Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Đề tài giáo dục giới tính: Cộng đồng LBGT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (399.15 KB, 15 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẬN HÀ ĐÔNG

ĐỀ TÀI HIỂU BIẾT VỀ PHÁP LUẬT

CỘNG ĐỒNG LGBT
Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội

Hà Nội , tháng 11/2017


1. TÊN TÌNH HUỐNG: Cộng đồng LGBT................................................................................1
1.MỤC TIÊU GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG.............................................................................1
3. TỔNG QUAN VỀ CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC GIẢI QUYẾT TÌNH
HUỐNG......................................................................................................................................2
4. GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG...........................................................................2
5. THUYẾT MINH TIẾN TRÌNH GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG:...........................................3
6. Ý NGHĨA CỦA VIỆC GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG.........................................................12
Tài liệu tham khảo.....................................................................................................................13


1. TÊN TÌNH HUỐNG: Cộng đồng LGBT
Một ngày hè tháng 5 năm 2016 (17/5), trên các trang mạng xã hội, chúng
em thấy có rất nhiều người đổi ảnh đại diện cá nhân của mình thành ảnh có sáu
màu sắc như cầu vồng. Rất ngạc nhiên vì hình ảnh này, chúng em đã tìm hiểu
và đã tìm thấy bốn chữ viết tắt: LGBT.
Tìm hiểu tiếp theo cho chúng em biết: LGBT là viết tắt tên của các cộng
đồng người đồng tính luyến ái nữ (Lesbian); đồng tính luyến ái nam (Gay);
song tính luyến ái (Bisexual) và hoán tính hay còn gọi là người chuyển giới
(Transgender).


Lá cờ “Niềm tự hào LGBT”
Đây là vấn đề và khái niệm rất lạ và khó đối với những học sinh trung học
cơ sở như chúng em. Vận dụng các kiến thức đã được Thầy cô truyền đạt chúng
em xin vận dụng để giải quyết vấn đề này.
1. MỤC TIÊU GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
- Tìm hiểu về cộng đồng LGBT và vấn đề LGBT ở Việt Nam
- Tìm hiểu về các vấn đề về luật của các vấn đề LGBT;
- Thuyết trình kiến thức giới tính nói chung và LGBT nói riêng. Từ đó,
hiểu đúng, không kỳ thị và đồng thời mở rộng tấm lòng đối với những người
thuộc cộng đồng LGBT. Nhằm giúp cho những người thuộc cộng đồng LGBT
bớt tự ti để có một cuộc sống hòa nhập và có ích với xã hội.
1


3. TỔNG QUAN VỀ CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC GIẢI
QUYẾT TÌNH HUỐNG
Trong quá trình giải quyết tình huống chúng em vận dụng các kiến thức
liên môn:
- Ngữ văn: sử dụng từ ngữ, phương thức biểu đạt phù hợp thành bài viết
hoàn chỉnh, phân tích và giải quyết được tình huống đưa ra.
- Toán học: đưa ra các số liệu thống kê về số người thuộc cộng đồng
LGBT
- Sinh học: giải quyết các vấn đề về giới tính và các vấn đề liên quan đến
giới tính.
- Giáo dục công dân: tuyên truyền để bạn bè và mọi người tôn trọng và
hiểu rõ hơn về cộng đồng LGBT.
- Tin học: ứng dụng các thiết bị công nghệ thông tin để tìm kiếm tài liệu
qua mạng Internet.
- Kết hợp với một số điều luật trong Bộ luật Hình sự của nước CHXHCN
Việt Nam để làm rõ.

4. GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
Để giải quyết tình huống, em đã vận dụng kiến thức liên môn đã được học
tập trong nhà trường. Tuy nhiên đây là một vấn đề khó đối với chúng em, nên
chúng em đã sử dụng nhiều đến môn tin học để tìm kiếm thông tin qua sách báo
và mạng internet.
- Bước 1: Xem xét kĩ hướng dẫn và các đề mục trong bài thi theo công
văn hướng dẫn.
- Bước 2: Đưa ra tên tình huống và cách giải quyết tình huống một cách
hợp lí.
- Bước 3: Đọc nghiên cứu sưu tầm tài liệu trong sách giáo khoa, trên báo
chí, truyền hình, mạng internet. Sử dụng các tư liệu được tìm kiếm trên mạng
internet, trong sách báo để tìm hiểu các thông tin cần thiết cho việc giải quyết
tình huống.
- Bước 4: Phác thảo các ý chính của bài thi và đưa ra giải pháp giải quyết
tình huống sao cho thật hoàn chỉnh, hợp lí. Vận dụng kiến thức của các môn học
như: Sinh học, Ngữ văn, Địa lí, Giáo dục công dân, Lịch sử …để giải quyết tình
huống.
2


- Bước 5: Soạn thảo văn bản cùng nội dung bài viết.
- Bước 6: Tuyên truyền tới mọi người và bạn bè để hiểu đúng về cộng
đồng LGBT.
5. THUYẾT MINH TIẾN TRÌNH GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG:
5.1. LGBT
LGBT là viết tắt tên của Cộng đồng người đồng tính luyến ái nữ
(Lesbian), đồng tính luyến ái nam (Gay), song tính luyến ái (Bisexual) và hoán
tính hay còn gọi là người chuyển giới (Transgender) [1].
Thiên hướng tính dục của con người được chia thành 3 loại chủ yếu: dị
tính luyến ái, đồng tính luyến ái và song tính luyến ái, còn theo bản dạng giới

thì phân thành: người chuyển giới và người không chuyển giới. Trong đó,
LGBT là cộng đồng những người thuộc các thiên hướng tính dục và bản dạng
giới thiểu số trong xã hội. Gồm các nhóm cộng đồng chính sau đây [1]:
Đồng tính luyến ái:
Bao gồm cả đồng tính luyến ái nữ và đồng tính luyến ái nam, là những
người có sự hấp dẫn tình yêu và tình dục với những người cùng giới tính một
cách lâu dài và cố định. Khác với người dị tính luyến ái là sự hấp dẫn tình yêu
và tình dục với những người không cùng giới tính.
Song tính luyến ái:
Chỉ những người có sự hấp dẫn tình yêu, tình dục với cả những người
cùng giới và khác giới tính một cách lâu dài.
Người chuyển giới:
Là những người có bản dạng giới (nhận định, cảm nhận giới tính) khác
với biểu hiện giới tính của người đó lúc sinh ra, bao gồm người chuyển giới đã
phẫu thuật và người chuyển giới chưa phẫu thuật chuyển đổi giới tính.
Tình dục đồng giới hay đồng tính luyến ái đang là vấn đề được quan tâm
không những ở nước ta mà cả phạm vi toàn cầu, nhất là từ khi nhân loại phải
đương đầu với đại dịch HIV/AIDS.

3


5.2. Nguyên nhân đồng tính, song tính
Theo tìm hiểu của chúng em, cho đến thời điểm này, không thể quy trọn
vẹn hiện tượng đồng tính luyến ái cho nguyên nhân sinh học hay nguyên nhân
tâm lý. Theo những nghiên cứu mới nhất, nhiều nhà nghiên cứu đã chứng minh
rằng, vùng đồ thị trên não của những người thuộc giới thứ 3 có sự khác biệt nhất
định so với những người thuộc giới tính thứ nhất hay giới tính thứ 2. Rõ ràng,
nguyên nhân sinh học có ảnh hưởng không nhỏ.
Nhiều nhà khoa học cho rằng thiên hướng giới tính chỉ được quyết định

