Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

Tiểu Luận Cây Hoàng Cầm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (444.72 KB, 23 trang )

SỞ Y TẾ LẠNG SƠN
TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ

NHÓM NGHIÊN CỨU
Nhóm:
ĐỀ CƯƠNG ĐỀ TÀI
TỔNG QUAN CÂY DƯỢC LIỆU HOÀNG CẦM
THÀNH VIÊN THAM GIA
1.

Nguyễn Xuân An

2.

Hoàng Thị huyền

3.

Ngô Thị Thu Hương

4.

Lưu Thu Hà

5.

Nguyễn Thị Thủy

6.

Hoàng Việt Trung



LẠNG SƠN 2018
0


SỞ Y TẾ LẠNG SƠN
TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ LẠNG SƠN
PHÒNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

TÊN ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN:
TỔNG QUAN CÂY DƯỢC LIỆU HOÀNG CẦM
Chuyên ngành Thực vật - Cao Đẳng Dược Liên Thông

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
ThS.BS PHẠM THỊ NGA
Hoàn thành bởi sinh viên nhóm:

LẠNG SƠN, NĂM 2018.
2


MỤC LỤC

Trang
ĐẶT VẤN ĐỀ...........................................................................................4
I. Tổng quan...............................................................................................5
1.1. Đặc điểm thực vật.........................................................………………….5
1.1.1. Vị trí phân loại ................................................................................5
1.1.2. Tóm tắt đặc điểm họ Hoa môi…………………………………….5
1.1.3. Vi phẫu họ hoa môi..........................................…………………..6

1.1.4 Đặc điểm thực vật, phân bố của Hoàng cầm.................................. ..8
1.2.1. Tên gọi...........................................................................................8
1.2.2. Mô tả..............................................................................................8
1.2.5. Phân bố sinh thái, thu hái, chế biến............................................…9
II. Nghiên cứu thành phần hóa học của cây Hoàng cầm..................…10
2.1.Thành phần…………………………………………………………..10
2.2 Bào chế......................................................................……………….11
2.3 phương pháp kiểm nghiệm.........................................………………11
III. Tác dụng dược lý…...............................................………………...10
IV. Tính vị, công năng..................................................…………………12
V. Công dụng…………………………………………………………….12
VI. Kết luận ……………………………………………………………..18
VII. Mẫu phiếu kiểm nghiệm dược liệu………………………………….19


VIII. Kế hoạch hoạt động………………………………………………...20
IX. Dự toán kinh phí đề tài………………………………………………20
X. Tài liệu tham khảo……………………………………………………21


ĐẶT VẤN ĐỀ
Flavonoid là một nhóm lớn của các hợp chất phenol thực vật có cấu trúc cơ bản là
diphenyl propan .
Flavonoid là một nhóm hợp chất thường gặp trong thực vật. Nhiều loại rau quả và
dược liệu thường dùng đều có chứa nhóm hợp chất này. Rutin là một loại
flavonoid khá phổ biến. Nó có mặt trong nhiều loài thực vât.
Ngoài nụ hoa hòe , những dược liệu khác còn chưa lượng rutin cao có thể dùng
làm nguyên liệu chiết rutin. Hoàng cầm là một trong nhưng duoc liệu chiết
rutin.
Bộ phận dùng của hoàng cầm là rễ khô. Ở nước ta có trồng cây này nhưng đa số

phải nhập từ Trung Quốc.
Sau đây tôi xin trình bày một số nét tổng quan về cây Hoàng cầm.


I. Tổng quan
1.1. Đặc điểm thực vật
1.1.1. Vị trí phân loại
Hoàng cầm (danh pháp khoa học: Scutellaria baicalensis) là loài cây thuộc
họ Hoa môi (Lamiaceae). bộ Hoa môi (Lamiales),phân lớp Hoa môi (Lamidae
), lớp Ngọc lan(Magnoliopsida), ngành Ngọc Lan( Magnoliophyta), giới thực
vật (Plantae).Giới thực vật (Plantae)
1.1.2. Tóm tắt đặc điểm họ Hoa môi (Lamiaceae)
Cây cỏ đứng, cao 0,5-1 m, toàn cây có lông màu trắng, có mùi rất thơm. Thân
non màu xanh, tiết diện vuông hơi khuyết ở bốn cạnh; thân già màu nâu tía có bốn
góc lồi tròn dọc thân. Lá đơn, mọc đối chéo chữ thập. Phiến lá màu xanh đậm
hơn ở mặt trên, hình trứng đỉnh nhọn. Cụm hoa xim co tạo thành gié giả dài 5-12
cm ở ngọn cành, tạt về một phía dày đặc hoa. 1-2 xim co ở nách lá bắc, mỗi xim
3-5 hoa. Lá bắc màu xanh hay xanh tím nhiều gân nổi, hình thoi rộng mũi nhọn,
nhiều lông ở mặt ngoài. Cánh hoa 5, màu trắng hay tím nhạt đậm dần phía trên,
mặt ngoài phủ đầy lông dài màu trắng và có nhiều điểm tuyến màu vàng, dính
nhau . Nhị 4, kiểu 2 trội , chỉ nhị dạng sợi mảnh màu trắng hay tím nhạt, nhẵn,
đính khoảng giữa ống tràng xen kẽ với cánh hoa, nhị trước dài khoảng 0,6- 0,7
cm, nhị sau dài 0,3-0,4 cm. Lá noãn 2, vị trí trước sau, bầu trên hình cầu 2 ô, có
vách giả chia làm 4 ô rời, mỗi ô 1 noãn đính đáy; một vòi nhụy màu trắng trong
mờ, nhẵn, dạng sợi đính ở đáy bầu giữa các ô, dài 0,7-0,8 cm. Quả bế 4, hình bầu
dục có cạnh, màu nâu, dài khoảng 0,5 mm, rốn hẹp ở đáy, mang trong đài tồn
tại khô xác màu nâu.


