Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

TÌNH HÌNH SỬ DỤNG HOÁ CHẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN LÚA ĐÔNG XUÂN 2010 2011 TẠI HUYỆN MỘC HÓA, TỈNH LONG AN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (562.61 KB, 91 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

TÌNH HÌNH SỬ DỤNG HOÁ CHẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN LÚA
ĐÔNG XUÂN 2010 - 2011 TẠI HUYỆN MỘC HÓA,
TỈNH LONG AN

NGÀNH

: BẢO VỆ THỰC VẬT

NIÊN KHÓA

: 2007 - 2011

SINH VIÊN THỰC HIỆN: NGUYỄN NHẬT LONG

Tháng 08/2011



i

TÌNH HÌNH SỬ DỤNG HOÁ CHẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN LÚA
ĐÔNG XUÂN 2010-2011 TẠI HUYỆN MỘC HÓA,
TỈNH LONG AN

TÁC GIẢ
NGUYỄN NHẬT LONG



Khoá luận tốt nghiệp được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng kĩ sư
ngành Bảo vệ Thực vật

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: TS. VÕ THÁI DÂN

Tháng 08/2011


ii

LỜI CẢM TẠ
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cha mẹ tôi, người đã có công sinh
thành, nuôi dưỡng giáo dục tôi nên người.
Tôi xin gởi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến thầy Võ Thái Dân đã
trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Thầy đã giúp tôi phát họa
nên những ý tưởng chính cho bài khóa luận, chỉnh sửa và đưa ra những những đánh
giá xác đáng để tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp một cách tốt đẹp.
Trân trọng biết ơn:
Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh, ban chủ
nhiệm Khoa cùng quý thầy cô khoa Nông học, Phòng Nông nghiệp huyện Mộc Hoá,
Công ty Cổ phần Bảo vệ Thực vật An Giang.
Bên cạnh đó tôi xin gởi lời cám ơn đến anh Võ Tấn Quang và Võ Thành Tâm
nhân viên Công ty Cổ phần Bảo vệ Thực vật An Giang đã trực tiếp giúp đỡ tôi trong
quá trình thực hiện đề tài tốt nghiệp.
Cùng các hộ nông dân huyện Mộc Hóa, gia đình và bạn bè đã tận tình hướng
dẫn cung cấp thông tin, tài liệu và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn
thành luận văn này.

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 07 năm 2011

Sinh viên thực hiện

Nguyễn Nhật Long


iii

TÓM TẮT
Nguyễn Nhật Long, tháng 07 năm 2011. Tình hình sử dụng hóa chất nông
nghiệp trong sản xuất lúa vụ Đông Xuân 2010 - 2011 tại huyện Mộc Hóa, tỉnh Long
An,
Đề tài được tiến hành từ ngày 15 tháng 02 năm 2011 đến ngày 15 tháng 06
năm 2011 trên giống lúa VD 20, VND 95 - 20 và OM 4900 tại huyện Mộc Hóa, tỉnh
Long An.
Kết quả điều tra ghi nhận:
Điều kiện khí hậu, đất đai phù hợp với yêu cầu sinh thái của cây lúa. Trình độ
học vấn của nông dân chủ yếu là cấp I, chiếm 61,1 % tổng số hộ điều tra. Diện tích
canh tác chủ yếu từ 2 - 4 ha và 4 - 6 ha chiếm 46,7 % và 30,0 % tổng số hộ điều tra.
Đa số các hộ đều có kinh nghiệm lâu năm trong sản xuất lúa, số hộ có kinh ngiệm sản
xuát từ 20 – 32 năm chiếm 50,0 % tổng số hộ điều tra.
Các hộ làm đất chủ yếu theo phương pháp truyền thống là cày, xới, trục. Có
58,89 % số hộ sử dụng giống xác nhận. Phân bón: Phân hữu cơ, vi sinh người dân còn
sử dụng hạn chế, chỉ có 1,1 % số hộ sử dụng, phân vô cơ sử dụng tuỳ theo tình hình
kinh tế của nông hộ.
Thuốc BVTV sử dụng đa dạng, có 2 loại thuốc nằm ngoài danh mục là Bolis
12 B và Anhead 6 GR. Chi phí nông nghiệp chiếm tỉ lệ cao trong tổng chi phí sản xuất
(50,2 % - 67,4 %). Có 40,0 % số hộ phun thuốc 9 lần/vụ. Các hộ nông dân đều sử
dụng thuốc BVTV quá với liều lượng khuyến cáo, đặc biệt là Chitin 3.6 EC. Người
dân phun thuốc dựa vào kinh nghiệm là chính, chưa vận dụng các phương thức canh
tác mới. Các nông hộ chưa có thói quen ghi lại nhật kí sản xuất và chưa có nhà kho để

thuốc.
Hiệu quả kinh tế: Trong năm nay lợi nhuận người dân thu về cao hơn so với
các năm trước do vừa được mùa vừa được giá. Trong đó hộ Châu Văn Vũ với phương
thức canh tác hợp lí đã đạt lợi nhuận cao nhất 55,1 triệu đồng/ha với tỉ suất lợi nhuận
4,6 cần phải được nhân khuyến khích, nhân rộng trên địa bàn.


iv

MỤC LỤC
Trang tựa…………………………………………………………….....i
Lời cảm tạ……………………………………………………………..ii
Tóm tắt………………………………………………………………..iii
Mục lục………………………………………………..……………….v
Danh sách các bảng biểu………………….………….……………..viii
Danh sách các chữ viết tắt……………………….…….……………...x
Chương 1 Giới thiệu………………………………………………………... 1
1.1 Đặt vấn đề……………………………………………………………….. 1
1.2 Mục đích và yêu cầu……………………………………………………. ..2
1.2.1 Mục đích…………………………………………………………….. ....2
1.2.1 Yêu cầu………………………………………………………………... .2
1.3 Giới hạn đề tài………………………………………………………….....2
Chương 2 Tổng quan tài liệu……………………………………………. ....3
2.1 Giới thiệu về cây lúa……………………………………………………... 3
2.2 Tình hình sản xuất lúa gạo ở Việt Nam và Long An………..…………... 4
2.2.1 Tình hình sản xuất lúa gạo ở Việt Nam………………………………. 4
2.2.2 Tình hình sản xuất lúa gạo ở Long An……………………………….. 6
2.3. Tình hình sâu bệnh hại trên lúa vụ Đông Xuân ở các tỉnh Đồng Bằng Sông
Cửu Long và huyện Mộc Hoá, tỉnh Long An……………………………….. 6
2.3.1 Tình hình sâu bệnh hại trên lúa vụ Đông Xuân ở các tỉnh Đồng Bằng

