Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn thị xã bắc kạn tỉnh bắc kạn, giai đoạn 2012 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (782.32 KB, 73 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
--------------------

LÝ VĂN TỰ

Tên đề tài:
“ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN
QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ BẮC KẠN,
TỈNH BẮC KẠN GIAI ĐOẠN 2012 – 2014”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo
Chuyên ngành
Khoa
Khoá học

: Chính quy
: Quản lý đất đai
: Quản lý tài nguyên
: 2011 - 2015

Thái Nguyên, năm 2015


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
--------------------

LÝ VĂN TỰ



Tên đề tài:
“ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN
QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ BẮC KẠN,
TỈNH BẮC KẠN GIAI ĐOẠN 2012 – 2014”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo
Chuyên ngành
Lớp
Khoa
Khoá học
Giảng viên hƣớng dẫn

: Chính quy
: Quản lý đất đai
: K43 - QLĐĐ - N02
: Quản lý tài nguyên
: 2011 - 2015
: ThS. Hoàng Hữu Chiến

Thái Nguyên, năm 2015


i

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 4.1: Cơ cấu giá trị sản xuất các ngành kinh tế thị xã Bắc kạn ............... 28
Bảng 4.2: Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp ............................................... 45
Bảng 4.3: Hiện trạng sử dụng đất phi nông nghiệp ......................................... 47

Bảng 4.4: Hiện trạng đất chưa sử dụng .......................................................... 48
Bảng 4.5: Kết quả cấp GCNQSD đất sản xuất nông nghiệp và nuôi
trồng thủy sản giai đoạn 2012 - 2014 ................................................. 49
Bảng 4.6: Kết quả cấp GCNQSD đất sản xuất lâm nghiệp giai đoạn
2012 - 2014 ......................................................................................... 50
Bảng 4.7: Kết quả cấp GCNQSD đất ở của thị xã Bắc Kạn giai đoạn
2012 - 2014 ......................................................................................... 51
Bảng 4.8: Kết quả cấp GCNQSD đất của thị xã Bắc Kạn năm 2012 ............. 52
Bảng 4.9: Kết quả cấp GCNQSD đất của thị xã Bắc Kạn năm 2013 ............. 53
Bảng 4.10: Kết quả cấp GCNQSD đất của thị xã Bắc Kạn năm 2014 ........... 54
Bảng 4.11: Kết quả cấp GCNQSD đất theo các năm của thị xã Bắc
Kạn giai đoạn 2012 - 2014.................................................................. 51


ii

DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT
GCNQSD

: Giấy chứng nhận quyền sử dụng

UBND

: Ủy ban nhân dân

LĐĐ

: Luật đất đai

GCN


: Giấy chứng nhận

DTTN

: Diện tích tự nhiên

ĐVT

: Đơn vị tính

THCS

: Trung học cơ sở

THPT

: Trung học phổ thông

TDTT

: Thể dục thể thao

SD

: Sử dụng


iii


MỤC LỤC
PHẦN 1. MỞ ĐẦU .....................................................................................................1

1.1. Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................... 1
1.2. Mục đích của đề tài ............................................................................. 2
1.3. Yêu cầu của đề tài ............................................................................... 2
1.4. Ý nghĩa của đề tài................................................................................ 2
PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................ 4
2.1. Cơ sở pháp lý và khoa học của công tác đăng kí đất đai cấp
GCNQSD đất ............................................................................................. 4
2.1.1. Cơ sở khoa học................................................................................. 4
2.1.2. Cơ sở pháp lý ................................................................................... 5
2.1.3. Nội dung quản lý nhà nước về đất đai ............................................. 9
2.1.4. Nguyên tắc cấp GCNQSD đất ....................................................... 11
2.1.5. Mục đích, yêu cầu, đối tượng cấp GCNQSD đất .......................... 13
2.1.6. Trình tự, thủ tục cấp GCNQSD đất tại xã, phường ...................... 17
2.1.7. Thẩm quyền xét duyệt và cấp GCNQSD đất ................................. 21
2.2. Tình hình cấp GCNQSD đất của cả nước và tỉnh Bắc Kạn............. 23
2.2.1. Tình hình cấp GCNQSD đất trong cả nước ................................... 23
2.2.2. Công tác cấp GCNQSD đất tỉnh Bắc Kạn ..................................... 23
PHẦN 3. ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 21
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..................................................... 21
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành ........................................................ 21
3.3. Nội dung và các chỉ tiêu nghiên cứu................................................. 21
3.4. Phương pháp nghiên cứu .................................................................. 22
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................ 23
4.1. Đánh giá tình hình cơ bản của thị xã Bắc Kạn ................................. 23
4.1.1. Điều kiện tự nhiên .......................................................................... 23



