Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

ẢNH HƯỞNG CỦA BỐN LOẠI PHÂN BÓN LÁ ĐẾN SỰ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÂY HOA CẨM CHƯỚNG (Dianthus interspecific L.) TRỒNG TẠI TP. HỒ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (879.65 KB, 72 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ẢNH HƯỞNG CỦA BỐN LOẠI PHÂN BÓN LÁ ĐẾN SỰ
SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÂY HOA
CẨM CHƯỚNG (Dianthus interspecific L.)
TRỒNG TẠI TP. HỒ CHÍ MINH

Họ và tên: NGUYỄN THỊ NGỌC XUÂN
Ngành: NÔNG HỌC
Niên khóa: 2007-2011

Tháng 08/2011


ẢNH HƯỞNG CỦA BỐN LOẠI PHÂN BÓN LÁ ĐẾN SỰ
SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÂY HOA
CẨM CHƯỚNG (Dianthus interspecific L.)
TRỒNG TẠI TP. HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THỊ NGỌC XUÂN
Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng kỹ sư nông nghiệp
ngành Nông học

Giảng viên hướng dẫn:
ThS. NGUYỄN THỊ THANH HƯƠNG

Tháng 08/2011



LỜI CẢM ƠN
Xin thành kính ghi ơn công lao sinh thành, dưỡng dục của ba mẹ, sự ủng hộ,
động viên, tạo mọi điều kiện tốt nhất cho con trong suốt thời gian đi học.
Xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu Trường Đại Học Nông Lâm Tp.Hồ Chí
Minh, ban chủ nhiệm khoa và thầy cô khoa Nông Học đã hết lòng giảng dạy và truyền
đạt kiến thức cho em trong suốt quá trình học tại trường.
Chân thành biết ơn cô Nguyễn Thị Thanh Hương đã tận tình giúp đỡ và hướng
dẫn em trong suốt thời gian thực hiện đề tài và viết luận văn tốt nghiệp.
Gửi lời thân ái đến tất cả bạn bè đã chia sẻ, động viên và giúp đỡ tôi trong quá
trình học tập đặc biệt là trong suốt thời gian thực hiện đề tài.
Tp.HCM, 02/08/2011
Nguyễn Thị Ngọc Xuân

ii


TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu “Ảnh hưởng của bốn loại phân bón lá đến sự sinh trưởng và
phát triển của cây hoa cẩm chướng (Dianthus interspecific L.) trồng tại Tp. Hồ Chí
Minh” được tiến hành tại trại thực nghiệm Khoa Nông Học, Trường Đại học Nông
Lâm – Tp. Hồ Chí Minh, từ tháng 2 đến tháng 5 năm 2011.
Nội dung nghiên cứu:
Thí nghiệm thử nghiệm 4 loại phân bón lá trên cây hoa cẩm chướng bằng
phương pháp bón phân qua lá qua đó theo dõi khả năng sinh trưởng và phát triển của
hoa dưới sự ảnh hưởng của các loại phân bón lá khác nhau nhằm tìm ra loại phân bón
lá thích hợp cho cây hoa cẩm chướng sinh trưởng và phát triển.
Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối đầy đủ ngẫu nhiên một yếu tố gồm 5
nghiệm thức với 3 lần lặp lại: A (phun phân bón lá Đầu Trâu 009); B (phun phân bón
lá HVP 20 – 20 – 20); C (phun phân bón lá Seaweed – Rong Biển 95 %); D (phun

phân bón lá Growmore 20 – 20 – 20 + TE) và nghiệm thức đối chứng phun nước. Mỗi
ô nghiệm thức gồm 9 chậu, mỗi chậu trồng một cây. Cây con sau khi gieo 30 ngày thì
được đem ra trồng thí nghiệm.
Kết quả đạt được:
Thời gian sinh trưởng của hoa cẩm chướng chịu ảnh hưởng bởi tác động của
các loại phân bón lá, trong đó thời gian sinh trưởng ngắn nhất là ở nghiệm thức sử
dụng phân bón lá HVP 21 – 21 – 21 với 48,44 (ngày) và dài nhất là nghiệm thức đối
chứng với 53,22 (ngày).
Qua các thời kỳ sinh trưởng, chiều cao cây và số lá ở nghiệm thức sử dụng phân
bón lá HVP 21 – 21 – 21 luôn đạt giá trị cao, đặc biệt là ở thời kỳ trước khi nở hoa với
15,13 (cm/cây) và 47,33 (lá/cây) và thấp nhất là nghiệm thức đối chứng với 12,44
(cm/cây) và 38 (lá/cây).
Sử dụng phân bón lá Đầu trâu 009 cho số nụ, số hoa và độ bền hoa cao nhất với
14,56 (nụ/cây); 12,89 (hoa/cây) và 7,89 (ngày). Nghiệm thức sử dụng phân bón lá
HVP 21 – 21 – 21 với 14,11 (nụ/cây); 12,56 (hoa/cây) và 7,56 (ngày); đây cũng là
nghiệm thức cho đường kính hoa cao nhất với 3,77 (cm/hoa), thấp nhất là nghiệm thức
đối chứng với 11,22 (nụ/cây); 8,67 (hoa/cây) và 7,11 (ngày).

iii


Về hiệu quả kinh tế, nghiệm thức sử dụng phân bón lá HVP 21 – 21 – 21 cho
lợi nhuận lớn nhất đạt 6.258 (đồng/chậu), nghiệm thức sử dụng phân bón lá Growmore
với 5.480 (đồng/chậu) và thấp nhất là nghiệm thức không sử dụng phân bón lá với
2.147 (đồng/chậu).

iv


MỤC LỤC

TRANG TỰA .................................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN.................................................................................................................... ii
TÓM TẮT.......................................................................................................................... iii
MỤC LỤC ......................................................................................................................... iv
Chương 1: Giới thiệu ....................................................................................................... 1
1.1 Đặt vấn đề ......................................................................................................... 1
1.2 Mục đích ........................................................................................................... 2
1.3 Yêu cầu ............................................................................................................. 2
Chương 2: Tổng quan tài liệu......................................................................................... 3
2.1 Tình hình sản xuất hoa kiểng ........................................................................... 3
2.1.1 Tình hình sản xuất hoa kiểng trên thế giới .................................................... 3
2.1.2 Tình hình sản xuất hoa kiểng trong nước ...................................................... 4
2.2 Giới thiệu về hoa cẩm chướng ......................................................................... 9
2.2.1 Nguồn gốc ..................................................................................................... 9
2.2.2 Phân loại ........................................................................................................ 10
2.2.3 Điều kiện ngoại cảnh ..................................................................................... 13
2.2.3.1 Nhiệt độ ...................................................................................................... 13
2.2.3.2 Ánh sáng ..................................................................................................... 13
2.2.3.3 Độ ẩm ......................................................................................................... 14
2.2.3.4 Đất trồng ..................................................................................................... 14
2.2.3.5 Dinh dưỡng ................................................................................................. 14
2.2.3.6 Sâu bệnh hại ............................................................................................... 15
2.3 Kỹ thuật trồng hoa cẩm chướng ....................................................................... 16
2.3.1 Giống ............................................................................................................. 16
2.3.2 Thời vụ gieo trồng ......................................................................................... 16
2.4 Giới thiệu về phân bón lá ................................................................................. 16
2.4.1 Đặc điểm của phân bón lá ............................................................................. 16
2.4.2 Ưu điểm của phân bón lá ............................................................................... 18
2.4.3 Những điểm chú ý khi sử dụng phân bón qua lá ........................................... 18


