Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

i: “Xác định tính hiệu quả của việc sử dụng đất trên địa bàn thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1014.29 KB, 69 trang )

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI & BẤT ĐỘNG SẢN

BÁO CÁO TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:

“XÁC ĐỊNH TÍNH HIỆU QUẢ CỦA VIỆC SỬ DỤNG
ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ DĨ AN
TỈNH BÌNH DƯƠNG”

GVHD
SVTH
MSSV
Lớp
Ngành

:
:
:
:
:

Th.S Nguyễn Ngọc Thy
Nguyễn Thị Liễu
07124059
DH07QL
Quản lý đất đai

-Tp. Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 08 năm 2011 -



LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên con xin gởi lời chân thành tri ân đến cha mẹ và gia đình, đây là
nguồn động viên vô cùng to lớn cho con trong suốt quá trình học tập. Là nguồn
động lực giúp con vượt qua những khó khăn của đời sống sinh viên nơi xa nhà.
Em xin chân thành cảm ơn đến các thầy cô ở Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ
Chí Minh, nhất là các thầy cô trong khoa Quản lý Đất Đai & Bất Động Sản đã
dạy dỗ truyền đạt kiến thức cho em trong suốt 4 năm đại học, những bài giảng
trên lớp là hành trang tri thức giúp em vững bước vào đời. Em cũng xin chân
thành cảm ơn cô Nguyễn Ngọc Thy là giáo viên hướng dẫn đề tài đã nhiệt tình
chỉ bảo, dẫn dắt em trong suốt thời gian làm luận văn tốt nghiệp.
Em xin gửi lời cảm ơn đến các anh chị ở Văn Phòng Đăng ký quyền sử dụng đất
thị xã Dĩ An đã giúp đỡ tận tình, quan tâm, chỉ bảo và định hướng công việc,
truyền đạt nhiều kiến thức quý báu về cách sống, cách làm việc trong thời gian
thực tập tại cơ quan. Em cũng càm ơn các anh chị ở Bộ phận Địa Chính, Thanh
Tra Môi trường thuộc Phòng Tài Nguyên Môi Trường thị xã Dĩ An đã giúp đỡ
em trong quá trình thu thập dữ liệu.
Tôi cũng xin cảm ơn tất cả bạn bè đã giúp đỡ trong suốt quá trình học tập, cũng
như những giúp đỡ giúp tôi hoàn thành luận văn này.
Dù đã cố gắng hết sức nhưng đề tài vẫn không tránh khỏi những sai sót, hạn
chế, rất mong sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô cùng các bạn.
Một lần nữa xin gởi lời chúc sức khỏe đến cha mẹ, toàn thể thầy cô, bạn bè, anh
chị ở Văn Phòng Đăng ký quyền sử dụng đất thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương.
Sinh viên
Nguyễn Thị Liễu


TÓM TẮT
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Liễu, niên khóa 2007-2011, khoa Quản Lý Đất Đai
và Bất Động Sản, trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh.

Đề tài: “Xác định tính hiệu quả của việc sử dụng đất trên địa bàn thị xã Dĩ An, tỉnh
Bình Dương”
Giáo viên hướng dẫn: Th.s Nguyễn Ngọc Thy, trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố
Hồ Chí Minh.
Tóm tắt nội dung của đề tài:
Đô thị hóa đã tạo ra những sự thay đổi đáng kể trong cơ cấu sử dụng đất, để bắt nhịp
với xu thế phát triển chung, một diện tích lớn đất nông nghiệp bị chuyển dần sang đất
phi nông nghiệp đã tạo ra những tác động lớn đến việc xây dựng một hệ thống sử dụng
đất bền vững, những thay đổi trong sử dụng đất tạo ra những hiệu quả khác nhau về
các mặt kinh tế, xã hội và môi trường.
Dựa trên những lý do ấy, đề tài tập trung xác định tính hiệu quả của việc sử dụng đất
trên địa bàn thị xã Dĩ An tỉnh Bình Dương nhằm xét liệu việc phân bổ, sử dụng,
chuyển mục đích đất đai trên địa bàn đã mang lại hiệu quả, hiệu quả về các mặt kinh
tế, xã hội và môi trường; dựa trên sử dụng phương pháp entropy thông tin, là một
phương pháp dựa trên việc sử dụng các số liệu thống kê toán học và xác xuất để xác
định mức độ quan trọng (trọng số) của mỗi chỉ tiêu nhằm tạo ra một kết quả định tính
trong việc xác định hiệu quả của việc sử dụng đất.
Đề tài xây dựng 15 chỉ tiêu dựa trên các mặt về kinh tế, xã hội và môi trường. Tiến
hành thu thập, chuẩn hóa nguồn dữ liệu thống kê từ năm 2005 - 2010, sau đó tiến hành
xác định trọng số của mỗi chỉ tiêu dựa trên việc sử dụng phương pháp entropy thông
tin. Điểm số đánh giá được tính dựa trên trọng số và số liệu đã được chuẩn hóa tương
ứng với chỉ tiêu ấy. Để mô tả tốt hơn mức ảnh hưởng của mỗi chỉ tiêu đánh giá, ta đặt
mỗi nhân tố là một biến độc lập, thiết lập mối quan hệ giữa các biến độc lập ấy với
biến phụ thuộc – biến thể hiện hiệu quả sử dụng đất bằng phương trình toán học.


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
LUS
LMU

LUT
LUR
SXN
LNP
NTS
LMU
NKH
OTC
CDG
TIN
NTD
SMN
PHK
CSD

Giải thích
Hệ thống sử dụng đất
Đơn vị bản đồ đất đai
Loại hình sử dụng đất
Yêu cầu sử dụng đất
Đất sản xuất nông nghiệp
Đất lâm nghiệp
Đất nuôi trồng thủy sản
Đất làm muối
Đất nông nghiệp khác
Đất ở
Đất chuyên dùng
Đất tôn giáo tín ngưỡng
Đất nghĩa trang, nghĩa địa
Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng

Đất phi nông nghiệp khác
Đất chưa sử dụng


Ngành quản lý đất đai

SVTH: Nguyễn Thị Liễu

ĐẶT VẤN ĐỀ
Cùng với tốc độ đô thị hóa mạnh mẽ như hiện nay đã kéo theo hàng loạt các
vấn đề kinh tế, xã hội phát sinh trong lòng đô thị, trong đó nhu cầu đất đai không là
ngoại lệ khi dân số đô thị gia tăng nhanh chóng do các luồng di cư hàng năm từ các địa
phương khác và sự gia tăng tự nhiên trong đô thị, rõ ràng rằng đô thị hóa đã tạo ra
những bước phát triển to lớn thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế nhưng cũng kéo
theo đó là nhu cầu to lớn về đất đai nhằm thỏa mãn và đáp ứng với tốc độ phát triển
ấy. Đất đô thị lại có giá trị to lớn hơn do chức năng và tính chất sử dụng của nó. Cùng
với những tác động của con người trong việc sử dụng đất và sự phát triển không ngừng
của xã hội đã làm cho đất đai biến động rất nhanh chóng như một hệ quả tất yếu của
quá trình phát triển, những biến động về mục đích sử dụng, diện tích,….
Dĩ An là đô thị mới của tỉnh Bình Dương, được chính thức phê duyệt lên thị xã
từ ngày 13/01/2011theo Nghị quyết 04/NQ-CP; sau một thời gian dài phát triển từ
ngày tái lập theo Nghị định số 58/NĐ-CP ngày 23-7-1999 của Chính phủ, Dĩ An giờ
đây đã khoác trên mình tấm áo mới, những khu công nghiệp, trung tâm thương mại,
siêu thị, nhà máy, xí nghiệp,..mọc lên đã tạo ra những thay đổi từng giờ từng ngày trên
mảnh đất này. Tận dụng những lợi thế vốn có của mình, Dĩ An đã trỗi dậy và phát
triển mạnh mẽ. Với vị trí tương đối thuận lợi, nằm gần các đầu mối giao thông quan
trọng cộng với chính sách “mở cửa” chỉ trong thời gian ngắn Dĩ An đã trở thành địa
chỉ hấp dẫn cho các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài đến làm ăn; là địa bàn khá
sôi động của phát triển công nghiệp, việc chuyển mục đích sử dụng đất đặc biệt từ đất
nông nghiệp sang phi nông nghiệp diễn ra khá sôi động, những chuyển đổi xảy ra như

