Tải bản đầy đủ (.pdf) (56 trang)

XÁC ĐỊNH SỰ HIỆN DIỆN CỦA MỘT SỐ MẦM BỆNH TRÊN CÁ RÔ ĐỒNG (Anabas testudineus) CÓ BIỂU HIỆN ĐEN THÂN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (857.49 KB, 56 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

XÁC ĐỊNH SỰ HIỆN DIỆN CỦA MỘT SỐ MẦM BỆNH TRÊN
CÁ RÔ ĐỒNG (Anabas testudineus) CÓ BIỂU HIỆN ĐEN THÂN

Họ và tên sinh viên: BÙI THỊ KIM CƯƠNG
Ngành: NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
Chuyên ngành: NGƯ Y
Niên khóa: 2007 – 2011

Tháng 07/2011


XÁC ĐỊNH SỰ HIỆN DIỆN CỦA MỘT SỐ MẦM BỆNH TRÊN
CÁ RÔ ĐỒNG (Anabas testudineus) CÓ BIỂU HIỆN ĐEN THÂN

Tác giả

BÙI THỊ KIM CƯƠNG

Khóa luận được đệ trình để hoàn tất yêu cầu cấp bằng Kỹ Sư Nuôi Trồng Thủy Sản
chuyên ngành Ngư Y

Giảng viên hướng dẫn:
TS. NGUYỄN HỮU THỊNH

Tháng 07/2011
i




LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn đến:
Ban giám hiệu trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh.
Ban chủ nhiệm khoa Thủy Sản Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí
Minh, cùng tất cả quý thầy cô trong khoa Thủy Sản đã tận tâm giảng dạy tôi trong suốt
thời gian học tập tại trường.
Xin cảm ơn đến các hộ nuôi cá rô đồng ở An Giang là những nơi cung cấp mẫu
cá bệnh để tôi có thể thực hiện được đề tài.
Đặc biệt xin chân thành cám ơn sâu sắc đến thầy Nguyễn Hữu Thịnh đã tận tình
giúp đỡ hướng dẫn tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài để tôi có thể hoàn thành
khóa luận tốt nghiệp của mình một cách hoàn chỉnh nhất.
Và xin cảm ơn sâu sắc đến gia đình đã tạo điều thuận lợi cho tôi học tập để
được kết quả như ngày hôm nay.
Đồng thời xin gởi lời cảm ơn đến các anh, chị và các bạn cùng làm đề tài tại
phòng thí nghiệm Bệnh Học Thủy Sản thuộc khoa Thủy Sản trường Đại Học Nông
Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong thời gian làm khóa luận.
Trong thời gian làm đề tài không tránh khỏi những thiếu xót, tôi rất mong nhận
được sự thông cảm và đóng góp ý kiến của quý thầy cô và các bạn để đề tài được hoàn
chỉnh hơn.

ii


TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu “Xác định sự hiện của một số mầm bệnh trên cá rô đồng
(Anabas testudineus) có biểu hiện đen thân” được tiến hành tại phòng thí nghiệm
Bệnh Học Thủy Sản, khoa Thủy Sản, trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí
Minh. Thời gian từ tháng 02/2011 đến tháng 07/2011.

Chúng tôi tiến hành 2 đợt thu mẫu tại các ao nuôi cá rô thâm canh ở An Giang.
Mỗi đợt thu 20 cá có biểu hiện đen thân và kiểm tra các chỉ tiêu như pH, DO, nhiệt độ,
NH 3 của nước trong ao. Kết quả kiểm tra chất lượng nước cho thấy các chỉ tiêu pH,
DO, nhiệt độ và NH 3 đều trong giới hạn không ảnh hưởng đến sức khỏe cá nuôi.
Tiến hành kiểm tra các biểu hiện bên ngoài, bên trong, cấy phân lập vi khuẩn và
kiểm tra tra ký sinh trùng trên cá thu mẫu, kết quả thu được như sau:
+ Bên ngoài cá chỉ có biểu hiện thân có màu đen. Bên trong gan sưng to, nhạt
màu, gờ không đồng nhất, thận sưng, lách sưng và mềm nhũn.
+ Phân lập và định danh vi khuẩn thường xuyên hiện diện trong gan, thận và
lách gồm Aromonas hydrophila, Edwardsiella ictaluri, Streptococcus agalactiae.
+ Cá có biểu hiện đen thân nhiễm ký sinh trùng Trypanosoma sp. (Chùy trùng)
trong máu với tỷ lệ cảm nhiễm 100% và cường độ cảm nhiễm trung bình 1103
trùng/lamelle. Bên cạnh đó cá cũng có nhiễm ký sinh trùng khác như Trichodina
(trùng bánh xe), Apiosoma (trùng loa kèn), Myxobolus (thích bào tử trùng), Capillaria
(giun tròn). Tuy nhiên tỷ lệ cảm nhiễm và cường độ cảm nhiễm của các ký sinh trùng
này không đáng kể.
Kết quả nghiên cứu này cho thấy Trypanosoma sp. (chùy trùng) có thể là một
tác nhân quan trọng gây biểu hiện đen thân trên cá rô thu mẫu.

iii


MỤC LỤC
Trang tựa ..........................................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN................................................................................................................. ii
MỤC LỤC ..................................................................................................................... iv
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT ......................................................................... vii
DANH SÁCH CÁC BẢNG ........................................................................................ viii
DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ...................................................................................... ix
DANH SÁCH CÁC HÌNH ..............................................................................................x

