Tải bản đầy đủ (.pdf) (47 trang)

ĐIỀU TRA BỆNH THỐI GỐC ỚT VÀ HIỆU QUẢ PHÒNG TRỪ BỆNH CỦA MỘT SỐ THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT TẠI XUÂN LỘC – ĐỒNG NAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1 MB, 47 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA NÔNG HỌC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐIỀU TRA BỆNH THỐI GỐC ỚT VÀ HIỆU QUẢ PHÒNG TRỪ
BỆNH CỦA MỘT SỐ THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT
TẠI XUÂN LỘC – ĐỒNG NAI

Ngành

: BẢO VỆ THỰC VẬT

Niên khóa:

: 2007 - 2011

Họ và tên sinh viên : LÊ PHAN HỮU HƯNG

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 8 năm 2011


ĐIỀU TRA BỆNH THỐI GỐC ỚT VÀ HIỆU QUẢ PHÒNG TRỪ
BỆNH CỦA MỘT SỐ THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT
TẠI XUÂN LỘC – ĐỒNG NAI

Tác giả
LÊ PHAN HỮU HƯNG

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu


cấp bằng kỹ sư ngành Bảo Vệ Thực Vật

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN:
TS. Từ Thị Mỹ Thuận

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 08 năm 2011


i

LỜI CẢM TẠ
Con xin khắc ghi công ơn sinh thành, dưỡng dục của ba mẹ đã giúp con đạt kết
quả như ngày hôm nay, và những người thân yêu quý luôn là nguồn động viên tinh
thần bên con.
Chân thành cảm ơn đến:
Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh và ban chủ
nhiệm khoa Nông học đã tạo điều kiện cho em học tập và trao dồi kiến thức.
Quý thầy cô khoa Nông học, khoa Khoa học và các khoa khác đã tận tình giảng
dạy, truyền đạt cho em vốn kiến thức quý báu trong quá trình học tập.
Cô Từ Thị Mỹ Thuận và thầy Phạm Hữu Nguyên đã tận tình hướng dẫn, giúp
đỡ em trong suốt quá trình thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Chú Nguyễn Văn Cảnh, chủ trang trại đã nhiệt tình giúp đỡ con trong suốt thời
gian thực hiện đề tài.
Cảm ơn các bạn trong và ngoài lớp đã giúp đỡ và động viên tôi trong quá trình
học tập và thực hiện đề tài.

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 08 năm 2011
Sinh viên thực hiện

Lê Phan Hữu Hưng



ii

TÓM TẮT
Đề tài “Điều tra bệnh thối gốc ớt và hiệu quả phòng trừ bệnh của một số thuốc
bảo vệ thực vật tại Xuân Lộc – Đồng Nai.” được tiến hành tại Huyện Xuân Lộc, Tỉnh
Đồng Nai. Thời gian tiến hành từ tháng 2 – 6/2011.
Nội dung nghiên cứu gồm:
- Điều tra hiện trạng sản xuất ớt và tình hình bệnh thối gốc ớt tại huyện Xuân
Lộc – tỉnh Đồng Nai.
- Đánh giá hiệu lực phòng trừ bệnh thối gốc của một số thuốc bảo vệ thực vật.
Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối đầy đủ hoàn toàn ngẫu nhiên với các
nghiệm thức sau:
Nghiệm thức Carbenvil: xử lý Carbenvil 50SC
Nghiệm thức Ditacin: xử lý Ditacin 8L
Nghiệm thức Olicide: xử lý Olicide 9DD
Nghiệm thức Trichoderma 3: xử lý chế phẩm Nolatri 3 lần
Nghiệm thức Trichoderma 4: xử lý chế phẩm Nolatri

4 lần

Kết quả khẳng định:
- Bệnh thối gốc ớt rất phổ biến ở Xuân Lộc – Đồng Nai.
- Các ruộng có bón vôi tỷ lệ bệnh ít hơn ở các ruộng không có bón vôi.
- Hình thức tưới nước cũng có ảnh hưởng đến bệnh thối gốc ớt.
- Cả 3 giống F1 – 207, TN – 242, Demon đều bị bệnh.
- Các thuốc trong thí nghiệm đều không ngăn chặn hoàn toàn bệnh thối gốc ớt.
- Chế phẩm Nolatri có khả năng hạn chế bệnh thối gốc ớt cao hơn các thuốc
khác dùng trong thí nghiệm.



iii

MỤC LỤC
Trang
Lời cảm tạ .................................................................................................................... i
Tóm tắt ........................................................................................................................ ii
Mục lục ..................................................................................................................... iii
Danh sách các bảng .................................................................................................... v
Danh sách các hình .................................................................................................... vi
Danh sách các chữ viết tắt ........................................................................................ vii
Chương 1 Mở đầu ..................................................................................................... 1
1.1 Đặt vấn đề ........................................................................................................... 1
1.2 Mục đích đề tài .................................................................................................... 1
Chương 2 Tổng quan tài liệu ................................................................................... 2
2.1 Giới thiệu chung về cây ớt ................................................................................... 2
2.1.1 Nguồn gốc.......................................................................................................... 2
2.1.2 Đặc điểm thực vật học ....................................................................................... 2
2.1.3 Giá trị dinh dưỡng ............................................................................................. 3
2.1.4 Yêu cầu ngoại cảnh ........................................................................................... 4
2.2 Tình hình sản xuất ớt ở nước ta hiện nay ............................................................. 5
2.3 Giới thiệu chung về bệnh thối gốc ớt ................................................................... 6
2.4 Đặc tính của nấm Sclerotium rolfsii ..................................................................... 8
2.5 Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước về nấm Sclerotium rolfsii ................. 9
Chương 3 Vật liệu và Phương pháp nghiên cứu . …………………………….10
3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu ..................................................................... 10
3.1.1 Thời gian nghiên cứu ...................................................................................... 10
3.1.2 Địa điểm nghiên cứu ....................................................................................... 10
3.2 Nội dung nghiên cứu .......................................................................................... 10

