Tải bản đầy đủ (.pdf) (39 trang)

Xây dựng mô hình Ứng dung công nghệ cao trong sản xuất lan Hồ Điệp tại xã Xuân Đường, huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (689.38 KB, 39 trang )

B1-2-TMĐT
THUYẾT MINH ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
KHOA HỌC VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ
1


I. THÔNG TIN CHUNG VỀ ĐỀ TÀI
1 Tên đề tài:
XÂY DỰNG MÔ HÌNH ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ
CAO TRONG SẢN XUẤT LAN HỒ ĐIỆP TẠI XÃ
XUÂN ĐƯỜNG, HUYỆN CẨM MỸ, TỈNH ĐỒNG
NAI
2
Mã số (được
cấp khi Hồ sơ
trúng tuyển)
3 Thời gian thực hiện: 36 tháng 4 Cấp quản lý
(Từ tháng 3/2013 đến tháng 3/2016 ) Nhà nước
Bộ
Tỉnh
Cơ sở
5 Kinh phí 3,985,595,000 đồng, trong đó:
Nguồn Tổng số

- Từ Ngân sách sự nghiệp khoa họ
c
1,625,095,000 đồng
- Từ nguồn tự có của tổ chức 0 đồng
- Từ nguồn khác (đầu tư phát triển) 2,360,500,000 đồng
6
Thuộc Chương trình: Áp dụng đồng bộ KH&CN phục vụ CNH-HĐH


nông nghiệp và nông thôn tăng khả năng xuất khẩu và thu nhập của nông dân.
Mã số:

1 Bản Thuyết minh này dùng cho hoạt động nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ thuộc 4 lĩnh vực khoa học nêu tại mục 7 của Thuyết minh. Thuyết minh được trình bày
và in trên khổ A4


2



Thuộc dự án KH&CN;
Đề tài độc lập;

7 Lĩnh vực khoa học
Tự nhiên; Nông, lâm, ngư nghiệp;
Kỹ thuật và công nghệ Y dược.

8 Chủ nhiệm đề tài
1. Hoàng Quý Châu
Ngày, tháng, năm sinh: 1954 Nam/Nữ: Nam
Học vị: Kỹ sư Chức vụ: Giám đốc Cty TNHH Long Đỉnh
Điện thoại: Tổ chức: 0838163614
Nhà riêng: 08.38551411 Mobile: 0972162301
Fax: E-mail:
Tên tổ chức đang công tác: Công ty TNHH Long Đỉnh
Địa chỉ tổ chức: 249/8 Ngô Quyền, P.6, Q.10, TP.HCM
Bio-lab: 79 – 81 đường CN11, KCN Tân Bình, Q. Tân Phú, TP.HCM
Địa chỉ nhà riêng: 249/8 Ngô Quyền, P.6, Q.10, TP.HCM
2. Ngô Ngọc Tú

Ngày, tháng, năm sinh: 31/03/1987 Nam/Nữ: Nữ
Trình độ: Cử nhân Chức vụ: chuyên viên
Điện thoại: 0613.8222297-8600 Mobile: 0953 490013
Fax: 0613. 825585 E-mail:
Tên tổ chức đang công tác: Trung tâm Ứng dụng Công nghệ sinh học tỉnh Đồng
Nai

3

Địa chỉ tổ chức: 1597 Phạm Văn Thuận, Thống Nhất, Biên Hòa, Đồng Nai
Địa chỉ nhà riêng:1A/4 đường Trương Định, Kp2, phường Tân Mai, TP. Biên
Hòa, Đồng Nai
9 Thư ký đề tài
Họ và tên: Lê Thị Thu Nga
Ngày, tháng, năm sinh: 22/09/1985 Nam/ Nữ: Nữ
Học vị: Cử nhân Chức vụ: Chuyên viên
Điện thoại: 0613.8222297-8607 Mobile: 0973 155081
Fax: 0613 825585 E-mail:
Tên tổ chức đang công tác: Trung tâm Ứng dụng Công nghệ sinh học tỉnh Đồng
Nai
Địa chỉ tổ chức: 1597 Phạm Văn Thuận, Thống Nhất, Biên Hòa, Đồng Nai
Địa chỉ nhà riêng: 512 Nông Đức 3, Tam Phước, Biên Hòa, Đồng Nai
10 Tổ chức chủ trì đề tài
Trung tâm Ứng dụng Công nghệ sinh học tỉnh Đồng Nai
Điện thoại: 061 3823 447 Fax: 061. 3825 585
Địa chỉ: 1597 Phạm Văn Thuận, Thống Nhất, Biên Hòa, Đồng Nai
Họ và tên thủ trưởng tổ chức: Nguyễn Thị Hoàng
Tên cơ quan chủ quản Đề tài: Sở Khoa học và Công nghệ Đồng Nai
11 Các tổ chức phối hợp chính thực hiện đề tài
Công ty TNHH Long Đỉnh (Cung cấp giống và triển khai công nghệ)

Địa chỉ: 249/8 Ngô Quyền, P.6, Q.10, TP.HCM
Bio-lab: 79 – 81 đường CN11, KCN Tân Bình, Q. Tân Phú, TP.HCM
Họ và tên thủ trưởng tổ chức: Hoàng Quý Châu

4

Email:
Điện thoại: 08.38163614 – 08.38163554
12 Các cán bộ thực hiện đề tài

(Ghi những người có đóng góp khoa học và chủ trì thực hiện những nộ
i dung chính
thuộc tổ chức chủ trì và tổ chức phối hợp tham gia thực hiện đề tài, không quá 10 ngườ
i
kể cả chủ nhiệm đề tài)

Họ và tên, học hàm
học vị
Tổ chức
công tác
Nội dung công
việc tham gia
Thời gian
làm việc
cho đề tài

(Số tháng
quy đổi
2
)

1
KS. Hoàng Quý Châu

Công ty TNHH Long
Đỉnh
Chủ nhiệm đề
tài
36 tháng
2
CN. Ngô Ngọc Tú
Trung tâm Ứng dụng
CNSH Đồng Nai
Đồng Chủ
nhiệm đề tài
36 tháng
3 MBA.Lê Thúy Anh
Công ty TNHH Long
Đỉnh
Phối hợp thực
hiện
36 tháng
4
KS. Võ Thanh Phụng
Trung tâm Ứng dụng
CNSH Đồng Nai
Phối hợp thực
hiện
36 tháng
5 CN. Lâm Thủy Ngân
Tuyền

Trung tâm Ứng dụng
CNSH Đồng Nai
Phối hợp thực
hiện
24 tháng
6
CN. Lê Thị Thu Nga
Trung tâm Ứng dụng
CNSH Đồng Nai
Phối hợp thực
hiện
36 tháng
7 ThS. Trần Thị Thủy
Hoa
Trung tâm Ứng dụng
CNSH Đồng Nai
Phối hợp thực
hiện
18 tháng