1.1.3. Vi phâu họ hoa môi

a. Thân
Vi phẫu hình vuông lõm ở bốn cạnh. Các mô gồm: Biểu bì một lớp tế bào hình
chữ nhật hay đa giác gần tròn kích thước nhỏ, gần đều, lớp cutin mỏng hơi răng
cưa. Trên biểu bì rải rác có lỗ khí, lông tiết đa bào, lông che chở đa bào. Lông tiết
ngắn với đầu hình tròn hay hõm ở giữa gồm 1, 2 hoặc 4 tế bào. Lông che chở đa
bào kích thước to, phía trên là một dãy 4-5 tế bào, phía dưới cùng mức hoặc hơi
cao hơn mức biểu bì gồm một vài tế bào. Mô dày góc 1-5 lớp tế bào đa giác hay
gần tròn, kích thước không đều lớn hơn tế bào biểu bì, tập trung nhiều ở 4 góc lồi.
Mô mềm vỏ khuyết 2-4 lớp tế bào hình bầu dục nằm ngang hay gần tròn, to, không
đều, thường bị ép dẹp. Ở thân già tầng bì sinh xuất hiện trong lớp mô mềm vỏ sinh
bần ở ngoài lục bì ở trong, tế bào hình chữ nhật vách hơi lượn xếp xuyên tâm. Nội
bì khung Caspary. Trụ bì ít tế bào hóa mô cứng nằm rải rác thường có trên các đám
libe gỗ. Libe 1 ít, tế bào hình đa giác, kích thước nhỏ, vách uốn lượn xếp lộn xộn.
Libe 2 tế bào hình chữ nhật vách lượn xếp xuyên tâm với tế bào gỗ 2. Gỗ 2 nhiều;
mạch gỗ 2 hình đa giác hay gần tròn, kích thước lớn không đều, xếp lộn xộn; mô
mềm gỗ 2 bao quanh mạch, tế bào hình đa giác kích thước nhỏ, không đều, tẩm
chất gỗ, một số vách cellulose. Gỗ 1 thành cụm nằm dưới gỗ 2,


cụm dưới mỗi góc thường có 15-20 bó, cụm ở cạnh thường 1-3 bó, mỗi bó 3-5
mạch. Mô mềm gỗ 1 tế bào hình đa giác, vách tẩm cellulose hoặc tẩm chất gỗ. Tia
tủy hẹp 1-3 dãy tế bào và nhiều ở bốn cạnh tạo các khoảng gian bó, gồm nhiều dãy
tế bào hình chữ nhật hoặc đa giác, kích thước lớn dần từ trong ra ngoài.

Hình 1 : Vi phẫu thân

Mặt trên ph ng hoặc hơi lõm, mặt dưới lồi. Biểu bì tế bào hình đa giác, biểu bì
trên kích thước bằng hoặc hơi lớn hơn biểu bì dưới, lớp cutin mỏng, thường bong
tách. Trên biểu bì có lỗ khí rải rác, lông tiết như ở thân và ít lông che chở đa bào
ngắn một dãy 3-5 tế bào ở biểu bì trên. Mô dày góc 3-4 lớp dưới biểu bì trên, 1-3

lớp trên biểu bì dưới, tế bào hình đa giác, kích thước không đều lớn hơn hoặc bằng
tế bào biểu bì. Mô mềm khuyết dưới biểu bì ở hai bên, 1-3 lớp tế bào đa giác hay
gần tròn, kích thước nhỏ, chứa lục lạp, xếp chừa khuyết vừa. Mô dẫn với gỗ ở trên
libe ở dưới, xếp thành hình vòng cung lõm xuống và 2-5 bó phụ nhỏ ở hai bên
phía trên bó chính. Mạch gỗ nhỏ, tròn hay đa giác gần tròn xếp thành 20- 25 dãy
trên cung, mỗi dãy có 1-6 mạch xen kẽ với mô mềm gồm 1-4 dãy tế bào đa giác
nhỏ vách cellulose. Libe ít, tế bào đa giác kích thước rất nhỏ, không đều, xếp lộn
xộn thành nhiều đám không liên tục xen kẽ với mô mềm vách dày cellulose.


