Tải bản đầy đủ (.pdf) (43 trang)

Nghiên cứu một số giải pháp phát triển phong trào tập luyện bóng chuyền trên địa bàn huyện mộc châu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (608.66 KB, 43 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC

PHÙNG TIẾN ĐẠT

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN PHONG
TRÀO TẬP LUYỆN BÓNG CHUYỀN TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN MỘC CHÂU

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Sơn La, tháng 5 năm 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC

PHÙNG TIẾN ĐẠT

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN PHONG
TRÀO TẬP LUYỆN BÓNG CHUYỀN TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN MỘC CHÂU

Nhóm ngành: Giáo dục Thể chất
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngƣời hƣớng dẫn: Ths. Lê Thị Nga

Sơn La, tháng 5 năm 2018


LỜI CẢM ƠN


Để hoàn thành đề tài em xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc tới :
Phòng Quản lý Khoa học và Quan hệ Hợp tác Quốc tế Trƣờng Đại Học
Tây Bắc đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ em về mọi mặt trong thời gian em thực
hiện đề tài này.
Em xin gửi lời cảm đến toàn thể quý Thầy Cô trong khoa TDTT và đặc
biệt là Cô Lê Thị Nga đã trực tiếp hƣớng dẫn, tận tình giúp đỡ, chỉ bảo em hoàn
thành đề tài này trong suốt thời gian qua.
Qua đây tôi cũng gửi lời cảm ơn tới tất cả các đội bóng chuyền trên địa
bàn huyện Mộc Châu đã giúp đỡ tạo mọi điều kiện tốt nhất để tôi thực hiện đề
tài này.
Đây là đề tài đầu tiên em thực hiện nghiên cứu khoa học nên còn gặp
nhiều khó khăn và thiếu sót. Em rất mong nhận đƣợc nhiều ý kiến đóng góp của
quý Thầy Cô để đề tài của em đƣợc hoàn thiện và đầy đủ hơn
Em xin chân thành cảm ơn!
Sơn La tháng 5 năm 2018
Thực hiện đề tài

Phùng Tiến Đạt


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CLB

: Câu lạc bộ

ĐH

: Đại Học

GDTT


: Gia đình thể thao

GDTC

: Giáo dục thế chất

GS

: Giáo Sƣ

HDV

: Hƣớng dẫn viên

TDTT

: Thể dục thể thao

TW

: Trung ƣơng

TT

: Thể thao

THCS

: Trung học cơ sở


THPT

: Trung học phổ thông

UBND

: Ủy ban nhân dân

VĐV

: Vận động viên

VHTT

: Văn hóa thể thao


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1
1.Lý do chọn đề tài ............................................................................................. 1
2. Mục đích nghiên cứu ...................................................................................... 3
3. Nhiệm vụ nghiên cứu ..................................................................................... 3
3.1. Nhiệm vụ 1: Thực trạng về phong trào tập luyện bóng chuyền trên địa bàn
huyện Mộc Châu ................................................................................................ 3
3.2. Nhiệm vụ 2: Lựa chọn giải pháp phát triển phong trào tập luyện bóng
chuyền trên địa bàn huyện Mộc Châu................................................................. 3
4. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu ................................................................ 3
4.1 Đối tƣợng nghiên cứu ................................................................................... 3
4.2. Khách thể nghiên cứu .................................................................................. 3

5. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................ 3
6. Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................................ 4
6.1. Phƣơng pháp phân tích và tổng hợp tài liệu ................................................. 4
6.2. Phƣơng pháp phỏng vấn toạ đàm ................................................................. 4
6.3. Phƣơng pháp quan sát sƣ phạm ................................................................... 4
6.4. Phƣơng pháp kiểm tra sƣ phạm ................................................................... 4
6.5. Phƣơng pháp toán học thống kê ................................................................... 5
7. Kế hoạch và tổ chức nghiên cứu ..................................................................... 6
7.1. Thời gian nghiên cứu ................................................................................... 6
7.2. Địa điểm nghiên cứu ................................................................................... 6
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ............................ 7
1.1. Vai trò TDTT nói chung và bóng chuyền nói riêng với việc phát triển và
nâng cao sức khỏe con ngƣời. ............................................................................ 7
1.2. Một số quan điểm của Đảng và Nhà nƣớc về phát triển TDTT .................... 9
1.3. Một số định hƣớng phát triển TDTT ở huyện Mộc Châu. .......................... 10
1.4. Định hƣớng của huyện Mộc Châu về phát triển phong trào Bóng chuyền.. 11


CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG PHONG TRÀO TẬP LUYỆN BÓNG CHUYỀN
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN MỘC CHÂU ......................................................... 13
2.1. Đánh giá thực trạng phong trào tập luyện môn Bóng chuyền trên địa bàn
huyện Mộc Châu - Sơn La. ............................................................................... 13
2.1.1. Thực trạng về cơ sở vật chất và phong trào tập luyện các môn thể thao ở
khu vực huyện Mộc Châu................................................................................. 13
2.1.2. Thực trạng về cơ sở vật chất phục vụ cho bóng chuyền huyện Mộc Châu. .... 16
2.1.3. Thực trạng về trình độ cán bộ văn hóa thể thao. ............................................... 18
2.1.4. Thực trạng về hệ thống tổ chức thi đấu bóng chuyền trong huyện Mộc
Châu. ................................................................................................................ 19
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU PHONG
TRÀO TẬP LUYỆN BÓNG CHUYỀN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN MỘC

CHÂU .............................................................................................................. 21
3.1. Những giải pháp mà huyện Mộc Châu đã áp dụng để khai thác phát triển
phong trào bóng chuyền ở trong huyện ở những năm gần đây. ......................... 21
3.1.1 Giải pháp tăng cƣờng đầu tƣ về cơ sở vật chất. ........................................ 21
3.1.2. Giải pháp thành lập thêm câu lạc bộ bóng chuyền nhằm nâng cao hiệu quả
việc thành lập thêm câu lạc bộ bóng chuyền đã đƣợc phòng văn hóa thông tin
thể thao phối hợp với lãnh đạo các xã để thành lập. .......................................... 22
3.2. Xây dựng 1 số giải pháp và ứng dụng để khai thác tiềm năng nhằm phát
triển môn bóng chuyền ở huyện Mộc Châu – Sơn La. ...................................... 23
3.2.1. Cơ sở để lựa chọn giải pháp. ................................................................... 24
3.2.2. Xây dƣng 1 số biện pháp để khai thác tiềm năng phát triển bóng chuyền
cho huyện Mộc Châu........................................................................................ 25
3.1.3 Áp dụng các giải pháp vào thực tiễn ( từ10/2017 đến 05/2018) ............... 31
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................... 33
1. Kết luận ........................................................................................................ 33
2. Kiến nghị...................................................................................................... 33
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................ 1


ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
Đất nƣớc ta đã trải qua một quá trình lâu dài để giải phóng đất nƣớc. Các
thế hệ cha ông ta đã đổ biết bao nhiêu mồ hôi, xƣơng máu cho cuộc đấu tranh vì
dân sinh này. Giờ đây khi đất nƣớc đã hoàn toàn giải phóng thế hệ con cháu
chúng ta không thể quên những công lao to lớn này và tự hào về truyền thồng
của dân tộc mình. Để tiếp nối và phát huy truyền thống đó thế hệ trẻ chúng ta
phải góp phần vào công cuộc bảo vệ và xây dựng tổ quốc, đƣa đất nƣớc phát
triển lâu bền và vững mạnh.
Trong thời kì này khi mà chúng ta đang xây dựng cơ sở vật chất cho chủ
nghĩa xã hội, nền kinh tế đã có những bƣớc phát triển mạnh mẽ. Kinh tế tăng

trƣởng nhanh, đời sống nhân dân đƣợc cải thiện, nhu cầu rèn luyện sức khỏe tập
luyện thể dục thể thao ngày càng đông ngƣời tham gia vì thế phong trào thể thao
đƣợc phát triển mạnh mẽ cả chiều rộng lẫn chiều sâu.
Trong những năm gần đây nền thể dục thể thao đã gặt hái đƣợc nhiều thành
công đặc biệt là các kỳ đại hội thể thao Đông Nam Á (Seagames). Điều này
chứng tỏ sức mạnh và vị thế của Việt Nam trên đấu trƣờng quốc tế, với khẩu
hiệu “Khỏe để xây dựng và bảo vệ tổ quốc” càng cho thấy sự nghiệp thể dục thể
thao không chỉ là nguyện vọng của nhân dân mà còn là một yêu cầu không thể
thiếu của xã hội văn minh tiến bộ.
Thể dục thể thao là một phƣơng tiện rất hữu hiệu để củng cố tăng cƣờng
sức khỏe nhân dân và phát triển con ngƣời toàn diện, hài hòa với đủ 5 phẩm
chất: Đức, trí, thể, mĩ, lao động. Đây là vấn đề đƣợc Đảng và Nhà nƣớc quan
tâm đầu tƣ phát triển cụ thể nhƣ Đảng và Nhà nƣớc ta đã xây dựng chiến lƣợc
phát triển TDTT từ năm 2004 – 2010 đã có các chỉ thị nghị quyết để chỉ đạo cho
ngành TDTT, đây chính là định hƣớng đúng đắn, là cơ sở pháp lý quan trọng tạo
điều kiện thuận lợi cho sự phát triển TDTT nƣớc nhà. Là tiền đề hình thành các
loại hình, các hình thức tập luyện TDTT trong quần chúng nhân dân.

1


Từ khi đất nƣớc ta đƣợc hoàn toàn giải phóng đến nay thì TDTT nói chung
và bóng chuyền nói riêng đã không ngừng lớn mạnh. Số ngƣời tham gia tập
luyện TDTT thƣờng xuyên ngày một tăng.
Bóng chuyền là môn thể thao đƣợc rất đông ngƣời dân Mộc Châu yêu thích
và tham gia tập luyện, nó nhƣ một món ăn tinh thần không thể thiếu đối với
ngƣời dân nơi đây.
Huyện Mộc Châu là một huyện có phong trào tập luyện bóng chuyền phát
triển khá mạnh so với các huyện khác trong tỉnh. Trên địa bàn huyện đâu đâu
chúng ta cũng thấy sân bóng chuyền và ngƣời tập bóng chuyền ở mọi lứa tuổi

già, trẻ, gái, trai. Nhiều tầng lớp trong xã hội đều tham gia tập luyện, nhƣng
nhiều hơn cả là lứa tuổi thanh thiếu niên trong huyện. Trong khi các môn khác
nhƣ cầu lông, bóng đá, võ cũng đƣợc nhiều ngƣời tham gia tập luyện có khoảng
20050 ngƣời tham gia thƣờng xuyên tập luyện TDTT trong khi đó bóng chuyền
có 6000 ngƣời tham gia tập luyện thƣờng xuyên.
Huyện Mộc Châu có 15 xã và 2 thị trấn với dân cƣ khoảng 350.000 ngƣời,
toàn huyện có 20 câu lạc bộ bóng chuyền. Đa số ngƣời dân tham gia tập luyện
một cách tự do không có tổ chức, không có ngƣời hƣớng dẫn, điều đó ảnh
hƣởng đến hứng thú tập luyện đặc biệt là ảnh hƣởng đến thành tích của môn thể
thao này trong những lần tham dự các giải do tỉnh tố chức. Chính vì vậy để nâng
cao thành tích của môn bóng chuyền thì một trong các mục tiêu phát triển TDTT
của huyện, hàng năm huyện đã coi bóng chuyền là môn thể thao mũi nhọn và
đƣợc tập trung đầu tƣ để phát triển, huyện đã áp dụng các giải pháp để khai thác
một số tiềm năng về bóng chuyền nhƣng hiệu quả thu đƣợc không cao, các giải
pháp chƣa khai thác triệt để. Chẳng hạn nhƣ diện tích đất cung cấp cho bóng
chuyền rất lớn trên 60ha nhƣng mới chỉ đầu tƣ khai thác đƣợc 24ha sân chiếm
40% diện tích đất, trong đó 85% sân là do nhân dân tự xây dựng nên còn đơn
giản và không đúng kích thƣớc quy định nên khi gặp thời tiết bất lợi nhƣ mƣa
thì sân trơn trƣợt rất khó cho tập luyện. Số câu lạc bộ đƣợc thành lập quá ít.
Hoạt động câu lạc bộ chƣa thu hút nhiều ngƣời tham gia, hiệu quả không cao

2


nên đa số quần chúng tập tự do không có tổ chức và ngƣời hƣớng dẫn từ đó hạn
chế chiều sâu của phong trào.
Để tạo điều kiện cho phong trào tập luyện bóng chuyền một cách có hệ
thống và tổ chức, trên cơ sở đó góp phần phát triển và nuôi dƣỡng những tài
năng trẻ, xây dựng bóng chuyền đỉnh cao trong địa bàn huyện Mộc Châu cũng
nhƣ của tỉnh sau này. Chúng tôi mạnh dạn đặt vấn đề nghiên cứu:

