BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA NÔNG HỌC
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
KHẢO SÁT HIỆU LỰC DIỆT CỎ CỦA HỖN HỢP THUỐC
PENOXSULAM VÀ PENDIMETHALIN XỬ LÝ LÚC 7
NGÀY SAU SẠ TRÊN RUỘNG LÚA VỤ HÈ THU 2011
TẠI XÃ LONG ĐỊNH HUYỆN CHÂU THÀNH
TỈNH TIỀN GIANG
NGÀNH HỌC:
BẢO VỆ THỰC VẬT
KHÓA:
2007 - 2011
SINH VIÊN THỰC HIỆN: LÊ XUÂN ÁI
Tháng 8 năm 2011
i
KHẢO SÁT HIỆU LỰC DIỆT CỎ CỦA HỖN HỢP THUỐC
PENOXSULAM VÀ PENDIMETHALIN XỬ LÝ LÚC 7
NGÀY SAU SẠ TRÊN RUỘNG LÚA VỤ HÈ THU 2011
TẠI XÃ LONG ĐỊNH HUYỆN CHÂU THÀNH
TỈNH TIỀN GIANG
Tác giả
LÊ XUÂN ÁI
Khoá luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng kỹ sư nông nghiệp ngành
Bảo Vệ Thực Vật
Giáo viên hướng dẫn:
ThS. Lâm Thị Mỹ Nương
KS. Nguyễn Hữu Trúc
Tp. Hồ Chí Minh, 08/2011
ii
LỜI CẢM ƠN
Xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến bố mẹ, người đã có công sinh thành, nuôi
dưỡng, giáo dục và tạo mọi điều kiện cho con có được như ngày hôm nay.
Trân trọng cảm ơn Ths Lâm Thị Mỹ Nương và thầy Nguyễn Hữu Trúc đã tận
tình hướng dẫn và khuyên bảo tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Chân thành cảm ơn: Ban Giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí
Minh, ban Chủ nhiệm Khoa Nông học và cùng các quý thầy cô khoa Nông học đã
truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu nhất và trong suốt quá trình thực hiện đề
tài.
Chân thành cảm ơn ban giám đốc và cán bộ công nhân viên Trung Tâm BVTV
phía Nam đã trực tiếp giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài tốt nghiệp.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn bạn bè đã giúp đỡ và động viên tôi trong suốt quá
trình học tập và hoàn thành luận văn này.
Tp. Hồ Chí Minh, tháng 08 năm 2011
Sinh viên thực hiện
Lê Xuân Ái
iii
TÓM TẮT
- Lê Xuân Ái, Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh, tháng 26/2011, Đề tài “Khảo sát hiệu lực diệt cỏ của hỗn hợp thuốc Penoxsulam và
Pendimethalin xử lý lúc 7 ngày sau sạ vụ hè thu 2011 tại xã Long Định huyện Châu
Thành tỉnh Tiền Giang” dưới sự hướng dẫn của Ths Lâm Thị Mỹ Nương và KS
Nguyễn Hữu Trúc.
- Mục tiêu và nội dung nghiên cứu:
Mục đích
+ Tìm ra hỗn hợp Penoxsulam và Pendimethalin với liệu lượng thích hợp để
khuyến cáo sử dụng diệt cỏ dại trên ruộng lúa sạ.
Yêu cầu
+ Xác định thành phần và mật số cỏ dại hiện diện trên ruộng thí nghiệm.
+ Xác định hiệu lực của các thuốc thí nghiệm thông qua chỉ tiêu về mật số và
trọng lượng cỏ tươi.
+ Xác định độc tính của thuốc thí nghiệm với lúa.
+ Ảnh hưởng của các thuốc thí nghiệm đến sinh trưởng và năng suất lúa.
- Thí nghiệm được tiến hành ở xã Long Định huyện Châu Thành tỉnh Tiền Giang
thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối ngẫu nhiên đầy đủ (RCBD) với 15 nghiệm thức
và 4 lần lặp lại.
- Kết quả thu được:
+ Thành phần, mật độ và mức độ phổ biến của các loài cỏ.
Trên ruộng thí nghiệm thực hiện tại xã Long Định Huyện Châu Thành Tỉnh
Tiền Giang hiện diện loại cỏ là: Cỏ lồng vực (Echinochloa crus-galli), cỏ đuôi phụng
(Leptochloa chinensis), cỏ cháo (Cyperus difformis), cỏ chác (Fimbristylis miliacea),
rau mương (Ludwigia octovalvis) Xà bông (Sphaenoclea zeylanica). Trong đó cỏ đuôi
phụng, cỏ chác hiện diện ở mức độ phổ biến. Cỏ lồng vực, cỏ cháo, rau mương, xà
bông hiện diện ở mức độ ít phổ biến.
iv
+ Về hiệu quả diệt cỏ của các thuốc thí nghiệm: các loại thuốc trừ cỏ được xử lý
vào thời điểm 7 ngày sau sạ đều có tác dụng diệt cỏ cao trong đó:
Đối với cỏ lồng vực: Penoxsulam+Pendimethalin (0,50 +1 l/ha) có hiệu lực cao
và kéo dài nhất (100%).
Đối với cỏ đuôi phụng: Penoxsulam+Pendimethalin (0,50 +1 l/ha) có hiệu lực
cao nhất (100%).
Đối với rau mương: Pendimethalin (1 l/ha), Pendimethalin (1,5 l/ha), Turbo
89OD (0,5 l/ha) có hiệu lực cao nhất (100%)
Đối với cỏ cháo: Penoxsulam(0,50 l/ha), Pendimethalin
(1,5 l/ha), thuốc
Penoxsulam + Pendimethalin (ở tất cả các liều lượng) nên có thể sử dụng hỗn hợp
Penoxsulam+Pendimethalin (0,25+0,5 l/ha)
Đối
với
cỏ
chác:
Penoxsulam+Pendimethalin
(0,50+0,50
l/ha),
Penoxsulam+Pendimethalin (0,50 +1 l/ha) có hiệu lực cao nhất (100%).
Thuốc Penoxsulam +Pendimethalin (0,375+1,0 l/ha; 0,5+0,5 l/ha; 0,5+1,0 l/ha)
gây ngộ độc rất rõ nhưng chưa gây chết cây sau 1 ngày xử lý ở cấp 3 - 4 tăng lên 4 - 5
sau 2 ngày sau xử lý, mức độ ngộ độc cấp 4- 5 kéo đến 28 ngày. Sau 28NSXL thì
không còn dấu hiệu ngộ độc.
