Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

ĐIỀU TRA HIỆN TRẠNG PHÒNG TRỪ CỎ DẠI VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU LỰC TRỪ CỎ CỦA MỘT SỐ THUỐC TRỪ CỎ TIỀN NẢY MẦM TRÊN RUỘNG LÚA SẠ TẠI MỘC HÓA LONG AN VỤ ĐÔNG XUÂN 20102011

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.77 MB, 104 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH
KHOA NÔNG HỌC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐIỀU TRA HIỆN TRẠNG PHÒNG TRỪ CỎ DẠI VÀ ĐÁNH GIÁ
HIỆU LỰC TRỪ CỎ CỦA MỘT SỐ THUỐC TRỪ CỎ TIỀN NẢY
MẦM TRÊN RUỘNG LÚA SẠ TẠI MỘC HÓA
LONG AN VỤ ĐÔNG XUÂN 2010-2011

Họ và tên sinh viên: Nguyễn Tuyết Hạnh
Ngành: Bảo vệ thực vật
Niên khóa: 2007 - 2011

Tháng 07/2011


i

 

ĐIỀU TRA HIỆN TRẠNG PHÒNG TRỪ CỎ DẠI VÀ ĐÁNH GIÁ
HIỆU LỰC TRỪ CỎ CỦA MỘT SỐ THUỐC TRỪ CỎ TIỀN NẢY
MẦM TRÊN RUỘNG LÚA SẠ TẠI MỘC HÓA
LONG AN VỤ ĐÔNG XUÂN 2010-2011

Tác giả

NGUYỄN TUYẾT HẠNH
Khóa luận tốt nghiệp đệ trình để hoàn thành yêu cầu cấp bằng kỹ sư ngành


Bảo Vệ Thực Vật

Giáo viên hướng dẫn
ThS.Nguyễn Thân
KS.Nguyễn Hữu Trúc

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2011

 


ii

 

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và kính trọng đến:
- Ban Chủ nhiệm khoa Nông học, các thầy cô giáo Trường Đại học Nông Lâm
thành phố Hồ Chí Minh đã giảng dạy và truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu
trong suốt bốn năm học qua.
- Thầy Nguyễn Hữu Trúc, ThS.Nguyễn Thân và Ks.Nguyễn Hải Long, người trực
tiếp hướng dẫn và tận tình chỉ bảo, truyền đạt những kiến thức quý báu giúp tôi hoàn
thành luận văn.
- Viện Nghiên Cứu và Phát Triển Nông Nghiệp Đồng Tháp Mười và Ban Giám
Đốc Công Ty Cổ Phần Thuốc Sát Trùng Việt Nam (VIPESCO) đã tạo điều kiện giúp đỡ
tôi trong quá trình thực hiện đề tài này.
- Các nông hộ trồng lúa huyện Mộc Hóa đã trao đổi thông tin, kinh nghiệm tạo
điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình điều tra thu thập số liệu.
- Cảm ơn cha, mẹ người đã sinh thành, nuôi lớn tôi, là nguồn động viên to lớn,

cùng toàn thể các bạn sinh viên đã chia sẽ buồn vui và đóng góp ý kiến cho tôi trong suốt
quá trình học tập tại trường và trong quá trình làm đề tài.
TP Hồ Chí Minh, tháng 07 năm 2011
Sinh viên
Nguyễn Tuyết Hạnh

 


iii

 

TÓM TẮT
NGUYỄN TUYẾT HẠNH, Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh, tháng
07/2011. ĐIỀU TRA HIỆN TRẠNG PHÒNG TRỪ CỎ DẠI VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU
LỰC TRỪ CỎ CỦA MỘT SỐ THUỐC TRỪ CỎ TIỀN NẢY MẦM TRÊN RUỘNG
LÚA SẠ TẠI MỘC HÓA - LONG AN VỤ ĐÔNG XUÂN 2010-2011.
Giáo viên hướng dẫn: K.s Nguyễn Hữu Trúc.
Th.s Nguyễn Thân
Nhằm tìm hiểu thực trạng sản xuất nông nghiệp của người dân tại huyện Mộc Hóa,
tỉnh Long An, qua đó nắm bắt được tình hình canh tác lúa và những thuận lợi – khó khăn
mà người nông dân gặp phải, đề tài đã được tiến hành từ điều tra nông hộ bằng mẫu in sẵn
về tình hình sản xuất nông nghiệp của hộ nông dân tại huyện Mộc Hóa, tỉnh Long An;
đồng thời tiến hành khảo sát hiệu lực thuốc trừ cỏ Vifiso 300EC của Công ty VIPESCO,
khảo nghiệm được tiến hành trên vùng đất phèn của huyện Mộc Hóa vào vụ Đông Xuân.
Từ kết quả điều tra, khảo nghiệm tôi rút ra một số kết luận sau:
Thành phần và tỷ lệ cỏ dại xuất hiện trên ruộng điều tra của 50 hộ nông dân gồm 3
nhóm; trong đó nhóm hòa bản xuất hiện ở mức rất phổ biến (cỏ lồng vực, cỏ đuôi phụng),
phổ biến là nhóm chác lác (cỏ cháo, cỏ chác), ít phổ biến là nhóm lá rộng (rau mương).

Hầu hết nông dân đều phải sử dụng thuốc trừ cỏ gồm cả 2 nhóm tiền nảy mầm và hậu nảy
mầm, thời gian phun xịt từ 1 – 15 ngày sau sạ. Trong đó, thường được sử dụng nhiều nhất
là Sofit 300EC (chiếm 56%) thuộc nhóm tiền nảy mầm, hạn chế cạnh tranh của cỏ dại
ngay từ khi cây lúa mới mọc mầm. Chi phí sử dụng thuốc trừ cỏ chiếm tỉ lệ rất thấp
(1,8%) so với tổng chi phí sản xuất nhưng đã làm gia tăng năng suất và hiệu quả kinh tế
cho hộ nông dân. Qua điều tra ghi nhận phản ánh nông dân cần chú ý đến khả năng kháng
thuốc trừ cỏ của các nhóm chác lác trên ruộng lúa.
Thành phần và tỷ lệ cỏ dại xuất hiện trên ruộng thí nghiệm gồm: nhóm hòa bản (cỏ
lồng vực, cỏ đuôi phụng) xuất hiện phổ biến, nhóm chác lác (cỏ cháo, cỏ chác) và nhóm
lá rộng (rau mương) xuất hiện ít phổ biến. Qua kết quả phân tích ở các bảng cho thấy các
loại thuốc diệt cỏ khá tốt. Trong đó thuốc Vifiso 300EC diệt cỏ khá tốt với cả 3 nhóm cỏ
 


iv

 

hiệu lực từ 84,8 – 100%, thuốc Vibuta 62ND và Sofit 300EC có khả năng diệt nhóm chác
lác và nhóm lá rộng rất tốt nhưng hiệu lực diệt cỏ kém hơn thuốc Vifiso 300EC trong việc
trừ nhóm hòa bản.
Nhìn chung các loại thuốc tham gia thí nghiệm là nhóm tiền nảy mầm có phổ tác
dụng rộng, không gây ngộ độc hay ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển của cây lúa và
cho năng suất cao hơn rõ rệt so với nghiệm thức đối chứng không xử lý thuốc.
Hiệu quả kinh tế khi sử dụng thuốc trừ cỏ ở các nghiệm thức cao hơn so với đối
chứng không xử lý thuốc. Tỉ suất lợi nhuận cao nhất là ở thuốc Vifiso 300EC (1,65%).

