Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM TÀI NGUYÊN ĐẤT HUYỆN TRẦN VĂN THỜI TỈNH CÀ MAU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.28 MB, 82 trang )

Ngành Quản lý đất đai

SVTH: Hồng Xn Hưng

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI & BẤT ĐỘNG SẢN

BÁO CÁO TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:

MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM TÀI NGUN ĐẤT
HUYỆN TRẦN VĂN THỜI TỈNH CÀ MAU

SVTH
MSSV
LỚP
KHÓA
NGÀNH

:
:
:
:
:

HỒNG XN HƯNG
07124041
DH07QL
2007 – 2011
QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI



TP.Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 08 năm 2011


Ngành Quản lý đất đai

SVTH: Hồng Xn Hưng

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI & BẤT ĐỘNG SẢN
BỘ MÔN KINH TẾ VÀ TÀI NGUN ĐẤT

HỒNG XN HƯNG

MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM TÀI NGUN ĐẤT
HUYỆN TRẦN VĂN THỜI TỈNH CÀ MAU

Giáo viên hướng dẫn: TS. Phạm Quang Khánh
Trường Đại Học Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh

Ký tên:

Tháng 08 năm 2011


Ngành Quản lý đất đai

SVTH: Hoàng Xuân Hưng

LỜI CẢM ƠN

Trong thời gian học tập và nghiên cứu, tôi đã nhận được sự động viên, giúp đỡ,
hỗ trợ nhiệt tình của Cơ quan, các Thầy, các Cô, Gia đình, các bạn bè và đồng nghiệp.
Tôi xin kính gửi lòng biết ơn chân thành đến: :
Tập thể Thầy, Cô- Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh đã tận tình
giảng dạy và giúp đỡ tôi trong thời gian học tập và nghiên cứu.
TS. Phạm Quang Khánh, Phân viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp, thầy
đã trực tiếp giúp đỡ, tạo mọi điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên
cứu.
Lãnh đạo Phân viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp và Trung tâm tài
nguyên và môi trường, đã động viên và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt
thời gian học tập và nghiên cứu.
Xin gửi lời cám ơn đến các chú, các anh làm việc tại Trung tâm tài nguyên và
môi trường thuộc Phân Viện Quy Hoạch và Thiết Kế Nông Nghiệp Miền Nam, đã
giúp đỡ hướng dẫn tận tình tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Đặc biệt là gia đình, bạn bè đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình
học tập và nghiên cứu.
Xin trân trọng cảm ơn!

TP. Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 08 năm 2011

Hoàng Xuân Hưng


Ngành Quản lý đất đai

SVTH: Hoàng Xuân Hưng

TÓM TẮT
Sinh viên thực hiện: Hoàng Xuân Hưng, Khoa Quản Lý Đất Đai & Bất Động Sản,
Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh.

Đề Tài: Một số đặc điểm tài nguyên đất huyện Trần Văn Thời tỉnh Cà Mau.
Giáo viên hướng dẫn: TS. Phạm Quang Khánh, Trung tâm Tài nguyên đất và Môi
trường, Phân viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp Miền Nam.
Đề tài được thực hiện trên địa bàn huyện Trần Văn Thời và xử lý nội nghiệp tại Phân
viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp, từ tháng 3/2011 đến tháng 8/2011. Với các
nội dung cụ thể sau: (i) Đặc điểm hình thành và những yếu tố ảnh hưởng đến việc sử
dụng tài nguyên đất; (ii) Đặc điểm tài nguyên đất theo quan điểm phát sinh; (iii) Đặc
điểm tài nguyên đất theo quan điểm sử dụng.
Đề tài áp dụng phương pháp nghiên cứu hệ thống, đặt đất trong mối quan hệ với
điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội có xét đến vấn đề môi trường.
Kết quả cho thấy:
- Trên địa bàn huyện có 5 loại mẫu chất tạo đất: (i) Trầm tích sông hoặc sôngbiển hỗn hợp, (ii) Trầm tích sông -đầm lầy, (iii) Trầm tích biển –đầm lầy, (iv) Trầm
tích biển, (v) Trầm tích đầm lầy; Điều kiện địa hình nhìn chung trên địa bàn huyện
Trần Văn Thời tương đối bằng phẳng và thấp, bị chia cắt nhiều bởi hệ thống sông rạch
chằng chịt; Nằm trong khu vực khí hậu gió mùa cận xích đạo, có nền nhiệt độ cao
thuận lợi cho các quá trình chu chuyển vật chất xảy ra trong đất.
- Tài nguyên đất huyện được chia ra 13 đơn vị chú dẫn, thuộc 04 nhóm đất,
trong đó: (i) Nhóm đất mặn có 3 đơn vị chiếm đến 62,85% diện tích tự nhiên (DTTN);
(ii) Nhóm đất phèn có 8 đơn vị chiếm 30,32% DTTN; (iii) Nhóm đất than bùn có 1
đơn vị chiếm 4,45% DTTN. (iv) Nhóm đất đỏ vàng có 1 đơn vị chiếm 0,09% (DTTN).
- Trong tổng quỹ đất của huyện thì có đến 99,92% đã được đưa vào sử dụng,
trong đó đất sản xuất nông nghiệp chiếm 86,73% DTTN. Trong sản xuất nông nghiệp
thì đất trồng cây hàng năm chiếm đến 87%, đất trồng cây lâu năm chiếm 13%. Đặc
biệt trong đất trồng cây hàng năm thì đất trồng lúa chiếm đến 65,70%.
- Kết quả ứng dựng kỹ thuật GIS xây dựng bản đồ đất đai của huyện tỷ lệ
1/25.000, đã xác định được 13 đơn vị đất đai. Từ đó xác định được quỹ đất về số lượng
và chất lượng làm cơ sở cho việc định hướng sử dụng thích nghi tài nguyên đất nông
nghiệp trong thời gian tới.



Ngành Quản lý đất đai

SVTH: Hồng Xn Hưng

MỤC LỤC
DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT ............................................................................ v
DANH MỤC BẢNG VÀ SƠ ĐỒ ........................................................................... vi
DANH MỤC HÌNH ................................................................................................ vi

ĐẶT VẤN ĐỀ........................................................................................................ 1
PHẦN 1: TỔNG QUAN................................................................................ 3
I.1.Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu ................................................................. 3
I.1.1.Tình hình nghiên cứu đất trên thế giới và trong nước..................................... 3
I.1.1.1. Vài nét về tài ngun đất trên thế giới ........................................................ 3
I.1.1.2. Vài nét về tài ngun đất ở Việt Nam ......................................................... 8
I.1.1.3. Tình hình nghiên cứu tài ngun đất ở Cà Mau.......................................... 10
I.1.2. Phương pháp điều tra lập bản đồ đất .............................................................. 12
I.1.3. Một số kỹ thuật dùng trong nghiên cứu ......................................................... 14
I.2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu .............................................................. 14
I.2.1. Nội dung nghiên cứu ...................................................................................... 14
I.2.2. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 14

PHẦN II: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..................................................... 19
II.1. Đặc điểm hình thành và những yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng tài
ngun đất................................................................................................................ 19
II.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên với q trình hình thành và phát triển
của lớp vỏ thổ nhưỡng ............................................................................................. 19
II.1.1.1. Vị trí địa lý ................................................................................................. 19
II.1.1.2. Điều kiện khí hậu với tài ngun đất nơng nghiệp .................................... 19
II.1.1.3. Địa Chất Và Đất ......................................................................................... 23

II.1.1.4. Đặc điểm địa hình với tài ngun đất ........................................................ 24
II.1.1.5. Đặc điểm thủy văn-thủy lợi với tài ngun đất nơng nghiệp .................... 25
II.1.1.6. Thực vật ..................................................................................................... 27
II.1.1.7. Đánh giá chung sự tác động của các yếu tố tự nhiên đến phát
sinh đất................................................................................................... 28
II.1.2. Điều kiện kinh tế – xã hội trong mối quan hệ với q trình
sử dụng và quản lý tài ngun đất ............................................................. 28
II.1.2.1. Dân số với q trình sử dụng tài ngun đất nơng nghiệp ........................ 28
II.1.2.2. Thực trạng phát triển kinh tế...................................................................... 29

