Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

tiềm năng thị trường thức ăn chăn nuôi và phân tích các chính sách mà Dabaco đã áp dụng để thực thi chiến lược

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (316.67 KB, 19 trang )

A, MỞ ĐẦU
Hầu hết các doanh nghiệp (DN) chăn nuôi lớn nước ngoài đều đã có mặt tại Việt
Nam nhưng doanh nghiệp DN nội cũng không kém cạnh, chịu thua trên sân chơi
lớn này. Dù là nước nông nghiệp, nhưng theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn, mỗi năm, Việt Nam phải bỏ ra hơn 5 tỷ USD nhập khẩu thức ăn chăn nuôi và
nguyên liệu để sản xuất thức ăn chăn nuôi. Nguyên liệu nhập nhiều nhất là ngô,
đậu nành, bột cá; riêng khoáng vi lượng, vitamin nhập gần như 100%. Điều này đã
khiến cho thị trường thức ăn chăn nuôi có dấu hiệu bị điều khiển bởi một số công
ty lớn. Phần lớn ý kiến các chuyên gia đưa ra cũng cho rằng, thị trường thức ăn
chăn nuôi hiện nay nằm trọn trong tay các DN ngoại, DN nội thất thế. Các DN sản
xuất thức ăn chăn nuôi trong nước đang đứng trước nguy cơ cạnh tranh không cân
xứng với DN nước ngoài do sự yếu thế về vốn, chiến lược kinh doanh và nguồn
nguyên liệu.Tuy nhiên, đứng trước sự cạnh tranh này, nhiều công ty sản xuất thức
ăn chăn nuôi của Việt Nam cũng đang cố gắng vượt khó để đầu tư phát triển.Đầu
tiên phải kể đến DN sản xuất thức ăn chăn nuôi là Dabaco. Công ty cổ phần
Dabaco, doanh nghiệp nội có tên tuổi trong ngành thức ăn cho lợn, gia cầm cho
biết, năm 2016, sản lượng thức ăn chăn nuôi tiêu thụ đạt 115% kế hoạch năm và
tăng 15% so với cùng kỳ năm trước. Trong năm 2017, Công ty đặt mục tiêu sản
xuất 510.000 tấn.Thậm chí, Dabaco còn có kế hoạch đầu tư xây dựng thêm 2 nhà
máy chế biến thức ăn chăn nuôi công suất 45 tấn/giờ/nhà máy tại Hà Tĩnh và Phú
Thọ với tổng mức đầu tư 1.000 tỷ đồng, với mục tiêu đến năm 2019, tổng công
suất các nhà máy đạt 1,5 triệu tấn/năm.
Để hiểu hơn về tiềm năng thị trường thức ăn chăn nuôi và phân tích các chính sách
mà Dabaco đã áp dụng để thực thi chiến lược nắm bắt cơ hội từ thị trường chúng ta
hãy cùng nhau đi tìm hiểu trong đề tài thảo luận dưới đây.
B, NỘI DUNG
I, Lý thuyết
1, Các yếu tố cấu thành chiến lược
Chiến lược của Doanh nghiệp bao gồm:
- Phương hướng của Doanh nghiệp trong dài hạn
- Thị trường và qui mô của Doanh nghiệp


- Lợi thế cạnh tranh của Doanh nghiệp


- Các nguồn lực cần thiết để Doanh nghiệp
- Các nhân tố môi trường ảnh hưởng tới khả năng cạnh tranh của Doanh nghiệp
- Những giá trị và kỳ vọng của các nhân vật hữu quan
2, Một số chính sách thực thi chiến lược
2.1, Chính sách Marketing
 Chính sách phân đoạn thị trường
Thường được sử dụng trong giai đoạn đầu của thực thi chiến lược, đặc biệt với
những chiến lược thâm nhập thị trường, phát triển thị trường, phát triển sản phẩmnhững chiến lược đòi hỏi gia tăng các nỗ lực marketing. Chính sách phân đoạn thị
trường bắt đầu bằng việc xác định nhóm khách hàng mục tiêu, từ đó phân chia và
lựa chọn những đoạn thị trường hợp lý nhất đối với thực thi chiến lược của doanh
nghiệp. Chính sách phân đoạn thị trường hợp lý giúp doanh nghiệp sử dụng có hiệu
quá các nguồn lực hạn chế, đảm bảo cho doanh nghiệp cạnh tranh thành công với
các doanh nghiệp lớn nhờ tập trung hiệu quả trên một số phân đoạn thị trường nhất
định, do đó có thể đáp ứng khách hàng của mình một cách tốt nhất.
 Chính sách định vị sản phẩm (chính sách marketing-mix)
Từ việc phân đoạn thị trường hợp lý với chiến lược được lựa chọn, doanh nghiệp
sẽ triển khai các biến số của trương trình marketing hỗn hợp như kiến tạo sản
phẩm, định giá, lựa chọn kênh phân phối,triển khai các trương trình xúc tiến
thương mại phù hợp.
+ Chính sách sản phẩm: bao gồm toàn bộ các giải pháp định hướng cho việc phát
triển sản phẩm, làm cho sản phẩm luôn thích ứng với thị trường, đáp ứng cầu thị
trường trong thời kỳ chiến lược xác định; quyết định loại sản phẩm, độ rộng của
sản phẩm trong thực thi chiến lược.
+ Chính sách giá: qui định phạm vi chung trong việc định giá bán sản phẩm trong
chiến lược.
+ Chính sách phân phối: quyết định sử dụng kênh phân phối độc quyền hay nhiều
kênh phân phối, quyết định loại hình kênh phân phối.



