Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

KHẢO SÁT SƠ BỘ CÁC DÒNG LÚA ĐỘT BIẾN M1 GIÀU VI CHẤT DINH DƯỠNG TẠI VIỆN LÚA ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.01 MB, 112 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT SƠ BỘ CÁC DÒNG LÚA ĐỘT BIẾN M1
GIÀU VI CHẤT DINH DƯỠNG TẠI VIỆN LÚA
ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Họ và tên sinh viên: KIM THỊ BÍCH TUYỀN
Ngành: NÔNG HỌC
Niên khoá: 2007 – 2011

Tháng 08/2011



i

KHẢO SÁT SƠ BỘ CÁC DÒNG LÚA ĐỘT BIẾN M1
GIÀU VI CHẤT DINH DƯỠNG TẠI VIỆN LÚA
ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Tác giả

KIM THỊ BÍCH TUYỀN

Khóa luận được thực hiện để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Kỹ sư
Ngành Nông học

Giảng viên hướng dẫn:


TS. HOÀNG KIM
TS. PHẠM TRUNG NGHĨA

Tháng 08/2011


ii

LỜI CẢM ƠN
Qua bốn tháng học tập, làm việc và nghiên cứu tại Bộ môn Công nghệ sinh
học,Viện Lúa Đồng Bằng Sông Cửu Long, tôi đã nổ lực học tập và làm việc nghiêm
túc để hoàn thành Khóa luận tốt nghiệp một cách thành công. Bên cạnh những thuận
lợi, tôi đã gặp không ít khó khăn, tuy vậy với sự giúp đỡ của Cô Chú, Anh Chị trong
Bộ môn tôi đã vượt qua các khó khăn ấy và hoàn thành khóa luận. Tôi xin gởi lời cảm
ơn chân thành đến:
-

Ban Giám Hiệu trường Đại học Nông Lâm TP. HCM

-

Ban Chủ nhiệm Khoa Nông học

-

Bộ môn Cây Lương thực Rau Hoa Quả

- Bộ môn Công nghệ sinh học,Viện Lúa Đồng Bằng Sông Cửu Long
Đã tạo mọi điều kiện tốt nhất để tôi học tập và nghiên cứu để hoàn thành tốt khóa luận
này.

- Tôi xin gởi lời cảm ơn đến các quý thầy cô trong Khoa Nông học đã tận tình
chỉ bảo cho tôi những kiến thức trong suốt bốn năm theo học.
- Đặc biệt tôi xin gởi lời cảm ơn chân thành nhất đến thầy TS. Hoàng Kim, TS.
Phạm Trung Nghĩa đã tận tình chỉ bảo tôi trong thời tôi thực hiện khóa luận.
Xin chân thành cảm ơn!

Tp. Hồ Chí Minh, ngày 02 tháng 08 năm 2011
Sinh viên

Kim Thị Bích Tuyền


iii

TÓM TẮT
Kim Thị Bích Tuyền, 2011. Khảo sát sơ bộ các dòng lúa đột biến M1 giàu
vi chất dinh dưỡng. Thời gian thực hiện Từ ngày 15 tháng 01 năm 2011 đến 15
tháng 05 năm 2011. Địa điểm thực hiện tại khu ruộng thí nghiệm thuộc Viện Lúa
Đồng Bằng Sông Cửu Long.
Đề tài thuộc nội dung: “Nghiên cứu chọn tạo giống lúa giàu vi chất dinh dưỡng
có năng suất, chất lượng cao” của Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn do bộ
môn Công Nghệ Sinh Học - Viện Lúa Đồng Bằng Sông Cửu Long phối hợp thực hiện.
Thí nghiệm được bố trí theo kiểu tuần tự ngẫu nhiên, không lần nhắc lại với 24
nghiệm thức gồm sáu giống lúa OM6976, OM5451, OM5453, OM3995,
OMCS10434, Nếp than có hàm lượng vi chất sắt trong gạo khá cao không xử lý đột
biến làm đối chứng và 18 nghiệm thức của sáu giống lúa trên được xử lý đột biến bằng
tia Gamma nguồn Cobalt C60 với ba liều xạ 20, 25, 30 Krad.
Kết quả khảo sát sơ bộ các dòng đột biến ở thế hệ M1 cho thấy: (1) Thời gian
sinh trưởng là tính trạng biểu hiện rõ sự khác biệt ở các liều xạ 25 và 30 Krad so với
giống gốc đối chứng không xử lý đột biến. Biểu hiện rõ ở các giống lúa OM5451,

OM5453, OMCS10434. (2) Tính trạng bông/bụi ở liều lượng chiếu xạ 30 krad của
giống lúa OM6976 là khác biệt rõ so với đối chứng. Nhưng ở liều lượng 20 Krad cho
kết quả tốt nhất, do đó 20 Krad là liều lượng thích hợp trong chọn tạo giống lúa.; (3)
Tại các liều lượng chiếu xạ 20, 25, 30 Krad đối với các giống lúa khác nhau thì có
biểu hiện biến dị khác nhau; (4) Hàm lượng sắt trong gạo lức của sáu giống lúa được
ghi nhận từ cao xuống thấp theo thứ tự: Nếp than > OM10434 > OM5453 > OM5451
> OM 6976 > OM3995. Ở liều lượng 20Krad thì hàm lượng sắt trong gạo lức có
khuynh hướng tăng cao hơn so với giống gốc. Nếp than có số đọc hàm lượng sắt cao
(62,72 mg/kg) so với giống gốc là 43,84 mg/kg. (4) Một số cá thể biến dị trội ở thế hệ
M1 đã được tuyển chọn và gieo riêng rẻ thành dòng. Các cá thể không khác biệt so với
giống gốc được gom lại và gieo thành quần thể. Thế hệ M2 được tiếp tục theo dõi để
phát hiện các biến dị lặn.


iv

MỤC LỤC
Trang

Trangtựa…………………………………………………………………………..….....i
LỜI CẢM ƠN................................................................................................................. ii
TÓM TẮT...................................................................................................................... iii
MỤC LỤC ..................................................................................................................... iv
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT ......................................................................... vii
DANH SÁCH CÁC BẢNG ........................................................................................ viii
DANH SÁCH CÁC HÌNH ..............................................................................................x
Chương 1 MỞ ĐẦU .......................................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề (Sự cần thiết nghiên cứu) ......................................................................1
1.2 Mục tiêu đề tài ..........................................................................................................2
1.3 Yêu cầu cần đạt: ........................................................................................................2