v


2.5 Các loại phân bón lá sử dụng trong thí nghiệm................................................ 19
2.5.1 Phân bón lá Growmore 20 – 20 – 20 + TE.................................................... 19
2.5.2 Phân bón lá Seaweed – Rong biển 95 % ....................................................... 19
2.5.3 Phân bón lá Đầu Trâu 009 ............................................................................. 20
2.5.4 Phân bón lá HVP 21 – 21 – 21 ...................................................................... 20
2.6 Các vật liệu làm giá thể trong thí nghiệm ........................................................ 20
2.6.1 Tro trấu .......................................................................................................... 20
2.6.2 Xơ dừa ........................................................................................................... 21
2.6.3 Phân trùn quế ................................................................................................. 21
Chương 3: Vật liệu và phương pháp thí nghiệm .......................................................... 22
3.1 Thời gian và địa điểm thí nghiệm..................................................................... 22
3.2 Điều kiện thí ngiệm .......................................................................................... 22
3.2.1 Điều kiện khí hậu thời tiết ............................................................................. 22
3.2.2 Đặc điểm và tính chất lý hóa của giá thể....................................................... 23
3.3 Vật liệu thí nghiệm ........................................................................................... 23
3.3.1 Giống ............................................................................................................. 23
3.3.2 Giá thể ........................................................................................................... 23
3.3.3 Chậu nhựa ...................................................................................................... 23
3.3.4 Phân bón ........................................................................................................ 23
3.3.4.1 Phân vô cơ .................................................................................................. 23
3.3.4.2 Phân hữu cơ ................................................................................................ 23
3.3.4.3 Phân bón lá ................................................................................................. 23
3.3.5 Bảo vệ thực vật .............................................................................................. 24
3.4 Phương pháp thí nghiệm .................................................................................. 24
3.5 Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi .............................................................. 25
3.5.1 Chỉ tiêu theo dõi ............................................................................................ 25
3.5.2 Phương pháp theo dõi .................................................................................... 25

3.6 Chỉ tiêu và phương pháp phân tích................................................................... 27
3.6.1 Chỉ tiêu phân tích .......................................................................................... 27
3.6.2 Phương pháp phân tích .................................................................................. 27
3.7 Xử lý số liệu và phân tích thống kê .................................................................. 27

vi


Chương 4: Kết quả và thảo luận .................................................................................... 28
4.1 Thời gian sinh trưởng ....................................................................................... 28
4.1.1 Giai đoạn vườn ươm ...................................................................................... 28
4.1.2 Thời gian sinh trưởng và phát triển ............................................................... 28
4.2 Các chỉ tiêu sinh trưởng ................................................................................... 30
4.2.1 Ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến chiều cao cây và tốc độ
tăngtrưởng chiều cao cây ................................................................................................... 30
4.2.1.1 Ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến chiều cao cây............................. 30
4.2.1.2 Ảnh hưởng của phân bón lá đến tốc độ tăng trưởng chiều cao cây .......... 31
4.2.2 Ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến số lá và tốc độ ra lá ...................... 33
4.2.2.1 Ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến số lá ........................................... 33
4.2.2 Ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến tốc độ ra lá ................................... 34
4.2.3 Ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến số nhánh ....................................... 36
4.3 Các chỉ tiêu phát triển ....................................................................................... 37
4.3.1 Ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến số nụ, số hoa, đường kính hoa,
độ bền hoa .......................................................................................................................... 37
4.3.2 Tình hình sâu bệnh ........................................................................................ 38
4.3.3 Phẩm chất hoa ............................................................................................... 39
4.3.4 Hiệu quả kinh tế ............................................................................................ 40
Chương 5 Kết luận và đề nghị ........................................................................................ 43
5.1 Kết luận ............................................................................................................ 43
5.2 Đề nghị ............................................................................................................. 44

TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................... 45
Phụ lục 1: Tóm tắt quy trình kỹ thuật trồng hoa ............................................................... 46
Phụ lục 2: Hình ảnh trong thí nghiệm ............................................................................... 48
Phụ lục 3: Xử lý thống kê .................................................................................................. 54

vii


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt

Viết đầy đủ

ANOVA

Analysic of Variance (Phân tích phương sai)

CV

Coefficient of Variation (Hệ số biến thiên)

NT

Nghiệm thức

NST

Ngày sau trồng

viii



DANH SÁCH CÁC BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ
Bảng 3.1 Điều kiện khí hậu thời tiết khu vực Tp. HCM qua các tháng thí nghiệm ......... 22
Bảng 3.2 Đặc điểm và tính chất lý hóa của giá thể ........................................................... 23
Bảng 3.3 Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong thí nghiệm ............................................... 24
Bảng 4.1 Thời gian (NST) và tỷ lệ nảy mầm (%) của hoa cẩm chướng ........................... 28
Bảng 4.2 Thời gian sinh trưởng (ngày) của cây hoa cẩm chướng ở các nghiệm thức
phân bón lá khác nhau ....................................................................................................... 29
Bảng 4.3 Ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến chiều cao cây (cm) ........................... 30
Biểu đồ Ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến động thái tăng trưởng chiều cao cây
(cm/7 ngày) ........................................................................................................................ 32
Bảng 4.4 Ảnh hưởng của phân bón lá đến số lá (lá/cây) của cây hoa cẩm chướng.......... 33
Biểu đồ Ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến tốc độ ra lá (lá/7 ngày) ....................... 35
Bảng 4.5 Ảnh hưởng của phân bón lá đến số nhánh (nhánh/cây) của cây hoa cẩm
chướng ............................................................................................................................... 36
Bảng 4.6 Ảnh hưởng của phân bón lá đến số hoa (hoa/cây), đường kính hoa (cm), độ
bền hoa (ngày) trên cây hoa cẩm chướng .......................................................................... 37
Bảng 4.7 Ảnh hưởng của phân bón lá đến tình hình sâu bệnh ......................................... 38
Bảng 4.8 Ảnh hưởng của phân bón lá đến phẩm chất của hoa cẩm chướng .................... 39
Bảng 4.9 Tổng thu bình quân tính theo phẩm cấp cây hoa cẩm chướng .......................... 40
Bảng 4.10 Chi phí đầu tư sản xuất (chưa tính phân bón lá) .............................................. 41
Bảng 4.11 Chi phí đầu tư phân bón lá trong thí nghiệm ................................................... 41
Bảng 4.12 Lợi nhuận ......................................................................................................... 42

ix


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 1.1 Các loại phân bón lá sử dụng trong thí nghiệm ................................................. 48