NT14 (Turbo 89 OD) cũng bị ngộ độc, mức độ ngộ độc cấp 3 (3NSXL), tăng
lên cấp 4 (5NSXL), mức độ ngộ độc kéo dài đến 28NSXL. Sau 28NSXL thì không
còn dấu hiệu ngộ độc nữa.
+Về năng suất thực tế
Các nghiệm thức có phun thuốc trừ cỏ năng suất đạt từ (5,2 -7,4 tấn/ha). Riêng
nghiệm thức đối chứng năng suất chỉ đạt (4,7 tấn/ha).
Mục lục
v
Trang
Trang bìa .............................................................................................................. i
Lời cảm ơn ........................................................................................................... ii
Tóm tắc ................................................................................................................ iv
Mục lục ................................................................................................................ v
Danh sách các chữ viết tắt ................................................................................... vii
Danh sách các bảng ............................................................................................. viii
Danh sách các hình và biểu đồ ............................................................................ ix
CHƯƠNG I GIỚI THIÊU .....................................................................................1
1.1 Đặc vấn đề .......................................................................................................1
1.2 Mục đích và giới hạn của đề tài .......................................................................2
1.2.1Mục đích ........................................................................................................2
1.2.2 Yêu cầu .........................................................................................................2
CHƯƠNG II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU...............................................................3
2.1 Sơ lược về cỏ dại .............................................................................................3
2.2.1 Khái niệm về cỏ dại ......................................................................................3
2.1.2 Phân loại cỏ dại.............................................................................................3
2.2 Đặc điểm của cỏ dại trên ruộng lúa .................................................................7
2.3 Tác động của cỏ dại ..................................................................................... ..11
2.3.1 Tác hại của cỏ dại ....................................................................................... 12
2.3.2 Lợi ích của cỏ dại ....................................................................................... 14
2.4 Biện pháp phòng trừ ...................................................................................... 14
2.4.1 Biện pháp canh tác...................................................................................... 14
2.4.2 Biện pháp vật lý, cơ giới............................................................................. 15
2.4.3 Biện pháp hoá học ...................................................................................... 15
CHƯƠNG III : VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP ............................................. 25
3.1 Điều kiện thí nghiệm ..................................................................................... 25
3.2 Vật liệu .......................................................................................................... 27
3.3 Phương pháp khảo nghiệm ............................................................................ 27
3.3.1 Phương pháp bố trí thí nghiệm ................................................................... 27
3.3.2 Kỹ thuật canh tác ........................................................................................ 31
vi
3.3.3 Thu thập số liệu .......................................................................................... 31
3.3.3.1 Xác định thành phần, mật số các loài cỏ dại trên ruộng thí nghiệm ....... 31
3.3.3.2 Xác định hiệu lực của thuốc diệt cỏ trên ruộng lúa ................................. 32
3.3.3.3 Ảnh hưởng của thuốc thí nghiệm đến sinh trưởng và năng suất lúa ....... 32
3.3.4 Phương pháp xử lý số liệu .......................................................................... 34
CHƯƠNG IV KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ..................................................... 35
4.1 Thành phần, mật số và mức độ phổ biến của các loại cỏ trên ruộng thí nghiệm
............................................................................................................................. 35
4.2 Đặc điểm hình thái của các loại cỏ trên ruộng thí nghiệm ............................ 36
4.3 Đánh giá hiệu lực của các loại thuốc cỏ ....................................................... 41
4.3.1 Ảnh hưởng của các loại thuốc đến mât số cỏ ............................................. 41
4.3.2 Ảnh hưởng của các loại thuốc đến trọng lượng cỏ tươi ............................. 55
4.3.3 Hiệu lực diệt trừ cỏ của từng loại thuốc theo mật số và trọng lượng cỏ tươi
............................................................................................................................. 58
4.4 Ảnh hưởng của các loại thuốc đến sinh trưởng và năng suất lúa .................. 72
4.4.1 Độc tính đối với lúa .................................................................................... 72
4.4.2 Ảnh hưởng của các loại thuốc đến sinh trưởng của cây lúa ....................... 77
4.4.3 Ảnh hưởng của các loại thuốc đến năng suất và các yếu tố cấu thành năng
suất ....................................................................................................................... 79
CHƯƠNG V : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................... 81
5.1 Kết luận.......................................................................................................... 81
5.2 Kiến nghị ....................................................................................................... 82
Tài liệu tham khảo ............................................................................................... 83
Phụ lục ................................................................................................................. 84
vii
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
IRRI
Viện Nghiên Cứu lúa Quốc Tế (International Rice Research
Institute).
BVTV
Bảo Vệ Thực Vật.
CV
Hệ số biến động (Coefficient of Variation).
ĐC
Đối chứng.
LSD
Khác biệt tối thiểu có ý nghĩa (Least Significant Differences).
NSS
Ngày sau sạ.
NSLT
Năng suất hạt lý thuyết.
NSTT
Năng suất hạt thực thu.
ha
Heta.
l
Lit.
ĐBSCL
Đồng bằng sông Cửu Long.