Chương 1 MỞ ĐẦU.......................................................................................................1
1.1 Đặt vấn đề .........................................................................................................1
1.2 Mục Tiêu Đề Tài ...............................................................................................2
Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................................3
2.1 Một số đặc điểm sinh học của cá rô đồng.........................................................3
2.1.1 Vị trí phân loại ......................................................................................3
2.1.2 Phân bố ..................................................................................................3
2.1.3 Đặc điểm hình thái ................................................................................4
2.1.4 Tập tính sống .........................................................................................4
2.1.5 Đặc điểm dinh dưỡng ............................................................................4
2.1.6 Đặc điểm sinh trưởng ............................................................................5
2.1.7 Đặc điểm sinh sản .................................................................................5
2.2 Một số bệnh thường gặp trên cá rô đồng ..........................................................5
2.2.1 Bệnh nấm nhớt ......................................................................................6
2.2.2 Bệnh lở loét ...........................................................................................8
2.2.3 Bệnh do ký sinh trùng ...........................................................................8
2.2.4 Bệnh xuất huyết ....................................................................................8
2.2.5 Bệnh sình bụng......................................................................................8
Chương 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................9
iv


3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu ....................................................................9
3.2 Vật liệu, trang thiết bị và hóa chất ....................................................................9
3.2.1 Đối tượng nghiên cứu ...........................................................................9
3.2.2 Dụng cụ .................................................................................................9
3.2.3 Hóa chất và môi trường.........................................................................9
3.3 Phương pháp nghiên cứu ................................................................................10
3.3.1 Phương pháp đo các chỉ tiêu môi trường ............................................10
3.3.2 Phương pháp kiểm tra ký sinh trùng ...................................................10

3.3.3 Phương pháp cấy phân lập vi khuẩn ...................................................11
3.3.4 Phương pháp cấy thuần .......................................................................12
3.3.5 Phương pháp nhuộm gram mẫu mô chấm ..........................................12
3.3.6 Phương pháp nhuộm mẫu máu ...........................................................13
3.3.7 Phương pháp định danh sơ bộ .............................................................14
3.3.7.1 Phương pháp nhuộm Gram....................................................................14
3.3.7.2 Thử nghiệm về khả năng di động của vi khuẩn bằng cách xem trực tiếp
dưới kính hiển vi................................................................................................14
3.3.7.3 Thử nghiệm Catalase .............................................................................14
3.3.7.4 Thử nghiệm Oxidase .............................................................................15
3.3.8. Phương pháp định danh bằng test API 20E .......................................15
3.3.9. Phương pháp định danh bằng test API 20 Strep ................................17
3.3.10 Phương pháp tính cường độ cảm nhiễm trung bình ..........................17
3.3.11 Phương pháp tính tỷ lệ cảm nhiễm ...................................................18
3.3.12 Phương pháp xử lí số liệu .................................................................18
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ...................................................................19
4.1. Các chỉ tiêu chất lượng nước tại ao nuôi .......................................................19
4.2. Triệu chứng và bệnh tích ...............................................................................19
4.3. Kết quả kiểm tra kí sinh trùng .......................................................................24
4.4 Kết quả phân lập và định danh vi khuẩn.........................................................27
4.4.1. Kết quả nhuộm gram và hình dạng vi khuẩn .....................................27
4.4.2. Về hình dạng và màu sắc khuẩn lạc ...................................................29
4.4.3 Kết quả định danh vi khuẩn ................................................................30
v


Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .......................................................................36
5.1 Kết luận ...........................................................................................................36
5.2 Đề nghị ............................................................................................................36
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................37


vi


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ADH:

Arginine

AMY:

Amygladin

ARA:

Arabinose

BHIA:

Brain Heart Infusion Agar

CĐCN:

Cường độ cảm nhiễm

CIT:

Sodium citrate

ESC:


Esculin

GEL:

Gelatin

GLU:

Gluco

H 2 S:

Sodium thiosulphat

IND:

Indol

INO:

Inositol

KST:

Ký sinh trùng

MAN:

Manitol


McC:

MacCONKEY

MEL:

Melibiose

MOB:

Motillity

ODC:

Ornithin

ONPG:

Ortho - nitrophenyl

O – F:

Oxidation- fermentation medium

OX:

Oxidase

RHA:


Rhamnose

R – S:

Rimler – Shortts

SAC:

Sucro

SOR:

Sorbitol

TDA:

Tryptophan

URE:

Ure

VP:

Sodium pyruvate
vii


DANH SÁCH CÁC BẢNG

Bảng 3.1: Cách đọc kết quả test định danh API 20E ....................................................16
Bảng 4.1: Các chỉ tiêu môi trường ................................................................................19
Bảng 4.2: Tỷ lệ phần trăm các biểu hiện bên ngoài của cá rô bị đen thân ....................20
Bảng 4.3: Tỷ lệ phần trăm các bệnh tích khác nhau của gan cá rô bị đen thân ............21
Bảng 4.4: Tỷ lệ phần trăm các bệnh tích khác nhau của thận cá rô bị đen thân ...........22
Bảng 4.5: Tỷ lệ phần trăm các bệnh tích khác nhau của lách cá rô bị đen thân............23
Bảng 4.6: TLCN và CĐCN đối với các loại ký sinh trùng ở cá rô bị đen thân. ...........24
Bảng 4.7: Kết quả nhuộm gram và hình dạng vi khuẩn ................................................28
Bảng 4.8: Kết quả các phản ứng sinh hóa của Edwardsiella ictaluri phân lập được...31
Bảng 4.9: Kết quả các phản ứng sinh hóa của Aeromonas hydrophila phân lập được
.......................................................................................................................................32
Bảng 4.10: Đặc điểm sinh hóa của các chủng Streptococcus agalactiae phân lập được
.......................................................................................................................................33
Bảng 4.11: Tỷ lệ các loại vi khuẩn định danh được ......................................................34

