Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

THỰC TRẠNG BỒI THƯỜNG, GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG, HỖ TRỢ VÀ TÁI ĐỊNH CƯ DỰ ÁN XÂY DỰNG VÀ MỞ RỘNG XA LỘ HÀ NỘI (GIAI ĐOẠN 2) TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 2 –THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.16 MB, 71 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI & BẤT ĐỘNG SẢN

BÁO CÁO TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:

THỰC TRẠNG BỒI THƯỜNG, GIẢI PHÓNG MẶT
BẰNG, HỖ TRỢ VÀ TÁI ĐỊNH CƯ DỰ ÁN XÂY DỰNG
VÀ MỞ RỘNG XA LỘ HÀ NỘI (GIAI ĐOẠN 2) TRÊN
ĐỊA BÀN QUẬN 2 –THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

SVTH
MSSV
LỚP
KHÓA
NGÀNH

:
:
:
:
:

NGUYỄN THỊ DIỄM KIỀU
07124049
DH07QL
2007 – 2011
Quản Lý Đất Đai

-TP.Hồ Chí Minh, tháng 8 năm 2011-




BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH

KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI & BẤT ĐỘNG SẢN

NGUYỄN THỊ DIỄM KIỀU

ĐỀ TÀI:

THỰC TRẠNG BỒI THƯỜNG, GIẢI PHÓNG MẶT
BẰNG, HỖ TRỢ VÀ TÁI ĐỊNH CƯ DỰ ÁN XÂY DỰNG
VÀ MỞ RỘNG XA LỘ HÀ NỘI (GIAI ĐOẠN 2) TRÊN
ĐỊA BÀN QUẬN 2 – THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Giảng viên hướng dẫn: ThS.Lê Mộng Triết
Bộ môn Chính sách pháp luật khoa Quản lý Đất đai & Bất động sản
Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh
(Ký tên:……………..........................................)

-TP.Hồ Chí Minh, tháng 8 năm 2011-


LỜI CẢM ƠN !
Từ khi con cất tiếng khóc chào đời Ba Mẹ là người luôn ở bên cạnh con, lo
cho con từng miếng ăn giấc ngủ, Ba Mẹ luôn khuyên răng dạy bảo cho con
những điều hay lẽ phải. Con lớn lên trong niềm tin yêu của gia đình. Thời
gian trôi qua thật nhanh theo quỹ đạo của nó, mới đó mà con đã trãi qua
bốn năm Đại học, ngày hôm nay được sự dìu dắt của thầy cô và bạn bè con

đang làm Luận văn tốt nghiệp, rồi con sẽ ra trường, con sẽ làm việc và sẽ
sống thật tốt để không phụ lòng mong mỏi của Ba Mẹ, Ông Bà. Trong
cuộc đời con, Ba Mẹ mãi mãi là tấm gương soi sáng là ngọn đuốt dẫn
đường con đi, con mãi mãi không bao giờ quên ơn sinh thành công dưỡng
dục của Ba Mẹ.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn !
Ban giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh,
Ban chủ nhiệm cùng tất cả quý thầy cô Khoa Quản lý Đất đai và Bất động
sản đã truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu trong suốt quá trình học
tập và rèn luyện.
Các thầy cô trong bộ môn chính sách pháp luật, đặc biệt là thầy Lê Mộng
Triết đã tận tình hướng dẫn giúp đỡ tôi trong suốt quá trình tôi thực tập
hoàn thành đề tài.
Ban Bồi thường giải phóng mặt bằng quận 2, đặc biệt là các anh chị thành
viên của phòng Nghiệp vụ 1 đã tạo điều kiện thuận lợi, tận tình giúp đỡ tôi
trong suốt thời gian tôi thực tập tại Ban Bồi Thường.
Ký túc xá Trường Đại Nông Lâm đặc biệt là Cư xá B đã tạo điều
kiện để tôi ổn định chỗ ở và chăm lo học hành.
Tất cả các bạn bè của tôi và tập thể lớp DH07QL đã động viên giúp
đỡ tôi.
Tuy đề tài đã hoàn thành nhưng vẫn có nhiều sai sót do điều kiện khách
quan và kiến thức còn hạn chế. Mong quý thầy cô và các anh chị tận tình
đóng góp ý kiến để đề tài được hoàn chỉnh hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn.
Ngày 20 tháng 8 năm 2011
Sinh viên
Nguyễn Thị Diễm Kiều


TÓM TẮT

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Diễm Kiều, Khoa Quản lý Đất đai và Bất
động sản, Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh.
Đề tài: “Thực trạng bồi thường, giải phóng mặt bằng, hỗ trợ và tái định cư dự
án Xây dựng và mở rộng tuyến đường Xa lộ Hà Nội (giai đoạn 2) trên địa bàn quận 2 Thành phố Hồ Chí Minh”.
Giảng viên hướng dẫn: Thầy Lê Mộng Triết, Bộ môn Chính sách Pháp luật,
Khoa Quản lý Đất đai và Bất động sản Trường đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí
Minh.
Trong quá trình hội nhập nền kinh tế quốc tế, việc xây dựng kết cấu hạ tầng,
chỉnh trang đô thị, xây dựng mạng lưới cầu đường, hệ thống cảng, bưu chính viễn
thông, các cao ốc, trung tâm thương mại, dịch vụ, các khu đô thị mới… ngày càng
được quan tâm và đẩy mạnh. Hòa cùng nhịp điệu đó, quận 2 - thành phố Hồ Chí Minh
là một điển hình của sự phát triển vượt trội. Vì quận 2 mới được thành lập ngày 01
tháng 04 năm 1997 nên nhu cầu về đất đai để phát triển cơ sở hạ tầng, chỉnh trang đô
thị là rất lớn, đòi hỏi đất đai phải được quy hoạch một cách phù hợp, hiệu quả. Nhưng
muốn việc sử dụng đất hợp lý, tiết kiệm thì các dự án phát triển cơ sở hạ tầng cần phải
có kế hoạch thực hiện khả thi, chặt chẽ và muốn thành công thì công tác thu hồi đất,
bồi thường, hỗ trợ và tái định cư là công tác quan trọng nhất có ý nghĩa quyết định
nhất, giúp nâng cao hiệu quả quy hoạch góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội
của địa phương. Theo đó, công tác bồi thường cho người dân trong khu vực bị ảnh
hưởng bởi dự án phải được thực hiện một cách hợp lý, thỏa đáng nhằm giảm bớt thiệt
hại tối đa cho người dân đảm bảo quyền lợi cho họ mà không gây thất thoát ngân sách,
không ảnh hưởng đến quyền lợi của Nhà nước.
Dự án Xây dựng và mở rộng Xa lộ Hà Nội (giai đoạn 2) có sự ảnh hưởng rất
lớn tới sự phát triển kinh tế xã hội của quận 2 nói riêng và của thành phố Hồ Chí Minh
nói chung bởi vì hiện nay tuyến đường Xa lộ Hà Nội là tuyến đường huyết mạch,
tuyến đường này bị ngẽn thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến công việc của người dân, nên
việc mở rộng xa lộ Hà Nội là yêu cầu cấp bách. Ngoài ra còn góp phần vào việc kết
nối quận 2 với Thành phố Hồ Chí Minh, rút ngắn khoảng cách nâng cao khả năng vận
chuyển hàng hóa, giảm ách tắt giao thông, từng bước hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ
tầng và cải tạo mỹ quan đô thị.

Kết quả là tính đến tháng 6 năm 2011 dự án Xây dựng và mở rộng Xa lộ Hà
Nội (giai đoạn 2) đã ban hành quyết định thu hồi 252 hồ sơ, đã chi tiền được 114
hộ/331 hộ chiếm 34,44%, tổng diện tích 31.540,57m2/121.281,73 chiếm 26%, với tổng
số tiền đền bù là 568,6704 tỷ đồng, tỷ lệ đồng thuận khá. Bên cạnh đó vẫn còn nhiều
khó khăn mà công tác công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư chưa giải quyết được
như giá đất tuy có xét tới giá trị thị trường và yếu tố vị trí nhưng chênh lệch về đơn giá
bồi thường so với giá thị trường vẫn còn lớn. Do dự án kéo dài nên giá bồi thường
không còn phù hợp với giá thực tiễn dẫn đến nhiều nguời dân không đồng ý và khiếu
nại nên hiện nay đơn giá bồi thường đang có sự thay đổi cho phù hợp với thực tế.
Xuất phát từ nhu cầu thực tế, đề tài ”Thực trạng bồi thường, giải phóng mặt
bằng, hỗ trợ và tái định cư dự án Xây dựng và mở rộng tuyến đường Xa lộ Hà Nội
(giai đoạn 2) trên địa bàn quận 2 - Thành phố Hồ Chí Minh” được thực hiện nhằm mục
đích nghiên cứu tính hiệu quả của phương án bồi thường, có sự đánh giá về tình hình


thực hiện từ đó đề xuất các kiến nghị nhằm phát huy các mặt thuận lợi và giảm những
mặt hạn chế, vướng mắc. Đề tài gồm những nội dung chính:
+ Giới thiệu khái quát dự án mở rộng Xa lộ Hà Nội (giai đoạn 2)
+ Hiện trạng khu vực dự án trước khi tiến hành dự án
+ Kết quả đạt được của dự án đến 15/6/2011
+ Một số giải pháp và hướng hoàn thiện
Bằng phương pháp điều tra thu thập tài liệu, so sánh, phân tích phương án bồi
thường, tiến độ thực hiện dự án, để có nhận xét và đánh giá tính hiệu quả của phương
án bồi thường, chính sách bồi thường, hỗ trợ và bố trí tái định cư được áp dụng trong
dự án. Nghiên cứu mức độ ảnh hưởng tới đời sống của người dân dọc tuyến đường Xa
lộ Hà Nội, từ đó đề xuất các biện pháp cụ thể nhằm hạn chế sự ảnh hưởng đó.


