Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

KHẢO SÁT KHẢ NĂNG TĂNG TRƯỞNG CỦA NẤM BÀO NGƯ (Pleurotus sp). TRÊN MÔI TRƯỜNG BÃ MÍA, VỎ TRẤU CÓ BỔ SUNG CaCO 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.16 MB, 82 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT KHẢ NĂNG TĂNG TRƯỞNG CỦA NẤM BÀO
NGƯ (Pleurotus sp). TRÊN MÔI TRƯỜNG BÃ MÍA,
VỎ TRẤU CÓ BỔ SUNG CaCO3

Họ và tên sinh viên: ĐỖ THỊ TỐ LOAN
Ngành: NÔNG HỌC
Niên khóa: 2007 – 2011

Tháng 08 / 2011


KHẢO SÁT KHẢ NĂNG TĂNG TRƯỞNG CỦA NẤM BÀO
NGƯ (Pleurotus sp.) TRÊN MÔI TRƯỜNG BÃ MÍA,
VỎ TRẤU CÓ BỔ SUNG CaCO3

Tác giả

ĐỖ THỊ TỐ LOAN
Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng Kỹ sư ngành Nông học

Giảng viên hướng dẫn:
ThS. PHẠM THỊ NGỌC

TP. Hồ Chí Minh
Tháng 08 / 2011




ii

LỜI CẢM ƠN
Con kính gửi lời biết ơn sâu sắc đến bố mẹ và những người thân yêu trong gia
đình đã luôn ở bên con, giúp đỡ con vượt qua khó khăn, động viên con học tập thật
tốt.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến Ban Giám Hiệu cùng quý thầy cô
Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh đã tận tình hướng dẫn, truyền đạt
những kiến thức chuyên môn, những kinh nghiệm quý báu và tạo điều kiện giúp đỡ em
trong suốt thời gian học tập tại trường.
Em xin chân thành biết ơn cô Phạm Thị Ngọc đã trực tiếp hướng dẫn và giúp
đỡ em trong suốt thời gian vừa qua để em hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tập thể lớp Nông Học 33B cùng các anh chị, bạn bè đã
hỗ trợ, động viên tôi trong suốt thời gian học tập, thực hiện đề tài.
Đồng gửi lời cảm ơn đến anh chị Nguyễn Văn Ánh (chủ trại nấm bào ngư Văn
Ánh) đã nhiệt tình giúp đỡ, truyền đạt kinh nghiệm cho em khi thực hiện đề tài.
Sinh Viên thực hiện

Đỗ Thị Tố Loan


iii

TÓM TẮT
ĐỖ THỊ TỐ LOAN, Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh, tháng
08/2011, “Khảo sát khả năng tăng trưởng của nấm bào ngư Pleurotus sp. trên môi
trường bã mía, vỏ trấu có bổ sung CaCO3”.
Giáo viên hướng dẫn: ThS. PHẠM THỊ NGỌC

Đề tài đã được thực hiện trong khoảng thời gian từ tháng 02/2010 đến 06/2010
tại nhà (ấp Vĩnh Tiến, xã Vĩnh Hòa, huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương), nhằm khảo
sát khả năng tăng trưởng của nấm bào ngư trên môi trường bã mía, vỏ trấu và xác định
mức CaCO3 bổ sung vào giá thể để điều chỉnh pH môi trường cho phù hợp.
Thí nghiệm được bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên hai yếu tố, 10 nghiệm
thức, 3 lần lặp lại. Các nghiệm thức:
NT A1B1: 100 % bã mía, không bổ sung CaCO3
NT A2B1: 75 % bã mía + 25 % vỏ trấu, không bổ sung CaCO3
NT A3B1: 50 % bã mía + 50 % vỏ trấu, không bổ sung CaCO3
NT A4B1: 25 % bã mía + 75 % vỏ trấu, không bổ sung CaCO3
NT A5B1: 100 % vỏ trấu, không bổ sung CaCO3
NT A1B2: 100 % bã mía, bổ sung 2% CaCO3
NT A2B2: 75 % bã mía + 25 % vỏ trấu, bổ sung 2% CaCO3
NT A3B2: 50 % bã mía + 50 % vỏ trấu, bổ sung 2% CaCO3
NT A4B2: 25 % bã mía + 75 % vỏ trấu, bổ sung 2% CaCO3
NT A5B2: 100 % vỏ trấu, bổ sung 2% CaCO3
Bố trí thí nghiệm trên cơ chất (bã mía, vỏ trấu + cám gạo + CaCO3). Kết quả thí
nghiệm đã cho thấy:
Về khả năng tăng trưởng và năng suất:
- Sử dụng cơ chất 100% bã mía thì động thái phát triển chiều dài tơ tốt nhất,
thời gian tơ phủ kín bịch ngắn nhất, thời gian ra quả thể nhanh nhất, số quả thể/chùm
nhiều nhất, mức bổ sung 2% CaCO3 vừa cho năng suất cao mà chi phí đầu tư thấp và
hiệu quả kinh tế cao.


iv

- Đối với công thức phối trộn, công thức A2B1 (75% bã mía + 25% vỏ trấu +
0% CaCO3) và công thức phối trộn A1B2 (100% bã mía + 2% CaCO3) cho năng suất
cao hơn các công thức phối trộn còn lại.

Về kinh tế, NT A2B1 mang lại lợi nhuận cao nhất nhưng NT A1B2 có hiệu quả
kinh tế hơn.
Về tình hình sâu bệnh, trong thời gian thực hiện thí nghiệm, có sự xuất hiện của
nấm mốc xanh ở NT A1B1 và bị ấu trùng ruồi tấn công ở NT A1B1 và NT A3B1.
Tóm lại, trong các công thức phối trộn của thí nghiệm thì công thức A2B1
(75% bã mía, 25% vỏ trấu + 0% CaCO3) cho năng suất cao hơn các công thức phối
trộn còn lại, công thức phối trộn A1B2 (100% bã mía + 2% CaCO3) có hiệu quả kinh
tế nhất.