+Chính sách xúc tiến thương mại: quyết định loại hình xúc tiến thương mại, tần
suất sử dụng các loại hình xúc tiến thương mại trong thực thi chiến lược.
2.2, Chính sách R&D
Chính sách nghiên cứu và phát triển được quan niệm là những nguyên tắc chỉ đạo,
quy tắc, phương pháp, thủ tục được thiết lập gắn với hoạt động nghiên cứu và phát
triển nhằm hỗ trợ và thúc đẩy việc thực hiện các mục tiêu đã xác định.
Trong quá trình thực thi chiến lược, chính sách nghiên cứu và phát triển gắn với
phát triển sản phẩm mới theo các định hướng chiến lược về thị trường; chuyển đổi
công nghệ phức tạp, điều chỉnh quy trình công nghệ cho thích nghi với nguyên
liệu, với thị trường, thay đổi sản phẩm để nó đáp ứng những sở thích đặc biệt của
khách hàng...
 Phát triển sản phẩm:
 Hoàn thiện sản phẩm hiện có: hoàn thiện về hình thức , hoàn thiện về nội
dung, hoàn thiện cả nội dung và hình thức
 Phát triển sản phẩm hoàn toàn: R&D để đưa 1 sản phẩm chưa từng xuất
hiện trên thị trường
 Đổi mới quy trình: đổi mới hoặn cải thiện phương pháp, quy trình sản xuất
(bao gồm cả thay đổi đáng kể về kỹ thuật, thiết bị và phần mềm) nhằm đạt
được kết quả cao hơn.
Những chiến lược như đổi mới, phát triển sản phẩm, đa dạng hoá tập trung đòi hỏi
phải phát triển thành công sản phẩm mới và cải tiến đáng kể sản phẩm cũ. Các
nghiên cứu cho thấy rằng: "Các chính sách nghiên cứu và phát triển tốt sẽ làm cho
các cơ hội của thị trường phù hợp với khả năng bên trong của doanh nghiệp và
chiến lược nghiên cứu phát triển được liên kết với các mục tiêu khác của tổ chức".
Do đó, để thiết lập các chính sách nghiên cứu và phát triển, doanh nghiệp cần:
- Bám sát mục tiêu và định hướng chiến lược kinh doanh.
- Nghiên cứu nắm bắt thời cơ, cơ hội của thị trường.
- Đánh giá đúng lợi thế và bất lợi của doanh nghiệp trong thực hiện nhiệm vụ

nghiên cứu và phát triển, đặc biệt trong lựa chọn phương pháp nghiên cứu và phát


triển, đặc biệt trong lựa chọn phương pháp nghiên cứu và phát triển khi thực hiện
chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.
2.3, Chính sách nhân sự
Trong thực thi chiến lược, chính sách nhân sự thường đề cập đến việc đãi ngộ nhân
sự, bao gồm:
+ Gắn thành tích và lương thưởng với thực hiện CL:



Có hệ thống lương thưởng và cơ chế khuyên skhichs
Cơ chế khen thưởng dựa trên mục tiêu hàng năm

+ Chế độ đãi ngộ thống nhất
+ Giải quyết các mâu thuẫn trong nội bộ
+ Tạo môi trường văn hóa nhân sự hỗ trợ CL:



Thích ứng văn hóa hiện tại trong mối quan hệ nhân sự hỗ trợ CL
Có thể tuyển dụng, huấn luyện, đào tạo, thuyên chuyển, thăng tiến nhân viên
cho phù hợp với mục tiêu CL

2.4, Chính sách tài chính
Như dự đoán ngân sách tài chính, chính sách huy động vốn, chính sách chia lãi,
chính sách tiền mặt…có tác dụng rất lớn đến hiệu quả và tiến độ thực hiện chiến
lược.





Huy động vốn cần thiết: : Chính sách huy động vốn với mục đích huy động
đủ vốn để thực hiện chiến lược đòi hỏi doanh nghiệp phải dự đoán ngân sách
tài chính hiệu quả; tổng kết các bản báo cáo tài chính về doanh thu, giá vốn,
chi phí, lợi nhuận; cơ cấu vốn kinh doanh,… chính xác; chỉ ra các nguồn vốn
có thể huy động. Chính sách huy động vốn tốt sẽ giúp cho thực thi chiến
lược được đúng tiến độ.
Dự toán ngân sách tài chính:Mô tả chi tiết vốn được cung cấp và chi tiêu ra
sao. Việc phân tích các khoản tài chính dự toán cho phép doanh nghiệp xem
xét kết quả kỳ vọng của nhiều biện pháp và phương án thực hiện chiến lược
khác nhau. Hầu như các chính sách đòi hỏi dự toán tài chính dự kiến trong
vòng 3 năm mỗi khi doanh nghiệp tìm kiếm nguồn vốn. Các bảng báo cáo


tài chính cho phép doanh nghiệp xác định được các chỉ số tài chính dư kiến
trong những điều kiện trong những điều kiện thực hiện chiến lược khác
nhau.
Chính sách thu mua: Dự toán kế hoạch thu mua gắn với tình hình tài chính
Lãi suất cổ phần: Định rõ quy tắc phân chia lợi nhuận trong thực hiện CL
Chính sách tiền mặt: Xác định nguồn tiền mặt lấy từ đâu, sử dụng ra sao,
làm thế nào để gia tăng lượng tiền mặt trong thực thi chiến lược.





