Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

NGHIÊN CỨU TÁC NHÂN GÂY BỆNH THỐI RỄ TRÊN CÂY MÃNG CẦU XIÊM (Annona muricata) TẠI HUYỆN TÂN PHÚ ĐÔNG – TỈNH TIỀN GIANG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.07 MB, 90 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐH NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

NGHIÊN CỨU TÁC NHÂN GÂY BỆNH THỐI RỄ TRÊN CÂY
MÃNG CẦU XIÊM (Annona muricata) TẠI HUYỆN
TÂN PHÚ ĐÔNG – TỈNH TIỀN GIANG

Họ và tên sinh viên: NGUYỄN HOÀNG DŨNG
Ngành: BẢO VỆ THỰC VẬT
Niên khóa: 2006 - 2010

Tháng 05 năm 2011


NGHIÊN CỨU TÁC NHÂN GÂY BỆNH THỐI RỄ TRÊN CÂY
MÃNG CẦU XIÊM (Annona muricata) TẠI HUYỆN
TÂN PHÚ ĐÔNG – TỈNH TIỀN GIANG

Tác giả
NGUYỄN HOÀNG DŨNG

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng Kỹ sư ngành
Bảo vệ thực vật

Giáo viên hướng dẫn:
ThS. ĐẶNG THÙY LINH
TS. TỪ THỊ MỸ THUẬN


Tháng 05 năm 2011

i


LỜI CẢM TẠ
Trân trọng biết ơn:
Thạc sĩ Đặng Thùy Linh – Bộ môn Bảo Vệ Thực Vật, Viện Cây Ăn Quả Miền Nam.
Tiến sĩ Từ Thị Mỹ Thuận – Bộ môn Bảo Vệ thực Vật, Khoa Nông Học, Trường
Đại Học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh.
Đã tận tình hướng dẫn, chỉ dạy và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện khóa luận.
Chân thành cảm ơn:
Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh. Ban Chủ Nhiệm
Khoa Nông Học cùng toàn thể quý thầy cô Trường Đại Học Nông Lâm TP.HCM đã tận
tình dìu dắt, dạy dỗ tôi trong suốt thời gian học tập tại trường.
Lãnh đạo Viện Cây Ăn Quả Miền Nam, các anh chị trong viện, đặc biệt là các anh
chị trong bộ môn Bảo Vệ Thực Vật đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ cho tôi trong thời gian
thực hiện đề tài.
Những người bạn đã chia sẻ, giúp đỡ tôi vượt qua những khó khăn trong học tập
cũng như trong suốt thời gian thực hiện đề tài.

Tp. Hồ Chí Minh tháng 05 năm 2011

Nguyễn Hoàng Dũng

ii


TÓM TẮT
NGUYỄN HOÀNG DŨNG, Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh. Tháng 10/2010.

NGHIÊN CỨU TÁC NHÂN GÂY BỆNH THỐI RỄ TRÊN CÂY MÃNG CẦU XIÊM
(Annona muricata) TẠI HUYỆN TÂN PHÚ ĐÔNG – TỈNH TIỀN GIANG.
Giảng viên hướng dẫn: ThS. Đặng Thùy Linh và TS Từ Thị Mỹ Thuận.
Đề tài được thực hiện từ tháng 04 đến tháng 09/2010, tại phòng thí nghiệm bệnh
cây của bộ môn Bảo Vệ Thực Vật, Viện Cây Ăn Quả Miền Nam nhằm xác định tác nhân
gây bệnh thối rễ trên cây mãng cầu xiêm; nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của tác
nhân gây bệnh thối rễ; đánh giá hiệu lực của một số loại thuốc hóa học và tác nhân sinh
học đối với tác nhân gây bệnh thối rễ trên mãng cầu xiêm.
Kết quả đạt được:
Đã xác định được tác nhân gây bệnh thối rễ trên cây mãng cầu xiêm ở Tiền Giang
là nấm Cylindrocladium sp.
Nấm Cylindrocladium sp. có thể sinh trưởng và phát triển được ở cả 6 mức nhiệt
độ: 150C, 200C, 250C, 280C, 300C, 350C, nhưng nhiệt độ thích hợp nhất cho nấm sinh
trưởng và phát triển là 28 – 300C.
Khảo sát sự sinh trưởng và phát triển của nấm ở 9 mức pH 4; 4,5; 5; 5,5; 6; 6,5; 7;
7,5 và 8 cho thấy nấm có thể phát triển được ở tất cả các mức pH thử nghiệm. Nhưng mức
pH thích hợp nhất là 7,5.
Kết quả thử nghiệm 17 loại thuốc bằng phương pháp đầu độc môi trường cho thấy
thuốc Funomyl 50WP và thuốc Vicarben 50HP có hiệu quả ức chế sự phát triển của nấm
Cylindrocladium sp. cao nhất. Thuốc Ridomyl Gold 68WG và thuốc Folicur 250EW chỉ
có hiệu quả ức chế hoàn toàn sự phát triển của nấm ở mức nồng độ 150 ppm. Các loại
thuốc khác không có hiệu quả ức chế hoàn toàn sự phát triển của nấm.

iii


Khảo sát khả năng đối kháng của các tác nhân sinh học cho thấy hai dòng nấm
Trichoderma spp. ITH và IT1 có khả năng ức chế sự phát triển, nhưng ở mức độ đối
kháng yếu với nấm Cylindrocladium sp. Trong khi bốn dòng vi khuẩn Pseudomonas spp.
không có khả năng ức chế sự phát triển hay nói cách khác là không có khả năng đối kháng

với nấm Cylindrocladium sp.
Sau khi chủng bệnh để đánh giá khả năng gây bệnh thối rễ cuả nấm gây ra trên
mãng cầu xiêm và bình bát cho thấy nấm Cylindrocladium sp. có khả năng gây bệnh trên
cả 2 loại cây này. Tuy nhiên, trên mãng cầu xiêm thì bệnh nặng hơn là bình bát.

