Tải bản đầy đủ (.pdf) (58 trang)

HIỆU QUẢ CỦA MỘT SỐ THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT VÀ DỊCH TRÍCH THỰC VẬT ĐỐI VỚI NẤM Choanephora cucurbitarum GÂY BỆNH CHẾT CÀNH ỚT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (544.08 KB, 58 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA NÔNG HỌC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

HIỆU QUẢ CỦA MỘT SỐ THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT VÀ
DỊCH TRÍCH THỰC VẬT ĐỐI VỚI NẤM Choanephora
cucurbitarum GÂY BỆNH CHẾT CÀNH ỚT

NGÀNH

:BẢO VỆ THỰC VẬT

NIÊN KHÓA

: 2007-2011

SINH VIÊN THỰC HIỆN

: LÊ ĐỨC HẬU

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 07/2011.


i

HIỆU QUẢ CỦA MỘT SỐ THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT VÀ
DỊCH TRÍCH THỰC VẬT ĐỐI VỚI NẤM Choanephora
cucurbitarum GÂY BỆNH CHẾT CÀNH ỚT


Tác giả
LÊ ĐỨC HẬU

Luận văn khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Kỹ sư ngành
Bảo vệ thực vật

Giáo viên hướng dẫn:
TS. TỪ THỊ MỸ THUẬN

Tp.HCM, tháng 07/2011.


ii

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đề tài tốt nghiệp này, ngoài sự cố gắng, nỗ lực của bản thân, tôi đã
nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ nhiệt tình của thầy cô, bạn bè và người thân.
Trước tiên, tôi xin nói lời cảm ơn chân thành và lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Từ
Thị Mỹ Thuận đã tận tình chỉ dạy, giúp đỡ và động viên tôi trong quá trình thực hiện
đề tài và hoàn thành bản luận văn này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các thầy, cô giáo trong Khoa Nông học Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh - những người đã trực tiếp giảng
dạy, cung cấp những kiến thức bổ ích trong suốt thời gian tôi học đại học.
Tôi xin cảm ơn tất cả các bạn học lớp DH07BV đã giúp đỡ tôi trong suốt thời
gian qua.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ba, Mẹ và các em là những
người luôn bên cạnh, động viên, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và thực hiện khóa
luận này.

Tp. HCM, tháng 07 năm 2011


LÊ ĐỨC HẬU


iii

TÓM TẮT
Lê Đức Hậu, Trường Đại Học Nông Lâm, Thành Phố Hồ Chí Minh, Tháng 7
năm 2011 “HIỆU QUẢ CỦA MỘT SỐ THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT VÀ DỊCH
TRÍCH THỰC VẬT ĐỐI VỚI NẤM Choanephora cucurbitarum GÂY BỆNH
CHẾT CÀNH ỚT”
Giáo viên hướng dẫn: TS. TỪ THỊ MỸ THUẬN
Đề tài được thực hiện từ ngày 15/02/2011 đến ngày 15/06/2011, tại phòng thí
nghiệm bệnh cây - Bộ môn Bảo Vệ Thực Vật - Trường Đại Học Nông Lâm, Thành
phố Hồ Chí Minh. Đề tài được tiến hành trên 8 loại thuốc BVTV có nguồn gốc hóa
học Antracol 70WP, Dithane M-45 80WP, Virovral 50BTN, Viben-C 50BTN, Anvil
5SC, Vicarben 50HP, Score 250EC, Topsin M 70WP, và 5 loại thực vật củ tỏi (Allium
sativum L.); trâm ổi (Lantana camara Linn.); trầu không (Piper betle L.); đại
(Plumeria sp.); húng quế (Ocimum bacilicum L.). Mục đích nhằm xác định hiệu quả
hạn chế nấm Choanephora cucurbitarum gây bênh chết cành ớt trong điều kiện phòng
thí nghiệm, lập phương trình tương quan tuyến tính, tính IC50, IC99 của các loại thuốc
tốt nhất và dịch trích từ thực vật tốt nhất.
Trong 8 loại thuốc hóa học thí nghiệm thì các loại thuốc Antracol 70WP, Anvil
5SC, Dithane M-45 80WP có hiệu quả tốt nhất và được chọn làm thí nghiệm 2. Trong
5 loại thực vật dùng làm dịch trích làm thí nghiệm 3 thì hoa trâm ổi, lá trâm ổi và trầu
không có hiệu quả tốt nhất được chọn ra làm thí nghiệm 4.
Trong thí nghiệm 2, thuốc Antracol 70WP ở nồng độ 150ppm a.i hạn chế hoàn
toàn nấm C. cucurbitarum. Thuốc Anvil 5SC và Dithane M-45 80WP ở nồng độ 125
và 150ppm a.i hạn chế hoàn toàn nấm C. cucurbitarum. Trong thí nghiệm 4, dịch trích
từ hoa trâm ổi ở nồng độ 4% và 5% hạn chế hoàn toàn được nấm C. Cucurbitarum,
dịch trích từ lá trâm ổi và trầu không ở nồng độ 5% hạn chế hoàn toàn nấm C.

cucurbitarum.


iv

Tóm lại, qua các thí nghiệm cho thấy, các loại thuốc Antracol 70WP, Anvil 5SC,
Dithane M-45 80WP và các loại dịch trích từ trâm ổi, trầu không có khả năng hạn chế
được nấm C. cucurbitarum. Ở nồng độ càng cao thì khả năng hạn chế nấm càng cao.


