Tải bản đầy đủ (.doc) (94 trang)

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA CÂY CA CAO TRONG MÔ HÌNH TRỒNG XEN VỚI CÂY ĂN TRÁI TẠI HUYỆN CHÂU THÀNH TỈNH BẾN TRE

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (736.52 KB, 94 trang )

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA CÂY CA CAO TRONG
MÔ HÌNH TRỒNG XEN VỚI CÂY ĂN TRÁI TẠI
HUYỆN CHÂU THÀNH TỈNH BẾN TRE
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
MỤC LỤC

Trang
Danh mục các chữ viết tắt viii
Danh mục các bảng x
Danh mục các hình xii
Danh mục phụ lục xiii
CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU 1
1.1.Đặt vấn đề 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu 2
1.2.1.Mục tiêu chung 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể 3
1.3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài 3
1.4. Cấu trúc khoá luận 3
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN 5
2.1. Quá trình hình thành cây Ca Cao ở Việt Nam 5
2.2. Giới thiệu chung về huyện Châu Thành - tỉnh Bến Tre 6
2.2.1. Điều kiện tự nhiên 6
2.2.1.1. Vị trí địa lí 6
2.2.1.2. Địa mạo, địa hình, địa chất 7
2.2.1.3. Tài nguyên đất đai, thổ nhưỡng 7
2.2.1.4. Thời tiết, khí hậu 8
2.2.1.5. Thuỷ văn 9
2.2.1.6. Tài nguyên khoáng sản 10
2.2.1.7. Tài nguyên sinh vật .10
2.2.2. Tình hình đất đai của huyện Châu Thành .11
2.2.2.1. Hiện trạng sử dụng đất đai của huyện biến


động qua các năm 11
2.2.2.2. Tình hình sử dụng đất Nông Nghiệp
của huyện trong năm 2007 12
2.2.2.3. Cơ cấu các loại cây trồng xen trên địa bàn huyện 13
2.2.3. Điều kiện kinh tế - xã hội 16
2.2.3.1. Phân vùng kinh tế huyện Châu Thành 16
2.2.3.2. Điều kiện kinh tế 16
2.2.3.3. Điều kiện xã hội 20
2.2.4. Tình hình sản xuất và tiêu thụ ca cao trên địa bàn huyện 23
2.2.4.1. Tình hình sản xuất 23
2.2.4.2. Tình hình tiêu thụ 24
2.3. Nhận xét chung 25
CHƯƠNG 3. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 27
3.1. Cơ sở lý luận 27
3.1.1. Giới thiệu khái quát về cây ca cao 27
3.1.2. Các giống ca cao phổ biến hiện nay 29
3.1.3. Các chỉ tiêu đo lường kết quả kinh tế . 30
3.1.4. Các chỉ tiêu đo lường hiệu quả kinh tế 31
3.1.5. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả đầu tư .31
3.2. Phương pháp nghiên cứu 33
3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu 33
3.2.2. Phương pháp điều tra .33
3.2.3. Phương pháp xử lý số liệu 33
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 34
4.1. Biến động diện tích trồng ca cao trên địa bàn huyện
qua các năm (2004 – 2007) 34
4.2. Tình hình canh tác ca cao tại địa phương 36
4.3. Mức biến động giá ca cao qua các năm .36
4.4. Cơ cấu diện tích canh tác ca cao trên địa bàn huyện 37
4.5. Chi phí trồng và chăm sóc ca cao 39

4.5.1. Chi phí kiến thiết cơ bản 39
4.5.2. Chi phí cho kỳ kinh doanh của ca cao 41
4.6. Kết quả hiệu quả kinh tế của ca cao 43
4.7. Phân tích độ nhạy của lợi nhuận và thu nhập ảnh hưởng
bởi giá và năng suất của hai giống ca cao 45
4.8. Đánh giá hiệu quả đầu tư một cao 46
4.9. Ngân lưu cây ca cao 48
4.9.1. Năng suất bình quân của cây ca cao lai 48
4.9.2.Năng suất bình quân của cây ca cao ghép 50
4.10. So sánh hiệu quả của hai giống ca cao 52
4.11. Đánh giá hiệu quả kinh tế của cây dâu 53
4.12. So sánh hiệu quả của cây ca cao với cây dâu 55
4.13. Kỹ thuật trồng và chăm sóc ca cao tại địa phương 55
4.13.1. Quy cách và mật độ trồng ca cao 55
4.13.2. Kỹ Thuật bón phân và Thuốc BVTV cho
cây ca cao tại địa phương 55
4.14. Các kênh tiêu thụ ca cao 58
4.15. Tìm hiểu xu hướng của các hộ đang trồng ca cao 60
4.16. Những khó khăn người dân gặp phải khi canh tác ca cao và
những giải pháp đề xuất cho tình hình canh tác ca cao của huyện 61
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .65
5.1. Kết luận 65
5.2. Kiến nghị 66
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
NN&PTNT: Nông nghiệp và phát triển nôn thôn.
UBND: Ủy ban nhân dân
ĐBSCL: Đồng Bằng Sông Cửu Long
SXNN : Sản xuất nông nghiệp

SXKD: Sản xuất kinh doanh
NN: Nông nghiệp
KCN: Khu Công Nghiệp
KT- XH: Kinh tế xã hội
KTCB: Kiến thiết cơ bản.
PTSX: Phương tiện sản xuất
BQL: Ban Quản Lý
CLB: Câu Lạc Bộ
ĐT_TTTH: Điều tra tính toán tổng hợp
ĐHNL: Đại Học Nông Lâm
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Hiện trạng sử dụng đất đai của huyện biến động qua
2 năm (2006- 2007) 11
Bảng 2.2. Tình hình sử dụng đất Nông Nghiệp của huyện trong năm 2007 12
Bảng 2.3. Giá trị sản lượng của huyện trong năm 2007 17
Bảng 2.4. Giá trị sản xuất nông nghiệp của huyện trong năm 2007 18
Bảng 2.5. Hiện trạng dân số huyện năm 2007 20
Bảng 2.6. Tình hình y tế của huyện qua hai năm 2006 – 2007 22
Bảng 4.1. Biến động diện tích trồng ca cao qua các năm ( 2004- 2007) 34
Bảng 4.2. Phân bố diện tích trồng ca cao ở các xã trong
huyện trong năm 2007
36
Bảng 4.3. Mức biến động giá ca cao qua các năm 37
Bảng 4.4. Phân bố số hộ trồng ca cao theo diện tích 38
Bảng 4.5. Chi phí kiến thiết cơ bản của giống ca cao lai 40
Bảng 4.6. Chi phí kiến thiết cơ bản của giống ca cao ghép 41
Bảng 4.7. Chi phí cho kỳ kinh doanh của hai giống ca cao 42
Bảng 4.8. Hiệu quả kinh tế của hai giống ca cao 44
Bảng 4.9. Độ nhạy của lợi nhuận ảnh hưởng bởi giá và năng suất

