Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

ĐIỀU TRA THÀNH PHẦN VÀ DIỄN BIẾN CỦA CÔN TRÙNG CHÍCH HÚT TRÊN CÂY ĐẬU BẮP VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU LỰC DIỆT TRỪ RẦY XANH HAI CHẤM (Empoasca biguttula Shiraki) CỦA THUỐC LASER 500WG VÀ MỘT SỐ LOẠI THUỐC TRỪ SÂU KHÁC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (924.3 KB, 90 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐỀ TÀI
ĐIỀU TRA THÀNH PHẦN VÀ DIỄN BIẾN CỦA CÔN TRÙNG
CHÍCH HÚT TRÊN CÂY ĐẬU BẮP VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU
LỰC DIỆT TRỪ RẦY XANH HAI CHẤM (Empoasca biguttula
Shiraki) CỦA THUỐC LASER 500WG VÀ MỘT SỐ LOẠI
THUỐC TRỪ SÂU KHÁC

Họ và tên sinh viên: NGUYỄN TRỌNG NGUYỄN
Ngành: BẢO VỆ THỰC VẬT
Niên khóa: 2007 – 2011

Tháng 07 /2011


i

ĐIỀU TRA THÀNH PHẦN VÀ DIỄN BIẾN CỦA CÔN TRÙNG
CHÍCH HÚT TRÊN CÂY ĐẬU BẮP VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU
LỰC DIỆT TRỪ RẦY XANH HAI CHẤM (Empoasca biguttula
Shiraki) CỦA THUỐC LASER 500WG VÀ MỘT SỐ LOẠI
THUỐC TRỪ SÂU KHÁC

Tác giả
NGUYỄN TRỌNG NGUYỄN

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Kỹ sư ngành Bảo vệ thực vật



Giáo viên hướng dẫn:
TS. TRÁC KHƯƠNG LAI
KS. NGUYỄN HỮU TRÚC

Tháng 07 năm 2011


ii

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp này, tôi xin chân thành cảm ơn:
- Cha mẹ đã cho tôi hình hài vóc dáng, dành cho tôi tình yêu thương vô bờ bến.
- Quý thầy cô khoa Nông học Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh, đã
tạo điều kiện cho tôi hoàn thành khóa luận này.
- Thầy Nguyễn Hữu Trúc, Trác Khương Lai đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá
trình thực hiện đề tài.
- Các bạn lớp DH07BVA, DH07BVB đã ủng hộ, giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận
này.

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 07 năm 2011
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Trọng Nguyễn


iii

TÓM TẮT


NGUYỄN TRỌNG NGUYỄN Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh.
Tháng 07/2011. Điều tra thành phần và diễn biến của côn trùng chích hút trên
cây đậu bắp và đánh giá hiệu lực diệt trừ rầy xanh hai chấm (Empoasca biguttula
Shiraki) của thuốc Laser 500WG và một số loại thuốc trừ sâu khác.
Giáo viên hướng dẫn: TS. TRÁC KHƯƠNG LAI, KS. NGUYỄN HỮU TRÚC
Các loại sâu hại như rầy xanh hai chấm, bọ phấn trắng, rầy mềm gây hại rất
nhiều trên các loại rau, cần bổ sung thêm các loại thuốc trừ sâu nhằm tăng khả năng
phòng trừ các đối tượng này.
Đề tài được thực hiện trên ruộng đậu bắp tại Thủ Đức thành phố Hồ Chí Minh
để khảo sát mức độ gây hại và khả năng diệt trừ rầy xanh hai chấm của một số loại
thuốc trừ sâu. Độc tính của chúng đối với cây đậu bắp.
Thí nghiệm được bố theo kiểu khối đầy đủ hoàn toàn ngẫu nhiên, có 4 lần lặp lại
với 12 nghiệm thức. Các loại thuốc được sử dụng: Laser 500WG, Radiant 60SC,
Confidor 100 SL, Mospilan 3EC, Actara 25WG, Oshin 20WP, Abatimec 1,8EC, Chess
50WG và nghiệm thức đối chứng không phun thuốc.
Qua ghi nhận cho thấy các loại côn trùng chích hút như rầy mềm, bọ phấn trắng
xuất hiện rất ít. Rầy xanh hai chấm phát triển quần thể nhanh, mật số cao đạt 47,8
con/cây tại 65 ngày sau trồng.
Thí nghiệm cho thấy các thuốc đều có khả năng tiêu diệt rầy xanh hai chấm,
nhưng hiệu lực cao nhất chỉ đạt 78,8% ở Laser 500WG (liều lượng 125 g/ha). Do thời
tiết diễn biến phức tạp, mưa nhiều làm giảm hiệu lực của thuốc. Cây phát triển bình
thường, thuốc không gây độc cho cây.
Tóm lại, trong các thuốcthí nghiệm thì thuốc Laser 500WG liều lượng (125
g/ha) có hiệu lực phòng trừ cao hơn các thuốc khác ở thời điểm 5 - 7 ngày sau phun là
78,8%. Có thể sử dụng loại thuốc này (liều lượng 100 - 200 g/ha) để phòng trừ rầy
xanh hai chấm, rầy mềm, bọ phấn trắng trong sản xuất.


iv


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................................. ii
TÓM TẮT ....................................................................................................................................... iii
MỤC LỤC ..................................................................................................................................... iv
DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT .......................................................................................... vii
DANH SÁCH CÁC BẢNG, ĐỒ THỊ VÀ HÌNH ................................................................. viii
Chương 1 GIỚI THIỆU.................................................................................................................. 1
1.1 Đặt vấn đề .................................................................................................................................. 1
1.2 Mục đích .................................................................................................................................... 2
1.3 Yêu cầu .................................................................................................................... 2
Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................................. 3
2.1.1 Giới thiệu chung ................................................................................................... 3
2.1.2 Đặc điểm thực vật học .......................................................................................... 4
2.1.3 Giá trị dinh dưỡng ................................................................................................. 4
2.1.4 Canh tác đậu bắp ................................................................................................... 4
2.1.4.1 Gieo trồng ..................................................................................................................... 4
2.1.4.2 Chăm sóc ...................................................................................................................... 5

