Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Các loại dao động đề 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (586.45 KB, 10 trang )

Tải file Word tại website – Hotline : 096.79.79.369

Các loại dao động - Đề 1
Câu 1: Nhận định nào sau đây là sai khi nói về hiện tượng cộng hưởng trong một hệ cơ học.
A. Tần số dao động của hệ bằng với tần số của ngoại lực.
B. Khi có cộng hưởng thì dao động của hệ không phải là điều hòa
C. Biên độ dao động lớn khi lực cản môi trường nhỏ.
D. khi có cộng hưởng thì dao động của hệ là dao động điều hòa.
Câu 2: Nhận xét nào sau đây về dao động tắt dần là đúng?
A. Có tần số và biên độ giảm dần theo thời gian.
B. Môi trường càng nhớt thì dao động tắt dần càng nhanh.
C. Có năng lượng dao động luôn không đổi theo thời gian.
D. Biên độ không đổi nhưng tốc độ dao động thì giảm dần.
Câu 3: Chọn phát biểu sai về dao động duy trì.
A. Có chu kỳ bằng chu kỳ dao động riêng của hệ.
B. Năng lượng cung cấp cho hệ đúng bằng phần năng lượng mất đi trong mỗi chu kỳ.
C. Có tần số dao động không phụ thuộc năng lượng cung cấp cho hệ.
D. Có biên độ phụ thuộc vào năng lượng cung cấp cho hệ trong mỗi chu kỳ.
Câu 4: Phát biểu nào dưới đây sai?
A. Dao động tắt dần là dao động có biên độ giảm dần theo thời gian
B. Dao động cưỡng bức có tần số bằng tần số của ngoại lực
C. Dao động duy trì có tần số phụ thuộc vào năng lượng cung cấp cho hệ dao động
D. Cộng hưởng có biên độ phụ thuộc vào lực cản của môi trường
Câu 5: Hiện tượng cộng hưởng thể hiện càng rõ nét khi
A. Biên độ của lực cưỡng bức nhỏ.
B. Độ nhớt của môi trường càng lớn.
C. Tần số của lực cưỡng bức lớn.
D. Lực cản, ma sát của môi trường nhỏ
Câu 6: Để duy trì dao động cho một cơ hệ ta phải
A. Làm nhẵn, bôi trơn để giảm ma sát
B. Tác dụng vào nó một lực không đổi theo thời gian.


C. Tác dụng lên hệ một ngoại lực tuần hoàn
D. Cho hệ dao động với biên độ nhỏ để giảm ma sát.
Câu 7: Chọn sai khi nói về dao động cưỡng bức
A. Tần số dao động bằng tần số của ngoại lực
B. Biên độ dao động phụ thuộc vào tần số của ngoại lực
C. Dao động theo quy luật hàm sin của thời gian
D. Tần số ngoại lực tăng thì biên độ dao động tăng
Câu 8: Để duy trì dao động cho một cơ hệ mà không làm thay đổi chu kì riêng của nó, ta phải
A. Tác dụng vào vật dao động một ngoại lực không thay đổi theo thời gian.
B. Tác dụng vào vật dao động một ngoại lực biến thiên tuần hoàn theo thời gian.
C. Làm nhẵn, bôi trơn để giảm ma sát.
D. Tác dụng ngoại lực vào vật dao động cùng chiều với chuyển động trong một phần của từng chu kì.