v

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN................................................................................................................. ii
TÓM TẮT...................................................................................................................... iii
MỤC LỤC .......................................................................................................................v
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT ......................................................................... vii
DANH SÁCH CÁC BẢNG ........................................................................................ viii
DANH SÁCH CÁC HÌNH ............................................................................................ ix
Chương 1 .........................................................................................................................1
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1
1.1 Đặt vấn đề ..............................................................................................................1
1.2 Mục đích.................................................................................................................2
1.3 Yêu cầu...................................................................................................................2
Chương 2 .........................................................................................................................3
TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................................................3
2.1 Sơ lược về cây ớt ....................................................................................................3
2.1.1 Giới thiệu .........................................................................................................3
2.1.2 Nguồn gốc, phân bố, phân loại ........................................................................4
2.1.3 Đặc điểm thực vật học .....................................................................................5

2.1.4 Điều kiện sinh thái ...........................................................................................6
2.2 Giới thiệu về bệnh chết cành ớt .............................................................................8
2.2.1 Triệu chứng bệnh .............................................................................................8
2.2.2 Tác nhân gây bệnh ...........................................................................................8
2.2.3 Điều kiện phát sinh phát triển bệnh .................................................................8
2.2.4 Biện pháp quản lý ............................................................................................8
2.3 Giới thiệu về nấm Choanephora cucurbitarum .....................................................9
2.3.1 Vị trí phân loại .................................................................................................9
2.3.2 Đặc điểm của nấm C. cucurbitarum ................................................................9
2.4 Đặc điểm về các loại thực vật dùng li trích..........................................................11
2.4.1 Cây húng quế .................................................................................................11
2.4.2 Cây hoa đại ....................................................................................................12


vi

2.4.3 Cây trầu không ...............................................................................................12
2.4.4 Cây trâm ổi ....................................................................................................13
2.4.5 Cây tỏi ............................................................................................................13
2.5 Đặc điểm về các loại thuốc làm thí nghiệm .........................................................15
Chương 3 .......................................................................................................................16
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................................16
3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu........................................................................16
3.2 Nội dung nghiên cứu ............................................................................................16
3.3 Vật liệu và phương tiện nghiên cứu .....................................................................16
3.4 Phương pháp nghiên cứu......................................................................................17
3.4 Xử lý số liệu .........................................................................................................21
Chương 4 .......................................................................................................................22
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .......................................................................................22
4.1 Hiệu quả của 8 loại thuốc trừ nấm hóa học đối với nấm C. cucurbitarum ..........22

4.2 Hiệu quả của các nồng độ thuốc hóa học khác nhau đối với nấm C.
Cucurbitarum .............................................................................................................25
4.3 Hiệu quả hạn chế nấm C. cucurbitarum của một số dịch trích thô từ thực vật sử
dụng dung môi là ethanol 80%. .................................................................................28
4.4 Hiệu quả hạn chế nấm C. cucurbitarum của các nồng độ của một số dịch trích
thô từ thực vật trong điều kiện phòng thí nghiệm ......................................................30
Chương 5 .......................................................................................................................35
KẾT LUẬN ĐỀ NGHỊ ..................................................................................................35
5.1 Kết luận ................................................................................................................35
5.2 Đề nghị .................................................................................................................35
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................36
PHỤ LỤC ......................................................................................................................39


vii

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
AVRDC: Asian Vegetable Research and Development Center
Ctv: Cộng tác viên
FAO : Food and Agriculture Organization
PDA: Potato dextrose agar
PGA: Potato glucose agar
NT: Nghiệm thức


viii

DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Thành phần dinh dưỡng trong ớt xanh (trong 100g phần ăn được). ................4
Bảng 2.2: Ảnh hưởng của nhiệt độ đất đến sự nảy mầm của hạt giống. ..........................7

Bảng 2.3: Đặc điểm về các loại thuốc làm thí nghiệm ...................................................15
Bảng 3.1: Các nghiệm thức làm thí nghiệm thuốc như sau: ..........................................17
Bảng 3.2: Các nghiệm thức làm thí nghiệm nồng độ thuốc như sau: ...........................19
Bảng 3.3: Các nghiệm thức làm thí nghiệm dịch trích thô như sau: ..............................20
Bảng 3.4: Các nghiệm thức thí nghiệm nồng độ dịch trích thô như sau: .......................21
Bảng 4.1: Hiệu quả của 8 loại thuốc trừ nấm hóa học đối với nấm C. cucurbitarum
trong điều kiện phòng thí nghiệm. ..................................................................................22
Bảng 4.2: Hiệu quả của các nồng độ thuốc hóa học khác nhau đối với nấm C.
cucurbitarum trong điều kiện phòng thí nghiệm. ...........................................................25
Bảng 4.3: Phương trình tương quan tuyến tính giữa nồng độ thuốc và hiệu quả hạn chế
nấm của các loại thuốc sau ..............................................................................................28
Bảng 4.4: Hiệu quả hạn chế nấm C. cucurbitarum của một số dịch trích thô từ thực vật
sử dụng dung môi là ethanol 80%. ..................................................................................29
Bảng 4.5: Hiệu quả hạn chế nấm C. cucurbitarum của các nồng độ của một số dịch
trích thô từ thực vật. ........................................................................................................32
Bảng 4.6: Phương trình tương quan tuyến tính và chỉ số EC50, EC99 của các loại dịch
trích sau 24 giờ nuôi cấy .................................................................................................34


ix

DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 4.1: Tản nấm C.cucurbitarum sau 24 giờ nuôi cấy trên môi trường PGA nhiễm thuốc
hóa học...................................................................................................................................... 24
Hình 4.2: Tản nấm C.cucurbitarum sau 24 giờ nuôi cấy trên môi trường PGA nhiễm thuốc
hóa học...................................................................................................................................... 27
Hình 4.3: Tản nấm C. cucurbitarum sau 24 giờ nuôi cấy trên môi trường nhiễm các loại dịch
trích thô từ thực vật. ................................................................................................................. 30
Hình 4.4: Tản nấm C. cucurbitarum sau 24 giờ nuôi cấy trên môi trường nhiễm các loại dịch
trích thô. .................................................................................................................................... 33