3.3 Vật liệu nghiên cứu ............................................................................................ 10
3.4 Đặc điểm đất đai, thời tiết vùng nghiên cứu....................................................... 11
3.4.1 Đất đai.............................................................................................................. 11


iv

3.4.2 Thời tiết ........................................................................................................... 11
3.5 Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 11
3.5.1 Phương pháp phân lập nấm S. rolfsii .............................................................. 11
3.5.2 Điều tra hiện trạng sản xuất và tỷ lệ bệnh của bệnh thối gốc ớt trên ruộng .... 12
3.5.3 Khảo sát hiệu lực phòng trừ của một số thuốc bảo vệ thực vật đối với bệnh
thối gốc ớt .................................................................................................................. 13
3.6 Phương pháp xử lý số liệu ................................................................................. 17
Chương 4 Kết quả và thảo luận ............................................................................ 18
4.1 Hiện trạng sản xuất ớt tại Huyện Xuân Lộc ....................................................... 18
4.1.1 Đặc điểm chung của các hộ được điều tra ....................................................... 18
4.1.2 Diện tích gieo trồng ớt vụ Đông Xuân năm 2010 ........................................... 18
4.1.3 Đặc điểm kỹ thuật canh tác ............................................................................. 18
4.1.4 Tình hình sâu hại ớt ......................................................................................... 20
4.1.5 Tình hình bệnh hại ớt ..................................................................................... 20
4.1.6 Cách phòng trừ sâu bệnh hại ớt của các hộ nông dân ..................................... 21
4.2 Tình hình bệnh thối gốc ớt ở Xuân Lộc – Đồng Nai .......................................... 22
4.2.1 Diễn biến tỷ lệ bệnh thối gốc ớt ...................................................................... 22
4.2.2 Ảnh hưởng của việc bón vôi đến tỷ lệ bệnh thối gốc ớt .................................. 23
4.2.3 Ảnh hưởng của hình thức tưới đến tỷ lệ bệnh thối gốc ớt ............................... 24
4.2.4 Ảnh hưởng của giống ớt đến tỷ lệ bệnh thối gốc ớt ........................................ 25
4.3 Hiệu lực phòng trừ bệnh thối gốc trên ớt của một số thuốc bảo vệ thực vật. .... 25
Chương 5 Kết luận và đề nghị ............................................................................... 27
5.1 Kết luận............................................................................................................... 27

5.2. Đề nghị .............................................................................................................. 27
Tài liệu tham khảo .................................................................................................. 28
PHỤ LỤC 1: Các thuốc bảo vệ thực vật phòng trừ bệnh được sử dụng trong thí
nghiệm ...................................................................................................................... 30
PHỤ LỤC 2: Phiếu phỏng vấn các nông hộ sản xuất ớt ......................................... 34
PHỤ LỤC 3: Một số hình ảnh trong thí nghiệm ..................................................... 37


v

DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Thành phần dinh dưỡng trong ớt xanh (trong 100 g phần ăn được) ......... 4
Bảng 2.2: Ảnh hưởng của nhiệt độ đất đến sự nảy mầm của hạt giống .................... 5
Bảng 3.1: Thời tiết khu vực huyện Xuân Lộc từ tháng 2 – 5/2011 ......................... 10
Bảng 3.2: Các loại thuốc thí nghiệm và liều lượng sử dụng.................................... 12
Bảng 3.3: Lượng phân bón cho mỗi cây ớt thí nghiệm ........................................... 16
Bảng 4.1: Diện tích gieo trồng ớt của các hộ được điều tra. ................................... 18
Bảng 4.2: Đặc điểm kỹ thuật canh tác của các hộ được điều tra ............................. 19
Bảng 4.3: Vị trí gây hại và mức độ phổ biến của sâu hại ........................................ 20
Bảng 4.4: Bộ phận cây bị hại và mức độ phổ biến của bệnh hại ............................. 20
Bảng 4.5: Một số thuốc trừ sâu được nông dân sử dụng ......................................... 21
Bảng 4.6: Một số thuốc trừ bệnh được nông dân sử dụng ....................................... 22
Bảng 4.7: Diễn biến tỷ lệ bệnh thối gốc ớt .............................................................. 26
Bảng 4.8: Hiệu lực của các thuốc thí nghiệm ......................................................... 26


vi

DANH SÁCH CÁC HÌNH

Trang
Hình 2.1: Cây ớt bị bệnh thối gốc (A) và phần gốc cây ớt bị bệnh thối gốc (B) ...... 7
Hình 2.2: Sợi nấm và hạch nấm S. rolfsii .................................................................. 7
Hình 3.1: Hạt ớt đã nẩy mầm (A) và cây ớt 20 NST (B) ........................................ 16
Hình 4.1: Diễn biến tỷ lệ bệnh thối gốc ớt ở 2 xã Xuân Hưng và Xuân Tâm ......... 23
Hình 4.2: Ảnh hưởng của việc bón vôi đến tỷ lệ bệnh thối gốc ớt ở 2 xã Xuân
Hưng và Xuân Tâm ................................................................................... 23
Hình 4.3: Tỷ lệ bệnh thối gốc ớt ở các hình thức tưới nước ................................... 24
Hình 4.4: Tỷ lệ bệnh thối gốc ớt ở các giống khác nhau ......................................... 25


vii

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
AT

: ấu trùng

BVTV

: bảo vệ thực vật

LLL

: lần lặp lại

NSG

: ngày sau gieo


NST

: ngày sau trồng

NT

: nghiệm thức

TLB

: tỷ lệ bệnh

TT

: thành trùng


1

Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Cây ớt (Capsicum annuum L.) là cây quan trọng thứ hai (sau cây cà chua) trong
các cây thuộc họ cà (Solanaceae), quả ớt được sử dụng như một loại gia vị chính. Quả
ớt chứa nhiều vitamin C, B, D, caroten và một số chất khoáng khác.
Trồng ớt mang lại hiệu quả kinh tế cao gấp 3 – 4 lần trồng lúa nên những năm
gần đây, ở nước ta, cây ớt được trồng với diện tích ngày càng tăng. Ớt là mặt hàng
xuất khẩu đứng vị trí số một trong các loại gia vị (Mai Thị Phương Anh, 1999).
Xuân Lộc là một huyện miền núi thuộc tỉnh Đồng Nai, có điều kiện tự nhiên và
xã hội thuận lợi cho phát triển nhiều loại rau, trong đó cây ớt luôn được chú trọng và