1.4 Phạm vi nghiên cứu ...................................................................................................2
Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU .............................................................................3
2.1. Tình hình sản xuất lúa gạo trên thế giới và Việt Nam..............................................3
2.1.1. Tình hình sản xuất lúa gạo trên thế giới ................................................................3
2.1.2. Tình hình sản xuất lúa gạo ở Việt Nam và ĐBSCL ............................................8
2.2. Cải thiện vi chất dinh dưỡng hạt gạo ......................................................................10
2.2.1. Tầm quan trọng của vi chất dinh dưỡng (sắt)......................................................10
2.2.2. Một số kết quả nghiên cứu về giống lúa giàu vi chất dinh dưỡng ......................12
2.2.2.1. Thế giới.............................................................................................................12
2.2.2.2. Việt Nam ..........................................................................................................13
2.3 Những nghiên cứu về đột biến và tác nhân gây đột biến ........................................15
2.3.1 Các định nghĩa về đột biến ...................................................................................15
2.3.1.1 Định nghĩa về đột biến ......................................................................................15
2.3.1.2 Đột biến tự phát và đột biến nhân tạo: ..............................................................16
2.3.2 Lịch sử của đột biến..............................................................................................17
2.3.3-Ảnh hưởng của đột biến trên sinh vật ..................................................................17
2.3.4 Phương pháp tạo biến dị đột biến và ứng dụng các biến dị đột biến trong chọn
giống ..............................................................................................................................18


v

2.3.4.1 Các tác nhân gây đột biến (Mutagen) ................................................................18
2.3.4.2 Phương pháp gây đột biến và chon lọc cá thể đột biến .....................................19
2.3.4.3 Một số ứng dụng của chọn giống đột biến ........................................................21
2.3.4.4 Giới hạn của chọn giống đột biến:.....................................................................22
2.4. Một số kết quả đạt được trong chọn giống đột biến ...............................................22
Chương 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .....................................24
3.1. Vật liệu thí nghiệm .................................................................................................24
3.1.1 Giống lúa OM6976 ...............................................................................................24

3.1.2 Giống lúa OM5451 ...............................................................................................25
3.1.3 Giống lúa OM5453 ...............................................................................................25
3.1.4 Giống lúa OM3995 ...............................................................................................25
3.1.5 Giống lúa OMCS10434 ........................................................................................26
3.1.6 Giống lúa Nếp than ...............................................................................................26
3.2. Phương pháp thí nghiệm.........................................................................................26
3.2.1. Điều kiện thí nghiệm ...........................................................................................26
3.2.1.1. Thời gian và địa điểm thí nghiệm.....................................................................26
3.2.1.2. Đặc điểm và tính chất lý hóa tính khu thí nghiệm............................................27
3.2.1.3. Đặc điểm khí hậu thời tiết trong thời gian thí nghiệm ....................................28
3.3. Phương pháp bố trí thí nghiệm ...............................................................................28
3.3.1. Kiểu bố trí thí nghiệm..........................................................................................28
3.3.2. Quy trình kỹ thuật áp dụng ..................................................................................31
3.4 Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi: ....................................................................31
3.4.1 Các chỉ tiêu về hình thái, năng suất và yếu tố cấu thành năng suất .....................31
3.4.2. Phân tích hàm lượng vi chất dinh dưỡng (sắt) trong hạt gạo ..............................32
3.5. Phương pháp xử lý và thống kê số liệu ..................................................................33
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .....................................................................34
4.1. Phân tích khả năng tạo biến dị các đặc tính hình thái nông học và năng suất đối
với giống lúa OM6976 thế hệ M1 ................................................................................34
4.2. Phân tích khả năng tạo biến dị các đặc tính hình thái nông học và năng suất đối
với giống lúa OM5451 thế hệ M1 ................................................................................39


vi

4.3. Phân tích khả năng tạo biến dị các đặc tính hình thái nông học và năng suất đối
với giống lúa OM5453 thế hệ M1 ................................................................................44
4.4. Phân tích khả năng tạo biến dị các đặc tính hình thái nông học và năng suất đối
với giống lúa OM3995 thế hệ M1 ................................................................................49

4.5. Phân tích khả năng tạo biến dị các đặc tính hình thái nông học và năng suất đối
với giống lúa OMCS10434 thế hệ M1 .........................................................................54
4.6. Phân tích khả năng tạo biến dị các đặc tính hình thái nông học và năng suất đối
với giống Nếp than thế hệ M1 .......................................................................................59
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .........................................................................67
5.1. Kết luận...................................................................................................................67
5.2. Đề nghị ...................................................................................................................68
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................69
PHỤ LỤC ......................................................................................................................70
Phụ lục 1: Hình ảnh về khu thí nghiệm .........................................................................70
Phụ lục 2: số liệu thí nghiệm của một số nghiệm thức khác biệt so với đối chứng ......71
Phụ lục 3: Một số giống lúa đột biến triển vọng được trồng phổ biến ở ĐBSCL .........95


vii

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
- AND: Acid Nucleic Deoxyribo
- ARN: Acid Ribo Nucleic
-

Bộ NN và PTNT: Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

- DTGNN: Di Truyền Giống Nông Nghiệp
- ĐBSCL: Đồng bằng sông Cửu Long
- ĐX – HT: Đông xuân – Hè thu
- EMS: Etyl Metal Sunfonat – Hóa chất gây ra đột biến gen thay cặp G – X bằng
cặp T – A hoặc X – G
- FAO: Food and Agricuture Organization - Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp
Quốc tế