iv


MỤC LỤC

LỜI CẢM TẠ .......................................................................................................................ii
TÓM TẮT........................................................................................................................... iii
MỤC LỤC ............................................................................................................................ v
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT, KÍ HIỆU ............................................................ viii
DANH SÁCH CÁC BẢNG ................................................................................................ix
DANH SÁCH CÁC HÌNH ..................................................................................................xi
Chương 1 GIỚI THIỆU ........................................................................................................ 1
1.1 Đặt vấn đề ....................................................................................................................... 1
1.2 Mục đích và yêu cầu ....................................................................................................... 2
1.3 Nội dung nghiên cứu ...................................................................................................... 2
Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU .................................................................................... 3
2.1 Sơ lược về cây mãng cầu xiêm ....................................................................................... 3
2.1.1 Khái quát chung về cây mãng cầu xiêm .............................................................. 3
2.1.2 Đặc tính thực vật .................................................................................................. 4
2.1.3 Nhu cầu về sinh thái ............................................................................................. 5
2.1.4 Vai trò, giá trị dinh dưỡng của cây mãng cầu xiêm ............................................. 5
2.1.5 Giống và kỹ thuật nhân giống .............................................................................. 6
2.1.6 Một số dịch hại phổ biến trên cây mãng cầu xiêm .............................................. 7
2.1.7 Bệnh thối rễ trên mãng cầu xiêm và biện pháp phòng trị .................................... 8


v


2.1.8 Một số nghiên cứu về việc sử dụng tác nhân phòng trừ sinh học và thuốc hóa
học phòng trị bệnh thối rễ ............................................................................................. 9
2.2 Sơ lược về nấm Cylindrocladium ................................................................................. 10
2.2.1 Triệu chứng bệnh do nấm Cylindrocladium ...................................................... 11
2.2.2 Đặc điểm hình thái ............................................................................................. 11
2.2.3 Đặc điểm sinh học .............................................................................................. 12
2.2.4 Biện pháp phòng trị ............................................................................................ 12
Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................... 14
3.1 Địa điểm và thời gian nghiên cứu ................................................................................ 14
3.2 Nội dung nghiên cứu .................................................................................................... 14
3.3 Vật liệu và phương pháp nghiên cứu............................................................................ 15
3.3.1 Phân lập, định danh tác nhân gây bệnh thối rễ trên mãng cầu xiêm .................. 15
3.3.2. Khảo sát đặc điểm hình thái của nấm Cylindrocladium sp............................... 16
3.3.3 Khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độ đến sự sinh trưởng, phát triển của nấm
Cylindrocladium sp. .................................................................................................... 16
3.3.4. Khảo sát ảnh hưởng của pH môi trường nuôi cấy đến sự sinh trưởng, phát triển
của nấm Cylindrocladium sp....................................................................................... 17
3.3.5. Khảo sát hiệu lực của một số loại thuốc hóa học đối với nấm Cylindrocladium
sp. trong điều kiện đĩa Petri ........................................................................................ 17
3.3.6. Khảo sát khả năng đối kháng của nấm Trichoderma spp. và vi khuẩn
Pseudomonas spp. đối với nấm Cylindrocladium sp. trong điều kiện đĩa Petri. ........ 19
3.3.7 Khảo sát tính gây bệnh của nấm Cylindrocladium sp. trên cây con mãng cầu
xiêm và bình bát. ......................................................................................................... 21
3.4 Phương pháp xử lý số liệu ............................................................................................ 22

vi



Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ........................................................................... 23
4.1 Kết quả phân lập, định danh và mô tả đặc điểm hình thái của tác nhân gây bệnh thối rễ
trên mãng cầu xiêm. ........................................................................................................... 23
4.2 Sự sinh trưởng và phát triển của nấm Cylindrocladium sp. ở các mức nhiệt độ khác
nhau. ................................................................................................................................... 28
4.3 Sự sinh trưởng và phát triển của nấm Cylindrocladium sp. ở các mức pH môi trường
nuôi cấy khác nhau. ............................................................................................................ 31
4.4 Hiệu lực của một số loại thuốc hóa học đối với nấm Cylindricladium sp. trong điều
kiện đĩa petri. ...................................................................................................................... 36
4.5 Khả năng đối kháng của nấm Trichoderma spp. và vi khuẩn Pseudomonas spp. đối
với nấm Cylindrocladium sp. trong điều kiện đĩa Petri...................................................... 46
4.6 Tính gây bệnh của nấm Cylindrocladium trên cây con mãng cầu xiêm và bình bát. .. 51
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................................... 54
5.1 Kết luận......................................................................................................................... 54
5.2 Đề nghị ......................................................................................................................... 55
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................. 56
PHỤ LỤC ........................................................................................................................... 61

vii


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT, KÍ HIỆU

BVTV: Bảo Vệ Thực Vật
CMA: Corn Meal Agar
ctv: cộng tác viên
ĐBSCL: Đồng Bằng Sông Cửu Long
NSC: Ngày sau cấy
PDA: Potato Dextrose Agar

