Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA MỘT SỐ CHỦNG NẤM SỢI THƯỘC HAI CHI TRICHODERMA VÀ FUSARIUM TỪ RỪNG NGẬP MẶN CẦN GIỜ - TP . HỒ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (11.83 MB, 106 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN CẢNH TRÍ

ĐỀ TÀI :
KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA MỘT SỐ
CHỦNG NẤM SỢI THƯỘC HAI CHI
TRICHODERMA VÀ FUSARIUM TỪ RỪNG NGẬP
MẶN CẦN GIỜ - TP . HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC

TP.HỒ CHÍ MINH ,THÁNG 8 - 2010


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Trần Thanh Thủy, người đã tận tình hướng dẫn, chỉ
bảo, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn Sở giáo dục Đào tạo Bình Dương, ban Giám đốc cùng toàn thể giáo viên
Trung tâm GDTX – KT- HN Phú Giáo – Bình Dương đã động viên, giúp đỡ trong quá trình học.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn quý thầy, quý cô trong khoa Sinh học, các học viên cao học K17 và K18,
đã tận tình giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Biền Văn Minh chủ nhiệm khoa SP-KTNL Đại học Sư phạm Huế đã
giúp đỡ tôi trong quá trình học tập.
Tôi xin chân thành cảm ơn những người thân trong đại gia đình đã động viên giúp đỡ tôi trong quá trình
học tập.
Cuối cùng tôi xin cảm ơn tất cả mọi người đã giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.

Tp. HCM, tháng 8 năm 2010
Nguyễn Cảnh Trí




DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

CMC

Carboxyl methyl cellulose

KL

Khuẩn lạc

RNM

Rừng ngập mặn

NXB

Nhà xuất bản

VSV

Vi sinh vật

MT

Môi trường

NS


Nấm sợi

HST

Hệ sinh thái

VK

Vi khuẩn

KS

Kháng sinh

TV

Thực vật

ĐV

Động vật


PHẦN I : MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
Rừng ngập mặn là một hệ sinh thái đặc biệt chỉ có ở các nước nhiệt đới, á nhiệt đới, có nhiều tác
dụng trong bảo vệ môi trường, đặc biệt là trong việc ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng.
Nhờ những đặc trưng riêng như tầng tán dày, hệ thống rễ chằng chịt... rừng ngập mặn được đánh giá là
một “bức tường xanh” vững chắc chống gió bão, sóng thần, xói lở, làm sạch môi trường ven biển, hạn
chế xâm nhập mặn, bảo vệ nước ngầm. Ngoài ra, RNM còn tích lũy carbon, hấp thụ và làm giảm khí

CO2 sinh khí O2, ngưng tụ bụi, làm giảm tác hại của bụi, làm giảm tiếng ồn…chính vì những lý do đó
mà rừng ngập măn đã trở thành "lá phổi" đồng thời là "quả thận" bảo vệ môi trường.
Ngoài các chức năng trên thì RNM còn là nơi bảo tồn và lưu giữ nguồn gen quý hiếm của VSV
và đặc biệt là NS. Trước đây, người ta cho rằng với điều kiện khắc nghiệt của RNM thì không thích
hợp cho VSV phát triển. Nhưng cho đến nay, người ta đã xác định được chính những điều kiện khắc
nghiệt đó đã làm cho VSV có khả năng sinh ra các chất có hoạt tính sinh học đặc biệt trong đó có NS.
Nấm sợi là nhóm VSV có tiềm năng lớn sinh các chất có hoạt tính sinh học quý, trong đó có các chất
như enzim, kháng sinh với ý nghĩa thực tiễn cao. Trong những năm gần đây, người ta đặc biệt quan tâm
đến nhóm NS này bởi chúng có khả năng sinh các loại enzim ngoại bào (như cellulase, protease,
amylase, kitinase ). Đặc biệt là hệ thống enzim phân giải cellulase ở Trichoderma (T.reseei, T.viride,
Tkonigii…) có hoạt độ mạnh, được sản xuất ở quy mô công nghiệp và ứng dụng rộng rãi vào các ngành
công nghiệp như công nghiệp dệt, giấy, thực phẩm,…. Ngoài ra, Trichoderma còn có khả năng đối
kháng mạnh với vi khuẩn, vi nấm và một số loài NS khác gây bệnh TV, động vật và con người. Bản
chất hóa học của kháng sinh từ Trichoderma có phổ tác động rộng, và không gây hại cho con người.
Ngoài việc sản xuất enzim, kháng sinh từ NS, người ta còn có thể sản xuất kích tố sinh trưởng
giberellin từ NS như Fusarium. Chính vì lẽ đó mà việc nghiên cứu Trichoderma và Fusarium đang
được rất nhiều nhà nấm học quan tâm. Tuy nhiên ở Việt Nam mới chỉ có một số công trình nghiên cứu
nhóm NS này, nhất là Trichoderma và Fusarium từ RNM và vai trò của chúng. Để góp phần tìm hiểu
thêm về khu hệ NS của RNM nói chung và hai chi Trichodermar và Fusarium nói riêng chúng tôi tiến
hành nghiên cứu đề tài “ Khảo sát điểm sinh học của một số chủng nấm sợi thuộc hai chi
Trichoderma và Fusarium từ rừng ngập mặn Cần Giờ TP. Hồ Chí Minh “ để tìm hiểu sự đa dạng
cũng như vai trò của chúng trong hệ sinh thái rừng ngập mặn.
* Mục đích nghiên cứu


Tìm hiểu sự đa dạng, đặc điểm, vai trò của NS trong hệ sinh thái RNM Cần Giờ.
* Đối tượng nghiên cứu
Một số chủng NS thuộc hai chi Trichoderma và Fusarium trong Rừng ngập mặn Cần Giờ TP.
Hồ Chí Minh.
*. Nhiệm vụ nghiên cứu

+ Phân lập các chủng NS từ RNM Cần Giờ.
+ Nghiên cứu đặc điểm phân loại để chọn ra các chủng thuộc hai chi Trichoderma và Fusarium.
+ Nhận định về sự phân bố của hai chi Trichoderma và Fusarium ở RNM Cần Giờ .
+ Khảo sát một số đặc điểm sinh học của các chủng NS phân lập được của hai chi Trichoderma
và Fusarium.
+ Khảo sát ảnh hưởng của độ mặn lên sự ST, khả năng sinh enzim ngoại bào và khả năng đối
kháng của một số chủng có đặc điểm sinh học nổi bật.
+ Lựa chọn địa điểm và thời gian nghiên cứu


PHẦN II : NỘI DUNG
CHƯƠNG I : TỔNG QUAN
1.1.

Tổng quan về rừng ngập mặn Cần Giờ

1.1.1 Vị trí địa lí
Khu dự trữ sinh quyển RNM Cần Giờ được hình thành ở hạ lưu sông Đồng Nai – Sài Gòn nằm
ở cửa ngõ Đông Nam thành phố Hồ Chí Minh tọa độ: 10°22’ – 10°40’ độ vĩ Bắc và 106°46’ – 107°01’
kinh độ Đông, cách trung tâm thành phố Hồ Chí Minh khoảng 70km.
Vị trí địa lí khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ:
-

Phía Tây giáp tỉnh Tiền Giang và Long An

-

Phía Bắc giáp tỉnh Đồng Nai

-


Phía Đông giáp tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu

-

Phía Nam giáp biển Đông ..

Tổng diện tích khu dự trữ sinh quyển RNM Cần Giờ là 75,740 ha, trong đó: vùng lõi 4,721 ha,
vùng đệm 41,139 ha và vùng chuyển tiếp 29,880 ha [56], [57].