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 01. Giá đất ở để tính bồi thường .................................................................................. 12

Bảng 02. Tổng hợp các dự án trên địa bàn quận 2 ................................................................ 14
Bảng 03. Các đơn vị hành chính của quận 2 ......................................................................... 15
Bảng 04. Cơ cấu giá trị sản xuất của các ngành trên địa bàn ................................................. 18
Bảng 05. Tình hình thực hiện về lĩnh vực kinh tế năm 2010 so với kế hoạch ........................ 18
Bảng 06. Một số công trình trọng điểm trên địa bàn ............................................................. 21
Bảng 07. Hiện trạng sử dụng đất phi nông nghiệp ................................................................ 24
Bảng 08. Hiện trạng sử dụng đất Nông nghiệp ..................................................................... 26
Bảng 09. Dự toán tổng kinh phí bồi thường .......................................................................... 28
Bảng 10. Dự toán kinh phí bồi thường hỗ trợ và tái định cư về đất ....................................... 29
Bảng 11. Dự toán kinh phí bồi thường hỗ trợ và tái định cư về tài sản .................................. 29
Bảng 12. Số thửa bị ảnh hưởng ............................................................................................ 33
Bảng 13. Thống kê diện tích các loại đất thu hồi của dự án .................................................. 34
Bảng 14. Thống kê pháp lý về việc sử dụng đất.................................................................... 35
Bảng 15. Phân loại cấp nhà bị ảnh hưởng bởi dự án ............................................................. 35
Bảng 16. Bảng tổng hợp khối lượng giải tỏa......................................................................... 37
Bảng 17. Thống kê các tài sản khác ...................................................................................... 37
Bảng 18. Tổng hợp các hộ dân có đất bị ảnh hưởng bởi dự án .............................................. 38
Bảng 19. Thống kê nhân khẩu được hỗ trợ đời sống do bị ảnh hưởng bởi dự án ................... 39
Bảng 20. Thống kê ngành nghề trong vùng dự án ................................................................. 40
Bảng 21: Số hộ bị giải tỏa một phần, số hộ bị giải tỏa toàn bộ .............................................. 40
Bảng 22. Bảng tổng hợp tình hình thực hiện dự án ............................................................... 43
Bảng 23. Số hộ đồng thuận qua các tháng ............................................................................ 45


DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ
Hình 01. Kẹt xe trên cầu Rạch Chiếc ......................................................................... 30
Hình 02.Nghẽn xe trên đoạn ngã tư Thủ Đức ............................................................. 30
Hình 03. Xa lộ Hà Nội hiện hữu ................................................................................ 30
Hình 04. Lễ khởi công dự án Xa lộ Hà Nội (giai đoạn 2) ........................................... 30
Biểu đồ 01. Tình hình phân cấp nhà trong dự án ........................................................ 36

Biểu đồ 02. Biểu diễn tỷ lệ trường hợp bị thu hồi theo từng loại đất........................... 38
Biểu đồ 03. Thể hiện tình hình giải tỏa ...................................................................... 40
Biểu đồ 04 Thể hiện sự đồng thuận của người dân qua các tháng............................... 45


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ..............................................................................................Trang 2
PHẦN 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .......................................................................... 3
1.1. Cơ sở lý luận ..................................................................................................... 3
1.1.1. Cơ sở khoa học ........................................................................................... 3
1.1.2. Cơ sở pháp lý và nguyên tắc chung của chính sách bồi thường hỗ trợ, tái
định cư khi thu hồi đất .......................................................................................... 4
1.1.3. Cơ sở thực tiễn ............................................................................................ 6
1.2. Cơ sở của phương án bồi thường giải tỏa, hỗ trợ và tái định cư của Dự án Mở
rộng xa lộ Hà Nội (Phương án chi tiết 197/PA-HĐBT) .......................................... 10
1.2.1. Quan điểm và nguyên tắc về bồi thường ................................................... 10
1.2.2. Giá bồi thường giải tỏa dự án Xây dựng và mở rộng Xa lộ Hà Nội (giai
đoạn 2) (Theo phương án 197/PA-HĐBT) .......................................................... 11
1.2.3. Điều kiện để được tái định cư ................................................................... 13
1.3. Tổng quan về công tác bồi thường của các dự án trên địa bàn quận 2, Thành Phố
Hồ Chí Minh. ........................................................................................................... 6
1.3.1. Tổng quan về Ban Bồi thường giải phóng mặt bằng quận 2 ...................... 13
1.3.2. Quy trình thực hiện việc giải tỏa bồi thường - tái định cư.......................... 13
1.3.3. Các dự án trọng điểm đền bù giải tỏa, tái định cư (ngoài khu đô thị mới Thủ
Thiêm) thực hiện trong năm 2010 trên địa bàn quận 2. ....................................... 14
1.4. Giới thiệu địa bàn Quận 2 ................................................................................ 15
1.4.1. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên và môi trường ........................................... 15
1.4.2. Thực trạng phát triển kinh tế, xã hội năm 2010 ......................................... 18
1.4.3. Thực trạng cơ sở hạ tầng ........................................................................... 20
1.5. Nội dung và phương pháp nghiên cứu ............................................................. 23

1.5.1. Nội dung nghiên cứu ................................................................................. 23
1.5.2. Phương pháp nghiên cứu........................................................................... 23
PHẦN 2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...................................................................... 24
2.1. Tình hình sử dụng đất tại 2 phường An Phú và Thảo Điền............................... 24
2.1.1. Hiện trạng sử dụng đất năm 2010 tại phường An Phú Và Thảo Điền. ....... 24
2.1.2. Hiện trạng dân cư ...................................................................................... 26
2.2. Khái quát dự án Xây dựng và mở rộng tuyến đường Xa lộ Hà Nội (giai đoạn 2)
trên địa bàn quận 2. ................................................................................................ 27
2.2.1. Vị trí, quy mô dự án .................................................................................. 27
2.2.2. Dự toán chi phí bồi thường, hỗ trợ ............................................................ 28
2.2.4. Các văn bản pháp lý liên quan đến dự án .................................................. 31
2.2.5. Văn bản liên quan đến việc thu hồi đất để thưc hiện dự án ........................ 33
2.3. Hiện trạng khu vực dự án trước khi tiến hành dự án ........................................ 33
2.3.1. Hiện trạng sử dụng đất .............................................................................. 33


2.3.2 Hiện trạng sử dụng nhà, nguồn gốc, thời điểm sử dụng, tính pháp lý về nhà
........................................................................................................................... 35
2.3.3. Hiện trạng các tài sản khác gắn liền với đất............................................... 36
2.3.4. Hiện trạng về mặt xã hội ........................................................................... 37
2.4. Kết quả đạt được của dự án đến 15/6/2011 ...................................................... 41
2.4.1. Kế hoạch đề ra .......................................................................................... 41
2.4.2. Tiến độ thực hiện đến ngày 15/6/2011 ...................................................... 42
2.4.3. Nhận xét và đánh giá kết quả đạt được ...................................................... 46
2.4.4. Những khó khăn tồn tại trong công tác bồi thường .................................... 50
2.5. Một số giải pháp và hướng hoàn thiện ............................................................. 51
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................. 52
TÀI LIỆU THAM KHẢO