NSXL
Ngày sau xử lý
NT
Nghiệm thức
viii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng
Trang
Bảng 2.1 Thời gian nẩy mầm của một số loại cỏ phổ biến vụ
đông xuân 1997 -1998 tại Long Định-Châu Thành-Tiền Giang ................................ 23
Bảng 3.1 Diễn biến thời tiết trong thời gian thí nghiệm ............................................ 23
Bảng 3.2 Các nghiệm thức tham gia thí nghiệm ........................................................ 30
Bảng 3.4 Phân cấp độ độc của thuốc đối với lúa ...................................................... 34
Bảng 4.1 Thành phần, mật số và mức độ phổ biến các loại cỏ .................................. 35
Bảng 4.2 Ảnh hưởng của các loại thuốc đến mật số lồng vực ................................... 44
Bảng 4.3 Ảnh hưởng của các thuốc đến mật số cỏ đuôi phụng ................................. 47
Bảng 4.4 Ảnh hưởng của các loại thuốc đến mật số rau mương ............................... 50
Bảng 4.5 Ảnh hưởng của các loại thuốc đến mật số cỏ cháo..................................... 51
Bảng 4.6 Ảnh hưởng của các loại thuốc đến mật số chác.......................................... 54
Bảng 4.7 Ảnh hưởng của các loại thuốc đến trọng lượng cỏ tươi ............................. 57
Bảng 4.8 Hiệu lực diệt cỏ của các loại thuốc tính theo mật số lồng vực ................... 60
Bảng 4.9 Hiệu lực diệt cỏ của các loại thuốc tính theo mật số cỏ đuôi phụng .......... 63
Bảng 4.10 Hiệu lực diệt cỏ của các loại thuốc tính theo mật số rau mương ............. 65
Bảng 4.11 Hiệu lực diệt cỏ của các loại thuốc tính theo mật số cháo ....................... 67
Bảng 4.12 Hiệu lực diệt cỏ của các thuốc tính theo mật số chác ............................... 69
Bảng 4.13 Hiệu lực diệt cỏ từng loại thuốc tính theo trọng lượng cỏ tươi ................ 70
Bảng 4.14 Cấp độ độc của cây lúa quan sát bằng mắt thường................................... 76
Bảng 4.15 Ảnh hưởng của các loại thuốc đến các chỉ tiêu sinh trưởng ..................... 78
Bảng 4.16 Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất .......................................... 80
ix
DANH SÁCH CÁC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ
Hình
Trang
Hình 3.1 San phẳng mặt ruộng trước khi sạ ............................................................... .28
Hình 3.2 Đắp bờ các nghiệm thức .............................................................................. 28
Hình 3.3 Thuốc thí nghiệm ......................................................................................... .29
Hình 4.1 Cỏ lồng vực trên ruộng thí nghiệm.............................................................. 36
Hình 4.2 Cỏ đuôi phụng trên ruộng thí nghiệm ......................................................... 37
Hình 4.3 Cỏ chác trên ruộng lúa ................................................................................. 38
Hình 4.4 Cỏ cháo trên ruộng thí nghiệm .................................................................... .49
Hình 4.5 Rau mương trên ruộng thí nghiệm .............................................................. .40
Hình 4.6 Cỏ xà bông trên ruộng thí nghiệm ................................................................ 41
Hình 4.7 Xử lý thuốc (7NSS) ...................................................................................... 43
Hình 4.8 Toàn cảnh khu thí nghiệm (50NSS) ............................................................. 43
Hình 4.9 Cỏ đuôi phụng trước trổ giữa NT12 ............................................................. 56
Hình 4.10 Cỏ ở ô đối chứng 7NSXL ........................................................................... 59
Hình 4.11 Cỏ đuôi phụng ở ô đối chứng (42NSXL) ................................................... 62
Hình 4.12 Cỏ ở nghiệm thức 12 .................................................................................. 62
Hình 4.13 Toàn cảnh khu thí nghiệm (28NSXL) ........................................................ 68
Hình 4.14 Cây lúa bị ngộ độc ở NT12 ........................................................................ 73
Hình 4.15 Nghiệm thức bị ngộ độc NT11 ................................................................... 74
Hình 4.16 NT12(Penoxsulam+Pendimethalin (0,50 +1 l/ha)) 3 NSXL ...................... 74
Hình 4.17 Nghiệm thức 12 .......................................................................................... 75
Hình 4.18 Các nghiệm thức trước khi trỗ .................................................................... 75
1
Chương I
GIỚI THIỆU
1.1 Đặt vấn đề
Hiện nay tuy có rất nhiều cây khác nhau có thể được dùng làm lương thực, tuy
nhiên vẫn chưa có loại cây nào có thể thay thế được cây lúa (Oryza sativa L.). Trên thế
giới, cây lúa được 250 triệu nông dân trồng, là lương thực chính của 1,3 tỉ người
nghèo nhất trên thế giới. Là nguồn cung cấp năng lượng lớn nhất cho con người, bình
quân 180 - 200 kg gạo/người/năm tại các nước châu Á, khoảng 10 kg/người/năm tại
các nước châu Mỹ.(Trích dẩn bởi Hoàng Thị Quỳnh, 2009).
Ở Việt Nam, dân số trên 80 triệu và 100% người Việt Nam sử dụng lúa gạo làm
lương thực chính. Theo số liệu thống kê của Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông
Thôn về diện tích trồng lúa cả nước trong giai đoạn năm 2006 - 2009 chúng ta có thể
nhận thấy diện tích trồng lúa không giảm mà lại có chiều hướng tăng cụ thể như sau:
2006 : 7324,8 ngàn ha, 2007: 7207,4 ngàn ha, 2008 : 7400,2 ngàn ha, 2009: 7440,1
ngàn ha. Năng suất cũng ngày càng được nâng cao 2006 : 48,9 tạ/ha, 2007 : 49,9 tạ/ha,
2008 : 52,3 tạ/ha, 2009 : 52,3 tạ/ha. Tuy đã có sự gia tăng đáng kể trong những năm
gần đây nhưng năng suất lúa ở nước ta vẫn còn thấp hơn nhiều nước trên thế giới. Có
nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này như: giống, sâu, bệnh, cỏ dại. Trong đó cỏ
dại là vấn đề cần được hết sức quan tâm, đặt biệt là trong điều kiện dân số tăng nhanh
như hiện nay để đảm bảo an ninh lương thực và nâng cao đời sống của người nông dân
thì nghề trồng lúa cần được nghiên cứu và phát triển hơn nữa trong đó vấn đề phòng
trừ cỏ dại cần được chú trọng hơn nữa. Theo nghiên cứu của viện lúa gạo quốc tế
(IRRI ) cỏ dại có thể làm giảm năng suất 44 – 96 % tùy biện pháp canh tác, làm giảm
phẩm chất của lúa gạo. Cỏ dại cạnh tranh dinh dưỡng, ánh sáng, nước làm giảm năng
suất lúa. Nhiều loại cỏ dại còn là ký chủ phụ của mầm bệnh.
2
Theo thống kê của các trồng lúa ở châu Á thì cỏ dại có thể làm giảm đến 50%
năng suất nếu không có biện pháp phòng trừ.
