitamin cũng là
nguyên nhân của nhiều rối loạn chuyển hoá, vì vậy không thể thiếu vitamin.
Vitamin được chia thành hai nhóm gồm: vitamin tan trong nước và vitamin tan trong chất
béo. Nhóm thứ nhất gồm các vitamin nhóm B, vitamin C và một số khác; nhóm thứ hai gồm các
vitamin A, D, E, K.


2.3.2.5 Nhu cầu khoáng chất
Chất khoáng chiếm 2 – 4% trọng lượng tôm cá, một lượng lớn chất khoáng tham gia việc
tạo hình. Cơ thể tôm cá không tự tổng hợp được chất khoáng, vì vậy chất khoáng phải được bổ
sung bắt buộc trong khẩu phần thức ăn với tỉ lệ thích hợp.
Chất khoáng còn đóng vai trò điều hoà chuyển hoá nước, duy trì tính ổn đònh môi trường
bên trong cơ thể trong điều kiện thành phần thức ăn luôn thay đổi, tăng sức chòu đựng của tôm
cá với các yếu tố môi trường bên ngoài và sức đề kháng với nhiễm trùng.


III
3.1

VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM

Thời Gian và Đòa Điểm Thực Hiện Đề Tài


Đề tài được thực hiện trong 7 tháng (từ ngày 22/09/2005 đến ngày 22/04/2006) tại Trại
Thực Nghiệm Thủy Sản, Khoa Thủy Sản, Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh.
3.2

Đối Tượng Nghiên Cứu

Cá tra dầu (Pangasianodon gigas) một tháng tuổi (nhập trực tiếp từ Thái Lan), lúc bố trí
thí nghiệm có trọng lượng trung bình 1,11g và chiều dài trung bình 5,74cm.
3.3

Vật Liệu và Trang Thiết Bò Nghiên Cứu
Hai ao đất diện tích mỗi ao 300m2;
Thau, rổ, xô, vợt, lưới kéo;
Bể composit, bể ximăng;
Giấy kẻ ô ly, dùng để đo chiều dài mỗi đợt kiểm tra và chụp hình;
Thước đo có chiều dài trên 50cm;
Cân điện tử số lẻ, cân lò xo để xác đònh trọng lượng cá mỗi khi kiểm tra;
Máy chụp hình kỹ thuật số;
Nhiệt kế thuỷ ngân, test pH, test NH3, test DO;
Dao, kéo, nhíp gắp để tiến hành giải phẩu cá;
Tủ đá để bảo quản mẫu cá;
Thức ăn cho cá bao gồm hai loại khác nhau của công ty thức ăn thuỷ sản Greenfeed.

3.4

Bố Trí Thí Nghiệm

Cá được thả nuôi trực tiếp trên hai ao đất, 300m2/ao, độ sâu 1,2 – 1,4m, mỗi ao thả 1324
con (4.41con/m2), được xem như hai nghiệm thức (NT) theo hai loại thức ăn khác nhau.
Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với một yếu tố về thức ăn và được bố trí

như sau:
NT I: thức ăn viên loại 1
NT II: thức ăn viên loại 2
Khẩu phần ăn là 5 – 10% trọng lựợng cá thí nghiệm.
Đònh kỳ đo chiều dài (cm) và trọng lượng (g) cá mỗi tháng một lần, mỗi lần bắt ngẫu
nhiên 30 cá thể của mỗi ao để cân đo.
Tỷ lệ sống được xác đònh sau khi kết thúc thí nghiệm.


3.5

Chuẩn Bò Thức n

Thức ăn viên được nhập về từ công ty Greenfeed với hai loại khác nhau nhưng cùng độ
đạm là 30%.
Thành phần chính của hai loại thức ăn: Bột cá (NT II) hoặc cá tươi (NT I); Tấm gạo;
Cám gạo; Cám mì; Khô đậu nành
Thành phần dinh dưỡng của hai loại thức ăn: Đạm tối thiểu 30%; Béo tối thiểu 3%; Ca 1
– 3%; xơ tối đa 6%; P tối thiểu 0,95%; ẩm độ tối đa 11%; Muối tối thiểu 2,5%
Thức ăn được chứa trong kho của Trại Thực Nghiệm Thủy Sản.
3.6

Chăm Sóc Và Cho n

3.6.1

Cho ăn và phòng trừ đòch hại
Mỗi ngày cho cá ăn hai lần: sáng vào lúc 7 giờ, chiều vào lúc 16 giờ.
Khẩu phần ăn dao động từ 5 – 10% trọng lượng cá.
Thường xuyên theo dõi bắt ếch, rắn, lươn, cò để phòng trừ đòch hại cho cá.


3.6.2

Khảo sát một số yếu tố chất lượng nước

Nhiệt độ nước: đo 1 tuần/lần vào lúc 8 giờ sáng và 16 giờ chiều. Đo bằng nhiệt kế. Đơn
vò là C.
0

DO (mgO2/L): đo 1 tuần/lần vào lúc 8 giờ sáng và 16 giờ chiều, đo bằng DO test.
pH: đo 1 tuần/lần vào lúc 8 giờ sáng và 16 giờ chiều, đo bằng pH test.
NH3: đo 1 tuần/lần vào lúc 8 giờ sáng và 16 giờ chiều, đo bằng NH3 test.
Đònh kỳ thay nước ao mỗi tuần/lần, mỗi lần thay 30% nước. Nguồn nước cấp được bơm
trực tiếp từ hồ đất vào ao.

3.7

Các Chỉ Tiêu Theo Dõi

3.7.1

Về tăng trưởng


×