Tải bản đầy đủ (.doc) (51 trang)

tìm hiểu tác động của biến đổi khí hậu tới hoạt động sản xuất nông nghiệp của người dân xã phú mỹ, huyện phú vang, tỉnh thừa thiên huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (888.17 KB, 51 trang )

PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Biến đổi khí hậu là một trong những thách thức lớn nhất đối với nhân
loại trong thế kỷ 21. Biến đổi khí hậu sẽ tác động nghiêm trọng đến sản xuất,
đời sống, và môi trường trên phạm vi toàn thế giới. Nhiệt độ tăng, nước biển
dâng gây ngập lụt, nhiễm mặn nguồn nước… ảnh hưởng đến nông nghiệp,
gây rủi ro lớn đối với công nghiệp và các hệ thống kinh tế- xã hội trong tương
lai. Theo Nicolas Stern (2007): đến năm 2017 chi phí thiệt hại do biến đổi khí
hậu gây ra cho toàn thế giới ước tính khoảng 7.000 tỷ USD, nếu không có giải
pháp để thích ứng thì thiệt hại mỗi năm sẽ chiếm khoảng 5-20% GDP. Biến
đổi khí hậu có thể làm sản lượng nông sản phẩm tổn thất đến 50%. Nếu không
có hành động khẩn cấp, nó sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh lương
thực, khiến số người bị thiếu đói và suy dinh dưỡng tăng vọt [23]. Ngay ở
thời điểm năm 2008, trên thế giới, khoảng 1 tỷ 100 triệu người bị đói tăng
hơn 100 triệu so năm 2007, cơ quan lương thực Liên hợp quốc (FAO) cho
rằng con số này lớn đến mức kỷ lục. Tỷ lệ người đói trên thế giới chiếm
khoảng 1/6 dân số toàn cầu đang là mối đe dọa nguy hiểm cho an ninh lương
thực và hòa bình trên thế giới [3].
Theo báo cáo đánh giá tác động của mực nước biển dâng đối với 84
nước đang phát triển được công bố tháng 3-2007 của Ngân Hàng Thế giới,
Việt Nam là một trong 5 quốc gia sẽ bị ảnh hưởng nặng bởi biến đổi khí hậu,
trong đó đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng bị ngập chìm
nặng nhất. Nếu mực nước biển dâng 1m sẽ có khoảng 10 % dân số bị ảnh
hưởng trực tiếp , tổn thất đối với GDP khoảng 10%. Nếu mực nước biển dâng
3m sẽ có khoảng 25% dân số bị ảnh hưởng và tổn thất đối với GDP là 25%
[18]. Hàng triệu hecta đất bị ngập, tình trạng đói nghèo có thể tăng 21,2% –
35,0%[12]. Theo bản báo cáo về phát triển con người 2007-2008 của UNDP,
nếu nhiệt độ trên trái đất tăng thêm 2
0
C thì 45% diện tích đất nông nghiệp ở
vùng đồng bằng sông Cửu Long, vựa lúa lớn nhất của Việt Nam sẽ ngập chìm


trong nước biển[21]. Hậu quả của biến đổi khí hậu đối với Việt Nam là
1
nghiêm trọng và là một nguy cơ hiện hữu cho mục tiêu xóa đói, giảm nghèo,
cho sự phát triển bền vững của đất nước.
Ở nước ta, Thừa Thiên Huế cũng là một tỉnh không nằm ngoài phạm vi
tác động của hiện tượng biến đổi khí hậu, các hiện tượng khí hậu cực đoan và
thiên tai như bão, lốc, tố, hạn hán, lũ lụt, rét hại đang ngày càng diễn biến
phức tạp và khó có thể dự đoán được. Từ 1990-2004, trung bình thiên tai đã
cướp đi 34 sinh mạng và làm thiệt hại tài sản khoảng 173,361 tỷ đồng. Ước
tính, tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ mất đến 8,33% GDP nếu như nước biển dâng
lên 50 cm [16] và khi nước biển dâng cao 1m vào năm 2100, trên 20% số diện
tích đất sản xuất nông nghiệp và rừng phòng hộ ven sông, ven biển sẽ bị mất
do ngập và nhiễm mặn [14]
Thực tế cho thấy, biến đổi khí hậu có tác động to lớn đến hoạt động sản
xuất và đời sống con người, trong đó sản xuất nông nghiệp là ngành chịu tác
lớn nhất, nó đe dọa đến an ninh lương thực và sự phát triển bền vững của các
nước trên thế giới. Để có giải pháp giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu
thì việc đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đóng vai trò rất quan trọng,
giúp cho các nhà hoạch định chính sách, quy hoạch phát triển xây dựng định
hướng đúng đắn cho công cuộc “xóa đói, giảm nghèo” nói riêng, và phát triển
cộng đồng nói chung. Trên cơ sở đó, tôi tiến hành đề tài nghiên cứu “Tìm
hiểu tác động của biến đổi khí hậu tới hoạt động sản xuất nông nghiệp của
người dân xã Phú Mỹ, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế ”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
- Xác định các biểu hiện của biến đổi khí hậu tại điểm nghiên cứu.
- Tìm hiểu tác động của biến đổi khí hậu tới hoạt động sản xuất trồng trọt
và chăn nuôi của người dân.
- Tìm hiểu một số giải pháp thích ứng của người dân trước tác động của
biến đổi khí hậu.
2

PHẦN 2: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Biến đổi khí hậu và biểu hiện của biến đổi khí hậu
2.1.1. Các khái niệm có liên quan
2.1.1.1. Thời tiết
Thời tiết là trạng thái vật lý khí quyển được đặc trưng bởi tập hợp các
yếu tố khí tượng quan trắc được trong một thời điểm hoặc một khoảng thời
gian ngắn nhất định tại một địa phương nào đó. Về cơ bản, thời tiết là sự thể
hiện phối hợp các trị số nhiệt độ, độ ẩm, áp suất không khí, hướng, tốc độ gió,
mây, mưa và độ trong suốt của khí quyển. Thời tiết biến thiên liên tục theo
thời gian, nhiều khi rất đột ngột [1].
Thời tiết là trạng thái khí quyển tại một địa điểm nhất định được xác
định bằng tổ hợp các yếu tố: nhiệt độ, áp suất, độ ẩm, tốc độ gió, mưa [20]
2.1.1.2. Khí hậu.
Khí hậu là điều kiện trung bình của thời tiết trong khoảng thời gian
nhất định (thường là 30 năm) [18].
2.1.1.3. Các hiện tượng thời tiết cực đoan
Các hiện tượng thời tiết cực đoan bao gồm: lũ lụt, hạn hán, lũ ống, lũ
quét, nắng nóng, mưa đá, rét …
Lũ lụt là hiện tượng nước sông dâng lên cao trong khoảng thời gian
nhất định, sau đó giảm dần. Khi lũ lớn, nước lũ tràn qua bờ sông, bờ đê, chảy
vào vùng thấp trũng và gây ngập trên diện rộng thì được gọi là lụt [15]
Bão và áp thấp nhiệt đới là một xoáy thuận nhiệt đới phát triển mạnh
tạo nên một vùng gió lớn, xoáy mạnh và mưa to trải ra [22]
Mưa đá là hiện tượng hạt mưa đóng băng rơi xuống mặt đất, dưới dạng
những cục nước đá có hình dạng và kích thước khác nhau. Thông thường hạt
mưa đá có kích thước chừng 1cm và nặng vài gam [10].
Sương muối là những hạt băng nhỏ, nhẹ, xốp đọng trên cành cây, ngọn
cỏ, bề mặt đất hay các vật gần mặt đất, khi nhiệt độ hạ tới điểm 0
0
C [10].

