Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

ĐIỀU TRA HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT TRÊN CÂY THANH LONG VÀ XÁC ĐỊNH THỜI GIAN CÁCH LY CỦA THUỐC TEBUCONAZOLE SỬ DỤNG PHÒNG TRỪ BỆNH THÁN THƯ TRÊN TRÁI THANH LONG TẠI HÀM THUẬN BẮC BÌNH THUẬN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.99 MB, 113 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH
KHOA NÔNG HỌC
ooo000ooo

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐIỀU TRA HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG THUỐC BẢO VỆ THỰC
VẬT TRÊN CÂY THANH LONG VÀ XÁC ĐỊNH THỜI GIAN
CÁCH LY CỦA THUỐC TEBUCONAZOLE SỬ DỤNG
PHÒNG TRỪ BỆNH THÁN THƯ TRÊN TRÁI
THANH LONG TẠI HÀM THUẬN BẮC
BÌNH THUẬN

NGÀNH : BẢO VỆ THỰC VẬT
KHÓA:

2007-2011

SINH VIÊN THỰC HIỆN: NGUYỄN THỊ MỸ HÀ

TP. Hồ Chí Minh, Tháng 3/2011


i

ĐIỀU TRA HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG THUỐC BẢO VỆ THỰC
VẬT TRÊN CÂY THANH LONG VÀ XÁC ĐỊNH THỜI GIAN
CÁCH LY CỦA THUỐC TEBUCONAZOLE SỬ DỤNG
PHÒNG TRỪ BỆNH THÁN THƯ TRÊN TRÁI
THANH LONG TẠI HÀM THUẬN BẮC
BÌNH THUẬN



Tác giả
NGUYỄN THỊ MỸ HÀ

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng kỹ sư ngành Bảo Vệ Thực Vật

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
TS. TRÁC KHƯƠNG LAI
KS. NGUYỄN HỮU TRÚC

TP. Hồ Chí Minh, Tháng 3/2011


ii

LỜI CẢM TẠ
Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này không chỉ là công sức của riêng tôi mà
còn là sự giúp đỡ, động viên, dìu dắt và tạo điều kiện của nhà trường, thầy cô, cơ quan,
gia đình và bạn bè trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu của tôi. Tôi xin chân
thành biết ơn:
- Cha mẹ, những người đã sinh ra và nuôi tôi khôn lớn tới ngày hôm nay.
- TS Trác Khương Lai và thầy Nguyễn Hữu Trúc, đã tận tụy hết lòng hướng
dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và làm đề tài.
- Ban Giám hiệu nhà trường, quý thầy cô tại khoa Nông học, cùng toàn thể quý
thầy cô giảng dạy và các bạn học viên lớp DH07BVA.
- KS Đỗ Thị Thu An và các anh chị công tác tại Trung tâm Nghiên cứu Phát
triển Cây thanh long tỉnh Bình Thuận đã giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài.
Xin cảm ơn gia đình và các anh chị đã luôn động viên giúp đỡ tôi trong suốt
quá trình học tập.



iii

TÓM TẮT

Nguyễn Thị Mỹ Hà, Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh,
2011. Điều tra hiện trạng sử dụng thuốc Bảo vệ thực vật trên cây thanh long và xác
định thời gian cách ly của thuốc Tebuconazole sử dụng phòng trừ bệnh thán thư trên
trái thanh long tại Hàm Thuận Bắc- Bình Thuận. Giáo viên hướng dẫn TS. Trác
Khương Lai, KS. Nguyễn Hữu Trúc.
Địa điểm: huyện Hàm Thuận Bắc – Bình Thuận.
Thời gian: từ tháng 02 năm 2011 đến tháng 06 năm 2011.
Mục tiêu đề tài: Điều tra, xác định được hiện trạng sử dụng thuốc Bảo vệ thực
vật trên cây thanh long của nông dân; xác định thời gian cách ly của thuốc
Tebuconazole để đạt được mức dư lượng Tebuconazole trong trái thanh long hoàn
toàn bằng không.
Nội dung thực hiện: Điều tra tình hình sử dụng thuốc Bảo vệ thực vật trên cây
thanh long của 50 hộ nông dân sản xuất thanh long VietGAP và 50 hộ nông dân canh
tác truyền thống. Khảo sát các mức dư lượng Tebuconazole sử dụng phòng trừ bệnh
thán thư trên trái thanh long bằng cách bố trí thí nghiệm theo kiểu khối đầy đủ hoàn
toàn ngẩu nhiên với 5 nghiệm thức, 3 lần lập lại; thu mẫu và phân tích dư lượng tại
Trung tâm Phân tích và Kiểm định Thuốc Bảo vệ Thực vật phía Nam.
Kết quả đạt được:
Qua quá trình điều tra nhận được tình hình sâu bệnh hại trên thanh long: Sâu hại
chủ yếu là 8 đối tượng, trong đó quan trọng nhất là kiến lửa (Solenopsis geminate),
kiến riện (Cardiocondyla wroughtoni. Bệnh hại có 4 bệnh phổ biến, trong đó quan
trọng nhất là bệnh thán thư trái (Colletotrichum sp.).
Quá trình điều tra cũng ghi nhận được tình hình sử dụng thuốc BVTV của nông
hộ rất đa dạng và có nhiều chủng loại thuốc. Đối với thuốc trừ sâu, mô hình sản xuất

