Tải bản đầy đủ (.pdf) (62 trang)

QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2020, KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT 5 NĂM 2011 2015 PHƯỜNG RẠCH DỪA TP.VŨNG TÀU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (669.51 KB, 62 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH

KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI VÀ BẤT ĐỘNG SẢN

BÁO CÁO TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:

QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2020,
KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT 5 NĂM 2011- 2015
PHƯỜNG RẠCH DỪA - TP.VŨNG TÀU

SVTH
MSSV
LỚP
KHOÁ
NGÀNH

:
:
::
:
:

NGUYỄN THỊ CẨM DƯƠNG
07124018
DH07QL
2007- 2011
Quản Lý Đất Đai

-TP Hồ Chí Minh tháng 08 năm 2011-




TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI & BẤT ĐỘNG SẢN
BỘ MÔN QUY HOẠCH



NGUYỄN THỊ CẨM DƯƠNG

QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2020,
KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT 5 NĂM 2011 – 2015
PHƯỜNG RẠCH DỪA THÀNH PHỐ VŨNG TÀU

Giáo viên hướng dẫn: ThS. Trần Duy Hùng
(Địa chỉ cơ quan: Bộ môn Quy hoạch, Khoa quản lý Đất đai & Bất động sản Trường
Đại Học Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh)

Ký tên: ………………………

-TP.Hồ Chí Minh, tháng 8 năm 2011-


LỜI CẢM ƠN
Đề tài: “Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm 2011 2015 của phường Rạch Dừa, Tp.Vũng Tàu” được hoàn thành, bên cạnh sự nỗ lực cố
gắng của bản thân; còn có sự ủng hộ giúp đỡ của ba mẹ, thầy cô và bạn bè. Xin gởi lời:
Con xin cảm ơn Ba Mẹ đã sinh thành, giáo dưỡng, cho con có điều kiện để được
học tập thành người; luôn ủng hộ, động viên con trên đường đời và đường học vấn.
Em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm Thành phố
Hồ Chí Minh cùng với quý thầy cô Khoa Quản lý đất đai và Bất động sản đã tận tình

truyền đạt và giảng dạy đã trang bị cho em những kiến thức quý báu trong công việc
tương lai, hoàn thiện con người - làm chủ đất nước tương lai.
Em xin gửi lời cảm ơn riêng đến thầy Th.S Trần Duy Hùng – Giáo viên hướng dẫn
– Phó bộ môn quy hoạch Khoa quản lý đất đai và bất động sản – Trường Đại học
Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh, đã tận tình giúp đỡ và hướng dẫn em hoàn thành
luận văn tốt nghiệp trong suốt thời gian qua.
Mình gởi lời cảm ơn các anh chị và các bạn trong và ngoài lớp đã giúp đỡ, đóng góp
ý kiến bổ ích và động viên mình suốt quá trình học tập và hoàn thành Luận văn tốt
nghiệp.
Cháu (em) xin cảm ơn các cô chú, anh chị đang công tác tại UBND phường Rạch
Dừa, Tp.Vũng Tàu đã tạo điều kiện thuận lợi và tận tình giúp đỡ cháu (em) trong suốt
thời gian thực tập để hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Do kiến thức và khả năng còn nhiều hạn chế nên bài báo cáo tốt nghiệp của em
chưa thật sự hoàn thiện, rất mong quý thầy cô thông cảm và đóng góp ý kiến để bài
báo cáo của em có thể hoàn thiện hơn.
Chúc Ba Mẹ, Thầy Cô, các Cô Chú, các Anh Chị, các Bạn sức khỏe, thành công
trong cuộc sống.
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 8 năm 2010

Sinh viên
Nguyễn Thị Cẩm Dương


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................................1
PHẦN I: TỔNG QUAN ..................................................................................................3
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ..............................................3
1.1.1. Cơ sở khoa học..............................................................................................3
1.1.2. Cơ sở pháp lý của đề tài nghiên cứu .............................................................7
1.1.3. Cơ sở thực tiễn ..............................................................................................8

1.2. KHÁI QUÁT ĐỊA BÀN PHƯỜNG RẠCH DỪA ..............................................9
1.3. NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................9
1.3.1. Nội dung nghiên cứu .....................................................................................9
1.3.2. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................10
PHẦN II: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...........................................................................11
2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG........................11
2.1.1. Điều kiện tự nhiên .......................................................................................11
2.1.2. Các nguồn tài nguyên..................................................................................13
2.1.3. Thực trạng môi trường ................................................................................14
2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ, XÃ HỘI .........................................14
2.2.1. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế ....................................14
2.2.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế .....................................................15
2.2.3. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập ......................................................16
2.2.4. Thực trạng phát triển đô thị và các khu dân cư...........................................17
2.2.5. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng ............................................................17
2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI VÀ
MÔI TRƯỜNG .........................................................................................................22
2.4. TÌNH HÌNH QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI PHƯỜNG RẠCH DỪA
TP.VŨNG TÀU ........................................................................................................22
2.4.1. Tình hình quản lý đất đai ............................................................................22
2.4.2. Hiện trạng sử dụng đất và biến động các loại đất .......................................26
2.4.3. Đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất kỳ trước .....................32
2.5. ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG ĐẤT ĐAI CỦA PHƯỜNG RẠCH DỪA................34
2.5.1. Đánh giá tiềm năng đất đai để phục vụ sản xuất nông, lâm nghiệp ...........34
2.5.2. Đánh giá tiềm năng đất đai để phục vụ cho việc phát triển công nghiệp, đô
thị ..........................................................................................................................34
2.5.3. Đánh giá tiềm năng đất đai để phục vụ cho việc phát triển du lịch ............34
2.5.4. Đánh giá tiềm năng đất đai để phục vụ cho việc chuyển đổi cơ cấu sử dụng
đất và phát triển cơ sở hạ tầng ..............................................................................34
2.6. PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2020 PHƯỜNG

RẠCH DỪA TP.VŨNG TÀU ...................................................................................34
2.6.1. Các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ quy hoạch ..................34


2.6.2. Phương án quy hoạch sử dụng đất ..............................................................37
2.6.3. Đánh giá tác động của phương án QHSDĐ đến kinh tế - xã hội ......................46
2.6.4. Phân kỳ quy hoạch sử dụng đất ...................................................................46
2.6.5. Lập kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu .................................................................48
2.6.6. Giải pháp tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ..................53
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................................54
KẾT LUẬN ...............................................................................................................54
KIẾN NGHỊ ...............................................................................................................55
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................55


DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT
UBND

Ủy ban nhân dân

QHSDĐ

Quy hoạch sử dụng đất

KHSDĐ

Kế hoạch sử dụng đất

QH, KHSDĐ


Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

CNH – HĐH

Công nghiệp hoá – hiện đại hoá

MĐSD

Mục đích sử dụng

DTTN

Diện tích tự nhiên

DTĐNN

Diện tích đất nông nghiệp

DTĐPNN

Diện tích đất phi nông nghiệp

DTĐPTHT

Diện tích đất phát triển hạ tầng

GCNQSDĐ

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất


CN – TTCN

Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp

CTCC

Công trình công cộng

MĐCC

Mục đích công cộng

TSCQ, CTSN

Trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp

VLXD

Vật liệu xây dựng

SXKD

Sản xuất kinh doanh

NTTS

Nuôi trồng thủy sản


DANH SÁCH CÁC BẢNG

Bảng 1: Một số chỉ tiêu khí hậu của phường Rạch Dừa ...............................................12
Bảng 2: Phân loại đất phường Rạch Dừa. .....................................................................13
Bảng 3: Cơ cấu kinh tế phường Rạch Dừa năm 2010 ..................................................15
Bảng 4: Dân số phường Rạch Dừa năm 2010 ..............................................................16
Bảng 5: Hiện trạng giao thông phường Rạch Dừa .......................................................18
Bảng 6: Hiện trạng Giáo dục phường Rạch Dừa ..........................................................19
Bảng 7: Thống kê tình hình đăng ký cấp giấy của Phường Rạch Dừa so với các
Phường xã khác .............................................................................................................25
Bảng 8: Hiện trạng sử dụng đất năm 2010 ...................................................................26
Bảng 9: Hiện trạng sử dụng đất Nông Nghiệp năm 2010.............................................27
Bảng 10: Hiện trạng sử dụng đất Phi Nông Nghiệp năm 2010 ....................................28
Bảng 11: Biến động đất đai năm 2005 – 2010 ..............................................................29
Bảng 12: Phân tích biến động giai đoạn 2005 – 2010 ..................................................30
Bảng 13: Cơ cấu sử dụng đất theo các loại đất năm 2010 ............................................31
Bảng 14: Kết quả thực hiện các chỉ tiêu quy hoạch .......................................................32
Bảng 15: Dự báo dân số trong thời kỳ quy hoạch ........................................................36
Bảng 16: Chỉ tiêu xây dựng các công trình giao thông cơ bản .....................................37
Bảng 17: Dự báo nhu cầu sử dụng đất đô thị đến năm 2020 ........................................40
Bảng 18: Đánh giá khả năng đáp ứng theo số lượng đất đai cho các ngành/lĩnh vực .........41
Bảng 19: Quy hoạch đất nông nghiệp đến năm 2020 ...................................................42
Bảng 20: Quy hoạch giao thông ...................................................................................44
Bảng 21: Quy hoạch đất cơ sở hạ tầng .........................................................................44
Bảng 22: Quy hoạch đất phi nông nghiệp đến năm 2020 .............................................44
Bảng 23: Diện tích đất chuyển mục đích trong kỳ quy hoạch ......................................45
Bảng 24: Phân kỳ các chỉ tiêu sử dụng đất trong kỳ quy hoạch ...................................47
Bảng 25: Phân kỳ diện tích đất chuyển mục đích sử dụng ...........................................48
Bảng 26: Kế hoạch sử dụng đất phân theo từng năm ...................................................50
Bảng 27: Diện tích đất chuyển mục đích sử dụng phải xin phép theo từng năm kế
hoạch ..............................................................................................................................51
Bảng 28: Danh mục các công trình, dự án trong kỳ kế hoạch ......................................52


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1: Cơ cấu sử dụng đất năm 2010 .....................................................................26
Biểu đồ 2: Cơ cấu sử dụng đất đến năm 2020 ..............................................................42


Ngành: Quản Lý Đất Đai

SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Dương
ĐẶT VẤN ĐỀ

Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quan trọng, vô giá của mỗi quốc gia. Nó là
tư liệu sản xuất không thể thiếu trong hoạt động nông nghiệp, là giá đỡ cho các công
trình xây dựng, nhà ở, phân xưởng, trụ sở, cơ quan…trong các hoạt động phát triển
kinh tế - xã hội của quốc gia, là môi trường để con người và mọi sinh vật sinh sống và
phát triển. Vậy phải sử dụng nguồn tài nguyên quan trọng ấy lâu dài phát triển theo
quá trình lịch sử của con người một cách tối ưu nhất.
Trong Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 quy
định: “Nhà nước thống nhất quản lý đất đai theo quy hoạch và pháp luật, bảo đảm
sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả”. Đồng thời Luật đất đai năm 2003 đã nêu rõ:
“Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là một trong những nội dung quản lý
nhà nước về đất đai”. Do vậy, công tác lập QH, KHSDĐ là một trong những nội dung
quản lý nhà nước về đất đai để giải quyết vấn đề trên.
QHSDĐ có ý nghĩa chiến lược lâu dài, hướng đến sự phát triển bền vững.
QHSDĐ là quá trình phân tích, đánh giá tiềm năng của địa phương cụ thể hay rộng
hơn là của một huyện, tỉnh, vùng, lãnh thổ trên cơ sở phương hướng, nhiệm vụ, mục
tiêu phát triển kinh tế - xã hội kết hợp với nhu cầu sử dụng đất của ban, ngành, tổ
chức, cá nhân sử dụng đất để phân bổ quỹ đất hợp lý nhất, hiệu quả nhất, tiết kiệm
nhất bền vững với môi trường. Kế hoạch sử dụng đất là sự chi tiết hóa của việc lập
QHSDĐ theo từng năm, từng giai đoạn cụ thể.

Và trong bối cảnh, đất nước ta đang tiến hành CNH - HĐH, mở cửa để hòa
nhập với thế giới, tất yếu dẫn đến sự phát triển mạnh mẽ không ngừng của các khu
công nghiệp, khu chế xuất,… các thành phố lớn, khu dân cư,…. về cả số lượng và chất
lượng mà thuật ngữ chuyên môn gọi là “công nghiệp hóa, đô thị hóa”. Về mặt tiêu
cực, điều này đã gây ra một sức ép lớn đến vấn đề quản lý và sử dụng đất đai, làm thế
nào vẫn có thể xây dựng các khu công nghiệp, các khu chế xuất, các khu dân
cư,…nhưng vẫn đảm bảo diện tích để sản xuất nông nghiệp theo đúng cái tên “nước
ta là nước nông nghiệp”; đòi hỏi phải có định hướng, mục tiêu cụ thể phù hợp với
tình hình phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường.
Thành phố Vũng Tàu là thành phố đang phát triển, đô thị hoá diễn ra nhanh
chóng, mạnh mẽ. Phường Rạch Dừa được thành lập theo Nghị định số 212/2004/NĐCP, ngày 24/12/2004 của Chính phủ, đi vào hoạt động từ ngày 1/3/2005, phường có
tổng diện tích là: 625,48 ha (trong đó: 260,67 ha mặt nước; 364,81 ha đất liền). Dân số
của Phường tính đến ngày 30/12/2009 là: 4.018 hộ, 18.324 nhân khẩu, có 3.530 hộ
thường trú và 488 hộ tạm trú, chia thành 6 khu phố với 83 tổ dân phố. Người dân sống
chủ yếu bằng nghề buôn bán, một bộ phận hoạt động ngành công nghiệp – tiểu thủ
công nghiệp và ngư nghiệp. Ngành chăn nuôi và trồng trọt không phát triển do diện
tích đất canh tác bị thu hẹp bởi quá trình đô thị hóa. Trên địa bàn phường có khu công
nghiệp Đông Xuyên đang thu hút ngày càng đông lao động trong và ngoài tỉnh về làm
việc, phát sinh nhiều vấn đề xã hội như: việc làm, nhà ở, nhu cầu học tập, chăm sóc y
tế, vui chơi,….Trong phát triển và đô thị hoá, Tp.Vũng Tàu nói chung cũng như
phường Rạch Dừa nói riêng, có nhiều phương án, công trình liên quan đến đất đai; bên
cạnh đó là vấn đề chỉnh trang đô thị đòi hỏi phải có quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

Trang 1


Ngành: Quản Lý Đất Đai

SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Dương


chặt chẽ. Xuất phát từ những vấn đề nêu trên và được sự chấp thuận của khoa QLDĐ
& BĐS, UBND phường Rạch Dừa; em thực hiện:
Đề tài:“QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2020, KẾ HOẠCH SỬ
DỤNG ĐẤT 5 NĂM 2011 - 2015 PHƯỜNG RẠCH DỪA TP.VÙNG TÀU”
 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài:
Đánh giá nguồn lực phát triển của địa phương (nguồn lực tự nhiên, nguồn lực
phát triển kinh tế xã hội) và tình hình sử dụng nguồn lực đất đai của địa phương. Sắp
xếp phân bố lại nguồn lực về đất đai để phù hợp với nhu cầu sử dụng đất các sở,
ngành, ban, người sử dụng đất trong sự phát triển KT – XH – VH ở hiện tại và tương
lai.
 Đối tượng nghiên cứu:
Đất đai: Bao gồm tất cả các loại đất theo mục đích sử dụng (đất nông nghiệp,
đất phi nông nghiệp, đất chưa sử dụng) thuộc địa giới hành chính của Phường và các
nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng đất.
Đối tượng sử dụng đất, các quy luật phát triển kinh tế – xã hội, điều kiện tự
nhiên, tài nguyên thiên nhiên, cở sợ hạ tầng.
 Phạm vi nghiên cứu:
Không gian: Địa bàn nghiên cứu trong phạm vi phường Rạch Dừa, Tp.Vũng
Tàu, Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Thời gian: Đề tài tập trung nghiên cứu trong giai đoạn năm 2011 - 2020 và thời
gian thực hiện đề tài trong 4 tháng (28/03/2011 đến 10/08/2011).