v

MỤC LỤC
Nội dung

trang

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................................ vii
DANH SÁCH CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒ ..............................................................................viii
DANH SÁCH CÁC BẢNG ................................................................................................... ix
Chương 1 GIỚI THIỆU........................................................................................................... 1
1.1 Đặt vấn đề ..........................................................................................................1
1.2 Mục tiêu đề tài ...................................................................................................2
1.3 Yêu cầu ..............................................................................................................2
1.4 Phạm vi đề tài.....................................................................................................2
Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ..................................................................................... 3
2.1 Giới thiệu chung về nấm ăn ...................................................................................3
2.2 Giá trị dinh dưỡng của nấm ...................................................................................3
2.3 Giá trị dinh dưỡng của nấm ...................................................................................5
2.4Tình hình sản xuất nấm trên thế giới và ở Việt Nam..............................................6

2.4.1 Tình hình sản xuất nấm trên thế giới .............................................................. 6
2.4.2 Tình hình sản xuất nấm ở Việt Nam ............................................................... 7
2.5 Những thuận lợi và khó khăn trong nghề trồng nấm ở Việt Nam .........................9
2.5.1 Thuận lợi ......................................................................................................... 9
2.6 Giới thiệu chung về nấm bào ngư ........................................................................11
2.7 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của nấm bào ngư ...............................11
2.8 Giá trị dược liệu của nấm bào ngư.......................................................................14
2.9 Nguyên liệu trồng nấm bào ngư ..........................................................................14
2.10 Tình hình nghiên cứu về nấm bào ngư ..............................................................16
2.11 Kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch nấm bào ngư ...........................................17
2.11.1 Chuẩn bị nguyên liệu ..................................................................................17
2.11.2 Chuẩn bị sinh khối ......................................................................................18
2.11.3 Chăm sóc, thu hoạch và chế biến ................................................................18
2.11.4 Sâu bệnh hại nấm ........................................................................................18
Chương 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................... 20
3.1 Thời gian và địa điểm thí nghiệm ........................................................................20
3.2 Điều kiện thời tiết trong thời gian thực hiện thí nghiệm .....................................20
3.3 Vật liệu thí nghiệm ..............................................................................................21
3.3.1 Giống .............................................................................................................21
3.3.2 Nguyên liệu trồng nấm ..................................................................................21
3.3.3 Các dụng cụ, thiết bị thí nghiệm ...................................................................21
3.4 Phương pháp thí nghiệm ..................................................................................21
3.5 Qui trình thực hiện ...............................................................................................22
3.6 Phương pháp thu thập số liệu và các chỉ tiêu theo dõi ........................................22
3.6.1 Các chỉ tiêu sinh trưởng ................................................................................22
3.6.2 Chỉ tiêu năng suất ..........................................................................................23
3.6.3 Hiệu quả kinh tế ............................................................................................23
3.7 Phương pháp xử lý số liệu ...................................................................................23
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ........................................................................... 24



vi

4.1 Kết quả theo dõi các chỉ tiêu sinh trưởng ............................................................24
4.1.1 Động thái phát triển chiều dài sợi tơ .............................................................24
4.1.2 Tốc độ tăng trưởng chiều dài sợi tơ nấm ......................................................27
4.1.3 Phần trăm số bịch phôi có tơ phủ trắng ở giai đoạn 25 NSC ........................28
4.1.4 Thời gian tơ nấm ăn trắng bịch phôi .............................................................29
4.1.5 Thời gian ra quả thể ......................................................................................30
4.1.6 Số chùm quả thể trên bịch .............................................................................30
4.1.7 Số quả thể trên chùm .....................................................................................31
4.1.8 Trọng lượng trung bình một chùm quả thể ...................................................32
4.1.9 Tình hình sâu bệnh ........................................................................................33
4.3 Hiệu quả kinh tế ...................................................................................................36
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ................................................................................ 37
5.1 Kết luận ................................................................................................................37
5.2 Đề nghị .................................................................................................................38
TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................................... 39
PHỤ LỤC ................................................................................................................................ 41
 


vii

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt (Kí hiệu)

Viết đầy đủ

CC


Cơ chất

ctv

Cộng tác viên

CV

Coefficient of Variation

NSC

Ngày sau cấy

NSLT

Năng suất lý thuyết

NSÔTN

Năng suất ô thí nghiệm

NSTT

Năng suất thực thu

NT

Nghiệm thức


TLQTTB

Trọng lượng quả thể trung bình

TB

Trung bình

Vit.

Vitamin


viii

DANH SÁCH CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒ
 
Hình 1: Chùm quả thể nấm của các nghiệm thức .........................................................41 
Hình 2: Chùm quả thể nấm của các nghiệm thức (tt) ...................................................42 
Hình 3: Chùm quả thể nấm của các nghiệm thức (tt) ...................................................43 
Hình 4: Nấm mốc xanh ở nghiệm thức A1B1 ..............................................................44 
Hình 5: Nấm thu hoạch được từ các nghiệm thức ........................................................45 
Đồ thị 1: Động thái tăng trưởng chiều dài sợi tơ nấm ..................................................46 
Đồ thị 2: Tốc độ tăng trưởng chiều dài sợi tơ nấm .......................................................46 
Biểu đồ 3: Năng suất của các nghiệm thức ...................................................................47 
Biểu đồ 4: Diễn biến nhiệt độ từ tháng 2 đến tháng 6 năm 2011 tại tỉnh Bình Dương 47 


ix


DANH SÁCH CÁC BẢNG
 
Bảng 2.1: Tỉ lệ phần trăm so với chất khô ...................................................................... 4 
Bảng 2.2: Hàm lượng vitamin và chất khoáng ............................................................... 4 
Bảng 2.3 Thành phần hóa học của một số loại nấm ....................................................... 5 
Bảng 2.4: Thành phần amino acid ................................................................................... 5 
Bảng 2.5: Sản lượng nấm ăn trên thế giới từ năm 1975 – 1986 ..................................... 7 
Bảng 2.6 Sản lượng nấm ăn trên thế giới từ năm 1990 – 1997 ...................................... 7 
Bảng 2.7 Thành phần acid amin trong một số loài nấm bào ngư ................................13 
Bảng 2.8Hàm lượng vitamine của một số loài nấm bào ngư ........................................13 
Bảng 2.9 Hàm lượng nguyên tố vi lượng trong một số loài nấm bào ngư ...................14 
Bảng 3.1 Các yếu tố thời tiết .........................................................................................20 
Bảng 4.1 Động thái phát triển chiều dài sợi tơ nấm của các nghiệm thức (cm) ...........24 
Bảng 4.2 Tốc độ tăng trưởng chiều dài sợi tơ nấm (cm / ngày) ...................................27 
Bảng 4.3 Phần trăm số bịch phôi có tơ phủ trắng ở giai đoạn 25 NSC (%) .................28 
Bảng 4.4 Thời gian tơ nấm ăn trắng bịch phôi (ngày) ..................................................29 
Bảng 4.5 Thời gian ra quả thể (ngày) ...........................................................................30 
Bảng 4.6 Số chùm quả thể trên bịch (chùm) .................................................................31 
Bảng 4.7 Số quả thể trung bình của một chùm (quả thể) ..............................................32 
Bảng 4.8 Trọng lượng trung bình một chùm quả thể (g) ..............................................32 
Bảng 4.9 Năng suất của các nghiệm thức .....................................................................34 
Bảng 4.10 Tổng chi, tổng thu, lợi nhuận của các nghiệm thức ....................................36 
 


