Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

“LẬP QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2020 VÀ KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT 5 NĂM KỲ ĐẦU(20112015) XÃ PHÚ CƯỜNG, HUYỆN ĐỊNH QUÁN, TỈNH ĐỒNG NAI”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (795.44 KB, 69 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NƠNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI & BẤT ĐỘNG SẢN

BÁO CÁO TỐT NGHIỆP
“LẬP QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2020 VÀ
KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT 5 NĂM KỲ ĐẦU(2011-2015)
XÃ PHÚ CƯỜNG, HUYỆN ĐỊNH QN,
TỈNH ĐỒNG NAI”
SVTH
MSSV

: LÊ THỊ BÍCH TRÂM
: 07124131

KHÓA

: DH07QL
: 2007 – 2011

NGÀNH

: Quản Lý Đất Đai

LỚP

-TP.Hồ Chí Minh, tháng 8 năm 2011-


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI & BẤT ĐỘNG SẢN


BỘ MÔN QUY HOẠCH

LÊ THỊ BÍCH TRÂM

“LẬP QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2020 VÀ
KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT 5 NĂM KỲ ĐẦU(2011-2015)
XÃ PHÚ CƯỜNG, HUYỆN ĐỊNH QUÁN,
TỈNH ĐỒNG NAI”

Giáo viên hướng dẫn: ThS. Lê Ngọc Lãm
(Địa chỉ cơ quan: Trường Đại Học Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh)

Ký tên: ………………………………

- Tháng 8 năm 2011 –


LỜI CẢM ƠN
Để có được kết quả như ngày hôm nay lời đầu tiên
con xin thành kính gửi đến Ba Mẹ lòng biết ơn sâu sắc nhất,
người đã sinh thành, nuôi dưỡng, yêu thương và luôn tạo
điều kiện cho con học tập tốt trong suốt thời gian qua.

Em xin cảm ơn tập thể thầy cô Trường ĐH Nông
Lâm TP.HCM, đặc biệt là quý thầy cô Khoa Quản lý đất đai
& Bất động sản đã tận tình giảng dạy truyền đạt những kinh
nghiệm và bài học quý báu làm hành trang cho em trong
cuộc sống và công việc sau này.

Đặc biệt, em xin gởi lời cảm ơn chân thành nhất đến

thầy Lê Ngọc Lãm đã tận tình chỉ dạy, hướng dẫn em hoàn
thành tốt báo cáo tốt nghiệp.

Em xin chân thành cảm ơn anh Quốc Phan Huy, cùng
các cô chú trong Uỷ Ban Nhân Dân xã Phú Cường đã nhiệt
tình giúp đỡ, hướng dẫn em hoàn thành tốt luận văn này.

Lời cuối cùng mình cảm ơn các bạn lớp DH07QL đã
đồng hành, giúp đỡ mình trong suốt thời gian học tập, sinh
hoạt tại trường.


NỘI DUNG TÓM TẮT
Sinh viên thực hiện: Lê Thị Bích Trâm, lớp DH07QL, Khoa Quản lý đất đai &
Bất động sản, Trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh.
Đề tài: “Lập quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất
5 năm kỳ đầu (2011-2015) xã Phú Cường, huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai”
Giáo viên hướng dẫn: Th.S Lê Ngọc Lãm, Bộ môn Công Nghệ Địa Chính,
Khoa Quản lý đất đai & Bất động sản Trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh.
Nội dung tóm tắt của báo cáo
Công tác lập, điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất có ý nghĩa quan trọng trong việc
tạo nguồn lực phát triển kinh tế- xã hội, xác lập cơ sở pháp lý cho việc quản lý sử dụng
đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, phục vụ quá trình chuyển
dịch cơ cấu kinh tế trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay.
Xã Phú Cường cũng tiến hành lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 20102020. Đề tài bao gồm những nội dung chính:
- Đánh giá điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và tình hình phát triển kinh
tế, xã hội trên địa bàn Xã Phú Cường.
- Đánh giá tình hình sử dụng đất, biến động sử dụng đất, kết quả thực hiện
QHSDĐ kỳ trước và đánh giá tiềm năng đất đai phục vụ cho nông nghiệp, công
nghiệp, dịch vụ.

- Xây dựng phương án quy hoạch năm 2020.Phân kỳ kế hoạch sử dụng đất 5 năm
(2011-2015)
- Xây dựng các giải pháp tổ chức thực hiện quy hoạch
Các phương pháp sử dụng chủ yếu: phương pháp thống kê, phương pháp kế
thừa, phương pháp bản đồ, phương pháp dự báo đồng thời thực hiện theo hướng dẫn
của thông tư 19/2009/TT-BTNMT ngày 02/11/2009 của Bộ Tài Nguyên và Môi
Trường quy định chi tiết việc lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử
dụng đất.Kết quả quy hoạch sử dụng đất Xã Phú Cường, Huyện Định Quán, Tỉnh
Đồng Nai giai đoạn 2010-2020 đạt được như sau:
Tổng diện tích tự nhiên: 5.676,18 ha
Diện tích đất nông nghiệp: 589,75 ha chiếm 10,39%
Diện tích đất phi nông nghiệp: 5.086,43 ha chiếm 89,61%
Diện tích đất chưa sử dụng không còn.
Phương án quy hoạch sử dụng đất đưa ra sẽ là phương án tối ưu, đem lại cả 3
hiệu quả về mặt kinh tế, xã hội và môi trường, phù hợp với xu thế phát triển của địa
phương, giải quyết nhu cầu đất đai cho các đối tượng sử dụng đất


DANH SÁCH CÁC BẢN ĐỒ, BIỂU ĐỒ VÀ BẢNG BIỂU
 BẢN ĐỒ:
Bản đồ đất xã Phú Cường
Bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010
Bản đồ quy hoạch sử dụng đất năm 2020
 BIỂU ĐỒ:
Biểu đồ 1: Cơ cấu hiện trạng sử dụng đất năm 2010
Biểu đồ 2: Biến động 3 nhóm đất chính giai đoạn 2005-2010
Biểu đồ 3: Kết quả thực hiện KHSDĐ thời kỳ 2005-2010 so với KH được duyệt

BẢNG BIỂU:
Bảng 1: Cơ cấu hiện trạng sử dụng đất xã Phú Cường năm 2010

Bảng 2: Hiện trạng sử dụng đất xã Phú Cường năm 2010
Bảng 3: Biến động 3 nhóm đất chính giai đoạn 2005-2010
Bảng 4: Biến động mục đích sử dụng đất giai đoạn 2005 - 2010
Bảng 5: Kết quả thực hiện các chỉ tiêu sử dụng đất trong kỳ kế hoạch
Bảng 6: Kết quả thực hiện các chỉ tiêu sử dụng đất trong điều chỉnh quy hoạch sử
dụng đất xã Phú Cường
Bảng 7: Các chỉ tiêu xây dựng bản đồ đơn vị đất đai
Bảng 8: Mô tả chất lượng các đơn vị đất đai
Bảng 9: Dự báo dân số, diện tích đất ở qua các năm đến năm 2020
Bảng 10: Đánh giá khả năng đáp ứng theo số lượng đất đai cho các ngành
Bảng 11: Chỉ tiêu các lọai đất quy hoạch đến năm 2020
Bảng 12: Diện tích các loại đất nông nghiệp đến năm 2020
Bảng 13: Nhu cầu sử dụng đất phi nông nghiệp đến năm 2020
Bảng 14: Diện tích các loại đất phi nông nghiệp đến năm 2020
Bảng 15: Danh mục các tuyến đường quy hoạch đến năm 2020
Bảng 16: Danh mục trường học và cơ sở giáo dục quy hoạch đến năm 2020
Bảng 17: Danh mục các điểm dân cư nông thôn quy hoạch đến năm 2020
Bảng 18: Danh mục các công trình thuộc đất trụ sở cơ quan và công trình sự
nghiệp trong quy hoạch đến năm 2020.
Bảng 19: Danh mục các công trình thuộc đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp
Bảng 20: Phân kỳ quy hoạch sử dụng đất
Bảng 21: Kế hoạch sử dụng đất phân theo từng năm 2011 – 2015 Xã Phú Cường
Bảng 22: Diện tích đất chuyển mục đích sử dụng theo từng năm kế hoạch
Bảng 23: Danh mục các công trình trọng điểm cấp Xã giai đoạn 2011 – 2015