iv

4.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội ............................................ 27
4.2. Tình hình quản lý và sử dụng đất của thị xã Bắc Kạn ...................... 42
4.2.1. Công tác điều tra, khảo sát, đo đạc, thành lập bản đồ địa chính .... 42
4.2.2. Công tác quy hoạch kế hoạch sử dụng đất..................................... 42
4.2.3. Công tác ban hành các văn bản Pháp luật về quản lý sử dụng đất
và tổ chức thực hiện các văn bản đó ........................................................ 42
4.2.4. Công tác giao đất, thu hồi đất, thuê đất ......................................... 42
4.2.5.Công tác đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa
chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất………….……..……43
4.2.6. Thống kê kiểm kê đất đai ............................................................... 43
4.2.7. Công tác thanh tra, kiểm tra việc quản lý và sử dụng đất. ............. 44
4.2.8. Công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo liên quan đến
đất đai ................................................................................................ 44
4.2.9. Hiện trạng sử dụng đất thị xã Bắc Kạn .......................................... 44
4.3. Đánh giá kết quả cấp GCNQSD đất của thị xã Bắc Kạn giai đoạn
2012 - 2014 ..................................................................................... 48
4.3.1. Đánh giá kết quả cấp GCNQSD theo các loại đất ......................... 48
4.3.2. Đánh giá kết quả cấp GCNQSD đất thị xã Bắc Kạn theo các năm 52
4.3.3. Đánh giá những thuận lợi và khó khăn và biện pháp khắc phục để
đẩy mạnh công tác cấp GCNQSD đất...................................................... 52
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ............................................................ 55
5.1 Kết luận .............................................................................................. 55
5.2. Đề nghị .............................................................................................. 55
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 57
I. Tiếng Việt ............................................................................................. 57
II. Tiếng Anh ............................................................................................ 58



1

PHẦN 1

MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá của mỗi quốc gia, là điều kiện
tồn tại, phát triển của con người và các sinh vật khác trên trái đất, là tư liệu
sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống,
là nơi sinh sống, lao động của con người. Đất đai là nguồn tài nguyên có
hạn về số lượng và có tính cố định về vị trí.
Dân tộc Việt Nam trải qua hàng ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước.
Biết bao mồ hôi, xương máu của thế hệ cha ông đã phải đổ để giữ gìn mảnh đất
quê hương, đất nước. Thế hệ chúng ta là những được hưởng những thành quả
đó, chúng ta cần phải sử dụng, bảo vệ, quản lý và khai thác có hiệu quả.
Trong những năm gần đây, với sự vận động mạnh mẽ của cơ chế thị
trường dưới sự quản lý của nhà nước, quá trình sử dụng và quản lý đất đai đã
đạt được những thành tích đáng kể.
Để cấp GCNQSD đất, phải hoàn thành một loạt các công việc có liên
quan như đo đạc, đánh giá phân hạng đất đai, qui hoạch, kế hoạch sử dụng
đất, lập hồ sơ địa chính. Vì vậy, việc cấp GCNQSD đất là công việc hết sức
khó khăn, phức tạp và tốn kém. Để GCNQSD đất trở thành cơ sở pháp lý của
việc sử dụng đất, nhà nước đã ban hành hàng loạt các văn bản về hướng dẫn
lập hồ sơ địa chính và cấp GCNQSD đất.
Quản lý và sử dụng đất đai có hiệu quả là vấn đề không đơn giản. Bên
cạnh những địa phương đã thực hiện tốt việc quản lý và sử dụng đất đai theo
pháp luật, thì vẫn còn không ít địa phương còn buông lỏng công tác quản lý
đất đai. Để khắc phục những tồn tại đó việc thực hiện tốt công tác cấp
GCNQSD đất, quy chủ cho các thửa đất để quản lý và sử dụng đất đai có hiệu
quả và theo đúng pháp luật của nhà nước quy định là rất cần thiết.



2

Xuất phát từ thực tế đó, là sinh viên của khoa Quản Lý Tài Nguyên, với
những kiến thức đã học em mong muốn, được tìm hiểu và nắm rõ công tác
quản lý đất đai của nhà nước nhất là công tác cấp GCNQSD đất ở địa phương
mình, được sự đồng ý của ban chủ nhiệm khoa Quản lý Tài nguyên - Trường
Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. Dưới sự dẫn dắt nhiệt tình của thầy giáo ThS. Hoàng Hữu Chiến, em đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá công
tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn thị xã Bắc Kạn,
tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2012 - 2014.”
1.2. Mục đích của đề tài
- Tìm hiểu và đánh giá công tác cấp GCNQSD đất trên địa bàn thị xã
Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2012 - 2014
- Xác định được những mặt thuận lợi và khó khăn của công tác cấp
GCNQSD đất.
- Đề xuất những giải pháp thích hợp góp phần đẩy mạnh tiến độ của
công tác cấp GCNQSD đất cũng như hỗ trợ việc quản lý đất đai trên địa bàn
của thị xã Bắc Kạn.
1.3. Yêu cầu của đề tài
- Nắm rõ nội dung quản lý Nhà nước về đất đai, đặc biệt là công tác cấp
GCNQSD đất trên địa bàn thị xã Bắc Kạn.
- Số liệu điều tra thu thập phải phản ánh trung thực, khách quan thực
trạng tình hình quản lý và sử dụng đất đai trên địa bàn thị xã Bắc Kạn.
- Những kiến nghị đưa ra phải có tính khả thi, phù hợp với thực trạng
địa phương và phù hợp với luật đất đai do nhà nước qui định.
1.4. Ý nghĩa của đề tài
- Trong học tập và nghiên cứu khoa học: Củng cố những kiến thức đã
học và bước đầu làm quen với công tác cấp GCNQSD đất ngoài thực tế.