Hình 1 : Vị trí địa lý RNM Cần Giờ
1.1.2 Đặc điểm khí hậu, thủy văn
* Khí hậu
Cần Giờ nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, cận xích đạo với hai mùa rõ rệt.
Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10. Trong thời gian này thời tiết ôn hòa, ẩm và mưa nhiều.
Mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Trong thời gian này khí hậu khô, nắng và ẩm
độ thấp.
 Nhiệt độ :


Nhiệt độ trung bình trong ngày khoảng 25,8o C. Nhiệt độ có hơi giảm dần từ phía Bắc xuống phía
Nam RNM nhưng không đáng kể.
Biên độ nhiệt trong ngày dao động từ 5oC – 7oC, trong các tháng thường nhỏ hơn 4oC . Nhiệt độ
trung bình cao nhất thường xảy ra từ tháng 3 – 5 và thấp nhất vào khoảng tháng 12 đến tháng 1 năm
sau [3].
 Độ ẩm
Độ ẩm tại Cần Giờ cao hơn các nơi khác trong khu vực TP Hồ Chí Minh từ 4-8%. Trong mùa
mưa, độ ẩm từ 79- 83 %. Độ ẩm cao nhất vào tháng 9 đạt 83 %. Trong mùa khô độ ẩm đạt từ 74 – 77%,
khô nhất vào tháng 4 khoảng 74%.
Lượng nước bốc hơi cao nhất vào tháng 6 (173,2 mm/ tháng ) và thấp nhất vào tháng 9 (

83,4mm/tháng).
 Lượng mưa :
Độ ẩm ở Cần Giờ rất cao nhưng lượng mưa lại thấp so với các vùng trong thành phố Hồ Chí
Minh, lượng mưa trung bình hàng năm ở Cần Giờ từ 1300mm – 1400mm. Lượng mưa phân bố không
đều từ phía Nam lên phía Bắc và từ phía Đông sang phía Tây.
 Gió
Cần Giờ chịu ảnh hưởng bởi hai hướng gió chính
- Gió Nam- Tây Nam, xuất hiện từ tháng 5 đến tháng 10 trùng với mùa mưa, sức gió mạnh nhất
thường vào tháng 7 và tháng 8.
- Gió mùa Bắc – Đông Bắc , xuất hiện tháng 11 đến tháng 4 năm sau, trùng với mùa khô, sức gió
mạnh nhất vào thành 2 và tháng 3[3].
 Chế độ thủy văn
RNM Cần Giờ nằm trong vùng chế độ bán nhật triều không đều ( hai lần nước lớn và hai lần nước
ròng trong ngày ). Biên độ triều khoảng 2m khi triều trung bình và 4m khi triều cường. Theo quan sát,
hai đỉnh triều thường bằng nhau nhưng hai chân triều lệch nhau.
Biên độ triều cực đại trong RNM từ 4,0 – 4,2m vào loại cao nhất quan sát thấy tại Việt Nam. Biên
độ triều có xu hướng giảm dần từ phía Nam tiếp giáp với biển Đông. Thời gian có biên độ triều lớn
nhất thường từ tháng 9 đến tháng 1 năm sau, với biên độ từ 3,6 - 4,0 m ở vùng phía Nam và 2,8 – 3,3m
ở vùng phía Bắc Cần Giờ.
Đỉnh triều cao nhất trong năm thường xuất hiện vào tháng 10 và tháng 11, thấp nhất vào tháng 4
và tháng 5. Cần Giờ chịu chế độ bán nhật triều không đều, mỗi ngày xuất hiện hai lần nước lớn và hai
lần nước ròng. Theo âm lịch thì hàng tháng có hai kỳ triều cường và hai kỳ triều kém. Biên độ trong


thời kỳ triều cường từ 3 – 4m, trong thời kỳ triều kém từ 1,5 – 2m. Theo âm lịch vào các ngày 29, 30,1,
2, 3 và các ngày 14, 15, 16, 17, 18 mỗi ngày có hai con nước lớn ngập toàn bộ RNM Cần Giờ khi triều
cường và có 2 ngày thủy triều thấp nhất trong tháng là ngày 8 và ngày 25 âm lịch [3].
 Độ mặn
Qua các số liệu đo độ mặn từ năm 1997 đến năm 2000, cho thấy độ mặn lớn nhất khi triều cường
và nhỏ nhất khi triều kém. Diễn biến độ mặn phụ thuộc vào sự kết hợp giữa thủy triều ở biển Đông và

lưu lượng nước thượng nguồn sông Sài Gòn và sông Đồng Nai. Vào khoảng tháng 4, nước biển chiếm
ưu thế hơn trong mối tương tác biển – sông nước biển xâm nhập sâu vào trong các vùng đất liền, do đó
độ mặn trong rừng được nâng lên cao. Ngược lại, vào thời kỳ tháng 9 đến tháng 10 khi các sông giữ vai
trò ưu thế trong sự tương tác sông – biển, lúc đó nước ngọt từ sông đẩy lùi nước biển làm cho độ mặn
giảm xuống.
Từ khi thủy điện Trị An chính thức đưa vào hoạt động, nhà mày này có ảnh hưởng đến sự biến đổi
độ mặn của vùng Cần Giờ rõ rệt. Trong mùa mưa lượng nước xả cao nên độ mặn giảm so với trước kia.
Tại mũi Nhà Bè ( trong đất liền ) trước đây độ mặn từ 40/00 đến 90/00 nay chỉ còn 40/00và lùi xa về phía
nam tại xã Tam Thôn Hiệp ( gần biển hơn ), độ mặn đạt 180/00 . Ngược lại, trong mùa khô độ mặn sông
Soài Rạp thấp hơn hẳn so với sông Long Tàu do dạng dòng sông hình thành khác nhau. Sông Soài rạp
có mặt cắt cạn hơn sông Long Tàu nên tác động từ biển vào sông Soài Rạp yếu hơn sông Long Tàu [3].
1.1.3 Địa chất, thổ nhưỡng
Đất ở huyện Cần Giờ có đặc điểm là đất nhiễm phèn và mặn nhưng mặn là yếu tố chủ đạo. Hầu như
toàn bộ đất trên địa bàn đều tầng sét chứa pirite ( tầng sinh phèn) nằm ở các độ sâu khác nhau, khoảng
20 – 80 cm.
Các nhóm đất chính gồm :
Đất giồng cát ở dọc bờ biển có diện tích khoảng 680 ha, hầu như không bị ngập, đất có phản ứng
chua, nghèo hữu cơ, hàm lượng chất dinh dưỡng nghèo. Vùng đất giồng cát chủ yếu dùng làm đất thổ
cư, trồng cây ăn trái, hoa màu, …
Đất phù sa trên nền phèn tiềm năng có lớp bùn khá cao, phân bố ở xã Bình Khánh, Lý Nhơn có diện
tích 1.385 ha được sử dụng trồng lúa, cây ăn trái. Ngoài ra, còn một phần đất phù sa có tầng loang lỗ đỏ
vàng, nhiễm mặn về mùa khô, độ cao dưới 2 m ở Bình Khánh.
Đất phèn tiềm tàng nhiễm mặn vào mùa khô ở phía Nam, xã Bình Khánh và xã An Thới Đông, tầng
sinh phèn xuất hiện nông. Đất sét và thịt chiếm ưu thế có lớp phù sa tầng mặt dày khoảng 15 -20 cm
nên mùa mưa có thể trồng lúa.
Đất phèn mặn


+ Vùng mặn phèn tiềm tàng, tầng sinh phèn nông, nhiều mùn hữu cơ, ngập mặn thường xuyên có
diện tích 27.280 ha, phân bố trung tập trung ở lòng chảo huyện Cần Giờ, đất sét và thịt chiếm 85 – 95