VietGAP sử dụng 7 hoạt chất thuộc 6 nhóm hóa học với 9 loại thuốc. Đối với nông hộ


iv

canh tác truyền thống sử dụng 9 hoạt chất thuộc 6 nhóm hóa học với 12 loại thuốc. Đối
với thuốc trừ bệnh, mô hình sản xuất VietGAP sử dụng 8 hoạt chất thuộc 5 nhóm hóa
học với 9 loại thuốc. Có 9 hoạt chất thuộc 4 nhóm hóa học với 10 loại thuốc được sử
dụng trong canh tác thanh long truyền thống. Thuốc trừ cỏ nông dân canh tác thanh
long rất ít sử dụng trong cả 2 mô hình, mức độ sử dụng không đáng ghi nhận, nông
dân chủ yếu cắt cỏ bằng máy hoặc cắt thủ công để chăn nuôi bò. Thuốc điều hòa sinh
trưởng được sử dụng nhiều trong cả mô hình sản xuất VietGAP và canh tác truyền
thống, chủ yếu thuộc nhóm Auxins và Gibberellic acid. Trong đó được sử dụng nhiều
nhất là chế phẩm Thiên nông và GA3.
Quá trình điều tra cũng ghi nhận được có sự khác biệt rất rõ về mức độ sử dụng
thuốc và tập quán sản xuất giữa nông dân sản xuất VietGAP và canh tác truyền thống.
Ở các hộ canh tác truyền thống có số lần sử dụng thuốc trên 4 lần cho một lứa trái và
sử dụng thuốc quá liều lượng so với khuyến cáo bao bì còn chiếm tỉ lệ cao, thời gian
cách ly thuốc không được nông dân quan tâm. Trong khi đó vấn đề này được thực hiện
rất tốt ở các hộ sản xuất VietGAP, các hộ sản xuất VietGAP vừa có kiến thức trong kỹ
thuật sử dụng thuốc đúng liều lượng và có ý thức đảm bảo đúng thời gian cách ly các
loại thuốc; Tất cả các hộ sản xuất VietGAP đều được tập huấn đầy đủ về kiến thức sản
xuất VietGAP và về sử dụng thuốc BVTV, ghi chép nhật ký sản xuất đầy đủ để truy
nguyên nguồn gốc khi cần thiết, mua và sử dụng thuốc theo quy trình và có hướng dẫn
của kỹ sư, đa số đều mang bảo hộ lao động là khẩu trang, kính, ủng và găng tay. Trong
khi đó các hộ canh tác truyền thống chưa từng tham gia tập huấn, khi mua thuốc còn
hỏi ý kiến nhờ đại lý tư vấn và chỉ ghi chép để theo dõi chi phí đầu tư, bảo hộ lao động
cũng không được thực hiện tốt.
Kết quả phân tích mức dư lượng Tebuconazole trong trái cho thấy, thời gian
cách ly thuốc Tebuconazole ở 7 ngày trước thu hoạch sẽ đạt được mức dư lượng bằng

không.


v

MỤC LỤC
Trang
Trang chuẩn y ................................................................................................................... i
Lời cảm tạ ........................................................................................................................ii
Tóm tắt ........................................................................................................................... iii
Mục lục ........................................................................................................................... v
Danh sách các chữ viết tắt ........................................................................................... viii
Danh sách các hình ......................................................................................................... ix
Danh sách các bảng ......................................................................................................... x
Chương 1: Giới thiệu ....................................................................................................... 1
1.1 Đặt vấn đề .................................................................................................................. 1
1.2 Mục đích .................................................................................................................... 2
1.3 Yêu cầu ...................................................................................................................... 2
Chương 2: Tổng quan tài liệu .......................................................................................... 3
2.1 Cây thanh long ........................................................................................................... 3
2.1.1 Nguồn gốc............................................................................................................... 3
2.1.2 Đặc điểm thực vật học của cây thanh long ............................................................. 3
2.1.3 Yêu cầu sinh thái của cây thanh long ..................................................................... 5
2.1.4 Tình hình sâu bệnh hại trên cây thanh long và biện pháp phòng trừ ..................... 6
2.1.4.1 Sâu hại trên cây thanh long ................................................................................. 6
2.1.4.2 Bệnh hại trên cây thanh long ............................................................................... 8
2.1.5 Giá trị dinh dưỡng trong trái thanh long............................................................... 10
2.1.6 Tình hình sản xuất và tiêu thụ thanh long tại BìnhThuận .................................... 10
2.1.6.1 Tình hình sản xuất thanh long tại Bình Thuận .................................................. 10
2.1.6.2 Tình hình tiêu thụ thanh long ............................................................................ 12

2.1.7 Tiêu chuẩn thanh long xuất khẩu.......................................................................... 14
2.2 Thuốc Bảo vệ thực vật ............................................................................................. 17
2.2.1 Định nghĩa thuốc Bảo vệ thực vật ........................................................................ 17
2.2.2 Khái niệm dư lượng thuốc bảo vệ thực vật .......................................................... 20


vi

2.2.3 Thời gian cách ly thuốc bảo vệ thực vật ............................................................... 20
2.2.4 Thuốc Nativo 750WG .......................................................................................... 21
2.3 Một số nghiên cứu về tình hình sử dụng thuốc BVTV trên cây thanh long ........... 22
2.3.1 Tập quán sử dụng thuốc BVTV của nông dân Chợ Gạo, Tiền Giang.................. 22
2.3.2 Hiện trạng sử dụng thuốc BVTV trong canh tác thanh long tại Hàm Thuận Nam,
Bình Thuận .................................................................................................................... 24
2.3.3 Kết quả phân tích dư lượng thuốc BVTV trong trái thanh long tại Hàm Thuận
Nam, Bình Thuận .......................................................................................................... 25
Chương 3: Vật liệu và phương pháp ............................................................................. 27
3.1 Thời gian và địa điểm thực hiện đề tài .................................................................... 27
3.1.1 Thời gian............................................................................................................... 27
3.1.2 Địa điểm ............................................................................................................... 27
3.2 Phương tiện nghiên cứu ........................................................................................... 27
3.2.1 Vật liệu ................................................................................................................. 27
3.2.2 Dụng cụ................................................................................................................. 28
3.3 Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................... 28
3.3.1 Điều tra tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật................................................. 28
3.3.1.1 Quy mô và chỉ tiêu điều tra ............................................................................... 28
3.3.1.2 Phương pháp điều tra ......................................................................................... 29
3.3.2 Khảo sát các mức dư lượng của thuốc Tebuconazole .......................................... 29
3.3.2.1 Bố trí thí nghiệm ................................................................................................ 29
3.3.2.2 Phương pháp thí nghiệm.................................................................................... 30