VCAQMN: Viện Cây Ăn Quả Miền Nam

viii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Hàm lượng chất dinh dưỡng chứa trong 100g phần ăn được của mãng cầu xiêm
(không tính vỏ, hạt, lõi) (Vũ Công Hậu, 2000) .................................................................... 6
Bảng 3.1: Các loại thuốc sử dụng trong thí nghiệm. ......................................................... 18
Bảng 4.1: Đặc điểm hình thái của nấm Cylindrocladium sp. trên môi trường PDA. ........ 24
Bảng 4.2: So sánh một số đặc điểm của các cơ quan nấm phân lập được với nấm
Cylindrocladium theo Barnett & Hunter và theo Watanabe. ............................................. 25
Bảng 4.3: Đường kính tản nấm Cylindrocladium sp. ở các mức nhiệt độ khác nhau trên
môi trường PDA ................................................................................................................. 28
Bảng 4.4: Tốc độ phát triển trung bình của tản nấm Cylindrocladium sp. ở các mức nhiệt
độ khác nhau ....................................................................................................................... 30
Bảng 4.5: Đường kính tản nấm Cylindrocladium sp. ở các mức pH khác nhau trên môi
trường PDA ........................................................................................................................ 32
Bảng 4.6: Tốc độ phát triển của tản nấm Cylindrocladium sp. ở những mức pH khác nhau ..... 34
Bảng 4.7: Ảnh hưởng của các loại thuốc trừ nấm đến đường kính tản nấm
Cylindrocladium sp. ở nồng độ 50 ppm. ............................................................................ 37
Bảng 4.8: Khả năng ức chế đường kính tản nấm Cylindrocladium sp. của các loại thuốc
trừ nấm ở nồng độ 50 ppm. ................................................................................................ 38
Bảng 4.9: Ảnh hưởng của các loại thuốc trừ nấm đến đường kính tản nấm
Cylindrocladium sp. ở nồng độ 150 ppm. .......................................................................... 40
Bảng 4.10: Khả năng ức chế đường kính tản nấm Cylindrocladium sp. của các loại thuốc
trừ nấm ở nồng độ 150 ppm. .............................................................................................. 41

ix



Bảng 4.11: Ảnh hưởng của tác nhân sinh học đến đường kính tản nấm Cylindrocladium sp. .... 47
Bảng 4.12: Khả năng ức chế của các tác nhân sinh học đối với sự phát triển của nấm
Cylindrocladium sp. ........................................................................................................... 48

x


DANH SÁCH CÁC HÌNH

Hình 4.1: Hình thái nấm Cylindrocladium sp. gây bệnh thối rễ mãng cầu xiêm. ............. 26
Hình 4.2: Hình thái nấm Cylindrocladium sp. gây bệnh thối rễ mãng cầu xiêm. ............. 27
Hình 4.3: Tản nấm Cylindrocladium sp. ở các mức nhiệt độ khác nhau sau 10 ngày nuôi
cấy trên môi trường PDA ................................................................................................... 31
Hình 4.4: Tản nấm Cylindrocladium sp. ở các mức pH khác nhau sau 10 ngày nuôi cấy
trên môi trường PDA. ......................................................................................................... 35
Hình 4.5: Tản nấm của Cylindrocladium sp. trên môi trường thuốc Funomyl 50 WP (hình
A) và thuốc Folicur 250 EW (hình B) ở 10 ngày sau cấy. ................................................. 44
Hình 4.6: Tản nấm của Cylindrocladium sp. trên môi trường thuốc Filia 525 SE (hình A)
và thuốc Nativo 750 WG (hình B) ở 10 ngày sau cấy........................................................ 45
Hình 4.7: Tản nấm của Cylindrocladium sp. trên môi trường thuốc Validacin 5 L (hình
A) và thuốc Flash 75 WP (hình B) ở 10 ngày sau cấy. ...................................................... 45
Hình 4.8: Tản nấm của Cylindrocladium sp. trên môi trường thuốc Antracol 70 WP (hình
A) và thuốc Aliette 800 WG (hình B) ở 10 ngày sau cấy. ................................................. 46
Hình 4.9: Sự phát triển của tản nấm Cylindrocladium sp. trên đĩa có nấm Trichoderma sp.
ITH (hình A) và nấm Trichoderma sp. IT1 (hình B) so với đối chứng................................... 49
Hình 4.10: Sự phát triển của tản nấm Cylindrocladium sp. trên đĩa có 4 dòng vi khuẩn
Pseudomonas sp. T4, T5, T6, T8 so với đối chứng............................................................ 50
Hình 4.11: Triệu chứng bệnh do nấm Cylindrocladium sp. gây ra trên rễ mãng cầu xiêm
(hình A) và rễ bình bát (hình B) ......................................................................................... 53


xi


Chương 1
GIỚI THIỆU
1.1 Đặt vấn đề
Trong các năm gần đây, dịch bệnh thối rễ cây ăn trái đã gây hại trầm trọng cho các
vườn cây ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Năm 2000, khoảng trên 2.000
ha vườn xa bô của tỉnh Trà Vinh đã bị đốn bỏ do bệnh thối rễ. Cũng trong thời gian này,
trên 1.300 ha quít tiều tại Lai Vung đã bị chết dần cũng do bệnh thối rễ gây ra. Trong các
năm 2001 đến 2004, vùng trồng cam mật tại hai huyện Trà Ôn và Tam Bình cũng đang bị
bệnh thối rễ và chết dần. Theo đánh giá của cán bộ địa phương, số cây bệnh chết có thể
đến 40 % diện tích cam của hai huyện. Tại thành phố Cần Thơ và tỉnh Hậu Giang, các
vườn trồng cam và quít đường cũng bị bệnh thối rễ khá nghiêm trọng. Kết quả khảo sát
cũng cho thấy vùng trồng vú sữa Lò Rèn của xã Vĩnh Kim, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền
Giang cũng đang mắc bệnh thối rễ đáng phải quan tâm (Phạm Văn Kim, 2005). Tình hình
trên cho thấy, bệnh thối rễ đang trở nên phổ biến và là một trong những nguyên nhân làm
giảm đáng kể đến diện tích trồng cây ăn trái tại các tỉnh ĐBSCL.
Ngoài các cây trồng nêu trên thì trong năm 2008 cây mãng cầu xiêm cũng bị hiện
tượng thối rễ gây thiệt hại khá nghiêm trọng trên diện tích 18,4 ha với tỷ lệ cây chết từ 30
– 50 % của 36 hộ trồng mãng cầu xiêm ở 3 ấp Tân Ninh, Tân Thành và Tân Thạnh thuộc
xã Tân Phú, huyện Tân Phú Đông – Tiền Giang (Phòng Nông Nghiệp huyện Tân Phú
Đông, 2008).
Hiện tượng này tuy mới xuất hiện nhưng đã gây thiệt hại rất trầm trọng trên các
vườn mãng cầu xiêm của nông dân. Nguyên nhân gây ra bệnh đã được khảo sát nhưng
chưa được xác định một cách rõ ràng, cũng như chưa có biện pháp giải quyết, phòng trị