- IAEA: International Atomic Energy Agency - Cơ quan Năng lượng Nguyên tử
Quốc tế
- IRRI: Viện Nghiên cứu Lúa gạo Quốc tế - International Rice Research Institute
- NSLT: Năng suất lý thuyết
- NST: Nhiễm Sắc Thể
- TBVTV: Thuốc bảo vệ thực vật
- TGST: Thời gian sinh trưởng
- TP HCM: Thành Phố Hồ Chí Minh
- VLĐBSCL: Viện Lúa Đồng bằng sông Cửu Long
- VL – LXL: Vàng lùn – Lùn xoắn lá


viii

DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.2: Diện tích, năng suất, và sản lượng lúa trên thế giới qua các năm ...............4 
Bảng 2.3: Các nước có năng suất cao nhất thế giới (tấn/ha) .......................................5 
Bảng 2.4: Các nước có sản lượng lúa lớn nhất thế giới (triệu tấn) ..............................6 
Bảng 2.5: Các nước xuất khẩu gạo quan trọng trên thế giới (1000 tấn) ......................7 
Bảng 2.6: Diện tích, năng suất và sản lượng lúa ở Việt Nam qua các năm ................9 
Bảng 2.7: Diện tích, năng suất, sản lượng lúa ở ĐBSCL trong những năm gần đây 10 
Bảng 3.1: Đặc điểm và tính chất lý hóa tính khu thí nghiệm ...................................27 
Bảng 3.2: Tình hình thời tiết, khí hậu nơi thí nghiệm: ..............................................28 
Bảng 3.3: Danh sách các giống và nồng độ xử lý phóng xạ ......................................29 
Bảng 3.3: Phân loại hàm lượng sắt trong gạo ............................................................33 
Bảng 4.1: Độ biến động của các đặc tính hình thái và năng suất trên giống lúa
OM6976 được xử lý tia Gamma nguồn Co 60 thế hệ M1 ........................................34 
Bảng 4.2: Độ biến động của các đặc tính hình thái và năng suất trên giống lúa
OM5451 được xử lý tia Gamma nguồn Co 60 thế hệ M1 ........................................39 

Bảng 4.3: Độ biến động của các đặc tính hình thái và năng suất trên giống lúa
OM5453 được xử lý tia Gamma nguồn Co 60 thế hệ M1 .........................................45 
Bảng 4.4: Độ biến động của các đặc tính hình thái và năng suất trên giống lúa
OM3995 được xử lý tia Gamma nguồn Co 60 thế hệ M1 ........................................49 
Bảng 4.5: Độ biến động của các đặc tính hình thái và năng suất trên giống lúa
OMCS10434 được xử lý tia Gamma nguồn Co 60 thế hệ M1 ..................................54 
Bảng 4.6: Độ biến động của các đặc tính hình thái và năng suất trên giống lúa
OMCS10434 được xử lý tia Gamma nguồn Co 60 thế hệ M1 .................................59 
Bảng 4.7: Hàm lượng sắt trong hạt gạo lức của sáu giống lúa ở các mức chiếu xạ .64 
Bảng 1: Đặc tính nông học và năng suất của nghiệm thức OM6976 30Krad ...........71 
Bảng 2: Đặc tính nông học và năng suất của nghiệm thức OM6976 DC.................73 
Bảng 3: Đặc tính nông học và năng suất của nghiệm thức OM5451 25Krad ..........76 
Bảng 4: Đặc tính nông học và năng suất của nghiệm thức OM5451 30Krad ..........78 
Bảng 5: Đặc tính nông học và năng suất của nghiệm thức OM5451 DC.................81 
Bảng 6: Đặc tính nông học và năng suất của nghiệm thức OM5453 25Krad ..........83 


ix

Bảng 7: Đặc tính nông học và năng suất của nghiệm thức OM5453 30Krad ..........86 
Bảng 8: Đặc tính nông học và năng suất của nghiệm thức OM5453 DC.................88 
Bảng 9: Đặc tính nông học và năng suất của nghiệm thức OMCS10434 30Krad ...91 
Bảng 10: Đặc tính nông học và năng suất của nghiệm thức OMCS 10434 DC .......93 


x

DANH SÁCH CÁC HÌNH
Trang
- Hình 1. Toàn cảnh khu thí nghiệm …………….………………………………....31

- Hình 2. Hàng bảo vệ giống lúa OM6932……..……………………………...……32
- Hình 1.1: Khoảng biến động TGST trên giống lúa OM6976………………….....37
- Hình 1.2: Khoảng biến động chiều cao cây trên giống lúa OM6976……...……...37

- Hình 1.3: Khoảng biến động dài lá đòng trên giống lúa OM6976…………...…...38
- Hình 1.4: Khoảng biến động dài bông trên giống lúa OM6976………… …….....38
- Hình 1.5: Khoảng biến động số bông/bụi trên giống lúa OM6976.........................39
- Hình 1.6: Khoảng biến động hạt chắc/bông giống lúa OM6976…………………39
- Hình 1.7: Khoảng biến động hạt lép/bông trên giống lúa OM6976........................40

- Hình 1.8: Khoảng biến động năng suất/bụi trên giống lúa OM6976…...................40
- Hình 2.1: Khoảng biến động TGST trên giống lúa OM5451……………...……...42
- Hình 2.2: Khoảng biến động chiều cao cây trên giống lúa OM5451………...…...42
- Hình 2.3: Khoảng biến động dài lá đòng trên giống lúa OM5451..........................43
- Hình 2.4: Khoảng biến động dài bông trên giống lúa OM5451..............................43
- Hình 2.5: Khoảng biến động số bông/bụi trên giống lúa OM5451.........................44

- Hình 2.6: Khoảng biến động hạt chắc/bông giống lúa OM5451…........................44
- Hình 2.7: Khoảng biến động hạt lép/bông trên giống lúa OM5451………….......45
- Hình 2.8: Khoảng biến động năng suất/bụi trên giống lúa OM5451………….......45
- Hình 3.1: Khoảng biến động TGST trên giống lúa OM5453……………..…........48

- Hình 3.2: Khoảng biến động chiều cao cây trên giống lúa OM5453…………......48
- Hình 3.3: Khoảng biến động dài lá đòng trên giống lúa OM5453……….....…….49

- Hình 3.4: Khoảng biến động dài bông trên giống lúa OM5453……………...…...49
- Hình 3.5: Khoảng biến động số bông/bụi trên giống lúa OM5453.........................50
- Hình 3.6: Khoảng biến động hạt chắc/bông giống lúa OM5453………………....50
- Hình 3.7: Khoảng biến động hạt lép/bông trên giống lúa OM5453........................51
- Hình 3.8: Khoảng biến động năng suất/bụi trên giống lúa OM5453……………...51