bởi sự tổng hợp của kiểu gen, hormon và ảnh hưởng môi trường. Một số nhà
nghiên cứu khoa học về lĩnh vực này cũng nêu lên những lý lẽ để bác bỏ những
quan niệm rằng thiên hướng giới tính là do lối sống quyết định. Họ cho rằng con
người không thể tự mình lựa chọn giới tính, họ không thể lựa chọn cũng như
thay đổi thiên hướng giới tính vì thiên hướng giới tính là bẩm sinh và không thể
thay đổi. Tuy nhiên với sự phát triển về mặt khoa học và kỹ thuật và những biến
đổi to lớn về mặt môi trường xã hội hiện nay thì những quan niệm như vậy cũng
đang được xem xét lại trên nhiều khía cạnh khác nhau [2].
Tuy vậy, chính môi trường gia đình, sự chăm sóc và cách giáo dục của bố
mẹ và sự tương tác của bạn bè xung quanh cũng như tác động của cuộc sống
cũng là một yếu tố ảnh hưởng khá rõ đến biểu hiện của hiện tượng này. Có thể
phân nhóm đối tượng này một cách đơn giản như sau:
- Nhóm đối tượng có biểu hiện bẩm sinh từ nhỏ;
- Nhóm đối tượng chuyển hướng vì thực sự tìm được chính mình;
- Nhóm đối tượng tự chấp nhận vào cuộc tự nguyện.
- Nhóm đối tượng chấp nhận đồng thuận bằng sự giả vờ vì một mục tiêu
cá nhân vụ lợi nào đó. Đối tượng này thực sự rất đáng phải quan tâm vì
những nguy hiểm nhất sẽ xảy ra xoay quanh mối quan hệ phức tạp này.
Hiện nay, phần lớn mọi người vẫn còn chưa hiểu biết nhiều và đúng về
đồng tính luyến ái. Nhiều người không phân biệt được những khái niệm người
đồng tính luyến ái, người hoán tính/chuyển đổi giới tính, người lưỡng tính mặc
dù đây là những khái niệm khác nhau. Hơn nữa, đa số cho rằng đàn ông nữ tính
4


hoặc phụ nữ nam tính là những người đồng tính. Có bài báo chỉ ra việc hiểu sai
của nhiều người và giải thích rõ ràng sự khác biệt của ba khái niệm này. Một bài
báo nêu ra rằng những người đồng tính nam hiện nay thuộc ba nhóm chủ yếu:
70% có bề ngoài giống như những người đàn ông bình thường, khoảng 10%
người ăn mặc, trang sức, tác phong như phụ nữ và khoảng 20% thuộc nhóm nằm

giữa hai nhóm này. Bên cạnh đó, quan niệm cho rằng ngày nay càng có nhiều
người đồng tính là do đua đòi cũng khá phổ biến. Tuy vậy, một bác sĩ cho biết
ngày nay lượng người đồng tính dám thể hiện mình nhiều hơn không phải vì họ
tăng lên mà chỉ vì cái nhìn của xã hội đã dần thông thoáng.
5.3. Vấn đề LGBT ở Việt Nam
Mặc dù hiếm có ghi nhận, đồng tính luyến ái trong thời kỳ cận đại của lịch
sử Việt Nam từng được nhắc tới trong một số tài liệu. Hiện nay, không có luật
cấm quan hệ tình dục đồng tính. Năm 2012, Bộ Tư pháp cho rằng "xét về đảm
bảo quyền tự do cá nhân thì việc kết hôn của những người cùng giới tính cần
được công nhận", nhưng cũng nói thêm "Xét về văn hóa tập quán của gia đình
Việt Nam, tính nhạy cảm xã hội của vấn đề, hậu quả xã hội của quy định pháp
luật chưa được dự báo hết; thì ở thời điểm này việc thừa nhận người cùng giới
tính có quyền kết hôn với nhau ở Việt Nam là còn quá sớm" [3].
Về số lượng người đồng tính ở Việt Nam, hiện nay chưa có con số thực sự
chính xác vì chưa có một cuộc thống kê chính thức mang tính quy mô và toàn
diện được tổ chức. Theo ước tính của bác sĩ Trần Bồng Sơn, số đồng tính nam
ước tính là khoảng 70.000 người (chiếm 0,09% dân số). Một nghiên cứu khác do
tổ chức phi chính phủ CARE thực hiện ước tính Việt Nam có khoảng 50-125
ngàn người đồng tính, chiếm khoảng 0,06-0,15% dân số. Theo nghiên cứu của
Viện Nghiên cứu xã hội, kinh tế và môi trường (iSEE), Việt Nam hiện đang có
khoảng 1,6 triệu người đồng tính, song tính và chuyển giới ở độ tuổi 15-59.
Theo báo cáo từ tổ chức WHO của Liên hợp quốc thì khoảng 3% dân số có thiên
hướng tình dục đồng tính, nếu lấy tỷ lệ này áp dụng cho Việt Nam thì hiện nay
cả nước có khoảng gần 3 triệu người đồng tính [4]
5