viii


DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1: Tỷ lệ phần trăm các biểu hiện bên ngoài của cá rô bị đen thân. ...............20
Biểu đồ 4.2: Tỷ lệ phần trăm các bệnh tích khác nhau của gan cá rô bị đen thân. .......22
Biểu đồ 4.3: Tỷ lệ phần trăm các bệnh tích khác nhau của thận cá rô bị đen thân. ......23
Biểu đồ 4.4: Tỷ lệ phần trăm các bệnh tích khác nhau của lách cá rô bị đen thân. ......23
Biểu đồ 4.5: Tỷ lệ cảm nhiễm đối với các loại ký sinh trùng của cá rô bị đen thân. ....25
Biểu đồ 4.6: Kết quả nhuộm gram các chủng vi khuẩn thu được. ................................28
Biểu đồ 4.7: Tỷ lệ các loại vi khuẩn định danh được ....................................................35

ix



DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 2.1: Cá rô đồng (Nguồn: ...3
Hình 2.2: Cá rô khỏe (trái) và cá rô bệnh nấm nhớt (phải) ............................................7
Hình 2.3: Đặc điểm hình thái vi nấm phân lập trên cá rô bệnh nấm nhớt. Nấm
Fusarium (A), Nấm Acremonium (B), Nấm Geochitrum (C) ........................................7
Hình 3.1: Vị trí nhỏ máu trên lame................................................................................13
Hình 3.2 : Cách đặt lame và hướng kéo lame ...............................................................13
Hình 3.3 Kết quả của test API-20E ...............................................................................17
Hình 4.1: Biểu hiện bên ngoài của cá rô đen thân (hình dưới) và cá rô bình thường ..20
Hình 4.2: Cá rô bị đen thân có gan sưng to và có các đốm hoại tử. ..............................21
Hình 4.3: Cá rô bị đen thân có gan sưng to kèm xuất huyết. .......................................21
Hình 4.4: Trùng bánh xe ở nhớt mang cá rô đen thân ở độ phóng đại 100 (A) và 400
(B). .................................................................................................................................26
Hình 4.5: Trypanosoma sp. trong mẫu máu cá rô bị bệnh đen thân (x 1000). ..............26
Hình 4.6: Thích bào tử trùng trên nhớt mang cá rô bị đen thân (x1000). .....................27
Hình 4.7: Sự hiện diện của Trypanosoma sp. trong nhuộm gram mẫu mô chấm từ gan
cá rô bị đen thân (x1000). ..............................................................................................27
Hình 4.8: Trực khuẩn ngắn gram âm phân lập từ cá bệnh. .............................................2
Hình 4.9: Cầu khuẩn gram dương phân lập từ cá bệnh. ..................................................2
Hình 4.10: Kết quả định danh Edwardsiella ictaluri phân lập từ cá rô bị đen thân......30
Hình 4.11: Kết quả định danh Aeromonas hydrophila phân lập từ cá rô bị đen thân ...32
Hình 4.12: Kết quả định danh Streptococcus agalactiae phân lập từ cá rô bị đen thân33

x


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Cá rô là loài cá nước ngọt phân bố khá rộng trên thế giới từ nam Trung Quốc,

Đông Nam Á đến Ấn Độ và Châu Úc. Ở Đông Nam Á chúng phân bố ở Việt Nam,
Thái Lan, Lào, Campuchia, Myanma. Tuy nhiên, ngày nay do tác động của môi trường
đặc biệt là do tác động của con người làm cho lượng cá ngoài tự nhiên giảm đáng kể
do đó nghề nuôi cá được đẩy mạnh để cung cấp cho nhu cầu lương thực ngày càng
tăng của con người. Cá rô là loài cá có giá trị dinh dưỡng cao và giá trị thương phẩm
tương đối cao nên là đối tượng nuôi khá phổ biến ở Châu Á và được nuôi nhiều ở khu
vực Đông Nam Á.
Ở Việt Nam cá rô được nuôi nhiều ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long như
An Giang, Đồng Tháp, Hậu Giang, Cần Thơ. Ở Hậu Giang nghề nuôi cá rô phát triển
mạnh vào khoảng năm 2004 – 2009 từ 31 ha tăng lên 306 ha. Đến năm 2010 diện tích
thả nuôi toàn tỉnh Hậu Giang là 393,76 ha và sản lượng cá rô năm 2010 đạt 17.791 tấn
ước tính 3 tháng đầu năm 2011 sản lượng cá rô đạt 6.000 tấn. Gần đây nghề nuôi cá rô
cũng phát triển ở vùng Đông Nam Bộ đặc biệt là ở Đồng Nai với diện tích thả nuôi là
18 ha và năng suất đạt mức kỷ lục lớn hơn 30 tấn/ha năm 2006 – 2008 cho thấy nghề
nuôi cá rô ở Việt Nam phát triển khá mạnh.
Để đáp ứng cho nhu cầu ngày càng tăng dẫn đến việc nuôi thâm canh với mật
độ cao (60 – 80 con/m2) nên dịch bệnh xảy ra trong quá trình nuôi là không thể tránh
khỏi. Một số bệnh thường gặp và gây thiệt hại nặng nề cho nghề nuôi cá rô như bệnh
nấm nhớt, bệnh lở loét, bệnh xuất huyết, bệnh sình bụng, bệnh do ký sinh trùng. Gần
đây trên cá rô có biểu hiện đen thân, xảy ra ở mọi giai đoạn từ lúc mới thả nuôi đến lúc
trưởng thành và gây thiệt hại đáng kể cho người nuôi. Đây là một biểu hiện tương đối
mới trên cá rô mà hiện nay chưa biết rõ nguyên nhân, cũng như chưa có tài liệu nào
công bố nguyên nhân gây ra hiện tượng đen thân này.
1


