Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

TÌM HIỂU KHẢ NĂNG GÂY BỆNH CỦA VI KHUẨN Aeromonas hydrophila TRÊN CÁ TRA TRONG ĐIỀU KIỆN SỐC NHIỆT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.2 MB, 66 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

TÌM HIỂU KHẢ NĂNG GÂY BỆNH
CỦA VI KHUẨN Aeromonas hydrophila TRÊN CÁ TRA
TRONG ĐIỀU KIỆN SỐC NHIỆT

Họ và tên sinh viên: VŨ NGỌC LINH
Ngành:

NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

Chuyên ngành:

NGƯ Y

Niên khóa:

2007 – 2011

Tháng 6/2011


TÌM HIỂU KHẢ NĂNG GÂY BỆNH
CỦA VI KHUẨN Aeromonas hydrophila TRÊN CÁ TRA
TRONG ĐIỀU KIỆN SỐC NHIỆT

Tác giả


VŨ NGỌC LINH

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Kỹ Sư Nuôi Trồng Thủy Sản
Chuyên Ngành Ngư Y

Giáo viên hướng dẫn
ThS. VÕ VĂN TUẤN

Tháng 6/2011


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn đến:
Cha mẹ và gia đình đã luôn ở bên cạnh động viên và hỗ trợ cả về vật chất lẫn tinh
thần cho con trong suốt thời gian đi học cũng như tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho
con có thể hoàn thành đề tài tốt nghiệp.
Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh.
Ban Chủ Nhiệm Khoa Thủy Sản Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí
Minh cùng tất cả quý thầy cô trong Khoa Thủy Sản đã truyền đạt kiến thức quý báu và tạo
điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập tại trường.
Đặc biệt tôi xin gửi lòng biết ơn sâu sắc đến ThS. VÕ VĂN TUẤN đã tận tình
giảng dạy và hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài tốt nghiệp.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến anh Đỗ Viết Phương, chị Vũ Thị Ngọc cùng các bạn
lớp ĐH07NY và ĐH07NT đã cùng gắn bó, chia sẻ và nhiệt tình giúp đỡ cho tôi trong quá
trình thực hiện đề tài tốt nghiệp.
Với nguồn kiến thức và kinh nghiệm rất hạn chế, luận văn không tránh khỏi
những sai sót. Tôi rất mong nhận được sự thông cảm và đóng góp ý kiến của quý thầy cô
và các bạn để đề tài được tốt hơn.

ii



TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu “Tìm hiểu khả năng gây bệnh của vi khuẩn Aeromonas
hydrophila trên cá tra trong điều kiện sốc nhiệt” được tiến hành tại Phòng thí nghiệm
Bệnh Học Thủy Sản trường Đại học Nông Lâm TP. HCM, thời gian từ tháng 2 - 3/2011.
Trong đề tài này chúng tôi tiến hành gây cảm nhiễm cá tra cỡ 12,1 ± 0,9 g/con với
vi khuẩn Aeromonas hydrophila bằng phương pháp ngâm, sau 24h tiếp tục gây stress
bằng cách sốc nhiệt ở 320C. Mật độ vi khuẩn gây cảm nhiễm là 2,29 x 109 CFU/mL. Thí
nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên gồm 4 nghiệm thức và được lập lại 3 lần:
- ĐCA: không ngâm vi khuẩn và không sốc nhiệt.
- ĐCB: ngâm vi khuẩn nhưng không sốc nhiệt.
- NT1: ngâm vi khuẩn và sốc nhiệt trong 6h.
- NT2: ngâm vi khuẩn và sốc nhiệt trong 12h.
Cá chết có các dấu hiệu bệnh tích rõ ràng và điển hình như: xuất huyết gốc vây,
dưới nắp mang, quanh miệng; hậu môn lồi và sưng đỏ; loét da; mắt lồi, mờ đục; bên trong
nội quan xuất huyết và hoại tử, gan nhạt màu, thận sưng mềm, tích dịch xoang bụng…
Aeromonas hydrophila gây chết cá nhiều trong những ngày đầu, gây chết cá cấp tính vào
ngày thứ 4, từ ngày thứ 8 số cá chết giảm dần và rải rác từng ngày, đến ngày thứ 12 của
thí nghiệm thì cá hồi phục hẳn. Tỉ lệ chết lần lượt ở các nghiệm thức như sau: ĐCA
4,33%; ĐCB 38,67%; NT1 42% và NT2 44,67%. Tỉ lệ chết ở NT2 cao nhất nhưng so với
ĐCB và NT1 thì tỉ lệ chết không có sự khác biệt về mặt thống kê (P > 0,05). Cá ở ĐCB
có thời điểm chết cấp tính rõ ràng hơn và hồi phục (ở ngày thứ 10) nhanh hơn so với NT1
và NT2 (ở ngày thứ 12).
Kết quả nghiên cứu cho thấy Aeromonas hydrophila có độc lực tương đối thấp và
việc gây stress bằng nhiệt độ trong thời gian ngắn 6 – 12h không gây ảnh hưởng đáng kể
đến tỉ lệ chết, mặc dù có làm cá chậm hồi phục hơn.
iii



MỤC LỤC
Đề mục

Trang

TRANG TỰA ..................................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN.................................................................................................................... ii
TÓM TẮT.........................................................................................................................iii
MỤC LỤC ........................................................................................................................ iv
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................................ vii
DANH SÁCH CÁC HÌNH .............................................................................................viii
DANH SÁCH CÁC BẢNG BIỂU ................................................................................... ix
Chương 1
MỞ ĐẦU........................................................................................................................... 1
1.1 Đặt Vấn Đề .................................................................................................................. 1
1.2 Nội Dung Đề Tài ......................................................................................................... 2
1.3 Mục Tiêu Đề Tài ......................................................................................................... 2
Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................................................ 3
2.1 Đặc Điểm Sinh Học Cá Tra ......................................................................................... 3
2.1.1 Phân loại .......................................................................................................... 3
2.1.2 Phân bố ............................................................................................................ 4
2.1.3 Đặc điểm hình thái .......................................................................................... 4
2.1.4 Điều kiện môi trường sống .............................................................................. 4
2.1.5 Đặc điểm dinh dưỡng....................................................................................... 5
2.1.6 Đặc điểm sinh trưởng....................................................................................... 5
2.1.7 Đặc điểm sinh sản ............................................................................................ 6
2.2 Ảnh Hưởng Của Nhiệt Độ Đối Với Cá Nuôi .............................................................. 7
2.3 Một Số Quan Điểm Về Bệnh....................................................................................... 8
2.4 Tổng Quan Về Các Phương Pháp Gây Bệnh Thực Nghiệm ....................................... 8

