Tải bản đầy đủ (.pdf) (43 trang)

KHẢO SÁT ĐẶC TÍNH SINH HỌC CỦA NẤM Rhizoctonia solani GÂY BỆNH KHÔ VẰN TRÊN CÂY LỤC BÌNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (852.47 KB, 43 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA NÔNG HỌC
***

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT ĐẶC TÍNH SINH HỌC CỦA NẤM
Rhizoctonia solani GÂY BỆNH KHÔ VẰN
TRÊN CÂY LỤC BÌNH

Họ và tên sinh viên: HUỲNH VĂN HIẾU
Ngành: BẢO VỆ THỰC VẬT
Niên khóa: 2007 – 2011

Tp. Hồ Chí Minh, Tháng 07/ 2011


i

KHẢO SÁT ĐẶC TÍNH SINH HỌC CỦA NẤM
Rhizoctonia solani GÂY BỆNH KHÔ VẰN
TRÊN CÂY LỤC BÌNH

Tác giả
HUỲNH VĂN HIẾU

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng kỹ sư ngành
Bảo Vệ Thực Vật

Giáo viên hướng dẫn


TS. Lê Đình Đôn

Tháng 07 năm 2011


ii

LỜI CÁM ƠN
Để có được kết quả như ngày hôm nay cho phép tôi bài tỏ, gửi gắm những
tình cảm kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc đến các thầy, cô, CBCNV trường Đại
Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh đã Tận tình giảng dạy giúp đỡ tôi trong suốt thời
gian học tại trường.
Đặc biệt chân thành cám ơn thầy Lê Đình Đôn, anh chị trong viện Công
nghệ sinh học và Môi trường, trường Đại Học Nông Lâm TP HCM, Trường Đại
Học Nông Lâm TP, Hồ Chí Minh đã tận tình giảng dạy và trực tiếp hướng dẫn tôi
thực hiện luận văn này.
Trân trọng cảm ơn thầy cô trong khoa Nông học đã trực tiếp giảng dạy trong
bốn năm qua, tạo điều kiện cho tôi học tập và làm đề tài tốt nghiệp.
Và tôi xin được tỏ lòng biết ơn các Anh, Chị và tất cả các bạn đã hết lòng
giúp đỡ về vật chất cũng như động viên khích lệ tinh thần tôi trong suốt thời gian
học tập và thực hiện đế tài.
Cuối cùng người tôi biết ơn nhất là Cha Mẹ cùng những người thân trong gia
đình luôn tạo điều kiện và động viên tôi trong suốt quá trình học tập tại trường

TP. HCM, ngày 6 tháng 7 năm 2011
Sinh viên thực hiện

Huỳnh Văn Hiếu



iii

TÓM TẮT
Đề tài “Khảo sát đặc tính sinh học của nấm Rhizoctonia solani gây bệnh khô
vằn trên cây lục bình’’ được tiến hành tại Viện Nghiên cứu Công nghệ sinh học và
Môi trường, trường Đại Học Nông Lâm TP HCM, thời gian từ tháng 02/2011 đến
tháng 06/2011. Nhằm xác định đúng tác nhân gây bệnh trên lục bình để đưa ra các
giải pháp hợp lý sử dụng nấm bệnh tiêu diệt lục bình mà không cần sử dụng thuốc
hóa học, làm ô nhiễm môi trường. Đề tài được tiến hành với các nội dung:
+ Thu thập mẫu bệnh trên cây lục bình ngoài thực tế đồng ruộng và tiến
hành phân lập mẫu bệnh trong phòng thí nghiệm.
+ Sau quá trình phân lập tôi tiến hành chọn lọc và nhân sinh khối, khảo sát
sự sinh trưởng và phát triển của nấm R. solani.
+ Sau khi đã có các MPL tôi tiến hành chủng bệnh trên cây lục bình nhằm
đánh giá khả năng gây hại của nấm R. solani.
Kết quả nghiên cứu cho thấy các MPL nấm Rhizoctonia solani có khả năng
sinh trưởng phát triển cao trong điều kiện tự nhiên, khả năng gây bệnh cao, tính khả
dụng cao trong việc ứng dụng để diệt trừ cây lục bình, đây cũng là biện pháp sinh
học để thay thế các biện pháp hóa học gây ô nhiễm môi trường.


iv

MỤC LỤC
LỜI TỰA…………………………………………………………………………... i
LỜI CÁM ƠN……………………………………………………………………... ii
TÓM TẮT………………………………………………………………………... iii
MỤC LỤC............................................................................................................... iv
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT....................................................................
Error! Bookmark not defined.

DANH SÁCH CÁC BẢNG................................................................................... vii
DANH SÁCH ĐỒ THỊ......................................................................................... viii
DANH SÁCH HÌNH............................................................................................... ix
Chương 1GIỚI THIỆU............................................................................................. 1
1.1
Đặt vấn đề .................................................................................................. 1
1.2
Mục đích nghiên cứu.................................................................................. 2
1.3
Yêu cầu nghiên cứu.................................................................................... 2
3
Chương 2TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1
Giới thiệu sơ lược về cây Lục Bình ........................................................... 3
2.1.1 Phân loại ..................................................................................................... 3
2.1.2 Nguồn gốc và phân bố: ............................................................................... 3
2.1.3 Đặc điểm thực vật học ................................................................................ 4
2.1.4 Sinh trưởng và phát triển: ........................................................................... 4
2.1.5 Giá trị sử dụng: ........................................................................................... 5
2.2
Giới thiệu về bệnh khôn vằn : .................................................................... 5
2.2.1 Nghiên cứu ngoài nước về bệnh khô vằn: .................................................. 5
2.2.2 Nghiên cứu trong nước về bệnh khô vằn .................................................... 5
2.3
Một số nghiên cứu về nấm Rhizoctonia solani : ........................................ 6
2.3.1 Vị trí phân loại của nấm Rhizoctonia solani : ............................................. 6
2.3.2 Đặc điểm hình thái: ..................................................................................... 6
2.3.3 Đặc điểm sinh lý của nấm ........................................................................... 7
2.3.4 Phân nhóm nấm R.solani dựa trên phản ứng liên hợp-Nhóm liên hợp : .... 8
2.3.5 Quá trình tồn lưu và phát triển của nấm Rhizoctonia solani : .................. 12