Xuất phát từ thực tế trên và đây cũng gần như là một bệnh mới trên cá rô, do đó
việc tìm hiểu về những mầm bệnh cho hiện tượng đen thân này là rất cần thiết. Được
sự phân công của Khoa Thủy Sản trường Đại Học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh
chúng tôi thực hiện đề tài “Xác định sự hiện diện của một số mầm bệnh trên cá rô

đồng (Anabas testudineus) có biểu hiện đen thân”
1.2 Mục Tiêu Đề Tài
Xác định các mầm bệnh (ký sinh trùng, vi khuẩn) hiện diện trên cá rô đồng có
biểu hiện đen thân.

2


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Một số đặc điểm sinh học của cá rô
2.1.1 Vị trí phân loại
Bộ: Perciformes
Họ: Anabantidae
Giống: Anabas
Loài: Anabas testudineus
Tên tiếng Việt: Cá rô đồng
Tên tiếng Anh: Climbing perch

Hình 2.1: Cá rô đồng (Nguồn: />2.1.2 Phân bố
Cá rô đồng (Anabas testudineus) là loài cá sống trong môi trường nước ngọt ở
vùng nhiệt đới. Cá hiện diện trong các thủy vực như ao, đìa, đầm lầy, mương vườn và
ruộng lúa ở Thái Lan, Campuchia, Lào và Việt Nam. (Trương Thủ Khoa và Trần Thị
Thu Hương, 1993).

3


2.1.3 Đặc điểm hình thái
Cá rô có màu xám đen mờ dần từ lưng xuống bụng, đầu hơi rộng, thân dạng

vuông có vẩy lược, nắp mang có răng cưa, vây lưng và vây hậu môn dài có gai cứng,
thùy đuôi tròn.
Khi cá còn ở giai đoạn nhỏ, trên thân có sọc ngang đậm, cuống đuôi và mép
mang có chấm đen, khi lớn sọc ngang và chấm đen mờ dần.
2.1.4 Tập tính sống
Khả năng thích nghi với môi trường sống đối với cá rô rất tốt, đặc biệt cá có thể
hô hấp bằng khí trời nhờ có cơ quan hô hấp phụ (cơ quan mê lộ), cá có thể tồn tại và
phát triển trong điều kiện môi trường bất lợi ngoài tự nhiên (Trương Thủ Khoa và Trần
Thị Thu Hương, 1993).
Cá còn nhỏ sống bầy đàn, khi lớn sống đơn độc. Cá sống chủ yếu ở tầng giữa,
vùng nước tù đọng.
Điều kiện môi trường nước thích hợp:
+ Nhiệt độ 22 – 36o C (28 – 32o C)
+ pH = 5 – 8 (5,5 – 7,5)
+ DO 2mg/L trở lên
+ Độ mặn cao nhất 5 ppt.
2.1.5 Đặc điểm dinh dưỡng
Cá rô là loài cá ăn tạp thiên về động vật, tính ăn rất ít thay đổi về thành phần
thức ăn. Cá ăn được nhiều loại thức ăn như tôm tép, cá con, trứng ếch, giáp xác, bèo,
hạt lúa, mùn bã hữu cơ, thức ăn viên,… Khi mới nở cá bột ăn phiêu sinh động vật và
mùn bã hữu cơ (Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương, 1993).
Miệng cá hơi hướng lên trên là biểu hiện cá ăn mồi đủ mọi tầng nước, thiên về
mồi ở dạng lơ lững và di động trong tầng nước trên và tầng nước mặt (Trương Thủ
Khoa và Trần Thị Thu Hương, 1993).
Cá rô có khả năng bắt mồi liên tục và tiêu hóa thức ăn tương đối nhanh
Cá rô là loài cá dữ, tính dữ được thể hiện khi trong đàn có cá chết những con
sống sẽ tấn công ăn thịt con chết, hoặc trong giai đoạn cá giống khi thiếu thức ăn cá
lớn sẽ ăn cá nhỏ, đây là nguyên nhân làm giảm tỷ lệ sống của cá.
4