một tất yếu của quá trình phát triển.
Tuy nhiên, một vấn đề được đặt ra là những thay đổi trong sử dụng đất có làm
cho việc sử dụng đất đai đã thực sự hiệu quả. Việc sử dụng đất đai hay bất kỳ một
nguồn tài nguyên nào khác muốn hiệu quả cần được phát triển và sử dụng dựa trên sự
hòa hợp và đảm bảo lợi ích về các mặt kinh tế, xã hội, môi trường; nhằm tối đa hóa lợi
nhuận và hiệu quả đạt được là cao nhất. Do vậy, xác định tính hiệu quả của việc sử
dụng đất là công việc cần thiết trong quản lý Nhà nước về đất đai, cho các nhà quản lý
và các đối tượng có liên quan một cái nhìn tổng quan hơn, xác định rõ rằng liệu việc
phân bổ đất đai có thật sự hợp lý và mang lại hiệu quả thực sự, hiệu quả ở hiện tại mà
còn đảm bảo sự phát triển của các thế hệ sau. Việc xác định tính hiệu quả của việc sử
dụng đất được xác định trong đề tài này xây dựng dựa trên đánh giá đa tiêu chí và
trọng số của chúng. Và đánh giá những biến động trong viêc sử dụng đất qua các năm
nhằm đưa ra một cái nhìn tổng quan hơn về tình hình sử dụng đất.
Những vấn đề nêu trên là tiền đề để chúng tôi thực hiện đề tài “Xác định hiệu
quả của việc sử dụng đất trên địa bàn thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương”.
o Mục tiêu nghiên cứu: xác định tính hiệu quả của việc sử dụng đất dựa trên các chỉ
tiêu về các mặt kinh tế, xã hội, môi trường bằng phương pháp entropy thông tin.
o Đối tượng nghiên cứu: số liệu thống kê đất đai, các chỉ tiêu kinh tế, xã hội, môi
trường; các tài liệu, số liệu thu thập có liên quan.
o Phạm vi nghiên cứu: Đề tài thực hiện trên địa bàn thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương.

Trang 1


Ngành quản lý đất đai

SVTH: Nguyễn Thị Liễu

PHẦN I
TỔNG QUAN

I.1. Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu:
I.1.1. Cơ sở khoa học
I.1.1.1. Khái niệm đất và đất đai.
-

-

Đất là lớp mặt tơi xốp của vỏ quả đất và được hình thành do kết quả tác động
tổng hợp của các nhân tố đá mẹ, khí hậu, địa hình, sinh vật và tác động của con
người.

Hình 1.1. Các yếu tố cấu thành đất.
Đất đai là vùng không gian đặc trưng được xác định bao gồm các yếu tố thổ
quyển, thạch quyển, sinh quyển, và khí quyển; là kết quả của mối quan hệ tổng
hoà, tác động qua lại giữa đất với các hoạt động kinh tế xã hội của con người
trong cộng đồng dân tộc trên một lãnh thổ nhất định. Về mặt không gian thì đất
đai bao gồm cả phần bề mặt với không gian bên trên và bề sâu trong lòng đất.

Hình 1.2. Các yếu tố cấu thành đất đai.
Là nhân tố sinh thái, đất đai bao gồm các thuộc tính sinh học và tự nhiên tác động đến
việc sử dụng đất như khí hậu, địa hình, loại đất, chế độ thủy văn, thảm thực vật, và
những biến động của đất do hoạt động của con người.
Trong đánh giá đất đai, đất đai được thể hiện thành những khoanh đất với những đặc
điểm riêng gọi là đơn vị bản đồ đất đai (LMU). Trên mỗi đơn vị bản đồ đất đai có loại
Trang 2


Ngành quản lý đất đai

SVTH: Nguyễn Thị Liễu


hình sử dụng đất (LUT) với những yêu cầu sử dụng đất (LUR) nhất định mà loại hình
sử dụng đất đó phải thỏa mãn. Mỗi loại hình sử dụng đất phải được đánh giá, lựa chọn
trong mối quan hệ tự nhiên – kinh tế - xã hỗi trên cơ sở thích hợp, hiệu quả và bền
vững.
I.1.1.2. Hệ thống sử dụng đất – LUS (Land use system)
- Khái niệm về hệ thống :
Hệ thống là tổ hợp những thành phần có tương quan với nhau, giới hạn trong trong
một ranh giới rõ rệt, hoạt động như một tổng thể cùng chung mục tiêu, có thể tác động
qua lại và với môi trường bên ngoài (Spedding, 1979).
- Khái niệm về hệ thống sử dụng đất:
Hệ thống sử dụng đất trên một địa bàn nhất định được hiểu là một hợp phần bao gồm
các đơn vị bản đồ đất đai trên đó có các loại hình sử dụng đất với những yêu cầu sử
dụng đất phù hợp với loại hình ấy. Hệ thống sử dụng đất là một hệ thống “mở”, tức có
sự tương tác giữa hệ thống với môi trường, với các yếu tố đầu vào và đầu ra.

Trang 3


Ngành quản lý đất đai

SVTH: Nguyễn Thị Liễu

Đầu vào môi trường, ví
dụ:
-Lượng mưa, bức xạ
- Dinh dưỡng đất, nước.
Offsite

On-site


Đầu vào kinh tế,
ví dụ:
-Việc sử dụng
các công cụ.
-Đầu vào nguồn
nguyên vật liệu
-Lao động

HỆ THỐNG
SỬ DỤNG
ĐẤT

Đầu ra kinh tế, ví dụ:
-Sản phẩm
-Lợi nhuận

Onsite

Offsite

Những ảnh hưởng về môi trường, ví
dụ:
-Xóa mòn đất, ô nhiễm không khí.
-Tích lũy muối.
-Ô nhiễm đất và nước
-Mất đa dạng sịnh học.
-Dịch bệnh

Offsite


Hình 1.3. Hệ thống sử dụng đất – đầu vào/đầu ra về kinh tế, môi trường.
Các đơn vị bản đồ đất đai được xây dựng dựa trên tính chất đất đai (Land
Characteristic) và chất lượng đất đai (Land Quality).
Loại hình sử dụng đất là bức tranh mô tả thực trạng sử dụng đất của một vùng đất với
những phương thức sản xuất và quản lý trong các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội
và kỹ thuật xác định. Và để cho các loại hình sử dụng đất phát triển bền vững, các yêu
Trang 4


Ngành quản lý đất đai

SVTH: Nguyễn Thị Liễu

cầu sử dụng đất phù hợp với mỗi loại hình sử dụng đất nhất thiết phải đảm bảo tính
bền vững về các mặt kinh tế, xã hội và môi trường.
Một LUS được xác định chỉ khi có các LMU và trên đó có các LUT với những LUR
thỏa mãn LUT ấy.
Hệ thống sử dụng đất
Loại hình sử
dụng đất

Đơn vị đất đai

Sự cải thiện đất đai
Đầu ra

Đầu vào

Yêu cầu sử

dụng đất

Chất lượng
đất đai

Hình 1.4. Các hợp phần của một hệ thống sử dụng đất.
Muốn việc sử dụng đất bền vững và lâu dài tức "sự phát triển có thể đáp ứng được
những nhu cầu hiện tại mà không ảnh hưởng, tổn hại đến những khả năng đáp ứng nhu
cầu của các thế hệ tương lai...", việc sử dụng đất phải hướng tới việc sử dụng sao cho
đảm bảo sự hài hòa giữa các lợi ích kinh tế, xã hội và môi trường đồng nghĩa với việc
xây dựng một LUS bền vững, các yếu tố xác định hiệu quả được xem xét nhằm đưa ra
những quyết định, bước đi phù hợp với tiến trình “bền vững hóa”.