2
Một (01) tháng quy đổi là tháng làm việc gồm 22 ngày, mỗi ngày làm việc gồm 8 tiếng

5

8
ThS. Lê Quốc Vương
Trung tâm Ứng dụng
CNSH Đồng Nai
Phối hợp thực

hiện
24 tháng
8 KS. Nguyễn Hữu
Thạch
Trung tâm Ứng dụng
CNSH Đồng Nai
Phối hợp thực
hiện
18 tháng
II. MỤC TIÊU, NỘI DUNG KH&CN VÀ PHƯƠNG ÁN TỔ CHỨC THỰC
HIỆN ĐỀ TÀI
13
Mục tiêu của đề tài (Bám sát và cụ thể hoá định hướng mục tiêu theo đặt hàng
- nếu có)
13.1. Mục tiêu chung:
Xây dựng mô hình Ứng dụng Công nghệ cao sản xuất lan Hồ điệp khép kín làm
điểm cho nông dân tham học tập. Đồng thời cung cấp lan Hồ điệp chất lượng nhằm
đáp ứng nhu cầu của thị trường cây, hoa kiểng.
13.2. Mục tiêu cụ thể:
- Xây dựng quy trình trồng lan Hồ điệp trong nhà màng.
- Xây dựng mô hình trồng lan Hồ điệp 1000m
2
, chất lượng cây và hoa cao: to
khỏe mạnh, hoa lâu tàn, màu tươi sáng, không bị dị tật, không bị sâu bệnh, với
tỉ lệ ra hoa đạt khoảng 60 – 80%.
14 Tình trạng đề tài
Mới Kế tiếp hướng nghiên cứu của chính nhóm tác giả
Kế tiếp nghiên cứu của người khác
15 Tổng quan tình hình nghiên cứu, luận giải về mục tiêu và những nội dung
nghiên cứu của Đề tài


6

15.1 Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của Đề tài
15.1.1. Công nghệ trồng cây trong nhà màng
Thế giới
Hiện nay, sản xuất rau và hoa trên thế giới đã được hoàn thiện với trình độ
cao. Các công nghệ ứng dụng trong nhà kính, nhà màng càng ngày càng hiện đại với
hệ thống điều khiển tự động được lập trình và xử lý qua hệ thống máy tính thông qua
các cảm biến (sensor) về nhiệt độ, ẩm độ, EC, pH… Các quốc gia đi đầu lĩnh vực
này như Hoa Kỳ, Canada, Hà Lan, Israel, Mexico, Tây Ban Nha, Pháp, Ý và gần đây
có các quốc gia Đông Á (Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản), Singapore, Thái Lan đã
phát triển mạnh việc ứng dụng các công nghệ tiên tiến để sản xuất sản phẩm nông
nghiệp chất lượng cao, an toàn phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
Các nước tiên tiến như Hà Lan, Israel, Pháp… đã sản xuất lượng lớn hoa phục
vụ xuất khẩu từ các nhà kính, nhà màng như những công xưởng nông nghiệp. Tại
đây, tất cả các khâu trong quy trình trồng trọt đều được điều khiển tự động theo lập
trình sẵn trong máy vi tính như: điều khiển chế độ chiếu sáng, nhiệt độ, ẩm độ, tưới
nước, bón phân, phun thuốc,. …
Tại các quốc gia và vùng lãnh thổ Châu Á: Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan,
Phillipin… hệ thống nhà màng trồng cây cũng đang được phát triển khá nhanh. Đặc
biệt là ở Trung Quốc, cùng với sự phát triển mạnh của các khu NNCNC thì công
nghệ trồng cây trong nhà cách ly (nhà kính, nhà màng (che phủ bằng plastic)) cũng
được mở rộng. Tuy nhiên, những mẫu nhà kính, nhà màng và hệ thống điều khiển
các yếu tố trong nhà kính, nhà màng cũng có những thay đổi nhất định cho phù hợp
điều kiện khí hậu từng vùng, trong đó hệ thống điều khiển tự động hoặc bán tự động.
Riêng vùng Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc đã hình thành vùng sản xuất hoa
khoảng 2.000 ha, hầu hết được trồng trong nhà kính, có hệ thống sưởi ấm về mùa
đông và làm mát về mùa hè. Những nhà kính này chủ yếu được điều khiển bán tự
động để có chi phí thấp nhất, đảm bảo cho việc sản xuất có hiệu quả kinh tế cao.

Theo kinh nghiệm của Trung Quốc, những mô hình nhà kính đầu tiên được nhập ở

7

các công ty nước ngoài sau đó cải tiến phù hợp với điều kiện kinh tế, kỹ thuật của
vùng. Cho đến nay Trung Quốc đã có nhiều công xưởng chuyên sản xuất nhà kính để
thoả mãn nhu cầu trong nước đang ngày một tăng.
Trong nước
Trong nước, trình độ kỹ thuật trồng hoa nói chung đến nay cũng đã có những
tiến bộ đáng kể. Gần đây cũng đã xuất hiện nhiều mô hình nhà kính, màng trồng hoa
từ đơn giản đến hiện đại tập trung ở các thành phố lớn trong cả nước. Nhà kính có hệ
thống điều khiển tự động theo công nghệ Thụy Điển tại Khu Nông nghiệp Công nghệ
cao Tp. HCM; Nhà màng bán tự động của các nhà đầu tư tại Khu Nông nghiệp Công
nghệ cao; Nhà màng có hệ thống điều khiển tự động theo công nghệ Israel ở các Khu
Nông nghiệp Công nghệ cao Tp. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng; nhà màng trồng
hoa của Đà Lạt Hasfarm, sản xuất giống của Công ty Lâm Đài. Những mô hình này
bước đầu đã cho thấy những thành công nhất định như nâng cao năng suất, chất
lượng sản phẩm
Việc áp dụng công nghệ này đang trở nên phổ biến tuy nhiên để đánh giá đúng
hiệu quả về mặt kinh tế trong đầu tư và nuôi trồng như thế nào để có thể phổ biến
cho các hộ nông dân có điều kiện đầu tư thì hầu như chưa có đánh giá một cách khoa
học. Tuy nhiên, việc đầu tư nhà kính nhà màng cũng cần phải kết hợp chặt chẽ việc
áp dụng các công nghệ mới (vi sinh, hữu cơ vi sinh, enzymes trong chăm sóc cây
trồng để giảm thiểu phân bón hóa học và hạn chế tối đa thuốc BVTV) và góp phần
giảm giá thành gia tăng an toàn sinh học cho nông sản; Đây là vấn đề nổi cộm trong
sản xuất nông nghiệp hiện nay trên thế giới.
Việc áp dụng các mô hình này chưa có sự tính toán và nghiên cứu kĩ lưỡng về
điều kiện khí hậu thời tiết đặc thù của mỗi địa phương. Sự thành công của các mô
hình nhà màng khác nhau khi áp dụng tại Đà Lạt, một phần quan trọng có tính quyết
định đó là sự thuận lợi về điều kiện khí hậu thời tiết tại đây. Tại Khu Nông nghiệp

Công nghệ cao nhờ việc đúc rút được những bài học từ các địa phương đi trước, cùng
với sự chuẩn bị kĩ lưỡng về nhân lực, nghiên cứu cải tiến quy trình công nghệ nên đã
tránh được những hạn chế nêu trên. Có thể nói kiểu nhà màng với mái thông gió cố