II, Phân tích tình huống
1, Giới thiệu về Dabaco

CTCP TẬP ĐOÀN DABACO VIỆT NAM (DBC) – đơn vị Anh hùng lao
động thời kỳ đổi mới – là một Tập đoàn hoạt động đa ngành nghề, trong đó, lĩnh
vực chính là sản xuất thức ăn chăn nuôi, giống gia súc, gia cầm và chế biến thực
phẩm. Bên cạnh đó, DABACO còn tham gia vào lĩnh vực đầu tư xây dựng hạ tầng
khu công nghiệp, khu đô thị và kinh doanh bất động sản. DABACO tự hào là một
trong những thương hiệu xuất hiện sớm nhất trên thị trường thức ăn chăn nuôi tại
Việt Nam và là một trong 10 doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi lớn nhất cả
nước.
Tiền thân là Công ty Nông sản Hà Bắc tại tỉnh Bắc Ninh, là doanh nghiệp nhà
nước được thành lập năm 1996. Công ty chính thức chuyển thành công ty cổ phần
vào năm 2005 và niêm yết cổ phiếu tại trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội
(HNX) vào ngày 28/2/2008.Hiện nay khối lượng cổ phiếu đang lưu hành của DN
này là 62,7 triệu. TÍnh đến Q1/2015 , vốn chủ sở hữu của DBC là 1.793 tỷ đồng.
Các lĩnh vực hoạt động của Dabaco:
LĨNH VỰC THỨC ĂN CHĂN NUÔI:
DABACO hiện có 6 Nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi với tổng công suất
85 tấn/giờ, công nghệ đồng bộ và tự động hóa được nhập từ những nước có nền
sản xuất TĂCN phát triển như Mỹ, Pháp, EU…, trong đó có 3 nhà máy sản xuất


thức ăn gia súc, gia cầm; 1 nhà máy sản xuất thức ăn thủy sản; 1 nhà máy sản xuất
thức ăn cho lợn con và 1 nhà máy sản xuất thức ăn đậm đặc. Thức ăn chăn nuôi
của DABACO được tiêu thụ ở hầu hết các tỉnh, thành trên cả nước. Sản phẩm của
DABACO đạt tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001-2008, ISO 22000:2005 và hàng loạt
các giải thưởng chất lượng vàng của Việt Nam và Quốc tế. Phòng thí nghiệm được
trang bị đầy đủ các thiết bị hiện đại, đạt tiêu chuẩn quốc gia VILAS 242. Hiện tại,
Tập đoàn có 6 thương hiệu thức ăn chăn nuôi bao gồm: Dabaco, Topfeeds, Kinh
Bắc, Khangti Vina, Nasaco và Growfeeds.
LĨNH VỰC SẢN XUẤT GIỐNG GIA SÚC, GIA CẦM:
- Lợn giống: DABACO có hệ thống các trang trại nuôi giữ, lai tạo lợn giống

gốc cụ kị, ông bà thuộc các giống Duroc, Piteran, Landat, Yorshire được nhập khẩu
từ Canada, Đan Mạch, Tây Ban Nha, Mỹ… và sản xuất con giống hạt nhân, giống
bố mẹ, giống thương phẩm, tinh lợn cung cấp cho hệ thống chăn nuôi gia công của
Tập đoàn và bán ra thị trường.
- Gà giống: Trại gà giống bố mẹ của DABACO có qui mô và công nghệ, kỹ
thuật hiện đại bậc nhất cả nước, chuyên sản xuất và cung cấp giống gà Hubbard
được nhập khẩu từ Cộng hòa Pháp và một số giống gà độc quyền có được từ kết
quả nghiên cứu, lai tạo của DABACO gồm: Gà Ji-DABACO, Gà Sơn Tinh (gà 9
cựa) có giá trị cao cả về mặt tinh thần và hiệu quả kinh tế.
LĨNH VỰC CHĂN NUÔI GIA CÔNG:
DABACO có hệ thống các trang trại chăn nuôi gia công gà, lợn với qui mô
lớn, trang thiết bị hiện đại, tự động hóa và thân thiện với môi trường. Sản phẩm gà
thịt, lợn thịt đảm bảo các tiêu chuẩn vệ sinh thú y và vệ sinh an toàn thực phẩm
theo qui định của pháp luật và tiêu chuẩn HACCP, cung cấp cho thị trường và đáp
ứng nguồn nguyên liệu đầu vào cho nhà máy chế biến thực phẩm của Tập đoàn.
LĨNH VỰC THỰC PHẨM:
1) Thực phẩm tươi: DABACO có 1 dây chuyền giết mổ gà được nhập khẩu
đồng bộ từ Đan Mạch, công suất 2.000 con/giờ và 1 xưởng giết mổ lợn, cung cấp
các sản phẩm thịt gà sạch, thịt lợn sạch cho thị trường.
2) Các sản phẩm chế biến: DABACO có 1 Nhà máy chế biến với các trang
thiết bị, công nghệ hiện đại nhất hiện nay được nhập khẩu từ Châu Âu, sản xuất
các sản phẩm như xúc xích, dăm bông, đồ hộp, giò, chả… với hương vị hấp
dẫn, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.