1

Chương 1
GIỚI THIỆU

1.1 Đặt vấn đề
Nấm ăn không những là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng do chứa hàm
lượng đạm thực vật cao, các nguyên tố khoáng và vitamin, mà còn được xem như một
loại dược liệu quý.
Từ xa xưa, con người đã biết sử dụng nấm ăn làm thực phẩm nhưng chỉ hái nấm
mọc tự nhiên nên hầu như nấm được xem như một món ăn dành cho giới quý tộc.
Khoảng gần 25 năm trở lại đây, ở nước ta đã xuất hiện nghề trồng nấm và nghề
này cũng trải qua nhiều thăng trầm nhưng vẫn có những bước phát triển khá tốt.
Trồng nấm ăn là nghề mang lại hiệu quả kinh tế vì chỉ với diện tích nhỏ vẫn có
thể cho thu nhập cao, đầu tư thấp, vòng quay vốn nhanh, nguyên liệu rẻ và dồi dào.
Trong đó, nấm bào ngư là một loại nấm ăn dễ trồng, cho năng suất cao, phẩm chất
ngon và còn có cả tính chất dược liệu.
Tuy nhiên, hiện nay nghề trồng nấm ở nước ta còn chưa tận dụng hết nguồn
nguyên liệu sẵn có. Đa số người dân mới chỉ sử dụng nguyên liệu là mùn cưa, rơm rạ
để trồng nấm. Trong khi đó, lượng bã mía rất lớn được thải ra từ các nhà máy đường
và bã mía ép lấy nước uống vẫn chưa được quan tâm tận dụng, như vậy vừa lãng phí
vừa gây ô nhiễm môi trường. Ngoài ra, vỏ trấu cũng là nguồn nguyên liệu có thể trồng
nấm ăn và nên được tận dụng tối đa.
Vì vậy, được sự đồng ý của Ban chủ nhiệm khoa Nông học - Trường Đại học
Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh, dưới sự hướng dẫn của cô Phạm Thị Ngọc, tôi
thực hiện đề tài: “Khảo sát khả năng tăng trưởng của nấm bào ngư Pleurotus sp. trên
môi trường bã mía, vỏ trấu có bổ sung CaCO3”.


2

1.2 Mục tiêu đề tài
Khảo sát khả năng tăng trưởng của nấm bào ngư trên môi trường bã mía, vỏ
trấu.
Xác định mức CaCO3 bổ sung vào giá thể để điều chỉnh độ pH của môi trường

cho thích hợp.
1.3 Yêu cầu
Bố trí thí nghiệm và tiến hành theo dõi các chỉ tiêu về sinh trưởng, tình hình sâu
bệnh, năng suất, hiệu quả kinh tế của nấm bào ngư trên các công thức nguyên liệu
được phối trộn trong thí nghiệm.
Ghi chép số liệu đầy đủ và chính xác trong quá trình nghiên cứu.
1.4 Phạm vi đề tài
Thời gian thực hiện từ tháng 02 năm 2011 đến tháng 06 năm 2011.
Đề tài được nghiên cứu tại nhà (ấp Vĩnh Tiến, xã Vĩnh Hòa, huyện Phú Giáo,
tỉnh Bình Dương).


3

Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Giới thiệu chung về nấm ăn
Nấm được xếp vào một giới riêng vì có sự khác biệt với động vật và thực vật về
khả năng quang hợp, dinh dưỡng và sinh sản.
Theo Nguyễn Lân Dũng (2002), giới nấm có rất nhiều chủng loại nhưng con
người mới chỉ biết đến một số loại để phục vụ cho cuộc sống. Các nấm ăn thuộc ngành
phụ Nấm túi (Ascomycotina) và ngành phụ Nấm đảm (Basidimomycotina).
Nấm không thể sống tự dưỡng (autotroph) mà phải sống dị dưỡng (heterotroph)
nhờ các chất hữu cơ có sẵn vì chúng không có khả năng quang hợp như thực vật. Đa
số các nấm ăn sống hoại sinh tức là sống trên chất hữu cơ chết. Tuy nhiên có số ít nấm
ăn có đời sống kí sinh trên cơ thể sống.
Tế bào nấm không có đời sống độc lập trong sợi nấm vì giữa các tề bào có vách
ngăn mà vách ngăn lại có lỗ thủng. Thông qua các lỗ thủng, chất nguyên sinh có thể di
chuyển dễ dàng trong sợi nấm. Ngay nhân tế bào có khi cũng thắt nhỏ lại để chui qua
được các lỗ này, sợi nấm trở thành một ống sống. Ở đầu sợi nấm, nơi thực hiện quá

trình tăng trưởng, chất nguyên sinh thường tập trung dày đặc.
Nấm ăn có cấu trúc chủ yếu là hệ sợi nấm. Các sợi nấm ăn có dạng ống tròn.
Với cấu trúc sợi, tơ nấm len lỏi sâu vào trong cơ chất (rơm rạ, mạt cưa, gỗ) lấy thức ăn
đem nuôi toàn bộ cơ thể nấm.
2.2 Giá trị dinh dưỡng của nấm
Theo Nguyễn Hữu Đống và ctv (2003), nấm ăn là một loại thực phẩm có giá trị
dinh dưỡng cao. Hàm lượng protein (đạm thực vật) chỉ sau thịt, cá, giàu chất khoáng
và các acid amine không thay thế, các vitamine A, B, C, D, E v.v... không có độc tố.
Có thể coi nấm ăn như một loại ‘‘rau sạch’’, ‘‘ thịt sạch’’.