1

Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Ở Việt Nam, cây ớt là một loại rau gia vị có giá trị kinh tế cao, được trồng chủ
yếu tại các tỉnh miền Trung và Nam Bộ. Những năm gần đây, một số tỉnh vùng Đồng
bằng Sông Cửu Long cũng đã mở rộng diện tích trồng ớt, nhằm cung cấp nguyên liệu
cho các nhà máy, các công ty sản xuất các mặt hàng thực phẩm để tiêu thụ và xuất
khẩu, cung cấp nguồn rau tươi đem lại lợi nhuận cao.
Hiện nay, diện tích canh tác ớt ngày càng được tăng nhanh từ 3.635 ha năm 1999
lên 4.338 ha năm 2001 (Viện cây ăn quả miền Nam, 2007) và lịch canh tác dày đặc đã
tạo điều kiện cho các bệnh trên ớt phát triển mạnh như bệnh thán thư (Colletotrichum
gloeosporioides, C. capsisi, C. acutatum và C. coccodes), chết cành (Choanephora
cucurbitarum), bệnh khảm, đốm lá, đốm gân lá, cong lá, héo xanh (Ralstonia
solanacearum), bệnh bướu rễ (Meloidogyn incognata) làm ảnh hưởng trực tiếp đến
năng suất và chất lượng ớt (Phạm Văn Biên và ctv, 2003). Bệnh chết cành ớt
(Choanephora cucurbitarum) thường gây hại trên hoa và lan tới đọt non, làm phần đọt
bị chết và thối mềm làm ảnh hưởng tới khả năng sinh trưởng phát triển, năng suất ớt.
Trong vài năm gần đây bệnh đã xuất hiện phổ biến ở các vùng canh tác ớt ở Tiền
Giang. Ở Tiền Giang nói riêng và Việt Nam nói chung chưa có nhiều nghiên cứu về
bệnh này, để đáp ứng nhu cầu trước mắt về cách phòng trừ bệnh chết cành ớt, các biện
pháp về hóa học và dịch trích thô từ thực vật được đề ra, để tìm ra những loại thuốc
phòng trị bệnh chết cành ớt có hiệu quả nhằm giảm thiệt hại, tăng lợi nhuận cho người
trồng ớt, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “ Hiệu quả của một số thuốc trừ bảo
vệ thực vật và dịch trích thực vật đối với nấm Choanephora cucurbitarum gây
bệnh chết cành ớt ”.



2

1.2 Mục đích
Đánh giá hiệu quả của một số thuốc trừ nấm hóa học và dịch trích thô từ thực vật
đối với nấm Choanephora cucurbitarum gây bệnh chết cành trên ớt nhằm chọn được
loại thuốc trừ nấm có khả năng hạn chế nấm để ứng dụng vào trong sản xuất.
1.3 Yêu cầu
- Đánh giá hiệu quả của một số thuốc trừ nấm hóa học đối với nấm C.
cucurbitarum.
- Đánh giá hiệu quả của một số dịch trích thô từ thực vật: cây húng quế, cây trầu
không, cây trâm ổi, cây hoa đại, cây tỏi đối với nấm C. cucurbitarum.
1.4 Giới hạn đề tài
- Đề tài được thực hiện trong điều kiện in_vitro.
- Chỉ thực hiện trên 8 loại thuốc trừ nấm hóa học: Antracol 70WP, Dithane M45 80WP, Virovral 50BTN, Viben-C 50BTN, Anvil 5SC, Vicarben 50HP, Score
250EC, Topsin M 70WP.
- Chỉ chon 5 loại thực vật dùng làm dịch trích: Dịch trích từ thực vật: Cây tỏi
(Allium sativum L.), cây trâm ổi (Lantana camara Linn.), cây trầu không (Piper betle
L.), cây hoa đại (Plumeria sp.), cây húng quế (Ocimum bacilicum L.).


3

Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Sơ lược về cây ớt
2.1.1 Giới thiệu
Ớt là loại cây vừa được dùng làm rau tươi, vừa được dùng làm gia vị. Quả ớt
được sử dụng ở dạng tươi, khô hoặc chế biến thành bột, dầu, nước sốt, paste, muối
chua.