- Hình 4.1: Khoảng biến động TGST trên giống lúa OM3995..…............................53

- Hình 4.2: Khoảng biến động chiều cao cây trên giống lúa OM3995…………......53


xi

- Hình 4.3: Khoảng biến động dài lá đòng trên giống lúa OM3995……………......54
- Hình 4.4: Khoảng biến động dài bông trên giống lúa OM3995…………………..54

- Hình 4.5: Khoảng biến động số bông/bụi trên giống lúa OM3995........................55
- Hình 4.6: Khoảng biến động hạt chắc/bông giống lúa OM3995………………....55
- Hình 4.7: Khoảng biến động hạt lép/bông trên giống lúa OM3995........................56
- Hình 4.8: Khoảng biến động năng suất/bụi trên giống lúa OM3995……………..56
- Hình 5.1: Khoảng biến động TGST trên giống lúa OMCS10434..........................58

- Hình 5.2: Khoảng biến động chiều cao cây trên giống lúa OMCS10434………..58
- Hình 5.3: Khoảng biến động dài lá đòng trên giống lúa OMCS10434…………...59
- Hình 5.4: Khoảng biến động dài lá đòng trên giống lúa OMCS10434……..…....59

- Hình 5.5: Khoảng biến động số bông/bụi trên giống lúa OMCS10434…………..60
- Hình 5.6: Khoảng biến động hạt chắc/bông trên giống lúa OMCS10434 ...……..60
- Hình 5.7: Khoảng biến động hạt chắc/bông trên giống lúa OMCS10434...……...61
- Hình 5.8: Khoảng biến động hạt chắc/bông trên giống lúa OMCS10434……......61
- Hình 6.1: Khoảng biến động TGST trên giống Nếp than ……………….…...…..64
- Hình 6.2: Khoảng biến động chiều cao cây trên giống Nếp than………………....64
- Hình 6.3: Khoảng biến động dài lá đòng trên giống Nếp than………………...….65
- Hình 6.4: Khoảng biến động dài bông trên giống Nếp than…………………..….65

- Hình 6.5: Khoảng biến động số bông/bụi trên giống Nếp than…………………..66

- Hình 6.6: Khoảng biến động hạt chắc/bông trên giống Nếp than………………..66
- Hình 6.7: Khoảng biến động hạt lép/bông trên giống Nếp than……………….....67
- Hình 6.8: Khoảng biến động năng suất/bụi trên giống Nếp than…………...….....67

- Hình 7.1: Hàm lượng sắt trong hạt gạo lức so với đối chứng………………….....69
- Hình 3: Các nghiệm thức của khu thí hiệm……………….……….…….…….….73
- Hình 4: 100 cá thể được chọn từ mỗi ô nghiệm thức…………………………..…73



1

Chương 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề (Sự cần thiết nghiên cứu)
Lúa (Oryza sativa) là cây lương thực chính của hơn một nửa dân số thế giới, tập
trung tại các nước châu Á, châu Phi và châu Mỹ La tinh. Lúa gạo có vai trò quan trọng
trong việc đảm bảo an ninh lương thực và ổn định xã hội. Đối với một số quốc gia như
Việt Nam, Thái Lan, Myanmar, Ai Cập, lúa gạo chiếm một vị trí quan trọng trong nền
kinh tế quốc dân, không phải chỉ là nguồn lương thực mà còn là nguồn thu ngoại tệ để
đổi lấy thiết bị, vật tư cần thiết cho sự phát triển của đất nước.
Sắt là một khoáng chất quan trọng cho sự sống con người. Thiếu sắt là nguyên
nhân làm giảm tế bào hồng cầu dẫn tới bệnh thiếu máu. Ở bà mẹ mang thai, thiếu sắt
dẫn tới tỉ lệ tử vong trẻ sơ sinh cao và trẻ sinh ra thiếu trọng lượng. Ngoài ra, Thiếu sắt
dẫn tới trẻ suy dinh dưỡng, chậm phát triển, giảm trí thông minh và làm việc kém hiệu
quả. Tăng cường vi chất dinh dưỡng sắt là giải pháp được đề nghị nhằm kiểm soát và
giảm sự thiếu hụt sắt đối với con người. Ở Việt Nam, cơm gạo là lương thực chính
trong bữa ăn hằng ngày.
Từ những vấn đề trên, cũng như nhằm tăng hiệu quả sản xuất lúa, Bộ Nông

Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn và Viện Lúa Đồng Bằng sông Cửu Long đã phối
hợp thực hiện đề tài: “Nghiên cứu chon tạo giống lúa giàu vi chất dinh dưỡng có năng
suất, chất lượng cao”. Trong đó thí nghiệm “ Chọn dòng đột biến M1 giàu vi chất dinh
dưỡng, năng suất cao, kháng sâu bệnh” là một trong ba nội dung của tiến độ thực hiện
đề tài.
Được sự phân công của Khoa Nông Học cùng với sự chấp nhận của Viện Lúa
Đồng Bằng sông Cửu Long, dưới sự hướng dẫn của thầy TS. Hoàng Kim và TS. Phạm
Trung Nghĩa, thí nghiệm: Khảo sát sơ bộ các dòng lúa đột biến M1 giàu vi chất dinh
dưỡng vụ Đông Xuân 2010-2011 được thực hiện.


2

1.2 Mục tiêu đề tài
Mục tiêu chung của đề tài nghiên cứu: Tạo chọn giống lúa mới giàu vi chất dinh
dưỡng (sắt, kẽm) và có năng suất, chất lượng cao, kháng sâu bệnh hại chính như rầy
nâu, bệnh vàng lùn-lùn xoắn lá, góp phần khắc phục tình trạng suy dinh dưỡng ở người
nghèo sử dụng gạo làm thức ăn chính.
Mục tiêu riêng của thí nghiệm: Khảo sát một số đặc tính nông học,thành phần
năng suất và chất lượng gạo các dòng lúa M1 của 6 giống lúa xử lý đột biến với 3 liều
lượng phóng xạ là 20, 25, 30 Krad để xác định mức độ biến dị đột biến của các dòng
lúa M1; Liều lượng phóng xạ thích hợp để tạo tần suất biến dị cao cho các tính trạng
mong muốn trong chọn tạo giống lúa; và hình thành quần thể đột biến M2 cho chọn
lọc các dòng đột biến lặn vụ Hè Thu 2011.