của ca cao lai khi năng suất và giá giảm 45
Bảng 4.10. Độ nhạy của lợi nhuận ảnh hưởng bởi giá và năng suất
của ca cao ghép khi giá và năng suất giảm 46
Bảng 4.11. Bảng ngân lưu ca cao lai 49
Bảng 4.12. Ngân lưu ca cao ghép 51
Bảng 4.13. So sánh hiệu quả của hai giống ca cao 52
vớt suất chiết khấu r = 40,7%
Bảng 4.14. So sánh hiệu quả của hai giống ca cao với
suất chiết khấu r = 45,2% 52
Bảng 4.15. Ngân lưu cây dâu 54
Bảng 4.16. So sánh hiệu quả của cây ca cao với cây dâu 55
Bảng 4.17.Cơ cấu các loại phân bón và thuốc trừ sâu các hộ dân sử dụng 56
Bảng 4.18. Kỹ thuật sử dụng phân bón cho ca cao tại địa phương 58
Bảng 4.19. Các kênh tiêu thụ ca cao trên địa bàn huyện 59
Bảng 4.20. Những nhân tố tác động đến việc trồng ca cao 60
Bảng 4.21. Xu hướng canh tác ca cao hiện tại của người dân 61
DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1. Bản đồ hành chính huyện Châu Thành 6
Hình 2.2. Cơ cấu các loại cây trồng xen trên địa bàn huyện năm 2007 13
Hình 2.3. Mô hình trồng xen cây ca cao trong vườn dừa 15
Hình 2.4. Giá trị sản lượng của huyện trong năm 2007 17
Hình 3.1. Cây ca cao trồng từ hạt lai 29
Hình 3.2. Cây ca cao ghép 30
Hình 4.1. Biểu đồ biểu diễn sự biến động diện tích trồng ca cao trên địa bàn 35
Hình 4.2. Biểu đồ mức biến động giá cả ca cao qua các năm 37
Hình 4.3. Biểu đồ cơ cấu diện tích trồng ca cao của huyện 38
Hình 4.4. Biểu đồ năng suất bình quân của cây ca cao lai 48
Hình 4.5. Biểu đồ năng suất bình quân của cây ca cao ghép 50
Hình 4.6. Kênh tiêu thụ ca cao 59

DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Bảng tính.
Phụ lục 2. Bảng khấu hao.
Phụ lục 3. Bảng câu hỏi điều tra.
Phụ lục 4. Bảng ngân lưu.
CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Đồng bằng Sông Cửu Long không những nổi tiếng là vựa lúa lớn nhất cả nước
mà còn là nơi bắt nguồn của những loại trái cây đã tạo được thương hiệu trên thị
trường quốc tế. Chúng ta từng biết đến xoài cát Hoà Lộc, bưởi Năm Roi, sầu riêng Cái
Mơn và còn nhiều hơn nữa những loại trái cây hứa hẹn sẽ mang lại giá trị kinh tế cho
người dân miền sông nước. Bến Tre là một trong những tỉnh thuộc khu vực đồng bằng
sông Cửu Long, được hình thành bởi ba cù lao: An Hòa, Bảo và Minh, do phù sa của
bốn nhánh sông Cửu Long (sông Tiền, Ba Lai, Hàm Luông và Cổ Chiên) bồi tụ nên
qua nhiều thế kỷ. Với hệ thống sông, rạch chằng chịt, hệ sinh thái mang tính chất cù
lao sông biển nên Bến Tre rất thích hợp cho ngành trồng cây ăn trái. Khi nhắc đến Bến
Tre mọi người nghĩ ngay đến cây dừa và một số loại trái cây khác đã trở thành những
sản phẩm đặc trưng và gần như là nguồn thu nhập chính của người dân miền đất này.
Trong những năm gần đây mô hình trồng xen cây ca cao trong vườn dừa hoặc vườn
cây ăn trái đã phổ biến rộng khắp trên địa bàn tỉnh. Đây là loại cây lâu năm được trồng
tập trung ở các tỉnh như Đắc Nông, Daklak với điều kiện tự nhiên hoàn toàn khác biệt
so với Bến Tre. Liệu cây ca cao có thể sinh trưởng tốt trong điều kiện này không?
Hiệu quả kinh tế của nó có thật sự cao hơn các loại cây trồng tại địa phương trước đó.
Đó là vấn đề chúng ta cần quan tâm.
Khoảng thời gian trước đây, không ai có thể nghĩ rằng cây ca cao có thể đứng
trên đất Bến Tre. Nhưng hiện tại tỉnh đang có cả dự án về cây ca cao cả chuyên canh
lẫn xen canh, chủ yếu là xen canh trong vườn dừa và vườn cây ăn trái. Ca cao là loại
cây "nhát gió, kỵ sương", không ưa nước mặn nhiều và cũng không thích nắng gay gắt,
mà thích hợp mô hình trồng xen dưới nhiều tán lá cây khác như sầu riêng, điều, nhãn