 



v

 

MỤC LỤC
Trang
TRANG TỰA ........................................................................................................................ i
LỜI CẢM ƠN.......................................................................................................................ii
TÓM TẮT........................................................................................................................... iii
MỤC LỤC ............................................................................................................................ v
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................................. x
DANH SÁCH CÁC BẢNG ................................................................................................xi
DANH SÁCH CÁC HÌNH ............................................................................................... xiii
Chương 1 MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1
1.1.Đặt vấn đề. ...................................................................................................................... 1
1.2. Mục đích và yêu cầu ...................................................................................................... 2
1.2.1. Mục đích ..................................................................................................................... 2
1.2.2. Yêu cầu ....................................................................................................................... 2
Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................................. 3
2.1. Định nghĩa cỏ dại........................................................................................................... 3
2.2. Tác hại của cỏ dại .......................................................................................................... 3
2.2.1.Cỏ dại cạnh tranh các điều kiện sinh sống của cây trồng ........................................... 3
2.2.2. Cỏ dại tiết ra những chất độc gây hại. ........................................................................ 4
2.2.3. Cỏ dại là ký chủ sâu bệnh. .......................................................................................... 4
2.2.4. Cỏ dại làm giảm năng suất và phẩm chất cây trồng. .................................................. 4
2.2.5. Cỏ dại làm tăng thêm giá thành sản phẩm nông nghiệp............................................. 4
2.2.6. Cỏ dại gây ô nhiễm và cản trở nguồn nước. ............................................................... 4
2.2.7. Cỏ dại ảnh hưởng đến sức khỏe con người và gia súc. .............................................. 4
2.3. Đặc điểm chung của cỏ dại. ........................................................................................... 5
2.3.1. Cỏ dại có nhiều hình thức sinh sản. ............................................................................ 5

2.3.2. Cỏ dại có số hạt và số mầm ngủ sinh sản vô tính rất nhiều, khả năng nhân giống
cao. ........................................................................................................................................ 5
 


 

vi

2.3.3. Cỏ dại có tính chất dễ rụng, có nhiều hình thức lan truyền và phần lớn hạt cỏ chỉ
mọc mầm ở lớp đất nông. ..................................................................................................... 5
2.3.4. Tính miên trạng của cỏ dại. ........................................................................................ 6
2.3.5. Hạt cỏ dại có hiện tượng nảy mầm không đều và giữ sức nảy mầm rất lâu. ............. 6
2.3.6. Cỏ dại có tính biến động rất lớn và khả năng chống chịu cao. .................................. 6
2.4. Phân loại cỏ dại. ............................................................................................................ 6
2.4.1. Phân loại cỏ dại theo khả năng thích ứng với hàm lượng nước trong đất. ................. 6
2.4.2. Phân loại cỏ dại theo thời gian sinh trưởng, theo mùa vụ xuất hiện. ......................... 7
2.4.3. Phân loại cỏ dại theo phương thức sinh sản. .............................................................. 7
2.4.4. Phân loại cỏ dại theo phương thức sinh sống. ............................................................ 7
2.4.5. Phân loại cỏ dại dựa trên tử diệp. ............................................................................... 8
2.4.6. Phân loại cỏ dại theo khả năng thích nghi với pH và độ phì của đất. ........................ 8
2.4.7. Phân loại cỏ dại dựa trên môi trường sống. ................................................................ 9
2.4.8. Phân loại cỏ dại theo mức độ độc hại. ........................................................................ 9
2.4.9. Phân loại cỏ dại theo khóa phân loại thực vật. ........................................................... 9
2.5. Các biện pháp phòng ngừa cỏ dại.................................................................................. 9
2.6. Phương pháp kiểm soát cỏ dại. .................................................................................... 10
2.7. Phòng trừ cỏ dại bằng biện pháp hóa học.................................................................... 10
2.7.1. Lợi ích của việc trừ cỏ bằng biện pháp hóa học. ...................................................... 11
2.7.2. Bất lợi của việc trừ cỏ bằng biện pháp hóa học. ...................................................... 11
2.7.3. Các đặc tính chủ yếu của thuốc trừ cỏ cho lúa. ........................................................ 12

2.7.4. Phân loại thuốc trừ cỏ. .............................................................................................. 13
2.7.5. Các chế phẩm của thuốc trừ cỏ................................................................................. 14
2.7.6. Biện pháp nâng cao hiệu lực của thuốc trừ cỏ.......................................................... 14
2.8. Tổng quan về cây lúa. .................................................................................................. 15
2.8.1. Tầm quan trọng của cây lúa...................................................................................... 15
cây lấy hạt khác .................................................................................................................. 15
2.8.2. Nguồn gốc cây lúa. ................................................................................................... 15
2.8.3. Xếp loại lúa............................................................................................................... 16
 


 

vii

2.8.4. Đặc điểm thực vât học của cây lúa. .......................................................................... 16
2.8.5. Tình hình sản xuất lúa gạo trên thế giới. .................................................................. 17
2.8.6. Tình hình sản xuất lúa gạo tại Việt Nam. ................................................................. 18
2.9. Đặc điểm của một số thuốc dùng trong thí nghiệm ..................................................... 18
2.9.1. Thuốc Vifiso 300EC và thuốc Sofit 300EC ............................................................. 18
2.9.2. Thuốc Vibuta 62ND ................................................................................................. 19
2.10. Đặc điểm, tình hình vùng đất thí nghiệm. ................................................................. 20
Chương 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................... 21
3.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu. .............................................................................. 21
3.2. Điều kiện thời tiết khí hậu. .......................................................................................... 21
3.3. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu........................................................................... 21
3.3.1. Vật liệu nghiên cứu................................................................................................... 21
3.3.1.1. Phiếu điều tra: Sử dụng 50 phiếu điều tra đã được thiết kế sẵn. ........................... 21
3.3.1.2. Giống ..................................................................................................................... 21
3.3.1.3. Phân bón ................................................................................................................ 22