được trồng quanh năm với diện tích ngày càng tăng. Tuy nhiên, việc mở rộng diện tích
trồng ớt và việc trồng ớt quanh năm đã tạo điều kiện cho nhiều loại sâu bệnh phát triển
mạnh. Một trong những bệnh hại phổ biến đó là bệnh thối gốc do nấm Sclerotium
rolfsii gây ra. Đây là một loài nấm sống trong đất, có phổ ký chủ rộng, có thời gian lưu
tồn lâu và luôn là vấn đề nan giải đối với người trồng ớt, vì nấm Sclerotium rolfsii là
tác nhân gây ra bệnh thối gốc làm chết cây ớt ngay từ lúc mới trồng cho đến thu hoạch.
Bên cạnh đó, những hiểu biết của người nông dân về các biện pháp phòng trừ
bệnh thối gốc còn rất hạn chế, chủ yếu là dùng biện pháp hóa học. Hơn thế nữa, việc
sử dụng thuốc không đúng phương pháp không những hiệu quả phòng trừ bệnh thấp
mà còn gây lãng phí cũng như ảnh hưởng xấu đến môi trường. Để khắc phục những
khó khăn trên, được sự phân công của Khoa Nông học, chúng tôi tiến hành đề tài:
“Điều tra bệnh thối gốc ớt và hiệu quả phòng trừ bệnh của một số thuốc bảo vệ
thực vật tại Xuân Lộc – Đồng Nai.”.
1.2 Mục đích đề tài
Chọn ra được loại thuốc bảo vệ thực vật có hiệu quả phòng trừ cao đối với bệnh
thối gốc trên ớt.


2

Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Giới thiệu chung về cây ớt
Cây ớt thuộc họ cà (Solanaceae), loài ớt (capsicum) có 30 loài nhưng chỉ có 5
loài được trồng là: C. pendulum Willdenow var pendulum L., C. pubescens Ruiz and
Pavon, C. annuum L., C. frutescens L. và C. chinense Jacquin. Trong đó 2 loài C.
pendulum và C. pubescens được trồng hạn chế ở Nam Mỹ và Trung Mỹ, loài C.
chinensis được trồng ở Amazon và Châu Phi, hai loài C. annuum và C. frutescens
được trồng khắp nơi trên thế giới (Mai Thị Phương Anh, 1999).
2.1.1 Nguồn gốc

Theo các nhà nghiên cứu phân loại thực vật học thì cây ớt có nguồn gốc từ
Mexico, Trung và Nam Mỹ.
Ớt đã là một phần trong ẩm thực của loài người ít nhất là 7.500 năm trước Công
nguyên. Có những bằng chứng khảo cổ ở các khu vực ở tây nam Ecuado cho thấy ớt
đã được thuần hóa hơn 6.000 năm về trước và là một trong những loại cây trồng đầu
tiên ở Châu Mỹ.
Người ta cho rằng ớt đã được thuần hóa ít nhất năm lần bởi những cư dân tiền
sử ở các khu vực khác nhau của Nam và Bắc Mỹ, từ Peru ở phía nam đến Mexico ở
phía bắc và một số vùng của các bang Colorado và New Mexico bởi các dân tộc
Pueblo cổ đại (Nguồn: />2.1.2 Đặc điểm thực vật học
2.1.2.1 Thân
Ớt là loại cây hai lá mầm, dạng thân bụi, thân mọc thẳng, đôi khi có thể gặp
dạng thân bò. Ớt phân cành mạnh, đặc biệt là một số giống ớt lai phân cành rất mạnh.
Thân ớt giòn dễ gãy, dễ đổ ngã. Cây ớt có chiều cao trung bình từ 50 – 150 cm.


3

2.1.2.2 Lá
Thường ớt có lá đơn, mọc xoắn trên thân chính, kích thước lá thay đổi tùy vào
giống. Lá có dạng oval hoặc hơi dài, không có răng cưa, không có lông, mỏng, có kích
thước trung bình khoảng 1,5 – 12,0 x 0,5 – 7,5 cm.
2.1.2.3 Rễ
Rễ ớt có hai loại là rễ cọc và rễ chùm, ban đầu ớt có rễ cọc phát triển mạnh với
nhiều rễ phụ. Do việc cấy, vận chuyển làm rễ cọc chính bị đứt, các rễ chùm phát triển
mạnh mẽ. Rễ ớt ăn nông, có khả năng chịu được hạn trung bình nhưng không chịu
được úng.
2.1.2.4 Hoa
Hoa thường là hoa đơn và xác định. Hoa thường có màu trắng, một số giống có
màu sữa, xanh lam hoặc tím. Cuống hoa thường dài khoảng 15 mm và xuất hiện ở

nách cành. Đài hoa ngắn có dạng chuông, có 5 răng, dài khoảng 2 mm bọc lấy quả,
hoa có 5 – 7 cánh, 5 – 6 nhị đực gắn sát với tràng, bao phấn xanh nhạt, nhị đơn có màu
trắng hoặc tím.
2.1.2.5 Quả và hạt
Quả thuộc loại quả mọng có nhiều hạt, thịt quả nhăn và chia làm 2 – 3 ngăn.
Các giống khác nhau có kích thước, hình dạng, độ nhọn, màu sắc, độ mềm của quả
khác nhau. Quả có thể trút xuống (các giống ớt sừng trâu và ớt ngọt) hoặc thẳng lên
(các giống ớt chỉ thiên), quả chưa chín có thể có màu xanh hoặc tím, quả chín có màu
đỏ, da cam, vàng, nâu, màu kem hoặc hơi tím.
Hạt có dạng quả thận, màu vàng nâu, chỉ có hạt của loài C. pubescens có màu
đen. Hạt có kích thước 3 – 5 mm.
2.1.3 Giá trị dinh dưỡng
Vỏ quả chứa alcaloid là capsaicine (0,2 %), hàm lượng của nó phụ thuộc vào
giống. Sắc tố carotenoid là capsanthine (0,4 %), adenine, betaine và cholien. Quả ớt
xanh chứa nhiều rutin, là một chất được dùng rộng rãi trong chế biến thuốc y học. Quả chín

đỏ chứa một lượng lớn vitamin C lên tới 200 – 400 mg.