2.5 Đặc Điểm Chung Về Bệnh Do Vi Khuẩn Aeromonas hydrophila ............................. 9
iv


2.5.1 Giới thiệu ......................................................................................................... 9
2.5.2 Tác nhân gây bệnh ........................................................................................... 9
2.5.2.1 Đặc điểm phân loại ................................................................................... 9
2.5.2.2 Độc lực ................................................................................................... 10
2.5.2.3 Dịch tễ bệnh............................................................................................ 10
2.5.2.4 Đặc điểm huyết thanh và vaccine ........................................................... 12
2.6 Triệu Chứng Và Bệnh Tích Của Bệnh Do Aeromonas hydrophila .......................... 13
2.7 Phòng Và Trị Bệnh Do Vi Khuẩn Aeromonas hydrophila Gây Ra Trên Cá Tra...... 14
Chương 3
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................... 15
3.1 Thời Gian Và Địa Điểm Nghiên Cứu........................................................................ 15
3.2 Vật Liệu Nghiên Cứu ................................................................................................ 15
3.2.1 Đối tượng ....................................................................................................... 15
3.2.2 Dụng cụ .......................................................................................................... 16
3.2.3 Hóa chất và môi trường ................................................................................. 16
3.3 Nội Dung Nghiên Cứu............................................................................................... 17
3.4 Bố Trí Thí Nghiệm .................................................................................................... 17
3.4.1 Sơ đồ gây bệnh thực nghiệm ......................................................................... 17
3.4.2 Bố trí hệ thống thí nghiệm ............................................................................. 18
3.4.3 Gây bệnh thực nghiệm ................................................................................... 20
3.4.4 Theo dõi, chăm sóc và quản lý ...................................................................... 21
3.5 Phương Pháp Nghiên Cứu ......................................................................................... 22
3.5.1 Phương pháp giải phẫu nghiên cứu ký sinh trùng trên cá ............................. 22
3.5.2 Phương pháp kiểm tra và phân lập vi khuẩn từ cá bệnh ................................ 23
3.5.3 Định danh sơ bộ vi khuẩn .............................................................................. 24
3.5.4 Định danh vi khuẩn bằng bộ test API - 20E .................................................. 26

3.5.5 Tăng sinh và xác định mật độ vi khuẩn ......................................................... 29
3.5.6 Phương pháp xử lý số liệu ............................................................................. 30
Chương 4
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ....................................................................................... 31
4.1 Kết Quả Định Danh Vi Khuẩn Aeromonas hydrophila Bằng Bộ Test API – 20E ... 31
v


4.2 Kết Quả Kiểm Tra Sức Khỏe Cá Trước Thí Nghiệm ............................................... 33
4.3 Nồng Độ Vi Khuẩn Trong Thí Nghiệm .................................................................... 33
4.4 Các Chỉ Tiêu Môi Trường ......................................................................................... 33
4.4.1 Nhiệt độ.......................................................................................................... 34
4.4.2 pH................................................................................................................... 34
4.4.3 Hàm lượng NH 3 ............................................................................................. 35
4.4.4 Hàm lượng DO .............................................................................................. 35
4.5 Kết Quả Thí Nghiệm ................................................................................................. 35
4.6 Kết Quả Phân Lập Và Định Danh Vi Khuẩn Từ Cá Bệnh ........................................ 39
4.7 Phân Tích Số Liệu Thí Nghiệm ................................................................................. 41
Chương 5
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ........................................................................................... 45
5.1 Kết luận...................................................................................................................... 45
5.2 Đề Nghị...................................................................................................................... 45
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................. 47
PHỤ LỤC ....................................................................................................................... 50

vi


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT


A

: Aeromonas.

ĐC

: Đối chứng.

NT

: Nghiệm thức.

CFU

: Colony forming unit.

BW

: Body weight.

NA

: Nutrient agar.

NB

: Nutrient broth.

RS


: Rimler Shotts.

DO

: Dissolved oxygen.

pH

: Potential of hydrogen.

ctv

: Cộng tác viên.

vii


DANH SÁCH CÁC HÌNH

Hình

Trang

Hình 2.1: Cá tra Pangasianodon hypophthalmus .............................................................. 3
Hình 3.1: Cỡ cá tra thí nghiệm (cá nặng 12,35g) ............................................................ 16
Hình 3.2: Các bộ testkit đo chỉ tiêu môi trường .............................................................. 17
Hình 3.3: Hệ thống bể bố trí thí nghiệm.......................................................................... 19
Hình 3.4: Bể gây cảm nhiễm có trang bị sục khí ............................................................ 20
Hình 3.5: Kết quả test API – 20E .................................................................................... 27
Hình 4.1: Kết quả định danh Aeromonas hydrophila bằng bộ test API - 20E ................ 31