3
2.1.1.4. Biến đổi khí hậu
Theo báo cáo của IPCC năm 2007, biến đổi khí hậu được hiểu là mọi
thay đổi của khí hậu theo thời gian do sự thay đổi tự nhiên hoặc kết quả hoạt
động của con người [5] .Với định nghĩa này, nguyên nhân của biến đổi khí
hậu là do chính bản thân của điều kiện tự nhiên, nội tại của nó hoặc là do bên
ngoài tác động vào.
Có thể hiểu biến đổi khí hậu là những ảnh hưởng có hại của biến đổi
khí hậu, là những biến đổi trong môi trường vật lý hoặc sinh học gây ra những
ảnh hưởng có hại đáng kể đến thành phần, khả năng phục hồi hoặc sinh sản
của các hệ sinh thái tự nhiên hoặc đến hoạt động của các hệ thống kinh tế - xã
hội hoặc đến sức khỏe và phúc lợi của con người. (Theo Công ước khung của
Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu).
Nghiên cứu của ISDR (2008) đưa ra khái niệm biến đổi khí hậu là sự
biến động của năm này và năm khác được ghi nhận thông qua các số liệu
thống kê của các điều kiện bất thường như: bão, lụt, hạn hán bất thường.
Quan điểm này chính là sự ghi nhận lại những hiện tượng bất thường theo
thời gian.
Theo Rex và đồng tác giả (2007), biến đổi khí hậu ở Việt Nam đó là
gia tăng nhiệt độ và ngày càng nóng trong mùa hè và nhiệt độ cực thấp và kéo
dài vào mùa đông, cũng như tần suất và cường độ của lụt, hạn, bão, rét hại và
mưa thất thường xảy ra trong năm [5].
Trong điều kiện của đề tài, biến đổi khí hậu chính là sự thay đổi về tần
xuất, cường độ, thời gian của các hiện tượng thời tiết khí hậu cực đoan.
2.1.1.5. Biến động khí hậu
Biến động khí hậu là những thay đổi của các yếu tố khí hậu hoặc các
hiện tượng khí hậu cực đoan không theo một xu thế nhất định (khoảng thời
gian xem xét ngắn hơn biến đổi khí hậu) [18].
2.1.2. Biểu hiện của biến đổi khí hậu
Biến đổi khí hậu với các biểu hiện chính là sự nóng lên toàn cầu và

mực nước biển dâng là do các hoạt động kinh tế- xã hội của con người gây
phát thải quá mức vào khí quyển các khí gây hiệu ứng nhà kính.
4
2.1.2.1. Biểu hiện của biến đổi khí hậu trên thế giới
Theo báo cáo đánh giá lần thứ 4 của IPCC năm 2007, nhiệt độ trung
bình toàn cầu tăng 0,74
0
C trong thời kỳ 1906-2005 và tốc độ tăng nhiệt độ của
50 năm trở lại đây gần gấp đôi so với 50 năm trước đó. Nhiệt độ ở lục địa cao
hơn so với nhiệt độ ở đại dương [2]. Trung bình, nhiệt độ trái đất đã được bổ
sung nhiều hơn hoặc ít hơn 0,074
0
C trong mỗi thập kỷ. Tuy nhiên, mức độ
tăng nhiệt độ phụ thuộc vào các thời kỳ khác nhau và ở các khu vực địa lý
khác nhau, trong đó nhiệt độ tại 2 cực tăng gấp 2 lần so với trung bình toàn
cầu. Gần đây xu hướng tăng lên của nhiệt độ trong 50 năm cao hơn gấp đôi tỷ
lệ trung bình của 100 năm là 0,13
0
C/ thập kỷ. Hai năm được ghi nhận là có
nhiệt độ trung bình toàn cầu cao nhất từ trước đến nay là 1998 và 2005 [11, 3-
22]. Nhiệt độ trung bình ở Bắc Cực trung bình tăng 0,15
0
C/ 100 năm, gấp 2
lần so với tăng trung bình trên toàn cầu [11, 3-22]. Đến năm 2100, nhiệt độ
trung bình toàn cầu được dự đoán sẽ tăng thêm 1,4-5,8
0
C.
Khi nhiệt độ tăng lên, các dòng sông băng nằm chủ yếu ở Bắc Cực,
Nam Cực và Greenland đã tan chảy ngày càng tăng và tương ứng với mực
nước biển sẽ cao hơn từ 0,09- 0,88m [1].

Nhiệt độ trung bình đỉnh lớp băng vĩnh cửu ở Bắc bán cầu đã tăng 3
0
C
kể từ năm 1980. Theo IPCC ( 2001), vào những năm cuối thập niên 1960 diện
tích bao phủ của băng giảm khoảng 10% được quan sát thấy thông qua các dự
liệu vệ tinh [19]. Kích thước biển băng ở Bắc bán cầu giảm bình quân đến
2,7% mỗi thập kỷ, đặc biệt là 7,4% trong mùa hè từ năm 1978 [11, 3-22]. Bên
cạnh đó, về độ dày của biển băng trong thời gian cuối mùa hè đến đầu mùa
thu ở Bắc Cực giảm 40% trong những thập kỷ gần đây. Mực nước biển trung
bình toàn cầu tăng với tỷ lệ trung bình 1,8mm/ năm từ năm 1961- 2003 và
tăng nhanh hơn với tỷ lệ 3,1mm/ năm trong thời kỳ 1993-2003. Tổng cộng
mực nước biển toàn cầu tăng 0,31m trong 100 năm gần lại đây [17].
Trong thế kỷ 20, trung bình mực nước biển dâng tại Châu Á là
2,4mm/năm và chỉ riêng thập kỷ vừa qua là 3,1mm/năm, và dự báo tiếp tục
tăng cao hơn trong thế kỷ 21 ít nhất từ 2,8-4,3mm/ năm (IPCC, 2007).
Khi nhiệt độ cao hơn, lượng mưa sẽ thay đổi do sự gia tăng lượng nước
bốc hơi. Lượng mưa toàn cầu tăng khoảng 1% trong vài thập niên qua [8].
5
Tuy nhiên, xu thế thay đổi lượng mưa khác nhau theo các khu vực địa lý khác
nhau. Lượng mưa có chiều hướng tăng lên trong thời kỳ 1900 - 2005 ở 300 vĩ
độ Bắc, nhưng lại có xu hướng giảm kể từ năm 1970 ở vùng nhiệt đới. Trong
các khu vực nhiệt đới của Bắc bán cầu lượng mưa mỗi thập kỷ đã được quan
sát thấy tăng 0,2- 0,3%. Ngược lại, trên các khu vực cận nhiệt đới lượng mưa
giảm 0,3% mỗi thập kỷ [11, 3-22]. Một phần từ sự thay đổi lượng mưa, lượng
mưa ít hơn ở các khu vực khô hạn, bán khô hạn và ẩm ướt hơn đối với những
vùng nằm từ vĩ độ trung bình đến vĩ độ cao.
Hạn hán xuất hiện thường xuyên hơn ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt
đới từ năm 1970.
Hoạt động của xoáy thuận nhiệt đới, đặc biệt là các cơn bão mạnh gia
tăng từ những năm 1970 và ngày càng xuất hiện nhiều hơn các cơn bão có

quỹ đạo bất thường.
Có sự biến đổi trong chế độ hoàn lưu quy mô lớn trên cả lục địa và
đại dương, dẫn đến sự gia tăng về số lượng và cường độ hiện tượng El Nino.
Biến đổi khí hậu không chỉ liên quan với thay đổi của các yếu tố khí hậu
trung bình trong khoảng thời gian dài mà còn thay đổi trong sự hình thành các
hiện tượng khí hậu cực đoan: bão, giông, tố, lốc với cường độ và tần xuất
ngày càng cao hơn. Tần xuất của các trận mưa lớn đã tăng 2-4% ở vùng vĩ độ
trung bình đến vĩ độ cao của Bắc bán cầu [11, 3-22]. Tần xuất và cường độ
của bão, lũ lụt, hạn hán ngày càng tăng lên dưới sự tăng giảm của các điều
kiện khí hậu trung bình của nhiệt độ và lượng mưa [7]. Mưa lớn, lũ lụt thường
xảy ra ở khu vực xích đạo Đông Thái Bình Dương, miền tây Hoa Kỳ, Chi Lê,
Ác-hen-ti-na và châu Phi [1].
2.1.2.2. Biểu hiện của biến đổi khí hậu tại Việt Nam
Trong 50 năm qua (1958-2007), nhiệt độ trung bình năm ở Việt Nam
tăng lên khoảng 0,5-0,7
0
C, nhiệt độ mùa đông tăng nhanh hơn so với nhiệt độ
mùa hè, nhiệt độ ở các vùng khí hậu phía Bắc tăng nhanh hơn so với các vùng
phía Nam [2].
Về mùa đông, nhiệt độ giảm đi trong các tháng đầu mùa, tăng lên
trong các tháng cuối mùa. Số đợt không khí lạnh ảnh hưởng đến Việt Nam
giảm rõ rệt trong 2 thập kỷ gần đây, từ 29 đợt mỗi năm trong các thập kỷ
6
1970, 1980 xuống còn 24 đợt mỗi năm trong thập kỷ 1990, đặc biệt trong các
năm 1994 và 2007, chỉ có 15 - 16 đợt mỗi năm [1].
Số cơn bão hoạt động trên Biển Đông và ảnh hưởng đến Việt Nam có
xu thế giảm trong 4 thập kỷ qua, từ 114 cơn trong thập kỷ 1961 - 1970 giảm
xuống còn 103 cơn trong thập kỷ 1991 – 2000. Ở Việt Nam, từ 74 cơn trong
thập kỷ 1960 xuống còn 68 cơn trong thập kỷ 1990, số cơn bão mạnh có chiều
hướng tăng lên, mùa bão kết thúc muộn hơn, quỹ đạo bão có vẻ dị thường hơn