Trang 2


Ngành: Quản Lý Đất Đai

SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Dương
PHẦN I: TỔNG QUAN


1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1.1. Cơ sở khoa học
1. Các khái niệm
 Đất đai : Là một khoảng không gian có giới hạn, theo chiều thẳng đứng (gồm khí
hậu của bầu khí quyển, lớp đất phủ bề mặt, thảm thực vật, động vật, diện tích mặt
nước, tài nguyên nước ngầm và khoáng sản trong lòng đất); theo chiều nằm ngang
trên mặt đất (là sự kết hợp giữa thổ nhưỡng, địa hình, thủy văn cùng với các thành
phần khác); kết hợp với hoạt động quản trị của con người không những từ quá khứ
đến hiện tại mà còn triển vọng trong tương lai. Đất đai giữ vai trò quan trọng và có
ý nghĩa to lớn đối với hoạt động sản xuất cũng như cuộc sống của xã hội loài
người.
 Quy hoạch: Là việc xác định một trật tự nhất định bằng những hoạt động phân bố,
bố trí, sắp xếp, tổ chức… cho những định hướng phát triển trong tương lai.
 Kế hoạch: Là việc bố trí, sắp xếp nhằm phân định, phân bổ, chi tiết hóa công việc
theo thời gian và không gian nhất định.
 Quy hoạch sử dụng đất: Là hệ thống các biện pháp kinh tế, kỹ thuật và pháp chế
của nhà nước về tổ chức sử dụng quản lý đất đai đầy đủ hợp lý, khoa học và có
hiệu quả cao nhất, thông qua việc phân bổ quỹ đất đai và tổ chức sử dụng đất như
tư liệu sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất xã hội, tạo điều kiện bảo vệ đất,
bảo vệ tài nguyên và môi trường.
 Kế hoạch sử dụng đất đai: Là sự chia nhỏ, chi tiết hóa quy hoạch sử dụng đất về
mặt nội dung và thời kỳ. KHSDĐ nếu được phê duyệt sẽ mang tính pháp lý và
mang tính pháp lệnh.
 Phân khai: Là chỉ tiêu các loại đất đã xác định trong phương án quy hoạch sử dụng
đất cấp trên phân bổ cho đơn vị hành chính cấp dưới.
 Phân kỳ: chỉ tiêu các loại đất đã xác định trong phương án quy hoạch sử dụng đất
được phân chia cho kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối.
2. Nội dung, phương pháp, chu trình lập QH, KHSDĐ
a. Nội dung lập QH, KHSDĐ của Bộ TNMT (TT 19/2009)
Trình tự nội dung lập QH, KH SDĐ các cấp (quốc gia, tỉnh, huyện, xã) gồm:

- Bước 1: Điều tra, phân tích, đánh giá điều kiện TN – KT – XH.
- Bước 2: Đánh giá tình hình SDĐ, biến động SDĐ, kết quả thực hiện QHSDĐ
kỳ trước và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất.
- Bước 3: Đánh giá tiềm năng đất đai và định hướng dài hạn về SDĐ (ở cấp xã
không có nội dung này).
- Bước 4: Xây dựng phương án QHSDĐ.
- Bước 5: Đánh giá tác động của phương án QHSDĐ đến KT – XH – MT.
- Bước 6: Phân kỳ QHSDĐ và lập KHSDĐ kỳ đầu.
- Bước 7: Đề xuất các giải pháp thực hiện QH, KHSDĐ.
b. Phương pháp lập QH, KHSDĐ
 Phương pháp luận
- Phương pháp kết hợp phân tích định tính và định lượng.
- Phương pháp kết hợp vĩ mô và vi mô
- Phương pháp cân bằng tương đối
Trang 3


Ngành: Quản Lý Đất Đai

SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Dương

 Phương pháp nghiên cứu: thống kê, khảo sát thực địa, điều tra nhanh, bản đồ,
đánh giá đất đai theo FAO, công cụ GIS, dự báo, định mức, cân bằng các chỉ
tiêu sử dụng đất, đa phương án, tính hiệu quả sử dụng đất, chuyên gia, tính toán
luỹ kế, nội ngoại suy,...
c. Chu trình lập QH, KHSDĐ
Gồm 3 giai đoạn:
- Giai đoạn 1: Tiền quy hoạch
+ Xin chủ trương (vốn).
+ Lập và duyệt dự án đầu tư.

+ Chọn cơ quan tư vấn lập quy hoạch.
- Giai đoạn 2: Lập quy hoạch
+ Lập quy hoạch sử dụng đất.
+ Lập kế hoạch sử dụng đất.
+ Thẩm định.
+ Phê duyệt.
- Giai đoạn 3: Hậu quy hoạch
+ Công bố quy hoạch đã được duyệt.
+ Thu hút đầu tư.
+ Giám sát, kiểm tra, thanh tra.
3. Các nguyên tắc lập quy hoạch
Điều 21 Luật Đất đai năm 2003 quy định việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng
đất phải bảo đảm 8 nguyên tắc sau:
 Phù hợp với chiến lược, quy hoạch tổng thể, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội,
quốc phòng, an ninh.
 Được lập từ tổng thể đến chi tiết; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cấp dưới
phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cấp trên; kế hoạch sử dụng
đất phải phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm
quyền quyết định, xét duyệt.
 Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cấp trên phải thể hiện nhu cầu sử dụng đất
của cấp dưới.
 Sử dụng đất tiết kiệm và có hiệu quả.
 Khai thác hợp lí tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường.
 Bảo vệ, tôn tạo di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh.
 Dân chủ và công khai.
 Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của mỗi kỳ phải được quyết định, xét duyệt
trong năm cuối của kỳ trước đó.
4. Căn cứ để lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Điều 22 Luật Đất đai năm 2003, nêu các căn cứ để lập quy hoạch, kế hoạch sử
dụng đất như sau:

- Căn cứ để lập quy hoạch sử dụng đất, gồm 7 căn cứ:
 Chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh
của cả nước; quy hoạch phát triển của các ngành và các địa phương;
 Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước.
 Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và nhu cầu của thị trường.
 Hiện trạng sử dụng đất và nhu cầu sử dụng đất.
Trang 4


Ngành: Quản Lý Đất Đai

SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Dương

 Định mức sử dụng đất.
 Tiến bộ khoa học và công nghệ có liên quan đến việc sử dụng đất.
 Kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất kỳ trước.
- Căn cứ để lập kế hoạch sử dụng đất gồm 5 căn cứ:
 Quy hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định,
xét duyệt.
 Kế hoạch phát triển KT - XH năm năm và hàng năm của Nhà nước.
 Nhu cầu sử dụng đất của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư.
 Kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất kỳ trước.
 Khả năng đầu tư thực hiện các dự án, công trình có sử dụng đất.
 Nội dung của quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp xã.
5. Kỳ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
 Kỳ quy hoạch sử dụng đất của cả nước, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương,
huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, xã, phường, thị trấn là mười năm.
 Kỳ kế hoạch sử dụng đất của cả nước, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, huyện,
quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, xã, phường, thị trấn là năm năm.
6. Lược sử công tác lập quy hoạch sử dụng đất

a. Lược sử công tác quy hoạch sử dụng đất trên thế giới
- Quy hoạch sử dụng đất không chỉ có vai trò quan trọng đối với nước ta mà còn
đối với tất cả các nước trên thế giới. Các nước đã tiến hành quy hoạch sử dụng đất từ rất
sớm:
- Hệ thống QHSDĐ ra đời ở Liên Xô từ thập niên 30 và phát triển liên tục cho đến
nay. Hệ thống QHSDĐ gồm có 4 cấp:
- Tổng sơ đồ sử dụng đất toàn liên bang.
-Tổng sơ đồ sử dụng đất các tỉnh và nước cộng hòa.
- Quy hoạch vùng và huyện.
- Quy hoạch liên xí nghiệp và xí nghiệp.
Ở các nước tư bản phát triển như Anh, Pháp, Mĩ, Úc,.... gần đây là các nước Thái Lan,
Malayxia, Philipin đã ứng dụng các quy phạm vào công tác điểu tra, đánh giá quy hoạch.
Ở các nước khu vực Đông Nam Á như Lào, Campuchia...nhìn chung công tác quy
hoạch đã phát triển và hình thành bộ máy quản lý đất đai tương đối tốt nhưng mới chỉ
dừng lại cho phần quy hoạch tổng thể cho các ngành.
b. Lược sử công tác quy hoạch sử dụng đất ở Việt Nam
Công tác QHSDĐ được thực hiện theo lãnh thổ hành chính, từ cấp toàn quốc cho
đến tỉnh, huyện, xã và theo quy hoạch ngành: các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp….
Công tác quy hoạch sử dụng đất được tiến hành từ năm 1961, trải qua các giai đoạn:
 Giai đoạn 1: 1961-1975
Trước ngày giải phóng cả 2 miền Nam và Bắc chưa có khái niệm về QHSDĐ.
Ở miền Bắc: Bộ nông trường đã tiến hành chỉ đạo cho các nông trường lập quy
hoạch sản xuất, những quy hoạch này đáp ứng được cho công tác bố trí sản xuất cho
Trang 5


