Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

“ỨNG DỤNG ARCGIS XÂY DỰNG BẢN ĐỒ QUY HOẠCH ĐIỂM KINH DOANH XĂNG DẦU ĐẾN NĂM 2015 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020 HUYỆN CẨM MỸ TỈNH ĐỒNG NAI”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.26 MB, 89 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM
KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI VÀ BẤT ĐỘNG SẢN

BÁO CÁO TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:

“ỨNG DỤNG ARCGIS XÂY DỰNG BẢN ĐỒ
QUY HOẠCH ĐIỂM KINH DOANH XĂNG DẦU
ĐẾN NĂM 2015 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020
HUYỆN CẨM MỸ -TỈNH ĐỒNG NAI”

SVTH
MSSV
LỚP
KHÓA
NGÀNH

:
:
:
:
:

TRƯƠNG THỊ HẠNH
07151048
DH07DC
2007 – 2011
Công nghệ địa chính

- TP. Hồ Chí Minh, tháng 08 năm 2011 -




TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI & BẤT ĐỘNG SẢN
NGÀNH QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI

TRƯƠNG THỊ HẠNH

“ỨNG DỤNG ARCGIS XÂY DỰNG BẢN ĐỒ
QUY HOẠCH ĐIỂM KINH DOANH XĂNG DẦU
ĐẾN NĂM 2015 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020
HUYỆN CẨM MỸ -TỈNH ĐỒNG NAI”

Giáo viên hướng dẫn: Ths. Lê Ngọc Lãm
Địa chỉ cơ quan: Trường Đại Học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh
Ký tên: …………………………………………

- TP. Hồ Chí Minh, tháng 08 năm 2011 -


 

LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên con xin chân thành cảm ơn cha mẹ đã không ngại khó khăn nuôi
dưỡng dạy dỗ con nên người.
Em xin tỏ lòng biết ơn:
Ban giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM.
Khoa Quản lý Đất đai và Bất động sản.
Tất cả quý thầy cô đã tận tình giảng dạy, truyền đạt cho em nhiều kiến thức và
kinh nghiệm quý báu làm hành trang cho em bước vào đời.

Em xin cảm ơn thầy Ths. Lê Ngọc Lãm đã tận tình hướng dẫn em hoàn thành
luận văn tốt nghiệp này.
Em xin cảm ơn các anh chị tại phòng Tài nguyên - Môi trường huyện Cẩm Mỹ
đã giúp em định hướng, lựa chọn đề tài nghiên cứu, tạo điều kiện thuận lợi và tận
tình truyền đạt kiến thức thực tế cho em trong suốt quá trình thực tập tại cơ quan.
Cảm ơn tất cả các bạn sinh viên lớp Công Nghệ Địa Chính Khóa 33 đã luôn
giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực tập.
Tuy nhiên, do kiến thức còn hạn chế, khả năng lý luận chưa cao nên không
tránh khỏi những sai sót, kính mong quý thầy cô cùng các bạn đóng góp ý kiến để
luận văn được hoàn thiện tốt hơn.
ĐH Nông Lâm, tháng 08 năm 2011
Sinh viên

Trương Thị Hạnh


 

TÓM TẮT LUẬN VĂN
Sinh viên thực hiện: Trương Thị Hạnh, Khoa Quản lý Đất đai & Bất động
sản, Trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh.
Đề tài: “ỨNG DỤNG ARCGIS XÂY DỰNG BẢN ĐỒ QUY HOẠCH
ĐIỂM KINH DOANH XĂNG DẦU ĐẾN NĂM 2015 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN
NĂM 2020 HUYỆN CẨM MỸ -TỈNH ĐỒNG NAI”
Việc thực hiện lộ trình cam kết khi tham gia Tổ chức Thương mại thế giới
WTO, Việt Nam mở cửa thị trường bán lẻ, đòi hỏi phải phát triển và củng cố hạ tầng
thương mại cho phù hợp, phát huy lợi thế và khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp.
Cùng với việc đổi mới và phát triển của đất nước, nền kinh tế của tỉnh phát triển với
tốc độ nhanh, hình thành nhiều khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu dân cư và khu
đô thị mới, nông nghiệp muốn phát triển cần phải có quy hoạch các cửa hàng xăng dầu

nhằm phục vụ kịp thời nhu cầu đi lại, vận chuyển hàng hóa, tưới tiêu tại các khu vực
này.
Hệ thống hạ tầng giao thông đường bộ, đường thủy ngày càng phát triển, nhiều
tuyến đường trong huyện được đầu tư cải tạo, nâng cấp và hình thành các tuyến giao
thông mới; thu nhập và đời sống nhân dân ngày càng cao kéo theo nhu cầu đi lại và
trao đổi hàng hoá phát triển, số phương tiện giao thông có sử dụng xăng dầu tăng
nhanh. Một số quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực được ban hành, sửa đổi bổ sung và
có nhiều thay đổi, đòi hỏi phải thực hiện quy hoạch cho đảm bảo tính đồng bộ, thống
nhất.
Công tác quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh xăng dầu nói chung và đặc
biệt là quản lý Quy hoạch ở một số địa phương còn nhiều bất cập, dẫn đến việc đơn
thư, khiếu kiện. Để khắc phục những tồn tại nêu trên và thực hiện đúng chính sách mới
về kinh doanh xăng dầu của Nhà nước ban hành trong thời gian gần đây đòi hỏi phải
xây dựng lại Quy hoạch mạng lưới kinh doanh xăng dầu trên địa bàn huyện Cẩm Mỹ
đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 là cần thiết.
Từ những yêu cầu thực tế nêu trên, Đề tài “ỨNG DỤNG ARCGIS XÂY
DỰNG BẢN ĐỒ QUY HOẠCH ĐIỂM KINH DOANH XĂNG DẦU ĐẾN NĂM
2015 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020 HUYỆN CẨM MỸ - TỈNH ĐỒNG
NAI” sẽ giải quyết phần nào những bất cập trong công tác quản lý thông tin liên quan
đến xăng dầu hiện nay
Nội dung nghiên cứu gồm:
- Tổng hợp, đánh giá nguồn số liệu, tài liệu thu thập được.
- Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu: chuẩn hóa dữ liệu không gian và thuộc tính
thành một cơ sở dữ liệu hoàn chỉnh, thống nhất.
- Xây dựng bản đồ hiện trạng và bản đồ quy hoạch điểm kinh doanh xăng dầu.
Kết quả nghiên cứu:
- Xây dựng mô hình dữ liệu không gian và thuộc tính cho các đối tượng: cho
thửa đất; giao thông; thủy văn; hiện trạng và quy hoạch các điểm kinh doanh xăng dầu
trên địa bàn huyện Cẩm Mỹ.
- Xây dựng, bản đồ hiện trạng và quy hoạch điểm kinh doanh xăng dầu trên cơ

sở phân tích không gian.
- Xây dựng Modul quản lý thông tin


 

MỤC LỤC
Trang
TÓM TẮT LUẬN VĂN
MỤC LỤC
DANH SÁCH CÁC BẢNG BIỂU
DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ SƠ ĐỒ
PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................................1
1. Đặt vấn đề ...............................................................................................................1
2. Mục tiêu ..................................................................................................................1
3. Giới hạn đề tài ........................................................................................................1
4. Nguồn tài liệu kế thừa ............................................................................................1
5. Sản phẩm của đề tài ................................................................................................2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ................................................................2
1. Đối tượng nghiên cứu: ............................................................................................2
2. Phạm vi nghiên cứu: ...............................................................................................2
Ý NGHĨA THỰC TIỂN ..................................................................................................2
PHẦN I: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ........................................................................3
I.1 Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu: ...................................................................3
I.1.1 Lịch sử phát triển của bản đồ học chuyên đề: ...............................................3
I.1.2 Cơ sở khoa học ..............................................................................................4
I.2. Cơ sở pháp lý .....................................................................................................12
I.3. Cơ sở thực tiễn ...................................................................................................13
I.3.1. Thực tiễn trên thế giới ................................................................................13
I.3.2. Ở Việt Nam ................................................................................................13

I.4. Phần mềm ArcGIS – Ngôn ngữ lập trình ARC OBJECTS. ..............................13
I.4.1. Giới thiệu phần mềm ArcGIS Desktop 9.3: ...............................................13
I.4.2. Giới thiệu ngôn ngữ lập trình ARC OBJECTS: ........................................16
I.5. Khái quát địa bàn nghiên cứu ............................................................................19
I.5.1. Điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội ............................................................19
I.5.2. Tình hình hiện trạng mạng lưới giao thông trên địa bàn nghiên cứu ........26
I.5.3. Tình hình quy hoạch mạng lưới giao thông: ..............................................35
I.6. Nội dung và phương pháp nghiên cứu ...............................................................42
I.6.1. Nội dung nghiên cứu ..................................................................................42
I.6.2. Phương pháp nghiên cứu ...........................................................................42
PHẦN II: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...........................................................................44
II.1. Đánh giá tình hình phân bố mạng lưới kinh doanh xăng dầu:..........................44
II.2 Thực trạng mạng lưới kinh doanh xăng dầu trên địa bàn. .................................45


