Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

HIỆU LỰC PHÒNG TRỪ RẦY NÂU (Nilaparvata lugens Stal.) VÀ BỆNH LEM LÉP HẠT (Helmithosporium oryzae, Alternaria padwickii, Curvularia sp.) CỦA MỘT SỐ LOẠI THUỐC HÓA HỌC TRÊN LÚA ĐÔNG XUÂN 2010 2011 TẠI HUYỆN HỒNG NGỰ, TỈNH ĐỒNG TH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.93 MB, 110 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRÝỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
HIỆU LỰC PHÒNG TRỪ RẦY NÂU (Nilaparvata lugens Stal.)
VÀ BỆNH LEM LÉP HẠT (Helmithosporium oryzae, Alternaria
padwickii, Curvularia sp.) CỦA MỘT SỐ LOẠI THUỐC
HÓA HỌC TRÊN LÚA ĐÔNG XUÂN 2010 - 2011
TẠI HUYỆN HỒNG NGỰ, TỈNH ĐỒNG THÁP

SINH VIÊN THỰC HIỆN:

ĐẶNG CHÍ LINH

NGÀNH:

BẢO VỆ THỰC VẬT

KHÓA:

2007 – 2011

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 08/2011


i

HIỆU LỰC PHÒNG TRỪ RẦY NÂU (Nilaparvata lugens Stal.)
VÀ BỆNH LEM LÉP HẠT (Helmithosporium oryzae, Alternaria
padwickii, Curvularia sp.) CỦA MỘT SỐ LOẠI THUỐC
HÓA HỌC TRÊN LÚA ĐÔNG XUÂN 2010 - 2011


TẠI HUYỆN HỒNG NGỰ, TỈNH ĐỒNG THÁP

Tác giả
ĐẶNG CHÍ LINH

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng kỹ sư ngành Bảo vệ thực vật

Người hướng dẫn
TS. VÕ THÁI DÂN
ThS. PHAN VĂN TƯƠNG

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 08 năm 2011


ii

LỜI CẢM TẠ
Con mãi khắc ghi công ơn sinh thành và dưỡng dục của cha mẹ cùng với gia
đình đã cho con có được ngày hôm nay.
Để hoàn thành được đề tài này tôi xin chân thành cảm ơn:
- Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh.
- Quý thầy cô khoa Nông học trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí
Minh.
- Thầy Võ Thái Dân đã tận tình hướng dẫn trong quá trình thực tập.
- Thạc sỹ Phan Văn Tương, Giám đốc Trung tâm Kiểm định Thuốc bảo vệ
Thực vật phía Nam đã tận tình hướng dẫn trong quá trình thực tập
- Anh Phùng Minh Lộc cùng Ban lãnh đạo và Cán bộ Kỹ thuật tại Trung tâm
Kiểm định Thuốc Bảo vệ Thực vật phía Nam đã tận tình chỉ bảo những kiến thức
cần thiết để hoàn thành đề tài.

Cám ơn tất cả bạn bè đã luôn bên cạnh động viên và giúp đỡ tôi trong suốt
thời gian học tập và hoàn thành luận văn tốt nghiệm này.
Đồng Tháp, tháng 08/2011
Sinh viên thực hiện

Đặng Chí Linh


iii

TÓM TẮT
Đặng Chí Linh, 2011. Hiệu lực phòng trừ rầy nâu (Nilaparvata lugens Stal.) và bệnh
lem lép hạt (Helmithosporium oryzae, Alternari padwickii, Curvularia sp.) của một
số loại thuốc hóa học trên lúa Đông Xuân 2010 - 2011 tại huyện Hồng Ngự, tỉnh
Đồng Tháp.
Giáo viên hướng dẫn: TS. Võ Thái Dân và ThS. Phan Văn Tương
Đề tài được bố trí theo kiểu khối đầy đủ ngẫu nhiên 1 yếu tố; được thực hiện
từ tháng 01/2011 – tháng 05/2011.
Ở thí nghiệm phòng trừ rầy nâu bằng bảy loại thuốc hóa học, kết quả ghi
nhận được cho thấy các loại thuốc hóa học được sử dụng để phòng trừ rầy nâu trong
thí nghiệm đều có hiệu quả và hiệu lực kéo dài. Ở 1 ngày sau phun đến 3 ngày sau
phun hiệu lực của các loại thuốc tăng dần và đạt hiệu quả cao nhất vào thời điểm 10
ngày sau phun. Trong đó nghiệm thức có xử lý thuốc Chess 50 WG liều lượng 0,3
kg/ha là đạt hiệu quả cao nhất (hiệu lực phòng trừ đạt 97,1%), kế đến là các nghiệm
thức xử lý thuốc Oshin 20 WP liều lượng 0,13 kg/ha (90,0%), Admire 050 EC liều
lượng 1 lít/ha (87,9%), Jetan 50 EC liều lượng 1 lít/ha (86,7%), Applaud 10 WP
liều lượng 0,8 kg/ha (77,4%) và NewRatoin 5 WDG 0,15 kg/ha (74,7%).
Ở thí nghiệm đánh giá hiệu lực phòng trừ rầy nâu của thuốc Sieucheck 700
WP ở các liều lượng khác nhau (đối chứng là Chess 50 WG và không phun), kết
quả cho thấy ở các nồng độ xử lý, Sieucheck 700 WP đều có hiệu quả và hiệu lực