Trong các nhóm cỏ có mặt trên ruộng lúa thì nhóm cỏ hòa bản là phổ biến và
gây thiện hại lớn nhất. Hiện nay để tiến hành thâm canh tăng năng suất lúa thì vấn đề
quản lý cỏ dại cần phải được đặt biệt quang tâm và có ý nghĩa to lớn đối với nghề
trồng lúa. Nhận thức được vấn đề trên đề tài: “Khảo sát hiệu lực diệt cỏ của hỗn hợp
thuốc Penoxsulam và Pendimethalin xử lý lúc 7 ngày sau sạ vụ hè thu 2011 tại xã
Long Định huyện Châu Thành tinh Tiền Giang”. Đã được thực hiện
1.2 Mục đích và giới hạn của đề tài
1.2.1 Mục đích
- Tìm ra hỗn hợp Penoxsulam và Pendimethalin với liều lượng thích hợp để
khuyến cáo sử dụng diệt cỏ dại trên ruộng lúa sạ.
1.2.2 Yêu cầu
- Xác định thành phần và mật số cỏ dại hiện diện trên ruộng thí nghiệm.
- Xác định hiệu lực của các thuốc thí nghiệm thông qua chỉ tiêu về mật số và
trọng lượng cỏ tươi.
- Xác định độc tính của thuốc thí nghiệm với lúa.
- Ảnh hưởng của các thuốc thí nghiệm đến sinh trưởng và năng suất lúa.
3
Chương II
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Sơ lược về cỏ dại
2.1.1 Khái niệm về cỏ dại
Có nhiều định nghĩa về cỏ dại. Theo Bùi Cách Tuyến cỏ dại là những loài thực
vật mọc không đúng chổ mong muốn không do gieo trồng mà gây hại nhiều hơn sinh
lợi. Nó ảnh hưởng đến lợi ích của con người nhưng cũng có những giá trị chưa được
biết đến. Theo RAO (1998) cỏ dại là những cây mọc không đúng chổ ngoài ý muốn
của con người cạnh tranh với cây trồng chính về nước, dinh dưởng, ánh sáng.
Những thực vật mọc tự nhiên trên đồng ruộng như cỏ lồng vực cỏ lác hoặc mọc
trên các cơ quan thực vật có ích như tằm gởi, tơ hồng lá những thực vật mọc ngoài ý
muốn có ảnh hưởng xấu đến sinh trường, năng suất, phẩm chất của cây trồng gây tốn
kém chi phí cho sản xuất…Có khả năng thích ứng với ngoại cảnh biến đổi, có tính
chống chịu cao với ngoại cảnh khắc nghiệt (Phùng Đăng Chính, Dương Hữu Tuyền,
và Lê Trường (1978).
2.1.2 Phân loại cỏ dại
2.1.2.1 Phân loại theo hệ thống phân loại thực vật
Đây là phương pháp phân loại chuẩn của các nhà khoa học và các nhà cán bộ
kỹ thuật trên toàn thế giới. Theo cách phân loại này tất cả các loài thực vật được sắp
xếp theo nghành, lớp, bộ, họ, chi loài.
4
Đơn vị phân loại cơ sở của hệ thống phân loại này là loài (speccies). Khái niệm
về loài xuất phát từ thực tế quan sát sinh vật trong thiên nhiên sự giống và khác nhau
giữa các cá thể.
Có nhiều cách hiểu và định nghĩa khác nhau về loài. Một trong những định
nghĩa tương đối hoàn chỉnh là định nghĩa của Komaro (1949): “loài là tập hợp của
nhiều cá thể cùng xuất phát từ một tổ chung, trải qua quá trình đấu tranh sinh tồn và
chọn lọc tự nhiên mà cách ly với các sinh vật khác đồng thời loài là giai đoạn nhất
định trong quá trình tiến hóa chung của sinh vật. Trong định nghĩa của mình Komaro
có đặc biệt nhấn mạnh đặc tính di truyền và sự phân bố của loài: “các cá thể cùng loài
có thể giao phối với nhau sinh ra các thế hệ con cái có khả năng sinh sản, mỗi loài có
một khu vực phân bố riêng biệt”.
Những loài có tính chất giống nhau, có tổ tiên chung hợp lại thành một đơn vị
lớn hơn gọi là chi (genus). Cũng theo nguyên tắc chung về nguồn gốc, giống nhau về
tính chất, các chi hợp thành họ (familia), họ hợp lại thành bộ (ordo), bộ hợp lại thành
lớp (classis), lớp hợp lại thành ngành (divisio).
Đó là bậc phân loại chính ngoài ra.Trong phân loại học đôi khi người ta còn
dùng các bậc phân loại trong gian như tông (tribus) là bậc giữa họ và chi, nhánh hay tổ
(sectio) và loạt hay dây (series) là bậc trung gian giữa chi và thứ, thứ (varietas) và
dạng (forma) là bậc dưới loài .Ngoài ra, khi cần có thể thêm vào các bậc phụ, được ghi
bằng cách thêm vào các tiếp đầu ngữ “sub” để chỉ các bậc trung gian thấp hơn hoặc
“super”để chỉ các bậc trung gian cao hơn.
2.1.2.2 Theo IRRI (1978) cỏ dại được chia làm 3 nhóm
Nhóm hòa bản (Graminae)
Các loài thuộc nhóm này có đặc điểm sau:
- Lá dài và hẹp.
- Gân là song song.
- Lá đính trên thân theo 2 hàng.
- Thân tròn và bọng ruột.
5
Các loài cỏ thuộc nhóm này như cỏ lồng vực( Echinochloa–sp), Cỏ đuôi phụng
(Leptochloa chinensis), cỏ chỉ (Cynodon dactylon).
Nhóm chác lác (Cyperaceae)
Các loài cỏ thuộc nhóm này có đặc điểm sau:
- Lá dài và hẹp.
- Gân là song song.
- Lá đính trên thân theo 3 hàng.
- Thân thường cứng hình tam giác đặc ruột.
Các loài cỏ thuộc nhóm này như: cỏ cháo (Cyperus difformis), cỏ chác (Fimbristy
miliacea).
Nhóm cỏ lá rộng :
Nhóm này cũng hiện diện nhiều trên ruộng lúa, có cách sắp xếp là rất khác
nhau, lá thường lớn và rộng và thường là cây 2 lá mầm.Nhóm này có kiểu sinh sản rất
khác nhau thường sinh sản bằng hạt, đôi lúc cũng sinh sản bằng vô tính.
Trong nhóm này có các loại cỏ như: mác bao (Monochoria vaginais ), Rau
mương (ludwigia octovalvis).