Trong quả ớt chứa nhiều các loại sinh tố, đặc biệt trong cả hai loại ớt cay và ớt
ngọt đều chứa nhiều vitamin C nhất so với tất cả các loại rau, theo một số tài liệu thì
hàm lượng vitamin C ở một số giống ớt là 340mg/100g quả tươi. Ngoài ra ớt còn là
cây trồng rất giàu các loại vitamin: vitamin A (các tiền vitamin A như α, β, γ carotene,
cryptoxanthin trong cơ thể người chuyển thành vitamin A), các vitamin nhóm B như
B1 (Thiamin), B2 (Riboflavin), B3 (Niacin), vitamin E, vitamin PP (Bảng 1).
Ớt dùng dưới dạng cồn chống khản cổ, xoa chữa đau do trĩ, chữa đầy hơi, chữa lị.
Ớt được dùng để trị phong thấp, đau lưng, đau khớp, sát khuẩn. Lá ớt còn được kết
hợp với các loại thuốc nam khác trong các thang thuốc dân gian có giá trị (trích dẫn
theo Mai Thị Phương Anh, 1999).
Ớt là cây rau có giá trị cao cả thị trường trong nước và xuất khẩu. Trước kia,
khách hàng tiêu thụ ớt cay nhiều nhất là các nước Đông Âu (đặc biệt là Liên Xô cũ).
Ớt cay chủ yếu được trồng ở các tỉnh miền Trung và Nam Bộ, nó là mặt hàng xuất
khẩu đứng vị trí số một trong các loại gia vị. Những năm gần đây, một số công ty Đài
Loan đã ký hợp đồng mua ớt cay tươi hoặc dưa muối chua của Việt Nam. Ớt cay
không những được phát triển ở các tỉnh miền Trung mà còn được trồng nhiều ở các
tỉnh miền Bắc. Ở Quảng Trị diện tích trồng ớt cay xuất khẩu, hàng năm đạt năng suất
trung bình 6-7 tấn tươi /ha.


4

Bảng 2.1: Thành phần dinh dưỡng trong ớt xanh (trong 100g phần ăn được).
Thành phần

Hàm lượng

Thành phần

Hàm lượng


Độ ẩm

85,7g

P

80mg

Protein

2,9g

F2

1,2mg

Chất béo

0,6g

Na

6,5mg

Chất khoáng

1,0g

K


2,7mg

Cacbuahydrat

3,0

S

34mg

Chất xơ

6,8g

Cu

1,55mg

Ca

30mg

Thiamin

0,19mg

Mn

24mg


Viatmin A

292mg

Riboflavin

0,39mg

Vitamin C

111mg

Axit Oxalic

67mg
(Nguồn: Mai Thị Phương Anh, 1999).

Sản lượng ớt trên toàn thế giới khoảng 9,683 triệu tấn trong đó châu Á chiếm tới
4,263 triệu tấn (theo FAO, 1992) chưa kể sản lượng ớt khô cả quả và ớt bột, những sản
phẩm chiếm một vị trí quan trọng ở Châu Á. Theo thống kê vùng Châu Á thì diện tích
trồng ớt hàng năm ước tính vào khoảng 1,6 triệu ha. Các nước Ấn Độ, Indonexia,
Trung Quốc, và Triều Tiên là những nước có diện tích trồng ớt lớn nhất. Ở Triều Tiên
ớt là cây dẫn đầu cả về diện tích cũng như giá trị, nó được sử dụng cả dạng xanh và
quả khô. Dạng bột khô là phụ gia chủ yếu trong món “kimchi”.
2.1.2 Nguồn gốc, phân bố, phân loại
2.1.2.1 Nguồn gốc
Ớt có nguồn gốc ở Mexico, Trung và Nam Mỹ. Safford đã phát hiện thấy quả ớt
khô tại một nghĩa địa có 2000 năm tuổi ở Peru (Mai Thị Phương Anh, 1999).
2.1.2.2 Phân bố

Christopher Columbus đã là một trong những người Châu Âu đầu tiên thấy ớt (ở
Caribbean), và gọi chúng là tiêu vì chúng có vị cay tương tự (không phải bề ngoài


5

giống nhau). Ớt được trồng ở Tây Ban Nha vào năm 1493. Việc trồng ớt được phổ
biến từ vùng Địa Trung Hải đến nước Anh vào năm 1548 và đến Trung Âu vào cuối
thế kỷ thứ 16. Người Bồ Đào Nha mang ớt từ Brazin đến Ấn Độ vào năm 1885 và việc
gieo trồng ớt được thông báo ở Trung Quốc vào khoảng cuối năm 1700. Ớt được nhập
vào Triều Tiên khoảng cuối thế kỷ XVII (Mai Thị Phương Anh, 1999).
2.1.2.3 Phân loại
Ớt thuộc họ cà Solanaceae và thuộc chi Capsicum.
Có nhiều quan điểm khác nhau nhưng theo bảng phân loại mới nhất thì có 5 loài
được trồng trọt chính trong tổng số 30 loài ớt: loài Capsicum annuum L.; loài
Capsicum frutescens L.; loài Capsicumchinense Jacquin; loài Capsicum pendulum
Willdenow var pendulum L. và loài Capsicum pubescens Ruiz and Pavon. Với 5 loài
trồng trọt chính này thuộc 3 trung tâm khởi nguyên khác nhau: Mêxicô là trung tâm
đầu tiên của C. annuum, còn Guêtamêla là trung tâm thứ 2. Amazon là trung tâm khởi
nguyên của C. chinensis và C. frutescens; C. pendulum và C. pubescen thuộc về Peru
và Bôlivia. Các loài ớt trồng chủ yếu được phân biệt bởi cấu trúc hoa và đặc điểm quả.
Ớt cay quả to, dài và ớt ngọt thuộc về loài C. Annuum (Mai Thị Phương Anh, 1999).
2.1.3 Đặc điểm thực vật học
2.1.3.1 Thân
Ớt là cây bụi thân gỗ 2 lá mầm, thân thường mọc thẳng, đôi khi có thể gặp các
dạng (giống) có thân bò, nhiều cành, chiều cao trung bình 0,5 - 1,5m, có thể là cây
hàng năm hoặc lâu năm nhưng được gieo trồng như cây lâu năm (Mai Thị Phương
Anh, 1999).
2.1.3.2 Rễ
Ớt là cây có rễ cọc phát triển mạnh với rất nhiều rễ phụ. Do việc cấy chuyển dẫn

đến rễ cọc chính đứt, một hệ rễ chùm khỏe phát triển, vì thế nhiều khi lầm tưởng ớt có
hệ rễ chùm (Mai Thị Phương Anh, 1999).