Sông Cửu Long……………………………………………………………… 6
2.3.2 Tình hình sâu bệnh hại trên lúa vụ Đông Xuân tại huyện Mộc Hoá, tỉnh
Long An…………………………………………………………………… …7
2.4 Một số nghiện cứu về việc sử dụng hóa chất nông nghiệp trên cây lúa

7

2.5 Một số loại côn trùng gây hại chính và biện pháp phòng trừ…………….8
2.5.1 Rầy nâu……………………………………………………………........ 8
2.5.2 Sâu đục thân 2 chấm…………………………………………………… 9


v

2.5.3 Sâu cuốn lá…………………………………………………………….. 9
2.6 Một số loại bệnh hại chính và biện pháp phòng trừ…………………….. 9

2.6.1 Bệnh vàng lùn ……….………………………………………………… 9
2..2 Bệnh đạo ôn - Cháy lá……………………………………………….. 11
2.6.3 Bệnh lùn xoắn lá……………………………………………………… 11
2.6.4 Bệnh cháy bìa lá……………………………………………………… 12
2.6.5 Bệnh đốm vằn – khô vằn…………………………………………….. 13
2.7 Cỏ dại và biện pháp phòng trừ………………………………………... 13
2.8 Một số khuyến cáo sử dụng hoá chất nông nghiệp trên lúa……………. 14
2.8.1 Thuốc trừ sâu…………………………………………………………. 14
2.8.2 Thuốc trừ bệnh……………………………………………………….. 14
2.8.3 Thuốc trừ cỏ………………………………………………………….. 14
2.8.4 Thuốc trừ chuột………………………………………………………. 15
2.8.5 Phân bón lá và kích thích sinh trưởng ………………………………...15
2.8.6 Phân bón……………………………………………………………… 15

Chương 3 Vật liệu và phương pháp thí nghiệm……………………...…..17
3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu……………………………………… 17
3.1.1 Điều kiện đất đai ………………………………………................ ….. 17
3.1.2 Điều kiện khí hậu thời tiết …………………………………………… 17
3.3 Nội dung và phạm vi nghiên cứu………………………………………. 18
3.4 Vật liệu thí nghiệm………………………………………………………….. 18
3.5 Phương pháp thí nghiệm………………………………………………………. 19
3.6 Cơ sở chọn hộ điều tra khảo sát thu thập số liệu……………………………….19

3.7 Phần mềm xử lý………………………………………………………... 19
Chương 4 Kết quả và thảo luận…….......................................................... 20
4.1 Kết quả về điều tra kinh tế xã hội các hộ điều tra……………....……......20
4.2 Kết quả điều tra sơ bộ về hiện trạng sản xuất lúa ở các hộ điều tra…......22
4.2.1 Diện tích canh tác……………………………………………………...22


vi

4.2.2 Cơ cấu giống điều tra………………………………………………….22
4.2.3 Nguồn giống sản xuất………………………………………………....23
4.2.4 Thời gian sinh trưởng của các giống điều tra…………………………24
4.2.5 Kĩ thuật canh tác……………………………………………………... 24
4.2.5.1 Thời vụ trồng………………………………………………………. 24
4.2.5.2 Kĩ thuật làm đất…………………………………………………….. 25
4.2.5.3 Cách gieo sạ và lượng giống gieo sạ……………………………….. 26
4.2.5.4 Tình hình sử dụng phân bón………………………………………...26
4.2.5.5 Tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV)………………… 34
4.2.5.6 Hình thức thu hoạch và cách thức vận chuyển nông sản…………... 47
4.2.5.7 Chi phí hóa chất nông nghiệp……………………………………… 48
4.2.5.7 Hiệu quả kinh tế……………………………………………………. 48

4.2.5.8 Đề xuất của nông dân……………………………………………… 51
Chương 5 Kết luận và đề nghị…………………………………………… 53
5.1 Kết luận…………………………………………………………………53
5.2 Đề nghị…………………………………………………………………..53
Tài liệu tham khảo………………………………………………………....55
Phụ lục…………………………………………………….………………...56


vii

DANH SÁCH CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1 Tình hình sản xuất và xuất khẩu lúa gạo ở Việt Nam năm 20092010………………………………………………………………………………….5
Bảng 2.2 Các loại sâu bệnh hại trên vụ lúa Đông Xuân tại huyện Mộc Hoá đến
2-2011………………………………………………………………………………..7
Bảng 2.3 Lượng và thời gian bón phân lúa vụ Đông Xuân (1000 m2)……………. 16
Bảng 3.1 Số liệu khí tượng vụ Đông Xuân huyện Mộc Hoá từ 2001-2011.............. 17
Bảng 4.1 Kết quả điều tra về tuổi, giới tính các hộ điều tra……………….............. 20
Bảng 4.2 Trình độ văn hoá các hộ điều tra………………………………… …….. 21
Bảng 4.3 Kết quả điều tra về kinh nghiệm sản xuât của các lao động ở các nông hộ
điều tra…………………….…………………………….......................................... 21
Bảng 4.4 Kết quả điều tra về diện tích canh tác ở các hộ được điều tra………….. 22
Bảng 4.5 Các giống tiến hành điều tra…………………………………….............. 22
Bảng 4.6 Nguồn giống sản xuất của các hộ điều tra………………………..............23
Bảng 4.7 Thời gian sinh trưởng của các giống lúa điều tra………………............... 24
Bảng 4.8 Thời vụ trồng của các hộ điều tra……………………………………….. 24
Bảng 4.9 Kĩ thuật làm đất………………………………………………….............. 25
Bảng 4.10 Cách gieo sạ và lượng giống gieo sạ…………………………………… 26
Bảng 4.11 Tình hình sử dụng phân bón ở các nông hộ……………………………. 27
Bảng 4.12 Kết quả điều tra số lần bón phân/vụ của các nông hộ………………….. 27
Bảng 4.13 Liều lượng đạm và lân bón thúc lần I (kg/ha)…………………. ……… 28