2.1.2.3 Phân loại theo chu kỳ sinh trưởng
Chia ra làm 2 nhóm chính:
- Nhóm cỏ hàng niên (hàng năm):
Thời gian chu kỳ sống trong vòng 1 năm (từ khi nẩy mầm đến khi ra hạt rồi
chết). Thuộc nhóm này ở ruộng lúa có nhiều loài thuộc nhiều họ ở cả nhóm cỏ lá hẹp
và lá rộng. Điển hình là các loài cỏ lồng vực, cỏ đuôi phụng (họ hòa bản), cỏ cháo, cỏ
chác (thuộc họ chác lác), rau trai, cỏ mực, rau mương (nhóm cỏ lá rộng).
Trong ruộng lúa, cỏ hàng niên thường có chu kỳ sống đồng thời với một vụ lúa.
Hạt của chúng mọc ngay sau khi làm đất gieo cấy lúa, ra hoa và kết hạt cùng thời gian
khi lúa trổ chín. Nhóm này sinh sản chủ yếu bằng hạt. Một số ít sinh sản bằng đốt thân
6
có rễ nhưng mọc lên cũng ra hoa trong vòng một năm rồi chết, có thể để lại đốt thân
mọc tiếp năm sau.
Phần lớn cỏ dại trong ruộng lúa thuộc nhóm cỏ hằng niên do đặc điểm cày xới
đất gieo cấy lúa nhiều lần trong năm. Việc phòng trừ cỏ dại hàng năm tương đối dễ và
ít tốn kém, hiệu quả phòng trừ cao.Tốt nhất là diệt cỏ khi hạt mới mọc hoặc trước khi
cây cỏ ra hoa bằng thuốc hóa học và nhiều biện pháp khác.
- Nhóm cỏ đa niên (nhiều năm):
Chu kỳ sống trên một năm. Thuộc nhóm này ở ruộng lúa cũng có nhiều họ lá
hẹp và lá rộng như cỏ chỉ, cỏ ống , cỏ bắc (họ hòa bản ), cỏ u du, lác vôi ( họ chác lác),
rau bợ, bèo cái, mác bao (nhóm lá rộng).
Ngoài sinh sản bằng hạt, nhiều loài cỏ đa niên còn sinh sản bằng các phần của
các cơ quan dinh dưởng được tách ra khỏi cây mẹ như một đoạn thân hoặc một khúc
rễ.
Trên ruộng lúa, do một năm làm nhiều vụ, đất được cày bừa thường xuyên và
liên tục có nước trên ruộng nên các loại cỏ đa niên thường ít hơn các loại cỏ hàng niên.
Ở những vùng bị thiếu nước hoặc nước quá nhiều một năm chỉ canh tác được một vụ
lúa, có thời gian dài để đất hoang, thành phần số lượng cỏ đa niên nhiều và chi phí diệt
cũng tốn kém hơn. Hầu hết các loại thuốc diệt cỏ chọn lọc dùng cho ruộng lúa hiện
nay đều không diệt được các nhánh cỏ đa niên mọc từ đốt thân, mầm cây cỏ đa niên
mọc từ hạt có sức chống chịu cao hơn so với mầm cây cỏ hàng niên.
Ngoài nhóm cỏ hàng niên, có người còn chia thành nhóm cỏ nhị niên ( gồm
những loài cỏ có chu kỳ sống hai năm)và nhóm cỏ đa niên (chu kỳ sống trên hai năm).
2.1.2.4 Phân loại theo địa hình
Cách phân loại này thường được những nhà canh tác học sử dụng. Chia cỏ dại
thành cỏ cạn, cỏ nước, cỏ trên đất trồng trọt, cỏ trong đồn điền. Các nhóm cỏ này lại
có thể chia ra làm nhiều nhóm nhỏ.
2.1.2.5 Phân loại dựa theo phương thức sống
Theo cách phân loại này cỏ dại được chia thành các nhóm tự dưởng và cỏ ký
sinh. Phần lớn có dại nằm trong nhóm thứ nhất. Chúng có đủ cơ quan dinh dưởng
như:rễ để hút nước, dinh dưởng , thân lá để quang hợp.
7
- Cỏ dại ký sinh:
Cỏ dại sống hoàn toàn dựa vào muối khoáng và chất hữu cơ do cây ký chủ cung
cấp: tơ hồng (Cuscuta) gọi là cỏ ký chủ hoàn toàn. Cỏ dại có thể tự túc được một phần
dinh dưởng như cây tằm gởi ký sinh tên cây ăn quả.
- Cỏ dại tự dưởng:
Phần lớn cỏ dại thuộc nhóm này có đầy đủ các cơ quan dinh dưởng như: rễ,
thân, lá và được phân chia thành một lá mầm và hai lá mầm.
Cỏ một lá mầm: lá của chúng thường hẹp, dày, mọc xiên, lá có lông. Rễ thường
là rể chùm ăn nông đỉnh sinh trưởng được bao bọc trong bẹ lá như nhóm cỏ hòa bản là
cỏ một là mầm. Một số cỏ dại trong nhóm này có những đặt điểm giống nhau như: cỏ
cói lá hẹp mềm, mỏng.
Cỏ hai lá mầm: lá của chúng thường rộng, nằm ngang, mỏng mềm ít lông, rễ
thường là rể cọc ăn sâu điểm sinh trưởng để lộ ra ngoài như rau mác bao, cỏ xà bông
Tuy nhiên, cỏ một lá mầm và hai lá mầm có những đặc điểm giống nhau ở giai
đoạn nhỏ, bộ rể ăn nông điểm sinh trưởng để lộ ra ngoài lúc mới mọc.
2.2 Đặc điểm chung của cỏ dại trên ruộng lúa
Cỏ dại trên ruộng lúa có rất nhiều loài chúng có những đặc tính rất khác nhau
tuy vậy người ta vẩn tìm thấy ở chúng những đặc điểm:
2.2.1 Cỏ dại có nhiều hình thức sinh sản
Cỏ dại có nhiều hình thức sinh sản thích ứng với từng điều kiện tự nhiên càng
nhiều hình thức thì lan truyền càng mạnh và khi điều kiện tự nhiên thay đổi thì có ít
nhất một hình thức sinh sản để lan truyền.
Các hình thức sinh sản chủ yếu của cỏ dại:
Sinh sản hữu tính:là bộ phận chính để sinh tồn và phát triển.
Sinh sản vô tính: thân bò (đoạn thân nhỏ dài phát triển trên măt đất tạo ra rễ và
cây con) củ, thân và rễ.
2.2.2 Cỏ dại có số hạt và số mầm rất cao
Nhìn chung số hạt của một cây cỏ dại thường lớn hơn một cây trồng rất nhiều.