và số cơn bão ảnh hưởng tới khu vực Nam Bộ có phần tăng lên trong những
năm gần đây. Sự biến đổi của gió mùa mùa đông không thể hiện rõ rệt thành
xu thế [11,3-22]. Từ 1911-1965, trung bình hàng năm có 3,7 cơn bão đổ bộ
vào bờ biển Việt Nam. Năm nhiều nhất có 11 cơn (1964), năm ít nhất chỉ có 1
cơn (1922, 1945). Miền Bắc nhiều hơn miền Nam [1].
Theo số liệu quan trắc của các trạm hải văn dọc ven biển Việt Nam
cho thấy, tốc độ dâng lên của mực nước biển trung bình hiện nay là 3mm/
năm (giai đoạn 1993-2008), tương đương với tốc độ tăng trung bình trên thế
giới [8]. Lượng mưa có một số thay đổi đáng kể, không đồng nhất giữa các
vùng. Xu thế biến đổi lượng mưa trung bình năm trong 9 thập kỷ vừa qua
(1911-2000) không rõ rệt theo các thời kỳ và các vùng khác nhau, có giai
đoạn tăng lên và có giai đoạn giảm xuống. Lượng mưa năm giảm ở các vùng
khí hậu phía Bắc và tăng lên ở vùng khí hậu phía Nam. Tính trung bình cả
nước, trong 50 năm qua, (1958-2007), lượng mưa đã giảm khoảng 2% [17].
Số ngày mưa phùn ở miền Bắc giảm một nửa, từ trung bình 30 ngày mỗi năm
trong thập kỷ 1960 xuống còn 15 ngày mỗi năm trong thập kỷ 1990. Tuy
nhiên có thể phần lớn lãnh thổ lượng mưa mù giảm đi trong tháng 7, 8 và tăng
lên trong tháng 9, 10, 11 [8]. Riêng trong hai thập kỷ gần đây, lượng mưa
năm ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh có xu hướng giảm đi, trong khi ở Đà
Nẵng- Duyên hải miền Trung có xu hướng tăng lên.
Hạn hán có xu hướng mở rộng ở hầu hết các vùng, đặc biệt là Nam
Trung Bộ, dẫn đến gia tăng hiện tượng hoang mạc hóa. Mực nước biển trung
bình đã tăng 25 - 30cm trong khoảng 50 năm qua [11, 3-22].
Hiện tượng El Nino và La Nina ảnh hưởng đến nước ta mạnh mẽ hơn
trong vài thập kỷ gần đây, gây ra nhiều kỷ lục có tính dị thường về thời tiết như
7
nhiệt độ cực đại, nắng nóng và hạn hán gay gắt trên diện rộng, cháy rừng khi có El
Nino, điển hình là năm 1997 – 1998, mưa lớn, lũ lụt và rét hại khi có La Nina như
năm 2007 [6]. Từ năm 1949 đến nay có 13 lần El Nino, trung bình mỗi đợt kéo
dài 10 tháng, dài nhất 17 tháng, ngắn nhất 3 tháng [21].

2.1.2.3. Biểu hiện của biến đổi khí hậu tại Thừa Thiên Huế
Theo kết quả công bố của Nguyên Đạt- Lê Văn Đĩnh, 2009 đã đưa ra
những nhận định về biến đổi khí hậu:[11, 3-22]
Nhiệt độ không khí trung bình năm trong những thập kỷ qua không có
dấu hiệu tăng lên rõ rệt. Tuy nhiên, trong những thập kỷ gần đây thường xảy
ra nhiều đợt nắng nóng hoặc rét đậm.
Lượng mưa trên toàn lãnh thổ có những thay đổi, cường độ mưa sẽ
tăng khoảng 5-10%.
Ảnh hưởng của bão tăng ít, mùa bão có thể đến sớm và kết thúc muộn
hơn. Cường độ bão có thể mạnh hơn, thể hiện qua tốc độ gió mạnh và cường
độ mưa lớn. Từ năm 1952 đến 2008 đã có 36 cơn bão ảnh hưởng trực tiếp đến
Thừa Thiên Huế. Diễn biến phức tạp của biến đổi khí hậu ở Thừa Thiên Huế
đã làm ảnh hưởng nặng nề tới sản xuất nông nghiệp của tỉnh.
Mực nước biển sẽ tiếp tục dâng cao thêm khoảng 30-90cm đến cuối
thế kỷ này so với hiện nay.
Trung bình hàng năm ở Thừa Thiên Huế chịu ảnh hưởng của 4-5 trận
lũ trên báo động II và 2-3 trận lũ trên báo động III. Những năm chịu ảnh
hưởng của La Nina số lượng lũ tăng lên và đỉnh lũ cao hơn rõ rệt vào những
năm 1975, 1995, 1998, 1999. Những năm chịu ảnh hưởng của El Nino ít lũ
hơn và đỉnh lũ thấp vào các năm 1982, 1987, 1991, 1994, 1997.
2.2. Tác động của biến đổi khí hậu
2.2.1. Phương pháp đánh giá tác động của biến đổi khí hậu
2.2.1.1. Đánh giá tác động dựa vào kịch bản của biến đổi khí hậu
Các nhà khoa học đánh giá tác động của biến đổi khí hậu từ quá khứ
đến hiện tại và tương lai chủ yếu dựa trên những kịch bản của biến đổi khí
hậu.
Mục tiêu của việc xây dựng kịch bản về biến đổi khí hậu (nhiệt độ,
lượng mưa, nước biển dâng ) là đưa ra những thông tin cơ bản về xu thế biến
8
đổi khí hậu trong tương lai trên cơ sở các kịch bản khác nhau về sự phát triển

kinh tế- xã hội ở quy mô toàn cầu và thông qua đó là mức độ phát thải khí nhà
kính trong thế kỷ 21.
Khi đánh giá tác động và xác định các giải pháp thích ứng cần tính đến
những trường hợp khác nhau về sự thay đổi khí hậu và các kịch bản phát triển
có thể xảy ra trong tương lai. Bên cạnh đó, cần có sự am hiểu sâu sắc về lĩnh
vực chịu tác động đang xem xét, vị trí địa lý, các đặc điểm khác nhau của địa
bàn. Cập nhật khi có các thông tin bổ sung về các kịch bản biến đổi khí hậu
hoặc các thay đổi về định hướng phát triển của địa phương. Khi tham gia vào
hoạt động đánh giá tác động của biến đổi khí hậu thì các bên cần phải được
tập huấn thêm về kiến thức cũng như kỹ năng liên quan đến tổ chức thực hiện
đánh giá [4].
Cơ sở để xây dựng kịch bản biến đổi khí hậu: (1) Sự phát triển kinh tế
ở quy mô toàn cầu; (2) Dân số và mức độ tiêu dùng; (3) Chuẩn mực cuộc
sống và lối sống; (4) Tiêu thụ năng lượng và tài nguyên năng lượng; (5)
Chuyển giao công nghệ; (6) Thay đổi sử dụng đất [2].
2.2.1.2. Đánh giá tác động dựa vào sự thay đổi các hiện tượng thời tiết
cực đoan
Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu dựa vào sự thay đổi của các
hiện tượng thời tiết cực đoan như: lũ lụt, rét, hạn hán, bão để chỉ ra được
ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đối với địa phương như thế nào, vào thời
điểm nào, mức độ thiệt hại ra sao và đối tượng nào bị tác động mạnh nhất.
Trước tiên để đánh giá tác động thì cần phải làm rõ được sự thay đổi
của các hiện tượng thời tiết cực đoan về cường độ mạnh hay yếu, tần xuất
xuất hiện nhiều hay ít, thời gian xuất hiện sớm hay muộn và tính bất thường
được thể hiện như thế nào. Đánh giá tác động cần phải xác định được mối liên
hệ giữa các hiện tượng thời tiết cực đoan với các đối tượng chịu ảnh hưởng để
tìm ra được hiện tượng nào tác động mạnh nhất và đối tượng nào bị tác động
nhiều nhất. Trên cơ sở đó, đưa ra được các giải pháp thích ứng để giảm nhẹ
thiệt hại do tác động của biến đổi khí hậu gây ra. Hỗ trợ cho việc chuyển đổi
từ đối phó sang thích ứng đòi hỏi những nỗ lực hợp tác và cùng tham gia. Tập