2.3.6 Điều kiện phát sinh bệnh và quá trình xâm nhiễm : ................................. 12
2.3.7 Phổ ký chủ của nấm Rhizoctonia solani ................................................... 13
Chương 3VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP…………………………………….. 14
3.1
Thời gian và địa điểm thực hiện đề tài:.................................................... 14
3.2
Nội dung nghiên cứu: ............................................................................... 14
3.3
Vật liệu nghiên cứu ................................................................................. 14
3.4
Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 15
3.4.1 Thu thập và phân lập các mẫu bệnh: ......................................................... 15
3.4.2 Khảo sát đặc điểm nuôi cấy của nấm R.solani.......................................... 16
3.4.3 phản ứng liên hợp của các mẫu phân lập R. solani ................................... 16
3.4.4 Đánh giá khà năng gây bệnh của hạch nấm R. solani............................... 17
3.5
Phương pháp xử lý số liệu........................................................................ 18
Chương 4KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN………………………………………… 19
4.1
Đặc điểm hình thái và đặc điểm tản nấm của các chủng nấm R. Solani.. 19
4.2
Xác định nhóm liên hợp và nhóm phụ của các mẫu phân lặp R.solani. .. 24


v

Tính gây bệnh của các mẫu phân lập R.solani trên lục bình: .................... 26
4.4 Tính gây bệnh của các mẫu phân lập trên cây trồng khác………………...30

4.3


Chương 5KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................311
5.1
Kết luận: .........................................................................................................311
5.2

Đề nghị ........................................................................................................... 31


vi

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Ký hiệu

Tên đầy đủ

AG

Anastomosis Group

CBCNV

Cán bộ công nhân viên

Ctv

Cộng tác viên

MPL


Mẫu phân lập

NSC

Ngày sau chủng

NT

Nghiệm thức

R.solani

Rhizoctonia solani


vii

DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Các loại phản ứng liên hợp trong R.solani

9

Bảng 3.1 Sơ đồ bố trí thí nghiệm

17

Bảng 4.1 Phân bố, triệu chứng gây hại của 6 chủng nấm Rhizoctonia solani trên
cây lục bình

19


Bảng 4.2 Đặc điểm hình thái và khả năng hình thành hạch nấm Rhizoctonia solani
trên môi trường PDA ở nhiệt độ 27±2oC

22

Bảng 4.3 Phản ứng liên hợp giữa các mẫu phân lập với nhau

24

Bảng 4.4 Tỉ lệ lá bệnh trên cây lục bình

28


viii

DANH SÁCH ĐỒ THỊ
Đồ thị 4.1. Trung bình tỉ lệ bệnh do nấm R.solani trên cây lục bình được
chủng bệnh trong nhà lưới.

29


ix

DANH SÁCH HÌNH
Hình 4.1. Sợi nấm nhiều nhân của R.solani (N = nhân)

20


Hình 4.2. Hình thể của hạch nấm (a: Hạch nấm có dịch ở bề mặt hạch, b: Hạch
nấm không có dịch ở bề mặt hạch).

21

Hình 4.3. Tản nấm của các mẫu phân lập R.solani

23

Hình 4.4: Sự liên hợp sợi nấm loại C1 (hai sợi nấm tiếp xúc nhau, vách tế bào nối
kết rõ nhưng sự tiếp xúc của màng tế bào không rõ, tế bào tại điểm liên hợp có thể
chết hoặc không)( mũi tên chỉ điểm liên hợp)

25

Hình 4.5: Sự liên hợp sợi nấm loại C2 (vách tế bào nối kết rõ nhưng sự hợp nhất
của màng tế bào không rõ, đường kính của điểm liên hợp nhỏ hơn đường kính sợi
nấm, tế bào tại điểm liên hợp và tế bào lân cận luôn chết)(mũi tên chỉ điểm liên
hợp).