kéo dài. Các nghiệm thức xử lý thuốc có hiệu quả mạnh tới ngày 10 ngày, từ thời
điểm 1 ngày sau phun tới thời điểm 3 ngày sau phun hiệu lực của các loại thuốc
tăng dần và đạt hiệu quả cao nhất vào 7 ngày sau phun. Trong đó đạt hiệu quả cao
nhất là nghiệm thức xử lý thuốc Sieucheck 700 WP liều lượng 0,4 kg/ha và Chess
50 WG liều lượng 0,3 kg/ha (hiệu lực phòng trừ đạt 99,5%).
Các loại thuốc tham gia trong hai thí nghiệm phòng trừ rầy nâu đều ảnh
hưởng tới mật số thiện địch trên đồng ruộng. Ở thí nghiệm 1, nghiệm thức xử lý


iv

thuốc Admire 050 EC liều lượng 1 lít/ha ảnh hưởng mạnh nhất đối với mật số bọ xít
mù xanh và nhện, kế đến là công thức xử lý thuốc Jetan 50 EC liều lượng 1 lít/ha và
NewRatoin 5 WDG liều lượng 0,15 kg/ha. Còn ở thí nghiệm 2 thì thuốc Chess 50
WG liều lượng 0,3 kg/ha và Sieucheck 700 WP liều lượng 0,4 kg/ha ảnh hưởng
mạnh nhất đối với mật số nhện, trong khi đó thuốc Sieucheck 700 WP liều lượng
0,4 kg/ha lại ảnh hưởng mạnh đến mật số bọ xít mù xanh.
Ở thí nghiệm đánh giá hiệu quả phòng trừ bệnh lem lép hạt của một số loại
thuốc, kết quả cho thấy xử lý thuốc Tilt Super 300 EC liều lượng 0,3 lít/ha có tỉ lệ
bông bị lem thấp nhất (3,68%) và có năng suất đạt cao nhất (7,48 tấn/ha), kế đến là
nghiệm thức xử lý thuốc Cavil 50 SC liều lượng 1,2 lít/ha (7,29 tấn/ha), Anvil 5 SC
liều lượng 1 lít/ha (7,24 tấn/ha).
Tóm lại, có thể sử dụng Chess 50 WG liều lượng 0,3 kg/ha, Oshin 20 WP
liều lượng 0,13 kg/ha và Sieucheck 700 WP ở liều lượng 0,4 kg/ha để phòng trừ rầy
nâu. Thuốc đạt được hiệu quả cao nhất trong phòng trừ bệnh lem lép hạt Tilt Super
300 EC liều lượng 0,3 lít/ha.


v


MỤC LỤC
Trang tựa ....................................................................................................... i
Lời cảm tạ ...................................................................................................... ii
Tóm tắt .......................................................................................................... iii
Mục lục .......................................................................................................... v
Danh sách các bảng ....................................................................................... x
Danh sách các hình ........................................................................................ xii
Danh sách các chữ viết tắt ............................................................................. xiv
Chương 1. MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1
1.1 Đặt vấn đề ........................................................................................................ 1
1.2. Mục đích yêu cầu ............................................................................................ 2
1.2.1 Mục đích ....................................................................................................... 2
1.2.2 Yêu cầu ......................................................................................................... 2
1.3 Giới hạn đề tài ................................................................................................. 3
Chương 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................. 4
2.1 Sơ lược về cây lúa ........................................................................................... 4
2.2 Tình hình sản xuất lúa gạo trên thế giới và Việt Nam ..................................... 5
2.2.1 Tình hình sản xuất lúa gạo trên thế giới ....................................................... 5
2.2.2 Tình hình sản xuất lúa gạo ở Việt Nam ........................................................ 8
2.3 Giới thiệu về rầy nâu ....................................................................................... 11
2.4 Thiên địch của rầy nâu .................................................................................... 17
2.4.1 Bọ xít mù xanh (Crytohinus lividipennis) .................................................... 18
2.4.2 Nhện lùn (Atypena formosana) .................................................................... 18


vi

2.4.3 Nhện Lycosa (Lycosa pseudoannulata) ....................................................... 19
2.4.4 Nhện chân dài (Tetragnatha maxillosa) ....................................................... 19
2.4.5 Nhện lưới (Argiope catenulate) .................................................................... 19

2.4.6 Ong kí sinh trứng rầy .................................................................................... 20
2.5 Hiện tượng tái phát rầy .................................................................................... 20
2.5.1 Nghiên cứu trong nước ................................................................................. 20
2.5.2 Nghiên cứu ngoài nước ................................................................................ 21
2.6 Giới thiệu về bệnh lem lép hạt ......................................................................... 22
2.6.1 Tác nhân gây bệnh ........................................................................................ 22
2.6.2 Đặc điểm của một số loại nấm và vi khuẩn .................................................. 23
2.6.2.1 Nấm Pyricularia oryzae ............................................................................ 23
2.6.2.2 Nấm Phyllosticta glumarum ...................................................................... 23
2.6.2.3 Nấm Helminthosporium oryzae ................................................................. 24
2.6.2.4 Vi khuẩn Pseudomonas glumae ................................................................ 24
2.7 Sự phát sinh và tác hại ..................................................................................... 24
2.8 Biện pháp phòng trừ ........................................................................................ 25
2.9 Những nghiên cứu trong nước và ngoài nước ................................................. 26
2.9.1 Những nghiên cứu trong ............................................................................... 26
2.9.2 Những nghiên cứu ngoài nước ..................................................................... 27
2.10 Giới thiệu một số loại thuốc hóa học sử dụng trong thí nghiệm ................... 27
2.10.1 Admire 050 EC ........................................................................................... 27
2.10.2 Applaud 10 WP .......................................................................................... 28
2.10.3 Chess 50 WG .............................................................................................. 28
2.10.4 Jetan 50 EC ................................................................................................. 28


