Tải bản đầy đủ (.pdf) (115 trang)

TÌM HIỂU VỀ NHU CẦU TƯ VẤN KỸ THUẬT SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP CỦA NÔNG DÂN XÃ TÂN QUAN, HUYỆN HỚN QUẢN, TỈNH BÌNH PHƯỚC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.01 MB, 115 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA NGOẠI NGỮ - SƯ PHẠM

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

TÌM HIỂU VỀ NHU CẦU TƯ VẤN KỸ THUẬT
SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP CỦA NÔNG DÂN
XÃ TÂN QUAN, HUYỆN HỚN QUẢN,
TỈNH BÌNH PHƯỚC

SVTH: Lê Thị Vui
Ngành: Sư phạm kỹ thuật công – nông nghiệp
Niên khóa: 2007 – 2011

TP. Hồ Chí Minh, tháng 5/2011


TÌM HIỂU VỀ NHU CẦU TƯ VẤN KỸ THUẬT SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP
CỦA NÔNG DÂN XÃ TÂN QUAN, HUYỆN HỚN QUẢN,
TỈNH BÌNH PHƯỚC

Tác giả
LÊ THỊ VUI

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng cử nhân
ngành Sư phạm kỹ thuật công – nông nghiệp

Giáo viên hướng dẫn:
Trần Ngọc Thanh


TP. Hồ Chí Minh, tháng 05/ 2011


LỜI CẢM ƠN
Em xin trân trọng cảm ơn:
Ban giám hiệu trường ĐH Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh đã tạo mọi điều kiện
thuận lợi cho em trong suốt quá tình học tập tại trường.
Toàn thể qúy thầy cô Khoa Ngoại ngữ -Sư Phạm, Bộ môn Sư phạm kỹ thuật
đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em trong suốt
quá trình là sinh viên của Khoa, Bộ môn.
Em xin chân thành cảm ơn, thầy Trần Ngọc Thanh, giảng viên Bộ môn Sư
phạm kỹ thuật, Khoa Ngoại ngữ - Sư phạm, trường ĐH Nông Lâm TP.Hồ Chí
Minh đã tận tình hướng dẫn em hoàn thành đề tài này.
Em xin chân thành cảm ơn UBND H. Hớn Quản, phòng Nông nghiệp H.Hớn
Quản, UBND xã Tân Quan, Hội nông dân xã Tân Quan đã tạo mọi điều kiện cho
em hoàn thành đề tài này.
Tôi xin cảm ơn các anh chị khóa trước, cùng tập thể lớp DH07SK đã luôn
giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài này.
Chúc mọi người sức khỏe và đạt được nhiều thành công trong cuộc sống!

TP. Hồ Chí Minh, ngày 02 tháng 05 năm 2011

Lê Thị Vui


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

1. Nội dung.
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................

.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................

2. Phương pháp nghiên cứu
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................

3. Kết luận đề tài
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN

4. Nội dung.
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................

.......................................................................................................................

5. Phương pháp nghiên cứu
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................

6. Kết luận đề tài
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................


TÓM TẮT
Từ sau Đại hội VI (1986), cùng với các lĩnh vực khác, nông nghiệp Việt Nam
phát triển toàn diện cả trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản.
Đảng và Nhà nước rất coi nông nghiệp và phát triển nông thôn, xem đây là nền
tảng để phát triển kinh tế và tiến hành CNH – HĐH đất nước. Đổi mới trong nông
nghiệp là động lực cho công cuộc cải cách kinh tế ở Việt Nam, tạo nền móng vững
chắc cho phát triển nông thôn nói chung.
Tốc độ tăng trưởng nông nghiệp giai đoạn 2006-2010 đạt 3,36%/năm. Nông
nghiệp nước ta đã đáp ứng cơ bản nhu cầu lương thực và thực phẩm trong nước, an
ninh lương thực đảm bảo, đã hình thành những vùng sản xuất nông sản hàng hóa qui
mô tương đối lớn. Một số mặt hàng nông sản đã khẳng định vị thế trên thị trường

thế giới như gạo, cà phê, điều, hồ tiêu (đứng thứ hai trên thế giới).
Tuy nhiên, nông nghiệp Việt Nam còn bộc lộ nhiều tồn tại và yếu kém, chưa đáp
ứng được yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế: vai trò của Nhà nước trong quản lý về
thị trường, giá cả, đầu vào, đầu ra cho sản xuất nông nghiệp; vấn đề dự báo biến
động giá cả nông sản thế giới còn chậm và thiếu chính xác, cán bộ trực tiếp quản lý,
chỉ đạo sản xuất nông nghiệp chưa theo kịp sự phát triển, và đại đa số nông dân còn
nhiều hạn chế về kỹ thuật sản xuất nông nghiệp, hiểu biết về thống tin giá cả thị
trường nông sản…dịch bệnh vẫn xảy ra hàng năm, gây thiệt hại không nhỏ cho sản
xuất nông nghiệp, ảnh hưởng lớn đến đời sống nông dân. Vì vậy, người nghiên cứu
tiến hành thực hiện đề tài: “Tìm hiểu nhu cầu tư vấn kỹ thuật sản xuất nông
nghiệp của nông dân xã Tân Quan, huyện Hớn Quản, tỉnh Bình Phước.
Thời gian: tháng 9/2010 đến tháng 5/2011.
Phương pháp nghiên cứu: trong suốt quá trình thực hiện đề tài, người nghiên cứu
sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học sau: phương pháp nghiên cứu tài
liệu, phương pháp điều tra khảo sát, phương pháp thống kê, xử lý số liệu.
Người nghiên cứu đã tiến hành phát phiếu điều tra với 300 hộ nông dân, thu
được 227 phiếu hợp lệ và đạt được kết quả như sau:
Sản xuất nông nghiệp ở địa phương còn manh mún, nhỏ lẻ. Do diện tích đất sản
xuất của các nông hộ phần lớn dưới 1 ha. Tuy nhiên, nông dân trong xã lại rất linh