4

Bảng 2.1 Thành phần dinh dưỡng trong ớt xanh (trong 100 g phần ăn được)
Thành phần
Hàm lượng (mg)
Độ ẩm
85700,00
Protein
2900,00
Chất béo
600,00

Chất khoáng
1000,00
Cacbuahydrat
3000,00
Chất xơ
6800,00
Ca
30,00
Mn
24,00
Riboflavin
0,39
Axit oxalic
67,00
(trích dẫn bởi Mai Thị Phương Anh, 1999)

Thành phần
P
F2
Na
K
S
Cu
Thiamin
Vitamin A
Vitamin C

Hàm lượng (mg)
80,00
1,20

6,50
2,70
34,00
1,55
0,19
292,00
111,00

Ngoài ra, ớt còn có giá trị y học. Quả ớt có vị cay, tính nóng có tác dụng ôn
trung tán hàn, kiện vị tiêu thực. Rễ có tác dụng hoạt huyết tán thũng. Lá ớt có vị đắng,
tính mát, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, sát trùng, lợi tiểu. Quả ớt dùng trị tiêu chảy
hắc loạn, tích trệ, sốt rét, trị long đờm và làm thuốc hạ nhiệt. Lá ớt dùng trị sốt, trúng
phong bất tỉnh và phù thũng. Ở Trung Quốc, quả dùng trị tỳ vị hư lạnh, dạ dày và ruột
trướng khí, ăn uống không tiêu. Rễ dùng ngoài trị nẻ da. Lá trị thủy thũng. Hạt trị
phong thấp.
Trong Tây y, ớt thường được chỉ định dùng trong chứng khó tiêu do mất trương
lực, lên men ruột, tiêu chảy, kiết lỵ, nôn mửa không cầm được, xuất huyết tử cung,
thấp khớp, thống phong, thủy thũng, viêm thanh quản. Dùng ngoài chữa ho co cứng,
một số chứng bại liệt, đau dây thần kinh do khớp, đau lưng, thống phong
(Nguồn: />2.1.4 Yêu cầu ngoại cảnh
2.1.4.1 Nhiệt độ
Nhiệt độ ảnh hưởng đến sinh trưởng, số hoa, tỷ lệ đậu quả của cây. Nhiệt độ
ngày/đêm bằng 250C/180C là thích hợp nhất cho ớt sinh trưởng, phát triển. Ớt cay
thích hợp nhiệt độ cao hơn ớt ngọt, dao động trong khoảng 20 – 300C, còn ớt ngọt ở
ngưỡng nhiệt độ 20 – 250C.


5

Bảng 2.2 Ảnh hưởng của nhiệt độ đất đến sự nảy mầm của hạt giống

Nhiệt độ đất (0C)

5

10

15

20

25

30

35

40

Thời gian nẩy mầm (ngày)

X

X

25

13

8


8

9

x

X: không nảy mầm

(trích dẫn bởi Mai Thị Phương Anh, 1999)

2.1.4.2 Ánh sáng
Tuy ớt là cây ít mẫn cảm với ánh sáng nhưng nó là cây ưa ánh sáng ngày ngắn.
Nếu chiếu sáng 9 – 10 giờ/ngày sẽ kích thích sinh trưởng mạnh, sản phẩm tăng khoảng
21 – 24 % và tăng phẩm chất của quả. Nếu trời âm u sẽ hạn chế đậu quả.
2.1.4.3 Ẩm độ
Ớt thích hợp thời tiết ấm, ẩm, nhưng trong điều kiện khô hạn sẽ kích thích quá
trình chín của quả. Ớt chịu hạn tốt nhưng không chịu ngập úng, ẩm độ đất thấp không
ảnh hưởng tới tỷ lệ đậu quả nhưng tăng tỷ lệ rụng quả. Nếu ẩm độ đất khoảng 10 % tỷ
lệ rụng quả là 71 %. Khi ẩm độ đất từ 55 – 88 % tỷ lệ rụng quả là 20 – 30 %. Nên duy
trì ẩm độ đồng ruộng khoảng 70 – 80 % là tốt nhất. Nếu ẩm độ đất quá cao, rễ sinh
trưởng kém, cây còi cọc.
2.1.4.4 Đất và dinh dưỡng
Ớt có thể trồng được trên nhiều loại đất. Tuy nhiên, đất thích hợp nhất là đất thịt
nhẹ, giàu vôi. Đất trồng cần phải được cày cho tơi xốp để rễ phát triển tốt. Đất cần có
độ thoát nước tốt. Đất có pH = 6 – 6,5 là thích hợp. Đất chua và kiềm đều không thích
hợp cho ớt sinh trưởng và phát triển.
2.2 Tình hình sản xuất ớt ở nước ta hiện nay
Cây ớt được trồng ở nước ta từ lâu. Diện tích trồng ớt ở các vùng tập trung
khoảng 3.000 ha, năm cao nhất (1988) lên tới 57.000 ha. Các vùng ớt chuyên canh tập
trung chủ yếu ở khu vực miền trung: Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế. Mỗi

tỉnh có diện tích hàng nghìn ha. Sản phẩm ớt bột hiện đứng vị trí thứ nhất trong mặt
hàng rau gia vị xuất khẩu. Trong 5 năm (1986 – 1990), Tổng công ty rau quả Việt
Nam đã xuất sang thị trường Liên Xô (cũ) 22.290 tấn ớt bột, trung bình mỗi năm
khoảng 4.500 tấn. Bình quân mỗi tấn ớt khô có giá trị tương đương 7 – 10 tấn thóc.
Tiền năng phát triển cây ớt ở nước ta rất to lớn. Các tỉnh miền trung có dải cát ven
biển chạy dài, riêng 3 tỉnh Bình – Trị – Thiên có tới 15 – 20 nghìn ha. Vùng này hàng