25

Hình 4.6. Triệu chứng bệnh do nấm R.solani gây bệnh trên lá lục bình

27

Hình 4.7. Triệu chứng bệnh do nấm R.solani gây bệnh trên thân lục bình

27


Hình 4.8. Triệu chứng bệnh do nấm R. Solani trên bắp

30


1

Chương 1
GIỚI THIỆU

1.1

Đặt vấn đề
Vùng đồng bằng sông Cửu Long có nhiều sông hồ đất trũng ngập nước nên

thực vật thuỷ sinh đa dạng: lục bình, rau muống, bèo tấm… trong đó lục bình là
một loài thực vật xâm thực có mối nguy hại nghiêm trọng.
Nếu không được kiểm soát thì cây lục bình gây ách tắc các dòng chảy và
nhiều loài cá không sống được ở những ao hồ dày đặc cây lục bình, cạnh tranh dinh
dưỡng với các loài thủy sinh bản địa. Hơn nữa, không được kiểm soát thì cây lục
bình sẽ chặn ánh sáng mặt trời, làm giảm hàm lượng oxi trong nước, lục bình còn
làm tắc dòng chảy, giảm sự đa dạng sinh thái và cản trở giao thông đường thuỷ.
Khu vực sống của lục bình còn là môi trường sống hấp dẫn của muỗi gây bệnh sốt
rét và là nơi ẩn náu của ốc sên ký chủ của giun sán gây bệnh cho con người.
Hiện nay một số địa phương cũng đã có những biện pháp sử dụng cây lục
bình nhằm mang lại lợi ích kinh tế nhưng phần lớn các vùng còn lại nó vẫn là loài
thủy sinh gây hại, nên qua khảo sát thực tế thấy bệnh do nấm Rhizoctonia solani
gây hại nặng trên cây lục bình. Trước tình hình đó, đề tài: “Khảo sát một số đặc tính
sinh học của nấm Rhizoctonia solani gây bệnh khô vằn trên cây lục bình”được tiến

hành.


2

1.2

Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu đặc điểm hình thái học của nấm Rhizotonia solani Kuhn .
Khảo sát sự sinh trưởng và phát triển của nấm R. solani.
Chọn lọc và nhân sinh khối nấm Rhizoctonia solani.
Tìm hiểu khả năng gây bệnh của nấm Rhizotonia solani trên cây Lục Bình

1.3

Yêu cầu nghiên cứu
Thu thập và phân lập các dòng nấm Rhizoctonia solani.
Khảo sát đặc điểm nuôi cấy của các dòng nấm Rhizoctonia solani phân lập

từ cây lục bình.
Mô tả chi tiết hình thái học của nấm Rhizoctonia solani.
Chọn lọc và nhân sinh khối nấm Rhizoctonia solani.
Mô tả triệu chứng bệnh Khô Vằn trên lá Lục Bình.


3

Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU


2.1

Giới thiệu sơ lược về cây Lục Bình

2.1.1 Phân loại

Cây lục bình (Eichhornia crassipes) là loài cỏ đa niên, là thực vật thủy sinh,
sinh sản rất nhanh, xâm lấn các dòng chảy chính.
Tên tiếng Việt: Lục bình, bèo, bèo tây, sen Nhật.
Tên khoa học: Eichhornia crassipes
Tên tiếng Anh: Water hyacinth, Floating water-hyacinth
Giới (kingdom): Plantae
Ngành (division): Magnoliophyta
Lớp (class): Liliopsida
Bộ (order): Liliales
Họ (family): Pontederiaceae
Chi (genus): Eichhornia (Do nhà thực vật học Carl Sigismund Kunth sắp
xếp)
Loài (species):
E. azurea - Anchored Water Hyacinth
E. crassipes - Common Water Hyacinth
E. diversifolia - Variableleaf Water Hyacinth
E. paniculata - Brazilian Water Hyacinth...
2.1.2 Nguồn gốc và phân bố:

Theo Phạm Hoàng Hộ (2000) Lục bình có nguồn gốc Braxin ,xâm nhập vào
nước ta từ năm 1902 đã nhanh chóng lan ra các chổ có nước bị tù hãm hoặc nơi có
nước ngọt chảy chậm như ao hồ, giếng , đầm lầy, mương… Tên tiếng Việt: Lục
bình, bèo, bèo tây, sen Nhật.



4

Lục bình là loài cây sinh trưởng nhanh, trôi nổi tự do lan toả nhanh trên
khắp bề mặt nước từ châu Á đến châu Phi.
2.1.3 Đặc điểm thực vật học

Về hình thái học lục bình là cây thân thảo trôi nổi trên mặt nước. Thân gồm
cái trụ mang nhiều lóng ngắn và những đốt mang rễ và lá. Rễ hình sợi ,bất định ,
không phân nhánh, mọc thành chùm dài , chiếm khoảng 20-50% trọng lượng của
cây tùy theo môi trường sống nhiều hay ít chất dinh dưởng. lá mọc theo dạng hoa
thị, cuống phồng lên thành phao nổi. cây cao và phao ngắn phồng to, cây dài các
phao ngắn có thể kéo dài đến 30cm. tính nổi của lục bình là do tỉ lệ cao của không
khí ở trong cuống lá ( chiếm 70% thể tích). Hoa không đều, màu xanh nhạt hay tím.
Đài và cánh hoa cùng màu dính liền với gốc , cánh hoa trên có đốm vàng. Quả lục
bình thuộc loại quả nang. ở Việt Nam chưa bao giờ thấy lục bình có quả.
Rễ: phẫu cắt ngang của rễ thấy rễ có hai phần bên ngoài là vùng vỏ, bên
trong là trụ trung tâm. Cấu tạo vùng vỏ gồm ba phần, dưới biểu bì là lớp nhu mô
đạo, có chứa sắc tố, do lớp này mà rễ có màu tím khi đưa ra ánh sáng. Xung quanh
lớp trụ là nhu mô đạo khác. Giữa hai vùng này của vỏ là lớp nhu mô khuyết, lớp
này giúp rễ hấp thụ oxi.
Thân : Trên thân có những đốt mô phân sinh tạo ra rễ, lá căn hành và cụm
hoa. Lát cắt ngang qua thân cho thấy điểm phát sinh của cơ quan mới. những tế bào
của mô phân sinh này thì nhỏ và xếp khít nhau. Xung quanh vùng ngoại biên của
mô phân sinh là một vùng có vô số những khoảng trắng giữa các tế bào. Mô khuyết
này rất cần cho sự hấp thụ oxy và chuyển hóa oxy đến rễ.
Lá: cấu trúc của lá lục bình trên không tương tự như những lá cây đơn tử
diệp sống trên đất.
2.1.4 Sinh trưởng và phát triển:


Lục bình có thể sinh trưởng và phát triển ở nhiệt độ 10oC - 40oC nhưng
mạnh nhất ở nhiệt độ 20oC - 30oC, vì vậy ở nước ta có lục bình sống quanh năm.