Hình 1.2 Cây hoa cẩm chướng qua các giai đoạn khác nhau ........................................... 49
Hình 1.3 Cây bị bệnh khô héo do nấm Fusarium sp ........................................................ 530
Hình 1.4 Cây bị sâu khoang gây hại ................................................................................. 51
Hình 1.5 Các nghiệm thức ở giai đoạn nở hoa ................................................................. 52
Hình 1.6 Đường kính hoa nở của các nghiệm thức .......................................................... 53

x


Chương 1

GIỚI THIỆU
1.1 Đặt vấn đề
Hoa đã gắn với đời sống con người từ hàng ngàn năm qua, ở những mức độ
khác nhau tùy hoàn cảnh, điều kiện sống của mỗi quốc gia, dân tộc trong những thời
kỳ lịch sử nhất định.
Hầu như gia đình nào cũng trồng những bụi hoa, khóm hoa; điều kiện tốt hơn
thì vườn hoa, đường hoa, tiểu cảnh. Hoa và cây cảnh đã từ cuộc sống thường nhật đi
vào văn học, nghệ thuật với nhiều loại hình đa dạng và phong phú.
Cây cảnh tuy có ra đời muộn hơn và công phu hơn nhưng ngày càng trở nên
phổ biến. Trồng hoa, chăm sóc hoa, thưởng thức hoa; chăm tỉa cây cảnh trong nhiều
năm liền để có tác phẩm vừa ý gởi gắm tình cảm, ý tưởng, là niềm say mê đã trở thành
nghề nghiệp và đã sản sinh ra những làng nghề, những nghệ nhân về hoa và cây cảnh.
Xã hội ngày càng phát triển thì hoa – cây cảnh cũng được nâng cao về số lượng
và chất lượng. Ngày nay, việc phát triển hoa – cây cảnh đã trở thành một ngành kinh
tế, cả trong sản xuất, bảo quản, dịch vụ, đem lại hiệu quả cao cho một số gia đình, một
số vùng có lợi thế.
Trong các loài hoa đẹp, vương giả, cây hoa cẩm chướng có nhiều màu sắc đẹp
như: trắng, đỏ, hồng, tím, nhiều giống trên cùng một cây có tới hai ba màu. Cẩm
chướng là loài hoa rất mẫn cảm với phân bón nhất là phân bón lá, nếu ta bón đúng loại

phân, đúng quy trình kỹ thuật cây sẽ phát triển tốt, nhiều hoa, hoa to, ít rụng, màu sắc
đẹp, nếu không sử dụng bổ sung phân bón lá thì cây sinh trưởng kém, sâu bệnh nhiều,
hoa nhỏ và ít, hoa rụng hoặc không nở. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại phân
bón lá của các nhà sản xuất khác nhau.
Để tìm hiểu hiệu quả của một số loại phân bón lá trên cây hoa cẩm chướng,
chúng tôi tiến hành đề tài: “Ảnh hưởng của 4 loại phân bón lá đến sự sinh trưởng


và phát triển của cây hoa cẩm chướng (Dianthus interspecific) trồng tại Tp. Hồ
Chí Minh”.
1.2 Mục đích
Tìm ra loại phân bón lá thích hợp cho cây hoa cẩm chướng sinh trưởng và phát
triển.
1.3 Yêu cầu
Thử nghiệm 4 loại phân bón lá cho cây hoa cẩm chướng bằng phương pháp bón
phân qua lá nhằm làm tăng phẩm chất hoa.
Theo dõi khả năng sinh trưởng và phát triển của hoa dưới sự ảnh hưởng của các
loại phân bón lá khác nhau.

2


Chương 2

TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Tình hình sản xuất hoa kiểng
2.1.1

Tình hình sản xuất hoa kiểng trên thế giới
Sản xuất hoa kiểng đã và đang trở thành ngành kinh doanh mang lại lợi nhuận


cao cho nhiều nước trên thế giới. Nhưng do trình độ khoa học kỹ thuật và môi trường
sinh thái khác nhau nên mỗi nước có tốc độ phát triển hoa kiểng khác nhau.
Nhật Bản là thị trường hoa lớn nhất châu Á, kim ngạch nhập khẩu hoa của nước
này tăng trưởng 5 – 7 %/năm. Hiện nay, Nhật Bản chủ yếu nhập hoa loa kèn, tuy - líp
từ Hà Lan, cúc từ Trung Quốc, Proteas và Wax flower từ Australia, New Zealand và
phong lan từ Thái Lan, Singapore.
Tình hình sản xuất và xuất khẩu hoa trên thế giới ngày nay đã có nhiều chuyển
biến. Những nước sản xuất hoa nổi tiếng như Pháp, Hà Lan nay đã trở thành những
nước nhập khẩu và cũng là thị trường tiêu thụ. Thay vào đó, những nước đang phát
triển lại trở thành những nước sản xuất và xuất khẩu hoa. Có thể nói Nam Phi, Kenya
và Zimbabwe ở châu Phi là những đại gia xuất khẩu hoa sang châu Âu, trong khi
Colombia là nước chủ chốt xuất khẩu sang Hoa Kỳ. Ở châu Á, Malaysia, Thái Lan và
gần đây thêm Trung Quốc, là những nước xuất khẩu hoa nhiều sang Nhật Bản.
Để xúc tiến ngành sản xuất và xuất khẩu hoa, Kenya đã thiết lập chương trình
mục tiêu quốc gia về hoa, trong đó tất cả các bộ, ban ngành đều phải cùng nhau đầu tư
nhân lực và vật lực cho ngành này. Kiểu đầu tư đồng bộ và quyết liệt đã giúp hoa
Kenya phát triển rất nhanh, chiếm lĩnh thị trường hoa châu Âu, đem về 700 triệu
USD/năm, nuôi sống 30.000 lao động. Ở châu Mỹ, Colombia cũng làm như vậy đối
với thị trường Hoa Kỳ. Ngày nay, Colombia chiếm 59 % thị trường nhập khẩu hoa của
Hoa Kỳ, kim ngạch xuất khẩu bình quân đạt 1 tỷ USD/năm, nuôi sống 99.000 lao

3


động. Gần đây, Ecuador trở thành nước xuất khẩu hoa hồng nổi tiếng ở Trung Mỹ vì
hoa có chất lượng cao, kích cỡ lớn (được trồng ở cao nguyên).
Nhờ Hội đồng hoa (Flower Council) mà hoa của Kenya và Colombia đã “bay”
khắp thế giới, tạo việc làm cho hàng trăm ngàn chuyên viên, các nhà sản xuất và nông
dân ().

