Tải bản đầy đủ (.pdf) (61 trang)

TÌM HIỂU KỸ THUẬT SẢN XUẤT GIỐNG CÁ TRA ( Pangasius hypophthalmus Sauvage, 1878) TẠI CÔNG TY KISIMEX

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.11 MB, 61 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

TÌM HIỂU KỸ THUẬT SẢN XUẤT GIỐNG CÁ TRA
( Pangasius hypophthalmus Sauvage, 1878)
TẠI CÔNG TY KISIMEX

Họ và tên sinh viên: Nguyễn Thị Uyên
Ngành: Nuôi Trồng Thủy Sản
Chuyên ngành: Ngư Y
Niên khóa: 2007- 2011

Tp.Hồ Chí Minh
Tháng 8/2011
1


TÌM HIỂU KỸ THUẬT SẢN XUẤT GIỐNG CÁ TRA
( Pangasius hypophthalmus ) TẠI CÔNG TY KISIMEX

Thực hiện bởi

NGUYỄN THỊ UYÊN

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng kỹ sư
ngành Nuôi Trồng Thủy Sản - Chuyên ngành Ngư Y

Giáo viên hướng dẫn:
NGÔ VĂN NGỌC



Tháng 8 năm 2011

2


CẢM TẠ
Chúng tôi xin chân thành cảm tạ:
Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh
Ban Chủ Nhiệm Khoa Thủy Sản
Cùng toàn thể quý thầy cô Khoa Khoa Học, Khoa Thủy Sản đã tận tình giảng và
truyền đạt kiến thức cho tôi trong suốt khóa học.
Đặc biệt với lòng biết ơn sâu sắc xin gửi đến thầy Ngô Văn Ngọc đã tận tình
hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và thực hiện tốt đề tài tốt nghiệp.
Ban giám đốc công ty TNHH KISIMEX - Tân Hiệp – Kiên Giang, kỹ sư Hoàng
Đức Long. Cùng toàn thể các anh chị của Trại cá giống công ty đã tạo mọi điều kiện
thuận lợi và giúp đỡ tôi thực hiện nghiên cứu này.
Xin Chân thành cảm ơn bố mẹ, các bạn sinh viên khoa thủy sản khóa 33 đã động
viên giúp đỡ tôi trong những năm học tập và thời gian thực hiện đề tài.
Do hạn chế về thời gian cũng như kiến thức nên bài luận văn này không thể tránh
khỏi những thiếu sót, tôi rất mong đón nhận những ý kiến đóng góp của thầy cô và các
bạn để bài luận văn này hoàn chỉnh hơn.

3


TÓM TẮT
Đề tài “Tìm Hiểu Kỹ Thuật Sản Xuất Giống Cá Tra Tại Công Ty KISIMEX ”
được thực hiện trong khoảng thời gian từ 01/03/2011đến 10/06/2011 tại Trại sản xuất
giống của Công ty cổ phần Thủy Sản Kiên Giang.

Nội dung đề tài bao gồm: Tìm hiểu quy trình sinh sản nhân tạo và ương nuôi cá
tra bột lên cá hương, theo dõi các chỉ tiêu chất lương nước, theo dõi mức tăng trưởng của
cá ương nuôi đến giai đoạn cá hương 45 ngày.
Kết quả đạt được:
Về sinh sản:
Kích thích rụng trứng bằng HCG (Trung Quốc, Việt Nam) với tổng liều 5.500
IU/Kg cá cái. Sử dụng phương pháp tiêm nhiều lần (4 lần). Khoảng cách giữa các liều
dẫn và liều sơ bộ cách nhau 24 giờ, riêng liều sơ bộ cách liều quyết định là 8 giờ.
Thời gian hiệu ứng từ 8 giờ đến 8 giờ 30 tính từ lúc tiêm liều quyết định ở nhiệt
độ nước 28 – 300C. Sức sinh sản thực tế 78.947 - 163.265 trứng/kg cá cái. Tỷ lệ rụng
trứng 100%. Tỷ lệ thụ tinh từ 80 - 98%. Tỷ lệ nở từ 31 - 98%. Thời gian nở từ 18 - 20
giờ.
Về ương nuôi:
Ương từ cá bột lên cá hương sau 45 ngày tuổi với mật độ ương 800 con/ m2 đạt
chiều dài dao động từ 8,36 ± 0,78 (cm) đến 8,52 ± 0,64 (cm); trọng lượng trung bình từ
7,2 - 8,0g và tỷ lệ sống 13,3 – 18,75%.

4


MỤC LỤC
MỤC

TRANG

Trang Tựa ............................................................................................. .................

i

Cảm Tạ ................................................................................................. .................


ii

Tóm Tắt ................................................................................................ .................

iii

Mục Lục ................................................................................................ .................

iv

Danh Sách Các Bảng ............................................................................ .................

viii

Danh Sách Các Hình............................................................................. .................

ix

Danh Sách Các Chữ Viết Tắt ............................................................... .................

x

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU .................................................................. .................

1

1.1 Đặt Vấn Đề...................................................................................... .................

1


1.2 Mục Tiêu Đề Tài ............................................................................. .................

2

Chương 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU................................................... .................

3

2.1 Đặc Điểm Sinh Học ........................................................................ .................