i


hoạt trong việc lựa chọn mô hình sản xuất như: trồng cây công nghiệp, chăn nuôi,
hoặc kết hợp trồng trọt trọt và chăn nuôi đều được nông dân trong xã áp dụng để
phát triển kinh tế hộ gia đình.
Nông dân trong xã đã có kiến thức nhất định về lựa chọn mô hình sản xuất, sử
dụng và cải tạo đất, chọn giống và sử dụng vật tư nông nghiệp. Tuy nhiên, vấn đề
ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất ở địa phương còn chưa phổ biến, kiến
thức của nông dân về giá cả thị trường nông sản, vay vốn sản xuất và đường lối

chính sách của Đảng và Nhà nước còn mơ hồ.
Mặc dù nông dân đã có kiến thức về sản xuất nông nghiệp, nhưng những khó
khăn mà nông dân gặp phải trong hoạt động sản xuất nông nghiệp phần lớn ở múc
độ nhiều,và vừa phải. Đó cũng là nguyên nhân rất ảnh hưởng đến hoạt động sản
xuất nông nghiệp. Nông dân cũng cho rằng, nguyên nhân của những ảnh hưởng đó
là do đất sản xuất, vốn đầu tư, kỹ năng, chuyên môn sản xuất của nông dân và do
nguồn nhân lực hoạt động trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Ngoài ra, việc cơ
giới hóa nông nghiệp, thị trường tiêu thụ sản phẩm và đường lối chính sách của
Đảng cũng ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất nông nghiệp của nông dân địa
phương.
Nông dân thường giải quyết những khó khăn của mình bằng nhiều cách như tự
giải quyết, nhờ sự giúp đỡ từ bạn bè, người thân, qua các phương tiện truyền thông
và các tổ chức nông hội. Tuy nhiên, hiệu quả thu được từ các cách giải quyết này
vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của nông dân.
Vì thế, hầu hết nông dân cho rằng nhu cầu tư vấn kỹ thuật sản xuất là rất cần
thiết, vấn đề mà nông dân quan tâm nhất là kiến thức, kỹ năng chuyên môn về sản
xuất, kiến thức về thông tin thị trường giá cả và chính sách đường lối của Đảng về
nông nghiệp.

ii


MỤC LỤC
Trang
Lời cảm ơn ..............................................................................................................
Tóm tắt................................................................................................................... i
Mục lục ................................................................................................................ iii
Danh mục các chữ viết tắt .................................................................................. vii
Danh sách các bảng ............................................................................................ viii
Danh sách các hình............................................................................................... ix

Chương 1: GIỚI THIỆU..................................................................................... 1
1.1.

Lí do chọn đề tài ........................................................................................ 1

1.2.

Mục đích nghiên cứu ................................................................................. 3

1.3.

Đối tượng và khách thể nghiên cứu ........................................................... 4

1.3.1.

Đối tượng nghiên cứu ........................................................................ 4

1.3.2.

Khách thể nghiên cứu ........................................................................ 4

1.4.

Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................... 4

1.5.

Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................ 4

1.6.


Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 5

1.7.

Giới hạn phạm vi nghiên cứu ..................................................................... 5

1.8.

Giá trị thực tiễn của đề tài .......................................................................... 5

1.9.

Cấu trúc luận văn ....................................................................................... 6

1.10. Tiến trình nghiên cứu ................................................................................ 6
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN ............................................................................ 8
2.1.

Lịch sử vấn đề nghiên cứu ......................................................................... 8

2.2.

Tổng quan về tỉnh Bình Phước .................................................................. 9

2.2.1.

Điều kiện tự nhiên ............................................................................. 9

2.2.1.1. Vị trí địa lý – địa hình........................................................................ 9

2.2.1.2. Khí hậu.............................................................................................. 11
2.2.2.

Tài nguyên thiên nhiên ...................................................................... 11

2.2.2.1. Tài nguyên đất ................................................................................... 11
2.2.2.2. Tài nguyên nước................................................................................ 12
2.2.2.3. Tài nguyên rừng ................................................................................ 12

iii


2.2.3.

Kinh tế - Văn hóa, xã hội ................................................................... 13

2.2.3.1. Dân số - dân tộc................................................................................. 13
2.2.3.2. Văn hóa xã hội .................................................................................. 13
2.2.3.3. Tiềm năng kinh tế .............................................................................. 14
2.2.3.4. Quy hoạch tổng thể phát triển Nông nghiệp – nông thôn tỉnh Bình
Phước thời kỳ 2006-2020 .................................................................. 15
2.2.4.
2.3.

Giới thiệu về huyện Hớn Quản .......................................................... 18

Nông nghiệp, nông thôn Việt Nam ............................................................ 19

2.3.1.


Nông nghiệp là gì? ............................................................................ 19

2.3.2.

Nông thôn Việt Nam ......................................................................... 20

2.3.2.1. Khái niệm nông thôn ......................................................................... 20
2.3.2.2. Đặc trưng của nông thôn Việt Nam ................................................... 25
2.4.

Một số khái niệm, thuật ngữ ...................................................................... 26

2.4.1.