%. Đất đang hình thành chưa ổn định, nhảo toàn phẩu diện, giàu mùn, đất mặn nhiều, vùng này Đước
phát triển tốt.
+ Vùng đất mặn phèn tiềm tàng, tầng sinh phèn nông, nhiều hữu cơ, ngập mặn theo con nước có
diện tích 4.780 ha, phân bố chủ yếu theo thềm lòng chảo, đầm lầy ngập mặn, có độ cao khoảng 1m. Đất
sét và thịt chiếm 94 – 95%, tầng mặt đất chặt và cứng.
+ Vùng đất phèn tiềm tàng, tầng sinh phèn sâu, nhiều cát, ngập mặn theo con nước phân bố ở các
giồng cát của xã Long Hòa, cát chiếm ưu thế từ 65 -80%
+ Đất than bùn, phèn tiềm tàng có diện tích 210 ha phân bố ở An Nghĩa, tiểu khu 5, tiểu khu 9, cù
lao Phú Lợi, bên bờ vịnh Gành Rái, Thiềng Liềng, Ngã Bảy. Than bùn chất lượng kém, đất chua vừa,
độ mặn cao [3].
1.1.4 Động vật và thực vật
Về thực vật :
Việc nghiên cứu thực vật trong RNM Cần Giờ đã được Viên Ngọc Nam và cộng sự thực hiện năm
1990 và bổ sung năm 1997 đã thống kê được 159 loài thuộc 79 họ trong đó :
Loài cây thực sự ngập mặn : 36 loài thuộc 15 họ
Loài cây chịu mặn : 33 loài thuộc 19 họ
Loài cây trên đất cao : 90 loài 42 họ
Những loại cây trồng ở đây là Đước ( Rhizophora apiculata), Trang ( Kendelia candel), Dà vôi (
Ceriops tagal), Dà quánh ( Ceriops decandra), Gõ biển ( Intsia bijuga), Tra ( Thespesia polulnea), Vẹt
đen ( Bruguiera sexangula)…Trong đó có 3 loài trồng nhiều nhất là Đước, Dà vôi và Cóc trắng
Các quần xã tự nhiên đại diện
Quần xã Bần chua, Mấn
Quần xã Mấn, Chà là, Gõ biển
Quần xã Ráng, Chà là, Tam mộc Nam, Lức
Quần xã Cóc kèn, Ô rô
Quần xã Đước, Dà, Mấm…[3].
Về động vật và thủy sinh vật
RNM Cần Giờ với hệ thống sông rạch chằng chịt, các bãi bồi, ao đầm nhận nước ngọt từ sông Sài
Gòn, sông Đồng Nai giàu chất dinh dưỡng tạo điều kiện cho các loài thủy sinh vật có nguồn gốc biển,



nước lợ theo thủy triều vào sinh sống. Thành phần động vật và thủy sinh vật ở đây rất đa dạng và
phong phú.
ĐV thủy sinh không xương sống với trên 700 loài thuộc các ngành như chân khớp ( Arthropoda),
Giun đất ( Anneldes), Giun tròn ( Nermathelninthes ), thân mềm ( Molusce);
Khu hệ động vật có xương sống gồm có cá trên 120 loài (cá nước lợ, cá nước mặn) thuộc các bộ
cá Nhám chuột (Lamnivormes), cá Đuối ( Rajifermes ), cá Trích (Cluppeiformes), cá đối (
Mungilliformes)… 9 loài lưỡng thê, 31 loài bò sát, 4 loài có vú như Nai, Heo rừng, Khỉ, Rái cá.. Trong
đó có 11 loài bò sát có tên trong sách đỏ Việt Nam như: tắc kè (gekko gekko), kỳ đà nước (varanus
salvator), trăn đất (python molurus), trăn gấm (python reticulatus), rắn cạp nong (bungarus fasciatus),
rắn hổ mang (naja naja), rắn hổ chúa (ophiophagus hannah), vích (chelonia mydas), cá sấu hoa cà
(crocodylus porosus)…
Khu hệ chim có khoảng 130 loài thuộc 47 họ, 17 bộ. Trong đó có 51 loài chim nước và 79 loài
không phải chim nước sống trong nhiều sinh cảnh khác nhau
Trong số các động vật sống ở đây, có các loài hiếm như Rái cá thường ( Lutra lutra), Rái cá vuốt
bé ( Aonux cinerea), Bồ nông chân xám hay còn gọi là Chàng bè( Pelecanus philippinensis), Cò lạo Ấn
Độ hay còn gọi là Giang sen ( Mycteria leucocephala), Cò lạo xám ( Mycteria cinerea), choắt lớn mỏ
vàng ( Tringa guttifer), Ác la (Pica pica ) [3].
1.1.5 Khu hệ vi sinh vật
Vi khuẩn
Trong hệ sinh thái RNM khu hệ vi khuẩn có vai trò vô cùng quan trọng trong chu trình tuần hoàn
vật chất và năng lượng của hệ sinh thái. Số lượng VK trong RNM chiếm tỉ lệ lớn, đặc biệt là trong trầm
tích của RNM. Quần thể VK dị dưỡng nhiều gấp hai đến ba lần trên nền bùn lẫn lớp nước trên mặt, gấp
vài lần trên nền cát. Sự tạo thành lớp mỏng trên nền bùn tạo điều kiện cho các loài tảo, cỏ biển, cây
ngập mặn phát triển. Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Hà về các vi khuẩn dị dưỡng trong hệ sinh
thái RNM một số vùng thuộc Nam Định và Thái Bình đã phân loại được 80% số chủng phân lập thuộc
các chi: Pseudomonas, Photphobacterium, Flavobacterium, Bacillus, xanthomanas, Alcaligenes,
Lucibacterium, Vibrio, Aeromonas, Micrococcus, Chromobacterium với tỷ lệ khác nhau tùy từng vùng;
trong đó những chi có số lượng nhiều nhất là Pseudomonas, Photphobacterium, Flavobacterium và
Bacillus. Trong đất ở độ sâu 2cm chi Pseudomonas chiếm số lượng nhiều hơn cả [18]. Ở Ấn Độ người

ta đã xác định được loài vi khuẩn Cyanobacteria có khả năng khử mặn nước biển với độ mặn 250g/l,


trong điều kiện phòng thí nghiệm. Các vi khuẩn cyanobacterium, Phormidium tunue là những hứa hẹn
cho việc khử muối (Balasubramanian và Kathiresan, 1999) [44].
Nấm
Khu hệ nấm trong RNM rất đa dạng, phong phú, phân bố trong mọi cơ chất của RNM, phần lớn
là vi nấm. Cùng với vi khuẩn chúng góp phần phân hủy nhanh các hợp chất ở lớp đất mặt như tinh bột,
xenlulose, pectin, gelatin, casein, kitin có trong xác ĐV, Thực vật. Một số hợp chất phức tạp hơn như
cacboxin methyl xenlulôzơ, các chất lighnoxenlulose ở các mức độ khác nhau được khoáng hóa thành
xenlulose, amylase, proteinase, kitinase nhờ hệ enzym ngoại bào.
Mai Thị Hằng đã nghiên cứu về tính đa dạng và vai trò của nhóm NS phân lập từ RNM ở hai tỉnh
Nam Định và Thái Bình gồm các chi : Penicillum, Paelomyces, Oomyces, Mucor, Cunninghamela,
Aspergillus, Cuvularia, Trichoderma, Acremonia, Cladosporium, Sepedonium, Ampelomyces,
Pullularia,

Geotrichum,

Monilia,

Fusarium,

Glyocladium,

Chalara,

Alternaria,

Eurotium,


Endocochlus, Monascus. Các chi phổ biến trong tất cả các mẫu bùn, lá và thân cành cây phân tích ở cả
hai vùng trên là Mucor, Paelomyces, Penicllim, Asperegillus, Cladosporium, Oomycetes, Fusarium và
Trichoderma[18].
Ở Ấn Độ, người ta đã phân lập được 10 loài nấm RNM từ lá của Pichavaram, 31 loài từ lớp đất
mặt và 27 loài từ lá mục. 10 loài nấm từ lá của Pichavaram là : Aspergillus flavus, A. ochraceus,
Alternaria alternata, A. tenuissima, Rhizopus nigricans, funiculosum Penicillum, expansum P.,
fuscoatra Humicola, Mucor racemosa và Fusarium oxysporum. Alternaria alternata và Rhizopus
nigricans. Một vài chủng đặc biệt Candidus, Aspergillus có khả năng tạo ra phosphate tan từ các
photphat1 không tan cho các sinh vật khác sử dụng. Vì thế, vi nấm đóng một vai trò quan trọng trong
việc tái tạo chất dinh dưỡng của các hệ sinh thái (Prabhakaran et al., 1987) [44]. Số nấm đếm được trên
lá mục RNM nhiều hơn trên lá tươi.
Người ta tìm thấy trên lá cây ngập mặn có các loài nấm ký sinh và hoại sinh như Ascomycetes,
Basidiomycetes, và Deutermycetes. Người ta cũng đã tìm thấy 6 chi nấm có trên lá cây Đước đỏ:
Cladosporium, pestalotia, Alternaria, Zygosporium, penicilinum và Aureobaccidium [29].
Các chi nấm ký sinh và hoại sinh sống trên lá cây ngập mặn thường gây bệnh cho cây chủ. Hầu
hết các loài nấm trên đất liền đều có trên lá cây ngập mặn, còn các loại nấm biển thì có trên rễ, hoặc