1.3 Yêu cầu cần đạt:
- Bước đầu khảo sát và xác định được: (1) Mức độ biến dị đột biến của các dòng
đột biến M1 về một số đặc tính hình thái, nông học, thành phần năng suất, chất lượng
gạo. (2) Liều lượng phóng xạ thích hợp dùng trong chọn tạo giống lúa.
- Xây dựng các quần thể M2 thích hợp cho chọn dòng lúa ưu tú, giàu vi chất

dinh dưỡng, năng suất cao, kháng sâu bệnh trong vụ tiếp theo.

1.4 Phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu gồm 6 giống lúa xử lý đột biến với liều lượng phóng xạ
là 20, 25, 30 Krad và giống lúa đối chứng không xử lý phóng xạ.
Thời gian thực hiện : Từ 15/01/2011 đến 15/05/2011.
Địa điểm thực hiện tại Viện Lúa Đồng Bằng sông Cửu Long.


3

Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1. Tình hình sản xuất lúa gạo trên thế giới và Việt Nam
2.1.1. Tình hình sản xuất lúa gạo trên thế giới
Diện tích trồng lúa trên thế giới đã tăng rõ rệt từ năm 1955 đến năm 1980.
Trong vòng 25 năm, diện tích trồng lúa trên thế giới tăng bình quân 1,36 triệu ha/năm
(Bảng 2.1). Từ năm 1980 diện tích lúa tăng chậm và đạt cao nhất vào năm 1999
(156,77 triệu ha) với tốc độ tăng trưởng bình quân 630.000 ha/năm. Từ năm 2000 trở
đi diện tích trồng lúa thế giới có nhiều biên động và có xu hướng giảm dần, đến năm
2005 còn ở mức 152,9 triệu ha. Diện tích trồng lúa tập trung ở Châu Á khoảng 90%.
Bảng 2.1: Các nước có diện tích sản xuất lúa lớn nhất thế giới (triệu ha)
TT Nước

1990

2000

2005


2006

2007

2008

2009

1

Ấn Độ

42,69

44,71

43,40

43,81

43,91

43,54

41,85

2

Trung Quốc


33,52

30,30

29,09

29,20

29,18

29,49

29,88

3

Indonesia

10,50

11,79

11,80

11,79

12,15

12,31


12,88

4

Bangladesh

10,44

10,80

10,52

10,58

10,57

11,28

11,35

5

Thái Lan

8,79

9,89

9,98


10,17

10,67

10,68

10,96

6

Myanmar

6,04

7,67

7,01

8,07

8,01

8,08

8,00

7

Việt Nam


4,76

6,30

7,33

7,32

7,21

7,41

7,44

8

Philipines

3,32

4,04

4,20

4,16

4,27

4,46


4,53

9

Brazil

3,95

3,66

3,92

2,97

2,89

2,85

2,87

10 Pakistan

2,11

2,38

2,62

2,58


2,52

2,96

2,88

11 Nigeria

1,21

2,20

2,49

2,73

2,45

2,38

1,79

12 Nhật Bản

2,07

1,77

1,71


1,69

1,67

1,63

1,62

147,00

153,90

152,90

Thế giới

155,31 155,06 157,74 158,30
Nguồn: FAO, 2011


4

Các nước có diện tích trồng lúa lớn nhất theo thứ tự phải kể là Ấn Độ, Trung Quốc,
Indonesia, Bangladesh, Thái Lan, Việt Nam đứng thứ 7 sau Myanmar kể từ năm 2006
( Bảng 2.2 )
Năng suất lúa bình quân trên thế giới cũng tăng khoảng 1,3 tấn/ha trong vòng
30 năm từ 1955 đến năm 1985, đặc biệt từ sau cuộc cách mạng xanh của thế giới vào
những năm 1965 – 1970 , với sự ra đời của các giống lúa thấp cây, ngắn ngày, không
quan cảm, mà tiêu biểu là giống lúa IR5, IR8. Các giống lúa này có yêu cầu kỹ thuật

cao hơn, tạo điều kiện cho các nước phát triển tăng nhanh sản lượng lúa bằng con
đường tăng năng suất nhờ có điều kiện phát triển hệ thống thủy lợi hoàn chỉnh và đầu
tư phân bón, kỹ thuật cao. Do đó, đến những năm 1990 dẫn đầu năng suất lúa trên thế
giới là các nước Triều Tiên, Úc, Mỹ, Nhật Bản, Tây Ban Nha (IRRI, 1990).
Bảng 2.2: Diện tích, năng suất, và sản lượng lúa trên thế giới qua các năm
Năm Diện tích (triệu ha)
Năng suất (tấn/ha)
Sản lượng (triệu tấn)
1961

115,50

1,87

215,65

1965

124,98

2,03

254,08

1970

133,10

2,38


316,38

1975

141,97

2,51

357,00

1980

144,67

2,74

396,87

1985

143,90

3,25

467,95

1990

146,98


3,53

518,21

1995

149,49

3,66

547,20

2000

153,94

3,89

598,40

2005

152,90

3,94

597,32

2006


155,31

4,13

641,09

2007

155,06

4,23

656,50

2008

157,74

4,37

689,14

2009

158,30

4,33

685,24
Nguồn: FAO, 2011


Trong đó Mỹ và Tây Ban Nha có năng suất lúa dẫn đầu thế giới trong nhiều
năm. Trong khi các nước có diện tích lúa lớn, điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, thiếu
điều kiện đầu tư, cải tạo môi trường canh tác và không thể đầu tư vào nông nghiệp cao,