2.1.2

Tình hình sản xuất hoa kiểng trong nước
Đời sống tinh thần của người dân ngày càng được coi trọng hơn, sản phẩm hoa

và cây cảnh cũng có vai trò quan trọng trong cuộc sống khi thu nhập và nhu cầu thẩm
mỹ của người dân ngày càng cao.
Với khí hậu và thổ nhưỡng thuận lợi để có thể trồng được nhiều loại hoa và cây
cảnh, hiện Việt Nam đang sở hữu một nguồn tài nguyên hoa rất đa dạng, từ các loại
hoa xứ nhiệt đới được trồng ở các vùng đồng bằng đến hoa xứ lạnh trồng trên các cao
nguyên như Lâm Đồng, Pleiku và vùng núi như Sapa, Hoàng Liên Sơn. Sự phát triển
của ngành hoa Việt Nam trong thời gian qua đã mang lại cho các sản phẩm hoa của
Việt Nam sự đa dạng và chất lượng vượt bậc so với thời gian trước.
Ở Việt Nam, hoa mới được sản xuất trên một diện tích nhỏ, khoảng 8.000 ha
(năm 2010) so với 4,1 triệu ha lúa, gần 1 triệu ha cây công nghiệp và 1,4 triệu ha rau
quả. Hoa sản xuất ở Việt Nam chủ yếu tập trung ở 3 vùng: miền Bắc (Hà Nội, Vĩnh
Phúc, Lào Cai, Quảng Ninh), ngoại thành Tp. Hồ Chí Minh (Hóc Môn, Củ Chi) và
Lâm Đồng (Đà Lạt, Đức Trọng, Lạc Dương, Đơn Dương), sản lượng khoảng 4,5 tỷ
cành hoa tươi, trong đó xuất khẩu khoảng 1 tỷ cành, với 85 % là hoa hồng, cúc và lan.
Năm 2010, doanh thu từ xuất khẩu hoa đạt khoảng 60 triệu USD.
Tuy xuất khẩu hoa đã có bước phát triển, nhưng diện tích còn quá nhỏ, số lượng
và chủng loại ít, chất lượng lại chưa cao nên chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường
trong nước. Trong khi nhu cầu về hoa trên thế giới đang tăng rất nhanh, chỉ tính riêng
thị trường châu Á, tổng kim ngạch nhập khẩu hoa đã lên đến 102 tỷ USD/năm với mức
tăng trưởng 6 %/năm, cao gấp nhiều lần so với thị trường các loại nông sản khác vốn
được Việt Nam xem trọng như gạo, cà phê, cao su, chè.
().

4



Cùng với việc chú trọng tới khâu sản xuất, bảo quản và phát triển hệ thống phân
phối hợp lý, hoa tươi Việt Nam đang tìm hướng đi để khẳng định chỗ đứng trên thị
trường quốc tế.
Theo Bộ Công Thương, hiện nay, thị trường xuất khẩu hoa tươi của Việt Nam
chủ yếu là Trung Quốc, Nhật Bản, Singapore, Australia và Arập Xêút.
Xuất khẩu hoa của các nước Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng
thường gặp nhiều khó khăn khi thâm nhập thị trường Bắc Mỹ và Trung Âu vì hai thị
trường này chủ yếu nhập hoa từ các nước Nam Mỹ, Trung Mỹ và các nước Nam Âu.
Ngoài những yếu tố khắt khe về kỹ thuật, vị trí địa lý làm tăng chi phí vận chuyển
cũng là điều bất lợi cho xuất khẩu hoa của Việt Nam.
Cục xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) cho biết, tại thị trường Nhật Bản,
hoa tươi Việt Nam được người tiêu dùng ưa chuộng, đặc biệt là hoa sen. Nhật Bản là
nước có yêu cầu chất lượng cao và thủ tục hải quan nghiêm ngặt nhưng lại có giá rất
cao nên đã thu hút nhiều nhà nhập khẩu hoa vào thị trường này.
Hà Lan là cường quốc của các loài hoa trên thế giới với kim ngạch xuất khẩu
hoa hàng năm luôn đứng ở mức cao so với các nước trong khu vực Liên minh châu Âu
(EU), không chỉ trồng hoa tươi xuất khẩu còn nhập khẩu một lượng lớn hoa tươi từ các
nước khác để xuất khẩu.
Sản phẩm hoa nhập từ các nước đang phát triển vào EU thông qua Hà Lan
không phải chịu thuế nhập khẩu nên đã tạo điều kiện thuận lợi cho các nước đang phát
triển trong đó có Việt Nam thâm nhập thị trường.
Tại Trung Quốc, các loại hoa xuất xứ từ Đà Lạt như hồng, ly, lan được người
tiêu dùng rất ưa chuộng. Việc xuất khẩu hoa theo đường tiểu ngạch đã hình thành từ
lâu và theo kinh nghiệm của Trung Quốc, nhu cầu hoa trước và sau Tết Nguyên đán
rất lớn khi nhu cầu cho các ngày lễ rất cao và thời tiết của Trung Quốc không thuận lợi
cho việc trồng và thu hoạch hoa.
Ở Việt Nam, Đà Lạt là thành phố trồng và xuất khẩu hoa lớn nhất cả nước với
diện tích trên 3.500 ha, chiếm 40 % diện tích và 50 % sản lượng. Mỗi năm, thành phố
cung ứng cho thị trường trong nước và xuất khẩu khoảng 10 triệu cây hoa giống.

Tuy nhiên, theo Hiệp hội hoa Đà Lạt, diện tích và sản lượng hoa tại địa phương
hằng năm không ngừng tăng lên nhưng sản lượng hoa xuất khẩu vẫn giữ nguyên. Chủ

