Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

TÌM HIỂU TÌNH HÌNH STRESS HỌC ĐƯỜNG TỪ ĐÓ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÕNG VÀ GIẢM STRESS Ở HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.24 MB, 82 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM
KHOA NGOẠI NGỮ- SƯ PHẠM

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

TÌM HIỂU TÌNH HÌNH STRESS HỌC ĐƯỜNG
TỪ ĐÓ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP
PHÕNG VÀ GIẢM STRESS Ở HỌC SINH
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

Ngành: SƯ PHẠM KỸ THUẬT CÔNG NÔNG NGHIỆP
GVHD: HÀ THỊ NGỌC THƯƠNG
SVTH: DIỆP THỊ NHƯ PHỤNG
MSSV: 07158120
Niên khóa: 2007- 2011

Tp.HCM, tháng 5/2011


LỜI CẢM ƠN
Con xin cảm ơn ba mẹ đã dạy dỗ, nuôi nấng và ủng hộ con để con có đƣợc ngày
hôm nay. Thƣơng ba mẹ nhiều.
Cảm ơn anh hai – Diệp Bảo Dƣơng, đã luôn ở bên giúp đỡ khi em gặp khó khăn
trong việc tìm tài liệu phục vụ cho đề tài, cũng nhƣ khó khăn trong cuộc sống. Mọi
ngƣời luôn nhớ đến anh và mãi mãi yêu thƣơng anh.
Cảm ơn các em đã luôn ở bên chia sẽ và giúp đỡ chị những lúc khó khăn, vui
buồn trong cuộc sống cũng nhƣ trong học tập.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô bộ môn Sƣ Phạm Kĩ Thuật đã tận tình
giảng dạy cũng nhƣ giúp đỡ em trong học tập.
Cảm ơn cô Hà Thị Ngọc Thƣơng đã hƣớng dẫn và giúp em hoàn thành tốt đề tài.


Cảm ơn tập thể lớp DH07SK đã luôn ở bên giúp đỡ Phụng, đã cho Phụng nhiều
kỹ niệm đẹp về thời sinh viên đáng quý.
Cảm ơn Ban Giám Hiệu, quí thầy cô, các phòng ban, thƣ viện trƣờng Đại học
Nông Lâm TP.HCM đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em học tập và làm việc tại
trƣờng.

TP. Hồ Chí Minh , ngày tháng năm 2011
Diệp Thị Nhƣ Phụng

i


NHẬN XÉT CỦ A GIÁO VIÊN HƢỚNG DẪN
1. Nô ̣i dung
............................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
2. Phƣơng pháp nghiên cƣ́u
............................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
3. Kế t luâ ̣n đề tài
............................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................

…, ngày….tháng….năm….
Giáo viên hƣớng dẫn
Ký tên


ii


NHẬN XÉT CỦ A GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN
1. Nô ̣i dung
............................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
2. Phƣơng pháp nghiên cƣ́u
............................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
3. Kế t luâ ̣n đề tài
............................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................

…, ngày….tháng….năm….
Giáo viên phản biện
Ký tên

iii


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CNH- HĐH:

Công nghiệp hóa- hiện đại hóa

THPT:


Trung học phổ thông

HS:

Học sinh

GVHD:

Giáo viên hƣớng dẫn

SVTH:

Sinh viên thực hiện

NXB:

Nhà xuất bản

PGS.TS:

Phó giáo sƣ. Tiến sỹ

TS:

Tiến sỹ

F:

Tần số


NNC:

Ngƣời nghiên cứu

iv


TÓM TẮT
Xã hội ngày càng phát triển , áp lực lên mỗi ngƣời ngày càng tăng

, nhấ t là đố i

với HS THPT . Chính vì vậ y HS THPT rất dễ bị stress và nếu không đƣợc phòng và
giãm stress kịp thời thì sẽ gây ra nhiều thiệt hại cho HS, gia đình, nhà trƣờng và xã
hội. Vì vậy, ngƣời nghiên cƣ́u thƣc̣ hiê ̣n đề tài “ TÌM HIỂU TÌNH HÌNH STRESS
HỌC ĐƢỜNG TỪ ĐÓ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÒNG VÀ GIẢM
STRESS CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG”, với mục đić h

đề ra

phƣơng hƣớng giải tỏa và cách thức ngăn ngừa stress ở lứa tuổi HS, giúp quá trình
giáo dục đạt hiệu quả và hoàn thiện hơn .
Thời gian: tháng 9/2010 đến tháng 5/2011.
Phƣơng pháp nghiên cƣ́u : Trong quá trình thƣc̣ hiê ̣n đề tài ngƣời nghiên cƣ́u sƣ̉
dụng các phƣơng pháp nghiên cứu khoa học sau : Phƣơng pháp nghiên cƣ́u tài liê ̣u ,
phƣơng pháp so sánh, phƣơng pháp điề u tra khảo sát , phƣơng pháp thố ng kê , xƣ̉ lí
số liê ̣u.
Đề tài nghiên cứu đã nghiên cứu và làm rõ stress trong học tập là sự tƣơng tác
đặc biệt giữa chủ thể (học sinh) với môi trƣờng sống và học tập trong trƣờng THPT.