3

- Trong thực tiễn: Đề tài nghiên cứu kết quả cấp GCNQSD đất của thị
xã Bắc Kạn, từ đó đưa ra những giải pháp giúp cho công tác cấp GCNQSD
đất của thị xã được hiệu quả tốt hơn.


4

PHẦN 2.

TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở pháp lý và khoa học của công tác đăng kí đất đai cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất
2.1.1. Cơ sở khoa học
2.1.1.1. Vai trò của công tác cấp GCNQSD đất đối với công tác quản lý Nhà
nước về đất đai
Theo khoản 16 điều 3 Luật đất đai năm 2013 thì :
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản
khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử
dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của
người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác
gắn liền với đất.
Như vậy GCNQSD đất là chứng thư pháp lý xác định quyền sử dụng
đất đai hợp pháp của người sử dụng đất. Đây là một trong những quyền quan
trọng được người sử dụng đất đặc biệt quan tâm. Thông qua công tác cấp
GCNQSD đất Nhà nước xác lập mối quan hệ pháp lý giữa Nhà nước với tư
cách là chủ sở hữu đất đai với các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân được Nhà
nước giao đất sử dụng. Công tác cấp GCNQSD đất giúp Nhà nước nắm chắc

được tình hình đất đai tức là biết rõ các thông tin chính xác về số lượng và
chất lượng, đặc điểm về tình hình hiện trạng của việc quản lý sử dụng đất.
Từ việc nắm chắc tình hình đất đai, Nhà nước sẽ thực hiện phân phối lại
đất theo quy hoạch, kế hoạch chung thống nhất. Nhà nước thực hiện quyền
chuyển giao, quyền sử dụng từ các chủ thể khác nhau. Cụ thể hơn nữa là Nhà
nước thực hiện việc giao đất, cho thuê đất, chuyển quyền sử dụng đất và thu
hồi đất. Vì vậy cấp GCNQSD đất là một trong những nội dung quan trọng
trong công tác quản lý nhà nước về đất đai.


5

2.1.1.2. Vai trò của công tác cấp GCNQSD đất đối với người sử dụng đất
- GCNQSD đất là giấy tờ thể hiện mối quan hệ hợp pháp giữa Nhà nước
với người sử dụng
- GCNQSD đất là điều kiện để người sử dụng đất được bảo hộ các
quyền và lợi ích hợp pháp của mình trong quá trình sử dụng đất
- GCNQSD đất là điều kiện để đất đai được tham gia vào thị trường
bất động sản.
2.1.2. Cơ sở pháp lý
Nhận thức được tầm quan trọng của đất đai đối với xã hội và phát triển
kinh tế, nên ngay từ khi giành được độc lập Đảng và Nhà nước ta đã quan tâm
đến vấn đề quản lý đất đai. Tháng 11 năm 1953 Trung ương Đảng họp hội
nghị lần thứ IV quyết định triệt tiêu chế độ sở hữu ruộng đất của đế quốc xâm
lược, xóa bỏ chế độ sở hữu ruộng đất của giai cấp phong kiến Việt Nam và
thực hiện chia lại ruộng đất cho nhân dân.
Qua các giai đoạn phát triển của đất nước, công tác quản lý đất đai
cũng dần được hoàn thiện. Nội dung cơ bản của công tác quản lý đất đai được
thể hiện trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật. Khởi đầu là ngày
19/12/1953 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh số 179/SL ban hành Luật

cải cách ruộng đất cho nhân dân.
Đến Hiến pháp năm 1959 ra đời quy định 3 hình thức sở hữu ruộng đất đó
là: Sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân.Với sự ra đời của 3 hình thức
sở hữu này đã giúp cho nhân dân miền bắc yên tâm tập trung sản xuất, nâng cao
năng suất nông nghiệp đảm bảo nhu cầu lương thực cho cả nước.
Sau khi Việt Nam hoàn toàn giải phóng và giành được độc lập Đảng và
Nhà nước ta đã ban hành nhiều chính sách đất đai cho phù hợp với điều kiện
mới của đất nước. Ngày 20/6/1977 Chính phủ ban hành quyết định 169/CP
với nội dung thống kê đất đai trong cả nước.