2.1.6 Đặc điểm sinh trưởng
Cá rô có tốc độ sinh trưởng chậm, cá cái lớn nhanh và có kích thước lớn hơn cá
đực. Cá nuôi thâm canh được cung cấp đầy đủ thức ăn, môi trường thuận lợi, sau 6 – 7
tháng nuôi cá đạt trọng lượng trung bình: con cái 80 - 120 g/con, con đực 50 - 80
g/con, con lớn nhất có thể đạt 300 - 400 g.
Cá tăng trưởng mạnh từ 3,5 - 6,5 tháng tuổi. Giai đoạn trước và từ sau 6 - 7
tháng tuổi cá cái mang trứng nhưng vẫn tiếp tục tăng trọng chậm, cá đực tăng trọng rất
chậm, có con hầu như ngừng tăng trọng (Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương,
1993).
Để nuôi cá rô đồng mau lớn thức ăn phải có nhiều đạm.
2.1.7 Đặc điểm sinh sản
Cá rô thuộc loài cá đẻ trứng nổi hoàn toàn trên mặt nước, trứng hình bầu dục có
màu vàng cam, kích thước trứng là 0,7 mm.
Mùa sinh sản tự nhiên của cá rô là từ tháng 4 đến tháng 8 (tập trung vào mùa
mưa tháng 6 – 7). Điều kiện sinh thái đẻ trứng trong tự nhiên tương đối khắc khe phải
có mưa, nhiệt độ mát, có nước mới, giàu dinh dưỡng, mực nước cạn. Vì thế khi nuôi
trong ao mặc dù cá cái đã có mang trứng nhưng trứng chỉ ở cuối giai đoạn 3 đang vào
pha nghỉ chờ điều kiện sinh thái thuận lợi mới chín và rụng.
Tuổi thành thục từ 8- 10 tháng, thời gian tái thành thục 2 - 2,5 tháng. Sức sinh
sản thực tế từ 300.000 - 350.000 trứng /kg cá cái (Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu
Hương, 1993).
Để nuôi cá rô đồng có nhiều trứng cho ăn mầm lúa vì trong hạt lúa có nhiều
vitamin E làm kích thích phát triển tuyến sinh dục.
2.2 Một số bệnh thường gặp trên cá rô
Hiện nay phong trào nuôi cá rô ở đồng bằng sông Cửu Long phát triển khá
mạnh, cá rô có chất lượng thịt ngon nên bán rất có giá và đem lại hiệu quả kinh tế cao
hơn nhiều so với các loài cá khác.
Hầu hết người nuôi đều sử dụng thức ăn công nghiệp và nuôi với mật độ khá
dày. Điều này làm cho nguồn nước nuôi dễ bị ô nhiễm và phát sinh nhiều địch hại gây

bệnh cho cá như: bệnh sình bụng, đen thân, nấm nhớt, xuất huyết, lở loét.
5


Các bệnh trên xảy ra do chế độ ăn không hợp lý, môi trường nước ao nuôi bị ô
nhiễm và có thể do chất lượng thức ăn đang sử dụng không tốt.
Muốn phòng được các loại bệnh này ta cần hạn chế thay nước, và tránh thả cá
lúc thời tiết giao mùa. Định kỳ khử trùng nơi cho ăn, điều chỉnh khẩu phần ăn, số lần
cho ăn trong ngày sao cho phù hợp, duy trì chất lượng nước ao nuôi, định kỳ diệt
khuẩn môi trường ao và đặc biệt là phải bổ sung các vitamin, acid amin và các khoáng
chất cần thiết cho cá.
2.2.1 Bệnh nấm nhớt
Nguyên nhân gây ra bệnh chủ yếu do thời tiết thay đổi và môi trường nước ao
nuôi bị ô nhiễm tạo điều kiện cho nấm sinh sôi phát triển. Do môi trường thay đổi làm
cá ít ăn, nên cơ thể suy yếu, sức đề kháng giảm càng làm cho bệnh trên cá phát triển
mạnh. Nấm bám vào cơ thể hút máu và sinh trưởng rất nhanh nhất là khi cá bị nhiều
vết thương.
Bệnh thường xảy ra vào mùa mưa và thời tiết lạnh khi nhiệt độ xuống thấp 18 20o C, đặc biệt khi cá bị trầy sướt do đánh bắt hay vận chuyển, hay cá bị viêm ngoài da
do ghẻ lở hay ký sinh trùng ký sinh.
Dấu hiệu bệnh lý: nấm bám vào cơ thể cá thành từng mãng trắng xám tua tủa
những sợi nấm nhỏ mềm tạo thành những búi trắng giống như bông gòn nên người
nuôi cá hay gọi bệnh này là bệnh bọ gòn, có thể nhìn thấy bằng mắt thường (để cá
bệnh trong nước dễ quan sát hơn).
Cá bị bệnh yếu ớt, bỏ ăn, bơi lội lờ đờ và chết sau vài ngày. Trong trường hợp
ao nuôi bị nhiễm bệnh trầm trọng sẽ làm giảm sút rất nhiều đến sản lượng cá.
Cá rô nuôi thâm canh trong ao đất bị bệnh nấm nhớt thường có dấu hiệu bệnh lý
là lớp nhớt trắng đục rất dày tập trung trên thân, vảy xù xì, đôi khi có đốm đỏ trên thân
cá.
Cá rô bị bệnh nặng thì lớp nhớt phủ toàn thân làm ảnh hưởng đến giá trị thương
phẩm. Quan sát tiêu bản tươi phần cơ bên dưới vùng có dấu hiệu bệnh lý dễ dàng nhận

thấy sự hiện diện của bào tử nấm (Nguồn: uv-vietnam.com.vn).

6


Hình 2.2: Cá rô khỏe (trái) và cá rô bệnh nấm nhớt (phải) (Nguồn: uvvietnam.com.vn)
♦ Phân lập vi nấm
Kết quả nghiên cứu trên nhiều mẫu bệnh phẩm đã phân biệt được 3 nhóm vi
nấm ký sinh trên cá rô bị nấm nhớt nuôi thâm canh trên ao đất là Fusarium,
Acremonium, Geochitrum. Đây là vi nấm thuộc lớp nấm bất toàn bậc cao vì sợi nấm có
vách ngăn ngang và sinh sản vô tính bằng bào tử. Ngược lại những mẫu cá không có
dấu hiệu bệnh thì không phân biệt được vi nấm.

