Tải bản đầy đủ (.pdf) (136 trang)

ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG HÓA CHẤT NÔNG NGHIỆP TRONG SẢN XUẤT MỘT SỐ HOA VỤ ĐÔNG XUÂN 2010 – 2011 TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT, TỈNH LÂM ĐỒNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.09 MB, 136 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA NÔNG HỌC

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG HÓA CHẤT NÔNG NGHIỆP
TRONG SẢN XUẤT MỘT SỐ HOA VỤ ĐÔNG XUÂN 2010 – 2011
TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT, TỈNH LÂM ĐỒNG

SINH VIÊN THỰC HIỆN: LÊ THÀNH CÔNG
NGÀNH: BẢO VỆ THỰC VẬT
NIÊN KHÓA: 2007 – 2011

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 07/2011


i

ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG HÓA CHẤT NÔNG NGHIỆP
TRONG SẢN XUẤT MỘT SỐ HOA VỤ ĐÔNG XUÂN 2010 – 2011
TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT, TỈNH LÂM ĐỒNG

Tác giả
LÊ THÀNH CÔNG

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng
Kỹ sư ngành BẢO VỆ THỰC VẬT

Giảng viên hướng dẫn:
TS. Võ Thái Dân


KS. Trần Văn Tuận

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 07/2011


ii

LỜI CẢM ƠN

Xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến bố mẹ, người đã có công sinh thành, nuôi
dưỡng, giáo dục và tạo mọi điều kiện cho con có được như ngày hôm nay.
Trân trọng cảm ơn thầy Võ Thái Dân đã tận tình hướng dẫn và khuyên bảo tôi
trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Chân thành cảm ơn: Ban Giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí
Minh, ban Chủ nhiệm Khoa Nông học và cùng các quý thầy cô khoa Nông học đã
truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu nhất và trong suốt quá trình thực hiện đề
tài.
Chân thành cảm ơn anh Trần Văn Tuận, giám đốc Trung tâm dự trữ vật tư Thú
y và BVTV thành phố Đà Lạt đã trực tiếp giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài
tốt nghiệp.
Xin cảm ơn các hộ nông dân thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng đã trao đổi
thông tin và kinh nghiệm giúp đỡ tôi trong quá trình điều tra thu thập số liệu.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn bạn bè đã giúp đỡ và động viên tôi trong suốt quá
trình học tập và hoàn thành luận văn này.

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 07 năm 2011
Sinh viên thực hiện
Lê Thành Công



iii

TÓM TẮT

LÊ THÀNH CÔNG, tháng 07 năm 2011. “Đánh giá tình hình sử dụng hóa chất
nông nghiêp trong sản xuất hoa vụ Đông Xuân năm 2010 - 2011 tại thành phố Đà Lạt,
tỉnh Lâm Đồng”.
Giảng viên hướng dẫn: TS. VÕ THÁI DÂN
Đề tài được tiến hành từ ngày 25 tháng 02 đến 25 tháng 06 năm 2011 tại thành phố
Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.
Kết quả điều tra ghi nhận:
Điều kiện thời tiết, đất đai tại thành phố Đà Lạt tương đối phù hợp với điều kiện
sinh trưởng và phát triển của cây hoa.
Số nhân khẩu chủ yếu là từ 3 - 5 người chiếm 75,8% trong tổng số 95 hộ điều tra.
Trình độ học vấn chủ yếu là cấp I và cấp II lần chiếm 50,5% và 24,2% trong tổng
số 95 hộ điều tra.
Diện tích trồng hoa: Hoa cúc chủ yếu là các hộ có diện tích từ 1.000 - 3.032 m2
chiếm 50%, từ 3.032 – 5.064 m2 chiếm 36,7%. Hoa hồng chủ yếu là các hộ có diện
tích từ 2.867 – 4.536 m2 chiếm 42,4%, từ 1.000 - 2.867 m2 chiếm 39,4%. Hoa cẩm
chướng chủ yếu là các hộ có diện tích từ 1.000 - 2.062,6 m2 chiếm 46,9%, từ 2.062,63.125,2 m2 chiếm 37,5%.
Thuốc xử lý đất chủ yếu được sử dụng là Mocap10G, Basudin 10G và Diazan 10H.
Phân bón:
Các hộ nông dân đều sử dụng phân hữu cơ, vôi và lân để bón lót.
Loại phân được sử dụng nhiều nhất để bón thúc là phân urê, con cò vàng 20 - 20 15 và Nitrophoska.


iv

Các loại sâu gây hại chủ yếu là sâu vẽ bùa, sâu xanh, sâu đất và rệp.
Các loại bệnh gây hại chủ yếu là bệnh rỉ sắt, đốm lá, nấm cóc.

Cỏ hột nút, cỏ lông heo và cỏ cải trời là cỏ gây hại chủ yếu
Thị trường tiêu thụ chủ yếu cho thương lái tiêu thụ tại chỗ, một số được vận
chuyển và tiêu thụ ở các tỉnh khác đặc biệt là ở TP. Hồ Chí Minh, Nha Trang.


v

MỤC LỤC
Trang
Trang bìa ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn .................................................................................................................. ii
Tóm tắt ........................................................................................................................ iii
Mục lục ....................................................................................................................... v
Danh sách các bảng .................................................................................................... ix
Danh sách các hình ..................................................................................................... xvi
Danh sách chữ viết tắt ............................................................................................... xvii
Chương 1: GIỚI THIỆU.......................................................................................... 1
1.1 Đặt vấn đề ....................................................................................................... 1
1.2 Mục đích và yêu cầu của đề tài ....................................................................... 2
1.2.1 Mục đích.................................................................................................... 2
1.2.2 Yêu cầu...................................................................................................... 2
1.3 Giới hạn của đề tài .......................................................................................... 2
Chương 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ..................................................................... 3
2.1 Khái niệm và phân loại về hoa, cây cảnh ....................................................... 3
2.1.1 Khái niệm .................................................................................................. 3
2.1.2 Phân loại .................................................................................................... 3
2.1.2.1 Phân loại theo kiểu, cỡ cây .................................................................. 3
2.1.2.2 Phân loại theo cách trưng bày và mục đích sử dụng ........................... 3
2.1.2.3 Phân loại theo môi trường sống của cây ............................................. 3
2.1.2.4 Phân loại theo thời gian thu hoa .......................................................... 3