LĨNH VỰC ĐẦU TƯ VÀ KINH DOANH BẤT ĐỘNG SẢN:
DABACO là chủ đầu tư Khu công nghiệp Quế Võ III với tổng diện tích trên
600ha tại huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh.
Bên cạnh đó, DABACO còn đầu tư xây dựng một số dự án khu đô thị, tổ
hợp với qui mô lớn, hiện đại như: Khu đô thị Đền Đô, Cụm công nghiệp Hương

Mạc, Khu đô thị Dabaco Vạn An, Đình Bảng, Phù Khê…
Các lĩnh vực này đóng góp quan trọng vào sự phát triển của Tập đoàn cũng
như góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh Bắc Ninh theo hướng
công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
HOẠT ĐỘNG BỔ TRỢ SẢN XUẤT – CHĂN NUÔI – TIÊU THỤ:
- Để hỗ trợ hoạt động sản xuất kinh doanh thức ăn chăn nuôi, DABACO còn
có 1 Nhà máy sản xuất bao bì nhựa PP, PE tại tỉnh Bắc Ninh và 1 Nhà máy sơ chế
nguyên liệu chế biến TĂCN tại tỉnh Hòa Bình.
- Để hỗ trợ lĩnh vực chăn nuôi gia súc, gia cầm, DABACO có Trung tâm
nghiên cứu ứng dụng và phát triển giống gia súc gia cầm và Trung tâm chẩn đoán
thú y thực hiện các chức năng nghiên cứu, lai tạo giống mới có năng suất, chất
lượng cao và sạch bệnh, tổ chức khảo nghiệm và ứng dụng trong hệ thống trang
trại của Tập đoàn và chuyển giao kết quả nghiên cứu cho người chăn nuôi; lấy mẫu
bệnh phẩm, chẩn đoán và đưa ra phác đồ điều trị giúp các đơn vị chăn nuôi kiểm
soát được dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm.
- Để hỗ trợ tiêu thụ thực phẩm, DABACO xây dựng và phát triển chuỗi hệ
thống Trung tâm Thương mại, Siêu thị, Nhà hàng và các cửa hàng tiện ích…

2, Đánh giá tiềm năng cuả thị trường thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam
- Việt Nam là một quốc gia có tỷ lệ dân số tham gia vào trong các lĩnh vữ
nông nghiệp bao gồm: trồng trọt, chăn nuôi gia súc, gia cầm và thủy sản
chiếm tới 70% dân số. Số lượng gia súc và giam cầm (2015) được nuôi trên
phạm vi cả nước ước đạt 379 triệu con.
- Nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp của thị trường VN ở mức cao,
đặc biệt là các sản phẩm thịt gia súc và gia cầm. Nhu cầu tiêu thụ thịt của thị


trường VN đứng đầu Đông Nam Á (trung bình 40kg/người/năm) và thứ hai
tại Châu Á, chỉ sau thị trường Trung Quốc (trung bình 60kg/người/năm).
- Bên cạnh đó, hàng năm các doanh nghiệp VN cũng xuất khẩu một lượng lớn

các loại thịt, đặc biệt là thịt lợn vào thị trường TQ thông qua các con đường
tiểu ngạch và chính ngạch càng kích thích nhu cầu chăn nuôi trong nước. Đó
là lí do vì sao ngành công nghiệp thức ăn chăn nuôi của VN là một trong
những ngành phát triển năng động trên thế giới với tốc độ tăng trưởng xấp xỉ
20%/năm (trong giai đoạn 2012-2015).
=> Với nhu cầu chăn nuôi và tiêu thụ sản phẩm thịt gia súc, gia cầm trong và
ngoài nước lớn như hiện nay thì đây chính là cơ hội cho ngành sản xuất thức ăn
chăn nuôi tại VN tăng trưởng. Hiện tại, nhu cầu thức ăn chăn nuôi của VN là
khoảng 16 triệu tấn/năm, trị giá khoảng 6 tỷ USD. Dự báo đến năm 2020, con
số này có thể lên đến 25 - 26 triệu tấn/năm với trị giá hàng chục tỷ USD.
Hình 1: Sản lượng sản xuất thức ăn chăn nuôi giai đoạn 2005 đến 2012 và dự báo đến năm 2020
30,000,000
25,000,000

25,000,000
20,000,000
15,000,000

13,500,000
11,500,000

10,000,000

8,852,000
6,125,000

5,000,000 3,940,000
-

2005


2006

2007

2008

2009

2010

2011

2012

2013

2015

2020

- Để có thức ăn phục vụ cho nhu cầu chăn nuôi gia súc và gia cầm, những hộ
nông dân nhỏ lẻ thường chủ yếu mua nguyên liệu bên ngoài và tự trộn thành
thức ăn chăn nuôi, còn đối với những doanh nghiệp chăn nuôi quy mô lớn


thì chủ yếu sử dụng thức ăn công nghiệp của các doanh nghiệp có uy tín
nhằm đảm bảo sức khỏe cho đàn gia súc và gia cầm.
- Trong năm 2015, tổng nhu cầu tiêu thụ thức ăn chăn nuôi đạt 20 triệu tấn,
trong đó tiêu thụ thức ăn chăn nuôi công nghiệp là 13.26 triệu tấn và tiêu thụ

thức ăn chăn nuôi tự chế tại các hộ gia đình là 6.27 triệu tấn.
30
25
20
15
10
5
0