Hình 2.3: Đặc điểm hình thái vi nấm phân lập trên cá rô bệnh nấm nhớt. Nấm
Fusarium (A), Nấm Acremonium (B), Nấm Geochitrum (C) (Nguồn: uvvietnam.com.vn)
♦ Yếu tố nguy cơ gây bệnh
Nhìn chung bệnh do vi nấm trên cá thường xảy ra khi nhiệt độ nước trong ao
nuôi xuống thấp hoặc thời tiết thay đổi (giao mùa hoặc trời lạnh). Đặc biệt bệnh
thường bộc phát khi chất lượng nước trong ao nuôi giảm hay nhiễm bẩn, mật độ cá
trong ao nuôi quá dày, cách chăm sóc và quản lý thức ăn hoặc chất lượng thức ăn
chưa tốt (Nguồn: uv-vietnam.com.vn).

7


2.2.2 Bệnh lở loét
Tác nhân gây bệnh là do trùng mỏ neo ký sinh trên thân cá.
Dấu hiệu bệnh lý: Những dấu hiệu đầu tiên là cá ít ăn hoặc bỏ ăn, hoạt động lờ
đờ, bơi nhô đầu lên mặt nước, da cá sẫm lại, có vết mòn màu xám hoặc các đốm đỏ
phát triển ở đầu, thân và các vây đuôi. Những vết loét dần dần lan rộng, vẩy rụng, xuất

huyết và viêm, những con bệnh nặng các vết loét lõm sâu tới xương nhưng khi giải
phẫu các cơ quan nội tạng hầu như không biến đổi (Nguồn: tailieu.vn).
2.2.3 Bệnh do ký sinh trùng
Các bệnh do ký sinh trùng có tác động mạnh đến cá con trong quá trình ương.
Thực tế cho thấy nhiều cơ sở ương cá giống có tỷ lệ hao hụt từ 50 - 70 % chủ yếu là do
cá con bị bệnh đốm trắng (do trùng quả dưa tấn công), bệnh do trùng mặt trời và tà
quản trùng, bệnh do sán lá đơn chủ, bệnh do giáp xác ký sinh ( Argulus và Ergasilus)
(Nguồn: agroviet.gov.vn).
2.2.4 Bệnh xuất huyết
Bệnh do vi khuẩn Aeromomas hydrophilla hoặc Edwardsiella tarda gây ra. Cá
có dấu hiệu toàn thân bị xuất huyết, hậu môn sưng lồi, bụng trương to, có dịch vàng
hoặc hồng, đầu và mắt cá sưng và lồi ra (Nguồn: agroviet.gov.vn).
2.2.5 Bệnh sình bụng
Nguyên nhân là do sức khỏe cá kém, cho cá ăn thức ăn không đảm bảo chất
lượng, cá không tiêu hoá được, bụng trương to, ruột chứa nhiều hơi. Cá bơi lờ đờ và
chết rải rác. Để khắc phục, phải kiểm tra chất lượng và thành phần thức ăn để điều
chỉnh lại cho thích hợp. Trong thức ăn nên bổ sung men vi sinh (các probiotic...) để
cung cấp các chủng vi khuẩn sống có lợi cho sự cân bằng vi sinh đường ruột cá. Đồng
thời, giảm lượng thức ăn xuống đến khi cá khoẻ lại (Nguồn: agroviet.gov.vn).
♦ Cá chết do mật độ dày:
Hiện tượng này thường xảy ra ở các ao nuôi với mật độ quá dày. Cá chết
không có dấu hiệu bệnh lý, chỉ nổi lờ đờ và chết hàng loạt. Tỉ lệ cá chết lệ thuộc vào
mật độ và kỹ thuật quản lý chất lượng nước. Mật độ thích hợp để thả nuôi cá rô là 20 25con/m3, nếu mật độ trên 40 con/m3 có thể gây chết đột ngột lúc giao nước hoặc sau
những cơn mưa lớn (Nguồn: agroviet.vn).
8


Chương 3
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu

Thời gian nghiên cứu bắt đầu từ 15/02/2011 đến 29/05/2011
Địa điểm: Phòng thí nghiệm Bệnh Học Thủy Sản, Khoa Thủy Sản, Trường Đại
Học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh.
3.2 Vật liệu, trang thiết bị và hóa chất
3.2.1 Đối tượng nghiên cứu
Cá rô bị đen thân có trọng lượng trung bình khoảng 150g.
3.2.2 Dụng cụ
Tủ lạnh, tủ đông (-20oC), tủ cấy vi khuẩn, máy votex, autoclave, kính hiển vi, cân
điện tử, máy ảnh, dụng cụ tiểu phẩu, máy sục khí, nhiệt kế, máy đo DO, các bộ test đo
chất lượng nước hiệu SERA của Đức.
Ống nghiệm, ống giữ giống, đĩa petri, que cấy, đèn cồn, lame, lamelle, pipet và các
dụng cụ cần thiết khác.
3.2.3 Hóa chất và môi trường
- Hóa chất dùng để nhuộm Gram:
+ Crystal violet
+ Dung dịch lugol
+ Dung dịch tẩy (cồn 95%)
+ Safranin
- Hóa chất nhuộm giemsa:
+ Methanol nguyên chất
+ Giemsa 10%
- Hóa chất khác:
+ Glycerol (giữ giống vi khuẩn)
+ Dầu soi kính
9