Trong đó đặc biệt một số loài như cỏ dền (Amaranthus Sp) có tới 500.000 hạt trên cây.
8
Từ một hạt cỏ lồng vực mọc thành cây chỉ sau 3 tháng có thể sinh ra 200 – 300 hạt cỏ
mới. Steven (1932) điều tra 101 cây cỏ hàng niên sản sinh 20.832 hạt (trung bình 206
hạt /cây ), 61 cây cỏ đa niên sản sinh 16.629 hạt (trung bình 272 hạt /cây).
Mầm trên một đoạn thân hay trên một đơn vị trọng lượng của cỏ dại sinh sản vô
tính cũng nhiều hơn so với một đoạn thân cây trồng có chiều dài và trọng lượng tương
đương. Ví dụ như một mét dây khoang lang có 20 - 30 mầm ngủ trong khí với cùng
chiều dài cỏ tranh có tới 100 – 150 mầm ngủ.
2.2.3 Hạt cỏ dại dễ rụng và có nhiều hình thưc lan truyền
Sau khi chín hạt cỏ dại có thể rơi xuống đất. Cỏ dại có thể lan truyền từ ruộng
này sang ruộng khác, từ vùng này sang vùng khác, nước này sang nước khác và thậm
chí từ châu lục này sang châu lục khác bằng nhiều con đường nhờ gió, nước, động vật,
kể cả con người.
Trên ruộng lúa các hạt cỏ nhỏ như cỏ đuôi phụng, cỏ túc gió đẩy đi xa khắp
ruộng hoặc cánh đồng.
Nước là tác nhân lan truyền cỏ dại trong ruộng lúa quan trọng nhất. Nước mang
hạt cỏ từ kênh mương vào ruộng và từ ruộng này sang ruộng khác. Ở đồng bằng sông
Cửu Long hàng năm bị lũ lụt tràn ngập, có hiện tượng ở những nơi, những ruộng nước
rút muộn thì sau đó vụ Đông Xuân mật độ cỏ thường cao, do hạt cỏ các nơi khác bị
nước cuốn trôi dồn tụ lại.
Hạt cỏ cũng được người và súc vật mang đi phát tán một cách vô tình từ nơi
này sang nơi khác. Có những hạt cỏ nhỏ hoặc có lông, gai dính vào quần áo người
hoặc lông trâu bò rồi truyền đi nơi khác như hạt cỏ chỉ, cỏ đuôi phụng. Một số hạt cỏ
do trâu bò, chim, gà, vịt… Sau khi ăn vào ống tiêu hóa vẩn còn khả năng nẩy mầm sau
khi được thải ra theo đường phân.trong phân chuồng bón vào ruộng lúa nếu chưa được
ủ hoai kỹ thường mang theo hạt cỏ. Theo Harmon và Keim, tỉ lệ hạt cỏ còn khả năng
nẩy mầm trong phân bò là 9,6% trong phân ngựa là 8,7 %.
2.2.4 Tính miên trạng của cỏ dại
Ngủ nghỉ của cỏ dại là trạng thái ngừng phát triển giúp cho cỏ đảm bảo sự tồn
sinh của nó. Hiện tượng này gây khó khăn cho việc phòng trừ cỏ. Hạt cỏ có thời kỳ
ngủ nghỉ là thời kỳ cần thiết cho sự biến đổi, hình thành phôi mầm, phôi nhủ đầy đủ về
cơ quan ,về cấu tạo các thành phần sinh hóa, tỷ lệ và khôí lượng của chúng.
9
2.2.5 Cỏ dại giữ sự nẩy mầm rất lâu
Rất nhiều loại cỏ dại có thể giữ sự nẩy mầm của mình sau 15 – 20 năm. Ở Mỹ
sau khi chôn 20 năm, 51 loại cỏ trong trong 107 loại thí nghiệm vẫn có những hạt nẩy
mầm thậm chí cỏ Vesbascublattara vẩn còn nẩy mầm được 70% ở năm thứ 80.
Khả năng tồn tại của hạt cỏ trong đất cũng rất cao, nhiều thí nghiệm cho biết hạt
cỏ bị chôn trong đất có thể sống lâu vài năm cho đến hàng chục năm tùy theo loài.
Trong đất ruộng lúa hạt cỏ chỉ nước bị chôn sâu, sau 3 -5 năm nếu được đưa lên phía
trên vẩn có thể nẩy mầm. Khả năng tồn tại lâu của hạt cỏ chủ yếu do cấu tạo của vỏ hạt
ít bị thấm nước.
Ở trong môi trường nước hạt cỏ vẩn có khả năng giữ sự nẩy mầm khá lâu. Tuy
vậy trong môi trường nước hạt cỏ không giữ được sự nẩy mầm lâu như trong môi
trường đất và không khí.
2.2.6 Hiện tượng nẩy mầm không đều
Sau khi làm đất gieo cấy, gặp điều kiện ánh sáng và nước đủ, một số hạt cỏ bắt
đầu mọc và thường sau 7 – 10 ngày phần lớn mới mọc hết, còn lại một số ít tiếp tục
mọc về sau, chậm nhất khoảng 15 ngày.
Thời gian mọc mầm không đều do một số nguyên nhân :
- Do hạt chín không đều hạt chín trước sẽ nẩy mầm trước.
- Số cây cỏ điều tra trên ruộng lúa (cây/m2).
(vụ đông xuân 1997 – 1998 tại Long Định – Châu Thành – Tiền Giang
10
Bảng 2.1 Thời gian mọc mầm của một số loại cỏ phổ biến vụ đông xuân 1997 – 1998
tại Long Định – Châu Thành – Tiền Giang.
Số ngày sau gieo
Cỏ hòa bản
Cỏ cháo, chác
Rau mác bao
1
0
0
0
3
0
2
0
5
2
1
0
7
6
7
1
9
15
18
1
11
24
30
5
13
22
32
5
15
26
29
4
17
21
27
7
19
20
26
7
21
20
26
7
Thời gian ngủ nghỉ (miên trạng) của các hạt cỏ khác nhau. Có hạt nẩy mầm
sớm, có hạt sau khi chin bắt buộc phải có thêm một thời gian ngủ nghỉ mới nẩy mầm
được
Độ sâu chôn vùi của hạt cỏ. Các hạt cỏ ở phía trên mặt đất thường nẩy mầm
sớm hơn các hạt cỏ bị vùi sâu, do có điều kiện nẩy mầm thuận lợi hơn (ánh sáng ,
nhiệt độ).