trên gỗ, phần ngập nước của cây ngập mặn. Khi cây chết gỗ phân hủy tạo điều kiện thuận lợi cho nấm
phát triển. Các mẫu gỗ ngâm trong nước biển có tỉ lệ phân hủy cao hơn các vùng chỉ ngập khi triều cao
[29].
1.1.6 Vai trò của RNM Cần Giờ
Cung cấp gỗ, củi
Theo số liệu thống kê ( đánh giá kinh tế RNM Cần Giờ) của Ban quản lý RNM Cần Giờ, trữ
lượng gỗ bình quân theo số liệu điều tra là 65m3/ha. Với diện tích RNM 20 346 ha, theo lý thuyết, sản
lượng gỗ lấy ra hàng năm sẽ bằng 1/10 tổng sản lượng gỗ trong RNM. Với giá cây gỗ đứng tại rừng là
200 000 đồng /m3 ( năm 2004) còn tại TP Hồ Chí Minh là 300 000 đồng /1m3. Như vậy, ước tính giá trị
trung bình từ gỗ hàng năm lên đến 4,2 tỷ đồng.
Sản lượng củi bình quân thu được sau những lần khai thác và tỉa thưa khoàng 9,75m3/ha . Giá trị
củi hiện nay tại TP Hồ Chí Minh là 200 000 đồng /1m3, như vậy ước tính giá trị từ củi hàng năm lên

đến 0,9 tỷ đồng[3].
Cung cấp nguồn thủy hải sản
Số liệu thống kê về thủy sản tại Cần Giờ từ năm 1978 đết hết năn 1998 cho thấy trung bình hàng
năm thu hoạch được 15 000 tấn , với 75 % thuộc về hộ gia đình còn 25% thuộc về các xí nghiệp, nông
trường và các đơn vị tập thể khác. Cơ cấu sản phẩm 42% cá, 24 % tôm, 9% cua, ghẹ, 25% hai mãnh vỏ
( ngao, sò, hàu…). Tại Cần Giờ, nguồn lợi thủy sản chủ yếu được đánh bắt nội địa. Theo số liệu thống
kê của cơ quan quản lý thủy sản huyện Cần Giờ năm 2004, giá trị sản phẩm hàng năm từ nguồn lợi
thủy sản lên đến 75 tỷ đồng [3].
Điều hòa khí hậu, tạo ra oxy
RNM là một hệ sinh thái đặc biệt và hiếm có mà VN là một trong những quốc gia may mắn được
thiên nhiên ban tặng. RNM chỉ có ở các nước nhiệt đới, á nhiệt đới và có nhiều tác dụng trong bảo vệ
MT, đặc biệt là trong việc ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Nhờ những đặc trưng riêng
như tầng tán dày, hệ thống rễ chằng chịt... RNM được đánh giá là một “bức tường xanh” vững chắc
chống gió bão, sóng thần, xói lở, làm sạch MT ven biển, hạn chế xâm nhập mặn, bảo vệ nước ngầm,
tích lũy carbon, hấp thụ, làm giảm khí CO2 sinh khí O2, ngưng tụ bụi, làm giảm tác hại của bụi, làm
giảm tiếng ồn,…
RNM Cần Giờ có vị trí đặc biệt của thành phố Hồ Chí Minh, do đó có tác dụng phòng hộ, tham
gia bảo vệ MT cho thành phố với ý nghĩa thực sự quan trọng. Với diện tích hơn 30 000 ha, RNM Cần
Giờ có ý nhĩa là “lá phổi “, là “quả thận “của thành phố này. Giá trị cao nhất của RNM Cần Giờ là bảo


tồn sinh quyển cho toàn thành phố và các vùng kế cận, cụ thể là vùng kinh tế trọng điểm phía Nam Việt
Nam ( như thành phố Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Vũng Tàu) [61].
1.2 Tổng quan về nấm sợi
Đa số NS có hình sợi, NS có vách ngăn (đa bào) hay không có ngăn vách (đơn bào). NS thường
là một ống hình trụ dài có kích thước lớn nhỏ khác nhau tùy loài. Đường kính của sợi nấm thường từ 35µm, có khi đến 10µm, thậm chí đến 1mm. Chiều dài của sợi nấm có thể tới vài chục cm. Các sợi nấm
phát triển chiều dài theo kiểu tăng trưởng ở ngọn. Các sợi nấm có thể phân nhánh và các nhánh có thể
lại phân nhánh liên tiếp tạo thành hệ sợi nấm (mycelium) khí sinh xù xì như bông. Trên môi trường đặc
và trên một số cơ chất trong tự nhiên, bào tử nấm, tế bào nấm hoặc một đoạn sợi nấm có thể phát triển
thành một hệ sợi nấm có hình dạng nhất định gọi là khuẩn lạc nấm [58].

Tế bào nấm có cấu trúc tương tự như những tế bào VSV nhân thực khác, vách tế bào nấm cấu
tạo bởi vi sợi chitin, có hoặc không có cellulose. Chitin là thành phần chính của vách tế bào ở hầu hết
các loài nấm trừ nhóm Oomycetina. Những vi sợi chitin được hình thành nhờ vào enzym chitinsyntaz
[45], [46].
Tế bào chất của tế bào nấm chứa không bào (vacuoles), ty thể (mitochondria) và hạt dự trữ
(glycogen và lipid), đặc biệt cấu trúc ty thể ở tế bào nấm tương tự như cấu trúc ty thể ở tế bào thực vật.
Ngoài ra, tế bào nấm còn có ribôxôm (ribosomes) và những thể khác chưa rõ chức năng.
Hầu hết các loài NS không cần ánh sáng trong quá trình sinh trưởng. Tuy nhiên, có một số loài
lại cần ánh sáng trong quá trình tạo bào tử (Buller, 1950). Nhiệt độ tối thiểu cần cho sự phát triển là từ
2oC đến 5oC, nhiệt độ thích hợp nhất 22oC đến 27oC và nhiệt độ tối đa mà chúng có thể chịu đựng được
là 35oC đến 40oC, cá biệt có một số ít loài có thể sống sót ở OoC và ở 60o C. Nói chung, NS có thể phát
triển tốt ở môi trường axít (pH=6) nhưng pH tối ưu là 5 - 6,5. Một số loài phát triển tốt ở pH < 3 và một
số ít phát triển ở pH > 9 (Ingold, 1967).
NS không có diệp lục tố nên chúng cần được cung cấp dinh dưỡng từ bên ngoài (nhóm dị
dưỡng), một số sống và phát triển nhờ khả năng ký sinh (sống ký sinh trong cơ thể ĐV hay TV) hay
hoại sinh (saprophytes) trên xác bã hữu cơ. Cũng có nhóm nấm rễ hay địa y sống cộng sinh với nhóm
thực vật nhất định.
NS sinh sản dưới 2 hình thức: vô tính và hữu tính. Trong sinh sản vô tính, nấm hình thành bào
tử mà không qua việc giảm phân, trái lại trong sinh sản hữu tính nấm hình thành 2 loại giao tử đực và
cái.
Ngoài những đặc điểm chung của NS, nấm sợi RNM có những đặc điểm riêng có ý nghĩa vô
cùng quan trong cho nghiên cứu khoa học với các lý do:


Trong hệ sinh thái RNM, điều kiện sống vô cùng khắc nghiệt do đó các sản phẩm trao đổi chất
của VSV nói chung và NS nói riêng đều mang tính chất khác lạ hơn để phù hợp vời môi trường sống.
Mặt khác, để tồn tại và phát triển ở nơi đây thì NS phải có khả năng thích nghi đặc biệt, nhờ tiết ra các
enzym ngoại bào, các chất KS và một số sản phẩm trao đổi chất khác. Chính vì vậy các sản phẩm này
có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong nghiên cứu hệ sinh thái RNM cũng như những ứng dụng của nó
trong đời sống.