8

định hiện đang được triển khai tại Khu Nông nghiệp Công nghệ cao là kiểu nhà phù
hợp nhất cho vùng khí hậu nhiệt đới tại các tỉnh phía Nam cả về mặt kết cấu, kĩ thuật,
cả về mặt kinh tế so với nhiều kiểu nhà màng hiện nay. Cấu trúc nhà theo kiểu này
đảm bảo được khả năng thoát nhiệt tốt (khi trời nắng), hạn chế nước mưa tạt thông
qua hệ thống thông gió (khi trời mưa); khả năng đối lưu không khí, khả năng thoát
ẩm; khả năng chống chịu gió bão; dễ thi công và lắp đặt; đồng thời thể hiện được tính
thẩm mỹ cao và hiện đại.
Đề tài nghiên cứu sản xuất lan hồ điệp theo công nghệ “Nhà màng nylon có
máy lạnh” doTrung tâm Khoa học và Sản xuất lâm nông nghiệp Quảng Ninh, với
giải pháp khoa học kỹ thuật nhằm thúc cho hoa nở theo ý muốn hiệu quả nhất hiện
nay. Sử dụng nhà màng nylon kín và máy lạnh để làm chủ nhiệt độ, tác động đến quá
trình sinh trưởng và phát triển của cây. Từ đó, điều khiển cây nở hoa đúng thời điểm.
15.1.2. Tổng quan về cây lan hồ điệp
15.1.2.1. Vị trí phân loại
Giới (Kingdom): Plantae (Thực vật)
Ngành (Division): Magnoliophyta (Ngọc Lan)
Lớp (Class): Liliopsida (Hành)
Bộ (Order): Orchidales
Họ (Family): Orchidaceae*
Họ phụ (Subfamily): Epidendroideae
Tông (Tribe): Vandae
Tông phụ (Subtribe): Aeridae
Nhóm (Alliance): Phalaenopsis
Giống (Genus): Phalaenopsis

Loài (Species): Phalaenopsis spp
(* Orchidoideae: theo hệ thống cũ của R.M.T. Dahlgren và H.T. Clifford, 1982)


9

15.1.2.2. Nguốn gốc và phân bố
Lan Hồ Điệp thuộc họ Lan (Orchidaceae) là một họ lớn với ước tính 25.000
đến 35.000 loài, đứng thứ hai sau họ Cúc (Asteraceae). Các giống nguyên thuỷ được
tìm thấy trong khu vực nhiệt đới của châu Á và các quần đảo thuộc Thái Bình
Dương; ranh giới phân bố phía Tây ở Sri-Lanka và Nam Ấn; phía Bắc là Vân Nam
Trung Quốc, Đài Loan; phía Nam là vùng Bắc Australia.
Lan Hồ Điệp được tìm thấy vào năm 1750, đầu tiên được ông Rumphius xác
định dưới tên là Angraecum album. Đến năm 1753, Linné đổi lại là Epidenndrum
amabilis. Chi Phalaenopsis do C.L.Blume phát hiện vào năm 1825.
Năm 1887, loại Hồ điệp lai đầu tiên được J.Veitch đăng kí với tên
Phalaenopsis hariettiae, từ việc kết hợp giữa Phalaenopsis amabilis với
Phalaenopsis violacea. Sau đó, có rất nhiều loài lan lai được tạo ra làm tăng thêm sự
đa dạng của Phalaenopsis.
Ở Việt Nam, có một số loài lan Hồ điệp rừng như: Phalaenopsis coenu (Hồ
điệp dẹp), Phalaenopsis mannii (Hồ điệp ấn), Phalaenopsis parishii (Hồ điệp trung),
Phalaenopsis pulcherrima (Hồ điệp nhài), Phalaenopsis chibae, Phalaenopsis
fuscata, Phalaenopsis gibbo…
Hầu hết đều có hoa nhỏ nhưng màu sắc sặc sỡ và một số có hương thơm độc
đáo.
15.1.2.3. Đặc điểm thực vật
Lan Hồ điệp rất đa dạng về di truyền nhưng chúng cũng đều có những đặc tính
chung về cấu tạo của cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản.
 Cơ quan dinh dưỡng
+ Thân: Lan Hồ Điệp thuộc nhóm lan đơn thân, gồm một trục chính tạo ra bởi

một đỉnh sinh trưởng hoạt động liên tục. Đốt thân ngắn và được bao bọc bởi hai hàng
bẹ lá xếp dọc chiều dài thân.
+ Lá: Lá đơn nguyên, dày, mọng nước, không cuống và có bẹ ôm lấy thân. Hình

10

dạng lá đơn giản (hình elip thuôn hoặc hình lưỡi mác) với màu xanh đơn thuần hoặc
tạp sắc. Một cây có từ 3 – 15 lá nhưng chỉ có 4 – 5 lá trên cùng còn tăng trưởng kích
thước. Lá mang đặc tính của thực vật CAM
(1)
.
+ Rễ: Rễ bất định, khí sinh , mọc từ gốc thân xuyên qua bẹ lá. Rễ phát triển mạnh,
đỉnh màu xanh lục, xung quanh rễ có một màng xốp bao bọc. Lớp xốp này dễ dàng
hấp thu nước và các chất dinh dưỡng cho cây, đồng thời, còn đóng vai trò đặc biệt
trong việc giữ nước cũng như ngăn chặn ánh sáng mặt trời gay gắt. Số lượng rễ khá
nhiều, rễ to và hơi dẹp tạo thành một vành đai để tăng diện tích tiếp xúc với ánh
sáng.
 Cơ quan sinh sản
+ Hoa: Phát hoa hình thành ở nách lá (thường là một phát hoa vài giống có thể có
2 – 3 phát hoa, tùy thuộc vào sức sống của cây và kỹ thuật chăm sóc). Hoa mọc
thành cụm, lưỡng tính, đối xứng hai bên. Bao hoa dạng cánh rời nhau, xếp thành hai
vòng: ba mảnh vòng ngoài và hai mảnh vòng trong bé hơn, mảnh thứ ba có hình
dạnh và màu sắc khác hẳn gọi là cánh môi. Gốc cánh môi thường kéo dài ra, chứa
tuyến mật. Nhị và nhuỵ dính liền thành một cột. Hạt phấn thường dính lại thành khối
phấn, có chuôi và gót dính ở phía dưới. Hai khối phấn ngăn cách nhau bởi trung đới.
Bộ nhuỵ gồm ba lá noãn, dính nhau thành bầu dưới, mang nhiều noãn , đính bên.
Trung bình một phát hoa có từ 6 – 15 hoa. Độ bền của hoa khoảng 2 tháng.
+ Quả: Quả của lan hồ điệp thuộc loại quả nang, mở bằng 03 khe nứt dọc theo hai
bên đường của giá noãn. Quả lan chứa rất nhiều hạt. Hạt cần trải qua 130 – 150 ngày
để thành hạt trưởng thành, và nở sau 90 ngày.