6

Theo qui định tại hiến pháp năm 1959 ở nước ta có 3 hình thức sở hữu
về đất đai thì sau khi hiến pháp năm 1980 ra đời đã quy định hình thức sở hữu
đối với đất đai ở nước ta chỉ còn một hình thức duy nhất là hình thức sở hữu
toàn dân do nhà nước thống nhất và quản lý. Điều này được thể hiện tại điều
19 hiến pháp 1980 “Đất đai, núi rừng, sông hồ, hầm mỏ,tài nguyên thiên
nhiên trong lòng đất ở vùng biển và thềm lục địa cùng các tài sản khác mà
pháp luật quy định là của Nhà nước đều thuộc sở hữu toàn dân”. Điều 20 Hiến
pháp 1980 cũng quy định: “Nhà nước thống nhất quản lý đất đai theo quy
định chung”.
Để thực hiện tốt Hiến pháp năm 1980 và công tác quản lý đất đai,
Chính phủ đã ban hành các văn bản liên quan đến hiến pháp này như: Ngày
01/7/1980 Chính phủ ra Quyết định số 201/CP về việc thống nhất tăng cường
công tác quản lý ruộng đất trong cả nước.Trong đó quy định vấn đề cấp
GCNQSD đất là một nôi dung quản lý nhà nước về đất đai. Quyết định này
được coi là văn bản pháp quy đầu tiên quy định khá chi tiết, toàn diện về công
tác quản lý ruộng đất trong toàn Quốc.
Tiếp theo Quyết định 201/CP là chỉ thị số 299/TTg Chính phủ về công

tác đo đạc, phân hạng và đăng ký thống kê ruộng đất trong cả nước với mục
đích nắm chắc toàn bộ quỹ đất đáp ứng yêu cấu quản lý và sử dụng đất trong
giai đoạn mới.
Ngày 05/11/1981 Quyết định 56/ĐK-TK ra đời nhằm tăng cường công
tác chức năng nhiệm vụ quản lý, quy định thủ tục đăng ký thống kê ruộng đất
và lập biểu mẫu hồ sơ địa chính. Sau khi ra đời nó đã được áp dụng và triển
khai nhanh chóng trong cả nước. Đây là hệ thống hồ sơ đầu tiên được ban
hành với nhiều biểu loại mẫu giấy tờ sổ sách để quản lý thông tin đất đai khoa
học và chặt chẽ hơn. Nó có ý nghĩa rất lớn trong công tác quản lý đất đai
trong giai đoạn này.


7

Ngày 29 tháng 12 năm 1987 Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa
Việt Nam đã thông qua Luật Đất đai đầu tiên và có hiệu lực vào ngày 08/1/1988.
Do vậy việc quản lý đất đai đã được chú trọng hơn và đi vào nề nếp.
Những năm tiếp theo đó đã có những chuyển biến mạnh mẽ về mọi
phương diện, đặc biệt kinh tế chuyển theo hướng sản xuất hàng hóa và vận
động theo cơ chế thị trường. Điều đó đã tác động rất lớn đến công tác quản lý
đất đai cũng như việc sử dụng đất đai. Vì vậy chỉ sau 5 năm thực hiện Luật
Đất đai 1988 đã bộc lộ một số nhược điểm và không còn phù hợp với thực
tiễn do vậy đòi hỏi phải có sự thay đổi cho phù hợp hơn.
Ngày 15/3/1993 Luật đất đai sửa đổi được ban hành, trên cơ sở Hiến
pháp năm 1992 và sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai 1988.
Một số văn bản được nhà nước ban hành liên quan đến công tác cấp
GCNQSD đất:
- Nghị định 60/CP ngày 05 tháng 7 năm 1994 của Chính phủ về quyền
sở hữu đất ở và quyền sở hữu nhà ở đô thị.
- Công văn 647/CV-ĐC ra ngày 31/05/1995 của Tổng cục Địa chính

(nay là Bộ Tài nguyên và Môi trường) về việc hướng dẫn sử lý một số vấn đề
về đất đai.
- Chỉ thị 10/CT - TTg ra ngày 20/2/1998 của Thủ tướng Chính phủ về
một số biện pháp đẩy nhanh và hoàn thiện công tác giao đất, đăng ký đất đai,
cấp GCNQSD đất.
- Chỉ thị 18/1999/CT - TTg ra ngày 01/7/1999 của Thủ tướng Chính
phủ về việc đẩy nhanh và hoàn thiện việc cấp GCNQSD đất, sở hữu nhà và sử
dụng đất nông nghiệp, lâm nghiệp, đất ở tại nông thôn vào năm 2000.
- Công văn 76/CV-CP ngày 28/7/1999 của Chính phủ về cấp GCNQSD
đất và sở hữu nhà ở đô thị.


8

- Thông tư liên tịch số 1442/1999/TTLT-TCĐC-BTC ngày 21/9/1999
của Bộ Tài chính và Tổng cục Địa chính (nay là Bộ Tài nguyên và Môi
trường) hướng dẫn cấp GCNQSD đất theo chỉ thị 18/1999/CT-TTG.
- Thông tư 1990/TT-TCĐC ngày 30/11/2001 của Tổng cục địa chính
(nay là Bộ Tài nguyên và Môi trường) về việc đăng ký đất đai và cấp
GCNQSDĐ.
- Ngày 26 /11/2003 Luật Đất đai 2003 được thông qua và có hiệu lực từ
ngày 01/7/2004. Tại khoản 1 điều 5 Luật Đất đai 2003 quy định “Đất đai
thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu.
- Nghị định 182/2004/NĐ - CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai.
-Thông tư số 01/2005/TT - BTNMT ngày 13/4/2005 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường về hướng dẫn thực hiện một số điều của nghị định 181.
- Chỉ thị số 05/2006/CT - TTg ngày 22/2/2006 của Thủ tướng Chính
phủ về việc khắc phục yếu kém, sai phạm tiếp tục đẩy mạnh tổ chức thi hành
Luật Đất đai.