Trang 5


Ngành quản lý đất đai

SVTH: Nguyễn Thị Liễu

Tiến bộ xã hội

Bảo vệ môi trường

Phát triển kinh tế

Phát triển bền vững

Hình 1.5. Các yếu tố của phát triển bền vững
Tại Hội thảo quốc tế 1991 Nairobi ở Kenya đã xác định về nền tảng cho việc sử dụng

đất bền vững bao gồm :
 Duy trì nâng cao sản lượng (Productivity)
 Giảm tối thiểu rủi ro trong sản xuất (Security)
 Bảo vệ tiềm năng tài nguyên tự nhiên & ngăn chặn sự thoái hoá đất (Protection)
 Tồn tại về mặt kinh tế (Viability)
 Chấp nhận về XH (Acceptability)
Tuy nhiên, trên thực tế việc xây dựng một hệ thống sử dụng đất bền vững là công việc
không hề dễ dàng, đòi hỏi một sự nổ lực lâu dài, và của nhiều thế hệ nối tiếp nhau với
những chiến lược, chính sách phù hợp với nhu cầu phát triển nhưng vẫn đảm bảo các
lợi ích trong tương lai, trong các thách thức phát triển bền vững, thách thưc về môi
trường có lẽ là một trong những thách thức lớn nhất tại các nước đang phát triển với
quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa, hiện đại hóa vẫn đang tiếp diễn mạnh mẽ như
hiện nay.
I.1.1.3. Khái quát Entropy thông tin và ứng dụng entropy thông tin trong việc xác
định tính hiệu quả.
Khái quát về entropy thông tin 
Entropy là một đại lượng toán học dùng để đo lượng thông tin không chắc ( hay ngẫu
nhiên ) của một sự kiện hay của phân phối ngẫu nhiên cho trước. Khái niệm này lần
đầu giới thiệu bởi nhà toán học Claude E. Shannon trong bài báo "A Mathematical
Theory of Communication" năm 1948. Trước đó Von Neumann đã dùng đến công thức
có entropy vào năm 1927. Và đã được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực như công nghệ
thông tin, khoa học quản lý, thậm chí trong kinh tế xã hội,..
Entropy thông tin mô tả mức độ hỗn loạn trong một tín hiệu lấy từ một sự kiện
ngẫu nhiên. Nói cách khác, entropy cũng chỉ ra có bao nhiêu thông tin trong tín hiệu,
với thông tin là các phần không hỗn loạn ngẫu nhiên của tín hiệu.

Trang 6


Ngành quản lý đất đai


SVTH: Nguyễn Thị Liễu

Entropy thông tin đo lượng không chắc của một hệ thống. Giá trị entropy càng
thấp, độ không chắc của hệ thống càng thấp. Ngược lại, giá trị entropy càng cao, độ
không chắc của hệ thống càng cao.
Entropy thông tin đưa ra một mô hình toán học định lượng. Nó thiết lập một sự đo
lường định lượng nội dung thông tin trong mỗi thành phần của hệ thống.
Ứng dụng của entropy thông tin trong xác định tính hiệu quả của việc sử dụng
đất.
Đối với những hệ thống phức hợp, chẳng hạn như hệ thống sử dụng đất, và trong
xác định tính hiệu quả của việc sử dụng đất vốn bao gồm rất nhiều yếu tố được xem
xét, một mô hình để đo lường và kết hợp các thông tin đa chiều của hệ thống cần được
sử dụng, nhằm tạo ra một kết quả nghiên cứu mang tính khách quan và chính xác hơn.
Phương pháp entropy thông tin có thể được sử dụng để đo lường và kết hợp thông
tin đa chiều của hệ thống và phát triển phương thức entropy đánh giá để xác định trạng
thái của quá trình phát triển của hệ thống.
Có rất nhiều mối quan hệ phức tạp trong hệ thống, và những mối quan hệ đó đôi
khi khó xác định, để giải quyết vấn đề phức tạp này, một mô hình toán học thống kê
cần được sử dụng .
Entropy thông tin đưa ra một mô hình toán học định lượng mô tả cách mà hệ thống
truyền và xử lý thông tin. Nó thiết lập một sự đo lường định tính của nội dung thông
tin trong mỗi thành phần của hệ thống và sức chứa của những hệ thống khác nhau để
truyền, lưu trữ và xử lý thông tin (Stratanovich, 1975; Poplavsky, 1981; Anderson and
Mohan, 1991; Yelshin, 1996; Ludovisi và Poletti, 2003)
Trạng thái của hệ thống tiến triển dưới ảnh hưởng của sự “nhiễu” bên ngoài và
những dao động bên trong hệ thống. Entropy thông tin có thể mô tả một cách hiệu quả
quá trình phát triển của hệ thống.
Shannon (1948) đã giới thiệu khái niệm entropy trong lý thuyết thông tin. Trong
, n>=2, với

một hệ thống không chắc chắn, xét biến ngẫu nhiên X= 1, 2, 3, . .
xác xuất tương ứng của mỗi giá trị của X là P= 1, 2, …
(0
1,

 
.
1, 2, . . , ; ∑
1 , entropy thông tin có thể được mô tả S=
Entropy thông tin có thể được sử dụng để mô tả mức độ hỗn loạn của hệ thống và
để đánh giá định lượng khuynh hướng phát triển của hệ thống. Theo lý thuyết entropy
thông tin, thông tin đa chiều có thể được định lượng và kết hợp, điểm số đánh giá được
xác định bằng công thức: F=∑
, trong đó,
là trọng số của chỉ tiêu, là giá trị
của chỉ tiêu.
Entropy thông tin dựa trên các chỉ tiêu và theo từng năm
Entropy thông tin dựa trên các chỉ tiêu và theo từng năm có thể được lấy từ việc
tính toán entropy thông tin của hệ thống. Entropy thông tin dựa theo năm được tính
toán bởi thống kê hàng năm, nhằm phân tích mức độ trật tự và phức tạp của hệ thống,
và entropy thông tin dựa trên chỉ tiêu được tính toán bởi giá trị chỉ tiêu trong những
năm đánh giá, trọng số chỉ tiêu được tính toán và điểm đánh giá của hệ thống được
tính toán bởi kết hợp trọng số của chúng với giá trị được chuẩn hóa của các chỉ tiêu.

Trang 7


Ngành quản lý đất đai

SVTH: Nguyễn Thị Liễu


Xác định trọng số của mỗi chỉ tiêu là xác định mức độ đóng góp của chỉ tiêu ấy đến
hiệu quả sử dụng đất đạt được trong năm ấy. Phương pháp entropy thông tin được thừa
nhận là một phương pháp hiệu quả để xác định hiệu quả , và độ tin cậy lớn hơn.
Giả sử có n chỉ tiêu đánh giá và m đối tượng cần đánh giá, trong việc xác định tính
hiệu quả của việc sử dụng đất, ta xét chỉ tiêu đánh giá là các chỉ tiêu về các mặt kinh
tế, xã hội, và môi trường; đối tượng đánh giá là hiệu quả sử dụng đất qua các năm từ
năm 2005 – 2010. Với  đại diện cho chỉ tiêu, đại diện cho năm đánh giá; số lượng
là giá trị của chỉ tiêu trong năm
chỉ tiêu là n, số năm đánh giá là m,
Thiết lập ma trận






  ⋮
  ⋮
  ⋮






Sử dụng phương pháp entropy để đánh giá toàn diện sẽ bao gồm các bước sau:
(1) Chuẩn hóa giá trị :
Bởi mỗi chỉ tiêu đưa ra có đơn vị khác nhau, do đó, cần thiết để chuẩn hóa chúng.
  ̅


Với

: giá trị của chỉ tiêu trong năm .