Hình 2: Vi phẫu lá
Rễ
Vi phẫu hình gần tròn. Các mô : Mô mềm vỏ ngoài khuyết một vài lớp tế bào
đa giác dài hơi bầu dục nằm ngang; mô mềm vỏ trong 2-3 lớp xếp thành dãy
xuyên tâm và vòng đồng tâm. Trụ bì 1-2 lớp tế bào hình đa giác vách cellulose.
Tầng bì sinh xuất hiện trong vùng mô mềm vỏ trong sinh bần ở ngoài và nhu bì ở
trong. Bần vài lớp tế bào vách mỏng uốn lượn xếp xuyên tâm, bong tróc không
đều. Libe liên tục, tế bào vách mỏng, xếp xuyên tâm thành nhiều lớp, có thể có
cụm sợi trong libe ở rễ già. Gỗ 2 chiếm tâm; mạch gỗ hình đa giác, tròn hay bầu
dục kích thước to nhỏ không đều; mô mềm gỗ bao quanh mạch, hóa mô cứng
không đều. Gỗ 1 khó phân biệt. Tia tủy 2-5 dãy tế bào hình đa giác dài. Tinh bột
nhỏ, hình tròn dẹp, rải rác trong libe 2 và tia libe

Hình 3: Vi phẫu rễ
1.1.4 Đặc điểm thực vật, phân bố của hoàng cầm


a.Tên gọi:
Hoàng là vàng, cầm là kiềm (màu vàng sẫm). Vị thuốc có màu vàng sẫm nên
gọi là Hoàng cầm (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển) .Khi phơi khô ruột xốp

nhẹ, nên gọi tên Nội hư, Khô trường, Hủ trường, Khô cầm (Trung Quốc Dược Học
Đại Từ Điển)
b.. Đặc điểm thưc vật
Hoàng cầm là loại cỏ sống dai cao đến 60cm, rễ mầu vàng phình to thành chùy .
Thân mọc th ng đứng, có 4 cạnh . Lá nhỏ, mọc đối, mặt trên xanh thẫm, cuống
ngắn hoặc không cuốn. Phiến lá hình mác hẹp , mép lá nguyên và có long. Hoa
mọc hướng về mộ phía ở ngọn .Cứ môi nách là một hoa. Hoa hình môi , màu xanh
lơ. Cánh hoa có hai môi, bốn nhị, bầu có bốn ngăn.

c. Phân bố
Phân bố nhiều ở các tỉnh vùng Bắc và Tây Nam Trung Quốc.. Rải rác ở vùng
ôn đới, cận nhiệt đới và nhiệt đới thuộc châu Âu, Á, châu Phi , và 1 số đảo ở Thái
bình dương. Nhiều nhất ở vùng Trung Á và phía tây Trung quốc, mọc tự nhiên ở
Xiberi, xung quanh hồ Baican thuộc Liên bang Nga và Trung quốc. Cây thường
sống ở vùng cao nguyên đất vàng, sườn núi về hướng mặt trời mọc, nơi khô ráo.
Có nhiều ở Thiểm Tây, Diên An. Ở Việt nam có 15 loài, hầu như mọc tự nhiên,
chỉ có một loài được trồng có tính lưu giữ ở Sa pa.
1.15 . Thu hái, chế biến


Thu hái rễ vào mùa xuân hay mùa thu, đem về cắt bỏ rễ con, rửa sạch đất cát,
phơi đến hơi khô thì cho vào giỏ tre xóc cho rụng vỏ già bên ngoài, hoặc cạo bỏ vỏ
ngoài, phơi hoặc sấy tiếp đến khô. Khi dùng tẩm rượu hai lần, sao qua.
Chế biến: Hoàng cầm được ngâm nước môt lúc vớt ra để đống một đêm cho mền
rồi được thái lát phơi khô . Không nên phơi lâu dưới nắng to vì sẽ bị sẫm màu.
Trong Y học cổ truyền còn chế thành “tửu Hoàng cầm” và “ Hoàng cầm than”
Tửu Hoàng cầm : Hoàng cầm lấy ra thái lát đem phun rượu cho ướt , trộn đều ,
dùng lưả nhỏ ao cho qua, lấy ra phơi khô là được . Cứ 100g hoàng cầm thì dùng
10=15g rượu.
Hoàng cầm than: Hoàng cầm lấy ra thái lát , đem ao cho đến cháy xém nhưng vẫn

còn tồn tính, phun nước vào, lấy ra phơi khô là được.
1.2 Đặc điểm dược liệu

a. Rễ
Dược lieu hình chùy trên to dưới nhỏ , có vết tích của rễ con , có thớ gỗ văn , dài
8-20cm , đường kính 1-3 cm , măt ngoài màu vàng sẫm , chất dòn dễ bẻ , măt bẻ
có màu vàng , giữa có lõi màu nâu hoặc nhưng vụn mục màu nâu đen , vị đắng .