1



hiệu quả. Do đó đề tài “Nghiên cứu tác nhân gây bệnh thối rễ trên mãng cầu xiêm
(Annona muricata) tại huyện Tân Phú Đông – tỉnh Tiền Giang” được thực hiện.
1.2 Mục đích và yêu cầu
Xác định tác nhân gây bệnh thối rễ của cây mãng cầu xiêm. Đồng thời, nghiên cứu
một số đặc điểm sinh học, hình thái cũng như một số biện pháp phòng trừ nấm
Cylindrocladium sp. trong điều kiện phòng thí nghiệm.
1.3 Nội dung nghiên cứu
- Phân lập và định danh tác nhân gây bệnh.
- Mô tả đặc điểm hình thái của nấm Cylindrocladium sp., tác nhân gây bệnh thối rễ
trên cây mãng cầu xiêm.
- Xác định ảnh hưởng của nhiệt độ và pH đến sự sinh trưởng và phát triển của nấm
Cylindrocladium sp.
- Đánh giá hiệu lực của một số loại thuốc hóa học, nấm đối kháng Trichoderma
spp. và vi khuẩn đối kháng Pseudomonas spp. đối với nấm Cylindrocladium sp. trong
điều kiện đĩa petri.
- Khảo sát khả năng gây bệnh của nấm Cylindrocladium sp. trên cây con mãng cầu
xiêm và bình bát.

2


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Sơ lược về cây mãng cầu xiêm
2.1.1 Khái quát chung về cây mãng cầu xiêm
Mãng cầu thuộc họ Na (Annonaceae) có hơn 60 loài, hầu hết có nguồn gốc và
được con người thuần hóa trước tiên ở các vùng nhiệt đới Châu Mỹ.
Từ thế kỷ 16, các cây họ mãng cầu đã được nhập vào nhiều nước nhiệt đới và do
tính thích nghi rộng nên mãng cầu được trồng phổ biến ở các vùng nhiệt đới và á nhiệt

đới (Vũ Công Hậu, 2000). Tuy nhiên do trái phức hợp, thường to, nhiều nước, khó vận
chuyển, nên hiện nay mãng cầu vẫn thuộc loại trái cây chưa khai thác hết tiềm năng.
Có hàng chục loại mãng cầu có trái ăn được nhưng trên thế giới chỉ có 2 loại được
trồng phổ biến nhất đó là mãng cầu dai (Annona squamosa) và mãng cầu xiêm (Annona
muricata). Ngoài 2 loại này ở Việt Nam còn 2 loại nữa có trái ăn được, nhưng mùi vị ít
hấp dẫn là bình bát (Annona glalora) và nê (Annona reticulate).
Cây mãng cầu xiêm được trồng chủ yếu ở Nam Bộ và rải rác ở Nam Trung Bộ. Ở
miền Bắc có mùa đông khá lạnh nên không trồng, hoặc rất ít trồng, chủ yếu là trồng thí
nghiệm. Mãng cầu xiêm được các nước nói tiếng Anh gọi là “soursop” và các nước nói
tiếng Tây Ban Nha gọi là “guanabana” (Vũ Công Hậu, 2000).
Trái mãng cầu xiêm lớn hơn mãng cầu ta rất nhiều, nặng trung bình từ 1 – 2 kg có
khi lớn hơn nữa, vỏ ngoài nhẵn chỉ phân biệt múi nọ với múi kia nhờ mỗi múi có một cái
gai cong, mềm vì vậy còn có tên là mãng cầu gai.

3


2.1.2 Đặc tính thực vật
Mãng cầu xiêm thuộc loại cây tiểu mộc cao cỡ 5 – 6 m, tán rậm. Rễ thuộc loại rễ
mềm, ăn cạn. Lá đơn nhỏ, không phân thùy, dày, mặt trên bóng láng màu xanh xẩm. Hoa
ra lẻ ở nách lá, trên gỗ đã già hoặc cành một năm, có khi ra hoa ngay trên thân chính. Hoa
lưỡng tính có 3 cánh ngoài phát triển, dày, màu xanh vàng. Hoa gồm nhiều nhị đực có bao
phấn, phân bố thành một vòng tròn ôm lấy bó nhụy, Thường thì nhụy cái chín trước và
nhụy đực chín sau. Quả mãng cầu xiêm to và có gai mềm. Thịt quả ngọt và hơi chua, hạt
có màu nâu sậm (Vũ Công Hậu, 2000).
Một đặc tính sinh lý đáng chú ý ở cây mãng cầu là khả năng thụ phấn vì phần lớn
hoa mãng cầu thuộc loại “cái chín trước” (protogyne) ý nói nhụy chín trước và chỉ có thể
thụ phấn trong một thời gian ngắn. Khi nhụy cái thụ phấn được thì bao phấn của cùng hoa
đó chưa nở. Do đó không hay rất ít khả năng phấn có thể thụ cho nhụy của cùng một hoa,
hạt phấn mãng cầu lại lớn nên gió không giúp gì cho việc thụ phấn được và phải nhờ tới

