Tải bản đầy đủ (.pdf) (62 trang)

ĐÁNH GIÁ HIỆU LỰC TRỪ CỎ CỦA THUỐC BAS 670H 01H (336 SC) TRÊN RUỘNG BẮP VỤ XUÂN 2011 TẠI HƯNG THỊNH, TRẢNG BOM, ĐỒNG NAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.01 MB, 62 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA NÔNG HỌC
[[[\\\

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐÁNH GIÁ HIỆU LỰC TRỪ CỎ CỦA THUỐC BAS 670H 01H
(336 SC) TRÊN RUỘNG BẮP VỤ XUÂN 2011 TẠI
HƯNG THỊNH, TRẢNG BOM, ĐỒNG NAI

NGÀNH

: BẢO VỆ THỰC VẬT

NIÊN KHÓA

: 2007 - 2011

SINH VIÊN THỰC HIỆN: CAO HẢI ĐẢO

TP. Hồ Chí Minh, tháng 06/2011


 
 

 

ĐÁNH GIÁ HIỆU LỰC TRỪ CỎ CỦA THUỐC BAS 670H 01H
(336 SC) TRÊN RUỘNG BẮP VỤ XUÂN 2011 TẠI


HƯNG THỊNH, TRẢNG BOM, ĐỒNG NAI

Tác giả
CAO HẢI ĐẢO

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng kỹ sư ngành Bảo vệ thực vật

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
TS. Từ Thị Mỹ Thuận
ThS. Nguyễn Văn Chương

TP. Hồ Chí Minh, tháng 06/2011

 


 
 

 

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và kính trọng
đến:
- Ban chủ nhiệm khoa Nông Học, các thầy cô giáo trường Đại học Nông Lâm
thành phố Hồ Chí Minh đã giảng dạy và truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu
trong suốt bốn năm học qua.
- TS. Từ Thị Mỹ Thuận, ThS. Nguyễn Văn Chương, Ks Nguyễn Văn Mạnh, Ks
Trần Hữu Yết người trực tiếp hướng dẫn và tận tình chỉ bảo, truyền đạt những kiến

thức quý báu giúp tôi hoàn thành khóa luận này.
- Trung tâm Nghiên Cứu Thực Nghiệm Nông Nghiệp Hưng Lộc đã tạo điều
kiện giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài này.
- Cảm ơn cha, mẹ người đã sinh thành, dưỡng dục tôi, là nguồn động viên to
lớn, cùng toàn thể các bạn trong koa Nông Học đã chia sẽ buồn vui và đóng góp ý kiến
cho tôi trong suốt quá trình học tập tại trường và trong quá trình làm đề tài.
TP Hồ Chí Minh, tháng 6 năm 2011
Sinh viên

Cao Hải Đảo

ii 
 


 
 

 

TÓM TẮT
CAO HẢI ĐẢO, 6/2011. ĐÁNH GIÁ HIỆU LỰC TRỪ CỎ CỦA THUỐC BAS 670H
01H (336 SC) TRÊN RUỘNG BẮP VỤ XUÂN 2011 TẠI HƯNG THỊNH, TRẢNG
BOM, ĐỒNG NAI. Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh. Khóa luận tốt nghiệp.
Giảng viên hướng dẫn: TS Từ Thị Mỹ Thuận.
Th.S Nguyễn Văn Chương
Đề tài được thực hiện từ 02/2011 đến 05/2011 tại trung tâm Hưng Lộc nhằm
xác định mức liều lượng sử dụng, thời điểm phun thuốc BAS 670H 01H (336 SC)
mang lại hiệu quả trừ cỏ cao nhất với mong muốn cung cấp cho người nông dân một
loại thuốc trừ cỏ mới hiệu quả cao và an toàn cho cây bắp.

Đề tài gồm 2 thí nghiệm: Thí nghiệm 1 (phun vào thời điểm 15 ngày sau gieo)
và thí nghiệm 2 (phun vào thời điểm 25-27 ngày sau gieo). Cả 2 thí nghiệm được bố trí
theo kiểu khối đầy đủ ngẫu nhiên (RCBD) diện hẹp, 3 lần lặp lại. Diện tích mỗi ô là 21
m2 (gieo 6 hàng, khoảng cách hàng 0,7 m, hàng dài 5 m).
Kết quả thí nghiệm như sau: Ruộng cả 2 thí nghiệm đều có nhóm cỏ hòa bản và
nhóm lá rộng với các loại cỏ như cỏ mần trầu, cỏ lồng vực cạn, cỏ màng màng, cỏ
mồng gà. Trong đó, cỏ mần trầu xuất hiện với tỉ lệ cao, cỏ màng màng xuất hiện với tỉ
lệ trung bình, cỏ lồng vực cạn và cỏ mồng gà xuất hiện với tỉ lệ thấp.
Hiệu quả trừ cỏ của thuốc BAS 670H 01H (336 SC) và thuốc Maizine khá tốt
đối với cả 2 nhóm cỏ hòa bản và cỏ lá rộng. Hiệu quả trừ cỏ của thuốc BAS 670H 01H
(336 SC) đối với nhóm cỏ hòa bản cao hơn nhóm cỏ lá rộng và tăng theo các mức tăng
liều lượng sử dụng. Thuốc BAS 670H 01H (336 SC) phun vào thời điểm 25-27 ngày
sau gieo mang lại hiệu quả trừ cỏ cao hơn so với phun vào thời điểm 15 ngày sau gieo.
Thuốc BAS 670H 01H (336 SC) phun ở các mức liều lượng từ 35 ml đến 105
ml đều không gây ngộ độc cho cây bắp và cho năng suất cao hơn rõ rệt so với nghiệm
thức đối chứng không xử lý thuốc. Trong đó các nghiệm thức có phun thuốc BAS
670H 01H (336 SC) vào thời điểm 15 ngày sau gieo cho năng suất thực tế từ 7.884
kg/ha đến 8.556 kg/ha cao hơn nghiệm thức đối chứng không phun thuốc trừ cỏ từ
2.009 kg/ha đến 2.681 kg/ha và phun vào thời điểm 25-27 ngày sau gieo cho năng suất
thực tế từ 8.130 kg/ha đến 8.891 kg/ha cao hơn nghiệm thức đối chứng không phun
thuốc trừ cỏ từ 2.556 kg/ha đến 3.245 kg/ha.
iii 
 


 
 

 