10


Khi bị ẩm , mặt bẻ chuyển thành màu xanh vàng . Rễ to , dài, chắc, màu vàng , đã
được loại sach vỏ là loai tốt. Nếu rễ ngắn , xốp, mặt bẻ màu vàng thẫm là loại kén.
b. Bột
Màu vàng hay màu vàng nâu sơi libe rải rác hoặc tâp hợp thành bó, hình thoi dài
60-250µm, đường kính 9-33µm, thành dày , ống lỗ nhỏ, Tế bào đá hơi tròn , hoặc
hình vuông, hình chữ nhật, thành dày. Tế bào bần màu vàng nâu , nhiều cạnh
.Mảnh mạch nhiều thường có mạng lưới , đường kính 24-27µm.Sợi gỗ thường đứt
gẫy, đường kính 12µm với các lỗ xiên rải rác.Nhiều hạt tinh bột , hạt đơn hình cầu
đường kính 2- 10µm,có rốn nổi rõ, có khi hạt kép 2-3.
II. Nghiên cứu thành phần hóa học của cây hoàng cầm.
1. Thành phần hóa học
Rễ hoàng cầm có nhiều flavonoid đã được phân lập và xác định cấu
trúc . Các hợp chất quan trọng là baicalein, baicalein -7-O-glucosid oroxylin
A . dihdrooxylin A, oxylin A -7-O-glucoronid, wogonin ,wogonin -7-Oglucoronid, chryisin , skullcapflavon, scutellarein,scutellarin.
RO

O

R1


OH

OCH3
O

O
OH

O

OH

O

Wogonin
Baicalein R=R1=H ; scutellarein R=H,
R1=OH
Baicalin R=Glc,R1=H ; scutellarin
R=Glc,R1=OH
Ngoài thành phần flavonoid , trong rễ hoàng cầm còn có tanin thuộc nhóm
pyrocatechic , nhựa.
Thân và lá hoàng cầm cũng có flavonoid.
2. Bào chế
Hoàng cầm loại bỏ tạp chất thân còn sót lai, ngâm vào nước lạnh hoặc nước sôi
10 phút hoăc đồ trong 30 phút ,lấy ra ủ cho mền , thái ra phiến mỏng , phơi hoặc
12


sấy khô( tránh phơi nắng to). Dược liêu là phiên mỏng hình tròn hoặc hình không

đều , vỏ ngoài màu vàng nâu đến vàng lục có vân xuyên tâm. Hàm lượng baicain
không dưới 8,0 .
Tửu hoàng cầm ( chế rượu ): Hoàng cầm đã thái phiên mỏng , phun rượu cho ướt
, trộn đều. Dùng lửa nhỏ sao qua, đem phơi khô, Cứ 10kg hoàng cầm dùng 1,5l
rượu.
Bảo quản: Để nơi khô mát, tránh mốc, mọt
3.Phương pháp kiểm nghiệm
a. Định tính
A.Lấy 2 g dươc liệu ,thêm 20ml ethanol (TT) , đun hồi lưu cách thủy 15 phút
lọc
Lấy 1ml dung dịch lọc thêm 2-3 giọt thuốc thử chì acetat (TT) có tủa màu
vàng. Lấy 1ml dịch lọc khác , cho thêm một ít bột magnesid,3-4 giọt acid
hydroclorid (TT) sẽ có màu đỏ.
B.Lấy 0,5g bột dươc liệu , thêm 20ml ether (TT) đun hồi lưu cách thủy 5 phút,
để nguôi, lọc. Bốc hơi dịch lọc đến khô, hòa tan cắn trong 10ml ethanol (TT).Lấy
3ml dung dịch , nhỏ thêm 1-2 giọt thuốc thư săt (III) clorid, xuất hiện mầu lục
xám sau đó chuyển thành màu nâu tía.
Độ ẩm: Không quá 12% (PL 5.16 - 1g; 105 ; 5 giờ)
Tro toàn phần không quá 6%
b, Định lượng
Trong một bình thủy tinh đã biết trọng lượng, cần chính xác khoảng 0,5 g
bột dược liệu đã rây qua rây có kích thước mắt rây 355.Cho thêm đúng 100ml
nước, cân.Đun hồi lưu trong giờ để nguội.Cân lại bình trên, bổ sung lượng nước
hao hụt trong khi đun.Lắc bình đều, lọc qua giấy lọc khô,loại bỏ phần dịch lọc
đầu.Lấy chính xác 20ml dịch lọc tiếp sau, cho vào cốc có mỏ điều chỉnh bằng
acid hydrochloric(tt) đến pH 1-2.Bốc hơi dịch lọc trong cách thủy đến khoảng
2ml, đổ vào một ống ly tâm có dung tích 10ml,rửa cốc có mỏ bằng nước, mỗi lần
5 giọt, chuyển hết cặn tư cốc vào ống, đem ống quay ly tâm, cắn sẽ bám chặt đáy
ống.Rửa cắn bằng aceton(TT) mỗi lần 0,5ml lại quay ly tâm và rửa đến khi aceton
không có màu.Loại bỏ dịch aceton. Cạo tủa cho vào bình định mức 100ml cùng