2000

2005

2010
Cung cấp

2015

2020

Nhu cầu

Hình 2: Tỷ lệ giữa cung thức ăn chăn nuôi công nghiệp và nhu cầu thức
ăn chăn nuôi giai đoạn 2000 đến 2015 và dự báo đến năm 2020
=> Từ đó có thể thấy, tiềm năng trong tương lai của thị trường thức ăn chăn nuôi
tại VN sẽ còn phát triển mạnh mẽ. Với nhu cầu tiêu thụ thịt gia súc và gia cầm
ngày càng lớn, chính sách phát triển chăn nuôi theo hướng ngành hàng và tư duy
đang thay đổi của các hộ nông dân theo hướng chăn nuôi công nghiệp và sử dụng
thức ăn công nghiệp thì thị trường thức ăn chăn nuôi công nghiệp hứa hẹn sẽ là
một mảnh đất màu mỡ để các doanh nghiệp khai thác.

3,Các yếu tố cấu thành chiến lược của Dabaco
 Phương hướng phát triển trong dài hạn:
+ CTCP Tập đoàn Dabaco hướng đến mục tiêu phát triển tập đoàn vững mạnh
trong ngành nông nghiêp – thực phẩm, ứng dụng công nghệ cao và mô hình chuỗi
giá trị khép kín 3F gồm Trang trại (sản xuất giống gia súc, gia cầm), Thức ăn ( sản
xuất thức ăn chăn nuôi) và Thực phẩm ( các loại thịt chế biến), kết hợp với chuỗi
siêu thị Dabaco và các cửa hàng thực phẩm sạch.


+ Thời gian tới DBC sẽ tiếp tục đầu tư vào 3 lợi thế cơ bản của DN là: nghiên cứu
và khảo nghiệm các loại thức ăn chăn nuôi mới nhằm đa dạng hóa chủng loại sản
phẩm cho từng thời kỳ sinh trưởng, nâng cấp dây truyền sản xuất và năng suất,duy
trì và mở rộng mạng lưới kênh phân phối và nghiên cứu tiếp cạn trực tiếp với các
trang trại có quy mô lớn.
 Thị trường và quy mô của doanh nghiệp:
Hiện nay, các sản phẩm của DBC phần lớn được tiêu thụ ở các tỉnh phía Bắc, và
gần đây có thâm nhập vào khu vực miền Trung. Thị phần trên 2 khu vực miền Bắc
và miền Trung của DBC chiếm khoảng 20% . Xét trên phạm vi toàn bộ thị trường
cả nước thì thị phần của doanh nghiệp chiếm khoảng 5%. DBC là đối thủ cạnh
tranh trực tiếp của các đối thủ cạnh tranh nước ngoài có thị phần lớn như CP (15%)
Proconco (10%), Cargill (6,7%) ,… Doanh nghiệp được nhìn nhận là 1 trong 10
doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi có quy mô lớn nhất cả nước.
Doanh nghiệp tiếp tục củng cố thị trường hiện tại ( chủ yếu là tại thị trường miền
Bắc ) và mở rộng ra thị trường miền Trung. Dabaco đang không ngừng cải thiện
hoạt động kinh doanh để khai thác tốt 2 thị trường này. Bên cạnh thị trường miền
Bắc, thị trường miền Trung đang giành được sự quan tâm của doanh nghiệp như
một thị trường hấp dẫn, còn bỏ ngỏ. Với đặc thù địa hình phức tạp, khí hậu khắc
nghiệt và thu nhập bình quân của người nông dân còn thấp đã làm cho quy mô
chăn nuôi còn nhỏ, chủ yếu là chăn nuôi hộ gia đình. Đó là lý do các doanh nghiệp
nước ngoài chưa mặn mà với khu vực thị trường này. Năm bắt được xu hướng đó,

DBC đã mạnh dạn tiếp cận thị trường ngay từ giai đoạn này, tạo dựng ảnh thương
hiệu và chất lượng, gây dựng mạng lưới phân phối và mong chờ sự chuyển dịch


nhanh chóng hơn trong quy mô hoạt động chăn nuôi cuả người nông dân khu vực
này.

