Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM TÀI NGUYÊN ĐẤT HUYỆN PHÚ GIÁO TỈNH BÌNH DƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.69 MB, 88 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI VÀ BẤT ĐỘNG SẢN

BÁO CÁO TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI :

MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM TÀI NGUYÊN ĐẤT
HUYỆN PHÚ GIÁO TỈNH BÌNH DƯƠNG

SVTH
MSSV
LỚP
KHOA
NGÀNH

:
:
:
:
:

VÕ THỊ KIM THI
07124111
DH07QL
2007-2011
QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI

Tp.Hồ Chí Minh, tháng 08 năm 2011

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH




KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI VÀ BẤT ĐỘNG SẢN
BỘ MÔN: KINH TẾ VÀ TÀI NGUYÊN ĐẤT

VÕ THỊ KIM THI

MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM TÀI NGUYÊN ĐẤT
HUYỆN PHÚ GIÁO TỈNH BÌNH DƯƠNG

Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS Huỳnh Thanh Hùng
(Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh)
Ký tên

PGS.TS Huỳnh Thanh Hùng


TÓM TẮT
Sinh viên thực hiện: Võ Thị Kim Thi, khoa Quản lý đất đai và bất động sản,
Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh.
Đề tài “Một số đặc điểm tài nguyên đất huyện Phú Giáo tỉnh Bình Dương”.
Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS Huỳnh Thanh Hùng, Trường Đại học nông lâm
Thành phố Hồ Chí Minh.
Đề tài được thực hiện trên địa bàn huyện Phú Giáo và xử lý nội nghiệp tại Phân
viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp, từ 04/2011 đến 07/2011. Với các nội dung
nghiên cứu cụ thể sau: (i) Điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội và những yếu tố ảnh
hưởng đến quá trình phát sinh, phát triển và sử dụng tài nguyên đất; (ii) Đặc điểm tài
nguyên đất theo quan điểm phát sinh; (iii) Đặc điểm tài nguyên đất theo quan điểm sử
dụng; (iv) Định hướng sử dụng hợp lý tài nguyên đất trên địa bàn huyện.(v)Đề xuất
các giải pháp sử dụng tài nguyên hợp lý.

Với mục tiêu xác định đặc điểm tài nguyên đất làm cơ sở cho việc đề xuất bố trí
sử dụng đất một cách hợp lý và hiệu quả, đề tài đã đạt được những kết quả như sau:
- Trên địa bàn vùng nghiên cứu có 03 nhóm đất chính với 04 đơn vị chú dẫn
bản đồ: Nhóm đất phù sa, Nhóm đất xám, Nhóm đất đỏ vàng. Trong đó nhóm đất xám
có diện tích lớn nhất 38.848,61 ha, chiếm 71,44% DTTN; nhóm đất nâu vàng có diện
tích 11.996,15 ha, chiếm 22,06% DTTN; Nhóm đất phù sa 1.886,42 ha, chiếm tỷ lệ
3,43% DTTN;
- Trong tổng quỹ đất 54.378,16 ha của huyện thì đất nông nghiệp chiếm đến
87,09% DTTN, với 47.357,12ha; Đất phi nông nghiệp chiếm 12,91% DTTN, với
7.021,04ha; toàn huyện không còn đất chưa sử dụng.
- Kết quả xây dựng bản đồ đơn vị đất đai của huyện đã xác định được 12 đơn vị
bản đồ đất đai. Căn cứ vào hiện trạng sử dụng đất xác định được 8 loại hình sử dụng
đất làm cơ sở cho đánh giá thích nghi đất đai.
- Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu về đặc điểm đất đai (loại hình thổ nhưỡng,
địa hình, nguồn nước,..) về khả năng thích nghi đất đai kết hợp với xem xét hiện trạng
sử dụng đất và định hướng phát triển kinh tế - xã hội của huyện, đề tài đã đề nghị phân
chia lãnh thổ huyện ra 04 vùng sử dụng đất như sau:
+ Vùng I: Vùng phát triển đô thị - công nghiệp: 14.821ha
+ Vùng II: Vùng phát triển nông nghiệp cây hàng năm : 2114ha
+ Vùng III: Vùng phát triển nông nghiệp kết hợp du lịch – dịch vụ : 27.874ha
+ Vùng IV: Vùng nông – lâm kết hợp : 9.548ha

i


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................. i
TÓM TẮT ....................................................................................................... ii
MỤC LỤC ......................................................................................................iii
DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT ................................................................... iv

DANH SÁCH CÁC BẢNG ........................................................................... v
DANH SÁCH SƠ ĐỒ VÀ HÌNH ................................................................. vi
ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................................... 1
PHẦN I. TỔNG QUAN ..................................................................................................... 3
I.1. Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu ........................................................................ 3

I.1.1. Vài nét về tài nguyên đất ở Việt Nam .................................................... 3
I.1.2. Vài nét về tài nguyên đất vùng Đông Nam Bộ ....................................... 5
I.1.3. Tài nguyên đất trên địa bàn tỉnh Bình Dương và huyện Phú Giáo......... 8
I.1.4 Đánh giá chung ...................................................................................... 10
I.2. Tổng quan về phương pháp đánh, kỹ thuật dùng trong nghiên cứu tài nguyên đất 10

I.2.1. Một số khái niệm và định nghĩa............................................................ 10
I.2.2. Phương pháp điều tra lập bản đồ đất .................................................... 11
I.2.3. Phương pháp đánh giá đất đai của FAO ............................................... 13
I.2.4. Ứng dụng kỹ thuật GIS và Hệ thống đánh giá đất tự động ALES (Automated Land
Evaluation System) trong đánh giá đất đai .................................................................... 15
I.3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu .................................................................... 17
I.3.1. Nội dung nghiên cứu ........................................................................................... 17
I.3.2. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................... 17
PHẦN II KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................................ 19
II.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội trong mối quan hệ với quá trình hình thành và sử
dụng tài nguyên đất ....................................................................................................... 19

II.1.1. Điều kiện tự nhiên và quá trình hình thành đất ................................. 19
II.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội trong mối quan hệ với quá trình sử dụng và
quản lý tài nguyên đất ..................................................................................... 24
II.2. Đặc điểm tài nguyên đất theo quan điểm phát sinh học. ....................................... 26

II.2.1. Các quá trình thổ nhưỡng cơ bản ........................................................ 26

II.2.2. Phân loại tài nguyên đất huyện Phú Giáo............................................ 28
II.2.3. Đặc điểm hình thái.............................................................................. 34
II.2.4. Đặc tính lý - hóa học của các loại đất huyện Phú Giáo ...................... 36
II.2.5. Đánh giá chung về đất ......................................................................... 39
II.3. Đặc điểm tài nguyên đất theo quan điểm sử dụng ................................................. 39

II.3.1. Đặc điểm hiện trạng sử dụng tài nguyên đất ....................................... 39
II.3.2. Đánh giá khả năng sử dụng tài nguyên đất nông nghiệp .................................... 47
II.3.3. Kiến nghị các giải pháp sử dụng hiệu quả. ......................................................... 64
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ......................................................................................... 66
ii


1. KẾT LUẬN .............................................................................................................. 66
2. KIẾN NGHỊ ............................................................................................................. 66
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................... 68
PHỤ LỤC ......................................................................................................................... 69

iii


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ALES (Automated Land Evaluation System):
DTTN:
ĐNB:
FAO (Food and Agriculture Organization):
GIS (Geographic Information System):
HTSDĐ:
KT-XH:
LC (Land Characteristic):

LF (Limination Factor):
LMU (Land Mapping Unit):
LQ (Land Quality):
LUT (Land Use Type):
LUR (Land Use Requirement):

LUS (Land Use System):
QLĐĐ & BĐS
CEC
TPCG
ĐX
HT
GDP
CTV
CTG
MNCD
BD
MTN
YTHC
TB
DTĐG
NGTK
QHSDĐ

iv

Hệ thống đánh giá đất đai tự động
Diện tích tự nhiên
Đông nam bộ
Tổ chức Lương - Nông quốc tế