3

2.1.1 Phân loại ...................................................................................... .................

3

2.1.2 Đặc điểm phân bố ........................................................................ .................

3

2.1.3 Đặc điểm hình thái....................................................................... .................

4

2.1.4 Đặc điểm sinh thái ....................................................................... .................

4

2.1.5 Đặc điểm dinh dưỡng .................................................................. .................


4

2.1.6 Đặc điểm sinh trưởng .................................................................. .................

5

2.1.7 Đặc điểm sinh sản ........................................................................ .................

6

2.1.8 Chất kích thích sinh sản sử dụng trong sinh sản nhân tạo ........... .................

6

2.1.8.1 HCG (Human Chorionic Gonadotropin) .................................. .................

6

2.1.8.2 GnRH (Gonadotropin Releasing Hormone) ............................. .................

6

5


2.1.8.3 Chất kháng Dopamine .............................................................. .................

7


2.2 Hiện Trạng Sản Xuất Cá Giống và Nhu Cầu Cá Tra Hiện Nay ......................

8

2.3 Giới Thiệu Công Ty KISIMEX – Tân Hiệp – Kiên Giang ............ .................

10

2.4 Vị Trí Địa Lý và Điều Kiện Cơ Sở Nơi Tiến Hành Khóa Luận .... .................

11

2.4.1 Vị trí địa lý ................................................................................... .................

11

2.4.2 Cơ sở vật chất ............................................................................. .................

11

CHƯƠNG 3: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....... .................

12

3.1 Thời Gian và Địa Điểm .................................................................. .................

12

3.2 Đối Tượng Nghiên Cứu .................................................................. .................


12

3.3 Vật Liệu và Phương Pháp ............................................................... .................

12

3.3.1 Vật liệu và trang thiết bị .............................................................. .................

12

3.3.2 Phương pháp nghiên cứu ............................................................. .................

14

3.3.2.1 Thực nghiệm quy trình sản xuất giống nhân tạo ...................... .................

14

3.3.2.2 Các chỉ tiêu cần theo dõi .......................................................... .................

15

3.3.2.3 Xử lý số liệu ............................................................................. .................

16

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ....................................... .................

17


4.1 Nuôi Vỗ Cá Bố Mẹ ..........................................................................................

17

4.1.1 Ao nuôi vỗ ....................................................................................................

17

4.1.2 Cải tạo ao nuôi vỗ ........................................................................ .................

17

4.1.3 Chọn cá bố mẹ ............................................................................. .................

17

4.1.4 Mùa vụ nuôi vỗ ............................................................................ .................

18

4.1.5 Mật độ nuôi vỗ............................................................................. .................

18

4.1.6 Thức ăn nuôi vỗ ........................................................................... .................

18

4.1.7 Quản lý ao nuôi vỗ ...................................................................... .................


20

6


4.1.8 Kiểm tra độ thành thục của cá nuôi vỗ ........................................ .................

20

4.2 Kỹ Thuật Sinh Sản Cá Tra.............................................................. .................

20

4.2.1 Phân biệt đực cái.......................................................................... .................

20

4.2.2 Tiêu chuẩn chọn cá bố mẹ ........................................................... .................

21

4.2.3 Chuẩn bị cho cá sinh sản ............................................................. .................

21

4.2.4 Kích thích sinh sản nhân tạo cá tra .............................................. .................

22

4.2.5 Kỹ thuật vuốt trứng và gieo tinh ................................................. .................


22

4.2.6 Kỹ thuật khử dính ........................................................................ .................

23

4.2.7 Ấp trứng ..........................................................................................................

23

4.3 Kết Quả Sinh Sản Nhân Tạo .......................................................... .................

24

4.3.1 Các yếu tố môi trường nước trong thời gian cho cá sinh sản và ấp trứng.....

24

4.3.2 Kết quả các lần sinh sản .............................................................. .................

25

4.3.2.1 Thời gian hiệu ứng.................................................................... .................

25

4.3.2.2 Sức sinh sản thực tế .................................................................. .................

25


4.3.2.3 Thời gian nở.............................................................................. .................

26

4.3.2.4 Tỷ lệ thụ tinh và tỷ lệ nở........................................................... .................

26

4.4 Kỹ Thuật Ương Cá Bột lên Cá Hương ........................................... .................

27

4.4.1 Ao ương ....................................................................................... .................

27

4.4.2 Cải tạo ao ương ............................................................................ .................

27

4.4.3 Thả cá .......................................................................................... .................

28

4.4.4 Quản lý – chăm sóc ..................................................................... .................

28

4.4.4.1 Cho ăn – thức ăn ....................................................................... .................


28

4.4.4.2 Thay nước ................................................................................. .................

30

4.4.4.3 Phòng bệnh ............................................................................... .................

30

7


4.4.4.4 Thu hoạch ................................................................................. .................

30

4.5 Kết Quả Ương Cá Bột lên Cá Hương ............................................. .................

31

4.5.1 Các yếu tố môi trường trong ương cá .......................................... .................

31

4.5.1.1 Độ pH trong ao ương ................................................................ .................