3.3.1.4. Kỹ thuật canh tác. .................................................................................................. 22
3.3.2. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................... 22
3.3.2.1. Điều tra .................................................................................................................. 22
3.3.2.2. Bố trí thí nghiệm. ................................................................................................... 23
3.3.2.3. Đánh giá hiệu lực diệt cỏ dại trên ruộng lúa sạ ..................................................... 24
3.3.2.4. Ảnh hưởng của thuốc trừ cỏ đến sinh trưởng và năng suất lúa. ............................ 25
3.4. Xử lý số liệu. ............................................................................................................... 26
Chương 4 KẾT QUẢ THẢO LUẬN ............................................................................... 27
4.1. Kết quả điều tra tình hình sản xuất lúa và phương pháp quản lí cỏ ............................ 27
4.1.1. Phân bố diện tích ruộng sản xuất lúa tại huyện Mộc Hóa ........................................ 27
4.1.2. Kỹ thuật làm đất ....................................................................................................... 28
4.1.3. Hiện trạng sử dụng giống lúa. .................................................................................. 28
4.1.4. Tình hình và biện pháp phòng trừ cỏ dại .................................................................. 28
4.1.4.1. Tình hình cỏ dại ..................................................................................................... 28
 


 

viii

4.1.4.2. Biện pháp phòng trừ cỏ dại. .................................................................................. 29
4.1.4.3. Tình hình sử dụng thuốc trừ cỏ. ............................................................................ 30
4.1.5. Chi phí sử dụng thuốc cỏ .......................................................................................... 30
4.1.6. Đề xuất của nông dân ............................................................................................... 31
4.2. Hiệu lực của các loại thuốc trừ cỏ sử dụng trong thí nghiệm...................................... 32
4.2.1.Thành phần, mật số và mức độ phổ biến của các loài cỏ dại xuất hiện trên ruộng thí
nghiệm ................................................................................................................................ 32
4.2.2. Đặc điểm hình thái của các loại cỏ hiện diện trên ruộng thí nghiệm ....................... 33
4.2.2.1.Cỏ lồng vực (Echinochloa crus-galli) .................................................................... 33

4.2.2.2. Cỏ đuôi phụng (Leptochloa chinensis) .................................................................. 34
4.2.2.3. Cỏ chác (Fimbristylis miliacea) ............................................................................ 35
4.2.2.4. Cỏ cháo (Cyperus difformis) ................................................................................. 36
4.2.2.5. Rau mương đứng (Ludwigia octovalvis) ............................................................... 37
4.2.3. Ảnh hưởng của thuốc trừ cỏ đến mật số các loài cỏ trên ruộng thí nghiệm ............. 38
4.2.3.1.Ảnh hưởng của thuốc trừ cỏ đến mật số của cỏ lồng ............................................. 38
4.2.3.2.Ảnh hưởng của thuốc trừ cỏ đến mật số của cỏ đuôi phụng .................................. 39
4.2.3.3.Ảnh hưởng của thuốc trừ cỏ đến mật số của cỏ chác ............................................. 40
4.2.3.4.Ảnh hưởng của thuốc trừ cỏ đến mật số của cỏ cháo ............................................. 41
4.2.3.5.Ảnh hưởng của thuốc trừ cỏ đến mật số của rau mương đứng .............................. 42
4.2.3.6.Ảnh hưởng của thuốc trừ cỏ đến mật số của nhóm Hòa bản ................................. 43
4.2.3.7.Ảnh hưởng của thuốc trừ cỏ đến mật số của nhóm Chác lác ................................. 44
4.2.3.8.Ảnh hưởng của thuốc trừ cỏ đến mật số của nhóm Lá rộng .................................. 45
4.2.4. Ảnh hưởng của thuốc trừ cỏ đến trọng lượng các loài cỏ trên ruộng thí nghiệm .... 46
4.2.4.1. Ảnh hưởng của thuốc trừ cỏ đến trọng lượng các loài cỏ giai đoạn 45 NSXL ..... 46
4.2.4.2. Ảnh hưởng của thuốc trừ cỏ đến trọng lượng các nhóm cỏ ở 45 NSXL .............. 47
4.2.5. Hiệu lực của thuốc trừ cỏ đến trọng lượng các loài cỏ trên ruộng thí nghiệm ......... 49
4.2.5.1. Hiệu lực của thuốc trừ cỏ đến trọng lượng các loài cỏ giai đoạn 45 NSXL ......... 49
4.2.5.2. Hiệu lực của thuốc trừ cỏ đến trọng lượng các nhóm cỏ giai đoạn 45 NSXL ...... 50
4.3. Ảnh hưởng của các loại thuốc khảo nghiệm đến sinh trưởng và năng suất lúa .......... 51
 


 

ix

4.3.1. Độc tính của thuốc đối với lúa.................................................................................. 51
4.3.2. Ảnh hưởng của thuốc đến các chỉ tiêu sinh trưởng của cây lúa ............................... 52
4.3.3. Ảnh hưởng của thuốc đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất lúa ............ 53

4.3.4. So sánh hiệu quả kinh tế giữa các nghiệm thức thí nghiệm ..................................... 55
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................................ 56
5.1. Kết luận........................................................................................................................ 56
5.2. Đề nghị ........................................................................................................................ 57
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................ 58
PHỤ LỤC .......................................................................................................................... 60

 


x

 

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Kí hiệu

Chữ viết tắt

FAO

Food Agriculture Organization

IPM

Intergrated Pest Management

IRRI

International Rice Research Institue


NT

Nghiệm thức

RCBD

Randomized Complete Block Design

TNM

Tiền nảy mầm

HNM

Hậu nảy mầm

NSXL

Ngày sau xử lý

NSS

Ngày sau sạ

 


xi


 

DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Giá trị dinh dưỡng của lúa gạo tính theo % chất khô so với một số .................. 15
Bảng 2.2: Bảng tổng hợp sản lượng lúa thế giới và châu lục giai đoạn 2001- 2005 ......... 17
Bảng 2.3: Diện tích và sản lượng lúa ở nước ta 2006 – 2009. ........................................... 18
Bảng 3.1: Diễn biến thời tiết khí hậu qua các tháng thí nghiệm ........................................ 21
Bảng 3.2: Các nghiệm thức trong thí nghiệm..................................................................... 23
Bảng 3.3: Một số qui cách đếm các loài cỏ dại .................................................................. 24
Bảng 3.4: Bảng phân cấp mức độ ngộ độc của lúa đối với thuốc ...................................... 25
Bảng 4.1: Phân bố diện tích trồng lúa tại huyện Mộc Hóa ................................................ 27
Bảng 4.2: Mức độ phổ biến và tỉ lệ xuất hiện cỏ dại trên ruộng điều tra tại Mộc Hóa ...... 28
Bảng 4.3: Biện pháp phòng trừ cỏ dại chính trên ruộng lúa điều tra ................................. 29
Bảng 4.4: Tình hình sử dụng thuốc của nông dân .............................................................. 30
Bảng 4.6: Thành phần, mật số và mức độ phổ biến của các loài cỏ dại xuất hiện trên ruộng
thí nghiệm giai đoạn 45 NSXL. .......................................................................................... 32
Bảng 4.7: Ảnh hưởng của thuốc trừ cỏ đến mật số cỏ lồng vực qua các giai đoạn ........... 38
Bảng 4.8: Ảnh hưởng của thuốc trừ cỏ đến mật số cỏ đuôi phụng qua các giai đoạn ....... 39
Bảng 4.9: Ảnh hưởng của thuốc trừ cỏ đến mật số của cỏ chác qua các giai đoạn ........... 40
Bảng 4.10: Ảnh hưởng của thuốc trừ cỏ đến mật số của cỏ cháo qua các giai đoạn ................ 41
Bảng 4.11: Ảnh hưởng của thuốc trừ cỏ đến mật số rau mương đứng qua các giai đoạn . 42
Bảng 4.12:Ảnh hưởng của thuốc trừ cỏ đến mật số nhóm Hòa bản qua các giai đoạn...... 43
Bảng 4.13: Ảnh hưởng của thuốc trừ cỏ đến mật số nhóm chác lác qua các giai đoạn ............... 44
Bảng 4.14: Ảnh hưởng của thuốc trừ cỏ đến mật số nhóm lá rộng qua các giai đoạn ....... 45
Bảng 4.15: Ảnh hưởng của thuốc trừ cỏ đến trọng lượng các loài cỏ ở 45 NSXL ............ 46
Bảng 4.16: Ảnh hưởng của thuốc trừ cỏ đến trọng lượng các nhóm cỏ ở 45 NSXL ......... 47
Bảng 4.17: Hiệu lực của thuốc trừ cỏ đến trọng lượng các loài cỏ ở 45 NSXL ................ 49
Bảng 4.18: Hiệu lực của thuốc trừ cỏ đến trọng lượng các nhóm cỏ ở 45 NSXL ............. 50
Bảng 4.19: Cấp độ ngộ độc của cây lúa quan sát bằng mắt thường vào các giai đoạn ...... 51



 

xii

Bảng 4.20: Ảnh hưởng của thuốc đến các chỉ tiêu sinh trưởng của cây lúa ...................... 52
Bảng 4.21: Ảnh hưởng của thuốc đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất ......... 53
Bảng 4.22: So sánh hiệu quả kinh tế giữa các nghiệm thức thí nghiệm ............................ 55


xiii

 

DANH SÁCH CÁC HÌNH
Trang
Hình 3.1: Toàn cảnh khu đất thí nghiệm ............................................................................ 26
Hình 4.1: Cỏ lồng vực ........................................................................................................ 33
Hình 4.2: Cỏ đuôi phụng .................................................................................................... 34
Hình 4.3: Cỏ chác ............................................................................................................... 35
Hình 4.4: Cỏ cháo ............................................................................................................... 36
Hình 4.5: Rau mương đứng ................................................................................................ 37
Hình 4.6: Kiểm tra độc tính của thuốc đối với lúa ở 1 NSXL ........................................... 51
Hình P.1: Giai đoạn lúa 14 ngày sau xử lý ......................................................................... 60
Hình P.2: Giai đoạn lúa 30 ngày sau xử lý ......................................................................... 61
Hình P.3: Giai đoạn lúa 45 ngày sau xử lý ......................................................................... 61
Hình P.4: Giai đoạn lúa thu hoạch...................................................................................... 62
Hình P.5: Giai đoạn phơi khô lúa ....................................................................................... 62
Hình P.6: Cân trọng lượng 1000 hạt................................................................................... 63

Hình P.7: Hạt lúa sau khi phơi khô .................................................................................... 63


1

 

Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1.Đặt vấn đề.
Đảm bảo an toàn lương thực là một trong những biện pháp chiến lược đối với mỗi
quốc gia. Đối với một đất nước đang phát triển có nền kinh tế nông nghiệp, an toàn lương
thực giữ vai trò quan trọng hơn bao giờ hết. Lúa (Oryza sativa. L ) là cây lương thực quan
trọng không chỉ đối với Việt Nam mà cả trên thế giới, đặc biệt quan trọng hơn đối với
những nước có nhiều dân nghèo sinh sống.
Ở Việt Nam, dân số trên 80 triệu và 100% người Việt Nam sử dụng lúa gạo làm
lương thực chính. Lúa được trồng hầu hết ở các vùng của Tổ quốc, lịch sử trồng lúa cũng
có từ lâu đời. Tùy theo từng thời vụ, từng giống lúa, tùy điều kiện đất đai, khí hậu thời tiết
và tập quán canh tác ở các vùng mà các biện pháp gieo cấy lúa cũng rất khác nhau. Khoa
học kỹ thuật ngày càng phát triển, cơ giới hóa nghành trồng lúa ngày càng cao, sản xuất
lúa ngày càng theo quy mô lớn và hiện đại thì các hình thức gieo cấy lúa phức tạp và tốn
công cũng ngày càng giảm và bị loại bỏ. Nhưng do phân bố rộng rãi và khuynh hướng
kháng thuốc của cỏ dại, dẫn đến quần thể cỏ dại hại lúa cũng rất phong phú và đa dạng.
Thực vật nói chung, lúa và cỏ dại nói riêng có mối liên quan rất chặt chẽ với các điều kiện
sống, đặc biệt với điều kiện nước trong đất. Lúa vùng khô hạn thì có các loại cỏ chịu khô
hạn, thậm chí các loại cỏ này có khả năng chịu chô hạn hơn lúa, cho nên chúng tồn tại và
phát triển nhanh hơn cả lúa. Lúa vùng ngập nước củng có những loại cỏ chịu ngập nước
hoặc sống trong nước để cạnh tranh với lúa. Cho nên hàng năm cỏ dại làm giảm năng suất
lúa khá lớn, gây khó khăn trong công tác phòng trừ, nhận thấy được tác hại quá lớn của cỏ
dại người nông dân đã có câu “ công cấy là công bỏ, công nhổ cỏ là công ăn”. Thật vậy,

theo Arai M.( Nhật Bản, 1972) lúa cấy mà không làm cỏ thì năng suất giảm 20-40%, lúa