3.4 Xử lý số liệu ............................................................................................................ 30
Chương 4: Kết quả và thảo luận .................................................................................... 33
4.1 Tình hình sâu bệnh hại trên cây thanh long............................................................. 33
4.1.1 Tình hình sâu hại .................................................................................................. 33
4.1.2 Tình hình bệnh hại ................................................................................................ 36
4.2 Hiện trạng sử dụng thuốc BVTV trên cây thanh long của nông dân huyện Hàm
Thuận Bắc, Bình Thuận ................................................................................................. 38
4.2.1 Tình hình sử dụng thuốc BVTV trên cây thanh long của nông dân ..................... 38
4.2.2 Tập quán sử dụng thuốc BVTV của nông dân ..................................................... 46


vii

4.3 Kết quả về mức dư lượng Tebuconazole trong trái thanh long ............................... 53
Chương 5: Kết luận và đề nghị ...................................................................................... 58
5.1 Kết luận.................................................................................................................... 58
5.2 Đề nghị .................................................................................................................... 60
Tài liệu tham khảo ......................................................................................................... 61
Phụ lục .......................................................................................................................... 64


viii

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BVTV: Bảo vệ thực vật
FAO: Food and Agriculture Organization (Tổ chức nông lương Quốc Tế)
Ha: Hecta
ICM: Integrated Crops management (quản lý cây trồng tổng hợp)
IPM: Integrated pest management (quản lý dịch hại tổng hợp)
NT: Nghiệm thức

NTTH: ngày trước thu hoạch


ix

DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 3.1: Phỏng vấn hộ nông dân ................................................................................. 29
Hình 3.2: Sơ đồ bố trí thí nghiệm .................................................................................. 30
Hình 3.3: Chong đèn thanh long xử lý ra hoa ............................................................... 32
Hình 3.4: Phun thuốc thí nghiệm ................................................................................... 32
Hình 4.1: Ruồi đục quả (Bactrocera sp.) ...................................................................... 35
Hình 4.2: Ngâu (Protaetia sp.) cắn phá nụ hoa............................................................. 35
Hình 4.3: Kiến lửa (Solenopsis geminate) gây hại trên trái .......................................... 36
Hình 4.4: Bệnh thối cành (Alternaria sp.) ..................................................................... 37
Hình 4.5: Bệnh thối trái (Fusarium sp.) ........................................................................ 37
Hình 4.6: Nông dân tham gia các buổi tập huấn VietGAP ........................................... 51
Hình 4.7: Sơ đồ vườn trồng theo mô hình VietGAP ..................................................... 51
Hình 4.8 : Kho chứa phân thuốc ................................................................................... 52
Hình 4.9 : Nơi ủ phân bò ............................................................................................... 52
Hình 4.10: Vườn thanh long bắt đầu ra nụ sau khi chong đèn ...................................... 54
Hình 4.11: Vườn thanh long bắt đầu nở hoa ................................................................. 55
Hình 4.12: Giai đoạn trái 15 ngày trước thu hoạch ....................................................... 55
Hình 4.13: Giai đoạn trái chín ....................................................................................... 56
Hình 4.14: Thu mẫu trái thanh long .............................................................................. 56
Hình 4.15: Đựng mẫu vào túi ni lông có dán nhãn ....................................................... 57
Hình 4.16: Bảo quản mẫu trong thùng xốp mang đi phân tích dư lượng ...................... 57


x


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Tên bảng

Trang

Bảng 2.1: Thành phần sinh hóa của quả ........................................................................ 10
Bảng 2.2: Diện tích Thanh Long tại Bình Thuận .......................................................... 11
Bảng 2.3: Sản lượng Thanh Long tại Bình Thuận ........................................................ 12
Bảng 2.4: Mức dư lượng tối đa cho phép của một số hoạt chất trong trái thanh long tại
thị trường Châu Âu ........................................................................................................ 16
Bảng 2.5: Tình hình sử dụng thuốc BVTV phòng trừ sâu trên vườn thanh long tại Chợ
Gạo, Tiền Giang ............................................................................................................ 23
Bảng 2.6: Các loại thuốc sử dụng trong canh tác thanh long tại huyện Hàm Thuận
Nam, tỉnh Bình Thuận ................................................................................................... 24
Bảng 2.7: Kết quả phân tích dư lượng thuốc trên trái thanh long ................................ 26
Bảng 4.1: Đối tượng sâu hại chính trên vườn thanh long ............................................. 33
Bảng 4.2: Những bệnh hại chủ yếu trên vườn thanh long............................................. 39
Bảng 4.3: Các loại thuốc trừ sâu nông dân thường sử dụng trên cây thanh long.......... 38
Bảng 4.4: Các loại thuốc trừ bệnh nông dân thường sử dụng trên cây thanh long ....... 42
Bảng 4.5: Các loại thuốc Điều hòa sinh trưởng nông dân thường sử dụng trên cây
thanh long ...................................................................................................................... 44
Bảng 4.6: Mức độ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật của nông dân .................................. 47
Bảng 4.7: Thói quen khi sử dụng thuốc BVTV của nông dân ...................................... 49
Bảng 4.8: Kết quả về mức dư lượng Tebuconazole ...................................................... 53


