Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT CỦA 9 GIỐNGNG NGÔ ( Zea mays L. ) TẠI VÙNG ĐẤT ĐỎ, TRẢNG BOM, ĐỒNG NAI TRONG VỤ HÈ THU NĂM 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.1 MB, 78 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN
VÀ NĂNG SUẤT CỦA 9 GIỐNGNG NGÔ (Zea mays L.)
TẠI VÙNG ĐẤT ĐỎ, TRẢNG BOM, ĐỒNG
NAI TRONG VỤ HÈ THU NĂM 2010

Họ và tên sinh viên: LÊ VĂN CHUNG
Ngành:NÔNG HỌC
Niên khoá: 2004 - 2008

Tháng 12/2010


KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT
CỦA 9 GIỐNG NGÔ (Zea mays L.) TẠI VÙNG ĐẤT ĐỎ, TRẢNG BOM,
ĐỒNG NAI TRONG VỤ HÈ THU NĂM 2010

Tác giả

LÊ VĂN CHUNG

Khoá luận được đệ trình để đáp ứng yêu
cầu cấp bằng kỹ sư nông nghiêp ngành Nông học

Giáo viên hướng dẫn:
PGS. TS. PHAN THANH KIẾM
ThS. VŨ XUÂN QUÝ



Tháng 12 năm 2010
i


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên con xin ghi ơn bố mẹ em, đã sinh thành, nuôi dưỡng dạy bảo và tạo
mọi điều kiện tốt nhất để cho con học tập và hoàn thành khóa học này.
Em xin chân thành cảm ơn ban Giám Hiệu Trường Đại Học Nông Lâm
TP.HCM, Ban chủ nhiệm khoa Nông Học cùng quý thầy cô trong khoa, đã trang bị
cho em những kiến thức quý báu trong suốt thời gian học tập tại trường.
Em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy Phan Thanh Kiếm, người đã chỉ bảo
nhiệt tình trong suốt thời gian thực hiện đề tài, giúp em hoàn thành khóa luận này.
Xin chân thành cảm ơn Trạm nghiên cứu ngô tại Trảng Bom Đồng Nai, Viện
nghiên cứu ngô Quốc gia, cảm ơn Ths. Vũ Ngọc Qúy, Kỹ sư Nguyễn Duy Duyên, kỹ
sư Đặng Văn Quân đã tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi trong quá trình thực hiện đề
tài.
Tôi xin cảm ơn tất cả các bạn đã động viên và giúp đỡ tôi trong quá trình học
tập và trong thời gian làm đề tài tốt nghiệp.
Sinh Viên
LÊ VĂN CHUNG

ii


TÓM TẮT
Đề tài: “Khảo sát đặc điểm sinh trưởng, phát triển và năng suất của 9 giống
ngô tại vùng đất đỏ Trảng Bom, Đồng Nai trong vụ hè thu năm 2010” được tiến
hành tại Trạm nghiên cứu ngô Trảng Bom Đồng Nai thuộc Viện Nghiên cứu ngô
Quốc gia, từ ngày 19/5/2010 đến ngày 23/8/2010 nhằm đánh giá sự sinh trưởng, phát

triển và năng suất 9 giống ngô lai và chọn giống tốt cho sản xuất..
Tham gia thí nghiệm gồm 9 giống ngô: TR1, VS-6, SB09-9, VS-31, LS-0737,
LVN81, LS-0997, SB09-13, TR104-1 và giống đối chứng C919, được bố trí theo kiểu
khối đầy đủ ngẫu nhiên, một yếu tố với 3 lần lập lại, trên đất sét pha thịt màu đỏ (sét
54%, thịt 27%, cát 19%).
Kết quả nghiên cứu:
1. Tất cả 09 giống ngô lai đều sinh trưởng, phát triển tốt, có thời gian sinh
trưởng trung bình từ 89 - 95 ngày, chiều cao cây trung bình 216,7 – 243 cm, số lá
trung bình 18,1 – 20,6 lá. Các giống có khả năng chống chịu sâu bệnh ở mức độ nhẹ
đến trung bình.
2. Trong 9 giống thí nghiệm, ba giống SB09-13, TR104-1 và LVN 81 là giống
tốt nhất, có năng suất vượt giống đối chứng rất tin cậy (P < 0,01):
- Giống SB09-13, có thời gian sinh trưởng 95 ngày, chiều cao cây 243 cm, khả
năng chống đổ ngã tốt ít sâu bệnh, năng suất lý thuyết 86,4 tạ/ha, năng suất thực thu
75,6 tạ/ha, vượt 9,2 % so với giống ĐC C919 (69,2 tạ/ha).
- Giống TR104-1, có thời gian sinh trưởng 95 ngày, chiều cao cây 239,7 cm,
khả năng chống đổ ngã tốt ít sâu bệnh, năng suất lý thuyết 83,0 tạ/ha, năng suất thực
thu 75,1 tạ/ha, vượt 8,5 % so với giống ĐC C919.
- Giống LVN 81: có thời gian sinh trưởng 89 ngày, chiều cao cây 217,7 cm,
khả năng chống đổ ngã tốt ít sâu bệnh, năng suất lý thuyết 84,8 tạ/ha, năng suất thực
thu 74,7 tạ/ha, vượt 7,9 % so với giống ĐC C919.

iii


MỤC LỤC
Trang tựa. ....................................................................................................................i
Lời cảm tạ...................................................................................................................ii
Tóm tắt .....................................................................................................................iii
Danh sách chữ viết tắc ..............................................................................................iv

Danh sách các bảng ....................................................................................................v
Danh sách các biểu đồ và các hình.............................................................................vi
Chương 1: MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề............................................................................................................. 1
1.2 Mục tiêu ............................................................................................................... 2
1.3 Yêu cầu................................................................................................................. 2
1.4 Phạm vi nghiên cứu .............................................................................................. 2
Chương 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Khái quát đặc điểm về cây ngô ............................................................................. 3
2.1.1 Nguồn gốc cây ngô ............................................................................................ 3
2.1.2 Phân loại thực vật cây ngô ................................................................................. 3
2.1.3 Đặc điểm thực vật học cây ngô ..........................................................................3
2.1.4 Công dụng của ngô ........................................................................................... 4
2.2 Tình hình sản xuất ngô thế giới và Việt Nam ....................................................... 6
2.2.1 Tình hình sản xuất ngô ở thế giới .......................................................................6
2.2.2 Tình hình sản xuất ngô Việt Nam.......................................................................7
2.3 Tình hình nghiên cứu giống ngô ngô thế giới và Việt Nam ...................................8
2.3.1 Nghiên cứu giống ngô trên thế giới ....................................................................8
2.3.2 Nghiên cứu giống ngô ở Việt Nam ....................................................................9
2.3.3 Các giống ngô hiện trồng ở VN...................................................................... ..10
2.4 Tình hình sản xuất ngô tại Đồng Nai và các giống ngô hiện trồng.........................10
2.4.1 Tình hình sản xuất ngô tại Đồng Nai....................................................................10
2.4.2 Các giống ngô hiện trồng tại Đồng Nai và yêu cầu giống ngô.............................11
Chương 3: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Thời gian, địa điểm và điều kiện nghiên cứu .................................................. .....12
iv