2.2 Thành phần sâu hại đậu bắp ................................................................................... 5
2.2.1 Rầy xanh hai chấm ............................................................................................... 5
2.2.2 Tình hình nghiên cứu ngoài nước và phòng trừ rầy xanh hai chấm.................... 6
2.2.3 Bọ phấn trắng ....................................................................................................... 8
2.2.4 Rầy mềm ............................................................................................................. 10
2.3 Một số loại thuốc được sử dụng ........................................................................... 10
2.3.1 Laser 500WG...................................................................................................... 10
2.3.2 Radiant 60SC ...................................................................................................... 10
2.3.3 Confidor 100SL (Bayer Vietnam Ltd) ............................................................... 11
2.3.4 Mospilan 3EC (Nippon Soda Co;Ltd) ............................................................... 11
2.3.5 Actara 25WG (Syngenta Vietnam Ltd) ............................................................. 12



v

2.3.6 Oshin 20WP (Mitsui Chemicals, Inc) ............................................................... 13
2.3.7 Abatimec 1,8EC ................................................................................................ 13
2.3.8 Chess 50WG (Syngenta Vietnam Ltd.) ............................................................. 14
Chương 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................... 15
3.1 Địa điểm và thời gian nghiên cứu.......................................................................................... 15
3.1.1 Địa điểm ............................................................................................................. 15
3.1.2 Thời gian nghiên cứu .......................................................................................... 15
3.2 Thời tiết ghi nhận trong thời gian xử lý thuốc ..................................................... 15
3.3 Vật liệu ................................................................................................................. 15
3.3.1 Dụng cụ .............................................................................................................. 15
3.3.2 Các loại thuốc trừ sâu ......................................................................................... 16
3.3.3 Giống đậu bắp..................................................................................................... 16
3.3.4 Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 16
3.3.4.1 Điều tra thành phần sâu hại nhóm chích hút, thiên địch trên đậu bắp ...........16
3.3.4.2 Đánh giá hiệu lực diệt trừ rầy xanh hai chấm của các thuốc thí nghiệm và độc
tính của thuốc với cây..................................................................................................16
3.4 Phương pháp xử lý số liệu .................................................................................... 19
Chương 4 KẾT QUẢ THẢO LUẬN ........................................................................................ 20
4.1 Điều tra thành phần sâu hại nhóm chích hút và thiên địch trên đậu bắp tại ruộng
thí nghiệm .................................................................................................................... 20
4.2 Điều tra diễn biến mật số rầy xanh hai chấm trên đậu bắp ở các ô thí nghiệm qua
các lần điều tra định kỳ và các thời điểm sau xử lý thuốc .......................................... 23
4.3 Đánh giá hiệu lực thuốc Laser 500WG và một số loại thuốc khác đối với rầy xanh
hai chấm Empoasca biguttula Shiraki tại Thủ Đức thành phố Hồ Chí Minh ............ 23
4.3.1 Mật độ rầy xanh hai chấm tại lần phun thứ 1 ..................................................... 23
4.3.2 Hiệu lực thuốc trừ rầy xanh hai chấm tại lần phun thứ 1 ................................... 26
4.3.3 Mật độ rầy xanh hai chấm tại lần phun thứ 2 .................................................... 28

4.3.4 Hiệu lực thuốc trừ rầy xanh hai chấm tại lần phun thứ 2 .................................. 30
4.4 Đánh giá độc tính của thuốc với cây đậu bắp ....................................................... 33
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ..................................................................................... 34


vi

5.1 Kết luận ................................................................................................................................... 34
5.2 Đề nghị .................................................................................................................................... 34
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................................... 35
PHỤ LỤC....................................................................................................................................... 38


vii

DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT

CV: Coefficience of variance, (hệ số biến thiên)
ctv: cộng tác viên
NTP: ngày trước phun
NT: nghiệm thức
NSP: ngày sau phun
ns: non significant (không có ý nghĩa)
NST: ngày sau trồng
SLBĐ: số liệu ban đầu
SLCĐa: số liệu chuyển đổi acrsin
STT: số thứ tự
TGCL: thời gian cách ly



viii

DANH SÁCH CÁC BẢNG, ĐỒ THỊ VÀ HÌNH

Bảng

trang

Bảng 2.1 Giá trị dinh dưỡng của cây đậu bắp ................................................................. 4
Bảng 3.1 Các nghiệm thức trong thí nghiệm ................................................................. 17
Bảng 3.2 Bảng phân cấp xác định độc tính của thuốc với cây đậu bắp ........................ 18
Bảng 4.1 Mật độ rầy xanh hai chấm tại lần phun thứ 1 ............................................... 24
Bảng 4.2 Hiệu lực thuốc trừ rầy xanh hai chấm tại lần phun 1 ..................................... 27
Bảng 4.3 Mật độ rầy xanh hai chấm tại lần phun thứ 2 ............................................... 29
Bảng 4.4 Hiệu lực thuốc trừ rầy xanh hai chấm tại lần phun 2 ..................................... 32
Đồ thị 4.1 Diễn biến mật độ bọ phấn trắng qua các lần điều tra ................................... 20
Đồ thị 4.2 Diễn biến mật độ rầy mềm qua các lần điều tra ........................................... 21
Đồ thị 4.3 Diễn biến mật độ rầy xanh hai chấm qua các lần điều tra............................ 23
Hình 3.1 Sơ đồ bố trí thí nghiệm ................................................................................... 17
Hình 4.1 Rầy mềm (Aphis gossypii Glov) trên ruộng đậu bắp...................................... 21
Hình 4.2 Bọ rùa (Micraspis sp.) ................................................................................... 22
Hình 4.3 Bọ đuôi kiềm ................................................................................................. 22
Hình 4.4 Rầy xanh hai chấm trên ruộng đậu bắp (Empoasca biguttula Shiraki) .......... 31
Hình 4.5 Làm đất phân lô bố trí thí nghiệm .................................................................. 31
Hình 4.6 Cánh đồng đậu bắp phát triển bình thường .................................................... 33


