Tải bản đầy đủ (.pptx) (27 trang)

THỰC HIỆN SẢN XUẤT SẠCH HƠN Nhiệm vụ 14,15, 16

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.15 MB, 27 trang )

CHÀO MỪNG THẦY VÀ CÁC BẠN ĐẾN VỚI BÀI THUYẾT
TRÌNH CỦA NHÓM

• CHỦ ĐỀ: THỰC HIỆN SẢN XUẤT SẠCH HƠN


THÀNH VIÊN
MSSV
1/PHAN THỊ LINH

56130079

2/VŨ THỊ HUYỀN NGA

56130028

3/LÊ THỊ NA

56130043

4/LÊ THỊ MAI LÝ

56130179

5/LÊ NGỌC MAI

56136678

6/ĐINH THỊ THU Lệ

56136319



7/VÕ THỊ NƯỜNG
8/ TRẦN THỊ THẢO PHƯƠNG

56136757
56130143

9/CHÂU THỊ KHÁNH LINH

56131088

10/ ĐẶNG THỊ THIÊN PHÚ

56131705

11/NGUYỄN TRÚC LINH GIANG

55130367

12/BÙI THỊ MINH THU56131205
13/VŨ DƯƠNG QUANG MINH

56131208


 NHIỆM VỤ CHÍNH.
NHIỆM VỤ 14: CHUẨN BỊ THỰC HIỆN

NHIỆM VỤ 15: THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP SXSH


NHIỆM VỤ 16: THEO DÕI VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ


BƯỚC 5: THỰC HIỆN SẢN XUẤT SẠCH HƠN
• Bước này nhằm cung cấp công cụ lập kế hoạch, triển khai và theo dõi
kết quả của việc áp dụng các giải pháp sản xuất sạch hơn đã được xác
định.
• Các giải pháp đã được lựa chọn cần đưa vào thực hiện. Song song với
các giải pháp đã xác định này, có một số các giải pháp có chi phí thấp
hoặc không cần chi phí, có thể được thực hiện ngay sau khi được đề
xuất (như bịt rò rỉ, thu gom chất thải rắn trước khi vệ sinh nền nhà
xưởng, khóa van khi không sử dụng,…). Với các giải pháp còn lại, cần
có một kế hoạch thực hiện một cách có hệ thống. . Để chuẩn bị thực
hiện các giải pháp SXSH cần lập kế hoạch triển khai một cách khoa
học để dễ theo dõi và đánh giá hiệu quả của các giải pháp mang lại.


NHIỆM VỤ 14: CHUẨN BỊ THỰC HIỆN

1. CHUẨN BỊ VÀ KẾ HOẠCH THỰC HIỆN.
• Liệt kê chi tiết các thông số kỹ thuật trong quá trình chế biến.
• Chuẩn bị kế hoạch thực hiện chi tiết:
• Thực hiện giải pháp nào?
• Các bước chi tiết (nếu cần)
• Ai là người chịu trách nhiệm chính
• Ai phân tích/ đánh giá kết quả
• Người hỗ trợ/ kiểm tra
• Thời gian thực hiện
• Thời gian hoàn thành (dự tính)
• Cách thức theo dõi, đánh giá hiệu quả.



Bảng 3.14 dưới đây sẽ hỗ trợ lập kế hoạch thực hiện. Kế hoạch này bao gồm cá nhân hay
một nhóm có trách nhiệm thực hiện, tiến độ thực hiện và thời gian cần phải hoàn thành.


Ví dụ về kế hoạch thực hiện tại Focovev (Tinh bột sắn)


Nhận xét: Cách thức quan trắc, đánh giá việc thực hiện dự án nên ghi cụ
thể hơn (ví dụ như qian trắc thông số gì, tần suất như thế nào,…).


2. Đánh giá so sánh và lựa chọn thiết bị phù hợp từ các nhà
cung cấp khác nhau
• Việc đánh giá so sánh các thiết bị sẽ giúp tìm được thiết bị phù hợp
với nhu cầu sản xuất của công ty. Không những mang lại hiệu quả cao
về năng suất mà còn giúp tiết kiệm chi phí.
• ví dụ:
- Trong công đoạn băm, nghiền sắn trong sản xuất tinh bột sắn thì sẽ
lựa chọn dao có số lượng lưỡi dao nhiều, tốc độ băm, nghiền nhanh
thay vì dao có số lượng lưỡi dao ít, tốc độ chậm thì sẽ là cơ hội đơn
giản nhất giảm thất thoát tinh bột.