2.1.2.5 Phân loại theo phân loại thực vật ........................................................ 3
2.2 Cây hoa cúc ..................................................................................................... 4
2.2.1 Nguồn gốc và phân loại............................................................................. 4
2.2.2 Đặc điểm thực vật học............................................................................... 4
2.2.3 Một số sâu bệnh thường gặp trên hoa cúc ................................................. 5
2.2.3.1 Bệnh hại hoa cúc và biện pháp phòng trừ ........................................... 5


vi

2.2.3.2 Sâu hại hoa cúc và biện pháp phòng trừ .............................................. 6
2.2.4 Bón phân ................................................................................................... 7
S2.3 Hoa cẩm chướng ............................................................................................ 8
2.3.1 Nguồn gốc và phân loại............................................................................. 8
2.3.2 Đặc điểm thực vật học............................................................................... 8
2.3.3 Phòng trừ sâu bệnh hại hoa cẩm chướng .................................................. 9
2.3.4 Yêu cầu ngoại cảnh ................................................................................... 9
2.4 Hoa hồng ......................................................................................................... 10
2.4.1 Nguồn gốc và phân loại............................................................................. 10
2.4.1.1 Nguồn gốc ........................................................................................... 10
2.4.1.2 Phân loại .............................................................................................. 10
2.4.2 Đặc điểm thực vật học............................................................................... 10
2.4.3 Phòng trừ sâu bệnh hại hoa hồng .............................................................. 11
2.4.3.1 Biện pháp phòng trừ nấm bệnh ........................................................... 11
2.4.3.2 Biện pháp phòng trừ sâu hại hoa hồng ................................................ 12
2.4.4 Bón phân ................................................................................................... 13
2.5 Tình hình sản xuất hoa cắt cành trên thế giới, Việt Nam và Đà Lạt............... 14
2.5.1 Trên thế giới .............................................................................................. 14
2.5.2 Việt Nam ................................................................................................... 16
2.5.3 Đà Lạt ........................................................................................................ 17

Chương 3: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................. 19
3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu .................................................................. 19
3.1.1 Thời gian và địa điểm................................................................................ 19
3.1.2 Điều kiện khí hậu ...................................................................................... 20
3.1.3. Điều kiện đất đai ...................................................................................... 21
3.2 Nội dung và phạm vi nghiên cứu .................................................................... 21
3.3 Vật liệu nghiên cứu ......................................................................................... 21
3.4 Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 22
3.4.1 Phương pháp điều tra khảo sát ..................................................................... 22
3.4.2 Cơ sở chọn hộ điều tra khảo sát thu thập số liệu ......................................... 22
3.5 Xử lý thống kê................................................................................................. 22


vii

Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN............................................................... 23
4.1 Tình hình kinh tế - xã hội của vùng điều tra ................................................... 23
4.2 Hiện trạng sản xuất hoa ở các hộ điều tra ....................................................... 25
4.2.1 Hiện trạng sản xuất hoa cúc ...................................................................... 25
4.2.2 Hiện trạng sản xuất hoa hồng .................................................................... 26
4.2.3 Hiện trạng sản xuất hoa cẩm chướng ........................................................ 27
4.3 Kỹ thuật canh tác ở các hộ điều tra ................................................................. 29
4.3.1 Kỹ thuật canh tác hoa cúc ......................................................................... 29
4.3.2 Kỹ thuật canh tác hoa hồng ....................................................................... 31
4.3.3 Kỹ thuật canh tác hoa cẩm chướng ........................................................... 33
4.4 Tình hình sử dụng các loại thuốc xử lý đất ở các hộ điều tra ......................... 35
4.4.1 Tình hình sử dụng các loại thuốc xử lý đất trong sản xuất hoa cúc .......... 35
4.4.2 Tình hình sử dụng các loại thuốc xử lý đất trong sản xuất hoa hồng ....... 37
4.4.3 Tình hình sử dụng các loại thuốc xử lý đất trong sản xuất hoa cẩm
chướng ........................................................................................................................ 38

4.5 Tình hình sử dụng phân bón ở các hộ điều tra ................................................ 39
4.5.1 Tình hình sử dụng phân bón trong sản xuất hoa cúc ................................ 39
4.5.1.1 Tình hình sử dụng các loại phân bón lót trong sản xuất hoa cúc ........ 39
4.5.1.2 Tình hình sử dụng các loại phân bón thúc trong sản xuất hoa cúc ..... 41
4.5.2 Tình hình sử dụng phân bón trong sản xuất hoa hồng .............................. 47
4.5.2.1 Tình hình sử dụng các loại phân bón lót trong sản xuất hoa hồng...... 47
4.5.2.2 Tình hình sử dụng các loại phân bón thúc trong sản xuất hoa hồng ... 49
4.5.3 Tình hình sử dụng phân bón trong sản xuất hoa cẩm chướng .................. 51
4.5.3.1 Tình hình sử dụng các loại phân bón lót trong sản xuất hoa cẩm
chướng ........................................................................................................................ 51
4.5.3.2 Tình hình sử dụng các loại phân bón thúc trong sản xuất hoa cẩm
chướng ........................................................................................................................ 53
4.6 Tình hình sâu, bệnh hại và cỏ dại tại các hộ điều tra ...................................... 56
4.6.1 Tình hình sâu, bệnh hại và cỏ dại trên hoa cúc ......................................... 56
4.6.2 Tình hình sâu, bệnh hại và cỏ dại trên hoa hồng....................................... 58
4.6.3 Tình hình sâu, bệnh hại và cỏ dại trên hoa cẩm chướng ........................... 60