trung hàng đầu trong tương lai cho việc đầu tư về biến đổi khí hậu là nâng cao
9
khả năng phục hồi của các hệ thống xã hội và sinh thái. Tuy nhiên, việc này
chỉ có thể thực hiện được thông qua sự tham gia tích cực của cộng đồng gắn
với những sinh kế của người dân, để có thể quản lý tốt hơn nguồn tài nguyên
và cải thiện sự bền vững trong các hoạt động tạo sinh kế của chính họ.
Trong nghiên cứu này, sẽ đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến
hoạt động sản xuất nông nghiệp dựa vào sự thay đổi cường độ, tần xuất và
tính hoạt động bất thường của các hiện tượng thời tiết cực đoan.
2.2.2. Tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp
Nông nghiệp chịu tác động của hàng loạt các yếu tố bên ngoài và trong
đó biến đổi khí hậu là một trong những yếu tố mà phải đối mặt ở hiện tại và
cả tương lai. Nông nghiệp cũng là ngành bị ảnh hưởng nặng nề nhất vì hoạt
động sản xuất phụ thuộc nhiều vào điều kiện thời tiết, khí hậu. Biến đổi khí
hậu đã, đang và sẽ ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng của cây trồng và vật
nuôi, đầu vào trong sản xuất và các thành phần khác trong sản xuất nông
nghiệp ( Adams et al., 1998; Oyekale and Ibadan, 2009 [5].
2.2.2.1. Tác động của biến đổi khí hậu đến hoạt động trồng trọt
Biến đổi khí hậu tác động trực tiếp lên đối tượng sản xuất. Đối tượng
sản xuất là hệ thống cây trồng nó bị ảnh hưởng của nhiều nhân tố về môi
trường như độ ẩm, nhiệt độ và những nhân tố này quyết định đến năng suất
cũng như phẩm chất cây trồng. Sự tác động của các yếu tố khí hậu lên cây
trồng là khác nhau tùy thuộc vào đối tượng và điều kiện canh tác ở các vùng
địa lý khác nhau.
Đối với cây trồng, nhiệt độ là yêu cầu sinh thái cơ bản. Cây trồng
muốn phát triển thì phải có ngưỡng nhiệt độ thích hợp. Nhiệt độ tăng có thể
ảnh hưởng tích cực cũng như tiêu cực đến năng suất cây trồng. Nhưng nhìn
chung nhiệt độ tăng làm giảm năng suất và chất lượng các loại cây trồng do
tăng quá trình phát triển sinh lý dẫn đến tăng quá trình chín, tập trung ở những
cây trồng quan trọng bao gồm ngũ cốc và các loại ngũ cốc làm thức ăn cho

gia súc. Nhiệt độ tăng dẫn đến tăng nhanh quá trình thoát khí CO
2
trong quá
trình hô hấp của cây và kết quả làm giảm tối ưu cho sinh trưởng của cây. Khi
nhiệt độ tăng quá cao, vượt qua ngưỡng giới hạn sinh vật học thì cây trồng
thường có phản ứng tiêu cực và làm giảm sinh trưởng, năng suất của cây. Ví
10
dụ, đối với ngô, nhiệt độ tăng 1
0
C làm giảm 4-20% năng suất cây trồng và
60% nếu nhiệt độ tăng 4
0
C. Đối với cây lúa, nhiệt độ tăng 1
0
C làm giảm 10%
năng suất cây trồng [13].
Theo Adejuwon (2004) quản lý và bố trí cây trồng không liên quan
trực tiếp đến khí hậu nhưng liên quan trực tiếp đến dịch bệnh và sâu hại. Hai
thành phần quan trọng của khí hậu xác định nơi xảy ra dịch bệnh và sâu bệnh
đó là nhiệt độ và lượng mưa. Nhìn chung, sinh vật gây ra dịch bệnh và các
loại sâu hại tốt hơn khi nhiệt độ cao trong trường hợp cung cấp nước tối ưu.
Vì vậy, sự ấm lên toàn cầu có khả năng mở rộng sự phân bố các loại dịch
bệnh và sâu hại trên cây trồng. Khí hậu đang có xu hướng ấm lên vào mùa
đông có thể cho phép thời kỳ trứng của côn trùng vượt qua mùa đông và kết
quả là gây ra thảm họa trong suốt mùa vụ. Biến đổi khí hậu còn có thể dẫn đến
thay đổi loại, số lượng xuất hiện và cường độ của nhiều loại côn trùng gây hại
trên cây trồng và vật nuôi, khả năng và thời gian của hệ thống cung cấp nước và
tăng mức độ nghiêm trọng của xói mòn và suy thoái đất [5].
Ngoài ra, biến đổi khí hậu còn tác động đến sự thay đổi trong hình
thức sử dụng đất dẫn đến thay đổi trong phân bố cây trồng và sản xuất nông

nghiệp (Nyong, 2008). Phân bố cây trồng và sản xuất nông nghiệp phụ thuộc
lớn vào sự phân bố địa lý của nhiệt độ và độ ẩm. Ấm lên toàn cầu có thể tăng
diện tích có lợi cho tăng trưởng cây trồng và sản xuất nông nghiệp cũng như
kéo dài mùa vụ cây trồng ở một số nước. Ví dụ, tăng lượng mưa ở các vùng
bán khô hạn ở châu Phi đang và sẽ tăng sự phân bố cây trồng ở những vùng
này. Ngược lại, các vùng nằm trong phạm vi nhiệt độ cao và lượng mưa giảm
dần vào mùa khô, tăng cường độ vào mùa mưa sẽ dẫn đến hạn hán và ngập lụt
theo mùa cũng tác động đến sự phân bố ở những vùng này (Nyong, 2008)[5].
2.2.2.2. Tác động của biến đổi khí hậu tới hoạt động chăn nuôi
Tác động của biến đổi khí hậu đến chăn nuôi bao gồm thay đổi giá cả
và khả năng sẵn có của thức ăn vật nuôi, tác động trực tiếp khả năng tăng
trưởng và sức sản xuất, ảnh hưởng đến đồng cỏ và cây trồng làm thức ăn cho
gia súc, và thay đổi sự phân bố dịch bệnh, động vật ký sinh trên vật nuôi.
Theo Thornton và đồng tác giả (2007): tác động của biến đổi khí hậu
đến khả năng sẵn có của nguồn thức ăn cho vật nuôi thể hiện bằng nhiều hình
11
thức khác nhau. Thứ nhất, đó là thay đổi hệ thống và mục đích sử dụng đất
thông qua nhiệt độ tăng và lượng mưa thay đổi (có thể tăng hoặc giảm tùy
vùng) và ngày một biến thiên sẽ dẫn đến thay đổi nhiều loại cỏ và cây trồng
làm thức ăn cho vật nuôi như vùng châu Á, điều này sẽ dẫn đến có sự khác
nhau trong thành phần chế độ ăn của vật nuôi và thay đổi khả năng của nông
hộ nhỏ để quản lý sự thiếu hụt thức ăn vào mùa khô. Thứ hai là thay đổi năng
suất cây trồng dùng làm thức ăn cho vật nuôi, thay đổi chỉ số thu hoạch thông
qua số lượng sinh khối sản xuất được và kết quả là các hoạt động chăn nuôi bị
thay đổi trên phương diện số lượng ngũ cốc và rơm khô, và khả năng chuyển
hóa năng lượng đối với thức ăn trong mùa khô.
Một lĩnh vực khác trong hoạt động chăn nuôi bị tác động mạnh mẽ của
biến đổi khí hậu đó là dịch bệnh trên vật nuôi và khả năng lây truyền tăng
(Thornton et al., 2007; Thornton and Mario, 2008). Các loại côn trùng gây hại
và dịch bệnh đang di chuyển đến nhiều nơi mới, như khi nhiệt độ tăng hộ trợ