ethanol(TT), đun nóng nhe để hòa tan tủa.Để nguội ở nhiệt độ phòng.Thêm
ethanol(TT) vào bình cho vừa đủ dung dịch 100ml,lắc đều.Lấy chính xác 5ml


dung dịch trên,cho vào môt bình định mức 50ml, cho thêm ethanol(TT) vừa đủ
50ml lắc đều.Tiến hành đo quang phổ hâp thụ ở bước song 279 ± 1 nm.Tính hàm
lượng C21H18O11 lấy 673 là giá trị của A(1%, 1cm).Bột dược liệu phải chứa không
dưới 8%flavonnoid tính theo baicalin(C21H18O11)
III. Tác dụng dược lý
Tác dụng miễn dịch: Tác dụng chống dị ứng của Baicalein liên hệ đến sự ức chế
khả năng giải phóng enzym ra khỏi các tế bào, có lẽ do thủ thể ức chế. Tác dụng
ngăn ngừa dị ứng này làm cho cơ dãn rathuốc có tác dụng đối với da của heo
được gây dị ứng và chất Histamin. Chất Baicalein và Baicalin có tác dụng gĩan phế
quản đối với tiểu phế quản của heo bị gây dị ứng suyễn. Cả hai chất này có tác
dụng ức chế phù co thắt và giảm tính thẩm thấu mao mạch ở chuột. Chất Baicalin
cũng ngăn ngừa phổi xuất huyết ở chuột xuống mức thấp nhất (Chinese
Herbal Medicine).
. Tác dụng kháng khuẩn: Hoàng cầm có kháng phổ rộng. Trong thí nghiệm, nó có
tác dụng ức chế đối với nhiều khuẩn bệnh gồm Tụ cầu vàng, Ytực khuẩn bạch hầu,
phế cầu khuẩn, não mô viêm Neisseria. Có báo cáo cho thấy Tụ cầu khuẩn vàng
kháng Peniciline lại rất nhậy ở trong Hoàng cầm.. nhiều thí nghiệm báo cáo cho
thấy thuốc có tác dụng kháng lại trực khuẩn lao. Trong khi thuốc có dấu hiệu tốt
đối với chuột thì lại không có tác dụng đối với heo Hà Lan. Cho chuột bị nhiễm
virus dùng Hoàng cầm, không có dấu hiệu giảm tổn hại ở phổi và tăng thời gian
sống hơn so với với nhóm đối chứng. Trong thí nghiệm cũng thấy có tác dụng
kháng lại với nấm da và có khả năng diệt Leptospira (Chinese Herbal Medicine).
. Tác dụng điều hòa nhiệt độ: Từ năm 1935, có báo cáo cho biết rễ Hoàng cầm có
tác dụng hạ nhiệt (Chinese Herbal Medicine).
. Tác dụng đối với huyết áp: nước sắc, cồn chiết, dịch truyền, kể cả nước và cồn
trích Hoàng cầm đều có tác dụng hạ áp đối với chó, thỏ và mèo được gây mê. Cho

uống hoặc chích đều làm hạ áp đối với chó có huyết áp bình thường hoặc Huyết áp
cao do thận. Một nghiên cứu về tác dụng hạ áp cho thấy: chất trích từ loại cây ở
Vân Nam có tác dụng mạnh nhất, kế đến là loại của Hà Bắc, còn những chất trích
từ phía Đông Bắc Trung Quốc thì yếu nhất. Đa số các nghiên cứu cho thấy


tác dụng giáng áp của Hoàng cầm tùy thuộc vào tác dụng gĩan mạch (Chinese
Herbal Medicine).
. Tác dụng lợi tiểu: Nước sắc Hoàng cầm có tác dụng lợi tiểu đối với chó và
người bình thường (Chinese Herbal Medicine).
. Tác dụng chuyển hóa lipid: Nước sắc hỗn hợp Hoàng cầm, Hoàng liên và Đại
hoàng không gây ảnh hưởng đối với Cholesterol/Phospholipid ở thỏ bình thường
nhưng làm hạ lipid nơi người thực hiện chế độ cao ăn kiêng Cholesterol trong 7
tuần hoặc nơi người đã được trị bằng Thyroid (Chinese Herbal Medicine).
. Tác dụng đối với mật: nước sắc hoặc cồn chiết xuất Hoàng cầm làm tăng lượng
mật ở chó và thỏ. Ảnh hưởng này do Baicalei mạnh hơn là Baicalin. Thỏ bị thắt
ống mật cho thấy Bilirubin tăng sau 1-6 giờ và giảm trong khoảng 24-48 giờ so
với nhóm đối chứng (Chinese Herbal Medicine).
+ Tác dụng đối với vết vị trường: Nước sắc và cồn chiết xuấtHoàng câmg có tác
dụng ức chế nhu động ruột. Cồn chiết xuất ức chế tác dụng của chất Pilocarpin,
tác dụng này không ảnh hưởng bởi thần kinh phế vị (Chinese Herbal Medicine).
+ Tác dụng đối với hệ thần kinh trung ương: Chất Baiclin làm giảm sự di chuyển
và phản xạ của chuột (Chinese Herbal Medicine).
IV. Tính vị , quy kinh
1.Tính vị:
+ Vị đắng, tính bình (Bản Kinh).
+ Tính rất hàn, không độc (Biệt Lục).
+ Vị đắng, ngọt (Dược Tính Luận).
+ Vị đắng, tính hàn (Trung Dược Đại Từ Điển).
+ Vị đắng, tính lạnh (Trung Dược Học).