5

nên năng suất lúa vẫn còn rất thấp và tăng chậm. Điều này làm năng suất lúa bình quân
trên thế giới vẫn còn ở khỏang 4,0 – 4,3 tấn/ha, (Bảng 2.3).
Đến năm 2009, theo thống kê của FAO (2011), dẫn đầu năng suất lúa là Mỹ, rồi
đến Thổ Nhĩ Kỳ, Tây Ban Nha, Peru, EL Savador có mức tăng năng suất rất nhanh
trong những năm gần đây. Nhật Bản, Hy Lạp có năng suất lúa tương đối cao và ổn
định nhất. Việt Nam đứng vào nhóm 20 nước có năng suất cao, đặt biệt là vượt trội
trong khu vực Đông Nam Á nhờ thủy lợi được cải thiện đáng kể và áp dụng nhanh các
tiến bộ kỹ thuật về giống, phân bón và bảo vệ thực vật. Năng suất lúa cao tập trung ở
các quốc gia á nhiệt đới hoặc ôn đới có khí hậu ôn hòa hơn và trình độ canh tác phát
triển tốt hơn. Các nước nhiệt đới có năng suất bình quân thấp do chế độ nhiệt và ẩm độ
cao, sâu bệnh phát triển mạnh và trình độ canh tác hạn chế.
Bảng 2.3: Các nước có năng suất cao nhất thế giới (tấn/ha)
TT
Nước
1990
2000
2005
2006

2007

2008


2009

1

Mỹ

6,20

7,04

7,44

7,73

8,09

7,67

7,94

2

Hy Lạp

6,00

7,00

7,24


7,71

7,63

6,74

7,07

3

EL Salvador

4,33

5,79

7,21

7,39

7,47

7,94

6,90

4

Tây Ban Nha


6,32

7,07

7,05

6,80

7,12

6,92

7,54

5

Peru

5,23

6,59

6,90

6,87

7,21

7,31


7,40

6

Nhật Bản

6,33

6,70

6,65

6,34

6,51

6,78

6,52

7

Uruguay

4,45

6,38

6,60


7,29

7,88

7,90

-

8

Thỗ Nhĩ Kỳ

4,96

6,03

6,56

7,02

6,91

7,57

7,78

9

Italya


6,03

5,58

6,40

6,28

6,62

6,20

6,30

10

Pháp

5,95

5,84

5,73

5,53

5,08

5,76


5,71

11

Việt Nam

3,18

4,24

4,89

4,89

4,99

5,22

5,23

TB thế giới

3,53

3,89

4,12

4,13


4,23

4,37
4,33
Nguồn: FAO, 2011

Mặc dù năng suất lúa ở các nước Châu Á còn thấp nhưng do diện tích sản xuất
lớn nên Châu Á vẫn là nguồn đóng góp rất quan trọng cho sản lượng lúa trên thế giới
(trên 90%). Các quốc gia dẫn đầu về sản lượng theo thứ tự là Trung Quốc, Ấn Độ,
Indonesia, Banglades, Việt Nam, Thái Lan và Myanmar, tất cả đều nằm ở Châu Á.
Như vậy, có thể nói Chấu Á là vựa lúa quan trọng nhất của thế giới.


6

Việt Nam có tổng sản lượng lúa hàng năm đứng thứ 5 thế giới (Bảng 2.4),
nhưng lại là nước xuất khẩu gạo đứng hàng thứ 2 thế giới hiện nay với sản lượng gạo
xuất khẩu bình quân trên dưới 4 triệu tấn/năm (Bảng 2.5)
Thái Lan luôn là nước xuất khẩu gạo đứng đầu thế giới, hơn hẳn Việt Nam cả
về số lượng và giá trị, do có thị trường truyền thống rộng hơn và chất lượng gạo cao
hơn. Mỹ, Ấn Độ, Pakistan cũng là những nước xuất khẩu gạo quan trọng sau Việt
Nam. Theo IRRI, lúa gạo sản xuất ra chủ yếu là để tiêu dùng nội địa, chỉ có khoảng 6
– 7% tổng sản lượnglúa gạo trên thế giới được lưu thông trên thị trường quốc tế (IRRI,
2005).
Bảng 2.4: Các nước có sản lượng lúa lớn nhất thế giới (triệu tấn)
TT
Nước
1990
2000

2005
2006
2007

2008

2009

1

Trung Quốc

191,61 189,81

182,04 183,28

187,40

193,35

196,68

2

Ấn Độ

111,52 127,40

136,57 139,14


144,57

148,77

133,70

3

Indonesia

45,18

51,90

53,98

54,45

57,16

60,25

64,40

4

Banglades

26,78


37,63

39,80

40,77

43,18

46,74

47,72

5

Việt Nam

19,23

32,53

35,79

35,85

35,94

38,73

38,90


6

Thái Lan

17,19

25,84

29,20

29,64

32,10

31,65

31,46

7

Myanmar

-

21,32

25,36

30,92


31,45

32,57

32,68

8

Philippines

9,89

12,39

14,60

15,33

16,24

16,82

16,27

9

Brazil

7,42


11,09

13,19

11,53

11,06

12,06

12,65

10

Nhật Bản

13,12

11,86

11,34

10,70

10,89

11,03

10,59


11

Mỹ

7,08

8,66

10,13

8,83

9,00

9,24

9,97

12

Pakistan

7,20

8,32

8,16

8,35


10,43

10,32

629,30 641,09

656,50

Thế giới

4,89

518,21 598,40

689,14 685,24
Nguồn: FAO, 2011


7

Bảng 2.5: Các nước xuất khẩu gạo quan trọng trên thế giới (1000 tấn)
TT
Nước
2004
2005
2006
2007