vii

2.10.5 Oshin 20 WP ............................................................................................... 28
2.10.6 NewRatoin 5 WDG .................................................................................... 29
2.10.7 Sieucheck 700 WP ...................................................................................... 29
2.10.8 Amistartop 325 SC ..................................................................................... 29
2.10.9 Anvil 5 SC .................................................................................................. 30

2.10.10 Cavil 50 SC ............................................................................................... 30
2.10.11 Tilt Super 300 EC ..................................................................................... 30
2.11 Một số kết quả nghiên cứu về sử dụng thuốc hóa học trong phòng trừ rầy nâu
và bệnh lem lép hạt đã được thực hiện tại Khoa Nông học, trường Đại học Nông
Lâm thành phố Hồ Chí Minh.................................................................................. 31
Chương 3. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM ......................... 32
3.1 Thời gian và địa điểm ...................................................................................... 32
3.1.1.Điều kiện khí hậu thời tiết ............................................................................ 32
3.1.2 Loại đất, địa hình .......................................................................................... 33
3.2 Vật liệu nghiên cứu thí nghiệm ....................................................................... 33
3.3 Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 34
3.3.1 Đánh giá hiệu lực phòng trừ của một số loại thuốc đối với rầy nâu ............ 34
3.3.1.1 Thí nghiệm 1: Hiệu lực phòng trừ rầy nâu của một số loại thuốc hóa học
................................................................................................................................ 34
3.3.1.2 Thí nghiệm 2: Hiệu lực phòng trừ rầy nâu của Sieucheck 700 WP .......... 37
3.3.2 Đánh giá hiệu lực phòng trừ của một số loại thuốc đối với bệnh lem lép hạt
................................................................................................................................ 40
3.4 Phương pháp xử lí thống kê ............................................................................. 43
Chương 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .......................................................... 44


viii

4.1. Ảnh hưởng của các loại thuốc thí nghiệm đến mật số rầy nâu và thiên địch ở thí
nghiệm 1 ................................................................................................................ 44
4.1.1 Ảnh hưởng của các loại thuốc thí nghiệm đến mật số rầy nâu ..................... 44
4.1.2 Hiệu lực (%) của các loại thuốc thí nghiệm đối với rầy nâu ........................ 47
4.1.3 Ảnh hưởng của các loại thuốc thí nghiệm đến mật số bọ xít mù xanh ........ 48
4.1.4 Ảnh hưởng của các loại thuốc thí nghiệm đến mật số nhện ......................... 51
4.1.5 Độc tính của các loại thuốc phòng trừ rầy nâu đối với lúa qua các thời điểm

theo dõi .................................................................................................................. 53
4.2 Đánh giá hiệu lực của thuốc Sieuchek 700 WP ở các nồng độ khác nhau đến
mật số rầy nâu và thiên địch ở thí nghiệm 2 .......................................................... 54
4.2.1 Ảnh hưởng của thuốc thí nghiệm ở các nồng độ khác nhau đến mật số rầy nâu
................................................................................................................................ 54
4.2.2 Hiệu lực (%) của loại thuốc thí nghiệm ở các nồng độ khác nhau đối với rầy
nâu ......................................................................................................................... 56
4.2.3 Ảnh hưởng của thuốc thí nghiệm ở các nồng độ khác nhau đến mật số bọ xít
mù xanh ................................................................................................................. 58
4.2.4 Ảnh hưởng của thuốc thí nghiệm ở các nồng độ khác nhau đến mật số nhện
................................................................................................................................ 60
4.2.5 Độc tính của thuốc Sieucheck 700 WP ở các nồng độ khác nhau đối với lúa
qua các thời điểm theo dõi ...................................................................................... 62
4.3 Đánh giá ảnh hưởng của các loại thuốc thí nghiệm đến năng suất của lúa ở thí
nghiệm 3 ................................................................................................................ 63
4.3.1 Ảnh hưởng của các loại thuốc thí nghiệm đến yếu tố cấu thành năng suất ..
................................................................................................................................ 63
4.3.2 Năng suất lý thuyết và năng suất thực tế ...................................................... 65


ix

4.3.3 Độc tính của các loại thuốc phòng trừ bệnh lem lép hạt đối với lúa qua các
thời điểm theo dõi .................................................................................................. 66
Chương 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .............................................................. 68
5.1 Kết luận ............................................................................................................ 68
5.2 Đề nghị ............................................................................................................ 68
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 70
PHỤ LỤC ............................................................................................................. 72