Ngành: Quản lý Đất đai

SVTH: Nguyễn Thị Diễm Kiều

PHẦN MỞ ĐẦU
 Lý do thực hiện đề tài
Hiện nay thành phố Hồ Chí Minh đang chịu sức ép bởi lượng dân số rất lớn hơn
7 triệu dân, đã gây nên tình trạng đất chật người đông, tạo nên sức ép lớn cho thành
phố này, tạo ra nhiều khó khăn cho sự phát triển kinh tế - xã hội và môi trường, trong
đó, cơ sở hạ tầng là một trong những nỗi lo lắng lớn nhất hiện nay.
Thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm
vụ phát triển thành phố đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020. Hiện nay các dự án
xây dựng phát triển cơ sở hạ tầng trên quận 2 nói riêng và thành phố Hồ Chí Minh nói
chung đang diễn ra rất mạnh mẽ như Dự án khu đô thị mới Thủ Thiêm, Dự án Liên
tỉnh lộ 25B, Dự án Đường trục chính khu liên hợp Thể dục thể thao Rạch Chiếc, Dự án
Mở rộng xa lộ Hà Nội (giai đoạn 2), Đại lộ Đông Tây, hầm Thủ Thiêm…
Trong đó, tuyến đường Xa lộ Hà Nội là tuyến đường đi qua địa bàn quận 2
(thuộc phường An Phú và phường Thảo Điền) - tuyến đường quan trọng để lưu thông
xuyên suốt giữa các quận huyện nội thành, ngoại thành là đầu mối giao thông để kết
nối với tuyến đường Đại lộ Đông Tây đi vào các tỉnh thành nhưng vào giờ cao điểm
tuyến đường này luôn bị ách tắt giao thông gây mất rất nhiều thời gian…. Chính vì thế
mà từ năm 1998 đến nay tuyến đường Xa lộ Hà Nội không ngừng được tu sửa và mở
rộng.
Tuy nhiên để hoàn thành Dự án xây dựng và mở rộng của Xa lộ Hà Nội nói
riêng và của tất cả các dự án nói chung thì công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng là
công tác có thể nói là quan trọng nhất, quyết định nhất đến sự thành công của toàn dự
án vì thế đòi hỏi ban bồi thường phải đưa ra một phương án bồi thường thật hợp lý và
đúng pháp luật, chủ đầu tư phải có kế hoạch đầu tư thật khả thi.
Hiện nay chính sách pháp luật của quốc gia, của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ
Chí Minh và Ủy ban nhân dân quận 2 cũng đã có nhiều thay đổi để cho phù hợp với sự

phát triển của xã hội, vì thế kéo theo phương án bồi thường của dự án có nhiều bổ
sung và sửa chữa, làm thay đổi đơn giá bồi thường, thay đổi về điều kiện được tái định
cư… điều này đã làm cho tiến độ của các dự án có phần chậm lại. Nhưng về nguyên
tắc, bồi thường phải thỏa đáng và cân bằng giữa các lợi ích Nhà nước – doanh nghiệp
– người dân. Thu hẹp khoảng cách chênh lệch giữa mức bồi thường giải phóng mặt
bằng và mức đấu giá đất làm khu công nghiệp, khu đô thị - dịch vụ.
Tuy Dự án xây dựng và mở rộng Xa lộ Hà Nội (giai đoạn 2) bắt đầu từ năm
2008 nhưng đến nay công tác bồi thường hỗ trợ và tái định cư, giải phóng mặt bằng
vẫn còn chậm số hộ dân chưa đồng thuận vẫn còn khá cao, chưa đáp ứng được yêu cầu
của kế hoạch ban đầu đã đề ra, do đó nghiên cứu công tác bồi thường trong Dự án xây
dựng và mở rộng Xa lộ Hà Nội (giai đoạn 2) nhằm đưa ra những giải pháp để đẩy
nhanh tiến độ của dự án, giúp dự án sớm hoàn thành nhanh chóng đáp ứng những yêu
cầu xã hội đề ra.
Xuất phát từ những nhu cầu thực tế, chúng tôi thực hiện đề tài “Thực trạng bồi
thường, giải phóng mặt bằng, hỗ trợ và tái định cư dự án Xây dựng và mở rộng
tuyến đường Xa lộ Hà Nội (giai đoạn 2) trên địa bàn quận 2 - Thành phố Hồ Chí
Minh”.

Trang 1


Ngành: Quản lý Đất đai

SVTH: Nguyễn Thị Diễm Kiều

 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Xác định thực trạng bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư của dự án Xây
dựng và mở rộng Xa lộ Hà Nội (giai đoạn 2) trên địa bàn quận 2, qua đó phân tích
những thuận lợi, những khó khăn vướng mắc trong khi triển khai công tác bồi thường
và giải phóng mặt bằng của dự án Xây dựng mở rộng Xa lộ Hà Nội (giai đoạn 2).

Tổng kết, rút kinh nghiệm và đưa ra hướng giải quyết và tìm biện pháp nhằm giúp dự
án được triển khai được thuận lợi và đạt hiệu quả hơn.
 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
 Công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cho người sử dụng đất (bao gồm cá
nhân, hộ gia đình và tổ chức…) trong Xây dựng dự án Mở rộng tuyến đường Xa lộ Hà
Nội (giai đoạn 2) trên địa bàn quận 2, trên cơ sở phân tích phương án bồi thường của
dự án này đã được phê duyệt và các chủ trương chính sách pháp luật có liên quan đến
vấn đề nghiên cứu.
 Đề tài tập trung nghiên cứu về thực trạng bồi thường, giải phóng mặt bằng hỗ
trợ và tái định cư trong dự án Xây dựng mở rộng tuyến đường Xa lộ Hà Nội (giai đoạn
2) trên địa bàn quận 2, giai đoạn 2 được triển khai từ năm 2008 đến nay, dự án đi qua
phường An Phú và Thảo Điền, quận 2, Thành phố Hồ Chí Minh.
 Quy trình thực hiện bồi thường giải phóng mặt bằng tái định cư (Áp dụng Quy
chế - QĐ 03 - UBND quận 2)
- Tổ chức kiểm kê, đo đạc
- Xác nhận pháp lý nhà, đất
- Chiết tính giá trị bồi thường, hỗ trợ và tái định cư
- Hiệp thương giá trị bồi thường, hỗ trợ và tái định cư
- Ban hành quyết định bồi thường, hỗ trợ và tái định cư
- Chi trả bồi thường và thu hồi mặt bằng
- Cưỡng chế, thu hồi, giải phóng mặt bằng
- Khiếu nại và giải quyết khiếu nại
 Những quy định của pháp luật về bồi thường, giải phóng mặt bằng tái định cư.
Tại điều 42, 43 của Luật Đất đai 2003 quy định rất rõ về bồi thường và tái định cư
cho người bị thu hồi đất và những trường hợp thu hồi đất àm không được bồi thường
Từ điều 43-48 của Nghị định 84/2007/NĐ-CP quy định về việc bồi thường hỗ trợ
khi nhà nước thu hồi đất
Nghị Định 197/2004/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về bồi
thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất
Tại Mục 3 của Nghị đinh 69/2009/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 2009 của Chính

phủ quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ
và tái định cư.

Trang 2


Ngành: Quản lý Đất đai

SVTH: Nguyễn Thị Diễm Kiều

PHẦN 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Cơ sở khoa học
a. Một số khái niệm
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Là giấy chứng nhận do cơ quan Nhà nước
có thẩm quyền cấp cho người sử dụng đất để bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của
người sử dụng đất.
Nhà nước giao đất: Là việc Nhà nước trao quyền sử dụng đất bằng quyết định
hành chính cho đối tượng có nhu cầu sử dụng đất.
Nhà nước cho thuê đất: là việc Nhà nước trao quyền sử dụng đất bằng hợp đồng
cho đối tượng có nhu cầu sử dụng đất
Tiền sử dụng đất: Là số tiền mà người sử dụng đất phải trả trong trường hợp
được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất đối với một diện tích đất xác định.
Giá đất: Là sự biểu hiện bằng tiền của một diện tích đất do nhà nước quy định
hoặc do người chuyển nhượng quyền sử dụng đất và người nhận chuyển nhượng tự
thỏa thuận với nhau tại một thời điểm xác định.
Khung giá đất: Là khung giá do chính phủ quy định, xác định mức giá tối thiểu
và mức giá tối đa của mỗi loại đất với mục đích sử dụng được xác định phụ thuộc vào
tiềm năng của đất đai được sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả.
Bảng giá đất: Trên cơ sở khung giá đất do Chính phủ quy định, Ủy ban nhân

dân cấp Tỉnh hằng năm xây dựng bảng giá đất cho các loại đất tại địa phương mình
ứng với các mức độ tiềm năng khác nhau đảm bảo sự công bằng giữa những người sử
dụng đất đai có các điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội khác nhau. Bảng giá đất được
xác định phải phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.
Thu hồi đất: Là việc Nhà nước ra quyết định hành chính để thu lại quyền sử
dụng đất hoặc thu lại đất đã giao cho tổ chức, Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn
quản lý theo quy định của Luật Đất đai 2003.
Bồi thường khi nhà nước thu hồi đất: Là việc Nhà nước trả lại giá trị quyền sử
dụng đất đối với diện tích đất bị thu hồi cho người bị thu hồi đất.
Hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất: Là việc Nhà nước giúp đỡ người bị thu hồi đất
thông qua đào tạo nghề mới, bố trí việc làm mới, cấp kinh phí để di dời đến địa điểm
mới.
Tái định cư: Là biện pháp nhằm ổn định, phục vụ đời sống cho những người bị
ảnh hưởng bởi các dự án của nhà nước, khi phần đất nơi ở cũ bị thu hồi hết toàn bộ
hoặc thu hồi một phần, phần còn lại không đủ điều kiện để tiếp tục sinh sống phải
chuyển đến nơi ở mới.
Người bị thu hồi đất: Tổ chức, cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo, hộ gia đình, cá
nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài
hoạt động, đầu tư tại Việt Nam đang sử dụng đất bị Nhà nước thu hồi đất gọi chung là
người bị thu hồi đất.
b. Nội dung của công tác bồi thường, hỗ trợ thiệt hại và tái định cư khi thu
hồi đất trong quản lý nhà nước về đất đai.
Công tác bồi thường, hỗ trợ thiệt hại và tái định cư nhằm đảm bảo lợi ích
chung; thông qua việc thu hồi đất, Nhà nước có một quỹ đất cần thiết đáp ứng nhu cầu
xây dựng cơ sở hạ tầng phát triển kinh tế - xã hội, kỹ thuật, công nghiệp, các cơ sở sản
Trang 3