- Quyết định số 08/2006/QĐ - BTNMT ngày 21/7/2006 của Bộ trưởng
Bộ Tài nguyên & Môi trường ban hành quy định về cấp GCNQSDĐ.
- Nghị định 84/2007/NĐ - CP ngày 25/8/2007 của Chính phủ quy định
bổ sung về việc cấp GCNQSDĐ, thu hồi, thực hiện quyền sử dụng đất, trình
tự thủ tục bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi nhà nước thu hồi đất và giải quyết
khiếu nại về đất đai.
- Thông tư số 06/2007/TT - BTNMT ngày 15/6/2007 của Bộ Tài
nguyên và môi trường về hướng dẫn thực hiện một số điều của nghị định số
84 /2007/NĐ - CP.
- Thông tư số 09/2007/TT - BTNMT ngày 02/8/2007 của Bộ Tài
nguyên & Môi trường hướng dẫn lập, chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính.


9

- Nghị định số 88/NĐ - CP ngày 19/9/2009 của Chính phủ về cấp
GCNQSD đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
- Thông tư số 17/2009/TT - BTNMT ngày 21//10/2009 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường quy định về GCNQSD đất, quyền sở hữu nhà ở và tài
sản khác gắn liền với đất.
- Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính
phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai;
- Ngày 29 /11/2013 Luật Đất đai 2013 được thông qua và có hiệu lực
từ ngày 01/7/2014. Tại điều 4 Luật Đất đai 2013 quy định : Đất đai thuộc
sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý.
Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất theo quy định của
Luật này.
- Nghị định số 21/2013/NĐ-CP ngày 04 tháng 3 năm 2013 của Chính
phủ về quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ
Tài nguyên và Môi trường;

- Thông tư 23/2014/TT – BTNMT về giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất,quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất do Bộ trưởng bộ tài
nguyên và môi trường ban hành.
- Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính
phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai.
- Nghị định 45/2014/NĐ-CP quy định về thu tiền sử dụng đất (Có hiệu
lực từ 01/07/2014).
2.1.3. Nội dung quản lý nhà nước về đất đai
Năm 2013, Quốc hội khóa XIII đó thông qua Luật Đất đai ngày
29/11/2013 và có hiệu lực thi hành ngày 1/7/2014. LĐĐ 2013 đó sửa đổi từ
13 nội dung thành 15 nội dung Quản lý nhà nước về đất đai cho phù hợp với
tình hình mới. Tại Điều 22 Luật Đất đai 2013 quy định:


10

1. Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất
đai và tổ chức thực hiện các văn bản đó;
2. Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành
chính, lập bản đồ hành chính;
3. Khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất
và bản đồ quy hoạch sử dụng đất; điều tra, đánh giá tài nguyên đất; điều tra
xây dựng giá đất.
4. Quản lý kế hoạch, kế hoạch sử dụng đất;
5. Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử
dụng đất;
6. Quản lý việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất
7. Đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp Giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
8. Thống kê, kiểm kê đất đai.

9. Xây dựng hệ thống thông tin đất đai.
10. Quản lý tài chính về đất đai và giá đất.
11. Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử
dụng đất.
12. Thanh tra, kiểm tra, giám sát, theo dõi, đánh giá việc chấp hành quy
định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai.
13. Phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai.[9]
14. Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo trong
quản lý và sử dụng đất đai .
15. Quản lý hoạt động dịch vụ về đất đai.
Giữa các nội dung quản lý nhà nước về đất đai có mối quan hệ chặt chẽ
bổ sung cho nhau. Qua đó nhà nước nói chung và ngành quản lý đất đai nói
riêng mới có đủ các thông tin khoa học chính xác và căn cứ pháp lý để đạt


11

được mục tiêu: “ Nắm chắc, quản lý chặt chẽ đất đai, giải quyết các chính
sách đất đai phù hợp với thực tế, thực tại, đồng thời khuyến khích được các
chủ sử dụng đất khai thác và sử dụng đất một cách có hiệu quả, để tạo ra
nhiều của cải vật chất cho xã hội”.
2.1.4. Nguyên tắc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Nguyên tắc cấp GCNQSD đất được quy định tại điều 98 Luật đất đai
2013 như sau:
1. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản
khác gắn liền với đất được cấp theo từng thửa đất. Trường hợp người sử dụng
đất đang sử dụng nhiều thửa đất nông nghiệp tại cùng một xã, phường, thị
trấn mà có yêu cầu thì được cấp một Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,
quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất chung cho các thửa đất đó.
2. Thửa đất có nhiều người chung quyền sử dụng đất, nhiều người sở

hữu chung nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất thì Giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất phải ghi đầy đủ
tên của những người có chung quyền sử dụng đất, người sở hữu chung nhà ở,
tài sản khác gắn liền với đất và cấp cho mỗi người 01 Giấy chứng nhận;
trường hợp các chủ sử dụng, chủ sở hữu có yêu cầu thì cấp chung một Giấy
chứng nhận và trao cho người đại diện.
3. Người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất
được nhận Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản
khác gắn liền với đất sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính theo quy định
của pháp luật.
Trường hợp người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền
với đất không thuộc đối tượng phải thực hiện nghĩa vụ tài chính hoặc được
miễn, được ghi nợ nghĩa vụ tài chính và trường hợp thuê đất trả tiền thuê đất
hàng năm thì được nhận Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu
nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất ngay sau khi cơ quan có thẩm quyền cấp.