Do đặt điểm canh tác của ruộng lúa nước ( khi làm đất thường có nước, hạt cỏ
nổi lên trên mặt đất, hoặc sạ chay không làm đất thì hạt cỏ không bị chôn vùi sâu).
2.2.7 Cỏ dại có tính biến động lớn và khả năng chống chịu cao
Cỏ dại có tính biến động lớn về sinh lý, hình thái và phản ứng với môi trường
xung quanh.Đặt tính này của cỏ dại nhiều hơn cây trồng là do nó đã qua chọn lọc tự
nhiên khá lâu và những biến đổi ngoại cảnh do con người tác động vào ruộng. Các
thay đổi đó có thể là:
- Thay đổi về chu kỳ sinh trưởng và thời gian phát dục.
- Thay đổi về sinh trưởng và hình thái.
11
- Thay đổi về sinh lý.
Bên cạnh đó cỏ dại còn có khả năng chống chịu với điều kiện tự nhiên khắc
nghiệt của thời tiết rất tốt như: chống lạnh, chống nóng, chịu hạn, chịu ngập nước. Khả
năng tồn tại ở đất xấu và nghèo dinh dưỡng.Trong ruộng bị thiếu phân bón và nước
cây cỏ vẫn sống tốt hơn hẳn so với cây lúa. Phạm vi nhiệt độ thích hợp của cây cỏ rộng
hơn cây lúa. Ở nhiệt độ thấp 10 – 12oC cây lúa có thể bị chết những cây cỏ vẩn ít bị
ảnh hưởng.
2.3 Tác động của cỏ dại
Trong nông nghiệp vùng nhiệt đới cỏ sinh trưởng và phát triển mạnh làm ảnh
hưởng trực tiếp và tiêu cực đến khả năng sản xuất của các thực vật khác mà hiệu quả
cạnh tranh này có thể mô tả rất rõ ràng bằng cách so sánh sản lượng của các ô thí
nghiệm được làm cỏ và không làm cỏ.
Trong quan hệ giữa cỏ dại với cây trồng, kiểu cỏ dại mức độ xâm nhiểm nhiều
hay ít thay đổi với kiểu đất, nhiệt độ, hệ thống địa lý, kỹ thuật làm đất, loại cây trồng,
phương pháp kiểm soát khác. Ví dụ khi thay đổi các giống lúa truyền thống với đặc
điểm thân cao lá mềm rủ bằng các giống hiện đại thân thấp lá đứng lá đứng làm cho
ánh sáng chiếu được nhiều hơn trong tán khóm lúa cũng làm cho cỏ dại nẩy mầm và
sống sót nhiều hơn hay mô hình bón phân cho lúa cao sản củng làm cho cỏ trong
ruộng trở thành vấn đề quang trọng.
Tổng kết của Smith (1983) tổn thất do cỏ dai gây ra ở các nước trồng lúa dao
động từ 10 – 15 % sản lượng. Theo Arai (Nhật Bản, 1972) lúa cấy mà không làm cỏ
thì năng suất giảm từ 20 – 40 % lúa gieo không làm cỏ thì năng suất giảm càng nhiều
70 – 90. Ở Việt Nam Phùng Đăng Chính (1978) khi thí nghiệm trên giống NN8 cho
thấy ruộng lúa không làm cỏ năng suất chỉ bằng 19,46% so với ruộng được làm cỏ.
Kết quả thí nghiệm của Phùng Đăng Chính (1976) cho thấy sự giảm năng suất
lúa tỷ lệ với mật độ cỏ dại cứ 100 cây cỏ/m2 làm giảm 17% năng suất từ 100 - 200 cây
cỏ/m2 thì năng suất giảm thêm 10%, từ 200 cây trở về sau cứ tăng thêm 100 thì năng
suất chỉ giảm thêm 4 - 6%.
12
Báo cáo khoa học ở nhiều nước cho thấy rằng ở Trung Quốc có khoảng 10 triệu
tấn lúa đã bị mất đi hằng năm do sự cạnh tranh của cỏ dại số lượng này có thể cung
cấp đủ ít nhất 56 triệu dân trong một năm (Zang 2001). Theo Abeysekera (2001) quốc
gia Sri Lanka được coi là một quốc gia có thể tự cung cấp đủ sản lượng lúa gạo cho
mình nhưng do lúa gạo là một yếu tố hạn chế rất lớn trong ngành sản xuất lúa gạo ở
nước này và đã làm cho năng suất lúa mất di 30- 40 %. Tại Việt Nam cỏ dại ngày trở
thành một loại dịch hại quang trọng có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất và chất lượng
gạo trên ruộng lúa sạ thẳng tại ĐBSCL. Ước tính năng suất lúa sạ thằng ở ĐBSCL đã
bị mất đi do cỏ dại gây ra khoảng 46% trong điều kiện chăm sóc không được tốt (Chin,
1997).
Sự gây hại của cỏ dại đối với cây trồng là do quá trình trình phát triển có sự
cạnh tranh xuất hiện giữa cỏ và cây trồng. Trong quá trình cạnh tranh này thì ưu thế
thường nghiêng về cỏ dại vì nhiều lý do mà trước hết là hiệu suất quang hợp của cỏ dại
luôn cao hơn cây trồng.
2.3.1 Tác hại của cỏ dại
2.3.1.1 Cỏ dại cạnh tranh ánh sáng,nước chất dinh dưởng của cây trồng
Cạnh tranh về nước: nước thì dồi dào có ở bất cứ nơi đâu, sự cạnh tranh nước
giữa lúa và cỏ dại thì không lớn. Tuy nhiên các loài cỏ có hệ thống rễ trải rộng và sâu
do vây chúng hút nước hiệu quả hơn cây trồng. Ở ruộng không làm cỏ độ ẩm nhanh
chóng bị hút kiệt hơn ruộng làm cỏ.
Cạnh tranh về ánh sáng: lúa cần ánh sáng cho quá trình quang hợp và sinh
trưởng. Khi cỏ nẩy mầm sớm và sinh trưởng nhanh, cao hơn cây trồng làm cho cây
trồng không nhận đủ ánh sáng.