2. Quy kinh:


+ Vào kinh thủ Thiếu âm Tâm, thủ Thái âm Phế, túc Thái âm Tz, thủ Thiếu
dương Tam tiêu, túc Thiếu dương Đởm (Bản Thảo Cương Mục).
Vào kinh Phế, Đại trường, Bàng quang, Đởm (Lôi Công Bào Chích Luận).
+ Vào kinh Tâm, Phế, Đại trường, Đởm (Trung Dược Đại Từ Điển).
+ Vào kinh Tâm, Phế, Can, Đởm, Đại trường (Trung Dược Học).
V.Tác dụng, công dụng
Tác dụng
Tiết lợi, trục thủy, hạ huyết bế (Bản Kinh).
+ Tiêu cốc, lợi tiẻu trường, an tử huyết bế (Biệt Lục).
+ Tả thực hỏa, trừ thấp nhiệt, chỉ huyết, an thai (Trung Dược Đại Từ Điển).
+ Thượng hành tả phế hỏa, hạ hành tả Bàng quang hỏa, thanh thai nhiệt, trừ lục
kinh thực hỏa thực nhiệt (Trấn Nam Bản Thảo).
+ Tả phế hỏa, thanh thấp nhiệt (Trung Dược Học).
Chủ trị:
+ Trị ho do Phế nhiệt, an thai, tiêu chảy, lỵ, bụng đau, hoàng đản, các loại
bệnh nhiệt, ung nhọt, mắt đỏ, mắt sưng đau (Đông Dược Học Thiết Yếu).
+ Trị ho do phế nhiệt, nhiễm trùng đường hô hấp trên, tiêu chảy, Kiết lỵ do
thấp nhiệt, nôn ra máu, chảy máu cam, tiêu ra máu, Rong kinh, thai động
không yên (do nhiệt), Huyết áp cao, thấp chẩn (Lâm Sàng Thường Dụng
Trung Dược Thủ Sách).
Liều dùng: 12 – 20g
Đơn thuốc kinh nghiệm:
+ Trị mình nóng, miệng đắng, Kiết lỵ, bụng đau, chất lưỡi hồng, mạch Huyền
Sác: Hoàng cầm 12g, Cam thảo, Thược dược, mỗi thứ 8g, Đại táo 3 trái. Sắc
uống (Hoàng Cầm Thang – Thương Hàn Luận).