Trong đó, chủ thể nhận thức, đánh giá sự kiện (kích thích) từ môi trƣờng (căng
thẳng, nặng nhọc, sự nguy hiểm), và huy động nguồn lực ứng phó nhằm duy trì sự
cân bằng, thích ứng với môi trƣờng luôn thay đổi.
Kế t quả thu đƣơ ̣c:
 Hầ u hế t HS THPT đƣơ ̣c khảo sát đề u bị stress với các mƣ́c đô ̣ khác nhau .
 Nguyên nhân stress của HS THPT thƣờng xoay quanh các vấn đề

: Quan hê ̣

với gia điǹ h , học tập, lí tƣởng nghề nghiệp tƣơng lai , quan hê ̣ với ba ̣n bè , quan hê ̣
với thầ y cô , sƣ́c khoẻ , giới tiń h… . Và các em thƣờ ng giải quyết stress bằ ng cách
thay đổi nhận thức, giải tỏa cảm xúc, thay đổi hoạt động cá nhân. Nên sau khi giả i
quyế t stress các em chƣa thật sự hài lòng , và một số rơi vào trạng thái sợ hãi và bế
tắ c.

v


 Stress ở HS thƣờng đƣợc biểu hiện bằng tâm trạng lo âu, bất an, khó tập
trung suy nghĩ, dễ cáu, hay mệt mỏi, mất ngủ…
Đề tài nghiên cứu đã đƣa ra đƣợc các giải pháp ứng phó với stress cho HS nhằm
giúp HS có thể ứng phó tốt nhất với stress trong học tập. Trên cơ sở các kết quả
nghiên cứu ngƣời nghiên cứu đã đƣa ra các kết luận và kiến nghị cho các cơ sở đào
tạo, gia đình, nhà trƣờng, xã hội và HS nhằm hạn chế các nguyên nhân gây stress
trong học tập nâng cao hiệu quả giáo dục-đào tạo trong nhà trƣờng.

vi


DANH SÁCH CÁC BẢNG

Bảng

Trang

Bảng 4.1: Mức độ stress ở học sinh THPT ..................................................................... 31
Bảng 4.2: Nguyên nhân stress ở học sinh THPT ........................................................... 34
Bảng 4.3: Nguyên nhân stress trong học tập ở học sinh THPT .................................... 36
Bảng 4.4: Nguyên nhân stress trong môi trƣờng gia đình ở học sinh THPT ................. 37
Bảng 4.5: Nguyên nhân stress trong môi trƣờng xã hội ở học sinh THPT .................... 39
Bảng 4.6: Nguyên nhân stress ở bản thân của học sinh THPT ...................................... 41
Bảng 4.7: Nhận thức của học sinh THPT về kỳ thi sắp diễn ra ..................................... 43
Bảng 4.8: Ứng phó của học sinh THPT về kỳ thi sắp diễn ra ........................................ 45
Bảng 4.9: Nhận thức của học sinh THPT về một ngày học tập và làm việc .................. 47
Bảng 4.10: Nhận thức của học sinh THPT khi gặp khó khăn trong học tập .................. 49
Bảng 4.11: Ảnh hƣởng của stress đến đời sống và học tập ở học sinh THPT ............... 50
Bảng 4.12: Nhận thức của học sinh THPT về tầm quan trọng của việc phòng và
giảm stress ...................................................................................................................... 52
Bảng 4.13: Thực tế về phòng và giảm stress cho học sinh tại trƣờng THPT hiện nay .. 54

vii


DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ
Biể u đồ

Trang

Biể u đồ 4.1: Mức độ stress ở học sinh THPT hiện nay .................................................. 31
Biể u đồ 4.2: So sánh mức độ stress ở học sinh THPT Thủ Đức và Tôn Đức Thắng ..... 32
Biể u đồ 4.3: So sánh mức độ stress giữa nam và nữ học sinh THPT ............................ 33

Biể u đồ 4.4: So sánh nguyên nhân stress ở học sinh THPT Thủ Đức và Tôn Đức
Thắng .............................................................................................................................. 35
Biể u đồ 4.5: So sánh nguyên nhân stress trong học tập ở học sinh THPT Thủ Đức
và Tôn Đức Thắng .......................................................................................................... 36
Biể u đồ 4.6: So sánh nguyên nhân stress trong môi trƣờng gia đình ở học sinh
THPT Thủ Đức và Tôn Đức Thắng ................................................................................ 38
Biể u đồ 4.7: So sánh nguyên nhân stress trong môi trƣờng xã hội ở học sinh
THPT Thủ Đức và Tôn Đức Thắng ................................................................................ 40
Biể u đồ 4.8: So sánh nguyên nhân stress trong bản thân của học sinh THPT Thủ
Đức và Tôn Đức Thắng .................................................................................................. 41
Biể u đồ 4.9: So sánh nhận thức về kì thi sắp diễn ra của học sinh THPT Thủ Đức
và Tôn Đức Thắng .......................................................................................................... 43
Biể u đồ 4.10: So sánh hành vi ứng phó với kì thi sắp diễn ra của học sinh THPT
Thủ Đức và Tôn Đức Thắng ........................................................................................... 46
Biể u đồ 4.11: So sánh hành nhận thức về một ngày học tập và làm việc của học
sinh THPT Thủ Đức và Tôn Đức Thắng ........................................................................ 47
Biể u đồ 4.12: So sánh hành nhận thức của học sinh khi gặp khó khăn trong học
tập ở học sinh THPT Thủ Đức và Tôn Đức Thắng ........................................................ 49
Biể u đồ 4.13: So sánh sự ảnh hƣởng của stress đến đời sống và học tập ở học sinh
THPT Thủ Đức và Tôn Đức Thắng ................................................................................ 51
Biể u đồ 4.14: So sánh nhận thức của học sinh THPT Thủ Đức và Tôn Đức Thắng
về tầm quan trọng của việc phòng và giảm stress cho học sinh THPT ......................... 53
Biể u đồ 4.15: So sánh thực tế việc phòng và giảm stress cho học sinh tại trƣờng
THPT Thủ Đức và Tôn Đức Thắng hiện nay ............................................................... 54