1

Chương 1
GIỚI THIỆU

1.1 Đặt vấn đề
Thanh long là một loại trái cây có mẫu mã và màu sắc đẹp, thường dùng ăn
tươi, có vị ngọt, mát và chứa nhiều chất dinh dưỡng vi lượng cần thiết cho cơ thể bao
gồm nhiều loại vitamin và khoáng chất. Vì vậy mà trái thanh long đang ngày càng
được mọi người ưa chuộng. Để đáp ứng nhu cầu thị trường, trong những năm gần đây,
diện tích trồng thanh long tại tỉnh Bình Thuận ngày càng phát triển mạnh, cây thanh
long đã có một vị trí đặc biệt quan trọng trong cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp của
tỉnh; là mặt hàng xuất khẩu chiến lược của trái cây Bình Thuận nói riêng và của Việt
Nam nói chung. Trái thanh long Bình Thuận đã được đăng bạ tên gọi xuất xứ hàng hoá
và đã xuất khẩu đến nhiều nước trên thế giới góp phần quan trọng trong việc tăng thu
nhập, làm giàu và giải quyết việc làm cho hơn 20.000 hộ nông dân của tỉnh.
Thị trường tiêu thụ được mở rộng, giá thành sản phẩm được nâng cao chính vì
vậy mà nhiều người trồng thanh long, các thương lái và một số chủ doanh nghiệp xuất
khẩu vì lợi nhuận trước mắt mà đã sử dụng vượt mức cho phép lượng thuốc BVTV,
nhất là các chất kích thích và thuốc bảo quản, đã để lại dư lượng thuốc BVTV trong
trái thanh long, gây ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng, cản trở việc xuất khẩu
và mở rộng thị trường xuất khẩu thanh long. Trước thực trạng đó, gần đây phía Nhật
Bản và Hàn Quốc đã đưa ra yêu cầu về dư lượng Tebuconazole trong trái thanh long
phải hoàn toàn bằng không (trong khi các thị trường khác vẫn cho phép), nếu họ tìm
thấy dư lượng vượt mức cho phép, họ sẽ đóng cửa hoàn toàn đối với thanh long Việt
Nam (Dole Việt Nam, 2010).
Chính vì vậy, để kiểm soát được tình hình sử dụng thuốc BVTV trên cây thanh
long của bà con nông dân và để xác định được thời gian cách ly sao cho mức dư lượng


2

Tebuconazole trong trái thanh long bằng không, đáp ứng được yêu cầu của thị trường
nhập khẩu: đề tài “ Điều tra hiện trạng sử dụng thuốc Bảo vệ thực vật trên cây
thanh long tại Hàm Thuận Bắc- Bình Thuận và xác định thời gian cách ly của

thuốc Tebuconazole sử dụng phòng trừ bệnh thán thư trên trái Thanh long” đã
được thực hiện.
1.2 Mục đích
Điều tra xác định hiện trạng sử dụng thuốc Bảo vệ thực vật trên cây thanh long
tại huyện Hàm Thuận Bắc, Bình Thuận.
Xác định thời gian cách ly thuốc Tebuconazole để đạt được mức dư lượng
Tebuconazole trong trái thanh long hoàn toàn bằng không.
1.3 Yêu cầu
Điều tra và so sánh hiện trạng sử dụng thuốc Bảo vệ thực vật trên cây thanh
long trồng theo quy trình VietGAP và canh tác truyền thống của nông dân Hàm Thuận
Bắc, Bình Thuận.
Bố trí thí nghiệm, thu mẫu và phân tích dư lượng Tebuconazole trong trái thanh
long khi phun ở các khoảng thời gian trước thu hoạch khác nhau.


3

Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Cây thanh long
2.1.1 Nguồn gốc
Cây thanh long tên tiếng Anh là Pitahaya, hay còn gọi là Dragon fruit, thuộc họ
xương rồng. Có nguồn gốc ở các vùng sa mạc thuộc Mehico và Colombia. Thanh long
được người Pháp đem vào trồng ở Việt Nam trên 100 năm nay, nhưng mới được đưa
lên thành hàng hóa từ thập niên 1980 (Nguyễn Văn Kế, 1997).
Theo Mizrahi và ctv.(1997), thanh long có các giống trồng như sau: Hylocereus
undatus thuộc chi Hylocereus, ruột trắng với vỏ hồng hay đỏ, Hylocereus polyrhizus
thuộc chi Hylocereus, ruột đỏ với vỏ hồng hay đỏ và Hylocereus megalanthus, thuộc
chi Selenicereus, ruột trắng với vỏ vàng.


2.1.2 Đặc điểm thực vật học của cây thanh long
a. Rễ cây
Khác hẳn với chồi cành, rễ thanh long không mọng nước nên nó không phải là
nơi tích trữ nước giúp cây chịu hạn. Cây thanh long có hai loại rễ: địa sinh và khí sinh.
Rễ địa sinh phát triển từ phần lỏi ở gốc hom. Sau khi đặt hom từ 10 - 20 ngày
thì từ gốc hom xuất hiện các rễ tơ màu trắng, số lượng rễ tăng dần và kích thước của
chúng cũng tăng dần theo tuổi cây, những rễ lớn đạt đường kính từ 1 - 2 cm. Rễ địa
sinh có nhiệm vụ bám vào đất và hút các chất dinh dưỡng nuôi cây. Rễ phân bố chủ
yếu ở tầng đất mặt 0 - 15 cm. Theo Gibson và Nobel (1986) thì rễ xuất hiện trong tầng
đất từ 0 - 30 cm. Ở các nơi đất xốp và có tưới nước rễ có thể mọc sâu hơn. Khi đất khô
các rễ sợi sẽ chết đi, các rễ cái lớn hơn sẽ hóa bần làm giảm sự dẫn nước khoảng 10