Nhu cầu ............................................................................................. 26

2.4.1.1. Khái niệm về nhu cầu ........................................................................ 26
2.4.1.2. Cấu trúc nhu cầu cá nhân ................................................................... 28
2.4.1.3. Một số quan điểm về nhu cầu ............................................................ 30
2.4.2.

Tư vấn ............................................................................................... 37

2.4.2.1. Định nghĩa tư vấn .............................................................................. 37
2.4.2.2. Tư vấn và các khái niệm liên quan..................................................... 38
2.4.2.3. Một số hình thức tư vấn ..................................................................... 40
Chương 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................... 41
3.1.

Phương pháp nghiên cứu lý thuyết ............................................................. 41


3.2.

Phương pháp điều tra, khảo sát .................................................................. 41

3.3.

Phương pháp quan sát................................................................................ 41

3.4.

Phương pháp thống kê, xử lý số liệu .......................................................... 42

Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .............................................................. 43
4.1.

Hiện trạng sản xuất nông nghiệp của các nông hộ xã Tân Quan, huyện Hớn
Quản. ......................................................................................................... 43
4.1.1. Hiện trạng đất sản xuất nông nghiệp .................................................. 43
4.1.2. Mô hình sản xuất nông nghiệp ở xã Tân Quan, huyện Hớn Quản ......

iv


.......................................................................................................... 44
4.1.3. Những hiểu biết của nông dân xã Tân Quan về hoạt động sản xuất nông
nghiệp. .............................................................................................. 46
4.2.

Khó khăn của nông dân xã Tân Quan trong hoạt động sản xuất nông nghiệp

.................................................................................................................. 51
4.2.1. Những khó khăn của nông dân xã Tân Quan trong hoạt động sản xuất
nông nghiệp ....................................................................................... 51
4.2.2. Ảnh hưởng của những khó khăn đến hoạt động sản xuất nông nghiệp
.......................................................................................................... 56
4.2.3. Nguyên nhân của những ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất nông
nghiệp .......................................................................................................... 61

4.3.

Cách giải quyết khó khăn của nông dân xã Tân Quan và hiệu quả thu được.
.................................................................................................................. 64
4.3.1. Cách giải quyết khó khăn của nông dân. ............................................ 64
4.3.2. Thái độ của nông dân sau khi giải quyết khó khăn ............................. 66

4.4.

Hoạt động tư vấn kỹ thuật sản xuất nông nghiệp tại xã Tân Quan .............. 68
4.4.1. Nhận thức của nông dân về tầm quan trọng của hoạt động tư vấn kỹ
thuật sản xuất nông nghiệp ........................................................................ 68
4.4.2. Nhu cầu của nông dân về việc sử dụng hình thức tư vấn .................... 68
4.4.3. Mức độ những nhu cầu cần được tư vấn của nông dân xã Tân Quan..
..................................................................................................................... 69
4.4.4. Tình hình tư vấn kỹ thuật sản xuất nông nghiệp ở xã Tân Quan.........
..................................................................................................................... 73
4.4.5. Đơn vị tổ chức hoạt động tư vấn cho nông dân xã Tân Quan. ............ 74
4.4.6. Tình hình nông dân tham gia tư vấn................................................... 74
4.4.7. Những vấn đề mà nông dân quan tâm trong các buổi tư vấn, tập huấn
..................................................................................................................... 74


Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ......................................................... 77
5.1.

Kết luận ..................................................................................................... 77
5.1.1. Tình hình sản xuất nông nghiệp của nông dân xã Tân Quan, huyện Hớn
Quản, tỉnh Bình Phước .............................................................................. 77

v


5.1.2. Những khó khăn của nông dân xã Tân Quan trong hoạt động sản xuất
nông nghiệp và cách giải quyết .................................................................. 78
5.1.2.1. Khó khăn của nông dân ................................................................... 78
5.1.2.2. Cách giải quyết ................................................................................ 78
5.1.3. Tình hình tư vấn kỹ thuật sản xuất nông nghiệp tại địa phương ......... 79
5.1.3.1. Thái độ của nông dân đối với hoạt động tư vấn kỹ thuật sản xuất nông
nghiệp .......................................................................................................... 79
5.1.3.2. Tình hình tư vấn kỹ thuật sản xuất tại địa phương............................ 80
5.2.

Kiến nghị ................................................................................................... 80
5.2.1. Đối với chính quyền địa phương........................................................ 80
5.2.2. Đối với các đơn vị tổ chức tư vấn ...................................................... 81
5.2.3. Đối với nông dân trong xã ................................................................. 82

5.3.

Ứng dụng của đề tài................................................................................... 82

5.4.


Hướng phát triển của đề tài ........................................................................ 82

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................. 84
PHỤ LỤC 1 ......................................................................................................... 87
PHỤ LỤC 2 ......................................................................................................... 97

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CNH – HĐH

: công nghiệp hóa – hiện đại hóa.