2

 

gieo mà không làm cỏ thì năng suất giảm càng nhiều 70-90%. Theo tài liệu của FAO thì
thiệt hại do cỏ dại gây ra hàng năm trên thế giới có thể nuôi sống 1 tỉ người/năm.
Ngày nay, việc sử dụng các chế phẩm thuốc trừ cỏ đã thỏa mãn được phần nào
những đòi hỏi của người nông dân: diệt được nhiều loại cỏ dại, đạt kết quả nhanh chóng,
ít độc đối với người, gia súc và những sinh vật có ích khác, không ảnh hưởng đến độ màu
mỡ của đất đai, dễ sử dụng, dễ bảo quản…một phần quan trọng của việc sử dụng thuốc
hóa học để trừ cỏ là giảm chi phí nhân công làm cỏ trong khi giá nhân công lao động lại
cao. Tuy nhiên, nếu ứng dụng biện pháp hóa học trừ cỏ dại một cách máy móc, tùy tiện,
thiếu cơ sở khoa học thì sẽ mang lại những hậu quả tai hại ngay trước mắt, cũng như về
lâu về dài.
Từ những thực tế trên, đề tài “ Điều tra hiện trạng phòng trừ cỏ dại và đánh giá
hiệu lực trừ cỏ của một số thuốc trừ cỏ tiền nảy mầm trên ruộng lúa sạ tại Mộc Hóa- Long
An vụ Đông Xuân 2010-2011” đã được thực hiện.
1.2. Mục đích và yêu cầu
1.2.1. Mục đích
Điều tra hiện trạng phòng trừ cỏ dại và đánh giá hiệu lực trừ cỏ của một số thuốc
trừ cỏ tiền nảy mầm trên ruộng lúa sạ tại Mộc Hóa- Long An vụ Đông Xuân 2010-2011.
1.2.2. Yêu cầu
Điều tra hiện trạng phòng trừ cỏ dại trên ruộng lúa sạ của nông dân tại huyện Mộc
Hóa, tỉnh Long An.
Đánh giá hiệu lực diệt cỏ dại trên ruộng lúa sạ của một số thuốc trừ cỏ tiền nảy
mầm.
Ảnh hưởng của một số thuốc trừ cỏ tiền nảy mầm đến sinh trưởng và năng suất lúa.



3

 

Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Định nghĩa cỏ dại
Cỏ dại là những thực vật mọc tự nhiên trên đồng ruộng như cỏ lồng vực, cỏ
lác…hoặc mọc trên những cơ quan thực vật có ích như tầm gửi, tơ hồng… là những cơ
quan thực vật phát triển ngoài ý muốn của con người, có ảnh hưởng xấu đến sinh trưởng,
năng suất và phẩm chất của cây trồng, gây tốn kém trong chi phí sản xuất…có khả năng
thích ứng với ngoại cảnh biến đổi, có tính chống chịu cao với ngoại cảnh khắc nghiệt
(Phùng Đăng Chinh và ctv,1978).
Cỏ dại là những cây mọc không đúng chỗ, ngoài ý muốn của con người, cạnh tranh
với cây trồng chính về dinh dưỡng, nước, ánh sáng… do vậy ảnh hưởng bất lợi đến tài
nguyên của con người (Nguyễn Hữu Trúc, 2001).
2.2. Tác hại của cỏ dại
Kết quả tổng kết so sánh giữa thiệt hại gây ra do cỏ dại, côn trùng và bệnh cho thấy
rằng cỏ dại gây thiệt hại lớn hơn thiệt hại do côn trùng và bệnh cộng lại (Bendixen, 1972).
2.2.1.Cỏ dại cạnh tranh các điều kiện sinh sống của cây trồng
Sự cạnh tranh về ánh sáng: ánh sáng quyết định tới 90-95% năng suất của cây
trồng, sự cạnh tranh cướp ánh sáng sẽ ảnh hưởng lớn nhất đến năng suất của cây.
Sự cạnh tranh nước và chất dinh dưỡng: cỏ dại khi có mặt trên đồng ruộng thì
chúng đều hút một số lượng đáng kể nước và muối khoáng trong đất, làm cho cây trồng
thiếu nước và dinh dưỡng, sinh trưởng chậm, năng suất thấp.
Theo dõi về lượng đạm hút được của cây lúa và cỏ dại, Arai Masao (1966) cho
thấy, nếu trên ruộng lúa có những cỏ thấp cây như : rau ớt ( Monochoriava gnali), cây vảy
ốc (Ratalia indica) lượng đạm do lúa hấp thu được chỉ bằng 70% so với ruộng lúa không



4

 

có cỏ. Còn nếu trên ruộng lúa có những cỏ cao cây như cỏ lồng vực (Echinochloa
crusgalli), cỏ lác mỡ (Cyperus difformis) thì lúa chỉ còn hấp thu được một lượng đạm xấp
xỉ một nửa so với ruộng lúa sạch cỏ.
2.2.2. Cỏ dại tiết ra những chất độc gây hại.
Một số cỏ dại tiết ra các chất hữu cơ từ rễ, chất hữu cơ phân hủy từ xác cỏ dại làm
cản trở sinh trưởng và phát triển của cây trồng (quan hệ đối kháng).
2.2.3. Cỏ dại là ký chủ sâu bệnh.
Trước hết trên các cây cỏ dại cùng họ, bộ hay có những đặc tính giống cây trồng
làm ký chủ cho những nguồn sâu bệnh hại. Cỏ lồng vực là ký chủ của sâu xám (Agrotis
ypsilon). Bọ xít đen ( Scotinophora lurida. Burn) hại lúa đẻ trứng trên cỏ lồng vực.
Ngoài việc làm ký chủ, cỏ dại còn tạo điều kiện sinh thái thích hợp cho sự phát
triển của sâu bệnh. Ruộng có nhiều cỏ dại thì ẩm độ và nhiệt độ tăng, sâu bệnh tăng.
2.2.4. Cỏ dại làm giảm năng suất và phẩm chất cây trồng.
Tùy theo những điều kiện khác nhau mà cỏ dại có thể làm cho năng suất và phẩm
chất cây trồng giảm nhiều hay ít. Trên ruộng lúa sạ nhóm cỏ lác và lá rộng làm giảm năng
suất lúa 24% trong khi nhóm cỏ hòa bản làm giảm năng suất 76% (Dedatta , 1979).
Hạt và đoạn gãy của thân cỏ, có độ ẩm cao lẫn lộn trong hạt cây trồng sau thu
hoạch, tiếp tục hô hấp làm cho hạt sản phẩm nông nghiệp bị nóng lên và thối.
2.2.5. Cỏ dại làm tăng thêm giá thành sản phẩm nông nghiệp.
Việc trừ cỏ phải tốn thêm công và những phương tiện như máy móc, nông cụ,
nhiên liệu, hóa chất đã làm tăng chi phí, tăng giá thành trong sản xuất nông nghiệp.
2.2.6. Cỏ dại gây ô nhiễm và cản trở nguồn nước.
Cỏ dại làm giảm chất lượng nước, cản trở dòng chảy và giao thông thủy, gây khó
khăn cho sản xuất nông nghiệp và thủy sản. Chất hữu cơ phân hủy từ cỏ tạo mùi khó chịu

gây ô nhiễm không khí.
2.2.7. Cỏ dại ảnh hưởng đến sức khỏe con người và gia súc.
Những loài cỏ dại có chứa những chất độc như axit xianhidric, các loại ancaloit,
oxalate và các chất khác có thể lẫn vào thức ăn. Các loài cỏ như Chenopodium,