6

2.1.3.3 Lá
Ớt có lá đơn mọc xoắn trên thân chính, có nhiều dạng nhưng thường gặp nhất là
dạng lá hình mác, trứng ngược, mép lá ít răng cưa. Lông trên lá phụ thuộc vào các loài
khác nhau, một số có mùi thơm. Lá thường mỏng, có kích thước trung bình là 1,5 12cm x 0,5 - 7,5cm (Mai Thị Phương Anh, 1999).
2.1.3.4 Hoa
Hoa lưỡng tính, mọc trên nách lá, mọc thẳng đứng hay buông thong. Hoa thường
có màu trắng, một số giống có màu sữa, xanh lam, tía. Hoa có 5 - 7 cánh, cuống hoa
dài khoảng 1,5cm, đài ngắn có dạng chuông 5 - 7 răng dài khoảng 2mm bọc lấy quả.
Nhụy đơn giản có màu trắng hoặc tím, đầu nhụy có dạng hình cầu. Hoa có 5 - 7 nhị
đực với ống phấn màu xanh da trời hoặc tía. Kích thước của hoa phụ thuộc vào các
loài khác nhau, nhưng đường kính cánh hoa từ 0,8 - 1,5cm (Mai Thị Phương Anh,
1999).
2.1.3.5 Quả
Thuộc loại quả mọng có rất nhiều hạt, chia làm 2 ngăn. Các giống khác nhau có
kích thước, hình dạng, độ nhọn, màu sắc, độ cay và độ mềm của thịt quả rất khác nhau.
Quả chưa chín có thể có màu xanh hoặc tím, quả chín có màu đỏ, da cam, vàng, nâu,
màu kem hoặc hơi tím (Mai Thị Phương Anh, 1999).
2.1.3.6 Hạt
Hạt có dạng thận, màu vàng rơm, ngoại trừ hạt của loài Capsicum pubescens có
màu đen. Hạt có chiều dài khoảng 3 - 5mm. Một gram hạt ớt ngọt khoảng 160 hạt, còn
ớt cay khoảng 220 hạt (Mai Thị Phương Anh, 1999).
2.1.4 Điều kiện sinh thái
2.1.4.1 Nhiệt độ
Nhiệt độ ngày đêm thích hợp nhất cho cây ớt sinh trưởng phát triển tốt, tăng năng

suất, tăng số quả thương phẩm là 25/180C (Mai Thị Phương Anh, 1999). Nhiệt độ ban


7

đêm thấp (8 - 150C) thường làm giảm tỷ lệ đậu quả và sinh quả không hạt, nhiệt độ ban
đêm thích hợp nhất là 200C trong giai đoạn nở hoa. Ngoài ra nhiệt độ thấp còn làm
giảm kích thước và dạng quả. Ở nhiệt độ 18 – 200C hạt ớt nảy mầm sau 10 – 12 ngày.
Ớt cay thích hợp nhất ở nhiệt độ 20 - 300C, ớt ngọt là 20 - 250C.
Bảng 2.2: Ảnh hưởng của nhiệt độ đất đến sự nảy mầm của hạt giống.
Nhiệt độ đất (0C)

5

10

15

20

25

30

35

40

Thời gian nảy mầm (ngày)


-

-

25

13

8

8

9

-

(-): không nảy mầm.

(Nguồn: Mai Thị Phương Anh, 1999).

2.1.4.2 Ẩm độ
Ớt rất thích hợp với thời tiết ấm, ẩm nhưng trong điều kiện khô hạn sẽ kích thích
quá trình chín của quả. Ớt là cây chịu hạn, độ ẩm đất thấp không ảnh hưởng đến tỷ lệ
đậu quả nhưng tăng tỷ lệ rụng quả. Nếu độ đất khoảng 10% tỷ lệ rụng quả tăng đến
trên 71%, trong khi ẩm độ từ 55 - 58% tỷ lệ rụng quả chỉ còn 20 - 30%. Nếu ẩm độ
thấp hơn 70% ở giai đoạn ra hoa, hình thành quả thì quả sẽ bị sần sùi, giảm giá trị
thương phẩm. Tốt nhất duy trì ẩm độ đồng ruộng khoảng 70 - 80%. Nếu ẩm độ quá
cao rễ sinh trưởng kém, cây sẽ còi cọc.
2.1.4.3 Ánh sáng
Tuy ớt là cây không mẫn cảm lắm với ánh sáng nhưng nó là cây ưa ánh sáng

ngày ngắn, nếu chiếu sáng 9 – 10 giờ sẽ kích thích sinh trưởng, tăng sản phẩm khoảng
21 - 24% và tăng chất lượng quả. Trời âm u sẽ hạn chế sự đậu quả, giảm năng suất.
2.1.4.4 Đất và dinh dưỡng
Ớt là cây trồng tương đối dễ tính, đặc biệt là ớt cay. Đất phù hợp nhất là đất thịt
nhẹ, giàu vôi, ớt cũng có thể sinh trưởng, cho năng suất ở trên đất cát nhưng phải đảm
bảo chế độ nước và bón phân đầy đủ. Đất chua và kiềm đều không thích hợp cho ớt
sinh trưởng và phát triển, ớt có thể sinh trưởng ở đất màu mỡ nhưng tỷ lệ nảy mầm và
tính chín sớm bị ảnh hưởng. Ớt là cây chịu mặn, người ta đã nghiên cứu và thấy rằng
ớt có thể nảy mầm ngay cả ở độ muối 4000ppm và pH = 7,6. Đối với ớt ngọt tuy là có
thể trồng ở mọi loại đất, nhưng đất thịt giữ nước và pH = 6 - 6,5 là thích hợp nhất.