vi


GVHD

: giáo viên hướng dẫn

THPT

: trung học phổ thông

ĐH

: đại học

NXB

: nhà xuất bản


MQH

: mối quan hệ

l/s

: lít/ giây

F

: tần số

WTO

: tổ chức thương mại thế giới

GDP

: tổng sản phẩm nội địa

TP

: thành phố

EU

: Liên minh châu Âu

TS


: tiến sĩ

PGS. TSKH

: phó giáo sư – tiến sĩ khoa học

UBND

: ủy ban nhân dân

HHBVTV

: hóa học bảo vệ thực vật

SXNN

: sản xuất nông nghiệp

KHKT

: khoa học kỹ thuật

KHCN

: khoa học công nghệ

CLB

: câu lạc bộ


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Tên bảng

Trang

vii


Bảng 2.1: Bảng phân biệt khu vực nông thôn và thành thị ..................................22
Bảng 2.2: Bảng so sánh tư vấn và tham vấn........................................................39
Bảng 4.1: Diện tích đất sản xuất nông nghiệp của các nông hộ .........................43
Bảng 4.2: Mô hình sản xuất nông nghiệp............................................................45
Bảng 4. 3: Hiểu biết của nông dân về hoạt động sản xuất nông nghiệp. ................
...........................................................................................................................47
Bảng 4.4: Khó khăn trong hoạt động sản xuất nông nghiệp ................................53
Bảng 4.5: Ảnh hưởng của những khó khăn đến hoạt động sản xuất nông nghiệp
............................................................................................................................57
Bảng 4.6: Nguyên nhân ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất nông nghiệp. ............
...........................................................................................................................62
Bảng 4.7: Cách giải quyết khó khăn của nông dân xã Tân Quan .........................65
Bảng 4.8: Thái độ của nông dân sau khi giải quyết khó khăn..............................66
Bảng 4.9: Tầm quan trọng của hoạt động tư vấn kỹ thuật sản xuất nông nghiệp ...
...........................................................................................................................68
Bảng 4.10: Nhu cầu của nông dân về việc sử dụng hình thức tư vấn...................69
Bảng 4.11: Mức độ những nhu cầu cần được tư vấn của nông dân xã Tân Quan...
...........................................................................................................................70
Bảng 4.12: Tình hình tư vấn kỹ thuật sản xuất nông nghiệp ở xã Tân Quan .........
...........................................................................................................................74
Bảng 4.13: Tình hình nông dân tham gia tư vấn. ................................................74

Bảng 4.14. Những vấn đề mà nông dân quan tâm trong các buổi tư vấn, tập huấn
...........................................................................................................................75

DANH SÁCH CÁC HÌNH
Tên hình

Trang
viii


Hình 2.1. Bản đồ hành chính tỉnh Bình Phước .................................................... 10
Hình 2.2. Cấu trúc tháp nhu cầu Maslow .............................................................. 33

ix


GVHD: Trần Ngọc Thanh

SVTH: Lê Thị Vui

Chương 1: GIỚI THIỆU
1.1. Lí do chọn đề tài
Chiến lược phát triển kinh tế của Việt Nam giai đoạn 2001-2010 nêu rõ: “Đưa
nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao rõ rệt đời sống vật chất, văn
hoá, tinh thần của nhân dân; tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở
thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại”.
Từ khi thực hiện chính sách đổi mới, năm 1986, cùng với các lĩnh vực khác,
nông nghiệp Việt Nam có bước phát triển đáng kể, bước đầu có biểu hiện rõ nét của
một nền sản xuất hàng hóa hiện đại.
Cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn đã biến chuyển theo hướng đa hạng

hoá khu vực kinh tế và định hướng tăng tỷ lệ công nghiệp và dịch vụ. Phát triển
nông nghiệp không chỉ có ý nghĩa quan trọng đối với an ninh lương thực và kinh tế
nói chung mà còn quan trọng đối với việc phát triển cân đối giữa các vùng miền.
Một thành tựu lớn của nông nghiệp Việt Nam chính là trình độ chuyển đổi cơ
chế quản lý kinh tế nông nghiệp theo hướng chuyển từ sản xuất tự cung, tự cấp là
chính sang sản xuất hàng hóa mang tính hiện đại gắn với thị trường khu vực và quốc
tế.
Năm 2010, tăng trưởng GPD của Việt Nam là 6.78%, tốc độ tăng trưởng nông
nghiệp ổn định, giai đoạn 2006-2010 đạt 3,36%/năm. Tỷ trọng nông nghiệp chiếm
17% tỷ trọng nền kinh tế quốc dân.
Nông nghiệp nước ta đã đáp ứng cơ bản nhu cầu lương thực và thực phẩm
trong nước, an ninh lương thực đảm bảo, đã hình thành những vùng sản xuất nông
sản hàng hóa qui mô tương đối lớn. Nhiều mặt hàng nông sản xuất khẩu của Việt
Nam đang đứng vị trí quan trọng trên thị trường thế giới như: xuất khẩu gạo đứng
thứ 2 thế giới (sau Thái Lan); xuất khẩu cà phê đứng thứ 2 thế giới (sau Braxin);
xuất khẩu hạt điều liên tục đứng thứ hai thế giới (sau Ấn Độ) riêng năm 2008 vượt
Ấn Độ, đứng thứ nhất thế giới về số lượng; nhiều mặt hàng nông sản xuất khẩu khác
của Việt Nam luôn đứng trong top 10 nước xuất khẩu hàng đầu thế giới như: cao su,
chè, thủy hải sản…