5

Lục bình sinh sản bằng con đường vô tính, ở các nách lá đâm ra những thân bò cho
ra một cây mới sớm tách khỏi cây mẹ để trở thành cá thể độc lập.
2.1.5 Giá trị sử dụng:

Ở Nhật Bản người ta dùng lục bình để làm giấy và ép thành một thứ bìa nhẹ
và cứng, dùng lục bình làm thuốc, chống ô nhiễm nguồn nước, có khả năng cung
cấp năng lượng: cho lên men bằng vi khuẩn… Lục bình thuộc nhóm thức ăn xanh,
chứa hầu hết các acid amin không thay thế, giàu vitamin, khoáng đa lượng và vi
lượng. Có thể sử dụng lục bình cho gia súc khi thiếu thức ăn xanh. Lượng chất khô
thấp (6 - 7%), lượng xơ cao (trên 200g/kg), khoáng tổng số cũng cao (180 –
190g/kg chất khô) nên giá trị năng lượng thấp (1800 – 1900 Kcal) ứng với 7.6 – 8.0
Mj/1 kg chất khô (Nguyễn Văn Thưởng, 1992).
Lục bình còn được sản xuất thủ công mỹ nghệ như ở Nhật Bản và hiện nay
nhiều dự án đã phát triển mạnh ở đồng bằng sông Cửu Long, đặc biệt ở các tỉnh An
Giang, Vĩnh Long, Đồng Tháp, đã tạo thêm nhiều việc làm, tăng thu nhập cho nông
dân...
2.2

Giới thiệu về bệnh khô vằn :

2.2.1 Nghiên cứu ngoài nước về bệnh khô vằn:

Năm 1910, Miyake (Nhật) bắt đầu nghiên cứu bệnh khô vằn, đặt tên cho vi
sinh vật gây bệnh là Sclerotium iregulare. Năm 1912, Sawada đặt tên là Hypochrus

sasakii. Shira, 1912; Reinking,1918; Palo,1926; phát hiện bệnh phổ biến ở
Phillipine và gọi chung là nhóm Rhizoctonia solani Kuhn. Đến năm 1932, bệnh
phát triển thành dịch tại Srilanka, năm 1939 tại Trung Quốc và nhiều nước Châu Á
khác. Sau đó bệnh phát triển lan rộng sang Brazil, Venezuela, Madagasca và Mỹ.
2.2.2 Nghiên cứu trong nước về bệnh khô vằn

Ở nước ta, bệnh khô vằn cũng đã được nghiên cứu đầu tiên bởi Viceus
(1921), Bougnicort (1935), Dương Hồng Dật (1958), và Viện Nông Lâm (1960)…


6

Trong những năm gần đây có nhiều nghiên cứu về bệnh khô vằn đã được các
Trung tâm nghiên cứu, các trường Đại học, Viện nghiên cứu, Cục Bảo Vệ Thực
Vật… tiến hành.
Nấm R. solani có phổ ký chủ rộng gây bệnh trên các loại cây trồng như: lúa,
bắp, mía, gừng, đậu xanh, đậu nành,rau cải và lục bình… Nguồn hạch nấm phần
lớn nầm trong rơm rạ bỏ lại trên ruộng, tồn tại lâu hơn trong đất ngập nước.
2.3

Một số nghiên cứu về nấm Rhizoctonia solani :

2.3.1 Vị trí phân loại của nấm Rhizoctonia solani :

Rhizoctoni solani là loài nấm lớn, đa dạng, phức tạp, phân bố rộng. Nấm
thường tồn tại ở dạng sợi nấm, không hình thành bào tử vô tính do nấm được xếp
vào bộ nấm trơ Mycelia sterilia, lớp nấm bất toàn Fungi imperfecti. Rhizoctonia
solani là tên gọi của nấm ở giai đoạn vô tính. Nấm sinh sản hữu tính được ghi nhận
lần đầu tiên bởi Ikata và Hitomi(1930), sau đó bởi Simgh và Pavgi (1969), Ou
(1972) và được đặt tên là Thanatephorus cucumeris (Frank) Donk, thuộc lớp nấm

đảm Basidiomycetes, họ Ceratobasidiaceae, bộ Ceratobasidiales. Tuy nhiên giai
đoạn sinh sản hữu tính hiếm khi thấy trong tự nhiên nên phân loại nấm vào nấm trơ
Mycelia sterilia vẫn còn được duy trì.
Hiện tại, ở Việt Nam chưa thấy giai đoạn sinh sản hữu tính của nấm. Trước
đây nấm còn có tên gọi khác là Pellicularia sasaki, Corticium sasaki (theo Nguyễn
Việt Long, 2001).
2.3.2 Đặc điểm hình thái:

Theo mô tả của Vũ Triệu Mân và Lê Lương Tề (1998) ở giai đoạn vô tính,
nấm chủ yếu phát triển dạng sợi có hạch nhưng không hình thành bào tử, sợi nấm
đa bào phân nhiều nhánh, ở gần gốc sợi nấm các nhánh mọc thành góc nhọn so với
sợi nấm, cang gần ngọn các nhánh mọc vuông góc với sợi nấm. Nơi phân nhánh sợi
nấm teo thắt lại và gần nơi đó có vách ngăn ngang. Sợi nấm còn non không màu
khi trưởng thành sợi nấm có màu nâu nhạt do sự tích lũy sắc tố nâu. Tế bào sợi nấm
có đường kính 8 - 12µm với những vách ngăn không liên tục.