Hệ thống thông tin địa lý
Hiện trạng sử dụng đất
Kinh tế - xã hội
Đặc tính đất đai
Yếu tố hạn chế
Đơn vị bản đồ đất đai
Chất lượng đất đai
Loại hình sử dụng đất
Yêu cầu sử dụng đất
Hệ thống sử dụng đất
Quản lý đất đai và bất động sản
Dung lượng trao đổi cation
Thành phần cơ giới
Đông Xuân
Hè Thu
Tổng sản phẩm quốc nội
Cộng tác viên
Cùng tác giả
Mặt nước chuyên dùng
Bình Dương
Mức thích nghi
Yếu tố hạn chế
Trung bình
Diện tích đánh giá
Niên giám thống kê
Quy hoạch sử dụng đất


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 1. Thống kê quỹ đất ở Việt Nam..................................................................... 4

Bảng 2. Diễn biến sử dụng tài nguyên đất ở Việt Nam giai đoạn 1995-2005 ......... 5
Bảng 3. Thống kê quỹ đất vùng Đông Nam Bộ .................................................... 6
Bảng 4. Diễn biến sử dụng tài nguyên đất vùng ĐNB giai đoạn 1995-2005 ..... 7
Bảng 5. Diễn biến sử dụng tài nguyên đất huyện Phú Giáo ..................................... 9
Bảng 6: Các đơn vị hành chính huyện Phú Giáo.................................................... 21
Bảng 7: Các chỉ tiêu về khí hậu .............................................................................. 21
Bảng 8 Mối quan hệ giữa đá mẹ- mẫu chất và tính chất đất .................................. 22
Bảng 9: Diện tích đất huyện Phú Giáo chia theo độ dốc ........................................ 23
Bảng 10: Chỉ tiêu bình quân sử dụng đất huyện Phú Giáo .................................... 25
Bảng 11: Quy mô và cơ cấu các loại đất ................................................................ 29
Bảng 12 : Thống kê tài nguyên đất theo các đơn vị chú dẫn bản đồ đất ................ 30
Bảng 13: Thống kê diện tích các loại đất theo độ dốc ........................................... 32
Bảng 14: Đặc điểm hình thái các loại đất
........................................................ 34
Bảng 15: Đặc tính lý hóa học của đất phù sa không được bồi ............................... 36
Bảng 16: Đặc tính lý hóa học của đất xám trên phù sa cổ ..................................... 37
Bảng 17: Đặc tính lý hóa học của đất xám gley ..................................................... 39
Bảng 18: Đặc tính lý hóa học của đất nâu vàng trên phù sa cổ .............................. 39
Bảng 19: So sánh cơ cấu sử dụng đất tổng quát ..................................................... 40
Bảng 20: Diễn biến sử dụng tài nguyên đất huyện Phú Giáo................................. 41
Bảng 21: Kết quả thực hiện QHSDĐ huyện Phú Giáo thời kì 2001- 2010............ 42
Bảng 22: Các hệ thống sử dụng đất hiện có ........................................................ 46
Bảng 23: Các chỉ tiêu xây dựng bản đồ đơn vị đất đai........................................... 47
Bảng 24: Kết quả xây dựng bản đồ đơn vị đất đai ................................................. 50
Bảng 25: Yêu cầu sử dụng đất của các LUTs được chọn đánh giá ........................ 51
Bảng 26: Khả năng thích nghi đất đai cho các loại hình sử dụng đất .................... 54
Bảng 27: Kết quả đánh giá thích nghi .................................................................... 57
Bảng 28: Kết quả phân vùng định hướng sử dụng đất ........................................... 61

v



DANH SÁCH SƠ ĐỒ VÀ HÌNH
SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1: Các giai đoạn điều tra lập bản đồ đất ....................................................... 11
Sơ đồ 2: Sơ đồ tiến trình thành lập bản đồ đất ....................................................... 12
Sơ đồ 3: Tiến trình đánh giá đất đai và quy hoạch sử dụng đất ............................. 13
Sơ đồ 4: Quy trình xây dựng bản đồ phân hạng thích nghi đất đai ........................ 14
Sơ đồ 5: Cấu trúc phân hạng thích nghi đất đai ..................................................... 14
Sơ đồ 6: Ứng dụng kỹ thuật GIS và ALES trong đánh giá đất đai ........................ 16
Biểu 1 : Cơ cấu các nhóm đất chính của huyện Phú Giáo ..................................... 30
HÌNH
Hình 2.1 Sơ đồ vị trí huyện Phú Giáo .................................................................... 20
Hình 2.2 Bản đồ đất huyện Phú Giáo ..................................................................... 33
Hình 2.3 Hình thái đất phù sa không được bồi ....................................................... 35
Hình 2.4 Hình thái đất xám phù sa cổ .................................................................... 35
Hình 2.5 Hình thái đất xám gley ............................................................................ 35
Hình 2.6 Hình thái đất nâu vàng trên phù sa .......................................................... 35
Hình 2.7 Bản đồ hiện trạng sử dụng đất huyện Phú Giáo 2010 ............................. 44
Hình 2.8 Bản đồ đơn vị đất đai huyện Phú Giáo .................................................... 49
Hình 2.9 Bản đồ thích nghi đất đai huyện Phú Giáo .............................................. 59
Hình 2.10 Bản đồ phân vùng sử dụng đất huyện Phú Giáo ................................... 63

vi


Ngành Quản lý đất đai

SVTH: Võ Thị Kim Thi


ĐẶT VẤN ĐỀ
Đất đai là một tài nguyên vô giá mà tự nhiên ban tặng cho con người để sinh
tồn. Đất cùng với con người đã đồng hành qua các nền văn minh nông nghiệp khác
nhau, từ nền nông nghiệp thô sơ vào buổi bình minh của loài người đến nền nông
nghiệp đầy ắp các tiến bộ khoa học và công nghệ.
Cùng với quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa và đô thị hóa ở Việt Nam
ngày càng phát triển mạnh mẽ gây sức ép lớn đối với đất đai. Trong quá trình phát
triển sản xuất nông nghiệp, con người đã xây dựng các hệ sinh thái nhân tạo thay thế
cho các hệ sinh thái tự nhiên, do đó giảm dần tính bền vững của chúng. Nhiều trường
hợp sử dụng đất tùy tiện dẫn đến việc sử dụng đất không hiệu quả, kết quả là đất đai bị
suy thoái, ô nhiễm, diện tích đất trồng trọt bị giảm sút nghiêm trọng.
Trong những năm gần đây quan điểm phát triển bền vững luôn được đặt ra. Vì
thế để duy trì sự phát triển bền vững và ổn định thì việc xác định các đặc tính của môi
trường, tự nhiên, kinh tế và xã hội một cách kỹ lưỡng trọn vẹn là hết sức cần thiết. Yêu
cầu đặt ra cho các cơ quan chức năng địa phương là phải nghiên cứu đặc điểm tài
nguyên đất và đánh giá khả năng sử dụng làm căn cứ khoa học cho việc hoạch định
những chiến lược khai thác nguồn tài nguyên quan trọng này.
Phú Giáo là một huyện Đông Bắc của tỉnh Bình Dương. Cũng như các huyện
khác trong tỉnh, nhằm góp phần phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn toàn tinh và sử
dụng đất, khai thác một cách có hiệu quả trên cả 3 phương diện kinh tế - xã hội và môi
trường. Việc nghiên cứu các đặc điểm của đất nhằm phân vùng sử dụng đất một cách
hợp lý là hết sức cần thiết.
Xuất phát từ mục tiêu trên, được sự cho phép của Khoa Quản lý đất đai và Bất
động sản trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh và sự giúp đỡ của Phân
Viện Quy Hoạch và Thiết Kế Nông Nghiệp, đề tài “Một số đặc điểm tài nguyên đất
huyện Phú Giáo tỉnh Bình Dương” được thực hiện. Nhằm điều tra khảo sát xây dựng
bản đồ đất, lựa chọn và đánh giá khả năng thích nghi đất đai làm cơ sở cho việc đề
xuất bố trí cây trồng phù hợp để đạt hiệu quả tối ưu, phát triển lâu bền để góp phần
nhỏ vào sự phát triển kinh tế của huyện Phú Giáo tỉnh Bình Dương.
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