5


lực xuất khẩu hoa tại Đà Lạt vẫn là của Công ty trách nhiệm hữu hạn Dalat Hasfarm.
Các Công ty đã từng xuất khẩu hoa cắt cành khác như Đại Việt, Rừng Hoa, Thái Sơn,
Langbiangfarm, Ngọc Mai Trang đã không thành công trong xuất khẩu.
Nguyên nhân chủ yếu vẫn là sản xuất với quy mô nhỏ lẻ, tự phát và manh mún,
không có quy hoạch cũng như định hướng phát triển vùng hoa nguyên liệu, chất lượng
hoa không được cải thiện so với cả chục năm trước đây.
Bên cạnh đó, khi các doanh nghiệp nhận được đơn đặt hàng lớn từ phía đối tác
thường không kiểm soát được chất lượng, giá cả vì bản thân doanh nghiệp chỉ cung
cấp được 50 – 60 % nguồn hàng.
Năm 2010, diện tích hoa tươi của Việt Nam khoảng 8.000 ha với 4,5 tỷ cành,
trong đó 1 tỷ cành đã được xuất khẩu trong đó 85 % là hoa hồng, cúc và lan. Doanh
thu từ xuất khẩu hoa đạt 60 triệu USD.
Sản xuất hoa cảnh của Việt Nam tập trung ở các đô thị lớn như Hà Nội, Hải
Phòng, Lâm Đồng. Thành phố Hà Nội và một số vùng lân cận trồng hoa hồng, cúc,
đào, lay ơn, cẩm chướng; thị trấn Sapa (Lào Cai) là nơi có tiềm năng trồng hoa xuất
khẩu vì có khí hậu lạnh nhưng quy mô nhỏ.
Khu vực miền Trung mới bắt đầu sản xuất hoa cắt cành nhưng chủ yếu phục vụ
thị trường tại chỗ. Các tỉnh Nam bộ tập trung sản xuất hoa nhưng chủ yếu là các loại
hoa vùng nhiệt đới.
Tỉnh Lâm Đồng, nơi được mệnh danh là xứ sở của các loài hoa có diện tích
trồng hoa 1.100 ha với sản lượng không dưới 800 triệu cành mỗi năm nhưng xuất khẩu
vẫn chưa mạnh.
Theo Bộ Công Thương, mục tiêu xuất khẩu hoa của Việt Nam trong thời gian
tiếp theo sẽ là hướng tới mở rộng các thị trường đã có ở châu Á vì thuận lợi khi xuất

khẩu hoa sang thị trường này là khoảng cách địa lý không xa, chi phí vận chuyển thấp,
bảo quản dễ dàng và tìm kiếm khách hàng dựa vào mối quan hệ thương mại sẵn có,
còn mục tiêu lâu dài là mở rộng thị trường sang các nước Bắc Mỹ như Canada, Mỹ và
các nước Trung Âu ().
Đối với xuất khẩu hoa, mục tiêu ngắn hạn là phát triển sang các nước Châu Á –
Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore. Những thuận lợi khi bán hàng cho những
nước này chính là vị trí địa lý thuận lợi, yêu cầu về vận chuyển và chi phí cho việc bảo

6


quản sau khi thu hoạch thấp và sự liên hệ để tìm khách hàng có thể dựa vào các mối
quan hệ kinh doanh hiện tại. Mục tiêu dài hạn là xuất khẩu sang các nước vùng Bắc
Mỹ - Canađa và Hoa Kỳ cũng như khu vực Trung Âu. Hoa tươi xuất khẩu của các
nước Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng khó có thể thâm nhập vào thị
trường khu vực Bắc Mỹ hoặc Trung Âu vì các thị trường này đã có truyền thống nhập
khẩu hoa tươi từ các khu vực khác như vùng Nam Mỹ và Trung Mỹ, các nước Nam
Âu, Israel và châu Phi. Những thị trường này cũng khá xa về khoảng cách địa lý nên
chi phí vận chuyển sẽ không phải là lợi thế. Các yếu tố liên quan đến việc đạt được
những mục tiêu trung hạn này chỉ có thể là giá cả và các dịch vụ khách hàng.
Theo kết quả điều tra năm 2006, diện tích trồng hoa toàn vùng có 135,7 ha, sản
lượng đạt 44,08 triệu bông; hoa hồng có diện tích (75,0 ha, chiếm 55,27 %) và sản
lượng lớn nhất (26,53 triệu bông); tỉnh Lào Cai có diện tích hoa lớn nhất (95,7 ha)
chiếm 70,5 % tổng diện tích hoa toàn vùng.
Ngoài ra Đà Lạt còn sản xuất một số chủng loại hoa khác như layơn (Gladious
communis), huệ tây (Lilium longiphorum), gerbera, ngàn sao, chổi cúc, salem, huệ
trắng. Tiềm năng về hoa ở Đà Lạt đang được chú ý phát triển nhưng nhìn chung vẫn là
phát triển tự phát, chưa có cơ quan nào đứng ra kiểm nghiệm, công bố giống mới để
đưa ra cho dân. Việc nhân giống bằng phương pháp cấy mô tế bào đang trở nên thịnh
hành nhưng không ai kiểm soát, đánh giá được chất lượng của giống nên có thể nhân

ra cả giống đang có mầm bệnh.
- Cẩm chướng (Dianthus caryophyllus): gồm 14 loại, có nhiều màu. Hoa nhỏ,
cành thấp 30 – 40 cm. Hoa đơn, cành cao 70 – 80 cm.
- Hoa hồng (Rosa sp): có trên 15 loại có nguồn gốc từ Italia, Hà Lan. Hoa hồng
Đà Lạt to, cành thẳng, bền, thơm, sinh trưởng và phát triển tốt, khả năng kháng bệnh
từ trung bình đến cao tuy nhiên hoa hay bị biến dạng khi nhiệt độ khá cao và kháng
bệnh mốc sương kém.
- Hoa cúc (Chrysanthemum sp): có trên 40 loại, nguồn gốc Indonesia, gồm 3
nhóm: cúc đại đóa màu vàng anh, trắng, tím; các giống nhỏ và cúc nhóm tia có muỗng.
Với điều kiện khí hậu, đất đai thích hợp để phát triển các loại hoa có thu nhập
cao, ngành trồng hoa là ngành kinh tế có nhiều tiềm năng của thành phố Đà Lạt – Lâm
Đồng được coi là trung tâm sản xuất hoa cắt cành lớn nhất cả nước, với khả năng sản

7


xuất hầu như quanh năm. Diện tích trồng hoa của Lâm Đồng năm 2005 đạt 2027 ha,
chủ yếu tập trung tại Tp Đà Lạt, các xã Hiệp Thành, Hiệp An... Sản lượng hoa khoảng
640 triệu cành, nghề trồng hoa ở Đà Lạt đang có xu hướng phát triển mạnh cùng với
việc áp dụng những công nghệ mới.
Tại các tỉnh phía Nam, tập trung nhiều tại Tp. HCM với diện tích hoa cây cảnh
hiện có 700 ha, tập trung ở 8 quận huyện như quận 12, quận Thủ Đức, quận 8, quận
Gò Vấp, quận Bình Tân, huyện Nhà Bè, huyện Hóc Môn, huyện Bình Chánh và nhiều
nhất là huyện Củ Chi (131 ha) với khoảng 1.400 hộ sản xuất. Cùng với các tỉnh Đồng
bằng sông Cửu Long như Tiền Giang, Đồng Tháp là nguồn cung cấp hoa và cây cảnh
đáng kể. Các giống hoa cao cấp như lyly, hồng môn, layơn giống mới, hoa đồng tiền
giống mới, thiên điểu, tulíp đang được ưa chuộng. Tuy nhiên, các địa bàn này chỉ sản
xuất chủ yếu một số loại hoa nhiệt đới (cúc móng rồng, cúc đại đoá, huệ, mai). Lượng
hoa cắt cành truyền thống (hồng, cúc, cẩm chướng, layơn, đồng tiền) sản xuất còn rất
hạn chế và chất lượng chưa thật cao.