 

II.2.1. Hệ thống Quốc lộ và đường tỉnh đi qua địa bàn huyện có phân bố cây
xăng .....................................................................................................................45
II.2.2 Các tuyến do huyện quản lý có phân bố cây xăng: ...................................46
II.2.3 Các tuyến đường chưa phân bố hệ thống cây xăng. ..................................47
II.3. Đánh giá nguồn tài liệu, số liệu bản đồ ............................................................47
II.3.1. Khảo sát hiện trạng dữ liệu .......................................................................47
II.3.2. Đánh giá dữ liệu........................................................................................48
II.3.3. Đánh giá chất lượng dữ liệu dùng xây dựng cơ sở dữ liệu.......................48
II.4. Thành lập bản đồ...............................................................................................57
II.4.1 Thành lập bản đồ hiện trạng điểm kinh doanh xăng dầu ...........................57
II.4.2 Thành lập bản đồ quy hoạch mạng lưới xăng dầu .....................................59
II.5. Xây dựng công cụ hỗ trợ quản lý thông tin: .....................................................66
II.5.1. Chương trình hỗ trợ quản lý thông tin: .....................................................66

II.5.2 Chức năng hiển thị thông tin .....................................................................67
II.5.3 Chức năng tìm kiếm thông tin ...................................................................69
II.6 Đánh giá hiệu quả của việc sử dụng hệ thống phần mềm ArcGIS ...................73
II.6.1 Ưu điểm .....................................................................................................73
II.6.2 Hạn chế ......................................................................................................73
KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ
KẾT LUẬN
GIỚI HẠN
KIẾN NGHỊ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
MÔ TẢ MỘT SỐ ĐOẠN CODE


 

DANH SÁCH CÁC BẢNG BIỂU
Trang
Bảng I.1: Các kiểu dữ liệu cơ bản ............................................................................17
Bảng I.2: Tăng trưởng kinh tế qua các năm – Huyện: Cẩm Mỹ. .............................22
Bảng I.3: Phân bố dân số trên địa bàn huyện Cẩm Mỹ ............................................24
Bảng I.4: Tổng hợp hiện trạng mạng lưới giao thông trên địa bàn huyện ...............27
Bảng I.5: Tổng hợp hiện trạng mạng lưới đường QL và đường tỉnh .......................28
Bảng I.6: Các tuyến giao thông do Huyện quản lý ..................................................32
Bảng I.7: Thống kê cầu do huyện quản lý................................................................34
Bảng I.8 : Các chỉ tiêu mạng lưới đường bộ huyện trước và sau quy hoạch ...........40
Bảng II.1: Hệ thống cây xăng hiện có trên địa bàn huyện Cẩm Mỹ ........................45
Bảng II.2: Các điểm kinh doanh xăng dầu trên quốc lộ 56 ......................................45
Bảng II.3: Các điểm kinh doanh xăng dầu trên đường ĐT.764 ...............................46
Bảng II.4: Các điểm kinh doanh xăng dầu trên đường ĐT.765 ...............................46
Bảng II.5: Các điểm kinh doanh xăng dầu trên đường Long Thành-Cẩm Mỹ-Xuân

Lộc: ................................................................................................................................46
Bảng II.6: Các điểm kinh doanh xăng dầu trên đường Sông Nhạn-Dầu Dây: .........46
Bảng II.7: Các điểm kinh doanh xăng dầu trên đường Nhân Nghĩa-Sông Nhạn .....46
Bảng II.8: Các điểm kinh doanh xăng dầu trên đường Xuân Định-Lâm San ..........47
Bảng II.9: Các điểm kinh doanh xăng dầu trên đường Nhân Nghĩa-Xuân Đông: ...47
Bảng II.10: Các điểm kinh doanh xăng dầu trên đường Xuân Đông-Xuân Tâm: ..47
Bảng II.11: Mô hình dữ liệu không gian. .................................................................51
Bảng II.12: Mô hình dữ liệu thuộc tính lớp ranh giới hành chính ...........................52
Bảng II.13: Mô hình dữ liệu thuộc tính lớp cây xăng hiện trạng .............................53
Bảng II.14: Mô hình dữ liệu thuộc tính lớp lớp cây xăng quy hoạch ......................54
Bảng II.15: Mô hình dữ liệu thuộc tính lớp nền địa chính .......................................54
Bảng II.16: Mô hình dữ liệu thuộc tính lớp giao thông hiện trạng ..........................55
Bảng II.17: Mô hình dữ liệu thuộc tính lớp giao thông quy hoạch ..........................55
Bảng II.18: Mô hình dữ liệu thuộc tính lớp thuỷ văn...............................................57
Bảng II.19: Mô hình dữ liệu thuộc tính lớp kí hiệu công trình ................................57
Bảng II.20: Mô hình dữ liệu thuộc tính lớp địa hình................................................57


 

DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ SƠ ĐỒ
Trang
Hình I.1: Tỷ lệ số, tỷ lệ chữ và thước tỷ lệ ...............................................................10
Hình I.2: Các thành phần của GIS ............................................................................11
Hình I.3.: Giao diện ArcMap, ArcCatalog và ArcToolbox ......................................13
Hình I.4: Các thanh ứng dụng trên ArcMap. ............................................................14
Hình I.5: Cấu trúc của Shape file .............................................................................15
Hình I.6: Giao diện viết code trong Arcgis ..............................................................17
Hình I.7: Hộp thoại Customize.................................................................................18
Hình I.8: Vị trí địa lý huyện Cẩm Mỹ ......................................................................19

Hình I.9: Hiện trạng mạng lưới giao thông trên địa bàn huyện Cẩm Mỹ ................33
Hình I.10: Bản đồ quy hoạch giao thông vận tải huyện Cẩm Mỹ ............................41
Hình II.1: Dữ liệu thuộc tính các điểm kinh doanh xăng dầu ..................................49
Hình II.2: Cấu trúc cây thư mục CAM_MY trong ArcCatalog ...............................51
Hình II.3: Đăng kí hệ tọa độ .....................................................................................51
Hình II.4: Cách Import file trên Catalog tree ...........................................................52
Hình II.5: Dữ liệu không gian lớp RGHC ................................................................53
Hình II.6: Vị trí cây xăng hiện trạng trên địa bàn huyện .........................................54
Hình II.7: Biên tập lớp GiaoThong_QH...................................................................56
Hình II.8: Đường giao thông quy hoạch sau khi được biên tập ...............................56
Hình II.9: Bản đồ hiện trạng điểm kinh doanh xăng dầu huyện Cẩm Mỹ ...............58
Hình II.10: Bảng thuộc tính Select By Location ......................................................61
Hình II.11: Những thửa đấtt được chọn gần đường giao thông ...............................61
Hình II.12: Tuyến đường và thửa đất được bố trí điểm kinh doanh xăng dầu mới .62
Hình II.13: Công cụ tạo điểm của đối tượng ............................................................63
Hình II.14: Các điểm kinh doanh xăng dầu mới có thể bổ sung ..............................63
Hình II.14: Bảng chú giải .........................................................................................64
Hình II.15: Bản đồ quy hoạch điểm kinh doanh xăng dầu .......................................65
Hình II.16: Thiết kế giao diện chương trình hỗ trợ quản lý thông tin ......................66
Hình II.17: Hộp thoại New UIControl .....................................................................66
Hình II.18: Giao diện chương trình “Hỗ trợ quản lý thông tin huyện Cẩm Mỹ”.....67
Hình II.19: Giao diện thiết kế form hiển thị thông tin giao thông ...........................67
Hình II.20: Giao diện hiển thị thông tin giao thông .................................................68
Hình II.21: Giao diện hiển thị thông tin thửa đất .....................................................68
Hình II.22: Giao diện hiển thị thông tin cây xăng ....................................................69
Hình II.23 : Thiết kế form tìm kiếm thông tin cây xăng ..........................................70


 


Hình II.24: Giao diện tìm kiếm thông tin của cây xăng ...........................................71
Hình II.25: Kết quả tìm kiếm thông tin theo Mã Cây xăng .....................................72
Hình II.26: Kết quả tìm kiếm thông tin theo “Tên đường” ......................................72
Sơ đồ I.1: Cấu trúc GeoDatabase .............................................................................15
Sơ đồ I.2: Các thuộc tính đặc trưng của VBA ..........................................................18
Sơ đồ I.3: Quy trình thực hiện ..................................................................................43
Sơ đồ II.1: Quy trình xử lý dữ liệu tổng quát ...........................................................48
Sơ đồ II.2: Quy trình xử lý dữ liệu lớp CayXang_HT. ............................................50
Sơ đồ II.3: Quy trình thành lập bản đồ hiện trạng điểm kinh doanh xăng dầu ........59
Sơ đồ II.4: Chức năng tìm kiếm ...............................................................................69