+ Trị huyết ra lai rai do nhiệt: Hoàng cầm 40g sắc uống nóng (Thiên Kim Dực
phương).
+ Trị nôn ra máu, chảy máu cam, lúc có lúc không, do tích nhiệt mà gây ra: Hoàng
cầm 40g, bỏ ruột đen, tán bột. Mỗi lần dùng 12g, sắc với một chén nước còn 6
phân uống nóng (Hoàng Cầm Tán - Thánh Huệ phương).
+ Trị trẻ nhỏ giật mình kinh sợ, khóc đêm: Hoàng cầm, Nhân sâm, đều 0,4g, tán
bột. Mỗi lần uống một ít với nước sắc trúc diệp (Hoàng Cầm Tán – Thánh Tế Tổng
Lục).
+ Trị thương hàn, tiêu tích nhiệt, tả hỏa ở ngũ tạng: Đại hoàng, Hoàng liên, Hoàng
bá, các vị bằng nhau tán bột, chưng thành bánh, làm viên to bằng hạt Ngô đồng
lớn. Mỗi lần uống20-30 viên với nước (Tam Bổ Hoàn – Đan Khê Tâm Pháp).
+ Trị trong Phế có hỏa: Phiến cầm sao, tán bột, trộn nước làm thành viên, to bằng
hạt ngô đồng. Mỗi lần uống 20-30 viên với nước (Thanh Kim Hoàn - Đan Khê
Tâm Pháp).
+ Trị Đầu đau ở đầu lông mày, phong nhiệt có đàm: Hoàng cầm ngâm rượu, Bạch
chỉ, 2 vị bằng nhau, tán bột. Mỗi lần uống 8g với nước trà (Đan Khê Tâm Pháp).
+ Trị trẻ nhỏ giật mình kinh hoảng, khóc đêm: Hoàng cầm, Nhân sâm, 2 vị bằng
nhau, tán bột. Mỗi lần uống 4g với nước (Phổ Tế phương).
+ Trị gan nóng sinh mờ mắt, không kể người lớn hay trẻ con: Hoàng cầm 40g,
Đạm đậu xị 120g. Tán bột, mỗi lần dùng 12g, bọc trong gan heo, chưng chín mà
ăn, uống với nước nóng, ngày 2 lần. Kiêng rượu và Miến (Vệ Sinh Gia Bảo).
+ Trị Đầu đau thuộc Thiếu dương kinh hoặc Thái dương kinh, có thể ở chính giữa
hay một bên: Phiến cầm, ngâm mềm với rượu, phơi nắng, tán bột. Mỗi lần uống
4g với rượu hoặc trà (Tiểu Thanh Không Cao - Lan Thất Bí Tàng).
+ Trị nôn ra máu, chảy máu cam, Rong kinh: Hoàng cầm 120g, sắc với 3
thăng nước, còn 1 thăng rưỡi, mỗi lần uống 4g, uống nóng(Thốt Bệnh Loại
phương).
+ Trị Rong kinh, phụ nữ tuổi sau 49 (rối loạn tiền mãn tính): Điều cầm tâm 80g,
ngâm với nước giấm gạo 7 ngày, sao khô rồi tẩm tiếp, làm như vậy cho được 7



lần, rồi tán bột. Hồ với giấm làm viên, to bằng hạt Ngô đồng lớn. Mỗi lần uống 70
viên, lúc đói với rượu nóng, ngày 2 lần (Cầm Tâm Hoàn - Thụy Trúc Đường Kinh
Nghiệm phương).
+ Trị Rong kinh: Hoàng cầm tán bột, mỗi lần uống 4g với Rượu tích lịch (dùng quả
cân bằng Đồng đốt nóng rồi bỏ trong Rượu). Hứa Học Sĩ ghi rằng, khi bị Rong
kinh dùng thuốc bổ huyết và cầm máu, nhưng bài này trị dương thừa ở âm, cái gọi
là trời nắng làm cho đất nóng, kinh nguyệt nóng tràn ra ngoài cũng là vì lẽ đó (Bản
Sự phương).
+ An thai, thanh nhiệt: Điều cầm, Bạch truật, 2 vị bằng nhau, sao, tán bột, trộn với
nước cơm làm viên, to bằng hạt Ngô đồng lớn. Mỗi lần uống 50 viên với nước
hoặc thêm Thần khúc. Hễ khi có thai muốn điều lý thì dùng bài Tứ Vật bỏ Địa
hoàng, thêm Bạch truật, Hoàng cầm, tán bột, uống luôn rất tốt (Đan Khê Tâm
Pháp).
+ Trị sau khi sinh huyết ra nhiều, uống nước không dứt: Hoàng cầm, Mạch môn
đông, các vị bằng nhau, sắc uống nóng (Dương Thị Gia Tàng).
+ Trị ra máu không cầm, tay chân lạnh ngắt muốn chết: lấy 8g Hoàng cầm, sao
rượu, tán bột, uống với rượu thì cầm (Quái Chứng Kz phương).
+ Trị đơn độc, hỏa độc: Hoàng cầm tán bột, trộn với nước đắp vào (Mai Sư Tập
Nghiệm).
+ Trị thấp nhiệt làm tiêu chảy, bụng đau: Hoàng cầm, Thược dược, Hoàng liên,
Chích cam thảo, Xa tiền tử, Phòng phong, Thăng ma (Trung Quốc Dược Học Đại
Từ Điển).
+ Trị bạch đới đau bụng: Hoàng cầm, Thược dược, Hoàng liên, Chích cam
thảo, Hoạt thạch, Thăng ma (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Trị ho nhiệt do đàm ủng tắc: Hoàng cầm 18g. Sắc uống (Lâm Sàng Thường
Dụng Trung Dược Thủ Sách).