15.1.2.4. Đi

u ki

n nuôi tr

ng

Việc trồng và chăm sóc lan Hồ điệp gặp rất nhiều khó khăn, để có được những
cây khoẻ mạnh, cho hoa đẹp cần phải tốn nhiều công sức và thời gian chăm sóc, vì
vậy việc tìm hiểu điều kiện sống phù hợp của giống lan này là điều cần thiết để có

1
(CAM là từ viết tắt của Crassulacean Acid Metabolism (trao đổi chất axít họ Crassulacea), là một kiểu cố định cacbon phức tạp
trong một số thực vật quang hợp.)

11

được những cây hoa chất lượng tốt.
Nhiệt độ: Nhiệt độ thích hợp sinh trưởng và phát triển là 18
0
C vào ban đêm và
22
0
C-25
0
C vào ban ngày. Tuy nhiên, lan Hồ điệp cũng có thể tăng trưởng khá tốt ở
bất kì nơi nào có nhiệt độ không quá 35
0
C vào ban ngày và 25

0
C vào ban đêm.
Ánh sáng: Lan Hồ điệp có biên độ ánh sáng khá rộng. Ánh sáng hữu hiệu cho
loài này là 30%. Vì thế, giàn che có độ che sáng 70% là thích hợp. Cây lan được đặt
ở nơi có ánh sáng khuếch tán vừa phải với bộ lá có màu xanh, có ánh sáng nhẹ màu
vàng là tốt nhất.
Nước: Lan Hồ điệp là loài đơn thân, không giả hành nên không sợ trữ nước,
hơn nữa diện tích bốc hơi của bản lá khá lớn và chúng không có mùa nghỉ nên phải
cung cấp một lượng nước đầy đủ và thường xuyên suốt năm. Tốt nhất nên tưới từ
trên xuống và tưới nghiêng để nước không đọng trên hoa. Nếu thời tiết quá lạnh thì
phải đợi cho nước ấm hơn mới tưới cây để cây không bị rét do nước quá lạnh sẽ làm
rụng chồi.
Độ ẩm: Lan Hồ điệp cần độ ẩm cao vào ban ngày, lá cần không khí ẩm khoảng
80%. Không để nước nhiều trong chậu,cần để độ ẩm không khí cao. Ở vùng khô hạn,
cần tăng độ ẩm bằng cánh đặt cây phía trên một khay nước (không để đáy chậu đụng
vào nước). Không nên để cây trong điều kiện khô hạn quá lâu.
Độ thông thoáng: Cây cần được thông thoáng cao để tránh vi khuẩn và vi nấm
gây viêm nhiễm. Nếu không thể để cây thông thoáng tự nhiên có thể giảm nhiệt độ
vào ngày nóng và sấy khô nhẹ cho cây vào ban đêm.
Ngoài ra sự thông gió ở lan Hồ điệp là tối cần thiết, đây là yếu tố có liên hệ đến
bệnh thối lá thường gặp ở loại lan này. Sự thông gió càng lớn cây càng ít bệnh vì nó
giúp cây mau khô khi týới. Tuy nhiên, sự thông gió quá mạnh dễ làm cho cây mất
nýớc và chùn lá.
Các loại chậu sử dụng: Nên sử dụng các loại chậu thông thoáng có vòm ở đáy
giữ nước. Các loại chậu nhựa giúp mau khô thoáng, chậu bằng đất giúp giữ ẩm khi
gió lớn. Chọn các chậu có kích thước phù hợp để bộ rễ phát triển tốt vì các chậu quá

12

to sẽ làm giảm độ ẩm. Khi cây còn nhỏ dùng chậu có đường kính 5cm, sau 4 – 6

tháng khi cây có khoảng cách giữa 2 lá lớn hơn 12cm thì chuyển sang chậu có đường
kính 8,3cm. Sau giai đoạn trồng từ 9 đến 12 tháng khi khoảng cách giữa 2 lá lớn hơn
18cm thì tiếp tục chuyển sang chậu có đường kính 12 cm.
Giá thể: Giá thể trồng lan phải tơi xốp và thoáng khí, đồng thời phải có khả
năng giữ nước như mùn cây, than bùn khô, hạt đá nhỏ, rêu, quyết, dớn hoặc rêu “Chi
Lê” nhập nội đã được xử lý an toàn nấm bệnh. Sử dụng hỗn hợp giá thể phù hợp,
không quá khô cũng không quá ẩm ướt.
Bón phân: Dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng đối với lan. Khi lan đầy đủ
dinh dưỡng cây tươi tốt, ra nhiều hoa, hoa to đẹp, bền trong khi thiếu dinh dưỡng lan
còi cọc, kém phát triển, không hoặc ít có hoa. Lan cần >13 chất dinh dưỡng khoáng,
thuộc các nhóm đa, trung và vi lượng: Dinh dưỡng đa lượng gồm Đạm (N), Lân (P)
và Kali (K); dinh dưỡng trung lượng gồm Lưu huỳnh (S), Magiê (Mg) và Canxi (Ca).
Dinh dưỡng vi lượng gồm Sắt (Fe), Kẽm (Zn), Đồng (Cu), Mangan (Mn), Bo (B),
Molypđen (Mo) và Clo (Cl),….
Thông thường cần bón phân cho cây 2 lần/tuần. Cây cần bón phân thường xuyên vì
chúng không thể giữ được phân bón lâu. Nên sử dụng các loại bình xịt để tưới ướt lá
giúp lá hấp thu chất dinh dưỡng tốt nhất.
Một số tác nhân gây hại thường gặp: Lan Hồ điệp không thể thích nghi được
với môi trường ô nhiễm, đặc biệt là vào thời điểm nở hoa. Do đó, cần giữ cây trong
điều kiện không bị khói, bụi và không bị côn trùng, cỏ dại. Các tác nhân không tốt
này sẽ hạn chế sự tăng trưởng của cây và làm rụng chồi (thối nhũn lá non).
Một số tác nhân gây hại khác cho cây lan cũng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự sinh
trưởng và phát triển của lan Hồ điệp như sự phá hoại của ve bét, ốc sên, sâu ăn bột,
gỉ sắt, rệp rừng và vi khuẩn làm thối mục rễ.
15.1.2.4. Giá trị thương mại
Ngày nay, hoa lan chậu đã trở nên phổ biến ở các nước trên thế giới. Người ta
có thể dễ dàng nhìn thấy sự hiện diện của lan Hồ điệp ở khắp nơi, từ nhà riêng đến