3.1.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu .................................................................... 12
3.1.2 Điều kiện nghiên cứu ....................................................................................... 12

3.2 Phương pháp nghiên cứu..................................................................................... 14
3.2.1 Bố trí thí nghiệm .............................................................................................. 15
3.2.2 Chỉ tiêu và phương pháp theo dõi..................................................................... 15
3.5 Phương pháp xử lý số liệu................................................................................... 19
Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 Thời gian sinh trưởng và phát triển của các giống ngô ....................................... 20
4.1.1 Thời gian từ gieo đến khi mọc.......................................................................... 21
4.1.2 Thời gian từ khi mọc đến tung phấn ................................................................. 21
4.1.3 Thời gian từ gieo đến phun râu ........................................................................ 22
4.1.4 Khoảng cách thời gian giữa tung phấn và phun râu .......................................... 22
4.1.5 Thời gian từ gieo đến chín sinh lý .................................................................... 22
4.2 Động thái và tốc độ tăng trường chiều cao cây .................................................... 23
4.2.1 Động thái phát triển chiều cao qua các kỳ theo dõi........................................... 23
4.2.2 Tốc độ tăng trưởng chiều cao .......................................................................... 24
4.3 Số và tốc độ ra lá ................................................................................................ 26
4.3.1 Số lá................................................................................................................. 26
4.3.2 Tốc độ ra lá ...................................................................................................... 28
4.4 Diện tích lá và chỉ số diện tích lá ........................................................................ 29
4.4.1 Diện tích lá ...................................................................................................... 29
4.4.2 Chỉ số diện tích lá ........................................................................................... 30
4.5 Các chỉ tiêu liên quan đến khả năng chống đổ ngã .............................................. 31
4.5.1 Chiều cao cây cuối cùng .................................................................................. 32
4.5.2 Chiều cao đóng trái .......................................................................................... 33
4.5.3 Tỷ lệ chiều cao đóng trái/chiều cao cây............................................................ 33
4.5.4 Đường kính thân .............................................................................................. 33
4.5.5 Tỷ lệ đổ ngã ..................................................................................................... 34
4.6 Tình hình sâu hại ................................................................................................ 34
4.6.1 Sâu đục thân..................................................................................................... 34
4.6.2 Bệnh khô vằn ................................................................................................... 35
v



4.6.3 Bệnh đốm lá..................................................................................................... 36
4.7 Các đặc trưng về hình thái trái ............................................................................ 36
4.7.1 Độ bao bọc của lá bi......................................................................................... 37
4.7.2 Chiều dài trái ................................................................................................... 37
4.7.3 Chiều dài đóng hạt ........................................................................................... 37
4.7.4 Đường kính trái................................................................................................ 37
4.7.5 Màu sắc của hạt ............................................................................................... 37
4.8 Các yếu tố cấu thành năng suất ........................................................................... 38
4.8.1 Số trái hữu hiệu trên cây .................................................................................. 38
4.8.2 Tỉ lệ hạt trên trái .............................................................................................. 38
4.8.3 Khối lượng 1000 hạt ........................................................................................ 38
4.8.4 Số hàng hạt trên trái ........................................................................................ 39
4.8.5 Số hạt trên hàng ............................................................................................... 39
4.8.6 Năng suất lý thuyết .......................................................................................... 40
4.8.7 Năng suất thực thu ........................................................................................... 40
Chương V: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
5.1 Kết luận .............................................................................................................. 42
5.2 Đề nghị ............................................................................................................... 42
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 43
PHỤ LỤC................................................................................................................ 44

vi


DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT
FAO: Food and Agriculture Organization of the United Nations (Tổ chức Nông
– Lương Liên hiệp Quốc).
CIMMYT: International Maize and Wheat Improvement Center (Trung tâm cải

thiện giống Ngô và Lúa mỳ Quốc tế)
ĐBSCL: Đồng Bằng Sông Cửu Long.
ĐC: Đối Chứng
TLBH: Tỷ lệ bệnh hại
CSB: Chỉ số bệnh
CDT: Chiều dài trái
CDĐH: Chiều dài đóng hạt
ĐKT: Đường kính trái
ĐBKLB: Độ bọc kín lá bi
MSH: Màu sắc hạt
NSG: Ngày Sau Gieo
THH: Trái hữu hiệu
SH: Số hàng
NSLT: Năng suất lý thuyết
NSTT: Năng suất thực thu

vii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Giá trị dinh dưỡng của ngô so với một số loại rau khác............................... 5
Bảng 1.2 Diện tích, năng suất, sản lượng ngô thế giới từ 2004-2009.............................6
Bảng 1.3. Diện tích, năng suất, sản lượng ngô Việt Nam năm 2004-2009.....................7
Bảng 3.1: Kết quả phân tích đất thí nghiệm..................................................................12
Bảng 3.2: Đặc điểm về khí tượng thủy văn trong các tháng tiến hành tiến hành thí
nghiệm, tại vùng áp Bàu Cá, Trảng Bom, Đồng Nai, năm 2010...................................13
Bảng 3.3: Các giống ngô tham gia thí nghiệm..............................................................14
Bảng 4.1: Thời gian sinh trưởng và phát triển của các giống ngô lai...........................20
Bảng 4.2: Động thái tăng trưởng chiều cao cây của các giống ngô..............................23
Bảng 4.3: Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của các giống ngô..................................25