5

 

Amaranthus, Cirsium thông thường thì không độc, nhưng trong diều kiện bất lợi của môi
trường, các loại cỏ này tích lũy cao chất nitrate có khi lên đến 1000ppm.
Cỏ dại còn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người như gây thương tích, dị
ứng. Ngoài ra, cỏ dại là nơi trú ẩn, cung cấp thức ăn, nơi sinh sản cho các vectors truyền
bệnh cho người. Bèo Pistia lanceolata cung cấp chỗ đẻ tốt cho muỗi, lục bình (Water
hyacinth) cung cấp oxy qua rễ tạo điều kiện nẩy nở, sinh trưởng tốt cho lăng quăng.
2.3. Đặc điểm chung của cỏ dại.
Cỏ dại gồm rất nhiều loài, chúng có những đặc tính khác nhau, nhưng ở chúng
cũng có những đặc điểm giống nhau.
2.3.1. Cỏ dại có nhiều hình thức sinh sản.
Sinh sản hữu tính: sản xuất ra hạt giống rất nhiều đặc biệt là các loại cỏ hằng niên,
giúp cỏ dại tồn tại từ năm này sang năm khác. Cỏ Eleusine indica cho trung bình 41.200
hạt/ cây, cũng như Cyperus esculentus cho trung bình 820 hạt/ cây.
Sinh sản vô tính: một bộ phận của cây mẹ được tách ra và phát triển thành cây mới,
những bộ phận này phần lớn hiện diện ở độ sâu 30-100 cm rất khó bị tiếp xúc, tác động
bởi công cụ làm đất và thuốc diệt cỏ.
2.3.2. Cỏ dại có số hạt và số mầm ngủ sinh sản vô tính rất nhiều, khả năng nhân
giống cao.
Số hạt cỏ nhiều đảm bảo cho nó có hệ số nhân giống cao, có lợi cho sự duy trì nòi
giống, đồng thời cho thấy trữ lượng hạt cỏ trong đất trên một đơn vị diện tích sẽ rất lớn.

Mầm ngủ trên một đoạn thân hay trên một đơn vị trọng lượng cỏ dại sinh sản vô
tính cũng nhiều hơn so với một đoạn thân cây trồng có chiều dài và trọng lượng tương
đương. Một hecta có tới trên 100 tạ thân rễ cỏ lâu năm với hàng nghìn ki lô mét chiều dài
và hàng trăm triệu mầm ngủ (Kolew, 1960).
2.3.3. Cỏ dại có tính chất dễ rụng, có nhiều hình thức lan truyền và phần lớn hạt cỏ
chỉ mọc mầm ở lớp đất nông.
Mỗi loại cỏ khác nhau có thể có một hoặc nhiều hình thức lan truyền khác nhau và
phương tiện phát tán cỏ dại thông thường là: gió, nước, nông cụ, súc vật và con người.


6

 

Hạt cỏ khi rụng xuống thì nằm trên mặt đất nhưng sau đó chúng được trộn vào đất.
Cày càng sâu, trộn đất càng đều thì hạt cỏ phân bố càng đều và càng sâu, có những hạt có
thể nảy mầm ngay, những hạt đó được phân bố khắp trong lớp đất cày, các hạt chưa mọc
ngay cũng vậy.
2.3.4. Tính miên trạng của cỏ dại.
Miên trạng bắt buộc: hạt cỏ bị chôn vùi dưới sâu do làm đất, hạt sẽ nảy mầm ngay
tức khắc khi trở lên mặt đất khoảng 3-5cm bởi cày bừa.
Miên trạng di truyền: do vỏ hạt quá dày, phôi chưa chín đầy đủ, một vài chất ngăn
cản nảy mầm có trong hạt.
Miên trạng tác động: sự thay đổi sinh lý đột ngột trên hạt không có miên trạng bởi
sự gia tăng đột ngột nhiệt độ, hàm lượng CO2 trong đất, áp lực CO2 , đất ngập nước.
2.3.5. Hạt cỏ dại có hiện tượng nảy mầm không đều và giữ sức nảy mầm rất lâu.
Hạt cỏ mọc lai rai, mọc vào nhiều thời gian khác nhau làm cho đồng ruộng lúc nào
cũng có cỏ dại. Ngoài ra, hạt cỏ còn có khả năng giữ sức nảy mầm lâu, nói chung có thể
kéo dài thời gian ngủ, thời gian sống chậm hơn là cây trồng.
Theo S.A. Kott (1947), cỏ lồng vực cạn ( Echinochloa crusgalli L.) và mã đề

(Plantago major) có thời gian giữ sức nảy mầm tối đa trong đất là 780 tháng.
2.3.6. Cỏ dại có tính biến động rất lớn và khả năng chống chịu cao.
Cỏ dại có được những đặc tính này nhiều hơn cây trồng là do nó đã qua chọn lọc tự
nhiên lâu đời và những biến đổi ngoại cảnh do con người gây ra khi tác động vào đồng
ruộng, cỏ dại có thể mọc được trong những điều kiện sinh thái ít phù hợp với chúng.
2.4. Phân loại cỏ dại.
2.4.1. Phân loại cỏ dại theo khả năng thích ứng với hàm lượng nước trong đất.
Cỏ ưa cạn: nơi có độ ẩm dưới 100% độ ẩm tương đối. Chúng gồm các loại như: cỏ
gấu (Cyperurs rotondus), cỏ rau muối (Chenopodium album), rau dền (Amaranthus)…
Cỏ chịu hạn: những loại cỏ này có khả năng chịu hạn trong một thời gian dài như
cỏ tranh (Imperata cylindrica), cỏ may (Chrysopogon acicubatus)…
Cỏ chịu nước: gồm một số loại cỏ họ cói như lác mỡ…


7

 