Ngành: Quản lý Đất đai


SVTH: Nguyễn Thị Diễm Kiều

xuất kinh doanh, khu dịch vụ đô thị… góp phần gián tiếp vào việc chuyển dịch cơ cấu
kinh tế theo hướng giảm tỷ trọng sản xuất nông nghiệp, tăng tỷ trọng sản xuất công
nghiệp, dịch vụ. Khi diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp, để đảm bảo ổn
định xã hội, Nhà nước cần thực hiện các biện pháp hỗ trợ cho người nông dân bị mất
đất sản xuất trong việc đào tạo chuyển đổi nghề nghiệp, tìm kiếm việc làm mới. Qua
đó, góp phần chuyển dịch bớt một lực lượng lao động ở nông thôn chuyển sang làm
việc trong khu vực sản xuất phi nông nghiệp và dịch vụ.
Thu hồi đất là một trong những nội dung quan trọng của công tác quản lý nhà
nước về đất đai, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư nhằm bảo đảm bảo sự hài hòa giữa
lợi ích của Nhà nước và lợi ích của người sử dụng đất. Nhà nước thực hiện thu hồi đất
sẽ gây ra những thiệt hại và ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của những người bị thu
hồi đất, nên công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư phải thực hiện tốt để ổn định xã
hội.
Công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, hỗ trợ và tái định cư chịu sự tác
động của nhiều yếu tố khách quan:
+ Nhà nước ban hành khung giá các loại đất phải sát với giá chuyển nhượng
thực tế trên thị trường, có các chính sách hỗ trợ và tái định cư cho người có đất bị thu
hồi thật hợp lý, đúng trình tự, thủ tục.
+ Đối với công tác đo đạc, phân hạng, lập bản đồ địa chính phải thật chính xác,
vì khi tiến hành bồi thường dựa vào diện tích của từng thửa, từng hạng đất để tính bồi
thường. Nếu thực hiện không tốt có thể sẽ xảy ra tình trạng khiếu kiện, tranh chấp làm
cho việc bồi thường và giải phóng mặt bằng gặp khó khăn, tiến độ thực hiện dự án sẽ
kéo dài.
+ Đối với công tác giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất phải phân cấp đúng thẩm
quyền, thủ tục nhanh gọn không phức tạp, tiết kiệm thời gian, công tác bồi thường diễn
ra nhanh, đúng tiến độ, thu hút nhiều nhà đầu tư.
+ Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ảnh hưởng rất lớn đến công tác bồi
thường và giải phóng mặt bằng. Các dự án đầu tư phải phù hợp với quy hoạch tránh

tình trạng các dự án không đúng quy hoạch ảnh hưởng đến việc sử dụng đất cũng như
lợi ích kinh tế - xã hội. Quy hoạch và công tác bồi thường và giải phóng mặt bằng có
mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Nếu quy hoạch không hợp lý thì việc bồi thường gặp
khó khăn.
1.1.2. Cơ sở pháp lý và nguyên tắc chung của chính sách bồi thường hỗ trợ, tái
định cư khi thu hồi đất
a. Cơ sở pháp lý xây dựng chính sách bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi thu hồi
đất
 Thu hồi đất – quyền định đoạt đất đai của nhà nước
Luật Đất Đai 2003 khẳng định đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ
sở hữu. Chủ sở hữu về đất đai có các quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt đối với
đất đai. Một trong các quyền định đoạt của Nhà nước đối với đất đai (theo điều C
khoản 2 Điều 5 Luật Đất đai 2003) là giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, và cho phép
chuyển mục đích sử dụng đất. Quyền thu hồi đất của Nhà nước được thực hiện trong
các trường hợp sau: Điều 38 Luật Đất Đai 2003, Điều 36 Nghị Định 181, Nghị Định
17/CP, Nghị Định 84/CP.
Trang 4


Ngành: Quản lý Đất đai

SVTH: Nguyễn Thị Diễm Kiều

Theo các Điều 39, 41 Luật Đất Đai 2003, Nhà nước chỉ thực hiện bồi thường, hỗ trợ
tái định cư đối với người đang sử dụng đất bị thu hồi để sừ dụng vào các mục đích sau:
- Quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng
- Phát triển kinh tế-xã hội.
Nhà nước thực hiện bồi thường, hỗ trợ và bố trí tái định cư đối với người đang sử dụng
đất, nếu họ có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc có đủ điều kiện để cơ quan
Nhà nước xét cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

 Chính phủ ban hành chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư
Từ những nguyên tắc cơ bản về thu hồi đất, thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư
khi Nhà nước thu hồi đất quy định tại Luật Đất Đai 2003 và theo thẩm quyền được
Quốc Hội giao, Chính Phủ đã quy định chi tiết về bồi thường hỗ trợ tái định cư khi
Nhà nước thu hồi đất thông qua các văn bản sau:
- Nghị Định 197/2004/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về bồi
thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất;
- Thông tư 116 về hướng dẫn thực hiện Nghị Định 197;
- Nghị định 17/2006/NĐ-CP ngày 27 tháng 01 năm 2006 của Chính phủ về sửa
đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai và Nghị
định số 187/2004/NĐ-CP về việc chuyển công ty nhà nước thành công ty cổ phần;
- Nghị Định 84/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ quy
định bổ sung về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện
quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu
hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai;
- Nghị định 69/NĐ-CP số 69/2009/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 2009 của
Chính phủ quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi
thường, hỗ trợ và tái định cư;
- Thông tư 14/2009/TT-BTNMT ngày 01 tháng 10 năm 2009 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường quy định chi tiết về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và trình tự,
thủ tục thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất.
b. Cơ sở pháp lý của phương án bồi thường và hỗ trợ thiệt hại của dự án
Xây dựng và mở rộng xa lộ Hà Nội
Luật Đất đai 2003 đã được Quốc hội thông qua ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về bồi
thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất;
Nghị định số 17/2006/NĐ-CP ngày 27 tháng 01 năm 2006 của Chính phủ về sửa
đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai và Nghị
định số 187/2004/NĐ-CP về việc chuyển công ty nhà nước thành công ty cổ phần;
Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ quy

định bổ sung về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện
quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu
hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai;
Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 2009 của Chính phủ quy
định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái
định cư và Thông tư số 14/2009/TT-BTNMT ngày 01 tháng 10 năm 2009 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường quy định chi tiết về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và trình tự,
Trang 5


Ngành: Quản lý Đất đai

SVTH: Nguyễn Thị Diễm Kiều

thủ tục thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất;
Chỉ thị số 08/2002/CT-UB ngày 22 tháng 4 năm 2002 của Ủy ban nhân dân
thành phố về chấn chỉnh và tăng cường quản lý nhà nước về nhà đất trên địa bàn thành
phố Hồ Chí Minh;
Quyết định số 225/2005/QĐ-UBND ngày 23 tháng 12 năm 2005 của Ủy ban
nhân dân thành phố về quy định hạn mức công nhận quyền sử dụng đất ở theo Luật
Đất đai 2003;
Quyết định số 156/2006/QĐ-UBND ngày 27 tháng 10 năm 2006 của Ủy ban
nhân dân thành phố về thành lập Quỹ hỗ trợ đào tạo và giải quyết việc làm cho người
có đất bị thu hồi để thực hiện các dự án đầu tư trên địa bàn thành phố;
Quyết định số 12/2008/QĐ-UBND ngày 20 tháng 02 năm 2008 của Ủy ban nhân
dân thành phố ban hành Biểu giá chuẩn về suất vốn đầu tư phần xây dựng công trình
trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh;
Quyết định số 64/2008/QĐ-UBND ngày 31 tháng 7 năm 2008 của Ủy ban nhân
dân thành phố về điều chỉnh, bổ sung một số nội dung tại Quyết định số 12/2008/QĐUBND ngày 20 tháng 02 năm 2008 của Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Biểu giá
chuẩn về suất vốn đầu tư phần xây dựng công trình trên địa bàn thành phố Hồ Chí