Ngành: Quản Lý Đất Đai

SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Dương


các nông trường quốc doanh nhưng các phương án quy hoạch không được phê duyệt
nên tính khả thi và tính pháp lý không cao.
Ở miền Nam: Chế độ cũ có xây dựng dự án phát triển kinh tế hậu chiến với ý đồ
là dự án sẽ tiến hành quy hoạch phát triển sau chiến tranh, kết quả là ở miền Nam hình
thành khu công nghiệp Biên Hòa 1.
 Giai đoạn 2: 1975-1980
Tiến hành phân vùng quy hoạch kinh tế cho toàn quốc đáp ứng cho yêu cầu
phát triển nền kinh tế quốc dân sau ngày giải phóng. Nhà nước thành lập ban chỉ đạo
phân vùng kinh tế nông lâm trung ương và ban phân vùng kinh tế các tỉnh, thành phố
trực thuộc trung ương.
Kết quả là đã tiến hành quy hoạch nông lâm nghiệp cho 7 vùng kinh tế và quy
hoạch nông lâm 44 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Hạn chế: Đối tượng đất đai trong quy hoạch chủ yếu là đất nông lâm nghiệp,
tình hình tài liệu điều tra cơ bản thiếu và không đồng bộ, nội hàm quy hoạch sử dụng
đất chưa được quan tâm. Thời kỳ này chưa nghe quy hoạch sử dụng đất.
 Giai đoạn 3: 1981-1986
Có đại hội Đảng Cộng Sản Việt Nam toàn quốc lần thứ V và ban hành văn kiện
có nội dung: xúc tiến công tác nghiên cứu điều tra cơ bản, làm cơ sở lập tổng sơ đồ
phát triển và phân bố lực lượng sản xuất toàn quốc, sơ đồ phát triển và phân bố lực
lượng sản xuất của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các bộ ngành trung
ương.
Kết quả là đối tượng đất đai trong quy hoạch được mở rộng: Nghiên cứu về đất
phát triển không gian đô thị, đất giao thông, đất khu công nghiệp,…tài liệu điều tra cơ
bản khá phong phú, đồng bộ, có đánh giá nguồn lực (nội lực, ngoại lực) và xét trong
mối quan hệ vùng, có lượng toán vốn đầu tư, hiệu quả của quy hoạch, nôi dụng
QHSDĐ chính thức trở thành một chương mục trong báo cáo quy hoạch.
Hạn chế: Chỉ có quy hoạch cấp toàn quốc, cấp tỉnh; riêng quy hoạch cấp huyện,
xã chưa được đề cập đến.
 Giai đoạn 4: từ 1987 đến trước luật đất đai 1993
Trong luật đất đai 1987 có quy định: Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là một

nội dung trong quản lý nhà nước về đất đai, tạo cơ sở pháp lý cho công tác lập quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
Giai đoạn này công tác lập quy hoạch im vắng do những nguyên nhân: Vì qua
một thời kỳ quy hoạch rầm rộ, rộng khắp đã thực hiện ở cấp toàn quốc, vùng, tỉnh và
với sự sụp đổ của Đông Âu, Liên Xô tan rã làm cho Việt Nam định hướng phát triển
kinh tế theo thị trường có sự điều tiết nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa nên
không cần thiết phải lập quy hoạch.
Tổng Cục quản lý ruộng đất ban hành Thông Tư 106/KH-RĐ hướng dẫn công
tác lập QH, KHSDĐ cấp xã (kết quả đã lập quy hoạch khoảng 300 xã).
 Giai đoạn 5: từ 1993 đến trước luật đất đai 2003
Luật đất đai 1993 ra đời làm cơ sở pháp lý cho QHSDĐ, thuận lợi đặc biệt là
các văn bản dưới luật được ban hành (NĐ34/CP: Xác định chức năng của Tổng cục
địa chính, hình thành một hệ thống tổ chức từ trung ương đến địa phương; NĐ68/CP:
Đây là nghị định lần đầu tiên của Việt Nam Chính phủ ban hành chỉ đạo công tác lập
quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất các cấp; Thông tư 1814/TCĐC: Hướng dẫn công tác
Trang 6


Ngành: Quản Lý Đất Đai

SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Dương

lập QH, KHSDĐ của cấp tỉnh, huyện, xã; Thông tư 1842/TCĐC: Hướng dẫn công tác
lập QH, KHSDĐ các cấp thay cho Thông tư 1814).
Thời kỳ này thuận lợi về mặt pháp lý, tổ chức bộ máy, quy trình và nội dung
phương pháp lập quy hoạch sử dụng đất các cấp, đã xúc tiến công tác lập QHSDĐ
rộng khắp.
Kết quả đạt được đã lập KHSDĐ 5 năm của cả nước, lập QHSDĐ định hướng
toàn quốc đến năm 2010.
Hạn chế: Quy trình, nội dung phương pháp lập quy hoạch sử dụng đất chỉ dừng

lại ở hướng dẫn trình tự các bước tiến hành không phải là quy trình kinh tế kỹ thuật
chặt chẽ, các định mức về chỉ tiêu sử dụng đất chưa thống nhất chung cho toàn quốc
mà vẫn còn vận dụng định mức của các bộ ngành. Đối với khu vực đô thị có sự chồng
chéo tranh chấp giữa 2 loại hình quy hoạch (quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây
dựng) và khu vực nông thôn.
 Giai đoạn 6: từ năm 2004 đến nay
Luật đất đai năm 2003 có hiệu lực ngày 01/07/2004.
Văn bản dưới luật: Nghị định 181/2004/NĐ-CP; Thông tư 30/2004/TTBTNMT; Thông tư 19/2009/TT-BTNMT; Quyết định 10/2004/QĐ-BTNMT; Thông tư
04/2006/TT-BTNMT.
Nội dung mới: Hệ thống lập quy hoạch sử dụng đất chia làm 5 cấp; thời kỳ lập
quy hoạch sử dụng đất là 10 năm; kế hoạch sử dụng đất 5 năm thống nhất tất cả các
cấp và gắn liền với quy hoạch sử dụng đất; kế hoạch sử dụng đất phân kỳ 2 giai đoạn:
Kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu (5 năm đầu), kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (5 năm cuối);
điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất .
Kết quả: Đã lập kế hoạch sử dụng đất 5 năm cả nước; lập, điều chỉnh quy hoạch
sử dụng đất các cấp.
1.1.2. Cơ sở pháp lý của đề tài nghiên cứu
-

Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992.

-

Luật Đất đai năm 2003 ngày 26 tháng 11 năm 2003.

- Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành
Luật Đất đai năm 2003.
- Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Chính phủ quy định bổ
sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định
cư.

- Thông tư số 19/2009/TT-BTNMT ngày 02/11/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường về Quy định chi tiết việc lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử
dụng đất.
- Thông tư 13/2011/TT-BTNMT ngày 15/04/2011 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường Quy định về Ký hiệu bản đồ hiện trạng sử dụng đất phục vụ quy hoạch sử dụng
đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất.
- Chỉ thị số 01/CT-BTNMT ngày 17 tháng 3 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Tài
nguyên - Môi trường về việc tăng cường công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
- Thông tư 06/2010/TT-BTNMT ngày 15/03/2010 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường về việc ban hành Định mức kinh tế - kỹ thuật lập và điều chỉnh quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất.
Trang 7


Ngành: Quản Lý Đất Đai

SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Dương

- Định mức kinh tế kỹ thuật lập và điều chỉnh Quy họach, kế hoạch sử dụng đất
(Ban hành kèm theo Thông tư 06/2010/TT-BTNMT ngày 15/03/2010 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường).
- Thông tư số 04/2006/TT-BTNMT ngày 22/5/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường về hướng dẫn phương pháp tính đơn giá dự toán xây dựng dự toán kinh phí
thực hiện lập và điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
- Hướng dẫn áp dụng định mức sử dụng đất trong công tác lập và điều chỉnh quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất (kèm theo công văn số 5763/BTNMT-ĐKTK ngày 25
tháng 12 năm 2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường).
- Công văn số 2778/BTNMT-TCQLĐĐ ngày 04 tháng 8 năm 2009 của Bộ
trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc triển khai lập quy hoạch sử dụng dụng
đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu.