Cỏ ưa nước: phát triển mạnh ở đất bão hòa hoặc có mực nước trên mặt đất. Trong
nhóm này người ta lại chia ra:
- Cỏ sống nổi trên mặt nước: bèo ong, bèo tấm…
- Cỏ thân lá không vượt ra khỏi mặt nước: rong lá hẹ ( Hydrilla verticillata P.)…
- Cỏ có rễ cắm vào đất, thân lá vượt khỏi nước: lồng vực, cỏ cói, lác…
2.4.2. Phân loại cỏ dại theo thời gian sinh trưởng, theo mùa vụ xuất hiện.
Cỏ hàng niên: có thời gian sinh trưởng tối đa là một năm, những loại cỏ này ra hoa
kết hạt chủ yếu là một lần. Một số loại cỏ thuộc nhóm này gồm: cỏ lồng vực, cỏ đuôi
phụng, cỏ cháo, cỏ chác, rau trai…
Cỏ nhị niên: cỏ kết thúc chu kỳ sống trong vòng hai năm, năm đầu sinh trưởng
dinh dưỡng và năm sau sinh trưởng sinh dục. Cỏ nhị niên gồm những loại như: Melilotus
albus Desr (họ đậu), cỏ Echinospermum lappula (họ Sorlaginaceae)…

Cỏ đa niên: chu kỳ sống trên hai năm, sinh sản bằng hạt và các đoạn thân, rễ, củ.
Cỏ đa niên gồm một số loại: cỏ chỉ, cỏ ống, cỏ u du, rau bợ…
2.4.3. Phân loại cỏ dại theo phương thức sinh sản.
Cỏ có một phương thức sinh sản: sinh sản hữu tính. Phần lớn loại này ra hoa kết
hạt, chúng không thể có phương thức sinh sản nào khác nữa.
Cỏ có nhiều phương thức sinh sản: có từ hai phương thức sinh sản trở lên, chúng
thường là những loại cỏ lâu năm. Đa số các loại cỏ trong nhóm này thường khó tiêu diệt.
2.4.4. Phân loại cỏ dại theo phương thức sinh sống.
Cỏ dại ký sinh: cỏ dại sống nhờ hoàn toàn vào muối khoáng và chất hữu cơ do cây
chủ cung cấp gọi là ký sinh hoàn toàn. Cỏ dại có thể tự túc một phần chất hữu cơ là những
loại bán ký sinh.
Cỏ dại không ký sinh: phần lớn cỏ dại thuộc loại này có đủ các cơ quan dinh
dưỡng: rễ, thân, lá…Chia theo cách này có hai loại:
- Cỏ một lá mầm: lá của chúng thường hẹp, dày, mọc xiên, lá có lông, rễ thường là
rễ chùm, ăn nông, điểm sinh trưởng được bọc kín trong bẹ lá như cỏ họ hòa thảo.
- Cỏ hai lá mầm: lá thường rộng, nằm ngang, mỏng và mềm, ít lông, rễ thường là
rễ cọc, ăn sâu, điểm sinh trưởng để lộ ra ngoài.


8

 

2.4.5. Phân loại cỏ dại dựa trên tử diệp.
Nhóm cỏ hòa bản có các đặc điểm sau:
- Đốt đặc và lóng rỗng.
- Thân tròn.
- Lá có hai phần bẹ lá và phiến lá, lá nọ mọc đối nối tiếp lá kia từ đốt. Bẹ lá bao
quanh thân. Lá dài và hẹp, gân lá song song.
Một số loại cỏ thuộc nhóm này: cỏ lồng vực (Echinochloa crusgalli), cỏ đuôi

phụng (Leptochloa chinensis)…
Nhóm cỏ lác có các đặc điểm sau:
- Thân thường hình tam giác và đặc ruột.
- Không phân biệt bẹ lá và phiến lá. Lá đính trên thân theo ba hàng từ ba phía
quanh thân. Phần gốc của các lá hình thành một ống bao quanh thân.
- Lá cũng dài và hẹp, gân lá song song.
Một số loại cỏ thuộc nhóm này: cỏ cháo(Cyperus difformis), cỏ chác( Fimbristylis
miliacea), cỏ lác (Cyperus bancanus)…
Nhóm cỏ lá rộng có các đặc điểm sau:
- Lá rộng hơn lá cỏ thuộc hai nhóm trên.
- Gân: hình mạng lưới đối với cỏ song tử diệp và song song đối với cỏ đơn tử diệp.
Một số loại cỏ thuộc nhóm này như: mác bao (Monochoria vaginalis), rau mương
(Ludwigia octovalvis)…
2.4.6. Phân loại cỏ dại theo khả năng thích nghi với pH và độ phì của đất.
Cỏ dại chịu đất chua: xuất hiện nhiều loại cỏ họ cói như lác mỡ, cỏ năn, lác lim…
Cỏ dại chịu đất phèn: đất này có nhiều nhôm sunfat. Trên đất này cũng có nhiều cỏ
họ cói như: cỏ năn, cỏ đưng…
Cỏ dại chịu đất mặn: cỏ họ cói chiếm tỉ lệ cao nhất.
Cỏ dại chịu đất xấu, nghèo: như cỏ tranh, cỏ may thường mọc mạnh trên đất này.


9

 

2.4.7. Phân loại cỏ dại dựa trên môi trường sống.
Tùy thuộc vào nơi cỏ dại xuất hiện, cỏ có thể chia thành 9 nhóm lớn: cỏ trên đất
trồng trọt, đất bỏ hóa, đồng cỏ, đất không trồng trọt, cỏ thủy sinh, rừng và cây lấy gỗ,
thảm cỏ và vườn, cây ăn trái, đồn điền.
2.4.8. Phân loại cỏ dại theo mức độ độc hại.

Cỏ độc hại: gây nhiều rắc rối cho con người và rất khó kiểm soát, sinh sản rất cao,
phát tán và kháng lại một cách hữu hiệu các biện pháp tiêu diệt của con người. Một số
loại như: cỏ cú (Cyperus rotundus), lục bình (Eichhornia crassipes)…
Cỏ khó chịu: là cỏ độc hại nhưng rất khó tách ra khi lẫn với hạt cây trồng.
2.4.9. Phân loại cỏ dại theo khóa phân loại thực vật.
Đơn vị phân loại cơ sở là loài. Khái niệm về loài phát sinh từ thực tế quan sát sinh
vật trong thiên nhiên, sự giống nhau và khác nhau giữa các cá thể.
Có nhiều định nghĩa khác nhau về loài, trong đó định nghĩa của Komarov (1959)
được xem là tương đối hoàn chỉnh: “Loài là tập tập hợp các cá thể cùng xuất phát từ một
tổ tiên chung, trải qua quá trình đấu tranh sinh tồn và chọn lọc tự nhiên mà cách ly với các
sinh vật khác, đồng thời loài là một giai đoạn nhất định trong quá trình tiến hoá chung của
sinh vật”. Ông cũng nhấn mạnh đến đặc tính di truyền và sự phân bố của loài: “các cá thể
trong cùng loài có thể giao phối tự nhiên với nhau sinh ra thế hệ con cái có khả năng sinh
sản”, và “mỗi loài có một khu phân bố riêng”.
Những loài có tính chất giống nhau, có tổ tiên chung tập hợp thành đơn vị lớn hơn
gọi là chi. Cũng theo nguyên tắc chung nhau về nguồn gốc, giống nhau về tính chất, chi
hợp thành họ, họ thành bộ, bộ thành lớp, lớp thành ngành. Ngoài ra, đôi khi người ta còn
dùng các bậc trung gian như: dưới loài có thứ, dạng, hay các bậc phụ như phân bộ, phân
họ...
2.5. Các biện pháp phòng ngừa cỏ dại.
Dùng giống không lẫn hạt cỏ, tránh nhiễm hạt cỏ trong hầm ủ phân, ngăn cản cỏ
lây lan qua nông cụ, gia súc và nước tưới.
Giữ luôn sạch cỏ ở vùng đất không gieo trồng, thường xuyên cảnh giác, theo dõi
định kỳ để phát hiện các loại cỏ lạ xuất hiện nhằm có biện pháp diệt trừ triệt để.