Mục tiêu tổng quát
Điều tra cơ bản đặc điểm tài nguyên đất huyện Phú Giáo nhằm góp phần xây
dựng cơ sở khoa học cho việc bố trí sử dụng đất một cách hợp lý và bền vững.
Mục tiêu cụ thể
- Nắm vững tài nguyên đất đai của huyện cả về số lượng và chất lượng.
- Xác định các yếu tố hạn chế và thích hợp làm cơ sở cho việc sử dụng đất bền
vững.
- Xác định quy mô, diện tích, mức độ thích hợp đất đai trong sản xuất nông
nghiệp.
- Xác định khả năng thích nghi đất đai từ đó đề xuất bố trí cây trồng trong sản
xuất nông nghiệp.
1


Ngành Quản lý đất đai

SVTH: Võ Thị Kim Thi

Đối tượng nghiên cứu
Các loại đất và hiện trạng sử dụng đất trên địa bàn huyện Phú Giáo.
Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, kinh tế-xã hội của huyện.
Các loại hình sử dụng đất chính của huyện.
Phạm vi nghiên cứu
Đất đai là một đối tượng nghiên cứu với những đặc trưng rất phong phú và đa
dạng. Trong nghiên cứu này tôi chỉ tập trung nghiên cứu một số đặc điểm tài nguyên
đất (chủ yếu là tài nguyên đất nông nghiệp) trên địa bàn một huyện với những nội
dung chính sau đây: (i) Đặc điểm hình thành tài nguyên đất và các nhân tố ảnh hưởng
đến sử dụng tài nguyên đất; (ii) Đặc điểm tài nguyên đất theo quan điểm phát sinh học
thổ nhưỡng (soil); (iii) Đặc điểm tài nguyên đất theo quan điểm sử dụng (land).
Thời gian thực hiện từ tháng 4 đến tháng 8 năm 2011.


2


Ngành Quản lý đất đai

SVTH: Võ Thị Kim Thi

PHẦN I
TỔNG QUAN

I.1. Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu
Công tác nghiên cứu về tài nguyên đất ở nước ta được thực hiện từ rất sớm. Để
làm cơ sở cho việc nghiên cứu một số đặc điểm tài nguyên đất, luận văn khái quát một
vài nét về tài nguyên đất ở Việt Nam, tài nguyên đất Đông Nam Bộ, tài nguyên đất
Bình Dương và huyện Phú Giáo.
I.1.1. Vài nét về tài nguyên đất ở Việt Nam
I.1.1.1. Nghiên cứu phân loại, lập bản đồ đất và thống kê quỹ đất
* Về nghiên cứu phân loại đất
Công tác nghiên cứu phân loại đất ở Việt Nam gắn liền với sự phát triển thổ
nhưỡng học của nước ta. Các phương pháp phân loại đất trên thế giới đều được sử
dụng ở nước ta nhưng chậm hơn.
Hiện nay, ở Việt Nam có 3 hệ thống phân loại đất đang được áp dụng cho điều
tra xây dựng bản đồ đất:
- Hệ thống phân loại đất Việt Nam: Được khởi xướng ở Việt Nam từ những
năm đầu của thập kỷ 60, cùng với giai đoạn điều tra xây dựng bản đồ đất ở miền Bắc
Việt Nam (Tôn Thất Chiểu và ctv, 1958-1967).
- Hệ thống phân loại đất của Mỹ ở Việt Nam (USDA. Soil Taxonomy,
1975,1990) chủ yếu được áp dụng trong điều tra xây dựng bản đồ đất ở đồng bằng
sông Cửu Long từ 1980, 1990 (Lê Quang Trí và Nguyễn Bảo Vệ, 1985; Nguyễn Bảo

Vệ và Võ Tòng Anh, 1989).
- Hệ thống phân loại đất của FAO/UNESCO/WRB được áp dụng vào Việt Nam
từ những năm cuối của thập kỷ 80. Hiện nay hệ thống phân loại đất của
FAO/UNESCO/WRB đã và đang được áp dụng khá phổ biến trong nghiên cứu phân
loại đất và lập bản đồ đất ở Việt Nam.
* Về điều tra lập bản đồ đất và kiểm kê quỹ đất
Trong những năm 60, công tác nghiên cứu lập bản đồ đất được tiến hành với quy
mô lớn ở cả hai miền
+ Miền Bắc đã điều tra xây dựng Sơ đồ thổ nhưỡng miền Bắc Việt Nam tỷ lệ
1/1 triệu (Fridland và ctv, 1958) và xây dựng bảng phân loại đất Việt Nam (phần miền
Bắc). Từ đó làm cơ sở cho việc xây dựng bản đồ đất ở các địa phương.
+ Miền Nam cũng đã tiến hành phân loại và xây dựng các bản đồ đất như: bản
đồ đất tổng quát miền Nam Việt Nam, tỷ lệ 1/1.000.000 (Moorman, 1960); những sơ
đồ đất tỷ lệ 1/100.000 và 1/200.000 do sở Địa học Sài Gòn ấn hành và được thuyết
minh trong “Đất đai miền châu thổ sông Cửu Long (Thái Công Tụng, 1972).
Năm 1974, Đoàn chuyên gia Hà Lan.nghiên cứu theo quan điểm tổng hợp đã xây
dựng “Bản đồ tài nguyên đất đai vùng đồng bằng sông Cửu Long” tỷ lệ 1/250.000
Sau năm 1975, trọng tâm nghiên cứu nhằm xây dựng các bảng phân loại phục vụ
cho việc xây dựng bản đồ đất các loại, nghiên cứu quy phạm điều tra đất phục vụ phát
3


Ngành Quản lý đất đai

SVTH: Võ Thị Kim Thi

triển trên địa bàn cả nước.Các công trình nghiên cứu về đất trong giai đoạn này có sự
tham gia của các nhà khoa học đất như: Phan Liêu,Trần Công Tấu; Lê Thái Bạt; Tôn
Thất Chiểu; Nguyễn Khang; Đào Châu Thu; Phạm Quang Khánh...
Năm 1996, bản đồ đất Việt Nam tỷ lệ 1/1 triệu và bản thuyết minh kèm theo đã

được xuất bản (Hội khoa học đất, 1996).
Tóm lại, các nghiên cứu nêu trên bước đầu đã hỗ trợ tích cực cho công tác
thống kê tài nguyên đất để hoạch định chiến lược phát triển, quy hoạch và tổ chức lãnh
thổ các cấp huyện, tỉnh và cả nước.
Bảng 1: Thống kê quỹ đất ở Việt Nam
STT

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14

TÊN NHÓM ĐẤT
VIỆT NAM
TỔNG DIỆN TÍCH TỰ NHIÊN
Đất cát biển
Đất mặn
Đất phèn
Đất phù sa
Đất glây

Đất than bùn
Đất đá bọt
Đất đen
Đất nâu vùng bán khô hạn
Đất tích vôi
Đất xám
Đất đỏ
Đất mùn alit núi cao
Đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá
núi đá, sông suối

DIỆN TÍCH
FAO/UNESCO

Arenosols
Salic fluvisols
Thionic fluvisols
Fluvisols
Gleysols
Histosols
Andosols
Luvisols
Lixisols
Calcisols
Acrisols
Ferralsols
Alisols
Leptosols

(ha)

33.104.200
533.434
971.356
1.863.128
3.400.059
452.418
24.941
171.402
112.939
42.330
5.527
19.970.642
3.014.594
280.714
495.727
1.764.989

(%)
100,00
1,61
2,93
5,63
10,27
1,37
0,08
0,52
0,34
0,13
0,02
60,33

9,11
0,85
1,50
5,33

Nguồn: Hội khoa học đất Việt Nam, 1996

Nước ta có diện tích tự nhiên khoảng 33 triệu ha, trong đó: sông suối và núi đá
gần 1,8 triệu ha, chiếm khỏang 5,33% diện tích tự nhiên, phần đất liền 31,2 triệu ha,
chiếm 94,67% diện tích tự nhiên. Nhìn chung, tài nguyên đất của Việt Nam rất đa
dạng về loại hình thổ nhưỡng và phong phú về khả năng sử dụng đất.
I.1.1.2. Tài nguyên đất Việt Nam theo quan điểm sử dụng
*Về hiện trạng sử dụng: Theo số liệu kiểm kê tài nguyên đất năm 2005, trong
tổng 33,07 triệu ha, thì sử dụng cho mục đích nông - lâm nghiệp chiếm 75,05% tổng
diện tích với 24,82 triệu ha, trong đó: đất sản xuất nông nghiệp chiếm 37,98% nhóm
đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp chiếm 59,14% nhóm đất nông nghiệp, đất nuôi trồng
thủy sản chiếm 2,82% nhóm đất nông nghiệp, đất làm muối chiếm 0,06% nhóm đất
nông nghiệp. Sử dụng cho mục đích phi nông nghiệp chiếm 9,77% tổng diện tích với
3,23 triệu ha, trong đó: đất sử dụng để ở chiếm 18,52% nhóm đất phi nông nghiệp, đất
sông suối và mặt nước chuyên dùng chiếm 34,98%, đất phi nông nghiệp còn lại chiếm
46,51% nhóm đất phi nông nghiệp.
4