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
QHSDĐ
KHSDĐ
QH, KHSDĐ

UBND
NĐ-CP
TT-BTNMT
QĐ-BTNMT
VHTT-TDTT
THPT
THCS
LUT
LMU
FAO
VLXD
CTSN
KT-XH
PNN
NN
CN
CD
TTCN
TPHCM

:
:
:
:
:
:
:
:
:
:

:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:

Quy hoạch sử dụng đất
Kế hoạch sử dụng đất
Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Uỷ ban nhân dân
Nghi định chính phủ
Thông tư Bộ Tài Nguyên Môi Trường
Quyết định Bộ Tài Nguyên Môi Trường
Văn hóa thông tin thể dục thể thao
Trung học phổ thông
Trung học cơ sở
Loại hình sử dụng đất đai
Đơn vị sử dụng đất đai
Tổ chức nông lương thực thế giới
Vật liệu xây dựng
Công trình sự nghiệp
Kinh tế xã hội
Phi nông nghiệp

Nông nghiệp
Công nghiệp
Chuyên dùng
Tiểu thủ công nghiệp
Thành phố Hồ Chí Minh


MỤC LỤC
Trang
ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................................1
PHẦN I: TỔNG QUAN ..................................................................................................3
I.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .................................................3
I.1.1. Cơ sở khoa học .......................................................................................................3
I.1.2. Cơ sở pháp lý..........................................................................................................8
I.1.3. Cơ sở thực tiễn .......................................................................................................9
I.2. KHÁI QUÁT ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU .................................................................9
I.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ QUY TRÌNH
THỰC HIỆN....................................................................................................................9
I.3.1. Nội dung nghiên cứu ..............................................................................................9
I.3.2. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................9
I.3.3. Quy trình thực hiện ..............................................................................................10
PHẦN II: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...........................................................................11
II.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN,TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI
CỦA XÃ PHÚ CƯỜNG................................................................................................11
II.1.1. Điều kiện tự nhiên ...............................................................................................11
II.1.2. Các nguồn tài nguyên .........................................................................................12
II.1.3. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội .................................................................14
II.2. TÌNH HÌNH QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT XÃ PHÚ CƯỜNG.............................19
II.2.1. Tình hình quản lý đất đai ....................................................................................19
II.2.2. Hiện trạng sử dụng đất và biến động các loại đất ...............................................21

II.2.3. Đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất kỳ trước .............................28
II.3. ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG ĐẤT ĐAI ...................................................................31
II.4. PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ...................................................35
II.4.1. Các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ quy hoạch ........................35
II.4.2. Xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất .....................................................37
II.4.3. Đánh giá tác động của phương án sử dụng đất đến kinh tế - xã hội ...................49
II.4.4. Phân kỳ quy hoạch sử dụng đất ..........................................................................52
II.4.5. Kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu ..............................................................................53
II.4.6. Xác định các biện pháp bảo vệ, cải tạo và bảo vệ môi trường; các giải pháp tổ
chức thực hiện quy hoạch sử dụng đất………………………………….. ....................57
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ………………………………………………… ...........60
KẾT LUẬN…………………………………………………………………… ...........60
KIẾN NGHỊ…………………………………………………………………… ..........61
 


 

Ngành: Quản lý đất đai

SVTH: Lê Thị Bích Trâm

 

ĐẶT VẤN ĐỀ
Nghị định 181/2004 NĐ-CP ngày 29/10/2004, Nghị đinh 69/2009 NĐ-CP ngày
13/8/2009, Thông tư 19/2009 TT-BTNMT ngày 02/11/2009, Thông tư 06/2010 TTBTNMT ngày 15/03/2010 đã hướng dẫn cụ thể về công tác lập QH, KHSDĐ ở bốn
cấp: Quốc gia, tỉnh, huyện, xã. Theo nghị định, công tác quy hoạch sử dụng đất cấp xã
là cấp cơ sở trực tiếp đến việc thực hiện các chế tài về đất đai. Theo điều 118 của Hiến
pháp nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam năm 1992, xã là cấp hành chính

thấp nhất, là đơn vị hành chính cơ sở có quan hệ trực tiếp với nhân dân. Như vậy, dưới
góc độ quản lý Nhà nước, xã là cấp có chức năng hành pháp và quản lý Nhà nước về
đất đai, sản xuất lâm nghiệp, nông nghiệp, là cấp cơ sở quản lý về kế hoạch sử dụng
đất và sản xuất. Do đó việc lập quy hoạch sử dụng đất cấp xã có vai trò rất quan trọng
trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai.
Phương án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất xã Phú Cường thời kỳ trước đã
hết hiệu lực, đã có các văn bản dưới luật hướng dẫn chi tiết công tác lập quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất các cấp. Để tạo cơ sở pháp lý cho công tác giao đất, cho thuê đất và
các hoạt động khác trong khuôn khổ quản lý Nhà nước về đất đai, UBND huyện Định
Quán, Phòng Tài Nguyên Môi Trường huyện Định Quán đã phối hợp với Trung tâm
Nghiên Cứu & Ứng Dụng Công Nghệ Địa Chính Trường Đại Học Nông Lâm
TP.HCM thực hiện dự án“Quy hoạch sử dụng đất chi tiết đến năm 2020 và kế hoạch
sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011 - 2015) xã Phú Cường – huyện Định Quán – tỉnh
Đồng Nai”.
Xuất phát từ nhu cầu thực tế trên, được sự đồng ý của Khoa Quản lý đất đai &
Bất động sản em đã tiến hành thực hiện đề tài “Lập Quy hoạch sử dụng đất đến năm
2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011 - 2015) xã Phú Cường – huyện
Định Quán – tỉnh Đồng Nai”.
 Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá hiện trạng và biến động sử dụng đất của xã, phân tích những điểm hợp
lý, chưa hợp lý trong việc quản lý và sử dụng đất đai.
- Thống kê được thực trạng cơ sở hạ tầng và đánh giá được hiệu quả sử dụng của
người sử dụng đất tong giai đoạn quy hoạch.
- Thực trạng phát triển của các ngành, nhu cầu sử dụng đất trong giai đoạn quy
hoạch đồng thời định hướng bố trí và phân bổ quỹ đất đai cho phù hợp với định
hướng phát triển kinh tế - xã hội.
- Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao vai trò quản lý của Nhà nước trong công tác
quản lý đất đai ngay ở cấp cơ sở, nâng cao ý thức trách nhiệm của các tổ chức,
cá nhân trong việc sử dụng đất và kết hợp hiệu quả sử dụng đất với hiệu quả
môi trường.


 

Trang 1


 

Ngành: Quản lý đất đai

SVTH: Lê Thị Bích Trâm

 Đối tượng nghiên cứu
Diện tích tự nhiên, các loại hình sử dụng đất, đối tượng sử dụng đất và công tác
quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn xã Phú Cường.
 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: đề tài thực hiện QH, KHSDĐ trên phạm vi ranh giới hành
chính xã Phú Cường, huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai.
- Phạm vi thời gian: giai đoạn quy hoạch được lập đến năm 2020, xây dựng kế
hoạch sử dụng đất cụ thể cho kỳ KH 5 năm (2011- 2015).

 
 
 

 

Trang 2



 

Ngành: Quản lý đất đai

SVTH: Lê Thị Bích Trâm

PHẦN I: TỔNG QUAN
I.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
I.1.1. Cơ sở khoa học
I.1.1.1. Các khái niệm
- Đất đai (land): là một khoảng không gian có giới hạn, theo chiều thẳng đứng
(gồm khí hậu của bầu khí quyển, lớp đất phủ bề mặt, thảm thực vật, động vật, diện tích
mặt nước, tài nguyên nước ngầm và khoáng sản trong lòng đất); theo chiều nằm
ngang- trên mặt đất (là sự kết hợp giữa thổ nhưỡng, địa hình, thủy văn cùng với các
thành phần khác); kết hợp với hoạt động quản trị của con người không những từ quá
khứ đến hiện tai mà còn triển vọng trong tương lai. Đất đai giữ vai trò quan trọng và
có ý nghĩa to lớn đối với hoạt động sản xuất cũng như cuộc sống của xã hội loài người.
- Đất (soil): là lớp vỏ tơi xốp của bề mặt trái đất có độ sâu giới hạn <= 3m. Có
các thành phần vô cơ, hữu cơ, các thành phần này quyết định một thuộc tính quan
trọng của đất là độ phì của đất.
-Quy hoạch: là việc xác định một trật tự nhất định bằng những hoạt động phân
bố, bố trí, sắp xếp, tổ chức.
- Kế hoạch: là việc nhằm bố trí, sắp xếp, phân định, phân bổ, chi tiết hóa công
việc theo thời gian và không gian nhất định.
- Quy hoạch sử dụng đất (QHSDĐ): là hệ thống các biện pháp kinh tế, kỹ
thuật và pháp chế của Nhà nước về tổ chức sử dụng quản lý đất đai đầy đủ hợp lý,
khoa học và có hiệu quả cao nhất, thông qua việc phân bổ quỹ đất đai và tổ chức sử
dụng đất như tư liệu sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất xã hội, tạo điều kiện
bảo vệ đất, bảo vệ tài nguyên và môi trường.
QHSDĐ giải quyết thoả đáng mâu thuẫn giữa các loại đất, xác định cơ cấu sử