5


Ngành Quản lý đất đai

SVTH: Hoàng Xuân Hưng

II.2. Đặc điểm tài nguyên đất theo quan điểm phát sinh học thổ nhưỡng ............... 30
II.2.1. Đặc điểm phát sinh và phân lọai tài nguyên đất ........................................... 30
II.2.1.1. Các quá trình thổ nhưỡng cơ bản ............................................................... 30
II.2.1.2. Cơ sở phân lọai tài nguyên đất................................................................... 31
II.2.1.3. Kết quả phân loại tài nguyên đất ............................................................... 32
II.2.2. Đặc điểm hình thái các loại đất ..................................................................... 36
II.2.3. Đặc điểm lý-hóa học các loại đất .................................................................. 47
II.2.3.1. Đặc điểm lý-hóa học đất mặn trung bình................................................... 47
II.2.3.2. Đặc điểm lý-hóa học đất mặn ít ................................................................. 48
II.2.3.3. Đặc điểm lý-hóa học đất phèn tiền tàng nông, mặn nặng.......................... 49
II.2.3.4. Đặc điểm lý-hóa học đất phèn HĐ nông
trên nền phèn tiềm tàng, mặn ít ............................................................. 51
II.2.3.5. Đặc điểm lý-hóa học đất than bùn phèn .................................................... 52

II.2.3.6. Đặc điểm lý-hóa học đất vàng đỏ trên macma axit ................................... 53
II.2.4. Đặc điểm quỹ đất .......................................................................................... 53
II.2.4.1. Quy mô diện tích và cơ cấu các loại đất .................................................... 53
II.2.4.2. Thống kê tài nguyên đất theo đơn vị hành chính....................................... 56
II.2.5. Khả năng sử dụng các loại đất theo quan điểm phát sinh ............................. 57
II.3. Đặc điểm tài nguyên đất theo quan điểm sử dụng ........................................... 59
II.3.1. Hiện trạng sử dụng tài nguyên đất ................................................................ 59
II.3.2. Diễn biến sử dụng tài nguyên đất ................................................................. 64
II.3.3. Khả năng sử dụng tài nguyên đất đến năm 2020 ........................................ 66
II.3.4. Sự ảnh hưởng của việc định hướng sử dụng tài nguyên đất
nông nghiệp đến xã hội và môi trường ....................................................... 70

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 72
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 74

6


Ngành Quản lý đất đai

SVTH: Hoàng Xuân Hưng

DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT
DTTN

: Diện tích tự nhiên

FAO (Food and Agriculture Organization) : Tổ chức lương - nông quốc tế
UNESCO (United Nations Educational
Scientific and Cultural Organization )


: Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá
của Liên Hợp Quốc

WRB (World Reference Base for
Soil Resources )
VN

:Cơ sở tham chiếu Tài nguyên đất Thế giới
: Việt Nam

ĐBSCL

: Đồng bằng sông Cửu Long

VQG

: Vườn Quốc gia

GIS (Geographical Information System)

:Hệ thống tông tin địa lý

QLĐĐ&BĐS

: Quản lý đất đai và bất động sản

QH SDĐ

: Quy hoạch sử dụng đât


KH SDĐ

: Kế hoạch sử dụng đất

TT

: Tiềm tàng



: Hoạt động

CEC

: Dung lượng trao đổi cation

OM

: Chất hữu cơ tầng mặt trung bình

CM

: Cà Mau

UBND

: Ủy Ban Nhân Dân

TPCG


: Thành phần cơ giới

TMT

: Tổng muối tan

GDP ( Gross domestic Product)

: Tổng sản phẩm quốc nội

7


Ngành Quản lý đất đai

SVTH: Hoàng Xuân Hưng

DANH MỤC BẢNG VÀ SƠ ĐỒ
Trang
Bảng 1.1 Thống kê phân loại quỹ đất thế giới
Bảng 1.4 Thống kê quỹ đất ở Việt Nam
Bảng 1.5 Diễn biến sử dụng tài nguyên đất ở Việt Nam giai đọan 2000-2010
Bảng 1.8 Chỉ tiêu và phương pháp phân tích đất
Bảng 2.6 Kết quả phân loại tài nguyên đất
Bảng 2.7 Đặc điểm lý-hóa học đất mặn trung bình
Bảng 2.8 Đặc điểm lý-hóa học đất mặn ít
Bảng 2.9 Đặc điểm lý-hóa học đất phèn tiền tàng nông, mặn nặng
Bảng 2.10 Đặc điểm lý-hóa học đất phèn HĐ nông
trên nền phèn tiềm tàng, mặn ít

Bảng 2.11 Đặc điểm lý-hóa học đất than bùn phèn
Bảng 2.12 Quy mô diện tích và cơ cấu các loại đất
Bảng 2.13 Thống kê tài nguyên đất theo đơn vị hành chính
Bảng 2.14 Hiện trạng sử dụng tài nguyên đất năm 2010
Bảng 2.15 Tình hình biến động đất đai từ năm 2000- 2010
Bảng 2.17 Khả năng sử dụng tài nguyên đất đến năm 2020

6
9
9
17
32
47
48
50

Sơ đồ 1.1 Các giai đọan điều tra lập bản đồ đất
Sơ đồ 1.2 Tiến trình điều tra lập bản đồ đất

12
13

51
52
54
56
60
64
67


DANH MỤC HÌNH
Hinh 1.1 Một số hình ảnh khảo sát thực địa
Hình 1.2 Sơ đồ vị trí phẫu diện
Hình 2.1 Bản đồ hành chính huyện Trần Văn Thời
Hình 2.6 Bản Đồ Đất
Hình 2.7 Cảnh quan và hình thái phẫu diện đất mặn trung bình
Hình 2.8 Cảnh quan và hình thái phẫu diện đất mặn ít
Hình 2.9 Cảnh quan và hình thái phẫu diện đất phèn tiền tàng nông, mặn nặng
Hình 2.10 Cảnh quan và hình thái phẫu diện đất phèn hoạt động nông
trên nền phèn tiềm tàng, mặn ít
Hình 2.11 Cảnh quan và hình thái phẫu diện đất than bùn phèn
Hình 2.12 Cảnh quan và hình thái phẫu diện đất vàng đỏ trên macma axit
Hình 2.13 Tỷ lệ các nhóm đất trong Huyện Trần Văn Thời
Hình 2.14 Bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010

8

15
16
20
35
37
39
41
43
45
46
55
63



Ngành Quản lý đất đai

SVTH: Hoàng Xuân Hưng

ĐẶT VẤN ĐỀ
Tính cấp thiết của đề tài
Trong cấu trúc của một hình thái kinh tế - xã hội, đất là một phần của tự nhiên
tham gia vào quá trình sản xuất.Với thành phần cấu trúc phức tạp của các hợp phần
hữu cơ, vô cơ và khả năng hấp phụ trao đổi đặc biệt các chất thủy-khí-nhiệt-khoáng
của mình, đất đã trở thành một điểm tựa không thể thay thế cho các nền sản xuất nông
– lâm nghiệp, là vật mang của đa số các nền công nghiệp, nhà cửa, đường sá, cầu cống
… từ đó cho thấy đất là một tư liệu sản xuất vô cùng quý giá.
Huyện Trần Văn Thời nằm về phía Tây của tỉnh Cà Mau, tiếp giáp với Vịnh Thái
Lan, cách trung tâm thành phố Cà Mau khoảng 30km, có diện tích đất tự nhiên là
70.271,64 ha, chiếm 13,27% diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh (529.486,77ha), được chia
làm 13 đơn vị hành chính trong đó có 11 xã và 2 thị trấn. Sự phát triển mạnh mẽ về
kinh tế xã hội trên địa bàn huyện đã và đang gây sức ép rất lớn đối với đất đai. Chính
vì vậy cần có giải pháp hợp lý trong việc khai thác tiềm năng đất đai cho các mục đích
sử dụng khác nhau nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất.
Để sử dụng hợp lý tài nguyên đất nói chung và đất nông nghiệp nói riêng, việc xác
định quỹ đất về số lượng và chất lượng là một trong những yêu cầu quan trọng trong
sản xuất nông nghiệp, không chỉ đối với hiện tại mà còn có ý nghĩa lâu dài trong tương
lai. Đánh giá quỹ đất không chỉ xác định được tiềm năng sử dụng đất cho mỗi lọai
hình sử dụng cụ thể, mà còn giúp cho việc định hướng cải tạo đất. Vì vậy, đây chính là
vấn đề cấp thiết hiện nay, muốn khai thác tốt nguồn tài nguyên quan trọng này thì nhất
thiết phải điều tra nghiên cứu đặc điểm tài nguyên đất và đánh giá khả năng sử dụng,
làm căn cứ khoa học cho việc hoạch định những chiến lược khai thác nguồn tài nguyên
quan trọng này.
Xuất phát từ vấn đề nêu trên, được sự cho phép của khoa Quản lý đất đai và bất