MỤC LỤC
Trang
Trang tựa........................................................................................................................... ii
LỜI CẢM ƠN................................................................................................................... ii
TÓM TẮT........................................................................................................................ iii
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT .......................................................................... viii
Chương 1 ......................................................................................................................... 1
GIỚI THIỆU ................................................................................................................... 1
1.1 Đặt vấn đề ................................................................................................................... 1
1.2 Mục đích, yêu cầu và giới hạn đề tài .......................................................................... 2
1.2.1 Mục đích .................................................................................................................. 2
1.2.2 Yêu cầu .................................................................................................................... 2
1.2.3 Giới hạn đề tài ......................................................................................................... 2
Chương 2 ......................................................................................................................... 3
TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................................................... 3
2.1 Nhận biết chung về cỏ dại .......................................................................................... 3
2.1.1 Khái niệm về cỏ dại ................................................................................................. 3
2.1.2 Tác hại của cỏ dại .................................................................................................... 3
2.2 Cỏ dại trên ruộng bắp ................................................................................................. 5
Những loại cỏ dại trên ruộng bắp ..................................................................................... 5
2.3 Các biện pháp quản lí cỏ dại trên ruộng bắp .............................................................. 6
2.4 Nhận biết chung về thuốc trừ cỏ................................................................................. 7
2.4.1 Khái niệm về thuốc trừ cỏ ....................................................................................... 7
2.4.3 Phân loại thuốc trừ cỏ .............................................................................................. 7
2.5 Tình hình nghiên cứu và sử dụng thuốc trừ cỏ cho bắp trên thế giới và ở Việt Nam 8
2.6 Thuốc thí nghiệm ...................................................................................................... 10
Chương 3 ....................................................................................................................... 11
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP ............................................................................... 11
3.1 Điều kiện thí nghiệm ................................................................................................ 11
iv 

 


 
 

 

3.1.1 Địa điểm thí nghiệm .............................................................................................. 11
3.1.2 Thời gian................................................................................................................ 11
3.1.3 Điều kiện thời tiết khí hậu ..................................................................................... 11
3.2 Vật liệu thí nghiệm ................................................................................................... 11
3.3 Phương pháp khảo nghiệm ....................................................................................... 12
3.3.1 Phương pháp bố trí thí nghiệm .............................................................................. 12
3.3.2 Phương pháp xử lí thuốc: ...................................................................................... 15
3.3.3 Kỹ thuật canh tác ................................................................................................... 15
3.4 Chỉ tiêu theo dõi và phương pháp theo dõi (Thí nghiệm 1 và 2) ............................. 15
3.5 Phương pháp xử lí số liệu ......................................................................................... 17
Chương 4 ....................................................................................................................... 18
KẾT QUẢ THẢO LUẬN ............................................................................................. 18
4.1 Thành phần và mức độ phổ biến các loại cỏ trong ruộng thí nghiệm ...................... 18
4.2 Đặc điểm của các loại cỏ xuất hiện trong ruộng thí nghiệm .................................... 19
4.3 Ảnh hưởng của thuốc trừ cỏ đến mật độ và trọng lượng cỏ trên ruộng thí nghiệm . 22
4.4 Hiệu lực trừ cỏ của thuốc tham gia thí nghiệm ........................................................ 34
4.5. Ảnh hưởng của thuốc trừ cỏ tham gia thí nghiệm đến sinh trưởng và phát triển của
cây bắp ............................................................................................................................ 43
4.6. Ảnh hưởng của thuốc tham gia thí nghiệm đến các yếu tố cấu thành năng suất và
năng suất bắp .................................................................................................................. 43
Chương 5 ....................................................................................................................... 50
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .......................................................................................... 50

5.1 Kết luận..................................................................................................................... 50
5.2 Đề nghị ..................................................................................................................... 50
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................. 51
PHỤ LỤC 1 .................................................................................................................... 53
 
 
 
 
 


 


 
 

 

DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.4 Một số loại thuốc trừ cỏ dùng cho bắp ............................................................... 10 
Bảng 3.1 Diễn biến thời tiết qua các tháng thí nghiệm ..................................................... 11 
Bảng 3.4 Phân cấp đánh giá mức độ ngộ độc thuốc của cây bắp. ................................... 17 
Bảng 4.1 Thành phần và mức độ phổ biến các loại cỏ trong ruộng thí nghiệm ............ 18 
Bảng 4.2 Ảnh hưởng của thuốc trừ cỏ đến mật độ cỏ mần trầu thí nghiệm ................. 22 
Bảng 4.3 Ảnh hưởng của thuốc trừ cỏ đến mật độ cỏ mần trầu thí nghiệm 2 ............... 23 
Bảng 4.4 Ảnh hưởng của thuốc trừ cỏ đến mật độ cỏ lồng vưc cạn thí nghiệm 1 ........ 24 
Bảng 4.5 Ảnh hưởng của thuốc trừ cỏ đến mật độ cỏ lồng vưc cạn thí nghiệm 2 ........ 25 
Bảng 4.6 Ảnh hưởng của thuốc trừ cỏ đến mật độ nhóm cỏ hòa bản thí nghiệm 1 ...... 26 
Bảng 4.7 Ảnh hưởng của thuốc trừ cỏ đến mật độ nhóm cỏ hòa bản thí nghiệm 2 ...... 27 

Bảng 4.8 Ảnh hưởng của thuốc trừ cỏ đến mật độ cỏ màng màng thí nghiệm 1 .......... 28 
Bảng 4.9 Ảnh hưởng của thuốc trừ cỏ đến mật độ cỏ màng màng t thí nghiệm 2 ........ 29 
Bảng 4.10 Ảnh hưởng của thuốc trừ cỏ đến mật độ cỏ mào gà thí nghiệm 1 ................ 30 
Bảng 4.11 Ảnh hưởng của thuốc trừ cỏ đến mật độ cỏ mào gà thí nghiệm 2 ................ 31 
Bảng 4.12 Ảnh hưởng của thuốc trừ cỏ đến mật độ nhóm cỏ lá rộng thí nghiệm 1 ..... 32 
Bảng 4.13 Ảnh hưởng của thuốc trừ cỏ đến mật độ nhóm cỏ lá rộng thí nghiệm 2 ..... 33 
Bảng 4.14 Hiệu lực của thuốc trừ cỏ đối với cỏ mần trầu ở thí nghiệm 1 ..................... 34 
Bảng 4.15 Hiệu lực của thuốc trừ cỏ đối với cỏ mần trầu ở thí nghiệm 2 ..................... 35 
Bảng 4.16 Hiệu lực của thuốc trừ cỏ đối với cỏ lồng vực cạn thí nghiệm 1 .................. 36 
Bảng 4.17 Hiệu lực của thuốc trừ cỏ đối với cỏ lồng vực cạn thí nghiệm 2 .................. 36 
Bảng 4.18 Hiệu lực của thuốc trừ cỏ đối với cỏ hòa bản ở thí nghiệm 1 ....................... 37 
Bảng 4.19 Hiệu lực của thuốc trừ cỏ đối với cỏ hòa bản ở thí nghiệm 2 ....................... 38 
Bảng 4.20 Hiệu lực của thuốc trừ cỏ đối với cỏ màng màng ở thí nghiệm 1 ................ 39 
Bảng 4.21 Hiệu lực của thuốc trừ cỏ đối với cỏ màng màng ở thí nghiệm 2 ................ 40 
Bảng 4.22 Hiệu lực của thuốc trừ cỏ đối với cỏ mào gà ở thí nghiệm 1 ........................ 40 
Bảng 4.23 Hiệu lực của thuốc trừ cỏ đối với cỏ mào gà thí nghiệm 2 ........................... 41 
Bảng 4.24 Hiệu lực của thuốc trừ cỏ đối với cỏ lá rộng ở thí nghiệm 1......................... 41 
Bảng 4.25 Hiệu lực của thuốc trừ cỏ đối với cỏ lá rộng ở thí nghiệm 2......................... 42 
Bảng 4.26 Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất bắp ở thí nghiệm 1 ................ 43 
vi 
 