8

2.2 Giới thiệu về bệnh chết cành ớt
2.2.1 Triệu chứng bệnh
Mô cây nơi bị nhiễm bệnh có màu nâu đen đến đen, và nấm lan nhanh xuống
phần dưới, làm phần đọt bị chết và thối mềm. Trong điều kiện độ ẩm cao nơi phần bị
thối ta thường thấy có tơ nấm màu trắng và trên đỉnh có bào tử hình cầu, màu đen.
2.2.2 Tác nhân gây bệnh
Do nấm Choanephora cucurbitarum gây ra.
2.2.3 Điều kiện phát sinh phát triển bệnh
Nấm tấn công đầu tiên trên hoa, đọt non sau đó rụng xuống đất và phân hủy.
Dưới điều kiện ẩm độ và nhiệt độ cao (250 - 300C), mưa nhiều. Bào tử trong đất tấn
công lại trên hoa và trái non, nấm xâm nhiễm qua vết thương do cơ học hay côn trùng.
Những bào tử này có thể được phân tán bởi côn trùng (ong) từ hoa này sang hoa khác.
Bệnh phát triển mạnh khi sản xuất tập trung, tại chỗ. Bào tử nấm có thể sống lâu hơn
trong đất và trong tàn dư thực vật (Cerkauskas, 2004).
2.2.4 Biện pháp quản lý
Không trồng ớt quá dày, làm cỏ tạo cho ruộng ớt thông thoáng.

Tránh trồng ớt vào mùa mưa.
Luống phải cao và thoát nước tốt.
Không tưới nước quá ẩm vào chiều mát khi có bệnh xuất hiện.
Sử dụng tưới nhỏ giọt.
Phun thuốc trừ nấm.
(Cerkauskas, 2004).


9

2.3 Giới thiệu về nấm Choanephora cucurbitarum
2.3.1 Vị trí phân loại
Nấm C. cucurbitarum có vị trí phân loại như sau:
Giới: Fungi
Ngành: Zygomycota
Lớp: Zygomycetes
Bộ: Mucorales
Họ: Choanephoraceae
Chi: Choanephora
(Sinha, 1939).
2.3.2 Đặc điểm của nấm C. cucurbitarum
2.3.2.1 Đặc điểm hình thái
Trên môi trường PDA, khuẩn lạc có màu trắng đến vàng nâu. Nang bọc bào tử
(sporangiophores) dài, mảnh, không phân nhánh, nang bọc bào tử (sporangia) ở đỉnh.
Các bọc bào tử hình thành lúc đầu có màu trắng, hình cầu, khi trưởng thành màu nâu
sẫm, đường kính từ 35 - 160µm. Bào tử bọc (sporangiospores) dễ nhận thấy khi bọc
bào tử trưởng thành bị vỡ. Bào tử bọc có dạng elip, hình thoi, hình trứng, màu nâu tối,
kích thước từ 14 - 22 x 7 - 10µm, có 3 hoặc hơn 3 phần phụ. Bọc bào tử nhỏ
(sporangiolum) có chứa một bào tử nên còn gọi là bào tử đính (conidia). Bào tử đính
có hình elip hay hình trứng, có sọc, kích thước từ 12 - 20 x 6 - 14µm (Kwon và Jee,

2005).
Bào tử tiếp hợp có hình cầu màu nâu sáng, kích thước từ 55 - 90µm, được hình
thành khi 2 sợi nấm giao nhau, bào tử tiếp hợp khi mọc phân nhánh dạng chùy (Sinha,
1939).


10

2.3.2.2 Đặc điểm sinh học
Nấm C. cucurbitarm trên đồng ruộng tấn công trên ớt khi cây cao 20 cm và trước
khi cây ra hoa 8 - 10 ngày (Blazquez, 1986). Sợi nấm phát triển trên môi trường PGA
ở nhiệt độ 15 - 400C, tối thích 300C. Nấm phát triển nhanh trên môi trường PGA và sợi
nấm phát triển đầy đĩa trong vòng 34 giờ (Kwon và ctv, 2001).
Theo Ngozi (1988) nghiên cứu về 17 môi trường cho nấm C. cucurbitarum phát
triển, sợi nấm C. cucurbitarum phát triển tốt nhất trên môi trường PDA, sự hình thành
và nảy mầm bào tử tốt nhất trên môi trường cà rốt. Và cũng theo ông thì ở 310C ảnh
hưởng tới sự hình thành bọc bào tử, ở 340C thì sợi nấm phát triển tốt nhất với điều kiện
chiếu sáng, 12 giờ sáng và 12 giờ tối hình thành bào tử bọc và bào tử đính. Sự hình
thành bào tử của nấm chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố nhiệt độ, ánh sáng và dinh dưỡng
Bào tử nảy mầm tốt nhất ở pH = 4,5 - 5,0, trên môi trường PDA sau 1 - 2 giờ sau ủ,
bào tử bắt đầu nảy mầm và sau 4 giờ thì bào tử đã nảy mầm 93%. Nghiên cứu về 11
nguồn carbon cho nấm thì glucose 2% tốt nhất cho sự phát triển và nảy mầm của nấm,
trong khi đó sucrose và lactose tốt hơn cho sợi nấm phát triển. Nghiên cứu về 7 nguồn
nitrogen thì asparagines, tyrosine và glycine tốt cho sự phát triển và nảy mầm nấm,
ammonium nitrate không tốt cho sự nảy mầm của bào tử (Ngozi, 1988).
Bào tử đính dễ dàng nảy mầm trên môi trường dinh dưỡng như: giá đậu, khoai
tây, glycerin, cellulose agar hoặc trên nước. Trên môi trường agar thì sự nảy mầm của
nấm C. cucurbitarum không có sự thay đổi, tuy nhiên chúng phát triển nhanh chóng
trong nước và trong môi trường dinh dưỡng agar, bào tử bắt đầu nảy mầm sau khi cấy
3 giờ. Bào tử nảy mầm đầu tiên là sự gia tăng kích thước, sau đó có một hoặc hai ống