x

DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Các quốc gia có diện tích sản xuất lúa lớn nhất thế giới ........................ 6
Bảng 2.2 Năng suất lúa trên thế giới qua các năm ................................................ 7
Bảng 2.3 Các quốc gia có sản lượng lúa lớn nhất thế giới .................................... 8
Bảng 3.1 Nhiệt độ và ẩm độ vùng thí nghiệm ....................................................... 32
Bảng 3.2 Các nghiệm thức thí nghiệm đánh giá hiệu lực phòng trừ rầy nâu của một
số loại thuốc hóa học ............................................................................................. 34
Bảng 3.3 Bảng phân cấp mức độ độc của các thuốc được dùng trong thí nghiệm
................................................................................................................................ 43
Bảng 4.1 Ảnh hưởng của các loại thuốc thí nghiệm đến mật số rầy nâu ở từng thời
điểm điều tra .......................................................................................................... 44
Bảng 4.2 Hiệu lực (%) của các loại thuốc thí nghiệm đối với rầy nâu qua các thời
điểm theo dõi ......................................................................................................... 47
Bảng 4.3 Ảnh hưởng của các loại thuốc thí nghiệm đến mật số bọ xít mù xanh ở
từng thời điểm điều tra .......................................................................................... 49
Bảng 4.4 Ảnh hưởng của các loại thuốc thí nghiệm đến mật số nhện ở từng thời
điểm điều tra .......................................................................................................... 51
Bảng 4.5 Bảng phân cấp độc tính của các loại thuốc phòng trừ rầy nâu đối với lúa
................................................................................................................................ 53
Bảng 4.6 Ảnh hưởng của thuốc thí nghiệm ở các nồng độ khác nhau đến mật số rầy
nâu ở từng thời điểm điều tra ................................................................................ 54
Bảng 4.7 Hiệu lực (%) của các loại thuốc thí nghiệm ở các nồng độ khác nhau đối
với rầy nâu qua các thời điểm theo dõi .................................................................. 56
Bảng 4.8 Ảnh hưởng của thuốc thí nghiệm ở các nồng độ khác nhau đến mật số bọ
xít mù xanh ở từng thời điểm điều tra ................................................................... 58



xi

Bảng 4.9 Ảnh hưởng của thuốc thí nghiệm ở các nồng độ khác nhau đến mật số
nhện ở từng thời điểm điều tra ở ........................................................................... 60
Bảng 4.10 Bảng phân cấp độc tính của thuốc Sieucheck 700 WP ở các nồng độ
khác nhau đối với lúa ............................................................................................. 63
Bảng 4.11 Ảnh hưởng của các loại thuốc thí nghiệm đến yếu tố cấu thành năng suất
................................................................................................................................ 63
Bảng 4.12 Năng suất lý thuyết và năng suất thực tế ............................................. 65
Bảng 4.13 Bảng phân cấp độc tính của các loại thuốc phòng trừ bệnh lem lép hạt
đối với lúa .............................................................................................................. 67


xii

DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 2.1 Đồ thị biểu diễn diện tích và sản lượng lúa gạo thế giới 2000 - 2010 .. 9
Hình 2.2 Đồ thị biểu diễn diện tích lúa Đông Xuân năm 2009 - 2010 ................. 9
Hình 2.3 Đồ thị biểu diễn sản lượng vụ lúa Đông Xuân năm 2009 – 2010 .......... 10
Hình 2.4 Vòng đời rầy nâu .................................................................................... 12
Hình 2.5 Triệu chứng gây hại rầy nâu ................................................................... 13
Hình 2.6 Bọ xía mù xanh ....................................................................................... 18
Hình 2.7 Nhện lùn ................................................................................................. 18
Hình 2.8 Nhện Lycosa ........................................................................................... 19
Hình 2.9 Nhện chân dài ......................................................................................... 19
Hình 2.10 Nhện lưới .............................................................................................. 20
Hình 2.11 Hạt lúa bị bệnh lem lép hạt ................................................................... 23
Hình 3.1 Các loại thuốc tham gia thí nghiệm ........................................................ 34
Hình 3.2 Sơ đồ bố trí thí nghiệm đánh giá hiệu lực phòng trừ rầy nâu của một số
loại thuốc hóa học .................................................................................................. 35

Hình 3.3 Toàn cảnh thí nghiệm đánh giá hiệu lực phòng trừ rầy nâu của một số loại
thuốc hóa học ......................................................................................................... 36
Hình 3.4 Sơ đồ bố trí thí nghiệm đánh giá hiệu lực phòng trừ rầy nâu của Sieucheck
700 WP .................................................................................................................. 37
Hình 3.5 Toàn cảnh thí nghiệm đánh giá hiệu lực phòng trừ rầy nâu của Sieucheck
700 WP .................................................................................................................. 38
Hình 3.6 Khay dùng để đếm rầy nâu và thiên địch ............................................... 39
Hình 3.7 Quá trình đếm mật số rầy nâu và thiên địch ........................................... 39