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Xăng dầu là nguồn nhiêu liệu cho nhiều ngành nghề như: Vận tải, sản xuất, vận
chuyển hàng hóa… Huyện Cẩm Mỹ là một huyện nông nghiệp mới thành lập để việc
xây dựng hệ thống các điểm kinh doanh xăng dầu tại địa phương mang lại nhiều hiệu
quả có liên quan việc đầu tư xây dựng của các doanh nghiệp, công tác quản lý Nhà
nước và nhu cầu sử dụng của người dân về đi lại tưới tiêu thì cần phải bố trí thêm các
điểm kinh doanh xăng dầu mới trong thời gian sắp tới.
Thực tế việc quy hoạch điểm kinh doanh xăng dầu trên địa bàn cũng được các
cơ quan, các nhà đầu tư thực hiện nhưng chỉ thực hiện một cách ngẩu nhiên, chưa
thống nhất chỉ đơn giản là chọn vị trí phù hợp điều này gây tốn thời gian cho các nhà
đầu tư. Ngày nay, với tốc độ phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin đã đem
lại nhiều tiến bộ mới trong lịch sử loài người. Để công tác quy hoạch điểm kinh doanh
xăng dầu mới được triển khai trong thực tế thì việc ứng dụng công nghệ thông tin sẽ
giúp cho nhà đầu tư có thể tìm kiếm, tra cứu thông tin được nhanh chóng, thuận tiện
hơn trong việc phân bổ lại hệ thống xăng dầu trên địa bàn. Việc lập bản đồ quy hoạch
điểm kinh doanh xăng dầu tạo điều kiện tổ chức và phân bố điểm kinh doanh xăng dầu
sao cho phù hợp, nhằm xây dựng cơ sở vững chắc cho công tác kế hoạch hóa nền kinh

tế quốc dân. Quy hoạch điểm kinh doanh xăng dầu đi đôi với việc quy hoạch sử dụng
đất là biện pháp quản lý nhà nước đối với đất đai, đảm bảo việc sử dụng đất đúng mục
đích, hiệu quả và bền vững. Xét thấy tầm quan trọng của vấn đề nghiên cứu, nhiều địa
phương đã và đang lập quy hoạch điểm kinh doanh xăng dầu. Tuy nhiên, kết quả đạt
được còn nhiều hạn chế và các thông tin còn rời rạc, khó khăn trong công tác quản lý.
Vì vậy, việc ứng dụng công nghệ thông tin để tìm kiếm, tra cứu thông tin nhanh
chóng, thuận tiện là điều cần thiết hiện nay.
Từ những yêu cầu thực tế nêu trên, đề tài “ỨNG DỤNG ARCGIS XÂY
DỰNG BẢN ĐỒ QUY HOẠCH ĐIỂM KINH DOANH XĂNG DẦU ĐẾN NĂM
2015 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020 HUYỆN CẨM MỸ-TỈNH ĐỒNG
NAI” sẽ giải quyết phần nào những bất cập trong công tác quản lý thông tin liên quan
đến xăng dầu.
2. Mục tiêu
- Nắm bắt được thực trạng mạng lưới kinh doanh xăng dầu trên địa bàn.
- Từ thực trạng mạng lưới kinh doanh xăng dầu làm cơ sở cho việc bố trí một
điểm kinh doanh xăng dầu mới.
- Xây dựng mô hình quản lý, cung cấp thông tin, phục vụ hiệu quả công tác
quản lý Nhà nước đối với hệ thống xăng dầu hiện có và quy hoạch những điểm kinh
doanh xăng dầu mới (có thể tra cứu thông tin và hiển thị thông tin)
3. Giới hạn đề tài
- Địa bàn: huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai.
- Bản đồ: thành lập bản đồ hiện trạng và bản đồ quy hoạch điểm kinh doanh
xăng dầu.
4. Nguồn tài liệu kế thừa
+ Dữ liệu bản đồ địa chính huyện Cẩm Mỹ dạng *.DGN.

Trang 1


Ngành: Công nghệ Địa chính


SVTH: Trương Thị Hạnh

+ Dữ liệu bản đồ hiện trạng sử dụng đất tỷ lệ 1:25.000 huyện Cẩm Mỹ, định
dạng *.MXD.
+ Bản đồ hiện trạng và bản đồ quy hoạch mạng lưới giao thông huyện Cẩm Mỹ
năm 2011 định hướng đến năm 2020 định dạng *.TAB
5. Sản phẩm của đề tài
- Bản đồ hiện trạng và bản đồ quy hoạch điểm kinh doanh xăng dầu huyện
Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng: Đề tài nghiên cứu các vấn đề về cơ sở dữ liệu không gian và thuộc
tính liên quan đến điểm kinh doanh xăng dầu hiện có trên địa bàn đồng thời lập bản đồ
quy hoạch điểm kinh doanh xăng dầu trên địa bàn huyện Cẩm Mỹ - tỉnh Đồng Nai.
2. Phạm vi nghiên cứu:
Xây dựng bản đồ hiện trạng và bản đồ quy hoạch điểm kinh doanh xăng dầu.
Ý NGHĨA THỰC TIỂN
- Việc áp dụng công nghệ thông tin vào việc quản lý điểm kinh doanh xăng dầu
giúp người sử dụng tiếp cận, tra cứu và tìm kiếm thông tin dễ dàng, nhanh chóng. Cho
chúng ta một cách nhìn tổng quát về hệ thống xăng dầu trên địa bàn huyện.
- Xây dựng hệ thống dữ liệu chuẩn có thể truy xuất, cập nhật, khai thác nhằm
cung cấp thông tin quy hoạch theo yêu cầu riêng một cách nhanh chóng.
- Quản lý thông tin bằng ngôn ngữ lập trình VBA (Visual Basic for Aplication)
trên nền Arcgis dễ sử dụng.

Trang 2


Ngành: Công nghệ Địa chính


SVTH: Trương Thị Hạnh

PHẦN I: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
 

I.1 Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu:
I.1.1 Lịch sử phát triển của bản đồ học chuyên đề:
Các bản đồ chuyên ngành đã xuất hiện từ rất sớm, ví dụ như bản đồ đường sá
của đế chế La Mã hoặc bản đồ đi biển (portolan). Nổi tiếng nhất thời này là “Bản vẽ
Peutiger”- dùng như một phương tiện định hướng khi đi đường.
Tuy nhiên, loại bản đồ cổ xưa nhất là bản vẽ các thửa đất canh tác, đúng hơn là
các bản khắc trên đá ở thung lũng Camônic (Italia) thời đồ đồng, hoặc các bản vẽ giải
thửa ở Ai Cập cổ đại v.v....
Theo Xalisev thì đặt nền móng đầu tiên cho bản đồ chuyên đề là các nhà thiên
văn học người Anh Edmon Hally. Ông đã sử dụng các thành quả đo đạc và nghiên cứu
về độ từ thiên, thủy triều, gió… để biên soạn các bản đồ địa vật lí: bản đồ gió (1688),
bản đồ từ thiên (1701) dùng trong nghiên cứu các quy luật phân bố không gian giữa
các hiện tượng tự nhiên.
Vào khoảng giữa thế kỷ XVIII, bắt đầu biên soạn các bản đồ địa chất do nhu
cầu khai thác mỏ ở Anh quốc và một số nước châu Âu. Tuy vậy ở đầu thế kỉ XVIII,
bản đồ chuyên đề còn rất ít do khoa học tự nhiên đang ở giai đoạn tích lũy và bước đầu
hệ thống hóa các tài liệu thực tế. Vào giữa thế kỉ XVIII, nhà bác học Lômônôxov đã
chỉ ra mối quan hệ giữa hiện tượng tự nhiên và dùng phương pháp so sánh địa lý để
nghiên cứu chúng. Vào năm 1817, nhà tự nhiên học nổi tiếng người Đức A.Humbolt
đã áp dụng các đường đẳng nhiệt để tìm ra quy luật phân bố nhiệt trên bề mặt Trái đất.
Như vậy ông đã đặt cơ sở đầu tiên cho việc xây dựng các bản đồ khí hậu, đồng thời tạo
điều kiện cho khí hậu học trở thành một ngành độc lập của khoa học địa lí. Vào những
năm 1836 đến 1941, Berhaus đã công bố cuốn Atlas tự nhiên nổi tiếng gồm 90 tờ bản
đồ chuyên đề về khí tượng học, thủy văn học, địa chất học, từ trường Trái đất, thực