̅ : giá trị trung bình của chỉ tiêu thứ trong năm
: độ lệch chuẩn của phần tử .
(2) Chuyển trục tọa độ để loại bỏ giá trị âm của giá trị
′′




Với : hệ số chuyển đổi.
(3) Tính toán giá trị của chỉ tiêu thứ trong phần giá trị của chỉ tiêu trong năm.
  ′′ /
(4) Tính toán giá trị entropy

của mỗi chỉ tiêu
1

(5) Tính toán hệ số

′′

.

của mỗi chỉ tiêu

1

Hệ số càng lớn , chỉ tiêu càng quan trọng trong đánh giá toàn diện.
của chỉ tiêu
(6) Tính toán trọng số
Trang 8


Ngành quản lý đất đai

SVTH: Nguyễn Thị Liễu


Với:
1, 2, … . , ,
1, 2, … . , .
: số chỉ tiêu.
: số năm đánh giá.
Sau khi xác định trọng số của các chỉ tiêu, ta tiến hành tính toán mức điểm từng chỉ
, tính toán điểm tổng số về các mặt kinh
tiêu trong năm dựa trên công thức =∑
tế, xã hội, môi trường dựa trên mức điểm của các chỉ tiêu thuộc về đó.
Từ kết quả đạt được, ta có thể sử dụng một mô hình toán học thông qua việc phân
tích những nhân tố đa chỉ tiêu – những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả của việc sử
dụng đất để đưa ra mối quan hệ giữa các chỉ tiêu ấy, phương pháp hồi quy tuyến tính
được sử dụng để đưa ra mô hình toán học ấy. Phân tích hồi qui là nghiên cứu sự phụ
thuộc của một biến(biến phụ thuộc hay còn gọi là biến được giải thích) vào một hay
nhiều biến khác(biến độc lập hay còn gọi là biến giải thích) với ý tưởng cơ bản là ước
lượng (hay dự đoán) giá trị trung bình của biến phụ thuộc trên cơ sở các giá trị đã biết
của biến độc lập. Bản chất của phân tích hồi quy tuyến tính: là mối quan hệ giữa biến
ngẫu nhiên Y (biến phụ thuộc) và biến độc lập X1, X2,….., Xm, mô hình toán học được
thể hiện dưới dạng: Y=a1X1+ a2X2+ a3X3+…+ amXm, trong đó a1, a2,.., am là các hệ số.

I.1.2. Cơ sở pháp lý:
- Luật đất đai 2003 ngày 01/07/2004
- Chỉ thị 03/CT-BTNMT năm 2010 chấn chỉnh và tăng cường công tác quản lý nhà
nước về đất đai.
- Thông tư 08/2007/TT-BTNMT ngày 01 tháng 11 của Bộ Tài Nguyên và Môi trường
về việc hướng dẫn thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng
sử dụng đất.
I.1.3. Cơ sở thực tiễn:
+ Dựa trên các số liệu thống kê tình sử dụng đất trên địa bàn thị xã Dĩ An, tỉnh Bình
Dương.
+Các số liệu thống kê về các mặt kinh tế, xã hội, môi trường.
+Bản đồ hiện trạng sử dụng đất.
Đánh giá biến động đất đai và xác định tính hiệu quả trong sử dụng đất là hai nội dung
quan trọng và cần thiết nhằm đưa ra một cái nhìn tổng thể về tình hình sử dụng đất của
địa phương, đồng thời xác định xem việc sử dụng có hiệu quả; chúng là cơ sở quan
trong trong định hướng phân bổ đất đai một cách hợp lý, nhằm làm cho công tác lập
quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đảm bảo tính hiệu quả trong thực tế.
I.2. Khái quát địa bàn nghiên cứu:
I.2.1. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên:
I.2.1.1. Điều kiện tự nhiên:
Vị trí địa lý
Thị xã Dĩ An nằm ở phía Đông Nam tỉnh Bình Dương, được chính thức lên thị xã
vào ngày 13/01/2011 theo Nghị Quyết số 04/NQ-CP do Chính Phủ ban hành, với tổng
Trang 9


Ngành quản lý đất đai

SVTH: Nguyễn Thị Liễu


diện tích tự nhiên là 5.994,97 ha, bao gồm 07 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm các
phường:Tân Đông Hiệp, Tân Bình, Bình An, Bình Thắng, An Bình, Đông Hoà và Dĩ
An. Nằm cách tỉnh lỵ Bình Dương khoảng 25km, nhưng giáp ranh với thị xã Thủ Đức
– Tp. Hồ Chí Minh (cách trung tâm Tp.HCM 30km) và cách Tp. Biên Hòa khoảng
20km. Thị xã cũng là cửa ngõ giao lưu kinh tế của Bình Dương với quốc tế và các tỉnh
Miền Trung và miền Bắc qua cảng An Bình và ga tàu lửa Sóng Thần; Dĩ An hội tụ khá
đầy đủ các yếu tố hình thành thế và lực cho phát triển kinh tế với tốc độ cao trong
tương lai.
 Toạ độ địa lý :
+ Từ 10o55’00’’ đến 10o59’00’’ vĩ độ Bắc.
+ Từ 106o17’00’’ đến 106o48’45” kinh độ Đông.
 Tứ cận được xác định như sau :
+ Phía Bắc: giáp thị xã Tân Uyên - tỉnh Bình Dương và thành phố Biên Hoà tỉnh Đồng Nai.
+ Phía Nam: giáp quận Thủ Đức - thành phố Hồ Chí Minh.
+ Phía Đông: giáp quận 9 - thành phố Hồ Chí Minh.
+ Phía Tây: giáp quận Thủ Đức - thành phố Hồ Chí Minh và thị xã Thuận An tỉnh Bình Dương.
.

BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH THỊ XÃ DĨ AN – TỈNH BỈNH DƯƠNG

Trang 10


Ngành quản lý đất đai

SVTH: Nguyễn Thị Liễu

- Địa hình và địa chất công trình:
Dĩ An có độ cao trung bình so với mặt nước biển từ 35 – 38m, biến đổi thấp dần từ
Tây sang Đông. Khu vực phía Tây (phường An Bình và Dĩ An) có độ cao khoảng 35 –

40m, chiếm 85% diện tích tự nhiên toàn thị xã. Khu vực phía Đông các phường Tân
Bình, Tân Đông Hiệp, Bình An, Bình Thắng có địa hình khá thấp (khoảng 2-3 m), chỉ
chiếm 15% diện tích tự nhiên. Trong địa bàn thị xã có núi Châu Thới với độ cao 85m
nhưng diện tích không quá lớn (khoảng 23ha).
Trên 80% diện tích tự nhiên có địa chất công trình tốt, cường độ chịu nén trên
2kg/cm2, phân bố ở phường Dĩ An và các vùng lân cận. Một số khu vực bên dưới tầng
đất mặt có tầng đá dày hiện đang khai thác đá xây dựng, phân bố ở các phường Tân
Đông Hiệp, Đông Hòa, Bình An. Khu vực phía Đông giáp sông Đồng Nai có nền địa
chất yếu ít thích hợp cho xây dựng.
- Khí hậu:
Dĩ An nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới cận xích đạo – gió mùa, nhiệt độ cao đều
quanh năm, ánh sáng dồi dào, một năm có hai mùa mưa và khô rõ rệt.
+ Nhiệt độ bình quân cao đều trong năm từ 250C – 270C, tổng tích ôn lớn
+ Nắng nhiều : 2401 giờ/năm, trung bình 6,7 – 7,2 giờ/ngày, có đến 11 tháng nắng
trong năm, bình quân số giờ nắng 200 giờ/tháng.
+Lượng nước bốc hơi trung bình 1000 mm.
+Lượng mưa trung bình mỗi năm khoảng 1.970 mm.
+Vận tốc gió trung bình 2,5m/s, hướng gió thổi theo mùa:
+ Mùa mưa gió thổi theo hướng Tây Nam.
+ Mùa khô gió thổi theo hướng Tây Bắc.