viii

4.7 Tình hình sử dụng thuốc BVTV ở các hộ điều tra .......................................... 61
4.7.1 Tình hình sử dụng thuốc BVTV trong sản xuất hoa cúc .......................... 61
4.7.2 Tình hình sử dụng thuốc BVTV trong sản xuất hoa hồng ........................ 70
4.7.3 Tình hình sử dụng thuốc BVTV trong sản xuất hoa cẩm chướng ............ 79
4.8 Tình hình sử dụng chất điều hòa sinh trưởng ở các hộ điều tra ...................... 85
4.8.1 Tình hình sử dụng chất điều hòa sinh trưởng trong sản xuất hoa cúc ...... 85
4.8.2 Tình hình sử dụng chất điều hòa sinh trưởng trong sản xuất hoa hồng .... 86
4.8.3 Tình hình sử dụng chất điều hòa sinh trưởng trong sản xuất hoa cẩm
chướng ........................................................................................................................ 88
4.9 Chi phí sản xuất và hiệu quả kinh tế .............................................................. 90

4.9.1 Chi phí sản xuất và hiệu quả kinh tế trong sản xuất hoa cúc .................... 90
4.9.2 Chi phí sản xuất và hiệu quả kinh tế trong sản xuất hoa hồng.................. 91
4.9.3 Chi phí sản xuất và hiệu quả kinh tế trong sản xuất hoa cẩm chướng ...... 92
4.10 Những thuận lợi và khó khăn về sản xuất hoa tại vùng điều tra ................... 93
4.10.1 Thuận lợi ................................................................................................. 93
4.10.2 Khó khăn ................................................................................................. 94
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ................................................................... 96
5.1 Kết luận ........................................................................................................... 96
5.2 Đề nghị ............................................................................................................ 97
Tài liệu tham khảo .................................................................................................... 98
Phụ lục ....................................................................................................................... 100


ix

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Trang
Bảng 2.1: Giá trị kinh tế của các loại hoa cắt cành bán chạy nhất ở trung tâm đấu giá
Hà Lan trong năm 2005 (triệu euro) ........................................................................... 14
Bảng 2.2: Diện tích sản xuất hoa của các nước trên thế giới (2006).......................... 15
Bảng 2.3: Thị phần các loài hoa ở nước Đức năm 2009 (%) ..................................... 15
Bảng 2.4: Giá trị kinh tế của các loài hoa cắt cành bán chạy nhất ở phiên đấu giá
Landgard (Đức) từ năm 2005 – 2007 (triệu euro) ...................................................... 16
Bảng 2.5: Xuất khẩu hoa của Lâm Đồng 2001 – 2009 .............................................. 18
Bảng 3.1: Số liệu khí tượng của Đà Lạt (Lâm Đồng) vụ Đông Xuân 2001 – 2010... 20
Bảng 4.1: Kết quả điều tra về tuổi và giới tính của các hộ sản xuất hoa ................... 23
Bảng 4.2: Kết quả điều tra về trình độ học vấn của các hộ sản xuất hoa ................... 24
Bảng 4.3: Kết quả điều tra về tổng số nhân khẩu và số lao động nông nghiệp của các
hộ sản xuất hoa ........................................................................................................... 24
Bảng 4.4: Kết quả điều tra về tổng diện tích đất nông nghiệp và diện tích trồng hoa cúc

ở các hộ điều tra (m2).................................................................................................. 25
Bảng 4.5: Kết quả điều tra về loại thổ nhưỡng trồng hoa cúc .................................... 26
Bảng 4.6: Kết quả điều tra về tổng diện tích đất nông nghiệp và diện tích trồng hoa
hồng ở các hộ điều tra (m2) ........................................................................................ 26
Bảng 4.7: Kết quả điều tra về loại thổ nhưỡng trồng hoa hồng ................................. 27
Bảng 4.8: Kết quả điều tra về tổng diện tích đất nông nghiệp và diện tích trồng hoa
cẩm chướng ở các hộ điều tra (m2) ............................................................................. 27
Bảng 4.9: Kết quả điều tra về loại thổ nhưỡng trồng hoa cẩm chướng...................... 28


x

Bảng 4.10: Kết quả điều tra về thời vụ trồng và hình thức canh tác của hoa cúc ...... 29
Bảng 4.11: Kết quả điều tra về nguồn gốc giống, lý do chọn giống và loại giống cúc
.................................................................................................................................... 29
Bảng 4.12:Kết quả điều tra về cách trồng, nguồn nước và chu kỳ tưới của hoa cúc . 30
Bảng 4.13: Kết quả điều tra về mật độ và khoảng cách trồng (cm) của hoa cúc ....... 30
Bảng 4.14: Kết quả điều tra về loại giống hồng và nguồn gốc giống của hoa hồng .. 31
Bảng 4.15: Kết quả điều tra về lý do chọn, thổ nhuỡng, hình thức canh tác và cách
trồng của hoa hồng ..................................................................................................... 32
Bảng 4.16: Kết quả điều tra về nguồn nước tưới và chu kỳ tưới của hoa hồng ......... 32
Bảng 4.17: Kết quả điều tra về mật độ và khoảng cách trồng (cm) của hoa hồng ..... 33
Bảng 4.18: Kết quả điều tra về loại giống và nguồn gốc giống của hoa cẩm chướng
.................................................................................................................................... 33
Bảng 4.19: Kết quả điều tra về nguồn nước tưới và chu kỳ tưới của hoa cẩm chướng
.................................................................................................................................... 34
Bảng 4.20: Kết quả điều tra về lý do chọn, thổ nhuỡng, hình thức canh tác và cách
trồng của hoa cẩm chướng.......................................................................................... 34
Bảng 4.21: Kết quả điều tra về mật độ và khoảng cách trồng (cm) của hoa cẩm chướng
.................................................................................................................................... 35