Bảng 4.14 Liều lượng kali và DAP bón thúc lần I (kg/ha)…………………………28
Bảng 4.15 Liều lượng đạm bón thúc lần II (kg/ha)………………………………... 29
Bảng 4.16 Liều lượng kali bón thúc lần II (kg/ha)………………………………… 29
Bảng 4.17 Liều lượng DAP bón thúc lần II (kg/ha)………………………………. 29
Bảng 4.18 Liều lượng urea, kali bón thúc lần III (kg/ha)…………………………. 30
Bảng 4.19 Liều lượng NPK 20-20-15 và NPK 16-16-8 bón thúc lần III…............. 30
Bảng 4.20 Liều lượng DAP bón thúc lần III (kg/ha)……………………………… 31
Bảng 4.21 Liều lượng urea, kali bón thúc lần IV………………………………….. 32


viii

Bảng 4.22 Liều lượng NPK 20-20-15, NPK 16-16-8 và DAP bón thúc lần IV
(kg/ha)………………………………………………………………………………32
Bảng 4.23 Liều lượng bón thúc lần V……………………………………………... 33
Bảng 4.24 Loại thuốc trộn giống sử dụng phổ biến……………………….............. 34
Bảng 4.25 Các loại sâu, bệnh hại, cỏ dại trên địa bàn…………………….............. 35
Bảng 4.26 Chủng loại thuốc trừ cỏ được sử dụng phổ biến………………………. 36
Bảng 4.27 Chủng loại thuốc trừ bệnh được sử dụng phổ biến……………………. 37
Bảng 4.28 Liều lượng sử dụng Fuan 40 EC, Filia 525 SE (ml/ha) ……………… 38
Bảng 4.29 Liều lượng sử dụng Vista 72.5 WP, Nativo 750 WP (g/ha)…………... 38
Bảng 4.30 Liều lượng sử dụng Anvin 5 SC, Amistar Top 325 SC, Ninja 35 EC
(ml/ha)………………………………………………………………………………39
Bảng 4.31 Liều lượng sử dụng Beam 75 WP, Rocksai 525 SE, Tilt super 300EC
(ml/ha)……………………………………………………………………………... 40
Bảng 4.32 Liều lượng sử dụng Help 400 SC, Bump Gold 80 WP (g/ha), Nevo 330 SC
(ml/ha)…………………………………………………………………………….. 41
Bảng 4.33 Chủng loại thuốc trừ ốc được sử dụng phổ biến………………………...42
Bảng 4.34 Chủng loại thuốc trừ sâu được sử dụng phổ biến……………………… 43
Bảng 4.35 Liều lượng sử dụng Chitin 3.6 EC, Bassa 50 EC (ml/ha)……………… 43

Bảng 4.36 Liều lượng sử dụng Dragon 585 EC, Jetan 50 EC (ml/ha)……………. 44
Bảng 4.37 Liều lượng sử dụng Oshin 20 WP, Chess 50 WG (g/ha)……………… 45
Bảng 4.38 Liều lượng sử dụng Chief 260 EC (ml/ha), Regent 800 WP………….. 45
Bảng 4.39 Liều lượng sử dụng Virtako 40 WG, Angun 5 WDF (g/ha)…………… 46
Bảng 4.40 Tổng số lần phun thuốc trên ruộng lúa trong một vụ…..………………. 47
Bảng 4.41 Hình thức thu hoạch và cách thức vận chuyển nông sản……………… 47
Bảng 4.42 Chi phí hóa chất nông nghiệp………………………………………….. 48
Bảng 4.43 Năng suất…………………………………....…………………………. 48
Bảng 4.44 Giá bán ………………………………………………………………… 49
Bảng 4.45 Tổng thu………………………………………………………………... 49
Bảng 4.46 Tổng chi phí sản xuất…………………………………………………... 50


ix

Bảng 4.47 Lợi nhuận………………………………………………………………. 50
Bảng 4.48 Tỉ suất lợi nhuận……………………………………………………….. 51
Bảng 4.49 Đề xuất của nông dân…………………………………........................... 51


x

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BVTV: bảo vệ thực vật
ĐBSCL: đồng bằng sông Cửu Long
N: số ngày có mưa trong tháng (ngày)
NN & PTNT: Nông ngiệp và phát triển nông thôn
NSS: ngày sau sạ
R: tổng lượng mưa tháng (mm)
Rx: cường độ mưa ngày cao nhất trong tháng (mm)

Tm: nhiệt độ không khí tối thấp tuyệt đối (oC)
Ttb: nhiệt độ không khí trung bình tháng (oC)
Tx: nhiệt độ không khí tối cao tuyệt đối (oC)
VFA: Hiệp hội lương thực Việt Nam


xi



 

Chương 1
GIỚI THỆU
1.1 Đặt vấn đề
Hiện nay cây lúa (Ozyra sativa L.) là cây lương thực chủ yếu của nhiều quốc
gia trên thế giới, đặc biệt là khu vực Châu Á. Cây lúa được trồng ở 112 quốc gia và lúa
gạo là thức ăn căn bản của gần 3 tỉ người. Cây lúa có thể trồng ở mọi nơi từ vùng đất
ẩm thấp nhiều nước đến vùng đất cao, đồi núi.
Việt Nam là một nước xem lúa gạo là nguồn lương thực chính. Vì vậy việc phát
triển ngành trồng lúa ở nước ta có vai trò rất quan trọng. Một trong những điều kiện rất
thuận lợi cho việc phát triển ngành trồng lúa ở nước ta là vị trí địa lí nằm trong vùng
nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ nóng ẩm quanh năm rất thích hợp cho cây lúa. Với điều
kiện thuận lợi đó, ngành trồng lúa ở nước ta không những đáp ứng được nhu cầu về
lương thực trong nước mà còn vươn ra xuất khẩu và hiện nay Việt Nam là nước đứng
thứ hai trên thế giới sau Thái Lan về sản lượng xuất khẩu gạo.
Tuy là nước xuất khẩu lúa gạo đứng thứ hai trên thế giới nhưng giá trị xuất
khẩu lúa gạo của nước ta vẫn còn thấp. Lúa gạo của nước ta chỉ xuất khẩu tập trung
sang các nước trong khu vực Đông Nam Á, Châu Phi không thể tiếp cận các thị trường
có yêu cầu cao như Nhật Bản, Châu Âu do chất lượng gạo chưa tốt và đặc biệt là vẫn