viii


MỤC LỤC
Đề mục


Trang

Lời cảm ơn .................................................................................................................. i
Danh mục từ viết tắt ................................................................................................ iv
Tóm tắt ....................................................................................................................... v
Danh sách các bảng ................................................................................................ vii
Danh sách các biểu đồ ........................................................................................... viii
Mục lục ..................................................................................................................... ix
CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU ..................................................................................... 1
1.1 Lí do chọn đề tài................................................................................................ 1
1.2. Mục đích của đề tài nghiên cứu ....................................................................... 3
1.3. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu ................................................................. 3
1.3.1. Đối tƣợng nghiên cứu ................................................................................ 3
1.3.2. Khách thể nghiên cứu ................................................................................ 3
1.4 Câu hỏi nghiên cứu ........................................................................................... 3
1.5 Nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................................................ 4
1.6 Giả thuyết nghiên cứu ....................................................................................... 4
1.7 Phạm vi và giới hạn nghiên cứu ........................................................................ 4
1.8 Hƣớng phát triển của đề tài ............................................................................... 4
1.9 Cấu trúc luận văn .............................................................................................. 5
1.10 Kế hoạch nghiên cứu....................................................................................... 6
CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÍ LUẬN ............................................................................... 7
2.1 Lƣợc khảo những nghiên cứu trƣớc đây ........................................................... 7
2.2 Định nghĩa ....................................................................................................... 10
2.2.1 Định nghĩa stress? ..................................................................................... 10

ix



2.2.2 Định nghĩa học sinh? ................................................................................ 13
2.2.3 Định nghĩa ứng phó?................................................................................. 13
2.3 Nghiên cứu về stress dƣới góc độ tâm lý học ................................................. 14
2.3.1 Nguồn gốc và các giai đoạn của stress ..................................................... 14
2.3.2 Hai mặt của stress ..................................................................................... 16
2.3.3 Biểu hiện của stress................................................................................... 17
2.3.4 Tác động của stress ................................................................................... 19
2.4 Đặc điểm của học sinh THPT. ........................................................................ 22
2.5 Stress ở lứa tuổi học sinh. ............................................................................... 24
2.5.1 Biểu hiện stress ở học sinh........................................................................ 24
2.5.2 Nguyên nhân stress ở học sinh. ................................................................ 24
2.5.3 Tác động của stress đến học sinh. ............................................................. 25
2.5.4 Biện pháp phòng và giảm stress cho học sinh .......................................... 25
2.6 Vai trò của gia đình, nhà trƣờng và xã hội trong việc phòng và giảm stress cho
học sinh. ................................................................................................................ 26
CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................................................. 27
3.1 Phƣơng pháp nghiên cứu lí thuyết ................................................................. 27
3.2 Phƣơng pháp điều tra, khảo sát ....................................................................... 27
3.3 Phƣơng pháp phân tích định lƣợng ................................................................. 28
3.4 Phƣơng pháp phân tích định tính .................................................................... 28
3.5 Phƣơng pháp so sánh....................................................................................... 29
CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................. 30
4.1 Giới thiệu sơ lƣợc về 2 trƣờng THPT đƣợc NNC khảo sát ............................ 30
4.2 Kết quả khảo sát ý kiến học sinh ..................................................................... 31
4.2.1 Mức độ stress ở HS THPT hiện nay ......................................................... 32
4.2.2 Nguyên nhân stress ở HS THPT ............................................................... 36
x


4.2.3 Ứng phó với stress .................................................................................... 45

4.2.4 Ảnh hƣởng của stress đến đời sống và học tập của HS THPT ................. 52
4.2.5 Tầm quan trọng của việc phòng và giảm stress cho HS THPT ................ 54
4.2.6 Thực tế phòng và giảm stress cho HS tại trƣờng THPT hiện nay ............ 56
CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................ 59
5.1 Kết luận ........................................................................................................... 59
5.1.1 Tình hình stress học đƣờng ở các trƣờng THPT hiện nay nhƣ thế nào? .. 59
5.1.2 Nguyên nhân, biểu hiện và cách ứng phó với stress ở HS là gì? .............. 59
5.1.3 Stress ảnh hƣởng nhƣ thế nào đến quá trình học tập cũng nhƣ chất lƣợng
cuộc sống của HS? ............................................................................................. 60
5.2 Kiến nghị ......................................................................................................... 61
5.3 Hƣớng mới cho nghiên cứu tiế p tục phát triể n ............................................... 62
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

xi


GVHD: Hà Thị Ngọc Thƣơng

Khóa luận tốt nghiệp

SVTH: Diệp Thị Nhƣ Phụng

1

Ngành SPKTCNN


GVHD: Hà Thị Ngọc Thƣơng


SVTH: Diệp Thị Nhƣ Phụng

CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU
1.1 Lí do chọn đề tài
Đất nƣớc ta đang bƣớc vào giai đoạn công nghiệp hóa - hiện đại hóa
(CNH - HĐH) với mục tiêu đến năm 2120 Việt Nam sẽ từ một nƣớc nông nghiệp
về cơ bản trở thành nƣớc công nghiệp, hội nhập với cộng đồng quốc tế (Bộ Giáo
Dục và Đào Tạo, 2006). Sự nghiệp CNH - HĐH đất nƣớc, sự thách thức của quá
trình hội nhập kinh tế toàn cầu đòi hỏi phải có nguồn nhân lực, ngƣời lao động có
đủ năng lực và phẩm chất đáp ứng yêu cầu của xã hội trong giai đoạn mới. Ngƣời
lao động phải có khả năng đáp ứng, khả năng thu nhận và vận dụng linh hoạt, sáng
tạo tri thức của nhân loại vào điều kiện hoàn cảnh thực tế, tạo ra những sản phẩm
đáp ứng yêu cầu xã hội.
Vừa qua sự kiện Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức
Thƣơng Mại Quốc Tế WTO đã đánh dấu một bƣớc ngoặc lớn trong tiến trình hội
nhập với nền kinh tế quốc tế, mở ra những cơ hội lớn cho sự phát triển nền kinh tế
của đất nƣớc nhƣng cũng đƣa ra những nhu cầu cấp thiết về nguồn lực con ngƣời.
Theo Ths. Bạch Thị Thu Nhi (2010) thì giáo dục chính là nền tảng của sự phát
triển, hay theo GS.VS. Phạm Thị Hạc (2009): “Giáo dục (bao gồm cả đào tạo) đƣợc
coi là nhân tố cực kì quan trọng quyết định sự trƣờng tồn của quốc gia- dân tộc”.
Từ những năm cuối thế kỉ XX, kinh tế tri thức xuất hiện thì vai trò của tri thức trong
canh tranh lại càng có tầm quan trong đặc biệt. Chính giáo dục đảm nhận trọng
trách trang bị tri thức cho con ngƣời (Trần Kiểm, trang 15). Điều đó cho thấy giáo
dục có vai trò hết sức quan trọng, là nền tảng cho việc hoàn thiện con ngƣời và tăng
trƣởng kinh tế của đất nƣớc. Đầu tƣ vào chất xám sẽ là cách đầu tƣ hiệu quả nhất
cho sự hƣng thịnh của một quốc gia. Vì vậy, giáo dục và đào tạo đƣợc xem là quốc
sách hàng đầu trong chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng ta. Đổi mới phƣơng pháp
dạy – học là một trong những chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng đặt ra cho ngành giáo
dục và đào tạo. Ngƣời thầy từ việc truyền đạt kiến thức thành ngƣời hƣớng dẫn học
sinh tìm đến kiến thức, rèn luyện cho học sinh có thói tƣ duy sáng tạo. Xu hƣớng