vật, động vật, dân tộc học, tập hợp trong 8 phần và 1 tập riêng bằng bản văn.
Tiếp theo đó, vào nửa thế kỉ X, các ngành như địa lý thổ nhưỡng, đại dương
học, địa động vật, địa lý kinh tế... đã bắt đầu xây dựng và sử dụng các bản đồ chuyên
đề, xem đó là một phương pháp ghi nhận và trình bày các thành quả nghiên cứu,
phương pháp phát hiện các quy luật phân bố, biện pháp xác lập các mối quan hệ giữa
các hiện tượng với môi trường xung quanh.
Việc đo vẽ và thành lập các bản đồ chuyên đề có tác dụng rất lớn không chỉ đối
với nhiều ngành khoa học tự nhiên, đối với việc mở rộng ra nhiều chuyên đề sâu, mà
ngày càng đóng góp tích cực vào thực tế sản xuất và thỏa mãn nhiều nhu cầu của việc
phát triển kinh tế quốc dân. Do đó mà nhiều quốc gia đã sớm thành lập các cơ quan
bản đồ chuyên ngành, ví dụ: Anh đã thành lập cơ quan chuyên trách đo vẽ địa chất
(1832), Nga thành lập Ủy ban địa chất (1882). Sau bản đồ địa chất là sự tiếp tục đo vẽ
bản đồ chuyên đề về thổ nhưỡng, rừng, nông nghiệp, khí hậu và địa chính.
Sự phát triển nhanh chóng trong đo vẽ và lập các bản đồ chuyên đề ngay từ thế
kỉ XIX đã dẫn tới việc xây dựng các bản đồ chuyên đề ví dụ: Bản đồ độ sâu các đại
dương (Hội địa lý đề xuất), bản đồ địa chất thế giới, bản đồ thực vật, bản đồ đất (1:
5.000.000), địa mạo, nguồn kim loại và các khoáng sản có ích... Đến nay số lượng bản
đồ chuyên đề thế giới đã lên đến 60.

Trang 3


Ngành: Công nghệ Địa chính

SVTH: Trương Thị Hạnh

Hiện nay, Việt Nam là một trong số các nước trên thế giới xuất bản Atlas của
quốc gia mình. Trong các Atlas quốc gia có các phần sau: tự nhiên, dân cư, kinh tế,
văn hóa, cơ cấu chính trị hành chính, lịch sử. Ba phần đầu phản ảnh ánh các điều kiện
vật chất của đời sống xã hội là: thiên nhiên và nguồn tài nguyên, lực lượng sản xuất

chủ yếu và nền sản xuất lợi ích vật chất (sự phân bố và trạng thái của nền sản xuất cả
nước, cũng như vùng lớn). Hai phần tiếp theo thể hiện các điều kiện các điều kiện
chính trị xã hội, phản ánh các thành tựu của đất nước trong các lĩnh vực văn hóa, giáo
dục khoa học và y tế… Phần lịch sử thể hiện những thành tựu lớn theo hai hướng
chính: xây dựng, bảo vệ đất nước và quá trình nhận biết, phản ánh kết quả đo vẽ lãnh
thổ.
Hai nhóm đề tài ngày càng được chú ý trong hệ thống các bản đồ chuyên đề
(hay chuyên ngành) là công tác đo vẽ và thành lập các bản đồ địa chính để xét đặc tính
nông nghiệp, đánh giá đất và bản đồ sử dụng đất để thể hiện sự phân bố các loại đất
canh tác, đất sử dụng khác nhau trong xây dựng kinh tế.
Hiện nay, một vấn đề nổi lên trong mỗi quốc gia và cả trên toàn cầu là việc đo
đạc, tính toán để xây dựng các bản đồ môi trường (tự nhiên, dân cư, văn hóa, kinh tế
xã hội) nhằm có kế hoạch khai thác hợp lý các tài nguyên, bảo vệ môi sinh ngày càng
tôt hơn.
Tồn tại chung của các quốc gia trong công tác xây dựng và phát triển bản đồ
học chuyên đề nói chung và các bản đồ chuyên ngành nói riêng là.
- Còn thiếu sự quan tâm đúng mức và có tính hệ thống rõ rệt trong từng
ngành.
- Công việc phần lớn là do cá nhân các nhà chuyên môn nghiên cứu thực
hiện (kể cả tìm phương pháp phản ánh, viết báo các khoa học), chỉ một số ngành có
phòng bản đồ.
- Sự hợp tác, liên hệ giữa các ngành liên quan để có sản phẩm chặt chẽ hơn
cũng ít có hoặc ít được để ý đến, kể cả đối ngành trắc địa và bản đồ Nhà nước.
Những sản phẩm của riêng từng ngành đó ở nước ta cũng đã có khả năng được sử
dụng rộng rãi trong toàn xã hội và trong các ngành kinh tế quốc dân.
I.1.2 Cơ sở khoa học
1. Bản đồ học
a. Khái niệm
“Bản đồ là hình ảnh của thế giới thực tế địa lý, được ký hiệu hóa, phản ánh
các yếu tố hoặc các đặc điểm một cách có chọn lọc, là kết quả từ sự nổ lực sáng tạo

trong lựa chọn của tác giả bản đồ, và được thiết kế để sử dụng chủ yếu liên quan đến
mối quan hệ không gian”.
Sự biểu hiện này tuân theo quy tắc về thu nhỏ, tổng quát hóa, được thiết lập
cho mỗi tỷ lệ và tuân theo quy tắc của một phép chiếu phẳng bản đồ.
Từ định nghĩa trên nêu rõ các khía cạnh:
- Bản đồ là một loại mô hình về hiện thực địa lý.
- Mô hình bản đồ có 4 đặc điểm quan trọng, xác định sự khác biệt giữa bản đồ
và mô hình khác, đó là:
+ Phản ánh hiện thực địa lý (các thực thể, hiện tượng, quá trình, tính chất,
trạng thái trong mối quan hệ định vị trong không gian).
+ Được xác định về mặc toán học - hệ quy chiếu, tỷ lệ.

Trang 4


Ngành: Công nghệ Địa chính

SVTH: Trương Thị Hạnh

+ Phản ánh hiện thực địa lý có chọn lọc, xuất phát từ một số điều kiện, trong
đó quan trọng nhất là mục đích và tỷ lệ bản đồ.
+ Phản ánh hiện thực địa lý bằng mô hình ký hiệu là chủ yếu.
b. Bản đồ số:
. Khái niệm:
Bản đồ số là mô hình số của bản đồ địa hình, bản đồ chuyên đề, bản đồ chuyên
môn, được thể hiện ở dạng số đối với tọa độ mặt phẳng (x, y), độ cao và các số liệu
thuộc tính đã được mã hóa. Bản đồ số được thành lập trong phép chiếu, hệ thống ký
hiệu quy định đối với các bản đồ cùng kiểu đã biết, có tính đến tổng quát hóa và các
yêu cầu về độ chính xác.
. Đặc điểm:

- Bản đồ số có đầy đủ các đặc điểm cơ bản của bản đồ truyền thống: cơ sở toán
học, các nội dung thông tin thể hiện, sử dụng ký hiệu bản đồ. Nhưng thông tin được
lưu trữ dưới dạng số.
- Thông tin của bản đồ được cấu trúc theo kiểu raster hoặc vector, tổ chức
thành các file bản đồ riêng lẽ, hoặc liên kết thư mục trong các cơ sỡ dữ liệu bản đồ
hoặc hệ thống thông tin địa lý (GIS).
- Để sử dụng và làm việc với bản đồ số, phải có máy tính điện tử và các thiết bị
liên quan, các phần mềm chuyên dụng.
- Bản đồ số ngoài việc phải đạt được các điều kiện và tiêu chuẩn như bản đồ
truyền thống (độ chính xác, nội dung, quy tắc,…), nó còn có ưu điểm:
+ Cho khả năng giao diện trực tiếp, thuận lợi và linh hoạt giữa người dùng
với thông tin bản đồ. Có tính chuẩn hóa cao, chuẩn hóa về: dữ liệu, tổ chức, thể
hiện dữ liệu.
+ Tính linh hoạt của bản đồ rất cao thể hiện ở khả năng dễ dàng cập nhật,
chỉnh sửa hoặc có thể thay đổi về thiết kế, trình bày, ký hiệu.
+ Quá trình nhập số liệu và biên vẽ bản đồ có nhiều khó khăn, phức tạp,
nhưng khâu sử dụng về sau lại có nhiều thuận lợi và mang lại hiệu quả cao về
thời gian lẫn chi phí.
2. Bản đồ chuyên đề
a. Khái niệm
Bản đồ chuyên đề là bản đồ thể hiện những hiện tượng riêng biệt của tự nhiên,
xã hội hay những tổ hợp, những phức hệ của chúng. Đối tượng phản ánh chủ yếu có
thể là một trong những nội dung của bản đồ địa lý tổng hợp (địa hình, thủy văn…)
hoặc là những nội dung mà bản đồ địa lý tổng hợp không đề cập đến (sự kiện lịch sử,
nhiệt độ…)
b. Đặc điểm:
Bản đồ chuyên đề thể hiện hai lớp nội dung thông tin cơ bản: thứ nhất là hệ
thống nội dung các yếu tố nền (sông ngòi, đường sá, địa hình,…), các yếu tố này phụ
thuộc vào yêu cầu của nội dung chuyên môn, thứ hai là lớp nội dung chuyên môn, là
yếu tố chính, cần thể hiện của bản đồ chuyên đề.