1

Chương 1

GIỚI THIỆU

1.1 Đặt vấn đề
Cây đậu bắp tên khoa học là Abelmoschus esculentus L. là một cây rau có
nguồn gốc từ vùng cao nguyên Ethiopia. Hiện nay đậu bắp được trồng phổ biến tại
nhiều nơi ở Việt Nam. Đậu bắp là một loại rau ăn quả, thân thảo, có thời gian sinh
trưởng ngắn, thích nghi vùng nhiệt đới nóng ẩm, có thể trồng được quanh năm và cho
thu nhập khá cao.
Tuy nhiên đậu bắp lại là ký chủ của nhiều loài dịch hại trong đó đáng kể là rầy
xanh hai chấm, chúng làm xoăn lá, giảm năng suất ảnh hưởng đến thu nhập của người
sản xuất. Rầy xanh hai chấm Empoasca biguttula Shiraki là loài côn trùng gây hại rất
phổ biến trên nhiều loại cây trồng. Chúng chích hút làm giảm sinh trưởng và ảnh
hưởng năng suất, là vector truyền virus gây xoăn lá gây hại cho các cây họ cà, thuốc
lá, bầu bí, dưa leo, khoai lang, bông vải,…. Với kích thước nhỏ, các lứa gối đầu nhau
và số lượng lớn đã tạo ra sự phá hoại rất cao lên cây trồng.
Hiện nay, tuy có nhiều phương pháp phòng trừ sâu bệnh hại nhưng phương
pháp hóa học vẫn được sử dụng rất phổ biến và kết hợp với nhiều biện pháp khác.
Tuy nhiên trong thực tế biện pháp này vẫn còn sử dụng không đúng theo nguyên tắc 4
đúng. Nên làm giảm hiệu quả phòng trừ, nguy cơ làm tăng tính kháng thuốc của các
loài dịch hại là rất cao.
Vì vậy, đề tài “ Điều tra thành phần và diễn biến của côn trùng chích hút

trên cây đậu bắp và đánh giá hiệu lực diệt trừ rầy xanh hai chấm (Empoasca
biguttula Shiraki ) của thuốc Laser 500WG và một số loại thuốc trừ sâu khác” đã
được thực hiện.


2

1.2 Mục đích

Điều tra thành phần và diễn biến, mật số các loài sâu hại thuộc nhóm chích hút
và thiên địch của chúng trên cây đậu bắp. Đánh giá hiệu lực diệt trừ rầy xanh hai
chấm của một số loại thuốc trên cây đậu bắp tại Thủ Đức.
1.3 Yêu cầu
- Điều tra thành phần, biến động mật số côn trùng chích hút trên đậu bắp.
- Đánh giá hiệu lực diệt trừ rầy xanh hai chấm của thuốc Laser 500WG và một
số loại thuốc khác.
- Đánh giá ảnh hưởng của thuốc thí nghiệm đến quần thể thiên địch.
- Đánh giá độc tính của thuốc với cây đậu bắp.


3

Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1 Giới thiệu tổng quan về cây đậu bắp
2.1.1 Giới thiệu chung
Theo Võ Văn Chi – Dương Đức Tiến, 1978 cây đậu bắp được phân loại như sau:
-

Bộ: bông (Malvales)

-

Họ: bông (Malvaceae)

-

Chi: Hibicus


-

Tên khoa học: Hibicus esculentus L.
Họ bông là một họ lớn có khoảng 90 chi và 150 loài, phân bố khắp nơi trên trái

đất, nhưng trừ vùng cực lạnh. Phần lớn các chi và loài tập trung ở các xứ nhiệt đới.
Ở nước ta có 13 chi và 50 loài mọc dại hay trồng trọt, phần lớn là cây gỗ nhỏ, cây
bụi hay cây nửa bụi, mọc ở ven rừng.
Tên thường dùng hiện nay của cây đậu bắp là Abelmoschus esculentus là một
loài cây chịu nóng bức và khô hạn tốt. Nó cũng sống được trong các loại đất nghèo
dinh dưỡng với lớp đất sét dày và sự ẩm ướt không liên tục. Tuy nhiên, sương giá
có thể gây tổn hại cho quả đậu bắp.
Đậu bắp được trồng ở nhiều nơi trên thế giới như Nhật Bản, Hoa Kỳ, Iran, Ấn
Độ, Ai Cập, Lebanon, Israel, Jordan, Iraq, Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ và các khu vực khác
ở miền đông Địa Trung Hải, Đông Nam Á.


4

2.1.2 Đặc điểm thực vật học
-

Thân: chiều cao tới 2,5 m thuộc thân thảo.

-

Lá: dài và rộng khoảng 10 - 20 cm, xẻ thùy chân vịt với 5 – 7 thùy.

-


Hoa: có màu từ trắng tới vàng, đường kính 4–8 cm, với 5 cánh hoa màu trắng
hay vàng, thường có các đốm đỏ hay tía tại phần gốc mỗi cánh hoa.

-

Quả: là dạng quả nang dài khoảng 20 cm, có chứa các tế bào. Bên trong chứa
nhiều hạt tròn màu trắng. Quả nhanh chóng có xơ và hóa gỗ nên cần thu hoạch
trong phạm vi một tuần kể từ khi được thụ phấn để có thể ăn được.

2.1.3 Giá trị dinh dưỡng
Bảng 2.1 Giá trị dinh dưỡng của cây đậu bắp
Giá trị dinh dưỡng 100 g (3,5 oz)
Năng lượng

145 kJ (35 kcal)

Axít folic (Vit. B9)

Các bon hyđrát

7,6 g

Vitamin C

Chất xơ thực phẩm

3,2 g

Can xi


Chất béo

0,1g

Magiê

Protein

2,0 g

Vitamin A

87,8 μg (22%)
21,0 mg (35%)
75,0 mg (8%)
57,0 mg (15%)

660 IU
Tỷ lệ phần trăm theo lượng hấp thụ thường nhật của người lớn.

2.1.4 Canh tác đậu bắp
2.1.4.1 Gieo trồng
- Làm đất: đất được cày bừa kỹ, sạch cỏ dại. Lên liếp có kích thước: 2,5 x 4 m
- Bón lót: Lượng phân bón quy đổi cho 1000 m2
Phân trùng quế: 200 kg, Phân lân: 30 kg, Urê: 5 kg, Phân kali: 5 kg
- Gieo hạt: Trồng cây hàng cách hàng 50 cm, cây cách cây 30 cm, mỗi hốc gieo
3 hạt, sau đó chọn lại 1 cây khoẻ mạnh; gieo hạt xong lấy tay xoa đất lấp kín hạt. Mật
độ trồng là 40000 cây/ha.