+ Trị ho do phế nhiệt: Hoàng cầm, Liên kiều, Chi tử mỗi thứ 12g, Đại hoàng, Hạnh

nhân, Chỉ xác mỗi thứ 8g, Cát cánh, Bạc hà, Cam thảo, mỗi thứ 4g. Sắc uống
(Hoàng Cầm Tả Phế Thang - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị bụng đau do nhiệt lỵ, mót rặn: Hoàng cầm, Thược dược, mỗi thứ 12g, Hoàng
liên 4g, Hậu phác 6g, Quảng trần bì 6g, Mộc hương 3,2g, Sắc uống (Gia Giảm
Thược Dược Thang - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị huyết nhiệt, thai động không yên: Hoàng cầm, Thược dược, Bạch
truật, mỗi thứ 12g, Đương quy 8g, Xuyên khung 4g. Sắc uống (Đương Quy
Tán - Lâm Sàng Thường DTên Hán Việt khác:
Hủ trường (Bản Kinh), Không trường, Túc cầm (Biệt Lục), Hoàng văn, Kinh cầm,
Đỗ phụ, Nội hư, Ấn dầu lục (Ngô Phổ Bản Thảo), Khổ đốc bưu (K{ Sự), Đồn vĩ
cầm, Thử vĩ cầm (Đường Bản Thảo), Điều cầm (Bản Thảo Cương Mục), Khô cầm,
Bắc cầm, Phiến cầm, Khô trường, Lý hủ thảo, Giang cốc thụ, Lý hủ cân thảo (Hòa
Hán
Dược Khảo), Điều cầm, Tử cầm, Đạm tử cầm, Đạm hoàng cầm, Tửu cầm, Đông
cầm, Hoàng kim trà, Lạn tâm hoàng (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).

VI.

KẾT LUẬN

Trong cuộc sống hiện đại,chữa bệnh bằng dược liệu là xu hướng mới hiện nay.Với
phương trâm”Nam dược trị nam nhân”,dược liệu làm thuốc ngày càng khẳng định
vai trò quan trọng .Vì vậy việc phát triển cây thuốc trong đó có hoàng cầm là nhu
cầu cấp thiết đặt ra.Bài tiểu luận trên phần nào cung cấp cho ta những hiểu biết về
cây Hoàng Cầm .Bài tiểu luận vẫn còn nhiều thiếu sót, em rất mong quí thầy cô và
các bạn góp ý. Em xin cảm ơn.


VII. MẪU PHIẾM KIỂM NGHIỆM DƯỢC LIỆU
MẪU PHIẾU KIỂM NGHIỆM

(Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 20/2013/TTLT-BYT-BCT-BNNPTNT
ngày 01 tháng 8 năm 2013 của Bộ Y tế - Bộ Công Thương
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
CƠ SỞ KIỂM NGHIỆM

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: ............
PHIẾU KIỂM NGHIỆM
1. Tên mẫu: Dược liệu Hoàng cầm.
2. Mô tả mẫu: tình trạng mẫu khi nhận: nguyên vẹn, khối lượng mẫu:200g , tình
trạng lưu mẫu:tốt
3. Thời gian lưu mẫu: 2 ngày
4. Ngày lấy mẫu:1/6/2018
5. Ngày nhận mẫu:2/6/2018
6. Nơi gửi mẫu: Bộ môn dược Trường CĐYT Lạng sơn.
7. Kết quả kiểm nghiệm:

1

Chỉ tiêu
kiểm nghiệm
Định tính

2

Định lượng

TT


Phương pháp
kiểm nghiệm
Xuất hiện mầu lục xám sau đó
chuyển thành màu nâu tía.
10% Flavonoid

Kết quả
+
+

8. Kết luận:
Mẫu kiểm nghiệm đạt yêu cầu
9. Ghi chú: Bột dược liệu phải chứa không dưới 8% flavonoid tính theo baicalin
(C21H18O11)
Lạng sơn, ngày 3tháng 6 năm2018
Thủ trưởng đơn vị
Phụ trách cơ sở kiểm nghiệm Kiểm nghiệm viên
(Ký tên và đóng dấu)
(Ký và ghi rõ họ tên)
(Ký và ghi rõ họ tên)


VIII. KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG

Stt

Nội dung

Thời gian


1

Đăng ký và đề xuất đề tài

27/5/18

2

Viết đề cương

30/5/18

3

Lấy mẫu nghiên cứu, xử lý số liệu

1/6/18

4

Hoàn chỉnh đề tài

4/6/18

IX.

DỰ TOÁN KINH PHÍ ĐỀ TÀI

St

t

Nội dung

Đơn vị tính

Số lượng

Thành tiền

1

Dược liệu Hoàng cầm

gam

200

40.000 vnđ

2

Acid hydroclorid

ml

100

50.000 vnđ


3

Chì Acetat

ml

50

30.000 vnđ

4

Magnesi

gam

50

40.000vnđ

5

Ether

ml

50

50.000vnđ


6

Ethanol

ml

50

10.000 vnđ

7

FeCl3

ml

50

40.000 vnđ

8

Aceton

ml

50

20.000 vnđ



X.

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

Tài liệu tiếng Việt
1. Bộ

môn Dược liệu (2004), Bài giảng Dược liệu tập I, Trường Đại học Dược Hà
Nội.
2.

Bộ Y tế (2002), Dược điển Việt Nam III, Hội đồng Dược điển Việt Nam

3. Nhiều

tác giả, Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam II, NXB Khoa học và
kỹ thuật Hà Nội

4. Phạm

Hoàng Hộ , Cây cỏ Việt Nam, NXB Trẻ. Tài liệu từ Internet

5. 7. 26




×