Trên một bản đồ chuyên đề có thể kết hợp nhiều phương pháp biểu thị để làm
nổi bật lên nội dung chính muốn thể hiện.
c. Nhiệm vụ:
Bản đồ chuyên đề có nhiệm vụ phản ánh:
- Bản chất nội dung của hiện tượng.
Trang 5


Ngành: Công nghệ Địa chính

SVTH: Trương Thị Hạnh

- Trật tự không gian của đối tượng, hiện tượng.
- Cấu trúc của các liên hệ, động thái và tính tương hỗ của hiện tượng.
- Kiểu dáng đối tượng, hình thức phân bố, hình ảnh không gian và tính biến
động của hiện tượng.
- Điều kiện tự nhiên (hoặc điều kiện kinh tế - xã hội của một lãnh thổ nhất
định).
Tập bản đồ chuyên đề (hay series, atlas,…) được thành lập ra cũng như các bản
đồ địa lý chung, là để thỏa mãn nhu cầu thông tin địa lý không gian của các đối tượng
tự nhiên cũng như các đối tượng kinh tế - xã hội nhằm giải quyết vấn đề quy hoạch
ngành và lãnh thổ, giải các bài toán về khoa học cũng như trong nền kinh tế quốc dân.
d. Phương pháp biểu thị:
Các phương pháp thể hiện nội dung bản đồ: Có 10 phương pháp, gồm:
- Phương pháp đường đẳng trị
- Phương pháp ký hiệu
- Phương pháp ký hiệu đường
- Phương pháp nền chất lượng
- Phương pháp biểu đồ định vị
- Phương pháp đường chuyển động

- Phương pháp điểm
- Phương pháp biểu đồ bản đồ
- Phương pháp khoanh vùng
- Phương pháp đồ giải.
Đề tài sử dụng bốn phương pháp thể hiện. Đó là các phương pháp:
 Phương pháp ký hiệu nhỏ
- Khái niệm: Là phương pháp đặc biệt để thể hiện vị trí các đối tượng, biểu
hiện các hiện tượng định vị theo điểm.
- Đặc điểm:
+ Phương pháp này biểu thị cho các đối tượng phân bố rời rạc.
+ Thể hiện vị trí chính xác của đối tượng.
+ Thể hiện các đối tượng có kích thước nhỏ.
+ Phản ánh cấu trúc nội dung khác nhau của đối tượng và hiện tượng
(điểm kinh doanh xăng dầu, trường học, trung tâm dân cư,...).
+ Ký hiệu chữ: Là hệ thống ký hiệu sử dụng chữ cái đầu tiên lấy từ tên
của đối tượng biểu thị. Nếu đối tượng có ký hiệu chữ cái đầu tiên giống nhau thì
dùng đến chữ cái thứ hai. Ví dụ: Mã sử dụng đất như đất ở tại nông thôn kí hiệu
là ONT.
+ Ký hiệu hình học: Dùng các hình đơn giản (như hình vuông, hình
tròn, tam giác) mà tâm là vị trí xác định các đối tượng, thể hiện được chất lượng,
số lượng của hiện tượng.
+ Ký hiệu hình tượng: Gợi cho liên tưởng tới đối tượng thực tế mà nó
phản ánh gồm hai loại:
+ Ký hiệu nghệ thuật: Có hình dáng giống với hình dáng thực tế
của đối tượng.
+ Ký hiệu tượng trưng: Là sản phẩm của sự kết hợp tinh tế giữa ký
hiệu nghệ thuật và ký hiệu hình học đơn giản.
 Phương pháp ký hiệu tuyến
- Khái niệm
Nó được dùng để biểu thị cho các đối tượng có sự kéo dài theo tuyến mà

độ rộng của chúng thông thường không biểu thị theo tỷ lệ bản đồ như: các loại
đường địa giới khác nhau, các mạng lưới đường giao thông, kênh đào,….
- Phương tiện thể hiện: hình dạng, màu sắc, độ rộng
Trang 6


Ngành: Công Nghệ Địa Chính

SVTT: Trương Thị Hạnh

+ Hình dạng: nhiều đối tượng tự nhiên, nhân tạo có hình dạng rất đặc
trưng như sông uốn lượn, kênh mương thẳng.
+ Màu sắc phản ánh định tính.
+ Kích thước phản ánh định lượng.
 Phương pháp ký hiệu nền chất lượng
- Khái niệm:
Dùng để phản ánh các đối tượng có sự phân bố dày đặc trên bề mặt trái
đất hoặc phân bố theo khối – cụm (dân cư, rừng, hành chính…).
- Ý nghĩa:
+ Phân chia lãnh thổ thành các khu vực đồng nhất về mặt chất lượng
theo dấu hiệu tự nhiên, kinh tế hoặc chính trị - hành chính.
+ Phân vùng riêng lẽ cho toàn lãnh thổ.
- Điểm quan trọng của phương pháp này là: Xác định ranh giới khu vực và
tổng hợp theo các định tính.
 Phương pháp khoanh vùng
- Khái niệm
Là phương pháp dùng để biểu thị các hiện tượng có đặc tính phân bố
theo diện tích nhưng không liên tục.
- Đặc điểm
+ Thường được sử dụng thành lập bản đồ cho các hiện tượng có đặc tính

phân bố theo vùng.
+ Trong vùng sự phân bố của hiện tượng là liên tục, dày đặc hoặc xen
kẽ. Có thể có vùng phân bố tuyệt đối (cho một hiện tượng) và vùng phân bố tương
đối (hiện tượng chiếm tỷ lệ cao).
+ Mục đích là chỉ rõ được ranh giới các hiện tượng.
+ Nó là trường hợp riêng của phương pháp nền chất lượng.
- Phương pháp thành lập
Nguyên tắc
+ Khoanh vùng tuyệt đối (một hiện tượng là duy nhất)
+ Khoanh vùng tương đối (hiện tượng chiếm tỷ lệ cao)
+ Khoang vùng mở
+ Khoanh vùng đóng
- Phương tiện đồ họa
+ Nét chải: dùng hệ thống đường có hướng thay đổi, cấu trúc khác nhau
hoặc độ đậm nhạt khác nhau.
+ Màu sắc: có thể dùng theo màu quang phổ đỏ, cam, vàng, lục, lam,
chàm, tím.
+ Các đối tượng không rõ ranh giới có thể đặt ký hiệu nghệ thuật hoặc
viết trải ra trong phạm vi của vùng.
+ Dùng chữ viết để biểu thị
e. Ý nghĩa, vai trò của bản đồ chuyên đề.
 Ý nghĩa:
Các bản đồ chuyên đề đều thực sự quan trọng, rất có ý nghĩa không chỉ với sự
phát triển của bản đồ học chuyên đề hay địa lý học mà còn đóng góp rất lớn và có hiệu
quả cho việc quy hoạch, xây dựng, phát triển, khai thác và bảo vệ các nguồn tài

Trang 7


Ngành: Công Nghệ Địa Chính


SVTT: Trương Thị Hạnh

nguyên thiên nhiên, nguồn lao động cũng như tài nguyên kinh tế - xã hội của từng
nước nhóm nước và toàn cầu.
Các bản đồ chuyên đề với các tỉ lệ khác nhau cho biết từ chi tiết đến tổng thể,
từ vị trí địa lý của hiện tượng tại khu vực nhỏ rồi từ đó hiểu thêm về đặc điểm (tự
nhiên, kinh tế - xã hội…) của hiện tượng trên những vùng lớn dần, thấy rõ cấu trúc
phân bố của hiện cùng mối liên hệ hữu cơ hay ảnh hưởng lẫn nhau của các hiện tượng
trong phạm vi chuyên ngành, nhóm ngành cũng như trong môi trường địa lý chung.
Không những thế khi so sánh cùng một hiện tượng trên các bản đồ xuất bản ở nhiều
giai đoạn lịch sử khác nhau, cũng hiểu rõ tiến trình phát triển - động thái của hiện
tượng… Những điều đó cho thấy vai trò, ý nghĩa to lớn của bản đồ nói chung, đặc biệt
là các bản đồ chuyên đề trong giai đoạn thăm dò, tìm kiếm, thống kê, nghiên cứu quy
hoạch và triển khai bất ký dự án nào trong các ngành kinh tế quốc dân cũng như trong
quốc phòng.
 Vai trò
Bản đồ chuyên đề có vai trò quan trọng trong việc thể hiện, phản ánh cũng như
định hướng quy hoạch và phát triển các lĩnh vực kinh tế - xã hội, cũng như công tác
điều tra cơ bản các tài nguyên thiên nhiên và môi trường.
Bản đồ chuyên đề thể hiện được sự đa đạng và thể hiện phong phú về nội dung.
Bản đồ chuyên đề có mối quan hệ chặt chẽ với các lĩnh vực chuyên ngành.
Bản đồ chuyên đề được xây dựng trên cơ sở các số liệu thống kê, các số liệu
khảo sát đo đạc thông tin và dựa trên nền cở sở địa lí của bản đồ địa hình, bản đồ địa
hình khái quát, bản đồ khái quát.
Bản đồ chuyên đề thường so các nhà học giả của các chuyên ngành thành lập.
f. Phân loại
. Phân loại các bản đồ chuyên đề
Phân loại theo nội dung: có các nhóm bản đồ chuyên đề sau (theo Xalisev):
Bản đồ các hiện tượng tự nhiên gồm:

- Các bản đồ tổng quan: cảnh quan, phân miền tự nhiên…
- Bản đồ địa chất: địa tầng, kiến tạo, thạch học, trầm tích, địa chất thủy văn,
khoáng sản, địa chấn.
- Bản đồ địa vật lí: trường vật lí, trọng lực, từ trường…
- Các bản đồ địa hóa.
- Các bản đồ địa hình bề mặt Trái đất: đo cao, đo sâu, đo đạc hình thái, địa mạo
- dạng, gốc, tuổi).
- Các bản đồ khí tượng và khí hậu.
- Các bản đồ hải dương học: biển và đại dương.
- Các bản đồ thủy văn: nước mặt của lục địa.
- Các bản đồ thổ nhưỡng.
- Các bản đồ thực vật học.
- Các bản đồ thế giới động vật.
Bản đồ các hiện tượng xã hội gồm:
- Các bản đồ dân cư: phân bố dân cư và cư trú, thành phần theo giới tính và độ
tuổi, sự di cư, thành phần xã hội, nghề nghiệp, lao động, dân tộc và nhân chủng học…
- Các bản đồ kinh tế (kinh tế quốc dân): tài nguyên thiên nhiên và sự đánh giá
về mặt kinh tế, công nghiệp, nông và lâm nghiệp, vận tải, phương tiện liên lạc, xây
dựng thương mại và ngân hàng, kinh tế chung…
Trang 8


Ngành: Công Nghệ Địa Chính

SVTT: Trương Thị Hạnh

- Các bản đồ cơ sở hạ tầng: giáo dục, khoa học, văn hóa, y tế, thể dục thể thao,
du lịch, dịch vụ đời sống, sinh họat công cộng…
- Các bản đồ chính trị và hành chính.
- Các bản đồ lịch sử: chế độ nguyên thủy, chế độ nông nô, chế độ phong kiến,

chế đọ tư bản, chế độ xã hội chủ nghĩa…
Bản đồ kỹ thuật gồm:
- Các bản đồ quân sự (trận đánh, chiến dịch, chiến thuật, chiến lược, …)
- Các bản đồ thiết kế.
- Các bản đồ giao thông đường sông, đường biển, đường hàng không, vũ trụ
hay vệ tinh…
Đối với các ngành sư phạm và giáo dục nói chung thì việc phân lọai bản đồ
theo mục đích sử dụng là rất quan trọng. Theo sự phân loại này, có hai nhóm cơ bản
sau:
Bản đồ phục vụ kinh tế quốc dân và quản lý điều hành gồm:
- Các bản đồ điều tra, kiểm kê, đánh giá các điều kiện tự nhiên và các tài
nguyên thiên nhiên (cho các ngành kinh tế quốc dân và các ngành xây dựng cụ
thể).
- Các bản đồ điều tra, kiểm kê, đánh giá các tài nguyên lao động và kinh tế.
- Các bản đồ thiết kế (tổ chức lãnh thổ): xây dựng, cải tạo đất, quản lý ruộng
đất, quản lý rừng…
- Các bản đồ nghiệp vụ kinh tế
- Các bản đồ dẫn đường (tạo hàng) và đường sá: đường biển, đường sông và
hồ, đường ôtô, đường hàng không, vệ tinh…
Bản đồ phục vụ mục đích giáo dục khoa học và văn hóa:
- Các bản đồ giáo khoa cho trường trung học cơ sở, trung học phổ thông, cho
các trường cao đẳng, đại học, cho trường kiếm thị…
- Các bản đồ tra cứu khoa học.
- Các bản đồ giáo dục: các bản đồ tuyên truyền - cổ động, các bản đồ địa
phương chí…
- Các bản đồ du lịch: bản đồ tham quan, bản đồ thể thao…
 Phân loại các Atlas chuyên đề
Cơ sở để phân loại các Atlas chuyên đề cũng tương tự như bản đồ chuyên đề.
Thường kết hợp thành quả của các ngành trong phạm vi lãnh thổ quốc gia để xây dựng
các Atlas chuyên đề. Ví dụ, ở nước ta đã xuất bản Atlas quốc gia tổng hợp và Atlas

chuyên đề như: Atlas khí hậu, Atlas thủy văn, Atlas dân số, Atlas nông nghiệp…
Theo nội dung có thể phân loại các Atlas chuyên đề ra làm hai nhóm chính:
Atlas chuyên đề các hiện tượng tự nhiên
- Atlas các hiện tượng tự nhiên ngành hẹp.
- Atlas các hiện tượng tự nhiên phức hợp ngành.
- Atlas phức hợp các hiện tượng tự nhiên nói chung.
- Atlas phức hợp hàng loạt các hiện tượng tự nhiên.
Atlas chuyên đề các hiện tượng xã hội.
- Atlas các hiện tượng xã hội ngành hẹp.
- Atlas các hiện tượng xã hội phức hợp ngành.
- Atlas phức hợp các hiện tượng xã hội nói chung.
- Atlas phức hợp hàng loạt các hiện tượng xã hội.
Trang 9


Ngành: Công Nghệ Địa Chính

SVTT: Trương Thị Hạnh

3 Cơ sở toán học của bản đồ
a. Phép chiếu bản đồ
Là một phương pháp xác định về mặt toán học nhất định nhằm biểu thị mặt
Elipsoid lên mặt phẳng. Phép chiếu xác định mối quan hệ (tương ứng) giải thích giữa
toạ độ địa lý (hay toạ độ khác) của các điểm trên mặt Elipsoid với toạ độ vuông góc
hay toạ độ khác của chính những điểm ấy trên mặt phẳng. Mối quan hệ đó có thể được
biểu thị bằng hai phương trình có dạng:
X=f1(, ).
Y=f2(, ).
và được gọi là những phương trình của phép chiếu bản đồ.
Giới thiệu hệ quy chiếu VN - 2000 và các thông số chính

- Elipsoid quy chiếu Quốc gia là elipsoid WGS-84 toàn cầu với các thông số:
+ Bán trục lớn: a = 6.378.137m.
+ Độ dẹt: f = 1/298,257223563.
+ Tốc độ quay quanh trục:  = 7292115 x -11 rad/s.
- Elipsoid WGS-84 được định vị phù hợp với lãnh thổ VN trên cơ sở sử dụng
điểm GPS cạnh dài có độ cao thuỷ chuẩn phân bố đều trên toàn lãnh thổ Việt Nam.
- Điểm gốc toạ độ Quốc gia đặt tại Viện nghiên cứu Địa chính-đường Hoàng
Quốc Việt - Hà Nội.
b. Tỷ lệ bản đồ
. Định nghĩa
Tỷ lệ được biểu thị bằng tỷ số chiều dài của một đoạn thẳng trên ảnh đối với
chiều dài tương ứng của nó ngoài thực địa.
. Các dạng tỷ lệ bản đồ
- Tỷ lệ số: thể hiện bằng một phân số mà tử số bằng 1, còn mẫu số là số cho
thấy mức độ thu nhỏ của mặt đất. Tỷ lệ này viết dưới dạng 1:M
- Tỷ lệ chữ: là tỷ lệ nêu rõ một đơn vị chiều dài trên bản đồ tương ứng với độ
dài ngoài thực địa là bao nhiêu.
- Thước tỷ lệ: Là hình vẽ dùng nó có thể đo trên bản đồ. Thước tỷ lệ có thước
thẳng và thước xiên.