mầm được hình thành, ống mầm xuất hiện 2 giờ sau cấy trên các môi trường dinh
dưỡng. Dưới điều kiện nhiệt độ thích hợp, tản nấm phát triển kín đĩa petri chứa môi
trường agar trong 24 giờ (Frrderick, 1917).
Bào tử đính phát triển trong môi trường nuôi cấy nhân tạo, không phát triển trên
cây ký chủ (Sinha, 1939). Khi điều kiện không thuận lợi như môi trường nhân tạo hết
dinh dưỡng thì bào tử bọc sẽ xuất hiện. Bào tử bọc thường xuất hiện cùng với bào tử
đính trên trái và xuất hiện riêng lẽ trên môi trường dinh dưỡng khi được giữ trong tối.


11

Khi cấy trên môi trường cellulose, dưới ánh sáng, chỉ có bào tử bọc phát triển
(Frrderick, 1917).
Bào tử bọc nảy mầm tương tự như bào tử đính, 2 đến 3h sau khi cấy trong môi
trường dinh dưỡng thì bào tử gia tăng kích thước, xuất hiện 1 hoặc 2 ống mầm, vài giờ
sau sợi nấm sẽ phân nhánh (Frrderick, 1917).
Bào tử tiếp hợp phát triển trên môi trường dinh dưỡng dày đặc, không phát triển
trên ký chủ. Bào tử tiếp hợp trưởng thành có thể quan sát trên môi trường agar sau
48h, trên bề mặt môi trường có thể nhìn thấy những chấm nhỏ như đầu kim, màu đen
bằng mắt thường (Sinha, 1939).
2.4 Đặc điểm về các loại thực vật dùng li trích
2.4.1 Cây húng quế
Cây húng quế có tên khoa học là Ocimum bacilicum L. thuộc họ hoa môi
(Lamiaceae).
Thành phần hóa học
Phần trên mặt đất của cây húng quế chứa tinh dầu từ 0,4 – 0,8%. Tinh dầu màu
vàng nhạt, thơm, dễ chịu.
Tinh dầu có thể phân chia thành nhiều nhóm hóa học:
Nhóm methylchavicol 56,58%. Nhóm linalool và geranyl acetate. Nhóm
methylchavicol và linalool: methylchavicol 70-80%, linalool 15-25%. Methylchavicol

16,4%, linalool 32,2%. Nhóm linalool và eugenol: linalool 30,7%, eugenol 16,9%.
Nhóm linalool và methylcinnamat (C10H10O2): linalool 34,2% và tras-methylcinnamat
38,5% (dẫn theo Phạm Thị Thanh Thúy, 2008).
Trong y học húng quế trị cảm cúm, đầy bụng khó tiêu, chứng mất ngủ, lo lắng,
mệt mỏi, những vết côn trùng cắn, đau đầu, đau cơ hay bong gân.


12

2.4.2 Cây hoa đại
Cây hoa đại Plumeria sp. thuộc họ trúc đào (Apocynaceae), có 7-8 loài.
Thành phần hóa học
Vỏ thân cây hoa đại chứa:
Các hợp chất triterpen như taraxasteryl, acid oleanolic, cycloart-22-an-3α
25 diol, rubinol 3 α. 27 dihydroxyolean 12-en. Các hợp chất irridoud: fulvoplumierin,
allancin, allamandin, plumerin (dẫn theo Phạm Thị Thanh Thúy, 2008).
Lá chứa các hợp chất: triterpen, acid plumeric và plumerat.
Tinh dầu hoa có hàm lượng 0,04 - 0,07%; trong đó có geranoid, citronellal,
farnesol, linalool và aldehyd, fulvoplumierin, chất nhựa quercetin, vết kaempferol và
cyaniding, diglycosid (dẫn theo Phạm Thị Thanh Thúy, 2008).
Hoa đại có hương thơm nên được trồng làm cảnh. Tinh dầu hoa đại có tác dụng
chống nấm. Lá, hoa và rễ hoa đại có tác dụng kháng khuẩn.
2.4.3 Cây trầu không
Trầu không có tên khoa học là Piper betle L., thuộc họ hồ tiêu (Piperaceae).
Thành phần hóa học
Các thành phần chính của tinh dầu trầu chứa nhiều nhóm hóa học khác nhau:
Anethol 32%, eugenol 18,9%, terpeny acetate 15,61%. Chavibetol 53,1%,
chavibetol acetate 15,5%. Terpenyl acetate 21,88%, euganol 15,83%, 1-8 cieol 5,95%.
Euganol 82,2% (vùng Desi), 90,5% (vùng Ramtek), methyleuganol 6,9% (vùng Desi),
4,1% (dẫn theo Phạm Thị Thanh Thúy, 2008).

Ngoài ra, cây trầu không còn có piperbetol, methylpiperbetol, piperbetol A,
piperbetol B.