côn trùng môi giới, mang phấn của một hoa khác tới. Thường côn trùng thụ phấn không
đủ nên cần thụ phấn bổ sung bằng tay để tăng sự đậu quả. Sự thụ phấn thiếu sẽ làm quả
méo mó không nở phồng về các phía, hoa thiếu thụ phấn sẽ đen rồi rụng. Khi thụ phấn bổ
sung bằng tay, hạt phấn thường được lấy ở những hoa bìa tán cây hay ở các cành nhỏ vì
chúng ít có cơ hội phát triển thành quả lớn, các cành nhỏ yếu không mang nổi quả tới khi
thu hoạch. Lấy hoa có cánh đã hé, phần nhị đực có màu kem là tốt, thu hoa vào buổi
chiều, để hoa vào một cái hộp nhỏ đậy kín cho khỏi mất nước, sáng hôm sau dùng một
que nhỏ đầu cuốn bông gòn hoặc dùng cọ chấm vào hột phấn có màu vàng nhạt, tay phải
cầm que có chấm hột phấn, tay trái kẹp hoa muốn thụ vào kẽ ngón tay, đầu ngón cái banh
cánh hoa rộng ra, quét hột phấn lên nướm nhụy cái lúc này có màu trắng và ướt dính, quét
đều và nhẹ nhàng. Hoa cần thụ nên chọn hoa mọc ở thân hoặc những cành to, có cánh
đang hé nở ra. Quả phát triển từ hoa được thụ thường to và nở đều. Cây sẽ sai quả hơn.
Tất nhiên một lần chỉ thụ được một số hoa, như vậy phải làm nhiều lần, cách nhau khoảng
4 ngày (Vũ Công Hậu, 2000).

4


2.1.3 Nhu cầu về sinh thái
Cây mãng cầu xiêm là cây nhiệt đới, thích hợp trồng trong những khu vực có nhiệt
độ, ẩm độ cao và có mùa đông không lạnh lắm, nhiệt độ dưới 5°C sẽ làm lá và các nhánh
nhỏ hỏng và nhiệt độ dưới 3°C thì cây có thể chết. Khoảng nhiệt độ để cây sinh trưởng và
phát triển thích hợp nhất là từ 21 – 300C (Vũ Công Hậu, 2000).
Lượng mưa thích hợp cho mãng cầu xiêm là 1.800 mm, chịu hạn và lạnh kém hơn
mãng cầu ta. Ðộ pH thích hợp từ 6,0 – 6,5. Ở vùng đất mặn hoặc nhiễm mặn có độ pH
thấp và chịu ảnh hưởng của thủy triều người ta trồng mãng cầu ghép trên gốc bình bát
(các nơi khác người ta trồng mãng cầu xiêm bằng hạt hoặc chiết cành, sau 2 – 3 năm sẽ
cho trái). So với những loại cây ăn trái khác, mãng cầu xiêm có lẽ là loại cây chịu úng tốt
nhất (Vũ Công Hậu, 2000).
2.1.4 Vai trò, giá trị dinh dưỡng của cây mãng cầu xiêm

Trái mãng cầu xiêm có ưu điểm là tuy không nhiều calo, nhiều đường, nhưng là
thực phẩm quí nhờ giàu chất khoáng, lân, canxi, rất nhiều vitamin B1, B2, P, C. Hơn nữa
lại có vị chua, có mùi thơm hấp dẫn rất hợp với khẩu vị người phương Tây, đặc biệt khi
ép nước dùng làm đồ uống, nên được coi là một trong những loại trái cây nhiệt đới rất có
giá trị. Tất cả các thành phần của mãng cầu xiêm từ rễ tới lá, hạt đều mang lại lợi ích cho
sức khỏe của con người. Hạt mãng cầu xiêm được sử dụng như thuốc chống nôn. Lá
mãng cầu xiêm sắc uống có thể giúp chống các bệnh nhức đầu. Lá tươi khi đắp lên da có
thể chống lại hiện tượng phát ban. Nước ép của mãng cầu xiêm có thể giúp chống lại các
bệnh huyết niệu (đi tiểu gắt ra máu) và các bệnh liên quan tới gan. Lá non của mãng cầu
xiêm có thể dùng để chữa các bệnh liên quan đến mật, các bệnh như ho, tiêu chảy, lỵ, sốt
và tiêu hóa. Lá mãng cầu xiêm giã nát có thể được dùng như thuốc đắp để chữa trị bệnh
eczema và những bệnh liên quan tới da, bệnh thấp khớp. Rễ của mãng cầu xiêm được
dùng làm thuốc giải độc. Hoa của mãng cầu xiêm được dùng để giảm bớt các bệnh tiêu
chảy (Tuệ Quân, 2009).

5


Bảng 2.1: Hàm lượng chất dinh dưỡng chứa trong 100g phần ăn được của mãng cầu xiêm
(không tính vỏ, hạt, lõi) (Vũ Công Hậu, 2000)
Thành phần

Hàm lượng

Năng lượng (Kcal)

59

Na (mg)


8

83,2

K (mg)

293

1

Vitamin B1 (mg)

0,08

Lipit (g)

0,2

Vitamin B2 (mg)

0,1

Gluxit (g)

15,1

Vitmin PP (mg)

1,3


Xenlulo (g)

0,6

Vitamin C (mg)

24

Tro (g)

0,5

Tryptophan (mg)

11

Ca (mg)

14

Methionine (mg)

7

P (mg)

21

Lysin (mg)


60

Fe (mg)

0,5

Nước (g)
Protein (g)

Thành phần

Hàm lượng

2.1.5 Giống và kỹ thuật nhân giống
Hiện nay ở Nam Bộ có hai giống mãng cầu xiêm được trồng phổ biến là mãng cầu
xiêm chua và ngọt. Giống mãng cầu xiêm ngọt có lá và quả nhỏ hơn giống chua, có giá
bán cao hơn. Nhưng giống chua lại có năng suất cao hơn, dễ bán hơn vì có thể dùng trong
việc chế biến mứt, kẹo và nước ép thuận lợi hơn giống ngọt.
Đối với mãng cầu xiêm khi trồng tùy theo điều kiện đất đai cụ thể của từng vùng
trồng mà chúng ta có thể ghép, trồng bằng hạt hoặc chiết cành.
Hiện nay ở ĐBSCL và đặc biệt là tại huyện Tân Phú Đông – Tiền Giang, nơi mà
đất thường xuyên bị nhiễm mặn hàng năm, mãng cầu xiêm thường được ghép lên gốc
bình bát. Hạt bình bát lấy từ cây dại đem đi gieo vào những mô đất hình vuông có kích
thước 0,5 x 0,5 m, cao 0,3 m đã được đắp sẵn. Bắt đầu từ tháng thứ 6 trở đi, khi cây đạt
chiều cao khoảng 60 – 70 cm, thân cây đạt đường kính khoảng 2 cm thì có thể ghép. Mắt
ghép được lấy từ những cành mãng cầu xiêm đã hóa gỗ. Ưu điểm của việc ghép này là