4

Ngoài giá trị dinh dưỡng, nấm ăn còn có những đặc tính của biệt dược, có khả
năng phòng và chữa bệnh như làm hạ huyết áp, chống béo phì, chữa bệnh đường ruột,
tẩy máu xấu (Nguyễn Hữu Đống và ctv, 2003)
Giá trị dinh dưỡng của nấm được thể hiện qua các bảng dưới đây.
Bảng 2.1: Tỉ lệ phần trăm so với chất khô
Đơn vị tính: %

Trứng
Nấm mỡ
Nấm hương
Nấm bào ngư
Nấm rơm

Độ ẩm
(W)
74
89

92
91
90

Protein

Lipid

13
24
13
30
21

CarboTro
Năng lượng
hydrate
(Klo)
11
1
0
156
8
60
8
381
5
78
7
392

2
58
9
345
10
59
11
369
Nguồn: Nguyễn Hữu Đống và ctv, 2003

Bảng 2.2: Hàm lượng vitamin và chất khoáng
Đơn vị tính: mg/100g chất khô

Trứng
Nấm mỡ
Nấm hương
Nấm bào ngư
Nấm rơm

Acid
nicotinic

Riboflavin

Thiamin

0,1
42,5
54,9
108,7

91,9

0,31
3,7
4,9
4,7
3,3

0,4
8,9
7,8
4,8
1,2

Acidascorbic

Iron

Calcium

Phospho

0
2,5
50
210
26,5
8,8
71
912

0
4,5
12
171
0
12,5
33
1348
20,2
17,2
71
677
Nguồn: Nguyễn Hữu Đống và ctv, 2003


5

Bảng 2.3 Thành phần hóa học của một số loại nấm
Đơn vị tính: trên 100g nấm khô, (*) tính trên 100g nấm tươi, (-) chưa xác định
Thành phần
Độ ẩm (*)
Protein thô
(N x 4,38)
Carbohydrate (g)
Lipid (g)
Xơ (g)
Tro (g)
Calcium
(mg)
Phospho

(mg)
Iron (mg)
Natri (mg)
Kali (mg)
Vit. B1 (mg)
Vit. B2 (mg)
Vit. PP (mg)
Vit.C (mg)
Năng lượng
(Kcal)

Nấm rơm
90,10
21,2

Nấm mèo
87,10
7,7

Loại nấm
Nấm bào ngư
90,80
30,4

58,6

87,6

576


78,0

60,1

10,1
11,1
10,1
71

0,8
14,0
3,9
239

2,2
98
98
33

4,9
7,3
3,7
98

8,0
8,0
8,0
71,0

677


256

1348

476

912

17,1
374
3455
1,2
3,3
91,9
20,2
39,6

64,5
72
984
0,2
0,6
4,7
0
347

15,2
837
3793

4,8
4,7
108,7
0
345

8,5
61
7,8
4,9
54,9
0
392

8,8
106
2850
8,9
3,7
42,5
26,5
381

Nấm hương
91,80
13,4

Nấm mỡ
80,70
23,9


Nguồn: Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 2009
Bảng 2.4: Thành phần amino acid
Đơn vị tính: mg/100 g chất khô
Tên nấm

Lisine

Histidine

Arginine

Trứng
Nấm mỡ
Nấm hương
Nấm bào ngư
Nấm rơm

913
527
174
321
384

295
179
87
87
187


790
446
348
306
366

Theronine Valine

Methionine

Isoleucine

Leucine

616
859
406
703
1193
366
420
126
366
580
261
261
87
218
348
264

390
90
266
390
375
607
80
491
312
Nguồn: Nguyễn Hữu Đống và ctv, 2003

2.3 Giá trị dinh dưỡng của nấm
Nấm không những ăn ngon, có giá trị dinh dưỡng cao mà lại không gây xơ
cứng động mạch và không làm tăng cholesteron trong máu như nhiều loại thịt động vật
(Bộ NN – PTNT, 2009).


6

Trong nấm có chứa acid folic có khả năng giúp phòng và chữa bệnh thiếu máu,
retine làm chậm sự phát triển của tế bào ung thư, glucan (từ thành phần cấu tạo vách tế
bào nấm) hay leutinan (trích từ nấm đông cô) cũng có khả năng làm chậm sự phát triển
tế bào ung thư. Nấm còn chứa ít natri nên tốt cho nhứng người bị bệnh thận và suy tim
có biến chứng phù (Bộ NN – PTNT, 2009).
Đã có những nghiên cứu cho biết nấm có khả năng tăng cường miễn dịch của
cơ thể, kháng ung thư, kháng virus, dự phòng và trị bệnh tim mạch, giải độc và bảo vệ
gan, kiện tỳ dưỡng vị, hạ đường máu và chống phóng xạ, thanh trùng các gốc tự do và
chống lão hóa (Bộ NN – PTNT, 2009).
2.4Tình hình sản xuất nấm trên thế giới và ở Việt Nam
2.4.1 Tình hình sản xuất nấm trên thế giới

Trên thế giới, ngành sản xuất nấm ăn đã hình thành và phát triển từ hàng trăm
năm nay.
Hiện nay, đã ghi nhận được khoảng 2000 loài nấm ăn, trong đó có 80 loài nấm
ăn ngon và được nghiên cứu nuôi trồng (UNESCO, 2004).
Ở Châu Âu, trồng nấm đã trở thành một ngành công nghiệp lớn và đang dần
được cơ giới hoá hoàn toàn nên năng suất và chất lượng rất cao.
Khu vực Châu Á, trồng nấm vẫn còn mang tính chất thủ công, năng suất chưa
cao nhưng nhờ vào số đông hộ sản xuất nên tổng sản lượng lớn.
Các dạng nấm xuất khẩu: nấm đóng hộp, nấm đông lạnh, nấm tươi, nấm muối,
nấm sấy khô, các thực phẩm chế biến từ nấm… Theo ông Bạch Quốc Khang - Chánh
văn phòng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, mỗi năm, thế giới có nhu cầu trên
20 triệu tấn sản phẩm nấm, và xu hướng này đang tăng với tốc độ 3,5%. Thị trường
tiêu thụ nấm ăn lớn nhất hiện nay là: Mỹ, Nhật Bản, Đài Loan và các nước châu Âu.
Mức tiêu thụ bình quân tính theo đầu người của châu Âu, châu Mỹ là 2 - 3 kg/năm;
Nhật, Đức khoảng 4 kg/năm (Bộ NN – PTNT, 2009).
Nấm bào ngư được nuôi trồng rộng rãi trên thế giới. Ở Châu Âu, nấm bào ngư
được trồng ở Hungary, Đức, Pháp, Ý, Hà Lan. Ở Châu Á, nấm bào ngư được trồng ở
Trung Quốc với sản lượng rất cao (khoảng 12 nghìn tấn mỗi năm). Ngoài Trung Quốc,
nấm bào ngư còn được trồng ở Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam, Thái Lan, Ấn Độ
(Nguyễn Lân Dũng, 2002).