+ Thuốc thử Catalase
+ Đĩa giấy thử Oxydase (của Công ty Nam Khoa)
- Các môi trường:

+ BHIA: cấy phân lập vi khuẩn
+ R - S: kiểm tra vi khuẩn Aeromonas sp.
+ McC: kiểm tra vi khuẩn thuộc nhóm đường ruột
+ Môi trường thử phản ứng ESC
+ O-F: kiểm tra khả năng sử dụng gluco của vi khuẩn trong điều kiện có
oxy và không có oxy.
+ MOB: thử tính di động của vi khuẩn.
3.3 Phương pháp nghiên cứu
Tiến hành 2 đợt thu mẫu, mỗi đợt thu 20 cá có biểu hiện đen thân tại các ao
nuôi cá rô thâm canh ở An Giang.
Đo các chỉ tiêu môi trường như nhiệt độ, pH, NH 3 , DO của nước trong ao nuôi.
Quan sát và ghi nhận các triệu chứng và bệnh tích bên ngoài và bên trong.
Kiểm tra nội ký sinh trùng và ngoại ký sinh trùng ở cá.
Cấy phân lập vi khuẩn từ gan, thận và lách.
Thực hiện nhuộm tươi các mẫu mô chấm đối với gan và lách của cá.
Làm mẫu phết máu, nhuộm Giemsa để kiểm tra ký sinh trùng trong máu.
Định danh các chủng vi khuẩn thu được bằng các bộ test Api 20E và Api
20Strep
3.3.1 Phương pháp đo các chỉ tiêu môi trường
Các chỉ tiêu môi trường gồm DO, pH, NH 3 được đo bằng test Sera của Đức,
riêng nhiệt độ được đo bằng nhiệt kế.
3.3.2 Phương pháp kiểm tra ký sinh trùng
♦ Kiểm tra ngoại ký sinh trùng
Đặt cá trong khay nhôm sạch, giữ ẩm.
Quan sát triệu chứng lâm sàng:
- Trước tiên quan sát bằng mắt thường, chú ý màu sắc, xem trên thân có
các hiện tượng như bị tổn thương, u nhọt, vết đen, loét, đốm trắng ở da và mang cũng
10



như các ký sinh trùng lớn (đĩa, giáp xác…) bám trên da, vẩy cá để chẩn đoán sơ bộ
bệnh cá.
- Cân trọng lượng, đo chiều dài và chụp hình cá
- Dùng dao cạo lấy nhớt ở nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể cá: da, vây…
đủ để dàn đều cho 1 lamelle (20 x 20mm). Sau đó dùng lamelle gạt nhẹ nhớt cạo được
để lên lame, nhỏ lên đó 1 - 2 giọt nước sạch rồi dùng lamelle dàn mỏng lớp nhớt trên
lame. Đặt lamelle lên và quan sát dưới kính hiển vi.
- Dùng kéo cắt bỏ nắp mang rồi quan sát bằng mắt thường. Cắt cung
mang, dùng kẹp lấy ra quan sát bằng mắt thường, sau đó quan sát dưới kính hiển vi từ
độ bội giác nhỏ đến lớn.
♦ Kiểm tra nội ký sinh trùng
Mổ xoang bụng, khi mổ phải cẩn thận tránh làm hỏng các cơ quan bên
trong. Để mổ xoang bụng, dùng kéo cắt một đường ngang trước lỗ hậu môn một ít
không làm hỏng ruột. Trước hậu môn 1cm dùng kéo cắt 2 đường song song với đường
bụng và đường bên, đường thứ 3 song song rìa nắp mang và cắt 2 đường bên. Tách rời
một bên xoang bụng cho thấy nội tạng bên trong.
Trước tiên quan sát bằng mắt thường màu sắc của các cơ quan bên trong, sự
viêm loét của nội tạng và các hiện tượng khác nếu có trong cơ thể cá.
Lấy ruột ra cùng với dạ dày, để vào đĩa petri, thường xuyên nhỏ vài giọt
nước sạch để mẫu không bị khô và dính vào nhau.
Ruột chia thành từng phần, mỗi phần dùng kéo mổ dọc lấy những thức ăn
chưa tiêu hóa hết. Sau đó cạo nhớt ở thành ruột, ép và xem dưới kính hiển vi.
3.3.3 Phương pháp cấy phân lập vi khuẩn
Dùng kéo mỗ xoang bụng của cá, giống với cách mổ đã trình bày ở phần kiểm
tra nội ký sinh trùng trong phần 3.3.2
Dùng bông gòn tẩm cồn lau sạch máu và dịch xoang bụng (nếu có).
Quan sát và ghi nhận biểu hiện của các nội quan.
Tách lấy cơ quan cần phân lập để lên miếng bông gòn đã tẩm cồn để xác trùng.
Dùng kéo cắt ngang một phần của các cơ quan này.