 Lợi thế cạnh tranh của DBC
+ Mạng lưới phân phối sâu rộng (trên 1000 đại lý cấp 1 được thiết lập trải khắp các
tỉnh miền Bắc và miền Trung) với tỷ lệ chiết khấu hao hồng cao( khoảng 30%chiết
khấu theo quý, chiết khấu cao thấp tùy thuộc vào từng thời điểm chăn nuôi), chính
sách chăm sóc kênh phân phối chu đáo; mối quan hệ đối tác uy tín.
+ Đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng: Sản phẩm của công ty được vận chuyển
trực tiếp đến các đại lý phân phối cũng như người tiêu dùng nhanh chóng, thuận lợi
vào bất cứ lúc nào khách hàng có yêu cầu bằng phương tiện của công ty. Việc cung
ứng hàng hóa được phát triển một kênh hoàn chỉnh bao gồm con giống, thức ăn,
thuốc thú y, hỗ trợ ký thuật đi cùng nhau tạo thành một phương án hoàn chỉnh tạo
nên sự đồng bộ hóa tối ưu.
+ Chất lượng sản phẩm vượt trội: Chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp được
nông dân đánh giá cao, giúp vật nuôi tăng trưởng, không tốn kém thức ăn, đa dạng
chủng loại thức ăn phù hợp cho từng thời kỳ sinh trưởng của vật nuôi.
+ Giá cả cạnh tranh: DBC không ngừng nâng cao công suất của các nhà máy, đầu
tư dây chuyền sản suất tiên tiến giúp tối ưu hóa chi phí, giá thành và giá bán phù
hợp với khả năng chi trả của người nông dân.
Dabaco đã hoàn thành dự án nhà máy sơ chế và kho nguyên liệu ở Hòa Bình để tổ
chức, thu mua và sơ chế nguyên liệu tại chỗ cho công ty. Hoạt động của nhà máy
này giúp giảm bớt chi phí nguyên liệu đầu vào, hạ giá thành sản phẩm, góp phần
tăng sức cạnh tranh cho các sản phẩm thức ăn chăn nuôi của Dabbaco trên thị
trường.
+ Nguyên liệu đầu vào chất lượng và ổn định

 Các nguồn lực cần thiết để DBC cạnh tranh
+ Quy trình công nghệ, máy móc, thiết bị:


Công nghệ trong cạnh tranh không chỉ đề cập đến mức độ hiện đại của trang thiết
bị mà còn là công thức, phương pháp để tạo ra sản phẩm. Doanh nghiệp sử dụng
công nghệ hiện đại có khả năng cắt giảm chi phí, tăng năng suất lao động, nâng cao
được chất lược sản phẩm.
DABACO hiện có:
- 6 nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi với tổng công suất 85 tấn/giờ, công nghệ
đồng bộ của Mỹ, Pháp, EU… với 6 thương hiệu: Dabaco, Topfeeds, Kinh Bắc,
Khangti Vina, Nasaco và Growfeeds được tiêu thụ ở khắp các tỉnh, thành.
- Hệ thống trang trại nuôi giữ, lai tạo lợn giống gốc cụ kị, ông bà thuộc các giống
Duroc, Piteran, Landat, Yorshire,… nhập khẩu từ Canada, Đan Mạch, Tây Ban
Nha, Mỹ… và sản xuất con giống hạt nhân, giống bố mẹ, giống thương phẩm, tinh
lợn cung cấp cho hệ thống chăn nuôi gia công của Tập đoàn và bán ra thị trường.
- Trại gà giống bố mẹ qui mô hiện đại, sản xuất, cung cấp giống gà Hubbard (Pháp)
và một số giống nghiên cứu, lai tạo: Gà Ji-DABACO, Gà Sơn Tinh,…
- Hệ thống trang trại chăn nuôi gia công gà, lợn qui mô lớn, trang thiết bị hiện đại,
tự động hóa và thân thiện môi trường. Sản phẩm gà thịt, lợn thịt đảm bảo các tiêu
chuẩn vệ sinh thú y và vệ sinh an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn HACCP, cung
cấp cho thị trường và đáp ứng nguyên liệu cho nhà máy chế biến thực phẩm của
Tập đoàn.
- 1 dây chuyền giết mổ gà nhập khẩu từ Đan Mạch, công suất 2.000 con/giờ và 1
xưởng giết mổ lợn, cung cấp thịt gà sạch, thịt lợn sạch cho thị trường.
- 1 nhà máy chế biến công nghệ hiện đại Châu Âu với các sản phẩm: xúc xích, dăm
bông, đồ hộp, giò, chả… hương vị hấp dẫn, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Trung tâm nghiên cứu ứng dụng - phát triển giống gia súc gia cầm và Trung tâm
chẩn đoán thú y thực hiện các chức năng nghiên cứu, lai tạo giống mới có năng
suất, chất lượng cao và sạch bệnh, tổ chức khảo nghiệm và ứng dụng trong hệ

thống trang trại của Tập đoàn và chuyển giao kết quả nghiên cứu cho người chăn
nuôi.
+ Vốn đầu tư: Vốn là nguồn lực liên quan trực tiếp tới năng lực cạnh tranh của
doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh cao là một doanh nghiệp
có nguồn vốn dồi dào, đảm bảo huy động được trong những tình huống cần thiết và
có kế hoạch sử dụng vốn hiệu quả.