Cạnh tranh về dinh dưởng: cỏ mọc trên ruộng canh tác trong quá trình sinh
trưởng tích lũy các chất dinh dưởng trong các mô của chúng bởi vậy làm thiếu hụt chất
dinh dưỡng cho cây trồng và nếu bón bổ xung sẽ làm cho cỏ sinh trưởng tốt hơn cây
trồng.
13
Nhiều thực nghiệm cho thấy có sự tương quan rất chặc giữa kiễu và thời gian
bón phân và sự cạnh tranh sau đó giữa cỏ với cây trồng. Trên lúa sự sinh trưởng và
cạnh tranh của cỏ thường được kích thích bởi việc bón phân lân và phân đạm trước khi
cấy.
2.3.1.2 Cỏ dại tiết ra những chất độc gây hại cho cây trồng và là ký chủ phụ của
nhiếu loại sâu bệnh
Trong quá trình sinh trưởng và phát triển bộ rễ của cỏ dại có thể tiết ra những
chất độc gây hại cho cây trồng. Hơn nữa, cỏ dại còn là ký chủ của nhiều loại sâu bệnh
hại cây trồng. Một số nghiên cứu cho biết: các cây cỏ dại cùng họ, bộ hay có những
đặc tính giống cây trồng thường làm ký chủ cho những nguồn sâu bệnh hại cây trồng
tương ứng.
2.3.1.3 Cỏ dại gây hại cho gia súc và ảnh hưởng đến sức khỏe của con người
Những cây cỏ dại có chứa các chất độc nếu để lẫn vào thức ăn gia súc sẽ làm
ảnh hưởng đến sức khỏe của gia súc, đồng thời người sử dụng sản phẩm của loại động
vật này cũng bị ảnh hưởng .
Ngoài những tác động chủ yếu nêu trên, cỏ dại còn ảnh hưởng tới giao thông đi
lại. Cỏ hoặc bèo tây trôi trên sông ngòi sẽ làm cản trở dòng chảy, cản trở sự di lại của
tàu thuyền.
Cỏ mọc trên đường sắt làm dường sắt bị ẩm, khó khô rào nên mau bị gỉ. Hằng
năm nhà nước phải bỏ ra một khoảng chi phí không nhỏ để trừ cỏ trên đường giao
thông thủy, bộ, đường sắt.
2.3.2 Lợi ích của cỏ dại
Bên cạnh những mặt có hại, cỏ dại còn có một số mặt tích cực có ích như:
- Chống xói mòn.
- Làm thức ăn che chở cho người và gia súc.
14
- Thuốc chữa bệnh.
- Nguồn cung cấp chất hữu cơ trong đất.
2.4 Biện pháp phòng trừ cỏ dại trên ruộng lúa
Cũng như các loài dịch hại lúa khác, muốn phòng trừ cỏ dại có hiệu quả phải
vận dụng phương pháp phòng trừ tổng hợp, nghĩa là phải áp dụng phối hợp nhiều biện
pháp từ đầu tới cuối vụ một cách thích hợp.
Phòng trừ tổng hợp cỏ dại trong ruộng lúa bao gồm các biện pháp chính là :
- Biện pháp canh tác .
- Biện pháp vật lý cơ giới.
- Biện pháp hóa học.
Các biện pháp sinh học phòng trừ cỏ dại đang được nghiên cứu chưa được ứng
dụng nhiều.
2.4.1 Biện pháp canh tác
- Làm đất kỹ.
- Chọn hạt giống lúa sạch cỏ.
- Gieo cấy mật độ dày thích hợp .
- Chăm sóc ruộng lúa.
- Luân canh .
2.4.2 Biện pháp vật lý, cơ giới
- Nhổ cỏ bằng tay:
Tuy là biện pháp thô sơ nhưng nhổ cỏ bằng tay vẫn được sử dụng cho ruộng lúa
sạ và nhất là ở những nơi diện tích canh tác ít.
15
Với lúa sạ, thời gian nhổ cỏ lần đầu tiên tốt nhất là khi cây lúa được 4 – 5 lá, bắt
đầu đẻ nhánh (thường là sau khi sạ 20 – 25 ngày).
- Dùng dụng cụ làm cỏ:
Thông thường là các loại cào cỏ đẩy tay. Cào cỏ có thể là loại cào có răng bằng
sắt hay gỗ cố định hoặc cào cỏ có răng xoay.
Các loại máy làm cỏ cũng đã được chế tạo và sử dụng ở nhiều nước.
Một số ruộng tuy đã dùng thuốc nhưng vì một lý do nào đó mà hiệu quả trừ cỏ
không cao, ruộng vẫn còn nhiều cỏ thì biện pháp nhổ cỏ bằng tay hoặc cào vẫn cần
thiết.
Việc nhổ cỏ bằng tay nói chung không triệt để và rất tốn công lao động. Ở đồng
bằng sông Cửu Long diện tích canh tác nhiều, việc nhổ cỏ bằng tay khó thực hiện. Hầu
hết nông dân sử dụng thuốc hóa học trừ cỏ cho ruộng lúa.
2.4.3 Biện pháp hóa học
2.4.3.1 Sơ lược lịch sử phát minh thuốc trừ cỏ
Trong lịch sử thuốc hóa học trừ cỏ có ghi nhận một một phát hiện tình cờ đầu
tiên vào năm 1896 khi có một số nông dân Pháp dùng dung dịch Booc - Đô (hợp chất
có đồng) để phòng trừ bệnh mốc xám cho cây nho, thấy dung dịch này diệt được một
số loại cỏ lá rộng. Sau đó tại Pháp, Đức, Mỹ, nhiều thí nghiệm đã xác nhân Sulfat
Đồng (Cu SO4) có thể được sử dụng làm thuốc diệt cỏ lá rộng cho lúa mì và đại mạch.
Tiếp sau đó ,nhiều hợp chất vô cơ được dùng diệt cỏ như Sodium chlorate
,Calcium cyanamid, Amononium sulfat.Tuy những hợp chất này phân hũy chậm trong
môi trường. Do đó gây hại cho con người ảnh hưởng đến đất đai.
Đặc biệt, việc phát minh ra chất diệt cỏ 2,4 Dichloro phenoxy acetic (2,4 D) và
Methyl chlorophenoxy acetic (MCPA) năm 1945 bởi 2 nhà khoa học nước Anh là
W.G.Templeman và W.A .Sexlon, đánh dấu mốc quang trọng trong lịch sử phát triển
thuốc trừ cỏ.Thước 2,4 D và MCPA với đặc tính chọn lọc cao trên cây hòa bản và ít