“Nghiên cứu một số giải pháp phát triển phong trào tập luyện môn bóng
chuyền trên địa bàn huyện Mộc Châu”
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu giải pháp chủ yếu nhằm phát triển phong trào bóng chuyền trên
địa bàn huyện Mộc Châu. Từ đó phát hiện nuôi dƣỡng những tài năng trẻ, xây
dựng một hệ thống để có cơ sở phát triển bóng chuyền tỉnh sau này.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt mục đích nghiên cứu nêu trên, đề tài xác định giải quyết 2 nhiệm vụ
nghiên cứu sau.
3.1. Nhiệm vụ 1: Thực trạng về phong trào tập luyện bóng chuyền trên địa
bàn huyện Mộc Châu
3.2. Nhiệm vụ 2: Lựa chọn giải pháp phát triển phong trào tập luyện bóng
chuyền trên địa bàn huyện Mộc Châu.
4. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Thực trạng và giải pháp pháp phát triển phong trào tập luyện bóng chuyền
trên địa bàn huyện Mộc Châu.
4.2. Khách thể nghiên cứu
120 đội trƣởng của các CLB bóng chuyền trong toàn huyện Mộc Châu.
5. Phạm vi nghiên cứu
Do điều kiện thời gian có hạn, nên đề tài tập trung vào nghiên cứu các vấn
đề sau:
- Thực trạng về phong trào tập luyện bóng chuyền trên địa bàn huyện Mộc
Châu.
3


- Giải pháp phát triển phong trào tập luyện bóng chuyền trên địa bàn huyện
Mộc Châu.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu

Để giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu trên, đề tài đã sử dụng các phƣơng
pháp nghiên cứu sau:
6.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu
Trong quá trình nghiên cứu đề tài đã tham khảo một số tài liệu có liên quan
đến vấn đề nghiên cứu (đã đƣợc trình bày trong danh mục các tài liệu tham
khảo). Thông qua việc phân tích, tổng hợp các tài liệu đó, là cơ sở lý luận cho
việc đánh giá sự phát triển thể chất của đối tƣợng nghiên cứu và thu thập các số
liệu để so sánh và đối chứng với các số liệu đã thu thập đƣợc của quá trình
nghiên cứu, đồng thời phân tích, tập hợp các giải pháp có hiệu quả của các tác
giả cùng hƣớng nghiên cứu tƣơng tự để lựa chọn và ứng dụng trong điều kiện
nghiên cứu và thực tiễn của đề tài.
6.2. Phương pháp phỏng vấn toạ đàm
Là phƣơng pháp đƣợc sử dụng trong quá trình tham khảo ý kiến các chuyên
gia về lĩnh vực nghiên cứu của đề tài. Đối tƣợng phỏng vấn của chúng tôi gồm:
120 đội trƣởng của các CLB bóng chuyền trong toàn huyện Mộc Châu.
6.3. Phương pháp quan sát sư phạm
Là phƣơng pháp căn cứ từ cơ sở lý luận về một số cơ cấu tổ chức và kinh
nghiệm thực hiện nó để tạo nên mô hình tổ chức về chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn trong điều kiện kinh tế xã hội nhất định với sự phát triển về công tác cán bộ
TDTT, sử dụng kinh phí cho môn bóng chuyền.
6.4. Phương pháp kiểm tra sư phạm
Dùng phƣơng pháp này với mục đích đƣa các giải pháp đã đề xuất vào quá
trình kiểm nghiệm thực tiễn nhằm đánh giá hiệu quả của các giải pháp.

4


6.5. Phương pháp toán học thống kê
Đề tài đã sử dụng phƣơng pháp này vào việc sử dụng các số liệu, tính phần
trăm các nội dung trả lời trong từng phiếu phỏng vấn với tổng số phiếu, so sánh

kết quả điều tra giữa các nhóm về nội dung điều tra, trong quá trình xử lý các số
liệu đề tài, các tham số và các công thức toán học thống kê truyền thống đƣợc
trình bày trong cuốn “đo lƣờng thể thao”, “Những cơ sở toán học thống kê”,
“phƣơng pháp thống kê trong TDTT”
n

Giá trị trung bình: x 

x
i 1

i

n

Trong đó : x : Là số trung bình
xi : Là tần số quan sát



n: Là tổng số ngƣời tham gia

: Là ký hiệu tổng cộng
n

Phƣơng sai chung:  
2
x

 ( x  x)

i

i 1

n 1

2

(n  30)

Độ lệch chuẩn:  x   x2 (n>30)
Hệ số biến sai:

cv =

x
x

.100%(n  30)

Tính t –Student: So sánh hai giá trị trung bình quan sát
t=

x A  xB

2
nA




2

(n A  30; n B  30)

nB

đánh giá:
- t< t0,05 : Sự khác biệt không có ý nghĩa, hoặc không có đủ độ tin cậy
mang tính chất ngẫu nhiên ỏ ngƣỡng xác suất P> ,0,05.
-

t  t0,05 : Sự khác biệt có ý nghĩa hoặc đủ độ tin cậy ở ngƣỡng xác

suất P<0,05.
Nhịp độ tăng trƣởng (W%): W =

v1  v2
.100
0,5(v1  v 2 )

5


7. Kế hoạch và tổ chức nghiên cứu
7.1. Thời gian nghiên cứu
Chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài từ tháng 10 năm 2017 đến tháng 05
năm 2018 và đƣợc chia làm 3 giai đoạn nghiên cứu sau:
Giai đoạn 1: Từ 10/2017 đến 11/2017
- Xác định vấn đề nghiên cứu
Giai đoạn 2: Từ 11/2017 đến 12/2017

- Lập kế hoạch nghiên cứu, hoàn thiện đề cƣơng của đề tài.
Giai đoạn 3: Từ 12/2017 đến 05/2018
- Đánh giá thực trạng của các vấn đề nghiên cứu
- Xây dựng phiếu phỏng vấn
- Phỏng vấn một số chuyên gia về lĩnh vực nghiên cứu của đề tài
- Tiến hành tổ chức thực nghiệm
- Thu thập số liệu nghiên cứu
- Hoàn thiện đề tài, rút ra kết luận
- Báo cáo kết quả nghiên cứu trƣớc Hội đồng nghiệm thu.
7.2. Địa điểm nghiên cứu
Trƣờng ĐH Tây Bắc
Trung tâm văn hóa – thông tin – thể thao huyện Mộc Châu