Nhưng thực tế cho thấy, trồng dưới tán dừa là tốt nhất cho năng suất và hiệu quả cao
nhất. Cây ca cao có mặt ở thị trấn Mỏ Cày, Thạnh Phú, Châu Bình (Giồng Trôm) trong
đó Châu Thành là nhiều nhất.Chúng ta có thể thấy cây ca cao bất cứ nơi nào trên
huyện ngay cả những xã vùng sâu của huyện. Do đặc tính trên của cây ca cao nên trên
địa bàn tỉnh huyện Châu Thành là nơi có đủ điều kiện để canh tác cây ca cao. Huyện
nằm ở vị trí thuộc đỉnh tam giác châu thổ sông Tiền, đất đai có độ phì nhiêu cao, chủ
động nước theo triều và gần như nước ngọt quanh năm, đây là huyện trọng điểm phát
triển kinh tế vườn của tỉnh phần lớn diện tích hiện đang được khai thác để trồng các
loại cây ăn trái có giá trị kinh tế cao có thể kết hợp trồng xen ca cao. Huyện nằm trên
trục đường giao thông chính của tỉnh, nằm sát thị xã Bến Tre và đối diện Thành Phố
Mỹ Tho qua Sông Tiền, có điều kiện thuận lợi cho việc chuyên chở sản phẩm từ nơi
sản xuất đến nơi tiêu thụ. Mặc khác Châu Thành là huyện đầu cầu, huyện ven của khu
đô thị thị xã Bến Tre, cửa ngõ đối ngoại của tỉnh Bến Tre với các luồng giao lưu từ
vùng trọng điểm kinh tế phía Nam và vùng ĐBSCL. Trong những năm trước, khi cây
ca cao chưa thật sự được đánh giá cao tại tỉnh, người dân Châu Thành đã mạnh dạn
đưa cây ca cao vào canh tác tuy nhiên không có hiệu quả do không có đầu ra. Hiện
nay, diện tích trồng ca cao ở Châu Thành tăng lên đang kể, vấn đề đầu ra đã được giải
quyết tuy nhiên người dân Châu Thành vẫn còn đắn đo khi thực hiện mô hình trồng
xen cây ca cao trên diện tích cây ăn trái mình đang canh tác vì không biết giá trị kinh
tế thực sự của nó có cao không? Chính vì vậy tôi xin thực hiện đề tài: “ ĐÁNH GIÁ
HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA CÂY CA CAO TRONG MÔ HÌNH TRỒNG XEN VỚI
CÂY ĂN TRÁI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CHÂU THÀNH TỈNH BẾN TRE”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Nhằm đánh giá hiệu quả trồng cây ca cao trên địa bàn huyện từ đó rút ra những
thuận lợi và khó khăn mà người dân có thể gặp phải trong quá trình trồng cây ca cao,
đưa ra những giảp pháp giúp người nông dân nâng cao năng suất hiện tại của vườn ca
cao, định hướng canh tác trong tương lai sao cho hiệu quả là lớn nhất. Những chỉ tiêu
được nghiên cứu là cơ sở giúp người nông dân có thể tiếp tục mở rộng diện tích đất
canh tác hay chuyển dịch cơ cấu cây trồng khác.

1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Điều tra các hộ nông dân thu thập và tổng hợp số liệu từ phòng NN&PTNT
huyện nhằm phản ánh được hiện trạng và xu hướng phát triển của việc trồng
cây ca cao trên địa bàn huyện.
- Xác định các chỉ tiêu kết quả và hiệu quả kinh doanh dựa vào các số liệu điều
tra tại các hộ nông dân tại địa phương và thu thập tại phòng NN&PTNT huyện.
- Xác định các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả đầu tư thực tế được tính trên một ha ca
cao để từ đó biết được giá trị thu nhập thực tế từ một ha ca cao.
- So sánh hiệu quả đầu tư của một ha ca cao với một ha cây dâu xen cây ăn trái là
căn cứ giúp người dân có thể tiếp tục mở rộng mô hình trồng xen ca cao không.
- Rút ra những thuận lợi và khó khăn từ việc canh tác cây ca cao trên địa bàn
huyện, đưa ra giải pháp giúp người dân khắc phục khó khăn và tiếp tục pháp
huy những thuận lợi.
- Đưa ra những giải pháp và kiến nghị với các ngành các cấp và các cơ quan chức
năng tại địa phương để phát triển mô hình trồng cây ca cao lâu dài và rộng
khắp.
1.3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Thu thập các số liệu thứ cấp từ các văn bản, báo cáo, kết quả điều tra trước đó
tại phòng NN&PTNT huyện, số liệu sơ cấp từ việc điều tra các hộ nông dân trồng ca
cao trong địa bàn huyện.
Thời gian nghiên cứu từ ngày 24/03/2008 đến ngày 07/6/2008.
1.4. Cấu trúc khoá luận
Chương 1. Mở đầu: Đặt vấn đề, nêu lên sự cần thiết nghiên cứu đề tài, mục tiêu
nghiên cứu bao gồm mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể, phạm vi nghiên cứu của đề tài
bao gồm phạm vi không gian và phạm vi thời gian. Chương 2.Tổng quan: Giới thiệu
về quá trình hình thành cây ca cao ở Việt Nam và mô hình trồng xen ca cao ở huyện,
tìm hiểu về các điều kiện kinh tế kinh tế xã hội và sự tác động của các điều kiện trên
đến hoạt động canh tác cây ca cao trên địa bàn huyện. Chương 3. Nội dung và phương
pháp nghiên cứu: Giới thiệu khái quát về cây ca cao bao gồm đặc điểm sinh học và
một số giống ca cao được trồng phổ biến trên địa bàn huyện, các công cụ phương tiện

nghiên cứu, các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế của cây ca cao.Chương 4: Kết quả
và thảo luận: Từ những số liệu đã được thu thập qua điều tra sẽ được xử lý và phân
tích. Thông qua kết quả có được sẽ xác định được diện tích trồng ca cao hiện có tại địa
phương. Giá cả ca cao biến động qua các năm, chi phí bỏ ra và doanh thu có được tính
trên một đơn vị hecta. Phân tích những nhân tố tác động đến quá trình canh tác ca cao
từ đó đưa ra những giải pháp nâng cao hiệu quả trồng ca cao trên địa bàn
huyện.Chương 5: Kết luận và kiến nghị: Nêu lên cái nhìn tổng thể về kết quả nghiên
cứu từ đó đưa ra những đề nghị cần thiết với các cơ quan ban ngành cũng như hộ nông
dân để nâng cao hiệu quả cây ca cao.
CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN
2.1. Quá trình hình thành cây Ca Cao ở Việt Nam
Cây ca cao có thể bắt nguồn từ những cánh rừng mưa Amazone thung lũng
Orinoco ở Venezuela hay vùng Chiapa của Mehico. Người Mayan và Aztec đã trồng
cây ca cao từ rất lâu trước khi những nhà thám hiểm Châu Âu tìm tới Châu Mỹ. Người
Mayan là những người đầu tiên trên trái đất sử dụng ca cao làm thực phẩm, họ đã làm
đồ uống với những hạt ca cao được nướng lên, nghiền nhiễn và pha với bột ngô nhằm
tạo độ sánh khi uống.
Năm1528, Cotes đã mang rất nhiều ca cao về Tây Ban Nha thì ca cao mới bắt
đầu một hành trình mới: Chinh phục Châu Âu. Người Tây Ban Nha trồng cây ca cao
trên các thuộc địa của họ để xuất khẩu tới những quốc gia khác trong châu lục và thu
lại khoản lợi nhuận khổng lồ. Ca cao đã lan truyền khắp Châu Âu, thành một trào lưu
ở Anh, Pháp.
Năm 1657, quán bar bán loại thức uống từ ca cao đầu tiên được khai trương.
Đầu thế kỷ thứ 18 nhà máy sản xuất thức uống từ ca cao và sôcôla được thành
lập. Năm 1730, những máy móc chế tạo thức uống từ ca cao và Sôcôla được phát minh
trong cuộc cách mạng công nghiệp tạo tiền đề cho nền công nghiệp sản xuất ca cao
phát triển với số lượng lớn và giá thành rẻ.
Đầu thế kỷ 20, thức uống từ ca cao trở thành nền văn hoá đặc trưng của Châu Âu
Cây ca cao được người Pháp, Ấn Độ du nhập vào từ những năm 40 - 50 của thế