dụng đất hợp lý. Mặt khác có thể kết hợp hài hoà lợi ích trước mắt với lợi ích lâu dài,
giúp cho quá trình sử dụng đất một cách đầy đủ, tiết kiệm và hiệu quả cao hơn.
QHSDĐ là một hoạt động vừa mang tính khoa học vừa mang tính pháp lý của
hệ thống các biện pháp kỹ thuật, kinh tế - xã hội. QHSDĐ thực chất là quá trình ra
quyết định sử dụng đất như một tư liệu sản xuất đặc biệt, nhằm mục tiêu sử dụng đất
một cách hiệu quả.
- Kế hoạch sử dụng đất (KHSDĐ): là sự chia nhỏ, chi tiết hóa QHSDĐ về một
nội dung và thời kỳ. KHSDĐ nếu được phê duyệt thì vừa mang tính pháp lý, vừa mang
tính pháp lệnh mà Nhà nước giao cho địa phương hoàn thành trong giai đọan kế
hoạch.Kế hoạch bao gồm:
- Kế hoạch sử dụng đất ngắn hạn: là kế hoạch được lập theo chu kỳ mỗi năm
hay 5 năm theo cấp đơn vị hành chính.
- Kế hoạch sử dụng đất theo quy hoạch: là kế hoạch sử dụng đất được lập theo
quy hoạch sử dụng đất ở 4 cấp: toàn quốc, tỉnh, huyện, xã. KHSDĐ có thể là kế hoạch
dài hạn (5 năm) hay kế hoạch ngắn hạn (1 năm).

 

Trang 3


 

Ngành: Quản lý đất đai

SVTH: Lê Thị Bích Trâm

I.1.1.2. Các nguyên tắc trong QHSDĐ
a. Phù hợp với chiến lược, quy hoạch tổng thể, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, quốc
phòng, an ninh.

b. Được lập từ tổng thể đến chi tiết; quy hoạch, KHSDĐ của cấp dưới phải phù hợp
với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cấp trên; KHSDĐ phải phù hợp với QHSDĐ
đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định, xét duyệt.
c. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cấp trên phải thể hiện nhu cầu sử dụng đất của
cấp dưới.
d. Sử dụng đất tiết kiệm và có hiệu quả.
e. Khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường.
f. Bảo vệ, tôn tạo di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh.
g. Dân chủ và công khai.
h. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của mỗi kỳ phải được quyết định, xét duyệt trong
năm cuối của kỳ trước đó.
I.1.1.3. Lược sử công tác lập QHSDD
Công tác QHSDĐ được thực hiện theo lãnh thổ hành chính: từ cấp toàn quốc
cho đến tỉnh, huyện, xã và theo quy hoạch ngành: các ngành nông nghiệp, lâm
nghiệp…Công tác QHSDĐ được tiến hành từ năm 1961, trải qua các giai đọan:
 Giai đọan 1: 1961-1975
Trước ngày giải phóng có 2 miền Nam và Bắc chưa có khái niệm về QHSDĐ
Ở miền Bắc: Bộ nông trường đã tiến hành chỉ đạo cho các nông trường lập quy
hoạch sản xuất, những quy hoạch này đáp ứng được cho công tác bố trí sản xuất cho
các nông trường quốc doanh nhưng các phương án quy hoạch không được phê duyệt
nên tính khả thi và tính pháp lý không cao.
Ở miền Nam: chế độ cũ có xây dựng dự án phát triển kinh tế hậu chiến với ý đồ là
dự án sẽ tiến hành quy hoạch phát triển sau chiến tranh, kết quả là ở miền Nam hình
thành khu công nghiệp Biên Hòa 1.
 Giai đọan 2: 1976-1980
Tiến hành phân vùng quy hoạch kinh tế cho toàn quốc đáp ứng cho yêu cầu phát triển
nền kinh tế quốc dân sau ngày giải phóng. Nhà nước thành lập ban chỉ đạo phân vùng
kinh tế nông lâm trung ương và ban phân vùng kinh tế các tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương.
Kết quả là đã tiến hành quy hoạch nông lâm nghiệp cho 7 vùng kinh tế, quy

hoạch nông lâm 44 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Hạn chế: Đối tượng đất đai trong quy hoạch chủ yếu là đất nông lâm nghiệp,
tình hình tài liệu điều tra cơ bản thiếu và không đồng bộ, nội hàm QHSDĐ chưa được
quan tâm. Thời kỳ này chưa nghe đến QHSDĐ

 

Trang 4


 

Ngành: Quản lý đất đai

SVTH: Lê Thị Bích Trâm

 Giai đọan 3: 1981-1986
Có Đại hội Đảng Cộng Sản Việt Nam toàn quốc lần thứ V và ban hành văn kiện có
nội dung: xúc tiến công tác nghiên cứu điều tra cơ bản, làm cơ sở lập tổng sơ đồ phát
triển và phân bố lực lượng sản xuất toàn quốc, sơ đồ phát triển và phân bố lực lượng
sản xuất của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các bộ ngành trung ương.
Kết quả là đối tượng đất đai trong quy hoạch được mở rộng: nghiên cứu về đất phát
triển không gian đô thị, đất giao thông, đất khu công nghiệp…tài liệu điều tra cơ bản
khá phong phú, đồng bộ, có đánh giá nguồn lực (nội và ngoại lực) và xét trong mối
quan hệ vùng, có lượng toán vốn đầu tư, hiệu quả của quy hoạch, nôi dung QHSDĐ
chính thức trở thành một chương mục trong báo cáo quy hoạch.
Hạn chế: chỉ có quy hoạch cấp toàn quốc, cấp tỉnh riêng quy hoạch cấp huyện, xã
chưa được đề cập đến.
 Giai đọan 4: từ 1987 đến trước Luật Đất đai 1993
Trong Luật Đất đai 1987 có quy định: QH, KHSDĐ là một nội dung trong quản lý

nhà nước về đất đai, tạo cơ sở pháp lý cho công tác lập QH, KHSDĐ.
Giai đọan này công tác lập quy hoạch im vắng do những nguyên nhân: vì qua một thời
kỳ quy hoạch rầm rộ, rộng khắp đã thực hiện ở cấp toàn quốc, vùng, tỉnh và với sự sụp
đổ của Đông Âu, Liên Xô tan rã làm cho Việt Nam định hướng phát triển kinh tế theo
thị trường có sự điều tiết nhà nước theo định hướng XHCN nên không cần thiết phải
lập quy hoạch.
Tổng Cục quản lý ruộng đất ban hành Thông Tư 106/KH-RĐ hướng dẫn công
tác lập QH, KHSDĐ cấp xã (xã lập quy hoạch khoảng 300 xã, chủ yếu là ở các tỉnh
phía Bắc).
 Giai đọan 5: từ 1993 đến trước Luật Đất đai 2003
Luật Đất đai 1993 ra đời làm cơ sở pháp lý của QHSDĐ thuận lợi đặc biệt là các
văn bản dưới luật được ban hành (NĐ34/CP: xác định chức năng của Tổng cục địa
chính hình thành một hệ thống tổ chức từ trung ương đến địa phương, NĐ68/CP: đây
là nghị định lần đầu tiên của Việt Nam Chính phủ ban hành chỉ đạo công tác lập Quy
hoạch, Kế hoạch sử dụng đất các cấp, Thông tư 1814/TCĐC: hướng dẫn công tác lập
QH, KHSDĐ của cấp tỉnh, huyện, xã; Thông tư 1842/TCĐC: hướng dẫn công tác lập
Quy hoạch, kế hoạch các cấp thay cho Thông tư 1814).
Thời kỳ này thuận lợi và mặt pháp lý, tổ chức bộ máy, quy trình, nội dung và
phương pháp lập QHSDĐ các cấp, xã xúc tiến công tác lập QHSDĐ rộng khắp.
Kết quả đạt được đã lập KHSDĐ 5 năm của cả nước, lập QHSDĐ định hướng
toàn quốc đến năm 2010.
Hạn chế: Quy trình, nội dung phương pháp lập QHSDĐ chỉ dừng lại ở hướng
dẫn trình tự các bước tiến hành không phải là quy trình kinh tế kỹ thuật chặt chẽ; các
định mức về chỉ tiêu sử dụng đất chưa thống nhất chung cho toàn quốc mà vẫn còn
vận dụng định mức của các bộ ngành; đối với khu vực đô thị có sự chồng chéo tranh
chấp giữa 2 loại hình quy hoạch (QHSDĐ, quy hoạch xây dựng).