6

năm gieo trồng lúa cho năng suất thấp và bấp bênh nhưng lại thích hợp cho việc gieo
trồng ớt. Ở đồng bằng và trung du Bắc bộ, cây ớt được trồng vào vụ đông xuân hoặc
hè thu, nhưng diện tích không lớn (Trần Khắc Thi, 1995).
Ớt là cây rau có giá trị cao ở cả thị trường trong nước và xuất khẩu. Trong
những năm trước đây, khách hàng tiêu thụ nhiều ớt cay nhất là các nước Đông Âu. Ớt
cay chủ yếu được trồng ở các tỉnh miền Trung và Nam bộ, nó là mặt hàng xuất khẩu
đứng vị trí số một trong các loại gia vị, mỗi năm nước ta xuất khẩu sang Nga khoảng
4.500 tấn ớt. Những năm gần đây, một số công ty của Đài Loan, Trung Quốc đã ký
hợp đồng thu mua ớt cay tươi, ớt cay khô hoặc ớt muối chua của Việt Nam ngay tại
nơi sản xuất.
Sản lượng ớt toàn thế giới khoảng 9,68 triệu tấn, trong đó Châu Á chiếm tới
4,26 triệu tấn chưa kể sản lượng ớt khô và ớt bột. Theo thống kê của vùng thì diện tích
trồng ớt ở Châu Á ước tính là vào khoảng 1,20 triệu hecta. Các nước Ấn Độ,
Indonesia, Trung Quốc, Triều Tiên là những nước có diện tích trồng ớt lớn nhất. Ở
Hàn Quốc, ớt là cây dẫn đầu về diện tích cũng như giá trị, nó được sử dụng cả ở dạng
quả xanh cũng như dạng quả khô. Dạng bột khô là phụ gia chủ yếu trong món Kim
Chi. Những năm gần đây ớt được trồng tập trung và chủ yếu xuất khẩu sang các nước
Hàn Quốc, Indonesia, Singapore, Malaysia, Campuchia, Thái Lan, Trung Quốc…
(Nguồn: />2.3 Giới thiệu chung về bệnh thối gốc ớt
– Triệu chứng bệnh:

Triệu chứng điển hình của bệnh được thể hiện rõ nhất từ khi cây ra hoa - hình
thành quả - thu hoạch. Nấm xâm nhiễm vào phần thân cây sát mặt đất, vết bệnh lúc
đầu nhỏ màu nâu tươi hơi lõm, về sau vết bệnh lan rộng có thể dài tới vài centimet bao
quanh thân, gốc, lan rộng xuống tận cổ rễ dưới mặt đất. Mô vết bệnh dần dần bị phân
hủy, các lá dưới gốc héo vàng và rụng trước, sau đó lan lên các lá phía trên, cuối cùng
dẫn tới các lá héo rũ, cây khô toàn thân. Trong điều kiện nhiệt độ tương đối cao, ẩm độ
cao thì trên bề mặt vết bệnh sát mặt đất sẽ xuất hiện lớp nấm màu trắng phát triển
mạnh, sợi nấm mọc đâm tia lan dần ra mặt đất xung quanh gốc cây, tạo thành một đốm
tản nấm màu trắng xốp, một vài ngày sau trên tản nấm đó sẽ hình thành nhiều hạch
nấm. Khi còn non hạch có màu trắng sau chuyển dần sang màu nâu giống hạt cải.


7

Bệnh xuất hiện có thể rải rác hoặc từng vạt trên ruộng tùy theo điều kiện ngoại cảnh
đất đai và quá trình chăm sóc.

A

B

Hình 2.1: Cây ớt bị bệnh thối gốc (A) và phần gốc cây ớt bị bệnh thối gốc (B).
– Tác nhân gây bệnh: do nấm Sclerotium rolfsii

Hình 2.2: Sợi nấm và hạch nấm S. rolfsii
(Nguồn: />ecies=rolfsii&id=440&DB=DOAC)
– Đặc điểm phát sinh gây hại của bệnh:
Đây là loại nấm đa thực gây hại trên nhiều loại cây trồng khác nhau, phát sinh
phát triển thuận lợi trong điều kiện nhiệt độ cao, ẩm độ cao, thích hợp nhất là nhiệt độ
25 – 30 0C. Hạch nấm có thể tồn tại 5 năm trong đất khô nhưng chỉ tồn tại 2 năm trên

đất ẩm. Sợi nấm chỉ sống được vài tuần và chết khi nguồn dinh dưỡng được sử dụng


8

hết. Nấm gây bệnh được bảo tồn trong đất và các tàn dư cây trồng bằng hạch nấm
hoặc sợi nấm. Sợi nấm có khả năng sinh sống và nảy mầm ở độ sâu khoảng 5 – 8 cm,
nếu bị vùi lấp sâu hơn sẽ không có khả năng nảy mầm. Nấm không thể tồn tại trên đất
bỏ hoang khoảng 2 năm. Sự có mặt của tàn dư cây trồng chưa bị phân hủy trên ruộng
tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển và xâm nhiễm của nấm bệnh. Bệnh thường
phát sinh nặng hơn khi lượng lá rụng trên ruộng tích tụ quá nhiều chung quanh gốc
(Nguồn: />– Biện pháp phòng trừ: luân canh với cây lúa nước, trồng hai vụ lúa nước liên
tiếp sẽ diệt trừ tất cả các hạch nấm trong đất. Có thể phun các loại thuốc hóa học như
Carbendazim, Score (Burgess và ctv., 2009).
2.4 Đặc tính của nấm Sclerotium rolfsii
– Các triệu chứng chính: gây thối gốc ở thân, cây bệnh héo và chết.
– Các dấu hiệu chẩn đoán: các sợi nấm màu trắng và các hạch nấm nhỏ màu
nâu tròn dạng hạt cải được hình thành trên bề mặt gốc thân bị bệnh. Các sợi nấm trắng
phát triển mạnh khi bệnh lan từ cây bệnh sang cây khỏe.
– Phổ ký chủ: phổ ký chủ rộng bao gồm cà chua, ớt, bầu, bí, đậu cove, cà rốt và
hành. Nấm bệnh thường xâm nhiễm vào các cây trồng đã bị ảnh hưởng bởi các tác
nhân gây bệnh khác.
– Thời tiết: bệnh trầm trọng nhất trong điều kiện thời tiết ấm đến nóng, mưa
hoặc ẩm.
– Bảo tồn: tồn tại dưới dạng hạch nấm trong đất qua thời gian dài.
– Xâm nhiễm: sợi nấm phát triển từ hạch nấm xâm nhiễm vào cây qua gốc thân.
Quá trình xâm nhiễm sẽ nhanh và mạnh hơn ở những nơi có tàn dư cây bệnh sót lại
trên bề mặt đất. Các sợi nấm có thể mọc lan đến vài centimet trên bề mặt đất từ cây
hoặc mô bị bệnh để xâm nhiễm những cây gần đó.
– Phân lập: có thể phân lập nấm trên môi trường thạch đường khoai tây từ mô

thân đã được khử trùng bề mặt, cắt miếng cấy từ ranh giới giữa mô bệnh và mô khỏe

.