6


CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Vai trò Thể Dục Thể Thao nói chung và bóng chuyền nói riêng với
việc phát triển và nâng cao sức khỏe con ngƣời.
Chức năng sức khỏe.
Sức khỏe là vốn quý nhất của con ngƣời theo triết lý sống của ngƣời Trung
Hoa, sức khỏe đƣợc ví nhƣ trung tâm của con ngƣời. Do đó, nâng cao sức khỏe
cho ngƣời dân chính là chức năng quan trọng nhất khi tham gia tập luyện TDTT
đồng thời là yếu tố tác động trực tiếp tới lao động và sản xuất ở vùng nông thôn.
Khi tham gia tập luyện một môn thể thao một cách thƣờng xuyên, khoa học đều
có tác dụng phát triển sức khỏe và hoàn thiện con ngƣời, giảm bớt bệnh tật, làm
đẹp thể hình về mặt thẩm mỹ góp phần phát triển con ngƣời toàn diện. Đặc biệt
là môn bóng chuyền, việc tham gia tập luyện đòi hỏi sự vận động của toàn bộ cơ
thể giúp cho quá trình trao đổi năng lƣợng, phát triển tốt hơn các cơ quan chức

năng của cơ thể nhƣ hệ bài tiết, hệ tiêu hóa, hệ hô hấp, hệ thần kinh… Sự đa
dạng của các kĩ năng - kĩ xảo vận động và hành động thi đấu khác nhau không
chỉ về cƣờng độ dùng sức mà cả về cấu trúc phối hợp sẽ tạo điều kiện phát triển
các tố chất thể lực của con ngƣời nhƣ: sức nhanh, sức mạnh, sức bền, mềm dẻo
và tính khéo léo trong phối hợp vận động.
Đồng thời việc tập luyện và thi đấu bóng chuyền có tác dụng tích cực tới
việc phát triển và hoàn thiện khả năng thích ứng và định hƣớng nhanh cho ngƣời
tập, bởi vì tập luyện và thi đấu bóng chuyền đòi hỏi kĩ thuật hợp lí nhất trong
vốn dự trữ về kĩ thuật của mình, biết nhanh chóng chuyển từ một hành động này
đến hành động khác giúp đạt đƣợc tính linh hoạt cao của quá trình thần kinh.
Do đó, để nâng cao sức khỏe cho ngƣời dân, đẩy mạnh phong trào TDTT
nông thôn, đây chính là tiền đề để nâng cao năng xuất lao động, phát triển kinh
tế nông thôn.
Chức năng giải trí.
Tham gia tập luyện TDTT là một phƣơng tiện làm phong phú thêm đời
sống tinh thần của ngƣời dân, nhất là môn bóng chuyền khi tham gia tập luyện
7


môn thể thao này thƣờng xuyên không chỉ phát triển thể chất mà còn có khả
năng điều chỉnh đƣợc tâm lý cũng nhƣ rèn luyện đƣợc phẩm chất đạo đức cần
thiết trong cuộc sống. Tập luyện bóng chuyền sẽ tạo cho con ngƣời tinh thần
thoải mái hƣng phấn trong lao động.
Tác động thẩm mĩ với con ngƣời rất lớn, tác động này không chỉ giới hạn
trong quá trình tập luyện bóng chuyền con ngƣời sẽ đạt đƣợc sự phát triển hài
hòa về cơ thể vẻ đẹp và sức truyền cảm của các động tác mà còn thông qua sự
hiệp đồng hành động khi thực hiện phối hợp các chiến thuật, bản thân cuộc đua
tranh trong thi đấu và niềm vui chiến thắng sẽ mang tới sự sảng khoái sâu sắc.
Chức năng xã hội
Ta đã biết chức năng của TDTT luôn gắn liền với sự phát triển của xã hội.

Vì khi xã hội phát triển thì nhu cầu tập luyện TDTT ngày càng tăng thông qua
đó nó làm cho ngƣời tham gia tập luyện thể thao có sức khỏe và tinh thần tốt
phục vụ đắc lực cho sự phát triển xã hội.
Hiện nay có không ít những doanh nghiệp ở địa phƣơng tham gia các hoạt
động TDTT trong đó có cả môn bóng chuyền. Khi tham gia tập luyện môn bóng
chuyền đòi hỏi ngƣời tập phải biết kết hợp động tác một cách nhịp nhàng và hài
hòa giữa các động tác. Ví dụ các kỹ thuật cơ bản nhƣ chuyền bóng thấp tay, cao
tay, phát bóng… Khi thực hiện các động tác yêu cầu ngƣời tập phải tập trung
chú ý cao, lặp lại nhiều lần, qua đó giúp cho ngƣời tập từng bƣớc tăng cƣờng
sức mạnh tay, chân và toàn thân từ đó hình thành khả năng xử lí nhanh nhẹn,
tháo vát, khéo léo tạo điều kiện thích ứng với những hoạt động phức tạp trong
lao động sản xuất cũng nhƣ trong sinh hoạt hàng ngày.
TDTT có tác dụng phát triển mối quan hệ về kinh tế chính trị và nhiều lĩnh
vực khác. Thông qua tập luyện TDTT làm tăng cƣờng tình thân thiết và hữu
nghị giữa ngƣời với ngƣời, giữa các ngành, các dân tộc, các nƣớc tạo sự đoàn
kết ổn định và phát triển. Thông qua việc tập luyện TDTT nó góp phần tích cực
vào việc đẩy lùi tệ nạn xã hội, làm trong sạch đời sống xã hội.
Chức năng giáo dục.

8


Giáo dục là nhiệm vụ hàng đầu trong chiến lƣợc phát triển của mọi quốc
gia trên thế giới. Một nền giáo dục toàn diện phải đạt đƣợc mục đích phát triển
con ngƣời về mọi mặt đức, trí, thể, mĩ và lao động.
Tập luyện và thi đấu bóng chuyền là một quá trình rèn luyện bồi dƣỡng con
ngƣời phát triển toàn diện về tâm lý, ý chí, tính quyết đoán, tính kiên trì, kỉ luật,
lòng dũng cảm, lòng khát khao đạt đƣợc mục tiêu là chiến thắng trong thi đấu.
Thông qua thi đấu sẽ dạy cho ngƣời tập biết hành động tập thể, thƣờng xuyên
hợp tác và giúp đỡ lẫn nhau điều đó sẽ góp phần giáo dục ý chí trách nhiệm

