Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

[Luận văn]đánh giá hiện trạng sử dụng đất sau giao đất giao rừng của một số xã trên địa bàn huyện sa pa tình lào cai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.12 MB, 87 trang )

1. MỞ ĐẦU

1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá của mỗi quốc gia, là tư liệu sản
xuất đặc biệt khơng gì thay thế được trong sản xuất nông lâm nghiệp, là điều
kiện đảm bảo cho quá trình sản xuất, cho xã hội tồn tại và phát triển. Lịch sử
phát triển nơng lâm nghiệp của lồi người cũng là lịch sử khai thác và bảo vệ
đất đai ngày càng có hiệu quả. Bước sang thời kỳ đổi mới từ nền kinh tế quan
liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, vai trò
và ý nghĩa của đất đai trong sản xuất nơng lâm nghiệp lại càng có vị thế quan
trọng. Chính vì tầm quan trọng đặc biệt của đất đai cho nên việc sử dụng đầy
đủ, hợp lý, có hiệu quả đất đai nói chung và đất nơng lâm nghiệp nói riêng là
một nhiệm vụ mang tính chất chiến lược của bất kỳ một quốc gia nào, nhằm
thực hiện đúng phương châm “tấc đất, tấc vàng”.
Nước ta có diện tích đất tự nhiên là 32,92 triệu ha trong đó chiếm 3/4
là diện tích đất đồi núi. Vùng đồi núi Việt Nam đóng vai trị rất quan trọng, nó
khơng chỉ là nguồn tài nguyên quý giá của nền sản xuất nơng lâm nghiệp mà
cịn có vị trí xung yếu trong an ninh quốc phòng của đất nước. [31]
Vùng đồi núi là địa bàn sinh sống của các dân tộc ít người, là địa bàn
được Nhà nước quan tâm, đầu tư phát triển, một trong những chính sách lớn
của Nhà nước nhằm phát triển miền núi trong những năm qua là chính sách
giao đất giao rừng ổn định lâu dài cho các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân. Mục
tiêu quan trọng của chính sách này là gắn lao động với đất đai tạo thành động
lực phát triển sản xuất nông lâm nghiệp, từng bước ổn định cuộc sống và phát

1


triển tình hình kinh tế - xã hội, tăng cường an ninh quốc phòng [29]. Ngược lại,
nhờ vào sự quản lý hiệu quả của người dân mà rừng được bảo vệ, duy trì và


phát triển. Tuy nhiên do nhiều lý do khách quan và chủ quan khác nhau mà ở
nhiều nơi sau khi được giao đất giao rừng, người dân vẫn chưa thực sự gắn bó
với rừng và đất, hiệu quả sử dụng đất nông lâm nghiệp chưa cao, phương thức
quản lý và sử dụng đất nông lâm nghiệp vẫn chưa thay đổi rõ rệt.
Sa Pa là huyện miền núi của tỉnh Lào Cai, trong những năm qua, huyện
Sa Pa đã tích cực thực hiện giao đất, giao rừng cho các hộ gia đình để sử dụng
ổn định lâu dài. Tuy nhiên, hiệu quả của chính sách giao đất giao rừng đến phát
triển kinh tế, xã hội ở Sa Pa cịn rất hạn chế, một số mục tiêu của chính sách
giao đất giao rừng không đạt được kết quả như mong muốn. Bên cạnh đó việc
giao đất giao rừng chưa đi kèm với biện pháp khuyến nông, quy hoạch sử dụng
đất… để nâng cao nhận thức và kiến thức của người dân trong quản lý, sử dụng
bền vững tài nguyên đất và rừng. Việc khai thác và sử dụng đất nông lâm
nghiệp trong những năm gần đây đã đạt được những thành tựu đáng kể song
chưa xứng với tiềm năng đất đai của huyện. Nhìn chung năng suất cây trồng
thấp, cơ cấu cây trồng còn đơn điệu, hiệu quả đem lại trên đơn vị diện tích chưa
cao, diện tích đất chưa sử dụng cịn lớn.
Với mục đích đánh giá hiện trạng sử dụng đất nông lâm nghiệp sau
giao đất giao rừng của một số xã trên địa bàn huyện Sa Pa làm cơ sở để đưa ra
một số định hướng sử dụng đất phù hợp với địa phương trong thời gian tới,
chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá hiện trạng sử dụng đất sau
giao đất giao rừng của một số xã trên địa bàn huyện Sa Pa - Tỉnh Lào Cai”.

2


1.2. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU CỦA ĐỀ TÀI

1.2.1. Mục đích

Đánh giá hiện trạng sử dụng đất nơng lâm nghiệp sau giao đất giao

rừng của một số xã trên địa bàn huyện Sa Pa làm cơ sở để đề xuất hướng sử
dụng đất theo quan điểm bền vững phù hợp với địa phương.
1.2.2. Yêu cầu
- Đánh giá thuận lợi và hạn chế của điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội
đến sử dụng đất nơng lâm nghiệp.
- Tìm hiểu hiện trạng sử dụng đất nông lâm nghiệp trên địa bàn 2 xã.
- Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nơng lâm nghiệp qua các tiêu chí
kinh tế, xã hội, môi trường.
- Đề xuất hướng sử dụng đất nông lâm nghiệp phù hợp với địa phương.