 
 

 

DANH SÁCH CÁC HÌNH
Trang

Hình 4.1 Cỏ mồng gà.....................................................................................................20
Hình 4.2 Cỏ mần trầu ....................................................................................................20
Hình 4.3 Cỏ màng màng ................................................................................................21
Hình 4.4 Cỏ lồng vực cạn ..............................................................................................21
Hình 4.5 Toàn cảnh thí nghiệm 1 và 2 giai đoạn 15 NSG ............................................47
Hình 4.6 Cắm cọc để đếm cỏ dại ...................................................................................47
Hình 4.7 Cách đếm cỏ dại .............................................................................................47
Hình 4.8 Các nghiệm thức của thí nghiệm 1 vào thời điểm 10 NSP ............................48
Hình 4.9 Các nghiệm thức của thí nghiệm 2 vào thời điểm 10 NSP ............................49

 
vii
 


 
 

 

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
NT: Nghiệm thức
NSLT: Năng suất lý thuyết
NSTT: Năng suất thực tế
NSP: Ngày sau phun
BVTV: Bảo vệ thực vật
FAO: Food and Agriculture Organization (Tổ chức nông lương Quốc Tế)
IRRI: International Rice Research Institute (Viện nghiên cứu lúa Quốc Tế)
Ha: hecta
NSG: Ngày sau gieo

Ctv: Cộng tác viên
STT: Số thứ tự
CV: Coefficience of variance (hệ số biến thiên)

 
viii
 


 
 

 

Chương 1
GIỚI THIỆU
1.1 Đặt vấn đề
Bắp (Zea may L.) là cây lương thực quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu, góp
phần nuôi sống 1/3 dân số trên thế giới. Ngày nay bắp đứng thứ 3 sau lúa mì và lúa
nước về diện tích, đứng đầu về năng suất và sản lượng (FAO, 2008). Giá trị về mặt
lương thực của bắp có được do trong bắp có được hàm lượng dinh dưỡng cao hơn các
loại cây lương thực khác.
Cây bắp đã vào Việt Nam khoảng 300 năm trước (Ngô Hữu Tình, 1997). Từ đó
cây bắp đã phát triển, tỏa rộng ra và được trồng khắp cả nước. Nó là cây lương thực
quan trọng đứng thứ 2 sau cây lúa, là một cây trồng có ý nghĩa cho sự phát triển chăn
nuôi. Ngoài ra, bắp còn được làm nguyên liệu cho ngành công nghiệp.
Trước đây, hầu hết diện tích trồng bắp thường được gieo trồng bằng các giống
địa phương năng suất thấp. Nhưng trong vài năm gần đây, nhà nước đã khuyến khích
áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật vào việc trồng bắp, nên diện tích và năng suất bắp
đều tăng. Song, để tăng năng suất và sản lượng bắp ngoài việc chọn giống tốt, chăm

sóc và phòng trừ sâu bệnh hợp lí, còn phải phòng trừ cỏ dại hại bắp.
Cỏ dại gây ảnh hưởng đến năng suất, phẩm chất làm tăng giá sản phẩm nông
nghiệp do làm tăng chi phí phòng trừ cỏ dại. Theo kết quả tổng kết so sánh giữa thiệt
hại gây ra do cỏ dại, côn trùng và bệnh thì cho thấy rằng cỏ dại gây thiệt hại lớn hơn
thiệt hại do côn trùng và bệnh cộng lại (Bendixen, 1972).
Như vậy, tác hại của cỏ dại đối với ngành trồng bắp là rất lớn. Do đó việc
phòng trừ cỏ dại hết sức quan trọng. Việc nghiên cứu tìm ra những biện pháp quản lí
cỏ dại là vô cùng quan trọng.
Ngày nay, biện pháp sử dụng thuốc trừ cỏ trên ruộng bắp mang lại hiệu quả cao
và có nhiều ưu điểm như trừ cỏ sớm, trừ được nhiều loại cỏ, dễ sử dụng, ít tốn công lao

 


 
 

 

động và có hiệu quả kinh tế cao. Trên thị trường hiện nay đã có nhiều loại thuốc trừ cỏ
cho bắp nhưng hiệu lực ngày càng giảm do đã sử dụng nhiều năm dẫn đến sự kháng
thuốc của cỏ dại, một số loại thuốc còn ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của
cây bắp. Việc tìm và đưa vào sử dụng thực tế một loại thuốc trừ cỏ mới hiệu quả cao
mà không gây hại cho cây trồng nói chung và cây bắp nói riêng phải được khảo
nghiệm, đánh giá hiệu lực trừ cỏ và độc tính một cách kĩ càng. Trong thực tế hiện nay
việc khảo ngiệm, đánh giá nhằm xác định liều lượng sử dụng thích hợp, thời điểm
phun có hiệu quả nhất và độc tính của một loại thuốc trừ cỏ mới, đáp ứng với yêu cầu
sử dụng thuốc trừ cỏ cho ruộng bắp là rất cần thiết.
Từ thực tế trên đề tài “Đánh giá hiệu lực trừ cỏ của thuốc BAS 670 01H
(336SC) trên ruộng bắp vụ xuân 2011 tại Hưng Thịnh, Trảng Bom, Đồng Nai” đã

được thực hiện.
1.2 Mục đích, yêu cầu và giới hạn đề tài
1.2.1 Mục đích
Đánh giá, xác định mức liều lượng và thời điểm phun thuốc trừ cỏ BAS 670
01H (336SC) mang lại hiệu quả trừ cỏ cao nhất, đồng thời đánh giá tính an toàn của
thuốc đối với cây bắp với mong muốn cung cấp cho người nông dân một loại thuốc
mới có hiệu lực quả cỏ cao không gây hại cho bắp.
1.2.2 Yêu cầu
Điều tra thành phần, mật độ cỏ dại trên ruông bắp dùng làm thí nghiệm.
Xác định liều lượng sử dụng của thuốc BAS 670 01H (336SC) có hiệu lực trừ
cỏ (%) cao nhất.
Xác định thời điểm phun thuốc hợp lí mang lại hiệu lực trừ cỏ cao của thuốc
BAS 670 01H (336SC).
Xác định độc tính của thuốc đối với cây bắp.
1.2.3 Giới hạn đề tài
Đề tài được thực hiện ở diện hẹp trong một vụ trồng bắp.