Bảng 4.4: Số lá qua các thời kỳ của các giống ngô......................................................27
Bảng 4.5: Tốc độ ra lá của các giống ngô qua các giai đoạn .......................................28
Bảng 4.6: Diện tích lá của các giống ngô qua từng giai đoạn......................................29
Bảng 4.7: Chỉ số diện tích lá của các giống ngô qua các giai đoạn..............................31
Bảng 4.8: Các yếu tố liên quan đến khả năng chống đổ ngã của ngô...........................32
Bảng 4.9: Tính chống chịu một số sâu bệnh hại của các giống ngô.............................35
Bảng 4.10: Các đặc điểm hình thái trái của các giống ngô...........................................36
Bảng 4.11: Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống ngô thí
nghiệm...........................................................................................................................41

viii


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Ngô là cây lương thực giàu dinh dưỡng (chất béo, Vitamin) hơn hẳn lúa gạo và lúa
mì. Nắm bắt được tầm quan trọng đối với đời sống con người, do đó ngay từ những
năm đầu thế kỷ trước ngô đã là đối tượng nghiên cứu của các nhà khoa học nông
nghiệp. Ngô là một trong ba loại ngũ cốc quan trọng nhất cung cấp lương thực, thực
phẩm cho con người. Ngày nay, ngô còn được dùng sản xuất năng lượng sinh học
ethanol, chế biến thức ăn gia súc, tinh bột.
Theo FAO, năm 2009: sản lượng ngô của thế giới là 808,6 triệu tấn, trong khi lúa
mì là 687,0 triệu tấn, lúa nước là 685,01 triệu tấn.
Trong tình hình gia tăng dân số thế giới như hiện nay, để đáp ứng được nhu cầu
cho con người bắt buộc sản lượng ngô phải tăng cao trong tương lai. Dự báo đến năm
2020 nhu cầu ngô của thế giới có thể đạt 837 triệu tấn (Trần Hồng Uy, 2001).
Với đặc thù về thời tiết khí hậu rất thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển vì
thế ngô là cây lương thực quan trọng đứng thứ hai chỉ sau cây lúa ở Việt Nam. Ngô
được định vị trồng hầu như ở khắp nước, trong thời gian qua với tiến bộ của khoa học

kỹ thuật về giống, kỹ thuật canh tác đã được áp dụng rộng rãi nhằm gia tăng sản lượng
của cây ngô từ 29 tạ/ha năm 2000 (thống kê năm 2000) lên đến 35,5 tạ/ha năm 2005
(Nguyễn Sinh Cúc, 2005).
Nhìn chung được đầu tư và quan tâm của các cấp nhưng sản xuất ngô nước ta về
sản lượng vẫn còn thấp năng suất so với nhiều nước trên thế giới. Sản lượng sản xuất
ra chưa đáp ứng đủ nhu cầu trong nước, vẫn phải nhập một khối lượng nhất định để
chế biến thức ăn phục vụ cho chăn nuôi. Đông Nam Bộ là một vùng sản xuất ngô hàng
hoá quan trọng trong 8 vùng sản xuất ngô ở nước ta. Năm 2006, năng suất ngô Đông
Nam Bộ là 44,9 tạ/ha đứng thứ 2 (sau ĐBSCL 53,9 tạ/ha), sản lượng 516,5 nghìn tấn
9


đứng thứ 3 (sau Tây Nguyên là 989,7 nghìn tấn và Đồng bằng Bắc Bộ là 612,7 nghìn
tấn) (Niên giám thống kê 2007).
Đồng Nai là tỉnh có diện tích trồng ngô khá lớn, năm 2006 diện tích đạt 56,8
nghìn ha, nhưng năng suất trung bình mới đạt 50,1 tạ/ha (Niên giám thống kê, 2007).
Để nâng cao năng suất, nâng cao hiểu quả sản xuất cho nông dân, ngoài việc nghiên
cứu quy trình canh tác mới cần thiết phải đưa ra các giống ngô mới có tiềm năng năng
suất cao.
Xuất phát từ nhu cầu thực tế, được sự cho phép của khoa Nông Học Trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh, sự đồng ý của thầy hướng dẫn cùng với sự
giúp đỡ và tạo điều kiện tốt của Trạm nghiên cứu ngô khu vực phía Nam tại Đồng Nai
thuộc Viện nghiên cứu ngô Quốc gia, đề tài “Khảo sát đặc điểm sinh trưởng, phát
triển và năng suất của 9 giống ngô (Zea mays. L), Trảng Bom, Đồng Nai trong vụ
hè thu năm 2010” được thực hiện.
1.2 Mục tiêu
Đánh giá sự sinh trưởng, phát triển và năng suất 9 giống ngô lai và chọn giống tốt
cho sản xuất.
1.3 Yêu cầu
- Bố trí thí nghiệm đồng ruộng và theo dõi các chỉ tiêu chính trên 9 giống ngô lai

- Xử lý thống kê các số liệu thu thập để chọn giống tốt.
1.4 Phạm vi nghiên cứu
Do điều kiện và thời gian còn hạn chế nên đề tài chỉ có thể khảo sát về tình hình
sinh trưởng, phát triển, khả năng chống chịu sâu bệnh hại và năng suất trồng ngô của 9
giống chỉ trong ở Trảng Bom, Đồng Nai vụ Hè Thu 2010.

10


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Khái quát đặc điểm về cây ngô
2.1.1 Nguồn gốc cây ngô
Ngô là sản phẩm thuần dưỡng trực tiếp từ cỏ ngô (Zea mays ssp. Parviglumis)
một năm ở Trung Mỹ, có nguồn gốc từ khu vực thung lũng sông Balsas ở miền nam
Mexico, với tối đa 12% vật chất gen của nó thu được từ Zea mays ssp. Parviglumis
thông qua sâm nhập gen.
Ngô sinh ra từ quá trình lai ghép giữa ngô thuần hóa nhỏ (dạng thay đổi không
đáng kể của ngô dại) với cỏ ngô thuộc đoạn Luxuriantes, có thể là Z.luxurians hoặc
Z.diploperennis.
Ngô tiến hóa từ quá trình lai ghép của Z.diploperennis với Tripsancum
dactyloides. (Thuật ngữ cỏ ngô ở đây chỉ tất cả các loài và phân loài trong Zea, ngoại
trừ Zeamays ssp.mays.) vào cuối thập niên 1930, Paul Mangelsdorf cho rằng ngô thuần
dưỡng là kết quả của lai ghép giữa ngô dại mà con người không biết rõ với loài trong
chi Tripsancum, một chi có họ hàng gần.
2.1.2 Phân loại thực vật cây ngô
Ngô có tên khoa học là Zea mays L., thuộc chi Zea, phân họ ngô (Maydeae), họ
phụ hoà thảo (Panicoideae), bộ hoà thảo (Gaminales), lớp một lá mầm
(Monocotyledoneae), ngành hạt kín (angiospev-matophyta), giới thực vật bậc cao
(Cosmobionia) và có bộ nhiễm sắc thể n = 10 (Ngô Hữu Tình, 1997). Ngô có nguồn

gốc được thuần hóa từ Teosinte từ một loại ngô tại Nam Mỹ.
2.1.3 Đặc điểm thực vật học cây ngô
Thân cây ngô trông tương tự như thân cây của các loài tre và các khớp nối (các
mấu hay mắt) có thể có cách 20-30 cm. Ngô có hình thái phát triển rất khác biệt, các
hình lá phát triển rộng bản, dài khoảng 50-100 cm và rộng 5-10 cm; thân cây thẳng,
thông thường cao 2-3 m, với các lá toả ra từ mỗi mấu với bẹ nhẵn. Dưới các lá này và
11