6



khả năng tiếp hợp, sinh trưởng tốt, cho trái sớm (chỉ khoảng 3 năm sau trồng là có thể cho
trái), trái sai đồng thời tuổi thọ cây cao mà lại ít bị sâu bệnh.
Nếu trồng mãng cầu xiêm bằng hạt hoặc chiết cành thì phải chọn đất thoát nước
tốt, không phèn, mặn và phải có đủ độ ẩm vì gốc mãng cầu xiêm không chịu hạn, chịu
phèn, mặn tốt như gốc bình bát (Vũ Công Hậu, 2000).
2.1.6 Một số dịch hại phổ biến trên cây mãng cầu xiêm
Rệp sáp phấn (Planococcus lilacinus)
Đây là loài gây thiệt hại nặng nhất trên mãng cầu xiêm. Chúng thường tập trung và
chích hút trên đọt non, lá non và trái làm cho đọt, lá non bị thui chột, trái không phát triển
được. Loài rệp này ít di chuyển và sống cộng sinh với kiến đen (di chuyển từ cây này
sang cây khác nhờ kiến).
Rệp sáp phấn hiện diện quanh năm trên vườn mãng cầu và gây hại nặng vào mùa
nắng. Khi chích hút, rệp sáp tiết ra mật ngọt tạo điều kiện cho nấm bồ hóng phát triển làm
giảm hiệu quả quang hợp của lá. Do đó làm cho cây sinh trưởng kém.
Bệnh thán thư
Do nấm Collectotrichum sp. gây ra, đây là bệnh gây hại phổ biến trên vườn mãng
cầu. Bệnh hại cả trên lá, ngọn, hoa và trái. Trên lá, bệnh tạo thành các đốm nâu hình tròn,
xung quanh có viền vàng, lâu dần hóa thành các vòng đen đồng tâm chứa bào tử nấm.
Trên ngọn, bệnh làm khô búp non. Trái non và hoa bị bệnh thì khô đen vả rụng. Trái lớn
có thể bị khô đen một phần.
Bệnh thối trái
Do một số loại nấm như : Botryodiplodia theobromae, Phytophthora palmivora,
Rhizopus stolonifer, Phomopsis spp. gây ra, đây là bệnh hại gây ảnh hưởng rất lớn đến
năng suất mãng cầu xiêm. Bệnh gây hại trên cả trái non và trái trưởng thành. Triệu chứng
ban đầu thường là những đốm đen trên bề mặt hoặc cuống trái sau đó lan dần ra toàn trái

7


làm cho trái thối và rụng. Trên trái bị bệnh cuống trái và phần vỏ trái thường bị thối đen

và mềm nhũn, khi đụng vào có thể dễ dàng làm rụng trái.
2.1.7 Bệnh thối rễ trên mãng cầu xiêm và biện pháp phòng trị
Theo Morton (1987) bệnh thối rễ trên mãng cầu xiêm ở Florida là do Fomes
salmonicolor. Ngoài ra, một số công trình nghiên cứu khác ghi nhận rằng bệnh thối rễ
trên mãng cầu còn do nấm Pythium gây ra (Simone, 1999; Mossler và Nesheim, 2002).
Theo Melo và ctv (1983) cũng như Junqueira và ctv (1996) cho rằng bệnh gây hại
quan trọng trên rễ mãng cầu được chia làm 2 nhóm. Nhóm thứ nhất đó là b ệnh chết rạp
cây do nấm Rhizoctonia solani và Fusarium spp. gây ra . Trong khi đó , nhóm th ứ hai
thường gây nên bệnh thối đen rễ do các tác nhân gây ra như

Phytopthora spp.,

Cylindrocladium clavatum và Sclerotium rolfsii. Và De Q. Pinto và ctv (2005) cũng cho
rằng bệnh hại rễ quan trọng nhất trên mãng cầu xiêm là chết cây con do Rhizoctonia
solani và Fusarium spp. và thối đen rễ do Phytophthora spp., Cylindrocladium clavatum
và Sclerotium rolfsii. Các tác nhân này gây hại rất đa dạng và có thể tấn công trên các giai
đoạn sinh trưởng phát triển khác nhau của cây từ cây con cho đến cây trưởng thành.
Theo Junqueira và ctv (1996) cần xử lý đất trước khi trồng, hoặc sử dụng gốc ghép
kháng, khi cần thiết có thể phun thuốc có hoạt chất benomyl 0,1 % trên cả cây con và cây
trưởng thành. Đối với cây con có thể sử dụng bavistin 0,1 % định kỳ 10 – 12 ngày một lần
(Singh, 1992).
Theo Phạm Văn Biên và ctv (2004), tác nhân gây bệnh thối rễ mãng cầu là do nấm
Fusarium solani gây ra và ở mức độ phổ biến trung bình. Biện pháp phòng trừ bệnh thối
rễ bằng cách khi phát hiện cây vừa bị bệnh thì tiến hành rải vôi, tưới quanh gốc bằng các
thuốc gốc đồng, Benomyl…trong trường hợp cây bệnh nặng thì tiến hành đốn bỏ, đào và
nhặt hết rễ.
Việc chưa xác định một cách chính xác tác nhân chính gây bệnh thối rễ trên mãng
cầu xiêm nên hiện nay chưa có biện pháp phòng trừ hiệu quả bệnh thối rễ trên mãng cầu
xiêm.