kỷ trước. Trước năm 1975, một số địa phương ở miền Trung, Tây Nguyên đã có một ít
diện tích ca cao, song do nhiều nguyên nhân nên sản xuất không phát triển, giống bị
thoái hóa, phải đốn bỏ nhường chổ cho những loại cây trồng khác. Riêng đối với Bến
Tre cây ca cao đầu tiên được trồng vào năm 1878.
2.2. Giới thiệu chung về huyện Châu Thành - tỉnh Bến Tre
2.2.1. Điều kiện tự nhiên
2.2.1.1. Vị trí địa lí
Châu Thành là một trong 8 đơn vị hành chính cấp huyện thị của tỉnh Bến Tre,
tổng diện tích tự nhiên là 23.037,56 km
2
(chiếm 9,9% diện tích toàn tỉnh đứng hàng
thứ 6 trên 8 đơn vị hành chính); dân số năm 2007 là 172.534 người (Chiếm 12,% dân
số toàn tỉnh, đứng hàng thứ 4/8), mật độ dân số 749 người/km
2
(đứng hàng thứ 3/8).
Hình 2.1. Bản đồ hành chính huyện Châu Thành
Huyện Châu Thành nằm phía Tây Bắc tỉnh Bến Tre, phần lớn địa bàn của
huyện tiếp giáp với sông Tiền và sông Hàm Luông. Còn nơi vùng đất giữa của huyện,
có sông Ba Lai chảy qua, cắt đôi Châu Thành ra tựa như hai múi bưởi. Trung tâm
huyện Châu Thành cách thị xã 10 km về hướng Nam, cách thành phố Mỹ Tho 4,5 km
và thành phố Hồ Chí Minh 78 km, cách các thị trấn Bình Đại 43 km, Chợ Lách 36 km,
Giồng Trôm 29 km, Ba Tri 47 km, Mỏ Cày 25 km, Thạnh Phú 25 km.
Huyện Châu Thành ngày nay bao gồm phần đất nằm ở chót cù lao Bảo và đến
cù lao An Hóa với 22 xã gồm: Tân Thạch, Quới Sơn, An Khánh, Giao Long, Giao
Hoà, Phú Túc, Phú Đức, Phú An Hoà, An Phước, Tam Phước, Thành Triệu, Tường
Đa, Tân Phú, Quới Thành, Phước Thạnh, An Hoá, Tiên Long, An Hiệp, Hữu Định,
Tiên Thuỷ, Sơn Hoà, Mỹ Thành và 1 thị trấn.
Phía Bắc và Tây Bắc giáp tỉnh Tiền Giang (lấy con sông Tiền làm ranh giới).
Nguồn tin: UBND huyện Châu Thành
Phía Tây và Tây Nam giáp tỉnh Tiền Giang và huyện Chợ Lách qua ranh giới tự

nhiên là Sông Tiền.
Phía Nam giáp huyện Mỏ Cày (lấy sông Hàm Luông làm ranh giới).
Phía Đông và Đông Nam giáp huyện Bình Đại, thị xã .
Tọa độ địa lý
106
0
08’69” – 106
0
27’15” kinhh độ Đông.
10
0
14’23” – 10
0
20’18’’ vĩ độ Bắc
Huyện Châu Thành có vị trí địa lý thuận lợi để phát triển mô hình kinh tế vườn,
du lịch sinh thái và du lịch sông nước do được bao bọc bởi hệ thống sông Tiền và sông
Hàm Luông. Mặc khác QL60 đi qua huyện là trục giao thông chính nối liền trung tâm
thị xã Bến Tre đến công trình cầu Rạch Miễu sắp được hoàn thành, đây là điều kiện
thuận tiện để vận chuyển, thông thương hàng hoá, sản phẩm, nông sản từ huyện ra thị
trường bên ngoài, thúc đẩy kinh tế huyện phát triển.
2.2.1.2. Địa mạo, địa hình, địa chất
Huyện Châu Thành nằm trong vùng tam giác châu thổ sông Tiền, bao gồm hai
dạng địa mạo: đê sông Tiền và đê sông Hàm Luông (kể cả các cù lao) và đồng bằng
châu thổ giữa hai sông.
Vùng ven sông Tiền đất đai thuộc dạng phù sa bồi, cao trình 1,0 – 1,2 m và có
khuynh hướng cao dần về hướng Đông 1,8 mét. Vùng ven sông Hàm Luông 1,3 – 1,5
m. Vùng đồng bằng giữa 2 sông 0,8 – 1,3 m. Vùng có sông Ba Lai chảy qua (vùng An
Hoá giáp với Bình Đại) địa hình hai bên sông bằng phẳng, có khuynh hướng thấp dần
vào trung tâm.
Về địa chất, địa bàn được hình thành chủ yếu qua quá trình bồi lắng trầm tích