7

Mỗi tế bào sợi nấm có nhiều nhân, phổ biến là 3- 28 nhân/tế bào. Số nhân ở
những tế bào già thường ít hơn tế bào trẻ, có thể do có sự hình thành vách ngăn thứ
cấp (Hawn và Vanterpool, 1953; Butler và Bracker, 1970).
Nấm Rhizoctonia solani sinh trưởng và phát triển ở dạng sợi nấm và hạch
nấm, hạch nấm thường mọc nổi lên trên bề mặt ký chủ. Hạch nấm có hình dạng
không đồng đều, hơi dẹt ở phía dưới, bề mặt hạch thô và có nhiều lỗ nhỏ li ti. Lúc
còn non hạch có màu trắng, sau chuyển sang màu nâu sậm đến đen. Kích thước mỗi
hạch thường dao động từ 1-5 mm nhưng cũng có thể tập trung thành đám lớn hơn.
Hạch có kích thước càng lớn thì độc tính càng cao. Hạch có thể có ít hay nhiều tùy
theo từng dòng nấm (Ou,1983). Hạch nấm là do những tế bào hình elip nhỏ, thắt eo
ở vách ngăn giữa các tế bào, có vách tế bào dầy hơn sợi nấm bình thường gọi là tế

bào monilioid (tế bào dạng chuỗi) kết hợp lại tạo thành những chuỗi sợi phân
nhánh. Sự tập hợp đông đảo những tế bào này sẽ tạo thành hạch (Saksena và
Vaataja, 1961). Trong giai đoạn hữu tính nấm sinh ra bào tử đảm. Bào tử hữu tính
được hình thành trên một cấu trúc đặc biệt gọi là đảm, có 2-4 bào tử được sinh ra
trên mỗi đảm. Đảm đơn bào không màu, có nhiều hình dạng khác nhau như hình
trụ, elip hoặc hình cầu. Bào tử đảm đơn bào hình cầu, elip hay hình trái lê. Đảm
được hình thành khi môi trường ẩm ướt và sợi nấm phát triển đầy đủ. Bào tử đảm
phát tán theo gió và nẩy mầm khi có độ ẩm cao. Mỗi bào tử đảm có một nhân riêng
lẻ. Trong tự nhiên, sự hình thành bào tử đảm của R. solani trên mô ký chủ bị bệnh
rất ít gặp.
2.3.3 Đặc điểm sinh lý của nấm

Nấm phát triển thích hợp nhất ở nhiệt độ từ 28 - 30oC, khi nhiệt độ nhỏ hơn
10oC hay lớn hơn 48oC nấm ngừng sinh trưởng, ẩm độ 90 - 95%, pH thích hợp 5,4
– 6,7; tối thiểu là 2,5 tối đa là 7,8. Hạch nấm hình thành nhiều nhất ở nhiệt độ từ
28-30oC ( Vũ Triệu Mân và Lê Lương Tề, 1998). Trong khi đó, Ou (1993) cho biết
hạch được hình thành nhiều nhất ngoài ánh sáng và khi nhiệt độ môi trường giảm
đột ngột. ẩm độ thích hợp cho hạch nấm nảy mầm là 95-96%. Hạch nấm có thể tồn


8

tại rất lâu trong đất trên 1 năm vì vậy đây chính là nguồn lây lan bệnh chủ yếu trên
đồng ruộng.
Hạch nấm và khuẩn ty có thể chống chịu được nước nóng 40oC trong 100
phút. Ở nhiệt độ cao hơn, khả năng sống sót của chúng giảm và chết hoàn toàn ở
60oC trong 80 phút. Hạch nấm có thể nẩy mầm khi bị vùi chôn trong đất và không
được hoa màu che phủ từ 4-6 tháng nhung một năm sau, khả năng nẩy mầm giảm
50% và sẽ ngưng nẩy mầm trong thời gian từ 8-12 tháng sau đó (Nguyễn Việt
Long, 2001).

Theo Carling và Summer (1992) nấm R. solani có thể lưu giữ ở nhiệt độ
phòng từ 20-30oC trong 12 tháng bằng ống nghiệm có chứa môi trường PGA,
PDYA hoặc các vật liệu cây trồng tự nhiên. Nhưng tốt nhất là trữ nấm trên hạt đậu
khô ở nhiệt độ 4oC sẽ không làm mất tính độc của nấm trong 9 năm. Nếu tồn trữ
trong tủ lạnh ở nhiệt độ 0-7oC có thể làm mất tính độc của nấm trong 2-3 tháng.
Nấm R. solani không đòi hỏi nhu cầu dinh dưỡng chuyên biệt, nó có thể phát
triển trên nhiều loại môi trường khác nhau. Hạch nấm hình thành từ 3-4 ngày, sớm
nhất là 2 ngày sau khi cấy. Nhưng theo Carling và ctv (1992) nấm này phát triển tốt
nhất trên môi trường PGA. Hạch nấm hình thành nhiều hay ít, có hình thành hay
không còn tùy thuộc vào môi trường nuôi cấy, điều kiện ngoại cảnh cũng như tùy
thuộc vào các dòng nấm khác nhau. Hạch thường mọc rãi khắp đĩa, có dòng mọc
rời, có dòng mọc thành mảng, liên kết lại với nhau thành từng cụm (Nguyễn Minh
Nguyệt, 2003). Inoue và Uchino (1963) cho biết hạch nấm không hình thành trong
môi trường có chứa ammon sunfat.
2.3.4 Phân nhóm nấm R. solani dựa trên phản ứng liên hợp - Nhóm liên hợp :

Sự nhận biết và nghiên cứu của nấm R. solani luôn gặp khó khăn vì đây là
một loại nấm ‘‘tập hợp’’, không đồng nhất, phân loại học của nấm này chưa xác
định rõ ràng và lịch sử phát triển của chúng chưa phát triển đầy đủ. Nhiều nhà
nghiên cứu đã cố gắng phân chia nấm này dựa trên hình thái khuẩn lạc hoặc đặc
tính sinh lý, dãy ký chủ. Tuy nhiên, giữa các MPL của R.solani, đặc điểm nuôi cấy.