trƣớc tập thể, tình cảm bạn bè, tính tập thể cho ngƣời tập.
Do đó từ lâu môn bóng chuyền đã đƣợc đƣa vào trƣờng học nhƣ một môn
chính trong giờ thể dục hay hoạt động ngoại khóa sau giờ học tập.
1.2. Một số quan điểm của Đảng và Nhà nƣớc về phát triển Thể Dục
Thể Thao
Thể Dục Thể Thao là một bộ phận của nền văn hóa, một nhu cầu của cuộc
sống, có sức hấp dẫn đối với những ngƣời tham gia hoạt động TDTT trực tiếp
hay gián tiếp. Những lợi ích mang lại từ hoạt động TDTT cho con ngƣời và xã
hội là hết sức to lớn. Với ý nghĩa đó ngay từ những ngày đầu đất nƣớc giành
đƣợc độc lập tự do, Đảng và Nhà nƣớc ta đã quan tâm tới sự nghiệp phát triển
TDTT nƣớc nhà. Nha Thể dục trung ƣơng thuộc bộ thanh niên đƣợc thành lập
ngày 30/01/1946 là bƣớc quan trọng đầu tiên trên con đƣờng phát triển sự
nghiệp TDTT nƣớc nhà.
Những năm vừa qua TDTT nƣớc ta đã có những bƣớc phát triển mới từ nền
kinh tế theo cơ chế thị trƣờng, đứng trƣớc tình hình mới, hoạt động TDTT cũng
chịu nhiều tác động tích cực và tiêu cực. Để nền TDTT phát triển theo đúng
hƣớng, quan điểm TDTT của dân, do dân, vì dân. Đảng và Nhà nƣớc đã kịp thời
có những chỉ thị, nghị quyết thể hiện rõ quan điểm của mình về công tác TDTT.
Trong chỉ thị 36 – CT/TW ngày 24/03/1994 của ban bí thƣ TW Đảng khóa VII
đã xác định “Mục tiêu cơ bản, lâu dài của công tác TDTT là hình thành nền
TDTT phát triển tiến bộ, góp phần nâng cao sức khỏe, thể lực đáp ứng nhu cầu
văn hóa, tinh thần của nhân dân giáo dục nhân cách đạo đức, lối sống lành mạnh
9


làm phong phú thêm đời sống tinh thần của nhân dân, nâng cao năng xuất lao
động xã hội và sức chiến đấu của lực lƣợng vũ trang. Xây dựng nền TDTT có
tính dân tộc, khoa học và nhân dân giữ gìn và phát huy bản sắc và truyền thống
dân tộc đồng thời nhanh chóng tiếp thu có chọn lọc những thành tựu hiện đại
phát triển rộng rãi phong trào TDTT quần chúng với khẩu hiệu “Khỏe để xây

dựng và bảo vệ tổ quốc” từng bƣớc xây dựng lực lƣợng thể thao chuyên nghiệp
đỉnh cao.
Trong quy hoạch xây dựng, phát triển ngành TDTT Đảng và Nhà nƣớc ta
chỉ rõ: “Ngành TDTT phải xây dựng định hƣớng phát triển có tính chiến lƣợc,
trong đó quy định các môn thể thao và các hình thức hoạt động mang tính phổ
cập đối với mọi lứa tuổi, tạo thành phong trào tập luyện rộng rãi trong quần
chúng”.
Thực hiện theo đúng đƣờng lối quan điểm của Đảng và Nhà nƣớc việc
nghiên cứu xác định các giải pháp để phát triển bóng chuyền ở huyện Mộc Châu
tỉnh Sơn La đều phải xuất phát từ những định hƣớng và quan điểm của Đảng và
Nhà nƣớc về sự nghiệp TDTT xã hội chủ nghĩa.
1.3. Một số định hƣớng phát triển Thể Dục Thể Thao ở huyện Mộc
Châu.
Trên cơ sở nhận thức đúng đắn quan điểm, đƣờng lối của Đảng và Nhà
nƣớc, chiến lƣợc phát triển của ngành TDTT, Sở TDTT Sơn La đã xác định mục
tiêu phát triển của ngành TDTT từ năm 2003 – 2010 là phát triển phong trào tập
luyện TDTT quần chúng, mở rộng các hình thức tổ chức tập luyện và thi đấu
TDTT trong các tầng lớp dân cƣ, nâng cao sức khỏe và phong phú đời sống văn
hóa tinh thần của nhân dân lao động. Đồng thời phát triển TDTT thành tích cao,
nhất là các môn thể thao truyền thống phát hiện tuyển chọn và đào tạo tài năng
thể thao ngay từ cơ sở, phấn đấu đƣa phong trào TDTT tỉnh Sơn La có vị trí
xứng đáng trong phong trào TDTT của cả nƣớc. Trong chiến lƣợc phát triển các
môn thể thao tỉnh Sơn La ƣu tiên đầu tƣ phát triển các môn thể thao truyền
thống có khả năng giành đƣợc thành tích cao trong các lần tham gia các giải
trong nƣớc, đặc biệt là các kì đại hội toàn quốc.
10


Bóng chuyền là một trong số các môn đƣợc tỉnh đầu tƣ để phát triển rộng
rãi trong nhân dân, làm tiền đề cơ sở tiến tới thành lập các lớp năng khiếu đào

tạo các vận động viên chuyên nghiệp cho tỉnh. Thực hiện nghị quyết đại hội
Đảng toàn quốc lần thứ IX. Đại hội Đảng bộ tính đến lần thứ XV, đại hội Đảng
toàn huyện lần thứ XVIII và các nghị quyết, chỉ thị của Đảng và Nhà nƣớc, của
Ủy ban TDTT (nay là bộ phận văn hóa thể thao và du lịch) về công tác TDTT.
Phòng văn hóa thông tin thể thao huyện Mộc Châu đã xác định mục tiêu phát
triển TDTT từ năm 2003 – 2010.
Trong mục tiêu phát triển thể thao quần chúng và thể thao thành tích cao
nhƣ sau:
Phấn đấu số ngƣời tập luyện TDTT thƣờng xuyên 20 – 30% tổng số dân.
Số gia đình thể thao 17 – 25%.
Số câu lạc bộ TDTT là 180 câu lạc bộ (các môn).
Học sinh tham gia rèn luyện thân thể 100% và học sinh đạt tiêu chuẩn rèn
luyện thân thể 95%.
Số trƣờng thực hiện nội dung giảng dạy và có đủ giáo viên chuyên ngành
giáo dục thể chất 100%.
Số trƣờng tổ chức các hoạt động ngoại khóa 80% tổng số trƣờng.
Mở lớp nghiệp dƣ đào tạo một số môn trọng tâm nhƣ: Bóng chuyền, Cầu
lông, Bóng đá.
Nâng cao thành tích các môn: Võ, Bơi, Bóng đá, Bóng chuyền.
Mở lớp đào tạo hƣớng dẫn viên - trọng tài cho các môn thể thao, tập trung
vào các môn bóng chuyền, vật, võ, bóng đá.
1.4. Định hƣớng của huyện Mộc Châu về phát triển phong trào Bóng
chuyền.
Từ những mục tiêu chung đặt ra cho các hoạt động TDTT của huyện để
thúc đẩy, phát triển phong trào Bóng chuyền mạnh hơn nữa về chiều rộng và
chiều sâu, huyện đã có một số định hƣớng phát triển phong trào từ năm 2010 2015 nhƣ sau:

11



Phấn đấu số ngƣời tập luyện Bóng chuyền thƣờng xuyên đạt 12% dân số
của huyện.
Phát triển phong trào ngày càng sâu rộng, đồng thời tổ chức phong trào tập
luyện của quần chúng có tổ chức hơn.
Thành lập các câu lạc bộ Bóng chuyền tƣơng đƣơng với mỗi xã và thị trấn
một câu lạc bộ Bóng chuyền.
Mở các lớp đào tạo hƣớng dẫn viên, trọng tài cho các câu lạc bộ, các xã.
Tổ chức các giải vô địch Bóng chuyền.
Phấn đấu đạt thành tích cao trong các lần tham gia những giải do tỉnh tổ
chức.
Tranh thủ vận động các đơn vị, doanh nghiệp, các cá nhân tài trợ tạo kinh
phí cho phong trào hoạt động.
Những định hƣớng đặt ra ở trên là hoàn toàn có cơ sở để thực hiện thành
công dựa trên tiềm năng của môn Bóng chuyền.

12


CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG PHONG TRÀO TẬP LUYỆN BÓNG CHUYỀN TRÊN
ĐỊA BÀN HUYỆN MỘC CHÂU
2.1. Đánh giá thực trạng phong trào tập luyện môn Bóng chuyền trên địa
bàn huyện Mộc Châu - Sơn La.
2.1.1. Thực trạng về cơ sở vật chất và phong trào tập luyện các môn thể thao ở
khu vực huyện Mộc Châu.
Vấn đề cơ sở vật chất tập luyện và thi đấu có đầy đủ và phù hợp hay
không sẽ quyết định lớn tới sự phát triển môn thể thao đó. Đặc điểm của TDTT
nông thôn là tính tự do lựa chọn. Mục đích cơ bản của ngƣời dân lao động khi
tham gia tập luyện là tăng cƣờng sức khỏe và vui chơi giải trí, do đó tạo ra sự
cạnh tranh giữa các môn thể thao khác. Một môn thể thao có thể đáp ứng đƣợc

yêu cầu trên đồng thời có điều kiện tập luyện đơn giản phù hợp sẽ gây đƣợc chú
ý của nhiều ngƣời. Vì vậy để phong trào tập luyện môn bóng chuyền ở nông
thôn phát triển mạnh mẽ và trở thành một môn thể thao thế mạnh của vùng thì
việc đầu tƣ các trang thiết bị, sân bãi, dụng cụ là điều rất cần thiết.
Huyện Mộc Châu là huyện có nền kinh tế đang trong giai đoạn phát triển
mạnh mẽ. Những năm qua dƣới sự chỉ đạo của Đảng bộ nhân dân huyện Mộc
Châu thực hiện cơ cấu chuyển đổi kinh tế của nhà nƣớc đã làm thay đổi lớn tình
hình kinh tế của huyện từng bƣớc khẳng định vị trí của mình trong những thành
quả đạt đƣợc của sự nghiệp phát triển nền kinh tế đất nƣớc. Những thay đổi trên
để kéo theo những thay đổi về đời sống sinh hoạt của ngƣời dân huyện Mộc Châu
nhất là về đời sống vật chất ngày càng đƣợc nâng cao. Huyện Mộc Châu nằm
trong vùng ảnh hƣởng do đó các cấp lãnh đạo chính quyền cùng với phòng văn
hóa thể thao huyện Mộc Châu là những ngƣời có trách nhiệm thúc đẩy sự phát
triển phong trào thể dục thể thao và bóng chuyền nói riêng có những điều kiện
thuận lợi về mặt kinh phí phục vụ cho công tác huấn luyện và tổ chức thi đấu.
Nguồn kinh phí này luôn đƣợc đóng góp hỗ trợ bởi những cơ quan, tổ
chức, các công ty xí nghiệp đang hoạt động trên địa bàn huyện hay đôi khi là
những cá nhân có lòng nhiệt tình đối với phong trào. Đây là nguồn động viên cổ
13


vũ lớn đối với những ngƣời làm công tác phát triển phong trào tập luyện bóng
chuyền trong huyện Mộc Châu. Các nhu cầu về mặt cơ sở vật chất, sân bãi, dụng
cụ đƣợc cải thiện đáng kể. Nhiều thôn xã có phong trào phát triển mạnh mẽ đã
không ngừng đầu tƣ nâng cấp sân tập. Nhiều xã trong huyện đã xây dựng đƣợc
nhiều sân bê tông. Thống kê lại những số liệu, để đánh giá thực trạng về cơ sở
vật chất và phong trào tập luyện. Các môn TDTT nói chung và bóng chuyền nói
riêng chúng tôi đã tiến hành kiểm tra tìm hiểu thực tế các xã trong huyện và
huyện ủy, ủy ban nhân dân huyện Mộc Châu. Thông qua các chỉ số:
Đội ngũ cán bộ làm công tác văn hóa thể thao.

Số sân bóng chuyền huyện có thể tập luyện môn bóng chuyền.
Số ngƣời thƣờng xuyên tham gia tập bóng chuyền.
Số lƣợng các đội bóng, các câu lạc bộ theo đơn vị xã, tiểu khu.
Thực trạng về sự phát triển các môn thể thao.
Đƣợc trình bày ở bảng 2.1.
Bảng 2.1. Thực trạng phát triển các môn thể thao ở huyện Mộc Châu –
Sơn La