5

2.1.4.2 Chăm sóc
- Khi cây có 2 - 3 lá thật tiến hành làm cỏ, xới nông, vun nhẹ vào gốc. Cần
tưới nước thường xuyên vào sáng và chiều để giữ độ ẩm cho cây phát triển tốt.
- Bón thúc: lượng phân tính theo 1000 m2
Lần 1: khi cây có 2 lá thật, cần 5 kg urê + 3 kg kali hoà nước tưới.
Lần 2: khi cây 5 - 6 lá thật, cần 5 kg urê + 5 kg kali, bón cách gốc 15 cm.
Lần 3: khi đang ra hoa rộ, cần bón 7 kg urê + 5 kg kali bón vào giữa hai hàng.
2.2 Thành phần sâu hại đậu bắp
2.2.1 Rầy xanh hai chấm
Tên khoa học là Empoasca biguttula Shiraki thuộc họ Cicadellidae, thuộc bộ
Homoptera.
Những tên khoa học khác của rầy xanh hai chấm như Amrasca biguttula
(Shiraki), Empoasca devastans (Distant), Amrasca devastans (Distant), Sundateryx
biguttula (Ishida), Sundateryx biguttula biguttula (Ishida), Chlorita biguttula
(Ishida), Chlorita biguttula biguttula (Ishida).
Rầy trưởng thành dài 2 - 3 mm màu xanh lá cây, hình thoi đuôi nhọn, chân
sau rất nở nang, cánh trong mờ màu xanh nhạt, dài quá bụng, đầu hình tam giác,
chính giữa đầu có vệt trắng và có hai chấm đen nhỏ hai bên.
Trứng nhỏ, dài và cong như quả chuối, mới đẻ màu trắng đục, sắp nở màu
nâu sẫm. Rầy non hình dạng giống trưởng thành, không có cánh, màu xanh nhạt,
hoặc xanh vàng.
Đặc điểm sinh học: rầy trưởng thành ban ngày ẩn nấp dưới tán lá hoặc phía
bên kia ánh sáng mặt trời, khi bị động rầy bò ngang và lẩn trốn nhanh. Rầy trưởng
thành cái đẻ trứng ở phần non gần ngọn hoặc cuống và gân lá non, trứng cắm vào
mô cây, thành tổ 2 - 10 trứng, xếp liền nhau thành 1 - 2 hàng. Một rầy cái đẻ trung
bình 50 - 100 trứng. Rầy sống tập trung dưới mặt dưới lá, chích hút nhựa làm lá
xoăn lại, lúc đầu tạo thành các đốm biến màu, sau chuyển sang màu vàng, lá nhỏ và

khô cháy, hoa nhỏ, quả ít và nhỏ.
Rầy phát triển mạnh trong điều kiện khô và nóng. Vòng đời trung bình
khoảng 15 - 20 ngày, trong đó thời gian trứng 5 - 7 ngày, rầy non 7 - 10 ngày, rầy


6

trưởng thành đẻ trứng 2 - 3 ngày và có thể sống 10 - 12 ngày. Rầy phá hoại nhiều
loại cây như lúa, bông, đậu tương, đậu bắp, cà chua, cà tím, chè, cam quýt,…(Phạm
Văn Biên, Bùi Cách Tuyến, Nguyễn Mạnh Chinh, 2003)
2.2.2 Tình hình nghiên cứu ngoài nước và phòng trừ rầy xanh hai chấm
Rầy xanh hai chấm được xem là một loài dịch hại quan trọng trên cây
đậu bắp bông vải và nhiều loài cây khác. Chúng gây hại ở nhiều quốc gia và nhiều
vùng khí hậu trên thế giới. Chúng có khả năng thích nghi theo nhiều vùng khí hậu.
Tại Ấn Độ một nghiên cứu dùng 3 giống bông vải MCU7, SVPR3, SPCH22. Các
con rầy xanh hai chấm cách nhau 5 ngày tuổi được đưa vào ruộng thí nghiệm. Dịch
hại bắt đầu có mặt tại tuần thứ 3 của tháng 2 (tuần thứ 3 của vụ trồng). Dịch hại đạt
đỉnh điểm tại tuần thứ hai của tháng 3 (tuần thứ 6 của vụ trồng). Mật độ cao nhất đạt
9,3 con/lá được ghi nhận tại nhiệt độ (21 - 310C), độ ẩm 52 - 58 %, không mưa, vận
tốc gió là 4,5 km/h, tổng giờ nắng là 9 giờ/tuần, lượng nước bốc hơi là 56,1 mm,
lượng sương rơi là 1,491 mm. Sự tác động cao nhất của rầy đến các giống bông vải
được tăng lên lần lượt là MCU7, SPCH 22, SVPR3. Mật độ rầy xanh hai chấm tăng
lên có ý nghĩa và tương quan giữa các mối quan hệ buổi sáng và chiều với ẩm độ,
khu vực mưa. Có tương quan nghịch với nhiệt độ thấp nhất với vận tốc gió, sương
rơi. Nghiên cứu này cho thấy thời tiết ảnh hưởng đến rầy xanh hai chấm, có ý nghĩa
trong việc dự báo sự dao động mật số của chúng. Các cách phòng trừ rầy xanh hai
chấm, các dịch hại khác trong chiến lược quản lý dịch hại. (S.Selvaraj,
D.Adiroubane và V.Ramesh, 2011).
Một hướng đi khác trong phòng trừ rầy xanh hai chấm là xem xét khả năng
tự phòng vệ của các loại cây ký chủ. Cho đến nay đã có nghiên cứu nhận định có

gen trong cây đậu bắp kháng lại sự xâm nhiễm của loài này và sẽ được phát triển
phương pháp phòng trị này trong tương lai. (B.R.Sharna và Caljit Singh Gill,1984).
Năm 2011 trong nghiên cứu dùng 9 loại đậu bắp khác nhau. Chúng được lựa chọn
để xác định vai trò cấu trúc vật lý tương quan với mật số rầy xanh hai chấm. Qua đó
nhận thấy các cấu trúc vật lý như mật độ lông ở gân lá, mật độ lông ở phiến lá ở
mặt trên, mặt dưới của lá có tương quan và tỷ lệ nghịch với mật độ rầy xanh hai
chấm. Kế đến là các cấu trúc như độ dài lông ở gân lá và giữa lá, độ dài lông ở gân