31


4.5.1.2 Hàm lượng DO ......................................................................... .................

33

4.5.1.3 Nhiệt độ .................................................................................... .................

34

4.5.1.4 Hàm lượng amonia tổng số (NH 3 ) ........................................... .................

35

4.5.2 Sự tăng trưởng về chiều dài và trọng lượng ............................... .................

36

4.5.3 Tỷ lệ sống .................................................................................... .................

37

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................... .................

38

5.1 Kết Luận ......................................................................................... .................

38

5.2 Kiến Nghị ....................................................................................... .................


38

TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................... .................

40

PHỤ LỤC

8


DANH SÁCH CÁC BẢNG

2.1

TRANG
Thành phần thức ăn trong ruột cá tra ngoài tự nhiên ................................. 5

2.2

Năng lực sản xuất cá tra giống và nhu cầu cá tra giống cáctỉnh, 2009 ... 9

4.1

Công thức thức ăn trong 1000 kg thức ăn công nghiệp ......................... 19

4.2

Các yếu tố môi trường nước trong sinh sản nhân tạo ............................. 24


4.3

Kết quả sinh sản nhân tạo cá tra ...........................................................

25

4.4

Các yếu tố môi trường nước trong ương cá..........................................

31

4.5

Chiều dài và trọng lượng trung bình cá trong ương cá.........................

36

4.6

Kết quả ương nuôi từ cá bột lên cá hương ...........................................

37

9


DANH SÁCH CÁC HÌNH VÀ ĐỒ THỊ
TRANG
Hình 3.1


Nhà sản xuất giống.......................................................................... 12

Hình 3.2

Bể chứa cá bố mẹ - Bể dưỡng cá tra bột ......................................... 13

Hình 3.3

Kích dục tố HCG.............................................................................. 14

Hình 4.1

Ao nuôi cá bố mẹ ............................................................................. 17

Hình 4.2

Thức ăn nuôi vỗ cá bố mẹ - Vitamin ADE ...................................... 18

Hình 4.3

Cá tra cái .......................................................................................... 20

Hình 4.4

Kiểm tra trứng cho sinh sản ............................................................. 21

Hình 4.5

Vị trí tiêm ......................................................................................... 22


Hình 4.6

Vuốt trứng ........................................................................................ 23

Hình 4.7

Dung dịch tanin 0,5%....................................................................... 23

Hình 4.8

Hệ thống bình weis .......................................................................... 24

Hình 4.9

Cải tạo ao ương ................................................................................ 27

Hình 4.10

Cấp nước ao ương ............................................................................ 28

Hình 4.11

Thức ăn dùng trong ương nuôi......................................................... 29

Hình 4.12

Cho cá ăn .......................................................................................... 29

Hình 4.13


C-Maxi và TF-Men 3 ....................................................................... 30

Đồ thị 4.1

Sự biến đổi pH trong ao ương đợt 1................................................. 32

Đồ thị 4.2

Sự biến đổi pH trong ao ương đợt 2................................................. 32

Đồ thị 4.3

Sự biến đổi hàm lượng DO trong ao ương đợt 1 ............................. 33

Đồ thị 4.4

Sự biến đổi hàm lượng DO trong ao ương đợt 2 ............................. 34

Đồ thị 4.5

Sự biến đổi nhiệt độ trong ao ương đợt 1 ........................................ 35

Đồ thị 4.6

Sự biến đổi nhiệt độ trong ao ương đợt 2 ........................................ 35

10



DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
HCG: Human chorionic gonadotropin
IU: International unit
TLSS: Tỷ lệ sinh sản
SSSTT: Sức sinh sản thực tế
TLSS: Tỷ lệ sinh sản
TLTT: Tỷ lệ thụ tinh
TLN: Tỷ lệ nở
SCSS: Số cá sinh sản
TGHƯ: Thời gian hiệu ứng
DO: Hàm lượng oxy hòa tan
NN: Nhỏ nhất
LN: Lớn nhất
TB: Trung bình
P: Trọng lượng

11


Chương 1
GIỚI THIỆU
1.1 Đặt Vấn Đề
Trong những năm gần đây, ngành Nuôi Trồng Thủy Sản Việt Nam đã phát triển
mạnh mẽ và có một vị trí khá quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Ngành nuôi trồng
thủy sản đã và đang đóng góp đáng kể trong tổng sản lượng thủy sản cả nước và cung
cấp một nguồn nguyên liệu lớn cho xuất khẩu thủy sản. Trong các loài cá nuôi thì cá tra
là một loài cá có giá trị kinh tế cao đã được phát triển nuôi nhanh chóng và phổ biến ở
các tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long, góp phần chuyển dịch cơ cấu trong nông nghiệp,
nông thôn và ngày càng trở thành đối tượng chủ lực cho xuất khẩu. Hiện nay sản phẩm
của cá tra Việt Nam đã xuất khẩu sang nhiều thị trường như: Mỹ, Châu Âu, Nhật, các