Thủy văn:
Dĩ An có mật độ sông suối thấp và phân bố không đồng đều, chủ yếu tập trung ở phía
Đông và Đông Nam của thị xã. Đáng kể nhất là sông Đồng Nai, đoạn chạy qua thị xã
có chiều dài dưới 1km, trên đoạn này có cảng Bình Dương, đây là một trong những
điểm mạnh của Dĩ An trong phát triển kinh tế.
Ngoài ra còn có một số suối chính như sau:
+ Suối Siệp – suối Bà Lô: bắt nguồn từ ấp Đông An – Tân Đông Hiệp chảy qua phía
Bắc núi Châu Thới đến xã Bình An, Bình Thắng . Đoạn thuộc phường Tân Đông Hiệp
có tên là suối Siệp, rộng 3 – 6m ; đoạn thuộc phường Bình An và Bình Thắng có tên là

suối Bà Lô, rộng 50 – 60m.
+ Suối Nhum: nằm phía Tây Nam thị xã Dĩ An, là ranh giới giữa phường Đông Hòa và
quận Thủ Đức – Tp HCM. Đoạn chảy qua phường Đông Hòa rộng 5 – 8m, chảy theo
hướng Bắc – Nam, đây là suối thoát nước chính của khu vực Đông Hòa và một phần
Dĩ An.
I.2.1.2. Tài nguyên thiên nhiên:

Tài nguyên đất
Về mặt thổ nhưỡng, đất đai của thị xã được chia làm 04 nhóm chính: loại đất nâu vàng
có diện tích lớn nhất 4587,04 ha, chiếm 76,51% tổng diện tích tự nhiên toàn thị xã; kế
Trang 11


Ngành quản lý đất đai

SVTH: Nguyễn Thị Liễu

tiếp là đất phù sa 956,00 ha, đất xám 314,00 ha và đất xói mòn trơ sỏi đá; còn lại là
sông suối chiếm diện tích nhỏ, cụ thể:
+ Đất nâu vàng: có diện tích 4587,04 ha, là loại đất có quy mô lớn nhất trong
thị xã, được tạo thành từ hai loại đá phiến và mẫu chất phù sa cổ; được phân bố ở hầu
hết các phường trong thị xã. Đây là loại đất có giá trị sử dụng cao đối với sản xuất
nông nghiệp.
+ Đất phù sa: có diện tích 956,00 ha và được chia thành 3 loại: đất phù sa
không được bồi chưa phân hoá phẩu diện, đất phù sa có tầng loang lỗ đỏ vàng và đất
phù sa Gley; được hình thành do bồi đắp của sông suối, tập trung ở các phường An
Bình, Bình An. Đây là loại đất thuỷ thành tốt nhất cần ưu tiên cho các loại hình sử
dụng có hiệu quả cao, không nên sử dụng để xây dựng công trình, cơ sở hạ tầng…
+ Đất xám: có diện tích 314,00 ha và được chia thành 3 loại: đất xám trên phù
sa cổ, đất xám trên phù sa cổ có kết vôn và đất xám Gley; được hình thành trên bậc

thềm phù sa cổ, phân bố tập trung ở các phường: Bình An, Đông Hoà và Dĩ An. Là
loại đất có thành phần cơ giới nhẹ, nghèo dưỡng chất, có phản ứng chua, giữ nước
kém… thích hợp để canh tác các cây họ đậu.
+ Đất xói mò trơ sỏi đá: có diện tích 77,00 ha, hình thành từ các triền núi bị bào
mòn và rửa trôi các chất dinh dưỡng. Phân bố chủ yếu ở phường Bình An (núi Châu
Thới).
Bảng 1.1.: Cơ cấu các loại đất trên địa bàn thị xã Dĩ An năm 2010
Nhóm Đất
Đất nâu vàng

Diện tích

Đơn vị tính: ha

Tỷ lệ (%)
4587,04

76,51

Đất phù sa

956,00

15,95

Đất xám

314,00

5,24


Đất xói mòn trơ sỏi đá

77,00

1,28

Sông, suối

60,93

1,02

5.994,97

100

Tổng

(Nguồn: Phân viện quy hoạch và kinh tế nông nghiệp miền Nam)

Tài nguyên nước
- Nước mặt: Ngoài các nguồn nước tự nhiên như nước mưa (lượng mưa bình
quân lớn từ 1.800 - 2.000mm/năm), nguồn nước phục vụ cho sản xuất, sinh hoạt và đời
sống của nhân dân trong thị xã còn được lấy từ sông Đồng Nai thông qua các nhà máy
nước như Hóa An, Bình An.
- Nước ngầm: có nước ngầm mạch nông và nước ngầm mạch sâu.

Tài nguyên khoáng sản
Nguồn khoáng sản phi kim loại khá phong phú nằm rải rác trên toàn thị xã như

đá xây dựng, đá vôi, cát xây dựng, đất sét sản xuất gạch ngói, đất pha sỏi đỏ.

Tài nguyên nhân văn
Trang 12


Ngành quản lý đất đai

SVTH: Nguyễn Thị Liễu

Với bề dày lịch sử khoảng 3 thế kỷ từ khi được khai phá. Cư dân của thị xã Dĩ
An được hình thành từ nhiều nguồn gốc khác nhau: một bộ phận di cư từ phương Bắc
đến vào cuối thế kỷ 17 và đầu thế kỷ 18; một bộ phận người Hoa từ nhiều nơi khác
nhau cũng xuất hiện ở Dĩ An với nghề buôn bán nhỏ, làm nghề mây tre đan, tăm nhang
và hàng mã … Chính vì vậy, nét đẹp văn hóa và trình độ cảm thụ mỹ thuật đã được kết
tinh từ nhiều vùng, miền khác nhau tạo nên bản sắc văn hóa đặc trưng của người dân
Dĩ An (thể hiện trên các hoạt tiết điêu khắc gỗ, gốm sứ, các kiến trúc cổ đền chùa...).
I.2.2. Thực trạng kinh tế - xã hội:
I.2.2.1. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Giai đoạn 2005 – 2010, GDP tăng bình quân 16,2%/năm, trong đó ngành công
nghiệp – xây dựng tăng khá 14,1%, thương mại dịch vụ tăng nhanh và đạt 26,5%/năm,
nông nghiệp giảm 7,8%/năm.
Cơ cấu kinh tế năm 2010: công nghiệp, xây dựng (75,6%) – dịch vụ, thương mại
(24,3%) – nông nghiệp (0,1%). Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng giảm dần tỷ
trọng ngành nông nghiệp (giảm từ 0,4% năm 2005 xuống còn 0,1% năm 2010), tăng tỷ
trọng ngành thương mại, dịch vụ (tăng từ 17,3% năm 2005 lên 24,3% năm 2010), tỷ
trọng ngành công nghiệp giảm (82,3% năm 2005 xuống còn 75,6% năm 2010) nhưng
giá trị GDP tăng 14,1%/năm.
GDP/người liên tục tăng, từ 16,9 triệu đồng (năm 2005) lên 32,5 triệu đồng (năm
2010). Hiệu quả sản xuất ngành dịch vụ cao hơn ngành nông nghiệp và thấp nhất là

ngành nông nghiệp. Năm 2010, bình quân GDP ngành dịch vụ đạt 60 triệu đồng/lao
động cao hơn ngành công nghiệp (44 triệu đồng/lao động), ngành nông nghiệp chỉ đạt
khoảng 1 triệu đồng/lao động.