Về số lượng người chuyển giới, năm 2015 Bộ Y tế Việt Nam cho biết đã
nhận được gần 600 hồ sơ cá nhân đề xuất sửa đổi giới tính mới sau khi họ đã
thực hiện phẫu thuật chuyển giới. Ngày 24 tháng 11 năm 2015, quyền chuyển

đổi giới tính chính thức được hợp pháp hóa tại Việt Nam sau khi Bộ luật dân sự
sửa đổi 2015 cho phép chuyển đổi giới tính và thay đổi nhân thân, hộ tịch sau
chuyển đổi được Quốc hội thông qua [5]
Chưa có nhiều nghiên cứu về các khía cạnh khác nhau của đồng tính
luyến ái ở Việt Nam. Đại bộ phận người dân còn kỳ thị cũng như có những suy
nghĩ sai lệch về người đồng tính. Điều này có thể tác động xấu đến không chỉ
những người đồng tính mà còn đến xã hội nói chung. Tuy đồng tính luyến ái bắt
đầu được đề cập trong một số tác phẩm nghệ thuật và một số nhân vật lên tiếng
kêu gọi xã hội có thái độ tích cực đối với người đồng tính cũng như một số hoạt
động dành cho giới này được tổ chức, đồng tính luyến ái ở Việt Nam chưa thực
sự được quan tâm một cách đầy đủ và cần thiết.

Thái độ của người Việt Nam đối với người đồng tính:
Nhìn chung, ở Việt Nam thái độ của xã hội đối với đồng tính luyến ái là kỳ
thị ở các mức độ khác nhau hoặc không thể hiện thái độ rõ ràng như phớt lờ,
không quan tâm. Một tỉ lệ rất nhỏ người dân có thái độ cởi mở với người đồng
tính. Nhiều người bắt đầu kêu gọi nên có thái độ cởi mở hơn đối với người đồng
tính. Chưa có ghi nhận nào về sự khuyến khích, cổ vũ việc đồng tính luyến ái.
6


Hiện nay, ở nước ta, nhiều người coi đồng tính luyến ái là không bình
thường thậm chí là bệnh hoạn đặc biệt là ở nông thôn. Hành vi âu yếm của hai
người cùng giới có thể làm cho nhiều người cảm thấy ghê tởm. Nhiều bậc cha
mẹ cảm thấy bị tổn thương, kinh ngạc, giận dữ, mắc cỡ hoặc hoang mang khi
biết con mình đồng tính. Một số người tìm cách thay đổi con mình, trong khi
một số người khác thì không quan tâm đến con nữa dẫn đến những hậu quả
không tốt. Nếu điều này diễn ra ở tuổi học sinh chúng em, không có những tư
vấn, những góp ý và định hướng sẽ dẫn đến nhiều trạng thái tâm lý tiêu cực,
không chia sẻ được sẽ hoang mang, sợ hãi và chán chường.