9

sắc tố, tốc độ tăng trưởng, tính gây bệnh, khả năng hoại sinh cạnh tranh là khá đa
dạng, rất khó tiêu chuẩn hóa những đặc tính này vì có nhiều MPL có đặc tính trung
gian. Một trong những phương pháp phân chia R.solani thành nhóm được chấp
nhận rộng rãi hiện nay là dựa trên phản ứng liên hợp sợi nấm giữa các MPL.
Các loại phản ứng liên hợp :

Một hệ thống gồm 4 loại phản ứng (C0, C1, C2 và C3) đã được Carling và
cs(1988), MacNish và cs (1993) xây dựng để mô tả các phản ứng liên hợp.
Bảng 2.1 : các loại phản ứng liên hợp trong R.solani
Phản ứng

Mối quan hệ di truyền

Mô tả phản ứng

C0

KHÔNG QUAN HỆ

Sợi nấm mọc ngang qua nhau,

(không phản ứng)

(khác nhóm liên hợp)

không nhận biết nhau

C1

QUAN HỆ XA

( phản ứng tiếp xúc)

(khác nhóm liên hợp hay

nấm, sự nối kết vách tế bào rõ


cùng nhóm liên hợp)

nhưng sự hòa tan vách hoặc sự

Có sự tiếp xúc giữa hai sợi

tiếp xúc màng không rõ, thỉnh
thoảng một hoặc hai tế bào
liên hợp và các tế bào kề cận
chết
C2

CÓ QUAN HỆ

Sự nối kết vách rõ ràng, sự

(phản ứng gây chết)

( cùng nhóm liên hợp

tiếp xúc màng không chắc

nhưng khác VCP)

chắn, vị trí của điểm liên hợp
rõ ràng, đường kính của điểm
liên hợp nhỏ hơn đường kính
sợi nấm, các tế bào liên hợp và
các tế bào kế cận luôn luôn

chết.

C3
(liên hợp hoàn toàn)

QUAN HỆ MẬT THIẾT

Vách tế bào hòa tan, màng hòa

(cùng nhóm liên hợp)

tan, điểm liên hợp thường

(cùng VCP)

không rõ ràng, đường kính của

(cùng MPL)

điểm liên hợp bằng hoặc gần


10

bằng với đường kính sợi nấm,
các tế bào liên hợp và các tế
bào kề cận có thể chết nhưng
nói chung là không chết.
(Nguồn : MacNish và cs (1993); và Carling, 1996)
Khái niệm về nhóm liên hợp (Anastomosis Group- AG) được Schultz đề

nghị đầu tiên vào năm 1936 ở Đức, sau đó được Richter và Schneider phát triển
thêm vào (1953); ở Nhật do Watanabe và Matsuda (1966); ở Mỹ do Parmerter và cs
(1969) (theo Anderson, 1982).
Nhóm liên hợp là một nhóm các MPL có quan hệ gần nhau, có khả năng
nhận biết nhau và có thể liên hợp với nhau. Nói cách khác, AG là một tập hợp các
MPL có quan hệ gần nhau được gom chung lại với nhau dựa trên khả năng liên hợp
của chúng với các MPL khác.
Các MPL được sắp xếp vào các AG bằng cách nuôi ghép đôi MPL muốn
xác định AG với các MPL « tester » đã biết trước AG và quan sát sự liên hợp giữa
chúng. Một MPL của một AG có thể nhận biết và liên hợp chỉ với các thành viên
trong cùng AG đó. Vì vậy, nếu sự liên hợp không xảy ra ở nơi gặp nhau của hai
MPL thì MPL cần xác định được xem là thuộc về một AG khác với AG của MPL
‘‘tester’’. Ngược lại, nếu sự liên hợp xảy ra giữa sợi nấm của hai MPL, chúng được
xem là cùng AG.
Theo Carling và Summer (1992) dựa vào sự liên hợp của sợi nấm, quần thể
R.solani được chia thành 11 nhóm liên hợp AG từ AG-1 đến AG-10 và AG-BI.
AG-1 : phân bố khắp nơi và gây hại nặng trên nhiều loại cây trồng. Nhóm
này được chia thành 3 nhóm nhỏ : AG-1-1A, AG-1-1B, AG-10-1C.
+ AG-1-1A : gây hại chủ yếu trên lúa, gây cháy lá trên nhiều loại cây
trồng và gây bệnh cháy lá cho turfgrass.
+ AG-1-1B : gây bệnh ở các bộ phận trên mặt đất, gây ra bệnh web
light và gây cháy lá trên nhiều loại cây trồng.
+ AG-1-1C : Có trong đất và gây bệnh chết rạp cây con trên rất nhiều
loại cây trồng.