Ngành Quản lý đất đai

SVTH: Võ Thị Kim Thi

* Tình hình sử dụng tài nguyên đất ở Việt Nam
Bảng 2: Diễn biến sử dụng tài nguyên đất ở Việt Nam giai đoạn 1995-2005

Đơn vị: 1.000ha
STT

MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG

Diện tích
năm 2005

(1)

(2)

(3)

DIỆN TÍCH TỰ NHIÊN

So sánh với năm 2000

So sánh với năm 1995

Diện tích
năm 2000

Tăng (+),
giảm (-)

Diện tích
năm 1995

Tăng (+),

giảm (-)

(4)

(5)=(3)-(4)

(6)

(7)=(3)-(6)

33.069,30

32.924,10

145,20

32.877,90

191,40

24.817,00

20.388,10

4.428,90

18.248,10

6.568,90


9.425,20

8.425,90

999,30

7.110,30

2.314,90

1.1.1 Đất cây hàng năm

6.362,80

6.167,10

195,70

5.692,10

670,70

1.1.2 Đất cây lâu năm

3.062,40

2.258,80

803,60


1.418,20

1.644,20

14.677,70

11.575,40

3.102,30

10.795,00

3.882,70

699,9

367,9

332,00

327

372,90

14,2

18,9

-4,70


15,8

-1,60

3.232,40

4.110,10

-877,70

2.961,90

270,50

598,5

433,2

165,30

996,9

-398,40

1.853,70

2.932,30

-1.078,60


1.255,20

598,50

780,2

744,6

35,60

709,8

70,40

5.020,00

9.282,70

-4.262,70

1 Nhóm đất nông nghiệp
1.1

Đất nông nghiệp

1.2

Đất lâm nghiệp

1.3


Đất nuôi trồng thủy sản

1.4

Đất làm muối
2 Nhóm đất phi nông nghiệp

2.1

Đất ở

2.2

Đất phi nông nghiệp

2.3

Đất sông, suối
3 Nhóm đất chưa sử dụng

11.667,90 -6.647,90

Nguồn: Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2005

*Về diễn biến sử dụng:
- Giai đoạn 1995-2005: Theo số liệu kiểm kê tài nguyên đất năm 1995 và năm
2005 cho thấy: sau 10 năm nhóm đất nông nghiệp tăng 6,57 triệu ha, đất nông nghiệp
tăng là do khai hoang mở rộng diện tích, trong đó: đất sản xuất nông nghiệp tăng 2,31
triệu ha; đất lâm nghiệp tăng 3,88 tirệu ha; đất nuôi trồng thủy sản tăng 372,9 ngàn ha;

đất làm muối giảm 1,6 ngàn ha. Nhóm đất phi nông nghiệp tăng 270,5 ngàn ha. Nhóm
đất chưa sử dụng được đưa vào sử dụng 6,65 triệu ha.
*Giai đoạn 2000-2005: Theo số liệu kiểm kê tài nguyên đất năm 2000 và năm
2005 cho thấy: sau 05 năm nhóm đất nông nghiệp tiếp tục tăng 4,43 triệu ha, trong đó:
đất sản xuất nông nghiệp tăng sắp xỉ 1,0 triệu ha; đất lâm nghiệp tăng 3,10 triệu ha; đất
nuôi trồng thủy sản tăng 332 ngàn ha; đất làm muối giảm 4,7 ngàn ha. Nhóm đất phi
nông nghiệp giảm 877,7 ngàn ha. Nhóm đất chưa sử dụng được đưa vào sử dụng 4,26
triệu ha.
I.1.2. Vài nét về tài nguyên đất vùng Đông Nam Bộ
I.1.2.1. Nghiên cứu phân loại, lập bản đồ đất và thống kê qũy đất
Bản đồ đất miền Nam Việt Nam tỷ lệ 1:1.000.000, F.R.Moormann, (1961). Tác
giả đã xây dựng một chú dẫn tổng quát cho bản đồ gồm 25 đơn vị bản đồ, trong đó đất
Đông Nam Bộ chia thành 11 đơn vị bản đồ.
5


Ngành Quản lý đất đai

SVTH: Võ Thị Kim Thi

1972 , Thái Công Tụng đã biên soạn “Đất đai vùng cao nguyên trung phần và
Đông Nam Bộ” đã bổ sung cho tài liệu của Moormann. Trong tài liệu này tác giả đã
mô tả 5 loại đất chính của Đông Nam Bộ trên bản đồ của Moormann về nguồn gốc
phát sinh, tính chất lý – hóa học, phân bố và khả năng sử dụng.
Cuối năm 1975, trên cơ sở những tài liệu của Moorman và Thái Công Tụng,
Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp với một số tuyến khảo sát bổ sung đã xây
dựng bản đồ đất tỷ lệ 1/250.000 chia đất vùng ĐNB ra 09 nhóm đất chính: đất cát, đất
mặn, đất phèn, đất phù sa, đất đen, đất xám, đất đỏ vàng, đất dốc tụ và đất trơ sỏi đá.
Năm 1976-1977, Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp, Viện Thổ Nhưỡng
Nông Hóa đã tổ chức đợt điều tra khá chi tiết, xây dựng bản đồ đất tỷ lệ 1/25.000 hoặc

1/50.000 cho từng Huyện vùng ĐNB, sau đó tổng hợp lên bản đồ 1/250.000 toàn vùng.
Những năm 1987-1988 trong khuôn khổ chương trình 60G, trên cơ sở những tài
liệu đất đã có, với một số tuyến khảo sát bổ sung, bản đồ đất toàn vùng ĐNB được
chỉnh lý hoàn thiện thêm và xây dựng lại lần thứ hai (Phan Liêu và ctv, 1992).
Những năm 1991-1994, lần lượt bản đồ đất tỷ lệ 1/100.000 các tỉnh Bà RịaVũng Tàu, Sông Bé, Tây Ninh, Đồng Nai được điều tra bổ sung, chỉnh lý (Phan Liêu
và ctv, 1987-1991). Điều tra đánh giá tài nguyên đất tỉnh Đồng Nai tỷ lệ 1/50.000 theo
phương pháp của FAO/UNESCO (Vũ Cao Thái, Tôn Thất Chiểu, Phạm Quang
Khánh, 1994).
Những năm 2003-2005, lần lượt bản đồ đất tỷ lệ 1/100.000 các tỉnh Bà RịaVũng Tàu, Tây Ninh, Đồng Nai, Lâm Đồng một lần nữa được điều tra bổ sung, chỉnh
lý (Phạm Quang Khánh và ctv, 2005).
Bảng 3: Thống kê quỹ đất vùng Đông Nam Bộ
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9

TÊN NHÓM ĐẤT
VIỆT NAM
FAO/UNESCO
TỔNG DIỆN TÍCH TỰ
Đất cát biển
Arenosols
Đất mặn
Salic fluvisols

Đất phèn
Thionic fluvisols
Đất phù sa
Fluvisols
Đất đen
Luvisols
Đất xám
Acrisols
Đất đỏ vàng
Ferralsols
Đất dốc tụ
Gleysols
Đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá
Leptosols
Núi đá, sông suối

Nguồn: Tổng hợp từ bản đồ đất các tỉnh ở vùng ĐNB

6

DIỆN TÍCH
(ha)
(%)
3.485.838
100
159.499
4,58
44.365
1,27
149.434

4,29
221.421
6,35
163.890
4,70
1.334.690
38,29
1.162.595
33,35
56.233
1,61
38.605
1,11
155.106
4,45


Ngành Quản lý đất đai

SVTH: Võ Thị Kim Thi

I.1.2.2. Tài nguyên đất vùng ĐNB theo quan điểm sử dụng
Bảng 4: Diễn biến sử dụng tài nguyên đất ở vùng ĐNB giai đoạn 1995-2005
Đơn vị: 1.000ha
STT
(1)

MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG

(2)

DIỆN TÍCH TỰ NHIÊN
1 Nhóm đất nông nghiệp
1.1 Đất nông nghiệp
1.1.1 Đất cây hàng năm
1.1.2 Đất cây lâu năm
1.2 Đất lâm nghiệp
1.3 Đất nuôi trồng thủy sản
1.4 Đất làm muối
1.5 Đất nông nghiệp khác
2 Nhóm đất phi nông nghiệp
2.1 Đất ở
2.2 Đất chuyên dùng
2.3 Đất sông suối và mặt nước CD
2.4 Đất phi nông nghiệp khác
3 Đất chưa sử dụng

So sánh với năm 2000

Diện tích
năm 2005

So sánh với năm 1995

Diện tích
Tăng (+),
Diện tích Tăng (+),
năm 2000
giảm (-)
năm 1995 giảm (-)
(4)

(5)=(3)-(4)
(6)
(7)=(3)-(6)
3.438.703
40.126 3.440.909
37.920
2.820.381
86.550 2.804.549 102.382
1.728.594
-120.624 1.715.137 -107.167
748.789
-107.992
741.439 -100.642
979.805
-12.632
973.698
-6.525
1.065.345
195.037 1.064.976 195.407
20.294
10.806 19.465,09
11.635
5.572
-580
4.452,85
539
576
1.910
518,60
1.967

392.093
62.526
376.214
78.405
59.270
11.764
55.336
15.698
162.212
29.292
148.033
43.471
159.003
22.810
161.318
20.494
11.608
-1.340
11.526
-1.258
226.229
-108.950
260.146 -142.867

(3)
3.478.829
2.906.931
1.607.970
640.797
967.173

1.260.383
31.100
4.992
2.486
454.619
71.034
191.504
181.813
10.269
117.279

Nguồn: Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2005

*Về hiện trạng sử dụng: Theo số liệu kiểm kê tài nguyên đất năm 2005, trong
tổng 3.478.829 ha, thì sử dụng cho mục đích nông- lâm nghiệp chiếm 83,56% tổng
diện tích, tương ứng với 2.906.931 ha, trong đó: đất sản xuất nông nghiệp chiếm
55,32% nhóm đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp chiếm 43,36% nhóm đất nông nghiệp,
đất nuôi trồng thủy sản chiếm 1,07% nhóm đất nông nghiệp, đất làm muối chiếm
0,17% nhóm đất nông nghiệp và đất nông nghiệp khác chiếm 0,08% nhóm đất nông
nghiệp. Sử dụng cho mục đích phi nông nghiệp chiếm 13,67% tổng diện tích, tương
ứng với 454.619 ha, trong đó: đất sử dụng để ở chiếm 15,62% nhóm đất phi nông
nghiệp, đất chuyên dùng chiếm 42,12% nhóm đất phi nông nghiệp, đất sông suối và
mặt nước chuyên dùng chiếm 39,99% nhóm đất phi nông nghiệp, đất phi nông nghiệp
còn lại chiếm 2,25% nhóm đất phi nông nghiệp. Nhóm đất chưa đưa vào sử dụng
chiếm 3,37% DTTN, tương ứng với 117.279 ha.
*Về diễn biến sử dụng:
- Giai đoạn 1995-2005: cho thấy nhóm đất nông nghiệp tăng 102.382 ha (năm
2005: 2.906.931 ha, năm 1995: 2.804.549 ha), diện tích tăng lên chủ yếu là khai hoang
mở rộng diện tích, trong đó: đất sản xuất nông nghiệp giảm 107.167 ha (đất trồng cây
hàng năm giảm 100.642 ha, đất trồng cây lâu năm giảm 6.525 ha), đất lâm nghiệp tăng

195.407 ha, đất nuôi trồng thủy sản tăng 11.635 ha, đất làm muối tăng 539 ha, đất
nông nghiệp khác tăng 1.967 ha. Nhóm đất phi nông nghiệp tăng 78.405 ha (năm
7


Ngành Quản lý đất đai

SVTH: Võ Thị Kim Thi

2005: 454.619 ha, năm 1995: 376.214 ha). Nhóm đất chưa sử dụng giảm 142.867 ha
(năm 2005: 117.279 ha, năm 1995: 260.146 ha).
- Giai đoạn 2000-2005: cho thấy nhóm đất nông nghiệp tăng 86.550 ha (năm
2005: 2.906.931 ha, năm 2000: 2.820.381 ha), diện tích tăng lên chủ yếu là khai hoang
mở rộng diện tích, trong đó: đất sản xuất nông nghiệp giảm 120.624 ha (đất trồng cây
hàng năm giảm 107.992 ha, đất trồng cây lâu năm giảm 12.632 ha), đất lâm nghiệp
tăng 195.037 ha, đất nuôi trồng thủy sản tăng 10.806 ha, đất làm muối giảm 580 ha,
đất nông nghiệp khác tăng 1.910 ha. Nhóm đất phi nông nghiệp tăng 62.526 ha (năm
2005: 454.619 ha, năm 2000: 392.093 ha). Nhóm đất chưa sử dụng giảm 108.950 ha
(năm 2005: 117.279 ha, năm 2000: 226.229 ha).
I.1.3. Tài nguyên đất trên địa bàn tỉnh Bình Dương và huyện Phú Giáo
I.1.3.1. Nghiên cứu phân loại, lập bản đồ đất và thống kê quỹ đất
(1) Bản đồ đất tỉnh Sông Bé, 1/100.000 (Phan Liêu, Phạm Quang Khánh, Phan
Xuân Sơn và ctg, 1987): Tài liệu này đã phản ánh khá đầy đủ về đặc điểm tính chất đất
và phân chia đất Sông Bé ra các đơn vị đất khá chi tiết.
Trong đó tỉnh Bình Dương ngày nay có 08 đơn vị thuộc 06 nhóm gồm: (1) Nhóm đất
phù sa có 1 đơn vị chú dẫn bản đồ: đất phù sa không được bồi chưa phân dị; (2) Nhóm
đất xám có 02 đơn vị: đất xám trên phù sa cổ và đất xám Gley; (4) Nhóm đất đỏ có 2
đơn vị: đất đỏ vàng trên đá phiến; đất nâu vàng trên phù sa cổ; (5) Nhóm đất dốc tụ: có
1 đơn vị đất dốc tụ; (6) Nhóm đất trơ sỏi đá có 1 đơn vị: đất trơ sỏi đá.
(2) Bản đồ đất Đông Nam Bộ, 1/250.000 (Phan Liêu, Nguyễn Xuân Nhiệm,

Nguyễn Xuân Thành, 1988. Trong phạm vi tỉnh Bình Dương có 08 đơn vị, như bản đồ
đất sông Bé phát hiện.
(3) Bản đồ đất tỉnh Bình Dương, 1/50.000 (Phạm Quang Khánh, Nguyễn Xuân
Nhiệm và ctg, 2003). Trong đó, đất tỉnh Bình Dương có 5 nhóm, với 11 đơn vị bản đồ
đất gồm: (1) Nhóm đất xám 150.569 ha; (2) Nhóm đất phù sa 16.537 ha; (3) Nhóm đất
phèn 3.322 ha; (4) Nhóm đất đỏ vàng 67.128 ha; (5) Nhóm đất xói mòn trơ sỏi đá 25
ha.
I.1.3.2. Tài nguyên đất huyện Phú Giáo theo quan điểm sử dụng
*Về diễn biến sử dụng đất
- Giai đoạn 2000 - 2005: Nhóm đất nông nghiệp giảm 147,14ha (năm 2005:
47.635,28ha, năm 2000: 47.782,42ha), diện tích giảm do chuyển sang đất phi nông
nghiệp, trong đó: Đất sản xuất nông nghiệp giảm 1.404,62ha (đất trồng cây hàng năm
giảm 4.777,91ha, đất trồng cây lâu năm tăng 3.373,30ha), đất Lâm nghiệp tăng
1.139,54ha, đất nuôi trồng thủy sản tăng 19,59ha, đất nông nghiệp khác tăng 98,35ha.
Nhóm đất phi nông nghiệp tăng 1.137,64ha (năm 2005: 6.608,64ha, năm 2000:
5.471,00ha) chủ yếu chuyển từ đất sản xuất nông nghiệp. Nhóm đất chưa sử dụng
giảm 757,50ha (năm 2005: 891,74ha, năm 2000: 134,24ha).
- Giai đoạn 2005 - 2010: Nhóm đất nông nghiệp giảm 280,17ha (năm 2005:
47.635,28ha, năm 2010: 47.355,11ha), trong đó: Đất sản xuất nông nghiệp tăng 682,29
nguyên nhân chính là do chuyển sang đất trồng cây lâu năm (Đất trồng cây hàng năm
8