 


 
 

 

Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Nhận biết chung về cỏ dại
2.1.1 Khái niệm về cỏ dại

Nhiều khái niệm về cỏ dại đã được các nhà khoa học đưa ra. Tuy nhiên tất cả
đều nhấn mạnh tới các đặc điểm liên quan đến các lợi ích của con người. Theo FAO
(1998), cỏ dại là những cây mọc không đúng chỗ và ngoài ý muốn của con người, cạnh
tranh với cây trồng chính về dinh dưỡng, nước, ánh sáng.
Cỏ dại là loài thực vật mọc tự nhiên trên đồng ruộng, vườn tược, bãi đất hoang.
Ở những khu đất đang canh tác, cỏ dại ảnh hưởng xấu đến quá trình sinh trưởng, năng
suất và phẩm chất cây trồng, gây tốn kém trong chi phí sản xuất (Hà Thị Hiến, 2003).
Còn theo Bùi Cách Tuyến (1993), cỏ dại là các loài thực vật mọc không đúng chỗ
mong muốn, không do gieo trồng mà có. Đặc biệt là gây hại nhiều hơn sinh lợi.
2.1.2 Tác hại của cỏ dại
Cỏ dại có tác hại rất lớn, xuất hiện ở khắp mọi nơi và có sức sống rất mãnh liệt
đã gây cho ngành nông nghiệp những tổn thất rất lớn.
Theo cơ quan lương thực của liên hiệp quốc (FAO) thì thiệt hại do cỏ dại gây
ra khoảng 11,5% tổng sản lượng nông sản trên toàn thế giới. Tùy vào trình độ phát
triển nông nghiệp mà mức thiệt hại do cỏ dại gây ra ở các nước khác nhau từ 5 – 25%.
Ở hầu hết các nước nhiệt đới, người nông dân thường bỏ ra nhiều thời gian cho
việc phòng trừ cỏ dại bằng tay với các dụng cụ thô sơ và các biện pháp khác. Họ phải
bỏ ra từ 100 cho đến 780 giờ lao động cho mỗi hecta tuỳ theo biện pháp canh tác
(Kwesi Ampong-Nyarko and S.K. Datta, 1991). Ở nước ta cũng vậy việc phòng trừ cỏ
dại bằng các dụng cụ thô sơ mất rất nhiều thời gian và công lao động góp phần làm
tăng chi phí sản xuất.


 


 
 

 


Từ xa xưa, ở nước ta, người nông dân đã thấy được tác hại của cỏ dại. Tục ngữ
có câu:
“Công cấy là công bỏ
Công làm cỏ là công ăn”
Theo Nguyễn Hữu Trúc (2008), dưới đây là một số tác hại chủ yếu của cỏ dại
như:
Cỏ dại làm giảm năng suất và phẩm chất cây trồng: Cỏ dại tranh chấp nước, ánh
sáng và chất dinh dưỡng của cây trồng làm cho cây trồng không đủ điều kiện sống nên
sinh trưởng và phát triển kém, cho năng suất và phẩm chất cũng giảm sút.
Cỏ dại tiết ra chất độc gây hại cho cây trồng: Trong quá trình sinh trưởng và
phát triển bộ rễ cỏ dại tiết ra các chất độc gây hại cho cây trồng, làm cho cây trồng
chậm phát triển, có thể bị chết.
Cỏ dại là kí chủ của sâu bệnh: Một số nghiên cứu cho biết: các cây cỏ dại có
cùng họ, bộ hay có những đặc điểm giống cây trồng là những kí chủ phụ rất tốt cho sâu
bệnh phát triển. Ngoài việc làm kí chủ, cỏ dại còn tạo điều kiện sinh thái thích hợp cho
sự phát triển của sâu bệnh. Ruộng có nhiều cỏ dại ẩm độ và nhiệt độ cũng thay đổi
thường thuận lợi cho sâu bệnh phát triển. Mặt khác, cỏ dại tranh cướp điều kiện sống,
làm cho cây trồng sinh trưởng kém, tính chống chịu giảm đi, qua đó tác hại của sâu
bệnh càng thêm nghiêm trọng.
Cỏ dại làm tăng thêm giá thành sản phẩm nông nghiệp: Trong sản xuất nông
nghiệp việc phòng trừ cỏ dại làm tăng công lao động, phương tiện máy móc, hóa chất.
Do đó làm tăng chi phí sản xuất, từ đó làm tăng giá thành các sản phẩm nông
nghiệp. Ngoài ra, cỏ dại còn làm tăng chi phí làm đất và thu hoạch.
Cỏ dại gây hại cho gia súc và ảnh hưởng đến sức khỏe con người: Những loại
cỏ dại có chứa các chất độc, nếu để lẫn vào thức ăn có thể gây hại cho gia súc, đồng
thời con người sử dụng sản phẩm động vật này cũng bị ảnh hưởng.
Ngoài ra, cỏ dại còn ảnh hưởng đến giao thông, đi lại: Cỏ dại trên sông và trên
các công trình thủy lợi cản trở sự đi lại của tàu bè, sự dẫn nước vào ruộng. Cỏ mọc trên
đường sắt làm sắt bị ẩm mau bị gỉ.



 


 
 

 

2.2 Cỏ dại trên ruộng bắp
Những loại cỏ dại trên ruộng bắp
Thành phần cỏ trên ruộng bắp bao gồm tất cả những loại cỏ mọc trên ruộng cây
trồng cạn. Theo Nguyễn Hữu Trúc, 2008 dưới dây là một số loại thường xuất hiện:
- Cỏ hòa bản: Cỏ mần trầu (Eleusine indica), Cỏ chân gà (Dactyloctenium), Cỏ
chỉ (Cynodon dactylon), Cỏ may (Chrysopogon aciculatus), Cỏ lục lông (Chloris
barbata), Cỏ đuôi chồn (Setaria pallid-fusca), Túc hình tơ (Digitaria setigera), Túc
hình rìa (Digitaria ciliaris), Cỏ tranh (Imperata cylindrica).
- Cỏ chác lác: Cỏ cú (Cyprus rotudus), Cú vàng trắng (Cyprus fluvo-albescens).
- Cỏ lá rộng: cây màng màng (Cleome rutidosperma), Mào gà (Celosia
argentia), cây dền gai (Amarathus spinosus), chó đẻ (Phyllanthus niruri), Dền đuôi
chồn (Amaranthus hybridus), Cỏ cứt heo (Ageratum conyzoides), Cỏ nút áo
(Spilanthes paniculata), Bạch đầu ông (Verinonia cinerea), Rau trai (Commelia
diffusa), Mắc cỡ (Mimosa pudica), Trinh nữ móc (Mimosa invisa).
Đặc điểm một số loại cỏ dại trên ruộng bắp (Dương Văn Chín và ctv, 2000)
- Cỏ chân gà (Dactyloctenium): cỏ nhất niên, rễ ở các đốt thấp. Thân mảnh
thường mọc thành khóm. Thân thẳng hoặc bò cao 15 -60 cm. La dài hẹp, sọc dài, có
long ở bẹ lá. Phát hoa mang 3 – 5 bông hình lược, không phân cành, xuất phát từ đỉnh
của than cây, dày, mọc thành một phía. Dĩnh quả màu nâu sẫm. Tái sinh sản bằng hạt.
- Cỏ chỉ (Cynodon dactylon): Cỏ đa niên có căn hành và chồi dài, thân mảnh bò