4

lần để ngăn chặn sự mất nước vào đất thông qua rễ. Khi đất ẩm rễ lại mọc trở lại một
cách dễ dàng.
Rễ khí sinh mọc dọc theo thân cây phần trên không, bám vào cây chống để giúp
cây leo lên giá đỡ. Những rễ khí sinh nằm gần đất sẽ đi dần xuống đất (trích dẫn bởi
Nguyễn Mạnh Cường, 2009).
b. Thân, cành
Thanh long trồng ở nước ta có thân, cành trườn bò trên trụ đỡ, trong khi ở một
số nước trồng loại xương rồng thân cột.
Thân chứa nhiều nước nên nó có thể chịu hạn một thời gian dài. Thân, cành
thường có ba cánh dẹp, xanh, hiếm khi có 4 cánh. Ở các nước khác có giống có tới 3,
4, 5 cánh. Tiết diện ngang cho thấy có hai phần: bên ngoài là nhu mô chứa diệp lục,
bên trong là lõi cứng hình trụ. Mỗi cánh chia ra làm nhiều thùy có chiều dài 3 - 4cm.
Đáy mỗi thùy có từ 3 - 5 gai ngắn. Chúng sử dụng CO2 trong quang hợp theo hệ thực
vật CAM - là một hệ thực vật thích hợp cho vùng sa mạc.
Mỗi năm cây cho từ 3 - 4 đợt cành. Đợt cành thứ nhất là cành mẹ của đợt cành

thứ hai và cứ thế cành xếp thành hàng lớp trên đầu trụ. Trong mùa ra cành, khoảng
thời gian giữa hai đợt ra cành từ 40 - 50 ngày. Số lượng cành trên cây tăng theo tuổi
cây: cây một tuổi trung bình có độ 30 cành, hai tuổi độ 70 cành, ba tuổi độ 100 cành và
bốn tuổi 130 cành. ở cây 5 - 6 tuổi chỉ duy trì độ 150 - 170 cành là đủ (Nguyễn Văn
Kế, 1997).
c. Hoa
Thanh long là cây ngày dài. Tại Nam bộ hoa xuất hiện sớm nhất vào trung tuần
tháng 3 dương lịch và kéo dài tới khoảng tháng 10, rộ nhất từ tháng 5 dương lịch tới
tháng 8 dương lịch. Trung bình có từ 4 - 6 đợt ra hoa rộ mỗi năm.
Hoa lưỡng tính, rất to, có chiều dài trung bình 25 - 35 cm, nhiều lá đài và cánh
hoa dính nhau thành ống, nhiều tiểu nhị và 1 nhụy cái dài 18 - 24 cm, đường kính 5-8
mm, nuốm nhụy cái chia làm nhiều nhánh. Hoa thường nở tập trung từ 20 - 23 giờ đêm


5

và đồng loạt trong vườn. Từ nở đến tàn kéo dài độ 2 - 3 ngày. Thời gian từ khi xuất
hiện nụ tới hoa tàn độ 20 ngày. Các đợt nụ đầu tiên rụng từ 30% đến 40%, về sau tỉ lệ
này giảm dần khi gặp điều kiện ngoại cảnh thuận lợi (Nguyễn Văn Kế, 1997).

d. Quả, hạt
Sau khi hoa thụ, bầu noãn sẽ phát triển thành quả mọng, trong 10 ngày đầu tốc
độ phát triển tương đối chậm, sau đó tăng rất nhanh về cả kích thước lẫn trọng lượng.
Thời gian từ khi hoa thụ tới thu hoạch chỉ từ 22 - 25 ngày.
Như vậy thời gian phát triển của quả thanh long tương đối ngắn so với nhiều
loại quả nhiệt đới khác như xoài, sầu riêng, chuối, dứa thường phải mất từ 85 tới 140
ngày. Quả thanh long hình bầu dục có nhiều tai lá xanh, đầu quả lõm sâu tạo thành
“hốc mũi”. Khi còn non vỏ quả màu xanh, lúc chín chuyển qua đỏ tím rồi đỏ đậm. Thịt
quả màu trắng cho đại đa số thanh long trồng ở miền Nam Việt Nam. Mỗi quả có rất
nhiều hột nhỏ, màu đen nằm trong khối thịt quả màu trắng. Do hột nhỏ và mềm nên

không làm phiền người ăn như hột của một số loại quả khác (Nguyễn Văn Kế, 1997).
2.1.3 Yêu cầu sinh thái của cây thanh long
Nhiệt độ: Cây thanh long (Hylocereus undatus Haw.) là cây nhiệt đới có nguồn
gốc ở vùng sa mạc thuộc Mêhicô và Colombia. Nhiệt độ thích hợp cho thanh long sinh
trưởng và phát triển từ 20 – 34oC. Trong điều kiện thời tiết có sương giá nhẹ với thời
gian ngắn cũng sẽ gây ảnh hưởng cho cây thanh long (Sở Nông nghiệp và phát triển
nông thôn Bình Thuận, 2010).
Ánh sáng: Cây thanh long chịu ảnh hưởng của quang kỳ, ra hoa trong điều kiện
ngày dài, cây sinh trưởng và phát triển tốt ở các nơi có ánh sáng đầy đủ, thiếu ánh sáng
cây ốm yếu. Tuy nhiên, nếu cường độ ánh sáng và nhiệt độ quá cao sẽ làm ảnh hưởng
tới khả năng sinh trưởng của cây thanh long (Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn
Bình Thuận, 2010).
Nước: Cây thanh long có tính chống chịu hạn nhưng không chịu úng. Để cây
phát triển tốt, cho nhiều trái và trái to cần cung cấp đủ nước, nhất là trong thời kỳ phân


6

hoá mầm hoa, ra hoa và kết trái. Nhu cầu về lượng mưa tốt cho cây từ 800 – 2.000
ml/năm, nếu thấp hơn hoặc vượt quá sẽ dẫn tới hiện tượng rụng hoa và thối trái (Sở
Nông nghiệp và phát triển nông thôn Bình Thuận, 2010).
Đất đai: Cây thanh long trồng được trên nhiều loại đất khác nhau từ đất cát
pha, đất xám bạc màu, đất phèn đến đất phù sa, đất đỏ Bazan, đất thịt… Tuy nhiên,
cây thanh long đạt hiệu quả cao trong điều kiện đất tơi xốp, thông thoáng, thoát nước
tốt, không bị nhiễm mặn và có pH đất từ 5 – 7 (Sở Nông nghiệp và phát triển nông
thôn Bình Thuận, 2010).
2.1.4 Tình hình sâu bệnh hại trên cây thanh long và biện pháp pháp phòng trừ
2.1.4.1 Sâu hại trên cây thanh long
a. Kiến
* Cách gây hại