8


2.1.8 Một số nghiên cứu về việc sử dụng tác nhân phòng trừ sinh học và thuốc hóa
học phòng trị bệnh thối rễ
Theo Dương Minh và ctv (2003), việc sử dụng Carbendazim hoặc nấm
Trichoderma kết hợp với phân hữu cơ có hiệu quả ngăn ngừa bệnh thối rễ trên cây có múi
nhưng chỉ có tác dụng trong vòng 2 – 3 tháng sau khi xử lý thuốc và sau đó bệnh lại tái
phát và hiệu quả trừ bệnh cao chỉ khi cung cấp đầy đủ phân hữu cơ và bổ sung nấm
Trichoderma.
Đặng Thùy Linh và Nguyễn Văn Hoà (2004) đã sử dụng chế phẩm nấm
Trichoderma trộn chung với phân hữu cơ (tỉ lệ 1:100) bón hai lần trong năm (trước và sau
mùa mưa) để phòng trừ bệnh hại trong đất trên cây sầu riêng, cây nhãn và cây cam sành
kết hợp với biện pháp canh tác cho kết quả phòng trừ bệnh tốt. Trường hợp bệnh trong
vườn đã bộc phát nặng nên tưới thuốc hoá học trước 2 – 3 lần để giảm thiểu mật số mầm
bệnh trong đất cũng như chặn đứng bệnh bộc phát trước, sau đó 20 – 30 ngày mới sử
dụng chế phẩm nấm Trichoderma kết hợp phân hữu cơ.
Nhiều kết quả nghiên cứu cho rằng một số vi khuẩn đối kháng có hiệu quả trong
việc kiểm soát bệnh hại do nấm Fusarium và Pythium gây ra trên nhiều loại cây trồng
khác nhau. Các kết quả nghiên cứu còn chứng minh rằng vi khuẩn Pseudomonas
fluorescens CHAO, P. fluorescens Q2 – 87 và P. fluorescens F113 có thể kiểm soát được
nấm Pythium ultimum do chúng có khả năng sinh ra chất kháng sinh 2,4 – DAPG (Fenton
và ctv, 1992; Keel và ctv, 1992) kìm hãm sự sinh bào tử, đồng thời làm giảm sự phát triển
sợi nấm Pythium ultimum (Elad và Baker, 1985) khi khảo sát trong điều kiện in vitro.
Shah-Smith và Burn (1996) sử dụng Pseudomonas putida 40RNF để xử lý hạt đã làm
giảm tỷ lệ bệnh chết rạp cây con do nấm Pythium gây ra trên cây củ cải đường.
Theo kết quả nghiên cứu của Getha và Vikineswavy (2002), vi khuẩn Streptomyces
violaceusniger G10 có hiệu quả trong phòng trừ nấm Fusarium oxysporium f. sp.
cubense.


9


Theo Vir (1976) ghi nhận việc xử lý đất với carbendazim (0,25 %) mang lại hiệu
quả phòng trừ bệnh chết rạp cây con trên ớt (do Rhizoctonia bataticola gây ra). Tương tự,
Bavistin cũng có tác dụng trị bệnh chết cây con trên bông vải do R. bataticola. Đối vườn
ươm cây con hoặc vườn cây táo thương phẩm, thì carbendazim (0,1 %) cũng cho thấy có
hiệu quả trong việc phòng trị bệnh thối rễ táo (Gupta, 1977).
Theo Labuschagne và ctv (1996) thì việc sử dụng thuốc trừ nấm Prochloraz và
Thiabendazole để xử lý đất cho cây con trong bầu đất có tác dụng phòng trừ bệnh lên đến
80 – 92 %. Tuy nhiên ngoài đồng việc sử dụng thuốc không mang lại hiệu quả cao. Theo
Timer và ctv (2003), để phòng trừ bệnh hại rễ trên cây có múi do nấm Fusarium gây ra,
khuyến cáo sử dụng Benomyl để tưới vào đất, tuy nhiên hiệu quả xử lý không cao.
2.2 Sơ lược về nấm Cylindrocladium
Cylindrocladium spp. là mầm bệnh nguy hiểm tấn công khoảng 50 loài cây khác
nhau như cây kiểng, cây ăn trái, cây rừng và cây rau với thất thu năng suất hàng năm
khoảng 3.000.000 USD (Sobers và Alfieri, 1972). Vào đầu những năm 1980, khoảng 30 –
55 % cây vân sam đen trồng ra đồng bị chết do Cylindrocladium spp. gây thất thoát
65.000 USD. Cylindrocladium spathiphylli phát tán rất nhanh theo dòng chảy của nguồn
nước bằng bào tử đính (Chase, 1982) và hạch nấm nhỏ (microsclerotia). Dựa vào sự tăng
số lượng ký chủ và sự xuất hiện bệnh, Cylindrocladium được đánh giá là mầm bệnh chính
ở Florida và Georgia. Cylindrocladium spp. là nguyên nhân gây ra các triệu chứng như
chết cây con, đốm lá, loét thân, thối cổ rễ (Peerally, 1991).
Theo Peerally (1991), nấm Cylindrocladium gồm có 26 loài trong đó 3 loài C.
scoparium Morgan, C. floridanum Sobers & Seymour và C. crotalariae (Loss) Bell &
Seymour là 3 loài gây bệnh cây trồng phổ biến trên thế giới. Trong đó nấm C. scoparium
đã được báo cáo như là tác nhân gây bệnh gây ra những thiệt hại quan trọng về kinh tế, nó
là nguyên nhân gây bệnh thối rễ của hơn 30 loại cây trồng trên thế giới (Hunter, 1992).
Theo Ostry và Juzwik (2008), cây vân sam (cây gỗ mềm dùng làm giấy) trong vườn ươm
bị chết đến 80 % do C. floridanum, gây thất thu khoảng 40.000 USD trong một năm.