Tải file Word tại website – Hotline : 096.79.79.369

Câu 9: Sau khi xảy ra hiện tượng cộng hưởng nếu
A. Tăng độ lớn lực ma sát thì biên độ tăng
B. Tăng độ lớn lực ma sát thì biên độ giảm
C. Giảm độ lớn lực ma sát thì chu kì tăng
D. Giảm độ lớn lực ma sát thì tần số tăng
Câu 10: Chọn sai
A. Trong sự tự dao động, hệ tự điều khiển sự bù đắp năng lượng từ từ cho con lắc.
B. Trong sự tự dao động, dao động duy trì theo tần số riêng của hệ.
C. Trong dao động cưỡng bức, biên độ phụ thuộc vào hiệu số tần số cưỡng bức và tần số riêng.
D. Biên độ dao động cưỡng bức không phụ thuộc cường độ của ngoại lực.
Câu 11: Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Dao động duy trì là dao động tắt dần mà người ta đã kích thích lại dao động sau khi dao động bị tắt hẳn.
B. Dao động duy trì là dao động tắt dần mà người ta đã làm mất lực cản của môi trường đối với vật dao động
C. Dao động duy trì là dao động tắt dần mà người ta đã tác dụng ngoại lực vào vật dao động cùng chiều với chiều

chuyển động trong một phần của từng chu kỳ.
D. Dao động duy trì là dao động tắt dần mà người ta đã tác dụng ngoại lực biến đổi điều hoà theo thời gian vào vật
dao động.
Câu 12: Chọn phát biểu sai:
A. Hai dao động điều hoà cùng tần số,ngược pha thì li độ của chúng luôn luôn đối nhau.
B. Khi vật nặng của con lắc lò xo đi từ vị trí biên đến vị trí cân bằng thì vectơ vận tốc và vectơ gia tốc luôn luôn
cùng chiều.
C. Trong dao động điều hoà,khi độ lớn của gia tốc tăng thì độ lớn của vận tốc giảm.
D. Dao động tự do là dao động có tần số chỉ phụ thuộc đặc tính của hệ,không phụ thuộc các yếu tố bên ngoài.
Câu 13: Chọn nói sai khi nói về dao động:
A. Dao động của cây khi có gió thổi là dao động cưỡng bức.
B. Dao động của đồng hồ quả lắc là dao động duy trì.
C. Dao động của pittông trong xilanh của xe máy khi động cơ hoạt động là dao động điều hoà.
D. Dao động của con lắc đơn khi bỏ qua ma sát và lực cản môi trường luôn là dao động điều hoà
Câu 14: Nhận xét nào sau đây là không đúng?
A. Dao động duy trì có chu kì bằng chu kì dao động riêng của con lắc.
B. Dao động tắt dần càng nhanh nếu lực cản của môi trường càng lớn.
C. Biên độ dao động cưỡng bức không phụ thuộc vào tần số lực cưỡng bức.
D. Dao động cưỡng bức có tần số bằng tần số của lực cưỡng bức.
Câu 15: Một vật dao động riêng với tần số là f = 10Hz. Nếu tác dụng vào vật ngoại lực có tần số f1 = 5Hz thì biên
độ là A1. Nếu tác dụng vào vật ngoại lực có tần số biến đổi là f2 = 8Hz và cùng giá trị biên độ với ngoại lực thứ
nhất thì vật dao động với biên độ A2 (mọi điều kiện khác không đổi). Tìm phát biểu đúng?
A. Biên độ thứ 2 bằng biên độ thứ nhất
B. Biên độ thứ hai lớn hơn biên độ 1
C. Biên độ dao động thứ nhất lớn hơn
D. Không kết luận được
Câu 16: Một vật dao động với W = 1J, m = 1kg, g = 10m/s2. Biết hệ số ma sát của vật và môi trường là μ = 0,01.
Tính quãng đường vật đi được đến lức dừng hẳn.