xiii

Hình 3.8 Quá trình ghi chép số liệu ....................................................................... 40
Hình 3.9 Sơ đồ bố trí thí nghiệm đánh giá hiệu lực phòng trừ bệnh lem lép hạt của
một số loại thuốc hóa học ...................................................................................... 41
Hình 3.10 Toàn cảnh thí nghiệm đánh giá hiệu lực phòng trừ bệnh lem lép hạt của
một số loại thuốc hóa học ...................................................................................... 42
Hình 4.1 Đồ thị biểu diễn ảnh hưởng của các loại thuốc hóa học đối với mật số rầy
nâu ở từng thời điểm điều tra ................................................................................ 46
Hình 4.2 Đồ thị biểu diễn ảnh hưởng của các loại thuốc hóa học đối với mật số bọ
xít mù xanh ở từng thời điểm điều tra ................................................................... 50
Hình 4.3 Đồ thị biểu diễn ảnh hưởng của các loại thuốc hóa học đối với mật số
nhện ở từng thời điểm điều tra .............................................................................. 53
Hình 4.4 Đồ thị biểu diễn ảnh hưởng của các loại thuốc hóa học ở các nồng độ khác
nhau đối với rầy nâu ở từng thời điểm điều tra ..................................................... 56
Hình 4.5 Đồ thị biểu diễn ảnh hưởng của các loại thuốc hóa học ở các nồng độ khác
nhau đối với mật số bọ xít mù xanh ở từng thời điểm điều tra ............................. 60
Hình 4.6 Đồ thị biểu diễn ảnh hưởng của các loại thuốc hóa học ở các nồng độ khác
nhau đối với mật số nhện ở từng thời điểm điều tra .............................................. 62
Hình 4.7 Đồ thị biễu diễn năng suất lý thuyết và năng suất thực tế ...................... 66



xiv

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BVTV: Bảo vệ thực vật
Ctv: Cộng tác viên
CV (Cofficient of Variation): Hệ số biến động
ĐBSCL: Đồng bằng Sông Cửu Long
FAO (Food and Agricultural Organization): Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp
Liên Hiệp Quốc
IRRI (International Rice Research Institute): Viện Nghiên cứu Lúa gạo Quốc tế
IPM (Integrated Pest Management): Quản lý dịch hại tổng hợp
LLL: lần lặp lại
NN và PTNT: Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
NSP: ngày sau phun
NT: nghiệm thức
NTP: ngày trước phun


1

Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Lúa gạo (Oryza sativa) là cây lương thực chính của hơn một nửa dân số thế
giới, tập trung tại các nước Châu Á, Châu Phi và Châu Mỹ La tinh. Lúa gạo có vai trò
quan trọng trong việc đảm bảo an ninh lương thực và ổn định xã hội. Đối với một số
quốc gia như Việt Nam, Thái Lan, Myanmar, Ai Cập, lúa gạo chiếm một vị trí quan
trọng trong nền kinh tế quốc dân, không phải chỉ là nguồn lương thực mà còn là nguồn

thu ngoại tệ để đổi lấy thiết bị, vật tư cần thiết cho sự phát triển của đất nước.
Tuy nhiên, quá trình sản xuất lúa gạo thường bị tác động, ảnh hưởng của nhiều
yếu, trong đó có các dịch hại. Theo kết quả nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Lúa gạo
Quốc tế (IRRI), sâu bệnh là yếu tố gây thiệt hại lớn nhất về năng suất của lúa nước.
Bởi vậy, trong sản xuất lúa gạo, công tác bảo vệ thực vật là một trong những kỹ thuật
có ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế.
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vựa lúa lớn nhất của Việt Nam và vụ
Đông Xuân là vụ sản xuất chính. Tuy nhiên, việc sử dụng các giống mới cho năng suất
cao cùng với áp lực thâm canh cao trong những năm gần đây như: sạ cấy dày, tăng
lượng phân bón để tăng sản lượng thì dịch hại trên lúa tại ĐBSCL cũng có chiều
hướng ngày càng tăng, trong đó rầy nâu và bệnh lem lép hạt là hai dịch hại làm giảm
năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế của sản xuất lúa nước hiện nay. Đồng Tháp là
một trong các vùng sản xuất lúa nước của ĐBSCL nên cũng bị ảnh hưởng ngày càng
gia tăng bởi tình hình sâu bệnh hại.
Để phát triển sản xuất lúa nước ngày càng bền vững, an toàn và đạt hiệu quả
kinh tế cao, quản lí dịch hại trên ruộng lúa nước là một trong những kỹ thuật quan
trọng. Ngoài việc áp dụng chương trình 3 giảm 3 tăng, quản lý cây trồng tổng hợp;


2

phòng trừ sâu bệnh hại bằng thuốc hóa học vẫn cần thiết, vẫn là một trong những biện
pháp mang hại hiệu quả kỹ thuật nhanh không thể thiếu trong việc kiểm soát sâu bệnh
hại hiện nay. Do đó, việc khảo nghiệm hiệu lực phòng trừ sâu bệnh hại trên lúa của các
loại thuốc hóa học để bổ sung vào cơ cấu thuốc phòng trừ sâu bệnh hại trên lúa là vẫn
cần thiết.
Dựa trên cơ sở đó, đề tài “Hiệu lực phòng trừ rầy nâu (Nilaparvata lugens
Stal.) và bệnh lem lép hạt (Helmithosporium oryzae, Alternari padwickii,
Curvularia sp.) của một số loại thuốc hóa học trên lúa Đông Xuân 2010 - 2011 tại
huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp” đã được thực hiện.