11

AG-2 : Nhóm này phân bố ở khắp nơi và được chia thành các nhóm nhỏ :
AG-2-1, AG-2-2, AG-2-3, AG-2-2IV, AG-1-2IIIB.

+ AG-2-1 : Có trong đất gây chết rạp cây con, thối rể trên rất nhiều
cây trồng và lở cổ rể ở họ thập tự.
+ AG-2-2 : Gây bệnh cho họ rau muối, phần lớn là củ cải đường.
+ AG-2-3 : Gây bệnh cho rễ và các bộ phận trên mặt đất, gây chết rạp
cây con trên nhiều loại cây trồng. Ngoài ra, nó còn gây bệnh khô vằn trên cây
matrush và gây đốm nâu trên turfgrass.
+ AG-2-2IV : cũng gây bệnh cho rễ và các bộ phận khác, gây đốm
nâu trên turfgrass, gây cháy lá thối rễ củ cải đường và nhiều loại cây trồng khác.
+ AG-2-2IIIB : Gây hại cho cây bấc.
AG-3 : Hiện diện trong đất gây thối rễ và thân khoai tây. Theo Caesar và ctv
( 1994) nấm này cũng gây hại trên cây họ cà. Nhóm này mọc chậm và thích hợp ở
nhiệt độ mát hơn các nhóm khác của R.solani. Đây là nhóm nấm thuần nhất không
chia thành nhóm nhỏ.
AG-4 : Được tìm thấy trên nhiều loại cây trồng ở vùng có nhiệt độ cao. Dựa
vào sự khác biệt về DNA nhóm này được chia ra thành hai nhóm nhỏ : HG-I và
HG-II. Dây là nhóm nấm đất gây thối rễ và chết rạp cây con trên nhiều loại cây
trồng.
AG-5 : Giống nhóm AG-3 nhưng ít độc hơn. Được tìm thấy ở các nước
Châu Âu, Châu Á và Bắc Mỹ.
AG-6 : Chỉ xuất hiện ở Nhật Bản. Nhóm nấm này không gây bệnh cho cây
và được chia thành hai nhóm nhỏ HG-I và GV.
AG-7 : Hiện diện trong đất nhưng ít gây hại cho cây.
AG-8 : Tìm thấy ở Úc, Anh và Tây Bắc nước Mỹ. Nhóm này hiện diện trong
đất, gây hại trên lúa và thối rễ khoai tây.
AG-9 : Nhóm này hiện diện trong đất, có khả năng gây bệnh yếu, nấm có thể
tấn công trên khoai tây và rau cải.Nhóm này được tìm thấy ở Alaska và Oregon.
AG-10 : Được tìm thấy ở miền bắc nước Mỹ, có trong đất nhưng khả năng
gây bệnh chưa xác định.



12

AG-BI : Ít độc tính và được tìm thấy ở Nhật Bản.
2.3.5 Quá trình tồn lưu và phát triển của nấm Rhizoctonia solani :

Nấm Rhizoctonia solani lưu tồn trong đất hay trong vật liệu cây ký chủ bị
bệnh dưới dạng hạch nấm hay sợi nấm, nhưng nguồn bệnh chủ yếu là hạch nấm.
Hạch có thể sống qua đông và tồn tại rất lâu. Hạch nổi trên nước và có thể mất sức
nảy mầm sau 21 tháng. Trong điều kiện ngập nước vẫn có tới 30% số hạch nấm giữ
được sức sống và nảy mầm thành sợi nấm xâm nhiễm và lây bệnh cho vụ sau (Vũ
Triệu Mân và Lê Lương Tề,1998). Ở Srilanka, Park và Bertus (1932) đã khảo sát sự
tồn tại của hạch nấm dưới các điều kiện khác nhau. Ở nhiệt độ phòng, trong đất khô
và ẩm, chúng sống được ít nhất 130 ngày và khi ngập sâu trong nước máy, chúng
sống được 224 ngày.
Nấm có khả năng lan truyền theo chiều đứng hay chiều ngang. Lan truyền
theo chiều đứng chủ yếu là sợi nấm, vết bệnh phát triển dần lên lá, chồi và các bộ
phận khác. Bệnh lan truyền theo chiều ngang từ nơi này sang nơi khác bằng hạch
nấm và sợi nấm. sự lan truyền chủ yếu nhờ dòng nước, hạch nấm bị nước cuốn đi
gặp ký chủ thích hợp sẽ bám vào hay do nước mưa (Nguyễn Thị Thanh Bình và
ctv,1998).
2.3.6 Điều kiện phát sinh bệnh và quá trình xâm nhiễm :

Rhizoctonia solani xâm nhập vào cây ký chủ và gây bệnh mạnh nhất trong
điều kiện nhiệt độ tương đối cao 25-30oC, ẩm độ cao trên 95% đến bảo hòa. Bệnh
phát triển nhanh hay chậm còn tùy thuộc chế độ canh tác như: mật độ cây trồng,
tưới nước, phân bón… như lúa bón nhiều phân đạm thì bệnh phát triển mạnh hơn
(Chen và ctv, 1963).
Nấm xâm nhập vào mô cây qua khí khổng, vết thương cơ giới hay có thể
xuyên trực tiếp qua lớp cutin hay biểu bì. Khi cây ký chủ hiện diện và điều kiện
môi trường thuận lợi, Rhizoctonia solani bắt đầu xâm nhập bề mặt cây ký chủ tiếp

xúc với cây và bám vào bề mặt ngoài của cây. Sau đó sợi nấm tiếp tục phát triển
trên bề mặt ngoài của cây và sẽ gây bệnh bằng cách tạo một cấu trúc xâm nhiễm
đặc biệt (đĩa áp hoặc gối xâm nhiễm) để xâm nhập vào tế bào cây và giải phóng