động sản trường đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh và sự giúp đỡ của Phân
Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp Miền Nam, trên cơ sở thực hiện dự án “Điều
tra bổ sung, chỉnh lý xây dựng bản đồ đất tỉnh Cà Mau tỷ lệ 1/100.000”, em xin thực
hiện đề tài “Một số đặc điểm tài nguyên đất huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau”.
Nhằm cung cấp các thông tin về tính chất đất đai và kết quả thực hiện cho từng đơn vị
đất đai qua đó đề xuất bố trí cơ cấu cây trồng phù hợp để đạt hiệu quả tối ưu nhất góp
phần phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn toàn huyện.
 Mục tiêu nghiên cứu
 Xác định đặc điểm hình thành và phát triển của lớp vỏ thổ nhưỡng, những yếu tố
ảnh hưởng đến việc sử dụng tài nguyên đất nông nghiệp.
 Xác định đặc điểm tài nguyên đất về mặt phát sinh, phân loại, đặc tính lý hóa học
của các lọai đất và xây dựng bản đồ đất (Soil map), trên cơ sở đó thống kê tài
nguyên đất cả về số lượng và chất lượng.
 Xác định đặc điểm tài nguyên đất về mặt sử dụng: đặc điểm hiện trạng sử dụng tài
nguyên đất, đánh giá khả năng sử dụng tài nguyên đất, qua đó đề xuất hướng bố trí
sử dụng.
1


Ngành Quản lý đất đai

SVTH: Hoàng Xuân Hưng

 Xây dựng bản đồ đất đai xác định quỹ đất đai phục vụ cho cây trồng.
 Đối tượng nghiên cứu
 Các yếu tố môi trường tự nhiên có liên quan đến quá trình phát sinh đất.
 Các loại đất chính (Major soil units) trên địa bàn huyện.
 Các loại hình sử dụng đất (Land-use types), các hệ thống sử dụng đất (Land use
Systems) trong nông nghiệp.
 Phạm vi nghiên cứu

Đất đai là một đối tượng nghiên cứu với những đặc trưng rất phong phú và đa
dạng. Đất là nguồn tài nguyên thiên nhiên quan trọng nhất đối với sản xuất nông- lâm
nghiệp, nhiều mục đích khác như: xây dựng, giao thông, thuỷ lợi, khoáng sản, mặt
bằng cho sản xuất công nghiệp, … đều phải yêu cầu về đất. Nhưng trong nghiên cứu
này tôi chỉ tập trung nghiên cứu xác định đặc điểm tài nguyên đất nông nghiệp trên địa
bàn một huyện thông qua việc điều tra thành lập bản đồ đất tỷ lệ 1/25.000. Với những
nội dung chính sau đây: (i) Khái quát đặc điểm hình thành tài nguyên đất và các nhân
tố ảnh hưởng đến sử dụng đất tài nguyên đất nông nghiệp; (ii) Một số đặc điểm tài
nguyên đất theo quan điểm phát sinh học thổ nhưỡng (soil); (iii) Một số đặc điểm tài
nguyên đất theo quan điểm sử dụng (land).
Thời gian thực hiện: từ tháng 3/2011 đến tháng 8/2011.

2


Ngành Quản lý đất đai

SVTH: Hoàng Xuân Hưng

PHẦN 1: TỔNG QUAN
I.1. Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu
I.1.1.Tình hình nghiên cứu đất trên thế giới và trong nước
I.1.1.1. Vài nét về tài nguyên đất trên thế giới
1. Tài nguyên đất thế giới theo quan điểm phát sinh học thổ nhưỡng
a. Tóm tắt lịch sử phân lọai tài nguyên đất thế giới
Công tác nghiên cứu phân loại đất trên thế giới có thể chia làm 3 thời kỳ
a.1. Thời kỳ trước V.V.Docuchaev
Những hiểu biết của nông dân thế giới về đất trải qua hàng chục thế kỷ là những
thông tin quý. Những thông tin này được sự bổ sung uyên bác của các nhà khoa học,
tạo sự phát triển từng bước, để ra đời môn khoa học đất hiện đại.

Theo Nyle C.Brady (1974) thì hơn 4000 năm trước đây người Trung Quốc đã có
sơ đồ thổ nhưỡng và đã biết sử dụng làm cơ sở đánh thuế.
Ở Châu Âu, năm 1853,A.D. Thaer xuất bản bảng phân loại đất theo thành phần cơ
giới;
Ở Mỹ, ý đồ xây dựng một chương trình nghiên cứu phân loại đã có từ năm 1832
(E. Ruffin 1832) đến năm 1860 W. Hilgard xây dựng bảng phân loại đất và bản đồ
đất đầu tiên cho nước mỹ,trên cơ sở nhận thức đất lầ một vật thể tự nhiên ,tính chất đất
có mối quan hệ đến thực vật khí hậu.
Khoa học về đất ra đời sớm nhất ở nước Nga, những kết quả nghiên cứu đã được
tiến hành sau khi thành lập Viện Hàn lâm khoa học Nga năm 1725 với các nhà khoa
học Pallac, Guldented, Lomonosov. M.V. Lomonosov đã phát biểu nhiều khái niệm
quan trọng về nguồn gốc và tính chất của đất: “ Từ những đá núi có xuất hiện rêu
xanh, lớp rêu sau khi chết trở thành đất; đất được tích lũy với thời gian rất lâu, tạo cho
rêu lớn và thực vật khác phát triển”. Những công trình nghiên cứu về tính chất và phân
loại được công bố trong các tác phẩm của M.A. Afonin (1770) và J.M. Komov (1789).
a.2. giai đoạn từ V.V.Docuchaev đến giữa thế kỷ XX
V.V.Docuchaev (1846-1903) được coi là người sáng lập bộ môn thổ nhưỡng học,
là người đã xác định mối quan hệ có tính quy luật giữa đất và điều kiện tự nhiên của
môi trường.Từ những kết quả nghiên cứu đất đen ở nước Nga, V.V.Docuchaev đã xác
định bất kỳ loại đất nào cũng được hình thành bởi một quá trình lịch sử tự nhiên đặc
biêt, một thể tự nhiên độc lập giống như thực vật, động vật, khoáng vật.
V.V.Docuchaev là người đâu tiên đã xác định chính xác về đất, chỉ ra sự hình thành
đất là một quá trình phức tạp được quyết định bởi sự tác động tổng hợp của 5 yếu tố
là đá mẹ, thực vật và động vật, khí hậu, địa hình , thời gian.
Tóm lại đến giữa thế kỷ XX có 3 khuynh hướng phân loại chính:
-Phân loại phát sinh (địa lý phát sinh,yếu tố phát sinh,tiến hóa phát sinh…).
-Phân loại Tây Âu (kết hợp nông học và địa chất).
-Phân loại của Mỹ (kinh nghiệm sử dụng đất, tính chất của đất và năng suất cây
trồng).
3