 

Trang 5



 

Ngành: Quản lý đất đai

SVTH: Lê Thị Bích Trâm

 Giai đoạn 6: từ năm 2003 đến nay
Luật Đất đai ngày 26 tháng 11 năm 2003 (có hiệu lực ngày 01/7/2004).
Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ về thi hành
Luật Đất đai.
Thông tư 30/2004/TT-BTNMT ngày 01 tháng 11 năm 2004 về việc hướng dẫn
lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
Thông tư 04/2006/TT-BTNMT ngày 30/6/2005 về việc ban hành trình tự lập và
điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
Nội dung mới:
- Hệ thống lập QHSDĐ chia làm 5 cấp.
- Thời kỳ lập QHSDĐ: 10 năm.
- Kế hoạch sử dụng đất 5 năm thống nhất tất cả các cấp.
- Kế hoạch sử dụng đất phân kỳ 2 giai đoạn: kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu (5 năm đầu),
kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (5 năm cuối).
- Điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
Kết quả là: đã lập kế hoạch sử dụng đất 5 năm cả nước, lập, điều chỉnh QHSDĐ các
cấp.
I.1.1.4. Đặc điểm của QHSDĐ
QHSDD thuộc loại quy hoạch có tính lịch sử xã hội, tính khống chế vĩ mô, tính
chỉ đạo, tính tổng hợp trung và dài hạn, là bộ phận hợp thành quan trọng của hệ thống
kế hoạch phát triển xã hội và kinh tế quốc dân. Các đặc điểm QHSDD được cụ thể như
sau:

a. Tính lịch sử - xã hội:
Qua mỗi giai đọan lịch sử lại có các chế độ cai trị khác nhau, lịch sử phát triển
của mỗi loại giai đọan khác nhau. Chính vì thế, ta có thể nói rằng lịch sử phát triển xã
hội chính là lịch sử phát triển của QHSDĐ. Mỗi hình thái kinh tế - xã hội đều có một
phương thức sản xuất thể hiện theo hai mặt: lực lượng sản xuất (quan hệ giữa người
với súc vật hoặc tự nhiên trong quá trình sản xuất) và quan hệ sản xuất (quan hệ giữa
người với người trong quá trình sản xuất). Trong QHSDĐ, luôn nảy sinh mối quan hệ
giữa người với đất đai. Các công việc của con người như điều tra, đo đạc, khoanh định,
thiết kế... đều liên quan chặt chẽ với đất đai, nhằm đưa đất đai vào sử dụng sao cho
đầy đủ, hợp lý và hiệu quả cao nhất. QHSDĐ thể hiện đồng thời là yếu tố thúc đẩy
phát triển lực lượng sản xuất, vừa là yếu tố thúc đẩy các mối quan hệ sản xuất, vì vậy
nó luôn là một bộ phận của phương thức sản xuất xã hội.
Mặt khác, ở mỗi nước khác nhau đều có Luật đất đai riêng của mình. Vì vậy,
quy hoạch sử dụng đất của các nước cũng có nội dung khác nhau. Ở nước ta, QHSDĐ
phục vụ nhu cầu sử dụng đất và quyền lợi của toàn xã hội. Bởi vì vậy theo Luật đất đai
thì đất đai nước ta thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước thống nhất quản lý và nhà nước
giao đất cho các hộ gia đình và tổ chức sử dụng. Điều đó góp phần tích cực thay đổi
quan hệ sản xuất ở nông thôn, tạo điều kiện cho người dân làm chủ mảnh đất, tự tin
trong sản xuất và đầu tư, giúp cho việc bảo vệ đất và nâng cao hiệu quả sản xuất xã
hội. Đặc biệt, trong nền kinh tế thị trường, QHSDĐ góp phần giải quyết các mâu thuẫn
 

Trang 6


 

Ngành: Quản lý đất đai

SVTH: Lê Thị Bích Trâm


nội tại của cùng lợi ích kinh tế xã hội và môi trường nảy sinh trong quá trình sử dụng
đất, cũng như mâu thuẫn giữa các lợi ích trên với nhau
b. Tính tổng hợp
Đất đai có vai trò quan trọng đối với đời sống của con người và các hoạt động
xã hội. Cho nên QHSDĐ mang tính tổng hợp rất cao, đề cập đến nhiều lĩnh vực về
khoa học, kinh tế, xã hội như: khoa học tự nhiên, khoa học xã hội dân số và đất đai,
sản xuất công nông nghiệp, môi trường sinh thái...
QHSDĐ chịu trách nhiệm tổng hợp toàn bộ nhu cầu sử dụng đất, nó phân bố,
bố trí và điều chỉnh các nhu cầu đất đai; điều hoà các mâu thuẫn về đất đai các ngành,
lĩnh vực xác định và điều phối phương thức, phương hướng phân bố sử dụng đất phù
hợp với mục tiêu kinh tế - xã hội, bảo đảm cho nền kinh tế quốc dân luôn phát triển
bền vững, đạt tốc độ cao và ổn định.
c. Tính dài hạn
Tính dài hạn của QHSDĐ được thể hiện rất rõ trong phương hướng, kế hoạch sử
dụng đất. Thường thời gian của QHSDĐ trên 10 năm đến 20 năm hoặc lâu hơn nữa.
Căn cứ vào các dự báo xu thế biến động dài hạn của những yếu tố kinh tế xã hội quan
trọng như: sự thay đổi về nhân khẩu học, tiến bộ kỹ thuật,đô thị hoá, công nghiệp hoá,
hiện đại hoá và các lĩnh vữc khác, từ đó xác định quy hoạch trung và dài hạn về sử
dụng đất đai, đề ra các phương hướng, chính sách và biện pháp có tính chiến lược, tạo
căn cứ khoa học cho xây dựng kế hoạch sử dụng đất hàng năm và ngắn hạn.
Để đáp ứng được nhu cầu đất cho phát triển lâu dài kinh tế - xã hội, QHSDĐ
phải có tính dài hạn. Nó tạo cơ sở vững chắc, niềm tin cho các chủ đầu tư, tạo ra môi
trường pháp lý ổn định.
d. Tính chiến lược và chỉ đạo vĩ mô
Với đặc tính trung và dài hạn, QHSDĐ chỉ dự kiến trước được các xu thế thay
đổi phương hướng, mục tiêu, cơ cấu và phân bố sử dụng đất. Nó chỉ ra được tính đại
thể, không dự kiến được các hình thức và nội dung cụ thể, chi tiết của sự thay đổi. Vì
vậy, QHSDĐ là quy hoạch mang tính chiến lược, các chỉ tiêu của quy hoạch mang tính
chỉ đạo vĩ mô, tính phương hướng và khái lược về sử dụng đất của các ngành như :

phương hướng, mục tiêu và trọng điểm chiến lược của sử dụng đất đai trong vùng; cân
đối tổng quát các nhu cầu sử dụng đất của các ngành; điều chỉnh cơ cấu sử dụng và
phân bố đất đai trong vùng; phân định ranh giới và các hình thức quản lý việc sử dụn
đất đai trong vùng; đề xuất các biện pháp, các chính sách lớn để đạt được mục tiêu của
phương hướng sử dụng đất.
Quy hoạch có tính dài hạn, nên khoảng thời gian dự báo tương đối dài, mà
trong quá trình dự báo chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố kinh tế - xã hội khó xác định,
nên chỉ tiêu quy hoạch càng khái lược, quy hoạch sẽ càng ổn định.
Do đó, quy hoạch thường có giá trị trong thời gian, tạo nền tảng và định hướng
cho các ngành khác sử dụng đất đai, tạo nền tảng và định hướng cho các ngành khác
sử dụng đất đai theo phương hướng đã vạch ra.