Hà Nội được đánh giá là có vùng hoa lớn nhất tại huyện Từ Liêm với diện tích
500 ha thì xã Tây Tựu có 330 ha (chiếm 66 % diện tích trồng hoa toàn huyện, chiếm
84,6 % diện tích canh tác toàn xã), chủ yếu trồng hoa cúc, hoa hồng, hoa đồng tiền,
hoa ly, hoa loa kèn. Ngoài ra còn có một số huyện ngoại thành và một số tỉnh khác
như Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Hà Tây, Thái Bình.
Đánh giá về phương hướng phát triển sản xuất và xuất khẩu hoa tươi ở nước ta:
-Về ứng dụng công nghệ cao: đã được cải thiện đáng kể, như thay đổi cơ cấu
giống, nuôi cấy mô, kỹ thuật canh tác và bảo vệ thực vật tiên tiến; áp dụng công nghệ
nhà lưới có mái che sáng. Tuy nhiên, sự thay đổi này diễn ra không đồng đều giữa các
vùng sản xuất vì nhiều lý do (khí hậu thời tiết, trình độ thâm canh, khả năng đầu tư,
khả năng tiếp cận kỹ thuật tiến bộ và thị trường). Đà Lạt có thể coi là địa bàn có tiến
bộ nhanh nhất trong cả nước về phát triển sản xuất hoa cắt cành.
- Kỹ thuật trồng hoa ở nhiều nơi vẫn chủ yếu dựa vào kinh nghiệm và phương
pháp nhân giống cổ truyền như gieo từ hạt, trồng từ củ, mầm, nhánh. Các phương pháp
này dễ trồng, giá thành cây giống thấp nhưng chất lượng giống không cao, dễ bị thoái
hóa, làm giảm chất lượng hoa vì vậy tuy chủng loại hoa của Việt Nam khá phong phú
nhưng thiếu giống hoa đẹp, chất lượng cao.

8


- Về quy mô và tổ chức sản xuất: Hầu hết những cơ sở sản xuất hoa cắt cành ở
nước ta còn ở quy mô nông hộ nhỏ, tổ chức sản xuất đơn lẻ, với diện tích trung bình từ
2.000 đến 3.000 m2 /hộ. Hộ sản xuất hoa lớn cũng chỉ từ 1 đến 2 ha. Ở quy mô sản
xuất này không thể áp dụng những kỹ thuật tiến bộ như nhà kính, nhà lưới, sân bãi,
mặt bằng, dây chuyền chế biến, bảo quản vận chuyển lạnh để đưa ngành sản xuất hoa
trở thành sản xuất công nghiệp. Từng hộ nông dân sản xuất đơn lẻ, thiếu hợp tác là trở
ngại lớn cho việc tạo nguồn hàng hóa lớn và đa dạng với chất lượng cao, đồng nhất.
Trên thực tế, đã có nhiều hợp đồng xuất khẩu không thể thực hiện được do không thể
tổ chức cung cấp sản phẩm theo yêu cầu, trong khi tiềm năng sản xuất là rất lớn.

- Nhìn chung sản xuất hoa ở nước ta bị hạn chế rất lớn về thời vụ do điều kiện
khí hậu không thích hợp: ở phía Bắc, hầu hết các loại hoa có chất lượng cao chỉ có thể
sản xuất được với chất lượng khá trong vụ Đông Xuân; còn ở các tỉnh phía Nam khí
hậu lại càng ít thuận lợi hơn (trừ một số vùng đặc thù).
- Quy mô sản xuất cả nước dự kiến đến năm 2015:
+ Tp Hồ Chí Minh có 1500 ha, diện tích tập trung chính ở các huyện Củ Chi,
Thủ Đức; diện tích hoa được trồng theo quy trình công nghệ cao chiếm tỷ lệ lớn
(khoảng 60 –70 % diện tích).
+ Đông Nam Bộ
Vùng hoa Lâm Đồng 3000 ha, diện tích tập trung chính ở Tp Đà Lạt (chiếm 1/3
diện tích toàn tỉnh); chủ yếu hoa ôn đới được trồng theo quy trình công nghệ cao.
+ Tây Nguyên
Vùng hoa hàng hoá tập trung khoảng 500 ha, tập trung chính ở Lào Cai, Hà
Giang, Sơn La.
+ Trung Du Miền Núi Bắc Bộ
Hà Nội có 3000 ha, diện tích tập trung chính ở huyện Từ Liêm (Tây Tựu),
Đông Anh, quận Tây Hồ ().
2.2 Giới thiệu về hoa Cẩm Chướng
2.2.1

Nguồn gốc
Hoa cẩm chướng có nguồn gốc từ Châu Âu, chủ yếu là vùng Địa Trung Hải,

nhưng cũng có một số tài liệu cho rằng nó được phát hiện đầu tiên ở vùng Viễn Đông.
Loài hoa này đã được nhắc đến trong thần thoại La Mã và xuất hiện trong những ghi

9


chép lịch sử thiên nhiên của tác giả người La Mã Pliny vào khoảng năm 50 trước Công

nguyên ().
2.2.2

Phân loại
Giới: Plantae
Bộ: Caryophyllales
Họ: Caryophyllaceae
Chi: Dianthus
Loài: D. interspecific
Tên hai phần: Dianthus interspecific L.
Thật ra, họ cẩm chướng nhung Caryophyllaceae là họ thực vật gồm đủ loài đa

niên, nhị niên, mọc tươi tốt ở những nơi nào có không khí lạnh. Hiện nay, trên thế giới
có khoảng hơn 300 loài và có rất nhiều giống lai khác nhau.
()
Cây thân cỏ mọc thành bụi nhỏ, hơi bò dài và thẳng đứng ở ngọn, nhẵn có đốt
ngắn, hơi phình rộng chỗ mọc lá. Lá dày, dài, hẹp, nhẵn, đầu nhọn, gốc thành bẹ
không cuống.
Hoa cẩm chướng có hai loại là hoa cánh đơn và cánh kép, màu sắc rất đa dạng
như: màu trắng pha hồng, hường, đỏ, vàng và cam. Chúng thường ra hoa vào mùa
xuân hay mùa hè, có khi đến tận mùa đông nếu thời tiết không quá lạnh. Hoa cẩm
chướng có mùi hương rất đặc trưng.
Hiện nay, nước ta đã tiến hành trồng được 3 loài Dianthus làm hoa cảnh tại Đà
Lạt là Dianthus barbatus L., Dianthus chinensis L. và Dianthus caryophyllus L.
Cây hoa cẩm chướng phát triển ở nhiều vùng có độ cao khác nhau cho nên chất
lượng hoa khác nhau:
1. Loại cẩm chướng vườn (carnation): loài này còn có tên tiếng Anh khác là
hồng đinh hương (clove pink), màu đỏ đậm như nhung. Các loài này đều là cây đa
niên, sống lâu năm. Được chia thành hai loài là cẩm chướng ven bồn và cẩm chướng
tiệm hoa:

- Loại cẩm chướng ven bồn: thường mọc thành lùm bụi, dày đặc hơn loài cẩm
chướng tiệm hoa. Cao 30 – 35 cm. Hoa to rộng 5 – 7 cm, thơm, hoa mọc nhiều thành
bụi. Dòng tuyển chọn ở Pháp là thứ giống Enfant de Nice đủ màu sắc: đỏ, hồng, hồng

10


cá hồi và trắng. Pha trộn các giống thơm lùn (Dwarf Flagrance mixture) cũng đủ loại
màu sắc; trồng lẫn lộn với các loài ven bồn khác hay cả trong thùng, chậu. Các giống
lai thường trồng bằng hạt và được xem như cây hàng niên và sống nhiều năm như
giống Juliet, mọc dày đặc, cao 30 cm, hoa nhung đỏ đậm, rộng 5 – 6 cm hay giống
Pixie Delight cũng mọc tương tự nhưng có nhiều màu sắc hơn.
- Loài cẩm chướng tiệm hoa thường trồng trong nhà kính hay ngoài vườn ở
những nơi khí hậu mát mẻ, mùa đông không lạnh lắm, không có tuyết rơi cây cao
khoảng 1,2 m, hoa thơm, rộng 7 – 8 cm với nhiều thứ giống và màu sắc khác nhau như
trắng hồng, thoáng đỏ, cam, tím, vàng hay loang lổ. Tuy nhiên, đối với những giống
hoa to, chỉ nên để lại một hoa trên một cây, còn lại nên ngắt hết tất cả mầm trên thân
đến đốt thứ 5 vì dưới đốt này các thân cho hoa khác mới tiếp tục phát triển. Phải đóng
cọc đỡ thân để cây không bị ngã nghiêng và chỉ trồng những hom trên các cây khỏe
mạnh nhất của những giống tuyển chọn nổi tiếng.
2. Loài Sweet William, Dianthus barbatus: tuy là loài nhị liên mọc mạnh,
nhưng trồng như hàng niên. Thân cứng cáp, cao 25 – 50 cm. Lá dẹp, màu xanh lợt hay
xanh đậm, dài 3 – 7 cm. Hoa mọc thành chùm khít nhau, rộng 1 – 2 cm, màu trắng,
hồng đỏ, tím hay hai màu giữa các lá bắc khá to, mùi thơm nhẹ. Trồng bằng hạt cuối
xuân để cho hoa vào năm tới. Các hoa dòng kép hay lùn (thân cao 20 – 25 cm) thường
trồng bằng hạt. Đặc biệt, các giống Wee Willie (cao 10 cm) và Summer Beauty trồng
vào đầu mùa xuân và ra hoa vào đầu mùa hè.
3. Loài Hồng trinh nữ Maiden Pink, Dianthus deltoides là loài cẩm chướng duy
nhất mọc tốt được khi ít ánh nắng mặt trời, nửa ngày bóng râm; cũng chịu lạnh khá
giỏi và là loài đa niên. Thân có hoa cao khoảng 12 – 30 cm, lá ngắn. Hoa rộng 2 cm,

mọc ở thân xẻ nhiều cành, bìa cánh hoa răng cưa nhọn, màu sắc hồng nhạt đến hồng
đậm, có khi màu tím hay trắng lốm đốm các màu nhạt khác. Ở Cali, cây ra hoa mùa
hè, có khi ra hoa đợt hai vào mùa thu. Các giống đặt tên riêng là Vampire – dơi hút
máu màu đỏ đậm, Zing có nghĩa là hoa màu hồng tươi sáng có vòng đỏ thắm hơn, hay
đỏ nhung ở giữa mắt hoa, Zing rose mọc vài tá hoa một lúc vào tháng sáu và tiếp tục
nở thêm nhiều đợt hoa nữa cho đến tận mùa đông lạnh. Zing rose cao khoảng 15 cm.
Mỗi một cây loài D. deltoides mọc thành thảm khá dày, rộng gần 1 m, trồng phủ đất
dốc là rất tốt.

11


4. Loài cheddar Pink, Dianthus gratinanopolitanus (Dianthus caesius) đa niên,
mọc như ụ nhỏ, dày, lá màu xanh dương xám, khả năng phân cành kém, dài 30 cm,
mọc thẳng đứng. Hoa thơm ngào ngạt, màu hồng, cánh hoa răng cưa.
5. Dianthus “Little Joe” là một loài cẩm chướng đa niên trồng ở vườn đá rất tốt.
Cụm cây cao 10 – 12 cm, lá xanh dương xám đậm, rộng 15 cm. Hoa đơn trên thân cây,
màu đỏ thắm. Trồng xen kẽ với hoa chuông trên vườn đá sẽ cho hiệu quả cao.
6. Loài hồng đá – Rock Pink, Dianthus pavonius (Dianthus neglectus), là cây
cẩm chướng vườn đá nhỏ nhất, đa niên. Đôi khi được xem như một thứ giống của loài
D. glacialis, một loài cẩm chướng hồng đá khác nhưng phát triển mạnh và sống lâu
trong vườn hơn. Lá hẹp, màu xanh lục, dài 2 – 5 cm, kết thành cụm nhỏ. Hoa đơn trên
thân cao 15 cm, màu hồng đỏ thắm tươi, rộng 2 – 3 cm.
7. Loài hồng thôn dã – Cottage Pink, Dianthus plumatus đa niên. Đây là loài
cẩm chướng diễm kiều, đã trồng nhiều ở thế kỷ ở châu Âu và châu Mỹ và được chọn
làm giống để lai thành nhiều giống khác nhau. Thân cho hoa cao 25 – 50 cm, hoa thơm
mùi gia vị, đơn hay kép, cánh hoa tua viền, hồng hay trắng có tâm đậm. Giống được
ưa chuộng nhất là giống có cánh viền đăng ten, hoa thơm mùi gia vị, màu trắng, mỗi
cánh phân nét đường màu đỏ hay màu hồng. Trồng làm nền cần thiết cho vườn hoa
mẫu đơn hay hoa hồng. Trước đây, loài hoa này dùng làm hoa cắt bó rất nổi tiếng

8. Loài Chén Hồng – Rose Bowl đa niên. Lá rất hẹp, xanh lục xám, làm thành
thảm cao 5 – 8 cm. Hoa rất thơm, màu hồng sơri rộng 2,5 cm. Hoa sẽ nở suốt năm nếu
ngắt hết hoa tàn.
9. Loài Hồng Ngọc tí xíu – Tiny Rubies, đa niên. Cây mọc thành từng cụm, lá
xám, cao 7 cm, rộng 10 cm. Hoa nhỏ, cánh kép, mùi thơm, có màu đỏ hồng ngọc vào
đầu mùa hè. Loài này cũng như các loài Dianthus lùn, sống lâu nhất và là những đề tài
hấp dẫn trồng vườn đá hay bao phủ đất vườn nhỏ, có lá tươi tốt quanh năm.
()
10. Cẩm chướng nhung (Dianthus barbatus Lin.) có nguồn gốc từ châu Âu đến
châu Á. Cây thân cỏ, cao 40 – 60 cm. Lá thuôn dài không cuống. Cụm hoa hình cầu
mang nhiều hoa màu sắc đẹp. Tên khác là: Sweet William, Bunch pink, Oeillet des
poètes.