13


nơi làm việc và trên cả các tạp chí sách báo hay truyền hình và cũng xuất hiện nhiều
trong lễ nghi cấp quốc gia. Điều này cho thấy, vẻ đẹp lan Hồ điệp trong cuộc sống
biểu hiện rõ một chuẩn mực sang trọng, quí phái cho người thưởng thức.
Lan Hồ điệp có trên 70 loài với hàng trăm giống hoa khác nhau và ngày càng
xuất hiện thêm vô số giống lai mới. Ngoài dáng độc đáo, lâu tàn, đẹp mắt, đa dạng về
màu sắc, lan Hồ điệp không những có ưu điểm là trổ hoa quanh năm, dễ ra hoa, độ
bền bông lâu hơn so với các loài lan khác mà còn là một loài cây rất thích hợp để
trồng trong nhà. Chính những yếu tố này đã hấp dẫn người tiêu dùng tìm đến nó với
mục đích sưu tầm, chơi hoa hay đơn thuần là trang trí nhà cửa. Hơn nữa, lan Hồ điệp
có trục phát hoa dài, đường kính to, mang nhiều hoa to, trung bình 7-15 hoa, thuận
lợi cắt cành xuất khẩu, chuyên chở xa mà không ảnh hưởng đến chất lượng hoa. Hiện
nay, trên thị trường, lan Hồ điệp có nguồn gốc là những cây nuôi cấy mô có màu sắc
đa dạng và phong phú, chủ đạo như: tím, đỏ tuơi, trắng, vàng, xanh, hồng, trắng lưỡi
đỏ, trắng lưỡi vàng, vàng lưỡi đỏ hay nâu sẫm đến những màu mới là sự pha trộn của
những màu này với nhau, chủ yếu là khác nhau ở vùng giữa hay mép cánh hoa với
nhiều cấu trúc khác nhau như chấm hay sọc trên từng cánh bông.
Lan Hồ điệp được trồng ở mọi nơi trên thế giới, hầu hết ở Đức, Nhật, Phần lan,
Đài Loan, Trung Quốc, Mỹ. Cây con được nuôi cấy mô ở Phần Lan, Đài Loan,
Trung Quốc, sau đó sẽ được xuất khẩu cho các nước khác để trồng ra hoa. Hàng
ngàn giống đã được lai và tạo dòng rất có giá trị trên thị trường, mang các tính trạng
qui định màu sắc hoa, cấu trúc hoa, cây nhiều nhánh, nhiều vòi hoa và gần đây là các
giống có hương thơm. Do công nghệ nuôi cấy mô và lai tạo giống mới ngày càng
phát triển, các giống Hồ điệp có giá cao hiện nay sẽ giảm giá thành trong vài năm
nữa; yếu tố cạnh tranh vẫn sôi động vì Lan Hồ Điệp có thể lai tạo và dễ dàng tung
giống mới ra thị trường.
Theo số liệu thông kê của USDA, thị trường của mặt hàng lan Hồ điệp, chỉ
riêng tại Mỹ năm 2004 đã mang về 102 triệu USD, tương đương 35,7 triệu cây,
chiếm đến 80% tổng lượng tất cả các giống hoa lan bán ra.
Tại Mỹ, Úc, giá thị trường của lan Hồ điệp dao động từ 10 USD cho cây con và


14

80 USD cho cây có hoa đã được trang trí. Một cây lan Hồ điệp loại trung bình có giá
thường gặp 25 USD, cho thấy lợi nhuận có thể thu về từ việc xuất khẩu lan Hồ điệp
là rất lớn. Đối với những Lan hồ điệp có vẻ đẹp lộng lẫy, đặc trưng, giá thị trường có
thể lên đến > 200 USD/cây.
Giá lan Hồ điệp trên thị trường Việt Nam vào khoảng 150.000 – 200.000
đồng/chậu đối với các cây có màu sắc thường, còn đối với các cây có màu sắc đặc
biệt thì có thể lên tới vài triệu đến vài chục triệu đồng một chậu. Dù giá cả có thế
nào thì tại thị trường trong nước, lan Hồ điệp vẫn được yêu thích và mang lại hiệu
quả kinh tế cao cho những nhà trồng và kinh doanh chúng. Trong những năm gần
đây, với chính sách mở rộng đầu tư về mọi mặt của nhà nước gia tăng, trong đó hoa
lan đã đóng góp một phần đáng kể. Hơn thế nữa, lan Hồ điệp đang rất được thị
trường thế giới ưa chuộng, đây chính là một yếu tố thuận lợi để các nhà trồng hoa
trong nước đưa hoa mình ra tiếp thị và hứa hẹn sẽ mang đến lợi nhuận lớn với sự
quan tâm đúng mức của những nhà quản lý kinh tế quốc gia. Bên cạnh đó, việc sử
dụng nhiều thuốc BVTV để trị bệnh cho Lan Hồ Điệp sẽ vấp phải rào cản kỹ thuật
của các nước nhập khẩu, đây là mối lo lắng lớn nhất của người nuôi trồng; để giải
quyết những vấn nạn này, trồng hồ điệp sạch phải được quan tâm đầu tiên khi bắt tay
vào việc nuôi trồng Lan Hồ điệp.
15.2 Luận giải về mục tiêu và những nội dung cần nghiên cứu của Đề tài
Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của ngành công
nghiệp, nông nghiệp cũng đã có những bước tiến mới, có tính cạnh tranh cao về giá
cả và chất lượng. Bên cạnh các nước tiên tiến như Mỹ, Anh, Phần Lan,… và nhiều
nước Châu Á cũng đã chuyển từ nền nông nghiệp theo số lượng sang nền nông
nghiệp chất lượng – nông nghiệp công nghệ cao bằng việc sử dụng công nghệ sinh
học, chế phẩm sinh học, cơ giới hóa,… để tạo ra sản phẩm nông nghiệp có năng suất
chất lượng cao, an toàn và hiệu quả.
Như vậy, có thể thấy rằng ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp đã và
đang trở thành lựa chọn hàng đầu ở nhiều quốc gia. Việt Nam là một quốc gia có nền

nông nghiệp truyền thống lâu đời. Tuy nhiên, để bắt kịp và hội nhập với thế giới

15

trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay đòi hỏi chúng ta phải nhanh chóng tiếp cận và
triển khai ứng dụng các công nghệ hiện đại vào sản xuất nông nghiệp. Đồng Nai là
một trong những trung tâm kinh tế lớn của cả nước, có tốc độ đô thị hóa nhanh. Vì
vậy, phát triển nông nghiệp theo hướng ứng dụng công nghệ cao là sự lựa chọn phù
hợp nhất.
Tỉnh Đồng Nai có diện tích tự nhiên 590.216 ha, trong đó diện tích đất nông
nghiệp là 291.181 ha. Đồng Nai nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, có
điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội thuận lợi cho việc phát triển một ngành nông
nghiệp công nghệ cao có lợi thế so với các địa phương khác.
Lan Hồ điệp (Phalaenopsis) ngày càng được người tiêu dùng biết đến bởi vẻ
đẹp của hoa, màu sắc đa dạng, hoa bền. Những năm qua, hoa lan Hồ điệp được tiêu
thụ rất mạnh ở các đô thị, thành phố lớn, chỉ tính riêng năm 2011, số lượng lan Hồ
điệp được tiêu thụ khoảng 60-70 vạn cây. Tuy vậy, số lượng trên chủ yếu được nhập
về từ nước ngoài (Đài Loan, Trung Quốc,…), điều này cho thấy sản xuất hoa lan ở
Việt Nam chưa đáp ứng được nhu cầu, thị hiếu của người dân.
Những mô hình, nghiên cứu về lan Hồ điệp ở nước ta được nhiều nhà khoa học
quan tâm như phân hoá mầm hoa và điều khiển sự ra hoa. Tuy nhiên, đến thời điểm
này, hầu hết các mô hình, các nghiên cứu đó đều chưa đạt kết quả như mong muốn.
Thực tế, cây lan hồ điệp có đặc tính sinh trưởng và phát triển ở vùng khí hậu
lạnh, có sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm lớn. Vì vậy, để hoa nở cần phải cần
phải tạo được những điều kiện phù hợp. Cụ thể là nhiệt độ trong khoảng 18-30 độ;
trong đó, giữa ngày và đêm chênh nhau 8-10 độ. Điều kiện nhiệt độ cao hơn, hoặc
thấp hơn đều khiến cây bị bỏng lá hoặc ngừng sinh trưởng, thậm chí chết rét. Do
“khó tính” như vậy nên nếu trồng trong điều kiện tự nhiên thì không thể đảm bảo cho
hoa sinh trưởng tốt được.
Để phần nào giải quyết được những vấn đề đó, đề tài “Xây dựng mô hình ứng

dụng công nghệ cao trong sản xuất lan Hồ điệp tại xã Xuân Đường, huyện Cẩm Mỹ,
Đồng Nai” là cần thiết.