Minh;
Quyết định số 92/2008/QĐ-UBND ngày 26 tháng 12 năm 2008 của Ủy ban nhân
dân thành phố về ban hành hệ số điều chỉnh khi áp dụng Quyết định số 12/2008/QĐUBND ngày 20 tháng 02 năm 2008 và Quyết định số 64/2008/QĐ-UBND ngày 31
tháng 7 năm 2008 của Ủy ban nhân dân thành phố;
Quyết định 35/2010/QĐ-UBND ngày 28 tháng 5 năm 2010 của Ủy ban nhân dân
Thành phố về Ban hành Quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước
thu hồi đất trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
c. Nguyên tắc chung của chính sách bồi thường hỗ trợ, tái định cư
 Đảm bảo hài hòa lợi ích của Nhà nước, người sử dụng đất và nhà đầu tư: Việc
thực hiện bồi thường hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất vào mục đích quốc
phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, phát triển kinh tế gắn liền với lợi
ích của Nhà nước, lợi ích của người đang sử dụng đất bị thu hồi và lợi ích của nhà đầu
tư, người được Nhà nước giao hoặc cho thuê đất. Các lợi ích này phải được giải quyết
một cách hài hòa góp phần chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất có hiệu quả.
 Đảm bảo công khai, dân chủ trong thực hiện
Bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cho người bị thu hồi đất là quan hệ giao dịch về
quyền sử dụng đất giữa người đang sử dụng đất với nhà đầu tư có sự can thiệp của Nhà
nước, không phải giao dịch quyền sử dụng đất thông thường trên thị trường. Tuy nhiên
người bị thu hồi đất chỉ chấp nhận chuyển quyền sử dụng đất của mình khi chính sách
bồi thường, hỗ trợ và tái định cư phù hợp với Luật Đất đai và được thực hiện công
khai, người dân được bàn bạc dân chủ.
1.1.3. Cơ sở thực tiễn
a. Lược sử công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư ở nước Việt Nam qua các
thời kỳ
Quá trình phát triển kinh tế - xã hội trải qua các giai đoạn lịch sử nhìn chung
đều có liên quan đến công tác thu hồi đất. Tuy nhiên, tùy từng giai đoạn lịch sử với
Trang 6


Ngành: Quản lý Đất đai


SVTH: Nguyễn Thị Diễm Kiều

những tình hình chính trị xã hội khác nhau mà những chính sách trong bồi thường khi
thu hồi đất cũng khác nhau, nhằm thỏa mãn những quyền lợi của người thu hồi đất
cũng như người bị thu hồi.
 Giai đoạn trước năm 2003
Ở nước ta trong thời kỳ phong kiến đất đai thuộc sở hữu của vua chúa nên khi
bị thu hồi chủ sử dụng đất không được bồi thường vì việc thu hồi hay ban phát đất đai
hoàn toàn theo ý muốn của vua chúa.
Sau khi Cách mạng tháng 8 năm 1945 thành công, Nhà nước Việt Nam Dân
Chủ Cộng Hòa được thành lập, các luật lệ đất đai trong thời kỳ Pháp thuộc bị bãi bỏ.
Sau năm 1954, đất nước bị chia cắt thành 2 miền:
Miền Nam chịu sự cai trị của chế độ Ngụy quyền Sài Gòn. Miền Bắc tiến hành
công cuộc xây dựng chế độ Xã hội chủ nghĩa, là hậu phương vững chắc cho miền Nam
tiến hành công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, giải phóng dân tộc. Thời kỳ
này, ở miền Bắc người dân đã tự nguyện tham gia đóng góp đất đai vào các hợp tác xã
để tăng gia sản xuất nhằm chi viện cho miền Nam mà không đòi hỏi bất kỳ một sự bồi
thường nào.
Sau ngày Miền Nam hoàn toàn giải phóng (30/04/1975)
- Miền Bắc đất đai thuộc sở hữu tập thể, một số ít thuộc sở hữu cá thể.
- Miền Nam do chịu ảnh hưởng của mô hình kinh tế ở Miền Bắc nên đã hình
thành những phong trào hợp tác hóa nông nghiệp, nông dân vào tập đoàn tập thể.
Trong thời gian này Nhà nước phát động chủ trương “nhường cơm sẻ áo”, lấy ruộng
đất chia cho người không có hoặc có ít đất, nên việc bồi thường cho nhân dân có đất bị
ảnh hưởng bởi chủ trương trên hầu như không được thực hiện.
Sau ngày 30/04/1975 miền Nam hoàn toàn giải phóng. Nhà nước ta đã ban hành
nhiều văn bản pháp luật để điều chỉnh các quan hệ về đất đai cho phù hợp với tình
hình mới.
Quan hệ sở hữu đất đai ở nước ta từ 3 hình thức sở hữu (toàn dân, tập thể, cá

thể) chuyển thành một hình thức duy nhất là sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất
quản lý.
Sau Đại Hội Đảng lần V, thị trường nhà đất bắt đầu chuyển mình do nền kinh tế nước
ta chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước. Đứng trước tình
thế như vậy Luật đất đai đầu tiên của nước ta ra đời năm 1988, được Quốc hội thông
qua ngày 29/12/1987. Tuy nhiên, vấn đề bồi thường thiệt hại về đất đai khi bị Nhà
nước thu hồi được quy định rất chung tại Điều 49 của Luật này “Khi sử dụng đất đai bị
thu hồi vì nhu cầu của Nhà nước hoặc xã hội thì được đền bù thiệt hại thực tế và được
giao đất khác”.
Luật đất đai năm 1993 được ban hành với việc thừa nhận đất đai có giá, Nhà nước
định giá các loại đất để phục vụ một số mục đích quản lý Nhà nước về đất đai trong đó
có việc bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất (Điều 12, Luật đất đai năm
1993), đã làm thay đổi cách nhìn nhận về đất đai nói chung và những chính sách cụ thể
về bồi thường thiệt hại, giải phóng mặt bằng nói riêng. Về cơ bản đã giải quyết những
vướng mắc trong việc bồi thường, khắc phục được tình trạng bất hợp lý, tạo sự thống
nhất trong chính sách bồi thường giữa các địa phương trong cả nước, quan tâm đến lợi
ích người bị thu hồi đất.
Trang 7


Ngành: Quản lý Đất đai

SVTH: Nguyễn Thị Diễm Kiều

- Các địa phương tự xây dựng bảng giá các loại đất dựa trên bảng giá của Chính phủ,
Ủy ban nhân dân Tỉnh, nhưng giá đất trên thực tế thay đổi rất nhanh mà không được
bổ sung cập nhật kịp thời dẫn đến giá đất trong bảng quy định thấp hơn rất nhiều so
với thị trường, gây phản ứng từ người sử dụng đất.
- Sự khác biệt về giá đất giữa đô thị và nông thôn, giữa đất ở, đất chuyên dùng và đất
nông nghiệp… là rất lớn, điều này gây trở ngại trong việc áp giá bồi thường.

- Chưa quan tâm đến việc tái định cư cho người bị di dời, thu hồi đất.
 Giai đoạn năm 2003 đến nay
Sau 10 năm thực hiện, Luật đất đai năm 1993 đã được thay thế bằng Luật đất đai năm
2003. Tại Điều 38 - Luật đất đai năm 2003, đã bổ sung một số trường hợp phải thu hồi
đất ở Điều 26 Luật đất đai năm 1993 cho phù hợp với thực tế. Luật đất đai năm 2003
còn bổ sung thêm một số trường hợp thu hồi đất được bồi thường và không được bồi
thường tại Điều 38, 42, 43, 50 để đảm bảo quyền lợi chính đáng cho người sử dụng
đất. Luật đất đai mới cũng quy định thẩm quyền thu hồi và quản lý quỹ đất tại điều 41
tránh trường hợp đất đã thu hồi thực hiện các dự án bị sử dụng lãng phí và để hoang
hóa. Một điểm mới trong Luật đất đai 2003 là việc thu hồi đất ngoài mục tiêu sử dụng
vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, phát triển kinh
tế xã hội… thì nhà nước không bồi thường.
Trên cơ sở Luật đất đai năm 2003, ngày 3/12/2004 Nghị định 197 của Chính phủ ra
đời về việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất, thay thế Nghị
định 22/CP. Tại Nghị định này đã có những đổi mới cơ bản về phạm vi ứng dụng, về
bồi thường đất và tài sản trên đất, về chính sách hỗ trợ và tổ thực hiện. Những quy
định mới này được đề ra nhằm cụ thể hoá Luật đất đai năm 2003 và giải quyết những
vấn đề còn bất cập, chưa hợp lý của Nghị định 22/CP trong thực tế.
Nghị định 197 đã quy định:
+ Nhà nước là người chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định
cư, giải phóng mặt bằng.
+ Giá đất để tính bồi thường phải đảm bảo sát với giá chuyển nhượng quyền sử dụng
đất thực tế trên thị trường trong điều kiện bình thường.
+ Người bị thu hồi đất nào thì được bồi thường bằng việc giao đất mới có cùng mục
đích sử dụng đất hoặc bằng giá trị quyền sử dụng đất tại thời điểm có quyết định thu
hồi.
+ Đất nông nghiệp xen kẽ trong khu dân cư, đất vườn ao liền kề với đất ở trong khu
dân. Ngoài việc bồi thường theo giá đất nông nghiệp còn được hỗ trợ bằng tiền từ 20%
đến 50% mức bồi thường đất ở liền kề.
+ Về nhà ở và công trình phục vụ sinh hoạt của hộ gia đình cá nhân được bồi thường

bằng giá trị bồi thường, bằng giá trị xây dựng mới của nhà, công trình có tiêu chuẩn kỹ
thuật tương đương.
+ Chính sách hỗ trợ kèm theo như hỗ trợ ổn định sản xuất đời sống, hỗ trợ di dời,
chuyển đổi nghề nghiệp, tạo việc làm… cũng được quan tâm nhiều hơn. Chẳng hạn
như đối với hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp khi bị thu hồi trên 30%
diện tích đất sản xuất nông nghiệp, thì số người trong độ tuổi lao động được hỗ trợ
chuyển đổi bằng hình thức học nghề tại các cơ sở dạy nghề tại địa phương với thời
gian không vượt quá 06 tháng.
Trang 8