dạy học “lấy ngƣời thầy làm trung tâm” giai đoạn hiện nay không còn phù hợp nữa
Khóa luận tốt nghiệp

1

Ngành SPKTCNN


GVHD: Hà Thị Ngọc Thƣơng

SVTH: Diệp Thị Nhƣ Phụng

và đang đƣợc chuyển thành “lấy ngƣời học làm trung tâm”. Khuyến khích và phát
triển khả năng tự học của học sinh. Vì vậy, vai trò của ngƣời học là rất quan trọng
đối với ngành giáo dục và đào tạo. Thế nhƣng, hiện nay vì để đáp ứng đƣợc yêu cầu
tri thức của xã hội và kì vọng của gia đình thì hầu hết các em học sinh đặc biệt là
những học sinh ở thành phố phải học cả ngày, không còn thời gian giải trí. Việc học
quá nhiều dễ dẫn đến tình trạng quá tải, stress cho học sinh đặc biệt là học sinh cuối
cấp. Stress làm giảm khả năng học tập, ảnh hƣởng đến sức khỏe và dẫn đến những
biệu hiện hành vi bất thƣờng của học sinh nhƣ: đập phá, bỏ học, vô cảm… Và tình
trạng stress học đƣờng hiện nay không ngừng gia tăng, gây nên nhiều tổn thất cho
nhà trƣờng, gia đình và xã hội.
Xuất phát từ những vấn đề trên, với vai rò là một sinh viên ngành sƣ phạm nói
chung và của Bộ môn Sƣ phạm kĩ thuật nói riêng, tôi quyết định thực hiện đề tài:
“TÌM HIỂU TÌNH HÌNH STRESS HỌC ĐƢỜNG TỪ ĐÓ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ
BIỆN PHÁP PHÒNG VÀ GIẢM STRESS CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ
THÔNG” nhằm giúp các giáo viên cũng nhƣ nhà trƣờng đánh giá đúng tình trạng
stress ở học sinh từ đó áp dụng các biện pháp phòng và giảm stress thích hợp cho
học sinh. Thông qua đó, tôi cũng rút đƣợc nhiều kinh nghiệm cho bản thân trong
việc tìm hiểu và giúp đỡ học sinh sau này.


Khóa luận tốt nghiệp

2

Ngành SPKTCNN


GVHD: Hà Thị Ngọc Thƣơng

SVTH: Diệp Thị Nhƣ Phụng

1.2. Mục đích của đề tài nghiên cứu
Tìm hiểu tình trạng stress học đƣờng từ đó đề xuất một số biện pháp phòng và
giảm stress ở học sinh. Đề tài nhằm:
 Góp phần vào việc hỗ trợ cho giáo viên hiểu rỏ về stress từ đó đánh giá đúng
tình trạng stress ở học sinh để áp dụng các biện pháp phòng và giảm stress thích
hợp đối với học sinh.
 Góp phần vào việc nâng cao hiệu quả học tập và chất lƣợng cuộc sống của
học sinh.
1.3. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu
1.3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Tình hình stress học đƣờng và một số biện pháp phòng và giảm stress ở học sinh
trƣờng THPT.
1.3.2. Khách thể nghiên cứu
 300 HS trƣờng THPT Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh.
 300 HS trƣờng Tôn Đức Thắng, Tỉnh Ninh Thuận.
1.4 Câu hỏi nghiên cứu
Câu hỏi 1: Tình hình stress học đƣờng ở các trƣờng THPT hiện nay nhƣ thế
nào?

Câu hỏi 2: Nguyên nhân, biểu hiện và cách ứng phó với stress ở học sinh là gì?
Câu hỏi 3: Stress ảnh hƣởng nhƣ thế nào đến quá trình học tập cũng nhƣ chất
lƣợng cuộc sống của học sinh?