7

lá, chiều cao cây và sự phân nhánh cũng có mối tương quan với mật độ dịch hại.
Các cấu trúc như diện tích lá, độ ẩm dưới mặt lá có tương quan thuận với mật độ rầy
xanh. Vai trò của các cấu trúc vật lý trong việc ngăn cản sự xâm nhập của rầy xanh
này đã được kết luận. Mật độ lông ở gân mặt trên lá chiếm 53,1%, mật độ lông ở
gân mặt dưới lá chiếm 15,1% và mật độ lông ở phiến lá chiếm 7,2% trong vai trò
làm cho rầy xanh hai chấm dao động về mật số. Các yếu tố trên có ý nghĩa và tỷ lệ
nghịch với sự dao động mật độ dịch hại. (Jamshaid Iqbal, Mansoor ul Hasan và
cộng tác viên, 2011)
Mức độ kháng nhiễm của cây bông vải với rầy xanh hai chấm thể hiện qua
lông trên lá và hướng của lông. Theo nghiên cứu 106 giống cây được tuyển chọn,
mật độ lông trên phiến lá và gân lá, độ dài lông tương quan với ấu trùng của rầy
xanh hai chấm trên phần trăm lá chưa bị xâm nhập. Mật độ lông và độ dài lông trên
phiến lá là chỉ số tốt nhất để tuyển chọn giống cây chống lại sự tấn công của rầy
xanh hai chấm. (S.M.Sikka, V.M.Sahni và Dhamo K.Butani, 1966)
Cũng trong khả năng tự phòng vệ của cây ký chủ thì theo Ram Singh và RA
Agarwal, 1988 vị trí đẻ trứng ưa thích của các con rầy cái sẽ bị chống lại bởi các
cấu trúc của cây như sợi lông trên lá, các hợp chất hóa học trong cây. Hiện nay các
nhà khoa học đang nghiên cứu phòng trị chúng bằng cách tạo những giống cây đậu
bắp có khả năng chống lại sự tấn công của chúng dựa vào các hợp chất hóa học do

cây tiết ra, các cấu trúc của cây có khả năng chống lại sự xâm nhập của chúng như
hình thành lông nhiều trên lá. Rầy xanh không bám vào lá được, hạn chế sự tấn
công của chúng.
Kế đến trong các nghiên cứu về phòng trừ loài dịch hại này đó là sử dụng
các đặc tính có sẵn trong cây. Theo K.N.Saxena và A.Basit, 1982 đã thay đổi các
loại cây trồng có khả năng tiết ra chất hóa học bay hơi để xua đuổi chúng. Khi đó
các con trưởng thành không tìm được vị trí đẻ trứng. Từ đó ngăn chặn được sự xâm
nhập của chúng. Các loại cây được đề cập trong thí nghiệm là cây khuynh diệp,
chanh, cam quýt, cây neem. Các chất hóa học ở các loại cây này sẽ xua đuổi chúng.
Các chất đó gồm carvacrol, citronellol, farnesol, geraniol, eucalyptups oil, neem oil
có khả năng xua đuổi chúng. Trong đó carvacrol có độc tính ảnh hưởng đến ấu
trùng nhưng không ảnh hưởng đến thành trùng.


8

Một hướng đi khác trong việc phòng trị rầy xanh hai chấm là dùng dầu chiết
xuất từ hạt cây neem đó là một loại thuốc sinh học. Thí nghiệm sử dụng dầu neem,
imidacloprid, carbosulfan và Pseudomonas fluorescens để phòng trị rầy xanh hai
chấm. Kết quả thu được cho thấy hiệu quả diệt trừ rầy xanh hai chấm của dầu neem
cũng tốt so với dùng thuốc hóa học, và năng suất cao. (P.Indira Gandhi,
K.Gunasekaran, Tongmin Sa, 2006).
Còn việc sử dụng chất hóa học nhân tạo thì theo Misra H.P, 2002 đã đề nghị sử
dụng thiamethoxam (Actara 25WG), imidaclorid (Confider 200SL), profenophos +
cypermerthin (Rocket 44EC), azadirachtin (Neemarin 1500 ppm), profenophos
(Curacron 50EC), cypermerthin (Superkiller 10EC) để phòng trị rầy xanh hai chấm.
2.2.3 Bọ phấn trắng
Bọ phấn trắng có nguồn giốc từ Trung Mỹ và vịnh Caribe. Ở một số vùng
của châu Mỹ, bọ phấn trắng xuất hiện ở các quốc gia, khu vực như: Bahamas,
Barbados, Brazil, Canary Island, Costa rica, Cuba, Dominica, Ecuador, Haiti,

Martinique, Peru, Philippines, Panama và Nam Florida, trên đảo ở Thái Bình
Dương, bọ phấn trắng tìm thấy ở các khu vực như: American Samoa, đảo Cook,
Fiji, Hawaii, Kiribati, Majuro, đảo Mariana, Nauro, Palau, Pohnpo, Tokelau, Tonja
và tây Samoa (Waterhouse và Norris, 1989).
Bọ phấn trắng Bemisia tabaci G. gây hại ở tất cả các giai đoạn phát triển của
cây đậu bắp. Chúng là đối tượng gây hại phổ biển nhất trên đồng ruộng, chúng
chích hút nhựa cây, là vector truyền virus cho nhiều loài cây trồng.
Bọ phấn có các loài như Alerodicus dispersu Russell, Bemisia tabaci G. và
loài Dileurodis sp.
Trong đó loài Alerodicus dispersu Russell thì thành trùng có màu trắng và
kích thước nhỏ, chiều dài khoàng 2 - 3 mm và có một lớp sáp mịn trên cơ thể.
Chúng gần giống như loài bướm nhỏ. Cả con đực và con cái đều có cánh, mắt có
màu đỏ nâu hoặc hơi xám. Cánh của chúng trong suốt khi mới vũ hóa và sau khi vũ
hóa một vài giờ thì phủ lên một lớp phấn trắng. (Waterhouse và Norris, 1989)
Loài Bemisia tabaci Gennadius thì trứng thường đẻ ở mặt dưới của lá non,
tầng trên của cây. Con cái đẻ từ 28 - 300 trứng phụ thuộc vào nhiệt độ và cây ký