Với lượng vốn điều lệ là 25 tỷ đồng. Công ty chính thức niêm yết cổ phiếu tại
Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) vào ngày 28/02/2008. Hiện nay,
khối lượng cổ phiếu đang lưu hành là 62,7 triệu. Tính đếm quý 1 năm 2015, vốn
chủ sở hữu của Dabaco là 1,793 tỷ đồng.
 Những yếu tố môi trường ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của DBC
- Yếu tố nguyên liệu đầu vào: Dabaco cũng như ngành thức ăn chăn nuôi khác
trong ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi phải phụ thuộc vào nguồn nhiên liệu nhập
khẩu, 80% giá bán của nguyên nguyện liệu sẽ ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh
doanh và chế suất thức ăn chăn nuôi của công ty. Nguồn nhiên liệu được sử dụng
trong hoạt động sản xuất của DBC được phân thành 2 loại:
 Nguyên liệu chính: Khô đậu, ngô, cám mỳ viên, cám gạo, sắn, đậu tương,..
 Nguyên liệu phụ: được trộn vào thức ăn chăn nuôi nhằm bổ sung chất dinh
dưỡng, vitamin, khoáng chất hoặc tạo màu, tạo mùi,..
Theo Dabaco, do nguyên liệu trong nước không đáp ứng được nhu cầu sản xuất
nên hằng năm, công ty nhập khẩu bình quân từ 50-60% các nguyên liệu này

- Quan hệ hợp tác với các nhà cung cấp:
Doanh nghiệp duy trì mối quan hệ kinh doanh với nhiều đối tác lớn cả ở trong
nước và nước ngoài. Đây là những đối tác có quan hệ lâu năm với công ty, chính
nhờ những mối quan hệ gắn bó, chặt chẽ này mà công ty có thể chủ động hơn về
nguồn nhiên liệu phục vụ hoạt động sản xuất.
TT

1
2

Nguyên liệu chính
Đậu tương
Khô cải ngọt
Barley

4
5

Bột cá
Bột huyết

Nhà cung cấp
Scoular Company (Mỹ)
Guft Import and Export Co, L.L.C (Ả Rập)
Toepfer International-Asia Pt (Singapore); Bunge
Agribusiness Sigapore Pte (Ấn Độ); Phonix
Commodities Pvt, Ltd (Ấn Độ); L.L.C (Ả Rập);
International Proteins Cor (Mỹ); Peter Cremer (S)
GMBH (Achentina)
Excelcrop SDN BHD (Malaysia)
Iloura Resources Pty Limited (Áo)


6

Bột thịt xương


7

Cám gạo

8

Cám mỳ

9

Gluten ngô

10

Ngũ cốc lên men

Tradeskins (NZ) Limited ( Newzealand), Standard
Commodities Pty, Ld ( Úc)
Phonix Commodities Pvt, Ltd Ấn Độ), Suraj AgriBusiness Pte, Ltd ( Ấn Độ), Toepfer InternationalAsia Pt ( Singapore)
Interflour
Group
Pte,
Ltd
(Indonexia),
LGInternational
Pte
(Singapore),
Toepfer
International-Asia Pt (Singapore);VGS International
Pte, Ltd (Singapore); Nessin Feedmill Pte, Ltd

(Singapore)
Shandong Luzhou Food ( Trung Quốc), Nexo
International Pte, Ltd (Trung Quốc), Qingyan
Foodstuff Co, Ltd (Trung Quốc), Abcom Trading Pte,
Ltd (Singapore)
Abcom Trading Pte, Ltd (Singapore), International
Proteins Cor (Mỹ)

4, Các chính sách Dabaco đã sử dụng

4.1 Chính sách Marketing

 Chính sách sản phẩm:
 Chính sách chủng loại, cơ cấu: Dabaco thực hiện chiến lược đa dạng hóa sản
phẩm để phù hợp với từng đối tượng và tăng số lượng tiêu thụ. DBC sản
xuất các loại thức ăn cho gia súc, gia cầm, thủy hải sản với tổng cộng
khoảng 100 sản phẩm. Sản phẩm thức ăn cho gia súc, gia cầm và thủy cầm:
hiện tại công ty có 6 thương hiệu thức ăn chăn nuôi và mỗi thương hiệu có
50 loại sản phẩm thức ăn cho gia súc, gia cầm, thủy cầm ở các giai đoạn sinh
trưởng và phát triển nhất định. Sản phẩm thức ăn cho thủy sản: gồm 14 loại
cho hai loại cá da trơn và cá có vảy ở những giai đoạn sinh trưởng khác
nhau.
 Chính sách nhãn hiệu: phần lớn doanh thu của tập đoàn Dabaco là ở lĩnh vực
sản xuất thức ăn chăn nuôi và gồm 6 nhãn hàng: Dabaco, Topfeeds,


Khangtivina, Nasaco, Growthfeeds và Kinh Bắc đều có gắn tên và logo
riêng để khách hàng nhận biết:

DABACO


TOPFEEDS

NASACO


GROWTHFEEDS

KHANGTIVINA

KINH BẮC


 Chính sách bao gói: sản phẩm chủ yếu đóng theo bao 25kg

 Chính sách giá:
Mức giá sản phẩm cho các đại lý cấp 1 được áp dụng thống nhất cho từng thời
điểm. Tuy nhiên, đối với từng thị trường mới, thị trường khó khăn hoặc nhưng địa
bàn có cạnh tranh với các công ty lớn, công ty có thể áp dụng chinh sách hỗ trợ,
khuyến khích linh hoạt.
Đối với các đại lý thì có chính sách chiết khấu hoa hồng cao (khoảng 30%, chiết
khấu theo quý, chiết khấu cao thấp tùy vào từng thời điểm chăn nuôi)