16

Đề tài đầu tư xây dựng mô hình nhà màng với nylon kín và máy lạnh nhằm mục
đích đáp ứng được tính thực tiễn và điều kiện khí hậu. Giải pháp này nhằm khắc
phục được đặc điểm thời tiết nắng nóng của miền Nam và đáp ứng được đặc tính của
hoa lan. Nhà màng nylon kín vừa che chắn mưa gió, cách nhiệt, vừa có độ thấu
quang tốt. Còn máy lạnh dùng để điều tiết nhiệt độ, độ ẩm, độ thoáng khí. Bên cạnh
đó có sự hỗ trợ thêm của hệ thống quạt gió và tường nước kết hợp làm hạ nhiệt trong
nhà. Nhờ vậy, thời điểm đưa cây vào xử lý thúc hoa mặc dù nhiệt độ bên ngoài vẫn
cao, song nhiệt độ tại nhà màng chỉ 20 – 22
o
C, đủ thấp để sau 20 – 40 ngày cây hình
thành mầm hoa, 3 – 4 tháng sau đó sẽ cho hoa thương phẩm.
Đối với yêu cầu của thị trường: Đề tài triển khai theo hướng mới trong sản
xuất hoa trên cơ sở ứng dụng công nghệ cao, phù hợp với điều kiện của Việt Nam,
phù hợp với phương án sản xuất và yêu cầu của thị trường. Sản phẩm tạo ra sẽ có
chất lượng cao, hoa bền màu, số bông nhiều, cánh, lá và rễ cây được bảo toàn nguyên
hình dáng, sản phẩm có thể cung ứng cho thị trường trong tỉnh cũng như các tỉnh,
thành phố lân cận và hướng tới xuất khẩu.
Đề tài góp phần bổ sung cơ sở khoa học và thực tiễn trong việc ứng dụng các
tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất; tạo cơ sở cho việc xây dựng mô hình sản xuất lan
năng suất cao, ổn định chất lượng và chủ động được thời vụ thu hoạch hoa. Kết quả
ứng dụng được mô hình sản xuất lan ứng dụng công nghệ cao theo hướng công
nghiệp
16 Liệt kê danh mục các công trình nghiên cứu, tài liệu có liên quan đến đề tài
đã trích dẫn khi đánh giá tổng quan
 Dương Công Kiên.(2006). Kỹ thuật nhân giống – Lai tạo trồng một số giống lan

(Orchid) thông dụng và có giá trị kinh tế ở Việt Nam. Tủ sách ĐH KHTN.
 Nguyễn Quang Thạch, Nguyễn Thị Lý Anh, Nguyễn Thị Lâm Hải (2005). Lan
Hồ điệp kỹ thuật chọn tạo, nhân giống và nuôi trồng, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
 Trần Duy Quý (2005). Sổ tay người Hà Nội chơi lan, NXB Nông nghiệp, Hà Nội
 De vries J.T,(1953). On the floweing of Phalaenopsis

17

schilleranna.Rchb.Ann.Bogor.
 Wen Yu Wang, Wen Shaw Chen, Kuan Liang Huang, Li Sang Hung, Wen
huei Chen, Wei Ren Su (2003).The efect of datlength on protein synthesis and
flowering on Doritis pulcherima.
 Yin-Tung Wang1 and Lori L. Associate Professor of Floriculture Gregg
Technician II (1993).Medium and Fertilizer Affect the Performance of
Phalaenopsis Orchids during Two Flowering Cycles
 Wen-Shaw Chen
1
, Ho-Yih Liu
1
, Zin-Huang Liu
1
, Leuan Yang
2
, Wen-Huei
Chen
2,*
(1994). Geibberllin and temperature influence carbohydrate content and
flowering in Phalaenopsis
 Tạp chí Khoa học và công nghệ nông nghiệp Việt Nam, số 05 năm 2010
 www.nsl.hcmus.edu.vn/greenstone/collect/thesiskh/index/assoc/HASH0155.dir/5.

PDF
 />quy-phai-3.html
 www.nongsinh.com/Phalaenopsis.htm
 />20SPA.pdf
17 Nội dung nghiên cứu khoa học và triển khai thực nghiệm của Đề tài và
phương án thực hiện
Nội dung 1: Triển khai xây dựng nhà màng.
* Công nghệ nhà màng được thiết kế phù hợp theo tiêu chuẩn NGMN – 1994
của Mỹ (Hiệp hội nhà kính Hoa Kỳ), tiêu chuẩn AS/NZS 4600:1996 của ÚC, tiêu
chuẩn AS1397 của Úc. Toàn bộ kết cấu khung nhà kính là thép cường độ cao mạ
kẽm, máng xối và bát liên kết của nhà là thép cường độ cao mạ kẽm.
+ Xây dựng mô hình nhà màng tự động, được trang bị hệ thống thông gió, quạt
hướng trục đối lưu và máy lạnh.

18

+ Xây dựng mô hình nhà có khoảng cách ly rộng với kích thước 3.0x4.0m, bố
trí 2 cửa trượt treo đặt so le nhau và nền cho hành lang giao thông.
* Thi công hệ thống nhà màng phục vụ nghiên cứu xây dựng mô hình trồng lan Hồ
điệp.
Về cơ bản nhà màng cấu tạo bằng khung thép mạ kẽm, kết cấu chắc chắn; có
mái lợp bằng plastics trong, vừa có đủ sáng, vừa che được nước mưa nhỏ giọt đồng
thời tránh vi khuẩn, mầm bệnh có thể hiện diện trong không khí. Mô hình trên đều
lắp ráp hệ thống tưới phun sương Spinnet với hệ thống được bố trí 6 hàng treo vòi
phun, cách nhau 4m, lắp đặt vòi cách vòi 3,5m. Bộ điều khiển tưới với các chế độ
điều khiển tưới và dinh dưỡng với phần mềm kèm theo có thể kết nối hiển thị trên
máy tính tại phòng điều khiển tưới.
Nội dung 2: Khảo nghiệm sự sinh trưởng và phát triển của một số giống lan Hồ
điệp đưa vào mô hình; xác định các giống hoa có năng suất và màu sắc hoa phù
hợp với điều kiện tỉnh Đồng Nai.