Kiến cắn đục phá gốc cây làm hư hom giống, cành non, tai lá, nụ hoa, trái non,
trái chín gây ảnh hưởng đến giá trị thương phẩm.
* Biện pháp phòng trừ
Vệ sinh vườn, dọn sạch các cành trong vườn để không cho kiến có nơi ẩn náu.
Ở những vườn bị nhiễm nặng, khi cây có nụ hoa, có thể sử dụng thuốc hóa học
để trị nhưng phải bảo đảm thời gian cách ly an toàn. Không sử dụng thuốc hóa học
trên trái một tuần trước khi thu hoạch.
Sử dụng nước đường hoặc bả dừa khô trộn với thuốc hóa học để diệt kiến trong
vườn sau khi đã thu hoạch (Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Bình Thuận,
2010).
b. Các loại bọ cánh cứng
* Cách gây hại
Bọ cánh cứng thường gây hại ở vỏ và tai trái gây vết thương tạo điều kiện cho
nấm bệnh và vi khuẩn gây hại làm giảm mẫu mã của trái.


7

* Biện pháp phòng trừ
Vệ sinh vườn, phát quang bụi rậm, cỏ dại, bón phân chuồng hoai.
Bọ trưởng thành có kích thước khá lớn, dễ phát hiện nên biện pháp tốt nhất là
bắt bằng tay.
Biện pháp hoá học: Có thể dùng các loại thuốc hóa học nằm trong danh mục
cho phép của Bộ Nông nghiệp & PTNT như nhóm cúc tổng hợp, thuốc có nguồn gốc
sinh học để phun và lưu ý thời gian cách ly của sản phẩm (Sở Nông nghiệp và phát
triển nông thôn Bình Thuận, 2010).
c. Ruồi đục trái
* Cách gây hại
Ruồi đục trái là đối tượng nguy hiểm và là đối tượng kiểm dịch rất khắt khe của
nhiều nước trên thế giới.

Ruồi cái chích vào vỏ trái và đẻ trứng vào bên trong, bên ngoài lớp vỏ có dấu
chích sẽ biến màu nâu, khi trứng nở thành giòi ăn phá bên trong trái làm thối và rụng
trái.
* Biện pháp phòng trừ
Vệ sinh đồng ruộng, thu gom tiêu hủy trái rụng.
Thu hoạch trái chín kịp thời.
Áp dụng biện pháp bao trái.
Sử dụng pheromone (Methyl Eugenol) bẫy ruồi đực: Tẩm pheromone có trộn
thuốc trừ sâu vào miếng thấm; Gắn vào bẫy và treo lên cây; Tránh ánh sáng chiếu trực
tiếp vào bẫy; Mỗi 2 tuần thay thuốc 1 lần; Nên treo bẫy đồng loạt trên diện rộng.
Phun mồi protein thủy phân kết hợp với thuốc trừ sâu: Ruồi thành trùng cần ăn
protein để con cái phát triển trứng, con đực phát triển tinh trùng. Ưu điểm của phương
pháp này là giết cả ruồi cái và ruồi đực, lượng thuốc trừ sâu sử dụng ít, an toàn cho
côn trùng có ích (Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Bình Thuận, 2010).


8

d. Sên, ốc
* Cách gây hại
Ốc sên và sên dẹp (sên nhớt, sên trần, con bà chằn) phát triển mạnh trong mùa
mưa. Ban ngày ẩn nơi ẩm, mát, dưới lớp rơm tủ, ban đêm chúng xuất hiện và ăn phá
phần non của cành, hoa, trái thanh long.
* Biện pháp phòng trừ:
Vệ sinh vườn, dọn sạch cỏ dại vào mùa mưa.
Tẩm thuốc diệt ốc vào bông, trái đặt bả nơi sên, ốc hay tập trung.
Ngoài ra còn có các dịch hại khác như bọ trĩ, rầy mềm, bọ xít, sâu ăn tạp, ngài
chích hút hại trái, tuyến trùng hại rễ (Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Bình
Thuận, 2010).
2.1.4.2 Bệnh hại trên cây thanh long

a. Bệnh thối cành
* Tác nhân: Do nấm Alternaria sp. gây ra
* Đặc điểm gây hại: Bệnh thường xảy ra vào mùa nắng. Thân cành bị thối mềm
có màu vàng nâu, vết thối thường bắt đầu từ ngọn xuống.
* Biện pháp phòng trừ
Cung cấp đủ nước cho cây vào mùa nắng.
Tránh tưới cây vào lúc trời nắng gắt.
Bón phân cân đối.
Vườn phải thoát nước tốt.
Cắt bỏ cành bị bệnh và tiêu hủy.
Có thể dùng các sản phẩm đặc trị bệnh thán thư trên thanh long nằm trong danh
mục cho phép của Bộ NN&PTNT và các sản phẩm nguồn gốc sinh học phun trừ (Sở
Nông nghiệp và phát triển nông thôn Bình Thuận, 2010).


9

b. Bệnh đốm nâu trên thân cành
* Tác nhân: Do nấm Gloeosporium agaves gây ra.
* Đặc điểm gây hại: Thân cành thanh long có những đốm tròn như mắt cua màu
nâu. Vết bệnh nằm rải rác hoặc tập trung, thường kéo dài thành từng vệt dọc theo thân
cành.
* Biện pháp phòng trừ
Vệ sinh vườn, cắt và tiêu huỷ cành bệnh
Có thể dùng các loại thuốc trừ nấm phổ rộng có thời gian cách ly ngắn để phun
trừ (Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Bình Thuận, 2010).

c. Bệnh thán thư
* Tác nhân: Do nấm Colletorichum gloeosporioides gây ra.
* Đặc điểm gây hại: Bệnh gây hại chủ yếu trên hoa, trái. Trên hoa, nấm tạo

thành những đốm đen nhỏ làm hoa bị khô đen và rụng, trên trái già và chín có những
đốm đen hơi tròn lõm vào vỏ. Bệnh phát triển mạnh trong điều kiện thời tiết nóng ẩm,
mưa nhiều.
* Biện pháp phòng trừ
Tỉa cành cho cây thông thoáng, loại bỏ cành bị sâu bệnh, không cho cành tiếp
xúc với đất.
Tiêu hủy các cành bị bệnh nặng.
Phun thuốc phòng bệnh khi điều kiện thời tiết thuận lợi cho bệnh phát triển
(mưa nhiều).
Ngoài ra còn có các bệnh khác như thối trái, thối bẹ, nám cành, đốm đen, nấm
bồ hóng, đốm vòng, ghẻ gây hại trên thanh long (Sở Nông nghiệp và phát triển nông
thôn Bình Thuận, 2010).