9

chủ. Ở nhiệt độ thấp thì gia tăng tỉ lệ tử vong. Trứng đẻ hình quả lê, thường được đẻ
vào biểu bì của lá hay tế bào ở mặt dưới của lá. Trứng bám chặt vào lá bằng một cái
cuống. Khi mới đẻ trứng có màu trắng và trở nên nâu khi sắp nở. Thành trùng hoạt
động vào buổi sáng sớm, chiều mát, chúng không thích ánh sáng mạnh. Chúng hoạt
động rất linh hoạt, ban ngày đậu ở dưới mặt lá, có động thì chúng bay lên cao chừng
2-3 m. Trong điều kiện nắng to hoặc mưa, rầy trưởng thành ít bay mà núp ở những
lá sát mặt đất, bụi cây rậm. Con trưởng thành đẻ trứng thành từng ổ từ 4 - 6 trứng
hoặc rải rác ở mặt lá, chúng thường tập trung ở các lá bánh tẻ, thành trùng dài
khoảng 1 mm có 2 cặp cánh trắng và cơ thể có màu vàng sáng. (Ronald và Martin,
1992).

Loài Dileurodis sp. thì nhộng hình oval, có điểm vàng xanh đến cam trên
lưng, xác nhộng thì màu trắng đục, sau khi thành trùng vũ hóa và giữ lại hình thù
chính của nó. Trứng màu vàng có bề mặt hơi láng. Thành trùng có cặp cánh trắng.
Trứng được đẻ dưới tán lá và nở sau 8 - 24 ngày phụ thuộc vào mưa, trứng không
thụ tinh nở ra toàn con đực. Ấu trùng sớm định cư, ăn và không di chuyển cho đến
khi vũ hóa, giai đoạn ấu trùng trung bình 23 - 30 ngày, nhộng 10 - 30 ngày, trứng
sống trung bình 10 ngày có khi 27 ngày, mỗi thành trùng trung bình đẻ 150 trứng
điều kiện ngoài đồng (Ronald và Martin, 1992)
Ký sinh và biện pháp phòng trị
Bọ phấn gây hại rất cao, có đến 700 loài cây ký chủ trong đó có 86 họ thực
vật. Nó là vector truyền hơn 90 dạng virus gây bệnh cho cây trồng, (Byrne và ctv,
1990). Về phòng trị thì có 2 loài ong ký sinh là Encasia và Ertmocerus (diệt loài
Aleurodicus dispersus R.) (Gerling, 1985).
Nấm ký sinh có loài Paecilomyces farinosus, P.fumosoroseus, Aschersnia
aleyrodis, Erynia radicans, Verticillum lecanii. Côn trùng săn mồi có 4 họ
(Chrysopidae, Miridae, Anthocoridae, Coccinelidae) và 11 loài nhện thuộc 2 họ
Phytoseiidae và Stigmaeidae (Gerling, 1986).
Phòng trừ bọ phấn trắng bằng biện pháp hóa học với các hoạt chất như
(Imidacloprid,

Acetamiprid,

Thiamethoxam,

Pymetrozine) có hiệu quả diệt trừ tốt.

Dinotefuran,

Abamectin,



10

2.2.4 Rầy mềm
Tên khoa học là Aphis gossypii Glov thuộc bộ Homoptera.
Đặc điểm hình thái: cả rầy trưởng thành và non đều rất nhỏ, cơ thể dài khoàng
1mm, hình quả lê, trần trụi và mềm. Màu sắc thay đổi từ vàng nhạt đến xanh thẫm
hoặc xanh đen tùy theo mùa (mùa đông màu thẫm, mùa hè màu nhạt). Cuối bụng có
phiến đuôi và hai ống bụng ở hai bên.
Rệp trưởng thành có hai loại có cánh và không có cánh. Dạng có cánh thường
phát sinh vào cuối vụ cây trồng hoặc khi mật độ dày đặc, có khả năng di chuyển xa.
Đặc điểm sinh học và tác hại: rầy có hai kiểu sinh sản là sinh sản đơn tính đẻ ra
con và sinh sản lưỡng tính có giao phối đực cái. Trong điều kiện nhiệt độ và ẩm độ
thích hợp rầy sinh sản theo kiểu đơn tính và đẻ ra con, mật độ tăng nhanh, một rầy
cái đẻ trung bình từ 30 - 50 con. Rầy non và rầy trưởng thành không có cánh sống
tập trung thành đám ở chồi và mặt dưới lá non. Rầy mềm còn là môi giới lan truyền
bệnh khảm virus cho cây. Vòng đời từ 15 - 20 ngày, gây hại cho nhiều loài cây khác
nhau: dưa, bầu bí, khoai tây, đậu, bông , thuốc lá cam quýt,…(Phạm Văn Biên, Bùi
Cách Tuyến, Nguyễn Mạnh Chinh, 2003).
Về phòng trị thì sử dụng chất hóa học như thiamethoxam (Actara 25WG),
imidaclorid (confider 200 SL), profenophos + cypermerthin (Rocket 44EC),
azadirachtin (Neemarin 1500 ppm), profenophos (Curacron 50EC), cypermerthin
(Superkiller 10EC) để phòng trị rầy xanh hai chấm. (Misra H.P, 2002)
2.3 Một số loại thuốc được sử dụng
2.3.1 Laser 500WG : thuốc mới chưa có trên thị trường.
2.3.2 Radiant 60SC
- Sản phẩm của công ty Dow AgroSciences B.V
- Hoạt chất: spinetoram
- Sử dụng: dùng phòng trị sâu xanh da láng, đậu tương, dòi đục lá, bọ trĩ,...



11

2.3.3 Confidor 100SL (Bayer Vietnam Ltd)
-

Hoạt chất: imidacloprid

-

Tên hóa học: 1[(6-chloro-3-pyridinyl) methyl]-N- nitro-2- imidazolinimine.