2008


1

Thái lan

8.616

6.043

5.996

7.408

8.672

2

Việt Nam

4.063

5.250

4.642

4.558

4.735

3


Ấn Độ

4.665

3.824

4.443

6.143

2.474

4

Pakistan

1.822

2.891

3.688

3.129

2.599

5

Mỹ


1.675

2.281

1.693

2.281

1.706

6

Trung Quốc

772

558

1.089

1.158

809

7

Ai Cập

806


1.017

917

1.123

173

8

Italya

555

638

612

553

621

9

Uruguay

367

533


528

551

501

10

Argentina

132

194

284

274

282

11

Myanmar

182

180

71


358

40

Nguồn: FAO, 2011
Wailes và Chavez (2006) tiên đoán trong vòng 10 năm tới, năng suất lúa thế
giới tiếp tục tăng bình quân trên 0,7% hằng năm. Bảy mươi phần trăm tăng trưởng về
sản lượng lúa sẽ từ Ấn Độ (37%), Indonesia, Việt Nam, Thái Lan, Myanmar và
Nigeria. Trong khi mức tiêu thụ gạo cũng tăng 0,7%, tuy nhiên, do tốc độ tăng dân số
nhanh hơn nên hàng năm mức tiêu thụ gạo bình quân đầu người sẽ giảm khoảng 0,4%
mỗi năm. Ấn Độ và Trung Quốc vẫn sẽ là các nước tiêu thụ gạo nhiều nhất ước
khoảng 50% lượng gạo tiêu thụ toàn thế giới. Cân đối giữa sản xuất và tiêu thụ gạo thế
giới, các ông cũng dự đoán giá gạo thế giới cũng tăng bình quân 0,3% mỗi năm và
lượng gạo lưu thông trên thị trường thế giới cũng gia tăng trung bình 1,8% mỗi năm.
Khoảng năm 2016, lượng gạo trao đổi toàn cầu sẽ đạt 33,4 triệu tấn (17% cao hơn mức
kỷ lục năm 2002). Dù vậy, lượng gạo lưu thông trên thị trường thế giới cũng chiếm chỉ
7,5% lượng gạo tiêu thụ hàng năm. Cùng với mức tăng năng suất và giảm lượng tiêu
thụ trên đầu người, Ấn Độ và Thái Lan sẽ là nước xuất khẩu gạo nhiều nhất thế giới.
Gạo xuất khẩu từ Pakistan sẽ giảm, trong khi Việt Nam sẽ ổn định vì mức tiêu thụ
trong nước tăng nhanh hơn mức sản xuất. Uruguay, Myanmar và Úc cũng được dự
đoán là sẽ tăng lượng gạo xuất khẩu do sự phục hồi sản xuất gần đây. Nhu cầu nhập


8

khẩu gạo trong 10 năm tới của các nước Châu Phi và Trung Đông dự đoán sẽ chiếm
gần 42% lượng gạo nhập khẩu trên thế giới. Nigeria dự đoán sẽ nhập khẩu 2,4 triệu tấn
vào năm 2016. Sản xuất lúa ở Trung Đông bị trở ngại do thiếu nước, nên các nước
Iran, Iraq, Saudi Arabia và Ivory Coast vẫn tiếp tục gia tăng nhập khẩu do tăng dân số
và tăng mức tiêu thụ bình quân đầu người. Cũng trong khoảng thời gian này, gần 30%

sản lượng gạo nhập khẩu thế giới sẽ thuộc về các nước E.U, Mexico, Hàn Quốc và
Philippines.
2.1.2. Tình hình sản xuất lúa gạo ở Việt Nam và ĐBSCL
Trong thời gian chiến tranh, diện tích trồng lúa cả nước dao động trong khoảng
4,40 – 4,90 triệu ha, năng suất có tăng nhưng rất chậm, chỉ khoảng 700kg/ha trong
vòng 20 năm. sản lượng lúa hai miền chỉ trên dưới 10 triệu tấn (Bảng 2.6).
Sau ngày giải phóng (1975), cùng với phong trào khai hoang phục hóa, diện
tích tăng lên khá nhanh và ổn định ở khoảng 5,5 – 5,7 triệu ha. Năng suất bình quân
trong cuối thập niên 70 giảm sút khá nghiêm trọng do đất đai mới khai hoang chưa
được cải tạo, thiên tai và sâu bệnh, đặt biệt là những năm 1978 – 1979, cộng với cơ
chế quản lý nông nghiệp trì trệ không phù hợp. Bước sang thập niên 1980, năng suất
lúa tăng dần do các công trình thủy lợi trong cả nước, đặt biệt là ở ĐBSCL, đã bắt đầu
phát huy tác dụng. Cơ chế quản lý nông nghiệp thoáng hơn với chủ trương khoáng sản
phẩm trong sản xuất nông nghiệp.
Năm 1982, nước ta đã chuyển từ nước phải nhập khẩu gạo hàng năm sang tự
túc được lương thực. Tiếp đó là một loạt chính sách cải cách ruộng đất và đổi mới nền
kinh tế theo cơ chế thị trường, nông dân được giao quyền sử dụng đất nên quan tâm,
phấn khởi hơn và có toàn quyền quyết định trong quá trình sản xuất của họ, năng suất
tăng lên nhanh chóng. Năng suất lúa đã gia tăng vượt bậc từ 3 tấn/ha trong những năm
của thập niên 1980, lên đến gần 5,23 tấn/ha sơ bộ năm 2009. Sản lượng lúa đã tăng
gần 4 lần so với năm 1975.
Đến năm 1989, gạo Việt Nam (VN) lại tái hòa nhập vào thị trường lương thực
thế giới và chiếm lĩnh ngay vị trí quan trọng là nước xuất khẩu gạo đứng hàng thứ 3
rồi thứ 2 trên thế giới sau Thái Lan. Từ năm 1997 đến nay, hằng năm nước ta xuất
khẩu trung bình trên dưới 4 triệu tấn gạo, đem về một nguồn thu nhập ngoại tệ đáng


9

kể. Hiện nay Việt Nam đứng hàng thứ 6 về diện tích gieo trồng và đứng hàng thứ 5 về

sản lượng lúa.
Bảng 2.6: Diện tích, năng suất và sản lượng lúa ở Việt Nam qua các năm
Năm
Diện tích (triệu ha)
Năng suất (tấn/ha)
Sản Lượng (triệu tấn)
1955

4,42

1,44

6,36

1960

4,60

1,99

9,17

1965

4,83

1,94

9,37


1970

4,72

2,15

10,17

1975

4,94

2,16

10,54

1980

5,54

2,11

11,68

1985

5,70

2,78


15,87

1990

5,96

3,21

19,14

1995

6,77

3,69

24,96

2000

7,67

4,24

32,53

2001

7,49


4,29

32,11

2002

7,50

4,59

34,45

2003

7,45

4,64

34,57

2004

7,45

4,86

36,15

2005


7,33

4,89

35,79

2006

7,32

4,89

35,85

2007

7,21

4,99

35,94

2008

7,40

5,23

38,73


2009

7,44

5,23

38,90

Nguồn : Tổng cục Thống kê Việt Nam, 2009
Riêng Đồng Bằng Sông Cửu Long, từ sau 1975 đến nay, việc sản xuất lúa đã
vươn lên mạnh mẽ cùng với sự phát triển của hệ thống thủy lợi và thủy nông nội đồng,
cùng những tiến bộ kỹ thuật được áp dụng rộng rãi trên đồng ruộng, trở thành vùng
trọng điểm sản xuất lúa xứng đáng của cả nước. Từ vùng lúa nổi mênh mông An
Giang, Đồng Tháp, vùng trũng phèn Đồng Tháp Mười, Tứ giác Long Xuyên, với chỉ
một vụ lúa mùa năng suất thấp và bấp bênh… nay đã chuyển dần thành vùng lúa 2 – 3
vụ ngắn ngày năng suất cao, ổn định; cộng với những hệ thống canh tác đa dạng, đã