nước Châu Á và Trung Đông…
Một trong những yếu tố giúp cho nghề nuôi cá tra ở đồng bằng Sông Cửu Long phát
triển mạnh mẽ là nhờ chủ động được con giống, đáp ứng được nhu cầu của người nuôi.
Quá trình sinh sản nhân tạo cá tra đã thành công từ năm 1978 thì nghề nuôi cá tra mới
thật sự bắt đầu phát triển và được xã hội hóa ở mức ngày càng cao. Chỉ tính riêng tại tỉnh
Đồng Tháp, đến đầu năm 2010 có khoảng 300 cơ sỏ sản xuất giống cá tra với tổng diện
tích khoảng 4.000 ha, cung ứng 65 - 67% cá tra giống cho toàn vùng đồng bằng Sông
Cửu Long ( Đặng Trí Quang, 2010)
Tuy nhiên, hiện nay nguồn cung cá giống trên thị trường đang giảm, cộng với việc
thả giống đồng loạt của các hộ nuôi cá tra và doanh nghiệp đã làm cho quy luật cung cầu mất cân bằng, giá giống tăng cao, chất lượng giống chưa thật sự đảm bảo chất
lượng. Xuất phát từ thực tế trên, đề tài “Tìm Hiểu Kỹ Thuật Sản Xuất Giống Cá Tra
Tại Công Ty KISIMEX” được thực hiện.

12


1.2 Mục Tiêu Đề Tài
Đề tài được thực hiện với các mục tiêu sau:
- Tìm hiểu quy trình sản xuất giống nhân tạo cá tra tại công ty KISIMEX.
- Tìm hiểu các thông số kỹ thuật trong sản xuất giống, cách quản lý - chăm sóc cá tra
giống nhằm đảm chất lượng con giống theo hình thức nuôi công nghiệp.

13


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Đặc Điểm Sinh Học
2.1.1 Phân loại
Theo hệ thống phân loại của Robert and Vidthayvanon, 1991, cá tra được phân

loại như sau:
Lớp: Osteichthyes
Bộ: Siluriformes
Họ: Pangasiidae
Giống: Pangasius
Loài: Pangasius hypophthalmus ( Saugave, 1878)
Tên tiếng anh: Tra catfish
Tên tiếng việt: Cá tra.
2.1.2 Đặc điểm phân bố
Cá phân bố rất rộng xuất hiện ở hầu hết các lưa vực tự nhiên của hệ thống sông Cửu
Long ở các nước Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam. Ở Thái Lan, cá tra cũng xuất
hiện ở lưu vực sông Chao Pharya.
Ở nước ta những năm trước đây khi cá tra chưa cho sinh sản nhân tạo được, nguồn cá
tra bột cung cấp cho người nuôi trước đây được vớt từ sông Tiền và sông Hậu, cá trưởng
thành chỉ thấy trong ao nuôi, rất ít gặp ngoài tự nhiên do cá có tập tính di cư ngược dòng
để tìm nơi sinh sản. Cá ngược dòng từ tháng 10 đến tháng 05 năm sau, di cư về hạ lưu từ
tháng 05 đến tháng 09 hàng năm.
Cá phân bố ở cả 3 tầng nước: tầng mặt, tầng giữa và tầng đáy nhưng thường sống ở
tầng đáy. Cá có thể sống ở các thủy vực nước tĩnh và nước chảy, cá có thể sống trong ao
tù nước động có nhiều chất hữu cơ và oxy hòa tan thấp.
14


2.1.3 Đặc điểm hình thái
Cá tra là cá da trơn không vảy có thân dài, dẹp ngang, đầu nhỏ vừa phải, mắt tương
đối to, miệng rộng, có 2 đôi râu dài, vây lưng và vây ngực có gai cứng, mang răng cưa
mặt sau. Lưng màu xám đen, than có màu xám nhạt, bụng hơi bạc, vây lưng và vây bụng
xám đen, cuối vây đuôi hơi đỏ.
Cá tra có miệng rộng, răng mọc thành dãy, cơ quan tiêu hóa có dạ dày to, ruột ngắn
nên có tính ăn tạp và mồi ăn thiên về động vật, cá rất háu ăn không kén chọn thức ăn.

2.1.4 Đặc điểm sinh thái
Nhiệt độ: Nhiệt độ sống thích hợp cho cá tra tăng trưởng dao động trong khoảng
26 – 300C.
Cá tra là loài chịu lạnh kém vì cá tra là một trong những loài phân bố ở vùng nhiệt
đới, ở nhiệt độ 150C thì cường độ bắt mồi của cá giảm, nhưng cá vẫn sống, ở nhiệt độ
390C cá bơi lội không bình thường.
pH: cá có khả năng chịu đựng pH từ 5 – 11, nhưng pH cho cá thích hợp phát triển là
6,5 – 7,5. Ở pH = 5 cá có hiện tượng mất nhớt, các đôi râu teo dần, hoạt động chậm chạp,
khi pH = 11 cá sẽ hoạt động lờ đờ và mất nhớt.
Khả năng chịu mặn: cá tra sống chủ yếu ở vùng nước ngọt, không sống được ở vùng
nước mặn, nhưng có thể sống ở vùng nước lợ có độ mặn từ 10 – 14 0/ 00 (Phạm Văn
Khánh, 2000).
Oxy hòa tan: cá tra có cơ quan hô hấp phụ nên chịu được hàm lượng oxy thấp. Do
đó cá tra có nuôi trong các ao nước tù, nước bẩn, nơi có nhiều chất hữu cơ hay nuôi bè
với mật độ cao.
2.1.5 Đặc điểm dinh dưỡng
Miệng cá tra rộng, có răng sắc nhọn, gai trên cung mang thưa và ngắn nên không có
tác dụng lọc thức ăn như các loài cá ăn phiêu sinh vật. Dạ dày hình chữ U, ruột ngắn và
không gấp khúc.
Trong thủy vực tự nhiên tính ăn của cá thiên về động vật. Ở giai đoạn cá bột và cá
hương cá ăn mồi sống nên dễ ăn lẫn nhau nếu thiếu thức ăn. Khi cá lớn, cá thể hiện tính
ăn rộng. Trong điều kiện nuôi có thể cho ăn bằng rotifer, moina, artermina, thức ăn tự
15