Hình 4.2: Cá bệnh có dấu hiệu xuất huyết nặng toàn thân .............................................. 37
Hình 4.3: Cá bệnh có biểu hiện xuất huyết ở vây hậu môn, vây đuôi; mắt hơi lồi và xuất
huyết ................................................................................................................................ 38
Hình 4.4: Nội quan cá bệnh với các bệnh tích điển hình ................................................ 38
Hình 4.5: Phân lập vi khuẩn từ cá bệnh (ở NT1) trên môi trường NA ........................... 39
Hình 4.6: Cấy thuần vi khuẩn từ cá bệnh trên môi trường NA ....................................... 40
Hình 4.7: Cấy vi khuẩn trên môi trường RS.................................................................... 40
Hình 4.8: Hình thái vi khuẩn Aeromonas hydrophila ..................................................... 41

viii


DANH SÁCH CÁC BẢNG BIỂU

Bảng

Trang

Bảng 2.1: Đặc điểm sinh lý, sinh hóa của các Aeromonads ........................................... 12
Bảng 3.1: Kết quả test API-20E ...................................................................................... 28
Bảng 4.1: Kết quả các phản ứng sinh hóa định danh Aeromonas hydrophila ................ 32
Bảng 4.2: Một số chỉ tiêu chất lượng nước trong thí nghiệm.......................................... 34
Bảng 4.3: Bảng theo dõi số cá chết trong thí nghiệm...................................................... 36
Bảng 4.4: Tỉ lệ chết trung bình (%) của các nghiệm thức ............................................... 43

Biểu đồ
Biểu đồ 4.1: Số lượng cá chết theo từng ngày của các nghiệm thức............................... 41
Biểu đồ 4.2: Số lượng cá chết tích lũy của các nghiệm thức .......................................... 43
Biểu đồ 4.3: Tỉ lệ chết trung bình (%) của các nghiệm thức ........................................... 44
Sơ đồ

Sơ đồ 3.1: Quy trình thí nghiệm ...................................................................................... 18
Sơ đồ 3.2: Sơ đồ bố trí thí nghiệm................................................................................... 19
Sơ đồ 3.3: Quy trình đếm mật độ vi khuẩn ..................................................................... 30

ix


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt Vấn Đề
Ở Việt Nam ngành nuôi trồng thủy sản rất phát triển và có vai trò quan trọng
trong nền kinh tế quốc dân. Trong đó, cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) được coi là
một trong những đối tượng thủy sản nuôi có tiềm năng phát triển mạnh và giá trị xuất
khẩu cao.
Trước đây, cá tra được nuôi chủ yếu ở quy mô hộ gia đình với mật độ nuôi thấp
và nguồn giống tự nhiên là chính. Ngày nay, khi nghề nuôi cá tra phát triển và sản phẩm
có giá trị kinh tế cao, người nuôi trồng thủy sản đã chủ động từng bước chuyển đổi sang
hình thức nuôi thâm canh. Để nghề nuôi càng ổn định và phát triển, để đáp ứng nhu cầu
về sản lượng và chất lượng cùng sự mở rộng thị trường… nước ta đã chủ động nghiên cứu
thành công công nghệ sản xuất giống nhân tạo trên cá tra. Do cá tra có đặc tính chịu được
môi trường khắc nghiệt và điều kiện tự nhiên nước ta thuận lợi nên cá tra nuôi thâm canh
cho năng suất rất cao. Cá tra nuôi trong ao có thể đạt 200 – 300 tấn/ha, cá tra nuôi trong
bè có thể đạt 100 – 300 kg/m3 bè (Giới thiệu kỹ thuật nuôi cá tra, basa 2007).
Tuy hình thức nuôi thâm canh đã đem lại thành công và lợi nhuận đáng kể cho
người nuôi nhưng sự phát triển nuôi thâm canh quá nhanh và không theo quy hoạch nên
dịch bệnh trên cá tra xảy ra ngày càng nhiều và gây thiệt hại lớn. Hơn thế nữa, việc quản
lý chất lượng nước kém dẫn đến sự ô nhiễm môi trường tạo điều kiện cho các vi khuẩn cơ
hội phát triển và gây bệnh như Aeromonas hydrophila. Khi sức khỏe cá trong ao yếu đi,
những vi khuẩn cơ hội sẽ xâm nhập vào cơ thể cá và gây bệnh hoặc với mật độ vi khuẩn
cao trong ao chúng sẽ làm giảm sức đề kháng của cá tạo điều kiện cho vi khuẩn nguy

1


hiểm gây bệnh bắt buộc phát triển. Đặc biệt, khi cá bị stress, sây sát, lở loét… thường
thấy A. hydrophila xuất hiện với tần số cao. Nhiệt độ ảnh hưởng đáng kể đến sự bùng
phát bệnh do vi khuẩn này, vào mùa nóng khi nhiệt độ nước lên cao cá rất dễ mắc bệnh.
Một số nghiên cứu trước đây cho thấy có sự ảnh hưởng của nhiệt độ lên sự nhiễm
bệnh do A. hydrophila trên cá. Nhiệt độ nước đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe cá
da trơn (Weena Koeypudsa và Malinee Jongjareanjai, 2010). Theo Rahman và ctv (2001),
nhiệt độ ảnh hưởng đến cấu trúc bề mặt tế bào của A. hydrophila và hoạt động thực bào
của các đại thực bào ở cá vàng (Carrassius auratus).
Do đó, được sự phân công và tạo điều kiện của Khoa Thủy Sản – Đại học Nông
Lâm chúng tôi đã tiến hành đề tài “Tìm hiểu khả năng gây bệnh của vi khuẩn Aeromonas
hydrophila trên cá tra trong điều kiện sốc nhiệt”.

1.2 Nội Dung Đề Tài
Tiến hành gây bệnh thực nghiệm với vi khuẩn Aeromonas hydrophila trên cá tra
bằng phương pháp ngâm kết hợp gây stress cho cá bằng nhiệt độ.
Theo dõi diễn biễn và tỉ lệ chết của bệnh do vi khuẩn Aeromonas hydrophila trên
cá tra trong điều kiện sốc nhiệt.

1.3 Mục Tiêu Đề Tài
Đề tài được thực hiện nhằm tìm hiểu sơ bộ về ảnh hưởng của nhiệt độ cao lên
bệnh do vi khuẩn Aeromonas hydrophila trên cá tra.

2


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1 Đặc Điểm Sinh Học Cá Tra
2.1.1 Phân loại
Theo hệ thống phân loại của Tyson Robets và Vidthayvanon (1991), vị trí phân
loại của cá tra như sau:
Ngành : Chordata
Lớp: Osteichthyes
Bộ: Siluriformes
Họ: Pangasiidae
Giống: Pangasianodon
Loài: Pangasianodon hypophthalmus (Sauvage, 1878).