Đa số NS nơi đây đều có khả năng chịu mặn cao. Chúng sinh trưởng ở nồng độ muối từ 2 % - 20 %,
thậm chí một số NS còn có thể sinh trưởng ở nồng độ muối đến 30%. Đây là một đặc điểm đặc trưng
cho sinh vật của hệ sinh thái RNM [47],[48].
1.3 Đặc điểm Trichoderma
1.3.1 Vị trí phân loại Trichoderma
Trichoderma là một trong những nhóm vi nấm gây nhiều khó khăn cho công tác phân loại do
còn nhiều đặc điểm chưa được biết đầy đủ. Persoon ex Gay ( 1801 ) phân loại Trichoderma như sau [
50].
Giới

Fungi

Ngành

Ascomycota

Lớp

Euascomycetes

Bộ

Hypocreales

Họ

Hypocreaceae

Giống


Trichoderma

Ainsworth và Sussman (1968) lại cho rằng

Trichoderma thuộc lớp Deuteromycetes, bộ

Moniliales, họ Moniliaceae [36]
Theo nhà khoa học Elisa Esposito và Manuela da silva (1997), Trichoderma thuộc họ
Hypocreaceae, lớp nấm túi Ascomycetes, các loài Trichoderma được chia thành 5 nhóm: Trichoderma,
longibrachiatum, Saturisporum, pachybasium và Hypocreanum [ 36],[37.]
Theo GS Nguyễn Lân Dũng và một số tác giả khác, chi Trichoderma thuộc lớp Deuteromycetes,
bộ Moniliales họ Moniliaceae [5 ].
1.3.2 Đặc điểm hình thái , cấu trúc Trichoderma [33],[36], [39].
Hầu hết chi Trichoderma không có giai đoạn sinh sản hữu tính. Chúng sinh sản bằng bào tử đính
từ khuẩn ti khí sinh. Khuẩn ti khí sinh không màu, cuống sinh bào tử phân nhánh nhiều, phát triển
nhanh trong MT nuôi cấy ở 25-30oC, thường không phát triển ở 35oC. Khuẩn lạc không màu trong MT
thạch đường bột bắp hay trên MT giàu chất dinh dưỡng như PDA. BT hình thành trong vòng 1 tuần


thành khối lỏng lẻo hoặc rắn chắc có màu xanh, màu vàng và ít khi có màu trắng. Chất tạo màu vàng
thường chìm trong khối agar, đặc biệt trong môi trường PDA.
Cuống sinh BT phân nhánh cao ( khó để xác định hoặc đo đếm) kết thành bụi chặt hay lỏng,
thường tạo nên những vòng đồng tâm đặc trưng hoặc hướng theo khuẩn ty khí sinh. Những nhánh
chính của cuống sinh BT tạo ra các nhánh bên có thể kết cặp hoặc không, nhánh dài nhất xa phần đỉnh,
thể bình phát sinh trực tiếp từ thân chính gần đỉnh. Các nhánh có thể tái phân nhánh, với những nhánh
thứ cấp thường kết cặp [47].

Hình 1. 2. Cuống bào tử trần ở nấm T. hazrianum (trái) và T.aggresivum (phải)
1.3.3 Khả năng sinh các chất có hoạt tính sinh học
1.3.3.1 Khả năng sinh enzym

Trichoderma là nhóm NS được nghiên cứu và ứng dụng nhiều trong lĩnh vực enzym. Các
chủng Trichoderma có khả năng tổng hợp các enzym ngoại bào như: amylase, protease, cellulase,
chitinase,… Trong nhóm enzym ngoại bào từ Trichoderma thì enzym cellulase được nghiên cứu và sử
dụng nhiều hơn. Enzym cellulase được sinh ra từ các chủng Trichoderma reesei và Trichoderma
harzianum có hoạt tính mạnh hơn cả.
Cellulase: là enzym ngoại bào có khả năng cắt đứt liên kết 1- 4 β-glucosid của phân tử cellulose
để tạo thành các đơn phân glucose. Cellulose là thành phần chủ yếu trong xác TV nên enzym này có
vai trò quan trọng trong việc phân giải những hợp chất hữu cơ tồn đọng trong MT. Cũng nhờ khả năng
phân giải cellulose mà enzym này được ứng dụng nhiều trong các lĩnh vực như sản xuất thức ăn gia
súc, công nghiệp thực phẩm. Những NS có khả năng phân giải cellulose là các nấm thuộc chi
Aspergillus ( A. niger, A. flavus, A. oryzae….), Trichoderma (T. reesei, T. harzianum…).
Amylase: là enzym thủy phân tinh bột và những chất có cấu trúc tương tự thành đường. Vì tinh
bột cũng là một trong những sản phẩm chủ yếu của TV nên vai trò của amylase cũng giữ một vị trí hết
sức quan trọng trong trong việc phân giải các sản phẩm với thành phần chủ yếu là tinh bột và góp phần
trong việc làm sạch MT. Những nấm sợi có khả năng phân giải mạnh tinh bột là A. candidus, A.


awamori…. Cũng như cellulase, dựa vào đặc tính phân giải mạnh tinh bột mà amylase được ứng dụng
nhiều trong lĩnh vực sản xuất rượu, bia, bánh mì,..[10].
Protease: là các enzym thủy phân liên kết peptid trong các polypeptid tạo thành các polypeptid
chuỗi ngắn, các dipeptid hay các axit amin. Trong tự nhiên, enzym này có tác dụng khoáng hóa, phân
giải các hợp chất hữu cơ có bản chất protein trong xác động thực vật và SV nói chung thành các hợp
chất đơn giản và cuối cùng thành các phân tử vô cơ. Con người đã ứng dụng enzym này trong các lĩnh
vực của đời sống như công nghiệp thịt, da, tơ tằm…. nhằm tận dụng khả năng phân giải protein của
chúng cũng như tận dụng những sản phẩm từ quá trình phân giải đó. Những NS có khả năng sinh
protease mạnh là nhóm mốc vàng (A. oryzae, A. flavus, A. fumigatus…) và nhóm mốc đen (A. niger, A.
.awamori, A. .usamii…)
Pectinase: là enzym xúc tác quá trình phân giải pectin thành các hợp chất đơn giản như
galacturonic, galactose, metanol…..được ứng dụng trong sản xuất nước quả, rượu vang, hoặc trong sản
xuất cà phê hòa tan, chế biến đay gai,... Những NS có khả năng sinh pectinase cao được chú ý là

P.glaucum, A. awamori, P.citrinum…[51]
Kitinase: Kitine là các biopolyme chứa các gốc N-acetyl-glucoszamin liên kết với nhau bởi mối
liên kết β-1,4-glucosid. Hàng năm trong tự nhiên có thể tạo 1010-1014 tấn kitine. Kitine bị VSV (chủ
yếu là NS) phân giải liên kết β-1,4-glucosid tạo ra các N-acetyl-glucoszamin. Hệ kitinase mạnh còn
giúp các NS (Trichoderma spp, Glyocladium spp, Chaetomium spp.) tăng cường hiệu quả tiêu diệt các
loài nấm gây bệnh (F. oxysporium, Botritis cinerea, Pyricularia oryzae....có thành tế bào là kitine) và
các loài nấm B. assiana, M. anisopliae, P. fumosoroseus...chống các loài côn trùng có vỏ kitine. Các
NS này được sử dụng làm tác nhân kiểm soát sinh học chống các VSV gây bệnh và côn trùng trong
nông-lâm nghiệp [9].
1.3.3.2 Khả năng sinh kháng sinh
Một trong số những sản phẩm trao đổi chất bậc hai do NS sản xuất ra chính là chất KS. Vai trò
của chất KS đối với đời sống hiện còn là một vấn đề đang được nghiên cứu. Tuy nhiên, hiện có hai giả
thiết về vai trò của chất KS được nhiều nhà khoa học ủng hộ hơn cả. Giả thuyết thứ nhất cho rằng việc
tổng hợp các chất KS nhằm tạo ra ưu thế phát triển cạnh tranh có lợi cho chủng sinh KS. Nhờ đó,
chúng có thể tiêu diệt hay kìm hãm được sự phát triển của các loài khác cùng tồn tại và phát triển trong
hệ sinh thái cục bộ đó [17]. Giả thiết thứ hai cho rằng việc tổng hợp chất KS là một đặc tính cần thiết
và đảm bảo cho khả năng sống sót cao cho chủng sinh ra chất KS trong tự nhiên, nhất là với các loài có
bào tử. Người ta đã xác định được một số chất kháng sinh có tác dụng ức chế sự nảy mầm của BT