 

Trang 7


 

Ngành: Quản lý đất đai

SVTH: Lê Thị Bích Trâm

e. Tính chính sách
QHSDĐ thể hiện rất mạnh đặc tính chính trị và chính sách xã hội. Mỗi đất nước
có các thể chế chính trị khác nhau, các phương hướng hoạt động kinh tế - xã hội khác
nhau, nên chính sách QHSDĐ đai cũng khác. Khi xây dựng phương án phải quán triệt
các chính sách và quy định có liên quan đến đất đai của Đảng và Nhà nước, đảm bảo
cụ thể mặt bằng đất đai của các mục tiêu phát triển kinh tế quốc dân, phát triển ổn định
kinh tế chính trị xã hội; tuân thủ các chỉ tiêu, các quy định khống chế về dân số, đất đai

và môi trường sinh thái. Trong một số trường hợp ta có thể hiểu quy hoạch là luật,
QHSDĐ để đề ra phương hướng, kế hoạch bắt mọi người phải làm theo. Vì vậy,
QHSDĐ thể hiện tính chính sách rất cao.
f. Tính khả biến
Với xu hướng đi lên của xã hội, mọi sự vật hiện tượng luôn thay đổi. Vì vậy, dưới
sự tác động của nhiều nhân tố khó định trước, đoán trước, theo nhiều phương diện
khác nhau, QHSDĐ chỉ là một trong những giải pháp biến đổi hiện trạng sử dụng đất
sang trạng thái mới thích hợp hơn cho việc phát triển kinh tế trong một thời kỳ nhất
định. Càng ngày xã hội càng phát triển, khoa học kỹ thuật phát triển mạnh, đời sống
của con người đòi hỏi càng cao, các nhu cầu luôn biến đổi, cùng với những thay đổi đó
các chính sách của nhà nước.
I.1.2. Cơ sở pháp lý
- Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 1992.
- Luật Đất đai năm 2003 ngày 26 tháng 11 năm 2003.
- Nghị định 181/2004/NĐ - CP của Chính phủ ngày 29 tháng 10 năm 2004 của Chính
phủ hướng dẫn thi hành Luật Đất đai năm 2003.
- Nghị định 69/2009/NĐ - CP ngày 13 tháng 8 năm 2009 của Chính phủ quy định bổ
sung về QHSDĐ, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
- Thông tư 19/2009/TT - BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường ngày 02/11/2009
quy định chi tiết việc lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
- Thông tư 06/2010/TT - BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường ngày 15/03/2010
quy định về định mức kinh tế - kỹ thuật lập và điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng
đất.
- Thông tư 08/2007/ TT-BTNMT ngày 02 tháng 8 năm 2007 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường hướng dẫn thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện
trạng sử dụng đất.
- Công văn số 2778/BTNMT - TCQLĐĐ ngày 04 tháng 8 năm 2009 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường gửi Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
về việc triển khai lập quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5
năm (2011-2015).

- Chỉ thị 01/CT - BTNMT ngày 17 tháng 3 năm 2010 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường về việc tăng cường công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
- Quyết định số 23/2007/QĐ - BTNMT ngày 17 tháng 12 năm 2007 của Bộ TN & MT
ban hành ký hiệu bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ QHSDĐ.
 

Trang 8


 

Ngành: Quản lý đất đai

SVTH: Lê Thị Bích Trâm

I.1.3. Cơ sở thực tiễn
Sự phát triển không ngừng của xã hội, đặc biệt là sự gia tăng dân số cùng với
tốc độ tăng trưởng kinh tế đã không ngừng gây áp lực đối với nguồn tài nguyên đất
đai, làm cho nhu cầu sử dụng đất không ngừng tăng cao. Song đất đai có đặc tính là cố
định về không gian, không có khả năng tái tạo nên việc khai thác và sử dụng đất hợp
lý, có
hiệu quả trên cả 3 phương diện: kinh tế, xã hội và môi trường đã trở thành một vấn đề
cấp bách nhất là trong giai đoạn hiện nay. Để điều hòa sự mâu thuẫn này đòi hỏi tất
yếu phải thực hiện công tác QH, KHSDĐ lâu dài.
I.2. KHÁI QUÁT ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU:
Xã Phú Cường, nằm về phía Tây Nam huyện Định Quán, cách thị trấn Định Quán
khoảng 22 km về phía Tây Nam. Xã có địa bàn phân bố dọc theo Quốc Lộ 20 với địa
hình tương đối bằng phẳng, là xã duy nhất của huyện được xếp vào xã đồng bằng, có
tiềm năng phát triển về nông nghiệp, đặc biệt là cây công nghiệp dài ngày như cao su,
cà phê, điều,... và nhiều loại cây ăn quả có giá trị kinh tế.

Xã có 8 ấp: Tam Bung, Phú Tâm, Phú Thọ, Thống Nhất, Phú Tân, Phú Dòng, Bến
Nôm I, Bến Nôm II, với tổng diện tích 5.676,1841 ha, chiếm 5,67% tổng diện tích toàn
huyện.
I.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ QUY
TRÌNH THỰC HIỆN
I.3.1 Nội dung nghiên cứu
- Đánh giá các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và tình hình phát triển kinh
tế, xã hội trên địa bàn xã Phú Cường.
- Đánh giá tình hình sử dụng đất, biến động sử dụng đất, kết quả thực hiện QHSDĐ kỳ
trước và đánh giá tiềm năng đất đai cho nông nghiệp, công nghiệp – xây dựng, dịch
vụ.
- Xây dựng phương án quy hoạch năm 2020. Phân kỳ kế hoạch sử dụng đất 5 năm
(2011- 2015).
- Xây dựng các giải pháp tổ chức thực hiện quy hoạch.
I.3.2. Phương pháp nghiên cứu
I.3.2.1. Phương pháp điều tra, dã ngoại
Sử dụng phương pháp điều tra để thu thập tài liệu, số liệu, bản đồ hiện trạng
phản ánh tình hình phát triển kinh tế - xã hội, hiện trạng sử dụng đất đai của xã và khả
năng chuyển mục đích sử dụng đất đai.
I.3.2.2. Phương pháp thống kê, xử lý số liệu
Là phương pháp xử lý tính toán, phân tích hiện trạng sử dụng đất, biến động đất
đai… Mục đích của phương pháp thống kê là nhằm phân nhóm toàn bộ các đối tượng
điều tra có cùng một chỉ tiêu, phân tích tương quan giữa các yếu tố.
 

Trang 9


 


Ngành: Quản lý đất đai

SVTH: Lê Thị Bích Trâm

I.3.2.3. Phương pháp dự báo
Dự báo mức tăng dân số, dự báo nhu cầu sử dụng đất cho các ngành, các lĩnh vực
và dự báo khả năng phát triển kinh tế - xã hội gây áp lực đối với đất đai, từ đó tiến
hành dự tính nhu cầu đất đai hợp lý và hiệu quả
I.3.2.4. Phương pháp kế thừa
Trên cơ sở thu thập các tài liệu, tiến hành xử lý, kế thừa các kết quả nghiên cứu
liên quan đến đất đai, tài nguyên từ trước một cách có chọn lọc.
I.3.2.5. Phương pháp bản đồ
Là phương pháp thể hiện các kết quả nghiên cứu thông qua không gian đồ họa
được thể hiện qua hệ thống bản đồ.
I.3.3 Quy trình thực hiện
Thực hiện theo hướng dẫn của Thông tư 19/2009/TT - BTNMT ngày
2/11/2009, QHSDĐ xã Phú Cường được thực hiện theo các bước sau:
- Bước 1: Điều tra, thu thập các thông tin, dữ liệu và bản đồ.
- Bước 2: Phân tích, đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội; hiện trạng sử dụng
đất; biến động các loại đất; kết quả thực hiện QHSDĐ kỳ trước và tiềm năng đất đai.
- Bước 3: Xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất.
- Bước 4: Xây dựng kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu.
- Bước 5: Xây dựng báo cáo thuyết minh tổng hợp, hoàn chỉnh tài liệu quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất, trình thông qua, xét duyệt và công bố quy hoạch, kế hoạch sử dụng
đất.