3


2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1. CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN
2.1.1. Nguyên tắc sử dụng đất nông lâm nghiệp [6]
- Đất nông lâm nghiệp phải được sử dụng đầy đủ, hợp lý.
- Đất nông lâm nghiệp phải được sử dụng đạt hiệu quả cao.
- Đất nông lâm nghiệp phải được quản lý và sử dụng một cách bền vững.
2.1.2. Yêu cầu sử dụng đất nông lâm nghiệp [6]
- Không ngừng nâng cao hiệu quả sinh lời của đất.
- Kết hợp một cách hợp lý yếu tố đất đai với sức lao động trong tất
cả các vùng trên phạm vi cả nước.
- Kết hợp sử dụng có hiệu quả đất với cải tạo, bồi dưỡng và nâng cao
độ phì đất, bảo vệ môi trường sinh thái.
2.1.3. Những vấn đề cơ bản về hiệu quả sử dụng đất nông lâm nghiệp
2.1.3.1. Hiệu quả kinh tế [10]
Có nhiều quan điểm được phát biểu khác nhau về khái niệm hiệu quả
kinh tế nhưng những quan điểm đó đều tốt lên nét chung nhất là vấn đề tiết

kiệm các nguồn lực để sản xuất ra khối lượng sản phẩm tối đa. Hiệu quả
kinh tế phản ánh mối quan hệ tương quan giữa đầu tư đầu vào và sản phẩm
đầu ra. Hiệu quả kinh tế là khâu trung tâm của tất cả các loại hiệu quả và có
vai trị quyết định đối với các loại hiệu quả khác. Hiệu quả kinh tế có khả
năng lượng hóa, được tính tốn tương đối chính xác và biểu hiện bằng hệ
thống các chỉ tiêu cụ thể.

4


2.1.3.2. Hiệu quả xã hội [1] [10]
Hiệu quả xã hội có liên quan mật thiết với hiệu quả kinh tế và thể hiện
mục tiêu hoạt động kinh tế của con người. Việc lượng hóa các chỉ tiêu biểu
hiện hiệu quả xã hội là hết sức khó khăn mà chủ yếu phản ánh bằng các chỉ
tiêu mang tính định tính như tạo cơng ăn việc làm cho người lao động, xóa
đói giảm nghèo, định canh định cư, lành mạnh xã hội…
2.1.3.3. Hiệu quả môi trường [10]
Hiệu quả môi trường là loại hiệu quả rất được quan tâm hiện nay. Một
hoạt động sản xuất được coi là có hiệu quả thì hoạt động đó khơng có những
ảnh hưởng, tác động xấu đến mơi trường đất, nước, khơng khí, khơng làm ảnh
hưởng xấu đến môi sinh và đa dạng sinh học.
2.1.3.4. Những tiêu chí cơ bản đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông
lâm nghiệp [8][31]
+ Hiệu quả kinh tế:
- Năng suất cây trồng cao.
- Sản phẩm tiêu thụ có chất lượng tốt.
- Giá trị sản xuất trên đơn vị diện tích cao.
- Giảm rủi ro về sản xuất và thị trường.
+ Hiệu quả xã hội:
- Đáp ứng nhu cầu nông hộ về lương thực, thực phẩm và nhu cầu khác.

- Phù hợp năng lực nông hộ (về đất đai, nhân lực, vốn, kỹ thuật...).
- Tăng cường khả năng người dân trong việc tham gia mọi khâu kế
hoạch và hưởng quyền quyết định, công bằng xã hội.
- Cải thiện cân bằng giới trong cộng đồng.
- Phù hợp với luật pháp hiện hành.

5


- Được cộng đồng chấp nhận.
+ Hiệu quả môi trường:
- Giảm thiểu xói mịn, thối hố đất...
- Tăng độ che phủ đất.
- Bảo vệ nguồn nước.
- Nâng cao đa dạng sinh học của hệ sinh thái tự nhiên.
2.1.4. Vấn đề sử dụng đất nông lâm nghiệp bền vững
Theo Ngô Xuân Hồng (2003) [10] hiện nay trên thế giới có khoảng
1.500 triệu ha diện tích đất trồng trọt trong đó có gần 1.200 triệu ha đang bị
thoái hoá ở mức trung bình hay nghiêm trọng. Hàng năm lượng đất xói mịn
khoảng 6 - 7 triệu ha canh tác cùng 25 triệu tấn mùn bị cuốn trôi ra biển. Theo
nghiên cứu của FAO cứ 1% dân số tăng lên sẽ cần tăng 2,9% sản lượng lương
thực, do vậy để đáp ứng được nhu cầu nơng lâm sản, Chính phủ và các nhà
khoa học trên thế giới buộc phải tập trung vào các hướng nghiên cứu nâng cao
hiệu quả sử dụng đất. Các hướng nghiên cứu chủ yếu có thể khái quát như sau:
- Tạo môi trường thuận lợi cho khai thác và sử dụng đất (chính sách,
chương trình dự án, mơi trường đầu tư…).
- Nghiên cứu chọn tạo giống mới và sử dụng phân bón có hiệu quả.
- Xây dựng cơng thức luân canh, xen canh, chuyển đổi cơ cấu cây trồng
cùng với mơ hình sử dụng đất đạt hiệu quả cao và bền vững.
Mật độ dân số càng tăng thì cường độ sử dụng đất càng cao vì vậy sức

ép đến đất đai càng lớn đòi hỏi việc sử dụng đất nói chung và sử dụng đất
nơng lâm nghiệp nói riêng phải hiệu quả và theo hướng phát triển bền vững.
Nông nghiệp bền vững là nền nông nghiệp vừa thoả mãn được nhu cầu
phát triển hiện tại và tương lai vừa bảo vệ được môi trường sống, đảm bảo sự
bền vững về kinh tế và sinh thái. [20]