Khóa luận tốt nghiệp ngành sư phạm kỹ thuật công – nông nghiệp

Trang 1


GVHD: Trần Ngọc Thanh

SVTH: Lê Thị Vui

Nhiều hàng nông sản của Việt Nam đã vào được thị trường đòi hỏi rất khắt khe

về chất lượng cao như Mỹ, Nhật Bản, EU, Úc, NiuDilan…
Bên cạnh những thành tựu, ngành nông nghiệp nước ta vẫn còn những tồn tại
và thách thức.
Nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, CNH – HĐH đất nước trước hết là CNH HĐH nông nghiệp, nhưng thực sự chính sách đầu tư cho nông nghiệp vẫn chưa có
sự chuyển biến nhiều. Nông nghiệp Việt Nam đang rất cần có sự đầu tư lớn hơn,
toàn diện hơn để đủ sức hội nhập quốc tế, đưa nền nông nghiệp nước ta trở thành
nền sản xuất nông nghiệp hàng hóa và bền vững.
Trong xu thế phát triển hiện nay, hoạt động sản xuất nông nghiệp đang cần
được chuyên môn hóa, hình thành những khu vực chuyên canh lớn theo hướng công
nghiệp - nông nghiệp công nghệ cao và hiện đại. Ðây là thách thức lớn đối với việc
phát triển nông nghiệp của nước ta.
Cơ cấu ngành nông nghiệp nông thôn ở nước ta chuyển dịch chậm, chưa hợp
lý. Trong nông nghiệp chủ yếu vẫn là trồng trọt, trong trồng trọt chủ yếu là cây
lương thực, tỷ lệ giá trị của ngành chăn nuôi trong nông nghiệp có xu hướng giảm,
giá trị dịch vụ nông nghiệp nông thôn nhỏ bé.
Sản xuất nông nghiệp ở nước ta về cơ bản vẫn là sản xuất thủ công, qui mô
nhỏ, chất lượng sản phẩm thấp, giá thành sản phẩm cao, khả năng cạnh tranh trên thị
trường yếu.
Bình quân qui mô đất và sản xuất của nước ta chỉ có 0,7 ha/hộ, phương tiện
sản xuất chủ yếu là thủ công và cơ khí nhỏ. Tỷ lệ cơ giới hóa thấp, trình độ khoa
học và công nghệ trong sản xuất, chế biến nông lâm sản, trình độ thương mại hóa
nông sản còn thấp. Hiện nay, trong kỹ thuật sản xuất nông nghiệp còn tồn tại nhiều
bất cập: ở nhiều vùng, địa phương, chế độ - kỹ thuật canh tác chưa hợp lý, nhiều
nông dân chưa hiểu biết, thực hiện đầy đủ và đúng quy trình kỹ thuật sử dụng phân
bón, thuốc bảo vệ thực vật... dẫn đến đất nông nghiệp bị thoái hóa, bạc màu; môi
trường đất, nước bị lây lan ô nhiễm làm ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng và
tính an toàn của nông sản thực phẩm được sản xuất trong môi trường đó (như: tồn
dư hóa chất bảo vệ thực vật, kim loại nặng, nitrate, nitric trong nông sản thực
phẩm). Năng suất cây trồng vật nuôi, chất lượng nông sản, năng suất lao động kém
Khóa luận tốt nghiệp ngành sư phạm kỹ thuật công – nông nghiệp


Trang 2


GVHD: Trần Ngọc Thanh

SVTH: Lê Thị Vui

so với các nước tiên tiến trong khu vực và thế giới dẫn đến sức cạnh tranh nông sản
hàng hóa trên thị trường thế giới yếu.
Kinh tế nông thôn nước ta chủ yếu là thuần nông. Ngành nghề nông thôn chưa
phát triển. Sức hút lao động nông thôn vào các ngành công nghiệp, dịch vụ còn
thấp.
Cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn tuy đã được tăng cường nhưng còn yếu
kém, chưa đáp ứng được yêu cầu của nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa. Đầu tư
nông nghiệp những năm qua tập trung cho thuỷ lợi, nhưng chủ yếu phục vụ trồng
lúa. Giao thông vận tải, thông tin liên lạc còn rất thiếu và yếu. Đặc biệt cơ sở hạ
tầng phục vụ thương mại như chợ, cửa hàng, bến bãi, đường sá và phương tiện vận
tải phục vụ buôn bán còn phát triển chậm.
Tổ chức sản xuất, chính sách, cơ chế nhằm gắn kết các khâu sản xuất - chế
biến - tiêu thụ nông sản, thúc đẩy chuyển đổi ngành nông nghiệp theo hướng thương
phẩm hóa, chuyên nghiệp hóa, hiện đại hóa chưa đồng bộ. Công tác tiếp thị, nghiên
cứu thị trường, thông tin thị trường nông sản trong nước và thế giới chưa được quan
tâm đầu tư đúng mức dẫn đến tình trạng kìm hãm sản xuất, gây tổn thất cho nông
dân. Đầu tư nông, lâm nghiệp và thủy sản còn ở mức thấp, không đồng bộ, chưa
tương xứng với tiềm năng và sự đóng góp của ngành nông nghiệp đối với nền kinh
tế quốc dân.
Làm sao giúp nông dân giải quyết khó khăn thích nghi với cơ chế kinh tế mới?
Những băn khoăn, trăn trở suy nghĩ của nông dân về sản xuất và đời sống? Làm thế
nào để sản xuất nông nghiệp hiệu quả? Họ có rất nhiều nhu cầu cần được sự tư vấn,

hỗ trợ, giúp đỡ của các cơ quan, tổ chức, ban ngành có chuyên môn liên quan.
Những nhu cầu đó đã được đáp ứng như thế nào?
Với những lí do trên thúc đẩy tôi tiến hành thực hiện đề tài: “ Tìm hiểu nhu
cầu tư vấn kỹ thuật sản xuất nông nghiệp của nông dân xã Tân Quan, huyện
Hớn Quản, tỉnh Bình Phước”.
1.2.

Mục đích nghiên cứu
Đề tài tìm hiểu nhu cầu tư vấn kỹ thuật sản xuất nông nghiệp cho nông dân xã

Tân Quan, huyện Hớn Quản, tỉnh Bình Phước nhằm đề xuất một số giải pháp hỗ trợ

Khóa luận tốt nghiệp ngành sư phạm kỹ thuật công – nông nghiệp

Trang 3


GVHD: Trần Ngọc Thanh

SVTH: Lê Thị Vui

kỹ thuật sản xuất nông nghiệp cho nông dân, có thể nâng cao hiệu quả sản xuất nông
nghiệp, phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn có định hướng và bền vững.
1.3.