ôm sát thân cây là các ổ trái ngô. Khi còn non, chúng dài lên khoảng 3cm mỗi ngày.
Từ các đốt ở phía dưới sinh ra một số rễ.
Các các bắp ngô là các cụm hoa cái hình bông, được bao bọc trong một số lớp
lá, và được các lá này bao chặt vào thân đến mức chúng không lộ ra cho đến khi mọc
râu. Râu ngô là các núm nhụy thun dài trông giống như một búi tóc, ban đầu màu xanh
lục sau đó chuyển sang màu hung đỏ hay hung vàng. Khi được gieo trồng để làm cỏ ủ
chua cho gia súc thì người ta gieo hạt dầy dặn hơn và thu hoạch khi ngô bắt đầu xuất
hiện các bắp non, do tỷ lệ bắp là thấp
Ngô là loại thực vật cần thời gian ban đêm dài và ra hoa trong một lượng nhất
định ngày nhiệt độ tăng trưởng >100C trong môi trường mà nó thích nghi. Biên độ ảnh
hưởng mà thời gian ban đêm dài có đối với số ngày cần phải có để ngô ra được quy
định theo di truyền và được điều chỉnh bởi hệ thống sắc tố thực vật.
Trên đỉnh của thân cây là cụm hoa đuôi sóc hình chùy chứa các hoa đực, được
gọi là cờ ngô. Mỗi râu ngô đều có thể được thụ phấn để tạo ra một hạt trên trái. Các
trái ngô non có thể dùng làm thức ăn với toàn bộ lõi và râu. Nhưng khi trái đã già
(thường là vài tháng sau khi trổ) thì lõi ngô trở nên cứng và râu thì khô đi nên không
ăn được.
Các hạt ngô là dạng quả thóc với vỏ quả hợp nhất với lớp áo hạt, là kiểu quả
thông thường thấy ở họ hòa thảo. Nó gần giống như một loại quả phức về cấu trúc,
ngoại trừ là các quả riêng biệt (hạt ngô) không bao giờ hợp thành một khối duy nhất.
Các hạt ngô kích cỡ như hạt đậu cô ve, và bám chặt thành các hàng tương đối đều

nhau xung quanh một lõi trắng để tạo nên trái ngô, mỗi trái ngô dài khoảng 10-20cm,
chứa khoảng 200-400 hạt. Các hạt có màu như ánh đen, xám xanh, đỏ, trắng và vàng.
Khi được nghiền thành bột, ngô tạo ra nhiều bột và ít cám hơn so với lúa mì. Tuy
nhiên lại không có gluten như lúa mì và như thế sẽ làm cho thúc ăn dạng nướng có độ
trương nở kém hơn (Trần Thị Dạ Thảo)
2.1.4 Công dụng của ngô
2.1.4.1 Ngô dùng làm lương thực cho con người
Năm loại cây lương thực chính trong đó có cây ngô. Tất cả các nước trồng ngô
nói chung đều định vị lấy cây ngô làm lương thực ở mức độ khác nhau. Ngô được sử
dụng làm lương thực cho người rất đa dạng. Ngô là cây lương thực quan trọng trên
12


toàn thế giới, ngô nuôi sống 1/3 dân số thế giới. Ngô cung cấp nhiều năng lượng và có
hàm lượng protit, lipit cao hơn so với gạo và khoai lang. Toàn thế giới sử dụng 21%
sản lượng. Hạt ngô có thành phần dinh dưỡng cao hơn hạt gạo (bảng 1.1)
Bảng 1.1: Giá trị dinh dưỡng của ngô so với một số loại rau khác (phân tích 100g)
Thành phần

Ngô rau

Cải bắp

Chất béo (g)

0,20

0,20

0,20


0,20

Protein (g)

19,0

1,75

1,75

0,60

Hydratcacbon (g)

8,20

5,30

1,00

2,40

Canxi (mg)

28,00

64,00

4,10


19,00

Phospho (mg)

26,00

26,00

18,00

12,00

0,10

0,70

0,80

0,10

Vitamin (IU)

60,00

75,00

73,50

0,00


Thiamin (mg)

0,05

0,05

0,04

0,02

Riboflavin (mg)

0,08

0,05

0,04

0,02

11,00

62,00

29,00

10,00

Sắt (mg)


Acid ascosbic (mg)

Cà chua

Dưa chuột

(Nguồn FAOSTAT, 2005)
2.1.4.2 Ngô cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp
Ngô là nguyên liệu cho các nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi tổng hợp mặt
khác ngô còn là nguồn nguyên liệu thiết yếu cho nhà máy sản xuất rượi cồn, dầu, bánh
kẹo. Ngoài ra ngô còn được dùng để sản xuất năng lượng sinh học ethanol, thay thế
phần nhiên liệu xăng. Ở Mỹ năm 2005 – 2006 đã dùng 40,6 triệu tấn ngô để chế biến
ethanol.
2.1.4.3 Ngô là nguồn hàng hoá xuất khẩu
Hiện tại, giá ngô kỳ hạn đang đứng ở mức 10,23 USD/tạ. Ngô là mặt hàng
nông sản hàng hoá rất quan trọng trên thị trường thế giới. Trên thế giới hàng năm
lượng ngô xuất khẩu đạt khoảng 70 triệu tấn bằng 11,5% so với trong sản lượng ngô
với giá bình quân trên dưới 100USD/tấn. (Trần Thị Dạ Thảo, 2003). Hạt ngô là mặt
hàng nông sản hàng hoá rất quan trọng trên thị trường thế giới.
2.1.4.4 Ngô làm thức ăn chăn nuôi
Ngô là nguồn thức ăn quan trọng nhất hiện nay phục vụ cho nghành chăn nuôi
gia súc. Mặt khác cây ngô còn là nguồn thức ăn xanh cung cấp rất tốt cho nhiều loài
13


gia súc.
Với tình hình ngành chăn nuôi trên thế giới có su hướng phát triển mạnh, đây
được xem như yếu tố gián tiếp thúc đẩy sự gia tăng sản lượng của cây ngô trên toàn
thế giới.