Khóa luận tốt nghiệp

3

Ngành SPKTCNN


GVHD: Hà Thị Ngọc Thƣơng

SVTH: Diệp Thị Nhƣ Phụng

1.5 Nhiệm vụ nghiên cứu
 Nhiệm vụ 1: Nghiên cứu cơ sở lý luận về stress. Nhằm làm rõ câu hỏi nghiên
cứu 1.
 Nhiệm vụ 2: Nghiên cứu thực trạng biểu hiện stress ở học sinh, xác định
những yếu tố gây ra stress ở học sinh, đặc điểm tâm lí của HS THPT. Nhằm phục
vụ câu hỏi nghiên cứu 2, 3.
 Nhiệm vụ 3: Tiến hành phân tích, đánh giá và so sánh số liệu từ kết quả điều
tra, khảo sát. Nhằm phục vụ câu hỏi nghiên cứu 1, 2, 3.
 Nhiệm vụ 4: Đề ra phƣơng hƣớng phòng và giảm stress ở lứa tuổi học sinh.
1.6 Giả thuyết nghiên cứu
1.6.1 Stress ở học sinh có nhiều biểu hiện và nguyên nhân khác nhau
1.6.2 Các yếu tố: địa bàn sinh sống, hoàn cảnh kinh tế gia đình, lối sống, chế
độ dinh dƣỡng …có ảnh hƣởng đến mức độ stress ở học sinh THPT.
1.7 Phạm vi và giới hạn nghiên cứu
Do khả năng của ngƣời nghiên cứu và giới hạn thời gian thực hiện luận văn, đề

tài chỉ khảo sát mỗi trƣờng 300 HS.
Đề tài nghiên cứu những biểu hiện stress, nguyên nhân gây stress, mức độ
stress, các biện pháp ứng phó với stress ở lứa tuổi học sinh.
1.8 Hƣớng phát triển của đề tài
Đề tài cần đƣợc tiếp tục phát triển theo hƣớng:
 Thiết kế các buổi ngoại khóa giải stress cho học sinh.
 Tập huấn tìm hiểu về stress để phòng và giảm stress cho giáo viên.

Khóa luận tốt nghiệp

4

Ngành SPKTCNN


GVHD: Hà Thị Ngọc Thƣơng

SVTH: Diệp Thị Nhƣ Phụng

1.9 Cấu trúc luận văn
Khoá luận gồm 4 chƣơng:
Chƣơng 1: Giới thiệu sơ lƣợc về vấn đề nghiên cứu nhƣ: lí do chọn đề tài, mục
đích, đối tƣợng và khách thể nghiên cứu, câu hỏi, nhiệm vụ, giả thuyết, phạm vi và
giới hạn nghiên cứu và hƣớng phát triển đề tài.
Chƣơng 2: Trình bày những lí thuyết cơ bản mà ngƣời nghiên cứu dựa vào để
tiến hành nghiên cứu, cụ thể về:
 Stress, học sinh, ứng phó là gì?
 Nguồn gốc, đặc điểm của stress.
 Đặc điểm của học sinh THPT.
 Stress ở lứa tuổi học sinh.

Chƣơng 3: Ngƣời nghiên cứu sẽ mô tả một số phƣơng pháp nghiên cứu đƣợc sử
dụng trong đề tài.
Chƣơng 4: Ngƣời nghiên cứu sẽ trình bày số lƣợng nghiên cứu và phân tích kết
quả thu đƣợc.
Chƣơng 5: Rút ra kết luận từ vấn đề nghiên cứu và đƣa ra những ý kiến thảo
luận, bàn bạc mở rộng.

Khóa luận tốt nghiệp

5

Ngành SPKTCNN


GVHD: Hà Thị Ngọc Thƣơng

SVTH: Diệp Thị Nhƣ Phụng

1.10 Kế hoạch nghiên cứu
Thời gian thực hiện đề tài nghiên cứu : Từ tháng 9/2010 đến tháng 5/2011

STT

THỜI GIAN

NGƢỜI

HOẠT ĐỘNG

THỰC GHI


HIỆN

CHÚ

Đăng ký đề tài, tập huấn
1

Tháng 9/2010

về NCKH và Khóa luận Ngƣời nghiên cứu
tốt nghiệp

2

Tháng 9-10/2010

3

Tháng 10/2010

Tháng10-11/2010

Thu thập tài liệu, viết đề
cƣơng.
Trình

bày đề

cƣơng,


chỉnh sửa đề cƣơng.
Viết Cơ sở lý luận, thực
hiện nghiên cứu.

Ngƣời nghiên cứu

Ngƣời nghiên cứu

Ngƣời nghiên cứu

4
Tháng

12/2010- Soạn phiếu điều tra, báo
cáo giữa giai đoạn.

2/2011

5

6

Tháng

2/2011- Hoàn chỉnh đề tài, nộp

4/2011

cho GVHD chỉnh sửa.


Tháng 5/2011

Bảo vệ đề tài

Khóa luận tốt nghiệp

Ngƣời nghiên cứu

Ngƣời nghiên cứu

Ngƣời nghiên cứu

6

Ngành SPKTCNN


GVHD: Hà Thị Ngọc Thƣơng

SVTH: Diệp Thị Nhƣ Phụng

CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÍ LUẬN
2.1 Lƣợc khảo những nghiên cứu trƣớc đây
Tô Nhƣ Khuê là ngƣời đầu tiên nghiên cứu stress ở Việt Nam dƣới góc độ sinh
lý học và y học. Năm 1976 ông đã tiến hành nghiên cứu vấn đề “Phòng chống trạng
thái căng thẳng (stress) trong đời sống và lao động”. Là một ngƣời lính, Tô Nhƣ
Khuê đã hết sức quan tâm đến các yếu tố tâm lý của việc tuyển dụng, huấn luyện và
tăng cƣờng sức chiến đấu cho bộ đội. Sau chiến tranh ông tâm nhiều hơn tới vấn đề
stress trong huấn luyện của bộ đội ở các binh chủng đặc biệt và trong công cuộc xây