chính chủng sinh ra chất KS đó [18]. Có thể chất KS có vai trò kìm hãm sự nảy mầm của bào tử cho
đến khi điều kiện môi trường ngoài hoàn toàn thích hợp cho sự phát triển của chúng [18].
Đối với con người, KS là một trong số những sản phẩm có giá trị và ngày càng trở nên rất quan
trọng trong đời sống do những tác dụng mà nó mang lại đối với công tác chữa bệnh, bảo vệ cây trồng,
bảo quản thực phẩm và chăn nuôi.
Những NS có khả năng sinh chất KS mạnh là các nấm thuộc chi Penicillium, Cephalosporium,
Trichoderma.
1.3.4 Khả năng ứng dụng của Trichoderma
Lương thực và ngành dệt
Trichoderma là những nhà máy sản xuất nhiều enzym ngoại bào rất có hiệu quả. Chúng được

thương mại hóa trong việc sản xuất các cellulase và các enzym khác phân hủy các polysaccharide
phức tạp. Nhờ vậy chúng thường được sử dụng trong thực phẩm và ngành dệt cho các mục đích
tương tự.
Chất kiểm soát sinh học
Hiện nay loài nấm này đã được sử dụng một cách hợp pháp cũng như không được đăng ký
trong việc kiểm soát bệnh trên thực vật. Các chế phẩm nấm Trichoderma được sản xuất và sử dụng
như là chất kiểm soát sinh học một cách có hiệu quả. Hình thức sử dụng dưới dạng chế phẩm riêng
biệt hoặc được phối trộn vào phân hữu cơ để bón cho cây trồng vừa cung cấp dinh dưỡng cho cây
vừa tăng khả năng kháng bệnh của cây[45],[52].
Kích thích sự tăng trưởng của cây trồng
Những lợi ích mà chi NS này mang lại đã được biết đến từ nhiều năm qua bao gồm việc kích
thích sự tăng trưởng và phát triển của thực vật do việc kích thích sự hình thành nhiều hơn và phát
triển mạnh hơn của bộ rễ so với thông thường. Những cơ chế giải thích cho các hiện tượng này chỉ
mới được hiểu rõ ràng hơn trong thời gian gần đây. Hiện nay, một giống nấm Trichoderma đã được
phát hiện là chúng có khả năng gia tăng số lượng rễ mọc sâu (sâu hơn 1 m dưới mặt đất). Những rễ
sâu này giúp các loài cây như Bắp hay cây Cảnh có khả năng chịu được hạn hán. Một khả năng có
lẽ đáng chú ý nhất là những cây bắp có sự hiện diện của nấm Trichoderma dòng T22 ở rễ có nhu
cầu về đạm thấp hơn đến 40% so với những cây không có sự hiện diện của loài nấm này ở rễ [52].
Nguồn gen để sử dụng trong chuyển gen


Nhiều VSV kiểm soát sinh học đều có chứa một số lượng lớn gen mã hoá các sản phẩm có
hoạt tính cần thiết sử dụng trong kiểm soát sinh học. Nhiều gen có nguồn gốc từ Trichoderma đã
được tạo dòng và có tiềm năng ứng dụng rất lớn trong chuyển gen để tạo ra cây có khả năng kháng
được nhiều bệnh. Chưa có gen nào được thương mại hóa, tuy nhiên có một số gen hiện đang được
nghiên cứu và phát triển [61].
Khả năng ứng dụng ở Việt Nam
Các kết quả nghiên cứu của Trường Đại học Cần Thơ, Viện Lúa Đồng bằng sông Cửu Long,
Công ty thuốc sát trùng Việt Nam, Viện Sinh học Nhiệt đới đã cho thấy hiệu quả rất rõ ràng của
nấm Trichoderma trên một số cây trồng ở Đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ. Các

nghiên cứu cho thấy nấm Trichoderma có khả năng tiêu diệt nấm Furasium solani (gây bệnh thối
rễ trên cam quýt, bệnh vàng lá chết chậm trên tiêu) hay một số loại nấm gây bệnh khác như
Sclerotium rolfsii, Fusarium oxysporum, Rhizoctonia solani. Công dụng thứ hai của nấm
Trichoderma là khả năng phân huỷ cellulose, phân giải lân chậm tan. Lợi dụng đặc tính này người
ta đã trộn Trichoderma vào quá trình sản xuất phân hữu cơ vi sinh để thúc đẩy quá trình phân huỷ
hữu cơ được nhanh chóng. Các sản phẩm phân hữu cơ sinh học có ứng dụng kết quả nghiên cứu
mới này hiện có trên thị trường như loại phân Cugasa của Công ty Anh Việt (TP. Hồ Chí Minh)
phân VK của Công ty Viễn Khang (Đồng Nai) đã được nông dân các vùng trồng cây ăn trái, cây
tiêu, cây điều và cây rau hoan nghênh và ứng dụng hiệu quả [46].
1.4 Đặc điểm Fusarium
1.4.1 Vị trí phân loại
Chi Fusarium là một chi nấm có số lượng loài đã được mô tả đặc biệt lớn, trên một nghìn loài,
nhưng cũng là một chi nấm mà số lượng loài đến nay còn được chấp nhận so với số lượng loài đã được
mô tả nói trên chiếm một tỉ lệ rất nhỏ: trên dưới 1% hoặc 3-4% tùy các tác giả khác nhau. Nguyên nhân
do khả năng biến dị rất cao của các chủng thuộc chi Fusarium trên các cơ chất tự nhiên. Những nghiên
cứu về phân loại học chi Fusarium từ đầu thế kỷ này, đặc biệt từ những năm 1950 trở lại đây đã có
những đổi mới như kỹ thuật nuôi cấy đơn BT, các kỹ thuật hiển vi khác được cải tiến, trước hết là các
đặc điểm phân loại của mỗi loài đã được nghiên cứu có hệ thống và do đó đã có những giới hạn cho
những đặc điểm đó khá rõ rệt [9].
Theo Nguyễn Lân Dũng ( 1979) phân loại Fusarium như sau [ 48].
Giới:

Mycetae (fungi)

Ngành:

Eumycota


Ngành phụ: Deuteromycotina (The imperfect fungi)

Lớp:

Hyphomycetes

Bộ:

Hyphales (Moniliales)

Họ:

Hypocreaceae

Chi:

Fusarium

1955: Bilai đề nghị một hệ thống gồm 26 loài tập hợp trong 9 nhóm loài. 1977: Bilai bổ sung
vào chi này thêm 5 loài nữa.
1971: Booth bổ sung thêm các đặc điểm của bộ máy mang bào tử trần của nhiều loài và căn cứ
vào đặc điểm này cùng với các đặc điểm hình thái và nuôi cấy khác, đã đề nghị 12 nhóm loài với 44
loài và được chấp nhận hoặc mô tả mới của chi Fusarium.
Theo một quan điểm phân loại khác về chi Fusarium, Snyder và Hansen (1940), sau đó
Toussoun và Nelson (1968), Messiaen và Cassini (1968), ngoài các đặc điểm khác, dùng đặc điểm của
vách ngăn gốc bào tử trần lớn là một trong các đặc điểm cơ bản, đã tập hợp các loài của Wollenweber
và Reinking (1935) vào 9 loài và một số thứ.
Về chi Fusarium ở 3 nước Đông Dương, Bugnicourt (1939) đã phát hiện và mô tả 29 loài và thứ
ký sinh trên 112 loài cây Hạt kín và 3 loài côn trùng. Các loài và thứ này đã được kiểm tra lại và đựợc
xác định là thuộc 11 loài và thứ còn giá trị, 18 nhóm phân loại khác đã trở thành các tên đồng nghĩa
(Bùi Xuân Đồng 1986). Sau Burnicourt, một số loài và thứ khác thuộc chi Fusarium đã được phát hiện
và mô tả. [9]