Bảng 4.22: Kết quả điều tra về thuốc xử lý đất và cách dùng trong sản xuất hoa cúc
.................................................................................................................................... 35
Bảng 4.23: Kết quả điều tra về tình hình sử dụng thuốc xử lý đất của hoa cúc
(kg/1.000m2) ............................................................................................................... 36
Bảng 4.24: Kết quả điều tra về thuốc xử lý đất và cách dùng trong sản xuất hoa hồng
.................................................................................................................................... 37


xi

Bảng 4.25: Kết quả điều tra về tình hình sử dụng thuốc xử lý đất của hoa hồng
(kg/1.000m2) ............................................................................................................... 37
Bảng 4.26: Kết quả điều tra về thuốc xử lý đất và cách dùng trong sản xuất hoa cẩm
chướng ........................................................................................................................ 38
Bảng 4.27: Kết quả điều tra về tình hình sử dụng thuốc xử lý đất của hoa cẩm chướng
(kg/1.000m2) ............................................................................................................... 38
Bảng 4.28: Kết quả điều tra về tình hình sử dụng phân bón lót của hoa cúc (tấn/1.000
m2) .............................................................................................................................. 39
Bảng 4.28: Kết quả điều tra về tình hình sử dụng phân bón lót của hoa cúc (tấn/1.000
m2) (tt)......................................................................................................................... 40
Bảng 4.28: Kết quả điều tra về tình hình sử dụng phân bón lót của hoa cúc (tấn/1.000
m2) (tt)......................................................................................................................... 41
Bảng 4.29: Kết quả điều tra về tình hình sử dụng phân bón thúc của hoa cúc
(kg/1.000m2) ............................................................................................................... 41
Bảng 4.29: Kết quả điều tra về tình hình sử dụng phân bón thúc của hoa cúc
(kg/1.000m2) (tt) ......................................................................................................... 42s
Bảng 4.29: Kết quả điều tra về tình hình sử dụng phân bón thúc của hoa cúc
(kg/1.000m2) (tt) ......................................................................................................... 50
Bảng 4.29: Kết quả điều tra về tình hình sử dụng phân bón thúc của hoa cúc
(kg/1.000m2) (tt) ......................................................................................................... 43

Bảng 4.29: Kết quả điều tra về tình hình sử dụng phân bón thúc của hoa cúc
(kg/1.000m2) (tt) ......................................................................................................... 44
Bảng 4.29: Kết quả điều tra về tình hình sử dụng phân bón thúc của hoa cúc
(kg/1.000m2) (tt) ......................................................................................................... 45
Bảng 4.29: Kết quả điều tra về tình hình sử dụng phân bón thúc của hoa cúc
(kg/1.000m2) (tt) ......................................................................................................... 46


xii

Bảng 4.30: Kết quả điều tra về tình hình sử dụng phân bón lót của hoa hồng (tấn/1.000
m2) .............................................................................................................................. 47
Bảng 4.30: Kết quả điều tra về tình hình sử dụng phân bón lót của hoa hồng (tấn/1.000
m2) (tt)......................................................................................................................... 47
Bảng 4.30: Kết quả điều tra về tình hình sử dụng phân bón lót của hoa hồng (tấn/1.000
m2) (tt)......................................................................................................................... 48
Bảng 4.31: Kết quả điều tra về tình hình sử dụng phân bón thúc của hoa hồng
(kg/1.000m2) ............................................................................................................... 49
Bảng 4.31: Kết quả điều tra về tình hình sử dụng phân bón thúc của hoa hồng
(kg/1.000m2) (tt) ......................................................................................................... 49
Bảng 4.31: Kết quả điều tra về tình hình sử dụng phân bón thúc của hoa hồng
(kg/1.000m2) (tt) ......................................................................................................... 50
Bảng 4.32: Kết quả điều tra về tình hình sử dụng phân bón lót của hoa cẩm chướng
.................................................................................................................................... 51
Bảng 4.32: Kết quả điều tra về tình hình sử dụng phân bón lót của hoa cẩm chướng (tt)
.................................................................................................................................... 51
Bảng 4.32: Kết quả điều tra về tình hình sử dụng phân bón lót của hoa cẩm chướng (tt)
.................................................................................................................................... 52
Bảng 4.33: Kết quả điều tra về tình hình sử dụng phân bón thúc của hoa cẩm chướng
(kg/1.000m2) ............................................................................................................... 53

Bảng 4.33: Kết quả điều tra về tình hình sử dụng phân bón thúc của hoa cẩm chướng
(kg/1.000m2) (tt) ......................................................................................................... 54
Bảng 4.33: Kết quả điều tra về tình hình sử dụng phân bón thúc của hoa cẩm chướng
(kg/1.000m2) (tt) ......................................................................................................... 55
Bảng 4.34: Tình hình các loại sâu hại hoa cúc ........................................................... 56


xiii

Bảng 4.35: Tình hình các loại bệnh hại hoa cúc......................................................... 57
Bảng 4.36: Tình hình các loại cỏ gây hại hoa cúc ...................................................... 58
Bảng 4.37: Tình hình các loại sâu hại hoa hồng ........................................................ 58
Bảng 4.38: Tình hình các loại bệnh và cỏ dại hại hoa hồng....................................... 59
Bảng 4.39: Tình hình các loại sâu hại hoa cẩm chướng ............................................. 60
Bảng 4.40: Tình hình các loại bệnh hại hoa cẩm chướng .......................................... 61
Bảng 4.41: Tình hình các loại cỏ gây hại hoa cẩm chướng ....................................... 61
Bảng 4.42: Tình hình sử dụng thuốc BVTV của hoa cúc (ml/1.000 m2) ................... 62
Bảng 4.42: Tình hình sử dụng thuốc BVTV của hoa cúc (ml/1.000 m2) (tt) ............. 63
Bảng 4.42: Tình hình sử dụng thuốc BVTV của hoa cúc (ml/1.000 m2) (tt) ............. 64
Bảng 4.42: Tình hình sử dụng thuốc BVTV của hoa cúc (ml/1.000 m2) (tt) ............. 64
Bảng 4.42: Tình hình sử dụng thuốc BVTV của hoa cúc (tt) .................................... 65
Bảng 4.42: Tình hình sử dụng thuốc BVTV của hoa cúc (tt) .................................... 66
Bảng 4.42: Tình hình sử dụng thuốc BVTV của hoa cúc (tt) .................................... 66
Bảng 4.42: Tình hình sử dụng thuốc BVTV của hoa cúc (tt) .................................... 67
Bảng 4.42: Tình hình sử dụng thuốc BVTV của hoa cúc (tt) .................................... 68
Bảng 4.42: Tình hình sử dụng thuốc BVTV của hoa cúc (tt) .................................... 69
Bảng 4.42: Tình hình sử dụng thuốc BVTV của hoa cúc (tt) .................................... 69
Bảng 4.42: Tình hình sử dụng thuốc BVTV của hoa cúc (tt) .................................... 70
Bảng 4.43: Tình hình sử dụng thuốc BVTV của hoa hồng ........................................ 70
Bảng 4.43: Tình hình sử dụng thuốc BVTV của hoa hồng (tt) .................................. 71