Đối tượng và khách thể nghiên cứu

1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Nhu cầu tư vấn kỹ thuật sản xuất nông nghiệp của nông dân xã Tân Quan,
huyện Hớn Quản, tỉnh Bình Phước

1.3.2. Khách thể nghiên cứu
Nông dân xã Tân Quan, huyện Hớn Quản, tỉnh Bình Phước
1.4.

Câu hỏi nghiên cứu
Nghiên cứu thực hiện nhằm trả lời cho các câu hỏi sau:
Câu hỏi 1: Hiện nay, tình hình phát triển sản xuất nông nghiệp của nông dân

như thế nào?
Câu hỏi 2: Nông dân gặp những khó khăn, trở ngại gì trong hoạt động sản xuất
nông nghiệp?
Câu hỏi 3: Thái độ của nông dân đối với hoạt động tư vấn kỹ thuật sản xuất
nông nghiệp như thế nào?
Câu hỏi 4: Nhu cầu tư vấn kỹ thuật sản xuất nông nghiệp của nông dân tại địa
phương ra sao?
Câu hỏi 5: Tình hình tư vấn kỹ thuật sản xuất nông nghiệp cho nông dân tại địa
phương hiện nay thế nào?
1.5.

Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành nhằm thực hiện các nhiệm vụ sau:
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu cơ sở lí luận về tư vấn kỹ thuật sản xuất nông nghiệp

cho nông dân. Nhiệm vụ này phục vụ cho câu hỏi 1,2.
Nhiệm vụ 2: Điều tra, khảo sát nhu cầu tư vấn kỹ thuật sản xuất của nông dân.
Nhiệm vụ này phục vụ cho câu hỏi 2,3,4,5.
Nhiệm vụ 3: Phân tích, đánh giá số liệu từ kết quả điều tra, khảo sát. Phục vụ
cho câu hỏi 1,2,3,4,5.
Nhiệm vụ 4: Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả cho hoạt động sản xuất nông
nghiệp của nông dân.


Khóa luận tốt nghiệp ngành sư phạm kỹ thuật công – nông nghiệp

Trang 4


GVHD: Trần Ngọc Thanh
1.6.

SVTH: Lê Thị Vui

Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài, người nghiên cứu sử dụng các phương pháp nghiên cứu:

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: tham khảo các nguồn tài liệu từ sách, báo,
internet, các nghiên cứu về những vấn đề liên quan… để phục vụ cho nghiên cứu.
- Phương pháp điều tra, khảo sát: phát phiếu điều tra, khảo sát ý kiến nông dân
huyện Hớn Quản, tỉnh Bình Phước.
- Phương pháp quan sát: quan sát nông dân khi họ thực hiện các hoạt động sản
xuất nông nghiệp, các hoạt động của các tổ chức tại địa phương như: Hội Nông dân,
Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên…
- Phương pháp thống kê, xử lý số liệu:
+ Phương pháp phân tích định lượng: dùng để xử lý kết quả điều tra. Người
nghiên cứu sử dụng phương pháp thủ công để tổng hợp số liệu và phần mềm
Microsoft Office Excel 2003 để phân tích số liệu. Sau khi tổng hợp hợp số liệu,
người nghiên cứu dùng phương pháp thống kê số liệu theo tần số F và tỉ lệ % từ
các dữ liệu thu thập được trong các phiếu điều tra, khảo sát:
Tính tỉ lệ: % = (m/n)*100
m: khách thể trả lời, lựa chọn đáp án
n: tổng số khách thể trả lời, lựa chọn đáp án

Qua đó, người nghiên cứu sẽ tiến hành phân tích và đưa ra kết luận về vấn đề.
+ Phương pháp phân tích định tính: dùng để phân tích các câu hỏi mở trong
phiếu điều tra, khảo sát nhằm giải thích vấn đề dựa trên nền tảng cơ sở lí luận.
1.7.

Giới hạn phạm vi nghiên cứu
Đề tài chỉ thực hiện khảo sát trên địa bàn xã Tân Quan, huyện Hớn Quản, tỉnh

Bình Phước về các vấn đề cần nghiên cứu.
1.8.

Giá trị thực tiễn của đề tài
Tư vấn kỹ thuật sản xuất nông nghiệp là vấn đề cần thiết trong hoạt động sản

xuất của nông dân, tuy nhiên nó chưa được chú trọng, và quan tâm sát đáng. Đề tài
thực hiện nhằm làm rõ hơn những nhu cầu của nông dân, cung cấp những thông tin
về sản xuất nông nghiệp giúp họ giải quyết những khó khăn của họ, đồng thời đề tài
cũng đề xuất những giải pháp, những hình thức tư vấn phù hợp với nông dân.

Khóa luận tốt nghiệp ngành sư phạm kỹ thuật công – nông nghiệp

Trang 5


GVHD: Trần Ngọc Thanh

1.9.