cho việc lan truyền mầm bệnh đến những vùng lạnh hơn, cả những hệ thống ở
vùng cao (như bệnh sốt rét và tụ huyết trùng) hoặc đến những vùng có khí hậu
ôn hòa hơn. Thay đổi lượng mưa cũng có thể ảnh hưởng rộng đến sự di
chuyển dịch bệnh trong những năm ẩm ướt. Trong khi đó, người nghèo và
những người sống ở vùng cao, vùng cát ven biển không có khả năng tiếp cận
được với các dịch vụ thú y dẫn đến bùng nổ dịch bệnh ở vật nuôi và kết quả
tăng tỷ lệ chết gia súc, gia cầm (Gorforth, 2008) [5]. Nhiệt độ tăng vào mùa hè
dẫn đến nhu cầu nước cho vật nuôi tăng lên, nếu không được đảm bảo thì khả
năng tăng trọng của vật nuôi giảm đi. Khi nhiệt độ tăng lên 5
0
C thì năng suất
của bò tại Mỹ giảm đi 10% [5]. Ngoài ra, còn ảh hưởng đến khả năng sản xuất
sữa thông qua giảm chất lượng thức ăn và tăng nhiệt độ môi trường xung quanh
Nhiệt độ tăng cùng với biến động về các yếu tố khí hậu và thời tiết
khác có thể làm giảm sức đề kháng của vật nuôi, đồng thời cũng tạo điều kiện
thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh bùng phát gây ra các trận đại dịch ở gia
súc, gia cầm như: lở mồm long móng, heo tai xanh….Tại hội nghị của tổ chức
y tế thế giới (WHO) diễn ra ở Gienava, Thụy Sỹ, Ngân hàng thế giới (WB)
ước tính thiệt hại kinh tế do dịch cúm gia cầm gây ra chiếm 2% GDP toàn cầu
(khoảng 800 tỷ USD)
12
2.2.2.3. Tác động của biến đổi khí hậu đến đầu tư trong hoạt động sản
xuất
Một trong những tác động của biến đổi khí hậu đến các hoạt động sinh
kế là tăng mức độ đầu tư vào các hoạt động sản xuất nông nghiệp (Oyekale
and Ibadan, 2009) [5]. Thay đổi năng suất cây trồng là kết quả của biến đổi
khí hậu và các hoạt động của con người để giảm thiểu tác động của biến đổi
khí hậu như tăng sử dụng phân bón hoặc sử dụng nhiều nước hoặc những
giống cây trồng và vật nuôi (Adams et al., 1998) [5].
Dịch bệnh và vi sinh vật gây hại tăng nhanh trên các phương diện trồng

trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản dẫn đến đòi hỏi phải có biện pháp để khắc
phục và giảm thiểu tác động tiêu cực, một biện pháp mà người dân thường
dùng là tăng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc phòng và trị bệnh, kết quả là tăng
các khoản chi phí đầu vào. Hơn nữa, môi trường ngày càng ô nhiễm đặc biệt
là môi trường đất và nước, điều này đồng hành nếu người dân muốn tiếp tục
các hoạt động sản xuất của mình thì bắt buộc họ phải đầu tư chi phí để và kết
quả cũng phải tăng chi phí đầu tư.
Biến đổi khí hậu thông qua thay đổi tần xuất cũng như cường độ của
các loại hiểm họa và hiểm họa kéo theo dẫn đến tác động đến vốn vật chất của
người dân đặc biệt là các phương tiện trong sản xuất. Điều này có ý nghĩa là
người dân phải phục hồi lại các thiệt hại cũng như thay đổi các phương tiện
sản xuất khác phù hợp hơn và kết quả lại một lần nữa phải tăng chi phí đầu tư.
2.3.Thích ứng với biến đổi khí hậu
2.3.1. Khái niệm thích ứng
Khí hậu đã và đang có những tác động tiềm tàng và bất lợi đối với sự
phát triển. Vì thế, sự thích ứng đang ngày càng quan trọng, được quan tâm
nhiều hơn trong các nghiên cứu và trong cả tiến trình đàm phán của Công ước
về biến đổi khí hậu.
Sự thích ứng diễn ra trong cả tự nhiên, hệ thống kinh tế- xã hội. Sự
sống của tất cả các loài động thực vật đều đã và đang thích ứng với khí hậu
cũng như trong hệ thống kinh tế- xã hội đều thích ứng với một mức độ nhất
định với biến đổi khí hậu và ngay cả sự thích ứng này cũng phải thay đổi để
phù hợp với điều kiện mới của biến đổi khí hậu.
13
Thích ứng với biến đổi khí hậu được xem là lựa chọn chủ lực cho các
nước có nền sản xuất nông nghiệp như Việt Nam.
IPCC(1996) cho rằng, khả năng thích ứng đề cập đến mức độ điều
chỉnh có thể trong hành động, xử lý, cấu trúc của hệ thống đối với những dự
kiến có thể xảy ra hay thực sự đã và đang diễn ra của khí hậu. Sự thích ứng có
thể là tự phát hay được chuẩn bị trước và có thể được thực hiện để đối phó với

những biến đổi trong điều kiện khác nhau.[9]
Theo Smit (1999), thích ứng có nghĩa là điều chỉnh trong các hệ thống
kinh tế- xã hội- môi trường để đối phó lại với thực tế hoặc những thay đổi của
thời tiết, những tác động hay ảnh hưởng của chúng. [5]
Burton (1992), thích ứng với biến đổi khí hậu là một quá trình mà con
người làm giảm những tác động bất lợi của khí hậu đến sức khoẻ, đời sống và
sử dụng những cơ hội thuận lợi mà môi trường khí hậu mang lại. Đây chính là làm
giảm nhẹ tác động biến đổi khí hậu , tận dụng những thuận lợi nếu có thể [9].
Thích ứng là sự điều chỉnh hệ thống tự nhiên hoặc con người đối với
hoàn cảnh hoặc môi trường thay đổi nhằm mục đích giảm khả năng bị tổn
thương do biến đổi khí hậu và tận dụng các cơ hội do nó mang lại [20]
2.3.2. Một số giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu trong sản xuất
nông nghiệp
2.3.2.1. Thích ứng với biến đổi khí hậu trong sản xuất trồng trọt
Các giáp pháp thích ứng đưa ra trên tất cả các lĩnh vực tự nhiên- kinh
tế- xã hội phù hợp với đặc điểm, vị trí địa lý của từng vùng, khu vực. Mỗi lĩnh
vực thích ứng trong tổng thể và cả trong từng phần cục bộ đồng thời cũng
thích ứng trong sự liên kết với các lĩnh vực khác. Đối với sản xuất nông
nghiệp, việc lựa chọn cây trồng và phương cách trồng trọt linh hoạt để giảm
stress (rét, hạn hán, lụt, sâu bệnh, dịch bệnh) cho phép vừa thay đổi gen mới
với các giống cây trồng mới nếu các chương trình quốc gia có khả năng hỗ trợ
(Burton & Lim,2005).
Thích ứng trong sản xuất nông nghiệp có rất nhiều hình thức bao gồm
thay đổi mùa vụ, ngày gieo trồng, chọn loài hoặc giống cây trồng, phát triển
các giống mới, cải thiện nguồn cung cấp nước, hệ thống thủy lợi, quản lý đầu
14
vào, cải thiện các điều kiện thời tiết và mùa vụ thông qua các dự báo (Burton
and Lim, 2005) [5].
Trong điều kiện nhiệt độ không khí có xu hướng ngày càng tăng, sự
gia tăng các hiện tượng bất thường về các hiện tượng thời tiết cực đoan, gia