lan rồi đứng. Lá có phiến hẹp dài 5 – 6 cm, mép lá hơi nhám. Phát hoa mang 3 – 7 gié
gắn từ một điểm dài 4 cm, xuất phát từ một điểm chung của phần cuối thân, dày, mang
một thành quả. Dĩnh quả cao 1,5 cm.
- Cỏ cú (Cyprus rotudus): Cỏ đa niên tồn tại lâu năm. Thân mọc đơn độc từ căn
hành bò ngầm dưới đất, láng, không phân cành, có 3 cạnh, cao 15 – 50 cm. Lá hẹp,
xanh đậm, ngắn hơn than mang hoa,chia thành khía ở nặt trên. Phát hoa nhỏ, bao gồm
nhiều gié phụ, gié phụ xếp thành hàng dọc theo trục của gié, hẹp phẳng, dĩnh tà và hẹp,
che khuất nhau, khi chin màu đổ nâu. Cạnh tranh gay gắt với cây trồng và là loài cỏ có
tác hại nặng nhất trên thế giới.
- Cây dền gai (Amarathus spinosus): Cỏ nhất niên cao 1,2. Thân thẳng đứng có
nhiều nhánh, màu xanh hoặc nâu. Lá mọc xen, dài 7 cm, rộng 4 cm, hình mũi mác đến

 


 
 

 

bầu dục, gân phía dưới lộ rõ,đáy cuống lá búp măng đến thon dài 7 cm, có hai thẳng
dài 1 cm ở đáy. Phát hoa dài, thon, tụ tán, hoa chụm ở nách lá, màu xanh. Tái sinh sản
bằng hạt.
- Chó đẻ (Phyllanthus niruri): Cỏ nhất niên hay đa niên, cao đến 60 cm, thân
không có lông, gốc dóng gỗ, có phân cành. Lá nhiều, mọc chen chúc, dạng lá kép với
nhiều lá phụ, đơn, mọc đối, dạng thon hẹp đến bầu dục. Phát hoa nhỏ, đính trên trục lá
ở phía dưới thân. Tái sinh sản bằng hạt.
2.3 Các biện pháp quản lí cỏ dại trên ruộng bắp
Trừ cỏ bằng các biện pháp làm đất
- Bắp cũng giống như lúa, khâu làm đất giữ vai trò rất quan trọng. Về cơ bản kỉ

thuật làm đất cho lúa và cho bắp là giống nhau. Đất trồng bắp phải được cày bừa kỹ,
làm cho đất tơi xốp.
- Đất phải được làm sạch cỏ trước khi gieo trồng.
- Theo kinh nghiệm của bà con nông dân. Sau khi thu hoạch cây trồng phải cày
lật đất để chôn vùi cỏ dại, làm chết cỏ dại, nếu không sẽ làm cho cỏ dại mọc nhanh,
làm chất dinh dưỡng trong đất nghèo đi nhanh chóng.
Biện pháp trừ cỏ bằng tay kết hợp với xới xáo đất, chăm bón cho ngô
Trừ cỏ bằng tay kết hợp với xới xáo đất giúp cho đất tơi xốp sẽ hấp thu chất
dinh dưỡng tốt hơn.
- Làm cỏ một lần vào khoảng 3 – 4 tuần sau gieo là đủ để kiểm soát cỏ dại. Đối
với những ruộng cỏ nhiều thì cần tiến hành làm cỏ hai lần, lần thứ nhất vào khoảng 23 tuần sau gieo, lần thứ hai vào khoảng 6 tuần sau gieo.
Biện pháp gieo trồng
- Gieo trồng bắp với mật độ thích hợp sẽ tạo điều kiện cho cây bắp sinh trưởng
khỏe, giáp tán sớm, cạnh tranh tốt với cỏ.
- Mật độ từ 40.000 cây/ha – 60.000 cây/ha là phù hợp.
Dùng thuốc diệt cỏ cho bắp
Ngày nay, việc dùng thuốc trừ cỏ cho bắp mang lại hiệu quả cao, với sự ra đời
của nhiều thế hệ thuốc trừ cỏ từ tiền nảy mầm đến thuốc trừ cỏ hậu nảy mầm cho phép
nông dân canh tác với diện tích lớn. Nhưng việc dùng thuốc trừ cỏ nhiều năm liên tục
dẫn đến việc kháng thuốc trừ cỏ. Dùng Triazine nhiều năm dẫn đến việc hình thành các

 


 
 

 

quần thể cỏ hòa bản có đặc tính sinh lí và khả năng tăng trưởng tương tự nhau (Hà Thị

Hiến, 2003).
Một số nước tiên tiến và có ngành trồng bắp phát triển như Mỹ đã chuyển gen
kháng thuốc diệt cỏ vào cây bắp để việc phòng trừ cỏ bằng thuốc trừ cỏ mang lại hiệu
quả cao mà không làm ảnh hưởng đến cây bắp.
Một số loại thuốc trừ cỏ cho bắp được dung phổ biến hiện nay:
Duall 720ND: là loại thuốc trừ cỏ miễn mọc mầm, có thể áp dụng cho tất cả
các loại cây màu trồng từ hạt và hom như lạc, đậu nành, đậu xanh, bắp, các loại rau,
khoai lang, bông vải. Duall diệt trừ hữu hiệu nhiều loại cỏ thuộc cả ba nhóm cỏ hòa
bản, cói lác và cỏ lá rộng như cỏ lồng vực, cỏ cháo, cỏ đuôi phụng, rau mương.
Cách sử dụng:
- Đối với loại đất sét nặng, dùng từ 1,2 đến 1,5 lít thuốc/ha (pha 60-75ml thuốc
cho bình 16 lít, xịt 2 bình cho 1.000 m2).
- Đối với đất pha cát, đất mùn có độ phì cao, dùng từ 1,0 đến 1,2 lít/ha. Thời
gian áp dụng thuốc là từ 1 đến 3 ngày sau khi gieo hạt, chậm nhất là ngày thứ tư kể từ
ngày làm đất lần cuối. Để thuốc phát huy hiệu quả tốt thì khi phun thuốc phải thật ẩm,
nếu đất khô quá phải tưới nước trước khi phun.
Thuốc 2,4D: có tác dụng rất tốt đối với các loài cỏ thuộc nhóm cỏ lác và cỏ lá
rộng, giá thành rất rẻ so với hai loại thuốc khác trên cùng đơn vị diện tích. Thuốc dùng
để diệt cỏ cho những cây trồng một lá mầm như bắp, mía. Tuyệt đối không dùng cho
các cây họ Đậu, cây 2 lá mầm. Thời gian áp dụng từ 20 đến 25 ngày sau khi gieo
trồng, liều lượng dùng từ 0,8 đến 1,0 lít/ha.
2.4 Nhận biết chung về thuốc trừ cỏ
2.4.1 Khái niệm về thuốc trừ cỏ
Thuốc trừ cỏ là những thuốc phòng trừ các loại thực vật rong tảo, mọc lẫn với
cây trồng, làm cản trở đến sinh trưởng của cây trồng. Thuốc trừ cỏ ít độc hơn so với
thuốc trừ sâu nhưng lại rất đễ gây hại cây trồng (Bùi Cách Tuyến và cộng sự, 2005).
2.4.3 Phân loại thuốc trừ cỏ
Thuốc trừ cỏ được phân loại theo một số cách phổ biến hiện nay sau đây:



 


 
 

 

Phân loại theo thời gian tác động của hoạt chất lên giai đoạn phát triển của cỏ dại
Dựa vào thời gian tác động của các hoạt chất lên giai đoạn phát triển của cây để
chia thuốc trừ cỏ thành hai nhóm chính:
- Thuốc trừ cỏ tiền nảy mầm: Thuốc này có tác dụng diệt cỏ trước khi hạt cỏ
nảy mầm hoặc khi hạt cỏ vừa lú mầm. Thuốc tiền nảy mầm cần được sử dụng sớm
trước khi gieo.
- Thuốc trừ cỏ hậu nảy mầm: thuốc này có tác dụng diệt cỏ sau khi cây cỏ đã
mọc từ 1,5 đến 5 lá. Những thuốc này xâm nhập vào cây cỏ chủ yếu qua lá, một số ít
qua rễ. Cũng có thể chia ra thành thuốc hậu nảy mầm sớm (diệt cỏ còn nhỏ mới mọc 12 lá), hậu nảy mầm trễ (diệt cỏ từ 3 lá trở lên).
Phân loại theo sự di chuyển của thuốc trong cơ thể thực vật
Cách phân loại này chỉ mang tính tương đối:
- Thuốc trừ cỏ tiếp xúc: chỉ gây hại cho những bộ phận của cỏ dại có tiếp xúc
với thuốc, thường gây hại cho những bộ phận nằm trên mặt dất.
- Thuốc trừ cỏ nội hấp: những thuốc này xâm nhập vào cỏ dại qua lá, thân hoặc
qua rễ.
Phân loại theo nhóm chất hóa học
- Nhóm triazine.
- Nhóm chất thế của ure.
- Nhóm các hợp chất của phenoxy.
- Nhóm dinitroanilines.
- Nhóm carbamate.
- Nhóm dinitriphenol.

- Nhóm bipyrilium.
2.5 Tình hình nghiên cứu và sử dụng thuốc trừ cỏ cho bắp trên thế giới và ở Việt
Nam
¾ Thế giới
Theo Xtonop L.D và Izvekova L.M (1972) cho thấy ở những nước có trình độ
kỹ thuật canh tác càng cao, dùng nhiều phân hóa học và các phương tiện khác để nâng
cao không ngừng năng suất và sản lượng cây trồng, nâng cao không ngừng năng suất

 


 
 

 

lao động trong nông nghiệp thì chính những nước này lại là những nước đã và đang
đẩy rất mạnh việc sử dụng hóa chất chống cỏ dại cho cây trồng.
Ở các nước phát triển, việc sử dụng thuốc trừ cỏ trong canh tác bắp và canh tác
nông nghiệp nói chung đã phổ biến từ lâu. Nó là một phần không thể thiếu giúp năng
suất bắp của các nước này vượt xa các nước đang phát triển.
Ngày nay, họ đã chuyển gen kháng thuốc diệt cỏ vào cây bắp đã làm tăng hiệu
quả diệt cỏ của thuốc diệt cỏ lên rất cao. Các nước này đã đưa vào sử dụng các loại cây
chuyển gen từ 16 năm trước. Nước đi đầu trong công nghệ này là Mỹ.
Gần đây nhất các nhà khoa học tại trường ĐH Nebraska ở Lincoln vừa phát
triển một thế hệ cây chuyển gene kháng thuốc diệt cỏ từ vi khuẩn. Bộ đôi thuốc diệt
cỏ-gene kháng mang nhiều ưu điểm này giúp người nông dân có nhiều lựu chọn hơn
trong tình hình cỏ kháng thuốc thế hệ cũ ngày càng nhiều.
¾ Việt Nam
Trước đây người nông dân trồng bắp nước ta trừ cỏ cho bắp chủ yếu bằng tay

hiệu quả diệt cỏ thấp, cỏ mọc nhiều cạnh tranh về dinh dưỡng, ánh sáng với cây bắp
làm ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng, hiệu quả sản xuất thấp. Nhưng ngày nay
cùng với sự áp dụng tiến bộ của khoa học kỉ thuật vào trong sản xuất cộng Với sự ra
đời của nhiều thế hệ thuốc trừ cỏ từ tiền nảy mầm đến thuốc trừ cỏ hậu nảy mầm đã
tạo bước đột phá làm giảm chi phí sản xuất và cho phép nông dân canh tác với diện
tích lớn, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Trên thị trường hiện nay có khá nhiều loại thuốc trừ cỏ cho bắp do các công ty
thuốc bảo vệ thực vật đưa ra, kéo theo đó là việc sử dụng tràn lan, lạm dụng thuốc trừ
cỏ của bà con nông dân đã gây nên hiện tượng kháng thuốc trừ cỏ. Một số loại thuốc
trừ cỏ còn ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây bắp. Trước thực tế đó
việc sử dụng thuốc trừ cỏ cần được kiểm soát chặt chẽ, cần kết hợp các biện pháp trừ
cỏ biện pháp khác nhau và thuốc trừ cỏ, tránh lạm dụng thuốc.
Những năm gần đây Bộ Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn đã nghiên cứu
nhằm đưa cây bắp chuyển gen kháng thuốc diệt cỏ vào trồng phổ biến ở Việt Nam. Từ
đây thuốc trừ cỏ sẽ đóng một vai trò quan trọng hơn trong việc phòng trừ cỏ dại trên
ruộng bắp mà không gây hại cho bắp. Và từ năm 2011, Việt Nam sẽ bắt đầu trồng bắp
biến đổi gen đại trà trên cả nước. Đó là kết luận của ông Bùi Bá Bổng, Thứ trưởng Bộ

 


 
 

 

Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tại Hội thảo đầu bờ đánh giá kết quả khảo
nghiệm đồng ruộng các giống bắp (ngô) biến đổi gen tại Bà Rịa-Vũng Tàu ngày 14-9.
Bảng 2.4 Một số loại thuốc trừ cỏ dùng cho bắp
 


 

 

 

STT

Thuốc trừ cỏ

Liều lượng (kg ai/ha)

Thời điểm áp dụng

1

Acetolachlor

0,67 – 1,35

Pre

2

Alachlor

1,5

Pre


3

Atrazine

2–3

Pre

4

Cyanazine

1–3

Pre

5

Dicamba

1–2

Pre

6

Nicosulfuron

0,04 – 0,4


Post

7

Pendimethalin

1,5 – 2

Pre

8

2,4 D

0,3 – 0,5

Post

Ghi chú: Pre: Pre - emergence (tiền nảy mầm)
Post: Post - emergence (hậu nảy mầm)