6


Ở Việt Nam có rất nhiều thành tựu về nâng cao hiệu quả sử dụng đất
bền vững trong đó phải kể đến các hướng sau:
2.1.4.1. Áp dụng các biện pháp kỹ thuật sử dụng bền vững đất dốc
a. Các biện pháp cơng trình [25] [32] [33]
Biện pháp cơng trình là biện pháp tạo nên các cấu trúc vật lý như xây
dựng ruộng bậc thang, đóng cọc, phên, rào ngăn, xếp đá làm băng chắn, đào
rãnh thoát nước… nhằm kiểm soát dòng chảy trên bề mặt đất dốc. Biện pháp
này bao gồm một số cơng trình chủ yếu như thềm bậc thang, thềm cây ăn quả,
thềm tự nhiên, hố vảy cá, rãnh có tác dụng cắt dịng chảy...
b. Các biện pháp kỹ thuật nông nghiệp
Biện pháp này bao gồm việc chọn loại cây trồng, bố trí cây trồng hợp
lý trên đất dốc và áp dụng kỹ thuật đúng đắn trong quá trình canh tác trên đất
dốc nhằm kiểm sốt cấu trúc đất và dòng chảy trên mặt đất. Đây là biện pháp
quan trọng, có tính bền vững và kinh tế, bao gồm một số biện pháp sau:
- Không làm đất hoặc làm đất tối thiểu.
- Xen canh, luân canh.
Luân canh là thay đổi cây trồng theo thời gian (theo mùa vụ) và theo
khơng gian (theo đất đai) có tác dụng bồi dưỡng, cải tạo, bảo vệ đất, phòng
trừ sâu bệnh cỏ dại, tăng năng suất cây trồng và làm cho sản xuất phát triển
toàn diện, cân đối. Xen canh là biện pháp trồng xen kẽ cây trồng này với cây
trồng khác trong cùng một thời gian nhằm tận dụng và cải tạo độ phì, độ ẩm

của đất. Một số cơng thức xen canh thường dùng là: Trồng xen giữa cây hoa
màu lương thực và cây họ đậu hoặc cây hoa màu lương thực với các cây có
tác dụng cải tạo đất khác như cỏ Stylosanthesm guianensis, cỏ Hương Bài, cỏ
Flemangia, cỏ Ghine…

7


Tác giả Vũ Ngọc Tuyên, Nguyễn Văn Tặng (1976) đã đưa ra công thức
luân canh giữa cây đậu đỗ và cây lương thực; cây đậu đỗ, cây phân xanh với
cây ăn củ; cây đậu đỗ, cây phân xanh với cây công nghiệp ngắn ngày theo chu
kỳ dài (5 năm) và chu kỳ ngắn hàng năm đồng thời đưa ra các công thức trồng
xen, trồng gối vừa bảo vệ đất chống xói mịn vừa tăng hiệu quả sử dụng đất.
Trong ln canh chọn cây trồng trước và cây trồng sau phù hợp với
mục đích lợi dụng các điều kiện tốt của tất cả cây trồng trong hệ thống luân
canh, cây trồng trước ảnh hưởng và chi phối đến năng suất cây trồng sau nên
những loại cây trồng trước thường là cây phân xanh, cây họ đậu, một số loại
cây trồng cạn… cây trồng sau là những cây có khả năng khắc phục những
nhược điểm và lợi dụng được mặt tốt của cây trồng trước. [19] [41]
- Tận dụng các chất hữu cơ sẵn có (rơm rạ, thân, vỏ cây, vỏ quả, hạt... )
- Chăn thả có kiểm sốt.
- Tạo băng xanh bằng các cây họ đậu như Cốt khí, Keo dậu, Muồng
hoa vàng, Đậu thiều… hoặc cỏ Hương Bài.
- Canh tác nông lâm kết hợp: Các thành phần trong hệ thống canh tác
nông lâm kết hợp bao gồm cây nông nghiệp ngắn ngày, cây nông nghiệp dài
ngày, cây lâm nghiệp, cây ăn quả, chăn nuôi gia súc, gia cầm và thuỷ sản.
Thực ra hệ thống nông lâm kết hợp đã được áp dụng từ lâu đời ở các vùng
đồi núi Việt Nam: người Gia rai, Ê đê ở Tây Nguyên làm rẫy trên đất Bazan màu
mỡ, dốc thoải, tầng đất dày; người Mường ở Thanh Hố, Hà Tĩnh, Hồ Bình trồng
luồng xen với lúa nương, ngơ; người dân tộc ít người ở vùng núi Lào Cai, Yên

Bái, Quảng Ninh, Quảng Nam - Đà Nẵng có tập quán trồng quế kết hợp với lúa
nương, sắn. [22] Trong những năm gần đây ở vùng đồi núi Việt Nam có nhiều mơ
hình nơng lâm kết hợp được nghiên cứu và xây dựng đã tạo ra sự chuyển biến lớn
về kinh tế - xã hội tại nhiều địa phương. Những mơ hình đó là: [22] [39] [42]