9

2.5 Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước về nấm Sclerotium rolfsii
– Nguyễn Trung Thành (2004) nghiên cứu ‘‘Bước đầu chọn lọc và đánh giá
dòng vi khuẩn đối kháng (VKĐK) phân lập từ đất để khống chế nấm Rhizoctonia
solani, Sclerotium rolfsii và vi khuẩn Ralstenia solanacearum gây bệnh cây cà chua’’.
Kết quả nghiên cứu trên cho thấy các dòng vi khuẩn đối kháng có khả năng kháng với
cả 3 tác nhân gây bệnh trên trong điều kiện invitro và trong điều kiện nhà lưới. Vi
khuẩn đối kháng đã khống chế được bệnh do nấm S. rolfsii gây ra. Kết quả thí nghiệm
với nấm S. rolfsii trên cây cà chua ngoài nhà lưới của 20 dòng vi khuẩn đối kháng
trong 47 dòng không gây hại cho cây trồng, thu được 1 dòng vi khuẩn BDL 2 có khả
năng kháng tốt với nấm S. rolfsii.
– Nguyễn Trọng Thể (2004) nghiên cứu “Chọn lọc và sử dụng vi khuẩn đối
kháng Pseudomonas fluorescens để phòng trừ bệnh do nấm Rhizoctonia solani và
Sclerotium rolfsii gây hại trên cây bông vải và cây cà chua”, bước đầu đã hạn chế được
bệnh thối gốc do nấm S. rolfsii gây ra bằng các dòng vi khuẩn đối kháng PMT 51 và
PTL 135.
– Phạm Mỹ Liên (2004), nghiên cứu “Chọn lọc và đánh giá dòng vi khuẩn
Pseudomonas fluorescens đối kháng với nấm Sclerotium rolfsii gây bệnh trên cây cà
chua”. Kết quả thí nghiệm cho thấy trong 100 dòng vi khuẩn đối kháng có 34 dòng
VKĐK với nấm S. rolfsii. Trong đó dòng PHL 187 có mức độ kháng cao nhất. Có 8
dòng vi khuẩn POT 197, POT 238, POT 213, PDL 235, PDL 218, PD 103, PB 57,
PHL 187 vừa có khả năng kích thích sự phát triển của cây cà chua vừa có khả năng
kháng với nấm S. rolfsii.
– Sakthivel và cộng tác viên (1986), cho biết những chủng vi khuẩn ở vùng rễ,

trong đó có loài Pseudomonas fluorescens đối kháng mạnh với nấm S. rolfsii (trích
dẫn bởi Phạm Mỹ Liên, 2004).


10

Chương 3
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu
3.1.1 Thời gian nghiên cứu
Thí nghiệm được tiến hành từ tháng 02/2011 – 06/2011.
3.1.2 Địa điểm nghiên cứu
Bộ môn Bảo vệ thực vật, khoa Nông học, trường Đại học Nông Lâm Tp.HCM.
Thí nghiệm ngoài đồng tại huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai.
3.2 Nội dung nghiên cứu
– Điều tra hiện trạng sản xuất ớt và tình hình bệnh thối gốc ớt tại huyện Xuân
Lộc – tỉnh Đồng Nai.
– Đánh giá hiệu lực phòng trừ bệnh thối gốc của một số thuốc bảo vệ thực vật.
3.3 Vật liệu nghiên cứu
 Hạt ớt giống :
– Giống ớt được sử dụng trong thí nghiệm là giống Ớt Hiểm Lai F1 207. Có đặc
điểm sinh trưởng mạnh, năng suất cao, có thể trồng được quanh năm, màu đỏ tươi,
hướng chỉ thiên, dễ thu hái, vị cay, được thị trường ưa chuộng, tỷ lệ nẩy mầm ≥ 85 %.
– Nguồn gốc: Công ty TNHH Việt Nông
– Lượng giống: 1g
 Mẫu phân lập nấm Sclerotium rolfsii được phân lập từ cây ớt bị thối gốc ở Xuân
Lộc – Đồng Nai.
 Các thuốc bảo vệ thực vật
– Carbenvil 50SC
– Ditacin 8L

– Olicide 9DD
– Nolatri
Ngoài ra, còn có các phương tiện nghiên cứu gồm: đĩa petri, bông thấm nước,
que cấy, dao, kẹp, đèn cồn, nồi hấp vô trùng, tủ cấy,... Chà cắm (chống đỗ ngã), dây


11

nilon, bình phun thuốc 2 lít, phiếu điều tra theo dõi bệnh, thuốc trừ cỏ, thuốc trừ sâu,
cuốc, cào,...
Các chất được sử dụng trong nghiên cứu gồm:
– Môi trường PGA dùng nuôi cấy nấm
– Cồn 900, cồn 700
– Nước cất vô trùng
– Hóa chất khử trùng mẫu bệnh: HgCl2
3.4 Đặc điểm đất đai, thời tiết vùng nghiên cứu
3.4.1 Đất đai
Đất xám bạc màu, thành phần cơ giới nhẹ, đất thoát nước tốt.
3.4.2 Thời tiết
Bảng 3.1: Thời tiết khu vực huyện Xuân Lộc từ tháng 2 – 5/2011.
Tháng
Tháng 2/2011
Tháng 3/2011
Tháng 4/2011
Tháng 5/2011
Trung bình

Nhiệt độ trung bình Ẩm độ trung bình
Lượng mưa
(0C)

(%)
(ml)
25,40
71,00
0,00
26,20
74,00
71,00
27,20
74,00
32,30
27,10
84,00
416,60
26,48
75,75
129,98
(Nguồn: Trạm khí tượng thủy văn khu vực Nam bộ, 2011)

3.5 Phương pháp nghiên cứu
3.5.1 Phương pháp phân lập nấm S. rolfsii
 Môi trường nuôi cấy nấm: sử dụng môi trường PGA
Thành phần môi trường gồm:
200 g khoai tây
20 g đường glucose
18 – 20 g agar
1 lít nước cất
Cách chuẩn bị môi trường: Rửa sạch củ khoai tây, gọt vỏ, xắt mỏng, ngâm 30
phút trong 1 lít nước, rồi đun sôi trong trong 1 giờ. Lọc lấy nước trong, bỏ xác. Cho
agar vào nước đã lọc, đun cho đến khi agar tan hết. Cho glucose vào, thêm nước cất

vào cho đủ 1 lít, khuấy đều, nấu cho tan hết, sau đó hấp khử trùng ở 121 0C trong 30
phút.