-

Phân tử lượng: 255,7

-

Nhóm hóa học: chloronicotinyl

-

Tính chất: thuốc kỷ thuật dạng tinh thể, không màu. Trọng lượng riêng là
1,54 g/cm3 (200C). Không tan trong nước, tan nhiều trong dung môi hữu cơ
như hexane, dichloromethane, propanol, toluene.
Nhóm độc II, LD50 qua miệng 450 mg/kg , LD50 qua da > 5000 mg/kg. Ít
độc với cá, độc với ong. TGCL 14 ngày.
Tác động tiếp xúc, vị độc và nội hấp. Phổ tác dụng rộng.

-


Sử dụng: phòng trừ nhiều loại sâu ăn lá và chích hút cho lúa, ngô, khoai
tây, rau, bông, mía và cây ăn quả. Có hiệu lực cao với các loại rầy, rệp, bọ
trĩ. Ngoài ra còn dùng trừ các sâu hại trong đất, xử lý hạt giống.

-

Khả năng hỗn hợp: dùng phun lên cây, có thể pha chung với nhiều thuốc
trừ sâu bệnh khác.

2.3.4 Mospilan 3EC (Nippon Soda Co;Ltd)
-

Hoạt chất: acetamiprid

-

Tên hóa học: (E)- N1-[(6-Chloro-3-pyridyl) methyl] -N2-Cyano-N1 –
methylacetamidine.

-

Phân tử lượng: 222,68

-

Nhóm hóa học: cyanoamidine

-


Tính chất: thuốc kỷ thuật dạng bột rắn, điểm nóng chảy là 98,90C trọng
lượng riêng 1,33 g/cm3. Tan trong nước (4,25 g/l ở 250C), acetone (> 200
g/l), ethanol (200 g/l), dichloromethane (> 200 g/l), hexane (0,00654 g/l)
Nhóm độ II, LD50 qua miệng 314 - 417 mg/kg, LD50 qua da > 2000 mg/kg,

LC50 xông hơi > 300 mg/m3. Không kích thích da và mắt. Ít độc với cá (LC50
với cá chép > 100 mg/l trong 48 giờ), rất ít độc với ong mật. Dư lượng tối đa
cho phép với rau và quả là 5 mg/kg, chè 50 mg/kg, khoai tây 0,5 mg/kg. TGCL
10 ngày. Ức chế hoạt động của men ChE. Tác động tiếp xúc, vị độc, có khả


12

năng nội hấp. Phổ tác dụng rộng, diệt trừ được các sâu non bộ cánh cứng, cánh
vảy, 2 cánh, nửa cánh và cánh tơ.
- Sử dụng: Mospilan dùng phòng trừ bọ trĩ, rầy, rệp, bọ phấn trắng, sâu
khoang, sâu khoang, sâu vẽ bùa, dòi đục lá cho rau, dưa, ngô, chè, cà phê, cây
ăn quả. Liều lượng sử dụng 1,5 - 3 l/ha. (Tương đương 50 - 100 g.a.i), pha nước
với nồng độ 0,3 - 0,5%, phun 300 - 500 lít nước cho 1 ha với cây ngắn ngày
hoặc phun ướt đều tán cây lâu năm.
- Khả năng hỗn hợp: có thể pha chung nhiều loại thuốc trừ sâu bệnh khác,
không pha chung với thuốc Bordeaux.
2.3.5 Actara 25WG (Syngenta Vietnam Ltd)
-

Hoạt chất: thiamethoxam

-

Tên hóa học: 3 - (2 – chloro - 1,3 – thiazol – 5 - ylmethyl) - 1,3,5 –

oxadiazinan - 4 ylidene (nitro) amine.

-

Nhóm hóa học: thianicotiny

-

Tính chất: thuốc kỷ thuật dạng rắn, màu nâu sáng, trọng lượng riêng 0,47
g/cm3, (200C), mùi hôi nhẹ. Điểm nóng chảy 1390C tan trong nước(4,1 g/l ở
250C), tan trong nhiều dung môi hữu cơ như methanol(10 g/l), acetone (42
g/l), acetronitrile (78 g/l).

Nhóm độ II, LD50 qua miệng 1563 mg/kg, LD50 qua da > 2000 mg/kg. Nó ít độc
với cá (LC50 >100 ppm) và ong. TGCL từ 7 - 14 ngày.
Tác động vị độc và tiếp xúc, khả năng nội hấp mạnh. Phổ tác dụng rộng, phòng
trừ được nhiều loại sâu ăn lá và chích hút cho nhiều loại cây trồng.
- Sử dụng: Actara 25WG dùng phòng trừ rầy nâu hại lúa, rầy xanh, bọ trĩ, bọ xít
muỗi hại chè, rệp, bọ phấn hại rau, cà chua, dưa, rệp sáp hại cà phê, rầy chổng
cánh hại cây có múi, bọ cánh cứng hại dừa. Pha nước với nồng độ 0,015 %, phun
ướt đều lên cây.
-

Khả năng hỗn hợp: có thể pha chung với nhiều thuốc trừ sâu bệnh khác.


13

2.3.6 Oshin 20WP (Mitsui Chemicals, Inc)
-


Hoạt chất: dinotefuran

-

Tên hóa học: (RS) -1- methyl-2-nitro-3-(tetrahydro-3-furylmethyl) guanidine

-

Nhóm hóa học: neonicotinoid

-

Tính chất: thuốc kỷ thuật ở thể rắn, điểm nóng chảy 94,5 - 101,50C. Tan
trong nước 54,3 g/l (ở 200C)
Nhóm độc III, LD50 qua miệng là 2804 mg/kg. Qua da > 2000 mg/kg. Ít độc

với cá (LD50 với cá chép > 1 g/l trong 96 giờ). TGCL 7 ngày. Thuốc trừ sâu vị
độc và tiếp xúc, có khả năng nội hấp mạnh. Phổ tác dụng rộng, phòng trừ được
nhiều loại sâu miệng nhai và chích hút cho nhiều loại cây trồng.
- Sử dụng: Oshin 20WP hiện dăng ký phòng trừ rầy nâu hại lúa. Liều lượng sử
dụng 0,5 - 0,75 kg/ha, pha nước với nồng độ 0,1% phun ướt đều lên cây.
- Khả năng hỗn hợp: khi sử dụng có thể pha chung với nhiều loại thuốc trừ sâu
bệnh khác. Không pha chung dung dịch với thuốc có tính kiềm mạnh như
Bordeaux.
2.3.7 Abatimec 1,8EC
-