1.4.2 Đặc điểm hình thái , cấu trúc của Fusarium
Hệ sợi nấm phân nhánh, có vách ngăn, sợi nấm thường không màu, chuyển màu nâu khi già. Hệ
sợi nấm sản sinh độc tố tiết vào hệ mạch gây héo cây chủ. Ở nấm Fusarium lỗ ở chính giữa vách ngăn
lớn hơn so với các lỗ khác.Thường sinh trưởng rất nhanh, có màu trắng, hồng vàng, tím và thỉnh thoảng
xuất hiện màu lục.
Fusarium sinh sản vô tính trung bình giữa 3 kiểu bào tử vô tính là bào tử đính lớn
(Macroconidia), bào tử đính nhỏ (Microconidia) và BT vách dày (hậu BT - Chlamydospores). BT đính
lớn, thường nhiều nhân, hình liềm hoặc thân cong sinh ra từ cuống BT. Đầu và cuối BT lớn thuôn
nhọn. Một vài loài BT lớn tách rời và không gắn trên cuống BT, những tế bào sinh BT lớn gọi là thể
bình (phialide).
Tiểu BT đính thường đơn nhân đôi khi 2 ngăn, hình cầu hoặc hình trứng được sinh ra từ một thể
bình hay những cuống BT phân nhánh hoặc không phân nhánh. BT đính nhỏ thường được giữ trong


một nhóm nhỏ và tiểu BT đính của Fusarium rất giống BT của Cephalosporium vì thế giai đoạn này
thường được qui vào nấm Cephalosporium[10].
BT vách dày hình tròn hoặc hình trứng, vách dày, nằm tận cùng hoặc chen giữa các sợi nấm giả.
Chúng có thể phát triển đơn hoặc thành chuỗi, chúng tách ra và mọc các ống mầm nếu BT gặp điều
kiện thuận lợi. Hậu BT hay BT vách dày rất bền và tồn tại độc lập trong thời gian dài[6],[10].
1.4.3 Khả năng sinh các chất có hoạt tính sinh học
Các chất độc và chất kích thích
Nhóm Trichothecenes bao gồm 150 loại hợp chất có cấu trúc tương tự nhau (Grove, 1988). Nó
được tạo ra từ nấm thuộc nhóm Fusarium, Trichoderma, Stachybotrys, Verticimonosporium,
Cephalosporium và Myrothecium. NS đồng ruộng điển hình và nghiêm trọng nhất là Fusarium và
Alternaria Arten. Ngũ cốc nhiễm độc tố nấm mốc Fusarium trên diện rộng, loại thường gặp nhất là độc
tố nấm mốc Deoxynivaleno (ĐON). Loại độc tố này được mô tả như là "độc tố gây nôn mửa". Nó gây
ra các hiện tượng chán ăn, sưng tấy hệ tiêu hóa cũng như buồn nôn và bỏ ăn. Nó gây ra tổn thất năng
suất đáng kể, đặc biệt trong chăn nuôi lợn và sản xuất thức ăn cho lợn. Đồng thời nhóm độc tố này
cũng có ảnh hưởng tiêu cực đối với hệ miễn dịch. Điều này có nghĩa là khi ta sử dụng thức ăn chăn
nuôi nhiễm độc tố này, nó sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đối với các cơ quan trong cơ thể gia súc, ức

chế miễn dịch và là nhân tố làm giảm đáng kể năng suất.[31],[49]
Zearalenone là độc tố do nấm Fusarium roseum sinh ra, được phân lập năm 1961, còn được gọi
là ZON, Zea, hay ZEN. Sau đó, người ta cũng tìm thấy trên bắp và lúa mì bị mốc có 4 loại Fusarium
khác cũng sinh ra độc tố này (Fusarium moniliforme, F. tricinctum, F. oxysporum và F.
sporotrichioides). Loại độc tố này gây tổn thất lớn cho chăn nuôi lợn , gây động dục giả là ảnh hưởng
chủ yếu được thấy ở cơ quan sinh sản của vật nuôi. Triệu chứng đối với gia súc cái là phù nề và sưng
tấy âm đạo, sưng tuyến vú, ảnh hưởng tới khả năng sinh sản hay thậm chí là vô sinh. Đối với gia súc
đực thì đáng chú ý nhất là chất lượng tinh trùng giảm.[31]
Fumonisins là độc tố được tạo ra từ nấm Fusarium verticillioides (syn., moniliforme) và
Fusarium proliferatum. Về mặt bản chất được coi là một chất chịu nhiệt và vẫn chưa tìm thấy một biện
pháp nào để làm giảm độc tố của nó. Theo Scott, 1993 thì độc tố Fumonisins này liên quan tới bệnh
ung thư thực quản của con người sống ở phía Bắc Châu Phi và nó cũng có thể gây ra bệnh ung thư gan
ở chuột nhắt và bệnh phù nề phổi. Theo Placinta và cộng sự năm 1999 thì việc nhiễm độc tố của ngô và


thức ăn gia súc khác ở các Châu: Châu Âu, Châu Phi, Châu Á, Bắc Mỹ đã được thông báo trong những
năm gần đây, nó đã gây lên hậu quả lớn nhất trong số các chủng Fumonisins là chủng FB1.[31]

Bảng 1: Loài của Fusarium và độc tố do chúng sinh ra
Loài của Fusarium

Độc tố

F. culmorum; F.graminearum; F.sporotrichioides

Deoxynivalenol

F. sporotrichioides; F.poae

T-2 toxin


F. sporotrichioides; F.graminearum; F.poae

Diacetoxyscirpenol

Bảng này gồm có độc tố: tricothecenes, zearalenone, moniliforim, fumonisins và axit furasic.
Tricothecenes được chia nhỏ thành 2 nhóm: Nhóm A và Nhóm B. Tricothecenes nhóm A bao gồm T-2
toxin, HT-2 toxin, neosolaniol và diacetoxyscirpenol (DAS), trong khi đó tricothecenes nhóm B bao
gồm vomitoxin (deoxynivalenol, DON) và nivalenol. Một số trong những độc tố trên có mang hoạt tính
gây ung thư[31].
1.4.3.2 Khả năng ứng dụng của Fusarium
Tiêu diệt côn trùng
Sự phân bố rộng lớn dưới dạng ký sinh côn trùng của chi Fusarium trên trứng Pilidia
(Apethymus braecatus Gmel) ở Tiệp (Prihoda A. 1956), trên Diaspidinae ở Maroc (Smirnoff w. A.
1956) và trên trứng Châu chấu (Akbar K. 1958).
Kilpatrick R. A. đã thông báo nấm Fusarium oxysporum schlecht là một trong những nấm ưu
thế tiêu diệt ấu trùng giống Sitona năm 1956-1960 ở Mỹ.
Theo tài liệu của Morquer R. và Nysterakis (1944), nấm Fusarium lateriticum Nees gây bệnh
cho trứng, ấu trùng và vật chủ trưởng thành của Phylloxera vitifoliae Fitch.
Loài Fusarium acridiorum App. Et Wr là NS ký sinh trứng châu chấu Schistocerea gregaria
Forst. Khi trứng bị nhiễm loại NS này thì trên bề mặt trứng phủ một lớp mỏng màu hồng và trứng bị
thối.
Sản xuất hóoc môn sinh trưởng thực vật
Công nghệ sinh học dùng loài F. monoliforme Sheldon để sản xuất chất kích thích sinh trưởng
thực vật giberellin đã có những ứng dụng trong thực tiễn nông nghiệp ở nhiều nước. Ở nước ta cũng có


những công trình nghiên cứu phân lập tuyển chọn các chủng nấm thuộc loài này, nghiên cứu nuôi cấy,
chiết xuất giberellin và nghiên cứu ứng dụng kích thích tố sinh trưởng thực vật này đối với một số cây
trồng đã thực hiện trong hơn 30 năm qua[45].