Trang 13


Ngành quản lý đất đai

SVTH: Nguyễn Thị Liễu

Bảng 1.2. Một số chỉ tiêu phát triển kinh tế 2005 – 2010, thị xã Dĩ An
Số

Chỉ tiêu

TT

Đ.vị

Năm

Năm

Năm

Năm

Năm


2010

Tăng BQ

tính

2005

2006

2007

2008

2009

(ước)

2005-10
(%/năm)

Dân số trung bình
I

GDP

1

GDP (giá 1994)


2

3

1000 Ng

207,8

227,0

253,2

277,4

299,2

311,2

8,4

2.142

2.516

2.969

3.520

3.963


4.538

16,2

Công nghiệp-XD

Tỷ đồng

1.821

2.123

2.495

2.898

3.137

3.521

14,1

Thương mại-DV-DL

Tỷ đồng

312

384


465

614

819

1.011

26,5

Nông-Lâm-Thủy sản

Tỷ đồng

9

9

9

8

7

6

-7,8

GDP (giá thực tế)


Tỷ đồng

3.520

4.447

5.608

7.291

8.916

10.946

Công nghiệp-XD

Tỷ đồng

2.898

3.628

4.568

5.752

6.796

8.279


Thương mại-DV-DL

Tỷ đồng

609

805

1.026

1.526

2.108

2.656

Nông-Lâm-Thủy sản

Tỷ đồng

13

14

14

13

12


11

Cơ cấu GDP

%

100

100

100

100

100

100

Công nghiệp-XD

%

82,3

81,6

81,5

78,9


76,2

75,6

Thương mại-DV-DL

%

17,3

18,1

18,3

20,9

23,6

24,3

Nông-Lâm-Thủy sản

%

0,4

0,3

0,2


0,2

0,1

0,1

Tr. Đ

16,9

19,6

22,1

26,3

29,8

35,2

4

GDP/người

II

Giá trị sản xuất (GO)

1


GO (gía 1994)

Tỷ đồng

16.896

19.872

24.877

30.499

34.022

46.383

22,4

1.1

Công nghiệp-XD

Tỷ đồng

14.858

17.405

21.811


25.670

27.400

36.992

20,0

1.2

Thương mại-DV-DL

Tỷ đồng

2.002

2.432

3.032

4.799

6.596

9.367

36,2

1.3


Nông-Lâm-Thủy sản

Tỷ đồng

36

35

34

30

26

24

-7,8

(Nguồn: Phòng thống kê thị xã Dĩ An, năm 2010)
I.2.2.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế.
+ Công nghiệp, xây dựng: trên địa bàn có 6 khu và 1 cụm công nghiệp với diện
tích 808,7 ha, có 5/6 khu công nghiệp lấp kín 100%, riêng khu công nghiệp Tân Đông
Hiệp B (Phú Mỹ) đạt 80%. Đến nay, các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn thị xã đã
thu hút được 315 dự án, trong đó 163 dự án nước ngoài với tổng vốn là 1.115 triệu
USD và 152 dự án trong nước với tổng vốn là 4.612 tỷ đồng; lao động làm trong các
khu công nghiệp khoảng 113 ngàn người, chủ yếu lao động từ ngoài tỉnh, lao động
trong tỉnh chỉ chiếm 10 – 15%.

Trang 14



Ngành quản lý đất đai

SVTH: Nguyễn Thị Liễu

Bảng 1.3. Các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn thị xã Dĩ An năm 2010
Số
TT

Tên khu/cụm công nghiệp

Địa điểm

Diện
tích(ha)

Tổng cộng

Dự án
nước
ngoài

Dự án
trong
nước

Lao động
(người)

808,7


163

152

113.221

1

Khu CN Sóng Thần 1

TT Dĩ An

178.0

64

85

47.459

2

Khu CN Sóng Thần 2

TT Dĩ An,
T.Đ.Hiệp

284.9


76

22

49.256

3

Khu CN Bình Đường

An Bình

16,5

10

2

7.247

4

Khu CN T.Đ.Hiệp A (Dapark)

T.Đ.Hiệp

52,8

6


8

5.212

5

Khu CN T.Đ.Hiệp B (Phú Mỹ)

T.Đ.Hiệp

161,9

3

22

2.366

6

Khu CN dệt may Bình An

Bình An

25,9

7

1.681


7

Cụm CN Vũng Thiện

T.Đ.Hiệp

58,0

4

2

-

8

Dịch vụ hỗ trợ CN

Các xã

30.7

-

-

-

(Nguồn: Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Bình Dương và Phòng kinh tế thị xã
Dĩ An, năm 2010)

+ Dịch vụ thương mại: Thương mại dịch vụ phát triển nhanh và đa dạng, năm
2010 trên địa bàn thị xã có 03 trung tâm thương mại, 03 siêu thị, 02 hợp tác xã tín
dụng, 25 ngân hàng/chi nhánh ngân hàng, 17 chợ, khoảng 12 – 13 ngàn cơ sở sản xuất
kinh doanh dịch vụ thương mại(tăng khoảng 6 ngàn cơ sở so với năm 2005). Giai đoạn
2005 – 2010, tổng mức buôn bán lẻ và daonh thu dịch vụ tăng bình quân 36,1%/năm
và đạt khoảng 9.367 tỷ đồng vào năm 2010 (giá cố điịnh năm 1994).
+ Nông nghiệp: Tiến trình công nghiệp hóa và đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ, đất sản
xuất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp, do đó giá trị sản xuất ngành nông nghiệp ngày
càng giảm (từ 36 tỷ đồng năm 2005 xuống còn 24 tỷ đồng năm 2010 – tính theo giá cố
định.
I.2.2.3. Dân số, lao động, việc làm và mức sống dân cư.
Giai đoạn 2005 – 2010, dân số thị xã tăng rất cao, bình quân 8,4%/năm. Năm 2010
dân số toàn thị xã khoảng 311 ngàn người (53% nữ, 47% năm), tăng 103,4 ngàn người
so với năm 2005, dân số tăng chủ yếu do nhập cư và lao động đến làm việc ở các khu
công nghiệp.
Tổng lao động làm việc trong các ngành kinh tế khoảng 235 ngàn người, chiếm
75,5% tổng dân số toàn thị xã và 29% lao động tỉnh Bình Dương. Giai đoạn 2005 –
2010, lao động làm việc trong ngành nông nghiệp giảm 7,9%/năm, đến năm 2010 chỉ
còn khoảng 1.100 – 1.200 người (chiếm 0,5% lao động toàn thị xã). Lao động trong
các ngành công nghiệp – xây dựng tăng nhanh (10,3%/năm) và ước khoảng 189 – 190
ngàn người vào năm 2010, chiếm trên 80% tổng lao động toàn thị xã, trong đó khoảng
60% lao động làm việc trong các khu và cụm công nghiệp. Lao động ngành dịch vụ
tăng rất nhanh (22,7%/năm), ước khoảng 44 – 45 ngàn người vào năm 2010, chiếm
19% tổng lao động toàn thị xã.
Trang 15


Ngành quản lý đất đai

SVTH: Nguyễn Thị Liễu


Bảng 1.4. Dân số, lao động thị xã Dĩ An giai đoạn 2005 – 2010
Số

Chỉ tiêu

TT

Đ.vị

Năm

Năm

Năm

Năm

Năm

Năm

Tăng BQ

tính

2005

2006


2007

2008

2009

2010

2005-10
(%/năm)

1

Dân số trung bình

Người

207.796

226.942

253.194

277.406

299.248

311.218

8,4


2

2

Mật độ dân số

Ng/km

3.458

3.776

4.213

4.616

4.979

5.178

8,4

3

Lao động đang làm
việc trong các ngành

Người


133.587

164.483

180.639

186.790

208.090

235.095

12,0

-

Ngành nông nghiệp

Người

1.768

1.708

1.612

1.600

1.274


1.172

-7,9

-

Công nghiệp và XD

Người

115.782

133.944

148.330

150.295

170.508

189.264

10,3

-

Dịch vụ

Người


16.037

28.831

30.697

34.895

36.308

44.659

22,7

4

Tỷ lệ lao động

%

100,0

100,0

100,0

100,0

100,0


100,0

-

Ngành nông nghiệp

%

1,3

1,0

0,9

0,9

0,6

0,5

-

Công nghiệp và XD

%

86,7

81,4


82,1

80,5

81,9

80,5

-

Dịch vụ

%

12,0

17,5

17,0

18,7

17,4

19,0

(Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tổng kết các năm của thị xã Dĩ An)
I.2.2.4. Thực trạng phát triển đô thị và các khu dân cư nông thôn.
Thị xã đã lập xong quy hoạch chung tỷ lệ 1/10000 đô thị Dĩ An đến năm 2020 và tầm
nhìn 2030. Hiện đang triển khai quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000 các xã – thị trấn để làm

cơ sở pháp lý cho công tác quản lý nhà nước về đô thị trên địa bàn thị xã. Quản lý
tương đối chặt chẽ việc thực hiện quy chế xây dựng của các khu đô thị, khu dân cư tập
trung, nhất là về mặt kiến trúc và các chỉ số xây dựng.
Hiện nay trên địa bàn thị xã có khoảng 95 khu dân cư với diện tích khoảng 1.493 ha
Bảng 1.5. Số lượng các khu dân cư phân bố trên các phường ở thị xã Dĩ An
Đơn vị tính: khu
Tên phường