Ngành: Quản lý Đất đai

SVTH: Nguyễn Thị Diễm Kiều

+ Cơ quan được giao trách nhiệm bồi thường, hỗ trợ và tái định cư phải thông báo
công khai dự kiến phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, niêm yết công khai.
Tiếp theo nghị đinh 197/NĐ-CP là Nghị định 69/NĐ-CP được ban hành ngày
13/08/2009 về quy định bổ sung về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu
hồi đất. Tại Nghị định này có những điểm mới so với Nghị định 197/NĐ-CP đó là:
+ Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất nông nghiệp khi Nhà nước thu hồi được bồi
thường bằng đất có cùng mục đích sử dụng; nếu không có đất để bồi thường thì được
bồi thường bằng tiền tính theo giá đất cùng mục đích sử dụng. Xác định giá đất sát với
giá thị trường tại thời điểm quyết định thu hồi đất.
+ Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp không được bồi thường bằng đất
được hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm theo 1 trong các hình thức:
 Hỗ trợ bằng tiền từ 1,5 – 5 lần giá đất nông nghiệp đối với toàn bộ diện tích đất
nông nghiệp bị thu hồi;
 Hỗ trợ bằng 1 suất đất ở hoặc 1 căn hộ chung cư hoặc 1 suất đất sản xuất, kinh
doanh phi nông nghiệp.

Trường hợp người được hỗ trợ có nhu cầu được đào tạo, học nghề thì được
nhận vào các cơ sở đào tạo nghề và được miễn học phí đào tạo cho 1 khóa học đối với
các đối tượng trong độ tuổi lao động. Trong quá trình lập phương án đào tạo, chuyển
đổi nghề phải lấy ý kiến của người bị thu hồi đất thuộc đối tượng chuyển đổi nghề.
Những quan điểm chung về công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo quy
định của Luật đất đai năm 2003, Nghị định 197, Nghị định 69 đó là:
- Công khai dân chủ trong quá trình thực hiện.
- Giá bồi thường sát với giá thị trường tại thời điểm thu hồi.
- Phải có khu tái định cư trước khi thu hồi đất.
- Nơi ở mới phải bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ.
- Tạo công ăn việc làm, ổn định cuộc sống của người dân sau khi thu hồi.
- Thể hiện tinh thần đổi mới trong cung cách quản lý đất đai, phù hợp hơn với
thực tiễn cuộc sống.
b. Vị trí và vai trò của công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư trong hệ
thống quản lý nhà nước về đất đai
Nhằm phục vụ cho nhu cầu xây dựng, phát triển đô thị, Nhà nước ban hành quyết định
thu hồi đối với diện tích đất nằm trong vùng quy hoạch xây dựng phát triển đô thị mà
nhà nước đã giao cho các tổ chức, cá nhân sử dụng đất. Công tác bồi thường, hỗ trợ và
tái định cư là khâu hết sức quan trọng đáp ứng nguyện vọng cụ thể đối với người sử
dụng đất đồng thời đảm bảo thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật. Công
tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư được thực hiện tốt sẽ tạo điều kiện cho các dự án
sớm hoàn thành, góp phần tạo cảnh quan đô thị mới, đưa cơ sở hạ tầng dần đi vào nề
nếp đã quy hoạch, giúp cho công tác quản lý nhà nước thuận lợi hơn, người dân có chỗ
ở ổn định hơn, khang trang hơn phù hợp với định hướng quy hoạch phát triển của cả
nước.
Ở góc độ quản lý nhà nước về đất đai thì công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định
cư đóng vai trò là cầu nối các mối quan hệ về sử dụng đất giữa chủ thể là cá nhân và
chủ thể là tổ chức. Ngược lại, công tác quản lý nhà nước về đất đai có ảnh hưởng lớn
Trang 9



Ngành: Quản lý Đất đai

SVTH: Nguyễn Thị Diễm Kiều

đến công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, công tác này có tốt hay không phụ
thuộc vào công tác quản lý nhà nước về đất đai.
1.2. Cơ sở của phương án bồi thường giải tỏa, hỗ trợ và tái định cư của Dự án Mở
rộng xa lộ Hà Nội (Phương án chi tiết 197/PA-HĐBT)
1.2.1. Quan điểm và nguyên tắc về bồi thường
a. Quan điểm về bồi thường
Giá đền bù hợp lý, trên cơ sở dự án thành công, có thể thu hút đầu tư và người
dân không bị thiệt.
Người dân có cơ hội tái định cư với nhà ở và cuộc sống tốt hơn nơi họ đã sống
trước đây.
Kinh phí đền bù giải phóng mặt bằng lấy từ ngân sách thành phố.
b. Nguyên tắc bồi thường hỗ trợ và tái định cư
Áp dụng theo quy định tại Điều 3 của Quy định kèm theo Quyết định số
35/2010/QĐ-UBND.
 Đối với đất:
- Người bị Nhà nước thu hồi đất có đủ điều kiện quy định tại Điều 8 Quy định
này thì được bồi thường;
- Không chi trả bồi thường và bố trí tái định cư cho người thuê, mượn đất của
người có đất bị thu hồi, người nhận góp vốn liên doanh;
- Nhà nước thu hồi đất của người đang sử dụng vào mục đích nào thì được bồi
thường bằng việc giao đất mới có cùng mục đích sử dụng, nếu không có đất để bồi
thường thì được bồi thường bằng giá trị quyền sử dụng đất;
- Trường hợp khi người sử dụng đất được bồi thường mà chưa thực hiện nghĩa
vụ tài chính quy định theo pháp luật thì phải thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với nhà
nước.

- Diện tích đất được bồi thường là diện tích được xác định trên thực địa, thực tế
đo đạc diện tích thu hồi của từng người sử dụng đất.
 Về nhà, công trình và tài sản gắn liền với đất:
- Chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất khi Nhà nước thu hồi đất mà bị thiệt hại, thì
được bồi thường;
- Chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất khi Nhà nước thu hồi đất mà đất đó thuộc
đối tượng không được bồi thường thì tùy từng trường hợp cụ thể được bồi thường hoặc
hỗ trợ tài sản;
- Hệ thống máy móc, dây chuyền sản xuất có thể tháo dời và di chuyển được, thì
chỉ được bồi thường các chi phí tháo dỡ, vận chuyển, lắp đặt và thiệt hại khi tháo dỡ,
vận chuyển;
- Đơn giá xây dựng để tính bồi thường được áp dụng theo đơn giá xây dựng mới
(suất vốn đầu tư) của nhà, công trình do Ủy ban nhân dân thành phố ban hành;
c. Điều kiện để được bồi thường
Áp dụng theo quy định tại Điều 8 của Quy định kèm theo Quyết định số
35/2010/QĐ-UBND.
 Người bị Nhà nước thu hồi đất, có một trong các điều kiện sau đây thì được bồi
thường:
Trang 10


Ngành: Quản lý Đất đai

SVTH: Nguyễn Thị Diễm Kiều

- Có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai.
- Có quyết định giao đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của
pháp luật về đất đai.
- Trường hợp có giấy tờ nêu trên là tổ chức sử dụng đất thì phải thuộc một trong
3 trường hợp sau:

- Đất được Nhà nước giao có thu tiền sử dụng đất mà tiền sử dụng đất đã nộp
không có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước;
- Đất nhận chuyển nhượng của người sử dụng đất hợp pháp mà tiền trả cho việc
chuyển nhượng không có nguồn từ ngân sách nhà nước;
- Đất sử dụng có nguồn gốc hợp pháp từ hộ gia đình, cá nhân.
 Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ổn định, được Ủy ban nhân dân cấp xã
xác nhận không có tranh chấp mà có một trong các loại giấy tờ theo quy định của pháp
luật.
 Hộ gia đình, cá nhân được sử dụng đất theo bản án hoặc quyết định của Tòa án
nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án.
 Trường hợp không có giấy tờ hợp pháp, hợp lệ thì phải có một trong các điều
kiện sau:
- Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất có hộ khẩu thường trú tại địa phương và
trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối tại vùng có
điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn.
- Người đang sử dụng đất theo quy định tại Điều 44 Nghị định số 84/2007/NĐCP ngày 25 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ (trừ điểm d khoản 1);
- Người đang sử dụng đất theo quy định hoặc tại Điều 45 Nghị định số
84/2007/NĐ-CP (trừ điểm d khoản 1 và khoản 2);
- Người đang sử dụng đất theo quy định tại Điều 46 Nghị định số 84/2007/NĐCP;
- Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất mà trước đây Nhà nước đã có quyết định
quản lý trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước, nhưng trong thực tế
Nhà nước chưa quản lý, mà hộ gia đình, cá nhân đó vẫn sử dụng.
- Cộng đồng dân cư đang sử dụng đất có các công trình là đình, đền, chùa, miếu,
am, từ đường, nhà thờ họ được Ủy ban nhân dân phường nơi có đất xác nhận là đất sử
dụng chung cho cộng đồng và không có tranh chấp;
1.2.2. Giá bồi thường giải tỏa dự án Xây dựng và mở rộng Xa lộ Hà Nội (giai
đoạn 2) (Theo phương án 197/PA-HĐBT)
a. Giá đất ở để tính bồi thường
Đơn giá đất mới nhất hiện nay áp dụng cho dự án Xây dựng và mở rộng Xa lộ Hà
Nội là đơn giá đất ở tính bồi thường, hỗ trợ của Dự án Bồi thường giải phóng mặt bằng

xa lộ Hà Nội giai đoạn 2 trên địa bàn quận 2 tại Văn bản số 1008/UBND-BBT của Ủy
ban nhân dân quận 2 ban hành ngày 29/4/2011.

Trang 11


Ngành: Quản lý Đất đai

SVTH: Nguyễn Thị Diễm Kiều

Bảng 01. Giá đất ở để tính bồi thường
STT

Vị trí

Đơn giá (đồng/m²)

Mặt tiền Xa lộ Hà Nội (cầu Sài Gòn - ranh Đại lộ Đông Tây)

30.650.000

- Hẻm xi măng rộng >5m đường Xa lộ Hà Nội

20.150.000

- Hẻm đất >5m đường Xa lộ Hà Nội

16.400.000

- Hẻm xi măng rộng 3 - 5m đường Xa lộ Hà Nội


16.100.000

- Hẻm xi măng rộng 2 - 3m đường Xa lộ Hà Nội

14.300.000

- Hẻm xi măng rộng <2m đường Xa lộ Hà Nội

12.900.000

Mặt tiền Xa lộ Hà Nội ( cầu Đen đến ranh Đại lộ Đông Tây)

30.650.000

- Hẻm xi măng rộng >5m đường Xa lộ Hà Nội

20.150.000

- Hẻm đất >5m đường Xa lộ Hà Nội

16.400.000

- Hẻm xi măng rộng 3 - 5m đường Xa lộ Hà Nội

16.100.000

- Hẻm xi măng rộng 2 - 3m đường Xa lộ Hà Nội

14.300.000


- Hẻm xi măng rộng <2m đường Xa lộ Hà Nội

12.900.000

Mặt tiền Xa lộ Hà Nội (Đại lộ Đông Tây đến cầu Rạch Chiếc)

28.760.000

- Hẻm xi măng rộng >5m đường Xa lộ Hà Nội

20.150.000

- Hẻm đất >5m đường Xa lộ Hà Nội

16.400.000

- Hẻm xi măng rộng 3 - 5m đường Xa lộ Hà Nội

16.100.000

- Hẻm xi măng rộng 2 - 3m đường Xa lộ Hà Nội

14.300.000

- Hẻm xi măng rộng <2m đường Xa lộ Hà Nội

12.900.000

Mặt tiền đường Quốc Hương - đường nhựa rộng 6 - 8m


30.650.000

- Hẻm đường Quốc Hương - hẻm đất rộng 2 – 4m

14.300.000

Mặt tiền đường Trần Não - đường nhựa rộng 6 – 8m

30.650.000

- Hẻm đường Trần Não - hẻm xi măng rộng 3m

14.300.000

6

Mặt tiền đường Thảo Điền - đường nhựa rộng 6 - 8m

25.150.000

7

Mặt tiền đường Nguyễn Bá Lân - đường nhựa rộng 6m

20.150.000

8

Mặt tiền đường Lê Thước - đường trải đá xanh rộng 6m


16.740.000

9

Mặt tiền đường Võ Trường Toản - đường nhựa rộng 8m

26.960.000

10

Mặt tiền đường số 02, phường An Phú - đường nhựa rộng 6m

20.150.000

11

Mặt tiền đường số 12, phường An Phú - đường nhựa rộng 6m

17.250.000

1

2

3

4
5


(Nguồn: Phương án bồi thường 197/PA-HĐBT ngày 18/10/2010)
- Giá đất để tính trừ nghĩa vụ tài chính đối với các hộ gia đình và cá nhân chưa thực
hiện nghĩa vụ tài chính áp dụng theo đơn giá đất quy định tại Quyết định số
102/2009/QĐ-UBND ngày 24/12/2009 của Ủy ban nhân dân thành phố.
Trang 12


Ngành: Quản lý Đất đai

SVTH: Nguyễn Thị Diễm Kiều

b. Giá đất nông nghiệp để tính bồi thường:
Áp dụng theo đơn giá đất quy định tại Quyết định số 102/2009/QĐ-UBND ngày
24/12/2009 của Ủy ban nhân dân thành phố về ban hành quy định về giá các loại đất
trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
1.2.3. Điều kiện để được tái định cư
Áp dụng theo Điều 37 của Quy định kèm theo Quyết định số 35/2010/QĐUBND.
1.3. Tổng quan về công tác bồi thường của các dự án trên địa bàn quận 2, Thành
Phố Hồ Chí Minh.
1.3.1. Tổng quan về Ban Bồi thường giải phóng mặt bằng quận 2
a. Vị trí
Ban Bồi thường, giải phóng mặt bằng quận 2 (gọi tắt là Ban Bồi thường) là đơn
vị sự nghiệp có thu, trực thuộc Ủy ban nhân dân quận 2, có tư cách pháp nhân, có con
dấu riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước Việt Nam, tại Ngân hàng hoặc
Quỹ hỗ trợ phát triển để hoạt động theo quy định của Nhà nước. Ban Bồi thường chịu
sự lãnh đạo, quản lý trực tiếp và toàn diện của Ủy ban nhân dân Quận 2.
b. Chức năng
Ban Bồi thường có chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân Quận thực hiện
việc bồi thường, giải phóng mặt bằng theo quy hoạch để tạo nguồn quỹ đất phù hợp
phục vụ cho các dự án đầu tư, chương trình tái định cư và dự án đầu tư chương trình

phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội trên địa bàn Quận 2.
c. Cơ cấu tổ chức
- Ban Bồi thường gồm có một (01) Trưởng ban, có từ ba (03) đến bốn (04) Phó
trưởng Ban và các phòng nghiệp vụ tham mưu, giúp việc cho Trưởng Ban.
- Trưởng Ban, các Phó trưởng Ban do Chủ tịch Ủy ban nhân dân Quận ra quyết
định bổ nhiệm và miễn nhiệm.
- Ban Bồi thường gồm có: Phòng Hành chánh - Văn phòng, 4 Phòng Nghiệp vụ,
Tổ công tác bồi thường tại các phường, Phòng Tái định cư, Phòng Tài vụ, Phòng Tiếp
công dân.
d. Kinh phí hoạt động
Kinh phí hoạt động được lấy không quá 2% kinh phí bồi thường thực hiện dự
án, dành cho công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng theo quy định của Nhà nước và
của Ủy ban nhân dân Thành phố.
e. Chế độ làm việc
Thực hiện theo quy định chung của Nhà nước và theo yêu cầu của UBND Quận
2. Ban Bồi thường làm việc theo chế độ thủ trưởng.
1.3.2. Quy trình thực hiện việc giải phóng mặt bằng, bồi thường - tái định cư
Áp dụng Quy chế - QĐ 03 - UBND quận 2
- Tổ chức kiểm kê, đo đạc
- Xác nhận pháp lý nhà, đất
- Chiết tính giá trị bồi thường, hỗ trợ và tái định cư
- Hiệp thương giá trị bồi thường, hỗ trợ và tái định cư
- Ban hành quyết định bồi thường, hỗ trợ và tái định cư
Trang 13