 
 
 


Trang 10


 

Ngành: Quản lý đất đai

SVTH: Lê Thị Bích Trâm

PHẦN II: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
II.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN, KINH TẾ - XÃ
HỘI CỦA XÃ PHÚ CƯỜNG
II.1.1. Điều kiện tự nhiên
II.1.1.1. Vị trí địa lý
Xã Phú Cường nằm về phía Tây Nam huyện Định Quán, xã có địa bàn phân bố dọc
theo Quốc Lộ 20 với địa hình tương đối bằng phẳng, có vị trí địa lý được giới hạn
bởi ranh giới hành chính gồm:
+Phía Bắc giáp xã La Ngà
+Phía Nam giáp xã Phú Túc, xã Gia Tân huyện Thống Nhất
+Phía Đông giáp xã Túc Trưng
+Phía Tây giáp Thị Trấn Vĩnh An huyện Vĩnh Cửu
Xã Phú Cường có vị trí hết sức thuận lợi trong việc thông thương các xã trong khu
vực, có quốc lộ 20 chạy qua với chiều dài khoảng 4km, nằm giáp lòng hồ Trị An thuận
lợi cho việc giao thông thuỷ và đánh bắt thuỷ sản.

 

Trang 11



 

Ngành: Quản lý đất đai

SVTH: Lê Thị Bích Trâm

II.1.1.2. Địa hình địa mạo
Xã Phú Cường hình thành và phát triển trên vùng đất bazan và đất xám vàng,
địa hình tương đối bằng phẳng, có độ cao trung bình khoảng 100m so với mặt nước
biển và có xu hướng thấp dần theo hướng Đông Nam – Tây Bắc.
Nhìn chung, Phú Cường có địa hình bằng phẳng và rộng thoáng với một số đồi
rải rác có quy mô nhỏ.
II.1.1.3. Khí hậu
Khí hậu huyện Định Quán nói chung và xã Phú Cường nói riêng mang đặc tính khí
hậu miền Đông Nam Bộ - Khí hậu nhiệt đới gió mùa, cận xích đạo, ổn định quanh năm
và hầu như không có mùa đông.
- Khí hậu phân chia hai mùa rõ rệt:
 Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4, có gió mùa Đông Bắc, mang đặc tính không
khí nhiệt đới ít hơi ẩm, nóng và hầu như không có mưa.
 Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, có gió mùa Tây Nam mang nhiều hơi ẩm từ
biển Ấn Độ Dương vào, không khí xích đạo và nhiệt đới có đặc tính nóng, ẩm
và mưa mùa.
- Nhiệt độ trung bình hàng năm vào khoảng 24oC – 26oC, nhiệt độ cao nhất vào
tháng 4 (có khi lên đến 37-39oC), nhiệt độ thấp nhất vào tháng 12 (từ 19-20oC)
- Biên độ nhiệt trong mùa mưa đạt 5,5 – 8oC, trong mùa khô đạt 5 – 12oC
- Độ ẩm trung bình 78 – 82%
- Lượng mưa tương đối lớn và phân hoá theo mùa, lượng mưa trung bình năm
1800 – 2000 mm
+ Mùa khô: lượng mưa 10 – 15% tổng lượng mưa trong năm.
+ Mùa mưa: lương mưa 80 – 90% tổng lượng mưa trong năm.

- Gió: phân theo 2 mùa
+ Mùa mưa: hướng gió chính theo hướng Tây Nam
+ Mùa khô: hướng gió chính theo hướng Tây Bắc
II.1.1.4. Thủy văn
Xã Phú Cường có vị trí nằm gần hồ Trị An nên nguồn nước mặt tương đối phong
phú, ngoài ra còn có suối Rách chạy bao quanh ranh giới xã. Tổng diện tích mặt nước
4.497,635 ha, chiếm 83,37% tổng diện tích tự nhiên.
II.1.2. Các nguồn tài nguyên
II.1.2.1. Tài nguyên đất
Trên cơ sở bản đồ đất huyện Định Quán xây dựng năm 1976 theo phương pháp
phân loại của Bộ Nông nghiệp và năm 1998 theo FAO-UNESCO kết hợp điều tra,
khảo sát thành lập bản đồ đất tỷ lệ 1/10.000, đất đai xã Phú Cường được phân chia 3
nhóm đất chính với quy mô diện tích và đặc điểm như sau:

 

Trang 12


 

Ngành: Quản lý đất đai

SVTH: Lê Thị Bích Trâm

a. Nhóm đất đen (Luvisols)
Diện tích: 101,402ha, chiếm 10,65% tổng diện tích khảo sát, phân bố ở ấp Tam
Bung, Phú Thọ, Phú Tân và một ít ở Bến Nôm I (gần quốc lộ 24 cũ).
Đất đen trên địa bàn xã có địa hình bằng phẳng, độ dốc 0 – 3oC, thành phần cơ
giới trung bình từ thịt pha cát đến đất thịt pha sét.

Đất đen hơn hẳn các loại đất khác về tính chất lý hoá, ít hoặc không chua, tổng
cation trao đổi cao, giàu các cation kiềm trao đổi đặc biệt là Ca++ và Mg++. Vì vậy đất
đen có độ phì nhiêu cao.
b. Nhóm đất xám (Acrisols)
Đất xám có diện tích 414,304 ha chiếm 42,2% được phân bố chủ yếu ở ấp Bến
Nôm II nằm ven lòng hồ Trị An với địa hình bằng phẳng
Nhìn chung đất xám có thành phần cơ giới nhẹ và có sự gia tăng sét theo chiều
sâu phẫu diện rất rõ
Đất xám chua, cation kiềm trao đổi thấp, rất nghèo mùn, đạm, lân và kali. Đất
xám chỉ phù hợp với các loại cây trồng ngắn ngày và cây ăn quả như xoài, điều...
c. Nhóm đất đỏ (Ferrasols)
Đây là nhóm có diện tích lớn nhất: 444,1006 ha, chiếm 47,2%, phân bố ở ấp
Phú Dòng, Bến Nôm I, Bến Nôm II. Đây là phần đồi kéo dài từ huyện Thống Nhất lên
với địa hình dốc thoải. Đất có thành phần cơ giới nặng, cấu tượng viên hạt tơi xốp, có
độ dày tầng đất rất lớn.
Đất được hình thành trên đá mẹ bazan có phản ứng từ chua đến ít chua. CEC,
cation kiềm trao đổi và độ no bazơ thấp. Tuy vậy, đất đỏ là loại đất có độ phì cao; giàu
mùn, đạm và lân nhưng nghèo kali. Nhiều loại cây ăn trái có giá trị được phân bố trên
vùng đất này.
II.1.2.2. Tài nguyên nước
- Nguồn nước mặt
Do có vị trí nằm gần hồ Trị An và có suối Rạch chạy bao quanh ranh giới xã nên
nguồn nước mặt của xã rất phong phú, đáp ứng cho ngành nông nghiệp xã.
- Nguồn nước ngầm
Phú Cường có khả năng khai thác nguồn nước ngầm ở những vùng đất phát sinh
trên đá mẹ bazan, riêng khu vực bazan phủ trên đất xám và đất xám thì nguồn nước
ngầm bị hạn chế. Nhìn chung nguồn nước ngầm xã Phú Cường tạm đủ cho sinh hoạt,
tuy nhiên cần có biện pháp khai thác nguồn nước ngầm hợp lý nếu không việc đào
giếng không có kế hoạch sẽ làm sụt giảm mực nước ngầm ảnh hưởng đến năng suất
cây trồng và sinh hoạt.

II.1.2.3. Tài nguyên khoáng sản
Tài nguyên khoáng sản quý trên địa bàn xã chủ yếu nguyên vật liệu xây dựng như
gạch, ngói, với trữ lượng đất sét khoảng 3 triệu m3.

 

Trang 13


 

Ngành: Quản lý đất đai

SVTH: Lê Thị Bích Trâm

II.1.2.4. Thực trạng môi trường
Xã Phú Cường có độ che phủ hiện tại: 55, 4% (chủ yếu bằng cây lâu năm) nên
không khí ở đây trong lành thoáng mát. Tuy nhiên môi trường nguồn nước, đặc biệt là
nguồn nước ở lòng hồ Trị An do người dân nuôi trồng, đánh bắt và sinh sống trên mặt
nước nên ít nhiều làm ô nhiễm nguồn nước. Ngoài ra do chăn nuôi, trồng trọt ven lòng
hồ nhưng chưa có giải pháp xử lý dẫn đến nước thải ra lòng hồ bị ô nhiễm. Đây là vấn
đề quan tâm trong thời gian tới.
 Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên có tác động
trực tiếp đến quá trình sử dụng đất đai xã Phú Cường
- Thuận lợi.
 Với vị trí địa lý thuận lợi, xã Phú Cường nằm trên quốc lộ 20 là cầu nối giữa
huyện Thống Nhất và huyện Định Quán nên rất thuận lợi cho việc giao thông liên lạc
và vận chuyển hàng hoá.
 Điều kiện tự nhiên mang đặc tính khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo thuận
lợi cho việc phát triển và đa dạng hoá cây trồng, vật nuôi.