Hình 2.1: Cá tra Pangasianodon hypophthalmus
3


2.1.2 Phân bố
Cá tra sống chủ yếu trong môi trường nước ngọt. Ở Đông Nam Á cá tra chủ yếu
phân bố ở lưu vực sông Mê Kông (Việt Nam, Lào, Campuchia) và sông Chao Phraya
Thái Lan (Đặc điểm sinh học cá tra và cá basa 2007).
Ở Việt Nam những năm trước đây khi chưa có cá sinh sản nhân tạo, cá bột và cá
giống cá tra, basa được vớt chủ yếu trên sông Tiền và sông Hậu. Cá trưởng thành chỉ thấy
trong các ao nuôi, rất ít khi tìm thấy trong tự nhiên ở địa phận Việt Nam do cá có tập tính
di cư ngược dòng sông Mê Kông để sinh sống và tìm nơi sinh sản thích hợp.
2.1.3 Đặc điểm hình thái
Cá tra là loài cá da trơn. Cá có đầu rộng và dẹp bằng, mắt to, thân thon dài và dẹp
bên. Lưng có màu xanh xám và nhạt dần xuống hai bên hông, bụng có màu trắng nhạt. Cá
tra có miệng rộng, có 2 đôi râu, râu mép kéo dài chưa chạm đến gốc vây ngực, râu cằm
ngắn hơn.
Vây cá có màu xám đen. Vây lưng và vây ngực có gai cứng mang răng cưa ở mặt
sau. Vây hậu môn tương đối dài. Vây đuôi phân thùy, mép cuối vây đuôi có màu hơi đỏ.

Theo Robert và ctv (1991), số tia vây bụng của cá tra V = 8 – 9, vây hậu môn A =
31 – 33, lược mang 28 – 38, bóng hơi chỉ có một ngăn nằm duỗi thẳng trong xoang bụng
(trích dẫn bởi Phạm Văn Khánh, 2000).
2.1.4 Điều kiện môi trường sống
Cá tra sống chủ yếu ở các thủy vực nước ngọt, cũng có thể sống được ở các thủy
vực nước lợ với nồng độ muối thấp (khoảng 7 – 10‰).
Nhiệt độ thích hợp cho sự phát triển dao động từ 26 đến 300C. Cá dễ chết ở nhiệt
độ thấp dưới 150C, có thể chịu nóng tới 390C.
pH tối ưu: 6,5 – 8 (ở pH = 5 cá mất nhớt, hoạt động chậm chạp; khi pH = 11 cá có
biểu hiện mất nhớt).

4


Nhờ có cơ quan hô hấp phụ nên cá tra có thể sống trong các môi trường nước có
hàm lượng oxy hòa tan thấp như các ao tù.
(Nguồn: Dương Tấn Lộc, 2004)
2.1.5 Đặc điểm dinh dưỡng
Cá tra là loài cá ăn tạp thiên về động vật. Cá tra khi tiêu hết noãn hoàng thích ăn
mồi tươi sống và có thể ăn thịt lẫn nhau nếu không được cho ăn đầy đủ hoặc giữ trong bể
ấp với mật độ quá dày. Chúng ăn các loại động vật phù du có kích thước phù hợp với cỡ
miệng của chúng.
Khi khảo sát cá bột vớt trên sông, người ta tìm thấy trong dạ dày chúng có rất
nhiều phần cơ thể và mắt cá con của các loài cá khác.
Khi lớn lên, cá thể hiện tính ăn rộng, ăn đáy và ăn tạp thiên về động vật và cũng dễ
dàng chuyển đổi loại thức ăn.
Trong ao nuôi, cá tra có khả năng thích nghi với nhiều loại thức ăn, kể cả những
loại thức ăn bắt buộc như mùn bã hữu cơ, cám, rau, phân hữu cơ, động vật đáy…
2.1.6 Đặc điểm sinh trưởng
Cá tra sau khi tiêu hết noãn hoàng có chiều dài từ 1,0 – 1,1 cm. Cá có thể đạt đến

chiều dài 2 – 3 cm và khối lượng trung bình là 0,52 g sau 14 ngày ương. Cá ương 5 tuần
tuổi có chiều dài từ 5,0 – 6,0 cm và trọng lượng trung bình là 1,28 – 1,50 g. Sau 1 năm
tuổi, cá có thể đạt trọng lượng từ 1,2 – 1,5 kg. Những năm về sau tăng trọng nhanh hơn,
có thể đạt tới 5 – 6 kg/năm tùy thuộc điều kiện môi trường sống, thức ăn...
Nhìn chung cá tra có tốc độ sinh trưởng tương đối nhanh. Khi còn nhỏ cá tăng
nhanh về chiều dài. Cá khoảng 2,5 kg trở lên thì mức tăng trọng lượng nhanh hơn so với
tăng chiều dài cơ thể. Trong điều kiện tự nhiên, cỡ cá trên 10 tuổi tăng trọng rất ít.
Tốc độ tăng trưởng của cá tuỳ thuộc vào mật độ nuôi, chất lượng thức ăn, chế độ
chăm sóc và độ tuổi của cá (vì sau khoảng 2 – 3 năm tuổi thì sự sinh trưởng của cá giảm