Ngành Quản lý đất đai

SVTH: Hoàng Xuân Hưng

a.3. Giai đoạn nữa sau thế kỷ XX đến nay
Từ nhưng năm 60 của thế kỷ trước, hệ thống Soil Taxonomy do Mỹ chủ trì, đã
nghiên cứu phân loại đất dựa trên cơ sở định lượng các tính chất của đất, xây dựng hệ
thống phân loại Soil Taxonomy với hệ thống thuật ngữ riêng.
Trung tâm FAO-UNESCO được thành lập để tiến hành dự án nghiên cứu phân
loại đất thế giới do UNESCO tài trợ và FAO thực hiện.Trung tâm đã cho ra đời bản
đồ đất thế giới tỷ lệ 1/5.000.000 và báo cáo đất kèm theo (soil map of the world). Các
tài liệu này thường xuyên được bổ sung, nâng cao và chỉnh sửa dựa vào các kết quả
nghiên cứu tiếp theo (FAO-UNESCO-Soil map of the world revised legend 19881990).
Ngoài ra, để bổ sung cho phân loại đất của FAO-UNESCO hội khoa học đất quốc
tế và chương trình môi trường liên hợp quốc đã hổ trợ phát triển cơ sở tham chiếu
phân loại đất quốc tế (IRB) và sau đó là cơ sở tham chiếu tài nguyên đất thế giới
(WRB).
b. Các hệ thống phân lọai đất nổi bật trên thế giới:
b.1 Phân loại đất Liên Xô theo FAO/UNESCO
Năm 1990, tiến sĩ địa lý thổ nhưỡng Vladimir Stolbovoi (Viện nghiên cứu hệ
thống ứng dụng đất quốc tế) đã xây dựng chú dẫn bản đồ đất Liên Xô theo phân loại
đất thế giới. Tài liệu này được dựa vào hai tư liệu cơ bản: Bản đồ đất Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Liên bang Xô Viết, tỷ lệ 1:2,5M (Fridland, 1988) và chú dẫn bản đồ đất thế
giới (FAO, 1990). Bản đồ đất Liên Xô tỷ lệ 1:2,5M được xây dựng với sự tham gia tận
tình của nhiều nhà thổ nhưỡng trong toàn quốc. Thực tế, tất cả các Trung tâm và các
Viện khoa học đất ở Liên Xô đã đóng góp những kinh nghiệm và hiểu biết về đất của
họ trong hơn hai thập kỷ cho xây dựng bản đồ đất này. Tất cả những phát triển mới
đây ở cấp quốc gia và quốc tế đều được áp dụng. Chú dẫn bản đồ đất là kết quả tổng

hợp những quan điểm phân loại phát sinh mới nhất, và đặc điểm đất đã được gắn liền
với các yếu tố hình thành đất. Cơ sở địa lý-thổ nhưỡng của bản đồ đã giới thiệu một
loạt các quy luật địa lý về sự phân bố không gian của đất, trong đó tính phân đới của
đất và cấu trúc lớp phủ thổ nhưỡng đã được miêu tả khá hoàn chỉnh.
b.2 Hệ thống phân loại đất của Mỹ (USDA Soil Taxonomy)
Hệ thống phân loại đất của Mỹ, được phát triển từ những năm 1950, công bố chính
thức lần thứ nhất vào năm 1975 (Soil Survey Staff, 1975) và lần thứ 2 vào năm 1999
(Soil Survey Staff, 1999). Hệ thống được kiến trúc với kỳ vọng phổ quát toàn cầu. Tuy
nhiên, mục tiêu chính là phân loại đất ở Mỹ.
Đây là hệ thống kết hợp giữa phân loại khoa học có cấu trúc thứ bậc (USDA Soil
Taxonomy) và hệ thống gọi tên theo địa phương (USDA Soil Series) và đã sử dụng
hầu hết những đặc điểm đặc thù ở Mỹ cho mục tiêu nghiên cứu nông nghiệp, sinh học
và địa chất. Nó cũng đã từng được áp dụng ở nhiều nước trên thế giới. Việc kết hợp
giữa hệ thống khoa học có cấu trúc (hierarchical scientific system) và hệ thống gọi tên
theo địa phương (nominal system) trong phân loại đất của Mỹ đã cung cấp một
phương tiện rất thuận lợi cho việc phân biệt, hiểu biết đất và vẽ bản đồ đất.
Về quan điểm phân loại: Theo ban nghiên cứu đất của Mỹ (Soil Survey Staff,
1975), những chỉ tiêu được lựa chọn trong phân loại phải là những tính chất của chính
đất. Vì vậy có thể gọi đây là hệ thống phân loại theo tính chất đất.
4


Ngành Quản lý đất đai

SVTH: Hoàng Xuân Hưng

Tiêu chuẩn phân loại: Được căn cứ vào sự hiện diện hay vắng mặt của các tầng
hoặc đặc tính chẩn đoán. Các yếu tố chẩn đoán này là biểu hiện sự khác nhau về mức
độ của các quá trình hình thành đất. Những đặc điểm được lựa chọn trong phân loại là
những tính chất của đất. Một trong những điểm độc đáo của hệ thống phân loại đất Mỹ

là đưa chế độ nhiệt- ẩm của đất vào phân loại ở nhiều cấp phân vị. Phát sinh đất không
được sử dụng trong phân loại và chỉ sử dụng như hướng dẫn để liên hệ và bổ sung cho
đặc điểm đất.
b.3 Hệ thống phân lọai đất của WRB
Cơ sở tham chiếu tài nguyên đất Thế giới (World Reference Base for Soil
Resources = WRB) là một hệ thống phân loại đất được phát triển từ chú dẫn bản đồ đất
thế giới của FAO/UNESCO với sự hợp tác của trung tâm thông tin đất quốc tế và được
liên hiệp các nhà khoa học đất quốc tế và Tổ chức lương nông của Liên hợp quốc
(FAO) bảo trợ.
Đây là hệ thống phân loại đất tiêu chuẩn quốc tế, đã được hội Liên hiệp đất quốc tế
chấp nhận. Mục tiêu chính của WRB là:
- Phát triển một hệ thống có khả năng chấp nhận quốc tế cho phác họa tài nguyên
đất, từ đó các phân loại quốc gia có thể ứng dụng và liên hệ. Trong đó, cơ sở phân loại
đất đựơc nhấn mạnh vào các đặc điểm hình thái hơn là vào các số liệu phân tích thuần
túy.
- Tạo cho hệ thống phân loại đất có căn cứ khoa học đúng đắn, có thể áp dụng cho
nhiều lĩnh vực có liên quan khác nhau.
- Xác định mối liên hệ giữa đất và các tầng đất như chúng được định tính bởi sự kết
hợp giữa không gian và hình thể. Hiểu biết về mối liên hệ giữa đất và phân bố tầng đất
như là một hệ quả kết hợp của thời gian và hình thể.
- Tạo thuận lợi cho việc thực hiện các thống kê đất và chuyển giao số liệu về đất;
trao đổi thông tin khoa học và chuyển giao kỹ thuật sử dụng đất giữa các vùng.
Về quan điểm phân loại: WRB đã kết hợp các quan điểm phân loại đất hiện đại,
gồm phát sinh và theo tính chất đất như: Phân loại đất của Mỹ (USDA Soil
Taxonomy); Chú dẫn bản đồ đất của FAO (FAO Soil Map of the World, 1988, 1990)
và quan điểm phân loại đất của Liên Xô cũ.
Về nguyên tắc phân loại: Ở cấp phân vị cao nhất, các loại đất được phân chia chủ
yếu theo các quá trình phát sinh cơ bản mà những quá trình này tạo ra những đặc trưng
định tính của đất. Ở các cấp phân vị thấp hơn, các loại đất được phân chia dựa theo bất
cứ một quá trình hình thành đất thứ cấp chủ đạo nào có ảnh hưởng đáng kể đến đặc

trưng cơ bản của đất.
Phương pháp phân loại chủ yếu được dựa trên hình thái phẫu diện đất, dựa trên
quan điểm cho rằng hình thái phẫu diện là kết quả của phát sinh đất. Thực chất việc
xác định tên đất hoàn toàn dựa vào tập hợp các đặc điểm đất, gồm các tầng, vật liệu và
đặc tính chẩn đoán và một số tính chất đất.
Về tiêu chuẩn phân loại: Các nhóm đất được xác định theo một tập hợp cụ thể các
tiêu chuẩn chẩn đoán, bao gồm tầng, đặc tính và vật liệu chẩn đoán. Các thuộc tính
chuẩn chẩn đoán này được xác định dựa trên đặc điểm hình thái đất và kết quả phân
tích đất.
5


Ngành Quản lý đất đai

SVTH: Hoàng Xuân Hưng

Thống kê tài nguyên đất thế giới:
Theo chú dẫn bản đồ đất thế giới (FAO, 2001) thì diện tích bề mặt của quả đất ước
khoảng 51 tỉ hecta, trong đó: biển và đại dương khoảng 36 tỉ hecta, đất liền và hải đảo
15 tỉ hecta. Nhìn chung, tài nguyên đất thế giới rất đa dạng về lọai hình thổ nhưỡng.
Thống kê phân loại tài nguyên đất thế giới như sau:
Bảng 1.1 Thống kê phân loại quỹ đất thế giới (*)
STT