7

Bảng 2.5: Sản lượng nấm ăn trên thế giới từ năm 1975 – 1986
Đơn vị tính : nghìn tấn nấm tươi/năm
Tên loài
Agricus biporus
Lentinus
Volvariella volvacea

Flammulina velutipes
Pleurotus spp.
Pholiota nameko
Tremella fuciformis
Auricularia spp.
Nấm khác
Tổng cộng

Tên thường gọi
Nấm mỡ
Nấm hương
Nấm rơm
Nấm kim châm
Nấm bào ngư
Nấm trân châu
Nấm tuyết nhỉ
Nấm mèo

Năm 1975
Năm 1979
Năm 1986
670
870
1227
130
170
314
41
49
178

38
60
100
12
32
169
15
17
25
1,8
10
40
5,7
119
1,5
2
10
916
1210
2182
Nguồn: Nguyễn Hữu Đống và ctv, 2003

Bảng 2.6 Sản lượng nấm ăn trên thế giới từ năm 1990 – 1997
Đơn vị tính : nghìn tấn nấm tươi/năm
Tên loài
Agricus biporus
Lentinus
Volvariella volvacea
Flammulina velutipes
Pleurotus spp.

Pholiota nameko
Tremella fuciformis
Auricularia spp.
Nấm khác
Tổng cộng

Tên thường gọi
Nấm mỡ
Nấm hương
Nấm rơm
Nấm kim châm
Nấm bào ngư
Nấm trân châu
Nấm tuyết nhĩ
Nấm mèo
Nấm khác
Tổng cộng

Năm 1990
Năm 1997
1.590
1.956
526
1.564
253
181
187
285
876
917

40
56
130
140
465
485
66
551
4.273
6.158
Nguồn : Lê Duy Thắng, 2001

2.4.2 Tình hình sản xuất nấm ở Việt Nam
Vấn đề nghiên cứu và phát triển sản xuất nấm ăn ở Việt Nam bắt đầu từ những
năm 70 của thế kỉ trước. Tuy nhiên, chỉ hơn 10 năm trở lại đây, trồng nấm mới được
xem như là một nghề mang lại hiệu quả kinh tế.
Tổng sản lượng các loại nấm ăn và nấm dược liệu của Việt Nam hiện nay
khoảng trên 150000 tấn/năm. Kim ngạch xuất khẩu khoảng 60 triệu USD năm (Bộ NN
– PTNT, 2009)
Theo Bộ NN – PTNT (2009), nước ta hiện đang nuôi trồng 6 loại nấm phổ biến,
phân bố ở các địa phương như sau :


8

Nấm rơm trồng ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (Đồng Tháp, Sóc Trăng,
Cần Thơ, Trà Vinh v.v...) chiếm 90% sản lượng nấm rơm của cả nước.
Nấm mèo trồng ở các tỉnh miền Đông Nam Bộ, chiếm 50% sản lượng nấm mèo
cả nước.
Nấm mỡ, nấm bào ngư, nấm hương chủ yếu trồng ở các tỉnh miền Bắc, sản

lượng mỗi năm đạt khoảng 30000 tấn.
Nấm dược liệu như linh chi, vân chi, đầu khỉ, thái dương v.v... mới chỉ được
trồng ở một số tỉnh thành phố, đạt khoảng 150 tấn mỗi năm.
Một số loại nấm khác như trân châu, kim châm, ngọc trâm, đùi gà v.v... sản
lượng chưa đáng kể.
Hiện nay, phần lớn các tỉnh phía Nam sản xuất theo mô hình trang trại, chủ yếu
trồng nấm rơm và mộc nhĩ, nấm sò, sản lượng đạt trên 100000 tấn/năm. Các tỉnh phía
Bắc như: Hải Dương, Hà Tây, Ninh Bình đã có nhiều cơ sở quốc doanh, tập thể, hộ gia
đình trồng nấm (quy mô hộ gia đình là chính, việc tổ chức để hình thành các làng nghề
trồng nấm hầu như không có). Nhìn chung, việc sản xuất và chế biến nấm ăn ở nước ta
mới chỉ phát triển ở quy mô nhỏ, phân tán, sản phẩm tiêu thụ trên thị trường nội địa là
chính, chưa tương xứng với tiềm năng và giá trị của nó.
Việt Nam có tiềm năng lớn để phát triển nghề trồng nấm, trong đó, lượng rơm
rạ 20 - 30 triệu tấn/năm đủ để sản xuất được 2 triệu tấn nấm tươi tương đương 1 tỷ
USD, thậm chí, nếu chế biến thành đồ hộp thì giá trị thu về còn cao hơn nữa. Tuy
nhiên, giá nấm xuất khẩu của Việt Nam chỉ bằng 60% so với sản phẩm cùng loại được
sản xuất tại Thái Lan, Trung Quốc. Nguyên nhân là do nguồn nguyên liệu không đảm
bảo về chất lượng, sản phẩm không đồng đều về kích thước, mẫu mã và nhất là nấm ăn
Việt Nam vẫn chưa có thương hiệu trên thị trường thế giới. Trên thực tế, các nhà xuất
khẩu nấm Việt Nam phải để các doanh nghiệp nước ngoài chế biến và đóng gói lại sản
phẩm của mình với nhãn mác mới, tiếp tục bán ra thị trường với giá cao hơn. Rõ ràng,
việc tạo dựng thương hiệu cho nấm vẫn đang là bài toán chưa có lời giải (Minh Huệ,
2010).
Từ năm 2002, Việt Nam đã xuất khẩu sang thị trường châu Mỹ, so với trước
đây là chỉ Đài Loan, Malaysia và Thái Lan. Việc mở được thị trường này đã làm cho