Bảng 4.43: Tình hình sử dụng thuốc BVTV của hoa hồng (tt) .................................. 72


xiv

Bảng 4.43: Tình hình sử dụng thuốc BVTV của hoa hồng (tt) .................................. 72
Bảng 4.43: Tình hình sử dụng thuốc BVTV của hoa hồng (tt) .................................. 73
Bảng 4.43: Tình hình sử dụng thuốc BVTV của hoa hồng (tt) .................................. 74
Bảng 4.43: Tình hình sử dụng thuốc BVTV của hoa hồng (tt) .................................. 74
Bảng 4.43: Tình hình sử dụng thuốc BVTV của hoa hồng (tt) .................................. 75
Bảng 4.43: Tình hình sử dụng thuốc BVTV của hoa hồng (tt) .................................. 76
Bảng 4.43: Tình hình sử dụng thuốc BVTV của hoa hồng (tt) .................................. 76
Bảng 4.43: Tình hình sử dụng thuốc BVTV của hoa hồng (tt) .................................. 77
Bảng 4.43: Tình hình sử dụng thuốc BVTV của hoa hồng (tt) .................................. 78
Bảng 4.43: Tình hình sử dụng thuốc BVTV của hoa hồng (tt) .................................. 78
Bảng 4.44: Tình hình sử dụng thuốc BVTV của hoa cẩm chướng ............................ 79
Bảng 4.44: Tình hình sử dụng thuốc BVTV của hoa cẩm chướng (tt) ...................... 80
Bảng 4.44: Tình hình sử dụng thuốc BVTV của hoa cẩm chướng (tt) ...................... 80
Bảng 4.44: Tình hình sử dụng thuốc BVTV của hoa cẩm chướng (tt) ...................... 81
Bảng 4.44: Tình hình sử dụng thuốc BVTV của hoa cẩm chướng (tt) ...................... 82
Bảng 4.44: Tình hình sử dụng thuốc BVTV của hoa cẩm chướng (tt) ...................... 83
Bảng 4.44: Tình hình sử dụng thuốc BVTV của hoa cẩm chướng (tt) ...................... 83
Bảng 4.44: Tình hình sử dụng thuốc BVTV của hoa cẩm chướng (tt) ...................... 84
Bảng 4.45: Kết quả điều tra về tình hình sử dụng chất điều hòa sinh trưởng của hoa
cúc ............................................................................................................................... 85
Bảng 4.45: Kết quả điều tra về tình hình sử dụng chất điều hòa sinh trưởng của hoa
cúc (tt) ......................................................................................................................... 85


xv


Bảng 4.46: Kết quả điều tra về tình hình sử dụng chất điều hòa sinh trưởng của hoa
hồng ............................................................................................................................ 86
Bảng 4.46: Kết quả điều tra về tình hình sử dụng chất điều hòa sinh trưởng của hoa
hồng (tt) ...................................................................................................................... 87
Bảng 4.46: Kết quả điều tra về tình hình sử dụng chất điều hòa sinh trưởng của hoa
hồng (tt) ...................................................................................................................... 87
Bảng 4.47: Kết quả điều tra về tình hình sử dụng chất điều hòa sinh trưởng của hoa
cẩm chướng ................................................................................................................ 88
Bảng 4.47: Kết quả điều tra về tình hình sử dụng chất điều hòa sinh trưởng của hoa
cẩm chướng (tt)........................................................................................................... 89
Bảng 4.48: Chi phí sản xuất hoa cúc (1.000đ) ........................................................... 90
Bảng 4.49: Chi phí sản xuất hoa hồng (1.000đ) ......................................................... 91
Bảng 4.50: Chi phí sản xuất hoa cẩm chướng (1.000đ) ............................................. 92


xvi

DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 3.1: Bản đồ hành chính thành phố Đà Lạt ......................................................... 19
Hình 4.1: Sâu khoang hại hoa cúc .............................................................................. 56
Hình 4.2: Nấm cóc hại hoa cúc .................................................................................. 57
Hình 4.3: Rệp hại hoa hồng ........................................................................................ 59
Hình 4.4: Bệnh phấn trắng hoa hồng .......................................................................... 60


xvii

DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT

BVTV: Bảo vệ thực vật
Ctv: Cộng tác viên
EU: Uuropean Union
ĐX: Đông Xuân
NST: Ngày sau trồng
Sd: Standard deviation
Sở NN & PTNT: Sở Nông nghiệp và phát triển Nông thôn
SPSS: Statistical Package for Social Sciences
TP: Thành phố



 