còn dư lượng hoá chất nông nghiệp trong sản phẩm. Việc sử dụng hóa chất có độ độc
cao, liều lượng cao, nhiều lần trong một vụ đã khiến cho tình trạng ngộ độc thực phẩm
ở tình trạng đáng báo động. Tập quán sử dụng hóa chất nông nghiệp bừa bãi, không
đúng qui cách của người nông dân còn ảnh hưởng đến chính sức khỏe của người sử
dụng. Số liệu của Cục Y tế dự phòng và Môi trường (Bộ Y tế) cho thấy, gần 70%
người sử dụng thuốc trừ sâu có triệu chứng ngộ độc. Ngộ độc thuốc bảo vệ thực vật là
một trong mười nguyên nhân gây tử vong cao nhất. Nhiều loại thuốc bảo vệ thực vật,
thuốc trừ sâu có thể gây tổn hại hệ thần kinh, di truyền, nội tiết hoặc các hệ miễn dịch
của cơ thể.
 
 



 

Dựa trên cơ sở đó đề tài: “Tình hình sử dụng hóa chất nông nghiệp trong sản
xuất lúa vụ Đông Xuân 2010 - 2011 tại địa bàn huyện Mộc Hoá, tỉnh Long An” được
thực hiện.
1.2 Mục đích và yêu cầu
1.2.1 Mục đích
Tìm hiểu tình hình sử dụng hóa chất nông nghiệp trên cây lúa tại huyện Mộc
Hoá, tỉnh Long An từ đó đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả
sử dụng hóa chất nông nghiệp trên địa bàn huyện, cung cấp những số liệu có ích cho
việc đánh giá và quản lí tình hình sử dung hóa chất nông nghiệp tại địa phương.
1.2.2 Yêu cầu
Nắm tình hình sử dụng hóa chất nông nghiệp trên lúa cùa các hộ dân tại huyện
Mộc Hóa, tỉnh Long An.
Tìm hiểu những vấn đề tồn tại trong quá trình sử dụng hóa chất nông nghiệp
của người nông dân trên địa bàn huyện.

Đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng hóa chất
nông nghiệp.
1.3 Giới hạn đề tài
Đề tài chỉ thu thập số liệu trong vụ Đông Xuân 2010 – 2011 tại huyện Mộc
Hóa, tỉnh Long An trên 3 giống lúa: OM 4900, VD 20 và VND 95 - 20.

 
 



 

Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Giới thiệu về cây lúa
Lúa thuộc ngành thực vật có hoa (Angios Permes), lớp một lá mầm (Mono
Cotyledones), bộ hòa thảo có hoa (Graminales), họ hòa thảo (Graminae), lúa trồng
thuộc chi Oryza (có 24 hoặc 48 nhiễm sắc thể), có 23 loài phân bố khắp thế giới trong
đó có hai loài lúa trồng:
Loài Oryza sativa L. trồng phổ biến trên thế giới và phần lớn tập trung ở Châu
Á bao gồm ba loài phụ: Japonica phân bố ở những nơi có vĩ độ cao (Bắc Trung Quốc,
Nhật Bản, Triều Tiên), chịu rét cao, ít chịu sâu bệnh; Indica được trồng ở các nước
nhiệt đới và cận nhiệt đới như: Việt Nam, Thái Lan, Ấn Độ, Myanma, có đặc điểm hạt
dài, thân cao, mềm dễ đổ, chịu sâu bệnh, năng xuất thấp, mẫn cảm với ánh sáng và
Javanica có đặc điểm trung gian, hạt dài, dày và rộng hơn hạt của Indica, chỉ được
trồng ở vài nơi thuộc Indonesia.
Loài Oryza gluberrima S. được trồng với một diện tích nhỏ thuộc Tây Phi.
Vavilov (1926), trong nghiên cứu nổi tiếng của ông về sự phân bố đa dạng di
truyền của cây trồng, cho rằng lúa trồng được xem như phát triển từ Ấn Độ.

Roschevicz (1931) phân các loài Oryza thành 4 nhóm: Sativa, Granulata,
Coarctata và Rhynchoryza, đồng thời khẳng định nguồn gốc của Oryza sativa là một
trường hợp của nhóm Sativa, có lẽ là Oryza sativa f. spontanea, ở Ấn Độ, Đông
Dương hoặc Trung Quốc.
Chowdhury và Ghosh thì cho rằng những hạt thóc hóa thạch cổ nhất của thế
giới đã được tìm thấy ở Hasthinapur (Bang Uttar Pradesh - Ấn Độ) vào khoảng năm
1000 – 750 trước Công Nguyên, tức cách nay hơn 2500 năm.
Sampath và Rao (1951) cho rằng sự hiện diện của nhiều loại lúa hoang ở Ấn Độ
và Đông Nam Á chứng tỏ rằng Ấn Độ, Miến Điện hay Đông Dương là nơi xuất xứ của
lúa trồng. Sato (Nhật Bản) cũng cho rằng lúa có nguồn gốc ở Ấn Độ, Việt Nam và
Miến Điện.
 