5


xuống do cá bắt đầu có sự tích lũy cho quá trình thành thục sinh dục, bắt đầu có sự tạo
trứng và tạo tinh (Mai Đình Yên và ctv, 1992)).
Trong tự nhiên cá có thể sống trên 20 năm, người ta đã thấy cá có trọng lượng trên
20 kg hay chiều dài đến 1,8 m. Trong ao nuôi, cá bố mẹ có thể đạt đến 25 kg khi 10 tuổi.
2.1.7 Đặc điểm sinh sản
Cá tra không có cơ quan sinh dục thứ cấp nên nhìn hình dáng bên ngoài rất khó
phân biệt đực – cái. Tuổi thành thục của cá đực là 2 tuổi, cá cái là 3 tuổi. Trọng lượng cá
thành thục lần đầu khoảng 2,5 – 3 kg.
Hệ số thành thục của cá tra khảo sát được trong tự nhiên là từ 0,83 – 2,1 (cá đực)
và từ 1,76 – 12,94 (cá cái) ở cá đánh bắt tự nhiên trên sông cỡ từ 8 – 11 kg (Nguyễn Văn
Trọng, 1989). Trong ao nuôi vỗ, hệ số thành thục cá tra cái có thể đạt tới 19,5%.
Vào mùa thành thục của cá trong tự nhiên (bắt đầu từ tháng 5 – 6 dương lịch), cá
có tập tính bơi ngược dòng di cư tìm đến bãi đẻ, nơi có điều kiện sinh thái phù hợp cho sự
phát triển của tuyến sinh dục và việc đẻ trứng. Vì vậy, cá không đẻ tự nhiên ở phần sông
Mê Kông của Việt Nam. Bãi đẻ của cá nằm ở khu vực từ địa phận Cratie của Campuchia
trở lên. Tại đây, có thể bắt được những cá bố mẹ có trọng lượng 15 kg với buồng trứng đã
thành thục. Tại bãi đẻ, cá bố mẹ đẻ trứng thụ tinh tự nhiên, trứng dính vào cây cỏ thủy

sinh ven bờ. Sau khi nở, cá bột trôi theo dòng nước về hạ lưu đến các vùng ngập nước ở
Campuchia và xuôi theo sông Mê Kông về phía Việt Nam.
Trong sinh sản nhân tạo, ta có thể nuôi thành thục sớm và cho đẻ sớm hơn trong
tự nhiên (từ tháng 3 dương lịch hàng năm), cá tra có thể tái phát dục 1 - 3 lần trong năm.
Sức sinh sản tuyệt đối của cá tra từ 200 ngàn đến vài triệu trứng. Sức sinh sản
tương đối có thể tới 135 ngàn trứng/kg cá cái. Kích thước của trứng cá tra tương đối nhỏ
và có tính dính. Trứng sắp đẻ có đường kính trung bình 1 mm. Sau khi đẻ ra và hút nước,
đường kính trứng khi trương nước có thể tới 1,5 - 1,6 mm.
(Đặc điểm sinh học cá tra và cá basa 2007)
6


2.2 Ảnh Hưởng Của Nhiệt Độ Đối Với Cá Nuôi
Cá là động vật biến nhiệt, chúng không có khả năng duy trì sự ổn định nhiệt độ cơ
thể, vì vậy khi nhiệt độ nước thay đổi lớn có thể gây stress, thậm chí gây chết cá.
Do nhiệt độ cơ thể thay đổi theo môi trường nên nhiệt độ ảnh hưởng rất nhiều đến
sự sống của cá: sự hô hấp, tiêu thụ và đồng hoá thức ăn, hệ thống miễn dịch, sự tăng
trưởng, sự phát dục và sinh sản…
Đối với hệ thống miển dịch của cá, việc tạo kháng thể chống lại các mầm bệnh sẽ
phát triển mạnh nhất ở nhiệt độ nhất định và khi nhiệt độ nước tăng hay giảm so với mốc
nhiệt độ này thì số lượng kháng thể trong cơ thể cá sẽ giảm theo.
Để mọi hoạt động sống diễn ra bình thường, các phản ứng sinh hóa trong cơ thể
cá luôn cần các enzyme xúc tác và điều tiết. Chúng cần khoảng nhiệt độ thích hợp để hoạt
động, nhiệt độ quá thấp có thể làm chúng ngưng hoạt động hay nhiệt độ quá cao làm
chúng bị biến tính, hoạt động kém... Thận, cơ quan có chức năng điều tiết nồng độ các
chất khoáng và chất điện giải của cơ thể cá cũng hoạt động theo sự biến đổi nhiệt độ…
Nhiệt độ cũng ảnh hưởng trực tiếp đến hàm lượng oxy và NH 3 trong ao nuôi.
Nhiệt độ có mối liên hệ tỉ lệ nghịch với hàm lượng oxy trong nước. Khi nhiệt độ cao, hàm
lượng oxy sẽ giảm. Việc này sẽ gây ra ảnh hưởng đáng kể với những ao nuôi có mật độ
dày đặc. Hơn thế nữa, nước có nhiệt độ cao cùng với pH cao sẽ chuyển độc tố ammnia

hoà tan trong nước thành dạng nguy hiểm hơn là NH 3 gây hại cho cá nuôi.
Ngoài ra, nhiệt độ của mặt trời làm nóng lớp nước trên mặt nhanh hơn lớp dưới
sâu, do tỉ trọng nước giảm khi nhiệt độ tăng, vì vậy lớp nước trên mặt nhẹ hơn và có
khuynh hướng không pha trộn với lớp nước ở dưới. Kết quả là sự phân tầng nhiệt độ, điều
này ảnh hưởng nhiều tới năng suất ao hồ vì đã giữ riêng nhiệt độ và oxy ở trên mặt trong
khi chất dinh dưỡng lại ở đáy ao.
Vào những ngày hè nắng nóng, với nhiệt độ cao và ánh nắng gay gắt, tình trạng
tảo phát triển mạnh cũng sẽ gây những ảnh hưởng không tốt đến môi trường ao nuôi.

7


2.3 Một Số Quan Điểm Về Bệnh
Bệnh là biểu hiện trạng thái bất thường của cơ thể sinh vật với sự biến đổi xấu của
môi trường xung quanh. Căn cứ vào nguyên nhân gây bệnh có thể chia thành bệnh truyền
nhiễm và bệnh không truyền nhiễm. Bệnh truyền nhiễm do virus, vi khuẩn, nấm gây ra;
có tính lây truyền mạnh và có thể thành ổ dịch lớn gây chết hàng loạt; có thể nhầm lẫn với
nhiễm độc hóa học. Bệnh không truyền nhiễm do môi trường, dinh dưỡng, độc tố...