biển và phù sa của sông Cửu Long, trên bề mặt ở độ sâu 50 m có 2 loại trầm tích:
Holocene ( phù sa mới ) và Pleistocene ( phù sa cổ).
2.2.1.3. Tài nguyên đất đai, thổ nhưỡng
Đất đai tại huyện Châu Thành khá đa dạng và phong phú, có thể phân ra thành
nhiều nhóm và mỗi nhóm có giá trị kinh tế khác nhau.
Nhóm đất liếp: Chiếm 69,4% diện tích tự nhiên. Đây là nhóm đất không còn ở
trạng thái tự nhiên, được hình thành từ nhiều nguồn gốc khác nhau: phù sa, phèn, mặn,
chủ yếu là các loại phù sa ( phú sa bồi,phù sa gley, phù sa đốm rĩ, phù sa loang lỗ đỏ
vàng) được lên liếp. Hầu hết tầng đất mặt đã xáo trộn. Các loại đất liếp thường có tuổi
khác nhau, có loại hình thành khá lâu từ 50 – 80 năm, có loại chỉ mới hình thành 2 – 3
năm. Đất thường ít chua, hàm lượng dinh dưỡng trung bình.
Nhóm đất phù sa: Đây là loại đất thích hợp nhất cho cây lúa. Đất có thành phần
chủ yếu là sét, có xác thực vật phân hủy tương đối nhiều, lượng dinh dưỡng khá, ít
chua. Nhóm đất này được chia thành 3 loại: đất phù sa được bồi, đất phù sa “glây” ,
đất phù sa loang lổ có “glây”. Trong địa bàn huyện chỉ có đất phù sa gley phân bố chủ
yếu tại khu vực Giao Long, Giao Hoà, An Hoá.
Nhóm đất phèn: Chiếm 7,3 diện tích tự nhiên, bao gồm 2 loại
Đất phèn hoạt động nông chiếm 4,6% diện tích, phân bố tại Quới Sơn, Giao
Long, Phú An Hòa.
Đất phèn hoạt động sâu chiếm 2,7% diện tích, phân bố tại Hữu Định,Tam
Phước An Hoá, An Hiệp.
Đất thường bị chua, đặc biệt vào mùa khô, tuy nhiên khả năng gây độc cho cây
trồng không lớn, vì vậy hầu hết diện tích đất phèn ở Châu Thành đều canh tác được 2
vụ lúa, mặc dù năng suất vụ lúa đông xuân thường không cao.
Trong những năm gần đây huyện đã tiến hành các biện pháp cải tạo đất nhằm
sử dụng nguồn tài nguyên này hiệu quả hơn. Hàng loạt các biện pháp khai thác và cải
tạo đã được áp dụng làm cho đất đai của huyện có sự chuyển biến sâu sắc theo cả hai
chiều hướng (cả tốt lẫn xấu).
2.2.1.4. Thời tiết, khí hậu
Châu Thành nằm trong miền khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo thời tiết

quanh năm tương đối mát mẻ, nhưng lại nằm ngoài ảnh hưởng của gió mùa cực đới,
nên nhiệt độ cao, ít biến đổi trong năm, nhiệt độ trung bình hằng năm từ 26
o
C – 27
o
C.
Trong năm không có nhiệt độ tháng nào trung bình dưới 20
o
C. Lượng bức xạ khá dồi
dào, trung bình đạt tới 160kcal/cm
2
.
Châu Thành chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc từ tháng 12 đến tháng 4
năm sau và gió mùa Tây Nam từ tháng 5 đến tháng 11, giữa 2 mùa gió Tây Nam và
Đông Bắc là 2 thời kỳ chuyển tiếp có hướng gió thay đổi vào các tháng 11 và tháng 4
tạo nên 2 mùa rõ rệt. Mùa gió Đông Bắc là thời kỳ khô hạn, mùa gió Tây Nam là thời
kỳ mưa ẩm. Lượng mưa trung bình hằng năm thuộc vào loại trung bình thấp của khu
vực ĐBSCL (1.400 mm – 1.600 mm). Trong mùa khô, lượng mưa vào khoảng 2 đến
6% tổng lượng mưa cả năm.
Khí hậu Châu Thành cũng cho thấy thích hợp với nhiều loại cây trồng, đặc biệt
là cây ăn quả. Ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm thuận lợi cho sự quang hợp và phát dục của
cây trồng, vật nuôi. Châu Thành cũng gặp những khó khăn do thời tiết nóng ẩm nên
thường có nạn sâu bệnh, dịch bệnh, và nấm mốc phát sinh, phát triển quanh năm.
2.2.1.5. Thuỷ văn
Châu Thành có mạng lưới sông ngòi dày đặc với ba hệ thống sông chính là
sông Tiền (10% lưu lượng sông Cửu Long), sông Ba Lai (<1% lưu lượng), sông Hàm
Luông (14% lưu lượng), biên độ triều dao động trong khoảng 1,89 – 2,59 m. Ba con
sông này giữ vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế văn hoá tinh thần trong địa bàn
huyện. Nó cung cấp lượng nước phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của người dân và cho
hoạt động sản xuất nông nghiệp, bồi tụ phù sa, cung cấp nguồn tài nguyên thuỷ sản

phong phú, khai thác tiềm năng du lịch sông nước, điều hoà khí hậu và làm tươi đẹp
cảnh quan của huyện, thuận tiện giao thông đường thuỷ trong nội bộ huyện, giữa các
huyện trong tỉnh, cũng như giữa các tỉnh trong khu vực. Chính điều này đã thúc đẩy
giao lưu văn hoá giữa huyện với các tỉnh ở các vùng lân cận.
Hệ thống sông rạch trên địa bàn huyện thuận tiện sản xuất nông nghiệp, cung
cấp nguồn tài nguyên thuỷ sản phong phú, giao thông đường thuỷ thông suốt. Tuy
nhiên giao thông đường bộ gặp không ít khó khăn, kinh phí xây dựng cầu không nhỏ.
Ngoài ra huyện còn sử dụng hệ thống nước ngầm phục vụ cho đời sống sản
xuất và sinh hoạt của người dân bao gồm nước ngầm ở tầng nông (<100 m) và nước
ngầm ở tầng sâu ( >100m). Phân bố chủ yếu ở phía Bắc huyện.
Nguồn nước này cung cấp cho các công ty nhà máy xí nghiệp đang hoạt động
trên địa bàn huyện.
Các con sông chủ yếu chịu tác động của chế độ thủy triều biển Đông có thể bị
nhiễm mặn vào mùa khô cho nên mặc dù không nằm gần biển nhưng Châu Thành vẫn
chịu tác động không nhỏ của độ mặn ảnh hưởng đến đời sống của người dân trong
huyện.
Phần phía Tây của huyện chỉ ảnh hưởng với nồng độ rất thấp (1
0
/
00
). Phần còn
lại của huyện ảnh hưởng độ mặn với nồng độ từ 1
0
/
00
đến 10
0
/
00
mà phổ biến là 4