Chương 1
GIỚI THIỆU
1.1 Đặt vấn đề
Hoa là biểu tượng cho cái đẹp, mỗi loài hoa đều có một nét đẹp riêng. Hằng năm ở
các thành phố lớn như Hồ Chí Minh, Đà Lạt, Hà Nội thường xuyên tổ chức các hội
hoa xuân để tập trung những loại hoa và cây kiểng cho người dân thưởng thức cái hay,
cái đẹp của các loài hoa kiểng, bình luận về các tuyệt tác của thiên nhiên ban tặng và
các nghệ nhân tạo ra. Nói về hoa thì chúng ta có thể tự hào mà tuyên bố rằng nước ta
là một mảnh đất luôn nở hoa.
Ngày nay với sự phát triển của kinh tế và đời sống dân trí nên việc sử dụng hoa
trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống ngày càng rộng rãi hơn. Hoa không chỉ mang lại sự
thoải mái, vui tươi sau những giờ làm việc căng thẳng, mệt mỏi mà còn góp phần tạo
cảnh quan môi trường và đây còn là một nguồn kinh tế có giá trị.
Những năm vừa qua nghề trồng hoa đã góp phần cải thiện kinh tế, mang lại nguồn
thu nhập đáng kể cho người nông dân. Tuy nhiên, càng ngày người tiêu dùng càng đòi
hỏi cao cả về số lượng lẫn chất lượng. Vấn đề đặt ra cho người trồng hiện nay là làm

thế nào đáp ứng số lượng ngày càng tăng nhưng vẫn đảm bảo được chất lượng hoa tốt.
Bằng các biện pháp tác động thích hợp cho từng loài hoa mà người trồng hoa đã tạo ra
được những sản phẩm hoa đẹp, đạt năng suất và chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu của
người tiêu dùng. Một biện pháp kỹ thuật không thể thiếu trong quá trình chăm sóc hoa,
đó là sử dụng các loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và chất điều hòa sinh trưởng.
Nhưng sử dụng các loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và chất điều hòa sinh trưởng
trên sao cho hợp lý không gây ảnh hưởng đến môi trường, có hiệu quả cao để tăng
hiệu quả kinh tế cho người trồng hoa là một vấn đề đáng quan tâm.
Để tìm hiểu tình hình sử dụng các loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và chất
điều hòa sinh trưởng, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài “Đánh giá tình hình sử
 
 



 

dụng hóa chất nông nghiệp trong sản xuất hoa vụ Đông Xuân 2010 – 2011 tại
thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng” dưới sự đồng ý của khoa Nông học trường Đại
học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh và dưới sự hướng dẫn của TS. Võ Thái Dân.
1.2 Mục đích và yêu cầu của đề tài
1.2.1 Mục đích
Xác định các loại hóa chất nông nghiệp trong sản xuất hoa cúc, hoa hồng và hoa
cẩm chướng tại thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng sẽ giúp cho việc quản lý và sử dụng
các loại hoá chất nông nghiệp tại địa phương phù hợp hơn.
1.2.2 Yêu cầu
Xác định các loại phân hóa học và liều lượng, phương pháp bón của người nông
dân trong sản xuất hoa cúc, hoa hồng, hoa cẩm chướng tại thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm
Đồng.
Xác định các loại thuốc bảo vệ thực vật và liều lượng, phương pháp sử dụng của

người nông dân trong sản xuất hoa cúc, hoa hồng, hoa cẩm chướng tại địa bàn điều tra.
Xác định các thuốc kích thích sinh trưởng và liều lượng, phương pháp sử dụng của
người nông dân trong sản xuất hoa cúc, hoa hồng, hoa cẩm chướng tại địa bàn điều tra.
Xác định thành phần sâu, bệnh và cỏ dại hại hoa cúc, hoa hồng và hoa cẩm chướng
tại địa bàn điều tra.
Đánh giá những khó khăn và thuận lợi trong sản xuất hoa cúc, hoa hồng và hoa
cẩm chướng của nông dân địa phương.
1.3 Giới hạn của đề tài
Đề tài mới chỉ được thực hiện trên hoa cúc, hoa hồng và hoa cẩm chướng ở một vụ
trồng.

 
 



 

Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Khái niệm và phân loại về hoa, cây cảnh
2.1.1. Khái niệm
Cây hoa, cây cảnh còn gọi là cây trang trí. Đó là những cây có hoa đẹp hoặc
thân, lá, cành, củ, quả hấp dẫn hoặc có một dáng vẻ mang ý nghĩa tinh thân, tình
cảm, thẩm mỹ nào đó được trồng lấy hoa cắt hoặc trang trí cả cây để làm đẹp hoặc
cải thiện mỹ quan cảnh trí một không gian giới hạn nào đó như một khu nhà ở,
vườn sân, nội thất.
2.1.2 Phân loại
2.1.2.1 Phân loại theo kiểu, cỡ cây
-


Cây lớn và cây nhỡ: Bách tán, tùng, vạn tuế, mai, đào.

-

Cây bụi: Mẫu đơn, trà, trúc, quất, ngâu, nguyệt quế, đinh lăng cảnh.

-

Cây thân thảo: Cúc, thược dược, lay ơn, huyết dụ, cẩm tú cầu, cẩm chướng.

-

Cây ký sinh: Phong lan.

-

Cây leo: Thiên lý, vạn niên thanh, tigôn, đăng tiêu, bìm bìm, bướm bạc.

2.1.2.2 Phân loại theo cách trưng bày và mục đích sử dụng
-

Cây cắt hoa trưng bày.

-

Cây trưng bày cả cây: Cây để hoa tự nhiên, cây thế, cây Bonsai.

-


Cây cảnh kết hợp lấy bóng mát hoặc các tác dụng khác.

2.1.2.3 Phân loại theo môi trường sống của cây
-

Cây sống trong môi trường đất cạn.

-

Cây sống trong môi trường ngập nước: Sen, súng.

2.1.2.4 Phân loại theo thời gian thu hoa
Cách chia này chia ra hoa thời vụ và hoa quanh năm.
2.1.2.5 Phân loại theo phân loại thực vật
Cách phân loại này sẽ giới thiệu trong từng loại hoa cụ thể (Phạm Văn Duệ, 2005).
 