Tải file Word tại website – Hotline : 096.79.79.369

A. 10dm
B. 10cm
C. 10m
D. 10mm
Câu 17: Vật dao động với A = 10cm, m = 1kg, g =π 2 m/s2, T = 1s, hệ số ma sát của vật và môi trường là 0,01.
Tính năng lượng còn lại của vật khi vật đi được quãng đường là 1m.
A. 0,2J
B. 0,1J
C. 0,5J
D. 1J
Câu 18: Một con lắc lò xo dao động có m = 0,1kg, vmax = 1m/s. Biết k = 10N/m, μ = 0,05. Xác định thời gian để
vật dừng hẳn?
A. π s
B. 10 s
C. 5π s
D. 5 s
Câu 19: Một con lắc lò xo dao động có m = 0,1kg, Vmax = 1m/s. Biết k = 10N/m, μ = 0,05. Tính vận tốc của vật
khi vật đi được 10cm.
A. 0,995cm/s
B. 0,3cm/s
C. 0,995m/s
D. 0,3m/s
Câu 20: Một vật dao động điều hòa cứ sau mỗi chu kỳ biên độ giảm 3%, tính phần năng lượng còn lại trong một
chu kỳ?
A. 94%
B. 96%
C. 95%
D. 91%

Câu 21: Một vật dao động điều hòa cứ sau mỗi chu kỳ biên độ giảm 4%, tính phần năng lượng bị mất sau một chu
kỳ?
A. 7,84%
B. 8%
C. 4%
D. 16%
Câu 22: Một con lắc lò xo có độ cứng lò xo là K = 1N/cm. Con lắc dao động với biên độ A = 5cm, sau một thời
gian biên độ còn là 4cm. Tính phần năng lượng đã mất đi vì ma sát?
A. 9J
B. 0,9J
C. 0,045J
D. 0,009J


Tải file Word tại website – Hotline : 096.79.79.369

Câu 23: Một con lắc lò xo dao động tắt dần trên mặt phằng ngang, hệ số ma sát µ. Nếu biên độ dao động là A thì
quãng đường vật đi được đến lúc dừng hẳn là S. Hỏi nếu tăng biên độ lên 2 lần thì quãng đường vật đi được đến
lúc dừng hẳn là:
A. S
B. 2S
C. 4S
D. S/2
Câu 24: Một tấm ván có tần số riêng là 2Hz. Hỏi trong một 1 phút một người đi qua tấm ván phải đi bao nhiêu
bước để tấm ván rung mạnh nhất:
A. 60 bước
B. 30 bước
C. 90 bước
D. 120 bước.
Câu 25: Một con lắc đơn có l = 1m; g = 10m/s2 được treo trên một xe oto, khi xe đi qua phần đương mấp mô, cứ

12m lại có một chỗ ghềnh, tính vận tốc của vật để con lắc dao động mạnh nhất
A. 6m/s
B. 6km/h
C. 60km/h
D. 36km/s
Câu 26: Một con lắc lò xo có K = 100N/m, vật có khối lượng 1kg, treo lò xo lên tàu biết mỗi thanh ray cách nhau
12,5m. tính vận tốc của con tàu để vật dao động mạnh nhất.
A. 19,76m/s
B. 22m/s
C. 22km/h
D. 19,76km/s
Câu 27: Một con lắc lò xo có K = 50N/m. tính khối lượng của vật treo vào lò xo biết rằng mỗi thanh ray dài 12,5m
và khi vật chuyển động với v = 36km/h thì con lắc dao động mạnh nhất.
A. 1,95kg
B. 1,9kg
C. 15,9kg
D. đáp án khác
Câu 28: Một con lắc lò xo có m = 0,1kg, gắn vào lò xo có độ cứng K = 100N/m. Kéo vật khỏi vị trí cân bằng một
đoạn 10cm rồi buông tay không vận tốc đầu. Biết hệ số ma sát của vật với môi trường là 0,01. Tính vận tốc lớn
nhất vật có thể đạt được trong quá trình dao động. g = 10 m/s2
A. π m/s
B. 3,2m/s
C. 3,2π m/s
D. 2,3m/s
Câu 29: Một con lắc lò xo độ cứng K = 400 N/m; m = 0,1kg được kích thích bởi 2 ngoại lực sau
- Ngoại lực 1 có phương trình f = Fcos(8π t + π/3) cm thì biên độ dao động là A1
- Ngoại lực 2 có phương trình f = Fcos(6π t + π) cm thì biên độ dao động là A2. Tìm nhận xét đúng.
A. A1 = A2