9

doanh số các nhà máy đóng hộp đóng tại phía Nam tăng vọt (50%), và đặc biệt, không

còn bị khống chế giá trong mùa nấm của các nước trên (Hà Yên, 2010).
Nấm rơm Việt Nam bắt đầu xuất khẩu từ cuối những năm 80 của thế kỉ trước,
sản lượng ban đầu là 2500 tấn/năm. Đến năm 2002 XK tăng lên 40000/năm, đạt kim
ngạch 40 triệu USD. Hiện nay nhu cầu tiêu dùng thế giới cần hơn 20 triệu tấn
nấm/năm, tốc độ tăng 3,5%. Thị trường tiêu thụ cao nhất là Mỹ, Nhật, Đài Loan và các
nước EU (Hữu Đức, 2009)
Dự kiến năm 2010 sản lượng nấm nước ta đạt trên 1 triệu tấn/năm sử dụng
khoảng 6 triệu tấn phế phụ phẩm trong nông nghiệp cho nuôi trồng nấm, chế biến
được trên 50% tổng sản lượng nấm sản xuất ra dưới dạng nấm muối, nấm sấy, nấm
hộp. Tổng giá trị sản phẩm đạt 7.000 tỉ đồng/năm, kim ngạch xuất khẩu đạt trên 200
triệu USD mỗi năm (Hà Yên, 2010).
2.5 Những thuận lợi và khó khăn trong nghề trồng nấm ở Việt Nam
2.5.1 Thuận lợi
Theo Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn (2009), nghề trồng nấm ở nước
ta có những thuận lợi sau :
Nguồn nguyên liệu rẻ tiền, dễ kiếm và dồi dào : phế liệu của nông nghiệp như
cỏ dại, rơm rạ, mùn cưa, thân cây, lõi bắp, thân cây đậu, bã mía, vụn bông vải, lục bình
v.v...
Vốn đầu tư không cao, tùy thuộc vào mô hình sản xuất
Vòng quay vốn nhanh do chu kì sản xuất ngắn. Ví dụ như nấm rơm thu hoạch
15 – 20 ngày sau trồng, nấm mèo thu hoạch sau 2- 2,5 tháng sau trồng
Hiệu quả sử dụng đất cao do có thể sử dụng giàn kệ nhiều tầng để trồng.
Giá trị kinh tế cao : có nhiều loại nấm có giá trị xuất khẩu như nấm rơm, nấm
bào ngư, nấm hương v.v...
Lao động trồng nấm nhẹ nhàng, có thể tận dụng thời gian nhàn rỗi, tận dụng
mọi nguồn lao động.
Tiêu tốn ít nước hơn so với nhiều loại cây trồng.
Bã phế liệu sau khi trồng nấm có thể dùng làm phân hữu cơ cho cây trồng.
Trồng nấm góp phần bảo vệ môi trường do tận dụng nguồn phế liệu nông
nghiệp, lâm nghiệp và không có mùi hôi thối.



10

2.5.2 Khó khăn
Hiện nay nghề trồng nấm đã phổ biến hơn ở nước ta. Tuy nhiên, nghề này vẫn
chưa thực sự đạt được hiệu quả xứng với tiềm năng có được, cũng chưa áp dụng phổ
biến kỹ thuật sản xuất thâm canh để đạt năng suất cao, chất lượng tốt. Đây là vấn đề
cần được giải quyết từ nhiều nguyên nhân khó khăn. Theo Nguyễn Hữu Đống và ctv
(2003), những nguyên nhân chưa thành công của nghề trồng nấm ở nước ta là :
- Việc tổ chức sản xuất nấm của các đơn vị chuyên doanh nấm còn nhiều yếu
kém (về giống nấm, kỹ thuật nuôi trồng, chế biến, hợp đồng xuất khẩu)
- Các thiết bị, công nghệ nuôi trồng nấm nhập khẩu của nước ngoài chưa hoàn
toàn phù hợp với Việt Nam về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội : giá thành 1kg nấm
sản xuất theo công nghệ Đài Loan và Italia cao hơn nhiều so với giá thành 1kg nấm
sản xuất bình thường của các hộ nông dân.
- Công tác nghiên cứu về công nghệ chọn tạo giống, công nghệ nuôi trồng và
chế biến nấm đạt năng suất cao, giá thành thấp ; công nghệ bảo quản, chế biến nấm đạt
chất lượng ở các trung tâm nghiên cứu và cơ sở sản xuất chưa được chú trọng.
- Việc tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn về giá trị dinh dưỡng và cách ăn nấm
trên các phương tiện thông tin đại chúng còn quá ít, phần lớn người Việt Nam vẫn còn
chưa biết đến những loại nấm như nấm mỡ, kim châm, đùi gà, ngọc trâm, bào ngư
v.v...
- Hiện tượng ‘tranh mua, tranh bán’ đối với các cơ quan chức năng làm công
tác xuất khẩu nấm đã diễn ra. Nhà nước chưa có hệ thống tổ chức chỉ đạo tổng thể từ
cơ quan nghiên cứu đến cơ sở sản xuất, xuất khẩu nấm.
Bên cạnh đó, còn có những nguyên nhân như: thời tiết không ổn định, người
dân thường khó xác định được nguyên nhân gây bệnh ở nấm, đòi hỏi kỹ thuật cao
trong khâu sản xuất giống, nấm tươi cần phải tiêu thụ nhanh vì điều kiện bảo quản chế
biến chưa tốt.

Trong tư tưởng, nhiều nông dân vẫn chỉ xem đây là nghề phụ nên chưa chú
trọng việc đầu tư sản xuất thâm canh, hoặc không đủ vốn đầu tư.