STT

Môn TT

Số
ngƣời
tập

1

Bóng chuyền

6000

2
3
4
5
6
7
8
9

10
11

Bóng đá
Điền kinh
Bóng bàn
Cầu lông
Bơi lội
Cờ vua
Cờ tƣớng
Đá cầu

Vật
Tổng số

Tỷ lệ
%

Số đội TT

Số điểm, nhóm
CLB
Số
Tỷ lệ
lƣợng
%
15
17,9

30


Số
lƣợng
120

Tỷ lệ
%
29,4

4000
3000
1500
2500
200
300
400
150
1500
500

20
15
7,5
12,5
1
1,5
2
0,5
7,5
2,5


100
60
40
15
5
10
15
15
20
8

24
14,7
9,8
3,6
1,2
2,4
3,6
3,6
4,9
1,9

10
8
11
9
4
5
7

3
8
4

11,9
9,5
13
10,7
4,7
5,9
8,3
3,5
9,5
4,7

20050

100

408

100

84

100

14



Qua số liệu ở bảng 2.1 ta thấy đƣợc sự phát triển của các môn thể thao ở
huyện Mộc Châu tƣơng đối đa dạng và phong phú với 11 môn thể thao rất đƣợc
ngƣời dân trong huyện yêu thích tập luyện. Số lƣợng ngƣời tham gia tập các
môn thể thao hiện là 20050 ngƣời cùng với các loại hình tổ chức tập luyện chủ
yếu là điểm, nhóm, các câu lạc bộ trong các đội thể thao của các thôn, xóm, các
câu lạc bộ trong các đội thể thao của các thôn xóm, các xã và trƣờng học.
Trong số 11 môn thể thao nhƣ bảng 2.1 thì ta thấy môn bóng chuyền có số
lƣợng ngƣời tham gia đông đảo nhất với 6000 ngƣời chiếm 30%. Điều này
chứng tỏ môn bóng chuyền là một môn đƣợc nhiều ngƣời yêu thích nhất. Mọi
ngƣời dân tập luyện thể thao mang tính tự phát không có ngƣời hƣớng dẫn dó đó
số đội bóng chuyền cũng chiếm số lƣợng nhiều nhất 120 đội chiếm 29,4% và 15
câu lạc bộ bóng chuyền chiếm 17,9%. Ngoài môn bóng chuyền đƣợc đông đảo
quần chúng nhân dân tham gia thì các môn thể thao khác cũng có rất đông ngƣời
tham gia nhƣ bóng đá, số lƣợng ngƣời tham gia 4000 ngƣời chiếm 20% với 100
đội, 24,5% và có 10 câu lạc bộ chiếm 11,9%. Điền kinh có 60 đội chiếm 14,7%.
Trong đó 8 câu lạc bộ điền kinh chiếm 9,5% còn lại các môn thể thao khác nhƣ:
bơi lội, cờ vua, cờ tƣớng, bóng bàn… chiếm tỷ lệ nhỏ do nhiều nguyên nhân
khác nhau nhƣ chƣa có đầy đủ điều kiện cơ sở vật chất cho tập luyện, sự ham
thích và lòng say mê.
Trong những năm gần đây thì số lƣợng ngƣời tham gia tập luyện thể thao ở
nhiều môn khác đã có sự tăng nhanh về số lƣợng, mỗi ngƣời tham gia thể thao
với nhiều mục đích riêng, lòng say mê yêu thích, vì muốn có sức khỏe, thành
tích,… nhƣng qua đây cho ta thấy trình độ nhận thức của ngƣời dân về TDTT đã
đƣợc nâng lên và đây cũng chính là điều kiện thuận lợi để cho những ngƣời làm
công tác TDTT tuyên truyền rộng rãi cho nhân dân, thúc đẩy phong trào TDTT
ngày càng phát triển mạnh, khẳng định vai trò và vị thế của TDTT trong xã hội.
Qua đây có thể thấy đƣợc sự phát triển thể thao ở huyện Mộc Châu là rất đa
dạng và phong phú nhƣng lại chƣa có sự phát triển đều về số lƣợng ngƣời tập
luyện. Điều này là do phụ thuộc lớn vào sở thích, mục đích của cá nhân bên
cạnh đó còn do thiếu thốn về điều kiện cơ sở vật chất, sự hiểu biết về cách thức

15


thi đấu, điều luật và các điều kiện khác. Do đó để phát triển số lƣợng ngƣời tham
gia tập luyện đồng đều hơn thì đòi hỏi phòng văn hóa thông tin – thể thao huyện
Mộc Châu phải có các giải pháp để vừa phát triển các môn truyền thống, vừa
phát triển đƣợc các môn thể thao hiện đại. Có nhƣ vậy mới đáp ứng đƣợc nhu
cầu tập luyện TDTT của ngƣời dân và làm phong trào TDTT của huyện Mộc
Châu phát triển vững chắc.
2.1.2. Thực trạng về cơ sở vật chất phục vụ cho bóng chuyền huyện Mộc
Châu.
Để đảm bảo cho sự phát triển TDTT nói chung và phong trào bóng chuyền
nói riêng thì điều kiện đầu tiên là phải nói đến con ngƣời là nhân tố quan trọng
nhất, nhƣ vậy chƣa đủ mà càng không thể thiếu đƣợc nữa là cơ sở vật chất sân
bãi, nó đóng vai trò quan trọng trong hoạt động TDTT. Để đánh giá thực trạng
cơ sở vật chất phục vụ cho tập luyện, thi đấu bóng chuyền ở huyện Mộc Châu
tác động đến sự phát triển phong trào bóng chuyền của huyện chúng tôi đã tiến
hành khảo sát thực tế và thu đƣợc kết quả ở bảng 2.2.
Bảng 2.2. Thực trạng về cơ sở vật chất phục vụ cho bóng chuyền ở
huyện Mộc Châu
Năm

2016

Tỷ lệ

Tỷ lệ

Khả


tăng

tăng

năng

trƣởng

trƣởng

cung

% năm

cấp

% năm

2017

2018

Cơ sở vật

2016 so

2017 so

trong


chất

với 2017

với năm

năm

2018

2018

Số sân bóng chuyền

75

90

20

100

11

120

9

10


17

15

42

20

10

20

50

25

33

27

Diện tích đất cung
cấp cho BC
Kinh phí đầu tƣ cho
BC

16


Thông qua bảng số liệu 2.2 ta có thể thấy đƣợc trong ba năm gần đây
(2016-2017) số sân dành cho môn bóng chuyền phát triển thêm từ 10-15 sân