Ngành Quản lý đất đai

SVTH: Võ Thị Kim Thi

giảm 4.615,54ha, đất trồng cây lâu năm tăng 5.297,83ha); Đất lâm nghiệp giảm
901,73ha (nguyên nhân do chuyển về cho Ủy ban nhân dân huyện Phú Giáo quản lý
theo chủ trương của tỉnh); Đất nuôi trồng thủy sản giảm 28,09ha; Đất nông nghiệp

khác giảm 31,65ha. Nhóm đất phi nông nghiệp tăng 414,41ha (năm 2005: 6.608,64ha,
năm 2010: 7.023,05ha). Nhóm đất chưa sử dụng giảm 134,24ha (năm 2005: 134,24ha)
do khai hoang, phục hóa cho sản xuất nông nghiệp và phi nông nghiệp.
Bảng 5: Diễn biến sử dụng tài nguyên đất huyện Phú Giáo

Đơn vị: 1.000ha

So sánh với năm
2005
STT

MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG

Diện tích
năm 2010

(1)

(2)

(3)

(4)

TỔNG DIỆN TÍCH
TỰ NHIÊN

54.378,16

54.378,16


Diện tích
năm 2005

Tăng
(+),
giảm (-)
(5)=(3)(4)
0,00

So sánh với năm
2000
Diện tích
năm 2000

(6)

Tăng
(+),
giảm (-)
(7)=(3)(6)

54.145,15

233,01

-280,17 47.782,42

-427,31


1

ĐẤT NÔNG NGHIỆP

47.355,11

47.635,28

1,1

Đất sản xuất nông nghiệp

41.691,57

41.009,28

682,29

42.413,90

-722,33

1.1.1

Đất trồng cây hàng năm

960,97

5.576,51


4.615,54

10.354,42

9.393,45

1.1.1.1

Đất trồng lúa

116,17

1.620,99

1.504,82

3.490,06

3.373,89

1.1.1.2

Đất trồng cây hàng năm còn lại

844,80

3.955,52

3.110,72


6.864,36

6.019,56

1.1.2

Đất trồng cây lâu năm

40.730,60

35.432,77

5.297,83

32.059,47

8.671,13

1,2

Đất lâm nghiệp

5.522,40

6.424,13

-901,73

5.284,59


237,81

1.2.1

Đất rừng sản xuất

5.522,40

6.424,13

-901,73

5.284,59

237,81

1.2.1.1

Đất có rừng tự nhiên sản xuất

385,90

2.067,92

1.682,02

3.160,17

2.774,27


1.2.1.2

Đất có rừng trồng sản xuất

5.136,50

4.356,21

780,29

2.124,42

3.012,08

1,3

Đất nuôi trồng thuỷ sản

74,44

103,52

-29,08

83,93

-9,49

1,5


Đất nông nghiệp khác

66,70

98,35

-31,65

2

ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP

7.023,05

6.608,64

414,41

5.471,00

1.552,05

2,1

Đất ở

600,42

701,52


-101,10

525,73

74,69

2.1.1

Đất ở tại nông thôn

535,48

646,92

-111,44

483,05

52,43

2.1.2

Đất ở tại đô thị

64,94

54,60

10,34


42,68

22,26

2.2

Đất chuyên dùng

4.634,57

4.120,88

513,69

2.999,41

1.635,16

2.3

Đất tôn giáo, tín ngưỡng

28,22

29,30

-1,08

29,30


-1,08

2.4

Đất nghĩa trang, nghĩa địa

79,79

84,85

-5,06

90,98

-11,19

2.5

Đất sông suối và mặt nước CD

1.666,98

1.666,98

0,00

1.639,44

27,54


2.6

Đất phi nông nghiệp khác

13,07

5,11

7,96

186,14

-173,07

3

ĐẤT CHƯA SỬ DỤNG

0,00

134,24

-134,24

891,74

-891,74

Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Dương, 2010


9

66,70


Ngành Quản lý đất đai

SVTH: Võ Thị Kim Thi

I.1.4 Đánh giá chung
Ở Việt Nam, việc nghiên cứu tài nguyên đất được thực hiện từ rất sớm. Về
phương pháp thực hiện ở Việt Nam đã trở thành tiêu chuẩn kỹ thuật của ngành và
được Bộ Nông nghiệp ban hành thành quy phạm, 1985. Về công nghệ và kỹ thuật
sử dụng ngày càng hiện đại và có sự hỗ trợ của kỹ thuật GIS và hệ thống đánh giá
đất tự động (ALES).
Các nghiên cứu về tài nguyên đất ở Việt Nam qua các giai đoạn đã gặt hái
được các thành tựu quan trọng. Với sự giúp đỡ của các chuyên gia Liên Xô cũ (Vũ
Ngọc Tuyên và ctv, 1958) đã tiến hành nghiên cứu phân loại đất Miền Bắc Việt Nam
và Việt Nam có sơ đồ thổ nhưỡng Miền Bắc tỷ lệ 1/1.000.000, 1959. Ngoài ra, ở cấp
vùng các nghiên cứu về tài nguyên đất cũng đạt được những thành tựu đáng kể,
Đông Nam Bộ (Phan Liêu, 1989; Phạm Quang Khánh, 1995); Đồng Bằng Sông Cửu
Long (Tôn Thất Chiểu và ctv, 1991)… Bên cạnh đó những nghiên cứu về tài nguyên
đất của một số tỉnh đã có những thành tựu quan trọng, Sông Bé (Phan Liêu, 1987;
Phạm Quang Khánh và ctv, 1993), Tây Ninh (Phan Liêu, 1990); Đồng Nai (Vũ Cao
Thái và ctv, 1995);
Tỉnh Bình Dương có tài liệu về tài nguyên đất khá chi tiết và đầy đủ. Tuy nhiên
các tài liệu về tài nguyên đất các huyện của Bình Dương nói chung và huyện Phú Giáo
nói riêng chưa được nghiên cứu chi tiết. Do đó nhằm góp phần bổ sung nguồn tài liệu
khoa học về tài nguyên đất cho cấp huyện ở Bình Dương thì việc nghiên cứu về đất và
hệ thống sử dụng đất ở huyện Phú Giáo là việc làm cần thiết.

I.2. Tổng quan về phương pháp, kỹ thuật dùng trong nghiên cứu tài nguyên đất
I.2.1. Một số khái niệm và định nghĩa
- Đất đai (Land) : là một diện tích bề mặt trái đất. Các đặt tính của nó bao gồm các
thuộc tính tương đối ổn định hoặc có thể dự báo theo chu kì của sinh quyển bên trên
hoặc bên dưới nó như: không khí, thổ nhưỡng, địa chất, thủy văn, quần thể động thực
vật; là kết quả hoạt dộng con người trong quá khứ và hiện tại, mà những thuộc tính
này có thể ảnh hương đáng kể tới việc sử dụng đất đai bởi con người trong hiện tại và
tương lai.(FAO, 1976).
- Đánh giá đất đai (Land evaluation):
Theo FAO đề xuất năm 1976: “ Là quá trình so sánh, đối chiếu giữa những tính
chất vốn có của vạt, khoanh đất cần đánh giá với những tính chất đất đai mà loại hình
yêu cầu sử dụng đất cần phải có”.
Theo A.Young: “ Đánh giá là quá trình đoán định tiềm năng cho một hoặc một số
loại hình sử dụng đất được đưa ra để lựa chon”.
- Đơn vị đất đai ( Land Unit-LU): Hay còn được gọi là đơn vị bản đồ đất đai
(Land Mapping Unit-LMU), theo FAO 1976 đơn vị bản đồ đất đai là một vùng hay
một vạt đất trong đó có sự đồng nhất của các yếu tố tự nhiên và có sự phân biệt của
một hoặc nhiều yếu tố tự nhiên so với các vùng lân cận.
- Đặc tính đất đai (Land Characteristic-LC): Là thuộc tính đất đai mà ta có thể đo
đếm và ước lượng được, tính chất đất đai được dùng để phân biệt và mô tả các đơn vị
đất đai, các bản đồ đất đai với nhau.
10