11

2.6 Giới thiệu chung về nấm bào ngư
Theo Nguyễn Lân Dũng (2002), nấm bào ngư có:
Tên khoa học: Pleurotus sp.
Tên khác: Nấm sò, nấm hương chân ngắn, nấm bình cô
Chi: Pleurotus
Họ: Pleurotaceae
Bộ: Agaricales
Lớp phụ: Hymenomycetidae
Lớp: Hymenomycetes
Ngành phụ: Basidiomycotina
Ngành: Eumycota
Giới: Fungi hay Mycota
Theo Nguyễn Hữu Đống và ctv (2003), nấm bào ngư có nhiều loại khác nhau
về màu sắc, hình dạng, khả năng thích nghi với điều kiện nhiệt độ. Nấm có dạng hình
phễu lệch, mọc thành cụm tập trung bao gồm 3 phần: mũ, phiến và cuống.
Trong điều kiện tự nhiên, đến giai đoạn trưởng thành nấm bào ngư sẽ phát tán
bào tử nhờ gió, bào tử rải ra khắp mọi nơi, gặp điều kiện môi trường thích hợp sẽ hình
thành hệ sợi nấm sơ cấp với một nhân. Hệ sợi nấm sơ cấp phát triển đầy đủ tạo nên
một mạng rời để hình thành hệ sợi nấm thứ cấp, sau đó có sự kết hợp của hệ sợi nấm
thứ cấp hình thành quả thể nấm hoàn chỉnh.
Có hai nhóm nấm sò:
- Nhóm chịu lạnh : phát triển tốt ở nhiệt độ từ 13 – 20 oC.
- Nhóm chịu nhiệt độ cao : phát triển ở nhiệt độ từ 24 – 28 oC.
Ở Việt Nam trước đây, nấm bào ngư chủ yếu mọc hoang dại trên thân gỗ, mọc

đơn độc hay chồng lên nhau. Gần 25 năm trở lại đây, người dân nước ta đã biết cách
nuôi trồng loại nấm này.
2.7 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của nấm bào ngư
Dinh dưỡng : Nấm bào ngư là loại nấm sử dụng trực tiếp nguồn cellulose.
Ngoài ra, cũng có thể bổ sung thêm nguồn đạm (cám, ure), khoáng (super lân, vôi,
amon phosphate để giúp sợi nấm tăng trưởng nhanh hơn, năng suất nấm cao hơn.


12

Nhưng cũng cần chú ý vì việc bổ sung dinh dưỡng sẽ khiến nấm dễ bị nhiễm các tạp
khuẩn, tạp nấm hơn.
Nhiệt độ: Là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của tơ nấm, và việc
hình thành quả thể. Ở giai đoạn ủ tơ, một số loài cần nhiệt độ từ 200C – 300C, một số
loài khác cần từ 270C – 320C, thậm chí 350C như loài P. tuber-regium. Để ra quả thể,
có loài cần nhiệt độ thấp 150C – 250C nhưng cũng có loài cần nhiệt độ cao hơn 250C –
320C (Lê Duy Thắng, 2001).
Độ ẩm (gồm độ ẩm giá thể và độ ẩm không khí): Độ ẩm rất quan trọng đối với
sự phát triển của tơ và quả thể. Nấm bào ngư yêu cầu độ ẩm giá thể khoảng 60 - 65%.
Trong thời kỳ tưới đón nấm, độ ẩm không khí không được dưới 70%, tốt nhất ở 70 95%. Độ ẩm thấp hơn 70% quả thể bị vàng và khô mép. Ở độ ẩm 50% nấm bào ngư
ngừng phát triển và chết, dạng bán cầu lệch và lá lục bình bị khô mặt, cháy vàng ở bìa
mép mũ nấm. Ngược lại, độ ẩm cao (95%) chưa hẳn đã tốt cho nấm, tai nấm dễ bị
nhũn và rũ xuống (Lê Duy Thắng, 2001).
Độ pH: Nấm bào ngư có khả năng chịu được sự giao động pH tương đối tốt. pH
môi trường có thể giảm xuống 4,4 hoặc tăng lên 9 tơ nấm vẫn mọc được. Tuy nhiên,
pH thích hợp đối với hầu hết các loài nấm bào ngư trong khoảng 5,0 - 7,0, pH thấp làm
quả thể không hình thành và ngược lại pH quá kiềm tai nấm bị dị hình (Lê Duy Thắng,
2001).
Ánh sáng: Không quan trọng trong giai đoạn nuôi tơ. Ánh sáng cần thiết cho
việc tạo nụ nấm. Ánh sáng tốt nhất là khoảng 200 lux, cường độ ánh sáng quá mạnh sẽ

ngăn cản việc hình thành nụ nấm, còn ánh sáng yếu làm chân nấm dài ra, mũ hẹp (Lê
Duy Thắng, 2001).
Độ thông thoáng : Nấm bào ngư cần thoáng khí để dễ dàng hấp thụ Oxy (O2) và
thải khí carbonic (CO2) để phát triển vì vậy nhà trồng nấm cần có độ thông thoáng vừa
phải, nhưng tránh gió lùa trực tiếp. Theo Nguyễn Hữu Đống và ctv (2003), độ thông
gió cần thiết trong giai đoạn nuôi sợi, khi nấm lên chỉ cần thông thoáng vừa phải.
2.8 Giá trị dinh dưỡng của nấm bào ngư
Theo Nguyễn Hữu Đống và ctv (2003), nấm bào ngư tươi chứa 30 % proteine,
2 % lipid, 58 % carbohydrate, trong nấm bào ngư có một số vitamin, khoáng chất
như : acid nicotinic, riboflavine, thiamine, acid ascorbic, Fe, Ca, P. Đặc biệt nấm bào


13

ngư có chứa đầy đủ 9 amino acid không thay thế là isoleucine, leucine, lysine,
methionine, phenylalanine, threonine, valine, tyrosine và trytophan.
Tuy nhiên, nấm bào ngư cũng chứa một lượng rất nhỏ arabitol nên khi ăn vào
có thể sẽ gây khó chịu trong đường tiêu hóa của một số cá thể.
Bảng 2.7 Thành phần acid amin trong một số loài nấm bào ngư
Đơn vị tính : g/100g proteine thô
Acid amin
P.sajor – caju
(phượng vỹ)
3,752
8,665
5,435
6,035
2,272
0,650
2,043

2,900
Chưa phân tích
6,350
2,463
1,025
10,237
1,237
7,983
4,371
2,375
1,148

Isoleucine
Leucine
Lysine
Phenylalanine
Tyrosine
Cystine
Methionine
Threonine
Tryptophan
Valine
Arginine
Histidine
Alanine
Acid asparaginic
Acid glutamic
Glycine
Proline
Serine


Loài nấm bào ngư
P.cornucopiae
P.ostreatus
(hoàng bạch)
(tím)
3,098
2,792
4,153
6,433
2,152
3,286
5,333
5,992
1,580
1,524
0,735
0,380
1,398
1,235
3,201
2,554
4,371
4,728
1,694
Chưa phân tích
1,122
4,203
9,124
7,775