2.1.4.5 Ngô làm thực phẩm và thuốc chữa bệnh
Theo đông y, ngô có vị ngọt tính bình có tác dụng lợi tiểu, chữa bệnh viêm thận
phù thũng, viêm đường tiết niệu, viêm gan, đái tháo đường, huyết áp.
Chính vì ngô chứa nhuều thành phần dinh dưỡng phong phú và đầy đủ mà ngô
đã được dùng rất nhiều trong thành phần thức ăn bổ sung.
Trong râu ngô có chứa nhiều kali, tinh dầu, vitamim C. Chính vì vậy, nước râu
ngô được coi là nước uống tăng cường sức đề kháng, lợi tiểu.
2.2. Tình hình sản xuất ngô thế giới và Việt Nam
2.2.1 Tình hình sản xuất ngô ở thế giới
Ngành sản suất ngô thế giới liên tục tăng từ đầu thế kỹ 20 tới nay, nhất là trong
40 năm gần đây, ngô là cây trồng có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong những cây
lương thực chủ yếu. Vào năm 1961 năng suất ngô trung bình chỉ chưa đạt 20 tạ/ha,
năm 2004 đạt 49,9 tạ/ha. Năm 2007, theo USDA diện tích ngô đã vượt qua lúa nước,
với 157 triệu/ha, đạt năng suất 4,9 tấn/ha và sản lượng đạt kỷ lục 766,2 triệu tấn.
Nguồn số liệu của (FAOSTAT, USAD 2008).
Bảng 1.2 Diện tích, năng suất, sản lượng ngô thế giới từ 2004-2009
Diện tích

Năng suất

Sản lượng

(triệu ha)

(tấn/ha)

(triệu tấn)

2004


147,4

4,93

728,0

2005

147,8

4,84

715,8

2006

146,7

4,76

699,3

2007

157,9

4,94

784,8


2008

161,0

5,10

822,7

2009

156,3

517

808,6

Năm

(Nguồn: FAOSTAT, 2009)

14


Kết quả trên có được, trước hết nhờ ứng dụng rộng rãi lưu thuyết ưu thế lai
trong chọn giống, đồng thời không ngừng cải thiện các biện pháp kỹ thuật canh tác.
Đặc biệt trong 10 năm lại đây cùng với nhiều thành tựu mới trong chọn tao giống lai
nhờ áp dụng phương pháp truyền thống với công nghệ sinh học thì việc ứng dụng công
nghệ cao trong canh tác cây ngô đã góp phần gia tăng sản lượng.
Cây ngô là cây ngũ cốc đã và đang chiếm vị trí quan trọng thứ ba chỉ đứng sau
lúa gạo và lúa mì. Theo dự báo và thống kê của Viện Nghiên cứu Chương trình Lương

thực Thế giới (IPRI, 2003), tới năm 2020 nhu cầu ngô thế giới là 852 triệu tấn.
Đặc biệt bước sang thế kỉ 21, cùng với những thành tựu mới trong việc tạo
giống lai, nhờ áp dụng phương pháp truyền thống với công nghệ sinh học thì việc ứng
dụng công nghệ cao trong canh tác cây ngô đã góp phần đưa năng suất ngô thế giới
vượt lên lúa mì và lúa nước.
2.2.2 Tình hình sản xuất ngô Việt Nam
Ở Việt Nam ngô là cây lương thực đứng thứ hai sau cây lúa và có vai trò quan
trọng nhất đối với ngành chăn nuôi. Năng suất và sản lượng ngô liên tục tăng trong các
năm ngần đây là do nhiều yếu tố nhưng chủ yếu là công tác giống. Diện tích ngô nước
ta năm 2009 đạt 1.086.800 ha, năng suất đạt 40,8 tạ/ha, và sản lượng đạt 4.431.800 tấn
(FAOSATAT, 2009). Tuy nhiên, hàng năm chúng ta vẩn còn phải nhập một khối
lượng thương phẩm ngô để chế biến làm thức ăn cho chăn nuôi và khối lượng không
nhỏ hạt giống ngô lai cho sản xuất.
Bảng 1.3. Diện tích, năng suất, sản lượng ngô Việt Nam năm 2004-2009
Diện tích

Năng suất

Sàn lượng

(1000 ha)

(tấn/ha)

(1000tấn)

2004

991,1


3,46

3430,9

2005

1052,6

5,10

5378,1

2006

1033,1

3,73

3854,6

2007

1096,1

3,92

4303,2

2008


1140,2

4,01

4573,1

2009

1086,8

4,08

4431.8

Năm

(Nguồn: FAOSTAT, 2009)
15


2.3 Tình hình nghiên cứu giống ngô thế giới và Việt Nam
2.3.1 Nghiên cứu ngô trên thế giới
Ngô được xem là cuộc cách mạng xanh của nửa đầu thế kỷ 20, người đặt nền
tảng ưu thế lai ở cây ngô đầu tiên là Charles Darwin.Vào năm 1781, từ một thí nghiệm
nhỏ trong nhà kính ông nhận thấy rằng những cây giao phối phát triển cao hơn những
cây tự phối 20%.
Ngày 5/11/1492 hai thuỷ đoàn thám hiểm của Christopher Colombus phát hiện
ra cây ngô tại nội địa của Cuba. Nhờ những đặc tính ưa việt của cây ngô mà ngô đã
được lan truyền khắp nơi trên thế giới.
Từ những cây ngô dại này, qua thuần hoá đã tạo ra được những giống ngô cho