TÊN NHÓM ĐẤT
VIỆT NAM
FAO/UNESCO
TỔNG CỘNG

1

2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30


Đất cát
Đất mặn
Đất phù sa
Đất glây
Đất than bùn
Đất mặn kiềm
Đất mới biến đổi
Đất đá bọt
Đất đen
Đất nứt nẻ
Đất xám nâu
Đất tích vôi
Đất có tầng sét loang lỗ
Đất podzolic
Đất xám
Đất nâu tím
Đất đỏ
Đất mùn alit núi cao
Đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá
Đất nhân tác
Đất sơ khai
Đất tích thạch cao
Đất có tầng kết cứng
Đất nâu hạt dẻ vùng hàn đới
Đất đỏ vùng hàn đới
Đất đen vùng hàn đới
Đất bằng rửa trôi mạnh
Đất rửa trôi có tầng bạc trắng
Đất có tầng mặt giàu mùn,
Đất đóng băng thường xuyên

Đất sông, suối

Arenosols
Solonchaks
Fluvisols
Gleysols
Histosols
Solonetz
Cambisols
Andosols
Luvisols
Vertisols
Lixisols
Calcisols
Plinthosols
Podzoluvisols
Acrisols
Nitisols
Ferralsols
Alisols
Leptosols
Anthrosols
Regosols
Gypsisols
Durisols
Chernozems
Kastanozems
Phaeozems
Planosols
Albeluvisols

Umbrisols
Cryosols

(*)Nguồn: FAO, 2001

6

DIỆN TÍCH
(1.000 ha)
(%)
15.000.000
900.000
260.000
350.000
720.000
350.000
135.000
1.500.000
110.000
550.000
335.000
435.000
1.000.000
60.000
485.000
1.000.000
200.000
750.000
100.000
1.655.000

500
260.000
100.000
14.500
230.000
465.000
190.000
130.000
320.000
100.000
1.800.000
495.000

100
6,00
1,73
2,33
4,80
2,33
0,90
10,00
0,73
3,67
2,23
2,90
6,67
0,40
3,23
6,67
1,33

5,00
0,67
11,03
0,00
1,73
0,67
0,10
1,53
3,10
1,27
0,87
2,13
0,67
12,00
3,30


Ngành Quản lý đất đai

SVTH: Hoàng Xuân Hưng

2. Tài nguyên đất thế giới theo quan điểm sử dụng
Quả đất có bán kính trung bình 6.371 km, chu vi theo đường xích đạo 40.075 km
và diện tích bề mặt của quả đất ước tính khoảng 510 triệu km2 (tương đương với 51 tỉ
hecta). Trong đó: biển và đại dương chiếm khoảng 36 tỉ hecta, còn lại là đất liền và các
hải đảo chiếm 15 tỉ hecta.
Bảng 1.2 Diện tích của các lục địa
STT
1
2

3
4
5
6
7

Diện tích (km2)
43.998.920
29.800.540
24.320.100
17.599.050
9.699.550
7.687.120
14.245.000
147.350.280

Tên châu lục
Châu Á
Châu Phi
Bắc Mỹ
Nam Mỹ
Châu Âu
Châu Úc
Châu Nam Cực
TỔNG CỘNG

Tỷ lệ (%)
29,86
20,22
16,50

11,94
6,58
5,22
9,67
100

Nguồn: Trần Công Tấu, 2006

Toàn bộ đất có khả năng canh tác nông nghiệp của thế giới 3,3 tỉ hecta (chiếm
22% tổng số đất liền) còn 11,6 tỉ hecta (chiếm 78% tổng số đất liền) không dùng cho
sản xuất nông nghiệp được. Diện tích các loại đất không sử dụng được cho nông
nghiệp theo bảng sau:
Bảng 1.3 Các loại đất không sử dụng được cho nông nghiệp
STT
1
2
3
4
5
6
7

Diện tích (km2)
26.820.000
25.330.000
22.350.000
14.900.000
13.410.000
7.450.000
5.960.000

116.220.000

Loại đất
Ðất quá dốc
Ðất quá khô
Ðất quá lạnh
Ðất đóng băng
Ðất quá nóng
Ðất quá nghèo
Ðất quá lầy
TỔNG CỘNG

Tỷ lệ (%)
23,08
21,79
19,23
12,82
11,54
6,41
5,13
100

Nguồn: Trần Công Tấu, 2006

Ðất trồng trọt trên thế giới chỉ có 1,5 tỉ hecta (chiếm 10,8% tổng số đất đai, bằng
46% đất có khả năng nông nghiệp) còn 1,8 tỉ hecta (54%) đất có khả năng nông nghiệp
chưa được khai thác.
Về mặt chất lượng đất nông nghiệp thì: đất có năng suất cao chỉ chiếm 14%, đất có
năng suất trung bình chiếm 28% và đất có năng suất thấp chiếm tới 58%. Ðiều này cho
thấy đất có khả năng canh tác nông nghiệp trên toàn thế giới có hạn, diện tích đất có

năng suất cao lại quá ít. Mặt khác mỗi năm trên thế giới lại bị mất 12 triệu hecta đất
trồng trọt cho năng suất cao bị chuyển thành đất phi nông nghiệp và 100 triệu hecta đất
trồng trọt bị nhiễm độc do việc sử dụng phân bón và các loại thuốc sát trùng.
Như vậy, trên toàn thế giới diện tích đất sử dụng cho nông nghiệp càng ngày càng
giảm dần, trong khi đó dân số càng ngày càng tăng. Vì vậy, để có đủ lương thực và
thực phẩm cung cấp cho nhân loại trong tương lai thì việc khai thác số đất có khả năng
7


Ngành Quản lý đất đai

SVTH: Hoàng Xuân Hưng

nông nghiệp còn lại để sử dụng là vấn đề cần được đặt ra. Theo các chuyên gia trong
lĩnh vực trồng trọt cho rằng với sự phát triển của khoa học và kỹ thuật như hiện nay thì
có thể dự kiến cho đến năm 2100 thì con người mới có thể khai phá hết diện tích đất
có khả năng nông nghiệp còn lại đó.
I.1.1.2. Vài nét về tài nguyên đất ở Việt Nam
1. Tài nguyên đất ở Việt Nam theo quan điểm phát sinh học thổ nhưỡng
a.Công tác nghiên cứu phân lọai đất ở Việt Nam
Từ những năm 1990 trở về trước, hệ thống phân lọai đất Việt Nam chủ yếu theo
trường pháp phát sinh học đất của Liên Xô (cũ), Phân lọai đất chủ yếu dựa vào đặc
điểm của các quá trình hình thành đất (Phương pháp định tính). Theo phương pháp
này, nhiều vùng lãnh thổ, tỉnh, huyện đã xây dựng được bản đồ đất ở các tỷ lệ khác
nhau để quản lý và sử dụng đất đai. Các bản đồ này đã phát huy tác dụng trong thời
gian khá dài trong định hướng, cải tạo và sử dụng đất nông nghiệp.
Trong giai đọan 1990-1995, nhiều nghiên cứu ứng dụng hệ phân lọai đất của
FAO/UNESCO và USDA – Soil Taxonomy, phân lọai chủ yếu dựa vào sự xuất hiện
của các tầng chẩn đoán, các đặc tính đất ... thông qua các số liệu phân tích, được tiến
hành ở các cơ quan đơn vị như Hội Khoa Học Đất Việt Nam, Viện Thổ Nhưỡng Nông

Hóa, Viện Qui Họach-Thiết Kế Nông Nghiệp, Trường Đại Học Nông Nghiệp 1,
Trường Đại Học Cần Thơ ...Trong thời gian này, các nhà khoa học học thổ nhưỡng đã
công bố Bảng chuyển đổi danh pháp giữa hệ thống phân lọai đất của Việt Nam theo
FAO-UNESCO và Soi Taxonomy.
Từ năm 1996 đến nay, rất nhiều địa phương trong toàn quốc áp dụng hệ thống
phân lọai đất của FAO/UNESCO để xây dựng bản đồ đất làm cơ sở đánh giá tài
nguyên đất đai và quy họach sử dụng đất được công bố như: Đồng nai, Bình Định, Bắc
Ninh ...các kết quả này cũng đã xác định được phương pháp áp dụng hệ phân lọai đất
của FAO/UNESCO trong điều kiện Việt Nam.
b. Thống kê tài nguyên đất Việt Nam
Nước ta có diện tích tự nhiên khoảng 33 triệu ha, trong đó: sông suối và núi đá gần
1,8 triệu ha, chiếm khoảng 5,33% diện tích tự nhiên, phần đất liền 31,2 triệu ha, chiếm
94,67% diện tích tự nhiên. Nhìn chung, tài nguyên đất của Việt Nam rất đa dạng về
lọai hình thổ nhưỡng và phong phú về khả năng sử dụng đất.