2.4 Tổng Quan Về Các Phương Pháp Gây Bệnh Thực Nghiệm
Phương pháp tiêm
Đây là phương pháp gây bệnh bằng cách đưa trực tiếp vi khuẩn gây bệnh vào cá qua
đường tiêm. Thông thường ta tiêm vi khuẩn vào xoang bụng hoặc cơ.
Ưu điểm:

+ Liều vi khuẩn giống nhau ở mỗi cá thể.
+ Tỉ lệ chết ở các nồng độ vi khuẩn khác nhau rất rõ.
+ Thời gian cá phát bệnh ngắn do vi khuẩn xâm nhập trực tiếp vào máu.

Khuyết điểm:


+ Có thể gây sốc, stress, gây tổn thương cho cá do kỹ thuật tiêm không
đúng, có khả năng ảnh hưởng đến tỉ lệ chết.
+ Không giống con đường vi khuẩn xâm nhập cơ thể cá trong tự nhiên.

Phương pháp ngâm
Đây là phương pháp gây bệnh bằng cách ngâm cá trong nước có chứa vi khuẩn. Thời
gian ngâm ngắn từ 1 - 5 phút, thời gian ngâm dài từ 30 - 60 phút.
Ưu điểm:

+ Khả năng xâm nhập của vi khuẩn gần giống với tự nhiên.
+ Ít gây stress cho cá hơn so với phương pháp tiêm.

Khuyết điểm: + Có thể gây stress do ngâm cá trong bể có diện tích nhỏ.
+ Tỉ lệ cá chết giữa các nồng độ vi khuẩn gây bệnh khác nhau do lượng
vi khuẩn xâm nhập vào các cá thể khác nhau.
8


Ngoài ra còn có một số trường hợp gây bệnh khác như:
Nuôi chung: cá bệnh và cá khỏe nuôi chung bể để chúng lây nhiễm với nhau.
Qua đường miệng: tẩm vi khuẩn vào thức ăn cho cá ăn.
Sử dụng ống tiêm đưa thức ăn có tẩm vi khuẩn vào dạ dày cá.
Gây mê cá sau đó nhỏ vi khuẩn vào mũi cá.
(Nguồn: Nguyễn Hữu Thịnh, 2009)

2.5 Đặc Điểm Chung Về Bệnh Do Vi Khuẩn Aeromonas hydrophila
2.5.1 Giới thiệu
Aeromonas hydrophila và Aeromonads di động khác phân bố rộng rãi trong môi
trường nước, thường gây bệnh trên cá nuôi và cá trong tự nhiên.

Otte (1963) mô tả nhiễm khuẩn huyết và xuất huyết trên cá do Aeromonads di
động rất phổ biến (trích dẫn bởi Cipriano và ctv, 1984).
Nguyên nhân tương tự phát hiện trên ếch bệnh đỏ chân (red leg disease).
Một số ghi nhận trước đây về nguyên nhân gây bệnh trên cá bị nhiễm trùng huyết
được cho là Pseudomonas, Proteus, Aerobacter, Achromobacter, Baciilus đều do không
định danh được Aeromonas hydrophila.
Bệnh xuất hiện chủ yếu vào các tháng có nhiệt độ nước cao. Cả cá tra và cá basa
đều dễ nhiễm bệnh. Cá con mẫn cảm với bệnh hơn cá trưởng thành, khi bệnh xảy ra tỉ lệ
chết từ 30 – 70% tùy thuộc vào cách quản lí và chăm sóc. Yếu tố stress môi trường (nhiệt
độ) và vật lý (mật độ) góp phần làm bệnh bộc phát.
2.5.2 Tác nhân gây bệnh
2.5.2.1 Đặc điểm phân loại
Aeromonas hydrophila là trực khuẩn ngắn gram âm, có khả năng di động nhờ có
1 tiên mao, kích thước khoảng 0,5 – 1 µm.
9


A. hydrophila lên men glucose có hoặc không có sinh hơi, cho phản ứng
Cytochrome oxidase dương tính, đề kháng với Vibriostatic Agent 0/129 (2, 4 - diamino,
6, 7 – di - isopropyl pteridine), chuyển nitrate thành nitrite.
Có thể phân lập vi khuẩn từ cá bệnh trên môi trường Tryptic soy agar (TSA),
Nutrient agar (NA) hoặc Brain heart infusion agar (BHIA). Vi khuẩn tạo thành các khuẩn
lạc tròn, nhẵn, lồi, có màu hơi vàng. Khi phát triển trên môi trường chọn lọc Rimler
Shotts cho các khuẩn lạc có màu vàng.
Vi khuẩn có thể phát triển ở 50C, bị tiêu diệt ở 700C trong 5 phút (Huang và ctv,
1993). Theo Samuel và ctv (1985), các chủng A. hydrophila phát triển được ở nhiệt độ từ
4 – 50C đến 420C và phát triển tối ưu trong khoảng nhiệt độ 20 – 350C.
2.5.2.2 Độc lực
A. hydrophila có tính hóa hướng động đối với chất nhầy của nhớt da cá. Protein
52 kDal kị nước trên bề mặt giúp màng tế bào vi khuẩn tăng sức căng bề mặt chống lại

các yếu tố dung giải tế bào có trong huyết thanh và thực bào. Vi khuẩn có các độc tố như
enterotoxin, haemolysin, protease, endotoxin, haemagglutinin... (Cahill, 1990).
2.5.2.3 Dịch tễ bệnh
A. hydrophila là vi khuẩn khá phổ biến ở các ao hồ nước ngọt, đặc biệt khi có sự
hiện diện nồng độ cao các chất hữu cơ (Kaper và ctv, 1981). Nó còn là vi khuẩn bình
thường trong đường tiêu hóa của cá (Trust và ctv, 1974). Theo Eisa và ctv (1994), sư hiện
diện của A. hydrophila trong ruột của cá rô phi nuôi và tự nhiên lần lượt là 10% và 2,5%.
Khả năng gây bệnh của Aeromonads khác nhau giữa các loài hoặc trong cùng 1
loài. Chủng Aeromonads phân lập từ cá bệnh có độc lực mạnh hơn từ môi trường tự nhiên
(De Figueredo và Plumb, 1977). Độc lực của A. hydrophila mạnh hơn A. sorbia (Popoff
và Vernon, 1976; Lallier và ctv, 1981).
A. hydrophila được biết đến như là một mầm bệnh cơ hội, nó hiện diện khá phổ
biến trong tự nhiên và thậm chí còn được tìm thấy trong đường ruột của cá khỏe mạnh.
Do đó trong tự nhiên nhiễm trùng của cá đối với A. hydrophila có lẽ chỉ là một vấn đề
10