 



 

2.2 Cây hoa cúc
2.2.1 Nguồn gốc và phân loại
Hoa cúc là một trong những loại hoa cắt cành phổ biến nhất trên thế giới. Cây
hoa cúc có tên khoa học là Chrysanthemum sp., có nguồn gốc từ Trung Quốc và các
nước Châu Âu. 
Theo Võ Văn Chi và Dương Đức Tiến (1978), họ cúc thuộc:
-


Giới thực vật.

-

Ngành Magnoliophyta (Angiospermae) – Ngọc Lan (hạt kín).

-

Lớp Magnoliopsida (Dicotyledonea) – Ngọc Lan (hai lá mầm).

-

Bộ Asterales (cúc).

Bộ cúc có một họ duy nhất là họ cúc (Asteraceae hay Compositae) được xem là họ
lớn nhất của ngành hạt kín và giới thực vật nói chung. Bao gồm gần 1.000 chi và hơn
20.000 loài, có những chi có tới 1.000 loài. Họ cúc phân bố khắp mọi nơi trên Trái
Đất, sống được trong những điều kiện khí hậu, môi trường, đất đai khác nhau. Dạng
sống chủ yếu là thân thảo, cây bụi, hiếm khi thân gỗ nhưng thân gỗ thấp bé (Võ Văn
Chi và Dương Đức Tiến, 1978; H.T.Sản và P.N.Hồng, 1986).
2.2.2 Đặc điểm thực vật học
-

Rễ: Rễ của hoa cúc là loại rễ chùm, phần lớn phát triển theo chiều ngang, phân

bố ở phần đất mặt từ 5 – 20 cm.
-

Thân: Cây cúc thuộc thân thảo nhỏ, có nhiều đốt giòn, dễ gãy, càng lớn càng


cứng, cây dạng đứng hoặc bò.
-

Lá: Hoa cúc thường là lá đơn không có lá kèm, mọc so le nhau, bản lá xẻ thùy

lông chim, phiến lá mềm mỏng có thể to hay nhỏ, màu sắc xanh đậm hay xanh nhạt
phụ thuộc vào từng giống, mặt dưới của lá có bao phủ một lớp lông tơ, mặt trên nhẵn,
gân hình mạng.
-

Hoa: Hoa lưỡng tính hoặc đơn tính có nhiều màu sắc hoa khác nhau (trắng,

vàng, đỏ, tím, hồng, xanh). Tùy theo cách sắp xếp của cánh hoa mà người ta phân
thành nhóm hoa kép (có nhiều vòng hoa xếp trên một bông) và nhóm hoa đơn (chỉ có
 
 



 

một vòng hoa trên một bông). Cánh hoa có nhiều hình dạng khác nhau: cong, thẳng, có
loại cánh ngắn đều, có loại dài, cuốn ra ngoài hay cuốn vào trong.
-

Quả: Là quả bế khô chỉ chứa một hạt, hạt có phôi thẳng và không có nội nhũ

(Đào Thanh Vân và Đặng Thị Tố Nga, 2007).
2.2.3 Một số sâu bệnh thường gặp trên hoa cúc
2.2.3.1 Bệnh hại hoa cúc và biện pháp phòng trừ

-

Bệnh đốm đen (Curvularia sp.): Lúc đầu trên bề mặt lá xuất hiện những chấm

nâu đen, sau chuyển thành màu đen, từ mép lá lan vào trong phiến lá. Vết bệnh có hình
tròn, hình bán nguyệt hoặc hình bất định không đều. Cây bị bệnh làm lá rụng dần, các
chồi non cũng bị lây bệnh. Nhiệt độ thích hợp cho nấm phát triển từ 22 – 260C, ẩm độ
> 85%. Phòng trừ: làm vệ sinh xung quanh vườn, tránh đọng nước lại trên lá. Nên tưới
nước vào buổi sáng, vặt bỏ lá già, lá bị bệnh. Dùng các loại thuốc hóa học gốc
Hexaconazole (min 85%), Thiophanate - Methyl (min 93%).
-

Bệnh gỉ sắt (Puccinia chrysanthemi): Mặt trên lá xuất hiện những chấm nhỏ,

nổi màu vàng da cam hoặc màu gỉ sắt, về sau các vết này có màu vàng nâu, hơi đỏ.
Bệnh hại mặt dưới lá, chồi non, cuống lá, đôi khi hại cả thân cây làm cho thân teo tóp
lại. Nếu không chữa trị kịp thời bệnh lan rộng cả mặt lá, làm cho cây cháy lá, lá vàng,
rụng sớm. Bệnh phát triển mạnh khi có điều kiện ẩm độ cao, nhiệt độ thích hợp (18 –
210C). Phòng trừ: thu dọn tàn dư lá bệnh đem đốt, làm vệ sinh vườn, tạo độ thông
thoáng, bón phân cho cây cứng, khỏe mạnh. Phun thuốc phòng trừ gốc Carbendazim
(min 98%), Zineb.
-

Bệnh phấn trắng (Oidium chrysanthemi): Vết bệnh xuất hiện trên lá non, trên

phần non của cây đang tăng trưởng, dạng bột màu trắng xám như bột phấn, hình bất
định. Mặt dưới lá chuyển sang màu vàng nhạt. Bệnh này làm cho lá khô héo rụng sớm,
nụ thối, hoa nhỏ không nở được hoặc lệch về một bên. Nấm này phát triển thuận lợi ở
nhiệt độ 15 – 250C, nếu nhiệt độ cao hơn 330C nấm sẽ chết sau 24 giờ. Phòng trừ: cắt
hủy cành lá bị bệnh, bón Kali để tăng sức chống chịu cho cây, thay đổi thời điểm trồng

(để tránh thời điểm bệnh phát triển mạnh). Dùng các thuốc gốc Copper Oxychloride
45% (45%) + Kasugamycin 2% (5%), Carbendazim (min 98%).