tăng mực nước biển, thay đổi môi trường dẫn đến xuất hiện nhiều dịch bệnh đã
và đang gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp và đảm bảo an ninh lương
thực. Việc sử dụng các giống chịu hạn trong vùng bị khó khăn của nguồn nước,
sử dụng nhiều giống kháng với sâu bệnh và dịch hại, sử dụng các giống chịu
mặn, chịu rét, giống năng suất cao và chín sớm ở các vùng lạnh [11, 3-22]
Thích ứng trong phương thức sản xuất bao gồm thay đổi cơ cấu cây
trồng trên một diện tích đất hay liên kết các loại cây trồng và vật nuôi trong
một hệ thống sản xuất [5]
Phương thức sản xuất kết hợp giữa nông nghiệp – lâm nghiệp theo hệ
thống là một hình thức thích nghi tốt với biến đổi khí hậu ở vùng miền núi và
vùng cát nội đồng thông qua thay đổi tiểu khí hậu, cải thiện có hiệu quả sử
dụng đất, nguồn nước và khí hậu, góp phần cải thiện độ phì của đất.
Thời vụ sản xuất của hệ thống cây trồng vật nuôi phụ thuộc nhiều vào
yếu tố khí hậu, thời tiết vì vậy hệ thống thông tin dự báo các điều kiện thời
tiết và khí hậu liên quan đến biến đổi khí hậu là rất cần thiết để xác định thời
vụ thích hợp cho mỗi loại cây trồng. Thông qua hệ thống cảnh báo người dân
có khả năng tự điều chỉnh mùa vụ sản xuất phù hợp với những thay đổi điều
kiện khí hậu. Thay đổi thời gian cho mùa vụ gieo trồng, bảo vệ cây trồng vật
nuôi và xác định được thời điểm để thu hoạch sản phẩm nông nghiệp ngoài
đồng ruộng tránh được các điều kiện khí hậu cực đoan. Xác định lịch thời vụ
chính là xác định cho các hoạt động sản xuất của cây trồng vật nuôi như thời
điểm bón phân, chăn thả gia súc, bố trí và phân bổ hệ thống thủy lợi, che phủ
cho cây trồng, gieo trồng và làm đất. Đồng thời cũng phải cải tiến, đổi mới kỹ
thuật trong lĩnh vực nông nghiệp.
Đối với hoạt động sản xuất của nông hộ trong điều kiện biến đổi khí
hậu đang xảy ra, đã và đang tác động đến sản xuất. Các nông hộ ngoài việc
duy trì các hoạt động sản xuất của mình họ còn thường tìm kiếm thêm những
ngành nghề mới, phù hợp với khả năng và tiềm lực của mình để tăng thu nhập
15
và điều kiện sống của mình hoặc tìm kiếm một hoạt động sinh kế khác để

thay thế vào hoạt động sinh kế của họ trong điều kiện khó khăn hơn.
2.3.2.2. Thích ứng với biến đổi khí hậu tới hoạt động chăn nuôi
Giống là yếu tố quan trọng và là yếu tố quyết định năng suất, chất
lượng cũng như khả năng chống chịu với thay đổi của các tác nhân tác động
thông qua yếu tố gen di truyền (FAO, 2007) [5]. Sử dụng các giống vật nuôi
có khả năng chịu đựng lớn với biến đổi khí hậu và giống có năng suất cao.
Đa dạng hóa các nguồn gen là rất quan trọng đối với an ninh lương
thực và phát triển nông thôn (Hoofmann, 2008). Cho phép người dân lựa chọn
các giống mới để thích nghi với khí hậu ngày càng thay đổi như hiện nay.
Theo đánh giá của tổ chức lương thực thế giới (FAO) đã tìm ra năm
loài chính để tiếp tục phát triển và cung cấp lương thực cho thế giới bao gồm
bò, dê, cừu, heo và gà và những loài này có khả năng thích nghi cao trong
điều kiện biến đổi khí hậu. Bên cạnh đó, lựa chọn các giống vật nuôi thông
qua các hình thức đa dạng hóa trong chăn nuôi cũng là một hình thức thích
ứng đối với lĩnh vực chăn nuôi hiện nay. Nên lựa chọn các giống có nguồn
gốc bản địa và chọn những loại giống thích nghi trong mỗi vùng và điều kiện
cụ thể. Ở châu Phi, chiến lược thích ứng bản địa đã được áp dụng tại các trang
trại chăn nuôi trong thời gian hạn hán xảy ra bao gồm lựa chọn vật nuôi
không lựa chọn thức ăn và nuôi nhiều loại vật nuôi theo bầy đang để sống sót
với các sự kiện khí hậu cực đoan (Michel et al., 2007) [5].
IPCC (2007) đề cập nhiều các kỹ thuật thích ứng liên quan đến nguonf
thức ăn cho vật nuôi. Tăng nguồn thức ăn trong thời gian điều kiện không tốt,
cải thiện quản lý đồng cỏ và bãi chăn thả bao gồm cải thiện đồng cỏ và cỏ, cải
thiện quản lý trong tỷ lệ thức ăn dữ trự và luân canh đồng cỏ, tăng khối lượng
cỏ đối với gia súc gặm cỏ, tăng cây bao phủ trên hecta, cung cấp các dịch vụ
về thức ăn công nghiệp và thú y cho từng vùng cụ thể (Rex et al., 2007). Từ
khi biến đổi khí hậu xảy ra, sự cần thiết phải dựa nhiều vào quan sát những
thay đổi và kinh nghiệm của nông dân cũng như những thích ứng của họ trong
lĩnh vực chăn nuôi (FAO, 2007) [5].
16

PHẦN 3: NỘI DUNG VỀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Nội dung nghiên cứu
3.1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế-xã hội của điểm nghiên cứu và của
nhóm hộ điều tra
3.1.1.1. Đặc điểm tự nhiên
- Vị trí địa lý
- Khí hậu
- Diện tích và tỷ lệ các loại đất của xã
- Diện tích và tỷ lệ các loại đất của hộ điều tra
3.1.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội
- Tổng số dân và lao động của xã và hộ điều tra
- Kinh tế- xã hội của xã và các hộ điều tra
- Cơ cấu thu nhập các ngành nghề của hộ điều tra
- Thu nhập trung bình của hộ
3.1.2. Mối liên hệ giữa các hiện tượng thời tiết, khí hậu với hoạt động
trồng trọt, chăn nuôi tại đia phương
3.1.3. Biểu hiện của sự thay đổi rét tại địa phương
- Tần suất xuất hiện
- Thời gian xuất hiện
- Thời gian trung bình mỗi đợt
- Cường độ xuất hiện
3.1.4. Tác động của rét đến hoạt động sản xuất nông nghiệp của người
dân
3.1.4.1. Tác động của rét đối với sản xuất lúa
- Tác động của rét đến năng suất
+ Ảnh hưởng của dịch bệnh đến năng suất
+ Ảnh hưởng của sinh trưởng đến năng suất
+ Ảnh hưởng của thời vụ đến năng suất
17
- Tác động của rét đến chi phí

3.1.4.2. Tác động của rét đối với chăn nuôi
- Năng suất vật nuôi
- Thức ăn vật nuôi
- Dịch bệnh ở vật nuôi
- Chi phí phòng, chữa bệnh
3.1.5. Các giải pháp thích ứng trước tác động của rét đến hoạt động sản
xuất nông nghiệp
3.1.5.1. Giải pháp thích ứng với rét trong sản xuất lúa
3.1.5.2. Giải pháp thích ứng với rét trong hoạt động chăn nuôi
3.2. Phương pháp nghiên cứu
3.2.1. Phương pháp chọn điểm
Nghiên cứu được tiến hành tại xã Phú Mỹ, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa
Thiên Huế. Vì xã Phú Mỹ đảm bảo được các tiêu chí:
(1): Là một xã chủ yếu là sản xuất nông nghiệp với nhiều điều kiện
thuận lợi: diện tích đất trồng trọt nhiều, hệ thống thuỷ lợi được đảm
bảo, áp dụng được các tiến bộ khoa học kĩ thuật (các loại máy móc)
vào sản xuất.
(2): Những năm gần đây, ở xã đã xuất hiện các hiện tượng bất thường
về khí hậu, thời tiết: mùa đông lạnh hơn và không có quy luật, mùa
hè nắng gay gắt hơn ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động trồng trọt,
chăn nuôi tại địa phương.
(3): Thuận tiện cho việc thu thập thông tin: đường sá, giao thông thuận
tiện, cán bộ địa phương và người dân nhiệt tình, nhiều kinh nghiệm,
có kiến thức trong các lĩnh vực sản xuất.
18
Hình 1: Bản đồ hành chính xã Phú Mỹ
3.2.2 Phương pháp thu thập thông tin
Để thực hiện các mục tiêu cụ thể đặt ra của nghiên cứu, một số phương
pháp đã được sử dụng như sau:
Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