năng suất thích ứng với từng vùng trên thế giới, đặc biệt việc tạo ra ngô lai là thành
tựu quan trọng vì năng suất được tăng vượt trội.
Thực tế trước Darwin, năm 1694 đà có nhiều nhà khoa học người Đức và Anh
đã lai tạo và ghi chép những quan sát của mình về ưu thế lai. Charles Darwin đã
khuyến khích nhiều nhà thực vật học trẻ đi vào nghiên cứu và lai tạo ngô. Một trong số
đó là W.J.Beal nhà thực vật học Midigan trẻ tuổi có đam mê nghiên cứu ngô lai.
Beal đã trao đổi với Darwin về rất nhiều công trình của ông về tự phối và giao
phấn thực vật. Chính Beal đã đưa thí nghiệm nhỏ của Darwin ra quy mô lớn ngoài
đồng ruộng năm 1878.
Như chúng ta đã biết, vào nửa đầu thế kỉ 19 các trang trại chủ đã biết lợi dụng
những ưu việt của hỗn hợp các giống ngô khác nhau trong sản xuất.
Vào nửa cuối thế kỉ 19 các phương pháp cải tạo đã rõ ràng hơn trước, mang tính
chất khoa học chứ không trông chờ vào may rủi. Đó là công trình của 1 giai đoạn mới
cải tạo cây ngô được William James Beal tiến hành tại Học Viện Nông Nghiệp
Michigan (sau trở thành trường Đại Học bang Michigan). Năm 1977 lần đầu tiên ông
đã tiến hành việc lai có kiểm soát giữa các giống ngô với mục đích duy nhất là tăng
năng suất bởi ưu thế lai. Kết quả của những thí nghiệm đó đã kích thích các nhà tạo
giống ngô suy nghĩ cho sự phát triền ngô lai hiện đại.
Có lẽ do khâm phục Darwin và được ông khuyến khích nên W. J. Beal đã tiến
hành lai có kiểm soát các giống ngô.
Năm 1876, W. J. Beal đã trình bày kết quả thí nghiệm đầu tiên của ông và nhấn
16


mạnh cần thiết phải quản lý bố mẹ cải tạo cây trồng. Ông nói: “…lai tạo cây trồng tuy
còn phôi thai, song tôi tiên đoán trước rằng trong tương lai sẽ có những bước tiến vĩ
đại theo hướng này cho lúa mì, yến mạch, ngô, rau, cây ăn quả, cây cảnh…”(Trích dẫn
bởi Bùi Mạnh Cường, 2007).
Geoge Harrson Shull là người đầu tiên tạo dòng thuần tự phối và giống lai giữa
dòng. Năm 1905 – 1907 ông đả tiến hành những thí nghiệm của mình. Qua thí nghiệm

Geoge Harrson Shull đã nhận biết được động tự phối và giao phối. Ông còn nhận thấy
tự phối dẫn tới sự suy giảm kích thích của cây, giam sức sống và năng xuất thấp.
D F. Jones năm 1917 ở trại thí nghiệm Connecticut đưa ra giải pháp lai kép thì
sản xuất ngô lai mới khả quan.
Edwar m.East là người xây dựng nhiều nhất về kiến thức chủ yếu cho sự phát
triển cây ngô lai bây giời.
2.3.2 Nghiên cứu ngô ở Việt Nam
Ngô xem là cây lương thực định vị quan trọng thứ hai sau cây lúa. So với các
nước trên thế giớ năng suất ngô nước ta còn thấp. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây
tình trạng đó đã được cải thiện một cách đáng kể do thay đổi theo hướng tiến bộ và áp
dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất.
Giai đoạn 2001 – 2005, đề tài nghiên cứu giống ngô lai thích hợp cho các vùng
sinh thái đã thiết lập được mạng lưới nghiên cứu chọn tạo giống ở các vùng trồng ngô
chính.
Trong những năm ngần đây Trung tâm Nghiên cứu và sản xuất giống ngô Sông
Bôi đã Nghiên cứu và đưa ra thị trường nhiều giống ngô có năng suất cao và có sức
cạnh tranh. Tiêu biểu như giống ngô nếp lai LSB4 đây là giống ngô có thời gian sinh
trưởng ngắn, năng suất cao, phẩm chất tốt phù hợp với nhiều vùng sinh thái khác nhau.
Giống ngô nếp lai có thời gian sinh trưởng vụ xuân từ 105 đến 115 ngày, vụ thu từ 80
đến 85 ngày năng suất đạt 50 – 60 tạ/ha. Ngoài giống ngô nếp lai Trung tâm Nghiên
cứu ngô đã đưa ra những giống ngô mới có triển vọng gần đây như: LVN 66, LVN 45,
LVN 61.
Ngay từ những năm ngần đây việc Việt Nam ra nhập WTO đã và đang thúc đẩy
sự hợp tác và hội nhập nghiên cứu với các nước bạn. Những nghiên cứu ngô lai tại
Việt Nam đã được khởi động từ những năm 1970 của thế kỷ trước nhưng chỉ được bắt
17


đầu vào thập niên 90 bằng việc tao ra hàng loạt giống ngô lai không quy ước, rồi một
số giống lai quy ước.

2.3.3 Các giống ngô hiện trồng ở Việt Nam
Với nhu cầu ngày càng lớn về lương thực cây ngô tại Việt Nam được định vị số
hai sau cây lúa. Hiện nay trên cả nước đã có nhiều giống ngô được nhập từ nước ngoài
cũng như những giống ngô trong nước do các nhà chọn giống tạo ra. Cty TNHH Hạt
giống C.P Việt Nam là đơn vị nổi tiếng và uy tín với bộ giống ngô lai chất lượng có
mặt sớm tại Việt Nam như: C.P 888, C.P 999, C.P 333.
Ngoài ra còn một số giống ngô mới đã được khẳng định trên thị trường như
Giống ngô đơn tính LVN 66 cho năng suất cao ở Thanh Hóa. Yêu điểm của giống ngô
LVN 66 là thân to, chắc chắn, ít sâu đục thân, hạn chế bệnh khâu vằn bộ rễ ăn sâu có
thể chống chọi với điều kiện khắc nhiệt của thời tiết ở nhiều địa phương. Tới kỳ thu
hoạch lá vẫn xanh làm thức ăn cho gia súc. Trên cánh đồng Thiệu Nguyên LVN 66 nổi
bật hơn với màu xanh mướt dù đã đến thời kỳ thu hoạch.
Giống ngô lai LVN 66 là giống ngô lai chịu thâm canh, cho năng suất cao,
chống chịu điều kiện bất lợi của tác giả Mai Xuân Triệu, Lê Văn Hải ở viện nghiên
cứu ngô.
2.4 Tình hình sản xuất ngô tại Đồng Nai và các giống ngô hiện trồng
2.4.1 Tình hình sản xuất ngô tại Đồng Nai
Đồng Nai thuộc vùng Đông Nam Bộ, đây là vùng ngô hàng hóa có tiềm năng
nhất ở nước ta. Đất trồng chủ yếu là đất bazan, đất xám, đất phù sa sông. Vùng này
được định vị trồng thành 2 vụ ngô liên tiếp trong năm, đó là vụ hè thu và vụ thu đông.
Theo số liệu thống kê 2009 thì diện tích trồng ngô tại Đồng Nai đạt 54,4 (Nghìn
ha) đạt 315,3 (nghìn tấn) năng suất trung bình đạt 58 (tạ/ha) diện tích trồng chủ yếu tập
chung ở các huyện Cẩm Mỹ, Xuân Lộc, Tân Phú, Long Thành, Trảng Bom, Định
Quán.
Thực tế cây ngô đứng vững và ổn định trên đất Đồng Nai trong những năm qua
là kết quả nghiên cứu mệt mài, của tập thể cán bộ của Trung tâm khuyến nông và
Trạm khuyến nông các huyện nhằm nâng cao đời sống của nhân dân.
Ngần đây với tiến bộ của công nghệ sinh học đã đưa cây ngô chuyển gen vào
khai thác tại địa bàn tỉnh Đồng Nai, và đã được sự đồng ý của nhiều hộ nông dân.
18