 
 



 

-

Bệnh đốm vòng (Alternaria sp.): Vết bệnh thường xuất hiện từ mép lá, màu

xám nâu hay xám đen hình tròn hoặc bất định, xung quanh vết bệnh có quầng vàng
rộng. Sau đó từ mép lá, chóp lá, vết bệnh lan vào phiến lá làm lá thối đen và rụng.
Nấm này phát sinh mạnh ở độ ẩm > 85% và nhiệt độ thích hợp từ 20 – 280C. Phòng
trừ: kịp thời phát hiện bệnh, vặt bỏ lá bị bệnh, không để vườn đọng nước, úng nước.
Dùng các loại thuốc gốc Thiophanate - Methyl (min 93%), Fosetyl Aluminium (min
95%).
-

Bệnh lở cổ rễ (Rhizoctonia solani): Phần cổ rễ sát mặt đất có vết bệnh màu xám

nâu, lở loét, rễ bị thối mềm, thân lá tự nhiên bị héo dần và héo khô. Khi nhổ cây lên
thấy gốc dễ bị đứt, chỗ bị đứt thối nham nhở.
-

Bệnh héo xanh vi khuẩn (Pseudomonas solanacearum): Đây là bệnh hại hoa


cúc rất phổ biến ở vùng nhiệt đới ẩm. Nó tồn tại lâu trong đất, lan truyền theo nước
tưới xâm nhập vào cây qua các vết thương và di chuyển vào trong bó mạch. Bệnh
thường xảy ra vào lúc cây đang tăng trưởng đến xuất hiện nụ, làm lá non bị héo trước
vào buổi trưa nắng. Khi điều kiện khí hậu thuận lợi, triệu chứng héo cả cây diễn ra rất
nhanh sau 1 – 2 ngày và cây héo hoàn toàn khi lá vẫn còn xanh. Nếu bệnh diễn biến
chậm, rễ bất định xuất hiện nhiều trên thân, chẻ dọc thân thấy mô mạch phần thân dưới
và rễ hóa nâu. Cắt ngang thân, rễ cây bị bệnh nhúng vào nước sẽ thấy dòng vi khuẩn
trắng đục trào ra từ mạch dẫn có dạng dịch nhầy. Phòng trừ: đất trồng phải tơi xốp,
thoát nước. Hạn chế việc xới xáo làm đứt gốc, rễ tạo điều kiện cho nấm xâm nhập.
Dùng các loại thuốc gốc Benomyl (min 95%), Iprodione (min 96%) (Đặng Văn Đông
và Đinh Thế Lộc, 2003).
2.2.3.2 Sâu hại hoa cúc và biện pháp phòng trừ
-

Sâu xanh (Helicoverpa armigera Hb): Phá hại nặng trên lá non, ngọn non, nụ

và hoa. Khi sâu trưởng thành đẻ trứng rải rác thành từng cụm ở cả hai mặt lá non, nụ
non, đài hoa và hoa. Phòng trừ: luân canh với cây trồng khác. Ngoài ra dùng các thuốc
trừ sâu gốc Diafenthiuron (min 97 %), Abamectin.
-

Sâu khoang (Spodoptera litura Fab): Phá hoại nặng trên lá non, nụ hoa, thường

đẻ trứng thành ổ ở mặt dưới lá. Phòng trừ: dùng biện pháp thủ công cơ giới như ngắt
trứng ở vườn ươm và vườn sản xuất trong quá trình chăm sóc. Dùng bẫy bả chua ngọt
để diệt sâu trưởng thành. Luân canh với cây trồng khác. Dùng thuốc sâu gốc 
 
 




 

Cypermethrin 40 g/l + Profenofos 400 g/l, Lambda - cyhalothrin (min 81%), chế phẩm
vi sinh BT.
-

Rệp hại hoa: có 3 loại thường gặp:
 Rệp xanh đen (Pleotrichophorus chrysanthemi).
 Rệp nâu đen (Macrosiphoniella sanborni).
 Rệp xanh lá cây (Coloradoa rufomaculata).

Trong 3 loại rệp trên, loài rệp xanh đen gây hại phổ biến hơn cả.
Đặc điểm gây hại: rệp xanh đen gây hại phổ biến từ đầu vụ đến cuối vụ hoa, là đối
tượng khó trừ. Rệp xanh đen và nâu đen hại các giống cúc vàng Đài Loan, cúc Nhật
trắng, cúc tím Đà Lạt, cúc chi Đà Lạt, cúc Hè. Rệp xanh lá cây thường hại trên các loại
cúc đại đóa và ít di chuyển.
Giai đoạn cây con, 3 loại rệp này thường bám vào ngọn cây, lá non, búp non. Sau
chuyển sang đài hoa, nụ hoa, cánh hoa (riêng rệp nâu đen không hại nụ và hoa). Rệp
chích hút dịch cây, tạo thành vết nhỏ màu vàng nâu hoặc thâm đen, cây còi cọc, ngọn
chùn, quăn queo, lá quăn, nụ hoa thui không nở hoặc dị dạng. Sản phẩm bài tiết của
chúng tạo điều kiện cho nấm than đen phát triển nhất là khi mưa ẩm kéo dài.
Phòng trừ: phát hiện kịp thời và tiêu diệt rệp trên các bộ phận cây hoa cúc. Dùng
các loại thuốc trừ rệp gốc Methidathion (min 96%), Lambda - cyhalothrin (min 81%).
2.2.4 Bón phân
Lượng phân bón dùng cho 1ha:
-

Phân bón lót: 40 - 50 m3 phân chuồng hay 4.000 – 5.000 kg phân hữu cơ vi


sinh, vôi 1.000 - 1.500 kg, super lân 1.200 kg. Có thể sử dụng các loại phân hữu cơ vi
sinh cao cấp như Dynamic lifter, Sunray, Suistance, Real Strong.
-

Phân bón thúc:
 Bón thúc lần 1: thời kỳ 7 – 10 NST với lượng phân 100 kg urê và 200 kg

DAP 16 – 48 – 0.
 Bón thúc lần 2: thời kỳ 20 NST với lượng phân 100 kg DAP và 200 kg
Nitrophoska 15 – 5 – 20 – 2 + TE.
 
 


×