nhiên, thức ăn chế biến và thức ăn công nghiệp, cá tra có khả năng thích nghi với nhiều
loại thức ăn khác nhau. Do đó đặc điểm này rất thuận lợi cho việc phát triển nuôi rộng rãi
loài cá này.
Ngày nay, với việc nuôi thâm canh cá tra thức ăn công nghiệp với thành phần dinh
dưỡng cân bằng đang được khuyến khích sử dụng.

Khi phân tích thức ăn trong ruột cá đánh bắt ngoài tự nhiên cho thấy thành phần thức
ăn rất đa dạng thể hiện trong Bảng 2.1.
Bảng 2.1: Thành phần thức ăn trong ruột cá tra ngoài tự nhiên
Thành phần

Tỷ lệ %

Nhuyễn thể

35,4

Cá nhỏ

31,8

Thực vật thượng đẳng

10,7

Thực vật đa bào

1,6

Giáp xác

2,3

( Nguồn: Menon và Cheko, 1995, trích bởi Phạm Văn Khánh 1996)
2.1.6 Đặc điểm sinh trưởng
Cá tra có tốc độ sinh trưởng tương đối nhanh, khi cá còn nhỏ tăng nhanh về chiều

dài. Khi trọng lượng đạt cỡ 2,5 kg trở lên mức độ tăng trưởng nhanh hơn so với chiều dài
cơ thể. Cá ương trong ao sau 1 tháng có thể đạt chiều dài 4 – 6 cm và sau 2 tháng đạt
10 – 12 cm. Cá có khối lượng 10g sau 1 năm đạt 1,5 – 2 kg và sau 2 năm đạt 4,4 kg với
điều kiện thức ăn đầy đủ, môi trường trong sạch.
Mức độ tăng trưởng của cá tùy thuộc vào điều kiện môi trường sống và thức ăn.
Trong tự nhiên đã bắt được cá nặng 18 kg hoặc có con dài tới 1,8 m; cá có thể sống
trên 20 năm.

16


2.1.7 Đặc điểm sinh sản
Trong tự nhiên, mùa vụ sinh sản của cá tra từ tháng 6 đến tháng 7 hàng năm, cá có
tập tính di cư ngược dòng sông Mekong sang Campuchia và khu vực Thankthon của
Lào.
Trong sinh sản nhân tạo, cá cái thường thành thục lần đầu ở 4 tuổi, cá đực thành
thục ở 3 tuổi, trọng lượng khi thành thục trung bình khoảng 3 – 4 kg, chiều dài tối thiểu
là 60cm. Cá tra cái cùng tuổi thì có trọng lượng lớn hơn cá tra đực 30 - 40%.
Sức sinh sản của cá tra khoảng 139.000 – 150.000 trứng/kg cá cái. Hệ số thành
thục cá tra cái ngoài tự nhiên dao động từ 3,0 – 12,57% ; cá tra đực 0,83 – 2,1% (Trần
Thanh Xuân , 1994).
Trứng cá tra thuộc dạng trứng dính, nở sau 17 – 21 giờ ở nhiệt độ 25 – 300C. Nếu
nhiệt độ nước thấp hơn 240C thì trứng cá khó nở, do phôi cá không phát triển được. Nếu
nhiệt độ cao quá 320C thì trứng bị hỏng hoàn toàn. Trứng khi đẻ có đường kính từ
1,0 – 1,1mm; sau khi trương nước khoảng 1,5 – 1,6 mm. Sau khi nở, cá tra bột có chiều
dài khoảng 2,98 mm.
2.1.8 Chất kích thích sinh sản sử dụng trong sinh sản nhân tạo
2.1.8.1 HCG (Human Chorionic Gonadotropin)
HCG được phát hiện bởi Zondec và Ascheis vào năm 1927. HCG là kích dục tố
màng đệm hay kích dục tố nhau thai, chiết suất từ nước tiểu hoặc nhau thai của người

phụ nữ mang thai vào thời kì đầu. HCG có tác dụng duy trì thể vàng, mang bản chất là
một glycoprotein. Vì thế việc chiết xuất HCG dựa vào nguyên lý tách protein tan trong
nước.
HCG là loại kích dục tố dị chủng được dùng có hiệu quả cho nhiều loại cá.
Đơn vị tính của HCG khi sử dụng là IU/kg (International Unit).
2.1.8.2 GnRH (Gonadotropin Realeasing Hormone )
GnRH là hormone phóng thích kích dục tố từ tuyến yên, nó còn có các tên khác
như GRH, LH-Rha, LH-RH (Luteinizing hormone - releasing hormone), LRH, FSH RH. Là một hoạt chất tổng hợp tương từ một loại hormone nội sinh, GnRH không có tác
dụng trực tiếp lên tuyến sinh dục (buồng trứng, buồng tinh) mà thông qua não thùy
17