10

góp phần đáng kể vào sản lượng lương thực và lượng nông sản hàng hóa xuất khẩu
hàng năm của cả nước. Năng suất bình quân cả năm của toàn đồng bằng tăng từ
2,28tấn/ha (1980) đến 3,64 tấn/ha (1989) và 4,8 tấn/ha (2004), đến năm 2009 là 5,29
tấn/ha , cá biệt có một số huyện có thể đạt năng suất bình quân trên 6,5 tấn/ha và từ 12
– 17 t/ha/năm với 2 – 3 vụ lúa (Bảng 2.7)
Bảng 2.7: Diện tích, năng suất, sản lượng lúa ở ĐBSCL trong những năm gần đây
Năm
Diện tích
Năng suất
Sản lượng

(triệu ha)
(tấn/ha)
(triệu tấn)
1980

2,30

2,28

5,30

1986

2,29

3,09

7,08

1988

2,31

3,29

7,60

1989

2,44


3,64

8,88

1990

2,55

3,73

9,51

2000

3,94

4,03

16,70

2001

3,78

4,24

15,97

2002


3,83

4,62

17,47

2003

3,79

4,62

17,50

2004

3,81

4,80

18,22

2005

3,83

5,04

19,29


2006

3,77

4,83

18,23

2007

3,68

5,07

18,68

2008

3,86

5,36

20,67

2009

3,87

5,29


20,48

Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam, 2009
2.2. Cải thiện vi chất dinh dưỡng hạt gạo
2.2.1. Tầm quan trọng của vi chất dinh dưỡng (sắt)
Người ta gọi là “vi chất dinh dưỡng” vì cơ thể chỉ cần chúng với một lượng rất
nhỏ nhưng nếu thiếu sẽ gây nhiều tác hại đối với cơ thể. Trong số các vi chất cần thiết,
vitamin A, sắt, iốt, kẽm và canxi là những vitamin và khoáng chất rất dễ thiếu và cần
được phòng chống sự thiếu hụt trong cộng đồng.
Sắt - Cần thiết để tạo máu và trí thông minh


11

Sắt là một vi chất quan trọng tham gia trong quá trình tạo máu và một phần
cấu trúc của bộ não. Sắt trong các Hemoglobin (Hb), myoglobin có thể gắn với oxy
phân tử rồi chuyển chúng vào trong máu và dự trữ ở trong cơ. Hb có trong tế bào hồng
cầu, làm hồng cầu có màu đỏ. Myoglobin chỉ có ở cơ vân, có tác dụng như là nơi dự
trữ oxy, chúng kết hợp với các chất dinh dưỡng để giải phóng năng lượng cho hoạt
động cơ bắp. Vì vậy, thiếu sắt sẽ dẫn đến giảm phát triển về trí tuệ và khả năng lao
động.
Ảnh hưởng của sắt đến hoạt động trí não không chỉ vì sắt cung cấp oxy cho
não mà còn vì sắt cũng tham gia trực tiếp vào phát triển chức năng não bộ. Nhiều cấu
trúc trong não có hàm lượng sắt cao như ở gan. Do đó, sắt cần được cung cấp cho tế
bào não trong giai đoạn sớm của quá trình phát triển não bộ. Nếu thiếu sắt xảy ra sớm
(từ giai đoạn hình thành và phát triển não) có thể dẫn đến tổn thương tế bào não không
hồi phục. Lúc sinh, sắt ở não chỉ có khoảng 10%, đến 10 tuổi não chỉ đạt 50% lượng
sắt bình thường, sắt chỉ đạt tối ưu trong não ở độ tuổi 20-30.
Thiếu hụt sắt lâu dài làm giảm khả năng hoạt động thể lực, đặc biệt là các hoạt động

đòi hỏi sức bền (chạy điền kinh, bơi lội, bóng đá, đua xe đạp…). Tuy nhiên, khi bổ
sung đủ sắt thì khả năng này sẽ được hồi phục.
Chất sắt có nhiều trong các loại thịt cá “đỏ” như là thịt bò, thịt heo, cá ngừ…
(thịt “trắng” như thịt gia cầm thì ít sắt hơn), chất sắt còn có nhiều ở gan, huyết, hoặc
rau xanh như rau dền, bồ ngót và các loại đậu hạt. Sắt từ thức ăn có nguồn gốc động
vật sẽ dễ hấp thu hơn nguồn gốc thực vật. Ăn thêm trái cây tươi giàu vitamin C sau
bữa ăn chính như cam, chanh, bưởi, táo, sơ-ri, đu đủ, chuối… sẽ giúp hấp thu tốt chất
sắt từ bữa ăn. Ngược lại, chất tanin trong trà sẽ hạn chế việc hấp thu chất sắt. Do vậy,
không nên có thói quen uống nước trà quá gần bữa ăn.
Nhu cầu chất sắt ở thanh thiếu niên và phụ nữ là 20-24mg mỗi ngày, nhu
cầu sắt ở nam trưởng thành thì thấp hơn (11mg/ngày). Để không bị thiếu máu thì cần
ăn đủ năng lượng với đa dạng các loại thực phẩm. Ví dụ 100g thịt heo chỉ có 1mg sắt,
100g thịt bò có 3mg sắt, nhưng 100g gan thì có đến 12mg sắt, 100g huyết luộc có đến
25mg sắt. Do đó, chỉ cần ăn nhiều loại thực phẩm (chú ý thực phẩm giàu chất sắt), ăn


×