8


- Hồi - Trám - Rừng tái sinh; Chè trồng xen hồi ở Lạng Sơn
- Trúc sào - Cây lương thực ở Cao Bằng, Bắc Kạn, Hà Giang
- Chè Shan - Cây lương thực ở Hà Giang
- Cây lấy gỗ xen cây nông nghiệp ở Yên Bái
- Vườn rừng vầu xen cây lấy gỗ ở Yên Bái, Phú Thọ, Tuyên Quang
- Quế - Dứa - Mỡ; Quế - Cốt khí ở Phú Thọ, n Bái
Mơ hình canh tác nơng lâm kết hợp khơng những có ý nghĩa về mặt
kinh tế, lấy ngắn nuôi dài, tăng sản phẩm trên một đơn vị diện tích, giảm rủi
ro cho người sản xuất mà cịn bảo vệ, chống xói mịn đất.
c. Biện pháp che phủ đất [23] [40]
Có 2 dạng che phủ đất: che phủ đất bằng các chất hữu cơ như rơm rạ,
thân cành, lá cây… có tác dụng giữ độ ẩm cho đất, tăng dinh dưỡng cho đất,
ngăn xói mịn, giảm sự phát triển của cỏ dại và làm thức ăn cho gia súc hoặc
che phủ đất bằng các vật liệu vô cơ như nilon, nhựa, lưới… nhằm bảo vệ đất,
chống xói mòn, ngăn sự phát triển của cỏ dại tuy nhiên phương pháp che phủ
này khơng có tác dụng làm tăng dinh dưỡng cho đất.
2.1.4.2. Áp dụng các biện pháp kinh tế - xã hội [10]
Con người là chủ thể của các hành động trong sản xuất nơng lâm
nghiệp chính vì vậy các biện pháp kỹ thuật dù hay đến đâu cũng khơng thể
hiệu quả nếu khơng có các biện pháp kinh tế - xã hội đồng hành. Các biện
pháp kinh tế - xã hội nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất chủ yếu là:
- Tăng cường phát triển kinh tế miền núi với các chiến dịch xóa đói

giảm nghèo, phát triển mạng lưới giao thông, thuỷ lợi, điện, nước sinh hoạt,
dịch vụ thương mại, y tế, phát triển ngành, nghề phụ.

9


- Phát triển mở mang trường học, tăng cường giáo dục, thông tin tuyên
truyền cho người dân hiểu biết về vai trò quan trọng của rừng và các biện
pháp bảo vệ, sử dụng hợp lý đất dốc.
- Hướng dẫn người dân áp dụng giống mới, gieo cấy đúng thời vụ,
đúng kỹ thuật, có biện pháp bón phân hợp lý.
2.1.4.3. Nghiên cứu, ứng dụng các giống cây trồng mới [10] [43]
Một biện pháp khác để nâng cao hiệu quả sử dụng đất là ứng dụng các
giống cây trồng mới với những ưu điểm về năng suất, thời gian thu hoạch, tính
chống chịu… Ngay từ năm 1960, các nhà khoa học đã đưa giống lúa xuân ngắn
ngày và tập đoàn cây vụ đông vào sản xuất tạo ra sự chuyển biến rõ nét trong
sản xuất ở đồng bằng sông Hồng. Hiện nay ở nước ta có 25 đơn vị nghiên cứu
chọn tạo giống cây trồng mới, các đơn vị này đã cùng các nhà khoa học nghiên
cứu và ứng dụng nhiều giống cây trồng mới có năng suất cao, chất lượng tốt,
phù hợp với đặc điểm tự nhiên từng vùng sinh thái Việt Nam. Chỉ tính riêng
giai đoạn 1986 - 2004 các đơn vị nghiên cứu chọn tạo giống mới đã tuyển chọn
được 345 giống cây trồng nông nghiệp mới được công nhận giống quốc gia.
Trong đó có 149 giống lúa, 44 giống ngô, 9 giống khoai lang, 8 giống khoai
tây, 19 giống đậu tương, 14 giống lạc... Phần lớn các giống cây trồng này áp
dụng vào sản xuất đã đáp ứng được mục tiêu của công tác chọn tạo giống trong
thời gian qua là: “Chọn, tạo giống cây trồng đáp ứng nhu cầu sản xuất nông
nghiệp bền vững, đảm bảo an ninh lương thực, đa dạng di truyền, khai thác lợi
thế so sánh về điều kiện tự nhiên, né tránh điều kiện bất lợi của tự nhiên, đáp
ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu”. Nhờ việc nghiên cứu, ứng dụng
giống cây trồng mới mà nền nông nghiệp nước ta đã đạt được những thành

cơng lớn và có nhiều nơng lâm sản xuất khẩu, từ đó ổn định kinh tế, chính trị,
xã hội và tạo điều kiện cho sản xuất nông nghiệp phát triển.

10


2.2. CHÍNH SÁCH GIAO ĐẤT GIAO RỪNG Ở MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

2.2.1. Trung Quốc [3] [5] [28]
Ở Trung Quốc chính sách đất đai thể hiện trong Luật đất đai ban hành
năm 1987 và Luật Quản lý nhà đất thành thị ban hành năm 1999. Văn kiện số
1 (1984) quy định “Kéo dài thời gian giao khoán để khuyến khích người nơng
dân tăng đầu tư, bồi bổ sức đất, thực hiện thâm canh”. Ngày 14/10/1998 Hội
nghị Ban chấp hành Trung ương khoá 15 Đảng Cộng sản Trung Quốc đã đưa
ra quan điểm, chính sách của Đảng đối với đất nông nghiệp là: “Ổn định lâu
dài thể chế kinh doanh hai tầng kết hợp giữa tập trung và phân tán, coi kinh
doanh khốn gia đình là cơ sở”. Nội dung cơ bản của chính sách này là ổn
định và hồn thiện quan hệ khốn đất nơng nghiệp nhằm đảm bảo điều kiện
cơ bản nhất cho sản xuất và đời sống của nông dân. Luật đất đai Trung Quốc
quy định 4 chủ sở hữu đất nông nghiệp ở nông thôn là tập thể nông dân xã,
tập thể nông dân thôn tự trị, tập thể nhóm nơng dân và tổ tự trị.
Trong những năm qua ở Trung Quốc việc thực hiện một loạt chính sách
và pháp luật đã giúp cho lâm nghiệp phát triển. Chính phủ sử dụng chính sách
kết hợp chương trình lâm nghiệp quốc gia với phát triển kinh tế vùng và lợi
ích của nhân dân để hướng dẫn, khuyến khích, hỗ trợ nơng dân kinh doanh
lâm nghiệp. Chính phủ Trung Quốc xác định nguyên tắc xây dựng rừng, lấy
phát triển rừng làm cơ sở. Phát triển mạnh mẽ việc trồng cây, mở rộng phong
trào bảo vệ rừng, kết hợp khai thác với bảo vệ rừng.
2.2.2. Indonesia [1] [10] [28]
*Chính sách khuyến khích nơng dân sản xuất nơng lâm kết hợp ở Indonesia

Một gia đình nơng dân ở gần rừng được nhận khốn trồng cây trên
diện tích 2.500 m2, trong hai năm đầu được phép trồng lúa cạn, hoa mầu trên
diện tích đó, được hưởng tồn bộ sản phẩm trồng xen, không phải nộp thuế.