13

chất dinh dưỡng trong cây để nấm tiếp tục sinh trưởng và phát triển. Chu trình xâm
nhiễm được đẩy mạnh bằng cách tạo nhiều enzym ngoại bào khác nhau làm phân
hủy nhiều thành phần của màng tế bào như cellulose, cutin và pectin. Sau khi giết
tế bào cây, sợi nấm tiếp tục phát triển, xâm lấn mô cây bị chết và hình thành hạch.
Những sợi nấm mới sẽ được tạo ra trên mô cây ký chủ và một chu kỳ mới được
hình thành khi cây ký chủ mới hiện diện (Ceresini, 1999).
2.3.7 Phổ ký chủ của nấm Rhizoctonia solani

Rhizoctonia solani là loại nấm đa thực bán ký sinh điển hình, có phổ ký chủ
rộng. Chúng gây hại hầu hết các loại cây trồng và ở hầu hết các quốc gia trên thế
giới. Ở Hoa Kỳ có khoảng 550 loài ký chủ của nấm Rhizoctonia solani đã được ghi
nhận. Ở Đông Nam Á, nấm Rhizoctonia solani gây bệnh chủ yếu cho cây lúa, một
số cây trồng thuộc họ thập tự, họ cà, họ dưa, họ bầu bí, họ bìm bìm và một số cây
trồng ngoài tự nhiên thuộc họ hòa bản (Nguyễn Việt Long, 2001).
Theo Kim và ctv (1998), đậu nành, bắp, lúa miến, mía và 27 loài cỏ dại khác
ở đồng bằng sông Cửu Long là ký chủ của nấm Rhizoctonia solani. Theo Nguyễn
Việt Long (2001) nấm còn gây bệnh chết rạp cây con và lỡ cổ rễ trên cà phê, trà,
thối rễ con ở chuối, đậu phộng, đai, gai, gây cháy lá dưa chuột và bầu bí, gây lỡ cổ
rễ bông vải, héo vàng khoai tây.


14


Chương 3
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP
3.1

Thời gian và địa điểm thực hiện đề tài:
Địa điểm: phòng thí nghiệm của Viện nghiên cứu sinh học trường đại học

Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh.
Thời gian thực hiện: từ 15/2 đến 15/06 /2011
3.2

Nội dung nghiên cứu:
Mô tả chi tiết đặc điểm hình thái học của nấm Rhizoctonia solani được phân

lâp từ cây Lục Bình.
Khảo sát sự phát triển của các mẫu nấm trên môi trường PGA.
Đánh giá tính gây bệnh của nấm Rhizoctonia solani trên cây lục bình

3.3

Vật liệu nghiên cứu
- Phương tiện đi lại
- Sổ ghi chép thông tin có liên quan, bút chì, viết mực (đỏ, xanh)
- Dụng cụ, máy ảnh
- Khung xác định cấp bệnh trên lá lục bình
- Mẫu bệnh
- Máy hấp khử trùng, tủ cấy vô trùng, cân điện tử 2 số, kính hiển vi.
- dụng cụ gồm: đĩa petri, bình tam giác, que cấy, kẹp, lam kính, đèn cồn, ống

đong...



15

Môi trường nuôi cấy
Môi trường Potato Glucose Agar (PGA) làm môi trường nuôi cấy nấm
Rhizoctonia solani

Agar 20 gam
Khoai tây 200 gam
Glucose 20 gam
Nước 1000ml
Khoai tây rửa sạch, thái nhỏ, đun trong 30 phút chiết lấy dịch. Môi trường
trước khi sử dụng phải được thanh trùng ở nhiệt độ 121oC, 1atm trong 30 phút.
3.4

Phương pháp nghiên cứu

3.4.1 Thu thập và phân lập các mẫu bệnh:

Thu thập mẫu nấm: lá bị bệnh được thu thập ở các tỉnh miền Tây và miền
Đông Nam Bộ
Phân lập: có hai cách:
Mẫu bệnh không có hạch nấm : Mẫu bệnh được lấy từ ruộng về rửa sạch và
cắt thành những đoạn nhỏ khoảng 2-3mm tại nơi tiếp giáp giữa phần bệnh và phần
không bệnh, rửa qua nước cất, khử mẫu bằng cồn 70%, rửa lại với nước cất 3 lần,
để mẫu bệnh trên giấy đã khử trùng cho ráo. Sau đó cấy lên đĩa petri có chứa môi
trường PGA. Các đĩa được ủ ở phòng thí nghiệm có nhiệt độ 27±2 oC và quan sát
mỗi ngày. Khi sợi nấm và tản nấm có đặc điểm hình thái đặc trưng của R. solani
cấy truyền qua đĩa petri khác cũng chứa môi trường PGA để tách ròng.

Mẫu bệnh có hạch nấm : được lấy từ ruộng về rửa sạch (tránh làm rơi hạch
nấm), dùng kẹp lấy hạch nấm đem rửa qua cồn 70%, rửa lại với nước cất 3-4 lần,
để hạch nấm trên giấy thấm đã khử trùng cho khô ráo. Sau đó cấy lên đĩa petri có
chứa môi trường PGA. Các đĩa được ủ ở phòng thí nghiệm có nhiệt độ 27±2 oC và
quan sát mỗi ngày. Khi sợi nấm và tản nấm có đặc điểm hình thái đặc trưng của
Rhizoctonia solani được cấy truyền qua đĩa petri khác cũng chứa môi trường PGA
để tách ròng.


×