nhỏ. Tuy nhiên, với hệ thống nuôi cá thâm canh mật độ dày đặc, thì sự bùng phát bệnh là
vấn đề đáng quan tâm. Sự xuất hiện của bệnh thường liên quan đến yếu tố stress hoặc tình
trạng sức khỏe của cá. Chẳng hạn như mật độ nuôi dày đặc, dinh dưỡng kém, chất lượng
nước kém... là nguyên nhân làm cho dịch bệnh do A. hydrophila dễ dàng bùng phát.
Nhiều nghiên cứu cho thấy cá được nuôi trong các môi trường có chất lượng nước
xấu như nitrite cao, hàm lượng oxy hòa tan (DO) thấp, hoặc hàm lượng khí CO 2 cao
thường dễ bị nhiễm trùng do A. hydrophila. Theo Ventura và Grizzle (1987), vi khuẩn dễ
dàng tấn công gây bệnh cho cá nheo (Ictalurus punctatus) khi chúng bị các tổn thương
trên da. Một nghiên cứu khác của Peters và ctv (1988) chỉ ra rằng yếu tố stress khi nuôi cá
hồi vân (Oncorhynchus mykiss) nhỏ với các con cá lớn sau đó nuôi chung với cá bị nhiễm
A. hydrophila. Sau một thời gian nuôi chung thì thấy rằng vi khuẩn phân lập từ cá nhỏ gia
tăng nhiều hơn với tỉ lệ cao hơn so với cá lớn. Yếu tố stress của cá nhỏ được căn cứ vào
hàm lượng glucose trong huyết tương tăng cao và sự gia tăng về số lượng bạch cầu.

Bệnh do vi khuẩn này chủ yếu ảnh hưởng đến cá nước ngọt như cá chép, cá rô
phi, cá da trơn... và nhiều loài cá nhiệt đới hoặc cá cảnh. Bên cạnh đó nó cũng có thể ảnh
hưởng đến các loài cá vùng ôn đới, cá nước lợ và cá biển. Rahim và ctv (1985) đã phân
lập được A. hydrophila từ vết thương của 5 loài cá nước lợ bao gồm cá ngát, cá chẽm, cá
mú, cá trôi đen và cá rô phi. Thampuran và Surendran (1995) không chỉ phân lập được A.
hydrophila từ cá biển tươi hoặc đã chế biến mà còn phân lập được tại vùng đánh bắt.
Ngoài ra, A. hydrophila có khả năng gây bệnh trên động vật máu nóng, kể cả
người. Nó được biết đến như là một nguyên nhân gây bệnh ở cá và bò sát (Shotts và ctv,
1972; Hazen và ctv, 1978; Mittal và ctv, 1980); những năm gần đây, nó được phân lập với
tần số ngày càng tăng từ các trường hợp tiêu chảy ở con người (von Graevenitz và
Bucher, 1983; Goodwin và ctv, 1983); người ta còn phân lập được nó từ các thực phẩm
nguồn gốc động vật như thịt bò (Ayres, 1960; Jay, 1967), thịt lợn (Myers và ctv, 1982;
Blickstad và Molin, 1983), nguyên liệu sữa (Kielwein và ctv, 1969; Kleeberger, 1975),
gia cầm (Nagel và ctv, 1960), cá (Boulander và ctv, 1977; Molin và Stenstrom, 1984) và

11


cua (Faghri và ctv, 1984), cũng như trong nước (Rippey và Cabelli, 1979; LeChevallier
và ctv, 1980, 1982; Biamon và Hazen, 1983) (trích dẫn bởi Samuel và ctv, 1985).
2.5.2.4 Đặc điểm huyết thanh và vaccine
Bảng 2.1: Đặc điểm sinh lý, sinh hóa của các Aeromonads
Aeromonas salmonicida
A.
hydrop
hila