1,032
4,924
3,644
5,975
3,130
5,165
2,237
2,720
0,322
0,270
Nguồn : Nguyễn Lân Dũng, 2002

Bảng 2.8Hàm lượng vitamine của một số loài nấm bào ngư
Đơn vị tính : mg/100g nấm khô
Loài nấm bào
ngư

C

B1

P.sajor – caju
(phượng vỹ)

111

P.floridanus
(Florida)

113


Vitamine
B2
Acid pantothenic

1,75

Acid
nicotinic
60,0

Acid folic

6,66

21,1

127,8

1,36

72,9

7,88

29,4

141,2

Nguồn : Nguyễn Lân Dũng, 2002



14

Bảng 2.9 Hàm lượng nguyên tố vi lượng trong một số loài nấm bào ngư
Đơn vi tính : mg/100g nấm khô
Nấm bào ngư
P.ostreatus
(tím)
P.cornucopiae
(hoàng bạch)
P.porrigens
(viên bào)

Nguyên tố vi lượng
Mg
P
Fe
174
140,6
5,0

Na
11

Ca
5

28


5

209

184,0

89

79

94

98,5

Cu
1,6

Zn
9,1

Mn
0,0013

21,4

1,0

9,9

0,0010


12,4

3,6

7,8

0,0014

Nguồn : Nguyễn Lân Dũng, 2002
2.8 Giá trị dược liệu của nấm bào ngư
Các nghiên cứu về dược lý của nấm bào ngư cho biết trong nấm có chất
pleutorin, chất này có tác dụng kháng khuẩn gram dương, kháng tế bào ung thư và làm
giảm cholesterol trong máu (Chanh Đara,2007).
Đông y cho rằng nấm bào ngư có vị ngọt, tính ấm, có thể chữa được bệnh tiểu
đường, bệnh mỡ máu.
Theo Nguyễn Lân Dũng (2002), đã có một số nghiên cứu về đặc tính dược liệu
của nấm bào ngư như sau :
- Thử nghiệm về ung thư ở chuột bạch cho thấy dùng nước nóng chiết xuất nấm
bào ngư (P.ostreatus) có thể làm tiêu hoàn toàn khối u với tỷ lệ 50% ở chuột.
- Nghiên cứu của S.C Tam (1986) cho thấy nấm bào ngư phượng vỹ (P.sajor –
caju) có tác dụng làm hạ huyết áp.
- Theo nghiên cứu của Phó Liên Giang (1985) thì nếu ăn nấm bào ngư với
lượng 2,5g/kg cơ thể, sau 40 ngày lượng cholesteron trong máu đã giảm từ 253,13mg
xuống còn 193,12mg. Nếu ăn nấm bào ngư với lượng cao gấp đôi (5g/kg cơ thể) thì
sau 40 ngày, lượng cholesteron trong máu giảm xuống chỉ còn 128,75 mg.
2.9 Nguyên liệu trồng nấm bào ngư
Nấm bào ngư thuộc nhóm phá hoại gỗ, sống chủ yếu hoại sinh, mặc dù có một
số loài có đời sống ký sinh như P.ostreatus, P.eryngii… (Kreiself, 1961). Do vậy đa số
nguyên liệu để trồng nấm bào ngư đều chứa cellulose. Nhưng hàm lượng cellulose

trong cơ chất thường thấp hơn 50 %, còn lại là lignin, hemicellulose và khoáng (trích
dẫn bởi Trần Văn Mão, 2004)


15

Hiện nay nguyên liệu trồng nấm bào ngư phổ biến là mùn cưa, rơm rạ. Tuy
nhiên, vẫn còn những phế phẩm nông nghiệp chứa nhiều cellulose, có thể sử dụng để
trồng nấm bào ngư nhưng lại chưa được chú ý nhiều như bã mía, vỏ trấu.
Theo Nguyễn Văn Bình và ctv (1996) bã mía chiếm 25 – 30 % trọng lượng mía
ép, trong bã mía có 49% nước, 45 – 55 % cellulose, 2,5 % chất hòa tan (đường). Một
nghiên cứu khác cho biết trong bã mía có 39,2 % cellulose, 19,7 % hemicellulose, 17,8
% lignin, 1,5 % protein.
Theo SGGP (2001), trong bã mía có chứa một lượng xenlulô rất cao, có thể
nuôi được các loại nấm rơm, nấm sò, mộc nhĩ, nấm mỡ, nấm hương và nấm linh chi.
Nếu tận dụng nguồn bã mía hiện nay cho việc nuôi nấm, mỗi năm có thể thu về 250
triệu USD.
Thế nhưng, 2,5 triệu tấn bã mía/năm tập trung ở khoảng 40 nhà máy mía đường
lớn trong cả nước lại chưa được tận dụng đúng mức.
Căn cứ vào kết quả thí nghiệm và các số liệu thống kê, các nhà khoa học thuộc
Trung tâm Công nghệ sinh học thực vật (Viện Di truyền Nông nghiệp) đã đi tới nhận
xét, nuôi nấm trên bã mía cũng đưa lại năng suất tương đương với rơm rạ, mùn cưa...
Thậm chí, ở nấm sò và mộc nhĩ, phương pháp này còn đem lại năng suất cao hơn. Sau
đây là vài số liệu so sánh cụ thể:
- Năng suất trung bình của nấm rơm trên bã mía khô đạt 12,08%, trong khi trên
rơm rạ khô đạt 12,6% (tính phần trăm sản phẩm tươi trên nguyên liệu khô).
- Năng suất trung bình của nấm mỡ trên bã mía khô đạt 23,2% (trên rơm rạ khô
đạt 26,2%).
- Năng suất của nấm linh chi trên bã mía khô đạt 11,35% (trên mùn cưa cao su
khô đạt 9,52%).

- Năng suất của nấm sò trên bã mía khô đạt 80% (trên rơm rạ khô đạt 78,12%).
- Năng suất của mộc nhĩ trên bã mía khô đạt 95,04% (trên mùn cưa khô đạt
93,92%).
Nếu sử dụng hết lượng bã mía vào sản xuất nấm các loại, sẽ tạo việc làm cho
khoảng 300.000-500.000 người, tạo lượng sản phẩm có giá trị khoảng 250 triệu
USD/năm. Ngoài ra, việc nuôi nấm sẽ làm cho môi trường trong sạch do giải quyết
được lượng rác thải do bã mía gây ra.


×