dựng, bảo vệ tổ quốc. Theo ông stress là sự phản ứng của cơ thể đối với các tác
nhân từ bên ngoài, nhằm thích nghi với môi trƣờng luôn thay đổi.
Phạm Ngọc Giao và Nguyễn Hữu Nghiêm đã nghiên cứu stress trong đời sống
xã hội và cho xuất bản tác phẩn “Stress trong thời đại văn minh”. Theo hai tác giả
trên, stress là một hiện tƣợng tâm-sinh lý hết sức phức tạp ảnh hƣởng trực tiếp tới
hiệu quả công việc và cuộc sống của con ngƣời. Con ngƣời có thể ứng phó có hiệu
quả với stress bằng việc điều chỉnh lối sống và luyện tập các phƣơng pháp giải toả
stress.
Nguyễn Khắc Viện và Đặng Phƣơng Kiệt là những ngƣời nghiên cứu stress theo
hƣớng tiếp cận Tâm lý lâm sàng. Các nghiên cứu của họ đƣợc thực hiện trên trẻ em
vào những năm 1990. Kết quả các công trình nghiên cứu của hai tác giả trên đƣợc
tập hợp và xuất bản thành các bài giảng tại Trung tâm Nghiên cứu Tâm lý Trẻ em
và tác phẩm “Tâm lý học và đời sống‟‟. Đặng Phƣơng Kiệt là ngƣời có nhiều tâm
huyết trong việc nghiên cứu, phổ biến tri thức về stress và cách thức ứng phó với
stress ở Việt Nam. Ông cùng đồng nghiệp đã cho xuất bản bốn ấn phẩm về stress và
cách phòng chống stress. Thứ nhất “Chung sống với stress” (2003), thứ hai “Stress
và đời sống” (2003), thứ ba “Stress và sức khoẻ” (2003), thứ tƣ “Phòng chống
stress” (2006). Theo ông stress là “Một lực nào đó (vật lý hay tâm lý) tác động vào
hệ thống tạo ra sự căng thẳng hay làm sai lệch hệ thống, hoặc làm hỏng hệ thống đó
nếu nó quá mạnh”. Nhƣ vậy, ông hiểu stress rất rộng nó liên quan tới toàn bộ hoạt
động và ứng xử của con ngƣời trong cuộc sống.

Khóa luận tốt nghiệp

7

Ngành SPKTCNN


GVHD: Hà Thị Ngọc Thƣơng


SVTH: Diệp Thị Nhƣ Phụng

Năm 1997, Hội nghị khoa học về “Những rối loạn có liên quan đến stress ở trẻ
em và thanh thiếu niên” đã đƣợc tổ chức tại Viện Sức khỏe Tâm thần, Bệnh viện
Bạch Mai. Hội nghị đã có sự tham gia của nhiều nhà khoa học thuộc các lĩnh vực
khác nhau. Các tham luận đã mô tả vấn đề stress ở trẻ em và thanh thiếu niên, coi
đó là vấn đề hết sức nóng hổi. Trong hội thảo này đã có một số tham luận đề cập
đến stress ở sinh viên các trƣờng đại học.
Nguyễn Thu Hà và đồng nghiệp (Viện Y học Lao động và Vệ sinh môi trƣờng)
đã nghiên cứu đề tài “Điều tra stress nghề nghiệp ở nhân viên y tế” (2006). Tác giả
đã điều tra trên 527 nhân viên y tế của bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Phụ Sản và
Bệnh viện Hữu Nghị bằng các công cụ nhƣ: đánh giá mức độ stress theo điểm (dành
cho ngƣời châu Á), trắc nghiệm lo âu của Zung, trắc nghiệm trầm cảm của Beck và
điều tra bằng bảng hỏi. Kết quả điều tra cho thấy, 8.4% bị stress ở mức cao, 33% bị
stress ở mức trung bình và 58.6% ở mức độ thấp. Theo kết quả nghiên cứu một số
yếu tố từ môi trƣờng làm việc gây stress nghề nghiệp là: công việc quá tải, cƣờng
độ làm việc lớn, thời gian làm việc kéo dài, tính trách nhiệm công việc cao, sự căng
thẳng khi tiếp xúc với bệnh nhân và ngƣời nhà của họ.
Đặng Viết Lƣơng và đồng nghiệp (Viện Y học Lao động và Vệ sinh môi trƣờng)
đã tiến hành nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu đánh giá trạng thái stress của nhân viên
vận hành ngành điện lực” (2006). Tác giả đã nghiên cứu trên 184 khách thể với sự
hỗ trợ của các phƣơng tiện đo chỉ số tâm-sinh lý nhƣ: thời gian phản xạ (thị giác,
thính giác, xúc giác…), trí nhớ, nhịp tim, huyết áp và các trắc nghiệm đánh giá
trạng thái trầm cảm và lo âu. Kết quả cho thấy stress của nhân viên vận hành ngành
điện lực biểu hiện qua các triệu chứng sau: tâm trạng căng thẳng; rối loạn thần kinh
thực vật; giảm trí nhớ; tăng huyết áp. Kết quả nghiên cứu còn cho thấy: có 61%
chức năng hệ tim mạch không ổn định; 44% biểu hiện trạng thái căng thẳng và rối
loạn hệ thần kinh thực vật; 26% tăng huyết áp. Các yếu tố ảnh hƣởng tới stress là:
mức độ tiếng ồn, điện trƣờng nơi làm việc cao, thiếu không khí trong sạch nơi làm

việc, yêu cầu công việc cao (tập trung chú ý, ra quyết định nhanh, thao tác thận
trọng, chính xác).

Khóa luận tốt nghiệp

8

Ngành SPKTCNN


GVHD: Hà Thị Ngọc Thƣơng

SVTH: Diệp Thị Nhƣ Phụng

Nguyễn Thành Khải (2001) đã nghiên cứu stress của cán bộ quản lý ở một số cơ
quan và tổ chức chính quyền địa phƣơng. Kết quả nghiên cứu cho thấy: phần lớn
(99,41%) cán bộ quản lý đều bị stress công việc, trong đó có 15,94% ở mức độ nặng
(rất căng thẳng) và 83.47% mức độ vừa (căng thẳng). Kết quả nghiên cứu còn chỉ ra
nguyên nhân stress của cán bộ quản lý là: công việc căng thẳng, mâu thuẫn trong
quan hệ “dọc” và “ngang”, nội bộ mất đoàn kết, môi trƣờng làm việc không thuận
lợi.
Các công trình nghiên cứu stress ở học sinh, sinh viên là hƣớng nghiên cứu thứ
hai về stress ở Việt Nam. Trong hƣớng nghiên cứu này nổi bật lên các công trình
nghiên cứu của các tác giả sau.
Nguyễn Mai Anh “Nghiên cứu ảnh hƣởng của stress tới sinh viên trong hoạt
động học tập” (2001). Nghiên cứu này đã chỉ rõ stress đã ảnh hƣởng rất lớn đến chất
lƣợng bài thi của sinh viên. Nguyên nhân của hiện tƣợng này là do stress đã ảnh
hƣởng trực tiếp tới tƣ duy học tập và hậu quả là sinh viên có mức độ stress càng cao
thì kết quả bài thi càng kém.
Phạm Thanh Bình nghiên cứu “Biểu hiện stress trong học tập môn toán của học