12

4. Trường hợp quyền sử dụng đất hoặc quyền sử dụng đất, quyền sở hữu
nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác
gắn liền với đất là tài sản chung của vợ và chồng thì phải ghi cả họ, tên vợ và
họ, tên chồng vào Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở
và tài sản khác gắn liền với đất, trừ trường hợp vợ và chồng có thỏa thuận ghi
tên một người.
Trường hợp quyền sử dụng đất hoặc quyền sử dụng đất, quyền sở hữu
nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác
gắn liền với đất là tài sản chung của vợ và chồng mà Giấy chứng nhận đã cấp
chỉ ghi họ, tên của vợ hoặc chồng thì được cấp đổi sang Giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất để ghi

cả họ, tên vợ và họ, tên chồng nếu có yêu cầu.
5. Trường hợp có sự chênh lệch diện tích giữa số liệu đo đạc thực tế
với số liệu ghi trên giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này hoặc Giấy
chứng nhận đã cấp mà ranh giới thửa đất đang sử dụng không thay đổi so
với ranh giới thửa đất tại thời điểm có giấy tờ về quyền sử dụng đất, không
có tranh chấp với những người sử dụng đất liền kề thì khi cấp hoặc cấp đổi
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn
liền với đất diện tích đất được xác định theo số liệu đo đạc thực tế. Người sử
dụng đất không phải nộp tiền sử dụng đất đối với phần diện tích chênh lệch
nhiều hơn nếu có.
Trường hợp đo đạc lại mà ranh giới thửa đất có thay đổi so với ranh
giới thửa đất tại thời điểm có giấy tờ về quyền sử dụng đất và diện tích đất đo
đạc thực tế nhiều hơn diện tích ghi trên giấy tờ về quyền sử dụng đất thì phần
diện tích chênh lệch nhiều hơn (nếu có) được xem xét cấp Giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo
quy định tại Điều 99 của Luật này.


13

2.1.5. Mục đích, yêu cầu, đối tượng cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
2.1.5.1. Mục đích
Việc cấp GCNQSD đất là xác nhận mối quan hệ giữa người sử dụng đất
với quyền sở hữu Nhà nước về đất đai. Công tác này rất quan trọng, vì nó làm
tăng cường vai trò sở hữu Nhà nước về đất đai đồng thời đề cao trách nhiệm
của người sử dụng đất và việc xét duyệt, cấp GCNQSD đất góp phần ổn định
xã hội.
Cấp GCNQSD đất cho người sử dụng đất còn với mục đích để nhà nước
thực hiện chức năng của mình tốt hơn và thông qua việc cấp giấy cũng để:
- Nhà nước nắm rõ tình hình sử dụng đất đai.

- Kiểm soát được tình hình biến động đất đai.
- Khắc phục được tình trạng tranh chấp, lấn chiếm đất đai.
- Là cơ sở giải quyết các vụ tranh chấp đất đai.
- Đưa ra các biện pháp nhằm quản lý và sử dụng đất đai phù hợp.
2.1.5.2. Yêu cầu
- Chấp hành đầy đủ chính sách đất đai của Nhà nước theo quy trình,
quy phạm hiện hành của bộ Tài nguyên & Môi trường.
- Thực hiện đầy đủ thủ tục pháp lý cần thiết trong quá trình đăng ký
đảm bảo sự đầy đủ chính xác theo đúng hiện trạng được giao.
2.1.5.3. Đối tượng
* Đối tượng được đăng ký quyền sử dụng đất.
Việc đăng ký quyền sử dụng đất được thực hiện tại văn phòng đăng ký
quyền sử dụng đất trong các trường hợp được quy định tại điều 95 Luật đất
đai 2013 cụ thể như sau:
1. Đăng ký đất đai là bắt buộc đối với người sử dụng đất và người
được giao đất để quản lý; đăng ký quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền
với đất thực hiện theo yêu cầu của chủ sở hữu.


14

2. Đăng ký đất đai, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất gồm đăng ký
lần đầu và đăng ký biến động, được thực hiện tại tổ chức đăng ký đất đai
thuộc cơ quan quản lý đất đai, bằng hình thức đăng ký trên giấy hoặc đăng ký
điện tử và có giá trị pháp lý như nhau.
3. Đăng ký lần đầu được thực hiện trong các trường hợp sau đây:
a) Thửa đất được giao, cho thuê để sử dụng;
b) Thửa đất đang sử dụng mà chưa đăng ký;
c) Thửa đất được giao để quản lý mà chưa đăng ký;
d) Nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất chưa đăng ký.