1.1.3. Cơ sở thực tiễn
- Công văn số 2778/BTNMT-TCQLĐĐ ngày 04 tháng 8 năm 2009 của Bộ
trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc triển khai lập quy hoạch sử dụng đất đến
năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu.
- Quyết định số 8708 /QĐ-UBND ngày 05/11/2004 của UBND tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu về việc phê duyệt Quy hoạch sử dụng đất thành phố Vũng Tàu thời kỳ
2002-2010.
- Quyết định 235/2005/QĐ-TTg ngày 26/09/2005 của Thủ tướng Chính phủ về
việc phê duyệt QH chung xây dựng Thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu đến
2020.
- Quyết định số 15/2007/QĐ-TTg ngày 29/01/2007 của Thủ tướng Chính phủ về
việc phê duyệt QH tổng thể phát triển KT – XH Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu giai đoạn
2006-2015, định hướng đến năm 2020.
- Quyết định 589/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 20 tháng 05 năm 2008
về việc phê duyệt quy hoạch xây dựng vùng Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020
và tầm nhìn đến năm 2050 (trong đó có Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu).
- Công văn 5850/UBND-VP của UBND Tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu ngày 16 tháng
09 năm 2009 về việc triển khai công tác lập quy hoạch sử dụng dụng đất đến năm
2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm 2011-2015 cho 3 cấp trên địa bàn Tỉnh.
- Quyết định số 799/QĐ-UBND ngày 08 tháng 06 năm 2010 của UBND Tp
Vũng Tàu về việc thành lập Ban chỉ đạo Dự án lập quy hoạch sử dụng đất đến năm
2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm 2011-2015 Thành phố Vũng Tàu và các Phường
xã thuộc Thành phố.
- Quyết định số 798/QĐ-UBND ngày 08 tháng 06 năm 2010 của UBND Tp
Vũng Tàu về việc thành lập tổ chuyên môn giúp việc Ban chỉ đạo Dự án lập quy hoạch
sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm 2011-2015 Thành phố Vũng
Tàu và các Phường xã thuộc Thành phố.
- Quy hoạch các ngành: Xây dựng, Công nghiệp, Giao thông -Vận tải, Du lịch,
Giáo dục - Đào tạo, Y tế, Thể dục Thể thao, Thương mại - Dịch vụ, Nông nghiệp, Môi
trường... đến năm 2020.
-


Chỉ tiêu phân khai chỉ tiêu quy hoạch cấp Tỉnh cho Thành phố Vũng Tàu đến
Trang 8


Ngành: Quản Lý Đất Đai

SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Dương

năm 2020.
- Nghị quyết số 08-NQ/TU ngày 07/8/2009 của Tỉnh Ủy tỉnh Bà Rịa –Vũng Tàu
về phát triển kinh tế - xã hội thành phố Vũng Tàu đến năm 2015 có tính đến năm 2020.
- Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ Thành phố Vũng Tàu lần thứ X, nhiệm kỳ
2010 – 2015.
- Dự thảo Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ
đầu (2011 - 2020) Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
-

Quy hoạch chung của Thành phố Vũng Tàu.

-

Niên giám thống kê các năm của Thành phố Vũng Tàu.

-

Số liệu kiểm kê đất đai năm 2010 của Thành phố Vũng Tàu.

-


Bản đồ hiện trạng sử dụng đất đai năm 2010 của Thành phố Vũng Tàu.

- Số liệu kiểm kê đất đai và bản đồ hiện trạng sử dụng đất đai năm 2010 của các
Phường, xã thuộc Thành phố.
- Nhu cầu sử dụng đất của các Sở, Ban, Ngành trên địa bàn Tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu
và Thành phố Vũng Tàu đến năm 2020 và xa hơn.
1.2. KHÁI QUÁT ĐỊA BÀN PHƯỜNG RẠCH DỪA
Phường Rạch Dừa nằm ở thuộc phía Bắc thành phố Vũng Tàu, có tổng diện tích
625,48 ha. Là nơi tiếp giáp giữa trung tâm thành phố và vùng ven đô thị, do đó phường
Rạch Dừa có một vai trò quan trọng - là cầu nối giữa các phường trung tâm và vung
ven trong sự phát triển kinh tế – xã hội của Thành phố Vũng Tàu.
Ranh giới hành chính:
 Phía Đông giáp phường 11
 Phía Tây giáp phường Thắng Nhất và Biển Đông
 Phía Nam giáp phường 10
 Phía Bắc giáp xã Long Sơn
Toạ độ địa lý:
 Từ 10021’ 20” đến 10026’ 50” độ vĩ Bắc.
 Từ 107005’45” đến 107007’30” độ kinh Đông.
Phường Rạch Dừa nằm trên tuyến đường Quốc lộ 51A, và giáp Sông Dinh nên
là địa bàn trung gian cho sự giao lưu kinh tế giữa thành phố Vũng Tàu với các khu vực
lân cận cả bằng đường bộ lẫn đường thuỷ.
Cơ cấu kinh tế của Phường chuyển dịch theo hướng tích cực nhằm giải quyết
việc làm và tăng thu nhập cho người dân (giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng dần tỷ trọng
thương mại – dịch vụ và TTCN – xây dựng). Năm 2020, không tính dầu khí, tỷ trọng
cơ cấu các ngành kinh tế như sau: Nông nghiệp – Thủy sản 0,90%; Dịch vụ – Thương
mại 73,66 %, TTCN – Xây dựng 31,18 %; Tổng thu nhập bình quân đầu người đạt 40
triệu đồng/người/năm. Mục tiêu phấn đấu của Phường đến năm 2015 các ngành kinh tế
trên địa bàn tăng trưởng bình quân hàng năm là 26,5%. Trong đó: thương mại - dịch
vụ tăng: 28%; TTCN - XD tăng 22%.

1.3. NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.3.1. Nội dung nghiên cứu
1. Điều tra, phân tích, đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội.
Trang 9


Ngành: Quản Lý Đất Đai

SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Dương

2. Đánh giá tình hình sử dụng đất, biến động sử dụng đất, kết quả thực hiện
QHSDĐ kỳ trước và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất.
3. Đánh giá tiềm năng đất đai, khả năng thích nghi đất đai đối với các loại hình sử
dụng đất.
4. Xây dựng phương án QHSDĐ trên cơ sở đó đánh giá hiệu quả của phương án
QHSDĐ đến kinh tế, xã hội và môi trường.
5. Phân kỳ QHSDĐ, lập KHSDĐ kỳ đầu.
6. Đề xuất các giải pháp tổ chức thực hiện QH, KHSDĐ kỳ đầu.
1.3.2. Phương pháp nghiên cứu
Ngoài việc sử dụng các phương pháp luận như: Kết hợp phân tích định tính và
định lượng, kết hợp vi mô và vĩ mô, cân bằng tương đối; sử dụng các phương pháp
nghiên cứu cụ thể như sau:
 Phương pháp thống kê: sử dụng trong quá trình thu thập, tổng hợp các số liệu
về tự nhiên, kinh tế, xã hội, các loại đất, các chỉ tiêu liên quan đến quy hoạch sử
dụng đất, hiện trạng sử dụng đất.
 Phương pháp điều tra thực địa: sử dụng trong quá trình đối soát thực địa,
chỉnh lý những biến động về đất đai, khoanh vẽ, chỉnh lý các biến động thửa đất,
các hạng mục công trình thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2011.
 Phương pháp định mức: dựa vào các định mức, các chỉ tiêu kết hợp với các
yêu cầu hiện tại để đưa ra các hạng mức của từng loại đất nhằm sử dụng quỹ đất

hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả.
 Phương pháp dự báo: dự báo dân số, dự báo nhu cầu sử dụng đất trong thời kỳ
quy hoạch, dự báo về chuyển dịch kinh tế dự báo quỹ đất cho các ngành và dự trữ
cho các giai đoạn phát triển tiếp theo.
 Phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp: so sánh sự biến động đất đai qua
các giai đoạn, so sánh các phương án quy hoạch, căn cứ vào các chỉ tiêu kinh tế,
xã hội, môi trường để lựa chọn một phương án sử dụng đất tối ưu.
 Phương pháp chuyên gia: được thể hiện từ công tác tổ chức, báo cáo chuyên
đề, đóng góp ý kiến… đều thông qua các chuyên gia có kinh nghiệm.