Tải file Word tại website – Hotline : 096.79.79.369

B. A1 > A2
C. A1 < A2
D. A và B đều đúng.
Câu 30: Một con lắc lò xo, nếu chịu tác dụng của hai ngoại lực f1 = 6 Hz và f2 = 10 Hz có cùng độ lớn biên độ thì
thấy biên độ dao động cưỡng bức là như nhau. Hỏi nếu dùng ngoại lực f3 = 8Hz có biên độ như ngoại lực 1 và 2 thì
biên độ dao động cưỡng bức sẽ là A2. Tìm nhận xét sai?
A. A1 = A2
B. A1 > A2
C. A1 < A2
D. Không thể kết luận
ĐÁP ÁN & LỜI GIẢI CHI TIẾT
Câu 1: B
Theo lí thuyết ta biết khi xảy ra hiện tượng cộng hưởng thi:
Tần số của dao động của hệ bằng tần số của ngoại lực => A đúng.
Biên độ dao động càng lớn khi lực cản môi trường nhỏ => C đúng.
Khi có cộng hưởng thì dao động của hệ là dao động điều hòa => D đúng, B sai
Câu 2: B
Khi xảy ra hiện tượng dao động tắt dần thì:
Biên độ giảm dần theo thời gian do chịu tác dụng của lực ma sát và tần số không thay đổi => A,D sai.
Môi trường càng nhớt lực ma sát càng cao => Dao động tắt dần càng nhanh
=> B đúng.
Có năng lượng giảm dần theo thời gian do chịu tác dụng của lực ma sát => C sai.
Câu 3: D
Dao động duy trì có chu kì bằng chu kì dao động riêng của hệ Vì chu kì bằng nhau nó mới bổ sung phần năng
lượng bị mất sau mỗi chu kì mà không làm thay đổi chu kì dao động riêng của hệ không đổi. Có tần số dao động
bằng tần số dao động riêng của hệ và không phụ thuộc vào năng lượng cung cấp cho hệ sau mỗi chu kì => A,B,C
Đúng.
Dao động duy trì có biên độ không phụ thuộc vào năng lương cung cấp cho vật sau mỗi chu kì vì năng lượng cung

cấp cho hệ sau mỗi chu kì bằng chính phần năng lượng đã mất nên biên độ không thay đổi => Biên độ dao động
không phụ thuộc vào năng lượng cung cấp cho hệ sau mỗi chu kì.
Câu 4: C
Dao động tắt dần có biên độ dao động giảm dần theo thời gian vì trong quá trình dao động chịu tác dụng của lực
ma sat => A đúng.
Dao động cưỡng bức có tần số bằng tần số của ngoại lực => B đúng.
Dao động duy trì có tần số bằng tần số dao động riêng của hệ và không phụ thuộc vào năng lượng cung cấp cho hệ
sau mỗi chu kì => C sai.
Cộng hưởng có biên độ phụ thuộc vào lực cản môi trường, khi lực cản càng nhỏ biên độ cộng hưởng càng lớn và
ngược lại => D đúng.
Câu 5: D
Hiện tượng cộng hưởng xảy ra càng rõ nét khi độ nhớt, lực cản, ma sát càng nhỏ vì khi đó năng lượng dao động là
lớn nhất.