4. Đăng ký biến động được thực hiện đối với trường hợp đã được cấp
Giấy chứng nhận hoặc đã đăng ký mà có thay đổi sau đây:
a) Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất thực hiện các
quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho
quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất; thế chấp, góp vốn bằng quyền sử
dụng đất, tài sản gắn liền với đất;
b) Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được phép đổi tên;
c) Có thay đổi về hình dạng, kích thước, diện tích, số hiệu, địa chỉ thửa đất;
d) Có thay đổi về tài sản gắn liền với đất so với nội dung đã đăng ký;
đ) Chuyển mục đích sử dụng đất;
e) Có thay đổi thời hạn sử dụng đất;
g) Chuyển từ hình thức Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất hàng
năm sang hình thức thuê đất thu tiền một lần cho cả thời gian thuê; từ hình
thức Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất sang hình thức thuê đất; từ
thuê đất sang giao đất có thu tiền sử dụng đất theo quy định của Luật này.
h) Chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn
liền với đất của vợ hoặc của chồng thành quyền sử dụng đất chung, quyền sở
hữu tài sản chung của vợ và chồng;


15

i) Chia tách quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn
liền với đất của tổ chức hoặc của hộ gia đình hoặc của vợ và chồng hoặc của
nhóm người sử dụng đất chung, nhóm chủ sở hữu tài sản chung gắn liền với đất;
k) Thay đổi quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất
theo kết quả hòa giải thành về tranh chấp đất đai được Ủy ban nhân dân cấp
có thẩm quyền công nhận; thỏa thuận trong hợp đồng thế chấp để xử lý nợ;
quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về giải quyết tranh chấp đất
đai, khiếu nại, tố cáo về đất đai, quyết định hoặc bản án của Tòa án nhân dân,

quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án đã được thi hành; văn bản
công nhận kết quả đấu giá quyền sử dụng đất phù hợp với pháp luật;
l) Xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền sử dụng hạn chế thửa đất liền kề;
m) Có thay đổi về những hạn chế quyền của người sử dụng đất.
5. Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất đã kê khai
đăng ký được ghi vào Sổ địa chính, được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất nếu có nhu cầu và có
đủ điều kiện theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có
liên quan; trường hợp đăng ký biến động đất đai thì người sử dụng đất được
cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác
gắn liền với đất hoặc chứng nhận biến động vào Giấy chứng nhận đã cấp.
Trường hợp đăng ký lần đầu mà không đủ điều kiện cấp Giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
thì người đang sử dụng đất được tạm thời sử dụng đất cho đến khi Nhà nước
có quyết định xử lý theo quy định của Chính phủ.
6. Các trường hợp đăng ký biến động quy định tại các điểm a, b, h, i, k
và l khoản 4 Điều này thì trong thời hạn không quá 30 ngày, kể từ ngày có
biến động, người sử dụng đất phải thực hiện thủ tục đăng ký biến động;
trường hợp thừa kế quyền sử dụng đất thì thời hạn đăng ký biến động được
tính từ ngày phân chia xong quyền sử dụng đất là di sản thừa kế.


16

7. Việc đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất có hiệu lực kể từ thời
điểm đăng ký vào Sổ địa chính.
* Đối tượng được cấp GCNQSD đất.
Nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho những trường
hợp được quy định tại điều 99 Luật đất đai 2013 như sau:
1. Người đang sử dụng đất có đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền

sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy
định tại các điều 100, 101 và 102 của Luật
này;
2. Người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất từ sau ngày Luật này có
hiệu lực thi hành;
3 Người được chuyển đổi, nhận chuyển nhượng, được thừa kế, nhận
tặng cho quyền sử dụng đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất; người
nhận quyền sử dụng đất khi xử lý hợp đồng thế chấp bằng quyền sử dụng đất
để thu hồi nợ;
4. Người được chuyển đổi, nhận chuyển nhượng, được thừa kế, nhận
tặng cho quyền sử dụng đất; người nhận quyền sử dụng đất khi xử lý hợp
đồng thế chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất để thu hồi nợ; tổ chức sử
dụng đất là pháp nhân mới được hình thành do các bên góp vốn bằng quyền
sử dụng đất;
5. Người sử dụng đất trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế
xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế;
6. Người trúng đấu giá quyền sử dụng đất ;
7. Người sử dụng đất quy định tại các điều 90, 91 và 92 của Luật này;
8. Người mua nhà ở gắn liền với đất ;
9. Người được Nhà nước thanh lý, hoá giá nhà ở gắn liền với đất ở ,
người mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước ;[8]


17

10. Người sử dụng đất đề nghị cấp đổi hoặc cấp lại Giấy chứng nhận
bị mất.
11. Người sử dụng đất tách thửa, hợp thửa; nhóm người sử dụng đất
hoặc các thành viên hộ gia đình, hai vợ chồng, tổ chức sử dụng đất chia tách,
hợp nhất quyền sử dụng đất hiện có.