 



 

Yêu cầu sinh thái cây lúa
- Nhiệt độ và ẩm độ: Nhiệt độ có tác dụng quyết định đến tốc độ sinh trưởng
của cây lúa nhanh hay chậm, tốt hay xấu. Trong phạm vi giới hạn (20-300C), nhiệt độ
càng tăng cây lúa phát triển càng mạnh. Nhiệt độ trên 400C hoặc dưới 170C thì cây lúa
tăng trưởng chậm lại. Dưới 130C cây lúa ngừng sinh trưởng, nếu kéo dài 1 tuần lễ cây
lúa sẽ chết.
- Ánh sáng: Ánh sáng ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng, phát triển và phát dục
của cây lúa trên hai phương diện: cường độ ánh sáng và độ dài chiếu sáng trong ngày
(quang kỳ).
+ Cường độ ánh sáng: Cường độ áng sáng thích hợp cho cây lúa sinh
trưởng phát triển từ 250-300 cal/cm2/ngày.
+ Quang kỳ: Lúa là cây ngắn ngày, cho nên quang kỳ ngắn điều khiển sự

phát dục của cây lúa, cây lúa chỉ làm đòng và trổ bông khi gặp quang kì ngắn
thích hợp (các giống lúa quang cảm).
- Lượng mưa: Trong mùa mưa ẩm, lượng mưa cần thiết cho cây trung bình là 67 mm/ngày và 8-9mm/ngày trong mùa khô. Nếu tính luôn lượng nước thấm rút
và bốc hơi thì trung bình 1 tháng cây cần một lượng mưa khoảng 200 mm và
suốt vụ lúa 5 tháng cần khoảng 1000 mm.
- Đất: Đất trồng lúa cần giàu dinh dưỡng, nhiều hữu cơ, tơi xốp, thoáng khí, khả
năng giữ nước, giữ phân tốt, tầng canh tác dầy để bộ rễ ăn sâu, bám chặt vào đất, và
huy động nhiều dinh dưỡng nuôi cây. Loại đất thịt hay đất thịt pha sét, ít chua hoặc
trung tính (pH=5,5–7,5) là thích hợp đối với cây lúa.
2.2 Tình hình sản xuất lúa gạo ở Việt Nam và Long An
2.2.1 Tình hình sản xuất gạo ở Việt Nam
Theo báo cáo của Cục Trồng Trọt, diện tích sản xuất lúa năm 2010 là 7,5 triệu
hecta, sản lượng lúa cả năm 2010 của cả nước đạt 39,9 triệu tấn (cao nhất từ trước đến
nay và cao hơn 900 ngàn tấn so với năm 2009); trong đó các tỉnh phía Bắc đạt 13,30
triệu tấn và các tỉnh phía Nam đạt 26,7 triệu tấn. Riêng diện tích sản xuất lúa ở Đồng
bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) là 3.939.799 ha, tăng 104.808 ha so năm 2009 (do
tăng diện tích sản xuất lúa Thu Đông); năng suất bình quân 5,5 tấn.ha-1, tăng 0,128
 
 



 

tấn.ha-1 so với năm 2009; sản lượng 21.557.936 tấn, tăng 1.064.957 tấn so với năm
2009. 
Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), năm 2010 là năm xuất khẩu gạo
đạt thành tích tốt nhất từ trước tới nay, cả về lượng lẫn giá trị. Lượng gạo đã xuất khẩu
trong năm qua là 6.8 triệu tấn, trị giá 3,212 tỷ USD, tăng 14,6% về lượng và 20,6% về
giá trị so năm 2009. Châu Á là thị trường số 1 của gạo Việt Nam khi chiếm tới 4.009

triệu tấn (59,4% tổng lượng gạo xuất khẩu), tiếp đó là thị trường châu Phi, chiếm tỷ lệ
23,6%, thị trường châu Mỹ 8,2%. Lượng gạo tồn kho năm 2010 chuyển sang năm
2011 là 840 ngàn tấn. Số hợp đồng đã ký giao đầu năm 2011 vào khoảng 800 ngàn tấn.
Như vậy, đầu năm nay, nguồn cung gạo xuất khẩu cho các hợp đồng đã ký vẫn có thể
bảo đảm được. Còn theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, lượng gạo hàng hóa
để dành cho xuất khẩu trong năm 2011 vào khoảng 6 triệu tấn. Trong 2011, nước ta sẽ
có khoảng 6,8 triệu tấn gạo hàng hóa (Hiệp hội Lương thực Việt Nam 2010).
Bảng 2.1 Tình hình sản xuất và xuất khẩu lúa gạo ở Việt Nam năm 2009-2010

Sản lượng
lúa
(triệu tấn)

Tổng diện tích
(triệu ha)

Tiêu thụ/dự
trữ lúa
(triệu tấn)

Xuất khẩu
(quy gạo)
(triệu tấn)

Tồn kho
cuối vụ
(triệu tấn)

2009


38,9

7,4

28,0

6,1

1,5

2010

39,9

7,5

28,0

6,8

0,8

(Theo Tổng cục thống kê, 2010)
Theo Phạm Văn Dư, phó cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT), cho biết
vụ Đông-Xuân 2010-2011 các tỉnh phía Nam đã xuống giống được 1,5 triệu hecta.
Mỗi địa phương xác định cơ cấu giống gồm 4-6 giống chủ lực, 4-5 giống bổ sung và
5-6 giống triển vọng mới; cơ cấu một giống không vượt quá 15-20% toàn vùng. Ở
ĐBSCL hiện có 10 giống lúa đang đứng đầu: OM 2517, VNĐ 95-20, Jasmine 85, OM
576, OM 2514, OM 2717, OM 4218, IR 50404, OM CS2000 và ML 48 (Hiệp hội
lương thực Việt Nam, 2011).   

 
 



 