8


Ngành Quản lý đất đai

SVTH: Hoàng Xuân Hưng

Bảng 1.4 Thống kê quỹ đất ở Việt Nam (*)
TÊN NHÓM ĐẤT
VIỆT NAM
FAO/UNESCO
TỔNG DIỆN TÍCH TỰ NHIÊN
1 Đất cát biển
Arenosols
2 Đất mặn

Salic fluvisols
3 Đất phèn
Thionic fluvisols
4 Đất phù sa
Fluvisols
5 Đất glây
Gleysols
6 Đất than bùn
Histosols
7 Đất đá bọt
Andosols
8 Đất đen
Luvisols
9 Đất nâu vùng bán khô hạn
Lixisols
10 Đất tích vôi
Calcisols
11 Đất xám
Acrisols
12 Đất đỏ
Ferralsols
13 Đất mùn alit núi cao
Alisols
14 Đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá
Leptosols
núi đá, sông suối
(*)Nguồn: Hội khoa học đất Việt Nam, 1996

DIỆN TÍCH
(ha)

33.104.200
533.434
971.356
1.863.128
3.400.059
452.418
24.941
171.402
112.939
42.330
5.527
19.970.642
3.014.594
280.714
495.727
1.764.989

STT

(%)
100,00
1,61
2,93
5,63
10,27
1,37
0,08
0,52
0,34
0,13

0,02
60,33
9,11
0,85
1,50
5,33

2. Tài nguyên đất Việt Nam theo quan điểm sử dụng
Bảng 1.5 Diễn biến sử dụng tài nguyên đất ở Việt Nam giai đọan 2000-2010
Đơn vị: 1.000ha
STT

MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG

Diện tích năm 2010

(1)

(2)

(3)

DIỆN TÍCH TỰ NHIÊN
1
Nhóm đất nông nghiệp
1.1 Đất sản xuất nông nghiệp
1.1.1
Đất cây hàng năm
1.1.2
Đất cây lâu năm

1.2
Đất lâm nghiệp
1.3
Đất nuôi trồng thủy sản
1.4
Đất làm muối
2 Nhóm đất phi nông nghiệp
2.1
Đất ở
2.2
Đất chuyên dùng
2.3
Đất tôn giáo, tín ngưỡng
2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa
3
Nhóm đất chưa sử dụng
Nguồn: Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2010

(4)

33.121
25.727
9.580
6.301
3.279
15.391
723
14
4.038
1.088

1.816
15
102
3.311
9

Diện tích năm
Tăng (+), giảm (-)
2000
(5)=(3)-(4)

33.121
21.532
9.570
6.760
2.810
11.575
368
19
2.850
443
1.072
13
94
8.739

0
4.195
10
-459

469
3.816
355
-5
1.188
645
744
2
8
-5.428


Ngành Quản lý đất đai

SVTH: Hoàng Xuân Hưng

Bảng 1.6 Hiện trạng và tiềm năng đất nông nghiệp Việt Nam (ĐVT: 1000ha)

STT

Chỉ tiêu

Hiện trạng năm
2010
(ha)

Quy họach đến
năm 2020 (*)
(ha)


So sánh
2020/2010

Nhóm đất nông nghiệp
25.727
26.732
1.005
1
Đất sản xuất nông nghiệp
9.580
9.709
129
1.1 Đất trồng cây hàng năm
6.301
6.168
-140
1.1.1 Đất trồng lúa nước
3.949
3.810
-139
1.1.2 Đất trồng cây hàng năm khác
2.352
2.358
6
1.2 Đất trồng cây lâu năm
3.279
3.541
262
2
Đất lâm nghiệp

15.391
16.241
850
2.1 Đất rừng sản xuất
7.100
8.132
1.032
2.2 Đất rừng phòng hộ
6.162
5.842
-320
2.3 Đất rừng đặc dụng
2.130
2.267
137
3
Đất nuôi trồng thủy sản
723
743
20
4
Đất làm muối
14
17
3
5
Đất nông nghiệp khác
19
22
3

(*)Nguồn: Báo cáo quy họach sử dụng đất nông nghiệp đến năm 2020 của cả nước.

Theo tài liêu báo cáo quy họach sử dụng đất nông nghiệp của cả nước đến năm
2020 cho thấy: Tiềm năng đất có khả năng sử dụng cho mục đích nông nghiệp đến
năm 2020 khoảng 26,732 triệu ha, chiếm 80,71% tổng diện tích, trong đó:
Đất sản xuất nông nghiệp 9,709 triệu ha, chiếm 36,32% nhóm đất nông nghiệp,
bao gồm: đất trồng cây hàng năm chiếm 63,53% đất sản xuất nông nghiệp với 6,168
triệu ha, đất trồng cây lâu năm chiếm 36,47% đất sản xuất nông nghiệp với 3,541 triệu
ha. Trong đất trồng cây hàng năm, thì đất lúa chiếm 61,77% với 3,810 triệu ha, đất
trồng cây hàng năm khác chiếm 38,23% với 2,358 triệu ha.
-Đất lâm nghiệp 16,241 triệu ha, 60,75% nhóm đất nông nghiệp;
-Đất nuôi trồng thủy sản 558 ngàn ha, chiếm 2,78% nhóm đất nông nghiệp;
- Đất làm muối 17 ngàn ha, chiếm 0,063% nhóm đất nông nghiệp.
I.1.1.3. Tình hình nghiên cứu tài nguyên đất ở Cà Mau.
ĐBSCL là một vùng đất tuy mới được khai phá nhưng cũng được nhiều nhà
nghiên cứu chú ý.
Năm 1958 đến năm 1961 bản đồ đất tổng quát toàn khu vực Miền Nam đã được
FR. Moorman thực hiện.
Năm 1961 lập “Bản đồ đất Miền Nam Việt Nam”. Bằng phương pháp điều tra theo
tuyến kết hợp với giải đoán không ảnh, theo quan điểm phát sinh thô sơ, Moorman đã
phân chia đất Miền Nam Việt Nam ra 25 đơn vị chú dẫn dùng cho bản đồ đất tỷ lệ
1/1.000.000, trong đó đất tỉnh Cà Mau có 5 đơn vị sau:
Đơn vị số 1: Đất phù sa chiếm khoảng 33% diện tích tự nhiên.
Đơn vị số 2: Đất phù sa mặn chiếm khoảng 37% diện tích tự nhiên.
Đơn vị số 3: Đất phù sa phèn, chiếm khoảng 8% diện tích tự nhiên.
10


Ngành Quản lý đất đai


SVTH: Hoàng Xuân Hưng

Đơn vị số 4: Đất phù sa rất phèn, chiếm khoảng 1% diện tích tự nhiên.
Đơn vị số 5: Đất than bùn, chiếm khoảng 20% diện tích tự nhiên.
Thập niên 60 - 70 thì theo đơn đặt hàng của UNESCO, hãng SOGREAH đã đánh
giá chuyên đề về các yếu tố sông ngòi ảnh hưởng đến việc hình thành đất ở ĐBSCL.
- Năm 1972 những sơ đồ đất (tỉ lệ 1/100.000 và 1/200.000) do Sở Địa mạo Sài
Gòn ấn hành và được thuyết minh trong cuốn: “Đất đai miền châu thổ sông Cửu
Long” của Thái Công Tụng (1972). Ngoài ra còn có Trương Đình Phú cũng minh họa
thêm một số đặc trưng của đất ở ĐBSCL.
Năm 1973 “Bản đồ tài nguyên đất đai vùng hạ lưu sông Cửu Long” tỷ lệ
1/250.000 được xây dựng trên cơ sở kết hợp 5 yếu tố đất đai gồm: địa mạo, đất, độ sâu
ngập lụt, mức độ thoát thủy và vũ lượng.
Sau năm 1975, cuộc điều tra khảo sát lập bản đồ đất tỷ lệ lớn (1/250.000) do Viện
quy họach thổ nhưỡng tiến hành (1976 - 1978) đã cung cấp những thông tin chi tiết
hoàn chỉnh về đất ở ĐBSCL.
Những năm từ 1984 - 1996 việc thực hiện chương trình điều tra cơ bản ĐBSCL
như chương trình 60-02 và 60b và các báo cáo sau đó đã chỉnh lý các bản đồ đất và
xây dựng được bản đồ đất tỷ lệ 1/100.000.
Năm 1986, Trần An Phong có chương trình báo cáo tóm tắt việc sử dụng đất mặn
ven biển ĐBSCL của Phân viện Quy hoạch & thiết kế Nông nghiệp Nam Bộ.
Năm 1989 hình thành “Bản đồ đất tỉnh Minh Hải (cũ) tỷ lệ 1/100.000 ” của Phan
Liêu.
Từ năm 1990 – 1993, Công ty cố vấn kỹ thuật NEDECO của Hà Lan đã lập dự án
tổng thể khai thác ĐBSCL có một chuyên đề báo cáo riêng về tình hình sử dụng đất.
Năm 1990 lập “Bản đồ đất Đồng bằng sông Cửu Long” tỷ lệ 1/250.000 của Tôn
Thất Chiểu, Trần An Phong.
Năm 1995 nhằm hỗ trợ chương trình “Trồng 5 triệu ha rừng” do Ngân hàng Thế
giới (WB) tài trợ, đã có các kỹ sư xem xét báo cáo tình hình khai phá đất ven biển ở
ĐBSCL.