Trang 10


Ngành: Quản Lý Đất Đai

SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Dương

PHẦN II: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
1. Vị trí địa lý
Phường Rạch Dừa nằm ở thuộc phía Bắc Thành phố Vũng Tàu, có tổng diện tích
625,48 ha. Là nơi tiếp giáp giữa trung tâm thành phố và vùng ven đô thị, do đó phường
Rạch Dừa có một vai trò quan trọng – là cầu nối giữa các phường trung tâm và vùng
ven trong sự phát triển kinh tế – xã hội của Thành phố Vũng Tàu.
Ranh giới hành chính:


Phía Đông giáp phường 11




Phía Tây giáp phường Thắng Nhất và Biển Đông



Phía Nam giáp phường 10



Phía Bắc giáp xã Long Sơn

Toạ độ địa lý:


Từ 10021’ 20” đến 10026’ 50” độ vĩ Bắc.



Từ 107005’45” đến 107007’30” độ kinh Đông.

Phường Rạch Dừa nằm trên tuyến đường Quốc lộ 51A, và giáp Sông Dinh nên
là địa bàn trung gian cho sự giao lưu kinh tế giữa thành phố Vũng Tàu với các khu vực
lân cận cả bằng đường bộ lẫn đường thuỷ.
2. Địa hình, địa mạo
Địa hình phường Rạch Dừa tương đối bằng phẳng có độ dốc từ 0-30, tập trung
chủ yếu ở một số vùng phía Bắc và trung tâm phường dọc theo đường 51A và đường
Bình Giã.
3. Khí hậu
Phường Rạch Dừa mang khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo khí hậu biển

Đông, phân thành 2 mùa rõ rệt trong năm. Mùa mưa thường bắt đầu muộn và kết thúc
sớm từ tháng 5 và kết thúc vào tháng 10, còn mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4
năm sau. Hướng gió chủ yếu là hướng Tây Nam (mùa mưa) và Đông Bắc (mùa khô)
vận tốc 2 - 3 m/s.
Nhiệt độ ở địa phương tương đối cao và ổn định, nhiệt độ trung bình giữa các
tháng từ 25o - 30o, các tháng có nhiệt độ cao nhất là từ tháng 4 - 6, thấp nhất là tháng 1
(26,13oC). Biên nhiệt trong ngày từ 5o - 7o biên độ giữa các tháng không quá 4o.

Trang 11


Ngành: Quản Lý Đất Đai

SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Dương

Bảng 1: Một số chỉ tiêu khí hậu của phường Rạch Dừa
Tháng

Nhiệt độ trung
bình (oC)

Tổng lượng

Độ ẩm tương đối

mưa (mm)

bình quân (%)

1


26,13

16,17

76,3

247,86

2

26,14

2,35

76,5

240,37

3

27,41

3,46

76,1

284,15

4


28,91

23,41

76,1

262,12

5

28,98

194,39

78,3

225,33

6

28,37

228,39

80,0

198,25

7


27,71

254,05

82,4

200,22

8

27,71

236,33

82,3

188,44

9

27,58

227,11

82,8

185,32

10


27,24

305,98

84,1

177,38

11

26,92

88,02

80,6

193,61

12

26,17

27,68

78,1

193,98

Cả năm


27,44

1607,34

79,5

2597,03

Tối cao

28,98

305,98

84,1

284,15

Tối thấp

26,13

2,35

76,1

177,38

Tổng số giờ nắng

(giờ)

( Nguồn: Niên giám thống kê năm 2009)
- Thời kỳ ẩm ướt trùng với mùa mưa, trong đó ẩm nhất là tháng 10 (84 – 85%).
Độ ẩm tương đối bình quân biến đổi từ 76 – 85%, trung bình năm là 79,47%.
- Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10, lượng mưa phân bố đều trong các
tháng, chiếm khoảng 85% tổng lượng mưa cả năm, tổng số ngày mưa trong năm là 124
ngày. Mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, có nền nhiệt cao và hầu như
không thay đổi trong năm.
- Mùa dông thường bắt đầu vào tháng 4 (cuối mùa khô) và kết thúc vào tháng
11. Mỗi tháng mùa dông thường có từ 2 – 6 ngày dông và mỗi năm có trên 30 ngày
dông. Do vùng biển của TP.Vũng Tàu nằm trong vĩ độ thấp (giới hạn từ vĩ tuyến 12o
trở vào) nên sự xuất hiện của bão rất ít. Theo số liệu thống kê trong 25 năm (1961 –
1985), vùng biển từ 15o trở vào có 123 cơn bão, xuất hiện trung bình 4 – 9 cơn
Trang 12


Ngành: Quản Lý Đất Đai

SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Dương

bão/năm. Mùa bão thường tập trung vào 4 tháng cuối năm (tháng 9 đến tháng 12) với
tần suất 64,2%, tháng có nhiều bão nhất là tháng 10 và tháng 11 (chiếm 18%).
Hàng năm, số lượng các cơn bão thay đổi rất lớn, có năm xảy ra 2-3 cơn nhưng
cũng có năm không xảy ra cơn bão nào. Trên biển hướng di chuyển chính của bão là
hướng Tây Bắc và hướng Tây Nam. Tốc độ bão từ ngoài biển phía Nam (theo chuỗi số
liệu 25 năm đạt 48m/s), khi có bão thường gây ra sóng to với tốc độ gió 50m/s, sóng
có thể cao tới 13,5m ở ngoài khơi và dòng nước ven bờ từ 3 – 4m.
2.1.2. Các nguồn tài nguyên
1. Tài nguyên đất

Các nhóm đất chính trên địa bàn Phường bao gồm 2 loại đất sau:
- Nhóm đất xám: Đất xám độ phì kém, tuy có độ phì kém nhưng loại hình sử
dụng đất đối với loại đất này cũng rất đa dạng, bao gồm cả các loại cây lâu năm, cây
hàng năm, cây ăn quả, hoa màu. Đất xám có cường độ chịu nén của đất dao động
quanh 2kg/cm2, đây là quỹ đất xây dựng chính trong tương lai của Phường.
- Nhóm đất phèn mặn: tập trung phần lớn trên lãnh thổ của phường, hình
thành do chịu ảnh hưởng của sự xâm thực nước biển đối với vùng đất thấp, đất này bị
nhiễm mặn nặng, do vậy không thích hợp cho việc trồng các loại cây lâu năm, hàng
năm cũng như cây ăn quả, đất này chủ yếu phát triển khu đất cung cấp cho các cơ sở
sản xuất kinh doanh.
Bảng 2: Phân loại đất phường Rạch Dừa.
S
T
T
1
2

TÊN ĐẤT
Ký hiệu
TÊN ĐẤT VIỆT NAM
FLt
Đất phèn
FLt.pt1s Đất phèn mặn tầng
a
mỏng
Đất xám
Ac
Đất xám điển hình sa
Ach.ar
cấu nhẹ nhiều cát


TÊN FAO/UNESCO

DIỆN
TÍCH (ha)

Thionic Fluvisol
Sali-Epiprotothionic
Fluvisol

339,58
339,58

Acrisols
Areni Haplic Acrisols

27,36
27,36

Sông suối

258,54

TỔNG DIỆN TÍCH

625,48

( Nguồn: Uỷ ban nhân dân phường Rạch Dừa)
2. Tài nguyên nước
 Nguồn nước mặt: Phường Rạch Dừa nằm tiếp giáp với Sông Dinh có nguồn tài

nguyên nước mặt khá phong phú nhưng do nằm ở khu vực hạ lưu sông nên nước bị
nhiễm mặn, lợ gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp. Do vậy nước mưa và nước
trong các kênh rạch được người dân tận dụng trong sản xuất.
 Nguồn nước ngầm: Nguồn nước ngầm ở phường hầu hết đã bị nhiễm mặn, vào
mùa khô độ nhiễm mặn rất lớn nên không thể khai thác và sử dụng được. Tỉ lệ người
sử dụng nước giếng rất ít, chỉ có khoảng 1,8% số hộ là có sử dụng nước giếng cho mục
Trang 13