11


Công ty lâm nghiệp cho nông dân vay vốn dưới hình thức cung cấp giống,
phân bón, thuốc trừ sâu. Sau khi thu hoạch người nông dân trả lại đầy đủ số
giống đã vay, cịn phân hố học và thuốc trừ sâu chỉ phải trả 70%, nếu mất
mùa thì khơng phải trả vốn vay đó.
Ngồi ra Nhà nước cịn hỗ trợ một phần để phát triển cơ sở hạ tầng
ở nông thôn, hướng dẫn người dân kỹ thuật nông lâm nghiệp thông qua
các hoạt động khuyến nông khuyến lâm, tổ chức làm điểm, học tập rút
kinh nghiệm và triển khai ra diện rộng.
2.2.3. Nhật Bản [5] [10]
Tháng 12/1945 Nhật Bản ban hành Luật Cải cách ruộng đất xác lập
quyền sở hữu ruộng đất của nơng dân, buộc địa chủ có trên 5 ha phải chuyển
nhượng đất, phải thanh tốn địa tơ bằng tiền mặt. Cải cách ruộng đất lần thứ
hai với nội dung thực hiện chuyển quyền sở hữu đất do Chính phủ quyết
định, xác lập quyền sở hữu ruộng đất của nông dân nhằm giảm địa tô. Mức
hạn điền mới khơng vượt q 1 ha (đối với vùng ít ruộng) và 4 ha (đối với
vùng nhiều ruộng), nếu phú nông có 3 ha mà sử dụng khơng hợp lý sẽ bị
trưng thu. Các luật về bảo đảm quyền sở hữu đất của nông dân, luật cải tạo
đất nông nghiệp... được ban hành.
2.2.4. Thái Lan [1] [21] [24]
*Chương trình giấy chứng nhận quyền hưởng hoa lợi
Chương trình này bắt đầu từ năm 1979, mỗi mảnh đất được chia làm
hai miền: Miền ở phía trên nguồn nước và miền đất có thể dành để canh tác
nơng nghiệp; miền ở phía trên nguồn nước thì bị hạn chế để giữ rừng, cịn

miền đất phù hợp cho canh tác nơng nghiệp thì cấp cho người dân với một
giấy chứng nhận quyền hưởng hoa lợi. Mục đích của cơng tác này là khuyến
khích đầu tư vào đất đai, tạo ra nhiều sản phẩm hơn nữa và ngăn chặn sự xâm

12


lấn vào đất rừng. Đến năm 1986 đã có 600.126 hộ nơng dân khơng có đất
được cấp giấy chứng nhận quyền hưởng hoa lợi.
*Chương trình làng lâm nghiệp Thái Lan
Năm 1975 Cục Lâm nghiệp Hoàng gia thực hiện sơ đồ làng lâm nghiệp
để giải quyết cho một số người ở lại trên đất rừng. Chương trình này đã đem
lại trật tự cho những người dân Thái Lan sống ở rừng và khuyến khích người
dân tham gia bảo vệ rừng Quốc gia, phục hồi những vùng đất bị thoái hoá do
du canh. Ở Thái Lan có 98 làng lâm nghiệp rải rác trên tồn vùng rừng của
Vương quốc. Chương trình này được chỉ đạo theo những nguyên tắc sau:
- Những người sống ở rừng được tập trung lại thành từng nhóm gọi là
làng. Mỗi làng bầu ra người lãnh đạo và một hội đồng để tự quản lý.
- Chính phủ chia cho mỗi gia đình nơng dân 2 - 4 ha đất. Diện tích
đất này được cấp giấy phép cho quyền sử dụng và có thể được thừa kế
nhưng khơng được bán, nhượng. (Điều này nhằm ngăn chặn những địa
chủ mua tồn bộ đất của nơng dân)
- Trong làng Cục Lâm nghiệp Hồng gia và chính quyền sẽ cung cấp
đất làm nhà ở cho người dân với diện tích là 1 rai (1 rai = 1.600 m2), nguồn
nước, đường bộ, trường học, trung tâm y tế, ngân hàng nông nghiệp, dịch vụ
tiếp thị và đào tạo nghề nghiệp. Những thành viên của làng sẽ được ưu tiên
làm việc trong các chương trình trồng lại rừng của Nhà nước ở gần làng.
Sau khi làng được lập, một hợp tác xã nông nghiệp sẽ được tổ chức
dưới sự bảo trợ của ban khuyến khích hợp tác và có những quyền lợi như đối
với các hợp tác xã khác. Cục Lâm nghiệp Hoàng gia sẽ ký hợp đồng giao đất

dài hạn cho những hợp tác xã đó theo yêu cầu.
Hiện nay Thái Lan đang thí điểm giao rừng cho cộng đồng. Tổng diện
tích đã giao khoảng 200.000 ha ở gần các điểm dân cư. Nhà nước trợ cấp cho