Tuy vậy, hiện nay, một số người bắt đầu cho rằng đồng tính luyến ái
không phải là bệnh. Thái độ của họ đối với người đồng tính có xu hướng cởi mở
hơn. Một số nhà tư vấn tâm lý cũng khuyên mọi người nên có thái độ bình tĩnh,
tìm cách thấu hiểu và hỗ trợ khi biết người thân hoặc bạn bè là người đồng tính
đặc biệt là cha mẹ khi biết sự thật về con mình. Cha mẹ cũng cần thời gian để
dần dần chấp nhận việc này.
Nghiên cứu của Viện iSEE về sự kỳ thị của người đồng tính nam tại Việt
Nam cho thấy [2]:


1,5% cho biết đã bị đuổi học khi bị phát hiện là người đồng tính.



4,1% bị kỳ thị về vấn đề nhà ở.



4,5% cho biết từng bị tấn công và bị đánh đập vì là người đồng tính.



15,1% cho biết bị gia đình chửi mắng vì là người đồng tính.

Theo tiến sĩ Marie-Eve Blanc, một giảng viên ở Đại học Montreal,
Québec (Canada), người từng nghiên cứu về nguy cơ sức khỏe của nhóm hành
vi nam có quan hệ tình dục với nam ở Việt Nam, đồng tính luyến ái chưa được
quan tâm nhiều ở Việt Nam là do tư tưởng Khổng giáo. Theo Khổng giáo, người
đàn ông nên lập gia đình và sinh con để nối dõi tông đường. Người đồng tính trẻ
thường bị áp lực bởi gia đình là phải lập gia đình. Cha mẹ thường cảm thấy an

tâm khi con trai họ đã lập gia đình. Nhưng sau khi lập gia đình, đồng tính luyến
ái trở thành một bí mật và là cuộc sống riêng tư của mỗi cá nhân [2].
7


Trong cuộc thăm dò năm 2007 của Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí
Minh với 1 nhóm học sinh cấp 3, với câu hỏi "Người đồng tính luyến ái có xấu
hay không?", hơn 80% học sinh trả lời là "không". Các học sinh này giải thích
rằng vì đó là quyền tự do của mỗi người hoặc việc là người đồng tính không
phải lỗi do bản thân người đó. Khi phát hiện trong lớp có bạn đồng tính, 72%
học sinh khẳng định vẫn giữ mối quan hệ bình thường với bạn, kèm theo động
viên (34%) và giữ kín bí mật cho bạn (35%), 2% học cảm thấy khinh bỉ và 13%
thấy sợ [2].
Điều tra quốc gia về "Quan điểm xã hội với hôn nhân cùng giới" được Viện
Xã hội học (Viện Hàn lâm Khoa học - Xã hội Việt Nam) và Viện Nghiên cứu xã
hội, Kinh tế và Môi trường (iSEE) công bố ngày 26/3/2014, cuộc điều tra được
thực hiện tại 68 xã, phường thuộc 8 tỉnh, thành phố tại Việt Nam gồm: Hà Nội,
Quảng Ninh, Nghệ An, Đà Nẵng, Đắk Lắk, TP.HCM, An Giang, Sóc Trăng với
sự tham gia của 5.300 người dân [6]:


90% người dân Việt Nam biết về đồng tính và 62% biết về việc sống
chung như vợ chồng giữa hai người cùng giới tính.



30% người dân có quen ai đó là người đồng tính (họ hàng, bạn bè, đồng
nghiệp, hàng xóm...).




Khi được hỏi về một số quyền cụ thể được đề cập đến trong Luật Hôn
nhân – Gia đình, có 56% người dân cho rằng cặp đôi cùng giới nên có
quyền cùng nhận con nuôi và nuôi con, 51% ủng hộ quyền sở hữu tài sản
chung, 47% ủng hộ quyền thừa kế tài sản.



Đa số người dân cho rằng việc hợp pháp hóa hôn nhân cùng giới không
ảnh hưởng đến gia đình (72,7%) hay cá nhân họ (63,2%).



Về việc công nhận quyền sống chung giữa những người cùng giới tính, số
người ủng hộ là 41,2% (hình thức sống chung theo dạng "kết hợp dân sự"
hoặc "đăng ký sống chung như vợ chồng) và 33,7% ủng hộ việc hợp pháp
hóa hôn nhân cùng giới.