10


2.2.1 Triệu chứng bệnh do nấm Cylindrocladium
Bệnh do nấm Cylindrocladium gây ra, đặc biệt là những bệnh liên quan đến rễ, ảnh
hưởng đáng kể lên cây con. Cây con khi bị nhiễm nấm thường biểu hiện triệu chứng còi
cọc, vàng lá hoặc thối đen phần rễ vì vậy mà cây con bị chết rất nhanh.
Cây khi bị nhiễm nấm Cylindrocladium có thể dẫn đến một loạt các triệu chứng
như chết rạp cây con, thối rễ, bạc lá và thương tổn thân. Theo Cordell và ctv (1989) triệu
chứng thối rễ trên cây con của các loài cây lá kim và cây gỗ cứng tuy biểu hiện khác nhau
nhưng khi bị nhiễm bệnh nặng đều làm chết cây. Trên cây lá kim, cả rễ tơ và rễ cái đều bị
hoại tử, biểu hiện thường thấy là thối đen phần vỏ rễ khi bệnh ở giai đoạn phát triển. Trên
cây gỗ cứng, phần rễ cái bị thối đen, kèm theo là các vết nứt theo chiều dọc của rễ. Trên
thân cây bạch đàn, sự lây nhiễm bắt đầu từ tán lá và lan vào trong thân thông qua cuống
lá. Khi điều kiện thích hợp, một lượng lớn bào tử có thể được sinh ra trên các bộ phận cây
bị nhiễm bệnh, chúng tạo thành một lớp mịn màu trắng như bột, bao phủ bề mặt cây
nhiễm bệnh.
2.2.2 Đặc điểm hình thái
Nấm Cylindrocladium dễ dàng phát triển trên các loại môi trường nuôi cấy phổ
biến trong phòng thí nghiệm. Trên môi trường nuôi cấy nhân tạo, chúng có đặc trưng là
sự xuất hiện của các hạch nấm nhỏ, màu nâu đỏ.
Nấm Cylindrocladium có cành bào tử không màu, thẳng đứng, có từ 1 – 3 nhánh,
phần lớn có dạng bàn tay tại chỗ phân nhánh, mang khối bào tử tại thể bình của mỗi
nhánh tương ứng. Nang (vesicles) có hình cầu, bán cầu hoăc hình elip. Bào tử đính không
màu, hình trụ, có từ 1 – 4 ngăn tùy theo loài. Bào tử hậu hình cầu, màu nâu, có vách dày.
Các bào tử hậu thường có xu hướng tập trung lại tạo thành một khối hoặc chuỗi giống như
cấu trúc của hạch nấm. Hạch nấm có màu nâu đỏ sậm, dạng tròn đều hoặc không đều,
được tạo thành từ những sợi nấm già cuộn lại với nhau thành một khối (Watanabe, 2002).


11


Bào tử của tất cả các loài Cylindrocladium có hình trụ với đầu tròn. Tuy nhiên
chúng khác nhau về kích thước và số lượng vách ngăn giữa các loài. Bào tử của C.
scoparium và C. floridanum có một vách ngăn và có kích thước lần luợt là 50 – 60 x 4,5 –
6 µm và 36 – 57 x 2,6 – 4,6 µm. Bào tử của C. crotalariae có hai hoặc nhiều vách ngăn
và có kích thước 58 – 107 x 4,8 – 7,1 µm. Các loài của nấm Cylindrocladium cũng có thể
được phân biệt trên cơ sở hình dạng của nang. Nang của C. scoparium chủ yếu có hình
elip, hai loài C. floridanum và C. crotalariae là hình cầu (Cordell và ctv, 1989).
2.2.3 Đặc điểm sinh học
Nấm Cylindrocladium có thể tồn tại trong một thời gian dài trong điều kiện khô
hạn hoặc mùa đông khắc nghiệt nhờ có các hạch nấm tồn tại trong mô thực vật và trong
đất bị nhiễm bệnh. Khi rễ cây con tiếp xúc với hạch nấm, chúng lại nảy mầm và sự xâm
nhiễm vào cây lại tiếp tục xảy ra.
Trong giai đoạn mà độ ẩm và lượng mưa cao, lá và thân cây cũng có thể bị nhiễm
bệnh bởi các bào tử tồn tại trong không khí hoặc các bào tử túi (ascospores). Tuy nhiên,
quả thể (perithecia) và bào tử túi hiếm khi thấy xuất hiện trên rễ hoặc trong vùng đất
quanh rễ và sự xâm nhiễm này chỉ được quan sát với loài C. crotalariae.
Nấm Cylindrocladium có khả năng sing trưởng, phát triển và gây bệnh trong một
khoảng pH rộng. Điều này đã làm giảm hiệu quả của kỹ thuật canh tác để kiểm soát bệnh.
2.2.4 Biện pháp phòng trị
Khử trùng đất trước khi trồng theo công thức 67 % methyl bromide và 33 %
chloropicrin đem lại hiệu quả phòng trừ bệnh trong đất do nấm Cylindrocladium gây ra
tối thiểu là 12 năm (Cordell và ctv, 1989).
Việc sử dụng Benomyl và Chlorothalonil để phòng trị bệnh do nấm
Cylindrocladium gây ra trên cây con bạch đàn ở miền nam Florida đã cho thấy hiệu quả
trong việc phòng trị và ngăn chặn sự lây lan của nấm (Barnard, 1984).

12



Ngâm rễ cây con với Benomyl trước khi đem đi trồng đã có hiệu quả trong việc
làm giảm bệnh thối rễ do nấm Cylindrocladium trên cây con của những loại cây lá kim tại
miền trung và đông bắc Mỹ (Cordell và ctv, 1989).
Bệnh thối đen rễ do Cylindrocladium spp. được phòng trị hiệu quả bằng
Thiophanate-methyl (Hong, 2009) và Benomyl cũng cho hiệu quả trong việc phòng trị
bệnh bằng cách tưới thuốc vào đất hoặc nhúng cây trước khi trồng (Seymour và
McRitchie, 1972; Chase, 1982).

13


×