Số lượng khu dân cư

Tân Đông Hiệp

15

An Bình

21

Dĩ An

17

Đông Hòa

10

Bình Thắng

14


Bình An

6

Tân Bình

12

(Nguồn: Phòng Tài nguyên môi trường thị xã Dĩ An)

Trang 16


Ngành quản lý đất đai

SVTH: Nguyễn Thị Liễu

I.2.2.5. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng
A. Giao thông.
Hệ thống giao thông trên địa bàn thị xã cơ bản tốt, các tuyến đường chính được xây
dựng khá hoàn chỉnh với hệ thống giao thông khá đa dạng đã tạo điều kiện thuận lợi
trong việc giao lưu kinh tế, văn hóa,..giữa Dĩ An với các trung tâm kinh tế lớn trong
vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (như Tp.Biên Hòa, Tp.HCM, BR-VT), tạo thế và
lực cho việc phát triển đô thị Dĩ An trong tương lai. Bên cạnh đó, vẫn còn một số
tuyến giao thông liên xã và giao thông trong các khu dân cư vẫn còn chưa tốt, trong
tương lai cần chú trọng đầu tư góp phần phát triển kinh tế, xã hội và nâng cao chất
lượng cuộc sống cho người dân.
+ Đường bộ:
 Quốc lộ: trên địa bàn có 3 tuyến quốc lộ chạy qua với chiều dài khoảng 12.97
km, bao gồm: Quốc lộ 1A, Đường Xuyên Á, Quốc lộ 1K

 Đường tỉnh: trên địa bàn có 2 tuyến đường tỉnh chạy qua với chiều dài khoảng
29.28km, gồm các tuyến đường: đường tỉnh 743A, đường tỉnh 743B, đường
tỉnh 743C, đường Tân Vạn – Mỹ Phước.
 Đường thị xã: hiện nay trên địa bàn thị xã có khoảng 40-50 tuyến đường chính
với chiều dài khoảng 40km.
 Đường bộ trong khu dân cư: hầu hết đường trong khu dân cư cũ lộ giới nhỏ (3 –
5m), chất lượng kém, thiếu hệ thống cấp thoát nước. Các khu dân cư mới đường
rộng 8 -12 km, có lề đường và xây dựng với chất lượng cao.
+ Đường sắt: đường sắt Bắc – Nam qua thị xã Dĩ An có chiều dài khoảng 9km, trên
tuyến có ga tổng hợp Sóng Thần và ga hành khác Dĩ An (hiện không hoạt động).
+ Đường thủy: Cảng Bình Dương nằm trên đoạn sông Đồng Nai thuộc xã Bình Thắng,
đây là cảng container, mặt bằng hẹp (tổng diện tích: 4,3 ha). Ngoài ra, trên địa bàn thị
xã còn có cảng ICD nằm trong khu công nghiệp Sóng Thần. Phần lớn hàng hóa
xuất/nhập khẩu đều làm thủ tục hải quan tại cảng ICD Sóng Thần và xuất/nhập qua
cảng Bình Dương.
B. Cơ sở y tế:
Công tác khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân và các chương
trình y tế Quốc gia hàng năm đều đạt chỉ tiêu kế hoạch. Có 6/7 trạm y tế đạt chuẩn
Quốc gia (01 xã chưa có trạm y tế). Công tác xã hội hóa ngành y tế có nhiều tiến bộ,
trên địa bàn thị xã có 90 cơ sở y tế tư nhân, trong đó: 11 phòng khám đa khoa, 50 hòng
khám chuyên khoa, 7 phòng khám y học cổ truyề, 6 nhà hộ sinh, 16 điểm dịch vụ y tế.
Ngoài ra, toàn thị xã có 380 nhà thuốc, hiệu thuốc và địa lý thuốc tây. Nhìn chung, các
cơ sở y dược tư nhân hoạt động hiệu quả, góp phần vào công tác bảo vệ sức khỏe cộng
đồng. Đến nay, toàn thị xã chưa có nhà thuốc GPP (Good Pharmacy Practices), trong
tương lai sẽ chuyển dần cơ sở kinh doanh thuốc tây sang nhà thuốc GPP. Tỷ lệ sinh
duy dưỡng ở trẻ em dưới 5 giảm 0,1%/năm, ước đạt khoảng 9% vào năm 2010.
Hiện trạng mạng lưới y tế thị xã Dĩ An:
-

01 Bênh viện đa khoa với 80 giường bệnh, 23 bác sĩ và dược sĩ (trong đó 05 sau

đại học, 18 đại học).
Trang 17


Ngành quản lý đất đai

SVTH: Nguyễn Thị Liễu

-

Trung tâm y tế thị xã hiện nay vẫn nằm khuôn viên với bệnh viện thị xã. Tổng
số CBCC là 28 người, trong đó: 6 đại học và sau đại học.
- Trạm y tế phường: 6/7 đơn vị cấp phường có trạm y tế, chỉ có phường Bình
Thắng là chưa có trạm y tế, mỗi trạm y tế đều có bác sĩ.
C. Cơ sở giáo dục – đào tạo
Sự nghiệp giáo dục – đào tạo tiếp tục ổn định, phát triển cả về số lượng và chất lượng.
Tỷ lệ học sinh lên lớp và tốt nghiệp các cấp đạt tỷ lệ cao (bình quân tiểu học 98,6%,
THCS 96,2%, THPT 18,9%). Tỷ lệ học sinh trúng tuyển Đại học, Cao đẳng đạt bình
quân 60%/năm. Tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn về trình độ chiếm 98,9%, trong đó có 42%
vượt chuẩn quy định. 100% phường đạt chuẩn phổ cập THPT, có Trung tâm học tập
công cộng và Hội khuyến học cơ sở.
Công tác xã hội hóa giáo dục được quan tâm thực hiện đạt kết quả tốt. Bên cạnh các
trường công lập, trên địa bàn đã hình thành được 46 cơ sở giáo dục mầm non, giải
quyết nhu càu học tập của 40% trẻ tỏng độ tuổi.
Số lượng học sinh/lớp học các cấp đều thỏa các quy định của Bộ GD-ĐT. Diện tích đất
bình quân/học sinh bậc tiểu học, THCS và THPT đều đạt hoặc cao hơn so với quy định
của bộ GD-ĐT. Riêng bậc mầm non, mẫu giáo diện tích đất bình quân 7m2/học sinh
thấp hơn so với quy chuẩn của Bộ GD-ĐT và thấp hơn nhiều so với nhu cầu thực tế tại
địa phương.
Bảng 1.6. Cơ sở giáo dục của thị xã Dĩ An năm học 2009 – 2010