Số liệu thứ cấp đã được thu thập từ: các báo cáo kinh tế- xã hội năm
2008, 2009, 2010, tài liệu từ các báo cáo thống kê, các báo cáo hàng năm, các
báo cáo nghiên cứu đã được công bố, tập hợp và tham khảo các sách báo, báo
cáo khoa học, tài liệu nghiên cứu, tạp chí, thông tin trên mạng internet.
Việc tìm hiểu các thông tin này nhằm mục đích: thu thập các vấn đề
về thực trạng kinh tế, vị trí địa lí xã, tìm hiểu về hộ nghèo, hoạt động sản xuất
có trên địa bàn và đặc biệt là hoạt động trồng trọt, chăn nuôi. Hiện tượng thời
tiết, khí hậu ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất nông nghiệp và tác động của
nó cũng như tìm hiểu các giải pháp thích ứng với các hiện tượng thời tiết, khí
hậu đó.
Thảo luận nhóm người dân (2 buổi )
19
Điểm nghiên cứu
Đề tài thực hiện 2 cuộc thảo luận với 2 nhóm đối tượng khác nhau:
- Thảo luận nhóm 1 được tiến hành với cán bộ xã: Phó chủ tịch xã phụ
trách kinh tế- xã hội, chủ tịch hội nông dân, chủ tịch hội phụ nữ, cán bộ
khuyến nông xã, cán bộ phụ trách mảng nông nghiệp. Nội dung của cuộc thảo
luận nhóm : (1) Xác định sự biến đổi khí hậu tại xã qua thời gian, xác định
được hiện tượng thời tiết nào ảnh hưởng xấu nhất đến hoạt động sản xuất. (2)
Tìm hiểu tác động của biến đổi khí hậu đến hoạt động sản xuất trồng trọt và
chăn nuôi tại xã. (3) Tìm hiểu các giải pháp thích ứng trước tác động của biến
đổi khí hậu.
- Thảo luận nhóm 2 bao gồm: Các hộ nông dân bao gồm hộ nghèo và
không nghèo, có tham gia sản xuất trồng trọt và chăn nuôi, có kinh nghiêm
lâu năm. Nội dung của buổi thảo luận nhóm: (1) Xác định được biểu hiện của
biến đổi khí hậu tại địa phương. Bằng cách liệt kê và sử dụng công cụ cho
điểm để xếp thứ tự ưu tiên cho các hiện tượng tác động tới địa phương. Từ đó
xác định sự thay đổi về tần xuất, cường độ, thời gian xuất hiện. (2) Tìm hiểu
sự tác động của hiện tượng thời tiết đó đối với cây trồng và vật nuôi của thôn.
(3) Tìm hiểu một số biện pháp thích ứng của người dân trong thôn trước tác

động của hiện tượng đó.
Công cụ được sử dụng trong cuộc thảo luận nhóm là:
+ Sử dụng công cụ cho điểm để tìm ra hiện tượng thời tiết cực đoan tác
động mạnh nhất đến địa phương
+ Timeline: Theo dòng thời gian tìm hiểu những tác động của hiện
tượng thời tiết cực đoan tại địa phương về thời gian, thiệt hại, biện pháp thích
ứng của người dân như thế nào.
+ Phân tích cây vấn đề
Phỏng vấn sâu
Phỏng vấn sau được tiến hành khi đã có thông tin thứ cấp, thông tin sơ
cấp của các cuộc thảo luận nhóm phía trên. Phỏng vấn sâu bao gồm phó chủ
tịch xã, chủ nhiệm hợp tác xã Phú Mỹ I. Nông dân được lựa chọn tham gia
phỏng vấn sâu là những người già, am hiểu, có kinh nghiệm trong hoạt động
sản xuất. Những nội dung chính trong cuộc phỏng vấn sâu là khẳng định lại
và khai thác sâu về: hiện tượng thời tiết, khí hậu nào ảnh hưởng tới hoạt động
20
trồng trọt, chăn nuôi nhất, tác động cụ thể của nó và các giải pháp mà người
dân hay áp dụng.
Phỏng vấn hộ
Đề tài tiến hành phỏng vấn 30 hộ bằng bảng hỏi bán cấu trúc. Đây là
những hộ được chọn theo phương pháp ngẫu nhiên có định hướng. Các nhóm
hộ được lựa chọn là những hộ nghèo và không nghèo có tham gia sản xuất
nông nghiệp, có kinh nghiệm sản xuất lâu năm và thường xuyên chịu tác động
của biến đổi khí hậu. Việc phỏng vấn hộ nhằm thu thập các thông tin sau: (1)
Tìm hiểu biểu hiện của hiện tượng thời tiết cực đoan ảnh hưởng lớn nhất đến
địa phương về tần xuất, cường độ, thời gian cũng như tính bất thường của nó.
(2) Tìm hiểu tác động của biến đổi khí hậu tới hoạt động sản xuất trồng trọt
và chăn nuôi tại địa phương. (3) Tìm hiểu một số giải pháp thích ứng của
người dân trước tác động của biến đổi khí hậu.
3.2.3. Phương pháp xử lý số liệu

Đối với thông tin định lượng: sử dụng phần mềm excel để tính toán
Đối với thông tin định tính: đơn giản hóa các đoạn văn trong dữ liệu
ghi chép được và các báo cáo, phân tích theo chủ đề và nội dung.
PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
21
4.1. Đặc điểm tự nhiên- kinh tế- xã hội của điểm nghiên cứu và nhóm hộ
điều tra
4.1.1. Đặc điểm tự nhiên - kinh tế - xã hội của xã Phú Mỹ
4.1.1.1. Đặc điểm tự nhiên
Xã Phú Mỹ thuộc huyện Phú Vang tỉnh Thừa Thiên Huế cách trung
tâm thành phố 13km về phía Đông, là một xã đồng bằng ven đầm phá có địa
hình thấp trũng.
Khí hậu xã Phú Mỹ là khí hậu nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng sâu
sắc của gió mùa Tây Nam và Đông Bắc nên có 2 mùa rõ rệt: Mùa khô: từ
tháng 3 đến tháng 8 chịu ảnh hưởng của gió Tây Nam nên khí hậu khô nóng,
oi bức. Về nhiệt độ trung bình hàng năm đạt 25
0
C, cao nhất vào các tháng
5,6,7 và tháng 8 với nhiệt độ tối cao tuyệt đối năm khoảng 40,1
0
C, nhiệt độ
thấp nhất vào các tháng 12, tháng 1 và 2 năm sau với nhiệt độ tối thấp tuyệt
đối là 10,2
0
C. Mùa mưa: từ tháng 9 năm trước đến tháng hai năm sau thường
kéo theo lụt. Riêng tháng 11 là tháng có lượng mưa nhiều nhất chiếm tới 30%
lượng mưa cả năm, lượng mưa trung bình năm khoảng 2550mm. Mùa mưa kéo
dài và với địa hình thấp trũng của xã thì khi có lượng mưa lớn, nước từ đầu
nguồn đổ về làm ngập úng gây lụt lội. Mặt khác, mùa mưa trùng với mùa Đông-
lạnh nên vào thời gian này ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất nông nghiệp, đặc biệt

là cây lúa và ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của con người.
Về đất đai, do địa hình của xã là đồng bằng ven biển nên diện tích đất
chủ yếu là đất ngập nước. Chính vì vậy, sinh kế chính của những người dân
nơi đây là sản xuất lúa, với tổng diện tích đất nông nghiệp năm 2009 là
890,65 ha. Diện tích đất sản xuất nông nghiệp trong 3 năm 2008, 2009, 2010
có sự dao động nhưng không lớn lắm. Năm 2010 diện tích đất nông nghiệp
của xã giảm đi so với năm 2009 chỉ còn 886,2 ha. Nguyên nhân là do xã
chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang xây dựng trường học nên
diện tích đất giảm đi.
4.1.1.2. Đặc điểm kinh tế- xã hội
Đặc điểm về kinh tế
22
Theo báo cáo kinh tế- xã hội của xã thì sản xuất nông nghiệp của xã
được thể hiện như sau:
Bảng 1: Bảng thống kê tình hình kinh tế của xã Phú Mỹ
Ngành Đơn vị
Diện tích/ quy mô
2008 2009 2010
Nông nghiệp Ha 853 890,65 886,2
Thủy sản Ha 242,91 224,30 228,22
Chăn nuôi
- Lợn
- Bò, trâu
- Gia cầm
Con
Con
Con
2345
253
4128