SVTH: Lê Thị Vui


Cấu trúc luận văn

Luận văn gồm 4 chương:
Chương 1: Giới thiệu sơ lược về vấn đề nghiên cứu như lí do chọn đề tài, mục
đích nghiên cứu, đối tượng và khách thể nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, nhiệm vụ
nghiên cứu, các phương pháp nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, và tiến trình thực
hiện đề tài.
Chương 2: Trình bày những lí thuyết cơ bản mà người nghiên cứu dựa vào đó
để nghiên cứu:
- Giải thích các thuật ngữ chuyên ngành.
- Tổng quan về địa điểm nghiên cứu.
- Khái quát chung về nông dân, nông nghiệp, nông thôn Việt Nam trong thời
kỳ phát triển kinh tế thị trường.
- Giới thiệu những chủ trương, chính sách, mục tiêu phát triển văn hóa xã hội
giai đoạn 2010 – 2020.
Chương 3: Trình bày những phương pháp sử dụng để nghiên cứu vấn đề.
Chương 4: Trình bày kết quả điều tra, khảo sát, qua đó tiến hành phân tích,
đánh giá kết quả.
Chương 5: Rút ra những kết luận từ vấn đề nghiên cứu, và đưa ra những ý kiến
thảo luận, tạo hướng giải quyết vấn đề.
1.10. Tiến trình nghiên cứu.

Khóa luận tốt nghiệp ngành sư phạm kỹ thuật công – nông nghiệp

Trang 6


GVHD: Trần Ngọc Thanh

STT


SVTH: Lê Thị Vui

Thời gian

Hoạt động

Người thực hiện

Ghi
chú

1

Tháng 9/2010

-

Xác định đề tài.

-

Tham khảo tài liệu.

-

Viết đề cương

- Người nghiên cứu


nghiên cứu

2

Tháng 10/2010

-

Sửa đề cương

- GVHD
- Người nghiên cứu

3

Tháng 11/2010

-

Sửa đề cương

- GVHD
- Người nghiên cứu

4

5

Tháng 12/2010 - -


Sửa đề cương

- GVHD

Tháng 3/2011

-

Viết cơ sở lí luận

- Người nghiên cứu

-

Soạn phiếu khảo sát

-

Sửa cơ sở lí luận

-

Tiến hành khảo sát.

-

Xử lý số liệu.

-


Hoàn thành đề tài.

Tháng 4/2011

- Người nghiên cứu

6

Tháng 5/2011

-

Nộp đề tài

- Người nghiên cứu

7

Tháng 6/2011

-

Báo cáo đề tài

-

Người nghiên cứu

Khóa luận tốt nghiệp ngành sư phạm kỹ thuật công – nông nghiệp


Trang 7


GVHD: Trần Ngọc Thanh

SVTH: Lê Thị Vui

Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu.
Nông nghiệp nông thôn là vấn đề được rất nhiều nhà nghiên cứu quan tâm.
Đặng Trần Minh Khoa (2009) với đề tài “Nghiên cứu nhận thức của nông dân
về mô hình hợp tác xã kiểu mới tại huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang”, đề tài đã tập
trung khảo sát nhận thức của người nông dân về mô hình hợp tác xã kiểu mới trong
lĩnh vực nông nghiệp tại huyện Thoại Sơn. Đề tài đã đưa ra nhiều các biện pháp góp
phần nâng cao nhận thức của nông dân huyện Thoại Sơn về mô hình hợp tác xã kiểu
mới.
TS. Bế Quỳnh Nga (2007) với đề tài nghiên cứu: “Các mạng lưới trợ giúp xã hội
ở nông thôn trong bối cảnh kinh tế chuyển đổi – Nghiên cứu trường hợp một xã của
vùng đồng bằng sông Hồng và TS. Trịnh Hoà Bình (2007) với đề tài nghiên cứu:
“Hành vi sức khoẻ và xung đột môi trường của cộng đồng cư dân nông thôn (Nghiên
cứu trường hợp làng nghề Đồng bằng Bắc Bộ)”. Các đề tài đã cung cấp nhiều thông
tin, số liệu và nhận định bổ ích, đáng tin cậy về nông thôn Việt Nam trong thời kỳ CNH
- HĐH đất nước, góp phần cung cấp luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối,
chính sách kinh tế - xã hội và quản lý xã hội của Đảng và Nhà nước. Đây là nguồn tư
liệu rất ý nghĩa cho các đề tài nghiên cứu về sau.
Huỳnh Ngọc Thu (2010), với nghiên cứu “Công nghiệp hóa – hiện đại hóa nông
nghiệp nông thôn ở nước ta – thực trạng và giải pháp”, đề tài đã chỉ ra được rất nhiều
vấn đề của nông nghiệp nông thôn Việt Nam, những thách thức của nông nghiệp Việt
Nam, những vấn đề về sản xuất và đời sống của nông dân đang nổi lên gay gắt, tình
hình thực hiện CNH - HĐH tại một số địa phương, và đưa ra một số giải pháp cho

vấn đề đó thực hiện CNH – HĐH một cách có trọng điểm ở một số vùng theo định
hướng của Nhà nước, thực hiện chủ trương Nhà nước và nhân dân cùng làm. Các cơ
quan nghiên cứu, chuyển giao công nghệ có thể nghiên cứu, ứng dụng, giới thiệu,
chuyển giao các công nghệ mới, kể cả công nghệ sinh học, cây con, công nghệ chế
biến, bảo quản nông sản và thực hiện các dịch vụ kỹ thuật - công nghệ phục vụ nông
thôn. Đề tài cho rằng CNH -HĐH là trách nhiệm của cả nhiều đơn vị, tổ chức và của
chính nông dân. Đề tài đã chỉ ra rằng, các cơ sở đào tạo các cấp cũng có thể tham
Khóa luận tốt nghiệp ngành sư phạm kỹ thuật công – nông nghiệp