sinh trung học phổ thông Yên Mô Ninh Bình” (2005) với khách thể là 150 học sinh
của trƣờng. Tác giả đã sử dụng các phƣơng pháp sau: trắc nghiệm đánh giá mức độ
stress (Soli-Bensabal), điều tra nguyên nhân stress và thực nghiệm can thiệp nhằm
làm giảm stress trong học tập. Kết quả của nghiên cứu cho thấy: học sinh nữ có mức
độ stress cao hơn ở học sinh nam (nữ 69,58 điểm, nam 65,12 điểm). Học sinh có
học lực khá có mức độ stress cao hơn học sinh có học lực trung bình và xu hƣớng
mức độ stress tăng dần từ năm lớp 10 đến năm lớp 12.
Lại Thế Luyện (2006) đã nghiên cứu đề tài “Biểu hiện stress của sinh viên
trƣờng Đại học Sƣ phạm Kỹ thuật TP Hồ Chí Minh” với khách thể là 500 sinh viên
hệ đại học chính quy của trƣờng. Phƣơng pháp nghiên cứu đƣợc tác giả sử dụng là:
điều tra bằng bảng hỏi và phỏng vấn sâu. Kết quả nghiên cứu cho thấy: có 10.8%
sinh viên rất căng thẳng (mức độ 1), 49.8% sinh viên khá căng thẳng (mức độ 2),
33.8% sinh viên ở mức độ nhẹ-ít căng thẳng (mức độ 3) và 5.6% không bị stress.
Kết quả nghiên cứu còn cho thấy; sinh viên bị tress nặng biểu hiện những dấu hiệu
Khóa luận tốt nghiệp

9

Ngành SPKTCNN


GVHD: Hà Thị Ngọc Thƣơng

SVTH: Diệp Thị Nhƣ Phụng

sau: nét mặt căng thẳng; chú ý bị phân tán, lãng phí thời gian, trì hoãn công việc,
hiệu quả làm việc kém và kết quả học tập giảm sút. Theo tác giả nguyên nhân cơ
bản gây ra stress ở sinh viên là: chƣơng trình học tập căng thẳng và sức ép của kỳ
thi quá lớn. Các biện pháp ứng phó mà sinh viên thƣờng sử dụng để đối phó với
stress trong học tập là tự điều chỉnh nhận thức.

Qua lƣợc khảo nghiên cứu trên, ngƣời nghiên cứu đã rút ra nhiều bài học kinh
nghiệm cho nghiên cứu của mình.
2.2 Định nghĩa
2.2.1 Định nghĩa stress?
Trong nghiên cứu lý luận và thực tiễn có rất nhiều định nghĩa và khái niệm khác
nhau về stress . Tuỳ theo từng cách nhìn vấn đề của mỗi tác giả mà họ đƣa ra những
quan niệm khác nhau :
Năm 1950 Hans Selye xem stress là sự tƣơng tác giữa tác nhân kích thích và
phản ứng của cơ thể đối với tác nhân đó. Sau nhiều năm nghiên cứu stress Hans
Selye đã đƣa ra kết luận sau: stress là nhịp sống luôn có mặt trong sự tồn tại của
chúng ta. Mỗi tác động đến một cơ quan nào đó trên cơ thể đều gây ra stress. Stress
không phải lúc nào cũng là kết quả của sự tổn thƣơng, trên thực tế có hai loại stress
khác nhau, đối lập nhau là: (1) stress bình thƣờng, khỏe mạnh-eustress và (2) stress
độc hại hay, tiêu cực-dystress. Quan điểm của Hans Selye về stress cho thấy; stress
là một hiện sẵn có ở con ngƣời, là sự tƣơng tác giữa tác nhân kích thích và phản ứng
của cơ thể, giúp cơ thể thích nghi với môi trƣờng. Một số nhà nghiên cứu cho rằng
quan điểm của H. Selye nghiêng về mặt sinh học của stress, coi stress nhƣ một phản
ứng sinh học.
Thập niên 80 L. A. Kitaepmƣx đã tổng kết các quan điểm, công trình nghiên cứu
khác nhau về stress. Theo ông có ba quan điểm chính về stress nhƣ sau: (1) Stress là
những tác động mạnh ảnh hƣởng không tốt, tiêu cực đến cơ thể. Quan điểm này tồn
tại trong một thời gian dài trong lịch sử nghiên cứu stress, nhƣng stress đƣợc dùng ở
đây lại trùng với khái niệm tác nhân gây stress; (2) Stress là những phản ứng mạnh
không tốt đối với cơ thể (sinh lý hoặc tâm lý) do tác động của tác nhân gây stress;
Khóa luận tốt nghiệp