trong mỗi năm nhƣng có thể thấy đƣợc rằng số lƣợng ngƣời tham gia tập luyện
môn bóng chuyền tăng lên thì vẫn chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu về sân bãi tập
luyện, năm 2017 toàn huyện có 90 sân bóng nhƣ vậy nếu tính bình quân mỗi xã
có 3 sân và mỗi sân có 40 ngƣời. Nhƣng trên thực tế thì số lƣợng sân này còn
đƣợc tập trung ở các cơ quan trong huyện phục vụ các đối tƣợng là học sinh, lực
lƣợng vũ trang, công nhân viên chức, còn đối tƣợng là nông dân tuy chiếm số
đông nhƣng hầu nhƣ đều phải tập luyện ở các sân không đảm bảo chủ yếu là sân
đất, bóng không đúng tiêu chuẩn, lƣới căng cũng không đúng, chính điều này nó
ảnh hƣởng không nhỏ tới hứng thú tập luyện của ngƣời dân. Để khắc phục khó
khăn về cơ sở vật chất thì hàng năm huyện đã đầu tƣ tăng về kinh phí và đất
phục vụ cho xây dựng các sân mới, mua sắm các dụng cụ cần thiết, năm 2017
diện tích đất cung cấp cho bóng chuyền là 3ha tăng 17% so với năm 2016. Số
kinh phí cũng đƣợc tăng lên hàng năm cụ thể là năm 2016 là 15 triệu đồng, năm
2017 là 20 triệu đồng tăng 33% so với năm 2016, năm 2018 kinh phí dành cho
bóng chuyền ở huyện Mộc Châu là rất lớn nhƣng việc khai thác chƣa triệt để,
vấn đề này liên quan đến kinh phí để xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật cho tập
luyện. Trong huyện thì việc phát triển phong trào TDTT luôn đƣợc sự quan tâm
đầu tƣ đặc biệt là môn bóng chuyền nhƣng sự đầu tƣ này còn quá ít để xây dựng
đƣợc các sân mới và mua sắm đƣợc các dụng cụ tập luyện tƣơng xứng với số
ngƣời tăng lên có nhu cầu tập luyện bóng chuyền. Việc mua sắm đầu tƣ xây
dựng sân bãi và dụng cụ phục vụ cho môn bóng chuyền phụ thuộc vào sự đóng
góp từ nguồn kinh phí của các thành viên câu lạc bộ và sự ủng hộ của nhân dân
các cơ quan trong huyện, các công ty, xí nghiệp đang trên địa bàn huyện. Nguồn
kinh phí đầu tƣ của huyện chỉ đủ cho tổ chức giải bóng chuyền trong năm. Do
vậy đòi hỏi các cán bộ lãnh đạo của huyện phải có giải pháp hợp lý để giải quyết
đƣợc các vấn đề về nguồn kinh phí đầu tƣ cho môn bóng chuyền thì hiệu quả
khai thác các tiềm năng của bóng chuyền cao hơn rất nhiều.

17



2.1.3. Thực trạng về trình độ cán bộ văn hóa thể thao.
Nhìn chung để có 1 nền TDTT nói chung và phong trào bóng chuyền nói
riêng có cơ sở phát triển cả về số lƣợng và chất lƣợng thì việc xây dựng đào tạo
bồi dƣỡng và bổ xung đội ngũ cán bộ chuyên môn có nhiệm vụ phát triển phong
trào TDTT nói chung là 1 nhân tố quan trọng đóng vai trò chủ đạo trong việc
xây dựng và phát triển phong trào cơ sở. Đồng thời là những ngƣời có khả năng
truyền đạt tri thức khoa học về TDTT và bƣớc đầu hình thành cho ngƣời tập kĩ
năng kĩ xảo vận động. Không chỉ có trình độ chuyên môn, ngƣời huấn luyện
viên, hƣớng dẫn viên còn cần phải đảm bảo những yêu cầu tƣ cách đạo đức thể
thao cho ngƣời tập trong quá trình giảng dạy và huấn luyện. Vậy hiện trạng về
đội ngũ huấn luyện viên, hƣớng dẫn viên có đủ các yêu cầu trên ở huyện Mộc
Châu nhƣ thế nào? Qua bảng số liệu sau đây chúng ta sẽ thấy rõ điều đó.
Bảng 2.3. Thực trạng về trình độ cán bộ văn hóa thông tin môn bóng
chuyền ở huyện Mộc Châu
Trình độ
Đối tƣợng

Trung
học


Cao đẳng

Đại học

Cao học

Hƣớng dẫn viên


2

1

1

0

4

Huấn luyện viên

0

0

0

0

0

2

2

2

0


6

4

3

3

0

10

Cán bộ chuyên
môn


Từ thực tế trên cho thấy đội ngũ cán bộ chuyên môn, huấn luyện viên,
hƣớng dẫn viên còn nhiều hạn chế, trình độ đào tạo chính quy còn ít, còn 1 số
huấn luyện viên, hƣớng dẫn viên lại đƣợc trƣởng thành từ phong trào cơ sở, vì
thế chƣa có những nhận thức, trình độ huấn luyện 1 cách có khoa học, khả năng
chỉ đạo thực hiện chủ trƣơng đƣờng lối phát triển phong trào TDTT nói chung
18


và bóng chuyền nói riêng. Một điều đáng nói ở đây là phong trào bóng chuyền ở
huyện Mộc Châu không có huấn luyện viên, có thể do nhiều nguyên nhân khác
nhau. Nhƣng nguyên nhân chính có lẽ là do các cấp lãnh đạo cũng nhƣ quần
chúng nhân dân chƣa nhận thức đƣợc tầm quan trọng của việc đƣa quá trình tập
luyện vào 1 hệ thống có sự kiểm tra đánh giá của cán bộ huấn luyện viên, đồng
thời khả năng đạt những kết quả cao trong thi đấu từ đó nâng cao chất lƣợng

chuyên môn cho ngƣời tập.
2.1.4. Thực trạng về hệ thống tổ chức thi đấu bóng chuyền trong huyện
Mộc Châu.
Do sự phát triển phong trào TDTT nói chung và bóng chuyền nói riêng ở
huyện Mộc Châu vài năm trở lại đây đã kéo theo những nhu cầu về giao lƣu thi
đấu giữa ngƣời tập với nhau ngày càng phát triển. Từ đó dẫn tới hệ thống các
giải thi đấu bóng chuyền đƣợc tổ chức ở huyện Mộc Châu khá đa dạng và phong
phú với nhiều nội dung khác nhau đƣợc tổ chức hàng năm. Hệ thống bao gồm:
Giải bóng chuyền bò sữa : (đƣợc tổ chức 1 năm 1 lần).
Giải bóng chuyền thị trấn : (đƣợc tổ chức 2 năm 1 lần).
Giải bóng chuyền trong các ngành nhƣ : (Giáo dục, công an, điện lực, y tế).
Tham gia hội khỏe Phù Đổng toàn tỉnh
Qua các giải trên ta có thể thấy đƣợc môn bóng chuyền đang trong giai
đoạn phát triển mạnh mẽ, với hệ thống thi đấu phong phú và thƣờng xuyên đƣợc
tổ chức sẽ không ngừng nâng cao chất lƣợng phong trào. Trong hệ thống thi đấu
bóng chuyền ở trên thì giải bóng chuyền bò sữa là 1 trong những giải có số
lƣợng tổ chức thi đấu nhiều nhất, giải này thu hút đƣợc rất nhiều vận động viên
có trình độ tốt đặc biệt có cả đội mạnh về dự giải này. Đây là 1 điều kiện tốt để
các VĐV của huyện có cơ hội đƣợc cọ sát học hỏi kinh nghiệm thi đấu.
 Thông qua các giải đấu này các cấp lãnh đạo ban ngành trong huyện có
thể tìm ra những mặt hạn chế còn tồn tại gây ảnh hƣởng tới phong trào
từ đó đƣa ra những thay đổi kịp thời, cần thiết cho quá trình phát triển
phong trào tập luyện bóng chuyền ở huyện Mộc Châu.

19


×