Sản phẩm của công ty tác nhiệm hữu hạn và thương mại Đồng Xanh


-

Hoạt chất: abamectin

- Tên hóa học: Abamectin là hỗn hợp của 2 loại hợp chất Avermectin B1a
(80%) và B1b (20%).
- Tính chất: thuốc được sản xuất từ dịch phân lập qua lên men nấm
Streptomyces avermitilis. Nguyên chất dạng bột rắn, màu vàng nhạt, điểm
nóng chảy 150 - 1550C, tan ít trong nước (0,01 ml/l) tan trong nhiều dung
môi hữu cơ. Nhóm độ II, LD50 qua miệng 300 mg/kg, LD50 qua da > 1800
mg/kg, dễ kích thích da và mắt, tương đối độc với cá, ít độc với ong. TGCL
là 14 ngày. Thuốc trừ sâu và nhện tiếp xúc, vị độc. Phổ tác dụng tương đối
hẹp.
-

Sử dụng: phòng trừ các loại sâu tơ, sâu xanh, dòi đục lá, rầy, bọ phấn và
nhện hại cà chua, các loại rau, cam quít và các cây ăn quả khác.

-

Khả năng hỗn hợp: có thể pha chung với nhiều thuốc trừ sâu bệnh khác.


14

2.3.8 Chess 50WG (Syngenta Vietnam Ltd.)
-

Hoạt chất: pymetrozine


-

Tên hóa học: 1,2,4 – triazin - 3(2H)-1,4,5 – dihydro-6-methyl-4-[(3pyridinylmethylene) amino]

-

Nhóm hóa học: pyridine azomethines
Tính chất: thuốc kỷ thuật ở thể rắn, điểm nóng chảy 217 0C, tan trong nước

0,29 g/l ở pH từ 6,4 -6,5 và nhiệt độ 25 0C.
Nhóm độc III, LD50 qua miệng 5820 mg/kg, LD50 qua da > 2000 mg/kg. Ít độc
với cá. Thời gian cách ly 7 ngày.
Thuốc trừ sâu vị độc và tiếp xúc, có khả năng nội hấp mạnh. Phổ tác dụng rộng,
phòng trừ được nhiều sâu hại miệng nhai và chích hút ở nhiều loại cây trồng.
-

Sử dụng: Chess 50WG được dùng để phòng trừ rầy nâu hại lúa. Liều lượng
sử dụng 0,3 kg/ha phun ướt đều lên lá.

-

Khả năng hỗn hợp: có thể pha chung với nhiều thuốc trừ sâu bệnh khác.


15

Chương 3
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Địa điểm và thời gian nghiên cứu

3.1.1 Địa điểm:
Thí nghiệm được thực hiện tại trại thực nghiệm khoa Nông học Trường Đại học
Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh.
3.1.2 Thời gian nghiên cứu
-Viết và bảo vệ đề cương: 02/2011 - 10/03/2011
-Thời gian thực hiện thí nghiệm ngoài đồng ruộng: 01/03/2011 - 15/06/2011
-Thời gian xử lý số liệu, viết báo cáo: 15/06 - 15/07/2011.
3.2 Thời tiết ghi nhận trong thời gian xử lý thuốc
- Tại lần xử lý thuốc thứ 1, sau phun 5 giờ có mưa to kéo dài khoảng 120 phút.
- Tại lần xử lý thuốc thứ 2, sau phun 10 giờ có mưa to kéo dài khoảng 120 phút.
3.3 Vật liệu
3.3.1 Dụng cụ
-

Dụng cụ điều tra: máy ảnh, sổ ghi chép.

-

Dụng cụ xử lý thuốc: bình phun thuốc cầm tay loại 4 lít, ống xilanh 1
ml, 5 ml, ống đong 100 ml.


16

3.3.2 Các loại thuốc trừ sâu:
Laser 500WG, Radiant 60SC, Confidor 100 SL, Mospilan 20SP, Actara 25WG,
Oshin 20WP, Abatimec 1,8EC, Chess 50WG.
3.3.3 Giống đậu bắp: đậu bắp Trang Nông trái dài xanh nhạt A1. Khối lượng sử
dụng 450 g/500 m2.
3.3.4 Phương pháp nghiên cứu

3.3.4.1 Điều tra thành phần sâu hại nhóm chích hút, thiên địch trên đậu bắp
* Phương pháp điều tra
- Tại mỗi ô thí nghiệm chọn 5 điểm ngẫu nhiên theo đường chéo gốc, mỗi điểm
chọn 1 cây. Tổng số cây điều tra trên ruộng thí nghiệm là 240 cây. Khi cây còn
nhỏ đếm tất cả các lá, khi số lá lớn hơn 5 lá thì đếm mỗi cây 5 lá từ trên ngọn
xuống. Quan sát mặt trên và mặt dưới lá ghi nhận thành phần, số lượng của các
loại côn trùng chích hút và thiên địch, tính trung bình mật số côn trùng trên cây.
-

Thời gian điều tra: 10 ngày điều tra 1 lần, lần điều tra đầu tiên khi cây từ 2-3 lá
thật.
* Chỉ tiêu theo dõi:

-

Mật độ của côn trùng chích hút, thiên địch (con/cây).

-

Sự xuất hiện của côn trùng chích hút, thiên địch ở các điểm điều tra.

3.3.4.2 Đánh giá hiệu lực diệt trừ rầy xanh hai chấm của các thuốc thí nghiệm và
độc tính của thuốc với cây đậu bắp
* Phương pháp bố trí thí nghiệm
- Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối đầy đủ hoàn toàn ngẫu nhiên.
- Diện tích ô cơ sở: 15 m2, tổng diện tích các ô thí nghiệm là 720 m2.
- Có 12 nghiệm thức và 4 lần lặp lại.
- Phun thuốc 2 lần, xử lý thuốc lúc rầy xanh hai chấm đạt mật độ 40 - 50 con/cây.
Phun đều mặt lá, lần phun 2 phun cách 10 ngày sau lần phun 1.



×