Ngành: Quản lý Đất đai

SVTH: Nguyễn Thị Diễm Kiều


- Chi trả bồi thường và thu hồi mặt bằng
- Cưỡng chế, thu hồi, giải phóng mặt bằng
- Khiếu nại và giải quyết khiếu nại
1.3.3. Các dự án trọng điểm bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư (ngoài
khu đô thị mới Thủ Thiêm) thực hiện trong năm 2010 trên địa bàn quận 2.
 Thực tiễn công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư trên địa bàn quận 2
Trong 3 tháng đầu năm 2011, từ ngày 01/01/2011 đến ngày 10/03/2011 thực
hiện chi trả 706 hồ sơ/09 dự án, với tổng số tiền bồi thường hỗ trợ là 407,756 tỷ, tương
ứng với diện tích 19,4136 ha.
Từ ngày 01/01/2011 đến ngày 05/6/2011 thực hiện giải ngân 1.462 hồ sơ/13 dự
án (bao gồm cả hồ sơ gửi tiền vào ngân hàng), với tổng số tiền bồi thường, hỗ trợ là
1.243 tỷ đồng, diện tích thu hồi 36,4788 ha.
Hiện nay, Ban Bồi thường giải phóng mặt bằng quận 2 đang triển khai thực
hiện 63 dự án với khoảng 23.938 hồ sơ, tổng diện tích phải thu hồi 25.553,43 ha,
chiếm tỷ lệ 51,07% tổng diện tích của quận, trong đó:
Bảng 02. Tổng hợp các dự án trên địa bàn quận 2
Phân loại theo ngân sách

Số dự án

Tỷ lệ
(%)

- Dự án thuộc ngân sách

33

26,19

+ Dự án ngân sách thành phố


22

17,46

+ Dự án ngân sách quận

11

8,73

- Dự án ngoài ngân sách

30

23,81

+ Dự án nguồn vốn trong nước

28

22,22

+ Dự án nguồn vốn nước ngoài

02

1,59

(Nguồn: Ban Bồi thường-Giải phóng mặt bằng)

a. Dự án Xây dựng đường Liên tỉnh lộ 25B - giai đoạn 2:
Lũy kế từ đầu dự án đến ngày 31/12/2010 toàn dự án đã chi trả và gửi ngân
hàng: 221/255 hồ sơ, đạt tỷ lệ 86,67% về hồ sơ, với tổng số tiền 181,983 tỷ đồng; thu
hồi diện tích 7,5890/12,0281ha, đạt tỷ lệ 63,09%.
b. Dự án Xa lộ Hà Nội – giai đoạn 2:
Lũy kế từ đầu dự án đến ngày 31/12/2010 toàn dự án đã chi trả: 47/347 hồ sơ,
đạt tỷ lệ 34,31% về hồ sơ, với tổng số tiền 193,132 tỷ đồng; thu hồi diện tích
2,3947/14,2524ha, đạt tỷ lệ 16,8%.
c. Dự án Cải tạo, nâng cấp đường số 2, phường Thạnh Mỹ Lợi, quận 2:
Lũy kế từ đầu dự án đến ngày 31/12/2010 toàn dự án đã chi trả 27 hồ sơ với số
tiền là 0,277 tỷ đồng; diện tích là 0,0126 ha.
d. Dự án Vòng xoay chân cầu Sài Gòn:
Số hồ sơ đã chi trả bồi thường: 59 hồ sơ, tổng diện tích đã bồi thường là 2.863,48m²
với tổng số tiền là 9.042.558.249 đồng.
Trang 14


Ngành: Quản lý Đất đai

SVTH: Nguyễn Thị Diễm Kiều

e. Dự án đầu tư xây dựng đường trục chính trong Khu Liên hợp Thể dục Thể
thao Rạch Chiếc tại phường An Phú, quận 2.
Dự án có khoảng 75 hồ sơ, diện tích thu hồi 11,2844 ha
1.4. Giới thiệu địa bàn Quận 2
1.4.1. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên và môi trường
a. Vị trí địa lý
Quận 2 mới được thành lập ngày 01 tháng 04 năm 1997 theo Nghị định số
03/CP ngày 6 tháng 1 năm 1997 của chính phủ trên cơ sở các xã An Phú, An Khánh,
Thủ Thiêm, Bình Trưng, Thạnh Mỹ Lợi của huyện Thủ Đức cũ. Quận 2 nằm ở phía

Đông Bắc của thành phố Hồ Chí Minh với tổng diện tích là 5.018,07 ha, được bao bọc
phần lớn bởi sông Sài Gòn và sông Đồng Nai cách thành phố khoảng 300m hướng qua
sông Sài Gòn.
Bảng 03. Các đơn vị hành chính của quận 2
Phường

Diện
tích(km2)

Dân
số(người)

Mật độ dân
số(người/km2)

Số hộ

An Lợi Đông

3,60

4.005

1.113

759

An Khánh

1,80


13.527

7.515

2.442

An Phú

10,21

18.507

1.813

4.666

Bình An

1,87

18.657

9.977

5.208

Bình Trưng Đông

3,31


14.869

4.492

3.857

Bình Khánh

2,15

8.159

3.795

1.515

Bình Trưng Tây

2,05

17.460

8.499

4.789

Cát Lái

6,69


12.699

1.898

2.551

13,25

12.540

946

3.505

Thủ Thiêm

1,50

4.429

2.952

672

Thảo Điền

3,73

19.454


5.215

7.376

Thạnh Mỹ Lợi

Cả quận 2

50,18
144.439
2.876
37.340
(Nguồn: Số liệu Cục Thống kê thành phố Hồ Chí Minh)

Tứ cận như sau:
+ Phía Bắc giáp Quận Thủ Đức, quận Bình Thạnh;
+ Phía Nam giáp Quận 7 (Qua sông Sài Gòn), huyện Nhơn Trạch- Đồng Nai;
+ Phía Tây giáp Quận 1, Quận 4 và Quận Bình Thạnh (qua sông Đồng Nai).
+ Phía Đông giáp Quận 9, tỉnh Đồng Nai.
b. Địa hình, địa mạo
Địa hình quận 2 thấp và khá phức tạp, có nhiều kênh rạch, độ dốc theo hướng từ
Bắc xuống Nam. Địa hình nhìn chung phẵng và thấp, hướng đổ dốc không rõ, có độ
cao trung bình so với mặt nước biển bình quân từ 0,5 - 1,1 m. Các gò cao đáng chú ý
là gò Bình Trưng cao từ 2m - 5m, gò Cát Lái từ 2m - 2,6m. Ở những vùng có độ cao
dưới 1m bị nước ngập và tiêu rút nước theo chế độ thủy triều.
Trang 15


Ngành: Quản lý Đất đai


SVTH: Nguyễn Thị Diễm Kiều

c. Khí hậu
Quận 2 nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo (nóng, ẩm,
nhiệt độ cao và mưa nhiều).Nhiệt độ không khí: Nhiệt độ trung bình cả năm 26 0C.
Khu vực này chia làm 2 mùa rõ rệt mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa từ tháng 5 đến
tháng 11. Các tháng 6,9,10 lượng mưa rất lớn. Chế độ gió cũng phân làm 2 hướng
chính: gió Nam –Tây Nam( tháng 4 đến 10), Bắc - Đông Bắc (tháng 11 đến 3)
d. Thủy văn
Quận được được bao bọc bởi 2 con sông lớn là sông Đồng nai và Sài Gòn và 2
rạch Giồng Ông Tố, Rạch Chiếc cùng với hệ thống kênh rạch chằng chịt. Thủy văn
chịu ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều của hai con sông Sài Gòn và Đồng Nai.
Nguồn nước ngầm ở các vùng cao khá dồi dào có chất lượng khá tốt để phục vụ cho
sinh hoạt sản xuất nông nghiệp. Đối với khu vực bưng trũng, mức nước ngầm từ 0,5m
- 0,8m có độ pH cao và thường xuyên bị nhiễm phèn, phải xử lý bằng hệ thống lọc mới
có thể sử dụng cho sinh hoạt.
e. Tài nguyên đất
Quận 2 có diện tích 5.018,07 ha, chiếm 2,39 % diện tích tự nhiên của Thành
phố Hồ Chí Minh, trong đó đất nông nghiệp chiếm 45%, đất ở chiếm 19,34 %, còn lại
là đất khác. Và toàn bộ diện tích này đã đưa vào sử dụng, và được khai thác có hiệu
quả.
Về mặt thổ nhưỡng của quận 2 được chia ra thành 4 nhóm đất chính:
Đất phù sa: chiếm 13%, phân bố chủ yếu ở phường Cát Lái, Thạnh Mỹ Lợi
Đất xám: chiếm 7% diện tích toàn quận, phân bố chủ yếu ở các phường Bình
Trưng
Đất phèn phát triển: Chiếm khoảng 16%, phân bố rải rác các phường Thảo
Điền, An Khánh, An Phú, Bình Khánh
Phèn tiềm tàng: chiếm khoảng 64% so với diện tích đất toàn quận, phân bố tập
trung vào các phường Thủ Thiêm, An Khánh, An Phú, Bình Khánh, An Lợi Đông,

Bình An.

Trang 16


×