(tuyến yên) để kích thích sự phát triển của tuyến sinh dục, cũng như gây chín và rụng
trứng. Khi tiêm GnRH cho cá, não thùy của cá tiết ra kích dục tố nội sinh, kích thích cá
đẻ. Do tác dụng gián tiếp này mà GnRH có thời gian hiệu ứng dài hơn so với các loại
kích dục tố khác.
Từ việc xác định được trình tự aminoacid (aa) trong cấu tạo của các GnRH,
người ta đã tạo ra những chất tương đồng gọi là GnRHa (a: Analog) có hoạt tính đặc biệt
cao được dùng trong thực tiễn sản xuất.
GnRHa trên cơ bản giống với các GnRH tự nhiên nhưng có một số mắt xích
aminoacid trên chuỗi peptid được thay đổi. Các chất tổng hợp này thường chỉ có 99 aa.
Chính nhờ sự thay thế các aa tại một số vị trí mà phân tử GnRH ít bị phân giải bởi các
enzyme, cho nên hoạt tính được tăng lên hàng chục đến hàng trăm lần so với các hợp
chất tự nhiên.
Có thể nói tất cả các GnRH đều có tác dụng gây phóng thích kích dục tố ở cá, vì
thế chúng có thể được dùng làm chất kích thích sinh sản cho tất cả các loài.
GnRH có lợi thế giá rẻ, hoạt tính ổn định nếu được bào chế và bảo quản tốt, không
gây phản ứng miễn dịch. Tuy nhiên, cá bố mẹ sau khi tiêm GnRH và đã đẻ xong thì
tuyến yên không còn kích dục tố dẫn đến kéo dài thời gian tái phát dục.
Bên cạnh việc dùng các GnRH tiêm một lần hay hai lần gân nhau để kích thích

rụng trứng và sinh sản ở cá, các chất này có thể được cấy vào cá ở những giai đoạn khác
nhau để thúc đẩy sự tao noãn hoàng, sự thành thục và cho chúng đẻ đồng loạt.
2.1.8.3 Chất kháng Dopamine
Dopamine là một trong những chất truyền thần kinh. Hầu hết cá biển và các loài
cá thuộc họ cá hồi có thể chỉ kích thích sinh sản bằng LH - Rha đơn độc.
Đối với các loài cá khác như họ cá chép, họ cá da trơn thì Dopamine giữ vai trò
rất quan trọng trong việc ức chế sự tiết kích dục tố não thùy của chúng. Vì thế việc sử
dụng đồng thời LH - Rha và chất kháng Dopamine mới có hiệu quả gây rụng trứng trên
các loài cá này.
Các chất kháng Dopamine gồm: Domperidone (DOM), Pimozide, Sulpiride,
Metoclopramide.
18


2.2 Hiện trạng sản xuất cá giống và nhu cầu cá tra hiện nay
Theo thống kê của Tổng cục Thủy sản ( thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn), số lượng cơ sở sản xuất cá tra giống hiện nay đã giảm 82% so với năm 2009, chỉ
có 175 cơ sở. Mặt khác, các cơ sở này cũng thu hẹp về diện tích so với các năm trước
nên sản lượng cá tra giống sụt giảm nghiêm trọng. Việc sản xuất cá giống tập trung nhiều
nhất ở Đồng Tháp, An Giang, Cần Thơ, Tiền Giang.
Theo thống kê của ngành nông nghiệp tỉnh Đồng Tháp, toàn tỉnh có 1 trung tâm
giống của tỉnh, 5 trại của huyện và gần 40 cơ sở sản xuất trong dân, hằng năm cung cấp
khoảng 1,3 tỷ con giống ra thị trường. Trong đó, chỉ khoảng 25% cơ sở có đăng ký kinh
doanh, tổ chức sản xuất thường xuyên với diện tích lớn, sản lượng nhiều, còn phần lớn
các cơ sở còn lại sản xuất không ổn định, khi nào giá cá giống cao thì họ làm, còn khi giá
cá giống thấp lại nghỉ. Riêng tại Tiền Giang, năm nay chỉ có 1 trại sản xuất cá tra bột
( thuộc trung tâm giống của tỉnh) và khoảng 200 cơ sở ương cá tra giống với diện tích
ương là 70 ha, giảm gần 40% so với năm 2008.
Hiện trạng sản xuất cá tra hiện nay đang phát triển theo quy luật cung - cầu và quy
luật giá trị, nhưng chưa được quản lý chặt chẽ mà mang tính tự phát, vì lợi nhuận trước