1.2 Mục đích và yêu cầu
1.2.1 Mục đích
Đề tài được tiến hành nhằm mục đích xác định được loại thuốc hóa học phòng
trừ hiệu quả rầy nâu và bệnh lem lép hạt trên lúa IR 50404 trong vụ lúa Đông Xuân
2010 - 2011 tại huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp.
1.2.2 Yêu cầu
Đánh giá hiệu lực của một số loại thuốc trừ sâu đến quần thể rầy nâu trong điều
kiện ruộng sản xuất.
Đánh giá hiệu lực của thuốc Sieucheck 700 WP ở các mức liều lượng khác
nhau đối với quần thể rầy nâu trong điều kiện ruộng sản xuất.
Đánh giá ảnh hưởng của thuốc Sieucheck 700 WP và một số loại thuốc trừ sâu
khác đến quần thể thiên địch chính (bọ xít mù xanh, nhện) của rầy nâu trong điều kiện
ruộng sản xuất.
Đánh giá ảnh hưởng của một số loại thuốc trừ bệnh bệnh lem lép hạt lúa đến tỉ
lệ lem lép hạt và tỉ lệ hạt chắc trong điều kiện ruộng sản xuất.
Đánh giá ảnh hưởng của một số loại thuốc trừ bệnh bệnh lem lép hạt lúa đến
năng suất.


3

1.3 Giới hạn đề tài
Đề tài chỉ khảo sát hiệu lực của một số loại thuốc hóa học đối với rầy nâu và
bệnh lem lép hạt lúa, được thực hiện trong vụ Đông Xuân 2010 - 2011 tại huyện Hồng
Ngự, tỉnh Đồng Tháp từ tháng 01/2011 đến tháng 05/2011.


4

Chương 2

TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Sơ lược về cây lúa
Lúa thuộc ngành thực vật có hoa (Angiospermes), lớp một lá mầm
(Monocotyledones), bộ hòa thảo có hoa (Graminales), họ hòa thảo (Graminae), lúa
trồng thuộc chi Oryza (có 24 hoặc 48 nhiễm sắc thể), có 23 loài phân bố khắp thế giới
trong đó có hai loài lúa trồng:
- Loài Oryza sativa L. trồng phổ biến trên thế giới và phần lớn tập trung ở Châu
Á bao gồm ba loài phụ: japonica phân bố ở những nơi có vĩ độ cao (Bắc Trung Quốc,
Nhật Bản, Triều Tiên), chịu rét cao, ít chịu sâu bệnh; indica được trồng ở các nước
nhiệt đới và cận nhiệt đới như: Việt Nam, Thái Lan, Ấn Độ, Myanmar, có đặc điểm
hạt dài, thân cao, mềm dễ đổ, chịu sâu bệnh, năng xuất thấp, mẫn cảm với ánh sáng và
javanica có đặc điểm trung gian, hạt dài, dày và rộng hơn hạt của indica, chỉ được
trồng ở vài nơi thuộc Indonesia.
- Loài Oryza gluberrima S. được trồng với một diện tích nhỏ thuộc Tây Phi.
Vavilov (1926) trong nghiên cứu nổi tiếng của ông về sự phân bố đa dạng di
truyền của cây trồng, cho rằng lúa trồng được xem như phát triển từ Ấn Độ.
Roschevicz (1931) phân các loài Oryza thành 4 nhóm: Sativa, Granulata,
Coarctata và Rhynchoryza, đồng thời khẳng định nguồn gốc của Oryza sativa là một
trường hợp của nhóm Sativa, có lẽ là Oryza sativa f. spontanea, ở Ấn Độ, Đông
Dương hoặc Trung Quốc.
Chowdhury và Ghosh thì cho rằng những hạt thóc hóa thạch cổ nhất của thế
giới đã được tìm thấy ở Hasthinapur (Bang Uttar Pradesh, Ấn Độ) vào khoảng năm
1.000 - 750 trước Công Nguyên, tức cách nay hơn 2.500 năm.


5

Sampath và Rao (1951) cho rằng sự hiện diện của nhiều loại lúa hoang ở Ấn Độ
và Đông Nam Á chứng tỏ rằng Ấn Độ, Miến Điện hay Đông Dương là nơi xuất xứ của
lúa trồng. Sato (Nhật Bản) cũng cho rằng lúa có nguồn gốc ở Ấn Độ, Việt Nam và

Miến Điện.
Theo thống kê của tồ chức Lương Nông quốc tế (FAO), trên thế giới có khoảng
162,5 triệu ha đất dùng cho việc trồng lúa, và 90% diện tích này là thuộc các nước
Châu Á. Các nước Châu Á cũng sản xuất khoảng 92% tổng sản lượng lúa gạo trên thế
giới. Khi việc sản xuất lúa ngày càng phát triển, vấn đề thâm canh tăng vụ được đẩy
mạnh, cây lúa có mặt ở khắp nơi và hầu như quanh năm lúc nào trên đồng ruộng cũng
có cây lúa ở các giai đoạn sinh trưởng khác nhau.
Để đạt được năng suất lúa cao, người ta phải sử dụng rất nhiều phân bón, nhất
là phân đạm. Lượng phân bón không cân đối và không đúng yêu cầu sinh trưởng của
cây lúa đã bộc lộ các mặt trái của việc sử dụng hóa chất trong sản xuất nông nghiệp
nói chung, lúa nói riêng. Thêm vào đó, sự hiểu biết về sâu bệnh và biện pháp phòng
trừ của nông dân có giới hạn. Đó là những điều kiện thuận lợi cho sâu bệnh bộc phát,
lưu tồn và phát triển, làm gia tăng thiệt hại cho ruộng lúa và làm giảm sút năng suất,
có khi đến mất trắng. Một số loại sâu bệnh hại quan trọng trên lúa như: rầy nâu, bù
lạch, sâu đục thân, sâu cuốn lá nhỏ, sâu phao, sâu keo, bệnh lem lép hạt, bệnh đạo ôn,
bệnh đốm vằn, bệnh thối bẹ, bệnh cháy bìa lá, bệnh vàng lá chín sớm. Do đó, việc
nghiên cứu và đưa ra các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại trên cây trồng nói chung và
cây lúa nói riêng luôn là vấn đề cấp thiết cần được giải quyết hiện nay.
2.2 Tình hình sản xuất lúa gạo trên thế giới và Việt Nam