 Tài nguyên đất đai phong phú, có >80% diện tích lòng hồ, tạo khí hậu của vùng
ôn hoà. Đất có độ phì cao, nhóm đất đỏ chiếm diện tích đáng kể trong tổng quỹ đất đai
của xã.
 Tài nguyên khoáng sản tuy không phong phú về số lượng cũng như trữ lượng,
nhưng với việc khai thác nguyên vật liệu xây dựng cũng đáp ứng nhu cầu trong xã và
các vùng lân cận.
- Khó khăn
 Diện tích rừng không còn nên độ che phủ không nhiều.
 Môi trường nước bị ô nhiễm do người dân định cư ngay trên hồ. Để khắc phục
phải có chính sách cũng như bố trí khu ở khác cho bộ phận này.
II.1.3. Thực trạng phát triển kinh tế, xã hội
II.1.3.1. Tăng trưởng kinh tế
Tốc độ tăng trưởng hàng năm từ 5 – 6%, chuyển dịch giảm tỉ trọng nông, ngư
nghiệp trong cơ cấu kinh tế hàng năm từ 2 – 3%, đạt chỉ tiêu nghị quyết đề ra, tuy
nhiên chưa hình thành các vùng chuyên canh gắn với thị trường.
Trong những năm gần đây tốc độ phát triển kinh tế của xã Phú Cường liên tục
tăng lên. Cơ cấu kinh tế của xã Phú Cường là nông, lâm, ngư nghiệp, thương nghiệp,
dịch vụ - tiểu thủ công nghiệp với tỷ trọng tương ứng là “ 37,9% - 56,9% - 5,2%” cho
thấy ngành nông nghiệp là ngành chính trong cơ cấu kinh tế của xã, riêng ngành công
nghiệp và tiểu thủ công nghiệp phát triển chưa ổn định. Điều đó được thể hiện qua việc
xã có những chính sách để nông dân chủ động chuyển đổi cơ cấu cây trồng, phù hợp
với điều kiện tự nhiên, phù hợp với sự biến động giá cả thị trường mà vẫn đảm bảo
phát triển bền vững.

 

Trang 14


 


Ngành: Quản lý đất đai

SVTH: Lê Thị Bích Trâm

 Một số chỉ tiêu đã đạt được năm 2010:
 Cơ cấu kinh tế:
- Nông, lâm, ngư nghiệp chiếm tỷ trọng 36,2%, đạt KH, giảm 1,61% so năm
2009 (KH 37-39%).
- Thương nghiệp, dịch vụ chiếm tỷ trọng 58,4%, đạt KH, tăng 1,48% so năm
2009 (KH 55-57%).
- Tiểu thủ công nghiệp chiếm tỷ trọng 7,4%, đạt KH, tăng 0,13% so năm 2009
(KH 5-7%).
 Thu nhập bình quân đầu người: 10,0 triệu đồng, tăng 11% so năm 2009
(KH 10-12%)
II.1.3.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế
a. Khu vực kinh tế nông nghiệp
Trồng trọt:
Diện tích gieo trồng cây hàng năm: 177,5 ha, đạt 113,1% KH, đạt 103,1%
cùng kỳ. Trong đó:
- Diện tích gieo trồng vụ Đông Xuân: 17 ha, đạt 100% so KH, đạt 95.0 % so
cùng kỳ, trong đó bắp 5 ha, đạt 100% KH, đạt 96% cùng kỳ, năng suất đạt 55 tạ/ha;
rau đậu các loại 12 ha, đạt 100% KH, đạt 92,6% so cùng kỳ, năng suất đạt 200 tạ/ha;
- Diện tích gieo trồng vụ hè thu: 79,5 ha, đạt 113.6% KH, đạt 103.6% cùng
kỳ. Trong đó Lúa 50ha bằng cùng kỳ, đạt 111.1% KH, màu 22.5% đạt 109.8% cùng
kỳ, đạt 112.5% KH, bắp 7ha, bằng cùng kỳ, đạt 140% KH.
- Diện tích gieo trồng vụ mùa: 81 ha, đạt 115,7% KH, đạt 101,3 cùng kỳ.
Trong đó lúa 54 ha, đạt 120% KH, đạt 96,4% cùng kỳ, màu 22 ha, đạt 110% KH và
cùng kỳ, bắp 5 ha, đạt 100% KH, 125% cùng kỳ.
- Diện tích các loại cây lâu năm được duy trì và nhân dân chăm sóc tốt; cây

điều cho thu hoạch trên diện tích 389 ha, năng suất đạt 13 tạ /ha, giá bình quân khoảng
14.000-15.000 đ/kg, cây xoài 7 ha, năng suất bình quân đạt 120 tạ/ha, cây cây chôm
chôm thu hoạch trên diện tích 57 ha, năng suất bình quân đạt 120 tạ/ha, giá bình quân
từ 3000-4000 đ/kg.
Tình hình chăn nuôi và dịch bệnh:
- Phối hợp phòng Nông nghiệp, Thú y, TNMT huyện thẩm định điều kiện
chăn nuôi 02 hộ nuôi cút ấp Bến Nôm 1(kết quả thẩm định đạt yêu cầu).
- Khảo sát tình hình chăn nuôi bò và gia cầm thời điểm 01/10 kết quả: Bò 395
con đạt 103,1% KH, đạt 82,5% cùng kỳ, heo 3812 con đạt 115,5% KH, đạt 92,4%
cùng kỳ, Dê 285 con, đạt 109,6% KH, đạt 87,7% cùng kỳ, ba ba 44100 con, đạt
112,5% KH, đạt 90% cùng kỳ, thỏ 4418 con, đạt 87,5% KH, đạt 70% cùng kỳ, gia cầm
56115 con, đạt 112,4% KH, đạt 91% cùng kỳ.
- Thực hiện tiêm phòng vacxin cúm gia cầm đạt 94,78% và tiêm phòng bệnh
dịch tả, tụ huyết trùng và phó thương hàn cho hơn 685 đầu gia súc, 6.385 đầu gia cầm.

 

Trang 15


 

Ngành: Quản lý đất đai

SVTH: Lê Thị Bích Trâm

b. Khu vực kinh tế công nghiệp
- Ngành công nghiệp
Hiện nay ngành công nghiệp của xã chưa phát triển mạnh một phần do người dân ở
vùng này đã có sẵn tư liệu sản xuất chính là đất đai vì thế họ tập trung nhiều ngành

nông nghiệp. Tuy nhiên người dân không đủ vốn để chuyển đổi cơ cấu ngành nghề.
Trong những năm tới sẽ khuyến khích các ngành đầu tư vào cụm công công nghiệp,
cụm ngành nghề ở Phú Dòng và cụm tiểu thủ công nghiệp ở Bến Nôm.
-Tiểu thủ công nghiệp:
Tổng giá trị sản xuất ngành tiểu, thủ công nghiệp đạt 6,4 tỷ đồng, đạt 663,3% so
với năm 2005, chiếm tỷ trọng 5,2% trong cơ cấu kinh tế.
Trên địa bàn có 42 cơ sở tiểu, thủ công nghiệp tập trung chủ yếu ở các ấp Phú
Dòng, Bến Nôm 1, Bến Nôm 2, Phú Tân và Thống Nhất gồm các nghề như: may mặc,
thêu, làm hòm, hàn tiện, làm bàn ghế, sản xuất gạch, bánh mì, tái chế nylon…các cơ
sở này đã giải quyết việc làm tại chỗ cho hơn 500 lao động.
Đã quy hoạch cụm công nghiệp Phú Dòng với diện tích 33 ha, hiện đã được
UBND Tỉnh phê duyệt.
c. Khu vực kinh tế dịch vụ
Tổng giá trị ngành thương mại dịch vụ đạt 70,6 tỷ đồng, vượt 83,1% so với năm
2005, chiếm tỷ trọng 56,9%, tăng 14,9% so với nghị quyết
Tổng số hộ TMDV 546 hộ, trong đó có 110 hộ có thuế, hoạt động kinh doanh
mua bán trên thị trường diễn biến bình thường, không biến động lớn.
Tổ chức họp các hộ tiểu thương thông qua phương án xây dựng chợ, bên cạnh
đó lập tờ trình, trình HĐND xin chủ trương xây dựng chợ, đã được thống nhất.
Phối hợp BCĐ giải tỏa chợ xác định giá trị các ki ôt để lên phương án đền bù.
II.1.3.3. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập
a. Dân số
Theo số liệu thống kê của UBND xã cung cấp, tổng dân số toàn Xã là 16.374
nhân khẩu, với 3.371 hộ, tốc độ tăng dân số 1,84%. Mật độ dân số bình quân 378
người/km2 (huyện Định Quán là 220 người/km2
b. Lao động việc làm
Phối hợp phòng LĐTB&XH huyện khảo sát cung lao động kết quả có 5.680
người trong độ tuổi lao động, lao động có việc làm ổn định 3.404 người, xác nhận hơn
355 lượt đơn xin việc làm.
Tổng số người trong độ tuổi lao động toàn xã 9.504 người chiếm 58% dân số toàn