A.
sorbia


A.
cavia
e

Di động

+

+

Phát triển ở 37oC

+

Tạo sắc tố nâu

Subsp.
salmoni
cida

Subsp.
achrom
oenes

Subsp.
masou
cida

Điển
hình


+

-

-

-

-

+

+

-

-

-

-

-

-

-

+


-

-

d

β-galactosidase

+

+

+

+

+

+

d

Arginine dihydrolase

+

+

+


+

+

+

d

Lysine decarboxylase

d

d

d

d

-

+

-

Ornithine decarboxylase

-

-


-

-

-

-

-

Simmons’ citrate

d

d

d

-

-

-

-

H 2 S production

+


-

-

-

-

+

d

Urease

-

-

-

-

-

-

-

Indole


+

+

+

-

d

+

d

Voges-Proskauer

+

-

-

-

-

+

d


Gelatin hydrolysis

+

+

+

+

-

+

d

Aesculin hydrolysis

+

+

+

+

-

+


d

Phát triển trên KCN

+

+

+

-

-

-



Acid from: Arabinose

+

-

+

+

-


+

d

Glucose

+

+

+

+

+

+

+

Inositol

-

-

-

-


-

-

-

Salicin

+

-

+

d

d

d

d

Sorbitol

d

d

d


-

-

-

d

Sucrose

+

+

+

-

+

+

d

d: phản ứng thay đổi

: không biết
12



Aeromonads có đặc điểm gen, sinh hóa phức tạp và đặc điểm kháng nguyên
không đồng nhất. Aeromonads có tính kháng nguyên đa dạng nhất trong các loài vi khuẩn
gây bệnh cho cá. Số lượng kháng nguyên đa dạng được thể hiện thông kháng nguyên O
(thân) và kháng nguyên H (tiêm mao). Ewing và ctv (1961) mô tả 12 nhóm kháng nguyên
O và 9 nhóm kháng nguyên H. Mỗi nhóm gồm một số serotype. Chodyniecki (1965) đã
nhận thấy sự đa dạng kháng nguyên giữa các chủng aeromonads di động thu được từ cùng
một quần thể cá và ngay cả từ các cơ quan khác nhau của cùng một cá.
Vaccine đơn giá dùng để chống lại bệnh do A. hydrophila , nhưng vaccine này chỉ
bảo hộ ở mức chấp nhận chống lại các vi khuẩn tương đồng chứ không tạo được miễn
dịch đối với các chủng A. hydrophila khác (Schaperclaus, 1967). Do sự đa dạng kháng
nguyên giữa các chủng A. hydrophila khá phức tạp do đó các nghiên cứu đều tập trung
chú trọng đến việc phát triển vaccine đa giá. Hơn nữa việc cấp vaccine bằng các tiểu phần
kháng nguyên cho hiệu quả bảo hộ tốt hơn đối với các chủng vi khuẩn khác nhau so với
việc cấp vaccine bằng toàn bộ tế bào kháng nguyên. Shieh (1987) thấy rằng cá hồi Đại
Tây Dương được chủng ngừa bằng cách tiêm protease ngoại bào từ A. hydrophila có khả
năng bảo hộ đối với một số chủng tương đồng và một số chủng A. hydrophila khác.

2.6 Triệu Chứng Và Bệnh Tích Của Bệnh Do Aeromonas hydrophila
Cá bệnh do A. hydrophila có 3 dạng: thể cấp tính, thể mãn tính và thể tiềm ẩn.
Biểu hiện của bệnh ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố: độc lực của vi khuẩn, tình trạng sức khỏe
của cá, mức độ của stress và khả năng đề kháng bệnh tự nhiên của cá.
Khi cá bệnh thường bị xuất huyết các gốc vây, dưới nắp mang và quanh miệng,
hậu môn lồi và sưng đỏ, loét da, tưa vây... Cá bơi lờ đờ, tách đàn, biếng ăn.
Bệnh cấp tính: nhiễm trùng gây chết cá. Cá chết nhiều, tỉ lệ chết cao trong 2 – 3
ngày. Xuất huyết cấp tính hậu môn và gốc vây. Mắt cá lồi, mù. Bụng trướng to do tích
dịch xoang bụng. Gan nhạt màu, thận sưng. Ruột sau sưng đỏ, lồi ra ngoài hậu môn. Vi
khuẩn phát triển mạnh gây nhiễm trùng và hoại tử nhiều nội quan, chủ yếu là gan và thận.
13



Bệnh mãn tính: cá chết rải rác mỗi ngày. Ổ viêm nhiễm xuất huyết trên da.
Thượng bì và hạ bì bị tổn thương, cơ bên dưới viêm loét. Da quanh ổ viêm bội triển.
Ngoài ra, còn thấy xuất huyết điểm phúc mạc và cơ. Tuy nhiên nội quan không bị hoại tử.
(Nguồn: Nguyễn Hữu Thịnh, 2009)

2.7 Phòng Và Trị Bệnh Do Vi Khuẩn Aeromonas hydrophila Gây Ra Trên Cá Tra
A. hydrophila là vi khuẩn cơ hội, rất phổ biến trong môi trường nên khi điều trị
chúng ta cần chú ý đến sức khỏe cá và yếu tố môi trường. Ta cần hạn chế làm cá bị sây
sát, vệ sinh ao nuôi đúng quy định. Bên cạnh đó không nên nuôi với mật độ quá dày để
tránh gây stress cho cá. Cần quản lý tốt các yếu tố chất lượng nước như nhiệt độ, pH,
NH 3 , DO, CO 2 ... tránh sự biến động lớn, tạo điều kiện cho cá phát triển khỏe mạnh.
Có thể phòng bệnh bằng cách dùng thuốc tím KMnO 4 tắm cá trong ao với liều
lượng 4 ppm. Xử lý 3 ngày liên tục. Định kỳ tắm cá 1 - 2 tuần/lần hay 1 tháng/lần tùy vào
sức khỏe cá. Chú ý chỉ thao tác trong ao lúc cá ăn khỏe và nhiệt độ nước ổn định.
Khi bệnh xảy ra chúng ta giảm hoặc ngưng cho ăn để hạn chế ô nhiễm nước. Cần
vớt bỏ cá bệnh nhằm tránh lây lan. Chú ý tránh lây lan bệnh từ các dụng cụ nuôi như
lưới, vợt... và các địch hại như chim, cò…
Có thể dùng một số loại kháng sinh trộn vào thức ăn để trị bệnh cho cá như
oxytetracyline, streptomycin, kanamycin, nhóm sulfamid.
(Nguồn: Nguyễn Hữu Thịnh (2009) và Bùi Quang Tề ( 2006))

14


Chương 3
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Thời Gian Và Địa Điểm Nghiên Cứu
Thời gian thực hiện đề tài từ tháng 2 – 3/2011.
Địa điểm nghiên cứu : Phòng thí nghiệm Bệnh Học Thủy Sản trường Đại học

Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh.

3.2 Vật Liệu Nghiên Cứu
3.2.1 Đối tượng
Vi khuẩn dùng trong thí nghiệm là vi khuẩn Aeromonas hydrophila được phân
lập từ cá tra bị bệnh nhiễm khuẩn huyết ở Long Xuyên (An Giang) vào tháng 3/2010. Vi
khuẩn được định danh và được lưu trữ trong tủ đông ở nhiệt độ -200C tại Phòng thí
nghiệm Khoa Thủy Sản. Vi khuẩn đã được định danh lại trước khi tiến hành thí nghiệm.
Cá dùng trong thí nghiệm là cá tra giống ở trại thực nghiệm Khoa Thủy Sản nuôi
trong bể xi măng. Chọn cá cùng cỡ khoảng 12,1 ± 0,9 g/con, cá khỏe mạnh, không bị tổn
thương hay xuất huyết để tiến hành thí nghiệm.

15


×