2.1. Mục tiêu
Xác định một số giống lan sinh trưởng, phát triển tốt, cây lan con sau 18 -20 tháng
bắt đầu ra hoa. Từ đó, chọn ra những giống lan Hồ điệp thích hợp đưa vào sản xuất
và nhân rộng trong mô hình nhà màng tại Đồng Nai.
2.2. Vật liệu nghiên cứu và dụng cụ
- Đưa vào khảo nghiệm một số giống:
STT

Tên giống Kích cỡ Số lượng Ghi chú
01 tháng 260 Hao hụt 30%
1
Hồ điệp trắng
05 tháng 220 Hao hụt 10%
01 tháng 260 Hao hụt 30%
2 Hồ điệp tím
05 tháng 220 Hao hụt 10%

19

05 tháng 220 Hao hụt 10%
01 tháng 260 Hao hụt 30%
4 Hồ điệp trắng đốm
05 tháng 220 Hao hụt 10%

- Giá thể: rêu nước đã qua xử lí
- Chậu trồng: Φ 4 cm, Φ12cm
2.3. Phương pháp nghiên cứu
- Thí nghiệm bố trí theo kiểu đơn yếu tố hoàn toàn ngẫu nhiên, 4 nghiệm thức, 4
lần lặp lại, mỗi lần lặp lại 50 cây.
Sơ đồ bố trí thí nghiệm:

G1 G3 G2 G4
G3 G1 G4 G2
G4 G2 G1 G3
G2 G4 G3 G1

- Thời gian thí nghiệm: 18 tháng
- Các chỉ tiêu theo dõi: (theo dõi 1 tháng/lần)
+ Tình hình sinh trưởng : số lá/tháng, kích thước lá (chiều dài và rộng lá
(mm)), chiều cao và đường kính thân cây (mm).
+ Tình hình sâu bệnh: tỉ lệ cây bị bệnh (%)
Nội dung 3: Khảo nghiệm một số loại giá thể phù hợp với cây lan Hồ điệp trong
nhà màng
3.1. Mục tiêu
Xác định được giá thể phù hợp với cây lan Hồ điệp trong điều kiện nhà màng.
3.2. Vật liệu nghiên cứu và dụng cụ
- Cây giống: giống Hồ điệp Tím, cây 5 tháng tuổi.

20

- Than gỗ, vỏ đậu phộng, rêu nước, đá vermiculite đã qua xử lí
- Chậu trồng Φ 12cm
3.3. Phương pháp nghiên cứu
- Thí nghiệm được bố trí theo kiểu đơn yếu tố hoàn toàn ngẫu nhiên với 5
nghiệm thức giá thể khác nhau và 4 lần lặp lại, mỗi lần lặp lại 50 cây
+ NT1: 100 % than gỗ
+ NT 2: 50% than gỗ + 50 vỏ đậu phộng
+ NT 3: 50% than gỗ + 50% rêu nước
+ NT 4: 100% rêu nước
+ NT 5: 50% rêu nước + 50% đá vermiculite
- Sơ đồ bố trí thí nghiệm:

GT1 GT5 GT3 GT2 GT4
GT3 GT2 GT1 GT4 GT5
GT5 GT4 GT2 GT3 GT1
GT4 GT1 GT3 GT5 GT2
- Thời gian thí nghiệm: 12 tháng
- Các chỉ tiêu theo dõi: (theo dõi 1 tháng/lần)
+ Tình hình sinh trưởng: số rễ (được tính khi rễ ra được 1cm), kích thước lá
(chiều dài và rộng lá (mm)), chiều cao (mm)và đường kính cây(mm)
+ Tình hình bệnh: tỉ lệ cây bị bệnh (%)
Nội dung 4: Thí nghiệm về tác động của phân bón lá đến sự sinh trưởng và phát
triển của cây lan Hồ điệp
3.1. Mục tiêu
Xác định được công thức phân bón lá phù hợp cho sự sinh trưởng và phát triển cây
lan Hồ điệp trong điều kiện nhà màng.

21


3.2. Vật liệu nghiên cứu và dụng cụ
- Cây giống: giống Hồ điệp Trắng, cây 5 tháng tuổi.
- Giá thể: rêu nước đã qua xử lí.
- Chậu trồng Φ 12cm
3.3. Phương pháp nghiên cứu
- Thí nghiệm được bố trí theo kiểu đơn yếu tố hoàn toàn ngẫu nhiên, 5 nghiệm
thức, 4 lần lặp lại, mỗi lần lặp lại 50 cây.
- Tiến hành thử nghiệm với 5 chế độ phun phân bón lá khác nhau.
- Loại phân nền: NPK 20-20-20, nồng độ 0,5‰
+ NT 1: NPK 20-20-20 + phân hữu cơ vi sinh (HTD, HTG)
+ NT 2: NPK 20-20-20 + B1
+ NT 3: NPK 20-20-20 + Hyponex

+ NT 4: NPK 20-20-20
- Sơ đồ bố trí thí nghiệm:
NT1 NT3 NT2 NT5 NT4
NT3 NT5 NT4 NT1 NT2
NT4 NT1 NT5 NT2 NT3
NT5 NT2 NT4 NT3 NT1
- Thời gian thí nghiệm: 12 tháng
- Các chỉ tiêu theo dõi: (theo dõi 1 tháng/lần)
+ Tình hình sinh trưởng: chiều cao cây (mm), đường kính cây (mm); kích
thước lá (chiều dài và rộng lá (mm)), số lá/cây
+ Tình hình bệnh: tỉ lệ cây bị bệnh theo mùa (%)
Nội dung 5: Nghiên cứu ảnh hưởng của điều khiển nhiệt độ thấp khác nhau để

22

xử lí ra hoa tại chỗ của lan Hồ điệp.
Sau khi cây Hồ Điệp được 5 đến 6 lá và kích thước lá khoảng 15 - 20cm, cây
được đưa vào giai đoạn xử lý phát hoa, nhiệt độ xử lý nằm trong khoảng 17 – 26
0
C.
5.1. Xử lí mức nhiệt độ chênh lệch ngày – đêm để tạo mầm hoa
5.1.1. Mục tiêu
- Xử lí ra hoa tại chỗ trong điều kiện nhà màng.
- Xác định được lượng thời gian phù hợp cho quá trình tạo mầm hoa.
5.1.2. Vật liệu nghiên cứu và dụng cụ
- Giống: cây lan Hồ điệp 18 tháng tuổi, 5 – 6 lá
5.1.3. Phương pháp nghiên cứu
- Thí nghiệm được bố trí theo kiểu đơn yếu tố hoàn toàn ngẫu nhiên, 4 nghiệm
thức, 4 lần lặp lại, mỗi lần lặp lại 50 cây.
- Xử lí nhiệt độ chênh lệch ngày đêm từ 8 - 10

0
C với thời gian xử lí nhiệt khác
nhau
+ NT 1: để tự nhiên không xử lý (đối chứng)
+ NT 2: xử lý lạnh trong thời gian 10 ngày.
+ NT 3: xử lý lạnh trong thời gian 20 ngày.
+ NT 4: xử lý lạnh trong thời gian 30 ngày.
- Chỉ tiêu theo dõi:
+ Thời gian từ khi xử lí đến khi hình thành mầm hoa.
5.2. Xử lí nhiệt độ phù hợp cho sự sinh trưởng, phát triển và điều khiển sự
nở hoa
5.2.1. Mục tiêu
- Xử lí ra hoa tại chỗ trong điều kiện nhà màng.
- Xác định được mức giới hạn nhiệt độ phù hợp nhằm điều khiển sự nở hoa.