Tải file Word tại website – Hotline : 096.79.79.369

Câu 6: C
Để duy trì dao động cho hệ thi trong mỗi chu kì chúng ta phải cung cấp cho hệ năng lượng bằng chính năng lượng
đã mất sao cho chu kì và biên độ dao động không đổi .
Làm nhẵn bôi trơn để giảm ma sat => chỉ có tác dụng làm giảm chứ không thể triệt tiêu hoàn toàn => A sai.
Tac dụng 1 lực không đổi theo thời gian sai vì con lắc dao động điều hòa cần cung cấp cho no 1 lực biến thiên tuần
hoàn để có thể liên tục bù đắp vào chỗ năng lượng đã mất => B sai, C đúng.
Cho hệ dao động với biên độ nhỏ để giảm ma sat => chỉ có tác dụng làm giảm chứ không thể triệt tiêu hoàn toàn
=> D sai
Câu 7: C
Tần số của dao động cướng bức bằng tần số của ngoại lực => A đúng.
Biên độ của dao động tỉ lệ với bên độ của ngoại lực và mối quan hệ giữa tần số vả ngoại lực và tần số dao động
riêng khi độ chênh lệch càng nhỏ thì biên độ dao động càng lớn.=> B đúng.
Trước khi đạt tới sự ổn định tần số dao động của hệ là dao động điều hòa thì cần qua giai đoạn chuyển tiếp ( thời

gian để tấn số của dao động cưỡng bức bằng tần số của ngoại lực ) => C sai.
Tần số càng lớn => biên độ càng lớn vì biên độ phụ thuộc vào mối quan hệ giữa tần số cuả ngoại lực và tần số dao
động riêng khi độ chênh lệch càng nhỏ thì biên độ dao động càng lớn=> D đúng.
Câu 8: B
Để duy trì dao động và không làm thay đổi chu kỳ riêng của nó thì ta cần Tac dụng 1 lực không đổi theo thời gian
sai vì con lắc dao động điều hòa cần cung cấp cho no 1 lực biến thiên tuần hoàn để có thể liên tục bù đắp vào chỗ
năng lượng đã mất => A,D sai, B đúng.
Làm nhẵn bôi trơn để giảm ma sat => chỉ có tác dụng làm giảm chứ không thể triệt tiêu hoàn toàn => C sai.
Câu 9: B
Độ lớn của lực ma sát không ảnh hưởng đến chu kì và tần số => C,D sai.
Lực ma sat càng lớn biên độ cộng hưởng càng nhỏ => B đúng, A sai
Câu 10: D
Biên độ của dao động tỉ lệ với biên độ của ngoại lực và mối quan hệ giữa tần số cuả ngoại lực và tần số dao động
riêng khi độ chênh lệch càng nhỏ thì biên độ dao động càng lớn => C đúng, D sai
Sự dao động được duy trì mà không cần đến tac dụng của ngoại lực gọi là sự tự dao động => A,B đúng
Câu 11: D
Dao động duy trì là dao động tắt dần mà người ta đã tác dụng ngoại lực biến đổi điều hòa theo thời gian vào vật
dao động
Câu 12: B
Câu A đúng nhưng nên thêm cùng biên độ thì nó sẽ chuẩn hơn.
Khi vật đi từ vị trí biên đến vị trí cân bằng thì vecto vận tốc cùng chiều với vật con gia tốc ngược chiều với vật =>
Vận tốc và gia tốc ngược chiều nhau => B sai.
Do gia tốc và vận tốc lêch pha 90 độ Khi gia tốc bằng 0 thì vận tốc lớn nhất Khi vận tốc giảm dần thì gia tốc tăng
lên => C đúng.
Dao động tẹ do là dao động có tần số chỉ phụ thuộc vào đặc tính của hệ không phụ thuộc các yếu tố bên ngoài =>
D đúng
Câu 13: D
Dao động của cây khi có gió thổi là dao động cưỡng bức đúng vì gió ép cây dao động => A đúng.
Dao động của đồng hồ quả lắc là dao động duy trì đúng vì dao đông của quả lắc là dao động tắt dần và được truyền
liên tục năng lượng bị mất sau mỗi chu kì.