8


5.4. Tiếp cận pháp luật, trợ giúp pháp lý của người LGBT
Tiếp cận pháp luật và trợ giúp pháp lý hiện đang là những vấn đề được xã
hội rất quan tâm và nhà nước càng ngày mong muốn đặt ra những chuẩn tiếp cận
đối với những vấn đề này. Tuy nhiên, khả năng tiếp cận và sử dụng dịch vụ trợ
giúp pháp lý của cộng đồng LBGT gặp những hạn chế nhất định [7]:
- Những hiểu biết và quan niệm về cộng đồng LGBT hiện nay đã cởi mở
và có nhiều tiến bộ. Bên cạnh đó, vẫn còn những hiểu biết, quan niệm sai lầm về
cộng đồng LGBT của những người dị tính cũng như của chính một số người
LGBT. Điều này dẫn đến những khó khăn trong việc công khai giới tính, xu

hướng của họ (tâm lý e ngại, sợ sệt). Tâm lý này cũng ngăn cản người LGBT
tiếp cận và sử dụng dịch vụ trợ giúp pháp lý. Chính vì vậy, mặc dù người LGBT
là những đối tượng dễ bị kỳ thị, bạo hành, bạo lực hoặc cần được hỗ trợ pháp lý
nhưng thực tế không được trợ giúp pháp lý do vấn đề tâm lý. Ngược lại, hoạt
động trợ giúp pháp lý cũng chưa có những giải pháp hiệu quả để phát hiện nhu
cầu trợ giúp pháp lý của người LGBT. Điều này có thể dẫn đến sự thiếu hiệu quả
trong việc cung cấp dịch vụ trợ giúp pháp lý trong cộng đồng LGBT.
- Các tổ chức, hoạt động, dự án liên quan đến người LGBT sẽ là một
phương tiện hỗ trợ đắc lực trong thực hiện trợ giúp pháp lý cho cộng đồng này.
Tuy nhiên, hiện nay, các tổ chức, hoạt động, dự án này mới chỉ có thể tập trung
ở những thành phố lớn như Hồ Chí Minh, Hà Nội,…
- Bản thân người LGBT cũng có thể trở thành đối tượng được trợ giúp
pháp lý nhưng không phải là tất cả (vì chỉ dành cho trẻ em, người khuyết tật,
phụ nữ... với những điều kiện nhất định). Quy định về trợ giúp pháp lý miễn phí
hiện nay đối với vấn đề bạo lực gia đình cũng chỉ áp dụng cho nữ giới.
Hầu hết người LGBT sống khép kín nên khó liệt kê được đầy đủ những
vấn đề mà cộng đồng LGBT cần trợ giúp pháp lý. Theo những quan sát, tìm hiểu
và tham vấn một nhóm LGBT của nhóm nghiên cứu, một số vấn đề chính mà
cộng đồng LGBT có thể gặp và cần sự trợ giúp pháp luật như: phẫu thuật
chuyển giới và xác định lại giới tính như thế nào?, bồi thường thiệt hại về tổn
thương danh dự, nhân phẩm, sức khỏe, tính mạng; các quy định về hôn nhân gia
9


đình, con nuôi; chế độ tài sản; đặc biệt là vấn đề phân biệt đối xử, kỳ thị; bạo lực
gia đình... Tính đến thời điểm này, các quy định pháp luật, chính sách đối với
cộng đồng LGBT vẫn chưa đầy đủ. Vai trò của việc trợ giúp pháp lý cho đối
tượng LGBT không chỉ dừng lại ở việc trợ giúp những vấn đề, lĩnh vực cụ thể
mà còn phải nhìn nhận trên phạm vi rộng hơn liên quan đến cộng đồng LGBT.
Một điểm nữa có thể đề cập đó là, việc tiếp cận pháp luật của người