Hình I.1: Tỷ lệ số, tỷ lệ chữ và thước tỷ lệ
4. Hệ thống thông tin địa lý (GIS):
a. Định nghĩa hệ thống thông tin địa lý (GIS)
Hệ thống thông tin địa lý (GIS) là một thu thập có tổ chức của phần cứng,
phần mềm, dữ liệu địa lý và con người được thiết kế nhằm nắm bắt, lưu trữ, cập nhật,
sử dụng, phân tích và hiển thị các thông tin liên quan đến địa lý. Mục đích đầu tiên của
GIS là xử lý không gian, hay các thông tin liên quan đến địa lý.
b. Các thành phần của GIS
Năm thành phần quan trọng cấu thành nên GIS: Phần cứng, phần mềm, ứng
dụng, dữ liệu và con người. Năm thành phần này phải cân bằng, hoàn chỉnh để GIS có

thể hoạt động hiệu quả.
Trang 10


Ngành: Công Nghệ Địa Chính

SVTT: Trương Thị Hạnh

Hình I.2: Các thành phần của GIS
- Phần cứng (Hadware): Máy vi tính (computer), máy vẽ (plotters), máy in
(printer), bàn số hoá (digitizer), thiết bị quét ảnh (scanners), các phương tiện lưu trữ
số liệu (USB, CD...).
- Phần mềm (Software): Là tập hợp các câu lệnh, chỉ thị nhằm điều khiển phần
cứng của máy tính thực hiện một nhiệm vụ xác định, phần mềm hệ thống thông tin địa
lý có thể là một hoặc tổ hợp các phần mềm máy tính: Mapinfo, Arcview, Arcgis,
Mapping Office….
- Cơ sở dữ liệu (Database, Geographic data): Dữ liệu được sử dụng trong GIS
không chỉ là số liệu địa lý (geo-referenced data) riêng lẽ mà còn phải được thiết kế
trong một cơ sở dữ liệu (database). Có 2 loại dữ liệu: dữ liệu không gian và dữ liệu
thuộc tính.
- Con người, chuyên viên (Expertise): Đây là một trong những hợp phần quan
trọng của công nghệ GIS, đòi hỏi những chuyên viên hướng dẫn sử dụng hệ thống để
thực hiện các chức năng phân tích và xử lý các số liệu. Đòi hỏi phải thông thạo về việc
lựa chọn các công cụ GIS để sử dụng, có kiến thức về các số liệu đang được sử dụng
và thông hiểu các tiến trình đang và sẽ thực hiện.
- Quy trình (Progress): Ðây là hợp phần rất quan trọng để đảm bảo khả năng
hoạt động của hệ thống, là yếu tố quyết định sự thành công của việc phát triển công
nghệ GIS. Hệ thống GIS cần được điều hành bởi một bộ phận quản lý, bộ phận này
phải được bổ nhiệm để tổ chức hoạt động.
c. Đặc điểm

Công nghệ GIS bao gồm các công đoạn từ thu thập, lưu trữ, cập nhật dữ liệu
bao gồm dữ liệu không gian (bản đồ, ảnh hàng không, ảnh vệ tinh) và dữ liệu thuộc
tính (các bảng biểu thống kê), truy vấn và phân tích, cũng như các phương pháp thể
hiện dữ liệu dưới dạng bản đồ và các báo cáo.
- Trong mô hình GIS các đối tượng địa lý được phân loại thành điểm, đường,
vùng.
- Đặc điểm quan trọng của GIS là mỗi một đối tượng địa lý đều được liên kết
với một cơ sở dữ liệu. Sao cho mỗi vùng (hoặc điểm, hoặc đường) đều được mô tả bởi
các trường thuộc tính.
d. Các chức năng cơ bản của hệ thống thông tin địa lý
- Nhập dữ liệu: dữ liệu nhập phải được chuyển đổi định dạng thành những
dạng thích hợp cho việc sử dụng trong một GIS.
- Quản lý dữ liệu: bao gồm những chức năng cần thiết cho việc lưu trữ và truy
cập lại dữ liệu từ cơ sở dữ liệu.

Trang 11


Ngành: Công Nghệ Địa Chính

SVTT: Trương Thị Hạnh

- Phân tích dữ liệu: những chức năng thao tác và phân tích dữ liệu là yếu tố
quyết định những thông tin mà GIS có thể đưa ra, nó có thể sẽ làm biến đổi cách thức
tổ chức công việc.
- Hiển thị dữ liệu: tùy theo từng yêu cầu cụ thể mà dữ liệu xuất ra khác nhau
về chất lượng độ chính xác.
e. GIS và bản đồ
Bản đồ và GIS là hai khái niệm luôn đi cùng và gắn liền với nhau. Bản đồ là
các dữ liệu đầu vào cho GIS. Trong quá trình phân tích không gian, bản đồ được sử

dụng để hổ trợ và thực hiện các phép phân tích bằng các công cụ của GIS. Sau đó,
chúng lại được sử dụng để hiển thị và truyền thông tin những kết quả nghiên cứu đó.
GIS là tập hợp các chức năng phân tích bản đồ, là công cụ hỗ trợ biên tập bản đồ hay
nói một cách khác bản đồ là công cụ để trình diễn dữ liệu không gian trong GIS.
Từ góc độ về công nghệ của những thiết kế, ứng dụng GIS: Bản đồ là một
phương tiện không thể thiếu và hỗ trợ đắc lực cho các thao tác đối với các thông tin
địa lý. Bản đồ vừa là các dữ liệu đầu vào đồng thời cũng là nền thể hiện các thông tin
phân tích, xử lý và trao đổi các kết quả khai thác dữ liệu của GIS. Khi thực hiện phân
tích trong môi trường GIS, bản đồ là phương tiện được sử dụng để thể hiện và mô
phỏng, những dự báo, phân tích, xử lý dữ liệu, tính toán của những người ứng dụng.
f. Hệ thống thông tin địa lý (GIS) và các hệ thống thông tin khác
Hệ thống thông tin địa lý (GIS) trước hết là một hệ thống giống như các hệ
thống thông tin khác ví dụ như: thương mại, pháp luật, ngân hàng… các hệ thống
thông tin nói chung đều bao gồm các phần: các thiết bị phần cứng, hệ thống phần
mềm, các cơ sở dữ liệu cần thiết. Sự khác nhau giữa hệ thống thông tin địa lý với các
hệ thống thông tin khác chỉ ở 2 điểm:
- Cơ sở dữ liệu bao gồm các dữ liệu địa lý, dữ liệu thuộc tính và mối quan hệ
giữa 2 loại dữ liệu này.
- Hệ thống thông tin đầu vào đòi hỏi có những đặc thù riêng về độ chính xác.
I.2. Cơ sở pháp lý
- Luật đất đai ngày 26 tháng 11 năm 2003.
- Nghị định 181/2004/NĐ-CP (29/10/2004) của Chính phủ về thi hành luật đất
đai năm 2003.
- Nghị định 84/2009/NĐ-CP (15/10/2009) của Chính phủ quy định về kinh
doanh xăng dầu
- Thông tư 19/2009/TT-BTNMT về việc hướng dẫn lập, điều chỉnh và thẩm
định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
- Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai huyện Cẩm Mỹ đến năm 2010 và định
hướng đến năm 2020.
- Căn cứ Quyết định số 1867/QĐ-CT.UBT ngày 27/6/2003 của Chủ tịch

UBND tỉnh về việc phê duyệt quy hoạch phát triển hệ thống cửa hàng xăng dầu trên
địa bàn tỉnh Đồng Nai đến năm 2010 và định hướng năm 2020.
- Căn cứ Quyết định số 3872/QĐ-UBND ngày 08/11/2007 của UBND tỉnh về
việc sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Quy hoạch phát triển hệ thống cửa hàng
xăng dầu trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đến năm 2010 và định hướng năm 2020
- Căn cứ Nghị định số 55/2007/NĐ-CP ngày 06 tháng 4 năm 2007 của Chính
phủ về kinh doanh xăng dầu.

Trang 12


Ngành: Công Nghệ Địa Chính

SVTT: Trương Thị Hạnh

I.3. Cơ sở thực tiễn
I.3.1. Thực tiễn trên thế giới
Bản đồ quy hoạch điểm kinh doanh xăng dầu là một thành phần của bản đồ
chuyên đề được nhiều quốc gia trên thế giới sử dụng. Ngày nay do công nghệ thông tin
phát triển nên hầu hết các bản đồ chuyên đề được xây dựng trên nền Gis. Các quốc gia
sử dụng bản đồ số như Mỹ, Nga, Trung Quốc,…
I.3.2. Ở Việt Nam
Việc xây dựng bản đồ quy hoạch điểm kinh doanh xăng dầu được áp dụng tại
Hà Nội và Thành phố Hồ CHí Minh và cho các tỉnh.
- Việc áp dụng công nghệ thông tin vào việc quản lý điểm kinh doanh xăng dầu
giúp người tiếp cận có thể tra cứu và tìm kiếm thông tin dễ dàng, nhanh chóng.
- Xây dựng hệ thống dữ liệu chuẩn có thể truy xuất, cập nhật, khai thác nhằm
cung cấp thông tin quy hoạch theo yêu cầu riêng một cách nhanh chóng.
I.4. Phần mềm ArcGIS – Ngôn ngữ lập trình ARC OBJECTS.
I.4.1. Giới thiệu phần mềm ArcGIS Desktop 9.3:

Arcgis Desktop là một sản phẩm của Viện Nghiên cứu hệ thống môi trường
(ESRI). Có thể nói đây là một phần mềm về Gis hoàn thiện nhất. Arcgis cho phép
người sử dụng thực hiện những chức năng của Gis ở bất cứ nơi nào họ muốn: trên màn
hình, máy chủ, trên web, trên các field… Phần mềm Arcgis Desktop bao gồm 3 ứng
dụng chính sau:

Hình I.3.: Giao diện ArcMap, ArcCatalog và ArcToolbox
ArcMap
- ArcMap để xây dựng, hiển thị, xử lý và phân tích các bản đồ.
+ Tạo các bản đồ từ các rất nhiều các loại dữ liệu khác nhau.
+ Truy vấn dữ liệu không gian để tìm kiếm và hiểu mối liên hệ giữa các đối tượng
không gian.
+ Tạo các biểu đồ.
+ Hiển thị trang in ấn.
ArcCatolog
- ArcCatalog: dùng để lưu trữ, quản lý hoặc tạo mới các dữ liệu địa lý.
Trang 13


Ngành: Công Nghệ Địa Chính

SVTT: Trương Thị Hạnh

+ Tạo mới một cơ sở dữ liệu.
+ Explore và tìm kiếm dữ liệu.
+ Xác định hệ thống tọa độ cho cơ sở dữ liệu.
ArcToolbox
- Chức năng: Nó cung cấp một cách để tạo thông tin mới bởi áp dụng những
thao tác trên dữ liệu có sẵn.
Các ứng dụng chính:

- Công cụ phân tích dữ liệu ( Analyis Tools)
- Chiếc xuất dữ liệu (Extract)
- Chồng lớp dữ liệu (Overlay)
- Trạng thái không gian (Proximity)
- Thống kê (Statistics)
- Công cụ chuyển đổi dữ liệu (Conversion Tools)
+ Chuyển dữ liệu từ Raster (From Raster, To Raster).
+ Chuyển dữ liệu từ Cad (To Cad).
+ Chuyển dữ liệu từ Coverage (To Coverage).
+ Chuyển dữ liệu từ Geodatabase (To Geodatabase).
+ Chuyển dữ lịêu từ Shapfile (To Shapfile).
- Mỗi một bản đồ trong Arcmap được gọi là Map document, một bản đồ có thể
có một hay nhiều data frames. Data Frame là một nhóm các lớp (Data layer) cùng
được hiển thị trong một hệ quy chiếu. Mỗi Data Frame có thể có một hệ quy chiếu
riêng. Các Data Frame được hiển thị riêng biệt trong chế độ Data View và có thể hiển
thị trong cùng một Layout View. Thông thường, một bản đồ đơn giản chỉ có một Data
Frame và bạn cần sử dụng nhiều Data Frame khi cần in thêm một số bản đồ phụ trên 1
mảnh bản đồ chính. Bản đồ (Map document) được ghi trong file có đuôi là .mxd

Hình I.4: Các thanh ứng dụng trên ArcMap.
- ArcMap có chức năng Project on-the-fly cho phép thay đổi một cách nhanh
chóng hệ quy chiếu của các Layer. Ví dụ như ta có một bản đồ trong hệ toạ độ VN2000 và nếu ta thêm vào bản đồ 1 lớp được xác định trong hệ HN-72 thì ArrcMap sẽ
tự động chuyển tạm thời lớp đó về hệ VN-2000 để hiển thị đúng trên bản đồ cùng với
Trang 14


Ngành: Công Nghệ Địa Chính

SVTT: Trương Thị Hạnh


các dữ liệu khác. Bản thân các tệp tin chứa lớp vừa thêm vào thì vẫn không thay đổi,
tức là vẫn trong hệ HN-72.
- Layer là tổ hợp cấp cao của dữ liệu. Một layer file chứa các nội dung:
+ Đường dẫn tới dữ liệu (Shapefile, geodatabase..)
+ Các tham số để hiển thị như màu sắc, lực nét ký hiệu
- Các Layer có thể được tạo ra từ nhiều nguồn dữ liệu khác nhau như: Shape
files, Personal Geodatabase, ArcInfo Cover Datasets, CAD Drawings, SDE Databases,
Photo, Image.
- Dữ liệu lưu trữ trong ArcGis được lưu trữ ở 3 dạng: Shapefile, Coverages,
Geodatabase.
+ Shape files: lưu trữ cả dữ liệu không gian lẫn dữ liệu thuộc tính. Tùy thuộc
vào các loại đối tượng không gian mà nó lưu trữ, Shape files sẽ được hiển thị trong
ArcCatolog bằng 1 trong 3 biểu tượng sau

Hình I.5: Cấu trúc của Shape file
Về thực chất shape file không phải là 1 file mà là 5-6 file có tên giống nhau
nhưng đuôi khác nhau. 3 file quan trong nhất của shape file là các file có đuôi:
*.shp - chứa các đối tượng không gian (Geometry)
*.dbf - bảng thuộc tính
*.shx - chỉ số để liên kết đối tượng với bảng thuộc tính
*.prj - xác định hệ quy chiếu của shape file
+ Coverages: lưu trữ các dữ liệu không gian, thuộc tính vào Topology. Các dữ
liệu không gian được hiển thị ở dạng điểm, đường, vùng và ghi chú.
+ GeoDatabase: là một CSDL được chứa trong một file có đuôi là *.mdb.
Khác với shape file, GeoDatabase cho phép lưu giữ Topology của các đối tượng. Cấu
trúc của GeoDatabase như sau:
GeoDatabase

Feature Dataset


Feature Dataset

Feature Dataset

Feature Class

Feature Class

Feature Class

Attribute Table

Attribute Table

Attribute Table

Sơ đồ I.1: Cấu trúc GeoDatabase
Trang 15


Ngành: Công Nghệ Địa Chính

SVTT: Trương Thị Hạnh

Trong GeoDatabase có 1 hay nhiều Feature Dataset. Feature Dataset là một
nhóm các loại đối tượng có chung một hệ quy chiếu và hệ toạ độ. Một Feature Dataset
có thể chứa một hay nhiều Feature class. Feature class chính là đơn vị chứa các đối
tượng không gian của bản đồ và tương đương với 1 layer trong Arcmap. Mỗi Feature
class chỉ chứa một đối tượng (polygon-vùng, line-đường, point-điểm). Một Feature
class sẽ được gắn với 1 bảng thuộc tính (Attribute Table). Khi bạn tạo Feature class thì

bảng thuộc tính cũng được tự động tạo theo.
I.4.2. Giới thiệu ngôn ngữ lập trình ARC OBJECTS:
Hệ thống ArcGIS cho phép mở rộng qua ngôn ngữ lập trình Arcobjects:
- ArcGIS Desktop bao gồm các phiên bản: ArcView, ArcEditor, ArcInfo và
được hổ trợ cho môi trường COM và .NET. Người sử dụng có thể ứng dụng ArcGIS
Desktop Developer Kit để xây dựng các hàm, công cụ một cách chuyên nghiệp cho
ArcGIS DeskTop.
- ArcGIS Engine là một môi trường ứng dụng độc lập của ArcObjects. ArcGIS
Engine Developer Kit cung cấp các thành phần ứng dụng bên ngoài ArcGIS Desktop.
Nó hỗ trợ bởi các môi trường như COM, .NET, Java và C++.
- ArcGIS Server Developer Kit được xem như là một công cụ chuẩn của GIS
Web. ArcGIS Sever Developer Kit cho phép phát triển xây dựng trung tâm mạng lưới
GIS để phục vụ cho nhiều người sử dụng và với một khối lượng dữ liệu lớn, xây dựng
và phát triển ứng dụng Web GIS.
1. Môi trường VBA (Visual Basic for Application)
- ArcMap và ArcCatalog đều được hỗ trợ môi trường lập trình VBA (Visual
Basic for Application). VBA không phải là một môi trường chuẩn, nó được hỗ trợ
trong môi trường ứng dụng. Nó cung cấp một môi trường chương trình kết hợp, Visual
Basic Editor (VBE), nơi mà chúng ta có thể viết đoạn chương trình để chạy thử, kiểm
tra cùng một cách trong ArcMap hoặc ArcCatalog. Thư viện đối tượng ESRI luôn sẵn
sàng trong môi trường VBA.
- Chúng ta có thể tạo một nút, một công cụ, một hợp danh sách hoặc hợp text
và viết code cho các sự kiện. Sau đó chúng ta có thể di chuyển chúng lên Toobar.
- VBA là một chương trình ngôn ngữ đơn với nhiều tiện ích như Object
Browser sẽ giúp chúng ta tập hợp code một cách nhanh chóng. Đây là một trong
những lý do chọn môi trường VBA:
 Tạo nó nhanh chóng, kiểm tra, gỡ rối code trong ArcMap và ArcCatalog.
 Thư viện chuẩn ESRI được tham khảo đến.
 Những biến toàn cục như Application, Document thì được sẵn sàng.
 Nó là sự tập hợp UI từ việc sử dụng VBA và thành phần ActiveX.

 Nó dễ dàng kết hợp với ArcObjects UIControls.
 Nó dễ dàng chuyển từ VBA sang thư viện VB ActiveX (DLL).
 Có nhiều ví dụ để tham khảo.
Để mở không gian làm việc với VBA trong một project của ArcMap: mở
ArcMap, chọn Tools, chọn Macros, chọn Visual Basic Editor.

Trang 16


×