2.2.2 Tình hình sản xuất gạo ở Long An
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Long An, sản xuất vụ lúa
Đông Xuân 2010 - 2011 của tỉnh đạt diện tích gieo trồng là 251.025 ha, năng suất bình
quân ước tính vào khoảng 55,3 tạ.ha-1. Sản xuất vụ lúa Thu Đông 2010 - 2011 với diện
tích đạt 50.225 ha, với năng suất bình quân là 44,8 tạ.ha-1. Như vậy, tổng sản lượng lúa
toàn vụ sẽ có vào khoảng 1,4 triệu tấn lúa. Sau khi cân đối đầy đủ cho các khoản nhu
cầu tiêu dùng cần thiết còn lại sản lượng lúa hàng hóa ước tính sẽ có vào khoảng
700.000 tấn (Sở NN&PTNT Long An, 3-2011).
2.3 Tình hình sâu bệnh hại trên lúa vụ Đông Xuân tại các tỉnh Đồng Bằng Sông
Cửu Long và huyện Mộc Hoá, tỉnh Long An
2.3.1 Tình hình sâu bệnh hại trên lúa vụ Đông Xuân tại các tỉnh Đồng Bằng Sông
Cửu Long
Theo Cục Bảo vệ Thực vật, đến trung tuần tháng 2-2011, diện tích lúa Đông
Xuân ở các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long còn gần 1.400.000 ha. Diện tích nhiễm
rầy nâu (Nivaparvata lugens Stal.) cao điểm trong toàn vùng là 82.415 ha, giảm
30.182 ha so cùng kỳ năm 2010. Bệnh vàng lùn xoắn lá giảm thấp nhất, chỉ có 4,3 ha
bị nhiễm, giảm hơn 111 ha so năm ngoái. Bệnh đạo ôn (Pirycularia oryzae) nhiễm
107.544 ha, giảm 2.276 ha so cùng kỳ năm 2010; đạo ôn cổ bông bị 10.462 ha giảm
10.385 ha so cùng kỳ năm 2010. Riêng sâu cuốn lá nhỏ (Cnaphalocrosis medinalis G.)
toàn vùng có 54.594 ha, tăng 5.988 ha, nhưng phần lớn diện tích nhiễm mật số thấp.
Chi cục Bảo vệ Thực vật các địa phương khuyến cáo, cuối vụ Đông Xuân nếu thời tiết
nắng nóng và ẩm độ cao, do thời điểm này có sương mù nhiều, biên độ ngày và đêm
cao sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho rầy nâu, bệnh đốm vằn và cháy lá phát triển.

Bên cạnh dịch bệnh phá hại, diễn biến đáng lo ngại nhất hiện nay là tình hình
mặn xâm nhập sớm ở các tỉnh ven biển nằm cuối nguồn nước ngọt ở Đồng Bằng Sông
Cửu Long. Một số diện tích lúa có nguy cơ thiếu nước ngọt cuối vụ. Cục Trồng trọt dự
báo, năm nay, diện tích lúa Đông Xuân ở các tỉnh ven biển như Trà Vinh, Bến Tre,
Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang bị nhiễm mặn ước tới 620.000 ha (chiếm 40%) lúa
Đông Xuân, trong đó khoảng 100.000 ha lúa có nguy cơ xâm nhập mặn cao nhất
chiếm 16% diện tích lúa Đông Xuân toàn vùng (Cục Bảo vệ Thực vật, 2-2011).
 
 



 

2.3.2 Tình hình sâu bệnh hại trên lúa vụ Đông Xuân tại huyện Mộc Hoá, tỉnh
Long An
Đến tháng 2-2011 trên trà lúa Đông xuân 2010-2011 ở huyện Mộc Hoá có gần
200 ha đang trong giai đoạn đẻ nhánh, có trên 26250 ha ở giai đoạn đòng trổ và 8750
ha đang ở giai đoạn chín, thu hoạch. Theo các nhà chuyên môn, đây là giai đoạn lúa
rất dễ bị sâu bệnh tấn công và khó phòng trị, khả năng làm giảm năng suất cao.
Theo Trạm bảo vệ thực vật Huyện, sau Tết Nguyên đán do thời tiết diễn biến
phức tạp nên tình hình dịch hại diễn biến gia tăng về tỷ lệ cũng như diện tích. Theo
ghi nhận, có gần 15000 ha lúa bị nhiễm rầy nâu (Nivaparvata lugens Stal.), với mật độ
từ 500-3000 con/m2. Trên trà lúa có trên 7000 ha bị sâu cuốn lá nhỏ (Cnaphalocrosis
medinalis G.), 1100 ha bị bệnh cháy bìa lá (Xanthomonas oryzae) và 500 ha bị đạo ôn
(Pirycularia oryzae) gây hại.
Trạm Bảo vệ Thực vật huyện Mộc Hoá dự báo trong những ngày tới bệnh đạo
ôn và cháy bìa lá gây hại nặng, rầy nâu gối lứa và nở rộ với mật số cao, có khả năng
gây cháy rầy với diện tích lớn. Ngoài ra, trên một số ruộng do việc trừ cỏ không đảm
bảo nên còn xuất hiện cỏ đuôi phụng, cỏ chác, cỏ lác nhưng gây hại không đáng kể

(Trạm Bảo vệ Thực vật huyện Mộc Hoá).
Bảng 2.2 Các loại sâu bệnh hại trên vụ lúa Đông Xuân tại huyện Mộc Hoá 2-2011
Diện tích
(ha)

Tỷ lệ
(%)

Sâu cuốn lá

7000

24,14

Rầy nâu

15000

51,72

Đạo ôn

500

1,72

Cháy bìa lá

1100
3,79

(Trạm Bảo vệ Thực vật Mộc Hoá, 2-2011)

Loại sâu
bệnh hại

2.4 Một số nghiện cứu về việc sử dụng hóa chất nông nghiệp trên cây lúa
Ở nước ta việc phòng trị bệnh lem lép hạt chủ yếu vẫn là biện pháp hóa học,
nhiều kết quả nghiên cứu trong nước cho thấy phun Rovral 50 WP 1,2 kg/ha, Bavistine
50 FL 0,5 l/ha có tác dụng hạn chế bệnh rõ rệt. Anvil 5SC ở nồng độ 1,5% có hiệu quả
trong việc ức chế khả năng phát triển của nấm gây lem lép hạt, phun Anvil 5 SC ở liều
 
 



 

lượng 1-1,5 l/ha có khả năng phòng trừ bệnh lem lép hạt (Nguyễn Danh Thạch, 1997).
Thuốc trừ nấm được phun vào giai đoạn lúa làm đòng và sau khi trổ 20 ngày thì pphun
muối 10% giảm đáng kể bệnh lem lép hạt lúa (Trần Tùng, 2005)
Theo Lương Thị Ánh Tuyết (2009), thuốc hóa học trừ rầy nây (Nivaparvata
lugens Stal.) Alika 247 SC với hoạt chất thiamethoxam có tác động lên hệ thần kinh,
trừ rầy nâu hiệu quả cao và tức thời (96,6 % ở thời điểm 3 NSP) nhưng ảnh hưởng
nhiều đến mật độ thiên địch. Chess 50 WG chứa hoạt chất pymetro zine tác động lên
hệ tiêu hóa rầy nâu cho hiệu lực cao và nhanh (93,2 % ở thời điểm 7 NSP), không làm
ảnh hưởng đến thiên địch trên đồng ruộng.
Kết quả điều tra của Lê Ngọc Diễm(2009) thuốc Topshot có hiệu lực diệt cỏ
cháo 90 %. Kết quả của Huỳnh Thanh Phong, điều tra hiện trạng phòng trừ cỏ dại và
đánh giá hiệu lực diệt cỏ của một số thuốc trừ cỏ trên ruộng lúa sạ vụ Đông Xuân 2009
tại huyện Kế Sách, Sóc Trăng. Các loại thuốc Topshot 60 OD, Clipper 25 OD (0,375)