LGBT trên thực tế còn khá hạn chế. Đây cũng là một trong những nguyên nhân
quan trọng dẫn đến hạn chế trong tiếp cận, sử dụng dịch vụ trợ giúp pháp lý của
người LGBT [7]. Điều 5 của Quyết định số 09/2013/QĐ-TTg ngày 24-1-2013
quy định 08 tiêu chí tiếp cận pháp luật như sau: Tiêu chí về giải quyết các vụ
việc hành chính, tư pháp; Tiêu chí về ban hành văn bản quy phạm pháp luật của
Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân xã, phường; Tiêu chí về phổ biến, giáo dục
pháp luật; Tiêu chí về trợ giúp pháp lý; Tiêu chí về thực hiện dân chủ ở xã,
phường; Tiêu chí về thiết chế tiếp cận pháp luật của xã hội; Tiêu chí về bộ máy
bảo đảm thực hiện thiết chế pháp luật và Tiêu chí về kinh phí và cơ sở vật chất.
Có thể nhận thấy, điều này quan trọng đối với nhóm người LGBT khi họ thiếu
những thiết chế để bảo vệ vì những đặc thù riêng về con người, tâm lý cũng như
thái độ của xã hội đối với họ [7].
Những năm gần đây, quyền của những người LGBT đã có những bước
tiến nổi bật, tiêu biểu là việc Anh và Mỹ hợp pháp hóa hôn nhân cùng giới.
Nhưng ở nhiều nước, sự kì thị vẫn còn là phổ biến. Một số lượng không nhỏ
những người thuộc cộng đồng LGBT ở các nước này bị buộc phải lập gia đình
theo truyền thống và che giấu con người thật của mình cả đời. Kết quả là những
người LGBT này đã gặp phải những tổn thương vĩnh viễn về cả sức khỏe thể
chất cũng như tinh thần.
Các nhà khoa học thuộc Bệnh viện Louis H. Lafontaine tại Montreal
tuyên bố: "Chuyện "come out" (công khai giới tính hoặc xu hướng tính dục)
không còn là một vấn đề tranh luận phổ biến nữa, mà đã là một vấn đề liên
quan đến sức khỏe con người". Mặc dù vậy, đối với những người đã sống che
giấu gần như suốt cuộc đời, "come out" với họ là chuyện không tưởng. Những
10


con người ấy quá tuyệt vọng để có thể làm lại từ đầu. Khi buộc phải che giấu
giới tính hay xu hướng tính dục thật của bản thân, những người LGBT có nguy
cơ mắc những chứng bệnh như: Rối loạn nhân dạng phân ly (trước đây gọi là rối

loạn đa nhân cách); Trầm cảm kinh niên; Ghê tởm và căm thù bản thân; Tự ti và
nhìn nhận bản thân một cách tiêu cực; Lạm dụng rượu/ma túy và muốn tự sát.
Các điều trên đều dẫn tới việc nhiều người đồng tính đã dần trở nên tự ti,
cố gắng sống như một người dị tính gần hết cuộc đời. Từ đó, họ càng ngày càng
trở nên cô lập và trầm uất, bị cộng đồng tẩy chay, sợ bị nhục nhã, bị hành hạ thể
xác, hay xây dựng những gia đình dị tính và rời xa cộng đồng người đồng tính –
dẫn nhiều người đến một cuộc sống lạm dụng ma túy và nghiện ngập. Nhiều
người đã cân nhắc đến chuyện kết liễu cuộc đời mình. Vì sự kì thị của những
người xung quanh, những người LGBT đã không thể sống thật với bản thân,
đồng thời không muốn công khai với xã hội. Chúng ta nên mở lòng hơn với họ,
bớt kì thị họ. Họ cũng là con người và cũng được hưởng những quyền mà chúng
ta được hưởng. Vậy tại sao họ không thể được hòa nhập với xã hội? Tại sao
chúng ta phải kì thị họ? Họ có quyền được công khai, được sống thật với chính
mình. Họ không đáng phải sống một cuộc sống bị kì thị, ghét bỏ.