0
/
00
trong tháng 3, 4 hàng năm.
Nơi dòng Ba Lai chảy qua, nước bị nhiễm mặn từ 1-1,5 tháng/năm. Vì vậy,
vùng này chỉ thích nghi có giới hạn cho cây trồng lâu năm.
Vùng An Hóa, nước bị nhiễm mặn từ 2-3 tháng/năm, nên thích nghi có giới hạn
cho canh tác cây lúa lẫn kinh tế vườn.
2.2.1.6. Tài nguyên khoáng sản
Các khoáng sản có trong đất phù sa bao gồm cát dùng để san lấp, cát xây dựng
và đất sét đủ loại, có giá trị kinh tế chấp nhận được, thông thường khai thác phục vụ
cho kế hoạch xây dựng nhà ở và các công trình xây dựng cơ bản. Ở Châu Thành có hai
loại cát:
Cát giồng: Thành phần hạt, chủ yếu là cát mịn chiếm hơn 95%, còn lại là sạn
sỏi và sét dạng bột. Thành phần khoáng vật, chủ yếu là thạch anh 57 – 73%, Fenpat từ
0,8 – 2,5%, mảnh sét từ 4 – 26,6%, mùn thực vật từ 0,015 – 0,84%. Phần lớn loại đất
này đã trở thành đất thổ cư, đất rồng màu và cây công nghiệp ngắn ngày. Mỏ cát lớn
nằm ở xã Phú Hữu.
Cát nơi lòng sông: Huyện giáp với hệ thống sông Tiền và sông Hàm Luông nên
đây là điều kiện để hình thành các mỏ cát nơi lòng sông, có giá trị cung cấp nguyên vật
liệu cho việc san lấp mặt bằng, cải tạo vườn tạp thấp, đặc biệt trong gia cố, xây dựng
đường giao thông, nhà cửa. Theo kết quả điều tra năm 1997, các mỏ cát lòng sông lớn
có giá trị kinh tế cao ở xã Phú Túc – Phú Đức, Phước Thạnh của huyện và một số đất
sét có khả năng làm ngói gạch ở Sóc Sải.
Huyện đang khai thác nhóm đất này để trồng các loại cây có giá trị kinh tế như:
cam, nhãn , Sapo, chôm chôm, sầu riêng,…Kết hợp với nuôi tôm, cá nước ngọt trong
mương vườn.
2.2.1.7. Tài nguyên sinh vật
Tài nguyên sinh vật chủ yếu của huyện là tài nguyên thuỷ sinh vùng nước ngọt
và ngọt pha lợ trên các thuỷ vực sông Tiền, sông Hàm Luông, sông Ba Lai tương đối

đa dạng.
2.2.2. Tình hình đất đai của huyện Châu Thành
2.2.2.1. Hiện trạng sử dụng đất đai của huyện biến động qua các năm
Bảng 2.1. Hiện trạng sử dụng đất đai của huyện biến động qua 2 năm (2006-
2007)
Chỉ tiêu Diện tích (ha) Cơ cấu (%)
2006 2007 2006 2007
-Tổng diệntích
22.993,9
4
23.037,56 100 100
+ Diện tích đất NN 16.511,43 16.472,31 71,81 71,50
+ Diện tích đất phi NN 6.475,87 6.565,19 28,16 28,49
+ Diện tích đất chưa sử dụng. 6,64 0,06 0,03 0,01
Nguồn tin : Phòng thống kê – UBND Huyện Châu Thành.
Từ nguồn tin của chính quyền địa phương, tôi nhận thấy phần lớn diện tích đất
trên địa bàn huyện sử dụng cho SXNN chiếm 71,81% trong năm 2006 và có xu hướng
giảm trong năm 2007 xuống còn 71,50%. Diện tích đất phi NN có xu hướng tăng nhẹ
từ 28,16% trong năm 2006 lên 28,49% trong năm 2007. Diện tích đất chưa đựơc sử
dụng đã được tận dụng khai thác. Hiện trạng sử dụng đất của huyện có sự biến động
đáng kể trong hai năm qua nguyên nhân là do một số người dân chuyển diện tích đất
sản xuất NN sang xây dựng các cơ sở SXKD, nhiều cơ sở kinh doanh đã được hình
thành dọc theo trục QL60, hình thành diện mạo mới cho huyện Châu Thành. Một số
diện tích NN được huy hoạch xây dựng các KCN Giao Long, Quới Sơn, cụm KCN An
Hiệp, các công trình như: Trụ sở UBND Xã Tiên Thuỷ, Xã Giao Long, đường số 3 -
Thị trấn, khu trung tâm xã Tiên Thuỷ,Tân Thạch, Tân Phú đang lập đồ án quy hoạch
và cụm KCN An Hoá đang khảo sát xây dựng. Còn một số lượng nhỏ chưa được sử
dụng, chính quyền địa phương cần có kế hoạch sử dụng hợp lý để tránh lãng phí nguồn
tài nguyên này.
2.2.2.2. Tình hình sử dụng đất Nông Nghiệp của huyện trong năm 2007