Ngành Quản lý đất đai

SVTH: Võ Thị Kim Thi

- Chất lượng đất đai (Land Quality-LQ): Là tính chất phức tạp của đất đai thể
hiện những mức độ thích nghi khác nhau cho một loại hình sử dung đất cụ thể. Thông

thường nó phản ánh mối quan hệ nội tại của rất nhiều đặc tính đất đai như: Mức độ xói
mòn, mức độ ngập, độ ẩm, độ phì nhiêu của đồng cỏ, giao thông thuận lợi…
- Yêu cầu sử dụng đất đai ( Land Use Requirements-LUR): Là những điều kiện
đất đai cần thiết và đòi hỏi cho việc bố trí một loại hình sử dụng đất cụ thể một cách
ổn định và có hiệu quả. Yêu cầu này bao gồm các yêu cầu của cây trồng, vật nuôi, yêu
cầu về quản tri và biện pháp sử dụng đất đai.
- Loại hình sử dụng đất (Land Use Type-LUT): Là một hoặc một nhóm cây trồng
được bố trí sản xuất trong điều kiện tự nhiên kinh tế cụ thể.
- Yếu tố hạn chế( Limitation factor): là chất lượng đất đai hoặc đặc tính đất đai có
ảnh hưởng bất lợi đối với loại hình sử dụng đất nhất định. Chúng được dùng làm tiêu
chuẩn để phân cấp các mức thích hợp.
I.2.2. Phương pháp điều tra lập bản đồ đất
I.2.2.1. Các giai đoạn điều tra lập bản đồ đất: Gồm 03 giai đoạn: chuẩn bị, điều tra
ngoài đồng và nội nghiệp. Có thể khái quát bằng sơ đồ sau:
Bước 1

Công tác chuẩn bị

Bắt đầu
Điều tra ngoài đồng
Bước 2
Công tác nội nghiệp
Bước 3

Nghiệm thu, chỉnh sửa và
giao nộp sản phẩm

Kết thúc
Sơ đồ 1: Các giai đoạn điều tra lập bản đồ đất


11


Ngành Quản lý đất đai

SVTH: Võ Thị Kim Thi

I.2.2.2. Tiến trình điều tra lập bản đồ đất

Bước 1:
Thu thập
các tài liệu
sẵn có

Bước 2:
Xử lý
bước đầu,
quyết định
điều tra
thực địa

Thông tin về các yếu tố tự nhiên:
- Bản đồ nền địa hình
- Bản đồ địa chất
- Bản đồ địa mạo
- Bản đồ thủy văn và mặt nước
- Bản đồ lớp phủ thực vật và hiện trạng

BẢN ĐỐ ĐẤT
ĐÃ CÓ


Ráp nối quy
đổi về tỷ lệ
thống nhất

Xây dựng
chú dẫn bản
đồ

- Chỉnh lý và vẽ bản đồ dự thảo theo chú dẫn phù hợp với tỷ
lệ bản đồ cho phép.
- Xác định tuyến, vùng khảo sát thực địa.

Bước 3:
Điều tra
thực địa

Bước 4:
Tổng hợp,
hoàn
chỉnh, lập
bản đồ đất
chính thức

- Kiểm tra các kết quả xử lý, bổ sung.
- Đào phẫu diện và lấy mẫu đất theo mạng lưới phẫu diện
thiết kế.
- Khoanh vẽ bản đồ thực địa.

Xử lý tổng hợp các kết quả điều tra:

- Phân tích đất.
- Vẽ bản đồ.
- Tổng hợp kết quả nghiên cứu

BẢN ĐỒ ĐẤT
CHÍNH THỨC

Sơ đồ 2: Sơ đồ tiến trình thành lập bản đồ đất

12


Ngành Quản lý đất đai

SVTH: Võ Thị Kim Thi

I.2.3. Phương pháp đánh giá đất đai của FAO
I.2.3.1. Các nguyên tắc cơ bản trong đánh giá đất đai của FAO
Phương pháp đánh giá đất của FAO đã đề ra 6 nguyên tắc cơ bản trong đánh giá
đất đai, bao gồm:
- Khả năng thích hợp được đánh giá và phân cấp cho loại hình sử dụng đất cụ thể
- Trong đánh giá đất đai cần có sự so sánh giữa đầu tư (inputs) và thu nhập
(outputs) ở các loại đất đai khác nhau
- Phải có sự kết hợp đa ngành trong đánh giá đất đai
- Trong đánh giá đất đai cần phải xem xét tổng hợp các yếu tố tự nhiên, kinh tế,
xã hội
- Đánh giá khả năng thích hợp đất đai phải dựa trên cơ sở bền vững
- Đánh giá bao hàm cả việc so sánh hai hoặc nhiều kiểu sử dụng đất khác nhau.
Theo những nguyên tắc trên thì đánh giá đất đai là xác định các mức thích hợp
của vùng đất cho các mục tiêu xác định, không chỉ đánh giá đơn thuần về tự nhiên mà

phải phân tích cả về kinh tế - xã hội và tác động môi trường. Vì vậy, những thông tin
từ đánh giá đất đai sẽ là cơ sở rất quan trọng để bố trí định hướng sử dụng tài nguyên
đất.
I.2.3.2. Nội dung và tiến trình đánh giá đất đai của FAO
* Nội dung đánh giá đất của FAO
- Nghiên cứu môi trường tự nhiên, KT-XH có liên quan chất lượng đất đai.
- Nghiên cứu đặc tính đất đai và xây dựng bản đồ đất đai
- Nghiên cứu đánh giá hiện trạng sử dụng đất, lựa chọn các loại hình sử dụng
đất dùng cho đánh giá đất đai và xác định yêu cầu sử dụng đất.
- Phân cấp đánh giá khả năng thích nghi đất đai của các đơn vị đất đai đối với
các loại hình sử dụng đất.
* Tiến trình đánh giá đất của FAO
Tiến trình các bước công việc như sau :
Giai đoạn 1: Đánh giá đất đai, gồm bảy bước: từ bước 1 đến bước 7.
Giai đoạn 2: Áp dụng kết quả đánh giá đất đai, gồm hai bước: 8 và 9.

1
Xác
định
mục
tiêu

2

2
Thu
Thu
thập
tàithập
tài liệu

liệu

3
Xác
định loại
hình sử
dụng đất
4
Xác
định
đơn vị
đất đai

5
Đánh
giá khả
năng
thích
hợp

6
Xác định
hiện trạng
kinh tế xã
hội và môi
trường

7
Xác định
loại sử

dụng đất
thích
hợp nhất

8
Quy
hoạch
sử
dụng
đất

Sơ đồ 3: Tiến trình đánh giá đất đai và quy hoạch sử dụng đất
13

9
áp
dụng
kết quả
đánh
giá đất


Ngành Quản lý đất đai

SVTH: Võ Thị Kim Thi
Bản đồ hiện trạng
(loại sử dụng đất)

Bản đồ
đơn vị đất đai

Bản đồ hệ thống sử
dụng đất đai

Có đầu tư

Chưa đầu tư

Bản đồ phân hạng thích
nghi tương lai

Bản đồ phân hạng thích
nghi hiện tại

Bản đồ đề xuất sử
dụng đất đai

Sơ đồ 4: Quy trình xây dựng bản đồ phân hạng thích nghi đất đai
I.2.3.3. Cấu trúc phân hạng và phương pháp xác định mức thích nghi
Theo phương pháp đánh giá thích nghi đất đai của FAO (1976, 1983), hệ thống
phân vị khả năng thích nghi đất đai gồm có 4 bậc: Bộ (order), loại (class), loại phụ
(sub-class) và đơn vị (unit).
BỘ (order)
S: (Thích nghi)

LỌAI (class)

LỌAI PHỤ (sub-class)

ĐƠN VỊ (unit)


S1(Thích nghi cao)

S2j (do phèn h.động)

S2j2 (phèn h.động sâu)