• Thiết bị mài răng cưa hiện đại là một trống quay
đường kính 40 - 50cm, dài 30 - 50cm với các lưỡi
dao răng cưa được bố trí dọc trên các rãnh khắc
trên mặt trống. Mỗi lưỡi dao có từ 8 -10 răng
cưa/cm, đặt cách nhau 6 - 10mm, cao hơn bề mặt

trống 1mm. Tốc độ quay tối ưu của trống là 1.000
vòng/phút. Hiệu suất mài tách bột đạt khoảng
85% sau lần mài thứ nhất và đạt 90% sau lần mài
thứ 2.


- Thay dần bóng đèn chiếu sáng bằng các bóng đèn tiết kiệm điện
năng: Có thể sử dụng bóng đèn huỳnh quang T5, không chỉ tiết kiệm
điện, hiệu suất ổn định mà còn có độ bền cao.
• Hay đèn LED high bay, là loại đèn công nghiệp với mức tiêu thụ điện
năng tương đối thấp nhưng lại có thể sản sinh ra ánh sáng với cường
độ khá cao và khả năng lan tỏa ánh sáng rộng. Chính vì thế loại đèn
này rất phù hợp để lắp đặt cho các khu nhà xưởng/xí nghiệp – nơi cần
đến nguồn ánh sáng ổn định và liên tục mà vẫn có thể tiết kiệm điện
năng.


3. Đánh giá kết quả thực hiện.
• Sau khi đã thực hiện các giải pháp cần đánh giá kết quả đạt được để có
cơ sở báo cáo lại với ban lãnh đạo và các nhân viên liên quan trong
quá trình thực hiện. Có thể sử dụng



Các giải pháp SXSH cần được thực hiện theo thứ tự ưu tiên
sau :
• Các giải pháp đơn giản, không tốn chi phí hoặc đầu tư thấp cần được ưu
tiên thực hiện ngay ở giai đoạn 1 của quá trình đánh giá SXSH
• Các giải pháp được lựa chọn dựa vào kết quả phân tích tính khả thi về kinh
tế, môi trường cần đưa vào kế hoạch hành động và thực hiện sau khi được

ban lãnh đạo phê duyệt
• Trong quá trình thực hiện các giải pháp cần giám sát, đánh giá và so sánh
kết quả thực tế do các giải pháp mang lại với những gì đã được dự tính và
những phác thảo trong đánh giá kỹ thuật. Nếu như kết quả thực tế không
đạt được tốt như dự tính thì nên tìm hiểu nguyên nhân vì sao để kịp thời
trình lãnh đạo.


NHIỆM VỤ 15: THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP SXSH
• Các phương châm cần nhớ rõ:
• Thực hiện từ dễ đến khó
• Kiên trì thuyết phục
• Lấy hiệu quả thực tế chứng minh




Nhiệm vụ 16: Theo dõi và đánh giá kết quả
Mục đích:
• Xác định hiệu quả của giải pháp/nhóm giải pháp SXSH mới đề xuất.
• Khả năng áp dụng các giải pháp này trong thực tế sản xuất


Quan trắc và đánh giá.
• Tiêu thụ nguyên liệu, hóa chất, năng lượng
• Mức độ thải
• Đánh giá kết quả sau một thời gian đưa vào thực hiện giải pháp (hiệu
quả kinh tế, môi trường, tính ổn định,…)
• Quyết định đưa vào quy trình sản xuất mới hoặc loại bỏ.



Các điểm cần lưu ý trong quá trình đánh giá.
• Chọn lựa phương pháp đo đếm phù hợp (thay đổi về lượng chất thải,
mức độ tiêu hao nguồn lực, lợi nhuận đạt được)
• Quan tâm tới các thay đổi về tổng lượng và loại sản phẩm trong quá
trình đánh giá
• Quan tâm tới vệ sinh – an toàn thực phẩm trong quá trình thử nghiệm
các giải pháp


Quan trắc các thông số:
• Tiêu thụ nguyên liệu, hóa chất, năng lượng, nước, đá
• Mức độ thải


Một số phương pháp sử dụng khi đánh giá.
• So sánh kết quả trước và sau khi thực hiện giải pháp
• Theo dõi lượng tiêu thụ và so sánh các số liệu vào các ngày có cùng
lượng và loại nguyên liệu/thành phẩm
• Tính toán lượng tiết kiệm /đơn vị thành phẩm
• Ước tính lượng tiết kiệm/tháng, quí hoặc năm


Bảng đánh giá kết quả



Báo cáo kết quả thực hiện.
• Kết quả thực hiện từng giải pháp được báo cáo cho trưởng nhóm
• Báo cáo tổng hợp sau mỗi giai đoạn thực hiện (1 tháng/3 tháng) cho:

Ban lãnh đạo công ty
Các bộ phận liên quan trong quá trình thực hiện
• Phổ biến, rút kinh nghiệm trong toàn nhóm SXSH
• Tuyên truyền tới toàn thể cán bộ - công nhân viên


×