Bảng 2.2. Tình hình sử dụng đất Nông Nghiệp của huyện trong năm 2007
Nguồn tin : Phòng thống kê – UBND Huyện Châu Thành.
Trong tổng số 16.472,31 ha đất NN thì có đến 14.624,24 ha sử dụng cho cây
lâu năm chiếm tỷ trọng 88,78%, còn lại 11,22% là dành cho cây hàng năm. Trong điều
kiện tự nhiên , KT – XH của huyện thích hợp cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế
sang kinh tế vườn nên lúa chiếm diện tích khá khiêm tốn trên tổng quỹ đất canh tác,
phân bố tại khác khu vực gần huyện Bình Đại nơi có đất phèn, địa hình thấp, bị xâm
nhập mặn, điều kiện tưới tiêu khó khăn. Diện tích trồng lúa đang có khuynh huớng
giảm do hệ thống đê bao ngăn mặn của huyện đã được xây dựng tương đối hoàn chỉnh
nên tại những khu vực có điều kiện thuận lợi đã chuyển sang kinh tế vườn. Phần lớn
diện tích trồng lúa được trồng luân canh hoặc thổ canh với cây lương thực hoặc rau
màu thực phẩm và sản lượng các loại cây này tăng liện tục trong các năm gần đây,
hình thành nên vùng rau an toàn tại các khu vực giáp ranh với thị xã.
Chỉ tiêu Diện tích Sản lượng Cơ cấu (%)
Diện tích Sản lượng
I. Cây hằng năm 5.065,49 22.429,26 11,22 13,8
Lúa 5.010,33 18.563,2 30,42 11,42
Bắp 55,16 1.634,5 0,33 1,01
Rau đậu các loại 432,49 2.231,56 2,63 1,37
II. Diện tích cây lâu năm 14.624,24 140.088 88,78 86,2
1. Dừa 5.154,81 38.289 31,29 23,56
2.Diện tích cây ăn trái 9.398,09 101.798 57,05 62,64
Nhãn 3.272,25 41.577 19,87 25,58
Chôm chôm 1.965,5 33.737,97 11,93 20,76
Sầu riêng 688,19 4.996,84 4,18 3,07
Bưởi 794,09 3.574 4,82 2,2
Cam / Quýt 826,83 5.753 5,02 3,54
Măng cụt ( xen) 778,87 1.903,25 4,73 1,17
Ca cao (xen) 1.600 3.240 9,71 1,99
Xoài 160,68 1.171,93 0,98 0,72

Chuối 358,9 4.864,75 2,18 2,99
Chanh 94,54 815,4 0,57 0,5
Diện tích cây ăn trái khác 458,24 163,84 2,78 0,1
Cây công nghiệp
lâu năm khác
71,34 1 0,43 0,001
Tổng 16.472,31 16.2517,26 100 100
Với tất cả các yếu tố thuận lợi phát triển kinh tế vườn nên hơn ¾ diện tích đất
của huyện sử dụng trồng cây lâu năm chủ yếu là dừa và cây ăn trái. Dừa chiếm tỷ
trọng khá cao trong cơ cấu kinh tế vườn với 31,29 % diện tích với một số vùng chuyên
canh tại Tiên Thủy và các xã phía Đông Nam. Đây được xem loại cây trồng tán trong
hình thức canh tác tổng hợp kinh tế vườn. Diện tích trồng dừa đang có khuynh hướng
tăng nhẹ do thị trường có nhu cầu cao và thích nghi với tình hình xâm nhập lợ nhẹ
đang diễn ra trên địa bàn huyện. Đồng thời việc trồng xen các loại cây dưới tán dừa và
vườn cây ăn trái đang được khai thác hiệu quả.
2.2.2.3. Cơ cấu các loại cây trồng xen trên địa bàn huyện
Hình 2.2. Cơ cấu các loại cây trồng xen trên địa bàn huyện năm 2007
ĐVT ( %)
Nguồn tin : ĐT_TTTH
Trong những năm gần đây, người dân huyện đẩy nhanh việc đa dạng hóa cây
trồng, vật nuôi nhằm tăng hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích. Tùy theo điều
kiện từng vùng sinh thái và điều kiện sản xuất, người dân tự chọn cho mình loại cây
trồng xen thích hợp. Nếu như trước đây, các nhà vườn thường trồng xen cây có múi và
dâu thì hiện nay ca cao được các nhà vườn quan tâm với 49,73% diện tích trồng xen vì
nhiều yếu tố như dễ trồng, dễ chăm sóc, phù hợp với đất đai thổ nhưỡng của huyện
Châu Thành.
Trong điều kiện tự nhiên của vùng đồng bằng sông Cửu Long, ca cao trồng xen
trong vườn dừa, vườn cây ăn trái là rất thích hợp vì vừa tận dụng được ánh sáng tán
xạ, vừa hạn chế được các yếu tố giới hạn của sinh thái như mùa hạn kéo dài, ngập lũ,
thủy cấp cao, tầng canh tác mỏng. Nước ta có những nơi trồng ca cao rất thuận lợi và

Chuối
Chanh
Măng cụt
Ca cao
Xoài
Các loại cây trồng
xen khác
phát triển rất tốt như:Đắc Lắc, Quảng Ngãi, Bình Phước, Bà Rịa – Vũng Tàu, Long
An, Cần Thơ, Vĩnh Long, Tiền Giang, Bến Tre. Riêng Bến Tre là nơi rất thuận lợi để
áp dụng mô hình trồng xen cây ca cao trong đất vườn, đặc biệt là vườn dừa vì đây
không phải là vùng phèn và mặn nặng là điều kiện rất lý tưởng để ca cao phát triển.
Diện tích đất vườn của tỉnh lớn trong đó vườn dừa chiếm trên 50%. Chính vì vậy, từ
năm 2000, được sự hỗ trợ của Đại học Nông Lâm TP.HCM, chương trình phát triển
cây ca cao tại Bến Tre bắt đầu được thực hiện. Những cây ca cao giống mới đầu tiên
đã được trồng xen dừa thử nghiệm cho các hộ nông dân tại xã An Khánh huyện Châu
Thành của tỉnh. Trong suốt quá trình theo dõi cho thấy ca cao sinh trưởng rất tốt, có
khả năng kháng sâu bệnh, sau hai năm cây đã cho trái đều, chất lượng hạt cao và đạt
tiêu chuẩn xuất khẩu, đầu ra của sản phẩm hoàn toàn ổn định, số lượng lớn hạt ca cao
của Việt Nam được xuất khẩu sang thị trường Châu Âu và Châu Á. Cây ca cao không
cạnh tranh về đất nhiều nên có thể trồng xen trong vườn dừa, cây ăn trái đang cho
năng suất thấp để tăng hiệu quả sử dụng đất và có thể đốn tỉa các loại cây này khi cây
trưởng thành. Hàng năm cây ca cao cho một lượng lá rụng tạo ra một lớp thảm thực
vật có tác dụng chống xói mòn, giữ ẩm và trả lại một phần dinh dưỡng cho đất, mặc
khác cây không cạnh tranh chất dinh dưỡng với các loại cây trồng xen, các khoản chi
phí đầu tư cho ca cao hoàn toàn độc lập so với các loại cây trồng xen. Những thành
công bước đầu đã làm cho các hộ nông dân trên địa bàn tỉnh phấn chấn, lạc quan hơn
cộng với sự hỗ trợ và khuyến khích của các ban ngành nên diện tích trồng ca cao xen
dừa tăng dần trong những năm qua. Đến nay tỉnh Bến Tre có 3.000 ha ca cao, trong đó
có khoảng 1.900 ha trồng xen trong vườn dừa, 1.095 ha trồng xen trong vườn cây ăn
trái riêng Châu Thành có diện tích trồng cây ca cao lớn nhất tỉnh Bến Tre với khoảng