+ Echo 60 Ec (0,375) và Clipper 25 OD (0,5) + Echo 60 EC (0,5) diệt cỏ tốt nhất ,
hiệu lực diệt cỏ (84,0-97,9 %) 
Theo Huỳnh Kim Ngọc (2002) Vôi bột, CuSO4, Deadline Bullets, Padan 4 G,
Padan 4G + chất dẫn dụ ( cám gia súc) có hiệu lực trừ ốc bươu vàng cao, tỷ lệ ổ trứng
đẻ thấp, khi quan sát 10 ngày sau xử lý.
Theo Lương Văn Lợi (2006) sử dụng phân bón lá K-Humate Sen Vàng, Komix,
HVP 801S Super giúp tang năng suất và hiệu quả kinh tế cao trong sản xuất lúa vụ
Đông Xuân.
2.5 Một số loại côn trùng gây hại chính và biện pháp phòng trừ
2.5.1 Rầy nâu (Nivaparvata lugens Stal.)
Triệu chứng: Rầy nâu dùng vòi để chích hút nhựa cây làm cho cây lúa bị khô
héo. Khi rầy nâu chích vào lúa, chúng để lại trên lá, thân một vệt nâu cứng, cản trở
sự luân chuyển nước và chất dinh dưỡng làm thân, lá bị khô héo. Mật độ cao gây ra
hiện tượng cháy rầy.

 
 



 

Biện pháp phòng trừ
- Sử dụng thuốc hoá học khi mật số rầy trên 3.000 con/m2, nên chọn các loại
thuốc ít độc thuộc nhóm điều tiết sinh trưởng, chống lột xác hoặc vị độc, tiếp xúc như
Thiamethoxam (Actara 25 WG), Buprofezin (Applaud 40 WP), (Chess 50 WG).
- Hoặc có thể sử dụng các chế phẩm sinh học về các loại nấm đối kháng của rầy
nâu như nấm xanh Metarhizium anisopliea, nấm trắng.
2.5.2 Sâu đục thân hai chấm (Scirpophaga incertulas)
Triệu chứng: Ký chủ chính là lúa, ngoài ra còn phá hại trên mía, bắp. Ấu trùng

non ăn lá và bẹ lá, sau lớn đục vào thân ở phần dưới gốc, ăn mặt trong của thân làm
thân lúa yếu đi, gây ra hiện tượng dảnh héo, hay bông bạc.
Biện pháp phòng trừ
- Bón phân cân đối.
- Sử dụng thuốc hóa học như Diazinon (Basudin 10H, Diaphos 10H), Fipronil
(Regent 0,3G).
2.5.3 Sâu cuốn lá (Cnaphalocrosis medinalis G.)
Triệu chứng: Lá lúa bị cuốn, ấu trùng cắn phần mô trong ống lá chừa lại biểu
bì tạo ra những sọc trong và trắng theo chiều dọc của phiến lá. Mỗi phiến lá có thể có
nhiều sọc bị cắn phá.
Biện pháp phòng trừ
- Một số loại thuốc hoá học có thể trừ được sâu cuốn lá như nhóm hoạt chất
Cartap (Padan 95 SP, Patox 95SP), nhóm hoạt chất Fipronil (Regent 800WG, Tango
800W), nhóm hoạt chất Indoxacarb (Ammate 150 SC), tuy nhiên chỉ nên xem xét việc
dùng thuốc hóa học khi cây lúa ở thời kỳ 40 ngày sau sạ.
2.6 Một số loại bệnh hại chính và biện pháp phòng trừ
2.6.1 Bệnh vàng lùn (Rice Grassy Stunt Virus)
Triệu chứng: lá lúa từ màu xanh nhạt chuyển dần sang màu vàng nhạt, vàng
da cam rồi vàng khô. Vị trí các lá bị vàng lan dần từ các lá bên dưới lên các lá phía
trên. Vết vàng trên lá xuất hiện từ chóp lá, lan dần vào phía bẹ lá. Tất cả các lá bị
bệnh có xu hướng xoè ngang. Các chồi lúa bị bệnh giảm chiều cao và bệnh cũng làm
 
 


10 
 

giảm số chồi trên bụi lúa mắc bệnh. Quần thể ruộng lúa bị bệnh ngả màu vàng, chiều
cao cây lúa không đồng đều.

Tác nhân
- Bệnh vàng lùn do virus Rice Grassy Stunt Virus (RGSV) gây ra. Virus này
xâm nhập vào cây lúa và gây bệnh thông qua môi giới là Rầy nâu (Nilaparvata
lugens). Bệnh có thể làm giảm năng suất lúa trên những giống mẫn cảm và khi mật
độ rầy trên ruộng cao.
- Rầy nâu truyền virus gây bệnh từ cây này sang cây khác, từ ruộng này sang
ruộng khác. Rầy có khả năng truyền bệnh trong suốt quá trình sống của nó sau khi
tiếp nhận mầm bệnh khoảng 1 giờ.
Biện pháp phòng trừ
Quản lý rầy nâu: Vì rầy nâu chính là nguồn lây lan bệnh vàng lùn và lùn xoắn
lá.
- Thăm đồng thường xuyên để phát hiện rầy thật sớm.
- Khi phát hiện có rầy nâu cánh dài ở giai đoạn mạ với mật độ từ 7 – 10 con/tép
thì cần phun thuốc trừ rầy ngay vì đây là rầy mới di chuyển đến và khả năng rầy mang
mầm bệnh là rất cao.
- Dùng giống kháng rầy. Những giống lúa có khả năng kháng rầy tốt và có năng
suất, chất lượng cao như OMCS2000, OM4498, OM576.
- Dùng các loại thuốc trừ rầy nâu như Buprofezin (Butyl 10WP, Butyl 40SC),
Pymetrozine (Chess 50WG), Thiamethoxam (Actara 25WG), Buprofezin (Applaud
40WP).
Kiểm soát virus: Sự phát triển và lây truyền bệnh virus tùy thuộc vào số lượng
cây mang nguồn bệnh, số lượng và sự hoạt động của côn trùng truyền bệnh, sự mẫn
cảm của giống lúa với virus, với côn trùng truyền bệnh và thời tiết.
- Ngăn chặn bệnh suốt thời kỳ đầu của giai đoạn sinh trưởng bằng cách nhổ bỏ
những cây lúa bị bệnh, cỏ dại trong ruộng, trên bờ và xung quanh ruộng.
- Ở những vùng vừa có dịch bệnh virus xảy ra: Cày lật gốc rạ ngay sau khi thu
hoạch.
 