Bắt đầu từ những năm 1995, phương pháp đánh giá tài nguyên đất của FAO bắt
đầu được áp dụng vào Việt Nam. Ở ĐBSCL, Phạm Quang Khánh – Trần An Phong,
đã bắt đầu xem xét và xây dựng chi tiết bản đồ tỷ lệ đất 1/250.000, ngoài ra còn xem
xét các khả năng sử dụng một số loại đất.
Đến năm 2000, Phân viện quy hoạch và thiết kế nông nghiệp đã lập “Báo cáo điều
tra đánh giá tài nguyên đất tỉnh Cà Mau (kèm bản đồ tỷ lệ 1/100.000)”. Đây là cơ sở
khoa học quan trọng giúp cho tỉnh Cà Mau quy hoạch sử dụng đất đai nhằm phục vụ
cho việc phát triển kinh tế xã hội.
Như vậy, tài liệu có liên quan đến đất Cà Mau là khá phong phú. Mặc dù với
những thuật ngữ định danh khác nhau, song tất cả các tác giả đều có kết luận chung về
đất của tỉnh, đó là các đất mặn, phèn và đất than bùn, hình thành trên các trầm tích trẻ
có nguồn gốc sông, biển hoặc đầm lầy.

11


Ngành Quản lý đất đai

SVTH: Hoàng Xuân Hưng

I.1.2. Phương pháp điều tra lập bản đồ đất
I.1.2.1. Một số khái niệm cơ bản
(1) Đất (Soil)
Theo Wiliam cho rằng:"Khi chúng ta nói về đất, chúng ta phải hiểu đó là tầng mặt
tơi xốp của lục địa có khả năng tạo ra sản phẩm của cây". Thành phần tạo ra sản phẩm
của cây chính là độ phì nhiêu. Nhờ có độ phì nhiêu, đất đã trở thành vốn cơ bản của
sản xuất nông nghiệp.
Theo Docuchaev : "Đất là một thể tự nhiên độc lập cũng giống như khoáng vật,
thực vật, động vật, đất không ngừng thay đổi theo thời gian và không gian”.
Đất hay "lớp phủ thổ nhưỡng" là phần trên cùng của vỏ phong hoá của trái đất, là

thể tự nhiên đặc biệt được hình thành do tác động tổng hợp của năm yếu tố: sinh vật,
khí hậu, đá mẹ, địa hình, thời gian và sự tác động của con người. Giống như vật thể
sống khác, đất cũng có quá trình phát sinh, phát triển và thoái hoá vì các hoạt động về
vật lý, hoá học và sinh học luôn xảy ra trong nó.
(2) Phân lọai đất
Phân loại đất là nghiên cứu, đặt tên cho đất và sắp xếp chúng theo một trật tự thứ
bậc nhất định dựa trên một số đặc điểm về hình thái, đặc tính lý hóa học của đất.
(3) Bản đồ đất
Bản đồ đất là bản đồ phản ánh thực trạng tài nguyên đất của một vùng lãnh thổ
nhất định. Thông qua bản đồ đất, người ta biết được số lượng, sự phân bố không gian,
quy mô diện tích và một số đặc điểm chất lượng của các đơn vị phân loại đất có mặt
tại lãnh thổ đó.
(4) Chú dẫn bản đồ đất
Là bản giải thích ngắn gọn và đầy đủ các nội dung mà bản đồ đất thể hiện, giúp ta
đọc, hiểu, khai thác, sử dụng thông tin về tài nguyên đất một cách thuận lợi, nhanh
chóng và đầy đủ nhất.
I.1.2.2. Các giai đoạn điều tra lập bản đồ đất
Gồm 03 giai đoạn: chuẩn bị, điều tra ngoài đồng và nội nghiệp. Có thể khái quát
bằng sơ đồ sau:
Sơ đồ 1.1 Các giai đoạn điều tra lập bản đồ đất
Công tác chuẩn bị

Bước 1
Bắt đầu

Điều tra ngoài đồng

Bước 2
Công tác nội nghiệp


Chỉnh sửa, nghiệm thu

Bước 3
Kết thúc
12


Ngành Quản lý đất đai

SVTH: Hoàng Xuân Hưng

Sơ đồ 1.2 Tiến trình điều tra lập bản đồ đất

Bước 1:
Thu thập
các tài
liệu sẵn

Bước 2:
Xử lý
bước đầu,
quyết định
điều tra
thực địa

Bước 3:
Điều tra
thực địa

Bước 4:

Tổng hợp,
hòan
chình, lập
bản đồ đất
chính thức

Thông tin về các yếu tố tự nhiên:
- Bản đồ nền địa hình
- Bản đồ địa chất
- Bản đồ địa mạo
- Bản đồ thủy văn và mặt nước
Bả đồ lớ hủ h
ậ à hiệ

BẢN ĐỐ ĐẤT
ĐÃ CÓ

Ráp nối quy
đổi về tỷ lệ
thống nhất

Xây dựng
chú dẫn bản
đồ

- Chỉnh lý và vẽ bản đồ dự thảo theo chú dẫn phù hợp với tỷ
lệ bản đồ cho phép
- Xác định tuyến, vùng khảo sát thực địa

- Kiểm tra các kết quả xử lý, bổ sung

- Đào phẫu diện và lấy mẫu đất theo mạng lưới phẫu diện
quy định
- Khoanh vẽ bản đồ thực địa

- Xử lý tổng hợp các kết quả điều tra:
- Phân tích đất.
- Vẽ bản đồ.
- Tổng hợp kết quả nghiên cứu

BẢN ĐỒ ĐẤT

CHÍNH THỨC

I.1.3. Một số kỹ thuật dùng trong nghiên cứu
13


Ngành Quản lý đất đai

SVTH: Hoàng Xuân Hưng

I.1.3.1. Kỹ thuật GIS (Geographical Information System)
Hệ thống thông tin đia lý (GIS) đã bắt đầu xuất hiện vào cuối năm 1960 và đến
nay đã phát triển hoàn chỉnh với khả năng thu nhận, lưu trữ, truy cập, xử lý, phân tích
và cung cấp thông tin cần thiết để hỗ trợ quá trình lập quyết định trong nhiều lĩnh vực
khác nhau, đặc biệt là trong lĩnh vực đánh giá đất đai phục vụ cho phát triển sản xuất
nông lâm nghiệp.
Ở Việt Nam, công nghệ GIS mới được biết đến vào đầu thập niên 90. Ứng dụng
đầu tiên của GIS trong nghiên cứu tài nguyên đất đai ở Đồng bằng sông Hồng, kết quả
đã xây dựng “Bản đồ sinh thái Đồng bằng sông Hồng, tỷ lệ 1/250.000” (Viện Quy