13


mỗi hộ tối đa 50 rai và tối thiểu 5 rai. Trong kế hoạch 5 năm lần thứ 8 Thái Lan
dự kiến áp dụng một chính sách lâm nghiệp tồn diện, chú trọng tới các vấn đề
xã hội, môi trường và người nghèo, lấy cộng đồng làm đơn vị cơ sở. Kế hoạch
này gồm các phần: Cung cấp thông tin và đào tạo cán bộ, tổ chức cộng đồng,
xây dựng chính sách và quy chế, xây dựng hệ thống dịch vụ, hỗ trợ.
2.2.5. Philippin [1] [16]
Chương trình lâm nghiệp xã hội hợp nhất (ISFP) năm 1980 của Chính
phủ nhằm dân chủ hố việc sử dụng đất rừng cơng cộng và khuyến khích
việc phân chia một cách hợp lý các lợi ích của rừng. Chương trình đã đề cập
đến nhiều vấn đề trong đó có chứng chỉ hợp đồng quản lý (CSC) và bản thoả
thuận quản lý lâm nghiệp xã hội (CFSA): Bộ phận lâm nghiệp xã hội chịu
trách nhiệm xử lý và phát hành chứng chỉ hợp đồng quản lý CSC và bản
thỏa thuận quản lý lâm nghiệp xã hội. Giấy chứng chỉ CSC do Chính phủ
cấp cho người dân sống trong rừng đã có đủ tư cách pháp nhân, được quyền
sở hữu và sử dụng mảnh đất trong khu rừng mà họ đang ở và được hưởng
các thành quả trên mảnh đất đó. Chứng chỉ CSC cho phép sử dụng diện tích
thực đang ở hay canh tác nhưng khơng được vượt quá 7 ha. Các nhà lâm
nghiệp của văn phòng ở cấp huyện được uỷ quyền cấp các CSC với diện tích
dưới 5 ha, cịn diện tích từ 5 - 7 ha do giám đốc văn phòng phát triển lâm
nghiệp vùng duyệt. Diện tích lớn hơn 7 ha do tổng giám đốc văn phòng phát
triển lâm nghiệp phê duyệt.
Khác với giấy chứng chỉ CSC, bản thỏa thuận quản lý lâm nghiệp xã
hội (CFSA) là một hợp đồng giữa Chính phủ và một cộng đồng hay một hiệp

hội lâm nghiệp kể cả các nhóm bộ lạc. Sự khác nhau cơ bản giữa CSC và
CSFA là với CSFA đất không được nhượng cho cá nhân mà chỉ giao cho một
cộng đồng hay hiệp hội. Người được giao đất phải có kế hoạch trồng rừng,

14


nếu được giao dưới 300 ha thì năm đầu phải trồng 40% diện tích, 5 năm sau
phải trồng được 70% và sau 7 năm phải hoàn thành trồng rừng trên diện tích
được giao. CSC và CSFA có giá trị 25 năm và có thể gia hạn thêm 25 năm
nữa. Những người giữ CSC hay CSFA đều có trách nhiệm giữ gìn và bảo vệ
tài nguyên rừng trong khu vực thực hiện dự án ISFP.
Trên đây là một số chính sách về giao đất giao rừng của một số nước
châu Á. Tuỳ đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội và dân tộc mà mỗi nước có
chính sách riêng phù hợp với nước mình nhằm mục đích sử dụng, bảo vệ và
khai thác nguồn tài nguyên rừng và đất một cách tốt nhất.
2.3. CHÍNH SÁCH GIAO ĐẤT GIAO RỪNG Ở VIỆT NAM

2.3.1. Chính sách giao đất giao rừng ở Việt Nam qua các giai đoạn
Nhà nước ta đã ban hành nhiều luật, Nghị định, Quyết định, Chỉ thị…
về giao đất giao rừng nhằm gắn lao động với đất đai, tạo động lực phát triển
sản xuất nông lâm nghiệp, từng bước ổn định kinh tế xã hội và an ninh quốc
phòng. Đặc biệt từ năm 1988 đến nay với sự ra đời của Nghị quyết 10, Luật
đất đai 1988, Luật đất đai 1993, Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật
đất đai 1998, Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật đất đai 2001, Luật
đất đai 2003, Luật bảo vệ và phát triển rừng 1991, Luật bảo vệ và phát triển
rừng 2004, Nghị định 02/CP, Nghị định 64/CP, Nghị định 163/1999/NĐ-CP...
đã thực sự trao quyền quản lý và sử dụng lâu dài về đất đai cho các tổ chức,
hộ gia đình và cá nhân. Người sử dụng đất có các quyền: Chuyển đổi, chuyển
nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; quyền

thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất; quyền được bồi thường
khi Nhà nước thu hồi đất được xác định trong Luật đất đai.[4] Những quyền
này tạo cơ sở pháp lý về những lợi ích cụ thể để người sử dụng đất thực sự làm
chủ về việc sử dụng và kinh doanh trên đất được giao, từng bước khắc phục