10

2.1.5 Giá trị dinh dưỡng trong trái thanh long
Phân tích thành phần sinh hóa cho thấy trong 100 g thịt quả chín: hàm lượng
đường tổng số có thể biến động từ 8 g đến 12 g, vitamin C từ 3,8 mg đến 9,4 mg. Có
sự biến động này là do phân bón, chế độ chăm sóc và thời gian hái, hễ để quả chín trên
cây càng lâu càng ngọt. Trong bản dự thảo mô tả sản phẩm thanh long mà phân viện
Công Nghệ Sau Thu Hoạch đã xây dựng cho thấy độ Brix của thanh long ở Bình
Thuận biến thiên từ 11% đến 15,3%, quả có độ cứng từ l,73 tới 2,0 lbs. Chi tiết được
trình bày ở bảng 2.1, theo đó ngoài chất đường, sinh tố, quả còn chứa nhiều muối
khoáng như K, Ca và Mg (Lê Thị Điểu, 2007).
Bảng 2.1: Thành phần sinh hóa của quả
Thành phần

Trong 100 g ăn được


Brix (tổng số chất hòa tan)

13

Đường khử (g)

6,1

Đường tổng số (g)

11,5

Acid hữu cơ (g)

0,13

Protein (g)

0,53

K (mg)

212,2

P2O5 (mg)

8,7

Ca (mg)


134,5

Mg (mg)

60,4

Vitamin C (mg)

9,4

Xơ (g)

0,71
(Nguồn: Nguyễn Văn Kế, 1997)

2.1.6 Tình hình sản xuất và tiêu thụ thanh long tại BìnhThuận
2.1.6.1 Tình hình sản xuất thanh long tại Bình Thuận
a. Qui mô và sản lượng
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bình Thuận (2010). Hiện nay,
cây thanh long phát triển ở 8/10 huyện, thị xã, thành phố của Tỉnh. Đến cuối năm
2009, toàn tỉnh có diện tích trồng thanh long 11.885 ha, trong đó, diện tích thanh long


11

đang thu hoạch: 9.381ha với sản lượng thu hoạch 258.000 tấn/năm, trong đó thanh
long được trồng tập trung chủ yếu ở 2 huyện: Hàm Thuận Nam 6.500 ha và Hàm
Thuận Bắc 4.000 ha.
Đến ngày 30 tháng 6 năm 2010, diện tích thanh long trồng mới được 1.163 ha
trên tổng số dự kiến là 1.235 ha, đạt 94%; đưa diện tích thanh long toàn tỉnh đạt

13.000 ha; trong đó huyện Hàm Thuận Bắc trồng mới 610 ha, Hàm Thuận Nam 400
ha, Bắc Bình 121 ha, La Gi 22 ha, Phan Thiết 10 ha.

Bảng 2.2: Diện tích thanh long tại Bình Thuận ( DVT: ha)
Năm

Năm

Năm

Năm

Năm

Địa phương

2005

2006

2007

2008

2009

Tổng số

5.799


7.009

8.993

10.663

11.885

240

260

310

280

325

Thị xã La Gi

93

158

228

267

319


Huyện Tuy Phong

18

20

26

25

40

244

258

358

460

505

Huyện Hàm Thuận Bắc

1.485

2.038

2.883


3.590

4.13

Huyện Hàm Thuận Nam

3.657

4.211

5.075

5.925

6.446

Huyện Tánh Linh

7

7

15

15

15

Huyện Hàm Tân


55

57

98

101

106

Thành phố Phan Thiết

Huyện Bắc Bình

(Nguồn: Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Bình Thuận, 2010)
b. Về sản xuất VietGAP
Đến tháng 6 năm 2010, diện tích thanh long được chứng nhận đủ tiêu chuẩn
VietGAP là 2.154 ha trên 91 nhóm hộ với 2.442 hộ nông dân. Trong đó:
ƒ Huyện Hàm Thuận Nam có 1.350 ha/1.413 hộ/58 đơn vị tham gia (51 nhóm
hộ nông dân, 07 trang trại.)
ƒ Huyện Hàm Thuận Bắc có 773,2 ha/1.028 hộ/32 đơn vị tham gia (30 nhóm
hộ nông dân và 02 trang trại.)


12

ƒ Huyện Hàm Tân có 30 ha của 01 trang trại.
Ngoài ra, tại Bình Thuận có 04 đơn vị được cấp chứng chỉ sản xuất thanh long
theo tiêu chuẩn Eurepgap, trong đó 1 tập thể là HTX thanh long Hàm Minh – Hàm
Thuận Nam qui mô 30 ha và Hộ ông Thái Đức Duy xã Hàm Minh – Hàm Thuận Nam

qui mô 11 ha, Trang trại thanh long Hoàng Hậu 70 ha và Công ty TNHH Bảo Trang
(Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn Bình Thuận, 2010).