Số

Hạng mục

TT
1

Số trường

2

Số lớp

3

Đ.vị

Mầm non,

Tiểu

Trung học

Trung học

tính

Mẫu giáo

Học


Cơ sở

Phổ thông

7

13

8

3

Lớp

190

361

181

71

Học sinh

Hs

5.215

13.393


7.364

2.578

4

Giáo viên

Gv

303

441

342

165

7

Diện tích

ha

3,21

9,70

11,88


2,80

8

Các chỉ tiêu bình quân

-

Diện tích đất

-

Trường

m2/Hs
2

7

7

16

11

- Quy định của Bộ GD-ĐT

m /Hs


8-12

6-10

6-10

6-10

Học sinh trong lớp học

Hs/lớp

27

37

41

36

- Quy định của Bộ GD-ĐT

Hs/lớp

≤ 35

≤ 35

≤ 45


≤ 45

(Nguồn: Phòng giáo dục thị xã Dĩ An; 03/2010)
D. Mạng lưới thông tin, bưu chính viễn thông
Hệ thống bưu chính – viễn thông được quan tâm đầu tư nâng cấp, mở rộng và phát
triển mạnh mẽ trên địa bàn. Đến nay, toàn thị xã có 35 – 40 ngàn máy điện thoại cố
định và di động đang sử dụng.
Trang 18


Ngành quản lý đất đai

SVTH: Nguyễn Thị Liễu

Sóng phát thanh, truyền hình và điện thoại di động phủ khắp thị xã.
E. Mạng lưới điện
Điện lực đã hoàn thành chương trình xóa điện kế tổng vafddang tiến hành xóa điện kế
cụm; phát triển thêm 166,5 km đường dây trung thế, hạ thế và 492 trạm biến áp, phục
vụ khá tốt nhu cầu điện thắp sáng của người dân và hoạt động sản xuất, kinh doanh
của doanh nghiệp. Tổng sản xuất lượng điện thương phẩm trong 5 năm (2005 – 2010)
đạt 4.500 triệu kWh, tăng bình quân 18%/năm, tỷ lệ hộ dân sử dụng trực tiếp điện lưới
quốc gia đạt 99,5%.
I.3. Nội dung nghiên cứu, phương pháp và quy trình thực hiện.
I.3.1. Nội dung nghiên cứu
- Tình hình biến động đất đai
+ Hiện trạng sử dụng đất năm 2010 của thị xã.
+ Biến động đất đai trên địa bàn thị xã giai đoạn 2005 – 2010 .
- Xác định hiệu quả sử dụng đất qua các năm.
+ Xây dựng tiêu chí.
+Thu thập số liệu cho mỗi tiêu chí đề ra.

+Phân tích, xử lý số liệu thu thập.
+Xác định hiệu quả sử dụng đất theo công thức: : F=∑
∗ 
Trong đó: F: chỉ số xác định hiệu quả.
: giá trị của tiêu chí thứ , giá trị này được thu thập qua từng năm (2005, 2006,
2007, 2008, 2009, 2010)
: trọng số của tiêu chí thứ .
+Nhận xét tính hiệu quả của việc sử dụng đất trên địa bàn nghiên cứu.
I.3.2. Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Tham khảo các công trình nghiên cứu khác,
các sách báo tài liệu để trích lọc các lý thuyết có liên quan đến nội dung nghiên
cứu
Phương pháp phân tích thống kê: xử lý, tổng hợp các số liệu thống kê đất đai
hàng năm, các số liệu thống kê của các chỉ tiêu kinh tế, xã hội, môi trường ảnh
hưởng đến tính hiệu quả của việc sử dụng đất trên địa bàn.
Phương pháp so sánh: so sánh tính hiệu quả của việc sử dụng đất qua từng năm
dựa trên mức điểm của chúng – thể hiện mức độ quan trọng khác nhau của từng
chỉ tiêu, đưa ra những nhận xét, đánh giá phù hợp.
Phương pháp đánh giá đa chỉ tiêu: đánh giá hiệu quả sử dụng đất dựa trên đa chỉ
tiêu, các chỉ tiêu được xây dựng, xem xét dựa trên sự ảnh hưởng, mức tác động
của chúng đến hiệu quả sử dụng đất.
Phương pháp đánh giá theo trọng số: mỗi chỉ tiêu sẽ được xác định một trọng số
khác nhau. Trọng số càng lớn tức mức độ quan trọng của chỉ tiêu ấy càng lớn.
I.3.3. Quy trình thực hiện

Trang 19


Ngành quản lý đất đai


SVTH: Nguyễn Thị Liễu

Các tiêu chí xác định tính hiệu quả sử dụng đất

Xã hội

Kinh tế

-GDP/ha

-Mật độ dân số.

-GDP nông – lâm – thủy
sản/diện tích đất nông nghiệp.

-Số lao động/km2.

Môi trường

-Mức độ phủ xanh/tổng diện
tích (%).

-Diện tích đất nông nghiệp bình
quân trên tổng số lao động nông
nghiệp.

-GDP công nghiệp – xây
dựng/diện tích đất khu công
nghiệp.


- Diện tích đất bãi thải, xử lý
chất thải/đầu người.

-Diện tích đất dành cho mục đích
y tế/đầu người.

- GDP thương mại, dịch vụ,
du lịch/diện tích đất
SXKDPNN, đất chợ, đất
SXKD nằm xen khu dân cư.

-Diện tích đất dành cho mục đích
giáo dục bình quân trên tổng dân
số dưới độ tuổi lao động.

-Diện tích đất công trình, dự
án được giao sử dụng hiệu quả
trên tổng diện tích được giao.

-Diện tích đất dành cho mục đích
giao thông/đầu người.
-Diện tích đất dành cho mục đích
thể dục, thể thao, nhà văn
hóa,../đầu người.

Xác định trong số(

cho các tiêu chí .

Xác định hiệu quả: F=∑




Phân tích tính hiệu quả của việc sử dụng đất dựa trên mức điểm của chúng.

Sơ đồ 1: Quy trình đánh giá hiệu quả sử dụng đất.

Trang 20


Ngành quản lý đất
đ đai

SVTH: Ng
guyễn Thị Liễu
L

PHẦN II
KẾT QU
UẢ NGHIÊ
ÊN CỨU
H
trạng sử dụng đất
đ năm 20110.
II.1. Hiện
II.1.1. Hiện trạn
ng sử dụng đất theo m
mục đích sử
ử dụng đất năm 2010.
T

Tổng
diện tíích tự nhiên
n toàn thị xãã Dĩ An là 5.994,97 ha, chiếm 2,399% diện tíchh đất
tự nhiiên của tỉnh
h Bình Dươ
ơng; trong đóó đất phi nôông nghiệp cchiếm diện tích lớn nhấất, kế
đến làà đất nông ngghiệp, riêngg đất chưa sử
ử dụng khôn
ng còn , cụ tthể:
- Tổng diệện tích đất nông nghiệệp: 1.307,40
0 ha, chiếm
m 21,81% tổổng DTTN toàn
thị xã.
TTN
- Tổng diện tích đất phi nông nnghiệp: 4.687,57 ha, cchiếm 78,199% tổng DT
toàn thhị xã.
21.881%
78.19%

Đất nông nghiệệp
Đất phi nông nghiệp
n

-

u 2.1. Biểu đồ cơ cấu ssử dụng đấất thị xã Dĩ An năm 20
010
Biểu
Cơ cấu sử dụng đất th
hị xã Dĩ Ann năm 2010

Bảng
B
2.1. Cơ
C cấu sử ddụng đất thịị xã Dĩ An năm 2010
Đơn vị tínhh: ha
Loạại đất

Diện tích (ha)

Tỷ lệ (%
%)

I Đất nôngg nghiệp
I.
1. Đất sảản xuất nông
g nghiệp
2. Đất lâm
m nghiệp
3. Đất nu
uôi trồng thủủy sản
4. Đất nô
ông nghiệp khác

1.307,40
1.280,16
0,00
20,64
6,60

21,81

21,35
0,00
0,34
0,11

III. Đất phi nông nghiiệp
1. Đất ở
2. Đất chhuyên dùng
3. Đất tôn giáo, tín ngưỡng
n
4. Đất ng
ghĩa trang, nghĩa
n
địa
5. Đất sôông suối, mặặt nước chuuyên dùng
6. Phi nôông nghiệp khác
k

4.687,57
1.200,80
3.215,96
32,65
136,11
102,05
0,00

78,19
20,03
53,64
0,54

2,27
1,70
0,00

5.994,97

100,00

T
Tổng
diện tích tự nhiiên
Trang 21


×