15


tình trạng manh mún ruộng đất, tạo điều kiện tích tụ ruộng đất phù hợp, thúc
đẩy sản xuất nông lâm nghiệp phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá, thâm
canh đất đai, đổi mới cơ cấu sản xuất, đa dạng hóa cây trồng, sử dụng và bảo
vệ tốt tài nguyên môi trường theo hướng một nền nông lâm nghiệp bền vững.
2.3.1.1. Chính sách giao đất giao rừng giai đoạn 1945 - 1968
Trong giai đoạn này chính quyền cách mạng mới giành thắng lợi,
Đảng ta chủ trương từng bước giảm bớt sự bóc lột của giai cấp địa chủ, phú
nơng đối với nông dân nhằm nâng cao thu nhập cho nông dân và động viên
nhân dân phát triển sản xuất, phục vụ kháng chiến. Chính sách đất đai của
Nhà nước trong giai đoạn này hướng tới mục đích cải cách ruộng đất để
phân phối lại ruộng đất cho nông dân.
Ngày 19 tháng 12 năm 1953 Luật cải cách ruộng đất được ban hành;
những quy định của luật này nhằm thiết lập chế độ sở hữu ruộng đất, giải
phóng sức sản xuất ở nông thôn, cải thiện đời sống nông dân; tịch thu, trưng
thu đất của địa chủ, phú nông, phân chia ruộng đất cho nông dân lao động;
thực hiện khẩu hiệu “người cày có ruộng”. Nhà nước thừa nhận 2 hình thức
sở hữu về đất đai là sở hữu Nhà nước và sở hữu ruộng đất của người nông
dân. Chế độ phong kiến chiếm hữu ruộng đất vĩnh viễn bị xoá bỏ và đã chia
818.132 ha đất cho 8.449.243 khẩu, chiếm 72% tổng số khẩu ở nông thôn.
[7] [15] [44]
Trong 3 năm (1955 - 1957) quyền sử dụng và sở hữu ruộng đất được
bảo đảm bằng pháp luật, hàng loạt các chính sách mới khuyến khích sản xuất

nơng, lâm nghiệp phát triển. Từ đó, 85% diện tích đất bỏ hoang vì chiến tranh
ở miền Bắc đã được khôi phục, sản lượng cây trồng vật nuôi tăng lên, đời
sống nhân dân được cải thiện. [16]

16


Về hệ thống quản lý rừng: Trước cải cách ruộng đất (năm 1954 ở miền
Bắc) Việt Nam chưa có hình thức sở hữu Nhà nước về rừng. Rừng và đất
rừng lúc đó thuộc sở hữu tư nhân và cộng đồng thơn bản. Hình thức quản lý
tư nhân và cộng đồng cùng với nguồn tài ngun rừng lúc đó cịn dồi dào, nhu
cầu của con người chưa vượt quá sự tái tạo của rừng nên độ che phủ rừng của
Việt Nam chiếm tới 43%. Trong thời kỳ này hình thức quản lý rừng cộng
đồng phổ biến ở hầu khắp các thôn bản miền núi.
Sau cải cách ruộng đất thì quản lý rừng nhà nước là phổ biến, rừng
được giao cho các lâm trường quốc doanh và chính quyền địa phương quản lý
thơng qua các hợp tác xã (HTX). [13]
2.3.1.2. Chính sách giao đất giao rừng giai đoạn 1968 - 1986 [16] [21] [26]
Văn bản đầu tiên quy định giao đất giao rừng cho từng đối tượng cụ thể
là Quyết định 179/CP ngày 12/11/1968 của Chính phủ. Văn bản này đề ra hai
hình thức giao đất giao rừng:
- Giao cho hợp tác xã quản lý kinh doanh toàn diện.
- Giao cho hợp tác xã làm khốn từng khâu cơng việc.
Trong giai đoạn này Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản liên
quan đến vấn đề giao đất giao rừng trong đó nổi bật nhất là Chỉ thị 100CT/TW ngày 13/01/1981 của Ban chấp hành Trung ương Đảng “Về cải tiến
công tác khốn, mở rộng cơng tác khốn sản phẩm đến nhóm lao động và
người lao động trong hợp tác xã nơng nghiệp”. Chỉ thị này đã khuyến khích
mạnh mẽ nơng dân đầu tư cơng sức vào ruộng đất để có thu nhập vượt khốn
tạo nên luồng gió mới thổi vào cơ chế sản xuất trì trệ của các hợp tác xã.
Ngày 06/11/1982 Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định 184-HĐBT

“Về việc đẩy mạnh giao đất lâm nghiệp cho tập thể và cá nhân trồng cây gây

17


rừng, trước hết tập trung giao đất đồi núi trọc, rừng nghèo và rừng chưa giao
gcho lâm trường”. Nét mới của Quyết định này là mở rộng đối tượng giao đất
bao gồm HTX, tập đồn, hộ nơng dân, cơ quan, xí nghiệp, trường học, qn
đội. Qúa trình thực hiện Quyết định này đã chú ý đến việc tạo động lực kinh
tế cho tập thể và cá nhân sản xuất kinh doanh rừng phát triển. Diện tích đất và
rừng giao cho tập thể kinh doanh không hạn chế, đối với mỗi hộ gia đình, cá
nhân ở miền núi được cấp từ 2.000 - 2.500 m2 để làm vườn rừng, ngoài ra có
thể nhận khốn đất trống đồi núi trọc để trồng rừng theo quy hoạch.
Chính sách giao đất giao rừng giai đoạn này được các hợp tác xã hưởng
ứng, nhiều hợp tác xã đã nhận rừng để kinh doanh khai thác lâm sản, phần lớn
là dưới hình thức nhận giao khốn từng khâu công việc cho các lâm trường
quốc doanh. Tổng hợp kết quả giao đất, giao rừng trong thời kỳ 1968 - 1986
là đã giao 4.443.830 ha rừng và đất rừng cho 5.722 HTX, 2.271 cơ quan, đơn
vị trường học và 770.750 hộ gia đình.
2.3.1.3. Chính sách giao đất giao rừng giai đoạn từ 1986 đến nay
Thời kỳ đổi mới ở Việt Nam được đánh dấu bởi Nghị quyết Đại hội
Đảng lần thứ VI năm 1986 với tư tưởng chỉ đạo là triệt để xóa bỏ cơ chế kế
hoạch hố tập trung chuyển sang xây dựng nền kinh tế hàng hóa nhiều thành
phần, vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, theo định
hướng xã hội chủ nghĩa. Đường lối đổi mới được Nhà nước thể chế hóa bằng
Hiến pháp 1992, Luật đất đai 1988, Luật đất đai 1993, Luật sửa đổi bổ sung
một số điều của Luật đất đai 1998, 2001, Luật đất đai 2003, Luật bảo vệ và
phát triển rừng 1991, Luật bảo vệ và phát triển rừng 2004, Luật bảo vệ môi
trường 1994 và các văn bản pháp quy khác.
Tháng 4/1988 Bộ Chính trị TW Đảng khố VI ra Nghị quyết 10