2.2.1 Tình hình sản xuất lúa gạo trên thế giới
Diện tích trồng lúa trên thế giới đã tăng rõ rệt từ năm 1990 đến năm 2009.
Trong vòng 19 năm, diện tích trồng lúa trên thế giới tăng bình quân 14,44 triệu
ha/năm. Từ năm 1995 diện tích lúa tăng chậm và đạt cao nhất vào năm 2009 (161,42
triệu ha) với tốc độ tăng trưởng bình quân 11,83 ha/năm. Từ năm 1995 trở đi diện tích


6

trồng lúa thế giới có nhiều biên động và có xu hướng tăng dần, đến năm 2009 tăng ở

mức 161,42 triệu ha.
Các nước có diện tích trồng lúa lớn nhất theo thứ tự phải kể là Ấn Độ, Trung
Quốc, Indonesia, Bangladesh, Thái Lan, Việt Nam đứng thứ 7. Năng suất lúa bình
quân trên thế giới cũng tăng khoảng 0,67 tấn/ha trong vòng 19 năm từ 1990 đến năm
2009.
Bảng 2.1 Các quốc gia có diện tích sản xuất lúa lớn nhất thế giới (triệu ha)
1990

1995

2000

2005

2008

2009

Ấn Độ

42,68

42,80

44,71

43,65

44,00


44,10

Trung Quốc

33,51

31,10

30,30

29,11

29,49

29,93

Indonesia

10,50

11,43

11,79

11,83

12,30

12,88


Bangladesh

10,43

9,95

10,80

10,52

11,74

11,50

Thái Lan

8,79

9,11

9,89

10,22

10,68

10,96

Myanmar


4,76

6,03

6,30

7,38

8,20

8,70

Việt Nam

6,04

6,76

7,66

7,32

7,41

7,94

Philipines

3,31


3,75

4,03

4,07

4,45

4,53

Pakistan

2,11

2,16

2,37

2,62

2,96

2,88

Brazil

3,94

4,37


3,65

3,91

2,85

2,88

146,96

149,59

154,05

155,02

159,25

161,42

Thế giới

(FAO, 2010)
Các quốc gia dẫn đầu về sản lượng lúa trên thế giới là Trung Quốc, Ấn Độ,
Indonesia, Banglades, Việt Nam, Thái Lan và Myanmar, tất cả đều nằm ở Châu Á.
Như vậy, có thể nói Châu Á là vựa lúa quan trọng nhất của thế giới.
Theo dự báo của FAO, sản lượng thóc niên vụ 2010 - 2011 của toàn thế giới sẽ tăng
3,6% lên mức kỷ lục 707 triệu tấn tương đương 459,4 triệu tấn gạo do có sự cải thiện



7

nhất định của thời tiết ở một số vùng so với những điều kiện khắc nghiệt vào cuối năm
2009 và đầu năm 2010.
Bảng 2.2 Năng suất lúa trên thế giới qua các năm (tấn/ha)
1990

1995

2000

2005

2008

2009

Trung Quốc

5,72

6,02

6,26

6,25

6,56

6,59


Việt Nam

3,18

3,69

4,24

4,89

5,22

5,23

Indonesia

4,30

4,35

4,40

4,57

4,90

5,00

Bangladesh


2,56

2,65

3,48

3,78

4,00

3,92

Philipines

2,97

2,80

3,07

3,59

3,77

3,59

Myanmar

2,93


2,98

3,38

3,75

3,72

3,72

Pakistan

2,31

2,75

3,03

3,17

3,52

3,58

Ấn Độ

2,61

2,70


2,85

3,15

3,37

2,98

Thái Lan

1,96

2,42

2,61

2,96

2,96

2,87

Brazil

1,88

2,57

3,03


3,37

4,23

4,37

3,53

3,66

3,90

4,09

4,31

4,20

Thế giới

(FAO, 2010)
Việt Nam có tốc độ gia tăng năng suất lúa khá cao trong giai đoạn 1990 –
2009; so với năm 1990 (3,18 tấn/ha), năng suất lúa năm 2009 (5,23 tấn/ha) của Việt
Nam đã tăng thêm 64,47% (so với mức tăng thêm bình quân của thế giới là 18,98%).
Tại Châu Á, khu vực sản xuất gạo lớn nhất thế giới. Sản lượng thóc của khu
vực châu Á dự báo sẽ đạt khoảng 640 triệu tấn trong năm 2010, tăng 23 triệu tấn so
với năm 2009. Trong đó, điển hình là Ấn Độ, sản lượng thóc của nước này được dự



8

đoán sẽ tăng khoảng 13% lên mức kỷ lục 151 triệu tấn (tương đương 101 triệu tấn
gạo) trong năm 2010. Điều kiện thời tiết thuận lợi được kỳ vọng cũng sẽ giúp phục hồi
sản lượng thóc của Nhật Bản, Nêpal, Trung Quốc lục địa và Myanmar.
Bảng 2.3 Các quốc gia có sản lượng lúa lớn nhất thế giới (triệu tấn)
1990