Ngành: Quản Lý Đất Đai

SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Dương

đích sản xuất nông nghiệp, còn hầu hết 100% người dân là sử dụng nước máy của các
công ty cấp nước trong thành phố để sinh hoạt.
3. Tài nguyên rừng
Là một phường gần trung tâm thành phố nên tài nguyên rừng của phường hầu
như không có, chỉ còn một phần quỹ đất dành cho đất rừng phòng hộ với 15,25 ha.
Hiện nay tốc độ đô thị hoá nhanh, diện tích cây lâu năm ngày một giảm, diện tích rừng
thấp độ che phủ thấp nên việc bảo vệ diện tích rừng hiện tại là hết sức cần thiết.
4. Tài nguyên nhân văn
Vào các ngày lễ lớn, ngày Tết …. phường đều phối hợp với thành phố tổ chức
tuyên truyền, mở các hội thi kỷ niệm để ôn lại những truyền thống văn hoá bất khuất
của dân tộc như các đêm văn nghệ: kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Đảng cộng sản
Việt Nam, 35 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, văn nghệ mừng
thọ các cụ từ 70 – 90 tuổi. Ngoài ra, công tác chăm sóc gia đình thương binh, bệnh
binh, gia đình có công với cách mạng, các bà mẹ Việt Nam anh hùng, gia đình liệt sỹ
luôn được thực hiện kịp thời, đầy đủ, tổ chức họp mặt ngày thương binh liệt sỹ.
2.1.3. Thực trạng môi trường
Môi trường của Phường nhìn chung trong lành. Tuy vậy do tốc độ công nghiệp

hóa - hiện đại hóa nhanh chóng và sự đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ, Phường tập trung
nhiều nhà máy xí nghiệp, khu tập trung dân cư nên môi trường đô thị của phường vẫn
còn tồn tại cần khắc phục trong quá trình phát triển như: hiện tượng xả rác không đúng
quy định, ô nhiễm rác thải sinh hoạt, ô nghiễm bụi, khói đặc biệt là trong khu công
nghiệp Đông Xuyên.
- Môi trường không khí: lượng bụi trong không khí tăng do các công trình xây
dựng ngày một tăng. Trong những năm hiện tại và tương lai, với quá trình đô thị hoá,
mật độ giao thông ngày càng đông đúc cao sẽ làm gia tăng ô nhiễm không khí. Do đó,
nhà nước cần có các biện pháp quản lý và khống chế ô nhiễm không khí phù hợp.
- Nguồn nước thải: nước thải sinh hoạt của người dân được đổ ra các cống
nhưng hệ thống thoát nước này đã cũ không còn đáp ứng được nhu cầu. Bên cạnh đó,
việc đưa nước thải ra kênh rạch không những gây ô nhiễm nguồn nước mà còn phá đi
vẻ đẹp mỹ quan của môi trường đô thị.
- Chất thải rắn (rác thải): rác thải của các cơ sở gia công, của các nhà máy xí
nghiệp, của người dân trên địa bàn phường và của khách du lịch cần được tập trung đổ
vào những bãi rác đạt chất lượng an toàn. Hiện Phường chưa có bãi rác nào đạt chất
lượng an toàn.
- Tiếng ồn: mật độ giao thông ngày càng tăng cao, tiếng ồn từ còi xe, động cơ
xe các loại phương tiện giao thông lưu thông đường. Các hộ dân ở giáp ranh khu công
nghiệp Đông Xuyên thường xuyên chịu sự ảnh hưởng của tiếng ồn từ những xe có
trọng tải lớn và sự rung chuyển của nền đất.
2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ, XÃ HỘI
2.2.1. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Mức tăng trưởng năm sau luôn cao hơn năm trước, tăng bình quân hàng năm
(không tính theo dầu khí) là: 26%; trong đó: ngành thương mại dịch vụ tăng 28%/năm;
ngành tiểu thủ công nghiệp tăng 18%/năm; ngành ngư nghiệp ở mức ổn định, nông
nghiệp giảm do đô thị hóa. Cơ cấu kinh tế hiện nay theo hướng: Thương mại dịch vụ tiểu thủ công nghiệp - nông nghiệp hải sản.
Trang 14



Ngành: Quản Lý Đất Đai

SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Dương

Bảng 3: Cơ cấu kinh tế phường Rạch Dừa năm 2010
Giá trị
Tỷ lệ
Ngành
(tỷ đồng)
(%)

STT
1

Thương mại – Dịch vụ

860

68,24

2

Nông nghiệp – Thủy sản

10,2

0,81

3


Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp

390

30,95

4

Tổng

1260,2

100

( Nguồn: Uỷ ban nhân dân phường Rạch Dừa)
2.2.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế
1. Khu vực kinh tế Nông nghiệp – Thuỷ sản
- Thu nhập từ sản xuất nông nghiệp không chiếm tỷ trọng cao, chỉ còn ở một số
ít các hộ với quy mô nhỏ lẻ, sản xuất dưới hình thức hộ gia đình cá nhân; mang lại thu
nhập cao nhất từ ngành này chủ yếu tập trung trồng cây ăn trái: mẵng cầu, nhãn,…
- Chăn nuôi trở nên quy mô hơn, tập trung thành các chuồng trại lớn, áp dụng
những phương pháp kỹ thuật hiện đại, đem lại năng suất cao. Kết hợp Chi cục thú y
TPVT thực hiện tiêu độc sát trùng phòng chống dịch bệnh, tiêm phòng cho gia súc, gia
cầm; phòng dịch luôn kịp thời và nhanh chóng; đồng thời khuyến khích các hộ chăn
nuôi thay đổi ngành nghề phù hợp.
- Toàn phường có 110 ghe thuyền có động cơ và 27 ghe chèo, với 310 lao động,
chủ yếu là đánh bắt ven bờ. Tổng sản lượng ước đạt 520 tấn, giá trị 10,2 tỷ.
2. Khu vực kinh tế công nghiệp
Công nghiệp thu hút được lao động chuyển dịch từ nông nghiệp và chăn nuôi,
ngày càng hiện đại hơn, thay đổi bộ mặt của ngành công nghiệp trước đây về cả chất

lượng và số lượng.
Tổng doanh thu ngành TTCN ước khoảng 380 tỷ đồng. Toàn ngành có 76 cơ sở
với 380 lao động. Các cơ sở đã mạnh dạn đầu tư vốn, kỹ thuật, chất lượng, mẫu mã
được cải tiến phù hợp với nhu cầu thị trường nên sản phẩm tiêu thụ khá tốt.
3. Khu vực kinh tế dịch vụ
Ngành dịch vụ thương mại ngày càng được sự quan tâm của chính quyền và
người dân, có sự di chuyển mạnh mẽ lao động từ khu vực NN – CN và CN – TTCN.
Dịch vụ thương mại đang mang lại tỷ trọng cao nhất trong thành phần kinh tế.
Toàn phường có 726 hộ kinh doanh với 1082 lao động (thương mại: 480 hộ với
642 lao động, dịch vụ: 246 hộ với 440 lao động). Tổng doanh ước đạt 860 tỷ đồng.
Kiểm tra xử lý việc chấp hành pháp luật trên lĩnh vực thương mại - dịch vụ đối với tập
thể cá nhân kinh doanh, đảm bảo chất lượng, bình ổn giá, hàng hóa trên địa bàn, kịp
thời xử lý.

Trang 15


Ngành: Quản Lý Đất Đai

SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Dương

2.2.3. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập
1. Dân số
Theo kết quả điều tra tính đến cuối năm 2010, số nhân khẩu trên địa bàn
phường Rạch Dừa có 19.011 người với 3.847 hộ, trong đó nam 9.320 người chiếm
49,02%; nữ 9.691 người chiếm 50,98%. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên trong năm là
0,71%; tỷ lệ tăng dân số cơ học trên địa bàn phường là 8%. Đây cũng là điều hợp lý vì
phường Rạch Dừa là khu vực giãn dân của thành phố và cũng là nơi tập trung các nhà
máy, xí nghiệp lớn nằm trong khu công nghiệp Đông Xuyên. Mật độ dân cư nơi đây
khá đông, tuy mật độ dân số tính trên tổng diện tích tự nhiên chỉ có 15986 người /km2.