Lương Thế Huy - Giám đốc chương trình quyền LGBT của Viện nghiên cứu
ISEE Việt Nam.

11


Liên Hiệp quốc chọn ngày 17 tháng 5 hàng năm là "Ngày quốc tế chống
kỳ thị, phân biệt đối xử đối với người đồng tính, song tính và chuyển giới IDAHO". Ngày này được chọn để kỷ niệm sự kiện ngày 17/5/1990, Tổ chức Y
tế thế giới (WHO) đã "giải mã" thiên hướng tình dục và công bố loại bỏ đồng
tính luyến ái ra khỏi danh sách bệnh tâm thần. Sự kiện 17/5 được tổ chức tại
hơn 100 quốc gia, tại tất cả các khu vực trên thế giới từ năm 2004. Sự kiện này
được công nhận chính thức bởi nhiều Chính phủ và tổ chức quốc tế như Nghị
viện Châu Âu và rất nhiều nhà chức trách địa phương. Hầu hết các cơ quan
thuộc Liên Hiệp quốc cũng đánh dấu và kỷ niệm ngày này với các sự kiện cụ
thể. Các chính phủ, chính quyền các địa phương, các tổ chức nhân quyền, các

doanh nghiệp và những người nổi tiếng đã có những hành động thiết thực, cụ
thể ủng hộ sự kiện này [1].
6. Ý NGHĨA CỦA VIỆC GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
6.1. Thực tiễn học tập
Chương trình giáo dục giới tính, sức khỏe sinh sản hiện tại không có nội
dung cụ thể đề cập tới xu hướng tính dục LGBT hay bản dạng giới của con
người. Việc hiểu đúng về vấn đề giới tính giúp học sinh, nhất là học sinh trung
học cơ sở chúng em có các kiến thức đúng đắn về giới tính. Tránh sự hoang
mang, đau khổ khi phát hiện ra giới tính thật của mình và nhất là tránh các cạm
bẫy, hay adua khi chưa hiểu biết rõ về LGBT.
6.2. Thực tiễn đời sống xã hội
Từ những tình huống trên cho thấy sự kỳ thị và không hiểu rõ của cộng
đồng không chỉ làm cho cuộc sống của những người đồng tính rất khó khăn mà
còn có thể làm ảnh hưởng đến những người không phải là đồng tính và xã hội
nói chung dẫn đến đa số những người đồng tính nói chung hay học sinh đồng
tính thường có tâm trạng hoang mang, cô độc. Điều này có thể dẫn đến nguy
hiểm. Họ có thể sa sút tinh thần, có thái độ bướng bỉnh, nhiều học sinh thường
xuyên có ý định tự sát. Bên cạnh đó, vì lý do sợ xã hội kỳ thị, nhiều người đồng
tính đã lập gia đình và sinh con tuy nhiên họ không cảm thấy hạnh phúc và gây
12


ra đau khổ cho người bạn đời của mình. Ngoài ra, vì không được xã hội công
nhận, người đồng tính thường giấu mình. Mà như vậy càng làm tăng khả năng
lây nhiễm HIV trong cộng đồng.
Tài liệu tham khảo
1 />2 Lương Thế Huy, Phạm Quỳnh Phương, “Có phải bởi vì tôi là LGBT?”Phân
biệt đối xử dựa trên xu hướng tính dục, Viện nghiên cứu Xã hội, Kinh
tế và Môi trường, 2015
3 trang web: Bộ tư pháp; một số quan điểm về kết hôn cùng giới hiện nay,

/>4 Being LGBT in Asia: Viet Nam country report, USAID and UNDP
5 trang web: ở Việt Nam:
/>6 Hội
thảo
về
quan
điểm
hôn
nhân
đồng
giới,
/>7 Trương Hồng Quang, Viện Khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp, Pháp luật về
người đồng tính, song tính và chuyển giới tại Việt Nam: Những vấn đề cần
trao đổi, web: bộ tư pháp ( />
13



×