=> B đúng.
Dao động của pittong trong xi lanh là dao động điều hòa vì trạng thái dao động của nó được lặp đi lặp lại sau
những khoảng thời gian như nhau => C đúng.
Dao động của con lắc đơn khi bỏ qua ma sát và lực cản của môi trường là dao động điều hòa sai Vì khi đó nó mới
chỉ là dao động tuần hoàn để nó dao động điều hòa thì góc
<
=> D sai
Câu 14: C


Tải file Word tại website – Hotline : 096.79.79.369

Dao động duy trì có chu kì bằng dao động riêng của con lắc đúng vì khi đó nó mới có thể bù đắp năng lượng một
cách liên tục sao cho chu kì và biên độ dao động riêng của vật không thay đổi => A đúng.
Lực cản môi trường càng lớn vật chiu tác dụng càng lớn => Vật tắt dần càng nhanh => B đúng.
Biên độ của dao động tỉ lệ với bên độ của ngoại lực và mối quan hệ giữa tần số cuả ngoại lực và tần số dao động
riêng khi độ chênh lệch càng nhỏ thì biên độ dao động càng lớn => Biên độ dao động cưỡng bức phụ thuộc vào
tần số của lực cưỡng bức => C sai.
Dao động cưỡng bức có tần số bằng tần số của lực cưỡng bức => D đúng
Câu 15: B
Độ chênh lệch giữa tần số f và f là: ∆f1 = f - f1 = 5 Hz
Độ chênh lệch giữa tần số f và f là: ∆f2 = f - f2 = 2 Hz
Do biên độ càng lớn khi biên độ phụ thuộc vào mối quan hệ giữa tần số vả ngoại lực và tần số dao động riêng khi
độ chênh lệch càng nhỏ thì biên độ dao động càng lớn.
=> A2 > A1
Câu 16: C
Ta có công của lực mà sát trong quãng đường S được tính bằng:
A ms = μmg.S .
Do công của lực ma sat là công âm cản trở dao động của vật
=> Khi vật dừng lại thì: A ms = W <=> μmgS = W => S = W /(μmg) = 10 m

Câu 17: B

Câu 18: A

Câu 19: C


Tải file Word tại website – Hotline : 096.79.79.369

Câu 20: A

Câu 21: A

Câu 22: C

Câu 23: C
Do công của lực ma sat là công âm cản trở dao động của vật
=> Khi vật dừng lại thì:
= W <=>
=> S =
=> Khi biên độ tăng 2 lần thì quãng đường đi được tới khi dừng lại tăng 4 lần.
Câu 24: D
Để tấm ván rung mạnh nhất thì tần số của người đi phải bằng tần số riêng của tấm ván.
=> f = 2 Hz => T =0,5 s .
Vậy trong 1 phút người đó phải đi : x = 2.60 = 120 bước.
Câu 25: A
Chu kì dao động của con lắc đơn là:

T=
= 2 s.

Để con lắc dao động mạnh nhất thì chu kì của xe bằng chu kì riêng của con lắc đơn
=> v =

= 6 m/s


Tải file Word tại website – Hotline : 096.79.79.369

Câu 26: A

Câu 27: A

Câu 28: B

Câu 29: B


Tải file Word tại website – Hotline : 096.79.79.369

Câu 30: C
Đề thiếu A1 ở đâu coi như trường hợp thứ nhất.
Do khi chịu tác dụng của 2 lực f1 và f2 thì có cùng độ lớn biên độ là A mà Do biên độ phụ thuộc vào mối quan hệ
giữa tần số của ngoại lực và tần số dao động riêng khi độ chênh lệch càng nhỏ thì biên độ dao động càng lớn
=> Độ chênh lệch giữa tần số dao động riêng với 2 ngoại lực bằng nhau
=> f =
= 8 Hz.
=> Khi con lắc chịu tác dụng của ngoại lực f3 có f3 = 8Hz bằng với tần số dao động riêng của con lắc => Xảy ra
hiện tượng cộng hưởng => A2 đạt cực đại.
=> A2 > A 1 .




×