2.6 Thuốc thí nghiệm
¾ Thuốc BAS 670 01H (336SC) là thuốc đang thử nghiệm, chưa có mặt trên thị
trường
¾ Thuốc Maizine 80 WP
-

Hoạt chất : Atrazine. Nhóm hóa học: Triazine


-

Tính chất: Thuốc kỉ thuật dạng tinh thể, không màu, điểm nóng chảy 173 –
1750C. Tan ít trong nước, tương đối bền trong môi trường acid yếu, kiềm yếu,
trung tính.
• Nhóm độc III, LD50, qua miệng 1780–3080mg/kg, LD50

qua da

3100mg/kg. Tương đối độc với ong.
• Thuốc trừ cỏ cho cây trồng cạn, nội hấp, xâm nhập qua lá, rễ tác động
khi cỏ nảy mầm, khi cỏ mọc còn nhỏ. Trừ nhiều loại cỏ hòa bản và cỏ lá
rộng hằng niên mọc từ hạt. Ít hiệu quả với cỏ năng lác.
-

Sử dụng cho ruộng bắp, mía, dứa. Trừ cỏ cho bắp, phun thuốc ngay sau khi
gieo, hoặc bắp đã mọc (cao 20 - 30 cm), cỏ mới mọc còn nhỏ (2-3 lá). Chế
phẩm 80% hoạt chất dùng với liều lượng 1,5 - 2 kg/ha.
 
10

 


 
 

 

Chương 3

VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP
3.1 Điều kiện thí nghiệm
3.1.1 Địa điểm thí nghiệm
Trung Tâm Nghiên Cứu Thực Nghiệm Hưng Lộc, Hưng Thịnh, Trảng Bom,
Đồng Nai.
Ruộng thí nghiệm tương đối bằng phẳng. Các điều kiện trồng trọt phải đồng đều
trên mọi ô thí nghiêm và phải phù hợp với điều kiện canh tác của địa phương.
3.1.2 Thời gian
Vụ xuân 2011 (tháng 2 đến tháng 5 năm 2011).
3.1.3 Điều kiện thời tiết khí hậu
Bảng 3.1 Diễn biến thời tiết qua các tháng thí nghiệm
Tháng

2

3

4

5

Nhiệt độ trung bình (0C)

27,6

28,3

29,0

29,5


Lượng mưa (mm)

0

40,3

181,9

124,4

Ẩm độ không khí (%)

68

67

70

75

Tổng số giờ nắng (giờ)

188,9

137,8

187

165


Lượng bốc hơi (mm)

5,0

4,7

4,6

3,3

Yếu tố khí hậu

(Nguồn: Phân viện khí tượng thủy văn và môi trường phí Nam)

3.2 Vật liệu thí nghiệm
• Thuốc bảo vệ thực vật: Thuốc BAS 670 01H (336SC) (BASF), thuốc Maizine
80 WP (Forward Int Ltd.).
• Giống bắp sử dụng: C 919. Đây là giống bắp lai đơn do Công ty đa quốc gia
Monsanto của Mỹ sản xuất theo tiêu chuẩn quốc tế. Giống bắp lai đơn C919 có tỉ lệ
cây 2 bắp cao, lá bị phủ kín đầu trái. Hạt to, màu vàng đẹp, cùi nhỏ. C 919 chống chịu
 
11
 


 
 

 


hạn, úng tốt, chống đổ ngã, kháng được nhiều bệnh: rỉ sắt, đốm nâu, đốm lá, cháy lá
nhỏ, cháy lá lớn... giảm được lượng thuốc bảo vệ thực vật trên đồng ruộng, bảo vệ
được môi trường và đất đai.
3.3 Phương pháp khảo nghiệm
3.3.1 Phương pháp bố trí thí nghiệm
¾ Trên cùng một khu đất bố trí thành 2 thí nghiệm riêng biệt
¾ Cả 2 thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối đầy đủ ngẫu nhiên (RCBD) diện hẹp, 3
lần lặp lại. Diện tích mỗi ô là 21m2 (gieo 6 hàng, khoảng cách hàng 0,7m, hàng dài
5m), tổng diện tích mỗi thí nghiệm 1000 m2.
¾ Giữa các ô thí nghiệm có bờ rộng 0,3 m cao 0,3 m, khoảng cách giữa các lần lặp lại
(REP) là 1 m.
Các nghiệm thức tham gia vào 2 thí nghiệm

STT Nghiệm Thức

Thời gian phun thuốc
(Ngày sau gieo)

Liều lượng
(g,ml/ha)

1

BAS 670 01H

35

2


BAS 670 01H

45

3

BAS 670 01H

60

4

BAS 670 01H

75

5

BAS 670 01H

90

6

BAS 670 01H

105

7


Maizine

2000

8

Đối chứng không phun

Thí nghiệm 1

Thí nghiệm 2

15 (cỏ 2 - 3 lá)

25 – 27 (cỏ 6 - 7 lá)

 
12
 


 
 

 

Sơ đồ bố trí thí nghiệm 1
BẢO VỆ
LLL 1
NT 1

BAS 670 01H
(35 ml/ha)
NT 6
BAS 670 01H
(75 ml/ha)
NT 3
BAS 670 01H
(60 ml/ha)
NT 2
BAS 670 01H
(45 ml/ha)
NT 5
BAS 670 01H
(90 ml/ha)
NT 6
BAS 670 01H
(105 ml/ha)
NT 7
Maizine
(2000 g/ha)
NT 8
(Đối chứng không
phun)

LLL 2
NT 8
(Đối chứng không
phun)
NT 5
BAS 670 01H

(90 ml/ha)
NT 6
BAS 670 01H
(105 ml/ha)
NT 5
BAS 670 01H
(75 ml/ha)
NT 7
Maizine
(2000 g/ha)
NT 3
BAS 670 01H
(60 ml/ha)
NT 2
BAS 670 01H
(45 ml/ha)
NT 1
BAS 670 01H
(35 ml/ha)
BẢO VỆ

LLL 3
NT 5
BAS 670 01H
(90 ml/ha)
NT 3
BAS 670 01H
(60 ml/ha)
NT 7
Maizine

(2000 g/ha)
NT 8
(Đối chứng không
phun)
NT 1
BAS 670 01H
(35 ml/ha)
NT 2
BAS 670 01H
(45 ml/ha)
NT 6
BAS 670 01H
(105 ml/ha)
NT 4
BAS 670 01H
(75 ml/ha)
C

hiều biến thiên
Trong đó: Thuốc BAS 670 01H (336SC) ở mức liều lượng: 35 ml/ha (NT 1),
45ml/ha (NT 2), 60 ml/ha (NT 3), 75 ml/ha (NT 4), 90 ml/ha (NT 5), 105 ml/ha (NT
6); thuốc Maizine 80WP (NT 7); đối chứng không phun (NT 8).
 