Trang 8


GVHD: Trần Ngọc Thanh

SVTH: Lê Thị Vui

gia vào quá trình này vừa bằng cách đào tạo nguồn nhân lực thích hợp cho CNH HĐH nông nghiệp vừa hoạt động như một cơ sở tư vấn, phổ biến kiến thức về các
lĩnh vực có liên quan tới CNH - HĐH thuộc chuyên ngành của mình
Rất nhiều hội thảo về nông nghiệp – nông thôn đã tổ chức nhằm giải quyết
những khó khăn của nông thôn Việt Nam.
Viện Xã hội học đã tổ chức buổi hội thảo mang chủ đề “Nghiên cứu về nông
thôn, nông nghiệp và nông dân ở nước ta hiện nay” vào ngày 17/09/2007 do PGS.
TSKH. Bùi Quang Dũng, Phó Viện trưởng Viện Xã hội học chủ trì. Nội dung buổi
hội thảo xoay quanh bàn luận những vấn đề xã hội nảy sinh ở nông thôn Việt Nam
hiện nay dưới tác động của những biến đổi kinh tế xã hội tập trung trên bốn nội
dung chính: khái quát những thay đổi trong bối cảnh phát triển kinh tế xã hội tại
nông thôn Việt Nam nói chung kể từ sau đổi mới; những vấn đề về mặt chính sách
có liên quan đến bối cảnh chung của sự phát triển; vấn đề “Vốn xã hội” trong bối
cảnh xã hội và nền kinh tế đang chuyển đổi; vai trò của bộ máy quản lý làng xã
trong quá trình dân chủ hoá nông thôn nước ta hiện nay. Các thảo luận đã đi vào

những vấn đề của nông thôn trong quá trình đô thị hoá, nhìn từ cả góc độ kinh tế và
xã hội nhằm chia sẻ những kiến thức và kinh nghiệm giữa các cơ quan nghiên cứu
về đề tài nông thôn, nông nghiệp và nông dân.
Các đề tài nghiên cứu là những cơ sở dữ liệu quan trọng cung cấp nhiều thông
tin quan trọng cho các nghiên cứu mở rộng về sau.
2.2. Tổng quan về tỉnh Bình Phước
2.2.1. Điều kiện tự nhiên
2.2.1.1. Vị trí địa lý – địa hình
Bình Phước là một tỉnh trung du miền núi ở phía Tây của vùng Đông Nam Bộ,
phía Đông giáp tỉnh Lâm Đồng và Đồng Nai, phía Tây giáp tỉnh Tây Ninh và
Campuchia, phía Nam giáp tỉnh Bình Dương và phía Bắc tỉnh Đắk Nông và
Campuchia. Hiện nay tỉnh Bình Phước có 7 huyện, 3 thị xã.
Địa hình vùng lãnh thổ Bình Phước là cao nguyên ở phía Bắc và Đông Bắc,
dạng địa hình đồi núi, thấp dần về phía Tây và Tây Nam .

Khóa luận tốt nghiệp ngành sư phạm kỹ thuật công – nông nghiệp

Trang 9


GVHD: Trần Ngọc Thanh

SVTH: Lê Thị Vui

Hình 2.1. Bản đồ hành chính tỉnh Bình Phước
( />
truy

cập


ngày 30/10/2010).
Khóa luận tốt nghiệp ngành sư phạm kỹ thuật công – nông nghiệp

Trang 10


GVHD: Trần Ngọc Thanh

SVTH: Lê Thị Vui

2.2.1.2. Khí hậu.
Tỉnh Bình Phước nằm trong vùng mang đặc trưng khí hậu nhiệt đới cận xích
đạo gió mùa, có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô.
Nhiệt độ bình quân trong năm cao đều và ổn định từ 25,8 - 26,2oC. Nhìn chung
sự thay đổi nhiệt độ qua các tháng không lớn, song chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và
đêm thì khá lớn, khoảng 7 đến 9 oC nhất là vào các tháng mùa khô.
Bình Phước nằm trong vùng dồi dào nắng. Tổng số giờ nắng trong năm từ
2400 - 2500 giờ. Số giờ nắng bình quân trong ngày từ 6,2 - 6,6 giờ.
Lượng mưa bình quân hàng năm biến động từ 2045 - 2325 mm. Mùa mưa diễn
ra từ tháng 5 - 11, chiếm 85 - 90% tổng lượng mưa cả năm. Mùa khô từ cuối tháng
11 đến đầu tháng 5 năm sau, lượng mưa chỉ chiếm 10 - 15% tổng lượng mưa cả
năm.
Lượng bốc hơi hàng năm khá cao từ 1113 - 1447mm.
Do chế độ mưa theo mùa nên biên độ giao động về độ ẩm không khí giữa mùa
mưa và mùa khô khá lớn. Độ ẩm trung bình hàng năm từ 80,8 - 81,4%.
( truy cập
ngày 30/10/2010)
2.2.2. Tài nguyên thiên nhiên.
2.2.2.1. Tài nguyên đất.
Tỉnh Bình Phước có tổng diện tích đất tự nhiên là 687.441,28 ha, có 7 nhóm

chính với 13 loại đất. (Theo kết quả kiểm kê diện tích đất đai có đến ngày
01/01/2009 của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Phước).
Đất có chất lượng cao trở lên (đất đen, đất đỏ bazan, đất phù sa) chiếm 61,13%
tổng diện tích tự nhiên của tỉnh, đất chất lượng trung bình chiếm 36,90%.
Bình Phước một trong những tỉnh có chất lượng đất khá tốt so với cả nước và
là điều kiện hết sức quan trọng trong việc phát triển sản xuất nông nghiệp của tỉnh.
( truy cập
ngày 30/10/2010).

Khóa luận tốt nghiệp ngành sư phạm kỹ thuật công – nông nghiệp

Trang 11


×