Bảng 2.3: Sản lượng thanh long tại Bình Thuận ( DVT: tấn )
Địa phương

Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

Tổng số

96.806

129.852

141.283

236.067

258.134

1.485

980

1.650

3.938

6.403


Thị xã La Gi

965

1.298

1.286

3.530

3.530

Huyện Tuy Phong

260

350

350

403

375

3.450

3.904

5.512


10.084

10.468

Huyện Hàm Thuận Bắc

18.074

40.295

40.762

73.500

83.627

Huyện Hàm Thuận Nam

71.968

82.420

91.060

143.906

152.778

Huyện Tánh Linh


126

126

180

180

180

Huyện Hàm Tân

478

479

483

527

774

Thành phố Phan Thiết

Huyện Bắc Bình

(Nguồn: Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Bình Thuận, 2010)
2.1.6.2 Tình hình tiêu thụ và xuất khẩu thanh long
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bình Thuận (2010). Sản phẩm
thanh long tiêu thụ chủ yếu dưới dạng trái tươi do thương nhân đảm nhiệm là chính.

Việc tiêu thụ thanh long phải qua nhiều khâu trung gian từ nhà vườn, thương lái thu
gom, vựa bán buôn, người bán lẻ, người tiêu dùng.
Với 11 cơ sở thu mua thanh long xuất khẩu có tổng công suất 20.000 - 30.000
tấn/năm với kim ngạch xuất khẩu hàng năm như sau:
ƒ Năm 2005 đạt 10,43 triệu USD.


13

ƒ Năm 2006 đạt 13,58 triệu USD tăng 30,2 % so với năm 2005
ƒ Năm 2007 đạt 15,30 triệu USD tăng 12,6% so với năm 2006
ƒ Năm 2008 đạt 14,9 triệu USD giảm 2,6% so với năm 2007
ƒ Năm 2009 đạt 11,8 triệu USD giảm 20% so với năm 2008.
Tính đến hết tháng 4 năm 2010, số lượng thanh long xuất khẩu chính ngạch
được 7.488 tấn với giá trị kim ngạch là 4.313.000USD; ước tháng 05 xuất khẩu đạt
1.635 tấn, có giá trị xuất khẩu 1.032.000 USD; tổng kim ngạch 05 tháng đầu năm 2010
đạt 5.345.000 USD so cùng kỳ năm 2009 số lượng và giá trị xuất khẩu đều tăng (05
tháng/2009 số lượng 6.850,70 tấn; giá trị xuất khẩu 4.658.700 USD).
Đối với thị trường xuất khẩu chủ yếu của thanh long Bình Thuận là các nước
Đông Nam Á và Trung Quốc. Tổng sản lượng xuất khẩu vào thị trường này chiếm hơn
90% sản lượng thanh long xuất khẩu của tỉnh. Trong đó, thị trường Trung Quốc là thị
trường chính của xuất khẩu thanh long Bình Thuận nhưng cũng đầy rủi ro.
Đối với các thị trường khác bước đầu đã thâm nhập được thị trường Đức, Hà
Lan, Ý, Pháp, tuy nhiên về số lượng tiêu thụ chưa nhiều, song tốc độ tăng trưởng hàng
năm khá cao. Vì vậy cần phải đẩy mạnh xúc tiến thương mại và quảng bá sản phẩm
thanh long.
Đến nay, đã có 06 cơ sở đạt tiêu chuẩn xuất khẩu sang thị trường Mỹ: Hợp tác
xã thanh long Hàm Minh, Công ty TNHH thanh long Hoàng Hậu, Công ty TNHH Bảo
Thanh, Công ty SADACO, Công ty TNHH Phương Giảng, Công ty TNHH Phúc
Duyên Thịnh…

Ngoài ra, Trung tâm Kiểm dịch Thực vật sau nhập khẩu II và đại diện phía Mỹ
cung cấp danh sách, mã số vùng trồng cho những vùng trồng thanh long của các Hợp
tác xã, Công ty, trang trại đủ điều kiện cung ứng quả thanh long xuất đi Mỹ của tỉnh
bằng phương pháp chiếu xạ với diện tích là 800 ha. Danh sách này sẽ được tiếp tục mở
rộng phạm vi đăng ký và chứng nhận trong thời gian đến.


14

Ngày 20/10/2009, Nhật Bản chính thức mở cửa trở lại cho thanh long Bình
Thuận nói riêng và thanh long cả nước nói chung. Khi xuất khẩu sang thị trường Nhật
Bản trái thanh long cần phải qua xử lý nhiệt, Việt Nam chưa chuẩn bị được hệ thống
xử lý nên số lượng thanh long vào thị trường này chưa nhiều (tại Bình Dương có nhà
máy xử lý nhiệt nhưng công suất vẫn còn thấp chỉ 4 tấn /ngày) chủ yếu mới là bước
thử thị trường.
Tuy thị trường xuất khẩu thanh long ngày càng được mở rộng, nhưng vẫn chưa
theo kịp so với tốc độ phát triển của sản xuất, thể hiện ở chỗ sản lượng tiêu thụ có tăng
qua từng năm nhưng chủ yếu chỉ mới tăng ở tiêu thụ nội địa.

2.1.7 Tiêu chuẩn thanh long xuất khẩu
a. Tiêu chuẩn thẩm mỹ
- Trái không bị vết nấm hay côn trùng gây hại.
- Trái sạch, dạng hình đẹp, vỏ bóng, có màu đỏ đều trên 70% diện tích trái,
khoang mũi không sâu quá 1 cm và trái không có mũi nào lồi lên.
- Tai thẳng cứng, xanh và dài trên 1,5 cm (đối với Thị trường Trung Quốc tai
dài càng tốt).
- Thịt trái có màu trắng và cứng, hột màu đen.
- Trái không có vết tổn thương cơ giới hay chỗ bị thâm, không có đốm xanh hay vết
cháy do nắng hay do phun thuốc hóa học (Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn
Bình Thuận, 2010).


b. Tiêu chuẩn chất lượng
Thanh long phải đạt được độ chín thích hợp và phải được thu hái cẩn thận. Trái
phải đạt tiêu chuẩn an toàn hoặc sạch.
Phân hạng chất lượng thanh long theo 3 hạng như sau :


×