mắt. Khi cá nguyên liệu được giá, diện tích nuôi tăng lên, giống trở nên khan hiếm sẽ bị
đẩy giá lên cao. Khi đó xảy ra tình trạng sản xuất giống chạy theo số lượng mà không để
ý đến chất lượng. Hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh như tăng giá giống, xuất bán
theo cỡ nhỏ, buôn bán dịch vụ giống lòng vòng làm cho con giống yếu đi không đảm bảo
chất lượng. Nhiều cơ sở ương dưỡng, dịch vụ giống mới được hình thành một cách vội
vàng không đảm bảo điều kiện sản xuất, kinh doanh theo quy định. Khi cá nguyên liệu bị
hạ giá, khó tiêu thụ thì các trại sản xuất cá giống thường không để ý tới nuôi dưỡng đàn
cá bố mẹ, cho ăn cầm chừng, thậm chí cắt giảm lượng thức ăn, cá phát dục kém. Nhưng
nếu ngay sau đó cá nguyên liệu tiêu thụ đạt giá cao, nhu cầu giống tăng lên thì đàn cá bố
mẹ bị bỏ đói lại được sử dụng ngay để sinh sản, lạm dụng thuốc kích dục tố liều cao để
ép cho cá đẻ nhiều lần trong năm, trứng non, nhỏ, phát triển không đều nên cá bột rất
yếu, tỷ lệ ương lên cá giống đạt rất thấp. Nghề nuôi cá tra ở đồng bằng sông Cửu Long
19


ngày càng bộc lộ nhiều điểm yếu, từ sự cạnh tranh thiếu lành mạnh ở thị trường xuất
khẩu, khủng hoảng thiếu thừa nguyên liệu, vấn đề kiểm soát chất lượng con giống. Vì
vậy, để phát triển bền vững nghề nuôi cá tra xuất khẩu, ngay từ bây giờ các cơ quan chức
năng cần có những giải pháp thật hiệu quả để giải quyết những bất cập còn tồn động, mà
đặc biệt hiện nay là vấn đề kiểm soát chất lượng con giống và nâng cao chất lượng đàn
cá bố mẹ.
Bảng 2.2 Năng lực sản xuất cá tra giống và nhu cầu các tỉnh, 2009
Cơ sở sản xuất giống

Sản lượng cá giống
( triệu con)

Địa phương

Trại sx

cá bột

Cơ sở ương

Nhu cầu

Sản xuất

1

An Giang

12

642 ha (2072 hộ)

400

280

2

Bến Tre

1

40 ha (30 hộ)

120


40

3

Cần Thơ

2

400 ha (150 hộ)

300

400

4

Đồng Tháp

88

790 ha (chưa thống kê)

410

700

5
6

Hậu Giang

Kiên Giang

3
2

16 ha ( 19 hộ)
6 ha (2 hộ)

90
30

35
1–2

7

Sóc Trăng

2

2 ha (3 hộ)

70

2–3

8

Tiền Giang


2

300 ha (1.300 hộ)

60

300

9

Trà Vinh

1

30 ha (21 hộ)

13

20

10

Vĩnh Long

3

25 ha (60 hộ)

150


50

2.251ha (3.657 hộ)

1.643

1.830

TT

Tổng cộng
116
( Phan Thành Thuận, 2010)

20


2.3. Giới thiệu công ty KISIMEX – Tân Hiệp – Kiên Giang
Tỉnh Kiên Giang là một tỉnh có ngư trường đánh bắt thủy hải sản nhất nước.
Ngoài việc đánh bắt tỉnh còn có lợi thế về nuôi trồng thủy hải sản như nuôi tôm sú, nuôi
cá tra... Công ty KISIMEX được tọa lạc ngay vùng trung tâm nên rất có thế mạnh về sản
lượng nguyên liệu đầu vào phục vụ cho chế biến, xuất khẩu và tiêu thụ nội địa.
Tiêu chí hàng đầu của Công ty đặt ra là vấn đề chất lượng nên từ đó Công ty luôn
tăng cường kiểm soát, kiểm tra chặt chẽ vấn đề kháng sinh và truy xuất nguồn gốc
nguyên liệu tạo nên vòng tròn khép kín từ khâu sản xuất, chế biến thức ăn, sản xuất con
giống, nuôi trồng đến khâu chế biến và xuất khẩu, các sản phẩm của công ty luôn được
sự tín nhiệm của các khách hàng trên toàn thế giới. Hệ thống các thành viên trong công
ty bao gồm :
Xí nghiệp KISIMEX Kiên giang (DL 110): Chuyên sản xuất cá tra.
Xí nghiệp KISIMEX An Hoà (DL 120): Chuyên sản xuất mực.

Xí nghiệp KISIMEX Rạch Giá (DL144): Chuyên sản xuất chả cá, mực
Xí nghiệp KISIMEX Kiên lương (DL 166 , HK320): Chuyên sản xuất tôm.
Xí nghiệp KISIMEX Phú Quốc: Chuyên sản xuất mực.
Xí nghiệp KISIMEX Bình an: Chuyên sản xuất chả cá.
Xí nghiệp KISIMEX Tân Hiệp: Chuyên nuôi trồng và chế biến thức ăn.
Xí nghiệp KISIMEX Rạch sỏi: Chuyên sửa chữa cơ khí và sản xuất bao bì.
Chi Nhánh TP. Hồ Chí Minh
Chi Nhánh TP. Hà Nội
Chi Nhánh Hà Tiên
Sản lượng sản xuất bình quân trong tháng của mỗi đơn vị đạt từ 400 đến 600 tấn.
Các sản phẩm được xuất khẩu vào các thị trường trên thế giới. Trong đó thị trường chính
là Nhật, Châu âu, Hàn Quốc, Đài Loan, Nga và Mỹ.