12


11. Cẩm chướng tàu (Dianthus chinensis Lin.) có nguồn từ Nhật Bản, Trung
Quốc. Cây bụi nhỏ, cao 30 – 50 cm. Lá hẹp, hình giải, gốc thành bẹ. Cụm hoa có ít hoa
hay chỉ một hoa. Hoa lớn 3 cm, màu hồng với mép trắng hoặc màu hồng tím, đỏ,
trắng. Tên khác là: Rainbow pink, Oeillet de chine (Trần Hợp, 1998).
12. Cẩm chướng tàu còn gọi là cẩm chướng hoa, cẩm chướng gấm. Cụm hoa
thường có ít hoa hay chỉ có một hoa đơn độc, màu tím nhạt hay hồng tím, có lông dài
ở gốc. Cây sống 2 năm, nở hoa nhiều lần. Được trồng chủ yếu bằng hạt, sau 4 tháng sẽ
ra hoa. Hiện nay, loài này được lai tạo ra nhiều dạng khác nhau cho hoa đẹp, có màu
đỏ tươi và có đốm ở gốc.
13. Cẩm chướng thơm (Clove pink, picotee grenadine Carnation, Oeillet): cây
cho nhiều hoa có nhiều màu sắc đẹp giống như bức trướng đẹp có nhiều màu. Hoa đơn
độc hay chỉ có một vài hoa xuất hiện thành xim ngắn, gốc có 4 lá bắc. Hoa lớn, thơm,
có nhiều màu khác nhau từ trắng, hồng tím. Quả nang hình trụ có 4 mảnh vỏ. Hoa nở
quanh năm, mùa hè hoa càng đẹp. Hiện nay, đã có hàng trăm chủng hoa có màu sắc

khác nhau. Có nguồn gốc từ vùng Trung Cận Đông, được gây trồng rộng rãi ở châu Âu
và phát triển rộng ở các nước châu Á và châu Mỹ (Lê Quang Long, 2008).
2.2.3
2.2.3.1

Điều kiện ngoại cảnh
Nhiệt độ
Nhiệt độ là một yếu tố quan trọng, quyết định sự phân bố của các họ cây hoa

trên địa cầu và cũng là yếu tố quyết định đến sự sinh trưởng và phát triển của cây hoa
từ sự nảy mầm của hạt, sự lớn lên của cây, sự ra hoa kết quả và chất lượng hoa. Các
loại hoa khác nhau yêu cầu nhiệt độ khác nhau.
Cẩm chướng ưa trồng nơi mát mẻ, không chịu nóng, nhiệt độ thích hợp từ 15 –
280C. Những loài hoa có màu khác nhau thì yêu cầu nhiệt độ khác nhau: màu vàng 20
– 250C, màu đỏ cao hơn 250C. Nhiệt độ quá thấp (<100C) hay quá cao (>400C) đều ảnh
hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây.
2.2.3.2

Ánh sáng
Là một yếu tố cần thiết cho sự sinh trưởng và phát triển của cây hoa. Ánh sáng

cung cấp năng lượng cho phản ứng quang hợp, tạo ra chất hữu cơ cho cây.
Cẩm chướng thuộc loại cây ưa sáng, ánh sáng thích hợp cho cẩm chướng 1.500
– 3.000 lux, ánh sáng tối thích 2.000 – 2.500 lux. Trong quá trình phát triển cơ quan

13


sinh sản nếu cường độ ánh sáng cao (> 3.000 lux) cây sẽ ra hoa sớm. Nếu cường độ
ánh sáng thấp (< 1.000 lux) quá trình ra hoa sẽ chậm lại.

2.2.3.3

Độ ẩm
Ẩm độ không khí và ẩm độ đất ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của

cây hoa. Ẩm độ thích hợp thì cây hoa sinh trưởng phát triển tốt, ít sâu bệnh, ra hoa
đẹp, chất lượng cao.
Cẩm chướng thích nghi với môi trường không khí tương đối khô (60 – 70 %),
độ ẩm tối thích là 70 %. Thời gian trồng lý tưởng là mùa hè mát mẻ, độ ẩm thấp, mùa
đông thoáng gió.
2.2.3.4

Đất trồng
Đất là nơi sinh sống, là nguồn cung cấp và dự trữ dinh dưỡng chủ yếu cho cây

trồng. Đất trồng hoa cần phải giữ nước tốt và thông thoáng để đảm bảo sự hô hấp cho
bộ rễ. Độ mùn trong đất phải cao giúp cây hoa phát triển tốt.
Cẩm chướng ưa đất thịt, nhiều mùn, tơi xốp và thoát nước. Đất trồng phải giữ
ẩm, tránh liên canh và ngập nước. Cây hoa cẩm chướng phát triển tốt ở đất có độ pH
từ 6 – 6,5; các kim loại nặng trong đất ít.
2.2.3.5

Dinh dưỡng
Cẩm chướng có nhu cầu về phân bón rất cao, thiếu phân làm cây bị còi cọc, hoa

nhỏ, màu sắc hoa nhạt, dễ bị sâu bệnh. Bón phân không đủ và không hợp lý sẽ không
điều khiển được thời gian ra hoa.
Chất lượng và sản lượng hoa phụ thuộc vào mức dinh dưỡng thích hợp. Mức
dinh dưỡng không phù hợp cây sẽ nhanh tàn. Cẩm chướng cần nhiều nguyên tố dinh
dưỡng, các nguyên tố dinh dưỡng quan trọng nhất là:

- Đạm (N): đạm có tác dụng đến sinh trưởng của cây. Đặc biệt đạm thúc đẩy
quá trình sinh trưởng của cây hoa (đối với cây con hoặc giai đoạn ra mầm sau khi bấm
ngọn). Đạm phải cân bằng với kali, nếu cây hút nhiều đạm mà thiếu kali, cây sinh
trưởng rậm rạp, thân mềm nhẹ, lá dễ mẫn cảm với sâu bệnh hại nhưng nếu thiếu đạm
lá hẹp, màu sắc nhợt nhạt, cành yếu.
- Lân (P): lân giúp phát triển bộ rễ, tham gia tạo thành và vận chuyển chất hữu
cơ trong cây. Thiếu lân cây sinh trưởng chậm, ra hoa muộn. Đủ lân cây ra hoa sớm, có
độ bền cao hơn.

14


×