S2 (Thích nghi trung bình)

S2p

S2j3

S3 (Ít thích nghi)

S3ji

S3j2i3

S3i

S3j3i3

S3g

S3g3

N: (Không thích nghi) N

N


Sơ đồ 5: Cấu trúc phân hạng thích nghi đất đai
14

Nf3t3


Ngành Quản lý đất đai

SVTH: Võ Thị Kim Thi

Mức độ thích nghi được xác định bằng cách kết hợp giữa yêu cầu đất đai của
các loại hình sử dụng đất với tính chất đất đai và được xét theo phương pháp hạn chế
tối đa. Nghĩa là, mức độ thích nghi của mỗi một loại hình sử dụng đất được xác định
bởi yếu tố đất đai có mức độ hạn chế cao nhất. Tiêu chuẩn xác định mức thích nghi đất
đai đối với một loại hình sử dụng đất (LUT) được dựa vào 3 chỉ tiêu: (i) Năng suất mà
LUT đó có thể đạt được, (ii) Tỷ suất lãi và (iii) Mức đầu tư cần thiết để thực hiện LUT
đó.
I.2.4. Ứng dụng kỹ thuật GIS và Hệ thống đánh giá đất tự động ALES
(Automated Land Evaluation System) trong đánh giá đất đai
Trong tiến trình đánh giá đất đai, việc xây dựng các biểu bảng liên kết và tính
toán khả năng thích hợp cần rất nhiều thời gian và dễ mắc sai sót. Vì vậy, cần phải tự
động hoá tiến trình đánh giá đất đai. Từ năm 1990, Rossiter đã nhấn mạnh đến tầm
quan trọng của một chương trình máy tính nhằm hỗ trợ cho các nhà chuyên môn cải
thiện các dự án đánh giá đất của mình. Vì thế đã ra đời Chương trình đánh giá đất tự
động (gọi tắt là ALES), do hai tác giả Rossiter và Van Wanbeke thuộc Trường Đại học
Cornell (Hoa Kỳ) biên soạn theo “Khung đánh giá đất của FAO”.
ALES có thể thực hiện cả việc phân tích khả năng thích hợp về tự nhiên lẫn
kinh tế. Đối với đánh giá khả năng thích hợp về tự nhiên, chất lượng đất đai có thể
được xác định trực tiếp hoặc gián tiếp. Sau đó, nhà điều tra sẽ xây dựng nhánh cây
quyết định và phân cấp mức thích hợp từng chất lượng đất đai theo yêu cầu của các

loại hình sử dụng đất. Việc đánh giá về kinh tế được dựa trên thu nhập thuần (gross
margins) của các loại hình sử dụng đất.
Việc xây dựng mô hình trong ALES rất khác nhau tùy vào yêu cầu của từng
vùng. Vì vậy, việc xác lập các yêu cầu sử dụng đất để đánh giá phải phù hợp với điều
kiện và mục tiêu của địa phương. Việc ứng dụng ALES đã mang lại ba lợi ích trong
đánh giá đất: (i) Các kết quả đánh giá về kinh tế rất dễ bị lỗi thời nên người sử dụng
ALES là có thể cập nhật thường xuyên các thông số kinh tế; (ii) Dễ dàng thay đổi
nhánh cây quyết định trong đánh giá thích hợp về tự nhiên và ALES sẽ cho kết quả
ngay; (iii) Kết quả đánh giá của ALES có thể kết nối với hệ thống GIS phục vụ cho
việc phân tích đưa ra các phương án quy hoạch sử dụng đất. Ngoài ra, việc đánh giá
trong ALES được dựa trên chất lượng đất đai nên các yếu tố môi trường tự nhiên được
xem xét trong mối liên hệ với nhau rất chặt chẽ và mang tính hệ thống hơn đánh giá
dựa trên các đặc tính đất đai riêng lẻ.
Tóm lại, Chương trình đánh giá đất tự động (ALES) là một mô hình hỗ trợ quá
trình đánh giá đất đai và là có thể xem như một phần của GIS (có sự kết nối thông tin
giữa dữ liệu của bản đồ đơn vị đất đai với mô hình). Việc phân cấp các mức thích hợp
phụ thuộc rất nhiều vào quá trình xây dựng nhánh quyết định (decision tree) cho các
chất lượng đất đai, công việc này đôi khi phụ thuộc hoàn toàn vào kiến thức và kinh
nghiệm của các chuyên gia.

15


Ngnh Qun lý t ai

SVTH: Vừ Th Kim Thi

Các tham khảo ban đầu về vùng nghiên
cứu; mục tiêu, nội dung v phơng pháp


Hiện trạng sử
dụng đất

Cơ sở dữ liệu không gian:

Bản đồ đất

Bản đồ ma

Bản đồ nhiệt

Bản đồ tới

Bản đồ tiêu

Loại hình sử dụng
đất đợc lựa chọn

GIS
Bản đồ đơn vị đất đai với các
tính chất của từng LMU:
- Loại đất
- Nhiệt độ
- Độ dốc
- Lơng ma
- Tầng dy
-
- Độ phì

Yêu cầu sử dụng đất


ALES

Cây quyết định

Phân cấp mc độ thích hợp

Tổng hợp bản đồ
phân hạng đất đai

Số liệu theo đơn
vị hnh chính

S 6: ng dng k thut GIS v ALES trong ỏnh giỏ t ai

16


Ngành Quản lý đất đai

SVTH: Võ Thị Kim Thi

I.3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu
I.3.1. Nội dung nghiên cứu
1. Điều kiện tự nhiên-kinh tế-xã hội trong mối quan hệ với quá trình hình thành
và sử dụng tài nguyên đất.
2. Đặc điểm tài nguyên đất theo quan điểm phát sinh.
3. Đặc điểm tài nguyên đất theo quan điểm sử dụng.
I.3.2. Phương pháp nghiên cứu
Để tiến hành thực hiện các nội dung nghiên cứu trên, đề tài sử dụng các phương

pháp nghiên cứu cụ thể sau:
 Thu thập và xử lý các tài liệu
Thu thập và xử lý các tài liệu về điều kiện tự nhiên kinh tế-xã hội ảnh hưởng đến
quá trình hình thành và sử dụng tài nguyên đất: số liệu thủy văn, các loại bản đồ đất;
số liệu thống kê diện tích đất đai,dân số, lao động…
 Phương pháp điều tra khảo sát thực địa
Điều tra bổ sung, chỉnh lý xây dựng bản đồ đất kết hợp với kế thừa các tư liệu về
đất đã có trên địa bàn huyện, cụ thể như sau:
- Khảo sát theo tuyến
- Lấy mẫu đất, mô tả và phân tích
 Phương pháp bản đồ
- Phương pháp xây dựng bản đồ đất: Áp dụng quy phạm điều tra lập bản đồ đất tỷ
lệ lớn (10 TCN 68 – 84).
- Phương pháp xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp: Áp dụng quy
trình đánh giá đất đai phục vụ nông nghiệp (TCN 343 – 98).
- Phương pháp xây dựng bản đồ đơn vị đất đai: Nghiên cứu lựa chọn các chỉ tiêu
xây dựng bản đồ đơn vị đất đai, xây dựng các bản đồ đơn tính cùng tỷ lệ với bản đồ
đất đai cần xây dựng, tiến hành chồng xếp các bản đồ đơn tính xây dựng được bản đồ
đơn vị đất đai (áp dụng 10 TCN 68 – 84).
- Phương pháp xây dựng bản đồ phân hạng thích nghi đất đai (TCN 343 – 98)
 Phương pháp kế thừa
Đề tài tổng hợp trên cơ sở các tài liệu hiện có như:
- Phạm Quang Khánh, 1994. Một số đặc điểm đất vùng Đông Nam Bộ. Kết quả
nghiên cứu khoa học. Viện quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp: 94-106.
- Báo cáo kết quả kiểm kê đất đai huyện Phú Giáo và các xã, thị trấn trên địa bàn
huyện
- Phạm Minh Thái (2010), luận văn thạc sỹ khoa học đất “ Đất và hệ thống sử dụng
đất nông nghiệp huyện Phú Giáo tỉnh Bình Dương” trường Đại học Nông Lâm Thành
phố Hồ Chí Minh.
- Bản đồ đất Đông Nam Bộ

 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu
17


×