23

5.1.2. Vật liệu nghiên cứu và dụng cụ
- Cây lan Hồ điệp đã được xử lí mang mầm hoa ở mục 5.1
5.2.3. Phương pháp nghiên cứu
- Thí nghiệm được bố trí theo kiểu đơn yếu tố hoàn toàn ngẫu nhiên, 3 nghiệm
thức, 4 lần lặp lại, mỗi lần lặp lại 50 cây.
- Tiến hành thử nghiệm với 3 mức nhiệt độ.
+ NT 1: 16 – 18
0
C
+ NT 2: 18 – 25
0
C
+ NT 3: nhiệt độ tự nhiên và kỹ thuật xử lý của Cty TNHH LD.

- Chỉ tiêu theo dõi:
+ Chất lượng hoa: Thời gian từ khi mọc mầm đến nở hoa, số nụ hoa/cành, tỷ
lệ hoa nở, đường kính hoa (mm), độ bền hoa (ngày hoa tàn), độ dày của cánh hoa.
18 Cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật sử dụng
(Luận cứ rõ cách tiếp cận vấn đề nghiên cứu, thiết kế nghiên cứ
u, phương pháp
nghiên cứu, kỹ thuật sẽ sử dụng gắn với từng nội dung chính của đề tài; so sánh vớ
i
các phương pháp giải quyết tương tự khác và phân tích để làm rõ được tính mớ
i, tính
độc đáo, tính sáng tạo của đề tài)
18.1. Cách tiếp cận
- Thông qua sách, tạp chí, internet, tập huấn, học tập tham khảo nhữ
ng nghiên
cứu của các tác giả trong và ngoài nước về nuôi trồng và thúc ra hoa ở cây lan Hồ

điệp trong nhà màng, nhà kín.
- Từ đặc thù khí hậu, thổ nhưỡng, tập quán và điều kiện canh tác tại Cẩm Mỹ
,
Đồng Nai.
- Từ kinh nghiệm sản xuất của các địa phương khác
18.2. Phương pháp nghiên cứu và kỹ thuật sử dụng
18.2.1. Phương pháp nghiên cứu

24

- Các nghiên cứu được tiến hành trong nhà màng, bảo đảm hạn chế được một số
yếu tố ảnh hưởng như mưa, gió, một số loại côn trùng, sâu hại
- Đối với các thí nghiệm trong nhà màng được bố trí khối đầy đủ hoàn toàn
ngẫu nhiên đơn yếu tố lặp lại 4 lần với từ 3 – 5 nghiệm thức tùy mỗi khảo nghiệm và

mỗi nghiệm thức là 50 cây lan Hồ điệp. Số liệu được xử lý thống kê bằng các phần
mềm như EXECL, SAS 8.0, xử lý ANOVA.
18.2.1. Kỹ thuật sử dụng
- Chọn giống:
Với điều kiện khí hậu của Đồng Nai nên chọn giống có khả năng chịu được
nhiệt, phù hợp với điều kiện nhà màng. Sử dụng một số giống cho hoa đồng đều, ổn
định.
- Chuẩn bị giống, vườn ươm:
+ Trước khi đưa vô nhà màng trồng, cây nên được được để trong nhà kiểm
dịch cách ly trong 3 – 5 ngày.
+ Tuyển chọn giống: 04 giống, cây 01 và 05 tháng tuổi.
+ Giá thể: dùng rêu nước, than gỗ, vỏ đậu phộng, đá vermiculite đã qua xử lí
+ Chậu trồng Φ 4cm, Φ 12cm
- Chăm sóc:
Khi vào chậu cho cây thì tưới nước có pha phân bón và tưới theo lập trình.
Dung dịch dinh dưỡng và nước tưới được cung cấp thông qua hệ thống tưới điều
khiển qua hệ thống châm phân bón.
Sau khi cây Hồ Điệp được 4 đến 6 lá và kích thước lá khoảng 15 - 20cm, cây
được đưa vào giai đoạn xử lý phát hoa, nhiệt độ xử lý nằm trong khoảng 17 – 26
0
C.
18.3. Tính mới, tính độc đáo, tính sáng tạo
Đề tài thực hiện trên cơ sở kế thừa các kết quả nghiên cứu trước. Kế thừa các
giống có hiệu quả kinh tế mà các đề tài trước đã chọn đến nay vẫn có tính ứng dụng

25

cao. Đồng thời có đưa thêm các giống mới vào cơ cấu giống thử nghiệm để xác định
các giống hoa có năng suất hoa và màu sắc hoa phù hợp với nhu cầu thị trường, sâu
bệnh hại. Trên cơ sở đó chọn ra những giống đưa vào sản xuất và nhân rộng mô hình

tại Đồng Nai với các vùng sinh thái tương tự mà từ trước đến nay chưa có nghiên
cứu chính thức nào về tính thích nghi các giống lan Hồ Điệp tại Đồng Nai.
Tiến hành hoàn thiện quy trình kỹ thuật canh tác để nâng cao năng suất, chất
lượng cành hoa trong điều kiện ở Đồng Nai. Trong đó có áp dụng các quy trình bón
phân và chăm sóc khác nhau nhằm xác định phương pháp thích hợp cho khu vực
Đồng Nai. Đồng thời thử nghiệm tự động hóa chăm sóc.
Ứng dụng biện pháp canh tác và xử lí nhiệt để thúc hoa nở đồng loạt theo ý
muốn: Trên cơ sở đó thử nghiệm chọn các giống có năng suất hoa cao, ít bị sâu bệnh,
màu sắc hoa tươi đẹp.
Tổ chức huấn luyện tại chỗ cho nông dân để nông dân học tập và ứng dụng.
Mô hình là địa chỉ để người nông dân học hỏi kinh nghiệm triển khai nhân rộng mô
hình.
19 Phương án phối hợp với các tổ chức nghiên cứu và cơ sở sản xuất trong
nước
(Trình bày rõ phương án phối hợp: tên các tổ chức phối hợp chính tham gia thực hiện
đề tài và nội dung công việc tham gia trong đề tài, kể cả các cơ sở sản xuất hoặc những
người sử dụng kết quả nghiên cứu; khả năng đóng góp về nhân lực, tài chính, cơ sở hạ
tầng-nếu có)
Đề tài thực hiện với sự hợp tác của Công ty TNHH Long Đỉnh trong việc ứng
dụng công nghệ mới nuôi trồng lan Hồ Điệp từ cây mô đến ra hoa.
20
Phương án hợp tác quốc tế (nếu có)
(Trình bày rõ phương án phối hợp: tên đối tác nước ngoài; nội dung đã hợp tác - đối
với đối tác đã có hợp tác từ trước; nội dung cần hợp tác trong khuôn khổ đề tài; hình
thức thực hiện. Phân tích rõ lý do cần hợp tác và dự kiến kết quả hợp tác, tác động

×