Do diện tích sông suối và mặt nước chuyên dùng chiếm tỉ lệ lớn nhưng khi loại bỏ đất
này thì mật độ dân cư là 6000 người /km2. Và theo số liệu mới nhất tính đến ngày
31/12/2010 thì các chỉ tiêu dân số của Phường được thống kê ở bảng 4.
Bảng 4: Dân số phường Rạch Dừa năm 2010
(Đơn vị tính : Người)
STT
Chỉ tiêu
1
Dân số đầu năm 2010
DS trong độ tuổi LĐ
2
Biến động tăng
3
Biến động giảm
4
Dân số có đến 31/12/2010
Dân số trong độ tuổi lao động
5
Dân số có hộ khẩu thường trú tại Phường.
Cụ thể:
Khu phố 1
Khu phố 2
Khu phố 3
Khu phố 4
Khu phố 5
Khu phố 6

Tổng số
18.449
13.983

769
207
19.011
10.050

Nữ
9.414
7.131
370
93
9.691
5.126

Nam
9.035
6.852
399
114
9.320
4924

Số hộ
3.707

15.544

7.859

7.685


3562

2.636
1.901
2.662
3.795
2.723
1.827

1.188
946
1.411
1.975
1.412
927

1.448
955
1.251
1.820
1.311
900

527
475
665
759
680
456


3.847

( Nguồn: Uỷ ban nhân dân phường Rạch Dừa số liệu đến ngày 31/12/2010)
Thu nhập bình quân trên đầu người đạt 20 triệu/năm. Nhìn chung mức sống của
người dân ở mức trung bình khá, nguồn thu nhập chính của người dân lao động chủ
yếu từ dịch vụ và công nghiệp. Phường là phường trung gian chuyển tiếp từ các
phường trung tâm đến các phường khác vì vậy tập trung nhiều các nhà máy, xí nghiệp,
các cở sở sản xuất kinh doanh, đặc biệt là khu công nghiệp Đông Xuyên, nên thu hút
nhiều lao động, đây là nơi đáp ứng nhu cầu việc làm của hầu hết dân nhập cư.
2. Dân tộc
Theo số liệu thống kê năm 2010, phường có 18.022 người có 05 dân tộc chủ
yếu sinh sống gồm dân tộc Kinh, Tày, Hoa, Mường, Nùng. Trong đó dân tộc Kinh
chiếm đa số chiếm 97,96% tổng dân số của phường với 17.655 nhân khẩu; còn lại một
số ít dân tộc Thái, Khơme chiếm số lượng không đáng kể.
3. Tôn giáo
Năm 2010, trong 18.067 dân trên địa bàn phường có 7.114 người theo đạo
Thiên Chúa chiếm 39,38% tổng dân số của phường; 1452 người theo đạo Phật giáo
Trang 16


Ngành: Quản Lý Đất Đai

SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Dương

chiếm 20,41%; 9475 người không theo đạo chiếm 52,44%, có 26 người theo đạo khác
như: Hoà hảo, Cao đài, Tin lành chiếm 0,14% trong tổng dân số của phường.
2.2.4. Thực trạng phát triển đô thị và các khu dân cư
Trong những năm gần đây, tốc độ phát triển của phường rất nhanh, tình hình
phát triển và phân bố khu dân cư ở phường Rạch Dừa đa dạng, đô thị hóa diễn ra mạnh
mẽ về cả số lượng và chất lượng. Trong 3847 hộ, thì có 3826 hộ có nhà ở riêng, còn lại

21 hộ chưa có nhà ở và phải ở trọ.
Hiện trạng nhà ở của phường tập trung không đồng đều. Dân cư tập trung đông
nhất trên các tuyến đường chính 30/4, đường Bình Giã, khu vực gần khu công nghiệp
Đông Xuyên. Sự đô thị hóa mạnh mẽ dẫn đến nhu cầu ở ngày càng nhiều, nhà trọ được
xây dựng nhiều nhưng không chú trọng đến chất lượng, chật hẹp, môi trường ở không
tốt; nhiều nơi nhà trọ đã xuống cấp như dọc đường Bình Giã, nhưng không được tu
sửa, ảnh hưởng đến cuộc sống của người công nhân lao động nói chung cũng như làm
mất mỹ quan đô thị.
2.2.5. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng
1. Giao thông
Phường Rạch Dừa có nhiều khu dân cư tập trung và không tập trung (phân tán
trong khu vực sản xuất nông nghiệp nhỏ lẻ). Hệ thống giao thông sẽ phát triển song
song với các cụm dân cư.
Hiện nay hệ thống giao thông phường bao gồm 3 con đường chính và hệ thống
hẻm được bố trí vào các khu dân cư: Theo hướng Đông Tây là 2 con đường Quốc lộ
51A (đường 30/4) và đường Hàn Thuyên. Đường Hàn Thuyên phân chia ranh giới
giữa phường 10 và phường Rạch Dừa. Chạy theo hướng Bắc Nam là đường Lưu Chí
Hiếu và đường Bình Giã. Đường Lưu Chí Hiếu chia ranh giới giữa phường Rạch Dừa
và phường Thắng Nhất.
Trong những năm gần đây, được sự đầu tư của thành phố và sự đóng góp của
nhân dân hệ thống giao thông đô thị ngày được nâng cấp và tu sửa phục vụ tốt hơn nhu
cầu đi lại của người dân. Cụ thể Phường đã vận động nhân dân cùng với phường đóng
góp cải tạo nâng cấp công trình, cấp phối đường, mở rộng đường, tất cả các con đường
đều được nhựa hoá, các hẻm lớn đều được bê tông hay nhựa hoá:

Trang 17


Ngành: Quản Lý Đất Đai


SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Dương

Bảng 5: Hiện trạng giao thông phường Rạch Dừa

Kim Đồng
30/4
Ngô Quyền
Nơ Trang Long

Đầu
Lưu Hữu Phước
Phường 11
Lưu Chí Hiếu
Đường 30/4

Cuối
Lưu Chí Hiếu
Phòng TN
Nơ Trang Long
Ngô Quyền

Chiều dài
Đường
(Km)
0, 454
0,212
0,479
0,53

5


Bến Nôm

Bình Giã

Hẻm 28 Kim Đồng

0,80

Nhựa

6
7

Lưu Chí Hiếu
Cao Bá Quát
Hải Thượng Lãng
Ông
Hồ Tri Tân
Hàn Thuyên
Lưu Hữu Phước
Lý Thái Tổ
Mai Thúc Loan
Phạm Cự Lạng
Trương Hán Siêu
Tuệ Tĩnh
Tản Đà
Tôn Đản
Nguyễn Đức Thụy
Dương Văn Nga

Bình Giã

30-4
Phạm Cự Lạng

3-2
Cuối Đường

0,714
0,10

Nhựa
Bê tông, nhựa

Đường 30/4

Lê Chí Hiếu

0,45

Nhựa

Lưu Chí Hiếu
Lưu Chí Hiếu
Lưu Chí Hiếu
30-4
Phạm Cự Lạng
Đường 30/4
Mai Thúc Loan
Đường 30/4

Đường 30/4
Tuệ Tĩnh
Đường 30/4
Lưu Chí Hiếu
Đường 30/4

Nơ Trang Long
Bình Giã
Nơ Trang Long
Tôn Đản
Cuối Đường
Đường cụt
Đường cụt
Đường cụt
Tôn Đản
Lý Thái Tổ
Đường cụt
Đường cụt
Hàn Thuyên

0,60
1,12
0,60
0,1
0,15
0,40
0,42
0,12
0,10
0,30

0,12
0,52
0,53

Bê tông, nhựa
Nhựa
Bê tông, nhựa
Bê tông, nhựa
Bê tông, nhựa
Bê tông, nhựa
Bê tông, nhựa
Bê tông, nhựa
Bê tông, nhựa
Bê tông, nhựa
Bê tông, nhựa
Bê tông, nhựa
Nhựa

STT

Tên đường

1
2
3
4

8
9
10

11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21

Địa điểm lý trình

Chất lượng
Nhựa
Nhựa
Bê tông, nhựa
Nhựa

( Nguồn: Uỷ ban nhân dân phường Rạch Dừa)
2. Hệ thống cấp thoát nước
Hiện nay, hầu hết các hộ dân sử dụng nước sạch lấy từ đường ống dẫn nước
760mm dẫn nước từ nhà máy nước sông Dinh (công suất 45000 m3/ngày) và nhà máy
nước ngầm Bà Rịa (công suất 20000 m3/ngày) cung cấp nước cho thành phố Vũng
Tàu, chạy dọc theo quốc lộ 51A. Nước từ đường ống này được phân phối cho các hộ
dân cư sử dụng qua hệ thống ống gang hoặc nhựa PVC với (20mm & 30mm). Số hộ
còn lại dùng nước ngầm chủ yếu cho việc sản xuất nông nghiệp nhỏ lẻ, tuy nhiên nước
ngầm ở phường Rạch Dừa đang bị nhiễm mặn đặc biệt là vào mùa khô.
Phường chưa có hệ thống thoát nước bẩn riêng, nước thải trong sinh hoạt thường

được xử lý ở dạng tự thấm. Nước thải của các nhà máy, xí nghiệp hầu như chưa được
xử lý hoặc đã có hệ thống xử lý nước thải nhưng chưa đạt tiêu chuẩn hợp vệ sinh cho
phép.
3. Giáo dục - Đào tạo
Cùng với các trường trong toàn thành phố, trong những năm qua ngành giáo
dục đã có nhiều cố gắng trong công tác giảng dạy, chất lượng dạy và học ngày càng
được nâng cao. Hiện nay trên địa bàn đã xây dựng:
- 01 Mầm non: Họa My
Trang 18


×