13
 


 
 


 

Sơ đồ bố trí thí nghiệm 2

LLL 1

BẢO VỆ
LLL 2

NT 1
BAS 670 01H
(35 ml/ha)
NT 6
BAS 670 01H
(105 ml/ha)

NT 4
BAS 670 01H
(75 ml/ha)
NT 5
BAS 670 01H
(90 ml/ha)

NT 3
BAS 670 01H
(60 ml/ha)

NT 2
BAS 670 01H
(45 ml/ha)


LLL 3
NT 6
BAS 670 01H
(105 ml/ha)
NT 3
BAS 670 01H
(60 ml/ha)
NT 8
(Đối chứng không
phun)

NT 8
(Đối chứng không
phun)

NT 7
Maizine
(2000 g/ha)

NT 1
BAS 670 01H
(35 ml/ha)

NT 5
BAS 670 01H
(90 ml/ha)

NT 8
(Đối chứng không

phun)

NT 2
BAS 670 01H
(45 ml/ha)

NT 2
BAS 670 01H
(45 ml/ha)

NT 1
BAS 670 01H
(35 ml/ha)

NT 7
Maizine
(2000 g/ha)

NT 7
Maizine
(2000 g/ha)

NT 6
BAS 670 01H
(105 ml/ha)

NT 4
BAS 670 01H
(75 ml/ha)


NT 4
BAS 670 01H
(75 ml/ha)

NT 3
BAS 670 01H
(60 ml/ha)

NT 5
BAS 670 01H
(90 ml/ha)

BẢO VỆ

Chiều biến thiên
Trong đó: Thuốc BAS 670 01H (336SC) ở mức liều lượng: 35 ml/ha (NT 1),
45ml/ha (NT 2), 60 ml/ha (NT 3), 75 ml/ha (NT 4), 90 ml/ha (NT 5), 105 ml/ha (NT
6); thuốc Maizine 80WP (NT 7); đối chứng không phun (NT 8).

 
14
 


 
 

 

3.3.2 Phương pháp xử lí thuốc:

- Hòa 10 ml thuốc BAS 670 01H với 990 ml nước thành một dung dịch mẹ sau đó
tính cho các nghiệm thức theo yêu cầu. Phun một lần vào thời điểm 15 ngày sau gieo ở
thí nghiệm 1 và 25-27 ngày sau gieo ở thí nghiệm 2. Lượng nước phun xịt: 500l/ha 600l/ha, khi phun xịt đảm bảo ruộng đủ ẩm.
3.3.3 Kỹ thuật canh tác (áp dụng như qui trình sản xuất bắp đại trà)
¾ Giống: C919.
¾ Mật độ: khoảng 56000 cây/ha
¾ Phân bón: 150 N + 180 P2O5 + 80 K2O.
¾ Tưới nước: Đảm bảo đủ độ ẩm cho bắp, đặc biệt vào các thời kỳ ngô 6 - 7 lá,
bắp xoáy nõn (Trước khi trỗ cờ từ 10-12 ngày), kết thúc thụ phấn đến chín sữa (Sau
khi bắp trỗ cờ từ 10-15 ngày).
¾ Ruộng thí nghiệm không làm cỏ, xới xáo
3.4 Chỉ tiêu theo dõi và phương pháp theo dõi (Thí nghiệm 1 và 2)
Xác định thành phần và mật độ cỏ dại trên ruộng thí nghiệm trước phun thuốc
Thời điểm theo dõi: Một ngày trước khi xử lý (NTXL).
Phương pháp theo dõi, đánh giá: Mỗi ô thí nghiệm theo dõi 5 điểm cố định theo
đường chéo góc của ô thí nghiệm, mỗi điểm theo dõi cỏ trong khung 0,2m2 (50x40cm).
Đếm mật độ các loại cỏ trong khung. Mật độ mỗi loại cỏ được quy về cây/m2.
Quan sát trên toàn ô đối chứng, đánh giá mức độ phổ biến của từng loại cỏ phổ
biến trên ruộng theo thang đánh giá sau:
+: ít phổ biến (Tỷ lệ* < 10%).
++: trung bình (Tỷ lệ từ 10-70%).
+++: phổ biến (Tỷ lệ > 70%).
Tỷ lệ (*) được hiểu là đánh giá theo từng loại cỏ phổ biến trên ruộng thí nghiệm.
Xác định thành phần và mật độ cỏ dại trên ruộng thí nghiệm sau khi phun thuốc
Mật độ cỏ:
Thời điểm theo dõi: 10, 20, 30 ngày sau khi xử lý (NSXL) thuốc cỏ.
Phương pháp theo dõi, đánh giá: Mỗi ô thí nghiệm theo dõi 5 điểm cố định theo
đường chéo góc của ô thí nghiệm, mỗi điểm theo dõi cỏ trong khung 0,2m2 (50x40cm).
Đếm mật độ các loại cỏ trong khung. Mật độ mỗi loại cỏ được quy về cây/m2.
 

15
 


 
 

 

Thành phần cỏ:
Quan sát và ghi nhận các loại cỏ trên các nghiệm thức thí nghiệm.
Xác định trọng lượng cỏ tươi trên mỗi ô thí nghiệm
Trọng lượng cỏ tươi:
Thời điểm theo dõi: 30 ngày sau xử lý thuốc cỏ.
Phương pháp thu mẫu, đánh giá: Mỗi ô thu mẫu tại 5 điểm theo đường chéo góc
ở trên, mỗi điểm thu cỏ trong khung 0,20 m2 (50x40cm). Cắt sát gốc cỏ, thu toàn bộ
các loại cỏ (phần trên mặt đất) có trong khung hay từ trong khung mọc ra, cho vào túi
nilon từng điểm một, tại thời điểm 30 ngày sau xử lý thuốc cỏ. Ngay sau khi lấy mẫu
về cần thả các mẫu vào nước ngâm trong 1 giờ cho cỏ tươi lại, vớt ra vẫy cho hết
nước rồi đem cân bằng cân điện tử trọng lượng cỏ tươi của mỗi loại cỏ. Trọng lượng
cỏ tươi được quy về g/m2.
Xác định hiệu lực diệt cỏ của thuốc BAS 670 01H (336SC) và Maizine 80 WP
Thời điểm đánh giá: 10, 20 và 30 NSXL thuốc cỏ.
Phương pháp đánh giá: Hiệu lực trừ cỏ của thuốc được tính theo công thức
Henderson - Tilton:
Hiệu lực trừ cỏ (%) = (1 −

Ta x Cb
) × 100
Tb x Ca


Trong đó:
Ta: mật độ cỏ ở ô thử nghiệm sau xử lý
Tb: mật độ cỏ ở ô thử nghiệm trước xử lý
Ca: mật độ cỏ ở ô đối chứng sau xử lý
Cb: mật độ cỏ ở ô đối chứng trước xử lý
Ảnh hưởng của thuốc trừ cỏ BAS 670 01H (336SC) và Maizine 80 WP đến sinh
trưởng và phát triển của cây bắp
Thời điểm đánh giá: 1, 3, 7, 15 NSXL thuốc cỏ.
Phương pháp theo dõi: quan sát đánh giá ảnh hưởng của thuốc đến sinh trưởng
phát triển của cây bắp trên toàn thí nghiệm theo bảng 3.3.

 
16
 


×