1.5. Tình hình nghiên cứu Trichoderma và Fusarium từ rừng ngập mặn
* Tình hình nghiên cứu nấm sợi
Ở Mỹ , năm 1983 phòng thí nhiệm của quân đội Mỹ ở Natik và Trường Đại học Rutgers sử
dụng Trichoderma viride và chọn lọc được biến chủng QM9414 có khả năng sinh cellulase cao ( theo
Rehm,1893 ) [38].
Năm 1998, Yu đã nuôi cấy Trichoderma reesei Rut 30 trong MT chứa 5% bột cellulase và 1%
cám mì, thu được hoạt lực CMCase là 232,4 IU/g [33].
Năm 2003, khoa Sinh Lý Thực vật Trường Đại học California tuyển chọn chủng nấm
Trichoderma harzianum có khả năng phân giải DDT, endosulfan, pentachloronitrobenzen và
pentachorophenol. Nấm này phân giải endosulfan trong nhiều điều kiện dinh dưỡng khác nhau trong
suốt quá trình sống của nó
Năm 2004, Trần Thanh Phong khảo sát khả năng sinh tổng hợp enzim cellulase từ Trichoderma
reesei và Aspergillus niger trên MT lên men bán rắn.
Năm 2007, Trương Phước Thiên Hoàng Trường Đại học KHTN Thành Phố Hồ Chí Minh, khảo
sát hoạt tính một số hệ enzim thủy phân amylase, cellulase, pectinase thu từ 3 chủng Trichoderma
phân lập từ miền Đông Nam Bộ.
* Tình hình nghiên cứu NS từ rừng ngập mặn
Cho đến nay, trên thế giới và Việt Nam đã có những công trình nghiên cứu, phân lập và phân
loại NS trong hệ sinh thái RNM. Trước đây người ta cho rằng điều kiện môi trường RNM quá khắc
nghiệt không thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của NS .
Năm 1997, theo Tadayoshi và cộng sự tìm thấy các chủng nấm sợi ở RNM Thái Lan và Nhật
Bản thuộc chi Trihoderma có nhiều ở thân cây [45].
Ở Việt Nam, cho đến năm 2000 Mai Thị Hằng và cộng sự mới thông bào về nấm sợi RNM.
Năm 2002, tác giả này tiếp tục nghiên cứu sự đa dạng, khả năng diệt côn trùng và phân giải
cacbuahydro của nấm sợi từ RNM ở tỉnh Nam Định và Thái Bình. Riêng ở RNM Cần Giờ chỉ một số ít
tác giả nghiên cứu.[18]
Năm 2000, Phan Thanh Phương, khảo sát khả năng sinh kháng sinh của các chủng nấm sợi phân
lập từ RNM Cần Giờ TP Hồ Chí Minh.



Năm 2007, Khưu Phương Yến Anh, Nghiên cứu khả năng sinh cellulase của một số chủng NS
phân lập từ RNM Cần Giờ TP Hồ Chí Minh.
Năm 2007, Phạm Thị Thanh Thúy, nghiên cứu khả năng phân giải Carbuahydro của một số
chủng nấm sợi phân lập từ RNM Cần Giờ TP Hồ Chí Minh .
Năm 2009, Võ Thị Bích Viên, khảo sát đặc điểm sinh học một số chủng nấm sợi thuộc chi
Aspergillus và Penicillium từ RNM Cần Giờ TP Hồ Chí Minh
Năm 2009, Nguyễn Thị Lan Hương, Nghiên cứu khả năng sinh enzym amylase của một số chủng
nấm sợi phân lập từ RNM Cần Giờ TP Hồ Chí Minh.
Có thể nói cho đến nay chưa có một công trình nghiên cứu nào về Trichoderma và Fusarium từ
RNM Cần Giờ.


CHƯƠNG II : VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Vật liệu
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Vị trí lấy mẫu: Các chủng NS được phân lập từ RNM ở các xã An Thới Đông, Tam Thôn Hiệp,
Long Hoà, Lý Nhơn khu Lâm Viên Cần Giờ thuộc Huyện Cần Giờ, TP. Hồ Chí Minh.
Lấy mẫu được tiến hành theo mùa (mùa mưa, đầu mùa khô, và giữa mùa khô); vị trí lấy mẫu
(trong rừng, cách khu dân cư và biển tối thiểu 2km).
Mẫu bao gồm: thân cành chết khô còn trên cây, thân cành mục trên đất, lá tươi trên cành, lá
vàng mới rụng, lá mục trên mặt đất, đất bề mặt và cách bề mặt từ 5-10cm.
Các VSV kiểm định gồm: E.coli, B. subtilis do viện Paster thành phố Hồ Chí Minh cung cấp
2.1.2. Hoá chất
- Các loại đường chuẩn: glucose, saccarose, lactose, mantose, galactose (Trung Quốc).
-

Các loại muối: KNO3, (NH4)2SO4, NaNO3, NaCl, KCl, KH2PO4, MgSO4.7H2O, FeSO4,
Na2HPO4 (Trung Quốc).

-


Các hợp chất khác: Yeast extract (Mỹ), CMC (Nhật), Maelt extract (Đức), pepton (Anh), kitin,
casein, Tween-80 ( Trung Quốc), dầu DO , Agar ( Việt Nam).

-

Chất kháng sinh Chloramphenycol (Ấn Độ)

2.1.3. Thiết bị, dụng cụ:
-

Nồi hấp áp lực Huxlex (Đài Loan)

-

Tủ sấy Memmert (Đức)

-

Kính hiển vi quang học, máy chụp hình kĩ thuật số Olympus 5.1 (Nhật Bản)

-

Máy đo pH Pometer KL-009 (II) (Trung Quốc)

-

Máy li tâm Rotina ( Đức)

-


Tủ lạnh National – (Nhật Bản)

-

Tủ giữ mẫu Sanyo – (Nhật Bản).

-

Máy giập mẫu. ( Đức)

-

Máy lắc Gerhardt – (Đức)

-

Cân phân tích Sartorius –( Đức)

2.1.4 . Môi trường
- MT1 : MT Czapek - Dox cải tiến ( phân lập nấm sợi) [5], [ 12],
NaNO3

:

3,5 g

K2HPO4

:


1,5g


MgSO4.7H2O

:

0,5g

KCl

:

0,5g

FeSO4.7H2O

:

0,01g (vêt)

Glucoza

:

20 g

Agar


:

20 g

Nước biển

:

1000 ml

PH = 6,5. khử trùng 1atm/30 phút.
- MT2: Yeast extract agar ( YEA ) - Giữ giống và khảo sát khả năng sinh kháng sinh [5], [ 12].
Cao nấm men

:

5g

Glucoza

:

20 g

Agar

:

20 g


Nước biển

:

1000ml

PH = 5,5-6,0. khử trùng 1atm/30 phút.
- MT3 : MT Potato glucose agar ( PGA) - định loại nấm sợi [5], [ 12].
Nước chiết khoai tây :

200ml

Glucoza

:

20 g

Agar

:

20 g

Nước biển

:

1000ml


PH = 5,5-6,0. khử trùng 1atm/30 phút
+ Cách chế nước chiết khoai tây:
Khoai tây gọt vỏ, rửa sạch. Cân 200g khoai tây đã gọt vỏ, xắt hạt lựu, thêm 1lít nước cất, đun sôi trong
vòng 30 phút, lọc lấy dịch trong.
- MT 4 : MT Malt Extract Agar (MEA) - khảo sát khả năng sinh kháng sinh [2].
Cao malt

:

20 g

Peptone

:

1g

Glucoza

:

20 g

Agar

:

20 g

Nước biển


:

1000 ml

PH = 5,5-6,0. khử trùng 1atm/30 phút
- MT5 : MT thử hoạt tính cellulase[2], [5].
NaNO3

:

3,5 g

K2HPO4

:

1,5g


×