 



11 
 

2.6.2 Bệnh đạo ôn - Cháy lá (Pirycularia oryzae)
Triệu chứng
- Trên mạ: Vết bệnh có màu hồng hình thoi, sau chuyển qua màu nâu vàng,
khô héo chết. Trên lá lúa: Vết bệnh có hình thoi rộng ở phần giữa, nhọn ở 2 đầu. Vết
bệnh có màu xám tro, xung quanh nâu đậm tiếp giáp giữa mô khoẻ có màu nâu nhạt.
Kích thước vết bệnh biến thiên lớn từ nhỏ như vết kim đến 5 – 7 cm. Khi bệnh nặng
các vết bệnh nối liền nhau tạo thành vết lớn làm cho lá bị cháy. Trên thân và cổ bông
bắt đầu vết bệnh là một chấm nhỏ màu đen về sau lớn dần bao quanh thân, làm cho
thân thoắt lại. Trên cổ bông làm cho bông bạc gẫy. Trên hạt ít bị tấn công.
Tác nhân
Nguyên nhân gây bệnh do nấm Pirycularia oryzae gây ra. Bệnh gây hại trên
lá, đốt thân, cổ bông, cổ gié và hạt.
Biện pháp phòng trừ
- Chọn giống kháng hoặc giống ít nhiễm.
- Sử dụng phân bón cân đối hợp lý.
- Dùng các loại thuốc trừ bệnh như chất kháng sinh Kasugamicin (Kasumin
2L), Tricyclazole (Trizole 75WP), Edifenphos (Hinosan 30EC).
2.6.3 Bệnh lùn xoắn lá
Triệu chứng
- Thân lúa lùn cứng hơn bình thường.
- Ở thể nhẹ lá cứng, dày và có màu xanh đậm, gân lá bị phồng, mép lá có răng
cưa. Đốt thân ngắn lại, thường đâm chồi và rễ bên trong bẹ lá, thân dày cứng. Ở các
đốt trên, rễ mọc ngược bên trên ở bên trong bẹ lá. Chồi phụ mọc từ các đốt trên bị
cong xoắn ở trong bẹ lúa. Lúa trỗ muộn, bông bị cong xoắn, lép lửng, hạt có nhiều
đốm nâu.
- Ở thể nặng lá lúa ngắn, xoắn như mũi khoan, trên lá bệnh có nhiều vết đốm

nâu. Lúa hoàn toàn không trỗ được.
Tác nhân
- Bệnh lùn xoắn lá do virus gây ra. Bệnh có thể làm giảm năng suất lúa trên
những giống mẫn cảm và khi mật độ rầy trên ruộng cao.
 
 


12 
 

- Rầy nâu truyền virus gây bệnh từ cây này sang cây khác, từ ruộng này sang
ruộng khác. Chỉ có rầy nâu truyền bệnh, ngoài ra không có yếu tố nào khác.
Biện pháp phòng trừ
- Sự kiểm soát virus: Sự phát triển và lây truyền bệnh virus tùy thuộc vào số
lượng cây mang nguồn bệnh, số lượng và sự hoạt động của côn trùng truyền bệnh, sự
mẫn cảm của giống lúa với virus, với côn trùng truyền bệnh và thời tiết.
- Sự kiểm soát rầy: Rất khó để kiểm soát rầy mang bệnh bằng biện pháp dùng
thuốc hoá học trừ rầy mà nên ngăn ngừa bằng cách duy trì thiên địch của rầy. Có thể
dùng các loại thuốc trừ rầy nâu như Buprofezin (Butyl 10WP, Butyl 40SC),
Pymetrozine (Chess 50WG), Thiamethoxam (Actara 25WG), Buprofezin (Applaud
40WP).
- Dùng giống kháng rầy.
2.6.4 Bệnh cháy bìa lá (Xanthomonas oryzae)
Triệu chứng
Bệnh phát sinh phá hại trong suốt từ thời kỳ mạ đến chín nhưng có triệu
chứng điển hình là ở thời kỳ lúa cấy trên ruộng từ sau đẻ nhánh đến trổ và chín sữa.
Vết bệnh tạo thành các sọc như giọt dầu từ mép lá gần đỉnh, vết bệnh phát triển dần
theo cả chiếu dài và chiều rộng tạo thành một vết cháy ở mép và đỉnh lá, màu vàng
xám nhạt, giữa vết cháy và phần xanh còn lại của lá có ranh giới rõ ràng bởi một

đường nâu sẫm. vết bệnh có thể lan rộng làm cả phiến lá khô bạc trắng, vào sáng
sớm khi còn ướt sương hoặc ngày mưa dầm ẩm ướt trên vết bệnh sinh những giọt
keo màu vàng hoặc khô lại thành hạt nhỏ như trứng cá. Bệnh phát triển nặng có thể
làm toàn bộ lá, kể cả lá đòng bị khô rạc nhanh chóng trước khi lúa chín, làm hạt kém
mẩy và vỏ trấu bị đen.
Tác nhân
Nguyên nhân bệnh bạc lá lúa là do vi khuẩn Xanthomonas oryzae.
Biện pháp phòng trừ
- Chọn giống sạch bệnh. Xử lý hạt giống trước khi trồng.
- Tăng cường bón phân hữu cơ, không bón quá nhiều phân đạm và không bón
thúc muộn. Bón đủ lân, kali.
 
 


×