1.100 ha trong đó diện tích trồng xen dừa là 870 ha. UBND tỉnh đã xây dựng dự án
trồng 10.000 ha cây ca cao xen trong vườn dừa đến năm 2010.
Hình 2.3. Mô hình trồng xen cây ca cao trong vườn dừa
Việc canh tác ca cao trên địa bàn huyện góp phần nâng cao đời sống cho người
dân. Riêng những hộ đang trồng các loại cây khác đang có xu hướng chuyển sang
trồng ca cao do những cây này cho năng suất thấp, sâu bệnh, quá nhiều rủi ro, ít lợi
nhuận.
Cây ăn trái được xem là thế mạnh kinh tế của huyện góp phần không nhỏ vào
tổng giá trị sản lượng của nông nghiệp, đa dạng về chủng loại, chất lượng đáp ứng
được thị trường trong và ngoài nước. Diện tích cây ăn trái của huyện dao động rất
mạnh do chịu ảnh hưởng của lũ và dịch bệnh đặc biệt là cây có múi.
Mặt bằng chung của huyện có nhiều cồn bãi, đất phù sa liếp bồi tụ, nước ngọt
quanh năm, khu vực ven sông là nơi có điều kiện thuận lợi phát triển cây nhãn và các
loại cây có múi. Diện tích nhãn hiện có là 3.227,25 ha với sản lượng thu hoạch hàng
năm 41.577 tấn chiếm 29,67 % sản lượng cây ăn trái với nhiều giống nhãn đa dạng
như tiêu da bò, xuồng cơm vàng….Người dân đã tận dụng diện tích trồng nhãn để
trồng xen canh với các loại cây có múi cho năng suất cao đặc biệt là cam, quýt.
Do đã hình thành được danh tiếng trên thị trường và bắt đầu tiêu thụ khá tập
trung nên sản lượng chôm chôm có xu hướng tăng từ 33.673 tấn năm 2006 lên 33.737
tấn năm 2007. Trong khi đó sầu riêng lại có xu hướng giảm từ 5.575 tấn xuống còn
4.996,84 tấn .Trong thời gian gần đây do ảnh hưởng của thời tiết và dịch bệnh làm tốc
độ tăng trưởng của cây chậm, khả năng cho trái bị hạn chế, giá cả bấp bênh ảnh hưởng
đến thu nhập của người dân. Đây là lý do khiến nhiều người dân giảm mật dộ canh tác
và trồng xen các loại cây khác dễ chăm sóc hơn và ca cao là lựa chọn hiện tại của
người dân. Tuy sản lượng và năng suất có nhiều biến động nhưng chôm chôm và sầu
riêng là hai loại cây mang lại thu nhập chính cho bà con trong huyện phân bố nhiều ở
Phú Túc, Tân Phú…
Còn nhiều chủng loại trái cây khác được canh tác trên địa bàn huyện, nhìn
chung qui mô không lớn nhưng ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của người dân và cơ
cấu cây trồng chung của huyện.

2.2.3. Điều kiện kinh tế - xã hội
2.2.3.1. Phân vùng kinh tế huyện Châu Thành
Trên phương diện phát triển kinh tế - xã hội tổng hợp, có thể phân vùng tổng
hợp huyện Châu Thành như sau:
Vùng I (Vùng phía Tây), diện tích 12.680 ha, chiếm 55,1% diện tích tự nhiên
( không kể sông rạch), là vùng trọng điểm thâm canh kinh tế vườn, đất đai có độ phì
nhiêu cao, phát triển chủ yếu là khu vực 1, dân cư phân tán, chia làm 2 tiểu vùng
Tiểu vùng I.1: Khu vực đê Sông Tiền và đê sông Hàm Luông, phát triển kinh tế
vườn rất mạnh và đa dạng, khu vực 2 phát triển kém, khu vực 3 ở mức trung bình. Dân
cư phân tán trong vườn, các kết cấu kinh tế - xã hội chưa hoàn chỉnh.
Tiểu vùng I.2: Khu vực đồng bằng giữa hai sông, đang hoàn thành chuyển dịch
từ lúa sang kinh tế vườn, khu vực 2 và 3 phát triển kém. Dân cư phân tán, kết cấu hạ
tầng kinh tế xã hội còn kém.
Vùng II ( Vùng phía Đông), diện tích 10.310 ha, chiếm 44,9% diện tích, đặc
trưng bởi trục phát triển Tân Thạch – Ngã Tư Huyện - Thị Xã Bến Tre và trục Ngã Tư
Huyện – An Hoá. Khu vực 2 và 3 tương đối phát triển so với vùng I, chia làm 2 tiểu
vùng.
Tiểu vùng II.1: Khu vực ven sông Tiền, phát triển kinh tế vườn, khu vực 2 và 3
khá phát triển tại các thị tứ (Tân Thạch, An Hoá, Châu Thành), các tuyến giao thông
trục và đang có những chuyển dịch kinh tế quan trọng. Các loại hình cư trú đa dạng và
kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội tương đối phát triển.
Tiểu vùng II.2: Khu vực đồng bằng xa sông Tiền, các khu vực kinh tế phát triển
yếu và chậm chuyển dịch, các kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội còn kém.
2.2.3.2. Điều kiện kinh tế
Nền kinh tế huyện Châu Thành đến nay vẫn phát triển theo hướng nông nghiệp,
mặc dù CN – TTCN và TMDV quan trọng. Tuy nhiên do hệ thống cơ sở hạ tầng cho
công nghiệp chưa được đầu tư đồng bộ và đúng mức nên công nghiệp phát triển chưa
bền vững. Những hạn chế trên đã ảnh hưởng đến tổng sản phẩm trong nước, tiết kiệm

×