 Chính sách phân phối:
Mạng lưới phân phối sản phẩm đến người chăn nuôi bao gồm đại lý cấp 1, cấp 2,
cấp 3, cửa hàng bán và giới thiệu sản phẩm. Tùy thuộc vào mức độ tiêu thụ của
từng thị trường mà công ty thiết lập đại lý cấp 1, cấp 2, các cửa hàng hoặc chỉ một
trong các hình thức trên. Đại lý cấp 1 vừa là khách hàng của công ty, nhưng cũng
có thể coi là một bộ phận của công ty, giữu chức năng tiêu thụ được nhiều nhất các
sản phẩm của công ty. Sản phẩm của công ty được vận chuyển trực tiếp tới các đại

lý cũng như người tiêu dùng một cách nhanh chóng, thuận lợi và bất kì khi nào
khách hàng yêu cầu bằng phương tiện vận chuyển của công ty.Việc cung ứng sản
phẩm hàng hóa dược phát triển một kênh hoàn chỉnh bao gồm con giống, thức ăn,
thuốc thú y, hỗ trợ kỹ thuật đi cùng nhau tạo thành một phương án hoàn chỉnh tạo
nên sự đồng bộ tối ưu.
 Chính sách xúc tiến thương mại:
Dabaco trong ngành thức ăn chăn nuôi sử dụng chủ yếu hình thức quảng cáo qua
các kênh truyền thông, marketing trực tiếp qua các gian hàng giới thiệu sản phẩm,
xúc tiến bán với chiến lược đa dạng hóa sản phẩm và nâng cao chất lượng sản
phẩm, và đã rất thành công. Sản phẩm của Dabaco được người sử dụng đánh giá
cao, giúp vật nuôi tăng trưởng nhanh, không tốn kém thức ăn.

4.2Chính sách P&D
-Phát triển, hoàn thiện sản phẩm: Dabaco thực hiện hoàn thiện sản phẩm hiện có,
với từng loại vật nuôi khác nhau, công ty thiết kế các công thức thức ăn riêng biệt


và thường xuyên cập nhập công thức chế biến thức ăn tiên tiến từ các nước tiên
tiến trên thế giới thông qua đội ngũ chuyên gia dinh dưỡng. Công thức thức ăn sẽ
được khảo nghiệm cẩn thận và được sự cấp phép của bộ Nông nghiệp trước khi
đưa vào sản xuất.
-Cải thiện, đổi mới quy trình: Dabaco đã hoàn thành một phần dự án nhà máy sơ
chế và kho nguyên liệu tại Hòa Bình để thu mua các nguyên liệu dễ dàng sơ chế và
giảm được chi phí, hạ giá thành sản phẩm cho người sử dụng
4.3, Chính sách tài chính
Gần đây, BDC đã đầu tư thêm nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi tại khu công
nghiệp Hòa Lac, Hà Nam, cùng với đó là việc dầu tư xây dựng trung tâm nuôi
trồng lợn giống tại tỉnh Phú Thọ; tổng vốn đầu tư cho 2 dự án này là 500 tỷ đồng.
Dabaco đã hoàn thành xong một phần dự án nhà máy sơ chế và kho nguyên liệu
tại Hòa Bình với vốn đầu tư 44,6 tỷ đồng dùng để tổ chức, thu mua và sơ chế

nguyên liệu tại chỗ cho công ty để giảm sự phụ thuộc nguồn nguyên liệu nhập
khẩu và tận dụng được nguồn nguyên liệu trong nước.

C, KẾT LUẬN
Trong xu hướng hội nhập ngày càng mạnh mẽ, để hòa mình vào dòng chảy toàn
cầu và nắm bắt được những cơ hội lớn từ thị, Tập đoàn Dabaco đã ý thức rõ trách
nhiệm của mình không chỉ với khách hàng, cổ đông, người lao động mà còn với
môi trường, xã hội và cộng đồng. Tập đoàn DABACO Việt Nam là một doanh
nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh theo mô hình chuỗi giá trị từ con giống, thức
ăn chăn nuôi, chăn nuôi gia công và chế biến thực phẩm. Mô hình này gắn liền với
nông nghiệp, nông thôn và nông dân Việt Nam. Trong chiến lược phát triển của
mình Tập đoàn luôn đặt mục tiêu phát triển doanh nghiệp đi đôi với bảo vệ môi
trường và thực hiện trách nhiệm với xã hội như một nhiệm vụ, một nét đẹp văn hóa
của doanh nghiệp. Nhận thức được điều này, trong quá trình phát triển, Tập đoàn
luôn cam kết bảo vệ môi trường đồng thời tham gia giải quyết các vấn đề toàn cầu.
Là một trong những doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực sản xuất thức ăn chăn nuôi và
con giống gia súc, gia cầm, Tập đoàn nhận thức rõ tầm ảnh hưởng của mình đến
cộng đồng và sự phát triển bền vững của xã hội. Tập đoàn luôn xác định chỉ có thể
thực hiện thành công chiến lược phát triển bền vững khi thực hiện kết hợp mục tiêu


tăng trưởng kinh tế với mục tiêu thực thi trách nhiệm đối với xã hội, cộng đồng và
môi trường. Đồng thời, đảm bảo sự cân bằng lợi ích giữa các bên liên quan với
hoạt động sản xuất kinh doanh.



×