2532
239
600
1810
194
9150
( Nguồn: Báo cáo kinh tế của xã Phú Mỹ năm 2008, 2009, 2010 )
Phú Mỹ là vùng trọng điểm lúa của huyện Phú Vang, tỷ lệ người dân
sống bằng nghề nông nghiệp chiếm 93%, các nghề dịch vụ, thương mại, xây
dựng, thủy sản… chiếm tỷ lệ ít.
Về trồng trọt, xã đã biết ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào
sản xuất nên năm 2010 năng suất bình quân đạt 58 tạ/ha, sản lượng lương
thực có hạt đạt 5140 tấn. Công tác dồn điền đổi thửa đã cơ bản hoàn thành, đã
tiến hành quy hoạch giao thông thuỷ lợi nội đồng và kiến thiết lại đồng ruộng,
đẩy mạnh công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp với từng vùng đất.
Bên cạnh cây lúa người dân trồng các loại hoa màu như rau, khoai, sắn…
Hoạt động chăn nuôi tương đối phát triển tuy nhiên chăn nuôi quy mô
không lớn chủ yếu chăn nuôi theo gia đình, các loại vật nuôi phổ biến như lợn
trâu, bò, gia cầm : gà, vịt, ngan…Qua bảng số liệu nhận thấy, số lượng gia
súc, gia cầm có sự thay đổi đáng kể qua các năm. Trong 3 năm, 2008- 2010
thì số lượng đàn gia cầm có sự thay đổi lớn nhất. Cụ thể, năm 2008 là 4128 con
nhưng đến năm 2009 chỉ còn 600 con do trong thời gian này dịch bệnh bùng
phát. Đến năm 2010, con số này tăng lên đáng kể là 9150 con. Chăn nuôi lợn
23
và trâu bò giảm đi. Hiện nay, xã đang khuyến khích hộ gia đình chăn nuôi theo
hướng gia trại nhằm tăng tỷ trọng chăn nuôi trong ngành nông nghiệp.
Hoạt động nuôi trồng và đánh bắt thủy sản kém phát triển do những
năm gần đây dưới tác động của biến đổi khí hậu thời tiết thất thường bão lụt
liên miên, và tình hình dịch bệnh khá phổ biến làm thiệt hại đáng kể nên
người dân ít nuôi. Xã có 6 thôn thì chỉ có thôn Định Cư giáp với phá Tam

Giang nên họ có nhiều diện tích ao, hồ… ngoài đầm phá. Vì vậy việc nuôi
trồng và đánh bắt rất phát triển chiếm 90% còn diện tích đất nông nghiệp ít
nên trồng trọt và chăn nuôi ít phát triển, họ chỉ nuôi vài con gà, vịt, heo… và
trồng một ít rau màu bên cạnh đất thổ cư để phục vụ thêm trong cuộc sống
hàng ngày
Về ngành nghề, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, đã có bước chuyển
biến tích cực. Ngành dịch vụ có hướng phát triển đa dạng theo hướng đáp ứng
yêu cầu sản xuất kinh doanh và phục vụ đời sống như dịch vụ thương mại,
dịch vụ sản xuất nông nghiệp – ngư nghiệp, dịch vụ vận tải, dịch vụ xây
dựng, dịch vụ văn hoá… . Giá trị sản xuất ngành dịch vụ trên địa bàn hàng
năm tăng trưởng khá. Nhất là dịch vụ thương mại, góp phần đa dạng hóa tăng
thêm thu nhập cho người dân.
Tốc độ tăng trưởng bình quân tăng hằng năm của xã đạt 11,27% tăng
so với thời kỳ 2000 – 2005 là 2,48%. Trong đó, dịch vụ tăng 9,7%, tiểu thủ
công nghiệp - ngành nghề nông thôn tăng 10,4%, Nông- Lâm- Ngư nghiệp
giảm dần từ 11,2% năm 2005 xuống còn 3,7% so với năm 2010. Cơ cấu kinh
tế chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng Dịch vụ - Tiểu thủ công nghiệp,
ngành nghề nông thôn và giảm dần tỷ trọng Nông- Ngư nghiệp trong tổng giá
trị sản xuất
Đặc điểm về xã hội
Tổng dân số toàn xã có 10127 khẩu với 2079 hộ. Số lao động/ hộ ở đây
khá cao là gần 4 lao động/ hộ. Trong những qua, xã đã có những chuyển biến
tích cực rõ rệt. Tỷ lệ hộ nghèo chỉ còn 5,23% so với tổng số hộ. Thu nhập
bình quân/hộ/ năm mặc dù đã được tăng lên nhưng vẫn còn thấp chỉ đạt 17,85
triệu /hộ/ năm.
Bảng 2: Một số đặc điểm kinh tế- xã hội của điểm nghiên cứu
24
Chỉ tiêu ĐVT 2010
Số hộ Hộ 2069
Dân số Khẩu 10127

Số lao động / hộ Lao động 3,62
Tỷ lệ hộ nghèo % 5,23
BQTN/ hộ/ năm Triệu đồng 17,85
(Nguồn: Báo cáo kinh tế- xã hội của xã Phú Mỹ năm 2009- 2010)
Về công tác dạy và học được nâng cao về số lượng và chất lượng thể
hiện: số lượng học sinh bỏ học giảm dần, Công tác chăm sóc sức khoẻ cho
người dân ngày càng được tăng cường thể hiện thông qua việc mạng lưới y tế
cơ sở được kiện toàn, cán bộ y tế được đào tạo, đội ngũ y bác sĩ trạm y tế
được tăng cường…
4.1.2. Đặc điểm kinh tế- xã hội của các hộ điều tra
Đề tài nghiên cứu được thực hiện tại thôn Dưỡng Mong, xã Phú Mỹ,
huyện Phú Vang. Trong quá trình điều tra, các hộ được phân thành 2 nhóm hộ
chính: Nhóm hộ nghèo (gồm hộ nghèo và hộ cận nghèo) và nhóm hộ không
nghèo (gồm hộ trung bình và hộ khá). Mỗi nhóm hộ có sự khác nhau về đặc
điểm kinh tế xã hội và đặc điểm của các nhóm hộ điều tra được mô tả ở bảng 3.
Bảng 3 : Đặc điểm kinh tế- xã hội của nhóm hộ điều tra
Tiêu chí Đvt Nghèo Không nghèo
Nhân khẩu/ hộ Khẩu 3,5 5,07
Lao động/ hộ Lao động 1,5 3,21
BQTN/ hộ/ năm Triệu đồng 14,35 60,26
(Nguồn: Phỏng vấn hộ, 2011)
Kết quả bảng 3 cho thấy:
Số nhân khẩu/ hộ ở các nhóm có sự khác biệt. Đối với nhóm hộ không
nghèo là hơn 5 khẩu/ hộ. Nhóm hộ nghèo gần 4 khẩu/ hộ.
Số lao động / hộ giữa các nhóm hộ tương đối thấp và có sự chênh lệch
cao. Đối với nhóm hộ không nghèo là hơn 3 lao động/ hộ. Còn nhóm hộ
nghèo là gần 2 lao động/ hộ. So với mặt bằng chung của xã thì số lao động/
hộ ở đây vẫn còn thấp hơn. Điều này chứng tỏ nhóm hộ nghèo có số người
25

×