13

Trầu không có tác dụng diệt nấm mạnh đối với 24 chủng Trichophyton rubum, 3
chủng T. mentagrophytes, 3 chủng T. tonsurans, 1 chủng T. verrucosum, 4 chủng
Microsporum canis, 2 chủng M. gypseum và 2 chủng Epidermophyton floccosum (dẫn
theo Phạm Thị Thanh Thúy, 2008).
2.4.4 Cây trâm ổi
Cây trâm ổi có tên khoa học là Lantana camara Linn., thuộc họ cỏ roi ngựa
(Verbenaceae).
Thành phần hóa học
Toàn cây trâm ổi có chứa acid triterpennoid, acid lantanilic, lantabetulic,
alkaloid, lantadens, lantoic, hederagonic, interogennin, camarosid, triterpens và acid
22 β- acetoxylantic (dẫn theo Phạm Thị Thanh Thúy, 2008).
Lá chứa 0,2% tinh dầu và các hợp chất sesquiterpen, có thể là caryophylen và Lα-phelandren (10-12%). Ngoài ra lá còn chứa hợp chất triterpenes và lantadenes A và
B, acid lantanolic, acid lantic, glycoside triterpens, flavonoid aglycones có tác dụng
chống oxy hóa rõ rệt (dẫn theo Phạm Thị Thanh Thúy, 2008).
Trong hạt xanh có chứa hợp chất lantanins (C33H52O5), là một chất gây độc cho
người và động vật chăn thả (dẫn theo Phạm Thị Thanh Thúy, 2008).
Hoa chứa 0,07% tinh dầu.
Cây trâm ổi còn được sử dụng để nghiên cứu các hoạt chất chống nấm, chất
kháng khuẩn và một số thuốc trừ sâu nguồn gốc thảo mộc do có chất độc triterpenes
trong lá, chất lantanin trong hạt xanh (dẫn theo Phạm Thị Thanh Thúy, 2008).
2.4.5 Cây tỏi
Tỏi có tên khoa học là Allium sativum L. là một loài thực vật thuộc họ Hành
Thành phần hóa học
Trong củ tỏi có chứa 0,1 - 0,36% tinh dầu, trong đó hơn 90% chứa các hợp chất



14

lưu huỳnh (S). Thành phần chủ yếu của tỏi là chất alixin có mùi đặc trưng tỏi. Nhưng
trong tỏi tươi không có alixin ngay, mà có chất aliin (một loại acid amin) - chất này
chịu tác động của enzyme alinaza (cũng có trong củ tỏi) và khi giã dập mới cho alixin.
Ngoài ra củ tỏi còn chứa nhiều vitamin và chất khoáng, đặc biệt là selen.
Ngoài tác dụng là cây gia vị, tỏi còn được xem như một loại thuốc chữa bệnh.Tỏi
có tác dụng làm lưu thông máu một cách dễ dàng, vì thế ăn tỏi sẽ giảm nguy cơ mắc
bệnh cao huyết áp. Tỏi hoạt động trong các tiểu huyết cầu, làm cho chúng gắn kết lại
với nhau, chống lại các bệnh tim mạch. Bên cạnh đó, tỏi còn có tác dụng phân huỷ, sự
tạo “khối” protein, giải phong, sát trùng, giải độc, tiêu nhọt, hạch.


15

2.5 Đặc điểm về các loại thuốc làm thí nghiệm
Bảng 2.3: Đặc điểm về các loại thuốc làm thí nghiệm
STT

Tên hoạt chất

Tên thương mại

Đối tượng phòng trừ

Công ty sản xuất

Bệnh đốm lá hại bắp cải; mốc xám hại

thuốc lá; lở cổ rễ hại hành; thán thư
1

Propineb

Antracol 70WP

hại xoài, cà phê; phấn trắng hại nho,
dưa chuột; cháy sớm hại cà chua; đốm

Bayer

vòng hại khoai tây; khô vằn, đạo ôn,
lem lép hạt, vàng lá hại lúa.

2

3

Dithane M-45

Mancozeb

80WP

Iprodione

Virovral 50BTN

Benomyl +

4

Copper

Viben-C 50BTN

oxychlorade

Bệnh mốc sương hại cà chua, khoai
tây; đạo ôn hại lúa; phấn trắng hại

Dow AgroSciences

nho, rỉ sắt hại cà phê.
Đặc trị bệnh lem lép hạt lúa.
Thuốc trừ bệnh vàng lá lúa, bệnh rỉ sắt
hại cà phê.

Vipesco

Vipesco

Bệnh khô vằn, lem lép hạt hại lúa,
5

Hexaconazole

Anvil 5SC

phấn trắng, đốm đen, rỉ sắt hại hoa


Syngenta

hồng.
6

Carbendazim

Vicarben 50HP

Bệnh khô vằn hại lúa; thán thư trên
xoài.

Vipesco

Bệnh phấn trắng, đốm đen, thán thư, rỉ
7

Difenoconazole

Score 250EC

sắt, giác ban hại rau, bệnh mốc sương

Syngenta

hại khoai tây. đốm vòng hại cà chua
Bệnh vàng lá lúa; bệnh héo, đổ ngã
cây con, xì gôm hại dưa hấu; bệnh ghẻ
8


Thiophanate
Methyl



Topsin M 70WP

hại cam; thán thư hại thuốc lá, đậu
tương; đổ ngã cây con, mốc xám hại

Nippon Soda

lạc; thán thư hại dưa chuột; phấn trắng
hại nho.

(Nguồn: Phạm Văn Biên và ctv, 2005).


×