12

 Phương pháp thu thập, phân lập mẫu bệnh
+ Phương pháp thu thập mẫu bệnh: Mẫu bệnh được thu thập từ các ruộng điều tra,
chọn các mẫu bệnh có triệu chứng điển hình.
+ Phương pháp phân lập mẫu bệnh :
– Mẫu bệnh được đem rửa sạch dưới vòi nước chảy trong 5 phút để loại bỏ chất
bẩn và hạn chế các nấm lẫn tạp có trên vết bệnh.
– Dùng dao cắt vết bệnh (lấy phần chứa cả mô bệnh và mô khỏe) thành những
mẫu nhỏ có kích thước khoảng 3 – 4 mm.
– Khử trùng bề mặt mẫu bệnh đã cắt nhỏ bằng dung dịch HgCl2 0,1 % trong 10
– 15 giây.
– Vớt mẫu bệnh ra và đặt vào giấy thấm vô trùng, rửa lại bằng nước cất vô
trùng 5 – 6 lần để tẩy sạch HgCl2 còn bám trên mẫu bệnh. Sau đó, đặt mẫu bệnh trên
giấy thấm vô trùng cho bề mặt mẫu bệnh được ráo nước.
– Dùng kẹp chuyển các mẫu này vào trong đĩa môi trường.
– Theo dõi đĩa petri cấy nấm hằng ngày, khi thấy nấm mọc chọn những khuẩn
lạc đơn, điển hình, cấy chuyền qua đĩa môi trường khác.
3.5.2 Điều tra hiện trạng sản xuất và tỷ lệ bệnh của bệnh thối gốc ớt
3.5.2.1 Điều tra hiện trạng sản xuất ớt tại Xuân Lộc – Đồng Nai
Tiến hành điều tra 40 nông hộ sản xuất ớt tại Xuân Lộc – Đồng Nai.
Phương pháp điều tra: điều tra 40 nông hộ trồng ớt tại Xuân Lộc – Đồng Nai
theo mẫu phiếu điều tra soạn sẵn (kèm theo ở phụ lục).
Chỉ tiêu ghi nhận:
– Diện tích trồng ớt trung bình của từng hộ.
– Biện pháp canh tác.

– Các loại sâu, bệnh hại phổ biến trên cây ớt.
– Công tác phòng trừ sâu, bệnh hại trong sản xuất ớt.


13

3.5.2.2 Điều tra tỷ lệ bệnh của bệnh thối gốc ớt tại Xuân Lộc – Đồng Nai
Tiến hành điều tra 40 ruộng ớt có diện tích ≥ 1000 m2 tại Xuân Lộc – Đồng
Nai.
 Phương pháp điều tra: theo phương pháp chung của Viện Bảo vệ thực vật (2000)
Ở mỗi ruộng, chọn 5 điểm theo đường chéo góc để điều tra, mỗi điểm chọn 30
cây kề nhau để điều tra. Đếm số cây bị bệnh, tính ra tỷ lệ bệnh cho mỗi điểm, ghi vào
phiếu điều tra.
Tỷ lệ bệnh (%) = (số cây bị bệnh/tổng số cây điều tra) * 100
 Đánh giá mức độ phổ biến của bệnh như sau:


: Không xuất hiện trong các ruộng điều tra

+

: Xuất hiện ít (1 – 25 % ruộng điều tra)

++

: Xuất hiện trung bình (26 – 50 % ruộng điều tra)

+++

: Xuất hiện phổ biến (51 – 75 % ruộng điều tra)


++++

: Xuất hiện rất phổ biến (> 75 % ruộng điều tra)

 Lịch điều tra
Điều tra 7 ngày/lần và điều tra liên tục 5 lần.
3.5.3 Khảo sát hiệu lực phòng trừ của một số thuốc bảo vệ thực vật đối với bệnh
thối gốc ớt.
 Phương pháp tiến hành thí nghiệm
Thí nghiệm được bố trí tại trang trại ông Nguyễn Văn Cảnh, xã Xuân Hưng,
huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai. Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối đầy đủ hoàn
toàn ngẫu nhiên với 3 lần lặp lại, mỗi lần lặp lại gồm 6 nghiệm thức như sau:
Bảng 3.2: Các loại thuốc thí nghiệm và liều lượng sử dụng
Nghiệm thức

Tên thuốc

Tên hoạt chất

Liều lượng sử dụng
(l/ha, kg/ha)
0,6
0,6
0,8
11
11

Carbenvil
Carbenvil 50SC

Carbendazim
Ditacin
Ditacin 8L
Ningnamycin
Olicide
Olicide 9DD
Oligo - Chitosan
Nolatri 3
Nolatri
Trichoderma
Nolatri 4
Nolatri
Trichoderma
Đối chứng
không xử lý
(Ghi chú: Nolatri 3: Xử lý Nolatri 3 lần; Nolatri 4: Xử lý Nolatri 4 lần)


14

 Cách xử lý thuốc:
Nghiệm thức Carbenvil: xử lý thuốc Carbenvil 50SC
– Lần 1: 5 ngày sau chủng nấm
– Lần 2: 12 ngày sau chủng nấm
Cách phun: pha 3 ml Carbenvil 50SC vào 2 lít nước, phun ướt đều toàn cây.
Nghiệm thức Ditacin: xử lý thuốc Ditacin 8L
– Lần 1: 5 ngày sau chủng nấm
– Lần 2: 6 ngày sau chủng nấm
– Lần 3: 7 ngày sau chủng nấm
Cách phun: pha 3 ml Ditacin 8L vào 2 lít nước, phun ướt đều toàn cây.