10

 


Các biện pháp liên quan đến pháp chế: pháp chế để ngăn chặn sự lây lan của cỏ từ
vùng này sang vùng khác và từ nước này sang nước khác.
2.6. Phương pháp kiểm soát cỏ dại.
Kiểm soát cỏ dại là quá trình làm hạn chế sự xâm nhập và lan tràn cỏ dại để cây
trồng có thể mọc cho huê lợi và các hoạt động của con người được tiến hành hiệu quả.
Các biện pháp kiểm soát cỏ dại thường dùng:
Biện pháp trồng trọt: khích lệ cây trồng phát triển, nhử cỏ, luân canh, bỏ hóa mùa
hè, trồng cây cạnh tranh, làm đất, san phẳng mặt ruộng, cho ngập nước và thoát thủy, thời
gian và biện pháp gieo trồng phù hợp.
Biện pháp vật lý: làm cỏ bằng tay hay cơ giới, che phủ đất bằng vật liệu không
sống, đốt cháy và khè lửa.
Biện pháp hóa học: dùng thuốc diệt cỏ.
Biện pháp sinh học: dùng các loại thuốc diệt cỏ sinh học; các loài sinh vật diệt cỏ
như: côn trùng, cá, ốc, mối, nấm, thực vật cạnh tranh.
Di truyền giống: lai tạo các giống cây trồng có tính kháng thuốc diệt cỏ và cỏ dại.
Tia bức xạ và năng lượng mặt trời: dùng tia laser, plastic.
Việc phối hợp tất cả các biện pháp trên tạo thành phương pháp quản lý dịch hại
tổng hơp hay còn được gọi là IPM.
2.7. Phòng trừ cỏ dại bằng biện pháp hóa học.
Theo Xtonop L.D và Izvekova L.M (1972) cho thấy ở những nước có trình độ kỹ
thuật canh tác càng cao, dùng nhiều phân hóa học và các phương tiện khác để nâng cao
không ngừng năng suất và sản lượng cây trồng, nâng cao không ngừng năng suất lao động
trong nông nghiệp thì chính những nước này lại là những nước đã và đang đẩy rất mạnh
việc sử dụng hóa chất chống cỏ dại cho cây trồng.
Nhiều công trình nghiên cứu đã xác nhận rằng, trừ cỏ cho cây trồng bằng các biện
pháp cày, bừa, cuốc, xới, tuy có khả năng diệt cỏ tốt, song có nhược điểm là dễ làm cho
đất đai bị xói mòn trong vụ mưa. Tình hình càng nghiêm trọng ở các vùng đồi núi trồng
hoa màu và cây lâu năm ở các nước nhiệt đới. Dùng thuốc hóa học để trừ cỏ đã khắc phục



11

 

được hiện tượng này, bảo vệ cho cây trồng không bị cỏ dại lấn át, đồng thời bảo vệ được
đất đai không bị rửa trôi, xói mòn (Chambers G.M, 1970; P.h, 1977)
Việc phát minh ra chất diệt cỏ 2,4 D và MCPA năm 1945 bởi hai nhà khoa học
nước Anh, đánh dấu mốc quan trọng trong lịch sử phát triển thuốc trừ cỏ 2,4 D và MCPA
với đặc tính chọn lọc cao trên cây hòa bản và ít gây độc, đã nhanh chóng được sử dụng
thay thế tất cả các loại thuốc vô cơ đã dùng trước đó. Tiếp theo, hàng loạt các hợp chất
diệt cỏ khác được phát hiện và sử dụng như TCA, Dalapon (1945), các hợp chất Urea
(1946), Thiocarbamate (1954), Chloroacetamid (1956). Tới nay, trên thế giới đã có trên
400 hóa chất diệt cỏ do khoảng 100 công ty sản xuất. Việc tìm kiếm các loại thuốc trừ cỏ
mới vẫn đang được xúc tiến mạnh mẽ. Tuy vậy cũng chỉ có một số ít được sử dụng rộng
rãi trong sản xuất.
2.7.1. Lợi ích của việc trừ cỏ bằng biện pháp hóa học.
Hiệu quả diệt cỏ cao và tương đối triệt để, đạt kết quả nhanh chóng, nhiều loại
thuốc có phổ tác dụng rộng.
Đỡ tốn chi phí và nhất là đỡ tốn công lao động, ít vất vả hơn làm cỏ bằng tay.
Có thể sử dụng vào những thời điểm mà các biện pháp khác khó có thể thực hiện,
thuốc có tính chuyên biệt, có thể hỗn hợp nhiều loại thuốc diệt một lúc nhiều loại cỏ.
Đem lại hiệu quả kinh tế cao, giảm xói mòn đất và có thể diệt được cỏ trên những
loại hoa màu trồng dày.
2.7.2. Bất lợi của việc trừ cỏ bằng biện pháp hóa học.
Việc phòng chống những sinh vật gây hại cây trồng bằng thuốc hóa học đã đem lại
lợi ích kinh tế rất to lớn nhưng sử dụng rộng rãi và bừa bãi phương pháp này sẽ làm hỏng
tự nhiên và đe dọa con người (Beibienko G.Ya., 1968).
Đòi hỏi sự thành thạo trong sử dụng thuốc và phải có các dụng cụ chuyên dùng.
Đôi lúc không diệt được cỏ, gây thiệt hại cho cây trồng trong khu xử lý .
Gây ra ô nhiễm môi trường, gây hại cho các loài sinh vật và tạo tính kháng cho cỏ.

Lệ thuộc vào nguồn thuốc ngoại nhập, nông dân nghèo không đủ tiền để mua
thuốc. Có thể làm bộc phát các loại cỏ vốn trước đây ít quan trọng hơn.
Khi trồng cây xen canh dùng thuốc diệt cỏ sẽ gặp nhiều khó khăn.


×