21


2.4 Vị Trí Địa Lý và Điều Kiện Cơ Sở Nơi Tiến Hành Khóa Luận
2.4.1 Vị trí địa lý
Trại được xây dựng tại xã Thạnh Đông, huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang. Địa
hình bằng phẳng giao thông thuận lợi, phía Bắc giáp sông Cái Sắn, nước ngọt quanh
năm, là nguồn nước chính cung cấp cho trại. Tân Hiệp hiện có 5 tuyến kênh trục và 49
tuyến kênh ngang, 85% dân cư sinh sống dọc theo các tuyến kênh này, với biên độ nhiệt
20 – 350C ( pH nước từ 6 – 7,5) nguồn nước này được lấy từ sông Hậu có các chỉ tiêu
thủy lý hóa thích hợp cho sản xuất giống và nuôi cá tra thương phẩm theo hình thức
công nghiệp, thuộc vùng cửa sông gần vịnh Thái Lan nên phụ thuộc vào chế độ nhật
chiều biển Tây của Vịnh và lưu lượng nước từ sông Hậu đổ về.
2.4.2 Cơ sở vật chất
Trại được chia làm nhiều khu: Khu vực ương nuôi và nuôi vỗ, khu sản xuất
giống, khu nhà điều hành, khu nhà máy chế biến thức ăn gia súc - thủy sản, khu nuôi
thương phẩm.

Trại có 7 ao ương các loại có diện tích từ 1.000 m2 đến 5.000 m2. Khu ấp và đẻ cá
có 2 bể chữa cá bố mẹ 3 m3, 9 bể dưỡng cá tra bột 2 m3, 1 bể thu cá tra bột 2 m3, 1 hệ
thống lọc cơ học 4 m3, 1 hệ thống ấp bằng bình weis.

22


Chương 3
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Thời Gian và Địa Điểm
Đề tài thực hiện từ 01/03/2011 đến 10/06/2011 tại Trại sản xuất giống của Xí
Nghiệp Nuôi Trồng và Chế Biến Thức Ăn Gia Súc Tân Hiệp, thuộc Công Ty Cổ Phần
Thủy Sản Kiên Giang.
3.2 Đối tượng nghiên cứu
Cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) bố mẹ có trọng lượng trung bình 6 – 7,5
kg/con.
Cá tra bột nuôi đến giai đoạn cá hương 45 ngày.
3.3 Vật Liệu Và Phương Pháp
3.3.1 Vật liệu và trang thiết bị
- Nhà sản xuất giống được xây dựng kiên cố, mái che được lợp bằng tôn lạnh.

Hình 3.1: Nhà sản xuất giống

23


Hình 3.2: Bể chứa cá bố mẹ - Bể dưỡng cá tra bột
Bể composite chứa cá bố mẹ: 3 m3
Bể dưỡng và thu cá tra bột:2 m3
Hệ thống lọc cơ học: 4 m3

Tháp nước: 2 m3
Hệ thống ống nước đường kính 49 mm
Máy bơm chìm 0,5 HP, motor bơm nước 2 HP
Băng ca kiểm tra cá
Cân điện tử 2 số lẻ
Cân đồng hồ 60 kg
Lưới kéo kiểm tra cá bố mẹ
- Kích dục tố sử dụng
Sử dụng kích dục tố HCG của Việt Nam và Trung Quốc sản xuất, đơn vị dùng IU
(International Unit) sản xuất dưới dạng đông khô và đóng gói trong các lọ thủy tinh với
lượng 10.000 IU/lọ. Thuốc được hòa tan trong nước cất hoặc nước muối sinh lý trước khi
sử dụng.

24


Hình 3.3: Kích dục tố HCG
Các dụng cụ phục vụ cho sản suất nhân tạo: lông gà, tanin, nước muối sinh lý
0,9%, ống tiêm, kim tiêm, nhiệt kế, test pH, O 2 , NH 3 , máy ảnh, thước đo, thau dùng để
hứng trứng, khăn khô, que thăm trứng, băng ca, cân.
3.3.2 Phương Pháp Nghiên Cứu
3.3.2.1 Thực nghiệm quy trình sản xuất giống nhân tạo
- Tham gia trực tiếp vào quy trình sinh sản nhân tạo và ghi chép số kiệu cần thiết.
- Trao đổi với kỹ thuật viên và công nhân trực tiếp ở trại.
- Kiểm tra tốc độ tăng trưởng của cá
Theo dõi tăng trưởng về trọng lượng khi cá được 14 ngày tuổi. Theo dõi mức tăng
trưởng 15 ngày 1 lần. Dùng vợt vớt cá sau đó đem cân, đếm số lượng cá và tính trọng
lượng trung bình.
- Theo dõi chiều dài
Theo dõi tăng trưởng về chiều dài khi cá 14 ngày tuổi trở lên. Theo dõi sau 15

ngày/lần. Dùng vợt vớt khoảng 30 con cá và dùng thước kẻ vạch đo chiều dài từng con,
sau đó tính chiều dài trung bình.

25


×