* Đối tượng không được cấp GCNQSD đất
Nhà nước không cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho những
trường hợp quy định tại điều 19 nghị định 43/2034/NĐ-CP như sau:
1. Tổ chức, cộng đồng dân cư được Nhà nước giao đất để quản lý thuộc
các trường hợp quy định tại Điều 8 của Luật Đất đai.
2. Người đang quản lý, sử dụng đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích
của xã, phường, thị trấn
3. Người thuê, thuê lại đất của người sử dụng đất, trừ trường hợp thuê,
thuê lại đất của nhà đầu tư xây dựng, kinh doanh kết cấu hạ tầng trong khu
công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế.
4. Người nhận khoán đất trong các nông trường, lâm trường, doanh
nghiệp nông, lâm nghiệp, ban quản lý rừng phòng hộ, ban quản lý rừng đặc dụng.
5. Người đang sử dụng đất không đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
6. Người sử dụng đất có đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất nhưng đã có
thông báo hoặc quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
7. Tổ chức, Ủy ban nhân dân cấp xã được Nhà nước giao đất không thu
tiền sử dụng đất để sử dụng vào mục đích xây dựng công trình công cộng
gồm đường giao thông, công trình dẫn nước, dẫn xăng, dầu, khí; đường dây
truyền tải điện, truyền dẫn thông tin; khu vui chơi giải trí ngoài trời; nghĩa
trang, nghĩa địa không nhằm mục đích kinh doanh.


18

2.1.6. Trình tự cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại xã, phường
* Đối hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất tại xã trình tự, thủ tục
cấp GCNQSD đất quy định tại Điều 135 nghị định 181/2004/NĐ-CP nhƣ sau:
1. Hộ gia đình, cá nhân nộp tại Uỷ ban nhân dân xã, thị trấn nơi có đất

một (01) bộ hồ sơ gồm có:
a) Đơn xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
b) Một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại các
khoản 1, 2 và 5 Điều 100 của Luật Đất đai (nếu có);
c) Văn bản uỷ quyền xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (nếu có).
2. Việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được quy định như sau:
a) Uỷ ban nhân dân xã, thị trấn có trách nhiệm thẩm tra, xác nhận vào
đơn xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất về tình trạng tranh chấp đất
đai đối với thửa đất; trường hợp người đang sử dụng đất không có giấy tờ về
quyền sử dụng đất quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 100 của Luật Đất đai
thì thẩm tra, xác nhận về nguồn gốc và thời điểm sử dụng đất, tình trạng tranh
chấp đất đai đối với thửa đất, sự phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được
xét duyệt; công bố công khai danh sách các trường hợp đủ điều kiện và không
đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại trụ sở Uỷ ban nhân
dân xã, thị trấn trong thời gian mười lăm (15) ngày; xem xét các ý kiến đóng
góp đối với các trường hợp xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; gửi
hồ sơ đến Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Phòng Tài nguyên và
Môi trường;
b) Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất có trách nhiệm kiểm tra hồ
sơ; xác nhận vào đơn xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với
trường hợp đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và ghi ý kiến
đối với trường hợp không đủ điều kiện; trường hợp đủ điều kiện cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất thì làm trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo


19

địa chính thửa đất đối với nơi chưa có bản đồ địa chính, trích sao hồ sơ địa
chính; gửi số liệu địa chính đến cơ quan thuế để xác định nghĩa vụ tài chính
đối với trường hợp người sử dụng đất phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo

quy định của pháp luật; gửi hồ sơ những trường hợp đủ điều kiện và không đủ
điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất kèm theo trích lục bản đồ
địa chính, trích sao hồ sơ địa chính đến Phòng Tài nguyên và Môi trường;
c) Phòng Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ,
trình Uỷ ban nhân dân cùng cấp quyết định cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất; ký hợp đồng thuê đất đối với trường hợp được Nhà nước cho thuê đất;
d) Thời gian thực hiện các công việc quy định tại các điểm a, b và c
khoản này không quá năm mươi lăm (55) ngày làm việc (không kể thời gian
công bố công khai danh sách các trường hợp xin cấp giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất và thời gian người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính) kể từ
ngày Uỷ ban nhân dân xã, thị trấn nhận đủ hồ sơ hợp lệ cho tới ngày người sử
dụng đất nhận được giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
3. Đối với trường hợp cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho
trang trại thì trước khi cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định
tại khoản 1 và khoản 2 Điều này phải thực hiện rà soát hiện trạng sử dụng đất
theo quy định tại Điều 100 của Nghị định này.[4]
* Đối hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất tại phƣờng trình tự,
thủ tục cấp GCNQSD đất quy định tại Điều 136 nghị định 181/2004/NĐCP nhƣ sau:
1. Hộ gia đình, cá nhân nộp một (01) bộ hồ sơ gồm có:
a) Đơn xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
b) Một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại điểm g
Điều 100 của Luật Đất đai (nếu có);
c) Văn bản uỷ quyền xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (nếu có).


×