11


Chấm phần vừa cắt lên mặt đĩa thạch đã chuẩn bị sẵn sao cho phần mặt cắt tiếp
xúc với mặt thạch. Thao tác này cần được tiến hành nhanh và gần ngọn lửa đèn cồn để
tránh bị nhiễm tạp.
Từ vết chấm cấy ria trên mặt thạch BHIA.
Sau khi cấy xong đặt đĩa thạch vào tủ 3 ở 30oC, trong 24 – 48 giờ
3.3.4 Phương pháp cấy thuần
Các khuẩn lạc thu được sau khi cấy phân lập từ cá bệnh chọn những khuẩn lạc
mọc trên đường cấy có hình dạng và màu sắc giống nhau với số lượng nhiều để cấy
thuần và định danh.
Cách tiến hành:
+ Dùng que cấy vòng chọn khuẩn lạc cần cấy thuần cấy ria trên môi trường
BHIA đã được chuẩn bị sẵn, cần thực hiện nhanh và gần ngọn lửa đèn cồn đề tránh bị
nhiễm tạp.
+ Sau khi cấy xong đặt đĩa thạch vào tủ ủ ở 30oC, trong 24 - 48h.
3.3.5 Phương pháp nhuộm gram mẫu mô chấm
♦ Mẫu mô chấm
+ Cắt một khối mô nhỏ, dùng kẹp gấp mẫu mô chấm lên tấm lame những
vết chấm theo nguyên tắt vết chấm sau nhẹ hơn vết chấm trước.
+ Để khô tự nhiên và tiến hành nhuộm gram.
♦ Phương pháp nhuộm gram
+ Nhỏ Crystal violet lên mẫu trong 30 giây.
+ Đổ bỏ Crystal violet, rửa lại bằng nước cất.
+ Cho dung dịch Lugol cố định màu crystal violet trong 1 phút.
+ Đổ bỏ Lugol rửa lại với nước cất.
+ Nghiêng lame, nhỏ dung dịch tẩy (cồn 95%) đến khi mất màu hoàn toàn,
rửa lại bằng nước.
+ Cho dunh dịch Safranin lên vết bôi trong 60- 80 giây.

+ Đổ bỏ dung dịch, rửa nước, để khô lame.

12


3.3.6 Phương pháp nhuộm mẫu máu
♦ Phương pháp lấy máu cá:
Dùng kim tiêm 1 cc tiêm vào động mạch cuốn đuôi, hướng kim nghiêng so
với cá 300. Khi kim tiêm chạm phải xương sống của cá thì dừng lại, đưa mũi kim lệch
về phía bụng cá, rút nhẹ pittông cho máu chảy lên.
♦ Phương pháp tạo vết phết mẫu máu:
Nhỏ 1 giọt máu có đường kính khoảng 4 mm trên 1 lame sạch gần ở phía
cuối của lame như hình 3.1. Dùng 1 lame sạch khác đặt nghiêng 1 góc 450 tại vị trí giọt
máu sau đó dàn đều mẫu máu trên lam bằng cách kéo ngược như hình 3.2. Sau đó để
khô tự nhiên và tiến hành nhuộm Giemsa.

Hình 3.1: Vị trí nhỏ máu trên lame

Hình 3.2 : Cách đặt lame và hướng kéo lame
♦ Phương pháp nhuộm mẫu máu:
Mẫu máu sau khi tạo vết phết trên lame để khô tự nhiên, sẽ được cố định
trong Metanol nguyên chất trong 30 giây sau đó rửa lại với nước. Chuẩn bị dung dịch
13


Giemsa 10%, nhuộm mẫu máu đã cố định vào dung dịch Giemsa 10% trong 30 phút.
Rửa bằng nước cất rồi để khô tự nhiên, xem dưới kính hiển vi có giọt dầu.
3.3.7 Phương pháp định danh sơ bộ
3.3.7.1 Phương pháp nhuộm Gram
♦ Phương pháp thực hiện

+ Nhỏ 1 giọt nước muối sinh lí lên lame.
+ Dùng que cấy vòng đã khử trùng để nguội, chọn lấy một khuẩn lạc
riêng lẽ. Chuyển khuẩn lạc sang lame nơi có nước muối sinh lí. Dùng que cấy vòng
trang đều tạo thành vết bôi để khô tự nhiên trong không khí.
+ Sau khi vết bôi đã khô ta cố định mẫu bằng cách hơ thật nhanh mẫu
qua ngọn lửa đèn cồn 3 – 4 lần. Không được hơ quá nóng vì sẽ làm các tế bào co lại.
+ Phủ dung dịch Crystal violet lên vết phết, để 1 phút. Rửa bằng nước và
nghiêng lame cho ráo nước.
+ Phủ dung dịch Lugol lên vết phết, để 1 phút. Rửa bằng nước
+ Nhúng lame vào cồn 95% khoảng 30 giây. Rửa bằng nước.
+ Phủ dung dịch Fuschin lên vết phết, để 30 giây. Rửa nước.
+ Để khô và quan sát dưới vật kính dầu.
♦ Cách đọc kết quả:
+ Vi khuẩn bắt màu tím là gram dương (G+)
+ Vi khuẩn bắt màu hồng là gram âm (G-)
3.3.7.2 Thử nghiệm về khả năng di động của vi khuẩn bằng cách xem trực tiếp
dưới kính hiển vi
Phương pháp thực hiện: Nhỏ một giọt nước muối sinh lí lên lame, dùng pipet
pasteur chạm vào khuẩn lạc của chủng vi khuẩn cần xác định, trộn đều khuẩn lạc vừa
chọn trên giọt nước muối sinh lí, đậy lamelle lên và quan sát di động ở vật kính dầu.
3.3.7.3 Thử nghiệm Catalase
Nhằm xác định sự có mặt của enzyme Catalase của một số vi khuẩn hô hấp kị
khí tùy ý. Catalase giúp vi khuẩn kị khí không bị ngộ độc khi môi trường có oxy
không khí bởi sự hình thành H 2 O 2.
Catalase xúc tác phản ứng:
2H 2 O 2 → 2H 2 O + O 2
14



×