1995

2000

2005

2008

2009

Trung Quốc

191,61

187,29

189,81

182,05

193,35


197,25

Ấn Độ

111,51

115,44

127,46

137,69

148,26

131,27

Indonesia

45,17

49,74

51,89

54,15

60,25

64,39


Bangladesh

26,77

26,39

37,62

39,79

46,90

45,07

Việt Nam

19,22

24,96

32,52

35,83

38,72

38,89

Thái Lan


17,19

22,02

25,84

30,29

31,65

31,46

Myanmar

13,97

17,95

21,32

27,68

30,50

30,44

Philipines

9,88


10,54

12,38

14,60

16,81

16,26

Brazil

7,42

11,22

11,08

13,19

12,06

12,60

Pakistan

4,89

5,95


7,20

8,32

10,42

10,32

518,55

547,43

599,35

634,38

685,87

678,68

Thế giới

(FAO, 2010)
2.2.2 Tình hình sản xuất lúa gạo ở Việt Nam
Tính đến thời điểm 2010, cả nước đã kết thúc thu hoạch vụ Đông Xuân năm
2010 - 2011 với những kết quả rất khả quan. Theo thống kê sơ bộ của các địa phương,
diện tích gieo cấy lúa Đông Xuân năm 2010 cả nước đạt 3.078,4 nghìn ha, tăng 18
nghìn ha so với năm 2009.
Diện tích vụ Đông Xuân cả nước năm 2010 đã đạt mức cao kỷ lục trong vòng
20 năm qua. Theo đó, diện tích lúa Đông Xuân năm 2010 đã tăng 65 nghìn ha so với

cùng vụ của năm 2000, tăng 136 nghìn ha tương đương 4,6% so với diện tích vụ Đông
Xuân năm 2005, năm đầu tiên xuất khẩu gạo Việt Nam đạt trên 5 triệu tấn.


9

Triệu tấn

Triệu ha

Sản lượng (Triệu tấn)

Diện tích (Triệu hec ta)

Hình 2.1 Đồ thị biểu diễn diện tích và sản lượng lúa gạo thế giới 2000 – 2010 (FAO,
2010)
Nghìn ha

Miền Nam

Miền Bắc

Hình 2.2 Đồ thị biểu diễn diện tích lúa Đông Xuân năm 2009 – 2010 (Trung tâm Tin
học và Thống kê, Bộ NN và PTNT)
Diện tích lúa Đông Xuân tăng chủ yếu do tăng diện tích của khu vực miền
Nam. Năm 2010 nhờ diễn biến thời tiết thuận lợi và giá lúa đứng ở mức cao trong
những tháng đầu năm đã khuyến khích nông dân tăng diện tích gieo cấy. Diện tích lúa


10


Đông Xuân của miền Nam đạt xấp xỉ 1.934 nghìn ha trong năm 2010, tăng 25 nghìn
ha so với cùng vụ năm 2009, trong đó chỉ riêng khu vực Đồng bằng sông Cửu Long
(ĐBSCL) đã tăng 18 nghìn ha. Tại miền Bắc, vụ lúa Đông Xuân gặp thời tiết khô hạn
xảy ra ngay đầu vụ, gây ảnh hưởng từ khâu làm đất, gieo mạ và cấy, nên một số địa
phương đã không cấy hết diện tích, do đó diện tích lúa Đông Xuân năm 2010 của miền
Bắc giảm gần 6 nghìn ha xuống còn 1.144 nghìn ha, trong đó khu vực đồng bằng Sông
Hồng giảm gần 4 nghìn ha.
Năng suất lúa bình quân vụ Đông Xuân 2010 cả nước đạt 62,2 tạ/ha, tăng 1,1
tạ/ha so với cùng kỳ năm 2009. Tại khu vực miền Nam, năng suất lúa Đông Xuân năm
2010 đạt khoảng 63,8 tạ/ha, tăng 1,6 tạ/ha so với cùng kỳ năm 2009, trong đó năng
suất lúa của ĐBSCL đã tăng 2 tạ/ha lên mức 65,6 tạ/ha. Năng suất bình quân vụ Đông
Xuân miền Bắc năm 2010 chỉ đạt tương đương so với cùng kỳ năm 2009.
Triệu tấn

Cả nước

Miền Nam

Miền Bắc

Hình 2.3 Đồ thị biểu diễn sản lượng vụ lúa Đông Xuân năm 2009 – 2010 (Trung tâm
Tin học và Thống kê, Bộ NN và PTNT)
Vụ Đông Xuân là vụ lúa chính lớn nhất của nước ta, với sản lượng chiếm xấp xỉ
50% tổng sản lượng lúa cả năm và là nguồn cung lương thực chủ yếu trong năm, là
nền tảng quan trọng cho hoạt động xuất khẩu gạo của cả nước. Sản lượng lúa Đông
Xuân năm 2010 cả nước đạt khoảng 19,2 triệu tấn, tăng 486 nghìn tấn so với cùng kỳ
năm 2009, nhờ tăng sản lượng ở khu vực miền Nam, đặc biệt là tại ĐBSCL. Kết quả
sản xuất lúa vụ Đông Xuân năm 2010 tăng đều ở hầu hết các địa phương ở miền Nam,



×