hoạch và Thiết kế Nông nghiệp, 1990). Tiếp sau đó, GIS đã được ứng dụng rộng rãi
trong việc xây dựng các lớp thông tin chuyên đề: thổ nhưỡng, sử dụng đất, thủy lợi, …
phục vụ cho nghiên cứu tài nguyên đất và quy hoạch sử dụng đất.
Hiện nay, hầu hết các nghiên cứu về đánh giá đất đai ở nước ta đều ứng dụng GIS,
bước đầu vận dụng có hiệu quả các tiện ích sẵn có của GIS. Tuy nhiên, việc ứng dụng
GIS chỉ mới dừng lại ở mức xây dựng bản đồ đơn vị đất đai (dùng chức năng
OVERLAY của GIS) và biểu diễn kết quả đánh giá thích nghi (bản đồ khả năng thích
nghi cây trồng). Các công đoạn đối chiếu giữa chất lượng hoặc tính chất đất đai
(LQ/LC) và yêu cầu sử dụng đất (LUR) của cây trồng còn phải thực hiện bằng phương
pháp cổ điển (bằng tay), sau đó nhập kết quả đánh giá thích nghi vào GIS để biểu diễn.
Các chỉ tiêu về kinh tế (đầu tư, tổng giá trị sản phẩm, lãi, thu nhập,…) của các loại
hình sử dụng đất cũng được xử lý riêng bên ngoài (bằng phần mềm Microsoft Excel).
Do đó, việc tự động hóa công đoạn đối chiếu giữa LQ/LC và LUR và tự động tính toán
hiệu quả kinh tế các loại hình sử dụng đất là yêu cầu khách quan và cấp bách.
I.2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu
I.2.1. Nội dung nghiên cứu
Nhằm đạt được các mục tiêu nghiên cứu, đề tài thực hiện 03 nội dung chính sau:
1. Đặc điểm hình thành tài nguyên đất
-Đặc điểm tự nhiên
-Đặc điểm kinh tế- xã hội
2. Đặc điểm tài nguyên đất theo quan điểm phát sinh
-Các quá trình hình thành và phân loại
-Tính chất lý, hóa học của các loại đất
-Thống kê quỹ đất
3. Đặc điểm tài nguyên đất theo quan điểm sử dụng
-Hiện trạng sử dụng tài nguyên đất
-Quy hoạch sử dụng tài nguyên đất đến năm 2020
I.2.2. Phương pháp nghiên cứu
I.2.2.1. Phương pháp luận
Nghiên cứu đặc điểm tài nguyên đất theo phương pháp hệ thống, đặt đất trong mối

quan hệ với điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội có xét đến vấn đề môi trường.
I.2.2.2. Phương pháp nghiên cứu
14


Ngành Quản lý đất đai

SVTH: Hoàng Xuân Hưng

Để tiến hành thực hiện các nội dung nghiên cứu, đề tài sử dụng một số phương
pháp nghiên cứu cụ thể sau:
1. Thu thập và xử lý các tài liệu
Thu thập và xử lý các tư liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội ảnh hưởng đến
quá trình hình thành và sử dụng tài nguyên đất: Số liệu khí tượng thuỷ văn; Các lọai
bản đồ đất, nông hoá, thủy lợi, hiện trạng sử dụng đất và báo cáo thuyết minh kèm
theo; Số liệu thống kê diện tích, năng suất, sản lượng cây trồng, diện tích có tưới, tiêu,
ngập úng; Số liệu dân số, lao động, dân tộc… trên cơ sở đó tiến hành điều tra bổ sung
cập nhật các thông tin mới nhất.
2. Điều tra, khảo sát thực địa
Điều tra bổ sung, chỉnh lý xây dựng bản đồ đất: theo "Quy phạm điều tra lập bản
đồ đất tỷ lệ lớn" (10 TCN 68 - 84). Bản đố đất huyện Trần Văn Thời được thành lập
trên cơ sở những kết quả khảo sát bổ sung, kết hợp với kế thừa hầu hết các tư liệu về
đất đã có trên địa bàn huyện, đặc biệt là tài liệu điều tra bổ sung bản đồ đất tỉnh Cà
Mau do Phân viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp miền Nam thực hiện trong năm
1999. Trên cơ sở tài liệu thu thập được, chúng tôi đã tiến hành điều tra bổ sung, chỉnh
lý bản đồ đất huyện Trần Văn Thời như sau:
+Số tuyến đã khảo sát bổ sung, bao gồm 06 tuyến: Tuyến 1: Thị trấn Trần Văn
Thời –Khánh Bình Đông-Khánh Bình; Tuyến 2: Thị trấn Trần Văn Thời- Trần HợiKhánh Bình Tây Bắc ; Tuyến 3: Thị trấn Trần Văn Thời- Khánh Bình Tây- Hòn Đá
Bạc; Tuyến 4: Thị trấn TRần Văn Thời- Khánh Lộc- Khánh Hưng; Tuyến 5: Thị Trấn
Trần Văn Thời- Khánh Hải- Thị trấn Sông Đốc; Tuyến 6: Thị trấn Trần Văn ThờiPhong Lạc- Phong Điền; Tuyến 6: Thị trấn Trần Văn Thời- Lợi An.

+ Tổng số phẫu diện trong đợt điều tra bổ sung là 170 phẫu diện, trong đó: Phẫu
diện chính phân tích là 4 phẫu diện; Phẫu diện phụ là 34 phẫu diện; Phẫu diện thăm dò
là 132 phẫu diện
+ Mật độ phẫu diện trong đợt điều tra bổ sung là 413 ha/1 phẫu diện.
Hình 1.1 Một số hình ảnh khảo sát thực địa

Hình 1.1a Khảo sát đất mặn sú vẹt, khu vực xã
Khánh Bình Tây Bắc

Hình 1.1b Khảo sát đất phèn hoạt động nông trên
nền phèn tiềm tàng, mặn ít, khu vực xã Trần Hợi

15


Ngành Quản lý đất đai

SVTH: Hoàng Xuân Hưng

Hình 1.2 Sơ đồ vị trí phẫu diện

Điều tra nông hộ về các loại hình sử
dụng đất: Áp dụng phương pháp phỏng vấn
trực tiếp chủ hộ đang thực hiện mô hình
canh tác (theo hướng dẫn của FAO được
vận dụng trong điều kiện cụ thể của vùng
nghiên cứu) về các đặc điểm môi trường tự
nhiên (đặc trưng về đất, địa hình tương đối,
đặc trưng về nước...), quy mô canh tác, các
đầu tư ban đầu, đầu tư hàng năm, các biện

pháp kỹ thuật, năng suất, sản lượng, về
nguồn vốn và thị trường tiêu thụ đối với
từng loại cây trồng.

16

Hình 1.3 Phỏng vấn trực tiếp nông hộ


Ngành Quản lý đất đai

SVTH: Hoàng Xuân Hưng

3. Phương pháp phân tích và xử lý các số liệu
Phương pháp phân tích đất: Các số liệu phân
tích đất được thực hiện tại Phòng phân tích hoá lý
của Phân Viện quy hoạch và thiết kế nông nghiệp
miền Nam - Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông
Thôn, với các phương pháp phân tích đất thông
dụng đang được thực hiện tại Việt Nam. Tổng số
mẫu phân tích là 04 mẫu, mỗi mẫu phân tích 13
chỉ tiêu. Chỉ tiêu và phương pháp phân tích được
thể hiện trong bảng sau:

Hình 1.4 đo pH trong phòng Thổ nhưỡng

Bảng 1.7 Chỉ tiêu và phương pháp phân tích đất
Số TT
1
2

3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13

Chỉ tiêu
pHH2O và pHKCl
Chất hữu cơ
Đạm tổng số
Lân tổng số
Kali tổng số
Lân dễ tiêu
Kali dễ tiêu
Canxi
Magiê
CEC
Sắt
Nhôm
Thành phần cơ giới 3 cấp

Phương pháp phân tích
pH - mét
Tiurin/ Walkley Black

Kjeldahl
So màu
Quang kế ngọn lửa
Oniani/ Bray I
Quang kế ngọn lửa
AAS
AAS
Amoni - Axetat
Complexon
Xokolop
Pipet

4. Phương pháp bản đồ
- Phương pháp xây dựng bản đồ đất (sơ đồ 1.2)
5. Phương pháp kế thừa
Đề tài tổng hợp trên cơ sở các tài liệu hiện có sau:
-Địa chất trầm tích và bản đồ địa mạo ĐBSCL, 1/250.000, Trần Kim Thạch và ctg,
1984-1987.
- Báo cáo điều tra đánh giá tài nguyên đất tỉnh Cà Mau, Phân viện quy hoạch và
thiết kế nông nghiệp (1999).
-Bản đồ hành chính tỉnh Cà mau, năm 2010.
-Bản đồ hiện trạng sử dụng đất tỉnh Cà Mau năm 2010.
-Bản đồ đất tỉnh Cà Mau, Phân viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp (năm
2011).
-Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 huyện Trần Văn Thời.
17


×