Giống ngô chuyển gen có yêu điểm năng suất tăng từ 8-10 năng suất trung bình, giảm
chi phí thuốc trừ sâu, không ảnh hưởng tới môi trường vì ít phải dùng thuốc trừ
sâu.(theo Vietnamnet).
2.4.2 Các giống ngô hiện trồng tại Đồng Nai và yêu cầu giống ngô
Các giống ngô được sử dụng là những giống ngô ngắn ngày có dạng cây và
dạng lá gọn, tính chống chịu tốt và đặt biệt là có năng suất cao và ổn định được trồng
trên địa bàn tỉnh là các giống: CP888, LVN10, C919, NK67.
Với nhu cầu ngày càng cao của người dân ngày nay cần thiết phải có được
những giống ngô đạt tiêu chuẩn thỏa mản nhu cầu như kỳ vọng: chín sớm, kháng sâu
bệnh tốt, có khả năng chịu hạn tốt và đặc biệt là đạt năng suất cao. Để đạt được những
tiêu chí đó chúng ta cần phải khảo nghiệm một số giống mới trên nhiều địa bàn khác
nhau. Qua đó chúng ta có thể chọn lựa được những chỉ tiêu tốt đáp ứng được nhu cầu
thiết yếu của người dân hiện nay.

19


Chương 3
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM
3.1 Thời gian, địa điểm và điều kiện nghiên cứu
3.1.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Thời gian: từ ngày 19/5/2010 đến 23/8/2010.
Địa điểm: tại ấp Bàu Cá, Xã Trung Hòa, Trảng Bom, Đồng Nai.
3.1.2 Điều kiện nghiên cứu
3.1.2.1 Điều kiện đất đai
Thí nghiệm được tiến hành tại công ty giống cây trồng Đồng Nai. Đất thí
nghiệm thuộc loại đất đỏ nâu (Reddish Brown Latosol), hơi dốc <50.
Bảng 3.1: Kết quả phân tích đất thí nghiệm

Sét

Thịt

Cát

C%

Mùn

53,1%

24,5%

17,1%

2,1%

3,2%

pH
H2O

KCl

6,04

5,1

(Nguồn:Công ty giống cây trông Đồng Nai , năm 2010)

Như vậy đất thí nghiệm thuộc loại đất sét pha thịt, phù hợp cho cây ngô phát
triển.
3.1.2.2 Điều kiện khí hậu thời tiết
Theo số liệu của trung tâm khí tượng trạm đo Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai (Bảng
3.2) cho thấy: tổng lượng mưa hàng tháng khá cao, đặc biệt là tháng 7 với 416 mm, tạo
điều kiện thuận lợi cho cây ngô phát triển. Nhiệt độ trung bình các tháng nhìn chung là
phù hợp với sự sinh trưởng và phát triển của cây ngô. Ẩm độ các tháng cao hơn so với
ẩm độ thích hợp của cây ngô, tuy nhiên ảnh hưởng không đáng kể cho cây ngô. Số giờ
nắng cao nhất là tháng 5 với 216 giờ, thấp nhất là tháng 7 với 144 giờ.
Như vậy, khí hậu thời tiết phù hợp với việc canh tác cây ngô.
20


Bảng 3.2: Đặc điểm về khí tượng thủy văn trong các tháng tiến hành tiến hành thí
nghiệm, tại vùng áp Bàu Cá, Trảng Bom, Đồng Nai, năm 2010.
Tổng lượng

Nhiệt độ

Ẩm độ

Tổng sốgiờ

Lượng

mưa/tháng

trung bình

trung bình


nắng/tháng

bốc hơi

(mm)

(0C)

(%)

(giờ)

(mm)

5

182

30,7

72

216

33,2

6

252


28,5

81

183

88,2

7

416

27,6

85

144

73,7

8

235

27,6

83

153


80,4

Tháng

(Nguồn: Trung tâm khí tượng thủy văn tại trạm đo Biên Hòa, Đồng Nai)
3.1.2.3 Quy trình kỹ thuật canh tác
Các biện pháp kỹ thuật gieo theo quy trình của Viện Nghiên Cứu Ngô Việt Nam.
Chuẩn bị đất và gieo hạt
 Làm đất: Đất được tiến hành cày sâu khoảng 25-30 cm, phơi khô 1-2 tuần, sau đó
bừa kỹ, làm sạch cỏ dại, dư thừa thực vật của vụ trước. Tiếp theo sẽ san bằng bón
vôi, khử chua và dùng dây chia làm thành các băng mỗi băng là một lần lặp lại,
trên mỗi băng được chia làm các ô thí nghiệm để gieo hạt.
 Gieo hạt: Gieo 2 hạt một hốc, hạt được gieo ngay không qua ngâm ủ, gieo xong
lấp đất câu 2-3 cm, tiến hành tưới nước ngày 2 lần, tuỳ theo thời tiết mà tưới cho
hợp lý, tránh úng ngập và khô hạn ngay từ khi gieo hạt. sau 1 tuần thì kiểm tra độ
nảy mầm, tỉa cây 10 ngày sau khi gieo nên để lại 1 cây/ hốc.
Liều lượng phân bón và cách bón
Liều lượng phân bón cho 1 ha: 150kgN + 90kg P 2O5 + 60kg K2O.
Cách bón:
 Bón lót: 100% phân hữu cơ + 100% phân lân
 Bón thúc: Chia làm 2 lần bón
Lần 1: lúc ngô được 4-5 lá thật , bón 1/2 N + 1/2K2O từ 16-18 ngày, rải đều phân
bón cách gốc 10 cm sau đó kéo đất lấp phân lại.
Lần 2: lúc ngô có 9-10 lá thật, bón 1/2N + 1/2K2O, rải đều phân bón sau đó kéo
21