Nghiệm thức Olicide: xử lý Olicide 9DD
– Lần 1: 5 ngày trước khi chủng nấm, khi cây vừa hồi xanh.
– Lần 2: 1 ngày trước khi chủng nấm
– Lần 3: 2 ngày sau chủng nấm
– Lần 4: 5 ngày sau chủng nấm
– Lần 5: 8 ngày sau chủng nấm
Cách phun: pha 4 ml Olicide 9DD vào 2 lít nước, phun ướt đều toàn cây.
Nghiệm thức Nolatri 3: xử lý chế phẩm Nolatri
– Lần 1 (5 ngày trước khi chủng nấm, khi cây vừa hồi xanh): pha 300 g Nolatri
vào 30 lít nước, tưới 1 lít/chậu.
– Lần 2 (ngay sau khi chủng nấm): pha 300 g Nolatri vào 30 lít nước, tưới 1
lít/chậu.
– Lần 3 (5 ngày sau khi chủng nấm): pha 300 g Nolatri vào 30 lít nước, tưới 1
lít/chậu.
Nghiệm thức Nolatri 4: xử lý chế phẩm Nolatri
– Lần 1 (trước khi trồng): trộn chung nấm Trichoderma vào hỗn hợp đất trồng.
Liều lượng: 10 g/chậu.
– Lần 2 (5 ngày trước khi chủng nấm, khi cây vừa hồi xanh): pha 300 g Nolatri
vào 30 lít nước, tưới 1 lít/chậu.
– Lần 3 (ngay sau khi chủng nấm): pha 300 g Nolatri vào 30 lít nước, tưới 1
lít/chậu.


15

– Lần 4 (5 ngày sau khi chủng nấm): pha 300 g Nolatri vào 30 lít nước, tưới 1
lít/chậu.
Nghiệm thức đối chứng: không xử lý
Các thuốc được phun bằng bình phun tay 2 lít. Phun lúc trời mát, đứng gió,
tránh thuốc bay lan từ chậu này sang chậu khác.

Các cây ớt được trồng trong chậu, thể tích mỗi chậu là 5.000 cm3, mỗi chậu
chứa 5 kg hỗn hợp đất trồng và trồng 1 cây ớt, mỗi nghiệm thức gồm 10 chậu. Hỗn
hợp đất trồng gồm: đất, phân chuồng hoai, tro trấu, được trộn theo tỷ lệ 2 : 1 : 1. Sau
đó được xử lý bằng formol 2 tuần trước khi trồng.
 Chuẩn bị vật liệu :
– Nguồn nấm bệnh đã được nhân sinh khối tại Phòng thí nghiệm Bộ môn Bảo
vệ thực vật, khoa Nông học, trường Đại học Nông Lâm Tp. HCM.
– 180 cây ớt giống F1 207, tuổi ớt: 10 ngày sau trồng (35 ngày sau gieo)
– Môi trường nhân sinh khối nấm: sử dụng môi trường vỏ trấu. (Burgess và ctv,
2009)
· Ngâm vỏ trấu trong nước và để qua đêm, để hỗn hợp ngấm nước.
· Chắc bỏ phần nước, cho khoảng 2.500 cm3 vỏ trấu vào 10 bình thủy tinh, dung
tích mỗi bình 500 cm3.
· Cột thật chặt một nút bông gòn, bọc ngoài bằng vải màn để nút chặt miệng
bình thủy tinh.
· Dùng giấy nhôm phủ lên miệng bình và hấp khử trùng.
· Để bình nguội, cấy các miếng thạch có sợi nấm vào giá thể trong bình thủy
tinh, thao tác này được thực hiện trong tủ cấy vô trùng.
· Đặt các bình thủy tinh ở điều kiện phòng thí nghiệm trong 2 tuần để hoàn
thành quá trình nhân sinh khối nấm trên giá thể.
· Lắc bình thủy tinh 2 – 3 ngày sau khi cấy để đảm bảo nguồn bệnh được phân
bố đều trong giá thể.
 Cách chủng bệnh (áp dụng phương pháp chủng bệnh vào đất). (Burgess và ctv,
2009)
Khi cây được 4 – 5 lá thật thì đem trồng ra chậu. Sau khi trồng 10 ngày, tiến
hành chủng bệnh.


16


– Lây bệnh trực tiếp vào đất bằng sinh khối nấm được nhân trong bình thủy
tinh. Rắc 5 cm3 sinh khối nấm vào gốc mỗi cây ớt, sau đó phủ lên một lớp hỗn hợp đất
trồng che kín lớp nấm vừa chủng.
– Tưới giữ ẩm cho đất mỗi ngày.
 Phương pháp điều tra:
Trên mỗi ô thí nghiệm điều tra tất cả các cây, ghi nhận lại các cây có triệu
chứng bệnh, tính ra tỷ lệ bệnh cho từng ô thí nghiệm.
 Lịch điều tra :
Tiến hành điều tra trước khi chủng nấm 1 ngày, 1 ngày điều tra một lần và điều
tra liên tục 30 ngày.
 Chỉ tiêu theo dõi trong thí nghiệm:
– Tỷ lệ bệnh (TLB): Tỷ lệ bệnh được tính theo công thức:
TLB (%) = A/N x 100
Trong đó:

A: là số cây bị bệnh
N: là tổng số cây theo dõi

– Hiệu quả kỹ thuật (Q)
Xác định mức giảm sự phát triển của bệnh (tỷ lệ bệnh) ở lô phun thuốc với lô
không phun thuốc (đối chứng). Hiệu lực thuốc được tính theo công thức Abbott.
Q (%) = [1 – Ta./Ca] x 100
Trong đó:

Ta: tỉ lệ bệnh ở nghiệm thức phun thuốc sau khi xử lý
Ca: tỉ lệ bệnh ở nghiệm thức đối chứng sau khi xử lý

 Quản lý và chăm sóc:
Chúng tôi thực hiện qui trình quản lý và chăm sóc theo (Mai Thị Phương Anh,
1999), (Mai Văn Quyền và ctv.,2000), (Nguyễn Khắc Thi và Trần Văn Thắng, 1996)

và theo kinh nghiệm của người nông dân.
Ngâm hạt giống: Hạt giống được ngâm nước ấm 500C (nước 2 sôi 3 lạnh) trong
8 giờ, sau đó rửa lại bằng nước lạnh. Vớt hạt giống lên rửa sạch, để ráo nước, lấy khăn
ẩm gói hạt lại. Sau đó đem ủ ở nhiệt độ phòng. Sau 48 giờ, đem các hạt giống ra kiểm
tra và đem gieo những hạt đã nứt mầm (Ngô Quang Vinh và ctv., 2002).


×