xã. Trong đó lao động nông nghiệp chiếm 50% tổng lao động, 20% làm công nhân,
20% dịch vụ buôn bán nhỏ và làm thuê. Còn 10% làm các công việc khác.

 

Trang 16


 

Ngành: Quản lý đất đai

SVTH: Lê Thị Bích Trâm

c. Dân tộc, tôn giáo
- Hoạt động tôn giáo diễn ra nhìn chung bình thường, việc xây dựng, cơi nới, chữa sữa
cơ sở thờ tự và tổ chức các ngày lễ lớn tôn giáo như Phật Đản, An cư kiết hạ, lễ phục
sinh được thực hiện đúng theo quy định.
- Chùa Trúc Lâm đã tổ chức lễ hoàn nguyện (lễ kháng thành) vào ngày 03/4/2010 đã
đảm bảo ANTT- TTXH không có gì xảy ra.
- UBND tỉnh chấp thuận cho Linh mục Nguyễn Văn Vàng. Linh mục chánh xứ giáo
xứ Thánh Mẫu được tổ chức “lễ đặt viên đá” xây dựng nhà thờ Thánh Mẫu vào ngày
12/4/2010 có 90 linh mục về dự và khoảng 3.000 giáo dân dự lễ.
- Giáo xứ Thống Nhất tổ chức lễ phong Linh Mục Lê Quang Tuấn, có khoảng 700
người tham dự lễ; tổ chức rước lễ đầu tiên cho 86 em, có khoảng 300 giáo dân tham
dự.
- Giáo xứ Phú Dòng tổ chức lễ bổn mạng, có 30 linh mục và 400 giao dân tham dự.
II.1.3.4. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng
a. Giao thông
Mạng lưới giao thông trong xã tương đối đồng đều với tổng chiều dài các đọan

đường 16,95 km. Nhìn chung hệ thống giao thông của xã Phú Cường tương đối tốt,
phần nào phục vụ được nhu cầu đi lại của người dân. Nhưng với xu hướng phát triển
ngày càng cao thì giao thông là vấn đề quan trọng nên cần nâng cấp và mở rộng để
phục vụ cho việc đi lại và vận chuyển nông sản, hàng hóa.
b. Giáo dục:
 Năm học 2010 – 2011:
Mẫu giáo Bình Minh:
-Tổng số cháu đến lớp 487 đạt 100% KH được chia thành 18 lớp và 03 nhóm trẻ.
- Tổng số cán bộ công nhân viên: 43 người.
- Tỷ lệ giáo viên chuẩn hoá đạt 100%.
Tiểu học Phú Cường:
-Tổng số em đến lớp 513/498 đạt 103% KH được chia thành 20 lớp
-Tổng số cán bộ công nhân viên: 38
- Tỷ lệ giáo viên được chẩn hoá đạt 100%
- Tỷ lệ học sinh vào lớp 1 đạt 100% (85/85)
Tiểu học Phù Đổng:
-Tổng số em đến lớp 789/789 em đạt 100% KH được chia thành 30 lớp
- Đội ngũ giáo viên, công nhân viên 50 người, tỷ lệ giáo viên chuẩn hoá đạt 100%.
- Tỷ lệ học sinh vào lớp 1 đạt 100% (149/149)
THCS Nguyễn Trãi:
-Tổng số em đến lớp 844/847 đạt 99,6% KH được chia thành 25 lớp
 

Trang 17


 

Ngành: Quản lý đất đai


SVTH: Lê Thị Bích Trâm

- Đội ngũ giáo viên, công nhân viên 60 người,
- Tỷ lệ giáo viên chuẩn hoá đạt 100%.
c. Văn hóa-thông tin
- Công tác thông tin tuyên truyền: Tổ chức tuyên truyền kỷ niệm các ngày lể
lớn trọng đại trong năm. Ngoài ra tuyên truyền đường lối chủ trương chính sách của
Đảng pháp luật của Nhà Nước Thông qua nhiều hình thức như: Tổ chức họp mặt,
thông tin trên hệ thống đài truyền thanh, cắt dán băng rôn, khẩu hiệu…
- Tổ chức treo cờ dọc quốc lộ và trụ sở UBND nhân các ngày lể lớn và tuyên
truyền vận động nhân dân dọc quốc lộ 20 treo cờ tổ quốc; Cắt dán băng rôn tổng số :
750 m .
- Về hệ thống Đài truyền thanh: Thường xuyên tổ chức tuyên truyền trên hệ
thống loa đài về đưòng lối chủ trương chính sách của đảng, pháp luật của Nhà nước
d. Thể dục thể thao:
- Tiếp tục duy trì các môn bóng đá, bóng chuyền thường xuyên tập dợt hàng
ngày.
- Thi đấu 22 trận thi đấu bóng đá giao hữu với các xã trong và ngoài huyện.
- Trung tâm văn hoá đã thành lập được 04 CLB: 01 CLB bóng đá, 01 CLB
bóng chuyền, 02 CLB cầu lông
- Tổ chức giải bóng chuyền thanh niên xã năm 2010, có 9 đội tham gia đăng ký
- Tổ chức giải cầu lông có 45 vận động viên tham gia, đã trao 5 giải nhất,5 giải
nhì và 5 giải ba cho các thể loại đơn nam, đơn nữ, đôi nữ, đôi nam, đôi nam nữ.
- Phối hợp Ban chỉ huy Công An tổ chức giải bóng đá nhằm kỷ niệm 65 năm
ngày thành lập Công an nhân dân: có 09 đội đăng ký
e. Y tế
Duy trì và giữ vững Xã đạt chuẩn quốc gia về y tế. Công tác chăm sóc sức khỏe
nhân dân ngày càng được nâng lên; hàng năm có từ 5 – 6 ngàn lượt người đến khám
và điều trị bệnh tại Trạm Y tế. Công tác tiêm chủng mở rộng cho trẻ đạt từ 99 % trở
lên. Tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng giảm còn 12,5 % , đạt mục tiêu nghị quyết đề ra. Tỉ lệ

tăng dân số tự nhiên còn 1,14 %, vượt mục tiêu nghị quyết Đại hội (1,25 %). Công tác
phòng, chống dịch bệnh được duy trì thường xuyên. Về cơ sở vật chất của Trạm đã
được đầu tư xây dựng mới, các thiết bị y tế cũng đã được đầu tư.
II.1.3.5. Đánh giá chung về điều liện tự nhiên, kinh tế, xã hội và môi trường
Năm 2010, tình hình thời tiết diễn biến phức tạp đã gây thiệt hại đến năng
suất, sản lượng của các loại cây trồng, cộng với ảnh hưởng dịch cúm gia cầm, dịch lở
mồm long móng trên các đàn gia súc từ các địa phương khác, nên ảnh hưởng đến sức
tiêu thụ, giá cả và sự phát triển đàn, những bất lợi đó đã ảnh hưởng đến mọi mặt sản
xuất, kinh doanh, đời sống của các tầng lớp nhân dân.
Hoạt động các dịch vụ văn hóa xã hội còn gây bức xúc nhiều cho nhân dân
nhất là các hộ kinh doanh Internet, trò chơi điện tử làm ảnh hưởng nhiều đối với các
em học sinh.

 

Trang 18


×