10

Ngành SPKTCNN



GVHD: Hà Thị Ngọc Thƣơng

SVTH: Diệp Thị Nhƣ Phụng

(3) Stress là những phản ứng mạnh (có lợi và có hại) đối với cơ thể, trƣờng hợp
stress là những tác động mạnh có lợi, thì tạo ra tính tích cực, giúp cơ thể thích nghi
tốt hơn. Trƣơng hợp stress là các tác động có hại sẽ tạo ra sự lo lắng, hoảng sợ làm
giảm đi khả năng thích nghi của cơ thể đối với môi trƣờng. Nhiều nhà nghiên cứu
đã phê phán quan điểm của Kitaepmƣx về stress, vì nó chỉ mới phản ánh đƣợc một
mặt của hiện tƣợng stress ở con ngƣời, mà chƣa phản ánh đƣợc bản chất của nó.
Những năm 1990 R. Lazarus và đồng nghiệp đã đƣa ra một cách nhìn hoàn toàn
mới về stress. Theo ông “Stress nhƣ một quá trình tƣơng tác đặc biệt giữa con ngƣời
với môi trƣờng. Trong đó, chủ thể nhận thức sự kiện từ môi trƣờng nhƣ là sự thử
thách, sự hẫng hụt hoặc nhƣ một đòi hỏi mà chủ thể không thể ứng phó đƣợc-chủ
thể phải đối mặt với nguy hiểm". Theo ông phản ứng stress là kết quả của sự mất
cân đối giữa nhận thức về tình huống với khả năng ứng phó của cá nhân đối với tình
huống đó.
(Nguyễn Minh Tiến, 2007)
Các nhà khoa học Việt Nam khi nghiên cứu stress đã đƣa ra nhiều khái niệm
khác nhau. Tô Nhƣ Khuê cho rằng: “Stress là những phản ứng tâm lý không đặc
hiệu, phổ biến đối với các tình huống mà con ngƣời cho là bất lợi hoặc bị đe doạ
(chủ quan), ở đây vai trò quyết định không phải do tác nhân kích thích, mà do đánh
giá chủ quan về tác nhân đó”. (Tô Nhƣ Khuê, 1976).
Nhóm tác giả Nguyễn Văn Nhận, Nguyễn Bá Dƣơng, Nguyễn Sinh Phúc đã
khẳng định “Khái niệm stress vừa để chỉ tác nhân kích thích, vừa để chỉ phản ứng
của cơ thể trƣớc các tác nhân đó”. Ở đây, stress mới chỉ đƣợc hiểu nhƣ là phản ứng
sinh lý của cơ thể, những biểu hiện tâm lý của stress và những tác nhân kích thích
(yếu tố gây nên stress) còn chƣa đƣợc đề cập đến.
Nhóm tác giả Phạm Khắc Hiếu, Lê Thị Ngọc Diệp và Trần Thị Lộc đƣa ra khái

niệm stress theo cách tiếp cận sinh học. Theo họ “Stress là một trạng thái của cơ thể
với những triệu chứng đặc thù, bao gồm tất cả những biến đổi không đặc hiệu xảy
ra trong hệ thống sinh học”.

Khóa luận tốt nghiệp

11

Ngành SPKTCNN


GVHD: Hà Thị Ngọc Thƣơng

SVTH: Diệp Thị Nhƣ Phụng

Phạm Minh Hạc và cộng sự lại nhấn mạnh tới những tình huống, hoàn cảnh khi
nói tới stress. Ông coi tình huống (hoàn cảnh) là nguyên nhân gây ra stress và cho
rằng; “Stress là những xúc cảm nảy sinh trong những tình huống nguy hiểm, hẫng
hụt, hay phải chịu đựng những nặng nhọc về thể chất và tinh thần hoặc trong những
điều kiện phải quyết định hành động nhanh chóng và trọng yếu”.
Theo bác sĩ Nguyễn Khắc Viện stress tiếng Anh có hai nghĩa: Nghĩa thứ nhất
một mối kích động đánh mạnh vào con ngƣời, nghĩa thứ hai chỉ phản ứng sinh lý tâm lý của con ngƣời ấy. Mối kích động có thể là tác nhân vật lý, hoá chất, một vi
khuẩn hoặc một tác nhân tâm lý xã hội, nói chung là một tình huống căng thẳng đột
xuất đòi hỏi con ngƣời huy động tiềm năng thích ứng vá phản ứng lại, phản ứng
gồm hai mặt: Phản ứng đặc thù riêng cho từng loại kích động và phản ứng chung
tƣơng tự cho từng loại kích động. Khái niệm stress của Nguyễn Khắc Viện cho
chúng ta hiểu đƣợc những hiện tƣợng tâm thể và một số triệu chứng tâm bệnh.
(Nguyễn Khắc Viện, 2001)
Trong bản dịch “Stress từ bệnh học tâm thần đến cách tiếp cận trong trị liệu" của
Giáo sƣ Nguyễn Việt khái niệm stress của Giáo sƣ Ferreri đƣợc hiểu là mối liên

quan giữa con ngƣời và môi trƣờng xung quanh. Stress vừa chỉ tác nhân công kích
vừa chỉ phản ứng của cơ thể trƣớc tác nhân đó. Do đó, stress là mối tƣơng tác giữa
tác nhân công kích và phản ứng của cơ thể.
Từ những điều đã trình bày trên, có thể nói rằng có ba nhóm quan điểm khác
nhau về stress là: (1) stress đƣợc hiểu nhƣ một tác nhân đến từ môi trƣờng; (2)
stress là phản ứng tâm-sinh lý và (3) stress là sự tƣơng tác giữa những tác nhân đến
từ môi trƣờng với những phản ứng tâm-sinh lý xảy ra ở bên trong cá nhân.
Quan điểm thứ nhất, stress đƣợc xem nhƣ là tác nhân đến từ môi trƣờng gây nên
phản ứng tâm-sinh lý ở chủ thể. Khi nói đến stress là nói đến stress trong công việc,
stress trong học tập, stress trong gia đình, stress trong cuộc sống.
Quan điểm thứ hai, xem stress nhƣ là các phản ứng tâm-sinh lý. Ở đây, nhấn
mạnh đến những phản ứng tâm-sinh lý của cơ thể trƣớc sự tác động của môi trƣờng
Khóa luận tốt nghiệp

12

Ngành SPKTCNN


×