đất lấp phân và kết hợp vun gốc ngô tránh đổ ngã.
Chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh

 Chăm sóc: tiến hành xới xáo, phá váng và dặm lại khi ngô ở giai đoạn cây con. Khi
ngô có 3-4 lá thật tiến hành làm cỏ xới xáo, tỉa cây yếu, bị sâu bệnh để 1 cây/hốc.
Khi ngô được 9-10 lá tiến hành làm cỏ, bón thúc lần 2 tiến hành vun cao gốc.
 Phòng trừ sâu bệnh: phun thuốc phòng trừ sâu bệnh.
Phòng trừ sâu đục thân: bằng cách bỏ thuốc Diadan 10H, 3-5 hạt vào loa kèn, xịt
thuốc Phetho 50ND.
Phòng trừ sâu ăn lá: xịt thuốc vibasu: 40ND, Quintox: 10ec theo hướng dẫn sử
dụng của nhà sản xuất.
Thu hoạch thủ công, thu hoach trái của 2 hàng giữa cân trọng lượng toàn bộ trái
của hai hàng của ô thí nghiệm và đo ẩm độ để tính năng suất thực thu và các chỉ tiêu
khác.
3.2 Vật liệu và phương pháp nghiên cứu
3.2.1 Giống thí nghiệm
Tham gia thí nghiệm gồm 10 giống ngô lai: 9 giống của Viện Nghiên Cứu ngô
Việt Nam và giống C919 làm đối chứng của Công ty giống Monsanto.
Bảng 3.3: Các giống ngô tham gia thí nghiệm
Giống

Mã hóa NT

Nguồn gốc

TR1

1

Viện nghiên cứu ngô Việt Nam

VS-6


2

Viện nghiên cứu ngô Việt Nam

SB 09-9

3

Viện nghiên cứu ngô Việt Nam

VS-31

4

Viện nghiên cứu ngô Việt Nam

LS-0737

5

Viện nghiên cứu ngô Việt Nam

LVN81

6

Viện nghiên cứu ngô Việt Nam

LS-0997


7

Viện nghiên cứu ngô Việt Nam

SB 09-13

8

Viện nghiên cứu ngô Việt Nam

TR104-1

9

Viện nghiên cứu ngô Việt Nam

C919 (ĐC)

10

Công ty giống Monsanto

22


3.2.2 Phương pháp thí nghiệm
3.2.2.1 Bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm gồm 10 giống ngô lai (10 nghiệm thức), được bố trí theo kiểu khối
đầy đủ hoàn toàn ngẫu nhiên với 3 lần lặp lại.
Sơ đồ bố trí thí nghiệm

Bảo vệ
8

6

1

4

3

10
(ĐC)

7

5

2

9

LLL2

5

7

3


8

9

2

4

1

6

10
(ĐC)

4

10
(ĐC)

2

6

5

7

3


9

8

1

LLL3

ảo vệ
B

LLL1

Bảo vệ
Ghi chú: 1, 2, …, 10 là các giống; LLL: lần lặp lại.
- Diện tích mỗi ô thí nghiệm là 14 m2 (4 hàng, mỗi hàng dài 5 m);
- Khoảng cách, mật độ: 0,70 m x 0,25 x 1 cây, mật độ: 57.143 cây/ha
3.2.2.2 Các chỉ tiêu theo dõi
Các chỉ tiêu về thời gian sinh trưởng
 Theo dõi ngày nẩy mầm: khi có 50% số cây trên ô nảy mầm (cây có 1 lá thật).
 Theo dõi ngày tung phấn: khi có 50% số cây trên ô thí nghiệm tung phấn.
 Theo dõi ngày phun râu: khi có 50% số cây trên ô thí nghiệm phun râu.
 Theo dõi ngày chín sinh lý: khi lá bi chuyển sang màu vàng và chân hạt có chấm
đen, ở 50% số cây trong ô thí nghiệm.
 Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây (cm/cây/ngày):
Tính theo công thức: CC = (h2-h1)/t
Trong đó:

CC: tốc độ tăng trưởng chiều cao cây
h1: chiều cao cây đo lần 1(cm)

h2:chiều cao cây đo lần 2
t: thời gian giữa 2 lần đo
23


 Số lá: theo dõi theo định kỳ, lá được tính khi có lưỡi lá và cổ lá mỗi lần đếm có
đánh dấu bằng cách cắt đầu lá, để tiện cho việc đếm số lá lần sau.
 Tốc độ ra lá: ( lá/cây/10 ngày)
Tính theo công thức: TĐRL = (l1-l2)
Trong đó TĐRL: Tốc độ ra lá
l1 là số lá đếm lần 1
l2 số lá đếm lần 2
 Diện tích lá:
Được theo dõi định kỳ 10 ngày 1 lần tính từ lúc gieo. Phương pháp đo, chiều
dài lá được tính từ gốc đến ngọn của phiến lá. Chiều rộng lá được đo ở phần rộng nhất
của phiến lá.
Tính theo công thức IVANOV: S = A x B x K (dm2/cây)
Trong đó

S: diện tích lá
A: chiều dài lá
B: chiều rộng lá
K: hệ số = 0,7

 Chỉ số diện tích lá:
Tính theo công thức: LAI = m2 lá/ m2 đất
Trong đó m2 lá: diện tích lá, m2 đất là diện tích đất.
Giới hạn chiều cao cây và số lá theo dõi 5 cây ngẫu nhiên ở mỗi ô thí nghiệm.
Các chỉ tiêu chống đổ ngã
 Chiều cao cây cuối cùng (cm): Tiến hành đo khi ngô phun râu được 15 ngày, đo

từ mặt đất đến cổ lá cuối cùng của 15 cây ngẫu nhiên trong ô thí nghiệm.
 Chiều cao đóng trái (cm): Đo từ mặt đất đến đốt mang trái đầu tiên.
 Đường kính thân (cm): Đo đoạn thân cách mặt đất từ 10 -20cm; đo 10 cây ngẫu
nhiên trong ô thí nghiệm.
 Tỷ lệ đổ ngã (%): Bằng số cây bị đổ (những cây có gốc nghiêng > 300) / tổng số
cây trong ô thí nghiệm.

24


×