NQ/TW “Về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp” và sau đó là Nghị quyết

18


hội nghị TW lần thứ VI (khoá VI) - tháng 3/1989, nội dung cơ bản của các
Nghị quyết này là giải phóng mạnh mẽ sức sản xuất nhằm khai thác hợp lý
tiềm năng lao động, đất đai, tăng nhanh sản lượng nơng sản hàng hố, lấy hộ
xã viên làm đơn vị kinh tế tự chủ, thực hiện chính sách một giá, thương mại
hố vật tư, nơng dân chỉ có một nghĩa vụ nộp thuế. Nghị quyết 10 là bước
phát triển tất yếu ở mức độ cao hơn theo định hướng của Chỉ thị 100: Giao
cho nông dân quyền quản lý nhiều hơn đối với các tư liệu sản xuất chính và
sản phẩm làm ra, quyền chủ động lớn hơn trong việc thực hiện các khâu trong
quy trình sản xuất. Nghị quyết 10 đã đổi mới quản lý ở nông thôn, xố bỏ bao
cấp trong lĩnh vực nơng nghiệp, xây dựng nền kinh tế theo hướng thị trường,
hộ gia đình nơng dân được xem là đơn vị kinh tế tự chủ và là đối tượng cho
việc giao đất ổn định lâu dài. Nghị quyết 10 cho phép khoán ruộng đất ổn
định cho nông dân tới 15 năm, người nông dân yên tâm về quyền lợi được
hưởng nên đầu tư công sức, của cải, trí tuệ nhiều hơn vào đồng ruộng làm
tăng sản lượng nông sản. Những thay đổi này kèm theo những yêu cầu mới về
chính sách như chính sách đất đai, xã hội, các quy định về tín dụng nơng thôn,
đăng ký đất đai và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ).
Với những nội dung đúng đắn đó Nghị quyết 10 đã tạo nên những
chuyển biến tích cực, quan trọng trong sản xuất nông nghiệp và nông thôn. Từ
năm 1988, hộ nông dân trong cả nước đã huy động mọi khả năng sẵn có về
lao động, vật tư, tiền vốn để đầu tư vào sản xuất trên 90% diện tích đất canh
tác, đẩy sản xuất nơng nghiệp phát triển mạnh mẽ hơn, đời sống nơng thơn
nhìn chung đã đạt được những kết quả cao hơn hẳn so với thời kỳ trước, Nghị
quyết 10 đã đặt nền móng cho chính sách đổi mới trong nơng nghiệp cũng
như trong tồn bộ nền kinh tế quốc dân.[11] [26]

Cùng với việc thực hiện Nghị quyết 10, ngày 19/08/1991 Luật bảo vệ
và phát triển rừng được ban hành. Điều 1 của Luật này đã xác định: “… Nhà

19


nước giao rừng, đất trồng rừng cho tổ chức và cá nhân; dưới đây gọi là chủ
rừng; để phát triển và sử dụng rừng ổn định, lâu dài theo quy hoạch và kế
hoạch của Nhà nước.” [14]. Cũng trong năm này Nghị quyết Đại hội Đảng
Cộng sản Việt Nam lần thứ VII đã chỉ rõ: “Trên cơ sở chế độ sở hữu toàn
dân về đất đai, ruộng đất được giao cho nông dân sử dụng ổn định lâu dài.
Nhà nước quy định bằng pháp luật các vấn đề thừa kế, chuyển quyền sử
dụng ruộng đất” [30]
Đặc biệt trong giai đoạn này Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng đã ban hành
Quyết định 327/CT ngày 15/09/1992 “Về việc ban hành một số chủ trương
chính sách sử dụng đất trống, đồi núi trọc, rừng, bãi bồi ven biển và mặt
nước”. Nội dung chương trình này tập trung tạo mới rừng phịng hộ và rừng
đặc dụng gồm: bảo vệ rừng, khoanh nuôi tái sinh, trồng rừng, gắn nông
nghiệp với lâm nghiệp, giải quyết việc làm… Chương trình 327 đã tạo điều
kiện để phát triển tài nguyên rừng, phủ xanh đất trống đồi núi trọc khu vực
miền núi và ven biển, phát triển hệ thống nông lâm nghiệp, khôi phục môi
trường sinh thái, nâng cao đời sống người dân, đảm bảo an ninh chính trị khu
vực miền núi. Mặt khác Chương trình đã có tác dụng điều chỉnh lao động, dân
cư giữa các vùng, nâng lên một bước nhận thức về bảo vệ, chăm sóc rừng,
lâm nông kết hợp, tiếp thu kỹ thuật thâm canh, ý thức sản xuất hàng hóa của
đồng bào các dân tộc vùng đồi núi. [21]
2.3.2. Những nội dung chính của Nghị định 64/CP ngày 27/9/1993 và Nghị
định 163/1999/NĐ-CP ngày 16/11/1999 của Chính phủ [17] [18]
2.3.2.1. Nghị định 64/CP
Nghị định 64/CP ngày 27/9/1993 của Chính phủ quy định việc giao đất

nơng nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích
sản xuất nơng nghiệp bao gồm những nội dung sau:

20



×